You are on page 1of 13

1.

Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ
nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ.
Muốn thực hiện chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên
Những tiền đề trong nước, quốc tế. Do đó, nội dung quan trọng hàng đầu để
Thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải thực hiện tạo
Lập các điều kiện cần thiết trên tất cả các mặt của đời sống sản xuất xã hội.
Các điều kiện chủ yếu cần có như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực;
Môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây
Dựng xã hội văn minh của người dân. Tuy vậy, không có nghĩa là chờ
Chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế phải
Thực hiện các nhiệm vụ một cách đồng thời.

2. thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền snar
xuất – xã hội hiện đại
 Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại
- Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ của sản
xuất còn lạc hậu, Nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao
động thủ công
Tuy nhiên trong những ngành nghề lĩnh vực khi có điều kiện và khả năng cho
phép thì có thể ứng dụng ngay những thành tựu của khoa học kĩ thuật
o Nền kinh tế tri thức
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) đưa ra năm 1995 :
nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phổ cập và
sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế
tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống
Vd1: Muốn lập trình được trí tuệ nhân tạo thì phải biết các ngôn ngữ lập trình như
Python, SQL…đòi hỏi nhiều chất xám, thời gian hơn các công cụ văn phòng như
Word, Excel, PowerPoint
Vd2: Sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết
nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Google,
Youtube…
o Đặc điểm nền kinh tế tri thức
- Trong nền kinh tế tri thức , tri thức trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp , là vốn quý nhất , là nguồn lực quan trọng hàng đầu , quyết định
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế .

- Trong nền kinh tế tri thức , cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động kinh tế có những biến đổi sâu sắc , nhanh chóng , trong đó các
ngành kinh tế dựa vào tri thức , dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa
học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số .

- Trong nền kinh tế tri thức , công nghệ thông tin được ứng dụng
rộng rai trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa
phương tiện phủ khắp nước , nối với hầu hết các tổ chức , các gia đình ,
Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế .

- Trong nền kinh tế tri thức , nguồn nhân lực nhanh chóng được tri
thức hoá ; sự sáng tạo , đổi mới , học tập trở thành yêu cầu thường xuyên
đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm
của xã hội .

- Trong nền kinh tế tri thức , mọi hoạt động đều có liên quan đến
vấn đề toàn cầu hoá kinh tế , có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng
tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới
.

- Những đặc điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa ,
hiện đại hóa ở nước ta , nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng
nhiều hơn , ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ
hiện đại và tri thức mới ; công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải gắn với
kinh tế tri thức , phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị
gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức , kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri
thức của con người Việt Nam với trí thức mới nhất của nhân loại ; kết
hợp quá trình phát triển tuần tư với đi tắt đón đầu ; từng bước phát triển
kinh tế tri thức , để vừa phát triển kinh tế- xã hội nhanh , bền vững vừa
rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới .
 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành , các vùng và các thành phần kinh
tế
Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành , cơ cấu các vùng và cơ cấu các
thành phần kinh tế .
Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế , thì cơ cấu ngành kinh tế ( công nghiệp - nông
nghiệp - dịch vụ ) giữ vị trí quan trọng nhất , vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền
kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại , hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của
ngành công nghiệp và dịch vụ , giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá , phải gắn
liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước , từng bước hình
thành các ngành , các vùng chuyên môn hoá sản xuất , để khai thác thế mạnh , nâng
cao năng xuất lao động , đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành , các vùng và các
thành phần kinh tế .
Cơ cấu kinh tế hợp lý , hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Khai thác , phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước , thu hút có hiệu
quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội .
- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học , công nghệ mới , hiện đại vào các
ngành , các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế .
- Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế .
Việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại , hợp lý và hiệu quả không thể tách rời
sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế như công nghệ thông tin , năng lượng ,
viễn thông , giao thông vận tải ... Đồng thời , phải được đặt trong chiến lược phát triển
tổng thể của nền kinh tế , có tính đến các mỗi quan hệ trong và ngoài nước ; quan hệ
giữa trung ương với địa phương ; quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh ,
quốc phòng ; quan hệ giữa tích luỹ với tiêu dùng

 Từng bước hoàn thiện sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
Mục tiêu của công nghiệp hóa , hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta lad
nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội , vì vậy phải củng cố và tăng cường hoàn thiện
quan hệ sản xuất . Trong đó thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ
sỡ hữu, quan hệ phân phối , quan hệ quản lý , phân bố nguồn lực tạo động cho phát
triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.

Thực trạng lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Nước ta lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, do đó xây dựng phương thức
sản xuất xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài và đầy khó khăn. Từ
năm 1986 đến nay tình hình kinh tế nước ta đã có sự biến đổi về lực
lượng sản xuất. Cụ thể như sau:

Người lao động nước ta không ngừng được nâng cao về cả chất lượng và
số lượng. Năm 2005, dân số lao động hoạt động kinh tế ở nước ta là
42,53 triệu người, chiếm 51,2 tổng số dân, mỗi năm nước ta có thêm
khoảng 1 triệu lao động. Về chất lượng lao động, nếu như năm 1996, tỷ
lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo là 12,3% thì đến năm 2005 là 25%,
như vậy số lao động đã qua đào tạo tăng 2,5 lần,…
Số lao động có chuyên môn kĩ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản
xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng số lao động trong cả
nước. Đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho
thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng
tăng nhanh. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp,
209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ
thông, 226 trường dân tộc nội trú được mở.

Mặc dù chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước. So với yêu
cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều,
75% lao động nước ta vẫn là lao động chưa qua đào tạo.

Các loại máy móc, trang thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành
kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nhìn chung
công cụ lao động của nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy móc
phục vụ cho sản xuất vẫn còn chậm cải tiến, chủng loại máy móc nhìn
chung khá nghèo nàn.

Như vậy, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển song ở các trình độ
không đều khiến cho nền kinh tế ước ta mặc dù đã phát triển theo hướng
tích cực hơn trước nhưng vẫn chưa ổn định và còn nhiều hạn chế.

Như vậy, trong thời kỳ này, nhà nước ta đã biết áp dụng đúng quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã
đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế nước nhà, đó là sự tăng
nhanh về năng suất, chất lượng sản phẩm, khiến cho Tổng sản phẩm
trong nước mỗi năm tăng cao, Việt Nam từ một nước thiếu ăn với nền
kinh tế chậm phát triển đã vươn lên thành một nước xuất khẩu lương
thực hàng đầu thế giới cũng như là một nước có nền kinh tế đang phát
triển.

Các quan hệ sản xuất ở trình độ khác nhau được thiết lập đa dạng hóa
các hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đã từng bước tạo nên sự
phù hợp với trình độ phát triển không đồng đều về mọi yếu tố trong kết
cấu của lực lượng sản xuất.

 Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp làn
thứ tư (4.0)
Để thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công
nghiệp hóa, hiện dại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu
sau:
o Thứ nhất, hoàn thiện thể ché, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền
tàng sáng tạo.
 Xây dựng hệ thống đồi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả.
 Đồi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên
cứu và triển khai.
 Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo. Tăng nguồn vốn con
người cho đổi mới sáng tạo.
 Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy liên
kết đổi mới sáng tạo.
 Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có
chất lượng cao ở trong nước, đồng thời kct nối với mạng lưới tri thức
toàn cầu.
o Thứ hai, nắm bắt và đẳỵ mạnh việc ứng dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân và nguồn
lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu cùa
cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Để thích ứng với cuộc cách mạng cồng nghiệp 4.0 và nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hoá mô hình kinh
doanh, với việc xây dựng dây truyền sản xuất hướng tới tự động hoá ngày càng
cao, tin học hoá quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân,
xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng.

o Thứ 3: chuẩn bị Các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động
tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó cần thực
hiện các nhiệm vụ.
 Xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông tin và
truyền thông chuẩn bị nền tảng kinh tế số:
Huy động các nguồn lực khác nhau (nhà nước, doanh nghiệp, người
dân và nước ngoài) để phát triển nhanh chóng hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông.
Đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả lĩnh vực kinh
tế, đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực. Phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin là khâu đột phá trong cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt
Nam.
Tập trung phát triển hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin
và truyền thông, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện bình đẳng
cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin và nội dung số.
Triển khai giải pháp để phát triển ngành công nghệ thông tin thích ứng
với cách mạng công nghiệp 4.0 như: cảm biến – bộ cảm biến, hệ thống
điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu nhập
thông tin, dữ liệu phân tích và xử lí dữ liệu để đưa ra những quyết định
đúng đắn, có hiệu quả.
Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội:
Chuyển đổi số trên cơ sở nền tảng số hóa, phát triển các lĩnh vực quan
trọng (Phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp hoá chất, điện tử,
công nghiệp vật liệu, công nghiệp hàng tiêu dùng). Phát triển công
nghiệp chế biến (nông, lâm, ngư nghiệp) nhằm nâng cao giá trị hàng xuất
khẩu.
Phát triển có chọn lọc, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp
theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học-công nghệ và tỷ trọng giá
trị nội địa trong sản phẩm.
Xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với điều kiện và
khả năng thực tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng
công nghệ mới.
 -Đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
~Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản
xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả. Phát
triển nông lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác
và phát huy tiềm năng hiệu quả của ngành này đẩy mạnh phân công lao
động xã hội giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động
góp phần xây dựng nông thôn mới
~Ngoài ra để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải ứng dụng các công nghệ sinh
học vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa, điện tử hóa, thuỷ lợi hóa…từng
bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển nông
nghiệp nông thôn.
 -Phát triển nguồn nhân lực , đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng
cao
~ Để thực hiện thích ứng được với tác động của cách mạng công nghiệp
lần thứ tư trong thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam phải
do con người quyết định. Do đó phát triển nguồn nhân lực và nội dung
đặc biệt quan trọng
~ Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng công nghiệp trên cơ
sở đổi mới nâng cao trình độ đào tạo sử dụng nhân lực nhân tài với các
giải pháp cơ bản như sau đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng hiệu quả và coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học. Tăng cường đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực, mà trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào
tạo, coi giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra nguồn lực phát
triển
~Coi trọng chính sách trọng dụng , thu hút nhân tài. Có chính sách đãi
ngộ thoả đáng đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là
điều kiện tiên quyết để phát triển đât nước trong thời đại khoa học công
nghệ mới
Lao động giản đơn trong các dây chuyền sản xuất có nguy cơ bị thay thế trong Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo đảm quyền việc làm của người lao
động vn
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới sự định hình đô thị thông minh

You might also like