You are on page 1of 31

CÂU 1: Để kích thích tổng cầu, NHTW có thể:

○ Mua trái phiếu chính phủ.


○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Nới lỏng điều kiện tín dụng.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 2: Nhằm hạn chế đầu tư, NHTW có thể (chọn 2 đáp án đúng):
○ Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Thắt chặt điều kiện tín dụng.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
CÂU 3: Để hạ thấp lãi suất, NHTW có thể:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 4: Để giảm tổng cầu, NHTW có thể:
○ Thu hẹp lượng cung tiền và tăng lãi suất.
○ Mở rộng cung tiền và giảm lãi suất.
○ Thu hẹp cung tiền và giảm lãi suất.
○ Mở rộng cung tiền và tăng lãi suất.
CÂU 5: Điều nào sau đây không xảy ra nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ?
○ Dự trữ của các ngân hàng tăng lên.
○ Lượng cung tiền tăng.
○ Lãi suất ngân hàng tăng lên.
○ Điều kiện tín dụng được nới lỏng.
CÂU 6: Dự trữ của các NHTM giảm xuống có thể là do:
○ Các hộ gia đình quyết định giữ ít tiền mặt hơn.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ Lãi suất ngân hàng giảm.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ.
CÂU 7: Số nhân tiền tệ có thể được tính bằng:
○ Thay đổi của lượng cung tiền chia cho thay đổi của lượng tiền cơ sở.
○ Thay đổi của lượng tiền giấy có thể chuyển đổi chia cho thay đổi của lượng tiền
cơ sở.
○ Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng tiền mặt nằm trong
tay các hộ gia đình.
○ Thay đổi của lượng tiền cơ sở chia cho thay đổi của lượng cung tiền.
CÂU 8: Nhân tố nào sau đây không gây ảnh hưởng đến lượng tiền cơ sở?
○ Một NHTM chuyển số tiền mặt nằm trong két của họ vào tài khoản tiền gửi tại
NHTW.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ một NHTM.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ cho một NHTM.
CÂU 9: Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở sẽ làm:
○ Dự trữ của NHTM tăng lên và vì thế mà làm tăng lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của NHTM giảm xuống và vì thế mà làm giảm lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của các NHTM tăng lên và vì thế làm giảm lượng tiền cơ sở.
○ Dự trữ của cácNHTM giảm đi và vì thế làm tăng lượng tiền cơ sở.
CÂU 10: Nhân tố nào dưới đây có tác động đến lượng tiền cơ sở?
○ Một NHTM mua trái phiếu chính phủ từ một khách hàng.
○ Một NHTM chuyển tiền mặt từ két sang tài khoản tiền gửi tại NHTW.
○ Một cá nhânmua trái phiếu chính phủ từ NHTW.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho một NHTM và sau đó sử dụng số tiền đó chi cho
quốc phòng.
CÂU 11: Việc giảm tỉ lệ dự trữ/tiền gửi sẽ làm tăng cung ứng tiền tệ thông qua:
○ Tăng cở sở tiền tệ.
○ Tăng số nhân tiền.
○ Giảm tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
CÂU 12: Số nhân tiền sẽ tăng nếu
○ Ngân hàng trung ương quyết định mua trái phiếu chính phủ.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ Người dân quyết định giữ ít tiền mặt hơn so với tiền gửi.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 13: Các ngân hàng có xu hướng giảm tỉ lệ dự trữ đến mức tối thiểu vì:
○ Dự trữ không có lãi suất.
○ Dự trữ lớn hơn có nghĩa khả năng thanh khoản thấp hơn.
○ tiền gửi là tài sản của ngân hàng, còn dự trữ thì không.
○ Tỉ lệ dự trữ càng lớn thì vị thế của ngân hàng càng yếu.
CÂU 14: Giá trị của số nhân tiền
○ Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi
○ Chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ
○ Do NHTW trực tiếp điều tiết
○ Tăng khi tỉ lệ dự trữ giảm.
CÂU 15: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỉ lệ tiền mặt càng nhỏ thì:
○ Tỉ lệ dự trữ càng lớn.
○ Số nhân tiền càng nhỏ.
○ Số nhân tiền càng lớn.
○ Cơ sở tiền càng nhỏ.
CÂU 16: Thước đo chi phí cơ hội của việc giữ tiền là:
○ Lãi suất thực tế.
○ Tiền mặt không được trả lãi.
○ Tỉ lệ lạm phát.
○ Lãi suất danh nghĩa.
CÂU 17: Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
○ Để giao dịch.
○ Để dự phòng.
○ Để chuyển sức mua sang tương lai.
○ Giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
CÂU 18: Nếu bạn mang tiền khi đến lớp để phòng trường hợp giáo viên yêu cầu
phải mua ngay tài liệu, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
○ Cầu dự phòng về tiền.
○ Cầu đầu cơ về tiền.
○ Cầu giao dịch về tiền.
○ Không phải các động cơ trên.
CÂU 19: Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi:
○ Lãi suất không thay đổi.
○ GDP thực tế không thay đổi.
○ Cung tiền bằng với cầu tiền.
○ Câu 1 và 3 đúng.
CÂU 20: Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
○ Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.

CÂU 21: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến vị trí của đường cung tiền?
○ Quyết định chính sách của NHTW.
○ Lãi suất.
○ Quyết định cho vay của các NHTM.
○ Hoạt động thị trường mở
CÂU 22: Với các yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi:
○ Chi phí cơ hội của việc giữ tiền thấp hơn.
○ Thu nhập cao hơn.
○ Mức giá cao hơn.
○ Tất cả các câu trên đúng.
CÂU 23: Lý thuyết ưa thích thanh khoản về lãi suất của Keynes cho rằng lãi suất
được quyết định bởi.
○ Cung và cầu vốn.
○ Cung và cầu tiền.
○ Cung và cầu lao động.
○ Tổng cung và tổng cầu.
CÂU 24: Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn
trục hoành là lượng tiền, việc cắt giảm lãi suất:
○ Làm tăng lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
○ Làm giảm lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải.
CÂU 25: Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn
trục hoành là lượng tiền, tăng lãi suất:
○ Làm tăng lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái.
○ Làm giảm lượng cầu tiền.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải
CÂU 26: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là
lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng:
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
CÂU 27: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là
lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá giảm:
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và giảm lãi suất.
○ Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.
CÂU 28: Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự gia tăng trong cung
tiền là:
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang trái
CÂU 29: Trên thị trường sản phẩm, ảnh hưởng ban đầu của sự cắt giảm mức cung
tiền là:
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang phải.
○ Làm dịch chuyển tổng cung sang trái.
CÂU 30: Động cơ chủ yếu để mọi người giữ tiền là:
○ Để giao dịch.
○ Để dự phòng.
○ Để đầu cơ
○ Vì thu nhập từ tiền lãi.
CÂU 31: Nếu như lý do để bạn giữ tiền là để trả tiền thuê nhà thì các nhà kinh tế
học sẽ xếp khoản tiền đó vào:
○ Động cơ đầu cơ của bạn.
○ Động cơ thu nhập của bạn.
○ Động cơ dự phòng của bạn.
○ Động cơ giao dịch.
CÂU 32: Lý do nào dưới đây để mọi người giữ tiền cho những khoản chi tiêu theo
kế hoạch?
○ Đơn vị hạch toán.
○ Động cơ giao dịch.
○ Động cơ đầucơ.
○ Động cơ dự phòng.
CÂU 33: Lượng tiền mà mọi người nắm giữ để dùng cho giao dịch:
○ Là một số không đổi theo thời gian.
○ Không có quan hệ gì với lãi suất.
○ Không có quan hệ gì với thu nhập mà mọi người kiếm được.
○ Phụ thuộc dương vào thu nhập và phụ thuộc âm vào lãi suất.
CÂU 34: Nếu bạn mang tiền theo mình nhiều để đề phòng trường hợp các bạn rủ ở
lại ăn trưa, thì các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
○ Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Câu 1 và 3.
CÂU 35: Nếu bạn gửi tiền trong tài khoản để chờ mua khi giá cổ phiếu giảm, thì
các nhà kinh tế sẽ xếp hành vi đó vào:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
○ Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 36: Giả sử bạn đang xem xét để quyết định mua một cổ phiếu. Nếu bạn nghĩ
giá cổ phiếu sẽ thấp hơn trong tuần tới thì lý do để bây giờ bạn giữ tiền trong tay
mà không mua cổ phiếu được coi là:
○ Cầu tiền dự phòng của bạn.
○ Cầu tiền đầu cơ của bạn.
○ Cầu tiền giao dịch của bạn.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 37: Chi phí của việc giữ tiền tăng lên khi:
○ Sức mua của đồng tiền tăng lên.
○ Lãi suất tăng lên.
○ Giá của hàng hóa và dịch vụ giảm.
○ Thu nhập của người tiêu dùng tăng lên.
CÂU 38: Lượng tiền danh nghĩa là:
○ Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ hiện hành.
○ Lượng tiền được tính theo số đơn vị tiền tệ vào năm gốc.
○ Lượng tiền được tính bằng số đơn vị GDP.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 39: Khi các yếu tố khác không đổi, mức giá tăng lên gấp 2 lần có nghĩa là:
○ Cầu tiền thực tế tăng lên gấp 2 lần.
○ Cầu tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
○ Cung tiền danh nghĩa tăng lên gấp 2 lần.
○ Cầu tiền danh nghĩa vẫn không thay đổi.
CÂU 40: Lượng tiền thực tế bằng:
○ Thu nhập danh nghĩa chia cho mức giá.
○ Lượng tiền danh nghĩa chia cho mức giá.
○ Mức giá chia cho lượng tiền danh nghĩa.
○ Lượng tiền danh nghĩa chia cho thu nhập danh nghĩa.
CÂU 41: Lượng tiền danh nghĩa bằng:
○ Lượng tiền thực tế nhân với mức giá.
○ GDP thực tế nhân với mức giá.
○ GDP nhân với chỉ số điều chỉnh GDP.
○ Lượng tiền thực tế chia cho mức giá.
CÂU 42: Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, GDP thực tế tăng lên thì:
○ Cầu tiền thực tế tăng lên.
○ Cầu tiền thực tế giảm đi.
○ Không có ảnh hưởng gì đến cầu tiền thực tế.
○ Cầu tiền thực tế sẽ tăng lên đến một mức nào đó, và sau đó nó sẽ tự động giảm
xuống.
CÂU 43: Lượng tiền thực tế mà mọi người muốn nắm giữ sẽ tăng lên nếu hoặc thu
nhập thực tế tăng lên hoặc:
○ Mức giá tăng lên.
○ Mức giá giảm đi.
○ Lãi suất tăng lên.
○ Lãi suất giảm đi.
CÂU 44: Nguyên nhân nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường cầu tiền danh
nghĩa sang trái?
○ GDP thực tế tăng lên.
○ Lãi suất tăng.
○ Mức giá chung giảm.
○ Câu 2 và 3.
CÂU 45: Nếu hộ gia đình và các hãng nhận thấy rằng lượng tiền mình đang nắm
giữ thấp hơn so với dự kiến, họ sẽ:
○ Bán các tài sản tài chính và làm cho lãi suất tăng lên.
○ Bán các tài sản tài chính và làm cho lãi suất giảm xuống.
○ Mua các tài sản tài chính và làm cho lãi suất tăng lên.
○ Mua các tài sản tài chính và làm cho lãi suất giảm đi.
CÂU 46: 2 nguyên nhân nào sau đây làm cho đường cầu tiền danh nghĩa dịch
chuyển sang phải?
○ GDP thực tế tăng lên.
○ Mức giá chung tăng.
○ Lãi suất giảm.
○ Mức giá chung giảm
CÂU 47: Nếu bạn tin rằng lãi suất sẽ giảm xuống trong thời gian tới, bạn có thể sẽ
muốn:
○ Mua trái phiếu tại mức giá hiện hành.
○ Mua trái phiếu sau khi lãi suất giảm.
○ Bán ngay trái phiếu từ bây giờ.
○ Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngắn hạn và một thời gian sau mới mua trái
phiếu.
CÂU 48: Chi phí cơ hội của việc giữ tiền so với các tài sản khác, ví dụ như trái
phiếu, sẽ là:
○ Lạm phát.
○ Mức tiêu dùng bị bỏ qua.
○ Khả năng thanh khoản bị bỏ qua.
○ Tiền lãi bỏ qua.
CÂU 49: Cân bằng thị trường tiền tệ xuất hiện khi:
○ Lãi suất không đổi.
○ GDP thực tế không đổi.
○ Cung tiền cân bằng với cầu tiền.
○ Câu 1 và 3.
CÂU 50: Trái phiếu và tiền:
○ Là những tài sản thay thế.
○ Là những tài sản bổ sung.
○ Không có mối quan hệ kinh tế nào.
○ Đều là phương tiện trao đổi.
CÂU 51: Định nghĩa đúng nhất về NHTW là:
○ Một tổ chức đặt trụ sở tại trung tâm của một nước.
○ Một tổ chức đảm bảo sự tiện lợi cho người gửi tiền.
○ Ngân hàng của một nước mà chỉ khi có nó, các ngân hàng nước ngoài mới có thể
chuyển đổi đồng ngoại tệ thành đồng nội tệ.
○ Là tổ chức có chức năng kiểm soát cung tiền và điều tiết các tổ chức tài chính –
tiền tệ của một nước.
CÂU 52: Nỗ lực nhằm kiểm soát lạm phát và giảm bớt chu kỳ kinh doanh bằng
cách thay đổi lượng tiền trong lưu thông và điều chỉnh lãi suất được gọi là:
○ Chính sách tín dụng.
○ Chính sách tiền tệ.
○ Chính sách tài khoá.
○ Chính sách tỉ giá hối đoái.
CÂU 53: Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm:
○ Lãi suất chiết khấu, và lãi suất của ngân hàng.
○ Lãi suất ngân hàng và các nghiệp vụ thị trường mở.
○ Các nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất chiết khấu.
○ Lãi suất chiết khấu và tỉ giá hối đoái.
CÂU 54: Hoạt động nào sau đây không phải là chức năng của NHTW?
○ Đóng vai trò là “người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM.
○ Kinh doanh tiền tệ để tối đa hoá lợi nhuận.
○ Điều chỉnh lượng cung tiền.
○ Điều tiết lãi suất ngân hàng.
CÂU 55: Công cụ nào dưới đây thường được ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử
dụng để điều tiết cung tiền hiện nay?
○ Lựa chọn chế độ tỉ giá hối đoái.
○ Quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Thay đổi lãi suất chiết khấu.
○ Nghiệp vụ thị trưởng mở.
CÂU 56: Lãi suất mà NHTW nhận được khi cho các NHTM vay tiền được gọi là:
○ Lãi suất thị trường mở.
○ Lãi suất chiết khấu.
○ Lãi suất ngân hàng.
○ Lãi suất cơ bản.
CÂU 57: Số nhân tiền tăng lên nếu tỉ lệ tiền mặt mà hộ gia đình và các hãng kinh
doanh muốn giữ:
○ Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế tăng lên.
○ Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.
○ Giảm xuống hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM tăng lên.
○ Tăng lên hoặc tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM giảm xuống.
CÂU 58: Giả sử tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 23%, tỉ lệ dự trữ thực tế của các
NHTM là 7%, và cung tiền là 820 tỉ đồng. Cơ sở tiền tệ là:
○ 120 tỉ.
○ 200 tỉ.
○ 410 tỉ.
○ 820 tỉ.
CÂU 59: Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi
ra. Nếu không có rò rỉ tiền mặt ngoài hệ thống NHTM và NHTW mua 1.000 tỉ
đồng trái phiếu chính phủ, thì lượng cung tiền:
○ Không thay đổi.
○ Tăng 1.000 tỉ đồng.
○ Tăng 10.000 tỉ đồng.
○ Giảm 10.000 tỉ đồng.
CÂU 60: Giả sử tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10% và các ngân hàng không có dự trữ dôi
ra. Nếu không có rò rỉ tiền mặt ngoài hệ thống NHTM và NHTW bán 1.000 tỉ đồng
trái phiếu chính phủ, thì lượng cung tiền:
○ Không thay đổi.
○ Giảm 1.000 tỉ đồng.
○ Tăng 10.000 tỉ đồng.
○ Giảm 10.000 tỉ đồng.
CÂU 61: Ngân hàng trung ương có thể điều tiết tốt nhất đối với:
○ Cung tiền.
○ Cơ sở tiền tệ.
○ Số nhân tiền.
○ Tỉ lệ dữ trữ thực tế của các NHTM.
CÂU 62: Điều nào dưới đây làm tăng lãi suất. Chọn 2 đáp áp đúng nhất từ các lựa
chọn sau:
○ cầu tiền tăng
○ cung tiền tăng
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm
○ cung tiền giảm
CÂU 63: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất, hãy chọn 2 đáp án đúng nhất:
○ cầu tiền giảm
○ cung tiền giảm
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng
○ cung tiền tăng
CÂU 64: Điều nào dưới đây làm tăng lãi suất:
○ thu nhập giảm
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm
○ cầu tiền giảm.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ
CÂU 65: Điều nào dưới đây làm giảm lãi suất:
○ thu nhập giảm
○ tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ cầu tiền tăng
CÂU 66: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, số nhân tiền bằng:
○0
○1
○ 10
○ 100
CÂU 67: Nếu cơ sở tiền tệ bằng 60 tỉ đồng và số nhân tiền bằng 3 thì cung tiền
bằng:
○ 20 tỉ đồng.
○ 60 tỉ đồng.
○ 63 tỉ đồng.
○ 180 tỉ đồng.
CÂU 68: Nếu cơ sở tiền tệ tăng gấp đôi trong khi cả tỉ lệ tiền mặt/tiền gửi và tỉ lệ
dự trữ/tiền gửi không thay đổi thì cung ứng tiền tệ sẽ:
○ Giảm một nửa.
○ Không đổi.
○ Tăng gấp đôi.
○ Tất cả đều sai.
CÂU 69: Việc tăng tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi sẽ dẫn đến:
○ Tăng cung ứng tiền tệ.
○ Giảm cung ứng tiền tệ.
○ Tăng số nhân tiền.
○ Tăng tỉ lệ dự trữ/tiền gửi.
CÂU 70: Nghiệp vụ thị trường mở xảy ra khi (chọn 2 đáp án đúng):
○ Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
○ NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ từ các NHTM.
○ NHNN Việt Nam bán trái phiếu chính phủ cho các NHTM.
○ Các NHTM mua bán trái phiếu chính phủ với nhau.
CÂU 71: Việc giảm dự trữ bắt buộc sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến cung ứng
tiền tệ nếu:
○ Các ngân hàng không thay đổi tỉ lệ dự trữ/tiền gửi.
○ Tỉ lệ tiền mặt/ tiền gửi không thay đổi.
○ Lượng dự trữ dôi ra của các ngân hàng không thay đổi.
○ Cơ sở tiền tệ không thay đổi.
CÂU 72: Lãi suất chiết khấu là:
○ Sự chênh lệch giữa giá của một mặt hàng bán tại Metro và giá của mặt hàng
tương tự tại Big C.
○ Lãi suất mà những khách hàng tốt nhất của ngân hàng phải trả khi vay tiền của
ngân hàng.
○ Lãi suất màcác ngân hàng phải trả NHNN Việt Nam khi vay để bổ sung dự trữ từ
NHNN Việt Nam.
○ Sự chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu kho bạc và lãi suất cơ bản.
CÂU 73: Muốn tăng cung ứng tiền tệ, NHNN Việt Nam có thể:
○ Thực hiện nghiệp vụ mua trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm lãi suất chiết khấu.
○ Giảm dự trữ bắt buộc.
○ Tất cả các câu trên đều đúng.
CÂU 74: Cơ sở tiền tăng khi NHTW
○ Bán trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Bán ngoại tệ.
○ Cho các NHTM vay tiền.
CÂU 75: Khi can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ, NHTW
thường bán trái phiếu trên thị trường mở. Tại sao?
○ Nếu không bán trái phiếu trên thị trường mở, ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ
sẽ làm giảm cung tiền trong nước và do vậy có thể gây ra suy thoái.
○ Muốn nền kinh tế trong nước không bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ nước ngoài.
○ Để trung hoà ảnh hưởng của việc mua ngoại tệ đến cung tiền trong nước.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 76: Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng
cung tiền mạnh nhất?
○ Bán trái phiếu cho công chúng.
○ Bán trái phiếu cho NHTW.
○ Bán trái phiếu cho các NHTM.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 77: Giá trị của số nhân tiền tăng khi:
○ Lãi suất chiết khấu giảm.
○ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc giảm.
○ Tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng giảm.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 78: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt là làm giảm sản lượng bằng
cách:
○ Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
CÂU 79: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng là làm tăng sản lượng bằng
cách:
○ Làm giảm lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm giảm lãi suất và tăng đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và giảm đầu tư.
○ Làm tăng lãi suất và tăng đầu tư.
CÂU 80: Kết quả cuối cùng của sự thay đổi chính sách của chính phủ là lãi suất
giảm, tiêu dùng tăng, và đầu tư tăng. Đó là do kết quả của việc áp dụng:
○ Chính sách tiền tệ mở rộng.
○ Chính sách tiền tệ thắt chặt.
○ Chính sách tài khoá thắt chặt.
○ Chính sách tài khoá mở rộng.
CÂU 81: Giả sử NHTW giảm cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu,
chính phủ cần:
○ Giảm chi tiêu chính phủ.
○ Giảm thuế.
○ Yêu cầu NHTW bán trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
CÂU 82: Giả sử NHTW tăng cung tiền. Muốn đưa tổng cầu trở về mức ban đầu,
chính phủ cần:
○ Tăng chi tiêu chính phủ.
○ Giảm thuế.
○ Yêu cầu NHTW mua trái phiếu trên thị trường mở.
○ Giảm cả thuế và chi tiêu chính phủ một lượng bằng nhau.
CÂU 83: Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau
đối với tổng cầu. Nếu chính phủ giảm thuế, thì NHTW cần:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu.
○ Giảm lãi suất cơ bản.
○ Bán trái phiếu chính phủ.
CÂU 84: Giả sử NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau
đối với tổng cầu. Nếu chính phủ tăng thuế, thì NHTW cần:
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Yêu cầu chính phủ tăng chi tiêu.
○ Giảm lãi suất cơ bản.
○ Bán trái phiếu chính phủ.
CÂU 85: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Sau đó, làn sóng bi quan của các nhà đầu tư và người tiêu dùng làm giảm chi
tiêu. Nếu quyết định áp dụng chính sách bình ổn chủ động, thì NHNW sẽ:
○ Tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế.
○ Giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế.
○ Tăng cung tiền và giảm lãi suất.
○ Giảm cung tiền và tăng lãi suất.
CÂU 86: Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự gia tăng của cung tiền làm dịch
chuyển đường tổng cầu?
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng
cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu
dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá sụt giảm, chi tiêu tăng, đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải.
CÂU 87: Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất sự cắt giảm cung tiền làm dịch chuyển
đường tổng cầu?
○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng
cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sangtrái, giá cả giảm, chi tiêu giảm, đường tổng
cầu dịch chuyển sang trái.
○ Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, giá cả giảm, chi tiêu tăng, đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải.
CÂU 88: NHTW và chính phủ theo đuổi những mục tiêu trái ngược nhau nhằm tác
động đến tổng cầu. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thì NHTW phải (chọn 2 đáp án
đúng):
○ Mua trái phiếu chính phủ.
○ Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
○ Bán trái phiếu chính phủ.
○ Mua trái phiếu chính phủ
CÂU 89: Nếu NHTW mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở thì đường cung
tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm xuống.
○ Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
CÂU 90: Nếu GDP thực tế tăng lên, đường cầu tiền sẽ dịch chuyển sang:
○ Trái và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Trái và lãi suất sẽ giảm đi.
○ Phải và lãi suất sẽ tăng lên.
○ Phải và lãi suất sẽ giảm xuống.
CÂU 91: Vị trí của đường cung tiền được xác định bởi:
○ Mức độ phảnứng của cầu tiền với lãi suất.
○ Mức độ phản ứng của cầu tiền với thu nhập.
○ Mức độ phản ứng của đầu tư với lãi suất.
○ Hành vi chính sách của NHTW.
CÂU 92: Nhân tố nào sau đây không xác định vị trí của đường cung tiền danh
nghĩa?
○ Hành vi chính sách của NHTW.
○ Lãi suất.
○ Chính sách cho vay của các ngân hàng thươngmại.
○ Hành vi giữ tiền của người dân.
CÂU 93: Nhân tố nào sau đây xác định vị trí của đường cung tiền danh nghĩa?
○ Hành vi chính sách của NHTW.
○ Chính sách cho vay của các NHTM.
○ Hành vi giữ tiền của người dân.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 94: Nếu lãi suất tăng lên:
○ Đường cầu đầu tư sẽ dịch sang trái.
○ Lượng cầu về đầu tư sẽ giảm.
○ Đường cầu tiền sẽ dịch sang phải.
○ Đường cầu tiền sẽ dịch sang trái.
CÂU 95: Lãi suất thay đổi gây ra sự thay đổi của tổng cầu thông qua một trong các
quá trình sau đây:
○ Cả đường cầu tiền và đường cầu đầu tư cùng dịch chuyển.
○ Cả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu cùng dịch chuyển .
○ Có sự di chuyển dọccả đường cầu đầu tư và đường tổng cầu.
○ Có sự di chuyển dọc đường cầu đầu tư, còn đường tổng cầu dịch chuyển.
CÂU 96: Lượng cầu tiền thực tế giảm xuống khi lãi suất tăng lên là vì:
○ Bộ Tài chính vay tiền nhiều hơn ở mức lãi suất cao hơn.
○ Giá của trái phiếu tăng khi lãi suất tăng.
○ Chi phí cơ hội của việc giữ tiền với vai trò là một tài sản tăng lên khi lãi suất
tăng.
○ Khi lãi suất tăng lên, các nhà ngân hàng lo sợ rằng mức lãi suất đó lại giảm nên
họ không muốn cho vay.
CÂU 97: Chuỗi sự kiện nào dưới đây là một phần trong các kết quả do tác động
của NHTW nhằm hạn chế tổng cầu?
○ Cung tiền giảm, lãi suất giảm, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
○ Hàng tồn kho không dự kiến tăng, GDP thực tế bắt đầu giảm, cầu tiền tăng lên.
○ Cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
○ Cung tiền tăng, lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng chi tiêu dự kiến giảm.
CÂU 98: Cung tiền giảm có thể làm:
○ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu cùng tăng.
○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm, tổng cầu giảm.
○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng.
○ Cả lãi suất, đầu tư và tổng cầu đều giảm.
CÂU 99: Trật tự chính xác của chuỗi sự kiện khi NHTW áp dụng chính sách tiền
tệ để làm thay đổi GDP thực tế là:
○ C + I + G + NX, cung tiền, lãi suất, đầu tư.
○ C + I + G + NX, đầu tư, cung tiền, lãi suất.
○ Cung tiền, lãi suất, đầu tư, C + I + G + NX.
○ Lãi suất và cầu tiền, đầu tư, C + I + G + NX.
CÂU 101: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000. Với số liệu
trên, số nhân tiền là:
○3
○4
○5
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 102: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000. Với số liệu trên,
cơ sở tiền tệ là:
○ 1.000 tỉ đồng.
○ 600 tỉ đồng.
○ 3.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 103: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu
trên, cung tiền là:
○ 6.000 tỉ đồng.
○ 8.000 tỉ đồng.
○ 10.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 104: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr)20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên,
số nhân tiền là:
○3
○4
○5
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 105: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu
trên, số nhân tiền là:
○ 41915
○2
○ 2,5
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 106: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu
trên, số nhân tiền là:
○ 4,1
○ 4,3
○ 14,3
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 107: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, số nhân tiền là:
○5
○ 5,5
○ 10
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 108: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu
trên, số nhân tiền là:
○ 10
○ 2,5
○ 2,8
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 109: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu
trê, muốn giảm cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
CÂU 110: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu trên,
muốn giảm cung tiền 3 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 750 triệu đồng trái phiếu chính phủ
CÂU 111: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2.000; Với số liệu
trên, muốn tăng cung tiền 1 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
CÂU 112: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu trên,
cơ sở tiền tệ là:
○ 1.500 tỉ đồng.
○ 2.000 tỉ đồng.
○ 6.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 113: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu
trên, muốn giảm bớt cung tiền 1 tỉ đồng NHTW cần:
○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 1 tỉ triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
CÂU 114: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 5.000; Với số liệu
trên, cung tiền là:
○ 5.000 tỉ đồng.
○ 20.500 tỉ đồng.
○ 21.500 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 115: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 30%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 10.000; Với số liệu
trên, muốn tăng cung tiền thêm 1 tỉ đồng, NHTW cần:
○ Mua 1 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.
○ Bán 1 tỉ đồng đồng trái phiếu chính phủ.
○ Mua 500 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 116: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 23%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 7%; Cung tiền (tỉ đồng) 41.000; Với số liệu trên,
cơ sở tiền là:
○ 10.000 tỉ đồng.
○ 41.000 tỉ đồng.
○ 20.500 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 117: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 14.000; Với số liệu
trên, cơ sở tiền tệ là:
○ 1.400 tỉ đồng.
○ 5.000 tỉ đồng.
○ 5.600 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 118: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHNW bán 600 tỉ
đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra lượng cung tiền:
○ Cung tiền tăng 600 tỉ đồng.
○ Cung tiền tăng 3.300 tỉ đồng.
○ Cung tiền giảm 3.300 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 119: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 40%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Với số liệu trên, giả sử NHTW mua 100 tỉ
đồng trái phiếu chính phủ. Điều gì xảy ra với lượng cung tiền:
○ Cung tiền tăng 250 tỉ đồng.
○ Cung tiền tăng 280 tỉ đồng.
○ Cung tiền tăng 1.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 120: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 10%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cung tiền (tỉ đồng) 22.000; Với số liệu
trên, cơ sở tiền tệ của nền kinh tế là:
○ 2.200 tỉ đồng.
○ 4.400 tỉ đồng.
○ 4.000 tỉ đồng.
○ Không phải các kết quả trên.

CÂU 121: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 10%; Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 1.000; Với số liệu ở
trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn giảm lượng cung
tiền, NHTW cần:
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộclà 40%.
CÂU 122: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 3.000; Với số liệu ở
trên, điều gì xảy ra với nền kinh tế nếu các NHTM giảm tỉ lệ dự trữ xuống 10%:
○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng tăng.
○ Lãi suất tăng, đầu tư giảm và sản lượng giảm.
○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng tăng.
○ Lãi suất giảm, đầu tư tăng và sản lượng giảm.
CÂU 123: Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi (cr) 20%; Tỉ lệ
dự trữ thực tế của các NHTM (rr) 20%; Cung tiền (tỉ đồng) 6.000; Với số liệu ở
trên và giả sử các NHTM luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Muốn tăng cung tiền,
NHTW cần:
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%.
○ Qui định tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 30%.
○ Không phải các kết quả trên.
CÂU 124: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của:
○ Giá cả của một số loại hàng hóa thiết yếu.
○ Tiền lương trả cho công nhân.
○ Mức giá chung.
○ GDP danh nghĩa.
CÂU 125: Giảm phát xảy ra khi:
○ Khi giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm đáng kể.
○ Tỉ lệ lạm phát giảm.
○ Mức giá chung ổn định
○ Mức giá chung giảm.
CÂU 126: Sức mua của tiền thay đổi:
○ Tỉ lệ thuận với tỉ lệ lạm phát.
○ Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ lạm phát.
○ Không phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát.
○ Khi cung về vàng thay đổi.
CÂU 127: Nếu mức giá tăng nhanh hơn thu nhập danh nghĩa của bạn và mọi thứ
khác vẫn như cũ, thì mức sống của bạn sẽ:
○ Giảm.
○ Tăng.
○ Không thay đổi.
○ Chỉ không thay đổi khi mức giá tăng với tỉ lệ ổn định hàng năm.
CÂU 128: Giả sử rằng mọi người dự đoán rằng tỉ lệ lạm phát là 10%. Nhưng trên
thực tế lạm phát chỉ là 8%. Trong trường hợp này:
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 8%.
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 10%
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là 2%.
○ Tỉ lệ lạm phát không được dự kiến là -2%.
CÂU 129: Lạm phát được dự tính trước:
○ Gây ra nhiều tổn thất hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
○ Có khuynh hướng làm tăng tiết kiệm.
○ Không gây ra nhiều tổn thất như trong trường hợp lạm phát không được dự tính
trước.
○ Làm tăng lãi suất ít hơn so với lạm phát không được dự tính trước.
CÂU 130: Lạm phát cao hơn mức được dự tính trước có xu hướng phân phối lại
thu nhập theo hướng có lợi cho:
○ Những người có thu nhập cố định.
○ Những người cho vay theo lãi suất được ấn định trước.
○ Những ngườiđi vay theo lãi suất được ấn định trước.
○ Những người tiết kiệm.
CÂU 131: Một sự gia tăng của tỉ lệ lạm phát hoàn toàn được dự tính trước:
○ Không gây tác hại lớn bởi vì hợp đồng về các biến danh nghĩa có thể được điều
chỉnh thích ứng.
○ Có lợi cho cả công nhân và chủ doanh nghiệp.
○ Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ
tiền.
○ Cũng gây ra chi phí cho xã hội bởi vì nó tái phân phối từ người cho vay sang
người đi vay.
CÂU 132: Nhận định nào dưới đây là sai?
○ Khi tỉ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng nội tệ giảm.
○ Lạm phát không được dự kiến trước gây ra phân phối lại thu nhập và của cải.
○ Lạm phát cao hơn được dự kiến trước có xu hướng làm tăng chi phí cơ hội của
việc giữ tiền.
○ Khi tỉ lệ lạm phát là dương, mọi người chi ít tiền hơn.
CÂU 133: Mức sống giảm xảy ra khi:
○ Thu nhập bằng tiền giảm.
○ CPI tăng.
○ Tốc độ giảm giá chậm hơn tốc độ giảm thu nhập bằng tiền.
○ Tốc độ tăng giá chậm hơn tốc độ tăng thu nhập bằng tiền.
CÂU 134: Tỉ lệ lạm phát được dự kiến trước gây ra tổn thất cho xã hội bởi vì nó:
○ Làm giảm khối lượng và tần suất giao dịch.
○ Làm giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
○ Làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
○ Phân phối lại của cải từ người cho vay sang người đi vay.
CÂU 135: Nếu tỉ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ:
○ Lớn hơn 0.
○ Không âm.
○ Nhỏ hơn 0.
○ Không dương.
CÂU 136: Biện pháp tài trợ cho tăng chi tiêu chính phủ nào dưới đây sẽ làm tăng
cung tiền mạnh nhất?
○ Chính phủ bán trái phiếu cho công chúng.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho NHNW.
○ Chính phủ bán trái phiếu cho các NHTM.
○ Câu 2 và 3.
CÂU 65: Hoạt động thị trường mở:
○ Liên quan đến việc NHTW mua và bán các trái phiếu công ty.
○ Liên quan đến việc NHTW mua và bán trái phiếu chính phủ.
○ Liên quan đến việc NHTW cho các ngân hàng thương mại vay tiền.
○ Liên quan đến việc NHTW kiểm soát tỉ giá hối đoái.
CÂU 66: Dưới đây là ba kênh mà NHTW có thể sử dụng để giảm cung tiền:
○ Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
○ Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu
CÂU 67: Dưới đây là ba kênh mà NHTW có thể sử dụng để tăng cung tiền:
○ Bán trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Mua trái phiếu chính phủ, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và giảm lãi suất chiết khấu.
○ Bán trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
○ Mua trái phiếu chính phủ, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu.
CÂU 68: Quá trình mở rộng tiền tệ còn có thể tiếp tục cho đến khi:
○ Các NHTMkhông còn dự trữ bắt buộc.
○ NHTW bãi bỏ qui định về dự trữ bắt buộc.
○ Lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường.
○ Các NHTMkhông còn dự trữ dôi ra.
CÂU 69: Hoạt động nào dưới đây không phải là chức năng của NHTW?
○ Đóng vai trò là “người cho vaycuối cùng trong nền kinh tế” đối với các NHTM.
○ Giữ tiền gửi của các NHTM.
○ Giữ tiền gửi của công chúng.
○ Điều tiết lãi suất thị trường.
CÂU 70: Các nền kinh tế không sử dụng tiền đòi hỏi
○ Sử dụng tiền pháp định.
○ Sử dụng tiền hàng hóa.
○ Sự trùng lặp kép về sở thích trong các giao dịch.
○ Tiền đóng vai trò là phương tiện cất trữ giá trị nhưng không phải là phương tiện
trao đổi.
CÂU 71: Tiền pháp định:
○ Được bảo chứng bằng vàng.
○ Được sử dụng với tư cách là tiền bởi một doanh nghiệp sản xuất ôtô của Ý.
○ Bao gồm tiền vàng được giữ trong két của các ngân hàng.
○ Là một loại tiền mà không có giá trị thực.
CÂU 72: Cung tiền tăng khi:
○ Chính phủ tăng chi tiêu.
○ NHNN mua trái phiếu chính phủ từ công chúng.
○ Một người dân mua trái phiếu của FPT.
○ FPT bán cổ phiếu cho công chúng và sử dụng doanh thu để xây dựng một nhà
máy mới.
CÂU 73: Khoản mục nào dưới đây không thuộc M1:
○ Tiền mặt ngoài ngân hàng.
○ Tiền gửi không thời hạn.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
○ Séc cá nhân.
CÂU 74: Lượng tiền M1 xấp xỉ bằng lượng tiền mặt được giữ bởi:
○ Người dân.
○ Người dân và tiền gửi có thể rút theo nhu cầu.
○ Người dân và dự trữ của các ngân hàng.
○ Người dân và các khoản ngân hàng cho vay.
CÂU 75: Trong hệ thống ngân hàng dự trữ 100%, nếu một ngân hàng nhận 500
nghìn đồng tiền mới gửi thì:
○ Bên có của ngân hàng sẽ tăng 500 nghìn đồng.
○ Bên nợ của ngân hàng sẽ tăng 500 nghìn đồng.
○ Khoản tiền ngân hàng cho vay sẽ vẫn bằng không.
○ Tất cả các câu trên đều đúng.
CÂU 76: Cở sở tiền tệ bằng:
○ Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với dự trữ của các ngân hàng.
○ Tiền mặt ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng.
○ M1.
○ Tổng tiền gửi ngân hàng.
CÂU 77: Khoản mục nào dưới đây được coi là một khoản mục nợ đối với một
NHTM?
○ Khoản tiền mà ngân hàng cho các cá nhân vay.
○ Khoản tiền mà ngân hàng cho các ngân hàng khác vay.
○ Trái phiếu mà ngân hàng mua.
○ Tiền gửi tại ngân hàng.
CÂU 78: Với giả thiết tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 20%, một ngân hàng nhận được
khoản tiền gửi 100 triệu đồng sẽ có thể:
○ Cho vay thêm 500 triệu đồng.
○ Cho vay thêm 100 triệu đồng.
○ Cho vay thêm 80 triệu đồng.
○ Cho vay thêm 20 triệu đồng.
CÂU 79: Xét một nền kinh tế không có rò rỉ tiền mặt ngoài ngân hàng. Nếu cung
tiền tăng 400 triệu đồng khi NHTW mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ, thì tỉ
lệ dự trữ thực tế của các NHTM phải là:
○ 40%.
○ 25%.
○ 4%.
○ 2,5%.
CÂU 80: Nếu như bạn tìm thấy một người có thể đổi những thứ bạn có lấy những
những thứ bạn muốn thì:
○ Cần phải có tiền để tiến hành trao đổi.
○ Việc chuyên môn hoá là điều không thể trong xã hội bạn đang sống.
○ Xuất hiện sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
○ Xuất hiện hệ thống trao đổi bằng tiền.
CÂU 81: Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
○ Là một thước đo quy ước để định giá cả.
○ Là sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu.
○ Là một thứ có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hoá khác.
○ Là một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung.
CÂU 82: Khoản mục nào dưới đây không nằm trong lượng cung tiền M2?
○ Tiền lưu hànhngoài hệ thống ngân hàng.
○ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
○ Trái phiếu chính phủ.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các cá nhân tại các NHTM.
CÂU 83: Nếu như giá cả của hàng hóa và dịch vụ được tính bằng số kg muối thì
lúc đó muối sẽ là:
○ Đơn vị hạch toán.
○ Phương tiện cất trữ giá trị.
○ Phương tiện trao đổi.
○ Tất cả các câu trên.
CÂU 84: Tiền do NHNN Việt Nam phát hành hiện nay là một ví dụ về:
○ Tiền pháp định.
○ Tiền hàng hoá.
○ Tiền có thể chuyển đổi tự do.
○ Câu 1 và 3 đúng.
CÂU 85: Khoản mục nào dưới đây kém hiệu quả nhất để chuyển sức mua từ hiện
tại đến tương lai?
○ Tiền mặt.
○ Tiền gửi không kỳ hạn.
○ Tiền gửi có kỳ hạn.
○ Trái phiếu chính phủ.
CÂU 86: Một người chuyển 10 triệu đồng từ sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng sang sổ
tiết kiệm không kỳ hạn, khi đó:
○ M1 và M2 giảm.
○ M1 giảm và M2 tăng lên.
○ M1 giảm và M2 không thay đổi.
○ M1 tăng và M2 không thay đổi.
CÂU 87: Tỉ lệ dự trữ của một NHTM là:
○ Tỉ lệ dự trữ dôi ra so với tổng tiền gửi.
○ Tỉ lệ giữa tổng lượng tiền được giữ trong két và được gửi tại NHTW so với tổng
tiền gửi.
○ Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ bằng tiền mặt được giữ trong két của ngân hàng đó so
với tổng tiền gửi.
○ Tỉ lệ giữa tổng tiền dự trữ được gửi tại NHTW so với tổng tiền gửi.
CÂU 88: Tài khoản tiền gửi có thể phát séc của bạn là:
○ Tài sản nợ của bạn và là tài sản có của ngân hàng.
○ Tài sản có của bạn và là tài sản nợ của ngân hàng.
○ Là tài sản nợ của bạn và cũng là tài sản nợ của ngân hàng.
○ Là tài sản có của bạn và cũng là tài sản có của ngân hàng.
CÂU 89: Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản cao nhất
○ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
○ Cổ phiếu.
○ Trái phiếu chính phủ.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
CÂU 90: Giả sử bạn vừa gửi 2000 USD vào một ngân hàng. Ngân hàng đó muốn
giữ dự trữ bằng 20% số tiền đó. Hỏi ngân hàng đó có thể cho vay thêm bao nhiêu
tiền?
○ 200 USD.
○ 400 USD.
○ 1800 USD.
○ 1600 USD.
CÂU 91: Bất kỳ khi nào dự trữ mong muốn lớn hơn so với dự trữ thực tế, ngân
hàng:
○ Có thể cho vay nhiều hơn.
○ Sẽ hạn chế cho khách hàng vay tiền.
○ Phá sản.
○ Có dự trữ dôi ra.
CÂU 92: Bất kỳ khi nào dự trữ thực tế lớn hơn so với mức mong muốn, ngân
hàng:
○ Có thể khuyến khích khách hàng vay nhiều tiền hơn.
○ Sẽ đi đến phá sản.
○ Sẽ phải vay tiền ở ngân hàng khác.
○ Đang trong thời điểm thu nhiều lợi nhuận.
CÂU 93: Khoản mục nào dưới đây có tính thanh khoản thấp nhất?
○ Tiền gửi có thể rút theo theo yêu cầu.
○ Bất động sản.
○ Trái phiếu chính phủ.
○ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
CÂU 94: Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ sẽ làm cho:
○ Lãi suất giảm xuống.
○ Dự trữ của các NHTM giảm xuống.
○ Lượng cung tiền tăng lên.
○ Lượng tiền mà các NHTM cho dân cư vay tăng lên.
CÂU 95: Việc NHTW mua trái phiếu chính phủ sẽ làm cho:
○ Lãi suất tăng lên.
○ Dự trữ của các NHTM (NHTM) giảm xuống.
○ Các khoản cho vay của các NHTM giảm xuống.
○ Tổng cầu tăng lên.
CÂU 96: Việc NHTW mua trái phiếu chính phủ sẽ:
○ Làm cho dự trữ của các NHTM (NHTM) giảm.
○ Làm cho các khoản cho vay của các NHTM tăng lên.
○ Là công cụ tốt để chốnglại lạm phát.
○ Thắt chặt điều kiện tín dụng.
CÂU 97: Nếu NHTW bán trái phiếu chính phủ với trị giá là 1 triệu USD thì lượng
cung tiền sẽ:
○ Giảm đi 1 triệu USD.
○ Tăng thêm 1 triệu USD.
○ Giảm nhiều hơn 1 triệu USD.
○ Tăng nhiều hơn 1 triệu USD.
CÂU 98: Biện pháp nào trong số các biện pháp dưới đây được coi là công cụ của
chính sách tiền tệ thu hẹp?
○ Giảm giá đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối.
○ NHTW khuyến khích các NHTM cho vay.
○ NHTW bán trái phiếu chính phủ.
○ NHTW mua trái phiếu chính phủ.
CÂU 99: Một chính sách tiền tệ mở rộng có thể bao gồm:
○ tăng lãi suất chiết khấu.
○ Các hoạt động thị trường mở làm giảm lãi suất.
○ Việc ngân hàng NHTW thuyết phục các NHTM thu hẹp các khoản cho vay.
○ Việc NHTW bán trái phiếu chính phủ.

You might also like