You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


___________________________________

BÁO CÁO CHIÊM NGHIỆM VÀ KẾ HOẠCH ÁP


DỤNG SAU KHÓA HỌC TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ
KHỞI NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Trần Đoàn Hải Yến

Mã SV : 20041540

Khoa : Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp

Giáo viên hướng dẫn : Lưu Thị Nam Hà

1
MỤC LỤC

Trang
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN VỀ TỔNG THỂ KHÓA HỌC

1. Cảm nhận chung về môn học ……………………………………… 3


2. Những hoạt động của khóa học ……………………………………. 4

PHẦN 2 : GIÁ TRỊ MÔN HỌC MANG LẠI VÀ KẾ HOẠCH ÁP DỤNG

1. Giá trị môn học mang lại + KH áp dụng …………..………………. 10


2. Thông điệp cho tương lai……………………………………………. 12

PHẦN 3 : TỔNG KẾT …………………………………………………… 13

2
PHẦN 1 : ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN VỀ TỔNG THỂ KHÓA HỌC

1. Cảm nhận chung về môn học

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn nhà trường, các thầy cô và các anh chị trợ giảng đã tạo
điều kiện, cho chúng em được trải nghiệm những khóa học vô vùng ý nghĩa. Khóa học
Tư duy Sáng tạo và Khởi nghiệp được thiết kế dành cho các bạn sinh viên năm 2 hệ
CLC trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thời đại 4.0 này, khi
hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn không ngừng phát triển thì việc đưa môn học Tư duy
Sáng tạo và Khởi nghiệp vào chương trình học là hoàn toàn hợp lý. Dưới sự hướng
dẫn tận tình và chu đáo của cô giáo Lưu Thị Nam Hà, khoá học đã đem lại nhiều bài
học bổ ích cho sinh viên. Bên cạnh đó, khóa học không ngừng khuyến khích, tạo động
lực để sinh viên tìm cách khám phá tiềm năng của bản thân, vững bước ra khỏi vùng
an toàn của bản thân, đến với những điều mới mẻ, sáng tạo; định hướng sinh viên có
những bước đi mới, táo bạo và đột phá.

2. Những hoạt động trong khóa học

Tuần 1:

1. Giới thiệu bản thân


Do dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp nên cả
khoá học là học online qua phần mềm Zoom.

Ngay từ buổi học đầu tiên, chúng em đã được kết nối


gần nhau hơn bằng 1 màn giới thiệu hết sức đáng yêu -
giới thiệu bản thân trên padlet bằng cách trang trí hình
ảnh, màu sắc. Tuy học online nhưng mà nhờ sự nhiệt
tình của cô, sự sôi nổi của các bạn hay sự vui vẻ của
cách anh chị trợ giảng đã khiến em cảm thấy không khí
lớp diễn ra rất sôi nổi. Em cảm thấy đây là một hoạt
động dễ chịu mà hiệu quả.

3
2. Xây dựng cây kỳ vọng
Đây là 1 hoạt động khá thú vị. Ban đầu, em hơi bỡ ngỡ nhưng sau đó đã tự mình thiết
kế một cây kỳ vọng cho môn học này. Sau khi thiết kế cho mình được cái cây ưng ý,
mục tiêu và định hướng cho môn học này của em dường như rõ ràng hơn rất nhiều.
Thông qua hình thức này, giáo viên có thể hiểu được sinh viên có những gì và mong
muốn đạt được điều gì để có thể linh hoạt đưa các nội dung đó đến với học sinh trong
khóa học. Nhờ vậy, cá nhân em cảm thấy rất thoải mái và sẵn sàng tiếp nhận môn học
này.

3. Vẽ tranh bản thân thông qua đồ vật


Sinh viên được yêu cầu vẽ một đồ vật có những đặc
tính giống mình nhất. Trong đó, chúng em phải ghi
5 điều mà bản thân cảm thấy quan trọng.

Ở hoạt động này, em đã vẽ tách cà phê vì tách cà


phê rất giống cuộc đời em, có đủ cay, đắng, ngọt,
bùi. Mỗi tách cà phê sẽ làm chúng ta bớt mệt mỏi,
bớt căng thẳng hơn cũng giống như em luôn muốn
mang một năng lượng tích cực, không mệt mỏi đến
với mọi người.

4
4. Vùng của bản thân

Sợ hãi khi phải rời khỏi vùng an toàn của bản thân là một trạng thái tâm lý thường gặp,
ở những bạn sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng. Nhờ có hoạt động này đã
giúp em xác định lại vùng của bản thân để từ đó có thể bước ra khỏi vùng an toàn, sẽ
cố gắng có thể vượt qua ranh giới của bản thân. Điều này sẽ giúp em xây dựng sự tự
tin và khơi dậy lòng tự tôn của mình.

Tuần 2:
1. Hoạt động sáng tạo dựa trên 30 hình tròn có sẵn
Từ những hình tròn đó, em đã vẽ ra được những hình ảnh có phần hơi “lối mòn”
nhưng cũng có những hình khá sáng tạo như Doraemon, bé thỏ hay cô gái,...
2. Vẽ tranh theo nhóm không lời
Hoạt động lần này cũng rất thú vị. Đó là các
thành viên sẽ lên jamboard nhưng không
bàn bạc, thảo luận trước. Theo em, mục
đích của hoạt động này là thấu hiểu sự quan
trọng của việc diễn đạt và thấu cảm với bạn
cùng nhóm của mình. Qua hoạt động này,
em nhận ra rằng sự thấu hiểu suy nghĩ của
đối phương là một việc rất khó nhưng kết
quả của sự thấu hiểu luôn khiến ta hài lòng.

3. Thử thách thăng bằng theo nhóm.


Hoạt động này, chúng em phải tìm những đồ
vật có trong nhà như: sách, vở, gối,.. để lên
đầu trong vòng 30s. Ban đầu em vô cùng ngại
vì những bạn cùng nhóm đều là những bạn em
không quen biết. Nhờ sau thử thách này mà
chúng em có thể quen biết cũng như có những
giây phút vui vẻ cùng nhau.

5
Tuần 3:
1. Tìm hiểu quy trình thiết kế (Design Thinking)

Qua bài học em có thể rút ra được các bước của quy trình thiết kế.
Bước 1. Empathize - Thấu cảm => Cần hiểu được người khác muốn gì, cần gì thì mới
xác định vấn đề chính xác được.
Bước 2. Define – Xác định vấn đề => Giúp những người thiết kế trong đội ngũ tập
hợp các ý tưởng tốt để thiết lập các chức năng, và nhiều yếu tố khác.
Bước 3. Ideate – Ý tưởng => Những người thiết kế đã bắt đầu tạo ra các ý tưởng.
Bước 4. Prototype – Làm mẫu => Thiết kế bản mẫu và thử nghiệm trong nội bộ. Đây
là giai đoạn thử nghiệm, và mục tiêu là để xác định giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề
đã được xác nhận qua ba giai đoạn phía trước.
Bước 5. Test – Kiểm tra => giai đoạn cuối cùng đó sẽ kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm.

2. Thiết kế kính
Thông qua hoạt động này em nhận ra:
Thấu cảm khách hàng trước khi
kinh doanh là điều cốt yếu. Nhờ vậy,
các doanh nghiệp, nhà sáng tạo mới
có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp
thị hiếu để có thể đạt hiệu quả kinh tế
cao.
6
Tuần 4:
1.Trình bày thiết kế bình nước
Đầu tiên là hoạt động giới thiệu sản phẩm bình nước của từng nhóm. Em cùng cả team
đã thiết kế nên sản phẩm chiếc bình sáng tạo dựa trên 5 bước của Design Thinking.
Hoạt động nhóm có phần khó khăn khi em cùng mọi người có những sự mâu thuẫn
nảy sinh. Nhưng cuối cùng sản phẩm cuối cùng của chúng em lại khá hoàn thiện và em
đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho các hoạt động nhóm sau này.
2. Mô hình Lean Canvas
Hoạt động này giúp em nhìn tổng quát hơn về mô hình kinh doanh, và đặc biệt 3 phần
quan trọng nhất là: phân khúc khách hàng, vấn đề của khách hàng, tuyên bố giá trị và
sau đó là tìm ra giải pháp.
Tuần 5:
1.Trình bày thử thách pizza
Đây là 1 hoạt động rất thú vị. Trong lúc
thiết kế chiếc bánh pizza chúng em đã
thỏa sức sáng tạo chiếc bánh thật bắt
mắt và phù hợp với nhu cầu của khách
hàng. Đặc biệt, chúng em thiết kế chiếc
bánh pizza với đầy đủ các loại nhân,
giúp tiết kiệm ngân sách, đảm bảo chất
lượng bánh và chất lượng vệ sinh thực
phẩm. Thông qua hoạt động này chúng em có thể biết được từ 1 chiếc bánh pizza mà
có thể thiết kế ra rất nhiều kiểu, rất nhiều mùi vị phục vụ cho nhu cầu của nhiều nhóm
người. Và chúng em cũng đã xây dựng nên 1 thương hiệu pizza của riêng mình, có
những ưu đãi đặc biệt và phù hợp với khách hàng của chúng em.

Tuần 6 :
1. Công việc muốn làm trong tương lai
Hoạt động này, sinh viên chúng em được yêu cầu viết ra giấy và đưa lên padlet về đặc
điểm của công việc đó. Khi em đăng bài của mình trên padlet, thật ngạc nhiên vì chỉ có
em muốn làm giảng viên. Đa số các bạn sinh viên đều muốn làm biên phiên dịch. Qua

7
hoạt động này đã giúp em có động lực cố gắng và suy nghĩ rõ hơn về công việc mà em
mơ ước.
2. Mô hình mới SWOT

Qua mô hình này đã giúp em


đánh giá được điểm mạnh và
điểm yếu của mình. Để từ đó,
có thể phát triển bản thân
mình hơn.

Tuần 7+ 8:
Thảo luận, đưa ra ý tưởng về Final Pitch.

Tuần 9: Giao lưu, gặp gỡ khách mời


Giao lưu khách mời là một hoạt động em cảm thấy đặc biệt nhất trong khóa học.
Những diễn giả là cựu học sinh của trường đã đến để chia sẻ về câu chuyện khởi
nghiệp của mình để truyền cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên. Thay vì một buổi học
thông thường, chúng em đã có một buổi giao lưu với những tấm gương đi trước dám
nghĩ, dám làm, dám thay đổi bản thân.

8
Tuần 10: Sự đóng góp ý kiến của cô Nam Hà

Tuần 11: Hoạt động Final pitch: Lựa chọn một vấn đề của nghề nghiệp và đề xuất
dự án giải quyết
Mỗi hoạt động mang một dấu ấn riêng nhưng đối với em, ấn tượng nhất chính là bài
Final Pitch của chúng em. Yêu cầu được đưa ra là tìm ra và khắc phục khó khăn của
một ngành nghề mà em muốn hướng tới trong tương lai. Đây cũng là trải nghiệm áp
dụng thực hiện 5 bước Tư duy thiết kế của sinh viên. Final pitch cũng chính là hoạt
động mà bọn em cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc lên ý tưởng, thiết kế vật
mẫu.
Lúc mới bắt đầu làm bài nhóm chúng em đã lên ý tưởng thấu cảm với nhân viên môi
trường và sẽ thiết kế xe chở rác hiện đại hơn. Nhưng sau một tuần loay hoay, chúng
em vẫn không thể có được một sản phẩm đầu ra tốt. Vì vậy, chúng em đã đổi thành ý
tưởng tạo trang page Co-learning để kết nối những người có trình độ ngoại ngữ giống
nhau, có cùng mục tiêu để từ đó có thể phát triển hơn. Bên cạnh đó, còn có sự tham
vấn, giúp đỡ của cô giáo Lưu Thị Nam Hà. Cuối cùng thì nhóm em đã show ra sản
phẩm độc đáo và mới lạ của mình.

9
PHẦN 2 : GIÁ TRỊ MÔN HỌC MANG LẠI VÀ KẾ HOẠCH ÁP DỤNG

1. Giá trị môn học mang lại


1.1. Sáng tạo, đột phá và thay đổi tư duy

Sáng tạo là một trong những cảm hứng chủ đạo của môn học này. Ngay từ buổi học
đầu tiên, sinh viên đã có cơ hội tự sáng tạo cây kỳ vọng của chính mình. Đến các buổi
học tiếp theo, sinh viên lần lượt được tự sáng tạo những vật phẩm với những công
dụng mà tưởng chừng không bao giờ có.
Cá nhân em, môn học này đã thay đổi em rất nhiều. Từ một người lười sáng tạo và
lười trải nghiệm giờ đây, em đã học được tầm quan trọng của sự sáng tạo, tư duy đột
phá và đổi mới, để có thể trải nghiệm nhiều hơn và gặt hái được nhiều thành công hơn.
Ngoài ra, qua hoạt động “nhìn đồ vật với đôi mắt khác” cũng đã giúp em nhìn ra
những công dụng khác của những đồ vật quen thuộc xung quanh.
Kế hoạch : Em sẽ cố gắng luôn đem sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân vào từng suy
nghĩ, từng việc mà mình muốn đạt được trong tương lai, không chỉ trong học tập mà
còn trong cả trong cuộc sống.

1.2. Kỹ năng làm việc là làm việc hợp tác trong nhóm
Làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng nhất của thành công bởi không ai có thể tự mình
làm tất cả mọi việc mà cần sự giúp đỡ, lắng nghe, lời khuyên của những người làm
việc cùng. Khóa học đem lại cho em trải nghiệm về những teammate mới: không quen
biết từ trước, đến từ những khoa khác nhau,.. nhưng có chung mục đích là hoàn thành
nhiệm vụ khóa học. Qua khóa học, em đã học được nhiều kỹ năng khi làm việc với
những người bạn mới: giao tiếp, phân chia công việc, thảo luận, lắng nghe, giúp đỡ,...
Bình thường, em vẫn quen với việc chuẩn bị slide cho các bạn thuyết trình nhưng đến
với môn học này, em đã được trải nghiệm nhiều vị trí khác: lên ý tưởng, thiết kế, tổng
hợp nội dung…… Qua hoạt động teamwork, bản thân em đã cởi mở hơn, thoát khỏi
cái vỏ ốc của chính mình và khám phá được nhiều kĩ năng cũng như những gì còn
thiếu xót ở bản thân.

Kế hoạch: Tham gia vào một số câu lạc bộ, chương trình,... để làm việc nhiều hơn, hợp
tác nhiều hơn với nhiều người mới, đến từ nhiều trường khác nhau. Làm việc nhóm tốt
trên lớp, câu lạc bộ để phát triển khả năng của bản thân. 

10
1.3. Kỹ năng giao tiếp
Bọn em đã được trải nghiệm tiết học về kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, trong công
việc và được trải nghiệm thử thách “Thuyết trình trong thang máy”. Cá nhân em là
một người rất tự ti, rất ngại giao tiếp với mọi người. Nhưng đến với môn học này, em
đã mở cam, nói trước mọi người để thực hiện thử thách.

Em cảm thấy kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quyết định hình ảnh của bạn trong ánh
mắt của người khác. Lời nói cũng là một phần thể hiện tính cách, sự chuyên nghiệp
của bản thân trong công việc. Vì thế, trong tương lai, em sẽ học hỏi nhiều hơn, giao
tiếp nhiều hơn để trở nên khéo léo trong mọi trường hợp.

Kế hoạch: Tạo thêm nhiều mối quan hệ bạn bè mới để có cơ hội học hỏi và biết thêm
nhiều điều, mở rộng mối quan hệ, đồng thời giữ gìn những mối quan hệ đã có. Năng
động và chủ động giao tiếp nhiều hơn bằng nhiều cách khác nhau.

1.4. Khả năng lãnh đạo


Ở môn học này, ai cũng có thể trở thành người lãnh đạo. Khi làm lãnh đạo, trách
nhiệm của người đứng đầu cần phải nghiêm túc hơn, có trách nhiệm với bạn bè và
công việc nhiều hơn.

Kế hoạch: Thử sức mình với nhiều cơ hội làm lãnh đạo, quản lý nhiều hơn như ứng cử
trở thành lớp trưởng, nhóm trưởng ở lớp môn chung. Học cho mình những kỹ năng
cần có ở một người lãnh đạo tốt: chuyên nghiệp, kiên nhẫn, biết lắng nghe, tôn trọng ý
kiến của người khác, có trách nhiệm, đúng deadline,..

1.5. Học tập và tăng các cơ hội học tập

Cơ hội học tập đến từ rất nhiều nguồn: học từ sách vở, từ thầy cô, từ bạn bè,..Học tập
là cả quá trình tích lũy và thực hành kiến thức, ứng dụng trong thực tế.

Kế hoạch: Tận dụng tối đa thời gian trong giờ học bởi đó chính là cơ hội học tập. Tìm
kiếm nhiều hơn cơ hội học tập cho bản thân: từ lớp môn tiếng, lớp môn chung, những
khóa học bên ngoài,,... Tự học cũng là một cơ hội và cách học tập vô cùng cần thiết
khi học tập ở đại học.

11
1.6. Tự phát triển bản thân
Đây là một trong những mục đích mà môn học này hướng tới. Môn học này truyền
cảm hứng cho sinh viên sự phát triển bản thân và đổi mới bản thân mà không bắt buộc
họ phải tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Làm bất cứ điều gì bạn muốn, ngay cả những ý
tưởng điên rồ.

Kế hoạch: Nhận thức rõ tầm quan trọng của tự phát triển ở bản thân chứ không được ỷ
lại vào người khác. Luôn theo sát bản thân mạnh và yếu ở điểm nào để thay đổi và
phát triển chúng. Tham gia hội thảo, tọa đàm, chia sẻ về một số cách tự phát triển bản
thân.

2. THÔNG ĐIỆP CHO TƯƠNG LAI

Steve Jobs đã nói: “Đôi khi bạn sẽ


mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan
trọng là phải nhanh chóng thừa
nhận nó và tiếp tục phấn đấu.” – một
thông điệp truyền đến cho chúng ta
thật nhiều năng lực và cảm hứng. Câu
nói của Steve Jobs muốn khẳng định
sáng tạo là điều vô cùng quan trọng
nhưng không phải là điều dễ dàng trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua
những khó khăn cũng như thất bại trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn
thiện công việc của mình. Sáng tạo là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người
chưa tìm ra. Cuộc sống là chuỗi những bí ẩn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách
có ý thức và bỏ nhiều công sức mới thấy được.

12
Helen Keller - Nhà văn, nhà hoạt động chính trị và giảng viên người Mỹ, người mù và
điếc đầu tiên nhận được bằng Thạc sĩ Nghệ thuật.: “Tính cách không thể phát triển
một cách dễ dàng và yên lặng. Chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm
hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và thành công đạt được ”

Mỗi chúng ta hẳn đều có lúc trên đường đời gặp phải những khó khăn tưởng cao như
núi, những vấp ngã tưởng có thể xô ta xuống vực sâu, những mất mát đau khổ tưởng
làm trái tim tan vỡ. Thế nhưng có trở ngại nào, khó khăn nào bằng được sự cô lập
hoàn toàn ngay từ khi mới ra đời mà Helen Keller đã trải qua? Vậy nên, đừng bao giờ
bỏ cuộc, ngay cả khi cảm thấy đã rơi vào đường cùng nhất. Luôn luôn có hy vọng, dù
có thể nó nấp kỹ đến mức ta phải đốt đuốc đi tìm. Cuộc sống không bao giờ rời bỏ ta,
chỉ có ta rời bỏ cuộc sống mà thôi.

PHẦN 3: TỔNG KẾT


Khóa học Tư duy sáng tạo và khởi nghiệp không đơn thuần là các bài học lý thuyết
hay một chuỗi các hoạt động trên lớp. Đây còn là môn học chất chứa những kỷ niệm
bạn bè làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm, những hoạt động vui nhộn hay các
buổi giao lưu khách mời truyền cảm hứng cực kỳ. Chúc cho khóa học luôn luôn thành
công và thành công hơn nữa.

13

You might also like