You are on page 1of 8

1

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM


MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU

ThS Phạm Thị Thu


ThS Đoàn Thị Hải Thuận
Khoa Xây Dựng Đảng

Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ký ban
hành Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội miền núi
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng phát triển đến 2025 với mục
tiêu tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi và huy động tối
đa các nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế - xã hội; tăng cường cải thiện sinh
kế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân miền núi. Đầu tư kết cấu hạ
tầng; ưu tiên bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch,
xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm
nghiệp theo hướng hàng hóa. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, giải
quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Và Nghị quyết đã đề ra 15 chỉ tiêu cụ thể trên các mặt kinh tế - xã hội để
thực hiện bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người; Tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ lao động
qua đào tạo; Số hộ được sắp xếp chỗ ở và ổn định sản xuất theo giai đoạn; Số xã
đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; Tỷ lệ che
phủ rừng; tỷ lệ hộ sử dụng điện; Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa;
Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hoá; Tỷ lệ xã có rác
thải sinh hoạt được tổ chức thu gom; Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình,
cá nhân sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tỷ lệ trường học
đạt chuẩn quốc gia (%) theo từng cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông); Số hộ di dời chỉnh trang tại chỗ do có chia sẽ đất ở cho các
hộ mới chuyển đến năm 2020.
Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết đến nay, đã qua hơn 03 năm với
những quyết tâm trong công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và sự quyết liệt
trong triển khai thực hiện của chính quyền 9 huyện miền núi, đến nay các chỉ tiêu
trên đã bước đầu đạt được những kết quả cụ thể và thiết thực. Qua rà soát, đánh giá
cho thấy, đã có 10/15 tiêu chí đạt và vượt kế hoạch đề ra bao gồm:
TT Các chỉ tiêu cụ thể Thực Chỉ tiêu đến Kết quả hoặc tỷ lệ
hiện năm 2020 theo ước thực hiện so với
đến Nghị quyết 12 chỉ tiêu đến 2020
2020
được duyệt.
1 Thu nhập bình quân đầu 20,74 20 103,7
người (tr.đồng/năm)
2 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 40,00 38,5 Đạt
(%)
3 Số hộ được sắp xếp chỗ ở 6.905 5.000 138,1
và ổn định chỗ ở theo giai
đoạn (hộ)
2
4 Số xã đạt chuẩn nông thôn 30 30 100
mới (xã)
5 Tỷ lệ che phủ rừng (%) 67,5 66 Đạt
6 Tỷ lệ đường giao thông 69,14 43 Đạt
nông thôn được cứng hoá
(%)
7 Tỷ lệ trạm y tế xã đạt 80 50 Đạt
chuẩn quốc gia (%)
8 Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hoá 31,9 30 Đạt
(%)
9 Tỷ lệ xã có rác thải 82 50 Đạt
sinh hoạt được tổ chức
thu gom (%)
10 Tỷ lệ các trường đạt chuẩn Quốc gia (%) theo từng cấp học
Mẫu giáo, mầm non 30 30 Đạt
Tiểu học 70 70 Đạt
Trung học cơ sở 40 40 Đạt
Trung học phổ thông 20 20 Đạt

Việc thực hiện Nghị quyết trong hơn 03 năm qua đã mang lại những thành
tựu quan trọng, tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
miền núi tỉnh Quảng Nam. Kết quả thực hiện đối với chỉ tiêu thu nhập bình quân
đầu người và chỉ tiêu số hộ được sắp xếp chỗ ở và ổn định sản xuất theo giai đoạn
được xem là một trong những chỉ tiêu cơ bản trong nhóm các chỉ tiêu đề ra, phản
ánh sự ổn định về chỗ ở, mức sống người dân được nâng lên đáng kể, từng bước
góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững khu vực miền núi trong giai
đoạn hiện nay.
Theo bảng số liệu thì chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 11
triệu đồng/năm nhưng đến năm 2020 đã đạt 20,74 triệu đồng/năm (tăng188% so
với năm 2017); chỉ tiêu số hộ được sắp xếp chỗ ở và ổn định sản xuất theo giai
đoạn ước thực hiện đến 2020 là 6.905 hộ, trong khi đó chỉ tiêu đề ra là 5.000 hộ
đến nay đã vượt gần 2.000 hộ tỷ lệ đạt và vượt so với chỉ tiêu là 138,1%.
Chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo(%): Tổng số lao động được hỗ trợ học
nghề khu vực miền núi giai đoạn 2017 - 2020 là 20.322 người (trong đó, số lao
động được hỗ trợ học nghề theo Cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động của tỉnh là 5.436
người). Từ báo cáo của các huyện, có trên 80% học viên tìm được việc làm, tự tạo
được việc làm ổn định hoặc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế kinh doanh,
dịch vụ, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt với mức thu nhập bình quân từ 5-6 ttriệu
3
đồng/tháng. Từ đó đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản
xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, dạy
nghề gắn với giải quyết việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống
hiệu quả; nâng tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo trên địa bàn khu vực miền
núi tỉnh từ 28% năm 2017 lên 40% năm 2020 đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết.
Ngoài ta, thông qua thực hiện các chính sách về dạy nghề, nhiều làng nghề
truyền thống đã được khôi phục và phát triển mạnh, nhiều mô hình đào tạo nghề
gắn với giải quyết việc làm được thực hiện có hiệu quả, nhiều lao động là người
dân tộc thiểu số đã có việc làm thông qua các hình thức: tìm việc làm tại các doanh
nghiệp, tự tạo việc làm mới hoặc vẫn làm công việc cũ nhưng với hiệu quả, năng
suất cao hơn, tận dụng được thời gian nông nhàn làm những công việc khác để có
thêm thu nhập... Nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển
mạnh, điển hình như: Dệt thổ cẩm, Mộc mỹ nghệ và dân dụng, các vùng chuyên
canh cây lâm nghiệp, trồng rừng, cây ăn quả, cây sâm ngọc linh, ba kích, sâm dây,
nuôi cá lòng hồ, chăn nuôi gia súc... Công tác tuyển sinh đào tạo nghề cho lao
động nông thôn khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực và có nhiều sáng tạo, linh hoạt
trong khâu đào tạo; ngoài các cơ sở dạy nghề đóng chân trên địa bàn của các huyện
miền núi, còn có các cơ sở dạy nghề ở vùng đồng bằng với phương thức đào tạo
nghề lưu động, tổ chức đào tạo ngay tại thôn, bản giúp người lao động được học
nghề thuận lợi hơn.
Chỉ tiêu số xã đạt chuẩn nông thôn mới(xã): Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả
hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của nngười dân, đến cuối năm 2020
trên địa bàn 9 huyện miền núi đã có 25 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới; có 4 xã (Tiên Hiệp, Phước Xuân, Atiêng, Trà Đông) đã được thẩm định, đang
hoàn thiện hồ sơ thủ tục và các nội dung góp ý để đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới năm 2020, nâng tổng số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới năm 2020
lên 29 xã (thực tế là 30 xã nhưng do xã Quế Bình đã sáp nhập với thị trấn Tân An,
huyện Hiệp Đức thành thị trấn Tân Bình), đạt chỉ tiêu đề ra. Và đã có 28 thôn được
công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và 02 thôn (Gadoong -
Xã Tư, huyện Đông Giang và thôn 2 - Xã Trà Mai, huyện Nam Trà My) được công
nhận đạt chuẩn Thôn nông thôn mới; Ngoài ra, có một số thôn mang những vẻ đẹp
đặc trưng riêng đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến
tham quan như: Thôn 4(thôn có Làng cổ Lộc Yên) xã Tiên Cảnh, huyện Tiên
4
Phước và thôn Đại Bình, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn...
Chỉ tiêu tỷ che phủ rừng(%): Thông qua các chương trình, dự án như: Bảo
vệ và phát triển rừng, Dự án hành lang đa dạng sinh học Tiểu vùng Sông Mê Công
(BCC), Dự án Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng Quảng Nam
(KfW10), Dự án Dự trữ Carbon và bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2 (Carbi II),
Dự án Trường Sơn xanh, Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP, chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoán bảo vệ rừng và bảo vệ
rừng đặc dụng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg thì công tác bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn 9 huyện miền núi giai đoạn 2017 - 2020 được thực hiện khá
đồng bộ. Kết quả giai đoạn 2017 - 2020 trồng rừng đạt 7.806,59 ha; quản lý bảo vệ
rừng đạt 1.543.506,96l ha; khoanh nuôi bảo vệ rừng 13.353,72 ha; cấp chứng chỉ
rừng FSC: 4.035 ha/9.300 ha toàn tỉnh. Ngoài ra hàng năm người dân tự bỏ vốn
đầu tư trồng rừng với diện tích bình quân trên 12.000 ha/năm.
Bên cạnh đó, các Dự án như Dự trữ Carbon và bảo tồn đa dạng sinh học giai
đoạn 2 (Carbi II), Dự án Trường Sơn xanh đã có những hoạt động tích cực trong
việc gắn kết cộng đồng, cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương các
huyện miền núi như: hỗ trợ phát triển mô hình Quỹ phát triển thôn bản (CFM),
thành lập nhóm tình nguyện bảo tồn cấp cộng đồng, các mô hình sản xuất nông
lâm nghiệp quy mô nhỏ, phát triển lâm sản ngoài gỗ và thủ công mỹ nghệ... Qua
đó, đã nâng độ che phủ rừng của 9 huyện miền núi từ 64,1% trong năm 2017 lên
67,5% năm 2020 vượt chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra.
Chỉ tiêu tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa(%): Hệ thống
đường giao thông nông thôn khu vực các huyện miền núi phát triển chậm, nhất là
tại các địa phương ở vùng núi cao; tỷ lệ đường đất, đường mòn lớn. Do đặc điểm
các tuyến giao thông nông thôn ở miền núi có chiều dài lớn, phần lớn đi men theo
các triền núi, suối nên vừa phục vụ dân sinh đi lại, vừa phục vụ cho tiếp cận đến
các khu vực sản xuất. Tuy vậy, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh, tính
đến năm 2020 trên địa bàn 9 huyện miền núi đã bê tông hóa được 1.443 km/2.087
km đạt tỷ lệ 69,14% vượt chỉ tiêu đề ra đến năm 2025. Kết quả này cũng phản ánh
sự nổ lực rất lớn của chính quyền và nhân dân các huyện miền núi của tỉnh trong 3
năm thực hiện Nghị quyết và thể hiện quyết tâm phát triển kinh tế và thay đổi bộ
mặt miền núi của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Chỉ tiêu tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia(%): được sự quan tâm đầu tư
về cơ sở hạ tầng y tế, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội
ngũ y, bác sỹ. Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn 9 huyện miền núi có 184 trạm
5
y tế đạt chuẩn quốc gia/241 trạm y tế, đạt tỷ lệ 76,3% và đến cuối năm 2020 tỷ lệ
này tăng lên đạt 80%, vượt nhiều so mục tiêu ban đầu.
Chỉ tiêu về tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa(%): Bằng nhiều nguồn lực đầu tư từ
ngân sách nhà nước và xã hội hóa, hệ thống thiết chế văn hóa đã từng bước hoàn
thiện, đặc biệt là xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã gắn với tiêu chí số 6
về cơ sở vật chất văn hóa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới. Đến nay, có 42/100 xã, thị trấn tại 9 huyện miền núi đã thành lập Trung tâm
Văn hoá - Thể thao cấp xã, có Ban Chủ nhiệm và quy chế hoạt động, đạt chuẩn
theo quy định chiếm tỷ lệ 42%; ngoài ra, hiện có 436 thôn tại 9 huyện miền núi
đều đã có Nhà văn hoá (trong đó có 245 thôn đảm bảo theo quy định đạt tỷ lệ
56,2%).
Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tham
gia xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây
dựng nông thôn mới; giúp nhau thoát nghèo, bảo đảm an ninh - trật tự, bảo vệ môi
trường; giúp nhau phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn
hóa, xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao cơ sở; xây dựng nếp sống
văn minh, môi trường văn hóa nông thôn; chấp hành chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Các giá trị
văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy, quan hệ gia đình, làng xóm ngày
càng gắn bó, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, việc
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước được coi trọng và đạt hiệu quả cao; dân chủ ở
cơ sở được phát huy; đối tượng chính sách được chăm lo, tình làng nghĩa xóm
được xây dựng và củng cố ngày càng bền chặt. Đến năm 2019, trên địa bàn toàn
tỉnh có 76 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, riêng đối với 9 huyện miền núi có
24 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới, đạt tỷ lệ 25,5% và đến cuối năm 2020 tỷ
lệ xã đạt chuẩn văn hóa đạt 30% đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết.
Chỉ tiêu tỷ lệ xã có rác thải sinh hoạt được tổ chức thu gom(%): Triển khai
Đề án quản lý chất thải rắn các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến
năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3983/QĐ- UBND ngày
06/12/2012 và điều chỉnh lộ trình thực hiện tại Quyết định số 547/QĐ-UBND ngày
21/02/2014 (sau đây gọi là Đề án), các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh nói chung và
tại 09 huyện miền núi nói riêng nằm trong lộ trình thực hiện Đề án đã xây dựng
phương án và lộ trình tổ chức quản lý rác thải tại địa phương.
Do đặc điểm địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, giao thông khó khăn nên
6
công tác thu gom, xử lý rác thải tập trung tại các huyện miền núi chủ yếu được
triển khai ở các xã gần khu vực trung tâm của huyện. Đối với các xã ở vùng cao,
giao thông cách trở thì các địa phương chủ động thành lập Tổ tự quản vệ sinh môi
trường ở các thôn, xóm(cộng đồng dân cư tự thu gom, xử lý rác thải tại chỗ). Kết
quả tính đến năm 2020 đạt 82% vượt so với chỉ tiêu đề ra.
Chỉ tiêu tỷ lệ ttrường học đạt chuẩn quốc gia theo từng cấp học (%): Tính
đến cuối năm 2020, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia theo từng cấp học đạt được
như sau: Cấp mẫu giáo, mầm non đạt 30%; cấp tiểu học đạt 49,3%; cấp trung học
cơ sở đạt 40%; cấp trung học phổ thông đạt 29,41% đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết
12/2017/NQ-HĐND đề ra.
Bên cạnh những chỉ tiêu đã đạt và vượt nêu trên, do còn một số khó khăn,
hạn chế nhất định của 9 huyện miền núi nên vẫn còn 5 chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết
chưa đạt được mục tiêu đến năm 2020. Mặc dù chưa đạt được nhưng qua triển khai
thực hiện các chỉ tiêu này đã có nhiều chuyển biến tích cực gồm: Tỷ lệ hộ nghèo
đã thực hiện và giảm còn 18,08% nhưng theo Nghị quyết đề ra phải giảm còn
13,11% vì vậy đây là chỉ tiêu không đạt được đầu tiên theo Nghị quyết; Tỷ lệ hộ sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, qua 3 năm thực hiện chỉ đạt 83,5% nhưng theo
Nghị quyết phải đạt 90%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện chỉ đạt 97%/ nhưng theo
Nghị quyết phải đạt 98%; tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử
dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đạt 67% nhưng theo Nghị
quyết phải đạt 85%; số hộ di dời chỉnh trang tại chỗ do có chia sẽ đất ở cho các hộ
mới chuyển đến đến năm 2020 chỉ đạt 42 hộ chiếm 4,2% nhưng chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra phải đạt 1.000 hộ. Riêng chỉ tiêu này đạt thấp nhất trong số 5 chỉ tiêu
không đạt.
Nhìn chung, về cơ bản, qua 3 năm thực hiện Nghị quyết các mục tiêu đề ra
đã đạt được trên các lĩnh vực hướng vào cải thiện tốt đời sống vật chất và tinh thần
của người dân 9 huyện miền núi, nhất là đã thực hiện được việc bố trí, sắp xếp lại
dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất và tiếp cận các dịch vụ
cơ sở hạ tầng thiết yếu, cải thiện sinh kế thông qua các cơ chế, chính sách về hỗ trợ
trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển cây quế Trà
My và một số cây bản địa có tiềm năng kinh tế; hỗ trợ chăn nuôi một số loài gia
súc, gia cầm phù hợp nhằm cung cấp thực phẩm, tạo thêm thu nhập, từng bước
đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội; hỗ trợ phát triển
7
du lịch góp phần nâng cao thu nhập cho bà con miền núi. Thông qua đó, đã nâng
cao được ý thức trách nhiệm của người dân và cán bộ trong công tác bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
đồng bào dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Mặc dù vậy, việc thực hiện các
chỉ tiêu vẫn còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa có tính bền vững, một số
chỉ tiêu đạt nhưng vừa chạm mức chưa thể hiện được tính đột phát, vượt trội trong
quá trình tổ chức thực hiện và còn một số chỉ tiêu chưa đạt. Để góp phần thực hiện
tốt hơn những chỉ tiêu trong Nghị quyết đề ra đồng thời hướng đến cải thiện và
phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam một cách bền vững và ổn định,
trong thời gian đến cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây:
Một là, tập trung tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục tư
tưởng trông chờ ỷ lại, phát huy khả năng tự chủ, tự vươn lên của đồng bào, bà con
miền núi trong tổ chức sản xuất và phát triển đời sống; tận dụng và khai thác tốt
các tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ
trợ của Nhà nước và doanh nghiệp để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy
hoạch. Khẩn trương lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa
tập trung với các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh và có giá trị kinh tế cao. Rà
soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các loại rừng của từng địa phương, đảm
bảo kinh phí để đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đảm bảo tất cả các hộ dân có nhu cầu đều được nhận giao khoán và
hưởng lợi từ rừng, đất rừng. Quy hoạch phát triển các khu dân cư, điểm dân cư,
thực hiện bố trí sắp xếp dân cư theo mô hình nông thôn mới phù hợp với điều kiện,
địa hình của địa phương và gần khu vực đất sản xuất, đất rừng được giao khoán,
bảo vệ.
Ba là, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các cơ chế,
chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi; ban
hành quy định về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện trên địa bàn miền núi
để đảm bảo tập trung, hạn chế phân tán nguồn lực và chồng chéo trong quản lý, tạo
sự chủ động cho các địa phương trong việc huy động nguồn vốn để thực hiện đầu
tư phát triển đạt mục tiêu đề ra.
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù
tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi để thu hút, khuyến khích
8
các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, gắn sản
xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao khoa học - kỹ thuật; doanh
nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ; hỗ
trợ, khuyến khích phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, phát triển kinh tế vườn, kinh tế
trang trại và trồng rừng gỗ lớn; khuyến khích phát triển du lịch miền núi gắn với
các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, cộng đồng, du lịch làng nghề
truyền thống.
Bốn là, thực hiện tốt việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự
án hướng vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với đầu tư cơ sở hạ
tầng thiết yếu. Tiếp tục kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi đối với lĩnh
vực xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn của miền
núi.
Năm là, tập trung nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,
tiếp tục đầu tư xây dựng trường học ở khu vực miền núi theo các tiêu chí của
trường đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Rà soát, đổi mới công tác đào tạo nghề, phát triển những ngành
nghề đào tạo phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, với yêu cầu của thị
trường lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động.
Sáu là, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch bảo tồn, phát triển văn hóa các dân ttộc
thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi. Có đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh
ban hành cơ chế hỗ trợ để hướng đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc
trưng vùng dân tộc thiểu số. Khẩn trương và thực hiện tốt công tác di dời người
dân ở vùng sạt lỡ và có nguy cơ sạt lỡ đến nơi ở mới an toàn và phù hợp với điều
kiện của người dân miền núi, vùng cao.
Tài liệu tham khảo:
1. Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017
về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020 và
định hướng phát triển đến 2025, Quảng Nam. 2017.
2. Uỷ ban nhân dân, Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2021 - 2025, Quảng Nam. 2021.

You might also like