You are on page 1of 3

Bài thi giữa kì môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Họ và tên: Nguyễn Tùng Dương


MSSV: 20021107

ĐỀ BÀI: HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH SAU CỦA TƯ


TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: 1) CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN; 2) 01 CƠ SỞ
KHÁC DO BẠN LỰA CHỌN.

BÀI LÀM

Trong quá trình phát triển xã hội loài người, nhất là từ khi xuất hiện các giai
cấp và đấu tranh giai cấp, quần chúng lao động luôn luôn mơ ước được sống trong
một xã hội bình đẳng, công bằng, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Những
tư tưởng tiến bộ, nhân đạo đã hình thành và phát triển trong lịch sử nhân loại đều
mong muốn giải phóng các giai cấp cần lao khỏi ách áp bức, bất công. Chính vì
thấm nhuần những tư tưởng đó mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường
giành độc lập cho dân tộc, và từ đó đã hình thành nên những tư tưởng thể hiện ý
chí và tình yêu nước của Người. Và chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tinh thần tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại là những cơ sở hình thành rất quan trọng để tạo tiền
đề cho tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chủ nghĩa
Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của khoa học và
cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ
sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở nhiều vấn đề lý luận quan trọng, nhất là
lý luận về giai cấp - dân tộc và lý luận về chủ nghĩa xã hội. Từ chủ nghĩa yêu nước,
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và cách
mạng của học thuyết này. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã
vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Kết quả vận dụng sáng tạo
và phát triển đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, sự bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã tiếp thu sâu sắc và nhận ra chủ nghĩa, học
thuyết mà mình nhất định phải đi theo chính là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính Hồ
Chí Minh cũng đã khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Và đó cũng chính là “vũ khí không gì thay thế được” dẫn tới thắng lợi to lớn của
cách mạng Việt Nam. Thực tế cũng đã chứng minh, cho đến nay chủ nghĩa Mác -
Lênin cùng những chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò quyết định tới
quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới tại Việt
Nam bởi nó tiếp tục soi sáng những vấn đề lý luận để giải quyết kịp thời các vấn đề
thực tiễn đặt ra, đưa nước ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa phương
Đông, nhất là những tư tưởng tiến bộ trong Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng tiến bộ
của Tôn Trung Sơn. Ở đó, Người tìm thấy những yếu tố phù hợp với điều kiện của
cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng dân
chủ, tự do, bình đẳng, bác ái và cách mạng phương Tây. Từ đó, Người hướng cách
mạng Việt Nam theo những giá trị của nền văn hóa ấy.
Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn
hoá phương Đông. Người cũng đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân
chủ, nhân văn của văn hoá Phục hưng, thế kỷ Ánh sáng, của cách mạng tư sản
phương Tây và cách mạng Trung Quốc. Hồ Chí Minh được theo học chữ Nho với
các thầy vốn là những nhà Nho yêu nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng
tình cảm của Người. Trong khi tiếp thu, vận dụng những yếu tố tích cực của Nho
giáo, Người cũng đồng thời phê phán loại bỏ những yếu tố thủ cựu, tiêu cực của
nó.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên
cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình
đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc)... Người đã vận
dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù
hợp với dân tộc và thời đại mới.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí
Minh đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông, phương Tây rồi vận
dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách
quan và chủ quan, của chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng
với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết chuyển hóa sắc sảo,
tinh tế với một phương pháp học biện chứng. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành
tư tưởng của Việt Nam hiện đại.12

1 Trích báo Lao động và Nhân dân


2 Trích Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh.

You might also like