You are on page 1of 40

BÀI BÁO CÁO

NHÓM4
ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TSCĐ.

Thành viên tham gia báo cáo

Tên thành viên Nội dung thực hiện, nghiên cứu


15_2LT2_Nguyễn Thị Thu Lời nói đầu
Huyền Chương 1: Tổng quan

Lời nói đầu

Khi nói đến việc điều hành một doanh nghiệp, điều đầu tiên
xuất hiện trong đầu bạn là gì? Là tài chính, phải không? Đối với bất
kỳ doanh nghiệp nào, để hoạt động trơn tru, nó đòi hỏi sự tối ưu
dòng tiền và luồng báo cáo và thông tin phù hợp. 
Kế toán là một bộ phận quan trọng hàng đầu của hệ thống
quản lý kinh tế tài chính, đóng vai trò to lớn trong việc kiểm soát,
quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ vào tổ
chức thực hiện công tác kế toán với mục đích tạo ra một hệ thống
thông tin kế toán hiệu quả. Hệ thống đó phải hợp lý, chặt chẽ, cung
cấp thông tin trung thực, kịp thời, đáng tin cậy với kỹ thuật xử lý tiên
tiến nhất.Các nghiệp vụ kinh tế được thu nhập, lưu trữ, xử lý và báo
cáo dữ liệu qua hệ thống thông tin kế toán.
Mục lục

Lời nói đầu.....................................................................................................................1


Chương 1: Tổng quan về HTTT kế toán TSCĐ.............................................................3
I. Tổng quan về HTTT...............................................................................................3
1. Hệ thống thông tin ?.....................................................................................3
2. Hệ thống thông tin kế toán...........................................................................5
a. Khái niệm HTTT kế toán.......................................................................5
b. Chức năng của hệ thống thông tin kế toán............................................5
c. Vai trò &mục tiêu của HTTT kế toán....................................................6
d. Các yếu tố cấu thành AIS......................................................................7
e. Phân biệt hệ thống thông tin kế toán (AIS) và hệ thống thông tin quản
lý (MIS).....................................................................................................8
f. Các giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán:.................8
II. Nghiệp vụ kế toán TSCĐ.....................................................................................10
1. Nghiệp vụ kế toán?.....................................................................................10
2. Chuẩn mực kế toán là gì?...........................................................................11
3. Chuẩn mực kế toán việt nam......................................................................12
4. Chế độ kế toán là gì?..................................................................................13
5. Sự khác nhau giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán..........................13
6. Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp............................................................14
7.     Quy trình kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp..........................15
a. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ..........................................................15
b. Kế toán tăng giảm TSCĐ....................................................................16
c. Kế toán sửa chữa TSCĐ......................................................................16
Chương 2: Khảo sát Hiện trạng hoạt động nghiệp vụ..................................................17
I. Giới thiệu về Cty................................................................................................17
II. Các vấn đề trong hoạt động nghiệp vụ và giải pháp chung..............................18
1. Các vấn đề trong hoạt động nghiệp vụ.......................................................18
a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty......................................18
b. Hình thức tổ chức công tác kế toán.....................................................22
c. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định......23
d. Hệ thống chứng từ sử dụng.................................................................23
e. Hệ thống sổ và báo cáo kế toán...........................................................24
f. Quy trình hạch toán kế toán TSCĐ......................................................25
2. Đánh giá phần mềm kế toán tại công ty.....................................................25
3. Mô tả quy trình nghiệp vụ kế toán (TSCĐ) ............................................27
a. Mục tiêu nghiệp vụ:.............................................................................27
b. Liệt kê các nghiệp vụ chủ yếu liên quan TSCĐ..................................27
c. Hình thức kế toán sử dụng...................................................................34
4. Đề xuất giải pháp chung.............................................................................40

Chương 1: Tổng quan về HTTT kế toán TSCĐ

I. Tổng quan về HTTT

Nêu các định nghĩa, khái niệm, quy trình phát triển, công thức, mô
hình, công cụ, …Hay tất các các kiến thực cơ bản của tin học làm cơ
sở khoa học cho đề tài này.

1. Hệ thống thông tin ?

- Hệ thống (system) là một tập hợp các bộ phận hoạt động phụ thuộc
lẫn nhau để đạt mục đích chung.
- Tổ chức: Là tập hợp của các cá nhân ít nhất là hai người trở lên hoạt
động trong cùng một cơ cấu hướng tới việc thực hiện 1 mục tiêu
chung nào đó.
=> Sự khác biệt lớn nhất là tổ chức có sự tham gia của con người nên
nó bị nhiều yếu tố khác chi phối như lợi ích cá tính, tinh thần hợp tác.
- Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu
được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng (Theo quy định tại
khoản 3 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng 2015).
-quản lí là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ
huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một
chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp
quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định.
- Hệ thống thông tin quản lý là ngành học về con người, thiết bị và
quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin
chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức -
doanh nghiệp.
- thông tin là có thể nhận biết được, được hiểu là một thông điệp theo
cách thức cụ thể, cung cấp ý nghĩa cho dữ liệu.
- dữ liệu là nguyên liệu thô, không phân tích, không có tổ chức, không
liên quan, không bị gián đoạn được sử dụng để lấy thông tin, sau khi
phân tích.
CƠ SỞ CHO SO
DỮ LIỆU THÔNG TIN
SÁNH
Dữ liệu là các số liệu
và số liệu chưa được
Thông tin là đầu ra
tinh chỉnh và được sử
Ý nghĩa của dữ liệu được xử
dụng làm đầu vào
lý.
cho hệ thống máy
tính.
Dữ liệu là một đơn vị
Thông tin là sản
riêng lẻ chứa nguyên
phẩm và nhóm dữ
Đặc điểm liệu thô và không
liệu mang ý nghĩa
mang bất kỳ ý nghĩa
logic chung.
nào.
Nó không phụ thuộc
Sự phụ thuộc Nó dựa vào dữ liệu.
vào Thông tin.
Đặc biệt Mơ hồ Riêng.
Đo bằng các đơn vị
Đơn vị đo lường Đo bằng bit và byte. có ý nghĩa như thời
gian, số lượng, vv

- công thức là một hình thức trình bày thông tin chính xác bằng cách
dùng các biểu tượng, như trong công thức toán học hay công thức hóa
học. Trong toán học, một công thức là một thể thức xây dựng từ các kí
hiệu và sử dụng những luật quy định theo ngôn ngữ logic
- mô hình là mô phỏng cấu tạo, hoạt động của một vật khác để trình
bày, là Hình thức diễn đạt hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các
đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy. 

2. Hệ thống thông tin kế toán.

a. Khái niệm HTTT kế toán.

-Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là cấu trúc mà cơ quan hoặc doanh
nghiệp sử dụng để thu thập, tổng hợp, quản lý, lưu trữ, xử lý, truy xuất
và báo cáo dữ liệu tài chính-kế toán của mình.
-Hệ thống thông tin kế toán có thể được sử dụng bởi nhân viên kế
toán, chuyên gia tư vấn, chuyên gia phân tích kinh doanh, ban lãnh
đạo, giám đốc tài chính (CFOs), kiểm toán viên, hay các nhà quản lý
và cơ quan thuế.
- quy trình thực hiện là  trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt
động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục
tiêu cụ thể của hoạt động quản trị (quản lý và cai trị).

DỮ LIỆU->AIS->THÔNG TIN->NGƯỜI DÙNG THÔNG TIN-


>RA QUYẾT ĐỊNH

-Một hệ thống thông tin kế toán cơ bản thường bao gồm 4 thành phần
chính: con người, thủ tục và hướng dẫn, dữ liệu, phần mềm.

b. Chức năng của hệ thống thông tin kế toán

-Thu thập và lưu trữ các dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
-Xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng liên
quan như:
+Cung cấp báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp (khách hàng, nhà đầu tư, kiểm toán viên, các công ty cung cấp
dịch vụ kế toán thuế.
+Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy phục vụ cho việc
lập kế hoạch.
+Cung cấp thông tin hữu ích cho hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện kế hoạch.
+Cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác cho hoạt động điều
hành doanh nghiệp hàng ngày.
-Hỗ trợ hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp.
+Kiểm soát việc tuân thủ các quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp.
+Bảo vệ các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
+Kiểm soát hoạt động liên quan đến thông tin trong doanh nghiệp để
đảm bảo chúng luôn được xử lý một cách chính xác và kịp thời.

c. Vai trò &mục tiêu của HTTT kế toán.

Mục tiêu của hầu hết các tổ chức là cung cấp giá trị gia tăng cho
khách hàng của họ. Giá trị gia tăng có nghĩa là làm cho giá trị của sản
phẩm/dịch vụ cuối cùng lớn hơn tổng số do các bộ phận rời rạc khác
cộng lại. Nói cách khác, điều này có thể có nghĩa là:
o Làm nhanh hơn;
o Làm cho tin cậy hơn;
o Cung cấp dịch vụ tốt hơn hoặc lời khuyên hữu ích hơn;
o Cung cấp những sản phẩm mà nguồn cung hạn hẹp;
o Cung cấp các đặc trưng đã được tăng cường;
o Hướng đến khách hàng…
Hệ thống thông tin kế toán có vai trò là bộ phận sản xuất ra
thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Thông tin phải có chất lượng
cao và phải với chi phí có được các thông tin ở mức thấp nhất. Các
đặc tính đo lường tính hữu ích của thông tin: 
Phù hợp (Relevance); 
Tin cậy (Reliability); 
Đầy đủ (Completeness); 
Kịp thời (Timeliness); 
Có thể hiểu được (Understandability); 
Có thể kiểm chứng (Verifiability); 
Có thể tiếp cận (Accessibility).

d. Các yếu tố cấu thành AIS.

Một hệ thống thông tin kế toán Một AIS có thể là hệ thống kế


toán thủ công với bút mực, chứng từ, sổ sách… hệ thống kế toán với
máy tính; hệ thống kết hợp kế toán thủ công và kế toán máy. Bất kỳ
hệ thống nào được sử dụng cũng bao gồm các công việc thu thập, lưu
trữ, xử lý… (sản xuất thông tin)
-Một AIS sử dụng kế toán máy bao gồm các thành phần sau:
o Nhân sự: người điều khiển hệ thống và thực hiện các chức năng
khác nhau;
o Các trình tự, thủ tục sử dụng trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ
thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp (Lưu đồ);
o Dữ liệu về tổ chức và quá trình xử lý;
o Phần mềm để xử lý dữ liệu của tổ chức;
o Trang thiết bị công nghệ;
o Kiểm soát nội bộ và các phương thức an toàn tài liệu.
=>Lưu ý rằng, công nghệ chỉ đơn giản là một công cụ để khởi tạo,
duy trì, hoặc hoàn thiện một hệ thống.
Sáu (6) thành phần nêu trên sẽ đảm bảo cho AIS thực hiện được
chức năng: 
+Thu thập và lưu trữ về các hoạt động của doanh nghiệp, các nguồn
lực và nhân sự liên quan.
+Chuyển đổi dữ liệu sang thành thông tin hữu ích cho người sử dụng
để đưa ra các quyết định kinh doanh. 
+ Cung cấp các cách thức kiểm soát và an ninh về tài sản, về thông tin
nhằm làm cho dữ liệu luôn sẵn có, chính xác, và tin cậy.

e. Phân biệt hệ thống thông tin kế toán (AIS) và hệ thống thông tin
quản lý (MIS)

o Hệ thống thông tin kế toán xử lý những nghiệp vụ tài chính như


doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phi tài chính nhưng có ảnh
hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính, ví dụ việc
bổ sung danh sách người mua, người bán.
o Hệ thống thông tin quản lý xử lý những nghiệp vụ mà thường không
thuộc hệ thống thông tin kế toán truyền thống, ví dụ theo dõi sự phàn
nàn của khách hàng, phản ứng của khách hàng…

f. Các giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán:

1960s 1970-1980 1980

+Giai đoạn 1, đầu những năm 1960, hệ thống thông tin chưa phát
triển, IT mới chỉ sử dụng vào một số nghiệp vụ hoặc đối tượng có sự
tính toán nhiều. Giai đoạn này chưa có sự gắn kết giữa dữ liệu và
chương trình xử lý.
+ Giai đoạn 2, vào những năm 1970 – 1980
o Phạm vi áp dụng IT vào kế toán được mở rộng, cung cấp một số
thông tin hữu ích bên cạnh các thông tin tài chính (truyền thống).
o Ứng dụng IT vào một số vùng xử lý khác như sản xuất, marketing.
o Chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin lớn hơn và mang lại hiệu
quả cao hơn.
o Database và mạng ra đời. Sự độc lập dữ liệu và chương trình cao. 
+Giai đoạn 3, cuối những năm 1980
o Sử dụng phổ biến hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
o Mô hình tổ chức kế toán được xây dựng một cách rõ ràng.
o Hệ thống mạng máy tính được áp dụng và dần phát triển nhanh. 
-Các mức độ ứng dụng IT trong kế toán:
o Xử lý bán thủ công: Máy tính trợ giúp kế toán – Excel.
o Tự động xử lý kế toán, theo đó chứng từ giấy, nhập dữ liệu từ
chứng từ vào máy, tự động xử lý số liệu, tạo báo cáo cần thiết, dữ liệu
không được chia sẻ ra bên ngoài phòng kế toán.
o Tự động hoạt động quản lý (ERP: Enterprise Resource Planning
System) 
+Sử dụng mạng máy tính xử lý. 
+Tích hợp các chức năng kế toán, marketing, nhân sự, sản xuất,
lập kế hoạch… 
+Các phần mềm quản lý đều có thể chia sẻ dữ liệu. Các phòng
ban đều có thể chia sẻ dữ liệu với các phòng ban, bộ phận khác trong
doanh nghiệp. 
+Dữ liệu được nhập từ nhiều nguồn: Bộ phận, kế toán, hệ thống
nhập liệu thông thường, mạng EDI, chứng từ điện tử.
II. Nghiệp vụ kế toán TSCĐ

Nêu các định nghĩa, khái niệm, phương pháp kế toán, quy trình hạch
toán các nghiệp vụ, công thức, sơ sồ, hồ sơ kế toán sử dụng, …Tất các
các kiến thức cơ bản của kế toán và các quy định của chế độ kế toán
làm cơ sở để nghiên cứu đề tài này.

1. Nghiệp vụ kế toán?

-Nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định
mà ứng viên/ nhân sự tại một vị trí nào đó nên có để hoàn thành tốt
những nhiệm vụ công việc được giao.
- kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông
tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh
nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…
-Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý
kinh tế. (đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của
tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và
nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.)
-Phương pháp tài khoản kế toán là một phương pháp kế toán nhằm
phần loại đối tượng kế toán thành các đối tượng cụ thể chi tiết, từ đó
theo dõi một cách có hệ thống về tình hình hiện có cùng những biến
động về đối tượng kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác
quản lý.
-Nghiệp vụ kế toán là công việc hàng ngày phải thực hiện của người
làm kế toán. Bao gồm các hoạt động: thu/chi tiền bán hàng hóa, kê
khai thuế, báo cáo tài chính, nhập/xuất quỹ tiền mặt…
- thông tin kế toán là thông tin kinh tế, tài chính với thước đo chủ
yếu& bắt buộc là thước đo tiền tệ.
-kì kế toán là thời gian kế toán thu nhận ,xử lí& cung cấp thông tin về
các hoạt động kinh tế-tài chính của đơn vị xảy ra trong khoảng thời
gian đó.
- báo cáo tài chính là sản phẩm của quy trình kế toán là phương tiện
chủ yếu để truyền đạt thông tin kế toán đến các đối tượng sd thông tin,
phục vụ cho việc ra quyết định.
-Quy trình kế toán là tổng hợp các bước và công việc của kế toán liền
kề, Được áp dụng theo trật tự nhất định, có mối liên hệ giữa các phòng
ban, tổ chức, Và được quy đổi theo mức độ quan trọng, quyền hạn và
trách nhiệm nhất định.

- các nguyên tắc cơ bản của khoa học kế toán:


+ nguyên tắc là cơ sở cho việc tính giá: NT giá gốc, giá thị
trường,giá thaaps hơn giá gốc &giá thị trường
+nguyên tắc là cơ sở ghi nhận, đo lường thu nhập , chi phí,kết quả:
NT kế toán tiền,dồn tích,phù hợp, trọng yếu,khách quan,nhất
quán,thận trọng
Giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục.
-báo cáo tài chính gồm 4 loại báo cáo : CCĐKT,BC KQHĐKD, BC
LCTT, THUYẾT MINH BCTC.

2. Chuẩn mực kế toán là gì?

– Chuẩn mực kế toán là tập hợp những nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản
để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép và phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp, tổ chức.
– Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
+ Mục đích của chuẩn mực
+ Phạm vi của chuẩn mực
+ Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
+ Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp,
các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính.

3. Chuẩn mực kế toán việt nam

Hệ thống chuẩn mực kế toán VAS


Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các
chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Từ năm 2000 đến 2005 Bộ
Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực theo nguyên tắc vận dụng có
chọn lọc thông lệ quốc tế. Phù hợp với đặc điểm kinh tế và trình độ
quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành.
Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán tại Việt Nam?
Tổng cộng có 26 chuẩn mực kế toán được ban hành bao gồm:
1.   Chuẩn mực chung
2.   Hàng tồn kho
3.   Tài sản cố định hữu hình
4.   Tài sản cố định vô hình
5.   Bất động sản đầu tư
6.   Thuê tài sản
7.   Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
8.   Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
9.   Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
10.   Hợp nhất kinh doanh
11.   Doanh thu và thu nhập khác
12.   Hợp đồng xây dựng
13.   Chi phí đi vay
14.   Thuế thu nhập doanh nghiệp
15.   Các khoản dự phòng
16.   Hợp đồng bảo hiểm
17.   Trình bày báo cáo tài chính
18.   Báo cáo tài chính của các ngân hàng
19.   Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
20.   Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
21.   Báo cáo tài chính hợp nhất
22.   Thông tin về các bên liên quan
23.   Báo cáo tài chính giữa niên độ
24.   Báo cáo bộ phận
25.   Thay đổi chính sách kế toán
26.   Lãi trên cổ phiếu

4. Chế độ kế toán là gì?

-Chế độ kế toán là tổng hợp những quy định và hướng dẫn về kế


toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan
quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà
nước về kế toán ủy quyền ban hành.
Ví dụ với Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ thì phải áp
dụng theo văn bản pháp luật tại Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc
Chế độ kế toán doanh nghiệp thì áp dụng văn bản pháp luật tại
Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực
hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

5. Sự khác nhau giữa chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

+Chế độ kế toán là quy định cách hoạch toán, các biểu mẫu, các công
việc cụ thể để lên bctc
Ví dụ :Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thông tư
133/2016/TT-BTC
Điều 6-quy định :. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng
ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định
lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết
định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán,
doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

+Chuẩn mực kế toán là đề ra các phương pháp các định hướng ,nội
dung định nghĩa ,quy định chung, cách gọi tên tài khoản
Ví dụ :Ngày 31/12/2001 ban hành 4 chuẩn mực

6. Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.

-Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp được hiểu đơn giản là
những nghiệp vụ của kế toán liên quan đến tài sản cố định.

+TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất do


doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
+TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất
nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng
khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
+TSCĐ thuê tài chính: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp có
được thông qua hoạt động thuê tài chính (trường hợp thuê tài sản bên
cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu tài sản cho bên thuê, quyền sở hữu tài sản có thể chuyển
giao vào cuối thời hạn thuê).

7.     Quy trình kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định trong doanh
nghiệp thì điều quan trong là cần nắm vững được quy trình kế toán
tài sản cố định. Cụ thể quy trình đó như sau:

a. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ

-        Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ,
các chứng từ gồm:
  + Biên bản bàn giao TSCĐ                                                  
   + Biên bản thanh lý TSCĐ                                                    
   + Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL đã hoàn thành                
   + Biên bản kiểm kê TSCĐ                                                   
   + Biên bản đánh giá lại TSCĐ                                               
   + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ                              
-   Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử
dụng nhằm xác định trách nhiệm sử dụng và bảo quản, góp phần nâng
cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng. Tại nơi sử dụng các phòng ban,
phân xưởng sẽ sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi
trong phạm vi bộ phận quản lý.
- Tổ chức kế toán tài sản cố định chi tiết tại bộ phận kế toán: Bộ phận
kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “Sổ TCSĐ” toàn doanh nghiệp để
theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ.
+ Thẻ TCSĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của
doanh nghiệp. Thẻ được thiết kế để phản ánh các chỉ tiêu chung về
TSCĐ, nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại đồng thời theo dõi được
tình hình tăng giảm.
+ Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn
TSCĐ toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng 1 sổ hoặc
một số trang sổ.

b. Kế toán tăng giảm TSCĐ

 Tăng TSCĐ
TSCĐ tăng do các trường hợp mua mới, nhận góp vốn, điều chuyển từ
đơn vị cấp trên, tăng do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hoặc do
đánh giá lại TSCĐ. Kế toán phản ánh trên các tài khoản: 211,212,
213,

 Giảm TSCĐ
Tài sản sử dụng ở các doanh nghiệp giảm do các nguyên nhân: thanh
lý khi hết hạn sử dụng, nhượng bán lại cho đơn vị khác, góp vốn liên
doanh… kế toán phải lập các chứng từ ban đầu hợp lệ, hợp pháp.
 Khấu hao TSCĐ
- là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra.
=> Đây là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số
vốn đã đầu tư mua sắm để sử dụng nên được hiểu như một lượng giá
trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích.

c. Kế toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tính chất, mức độ hao mòn và
hư hỏng của TSCĐ rất khác nhau nên tính chất và quy mô của việc
sửa chữa được chia thành 2 loại
 Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng
 Sửa chữa lớn
Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư
hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật. Thời gian sửa chữa lớn
thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều do vậy doanh nghiệp
phải lập kế hoạch, dự toán.

Chương 2: Khảo sát Hiện trạng hoạt động

nghiệp vụ

I. Giới thiệu về Cty

Tên công ty: CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
HÒA BÌNH

- Địa chỉ: Tử Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội


- Ngày bắt đầu thành lập : 19/08/1998
- Mục tiêu hoạt động: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, phát triển
và mở rộng thị trường
- Mô hình hoạt động: hoạt động theo các tổ chức, phòng ban.
-NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Thanh trì hiện đang kinh doanh
các ngành nghề :
Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan (Ngành chính)
Mã số thuế 0100736153
Địa chỉ Thôn Văn điển ,Xã tứ hiệp - - Huyện Thanh Trì - Hà Nội.

Người đại diện Đỗ Văn Tuyến


Điện thoại 8615459
Ngày hoạt động 1995-12-08
Quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hà Nội

II. Các vấn đề trong hoạt động nghiệp vụ và giải pháp chung

1. Các vấn đề trong hoạt động nghiệp vụ.

a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty :

 Chức năng từng phòng ban kế toán


Kế toán trưởng:
  Người giữ vai trò chủ chốt trong phòng kế toán của mọi doanh
nghiệp. Kế toán trường cần tổ chức kế hoạch làm việc sao cho phù h
ợp với tình hình và bàn giao cho các kế toán viên thực hiện.
 Tổ chức việc kiểm kê tài sản, dòng tiền cũng như các nguồn tài
sản khác có hệ trọng đến hoạt động buôn bán hoặc lợi quyền của doa
nh nghiệp.
Bảo đảm tính hợp pháp, tính kịp thời và tính chuẩn xác trong vi
ệc lập sổ sách tài liệu kế toán, tính tình giá thành sản phẩm, mức lươ
ng, các bút toán tính thuế, bảo hiểm, công nợ với chủ đầu tư, khách h
àng, nhà băng cũng như các đối tác buôn bán khác.
Kiểm soát quy trình lập tài liệu sổ sách, các bút toán tính sổ, cá
c quy trình kiểm kê tài sản, điều tra các bẩm nguồn tài chính, bảng c
ân đối kế toán cũng như các tài liệu khác có liên hệ của doanh nghiệ
p và của các bộ phận, chi nhánh đơn vị.
Kế toán vốn bằng tiền:
 Lập chứng từ thu - chi cho các khoản thanh toán của công ty đố
i với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các s
ổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với s
ổ quỹ.
Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng
ngày và cuối tháng. Theo dõi các khoản tạm ứng. Tiếp nhận các chứ
ng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ.
Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, BHXH, BH
YT, chênh lệch tỷ giá.
Kế toán phải theo dõi sát sao lưu chuyển tiền tệ qua việc thu chi
trong TK 111 (tiền mặt) và TK 112 (tiền gửi ngân hàng) nhằm tránh
phát sinh sai sót và giữ cho số tiền luôn đồng nhất giữa sổ kế toán tiề
n mặt và tiền gửi ngân hàng với sổ của thủ quỹ và sổ phụ ngân hàng.
Khi số tiền ghi trong các sổ này có sự chênh lệch, kế toán phải tìm hi
ểu ngay nguyên nhân để có những điều chỉnh kịp thời.
Kế toán vật tư:
Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng
hoá về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty.
Định kỳ phải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng
hợp nhập - xuất - tồn kho sản phẩm, vật tư, hàng hoá vào cuối tháng.
Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn kho các loại vật tư.
Áp dụng được những phương thức vào trong công việc một
cách chính xác và tuân thủ đúng nguyên tắc trong xuất nhập kho.
Xử lý kịp thời quá trình vật liệu thiếu, tồn kho, kém chất lượng
để có thể đảm bảo được quá trình sử dụng vật liệu hiệu quả.
Lập báo cáo kế toán thường xuyên báo cáo lại với quản lý
doanh nghiệp để nắm được tình hình hoạt động trong xuất nhập kho.
Kế toán tiền lương:
Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có
và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử
dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các
khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người
lao động, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất
kinh doanh.
Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình
sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
Kế toán tài sản cố định:
Kế toán phản ánh, theo dõi kịp thời số hiện có, tình hình biến
động của Tài sản, đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng
đúng mục đích có hiệu quả.
Phải lập hồ sơ cho mọi Tài sản trong doanh nghiệp: biên bản
giao nhận, hoá đơn mua Tài sản và các chứng từ khác có liên quan
Phản ánh giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng, tham gia lập
kế hoạch sửa chữa Tài sản, kiểm kê, đánh giá định kỳ Tài sản trong
những trường hợp cần thiết.
Kế toán chi phí giá thành (kế toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm xây lắp):
Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản phẩ
m thực tế phát sinh.
Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao v
ụ hoàn thành của doanh nghiệp.
Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng c
ông tác xây dựng đã hoàn thành, định kỳ kiểm kê và đánh giá khối l
ượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từn
g công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản
xuất…trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sả
n xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời
các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho
yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
Kế toán doanh thu bán hàng:
Ghi chép đấy đủ kịp thời khối lượng thành phẩm hàng hoá dịc
h vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàn
g đã bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và các kh
oản chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.
Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình
bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả, phục vụ cho việc lậ
p báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp…
Kế toán công nợ:
Tính toán, ghi chép, phản ánh một cách kịp thời, chính xác, đầy
đủ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo từng đối tượng.
Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ,
các quy định về quản lý những khoản nợ phải thu, nợ phải trả. Tổng
hợp cũng như xử lý nhanh những vấn đề về tình hình công nợ hiện đ
ang trong hạn, đang đến hạn, quá hạn hoặc nhưng công nợ có khả nă
ng khó thu, khó trả, ... Để từ đó giúp quản lý công nợ được tốt hơn, g
óp phần cải thiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp hiệu quả
và ổn định.
Kế toán thuế:
Cập nhật chứng từ kế toán thuế, phản ánh, hạch toán, ghi chép
đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kế toán phát sinh vào sổ
sách kế toán của công ty.
Là người thực hiện các báo cáo thuế để làm cầu nối giúp các cơ
quan nhà nước nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp
của cả nước để nắm bắt được tình hình và sự phát triển chung của
nền kinh tế. Từ đó có chính sách, chương trình hỗ trợ và thúc đẩy
nền kinh tế và sự phát triển phù hợp.
Giúp nhà nước quản lý được nghĩa vụ đóng thuế hằng năm.
Thủ quỹ:
Là người giữ tiền mặt của công ty, căn cứ vào chứng từ Thu-
Chi của Kế toán chuyển qua thể thi hành, chịu trách nhiệm trước kế
toán trưởng và giám đốc Chi nhánh về việc quản lý tiền mặt VN,
tiền mặt ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và các giấy tờ khác như: trái
phiếu, cổ phiếu, hối phiếu,.... của Công ty... Kiểm tra nội dung trên
phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu hoàn tiền tạm
ứng,...chính xác về thông tin. Định kỳ kiểm kê quỹ phục vụ cho
công tác kiểm kê quy định.
Kế toán tổng hợp:
Ghi chép vào sổ tổng hợp, lập bảng cân đối kế toán và các báo c
áo thuộc phần việc do mình phụ trách và một số báo cáo chung khôn
g thuộc nhiệm vụ của các bộ phận trên kể cả báo cáo điều tra, ước tí
nh. Kiểm tra lại tính chính xác, trung thực của các báo cáo của xí ng
hiệp trước khi giám đốc ký duyệt.
Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân tích hoạt động kinh tế củ
a đơn vị.
Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán – thống kê, thôn
g tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận, cơ quan có liên qu
an.
b. Hình thức tổ chức công tác kế toán

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ sách :VNĐ

+ Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

+ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp đích danh.

+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : theo
tỷ giá ngân hàng báo tại thời điểm hạch toán (tỷ giá thực tế)

+ Niên độ kế toán áp dụng tại công ty từ ngày 01/01/N đến 31/12/N


theo năm dương lịch

+ Công ty đã áp dụng công cụ hỗ trợ kế toán excel vào hạch toán.

c. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định

Kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp th


eo thông tư 200/2014/TT-BTC và vận dụng cho phù hợp với đặc điể
m sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hạch toán vật tư công ty sử dụng các tài khoản:
TK 211: TSCĐ hữu hình

TK 213 TSCĐ vô hình

TK214: Hao mòn TSCĐ

TK241(2413):

TK 331: Phải trả người bán

TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

TK 412: Chênh lệch đánh giá lại tài sản


Các TK liên quan: 111,112,133(1332),152,153,335, 627, 641, 64
2

d. Hệ thống chứng từ sử dụng

 Chứng từ kế toán liên quan đến tiền mặt.


Liên quan đến tiền mặt ghi sổ cái tài khoản 111 bao gồm các l
oại chứng từ kế toán như:
-Phiếu thu (01-TT)

-Phiếu chi (02-TT)


-Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT)
-Biên lai thu tiền (06-TT)
-Bảng kiểm kê quỹ tiền VNĐ (08a-TT)
-Bảng kiểm kê quỹ ngoại tệ (08b-TT)
-Bảng kê chi tiền (09-TT)
 Chứng từ liên quan đến mua bán hàng .
Phiếu nhập kho (01-VT),phiếu xuất kho (02-VT), hóa đơn giá trị gia
tăng đầu vào/ đầu ra, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản kiểm kê
hàng hóa
 Chứng từ liên quan đến doanh thu , chi phí hoạt động kinh doanh
Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được
kế toán phản ánh và ghi sổ trên các tài khoản số hiệu loại 5 (511,
515, 521) và loại 6 (611, 621, 622, 623, 627, 631, 632, 635, 641,
642).
Khi hạch toán kế toán đã căn cứ vào các phiếu kế toán (phiếu thu,
phiếu chi…), hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.
=>> tất cả hóa đơn chứng từ trên doanh nghiệp/công ty đều sử dụng
là hóa đơn chứng từ trên giấy. Chúng được sử dụng lưu trữ trong các
tập hồ sơ kho lưu trữ DL giấy.

e. Hệ thống sổ và báo cáo kế toán

Sổ kế toán
Báo cáo kế toán

f. Quy trình hạch toán kế toán TSCĐ

+ TSCĐ hữu hình như nhà cửa, vật kiến trúc : là TSCĐ của DN
được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như làm việc , nhà
kho, xưởng sản xuất, cửa hàng,…
+ TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm:
Nguyên giá TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua là trả ngay
tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền là phải thanh
toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh
doanh theo kì hạn thanh toán. Trừ khi số chênh lệch đó được tính
vào nguyên giá TSCĐ vô hình theo quy định chuẩn mực kế toán “chi
phí đi vay”
+ TSCĐ vô hình quyền sử dụng đất có thời hạn
+ TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi
+TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc biếu tặng
Ngoài các nguyên giá TSCĐ vô hình trên thì còn có nguyên giá
TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp . Bao gồm tất cả
các chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp
lý và nhất quán các khâu thiết kế, xây dựng sản xuất thử nghiệm đến
chuẩn bị đưa tài sản đó và sử dụng theo dự tính

2. Đánh giá phần mềm kế toán tại công ty

 Về tổ chức bộ máy kế toán, vật chất, con người


Ưu điểm:
-Dễ tổ chức thực hiện.
-Đơn giản, không yêu cầu sự hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ quá
chuyên sâu khi làm việc.
-Nhóm lao động nghề kế toán thủ công tiềm năng luôn sẵn có. Dễ
đào tạo tuyển dụng.

Nhược điểm :
-Hệ thống bộ máy kế toán rắc rối, nhiều lỗi mất thiếu DL về
chứng từ gây thiệt hại thất thoát.
-Mất thêm chi phí để trả lương cho phòng ban kế toán-> chưa
tốt ưu tổ chức quản lí.
-Dễ mất DL, mất khả năng kiểm soát tuyệt đối TSCĐ của công
ty/DN.
-Tổ chức, quản lí kém hiệu quả , mất mát dữ liệu làm mất tính
tuyệt đối->báo cáo tài chính không chính xác-> dễ đưa ra những
quyết định sai lầm.

 Hình thức kế toán áp dụng


Ưu điểm :
-Vì sử dụng excel trong kế toán, nên công ty/ DN tốn ít chi
phí.
-Phổ biến, đễ thực hiện nhập liệu, kí và viết sổ sách viết chứng
từ giấy
Nhược điểm:
- thủ công, không có tính bảo mật->đễ mất DL
 Các chứng từ , sổ sách kế toán sử dụng
Ưu điểm :
-Chứng từ giấy dễ lập kí giấy , dễ thao tác với mọi đối tượng.
Nhược điểm :
-Dễ mất, hỏng do chất liệu là giấy và mất thời gian mất không
gian.

3. Mô tả quy trình nghiệp vụ kế toán (TSCĐ) (áp dụng tại

Công ty thực tập)

a. Mục tiêu nghiệp vụ:

-Ghi chép ,phản ánh tổng hợp số liệu 1 cách đầy đủ ,kịp thời về số
lượng ,hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có,tình hình tăng ,giảm và di
chuyển TSCĐ ,kiểm tra việc bảo quản,bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ
-Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản
xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ quy
định
-Lập dự toán sửa chữa lớn TSCĐ
-Kiểm kê và đánh giá TSCĐ theo quy định nhà nước ,lập báo cáo về
TSCĐ của doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình trang bị ,huy
động,bảo quản và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
của TSCĐ.
b. Liệt kê các nghiệp vụ chủ yếu liên quan TSCĐ.

 Mua sắm TSCĐ.

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ


Ngày 15/05/2003 Mẫu số 01/GTKT-3L
Đơn vị bán hàng : Nhà máy Hải Dương Số: 34255
Địa chỉ: 37 Đường Hồ Chí Minh TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Đơn vị mua:Công ty KTCT Thủy Lợi Hoà Bình
Địa chỉ :Tứ Hiệp- Thanh Trì
STT Tên hàng bán Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy nổ ch 01 7.800.000 7.800.000s

Phó giám đốc Kế toán trưởng Người giao Người nhận

HÓA ĐƠN THUẾ GTGT


Ngày 30/02/2003 Mẫu số 01/GTKT-3LL
Đơn vị bán hàng : Nhà máy Hải Dương
Địa chỉ: 37 Đường Hồ Chí Minh TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Số điện thoại: 0320 3852 314
STT Tên hàng bán Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy nổ ch 01 7.800.000 7.800.000

Cộng tiền hàng 7.800.000


Thuế suất GTGT 10% 780.000
Tổng cộng tiền thanh toán 8.580.000
Số tiền bằng chữ: Tám triệu năm trăm tám mươi nghìn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

Kế toán định khoản:


Nợ TK 211: 7.800.000
Nợ TK 133: 780.000
Có TK 111: 8.580.000

 Sửa chữa bảo hành nâng cấp


*Trích số liệu ngày 27/08/2003, sửa chữa nâng cấp nhà văn phòng
Công ty, chi phí sửa chữa là 11.200.000 ( gồm cả thuế VAT 10%)
cấp trên đã duyệt.
-Kế toán ghi số
Nợ TK 2113:10.200.000
Nợ TK 1332: 1.020.000
Có TK 111:11.220.000
-Chi tăng nguyên giá
Nợ TK 211: 10.200.000
Có TK 2413 : 10.200.000
*Trích số liệu ngày 15/3/2003 đại tu máy bơm, gía dự toán:
35.000.000. Nhưng chi phí phát sinh thực tế: 38000.000đ. Công ty
trình duyệt cấp trên để duyệt. Cấp trên duyệt với giá 37.000.000đ,
Công ty hạch toán
1. Nợ TK 241 : 38.000.000
Có TK 111, 112 : 38.000.000
2.Nợ TK 627 : 38.000.000
Có TK 335 : 38.000.000
3.Công ty chỉ được cấp trên duyệt sửa chữa lớn ở
mức :37.000.000đ,do đó kế toán công ty ghi
Nợ TK 1381 : 1.000.000
Có TK 241:1.000.000
4.Nợ TK 335 :37.000.000
Có TK 241:37.000.000
5.Nợ TK 331 : 1.000.000
Có TK 241:1.000.000
(Thuê ngoài nhưng công ty chưa trả hết)
 Hạch toán,phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Căn cứ để kế toán tính khấu hao tài sản cố định là chế độ quản lý
khấu hao tài sản cố định ban hành theo quyết định số 507 của Bộ Tài
Chính
Hiện nay TSCĐ của công ty được tính khấu hao theo tỷ lệ
sau
+ Máy móc, thiết bị 13%/năm
+ Phương tiện vận tải 15%/năm
+ Nhà cửa 7% đến 8%/năm.
+ Thiết bị văn phòng 13%/năm
+ TSCĐ khác, công trình 6% - 8% năm .Hàng tháng công ty tiến
hành tính giá thành nên cũng đồng thời tính khấu hao. Tuy nhiên
việc tính khấu hao vẫn dựa trên cơ sở: TSCĐ tăng giảm trong tháng
thì tháng sau mới tính và trích khấu hao họăc thôi không trích khấu
hao.

Hàng tháng kế toán tính khấu hao bằng công thức:


Hạch toán,phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Căn cứ để kế toán tính khấu hao tài sản cố định là chế độ quản lý khấu
hao tài sản cố định ban hành theo quyết định số 507 của Bộ Tài Chính
Hiện nay TSCĐ của công ty được tính khấu hao theo tỷ lệ sau
+ Máy móc, thiết bị 13%/năm
+ Phương tiện vận tải 15%/năm
+ Nhà cửa 7% đến 8%/năm.
+ Thiết bị văn phòng 13%/năm
+ TSCĐ khác, công trình 6% - 8% năm .Hàng tháng công ty tiến hành
tính giá thành nên cũng đồng thời tính khấu hao. Tuy nhiên việc tính
khấu hao vẫn dựa trên cơ sở: TSCĐ tăng giảm trong tháng thì tháng sau
mới tính và trích khấu hao họăc thôi không trích khấu hao.

Hàng tháng kế toán tính khấu hao bằng công thức:

Mức khấu hao Mức khấu Mức khấu hao Mức khấu hao
TSCĐ trong ¿ hao cơ bản + cơ bản tăng - cơ bản giảm
tháng này tháng trước trong tháng trong tháng
Trong đó

Bảng tính và phân bổ khấu hao do kế toán tài sản cố định lập vào
cuối tháng làm cơ sở cho việc tính khấu hao vào chi phí.
Cụ thể việc tính khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện như
sau:
Tháng 02 năm 2003 công ty mua một máy nổ cho chi nhánh Kim
Bồi có nguyên giá trị là 7.800.000 đồng, việc tính khấu hao được
tính như sau:

Mức khấu hao tháng = 7.800.000 ∗13 %


12 tℎáng ¿ 84.500
Bắt đầu từ tháng 3 kế toán hạch toán như sau :
Nợ TK 627 : 84.500
Có TK 214 : 84.500
Hàng tháng căn cứ vào thẻ TSCĐ ,kế toán ghi sổ tổng hợp khấu
hao TSCĐ (trích sổ tổng hợp khấu hao TSCĐ tháng 3/2003)
Từ bảng phân bổ khấu hao kế toán vào nhật ký chứng từ
 Đánh giá lại TSCĐ

Cùng với việc hạch toán TSCĐ hàng năm theo định kì ,công ty tiến
hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ vào đầu mỗi năm hạch toán.Trước
mỗi đợt kiểm kê,công ty lập ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại
TSCĐ ,tập trung bồi dưỡng cán bộ ,xác định đối tượng kiểm kê
chính xácccó phân tổ theo địa điểm sử dụng), chuẩn bị biểu mẫu báo
cáo, dự trữ kinh phí Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ chuẩn bị
chứng từ, sổ sách và các tài liệu có liên quan để chuẩn bị cho công ty
tổng hợp số liệu sau khi tiến hành kiểm kê đánh giá lại TSCĐ cùng
với hệ thống biểu mẫu báo cáo. Khi tiến hành kiểm kê, ban chỉ đạo
kiểm kê đánh giá bị TSCĐ của công ty có nhiệm vụ lập biên bản
kiêm kê đánh giá lại TSCĐ. Kết quả kiểm kê đánh giá lại TSCĐ vào
bảng kiểm kê đánh giá lại TSCĐ và bảng tổng hợp kiểm kê đánh giá
lại TSCĐ. Kết quả kiểm kê đọc xử lý theo đúng chế độ kế toán đã
nêu , mặt khác đọc phân tích để phục vụ cho công tác quản lý TSCĐ
của công ty.
 Thanh lý

Kế toán căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ để ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 214 :15. 299. 400


Nợ TK 811 : 16. 391. 124
Có TK 211 : 31. 690 524
Căn cứ phiếu chi số 125 về số tiền chi phí thanh lý tài sản cố định kế
toán ghi
Nợ TK 811:12. 000. 000
Có TK 111: 12.000.000
Căn cứ vào phiếu thu về số tiền thu do thanh lý tài sản có định, kể
tóan ghi:
Nợ TK 111 : 27. 500.000
Có TK 711 : 25. 000. 000
Có TK 333 : 2.500.000

c. Hình thức kế toán sử dụng

o Chứng từ:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21/11/2003 Mẫu số 02-BH
Đơn vị : Công ty KTCT thủy lợi Hòa Bình
Địa chỉ : Tứ Hiệp -Thanh Trì
Họ và tên đơn vị mua:Cty kinh doanh máy móc và thiết bị
Địa chỉ :Phan Đình Phùng
Xuất kho : Thanh lý
Hình thức thanh toán :Chuyển khoản
Đơn vị: đồng
STT Tên hàng hóa Mã số Số lượng Thành tiền
1 Máy bơm 1000m /h 3
05 01 19.922.000
2 Máy bơm 450m /h3
06 01 5.940.000
3 Máy bơm 07 01 7.163.000
Tổng cộng 33.025.000
Số tiền bằng chữ: Ba mươi ba triệu không trăm hai lăm nghìn
Người lập phiếu Khách hàng Thủ trưởng đơn vị
Thủ kho

HÓA ĐƠN THUẾ GTGT


Ngày 21/11/2003 Mẫu số 01/GTKT-3LL
Đơn vị bán hàng : Công ty KTCT thủy lợi Hòa Bình
Địa chỉ : Tứ Hiệp -Thanh Trì
Họ và tên đơn vị mua:Cty kinh doanh máy móc và thiết bị
Địa chỉ :Phan Đình Phùng
STT Tên hàng hóa Đơn vị Mã số Số lượng Thành tiền
tính
1 Máy bơm cái 05 01 19.922.000
1000m /h 3

2 Máy bơm cái 06 01 5.940.000


450m /h3

3 Máy bơm cái 07 01 7.163.000

Cộng tiền hàng 33.025.000


Thuế suất GTGT 10% 3.302.500
Tổng cộng tiền thanh toán 36.327.500
Số tiền bằng chữ:Ba mươi sáu triệu ba trăm hai bảy nghìn năm trăm
đồng
Người lập phiếu Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng
o sổ sách
o Hệ thống tài khản sử dụng
o Quy trình hạch toán
o Quy tắc xử lý nghiệp vụ trong lập chứng từ, ghi sổ và lập báo
cáo,…

You might also like