You are on page 1of 4

E.

NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ BẸN:


1. Bẩm sinh: còn ống phúc tinh mạc
2. Mắc phải: Sự suy yếu thành bụng (tam giác bẹn, cơ) → Hầu hết sẽ dẫn đến Thoát vị bẹn gián
tiếp
▪ Tuổi già
▪ Béo phì
▪ Vết mổ hoặc thương tích vùng bẹn
3. Yếu tố thuận lợi: sự tăng áp lực ổ bụng kéo dài
✓ Ho kéo dài (COPD, viêm phế quản mãn,…)
✓ Rặn (táo bón,…)
✓ Có thai, cổ chướng, ... → Tăng áp lực dịch trong ổ bụng.

F. LÂM SÀNG:
I. TR.CHỨNG CƠ NĂNG:
− Khối phồng vùng bẹn: Thay đổi kích thước theo tư thế (đứng, ngồi,…)
− Đau, khó chịu vùng bẹn
− Rối loạn thói quen tiêu tiểu (ít gặp)
− Đau căng tức do tăng áp lực
− Đau chói: thần kinh bị chèn ép
− Đau qui chiếu: lan xuống bìu, mặt trong đùi
− Các yếu tố làm giảm kích thước khối phồng: nghỉ ngơi, dùng tay đẩy vào
− Thời gian khởi phát và kéo dài triệu chứng

II. KHÁM THỰC THỂ:


1. QUAN SÁT KHỐI PHỒNG BẸN, BÌU (NHÌN)
2. SỜ NẮN BÌU ĐẾN LỔ BẸN NÔNG (SỜ)
a. Nghiệm pháp Valsava (Nguyên tắc chung của nghiệm pháp Valsalva siêu âm thoát vị bẹn
này là để bệnh nhân ho, rặn để các khối phồng xuất hiện, từ đó xác định vị trí và tình trạng
thoát vị bẹn.)
b. Nghiệm pháp chạm ngón:

➢ Dùng ngón tay chạm vào lỗ bẹn nông (trước tiên phải xác định củ mu) → Nhờ BN rặn
(nghiệm pháp Valsava) → Có 2 trường hợp:
✓ Nếu khối thoát vị chạm vào đầu ngón tay → Thoát vị gián tiếp
✓ Nếu khối thoát vị chạm vào lưng ngón (phần mu ngón) → Thoát vị trực tiếp
c. Nghiệm pháp Zieman’s:

− Nghiệm pháp này không chính xác → không còn được sử dụng
− Vị trí các ngón tương ứng:
▪ Ngón trỏ → Lỗ bẹn trong (sâu) ⟹ Thoát vị gián tiếp
▪ Ngón giữa → Thừng tinh
▪ Ngón áp út (ngón 4) → DC bẹn ⟹ Thoát vị trực tiếp
▪ Ngón út → Dưới DC bẹn (thoát vị đùi)
d. 6-Ring Occlusion test:

− Chặn Lỗ bẹn sâu bằng ngón trỏ


− Sau đó giữ, nói BN đứng lên ho (hoặc rặn)
− Kết quả:
✓ Nếu không phình ra → thoát vị gián tiếp
✓ Nếu phình ra → thoát vị trực tiếp (do các thành cơ bị yếu đi)

3. KHÁM PHÍA ĐỐI DIỆN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THOÁT VỊ 2 BÊN:


4. NGHE:
− Yêu cầu BN nằm xuống: thoát vị tụt về
− Nếu không: khám tỉnh hoàn, nghe có nhu động ruột không, soi đèn (nếu được là ruột →
thoát vị, ví dụ như mỡ là không xuyên qua)
✓ Tỉ lệ chẩn đoán chính xác kiểu thoát vị khoảng 50%
✓ Bệnh nhân mập dễ lầm lẫn
III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
− Ống bẹn: nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, ..
− Tinh hoàn: u, viêm, xoắn, tinh hoàn ẩn/lạc chỗ,…
− Da và mô dưới da: u bã, u mỡ, hạch bẹn (lành/áctính), ...
− Giãn tĩnh mạch thừng tỉnh, giãn tĩnh mạch hiển trong, phình/giả phình động mạch đùi

You might also like