You are on page 1of 34

TỈNH ỦY QUẢNG NAM

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

GIÁO ÁN

CHUYÊN ĐỀ 10: CÔNG TÁC DÂN TỘC, CÔNG TÁC


TÔN GIÁO Ở ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.
Chương trình: BỒI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG 4

Người soạn: Phạm Thị Thu


Học vị: Thạc sỹ Xây Dựng Đảng
Chức danh: Giảng viên chính
Đơn vị: Khoa Xây Dựng Đảng

Quảng Nam, tháng 7 năm 2022


TỈNH ỦY QUẢNG NAM
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

GIÁO ÁN

CHUYÊN ĐỀ 10: CÔNG TÁC DÂN TỘC, CÔNG TÁC


TÔN GIÁO Ở ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.
Chương trình: BỒI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG 4

Người soạn: Phạm Thị Thu


Học vị: Thạc sỹ Xây Dựng Đảng
Chức danh: Giảng viên chính
Đơn vị: Khoa Xây Dựng Đảng
Đối tượng người học: Học viên lớp Bồi dưỡng đối tượng 4
Số tiết: 04 tiết

Quảng Nam, tháng 7 năm 2022


1

A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG


1. Tên bài giảng: CÔNG TÁC DÂN TỘC, CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở
ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY.
2. Thời gian giảng: 04 tiết
3. Đối tượng người học: Học viên lớp Bồi dưỡng đối tượng 4
4. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
Trang bị cho người học những nhận thức về quan điểm, chủ trương, chính
sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn hiện
nay.
b. Về kỹ năng
Vận dụng những kiến thức đã học để vận dụng kiến thức để thực hiện
công tác dân tộc và công tác tôn giáo tại địa phương, cơ sở đảng phù hợp với
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
c. Về tư tưởng
Xây dựng thái độ đúng đắn và khách quan trong việc giải quyết những
vấn đề thực tiễn liên quan đến dân tộc và tôn giáo cho học viên.
5. Kế hoạch chi tiết
Bước PhươngPhương Thời
Nội dung
lên lớp pháp tiện gian
5
Bước 1 Ổn định lớp Thuyết trình Micro
phút
Bước 2 Thuyết
(Giảng trình, phát Micro,
bài vấn, hỏi phấn, 85
mới) 1. CÔNG TÁC DÂN TỘC đáp, phỏng bảng phút
vấn nhanh, máy
thảo luận chiếu
nhóm
15
1.1. Dân tộc thiểu số và một số đặc
phút
điểm của dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.2. Chính sách dân tộc của Đảng và 20


Nhà nước Việt Nam hiện nay phút
1.2.1. Các văn bản của Đảng, Nhà nước
về chủ trương, chính sách đối với dân
tộc thiểu số thời kỳ đổi mới.
1.2.2. Nguyên tắc của chính sách dân
tộc
2

1.3. Các nội dung cụ thể của chính


sách dân tộc
1.3.1. Về kinh tế - xã hội
25
1.3.2. Về văn hoá - xã hội
phút
1.3.3. Về quốc phòng, an ninh và đối
ngoại
1.3.4. Các chính sách về hệ thống chính
trị và đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
1.4. Kết quả đạt được trong công tác 15
dân tộc phút
1.5. Một số nội dung cần quan tâm
10
trong công tác dân tộc ở các địa
phút
phương

Thuyết
trình, phát Micro,
vấn, hỏi phấn,
90
2. CÔNG TÁC TÔN GIÁO đáp, thảo bảng và
phút
luận nhóm, máy
phỏng vấn chiếu
nhanh
15
2.1. Tôn giáo và một số đặc điểm về
phút
tôn giáo ở Việt Nam

2.2. Về quan điểm, chủ trương của


Đảng 20
2.2.1. Phương hướng phút
2.2.2. Quan điểm, chủ trương
2.3. Chính sách và quy định cụ thể
của pháp luật về hoạt động tôn giáo
2.3.1. Về phạm vi điểu chỉnh và khung
pháp lý về hoạt động tín ngưỡng, tôn 25
giáo phút
2.3.2. Những quy định liên quan đến
thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo
2.4. Những kết quả đạt được trong 15
công tác tôn giáo phút
3

2.5. Những nội dung cần quan tâm 10


trong công tác tôn giáo ở địa phương phút
Bước 3 5
Chốt kiến thức Thuyết trình Micro
phút
Bước 4 Câu hỏi ôn tập: Micro,
Câu 1: phấn,
5
Câu 2: Thuyết trình bảng,
phút
máy
chiếu
B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN, GIẢNG
1. Tài liệu bắt buộc
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình đào tạo cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2021.
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày
12/3/2003 của BCHTW về Công tác dân tộc, Hà Nội, 2003.
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 25 - NQ/TW ngày
12/3/2003 của BCHTW về Công tác tôn giáo, Hà Nội, 2003.
2. Tài liệu tham khảo
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2021.
- Ban Tôn giáo Chính phủ, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo,
H.2019.
- Nguyễn Thanh Xuân, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb. Tôn giáo, H.2020
C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Kiểm tra số lượng học viên tham gia học tập, quán triệt
tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, tham gia xây dựng bài để nắm vững bài tại
lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giảng bài mới
Đặt vấn đề: Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa IX, Đảng ta nhận định: Dân tộc và tôn giáo là 02 vấn đề cơ bản lâu
dài và mang tính chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, dân tộc và
tôn giáo là 2 vấn đề liên quan trực tiếp đến tâm lý, tình cảm và đời sống tâm linh
của bộ phận quần chúng nhân dân vì vậy việc đề ra đường lối, chính sách để giải
quyết hài hòa, hợp lý 02 vấn đề này là cần thiết và có vị trí quan trọng trong
công cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước
ta hiện nay. Vì vậy hôm nay chúng ta đi vào nghiên cứu nội dung bài Công tác
4

dân tộc, công tác tôn giáo ở địa phương hiện nay để hiểu rõ hơn về 02 vấn đề
này.
Nội dung bài giảng: bao gồm 02 nội dung lớn
1. Công tác dân tộc
2. Công tác tôn giáo
Nội dung bài giảng
1. CÔNG TÁC DÂN TỘC
1.1. Dân tộc thiểu số và một số đặc điểm của dân tộc thiểu số ở Việt
Nam.
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc. Theo thông báo của Tổng cục
Thống kê năm 2019, Việt Nam có tất cả 54 dân tộc với 96,20 triệu người, trong
đó người Kinh chiếm 85,3% dân số với 82,10 triệu người, đồng bào các dân tộc
thiểu số chiếm 14,7% dân số với hơn 14,10 triệu người. Cụ thể số lượng như
sau:
- Dân tộc có số lượng trên 1,0 triệu người: 06 dân tộc, là: Tày: 1.845.492
người, Thái: 1.820.950 người, Mường: 1.452.095 người, Hmông: 1.393.547
người, Khmer: 1.319.652 người, Nùng: 1.083.298 người;
- Dân tộc có số dân từ trên 500.000 đến dưới 1.000.000 người: 03 dân tộc,
là: Dao: 751.000 người, Hoa: 749.466 người, Gia Rai: 513.930 người;
- Dân tộc có số dân từ 100.000 đến dưới 500.000 người: 11 dân tộc, là: Ê
Đê: 398.671 người, Ba Na: 286.190 người, Xơ Đăng: 212.277 người, Sán Chay:
201.398 người, Cơ Ho: 200.800 người, Chăm: 178.948 người, Sán Dìu: 183.004
người, Hrê: 149.460 người, Ra Glai (Raglai): 146.613 người, Mnông: 127.334
người, Xtiêng: 100.752 người;
- Dân tộc có số dân từ 50.000 đến dưới 100.000 người: 07 dân tộc, là:
Thổ: 91.430 người, Bru - Vân Kiều: 94.598 người, Khơ Mú: 90.162 người, Cơ
Tu: 74.173 người, Giáy: 67.858 người, Giẻ Triêng: 63.322 người, Mạ: 50.322
người;
- Dân tộc có số dân từ 10.000 đến dưới 50.000 người: 12 dân tộc, là: Tà
Ôi: 43.886 người, Co: 40.442 người, Chơ Ro: 29.520 người, Xinh Mum: 29.530
người, Hà Nhì: 25.539 người, Chu Ru: 23.242 người, Lào: 17.532 người,
Kháng: 16.180 người, La Chí: 15.126 người, Phù La: 12.471 người, La Hủ:
12.113 người, La Ha: 10.157 người;
- Dân tộc có số dân từ 1.000 đến 10.000 người: 09 dân tộc, là: Pà Thẻn:
8.248 người, Chứt: 7.513 người, Lự: 6.751 người, Lô Lô: 4.827 người, Mảng:
4.650 người, Cơ Lao: 4.003 người, Bố Y: 3.232 người, Cống: 2.729 người,
Ngái: 1.035 người;
- Dân tộc dưới 1.000 người: 05 dân tộc, là: Si La: 709 người, Pu Péo: 903
5

người, Rơ Măm: 639 người, Brâu: 525 người, Ơ Đu: 428 người1.
Nếu tính theo vùng miền một cách tương đối, số lượng đồng bào dân tộc
thiểu số như sau:
- Vùng miền núi phía Bắc (nay gọi chung là Tây Bắc) với các dân tộc
nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Thái - Ka đai, Tạng - Miến, Hán, Hmông - Dao
với 9,20 triệu người.
- Vùng Tây Nguyên và vùng cao Duyên hải miền Trung (gọi chung là Tây
Nguyên) với các dân tộc nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer, Mã Lai Đa đảo với
3,35 triệu người.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (gọi chung là Tây Nam Bộ): gồm các
dân tộc Khmer, Chăm, Hoa,… với 1,55 triệu người.
Như vậy, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất đa dạng và được tập trung theo
từng vùng cụ thể, chủ yếu ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
* Xét trên phương diện tộc người, địa bàn cư trú, văn hoá, lối sống, các
DTTS ở Việt Nam có một số đặc điểm cụ thể như sau:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam có một quá
trình gắn bó và một ý thức dân tộc được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử
dựng và giữ nước của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quá trình phát triển
tộc người và hình thành dân tộc - quốc gia đã tạo nên những đặc điểm về dân cư,
tộc người ở Việt Nam.
- Các dân tộc ở Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh
lệch khá lớn về nhiều mặt. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cư
dân các dân tộc cư trú xen kẽ lẫn nhau. Hiện tượng này không chỉ diễn ra trên
phạm vi cả nước mà còn diễn ra ở từng địa phương, nhất là sau năm 1975. Hiện
nay nhiều tỉnh có đến hơn 20 dân tộc cư trú, như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,
Hà Giang, Tuyên Quang, Lam Đồng,... Riêng tỉnh Đắc Lắc có đến hơn 40 dân
tộc cư trú. Việc cư trú xen kẽ một mặt tạo ra những điều kiện thuận lợi trong
giao lưu kinh tế, văn hóa, giúp đỡ nhau giữa các tộc người để cùng phát triển;
song mặt khác cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp trong giải quyết các quan
hệ dân tộc - tộc người, nhất là những khó khăn trong công tác quản lý xã hội với
những khác biệt trong phong tục, tập quán, lối sống,...
Về địa bàn cư trú, ngoại trừ người Kinh chủ yếu sống ở các thành phố,
vùng đồng bằng, trung du nơi có những điều kiện sống thuận lợi hơn, còn hầu
hết các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú ở các vùng núi, biên giới, hải đảo - nơi
có những điều kiện sống không thuận lợi và nhiều khó khăn. Chính những điều
kiện sống khác nhau này đã dẫn tới sự chênh lệch về trình độ phát triển các mặt

1
Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019, Nxb Thống kê, H.2020.
6

kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong các dân tộc thiểu số, có những dân tộc đã đạt
đến trình độ kinh tế hàng hóa phát triển, song cũng còn không ít các dân tộc kinh
tế hàng hóa mới hình thành.
Với thực trạng các dân tộc cư trú xen kẽ là điều kiện thuận lợi để tăng
cường quan hệ mọi mặt giữa các dân tộc, xây dựng cộng đồng gắn bó cùng nhau
phát triển. Thực trạng này đã và đang đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta những
nhiệm vụ là khắc phục và thu hẹp dần khoảng cách về mọi mặt giữa miền núi
với miền xuôi, vùng cao với vùng thấp, giữa các dân tộc với nhau.
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở những địa bàn có vị trí quan
trọng. Phần lớn các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú ở vùng miền núi phía
Bắc (nay gọi là Tây Bắc), Tây Nguyên và Tây Nam Bộ chiếm ¾ diên tích cả
nước. Xét về mặt kinh tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tiền năng về kinh tế
liên quan đến tài nguyên rừng và đất rừng, phát triển cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc,... Vùng miền núi ở Tây Bắc và Tây
Nguyên còn là nơi dự trữ nguồn tài nguyên khoáng sản, nơi phát triển thủy điện
và là nguồn phù sa bồi đắp cho đồng bằng và ven biển. Vùng miền núi còn là
nơi bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết nguồn nước và điều hòa khí hậu,...
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú còn là của ngõ thông thương, giao lưu
văn hóa giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
Xét về mặt an ninh quốc phòng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường
biên giới đất liền dài 4.616 km, trong đó có đến hơn 3.000 km nằm ở khu vực
miền núi. Từ xưa đến nay, các thế lực xâm lược và thù địch bên ngoài đều sử
dụng địa bàn này để xâm lược, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
đất nước ta. Và trong tiến trình lịch sử, vùng miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên
từng là căn cứ địa cách mạng, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ. Ngày nay, vùng miền núi, biên giới là phên dậu vững chắc của Tổ
quốc, là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng trong việc bảo vệ vững chắc
chủ quyền quốc gia chống âm mưu thâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ nền
hòa bình và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với vị trí như nói trên, chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách
dân tộc ở Việt Nam không chỉ vì lợi ích các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích
của cả nước, không chỉ là đối nội mà còn là đối ngoại, không chỉ là vì kinh tế -
xã hội mà cả về chính trị, an ninh, quốc phòng.
- Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái,
gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc. Lịch sử
các dân tộc ở Việt Nam là lịch sử của quá trình cải biến tự nhiên khắc nghiệt và
chống giặc ngoại xâm để tồn tại và phát triển. Chính quá trình này đã gắn kết lâu
dài, chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi của các dân tộc anh em đã tạo nên
truyền thống đoàn kết, yêu nước của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.
7

Đoàn kết dân tộc trở thành truyền thống quý báu của các dân tộc ở Việt
Nam, là một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi của
dân tộc trong các giai đoạn lịch sử. Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách
dân tộc cần phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc để xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển.
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội
không đồng đều. Các quốc gia có nhiều dân tộc, sự phát triển không đồng đều
giữa các dân tộc là tình trạng phổ biến. Ở Việt Nam, do nhiều yếu tố riêng khác
về lịch sử, xã hội, điều kiện tự nhiên nơi cư trú,... đa số các dân tộc thiểu số là
những cộng đồng người có trình độ phát triển xã hội thấp, vừa đi ra khỏi chế độ
thị tộc, bộ lạc, hoặc còn lưu giữ những yếu tố của xã hội thị tộc, bộ lạc, cùng với
đó trình độ kinh tế cũng ở mức thấp, thậm chí có một số dân tộc đang còn trong
thời kỳ săn bắt và hái lượm. Tuy nhiên, cũng có những dân tộc thiểu số cả
trình độ xã hội và kinh tế ở mức phát triển cao, cũng có dân tộc thiểu số trình độ
xã hội phát triển cao nhưng trình độ sản xuất vẫn còn ở mức thấp. Thực trạng về
xã hội và kinh tế đặt ra đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là tập
trung nâng cao đời sống dân sinh và trình độ dân trí để khắc phục sự chênh lệch
về kinh tế và xã hội giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số.
- Các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự đa
dạng của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam bao gồm
những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hàng nghìn năm
đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành những nét đặc sắc của cộng đồng
dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
được thể hiện qua các hoạt động về lao động, sản xuất; qua việc ăn, mặc, ở,
ngôn ngữ, chữ viết; qua các thiết chế tổ chức xã hội và các mối quan hệ gia
đình, quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội; qua các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo;
qua các hoạt động về văn học, nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng,… Bản sắc văn
hóa mỗi dân tộc tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng và rực rỡ. Chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước quan tâm phát huy và gìn giữ văn hóa các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa, mở của và hội
nhấp quốc tế.
- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam theo các tôn giáo
khác nhau. Đa số đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu vực Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam Bộ duy trỳ các hình thức tôn giáo nguyên thủy, thờ đa thần
với quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán riêng. Sau
này, cùng với thời gian, các tôn giáo thâm nhập vào vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số hình thành những cộng đồng tôn giáo cụ thể. Trước hết là cộng đồng
hơn 1,3 triệu người Khmer ở Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông; cộng
đồng 60.000 người Chăm ở miền Trung theo Bà-la-môn và 81.000 người Chăm
8

ở miền Trung và Nam Bộ theo Hồi giáo; cộng đồng 495.000 người dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên theo Công giáo và cộng đồng gần 639.000 người dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành; cộng đồng 233.000 người Hmông và
20.000 người Dao, Sán Chỉ, Pà Thẻn,… ở Tây Bắc theo đạo Tin lành (chưa kể
gần 40.000 người Hmông theo Tin lành dã di cư vào Tây Nguyên)2. Việc một
bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo tôn giáo đặt ra cho Đảng và Nhà nước là
cùng một lúc phải thực hiện hai chính sách dân tộc và tôn giáo, cùng một lúc
giải quyết hai vấn đề lớn và nhạy cảm dân tộc và tôn giáo.
1.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam
1.2.1. Các văn bản của Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách đối
với dân tộc thiểu số thời kỳ đổi mới
Nghị quyết chung về công tác dân tộc: Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27
tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị Về một số chủ trương, chính sách lớn phát
triển kinh tế - xã hội miền núi, Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12 tháng 3 năm
2003 của BCHTW Đảng Về công tác dân tộc.
Nghị quyết của Đảng đối với vùng miền: Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 18
tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị Về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo
an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010; Nghị quyết 21-
NQ/TW, ngày 21 tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị Về phương hướng, nhiệm
vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng
Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010; Nghị quyết 37-NQ/TW, ngày 01
tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm
2010.
Chỉ thị, Thông tri của Đảng liên quan đến một số dân tộc: Chỉ thị 45-
CT/TW, ngày 23 tháng 4 năm 1994 của Bộ Chính trị Về một số công tác ở vùng
dân tộc Mông; Chỉ thị 62-CT/TW, ngày 08 tháng 11 năm 1995 của bộ Chính trị
Về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới,…, Chỉ thị số 121/CT-
TW, ngày 26-10-1981 của Ban Bí thư về công tác đối với dồng bào Chăm và
Trông tri số 03/TT-TW1991 của Ban Bí thư về công tác đối với đồng bào Chăm;
Chỉ thị 68-CT/TW, ngày 18 tháng 4 năm 1991 của Ban Bí thư Về công tác đối
đồng bào Khmer;
Các chương trình, dự án cụ thể: Chương trình 135/CT-CP (1999) của
Chính phủ Về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc
thiểu số và miền núi; Quyết định 134/QĐ-TTg (2004) của Thủ tướng Về hỗ trợ
đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,
2
Ban Tôn giáo Chính Phủ, Thống kê số liệu tôn giáo ở Việt Nam năm 2020, H.2020
9

khó khăn; Quyết định 32/QĐ-TTg (2007) của Thủ tướng Về cho vay vốn phát
triển sản xuất đối với các hộ đặc biệt khó khăn; Chỉ thị 39/CT-CP (2004) của
Chính phủ Về vấn đề di dân tự do, Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18-11-
2019 của Quốc Hội khoá XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miến núi giai đoạn 2021 - 2030. Nghị
định 05/NĐ-CP (2011) của Chính phủ Về công tác dân tộc,…
Ngoài những văn kiện, văn bản nói trên của Đảng và Nhà nước, Cương
lĩnh xâu dựng đất nước trong thời kỳ quá dộ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát
triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 có nội dung quan trọng về chính sách dân
tộc.
1.2.2. Nguyên tắc của chính sách dân tộc
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương
về công tác dân tộc, xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề
chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của
cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện
thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết chống mọi âm mưu chia rẽ
dân tộc,…”3.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Thực hiện chính sách bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các
dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng
dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán,
tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ
thị và chia rẽ dân tộc”.
Hiến pháp 2013 chỉ rõ: “1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên dất nước Việt Nam. 2-
Các dân tộc bình đẳng, doàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị và chia rẽ dân tộc. 3- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng
Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, gìn giữ bản sắc văn hóa
dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của
mình. 4- Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để
các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5) 102.

3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,
Nxb Chính trị quốc gia, H.2003.
10

102
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, H.2014
Từ Nghị quyết 24-NQ-TW Về công tác dân tộc và Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hiến Pháp năm 2013 xin rút ra những nguyên
tắc trong chính sách dân tộc, cụ thể sau:
- Một là, bình đẳng giữa các dân tộc. Bình đẳng giũa các dân tộc là quyền
ngang nhau của mọi dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát
triển, chủng tộc. Bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, được đảm bảo bằng pháp luật.
- Hai là, đoàn kết giữa các dân tộc. Đoàn kết dân tộc là nguyên tắc nhất
quán, xuyên suốt quá trình hoạch định chính sách dân tộc của Đảng. Đoàn kết
dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Ba là, giúp cùng nhau phát triển. Giúp nhau cùng phát triển về kinh tế,
xã hội. Phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân
trí cho đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đi khoảng cách, chênh lệch về đời sống
kinh tế, xã hội giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
- Bốn là, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Gìn
giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số góp phần tạo ra sự đa dạng
và đặc sắc của văn hóa Việt Nam, nhất là trong điều kiện mở cửa và hội nhập
quốc tế.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) của Đảng nêu rõ: “Bảo
đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Huy động, phân bố, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát
triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng
bào dân tộc thểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng đồng bào dân tộc
thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế
thức đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều bền vững. Chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc”103 103 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia,.
Đại hội XIII (2021) của Đảng cũng đã chỉ rõ những nhiệm vụ cần chú
trọng để thực hiện tốt chính sách dân tộc: “Tập trung hoàn thiện và triển khai
thực hiện tốt chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách
đặc thù giải quyết các khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh kế, việc
làm, định canh định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng
11

sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình, mục
tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 -2030”4.
Như vậy, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và
trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,
của các cấp, các ngành trong cả nước. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc hiện
nay, một mặt cần nắm vững các nguyên tắc nêu trên, mặt khác cần quán triệt và
vận dụng tốt các quan điểm chỉ đạo của Đảng vào từng hoàn cảnh cụ thể của
từng dân tộc.
1.3. Các nội dung cụ thể của chính sách dân tộc.
1.3.1. Về kinh tế - xã hội
Phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát
triển nông nghiệp có cơ cấu một cách hợp lý, phù hợp với địa hình đất dốc và
chia cắt, nhiều tiểu vùng khí hậu, cấu tạo địa tầng địa mạo khác nhau, gắn với
các vùng và thị trường trong nước và ngoài nước.
Làm tốt chính sách định canh, định cư, phân bố lại dân cư hợp lý; thực
hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới và
xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu như: phát triển hệ
thống giao thông thôn, thủy điện, thủy lợi, nước sạch, trường học, trạm y tế,...
Chú ý bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.
Đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, trước hết
là đối với những xã đặc biệt khó khăn, thuộc diện trọng điểm vùng sâu, vùng xa.
Có chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút đầu tư vào vùng sâu, vùng xa.
1.2.2.2. Về văn hoá xã hội
Xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện bằng được mục
tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Đồng thời nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục, đào tạo nhất là hệ thống giáo dục phổ thông nội trú các cấp.
Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở
vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số.
Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc. Do cư trú ở các vùng
khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt, lao động thiều thốn, lạc hậu, trình độ
dân trí thấp,… nên việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của đồng bào dân tộc thiểu
số cần được quan tâm. Chú trọng công tác y tế dự phòng, xây dựng các trạm y tế
xã hoặc liên xã để chăm sóc sức khỏe cho đồng bào.
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Bảo tồn và
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nxb Chính trị quốc gia,
H. 2021.
12

phát triển các sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc về ăn, mặc, ở, ngôn ngữ,
chữ viết, văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng truyền
thống,… Đồng thời, đẩy lùi đi tới xóa bỏ những tâm lý, thói quen, hủ tục, cùng
các tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè,…trái với bản sắc văn hóa tốt đẹp
của các dân tộc.
1.2.2.3. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại
Xuất phát từ vị trí đặc biệt của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chống
âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và các thủ đoạn
chống phá khác của bọn phản động và thù địch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Chú ý đến vấn đề dân tộc nhạy cảm do lịch sử để lại, vấn đề dân tộc liên
quan đến các quốc gia láng giềng, vấn đề dân tộc liên quan đến tôn giáo.
Nghiêm trị những hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động
chính trị, gây chia rẽ dân tộc. Bằng mọi cách không để xảy ra xung đột dân tộc.
1.2.2.4. Các chính sách về hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ dân tộc
thiểu số
Củng cố hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú
trọng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, chú trọng công tác phát triển Đảng là người
dân tộc thiểu số, đảm bảo thôn, bản nào cũng có đảng viên, xã nào cũng có chi
bộ hoặc đảng bộ cơ sở nhằm tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng trong các
dân tộc.
Công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và
phát huy quyền làm chủ các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Đảm bảo dân tộc nào cũng có cán bộ là người của dân tộc mình. Cùng với
chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng hợp lý cần quan tâm động viên, tạo điều
kiện thuận lợi về mọi mặt để cán bộ là người dân tộc thiểu số an tâm công tác.
1.4. Kết quả đạt được trong công tác dân tộc
Từ khi đổi mới, các địa phương, các cấp, các ngành tập trung quán triệt
chính sách đổi mới trong công tác dân tộc và triển khai thực hiện đạt những kết
quả quan trọng. Cụ thể:
Thành tựu lớn nhất là tất cả mọi công dân, không phân biệt dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, giới,… đều bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong các lĩnh
vực của đời sống và bình đẳng trước pháp luật. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc
không ngừng được củng cố, tăng cường. Các dân tộc thực hiện tôn trọng, đoàn
kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước quan tâm và có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các vùng dân
tộc thiểu số, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông
nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường học, y tế,… làm
13

cho bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số chuyển biến rõ rệt.
Sản xuất ở hầu hết các địa bàn dân tộc thiểu số đều phát triển, nhất là
lĩnh vực nông nghiệp đã hình thành một số vùng đã chuyên canh, sản xuất hàng
hóa với các sản phẩn chủ lực như cà phê, hồ tiêu, chè, cao su,… Việc làm và thu
nhập tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần,
chất lượng cuộc sống của đồng bào từng bước được cải thiện quan trọng.
Công tác giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho các
dân tộc thiểu số đạt được nhiều kết quả. Đến nay, cơ bản xóa được tình trạng
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi (năm
2017, tỷ lệ phổ cập tiểu học đạt 95%, cả nước có 314 trường dân tộc nội trú,
1.013 trường dân tộc bán trú, có 50/54 dân tộc có người học từ trình độ cao
đẳng, đại học trở lên) 105. 105 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Các
chuyên đề lớp bồi dưỡng kiến thưc mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược
khóa XIII của Đảng, quyển 3, Nxb Chính trị quốc gia, H.2021, tr.210.
Mạng lưới y tế vùng dân tộc thiểu số phát triển, nhiều xã đạt chuẩn về y
tế. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được nâng lên, tiêm chủng mở rộng
được thực hiện đều khắp, nhiều bệnh nguy hiểm được kiểm soát và đẩy lùi,
đồng thời từng bước kiểm soát được tỷ lệ sinh đẻ tăng tự nhiên.
Văn hóa các dân tộc thiểu số tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Thiết chế
văn hóa cơ sở được củng cố gắn với phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới,
mạng lưới thông tin, phát thanh, truyền hình phủ rộng khắp,… góp phần quan
trọng trong việc mở mang dân trí. Một số di sản văn hóa của đồng bào dân tộc
thiểu số được UNESCO công nhận, nhiều di sản được công nhận là di sản quốc
gia.
Hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số không ngừng được xây dựng,
củng cố, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội ở các địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng dân tộc thiểu
số là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị được từng bước nâng lên,
nhất là ở cơ sở, cả về chất lượng và số lượng.
Lãnh thổ và chủ quyền quốc gia ở các vùng biên giới được đảm bảo. An
ninh chính trị và trật tự xã hội trong vùng dân tộc cơ bản giữ được ổn định.
Đồng bào các dân tộc đoàn kết, nâng cao cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm
mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, đời sống cộng đồng dân tộc, công tác dân tộc trong thời kỳ đổi
mới còn có những hạn chế nhất định, cả trong việc xây dựng chính sách và việc
thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phải nỗ lực khắc
phục trong thời gian tới. Cụ thể:
Về đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số: Đời sống dân sinh, trình
độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung vẫn còn thấp so với mặt
14

bằng chung. Không gian sinh tồn ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị thu
hẹp, đứng trước những rủi ro từ thiên tai và môi trường suy thoái do con người
gây ra. Các vấn đề bảo tồn lưu giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc, vấn
đề bảo tồn các dân tộc rất ít người, vấn đề tái mù chữ, tái đói nghèo, vấn đề di
dân tự do, vấn đề lợi dụng, kích động liên quan đến dân tộc, tôn giáo của các thế
lực thù địch,… vẫn đang đặt ra cần được quan tâm giải quyết một cách cụ thể.
Về việc xây dựng chính sách: Chưa cụ thể hóa bằng quy định pháp luật
những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để thực hiện trên các lĩnh
vực kinh tế, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ, trí thức,… Một số quy định còn
mang tính định hướng chung chung nên khó cụ thể hóa hướng dẫn thực hiện
(Khoản 4, Điều 16 Luật Tổ chức Chính phủ định hướng: quy hoạch và kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số ; Khoản 4, Điều 24 Luật
Thanh niên; Điều 27, Điều 85 Luật Đất đai; Điều 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Luật Nhà ở; Luật Ngân sách...), hoặc một số văn bản cũng chỉ dừng lại ở mức:
Nhà nước có chính sách hỗ trợ (đầu tư) cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt
khó khăn. Một số chính sách cụ thể còn thiếu tính hệ thống, đồng bộ giữa mục
tiêu, thời gian thực hiện, định mức hỗ trợ và nguồn lực đảm bảo. Một số chính
sách chưa phù hợp với đặc điểm vùng, đặc điểm dân tộc. Một số chính sách
mang tính bao cấp tạo sự trông chờ, ỷ nại không còn phù hợp,…
Về thực hiện chính sách dân tộc gắn với chính sách tôn giáo: Thực hiện
chính sách dân tộc gắn với chính sách tôn giáo và các chính sách khác có liên
quan còn những hạn chế dẫn đến việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu
số theo tôn giáo, nhất là theo Tin lành nhưng lại nghe theo các tổ chức phản
động và số phần tử cực đoan gây bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004)
và việc một bộ phận người Hmông ủng hộ việc xưng vua ở Mường Nhé (Điện
Biên) năm 2011, việc cổ vũ và ủng hộ những hoạt động ly khai của một số
người Khmer ở Nam Bộ theo tư tưởng của đảng Khmers Kampuchea Krom -
quen gọi là “đảng 3K” ở Căm-pu-chia,…
Về việc thực hiện chính sách dân tộc: Cán bộ thực hiện chính sách còn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Việc tổ chức thực hiện ở một số địa
phương còn lúng túng, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ. Các
nguồn lực thực hiện chính sách còn thiếu do vốn ngân sách hàng năm chưa đáp
ứng, dàn trải nên có những dự án, chương trình dở dang. Vẫn còn tư tưởng ỷ
nại, trông chờ sự bao cấp của nhà nước; chưa chủ động thực hiện nên hiệu quả
của chính sách không cao.
1.5. Những nội dung cần quan tâm trong công tác dân tộc ở các địa
phương
- Quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới. Nhất là chủ trương,
15

chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới trên căn bản bốn nguyên tắc: bình đẳng giữa
các dân tộc - đoàn kết các dân tộc trong khối đại đoàn kết toàn dân - nâng cao
đời sống kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số - lưu giữ và phát huy bản
sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp để tăng cuòng sự lãnh đạo,
chỉ đạo về công tác dân tộc tại địa phương.
Việc xây dựng các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số cần bám sát thực tế, chú ý lắng nghe ý kiến từ cơ sơ, tránh
sự áp đặt. Việc xây dựng chính sách cần chú ý tính đặc thù riêng khác đối với
các nhóm dân tộc, cần tách thành các lĩnh vực, các vùng miền một cách phù
hợp, tránh cào bằng, dàn trải hoặc chung chung. Cần thực hiện phương châm:
“vừa cho cá, vừa cho cần”.
Việc thực hiện chính sách dân tộc phải tích cực, thận trọng, kiên trì, quyết
tâm chắc chắn và tế nhị. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về kinh tế,
văn hóa, xã hội cần tăng cường công tác quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực
hiện, tránh thất thoát, “rơi vãi” hoặc lãng phí. Chú ý khai thác lực lượng tại chỗ
trong quá trình tổ chức thực hiện.
Bộ máy làm công tác dân tộc cần giữ ổn định. Cán bộ đảng viên khi thực
hiện nhiệm vụ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên trách làm
công tác dân tộc, phải: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay
làm”, phải: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách
nhiệm với dân”. Công tác dân tộc cần chú trọng tranh thủ các già làng, trưởng
bản - những người có uy tín. Công tác dân tộc chú ý giữ hài hòa giữa luật pháp
và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số.
Chú trọng các dân tộc thiểu số có tính đặc thù, chứa đựng những yếu tố
phức tạp cần quan tâm giải quyết. Điển hình là mối quan hệ dân tộc Chăm -
Kinh do lịch sử để lại, người Khmer liên quan đến ba yếu tố: vùng đất - tộc
người - tôn giáo, người Hmông với tâm lý “xưng vua, đón vua” và “vương quốc
Mông”,… Đồng thời cần chú ý mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới với Trung
Quốc, Lào và Căm-pu-chia.
- Nâng cao nhận thức về công tác dân tộc cho cán bộ, đảng viên các cấp,
các ngành về vị trí, vai trò của công tác dân tộc, đoàn kết dân tộc trong giai đoạn
mới.
- Việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án và chính sách
dân tộc về kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc, chú
trọng đội ngũ cán bộ là người dân tộc tại chỗ.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các chương trình, dự án
liên quan đến dân tộc trên địa bàn. Đồng thời thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn
16

thư đề nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến dan tộc.
- Nắm chắt tình hình, diễn biến vấn đề dân tộc ở địa phương để kịp thời
tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vướng mắc; chủ động giải
quyết không để xảy ra những điểm nóng.
- Chú trọng công tác đối ngoại liên quan đến vấn đề dân tộc, công tác đấu
tranh chống các hoạt động lợi dụng dân tộc của các thế lực thù địch.
2. CÔNG TÁC TÔN GIÁO
2.1. Tôn giáo và một số đặc điểm tôn giáo Việt Nam
Ở Việt Nam có cả những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như
Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, có cả tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như
Công giáo, Tin lành; có cả tôn giáo bên ngoài du nhập vào như: Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Hồi giáo,... có cả tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao
Đài, Phật giáo Hoà Hảo,... Ở Việt Nam có cả tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và chức sắc, tổ chức giáo hội), có cả những hình thức
tôn giáo sơ khai (tín ngưỡng); có cả những tôn giáo đã phát triển và hoạt động
ổn định, có cả những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm
đường hướng mới cho phù hợp. Ở Việt Nam có khoảng trên 90% dân số có đời
sống tâm linh về tín ngưỡng và tôn giáo, trong đó có có 25,232 triệu tín đồ,
chiếm 27% dân số. Cụ thể: Phật giáo 14.331.000 tín đồ, 30.566 tăng ni, 18.546
cơ sở thờ tự; Công giáo: 7.063 triệu tín đồ, 7.485 linh mục, giám mục, 32.000 tu
sĩ nam - nữ, 7.771 cơ sở thờ tự; Phật giáo Hòa Hảo: 1.336.000 tín đồ, 47 cơ sở
thờ tựTin lành: 1.121.000 tín đồ (các tổ chức Tin Lành khai trình là 1,5 triệu),
2.066 mục sư truyền đạo, 662 cơ sở thờ tựu, khoảng hơn 4.000 điểm nhóm; Cao
Đài: 1.116.000 tín đồ (các tổ chức Cao Đài khai trình là 2,5 triệu), 13.411 chức
sắc hàng giáo phẩm, 1.189 cơ sở thờ tự; Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam:
258.828 tín đồ, Hồi giáo: 80.045 tín đồ, 435 chức sắc, 56 cơ sở thờ tự; các nhóm
tôn giáo địa phương: 397.000 tín đồ, 1.664 chức sắc, 781 cơ sở thờ tự5;
Xét về tín đồ, chức sắc, phạm vi hoạt động, lối sống đạo, giữ đạo, mối
quan hệ, ...tôn giáo Việt Nam có một số đặc điểm cần chú ý sau:
- Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Về khía
cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm
cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc. Không những thế, tất cả tôn
giáo ở Việt Nam sống hòa đồng không xảy ra xung đột hoặc chiến tranh tôn
giáo. Đó là mặt tích cực cần được trân trọng và phát huy trong giai đoạn mới
của cách mạng Việt Nam. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo và
nhiều tổ chức tôn giáo như nói trên, người ta thường ví tôn giáo ở Việt Nam như
bức tranh thu nhỏ của tôn giáo của thế giới. Tuy nhiên, số lượng tín đồ tôn giáo

5
Ban Dân vận Trung ương: Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 25/NQ-TW (2003) của BCHTWĐ về công tác tôn
giáo - Phần phụ lục, H.2017.
17

ở Việt Nam chỉ chiếm 27% dân số, trong khi chủ thể quản lý đa số là những
người không theo tôn giáo nên ít hiểu biết về tôn giáo dẫn đến những khó khăn
trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối
với từng tôn giáo cụ thể; đồng thời đa dạng về tôn giáo cũng đặt ra việc thực
hiện việc bình đẳng tôn giáo trước pháp luật.
- Việt Nam có nhiều tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo, có tôn giáo có
nguồn gốc phương Đông, có tôn giáo có nguồn gốc phương Tây, có tôn giáo
truyền vào từ rất sớm, có tôn giáo mới truyền vào, có tôn giáo động tín đồ, hoạt
động trong phạm vi rộng, có tôn giáo ít tín đồ, hoạt động ở phạm vi hẹp. Do
vậy, việc ứng xử với các tôn giáo rất cần quan tâm đến nguyên tắc mang tính
hiến định - bình đẳng các tôn giáo trước pháp luật. Các tôn giáo ở Việt Nam
đoàn kết, không có xung đột về tôn giáo. Như nói trên, Việt Nam có nhiều tôn
giáo, nhiều người theo tôn giáo, có tôn giáo nguồn gốc phương Đông, có tôn
giáo nguồn gốc phương Tây, có tôn giáo truyền vào từ rất sớm, có tôn giáo mới
truyền vào; có tôn giáo đông tín đồ, phạm vi hoạt động rộng, có tôn giáo ít tín
đồ, hoạt động trong phạm vi một số địa phương,… Tất nhiên, trong quá trình
truyền giáo, cả trước đây và sau này, một số tôn giáo có những va chạm với văn
hóa tín ngưỡng truyền thống mang tính cục bộ nhưng sớm được khắc phục. Tín
đồ các tôn giáo ở Việt Nam, với các lối sống đạo khác nhau, nhưng nhìn chung
đều có đức tin, tình cảm và niềm tin tôn giáo sâu sắc. Đặc biệt là tín đồ các tôn
giáo có nhu cầu cao trong sinh hoạt tôn giáo, nhất là những sinh hoạt tôn giáo
cộng đồng mang tính chất lễ hội. Điều này khác với tín đồ tôn giáo ở một số
nước phương Tây hoặc các nước tiến tiến, các sinh hoạt tôn giáo đi theo hướng
cá nhân, ở gia đình. Ở Việt Nam cũng vẫn còn một bộ phận tín đồ của một số
tôn giáo còn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị số người cơ hội lôi kéo, lợi
dụng. Vấn đề đặt ra trong ứng xử với tôn giáo là vừa phải phát huy tinh thần
đoàn kết hòa hợp giữa các tôn giáo, phát huy lòng yêu nước và tinh thần
lao động cần cù của các tín đồ tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, vừa phải giải quyết thỏa đáng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của
tín đồ các tôn giáo, vừa nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho tín đồ
các tôn giáo, vừa khắc phục những tồn tại, hạn chế do lịch sử để lại trong một
bộ phận tín đồ tôn giáo.
- Một số tôn giáo phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là
trong thời gian gần đây. Việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các
tôn giáo đặt ra cho các cấp, các ngành cùng một lúc phải thực hiện tốt hai chính
sách đặc thù là chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo trong một đối tượng
quần chúng, cùng một lúc phải thận trọng giải quyết cả hai vấn đề lớn vốn phức
tạp và nhạy cảm là: dân tộc và tôn giáo.
- Hầu hết các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo ở Việt Nam là
18

người có tri thức, được đào tạo rất căn bản; là những người có uy tín và ảnh
hưởng rất quan trọng đối với tín đồ, không chỉ trong đời sống tinh thần mà ngay
cả trong đời sống văn hoá, xã hội. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành là lực lượng
quan trọng trong mối quan hệ giữa giáo hội của các tôn giáo với nhà nước và là
đầu mối trong việc hướng dẫn, quản lý về hoạt động tôn giáo. Chức sắc, nhà tu
hành các tôn giáo là những người hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo cho tín đồ. Và ở
những mức độ khác nhau, chức sắc các tôn giáo có thần quyền. Do đó, chức sắc
các tôn giáo có uy tín và ảnh hưởng rất quan trọng đối với tín đồ, không chỉ
trong đời sống tinh thần mà ngay cả trong đời sống văn hóa, xã hội. Cùng với
chức sắc, nhà tu hành, các tôn giáo ở Việt Nam có trên dưới 200 nghìn chức
việc gồm cả chức sắc và tín đồ có chức vụ trong bộ máy tổ chức các tôn giáo.
- Các tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, hoặc là quan
hệ về tổ chức, hoặc quan hệ cùng tôn giáo, hoặc quan hệ giao lưu, đối thoại
giữa các tôn giáo. Vấn đề quan hệ quốc tế tôn giáo cần được xem xét giải quyết
phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong các tôn giáo ở
Việt Nam, có nhiều tôn giáo được du nhập từ bên ngoài vào, nhất là những tôn
giáo lớn, như: Phật giáo với 520 triệu tín đồ chủ yếu ở các nước châu Á; Công
giáo với 1,250 tỷ tín đồ ở 193 quốc gia và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu
lục; Tin lành với 820 triệu tín đồ ở tập trung các nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ
và Nam Phi; Hồi giáo với 1,450 tỷ tín đồ ở Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Á,
Trung Nam Á và Đông Nam Á,… Điều đó cũng có nghĩa là tôn giáo ở Việt
Nam có mối quan hệ quốc tế khá rộng rãi.
Vấn đề quan hệ quốc tế của các tôn giáo đang là vấn đề rất lớn và rất quan
trọng trong chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam,
cũng như trong công tác hướng dẫn, quản lý hoạt động tôn giáo. Vấn đề quan hệ
quốc tế tôn giáo cần được xem xét giải quyết thỏa đáng trong điều kiện chính
sách đối ngoại rộng mở và hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản và Nhà nước
Việt Nam và trong xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá các vấn đề kinh tế, văn
hóa, xã hội.
- Các tôn giáo ở Việt Nam vẫn là đối tượng lợi dụng của các thế lực cơ
hội và thù địch. Trước đây, khi xâm lược Việt Nam, Pháp, Nhật, Mỹ đều tìm
cách lợi dụng các tôn giáo để phục vụ cho mục đích chính trị của họ. Việc lợi
dụng các tôn giáo của các thế lực đế quốc đã để lại nhiều hậu quả mà Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang phải giải quyết. Ngày nay, các thế lực cơ
hội và thù địch ở trong nước và ngoài nước đang thực hiện chiến lược “diễn
biến hoà bình” để chống phá Việt Nam. Với chiến lược này, các thế lực cơ hội
và thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tôn giáo gắn với vấn đề dân chủ
và nhân quyền, trong đó khai thác những sai sót trong việc thực hiện chính sách
tôn giáo ở một số cơ sở để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
19

Sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực cơ hội và thù địch như nói trên đặt ra
cho công tác tôn giáo vừa phải thực hiện tốt chính sách tôn giáo trên căn bản tôn
trọng và đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng tín đồ, vừa phải
cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu và những hoạt động của các thế lực
xấu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, tiếp cận
vấn dề này, cần phân biệt rõ những phần tử cơ hội và thù địch Việt Nam khác
những người chưa hiểu, đúng hơn là thiếu thông tin về tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, hoặc tiếp cận vấn đề tôn giáo, nhân quyền theo góc nhìn truyền thống
của các nước, nhất là từ Âu Mỹ.
Đặc điểm trên của tôn giáo ở Việt nam là cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà
nước xây dựng chủ trương, chính sách, đồng thời cũng là những yếu tố cần quan
tâm trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo.
2.2. Về quan điểm, chủ trương của Đảng
2.2.1. Quan điểm chủ trương của Đảng đối với tôn giáo
Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý trong lĩnh vực tôn
giáo, Đảng ban hành các chủ trương thông qua các nghị quyết, chỉ thị, từ đó Nhà
nước tổ chức thực hiện bằng những chính sách và quy định pháp luật cụ thể,
hình thành hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với tôn giáo. Thời kỳ đổi mới, chủ trương chính sách của Đảng đối với tôn
giáo bao gồm các văn kiện như sau: Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 16 tháng 10
năm 1990 của Bộ Chính trị Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới;
Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 02 tháng 7 năm 1998 của Bộ Chính trị Về công tác
tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết 25/NQ-TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003
của BCHTW Đảng Về công tác tôn giáo,... Và gần đây là Chỉ thị 18-CT/TW,
ngày 10 tháng 01 năm 2018 của Bộ Chính trị BCHTW Đảng Tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 25-NQ/TW Về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
2.2.1. Về phương hướng
Tiếp tục tinh thần đổi mới được đặt ra từ Nghị quyết 24-NQ/TW (1990),
Nghị quyết 25-NQ/TW (2003) Về công tác tôn giáo xác định: “Hoạt động tôn
giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết
đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giầu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”6.
2.2.2. Về quan điểm, chủ trương
Nghị quyết 24-NQ/TW (1990) và Nghị quyết 25-NQ/TW (2003) xác
định quan điểm, chủ trương của Đảng đối với tôn giáo trên các nội dung chủ yếu

6
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị
quốc gia, H.2003.
20

sau đây:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực
hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo,
không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng
pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước
pháp luật.
Hai là, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc,
không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật
và chính sách của nhà nước, kích động nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối,
xâm phạm an ninh quốc gia.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng. Mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là
điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi
công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động
viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất
Tổ quốc thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng, đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong
đó có đồng bào các tôn giáo.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều
cấp, nhiều ngành. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và đấu tranh
chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt
công tác vận động quần chúng.
Năm là, việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác
đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên
truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không ép buộc người dân theo đạo.
Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức truyền
đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Chủ trương chính sách đổi mới của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo được
thể hiện trong Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013: “1- Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ
21

quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3- Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24)7.
Như vậy, theo Hiến pháp năm 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là
quyền của mọi người (không chỉ là quyền của công dân như trước); Nhà nước
tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (không chỉ là bảo đảm như
trước).
Gần đây, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã
xác định những nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo trong thời gian tới: “Vận
động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp
đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảm bảo
cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định pháp luật và hiến chương,
điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt
đẹp và các người lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo
chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết
tôn giáo và khối đại đoàn kết dân tộc”8.
Nghị quyết cũng chỉ rõ những nhiệm vụ cần chú trọng để thực hiện tốt
chính sách tôn giáo: "Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy
định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo,
tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiến
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngường, tôn giáo để chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về công tác tôn giáo"9
2.2.2. Chính sách và quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động tôn
giáo
+ Các văn bản quy định pháp luật của Nhà nước về hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo.
Với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, sau khi Đảng ban hành
Nghị quyết thể hiện quan điểm, chủ trương đối với công giáo và công tác tôn
giáo, Nhà nước sẽ cụ thể hóa bằng quy định pháp luật cụ thể để thể chế hóa
quan điểm, chủ trương của Đảng, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống. Thời
kỳ đổi mới, sau khi Bộ Chính trị BCHTW Đảng ban hành Nghị quyết
24-NQ/TW (1990), Chính phủ ban hành Nghị định 69/NĐ-HĐBT, ngày 21
tháng 3 năm 1991 Quy định về các hoạt động tôn giáo, sau đó, Chính phủ ban
hành Nghị định 26/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ Về các

7
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb. CTQG, tr.17-18.
8
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,
H.2021, tr.171.
9
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,
H.2021, tr.141.
22

hoạt động tôn giáo thay thế Nghị định 69/NĐ-CP; ngày 18-6-2004, Chủ tịch
nước ký ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (gọi là Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2004).
Qua 12 năm thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, để tiếp tục thực
hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2016 và được Chủ
tịch nước ký Lệnh số 12/2016/L/CTN, ngày 01 tháng 12 năm 2016 công bố
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (gọi là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016). Sau đó,
Chính phủ ban hành Nghị định 162/2017/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2017
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 được ban hành nhằm khắc phục những tồn
tại, hạn chế của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004; tiếp tục thể chế hóa
các quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; cụ thể hóa quy định của Hiến
pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của mọi người; đồng thời tiếp tục sự tương thích với luật pháp
quốc tế trong điều kiện Việt Nam mở cửa và hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng. Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 với những nội dung cụ thể như sau:
2.3.1. Về phạm vi điều chỉnh và khung pháp lý về hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 điều chỉnh cả lĩnh vực tín ngưỡng và
tôn giáo để bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013. Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; về
hoạt động tín ngưỡng, về hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; về tổ chức
tôn giáo; về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Quy định cụ thể về quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực
thuộc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp
tại Việt Nam; nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định cụ thể về các khung pháp lý
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
1. Hoạt động tín ngưỡng: Là những hoạt động diễn ra ở các cơ sở tín
ngưỡng, như: đình, đền, miếu, phủ,… gắn với các lễ hội.
2. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Là những sinh hoạt tôn giáo tập trung
của tín đồ tại cơ sở thờ tự: chùa, nhà thờ nhà nguyện, thánh đường, thánh thất,…
và địa điểm hợp pháp khác.
3. Hoạt động của chức sắc tôn giáo. Là những hoạt động của chức sắc
trong việc hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo của tín đồ và những hoạt động xã hội,
23

trong đó có hoạt động từ thiện xã hội.


4. Công nhận pháp nhân tổ chức tôn giáo. Là sự công nhận của nhà nước
đối với sự hợp pháp của tổ chức tôn giáo qua hai bước: đăng ký và công nhận tư
cách pháp nhân (pháp nhân phi thương mại).
5. Các hoạt động của tổ chức tôn giáo. Là các hội nghị (theo tháng, theo
quý, theo năm), đại hội (chủ yếu theo nhiệm kỳ) của tổ chức tôn giáo và tổ chức
tôn giáo trực thuộc.
6. Đào tạo chức sắc. Là việc mở trường đào tạo chức sắc, mở lớp bồi
dưỡng về tôn giáo cho tín đồ, chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo.
7. Phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu
hành. Là việc phong phẩm chức sắc, việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử các chức
việc của các tổ chức tôn giáo.
8. In ấn xuất bản kinh sách, sản xuất đồ dùng tôn giáo. Là việc xuất bản,
xuất nhập khẩu các ấn phẩm tôn giáo, sản xuất các đồ thờ, đồ dùng phục vụ cho
sinh hoạt tôn giáo của các tổ chức tôn giáo
9. Đất đai, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự. Là việc giải quyết đất đai phục
vụ nhu cầu xây dựng nơi thờ tự tùy theo quỹ đất và quy hoạch; là việc cải tạo,
nâng cấp và xây dựng mới nơi thờ tự của tín ngưỡng và tổ chức tôn giáo.
10. Hoạt động an sinh xã hội của cá nhân, tổ chức giáo. Là những hoạt
động về giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo của các tổ chức tôn
giáo.
11. Người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam. Là việc sinh hoạt
tôn giáo tập trung của người nước ngoài, việc hoạt động tôn giáo của chức sắc
người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt
Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
a) Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
b) Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
c) Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ
nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng
đạo;
d) Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng
về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
đ) Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
12. Quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo. Là việc quan hệ quốc tế
24

của tổ chức tôn giáo, tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín
đồ theo hiến chương (điều lệ) của các tổ chức tôn giáo phù hợp với luật pháp
Việt Nam,…
Việc Nhà nước quy định phạm vi điều chỉnh và những khung pháp lý đối
với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chính là đưa chủ trương, chính sách của
Đảng đối với tôn giáo vào cuộc sống, hay nói cách khác là để tín đồ, chức sắc
tôn giáo thụ hưởng những chủ trương chính sách mới đối với tôn giáo, để tạo
điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn
giáo. Có nhiều nội dung hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến chính
sách của Nhà nước cũng như quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo.
Thực hiện những nội dung về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như nói
trên, pháp luật Việt Nam quy định thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn
giáo. Cùng với nội dung thanh tra, pháp luật Việt Nam quy định cá nhân, tổ
chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có quyền khiếu tố, khiếu nại, khởi kiện để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan;
đồng thời tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạp pháp luật sẽ bị xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật. Kể từ năm 2004, ban hành Pháp lệnh
Tín ngưỡng tôn giáo, năm 2016 ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là những
văn bản lập pháp nên các quy định pháp luật có tính hiệu lực và tính thống nhất,
tức là mọi quy định đều phải được thực hiện và thực hiện trên toàn cõi Việt
Nam, không phân biệt vùng miền, địa phương.
2.3.2. Những quy định liên quan đến thực hiện quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thực hiện Điều 14 Hiến pháp năm
2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy
định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng. Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016 quy định thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo
thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1). Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp
luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp; (2). Thanh tra những
vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định người đại diện, ban quản lý
cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức
việc, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện vụ án dân
sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan.
25

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định Tổ chức, cá nhân có hành
vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Luật cũng quy định Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp
luật đối với hành vi vi phạm cụ thể như: 1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái
quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2. Thiếu trách nhiệm trong
quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; 3. Vi phạm quy
định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín
ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Việc quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm tạo cơ sở pháp lý để tổ
chức, cá nhân biết mình được làm gì, không được làm gì, đồng thời làm căn cứ
để cơ quan chức năng quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được thuận lợi.
Việc quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm để các cá nhân, tổ chức tôn
giáo, các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo thực hiện tốt
những quy định pháp luật về tôn giáo.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 là văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, Tất cả các hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo đều phải thực hiện theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện
phải giống nhau, không phân biệt vùng miền, địa phương.
2.4. Những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo
+ Về sinh hoạt tôn giáo của tín đồ: Tất cả các sinh hoạt tôn giáo của tín
đồ tại gia đình và nơi thờ tự theo luật lệ, lễ nghi truyền thống đều được phục hồi
và thực hiện bình thường, kể cả số người mới theo tôn giáo trong vùng dân tộc
thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Các sinh hoạt tôn giáo tập trung với quy mô
lớn được thực hiện: Lễ đón Pháp nhân của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh năm
1997 với sự tham gia của gần 200 nghìn tín đồ chức sắc tham dự, Đại lễ Vesak
2008, Vesak 2014, Vesak 2019, Lễ Khai mạc Năm Thánh 2010 của Công giáo,
Lễ Kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Việt Nam 2011 của các tổ chức Tin lành,...
với sự tham gia từ vài chục nghìn đến hàng 100 nghìn người trong nước và quốc
tế.
+ Về công nhận tổ chức tôn giáo: Trước đổi mới cả nước có 03 tôn giáo
được công nhận về tổ chức: Hội thánh Tin lành Việt Nam (1958), Hội đồng
Giám mục Việt Nam (1980), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981). Từ khi đổi
mới đến 2020, Nhà nước đã công nhận 37 tổ chức tôn giáo và cấp đăng ký hoạt
động cho 03 tổ chức tôn giáo, đưa tổng số tăng lên đến 43 tổ chức tôn giáo được
26

công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Có thể nói, đến nay hầu hết các tôn giáo ở
Việt Nam đều được hoạt động bình thường về tổ chức và chịu sự điều chỉnh của
pháp luật.
+ Về đào tạo chức sắc tôn giáo: Trước đổi mới chỉ có một vài cơ sở đào
tạo mang tính “nhỏ giọt” dẫn đến tình trạng “đào tạo chui”. Đến nay cả nước có
60 cơ sở đào tạo chức sắc (17 cơ sở cấp đại học) với 10.000 học viên theo học.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 48 cơ sở, gồm: 04 học viện, 01 trường cao
đẳng, 35 trường trung cấp; Giáo hội Công giáo 08 đại chủng viện và 01 học
viện; các Hội thánh Tin lành có 04 trường Thánh kinh thần học,... Có đến 1.200
chức sắc các tôn giáo du học thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài. Trước đổi mới, năm
1985, tỉnh Hà Nam Ninh (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) chỉ có 30 linh mục,
năm 2016, tỉnh Nam Định có đến 216 linh mục; năm 1985 Giáo phận Bắc Ninh
có 04 linh mục, năm 2016 có đến 97 linh mục,...10.
+ Về suất bản kinh sách. Trước đổi mới hầu như không có xuất bản kinh
sách, ấn phẩm tôn giáo, nếu có thực hiện theo quy chế xuất bản nhất thời. Từ
khi đổi mới, nhất là từ khi thành lập Nhà xuất bản Tôn giáo (1999), mỗi năm
xuất bản từ 500 đến 600 đầu sách. Riêng số Kinh Thánh xuất bản trên dưới 1,0
triệu quyển. Hiện nay, ở cấp toàn đạo có tất cả 15 tờ báo và tạp chí đang hoạt
động, trong đó những tạp chí có uy tín, như: Nghiên cứu Phật học, Văn hóa Phật
giáo, Khuông Việt, Giác ngộ,... của Phật giáo, Hiệp thông, Người Công giáo
Việt Nam, Công giáo và Dân tộc,... của Công giáo, Mục vụ, Thông công của
Tin lành, Hương sen của Phật giáo Hòa Hảo,...
+ Về xây dựng sửa chữa nơi thờ tự. Hiện nay số lượng nơi thờ tự các tôn
giáo là 29.000, trong đó, gần 7.000 cơ sở thờ tự được cấp đất để xây mới. Đến
nay, gần như tất cả đều được trùng tu sửa chữa, trong đó hơn 60% trùng tu và
sửa chữa với quy mô lớn. Chỉ tính riêng đất đai cấp cho Phật giáo, như: Thiền
viện Trúc Lâm Bạch Mã (Huế): 1,90 ha, Thiền viên Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh
Phúc) 5,2 ha, Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp (Tuyên Quang) 3,0 ha (trong
quy hoạch gần 40 ha), Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng (Thanh Hóa) 10,0 ha,
Thiền viện Trúc Lâm Yên Ngộ (Ninh Thuận) 4,3 ha, Thiền Viện Trúc Lâm Phú
Lâm (Quảng Nam) 19,5 ha, Thiền viên Trúc Lâm Tây Nguyên (Gia Lai) 2,0 ha,
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ) 3,9 ha, Thiền viên Trúc Lâm Cà
Mau 1,9 ha,… Chùa Linh Sơn (Lai Châu) 4,0 ha, chùa Hưng Quốc (Sơn La)
14,0 ha, chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) 21,0 ha (trong qui hoạch khoảng 123 ha),
quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình) 539 ha, quần thể chùa Tam Trúc (Hà Nam)
5.100 ha,… 11
+ Về hoạt động từ thiện xã hội. Trước đổi mới, hoạt động từ thiện xã hội

10
Nguyễn Thanh Xuân, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, sđd, tr.436
11
Nguyễn Thanh Xuân, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, sđd, tr.436
27

của các tôn giáo chưa được quan tâm, chủ yếu hoạt động tự phát. Đến nay, riêng
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 150 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học,
10 phòng khám đa khoa, 1.000 lớp học tình thương,... Giáo hội Công giáo Việt
Nam có 189 cơ sở khám chữa bệnh và điều dưỡng, 159 cơ sở giúp đỡ người
khuyết tật, trẻ mồ côi, 797 cơ sở giáo dục mầm non, Riêng Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo có đến 300 xe cứu thương phục vụ miễn phí tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long,...Chính những đóng góp cụ thể của các tôn giáo trong lĩnh vực từ
thiện xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Đảng ta chính thức
xác định tôn giáo là nguồn lực xã hội cần được phát huy.
+ Về quan hệ quốc tế: Trước đổi mới hầu như không có hoạt động quốc
tế tôn giáo, trừ một số hoạt động phong phẩm chức sắc của Công giáo từ Va-ti-
can. Thời kỳ đổi mới, mối quan hệ quốc tế các tôn giáo được mở rộng. Từ 2005
đến 2013 có đến 205 đoàn tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam, có 1.343 đoàn tôn
giáo Việt Nam ra nước ngoài. Tới đây, Việt Nam đồng ý Va-ti-can cử đại diện
thường trú trong quan hệ với Giáo hội Công giáo Việt Nam và Nhà nước Việt
Nam.
Đánh giá chung: Từ khi thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam
chuyển biến rất quan trọng.
Các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động đi vào ổn định, nề nếp, chịu sự điều
chỉnh của pháp luật. Cụ thể là các hoạt động về tổ chức, như đại hội, hội nghị,
mở trường lớp đào tạo chức sắc, phong chức phong phẩm, xuất bản ấn phẩm
tôn giáo, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn
giáo,...
Các tôn giáo ở Việt Nam khi được nhà nước công nhận đều xây dựng và
nỗ lực thực hiện đường hướng gắn bó với dân tộc và tuân thủ pháp luật. Phật
giáo là Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, Công giáo là Sống Phúc âm
giữa lòng Dân tộc, đạo Tin lành là Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục
vụ Tổ quốc và Dân tộc, đạo Cao Đài là Nước vinh, Đạo sáng, Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo là Vì Đạo pháp, vì Dân tộc,...
Các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần
cùng nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội để lại từ hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ, cùng những vấn đề xã hội mới nẩy sinh. Từ thực tế hoạt
động từ thiện xã hội của tôn giáo, năm 2018, Đảng ta đã chính thức xác định tôn
giáo là nguồn lực xã hội cần được phát huy.
Các tôn giáo mở rộng quan hệ quốc tế trên các phương diện: quan hệ tổ
chức, quan hệ cùng tôn giáo, quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức tôn giáo trên
tinh thần đối thoại, cởi mở và khoan dung tôn giáo. Quan hệ quốc tế các tôn
giáo vừa tạo mối quan hệ giữa tôn giáo ở Việt Nam với tôn giáo thế giới, vừa là
28

kênh ngoại giao nhân dân, kênh đấu tranh đối ngoại chống lại các luận điệu sai
trái của các thế lực thù địch về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Có thể nói, đổi mới chính sách tôn giáo và sự chuyển biến đời sống tôn
giáo ở Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất
nước. Tuy nhiên tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo còn những vấn đề đặt ra
cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới đây.
- Về tình hình tôn giáo. Hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật tuy đã giảm
đi nhiều nhưng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương đối với một số tôn giáo;
việc khiếu kiện, trong đó có khiếu kiện đất đai vẫn xẩy ra, một số vụ việc trở
thành điểm nóng; mâu thuẫn nội bộ tôn giáo gây mất ổn định tôn giáo và ổn
định xã hội; hiện tượng tôn giáo mới gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến tôn giáo
và đời sống xã hội; một số tôn giáo phát triển nhanh trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số gây xung đột văn hóa; các thế lực thù địch vẫn tìm cách lợi dụng tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
- Về công tác tôn giáo. Một số cán bộ, đảng viên chưa quán triệt về chủ
trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo; một số nơi,
nhất là ở cơ sở còn vi phạm trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, trong đó
có việc đối xử không bình đẳng giữa các tôn giáo; chưa quan tâm đến công tác
vận động quần chúng và nhất là tranh thủ chức sắc, không ít trường hợp coi
công tác này chỉ là hình thức,...
2.5. Những nội dung cần quan tâm trong công tác tôn giáo ở địa
phương
- Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp để tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo công tác tôn giáo tại địa phương.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo của từng cấp theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016 và Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành về vị trí,
vai trò của công tác tôn giáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo.
- Nắm chắc tình hình, diễn biến vấn đề tôn giáo để kịp thời tham mưu cho
cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vướng mắc, không để xảy ra điểm nóng liên
quan đến tôn giáo.
- Tăng cường công tác vận độngt ín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo,
thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc; trong đó chú trọng
công tác vận động tranh thủ chức sắc, chức việc tôn giáo.
29

- Nâng cao cảnh giác, phát hiện và đấu tranh chống các hoạt động lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
- Chú trọng công tác đối ngoại tôn giáo trong điều kiện mở cửa và hội
nhập quốc tế.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề lớn,
phức tạp và nhạy cảm. Để giải quyết tốt hai vấn đề dân tộc và tôn giáo phải thực
hiện đúng đắn và đầy đủ chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và
Nhà nước. Đối với dân tộc và tôn giáo, cần thận trọng, không được khinh xuất
hoặc bất cẩn, nếu không thì việc nhỏ trở thành việc lớn, việc đơn giản trở thành
phức tạp. Tuy nhiên, chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và chính
sách tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo có những khác nhau rất cơ bản.
Chính sách dân tộc là những chính sách về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
nâng cao đời sống dân sinh, trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc. Chính
sách tôn giáo là đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động tôn
giáo của chức sắc và tổ chức tôn giáo. Riêng tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu
số cần thực hiện tốt cả chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN, TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy phân tích những nội dung của công tác dân tộc, liên hệ với
thực tiễn địa phương?
Câu 2: Hãy phân tích những nội dung của công tác tôn giáo, liên hệ thực
tiễn địa phương?
2. Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Những vấn đề cụ thể về dân tộc đang đặt ra ở địa phương đồng chí
và đề xuất những giải pháp khắc phục?
Câu 2: Những vấn đề cụ thể về tôn giáo, tín ngưỡng đang đặt ra ở địa
phương đồng chí và đề xuất những giải pháp khắc phục?
3. Tài liệu học tập
- Giáo trình TCLLCT - HC, Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội,
2017.
- Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
IX tại hội nghị lần thứ 7 về công tác dân tộc
- Nghị quyết số 25 - NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
IX tại hội nghị lần thứ 7 về công tác tôn giáo
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
- Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo - Số 2/2016/QH14 của Quốc hội khóa XIV,
kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016.
Bài soạn được thông qua khoa ngày tháng năm 2022
30

XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG KHOA NGƯỜI SOẠN

Thái Quỳnh Dung Phạm Thị Thu

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU


124
125

You might also like