You are on page 1of 25

UNG THƯ DẠ DÀY

I. DỊCH TỄ HỌC
• Tỷ lệ mắc K cao thứ 14 và là nguyên nhân gây tử
vong do K cao thứ 13 ở Hoa Kỳ, với ước tính 26.240
trường hợp mắc mới và hơn 10.800 trường hợp tử
vong trong năm 2018.
• Nam giới (60% trường hợp)
• Trên thế giới năm 2018, K dạ dày thứ 5 và là nguyên
nhân gây tử vong do K đứng thứ 2.
• Theo Globocan 2020, K dạ dày là loại K thường gặp
hàng thứ 4 tại VN tính chung cho cả 2 giới. Suất độ ở
nam giới: 21,7/100.000 và 10,6/100.000 ở nữ giới.
DỊCH TỄ HỌC TẠI VIỆT NAM
GLOBOCAN 2020
II. YẾU TỐ NGUY CƠ
1. Nhiễm helicobacter pylori (+) có liên quan đến việc
tăng khoảng 6 lần nguy cơ phát triển K dạ dày.
2. Yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống:
• - Thực phẩm nhiều muối (thịt ướp muối hoặc hun
khói có hàm lượng nitrat cao, cùng với việc ăn ít trái
cây và rau quả, có liên quan đến việc tăng nguy cơ K
dạ dày.
• - Thịt chế biến sẵn => K nhóm 1.
• - Béo phì
• Hút thuốc lá, uống rượu
3. Môi trường: ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm
4. Xã hội: tầng lớp kinh tế xã hội thấp
5. Do bệnh nền:
- Tiền sử cắt dạ dày
- Polyp dị dạng
6. Giới tính: Nam
7. Các yếu tố nguy cơ di truyền và di truyền K.
- K Dạ dày lan tỏa di truyền, do đột biến gen đối với phân tử kết
dính tế bào E-cadherin (CDH1)=> phát triển K dạ dày từ 60%-
70% suốt đời.
• Đa polyp tuyến mang tính gia đình
• HC Li-Fraumeni là một rối loạn ưu thế NST thường do đột
biến gen ức chế bướu p53
• Polyp:
- Polyp dạ dày thường không có triệu chứng và quát hiện tình
cờ trong quá trình nội soi( 5%)
- Polyp dị dạng có nguy cơ phát triển thành ác tính, là những tổn
thương đơn độc. Thường xuyên xảy ra tình trạng teo niêm mạc
và sự tiến triển từ loạn sản thành K biểu mô tại chỗ
- Polyp tuyến
8. Thuốc ức chế bơm proton
9. Yếu tố nguy cơ khác:
- Bệnh nhân bị thiếu máu ác tính
- Thiếu hụt HCL
III. PHÂN LOẠI K DẠ DÀY
• 1. Phân loại theo Borrmann (1926)

Borrmann I: tổn
thương dạng polyp,
dạng nấm.

Borrmann II: loét có


bờ nhô cao.

Borrmann III: loét dạ


dày dạng thâm nhiễm.

Borrmann IV: thâm


nhiễm lan toả.
2. PHÂN LOẠI DẠ DÀY THEO LAUREN
(1965)
Dạng ruột Dạng lan tỏa

Nam > nữ Nữ > Nam

Môi trường Gia đình

Lớn tuổi Người trẻ

Biệt hóa rõ, cấu trúc tuyến Kém biệt hóa, tế bào nhẫn

Xâm lấn theo đường máu Xâm lấn theo thành DD, bạch huyết

Tần suất giảm Tần suất không thay đổi

Dự hậu tốt hơn Dự hậu kém


IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

• Mơ hồ, không rõ ràng


• 60% phát triển ở giai đoạn trễ.
• Đau thượng vị (đau tại chỗ, hướng lan không
rõ ràng, không giảm khi ăn), đầy hơi, sụt cân
• Tổn thương nặng: hẹp hang vị DD hoặc chứng
nuốt khó tùy thuộc vị trí của khối u.
• Phổ biển: chảy máu đường tiêu hóa, với 40%
bệnh nhân bị thiếu máu.
V. CẬN LÂM SÀNG

1. Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang: là phương pháp


kinh điển chẩn đoán UTDD.
• X-quang tim phổi: phát hiện các di căn phổi. Nếu có tổn
thương trên X-quang có thể sử dụng thêm các phương tiện
chẩn đoán hình ảnh khác như CLVT.
2. CT chính xác 70% đối với K giai đoạn muộn và 40% đối với
giai đoạn sớm
3. PET/CT : đánh giá giai đoạn bệnh, phát hiện tái phát, di căn,
đánh giá đáp ứng sau điều trị.
4. Nội soi dạ dày tá tràng và sinh thiết: xét nghiệm chẩn đoán
thường quy
• Sinh thiết nhiều chỗ qua nội soi: độ chính xác 98%
5. Siêu âm qua thành bụng giúp đánh giá tổn thương của dạ dày
và tình trạng di căn hạch, phát hiện các tổn thương thứ phát,
dịch ổ bụng.
- Siêu âm kết hợp nội soi tiêu hoá và siêu âm có đầu dò tần số
cao (7,5- 12MHz) giúp xác định chính xác mức độ xâm lấn của
u nguyên phát qua các lớp của thành dạ dày và tổ chức xung
quanh hơn so với các kỹ thuật khác, nhất là với khối u ở giai
đoạn sớm.
6. MRI: Cho thông tin về tổn thương u và mức độ xâm lấn, di
căn
• Tumor maker: CEA, CA19-9 và CA72-4
• Mô bệnh học
CHẨN ĐOÁN

• Lâm sàng.
• Cận lâm sàng:
o Tổn thương xác định qua nội soi.
o Hình ảnh học (siêu âm nội soi, CT, MRI, PET/CT để
đánh giá giai đoạn).
o Mô bệnh học: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác
định bệnh ung thư
XẾP LOẠI T.N.M, GIAI ĐOẠN THEO
AJCC 2017 PHIÊN BẢN LẦN THỨ 8
PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN TNM
ĐIỀU TRỊ
• Nguyên tắc chung
• Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng và
chủ đạo trong điều trị ung thư dạ dày. Phẫu thuật có
vai trò điều trị triệt căn trong giai đoạn sớm, là
phương pháp chính trong giai đoạn còn phẫu thuật
được và là biện pháp điều trị triệu chứng ở giai đoạn
muộn.
• Hóa trị, xạ trị đóng vai trò điều trị bổ trợ, tân bổ trợ
trong giai đoạn còn chỉ định điều trị triệt căn và vai
trò giảm nhẹ, kéo dài thời gian sống thêm khi bệnh ở
giai đoạn muộn, tái phát, di căn.
SƠ ĐỒ ĐIỀU TRỊ BYT
NGUYÊN TẮC PHẪU THUẬT

• Mức độ cắt dạ dày:


• Mục đích đạt được diện cắt R0
• Cắt dạ dày gần trọn
• Cắt dạ dày đoạn gần
• Cắt dạ dày toàn phần
• Diện cắt>=4cm (T1b-T3). Cắt trọn khối (T4)
• Tránh cắt lách dự phòng
• Phẫu thuật:
• Cắt bỏ hoàn toàn khối u dạ dày với bờ diện cắt đạt R0 là điều
trị tiêu chuẩn cho K DD
• Mức độ cắt bỏ phụ thuộc vào vị trí của khối u trong DD và
kích thước của khối u.
• Đối với khối u T4, bất kỳ cơ quan nào bị xâm lấn đều cần
được loại bỏ thành một khối cùng với mẫu cắt dạ dày.
• Do xu hướng lan rộng trong thành, dạ dày cần được cắt ngang
ở mức độ ít nhất là 2-3cm đối với ung thư sớm và ít nhất là 4-
6cm đối với ung thư tiến triển
TÁI LẬP LƯU THÔNG ỐNG TIÊU HÓA

1. Nối dạ dày với tá tràng (Billroth I):


chỉ thực hiện được khi tổ chức tá tràng
còn lại mềm mại, miệng nối không căng
2. Nối dạ dày với hỗng tràng (Billroth
II): Dạ dày được nối với quai đầu tiên
của hỗng tràng.
Có 2 cách nối:
- Nối cả miệng cắt của dạ dày với hỗng
tràng (phương pháp Polya)
- Đóng bớt một phần mỏm dạ dày về
phía bờ cong nhỏ, phần còn lại nói với
hỗng tràng (phương pháp Hofmeister-
Finsterer).
• 3. Nối Roux-en-Y: kẹp một
phần dạ dày thành 1 túi
nhỏ. Túi nhỏ này được nối
trực tiếp với ruột non, bỏ
qua phần dạ dày còn lại và
đầu trên của ruột non.
- phần dạ dày còn lại nhỏ
- Khả năng tái phát tại chỗ
gần mỏm tá tràng
- Có nguy cơ rò miệng nối
cao

You might also like