You are on page 1of 18

HỌC VIỆN QUÂN Y

MODULE HÔ HẤP

BÀI THỰC HÀNH

ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ KHÍ MÁU


VÀ CÂN BẰNG ACID-BASE

Module: Hô hấp
Mã Module: M6
Bài giảng: Bài thực hành số 4
Đối tượng: Học viên đào tạo bác sỹ y khoa

Người biên soạn: Trung tá, ThS. Vũ Quang Hợp


Bộ môn/Khoa Hóa Sinh

1
Hà Nội – 2021

2
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

1. Thông tin chung


̵ Tên bài giảng: Đánh giá thông số khí máu và cân bằng acid- base
̵ Bài giảng: Bài thực hành số 4
̵ Thời gian bài giảng: 90 phút (2 tiết)
̵ Module: Hô hấp (M6)
̵ Đối tượng: Học viên đào tạo bác sỹ đa khoa
̵ Người biên soạn: Trung tá, ThS. Vũ Quang Hợp, Bộ môn/khoa: Sinh hóa
2. Mục tiêu bài giảng:
̵ Khái niệm xét nghiệm khí máu.
̵ Các thông số khí máu, ảnh hưởng của các thông số đến cân bằng acid-
base.
̵ Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm.
̵ Cách tiến hành kỹ thuật.
̵ Ý nghĩa xét nghiệm.
̵ Đánh giá kết quả.
3. Kỹ thuật tiến hành:
̵ Loại bài giảng: Thực hành tại phòng xét nghiệm.
̵ Phương pháp dạy học: Trình bày trực quan, thao tác mẫu, hướng dẫn trên
máy xét nghiệm.
̵ Hình thức tổ chức dạy học: Chia theo tốp học thực hành.
̵ Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, máy tính, máy chiếu, máy xét nghiệm,
hóa chất, trang thiết bị khác.

3
4. Cấu trúc bài giảng:
Nội dung Thời Phương pháp Phương Hoạt động của học
gian dạy học tiện dạy viên
(phút) học
Phần 1 : Tổ chức lớp và
kiểm tra bài cũ 2 Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
máy chiếu chép, hỏi đáp
Phần 2 : Giới thiệu mục Thuyết trình,
tiêu học tập và tài liệu diễn giải, trả Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
3 máy chiếu chép, trao đổi, hỏi
tham khảo lời, hỏi, kết
luận đáp
Phần 3 : Nội dung giảng
75
bài
1. Nguyên lý chung của
máy XN khí máu Thuyết trình, Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
15 diễn giải, trả máy chiếu chép, trao đổi, hỏi
lời, hỏi, kết đáp
luận
2. Các thông số khí máu
và cân bằng acid-base. Thuyết trình, Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
15 diễn giải, trả máy chiếu chép, trao đổi, hỏi
lời, hỏi, kết đáp
luận
3. Phương pháp lấy mẫu
xét nghiệm và tiến hành Thuyết trình, Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
kỹ thuật. 20 diễn giải, trả máy chiếu, chép, trao đổi, hỏi
lời, hỏi, kết máy và mẫu đáp
luận xét nghiệm
4. Ý nghĩa xét nghiệm khí Thuyết trình, Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
máu. diễn giải, trả máy chiếu. chép, trao đổi, hỏi
15
lời, hỏi, kết đáp
luận
Phần 4 : Tổng kết bài Thuyết trình, Bảng, phấn, Nghe, quan sát, ghi
giảng, hướng dẫn tự học, diễn giải, trả máy chiếu. chép, trao đổi, hỏi
10
nhận xét, rút kinh nghiệm lời, hỏi, kết đáp
luận

Ngày tháng năm 2021


Chủ nhiệm Bộ môn/Khoa Người biên soạn

4
Đại tá Trung tá
PGS.TS. Phạm Văn Trân ThS. Vũ Quang Hợp

HỌC VIỆN QUÂN Y


MODULE HÔ HẤP

PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 2021
TRƯỞNG MODULE

Đại tá
PGS.TS. Tạ Bá Thắng

BÀI THỰC HÀNH

ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ KHÍ MÁU


VÀ CÂN BẰNG ACID-BASE

Module: Hô hấp
Mã Module: M6
Bài giảng: Bài thực hành số 4
Đối tượng: Học viên đào tạo bác sỹ y khoa

Người biên soạn: Trung tá, ThS. Vũ Quang Hợp


Bộ môn/Khoa Hóa Sinh

5
Hà Nội – 2021

6
HỆ THỐNG MÁY XÉT NGHIỆM KHÍ MÁU

7
Máy xét nghiệm khí máu GEM Premier 3000- BMK Sinh hóa
1. Khái niệm xét nghiệm khí máu:
- Khí máu động mạch là xét nghiệm được thực hiện trên máu động tính
mạch của bệnh nhân. Xét nghiệm cung cấp những thông số như pH máu, áp suất
khí carbonic, oxy trong máu động mạch (PaCO2, PaO2), nồng độ bicarbonat
trong huyết tương (HCO3-), độ bão hòa oxy trong máu động mạch (SaO2). Các
thông số này sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thăng bằng kiềm toan, tình trạng

8
thông khí của bệnh nhân để từ đó có thể chẩn đoán, theo dõi và điều trị, đặc biệt
là đối với những bệnh nhân nặng cần thở máy.
2. Các thông số khí máu
- Có nhiều thông số khí máu, dưới đây là một số thông số chính ở người
bình thường như sau:
2.1. pH máu
- Bình thường pH máu ở động mạch 7,35 –7,45. pH máu ở tĩnh mạch nhỏ
hơn động mạch 0,02.
- Khi pH < 7,35 là nhiễm acid, pH > 7,45 là nhiễm base.
2.2. PaCO2
* Phân áp CO2 máu động mạch.
- Bình thường: PaCO2 = 35-45 mmHg.
Ý nghĩa của PaCO2: xác định các rối loạn cân bằng acid-base do nguyên nhân hô
hấp.
2.3. Phân áp oxy: PaCO2
Phân áp oxy máu động mạch.
Bình thường: PaO2 = 90 - 100 mmHg
2.4. Bicarbonat : HCO3-
HCO3- có sẵn trong huyết tương của máu toàn phần ở 370C, PaO2 và PaCO2 bình
thường.
- Bình thường: HCO3- = 22-26 mmol/L
Khi HCO3- tăng thì PaCO2 tăng và ngược lại.
2.5. Bicarbonat chuẩn (HCO3 std )
- HCO3- std là nồng độ bicarbonat (mmol/l) của huyết tương bệnh nhân
được qui về điều kiện chuẩn như pH = 7,4, PaCO2 = 40 mmHg và nhiệt độ
370C.
Trị số bình thường của bicarbonat chuẩn là 24 mmol/l (±2)

9
2.6. Base dư ( Base excess = BE)
- BE: chênh lệch giữa base đệm của bệnh nhân và của người bình thường.
Giá trị bình thường: 0 mmol/l. Lâm sàng cho phép 0± 2 (mmol/l).
BE là thông số cho biết rối loạn CBAB có liên quan tới chuyển hoá.
- BE âm chỉ sự thiếu base, thừa acid (nhiễm acid).
- BE dương chỉ thiếu acid thừa base (nhiễm base).
2.7. Điện giải đồ: K+, Na+, Cl-, Ca2+.
2.8. CO2 toàn phần: TCO2
- Là tổng lượng CO2 có trong huyết tương, gồm CO2 hòa tan pCO2, CO2
carbimat và chủ yếu CO2 dưới dạng bicarbonat.
- Bình thường: TCO2 = 25- 30 mmol/L.
2.9. Phần trăm bão hòa oxy: SO2c
- Độ bão hòa oxy trong máu động mạch (phần trăm Hb gắn oxy).

10
Kết quả xét nghiệm khí máu trên bệnh nhân
3. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm và tiến hành kỹ thuật:
- Lấy máu bằng bơm tiêm “chuyên biệt” 1ml được chống đông bằng
heparin. Máu được lấy ở động mạch, tĩnh mạch hoặc máu mao mạch .
Yêu cầu về mẫu:
- Bệnh phẩm máu không bị đông, không có bọt khí.
- Bệnh phẩm phải tiến hành phân tích trong vòng 30 phút.
3.1. Cách lấy máu để làm xét nghiệm khí máu

11
- Lấy máu động tĩnh mạch của bệnh nhân. Các vị trí lấy máu thường sử
dụng nhất đó là động mạch quay ở cổ tay, động mạch cánh tay và động mạch
bẹn. Động mạch quay là vị trí thường được sử dụng nhất trên lâm sàng.
Bệnh nhân được hướng dẫn nắm chặt tay để giảm lượng máu xuống bàn tay.
Điều dưỡng sẽ dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa ấn vào đường đi của động mạch
quay và động mạch trụ trong vài giây để tìm đường đi của động mạch(không
được chọc nếu không xác định được mạch).
- Rửa tay, đeo găng sạch.
- Sát khuẩn vùng da lấy khí máu.
- Chọc kim qua da theo góc 15 độ, mặt vát kim quay lên trên.
- Nếu chọc đúng động mạch sẽ thấy máu trào qua đốc kim, dao động theo
nhịp mạch.
- Đối với kim gắn bơm tiêm, khi thấy máu vào kim tiêm, hút nhẹ piston.
Đối với dụng cụ mao dẫn máu sẽ tự hút vào đường dẫn.
- Lấy đủ lượng máu cần thiết.
- Rút kim, dùng bông vô khuẩn ấn chặt vào vị trí lấy máu 5 phút.
- Sát trùng và băng lại vị trí lấy khí máu.
- Bàn giao nhóm xét nghiệm gửi bệnh phẩm.
3.2 Một số hình ảnh lấy mẫu bệnh phẩm

12
3.3. Tiến hành xét nghiệm:
- Máy luôn luôn khởi động sẵn sàng làm việc
- Màn hình hiển thị: READY
Select sample type to begin analysis
- Kiểm tra mẫu máu có bị đông không, có bọt khí không.
- Để xi lanh khí máu giữa hai lòng bàn tay, vê nhẹ nhàng để máu trong xi
lanh được trộn đều.
- Lựa chọn Arterial (động mạch), Venous (tĩnh mạch), Capillary (mao
mạch), Other (khác), máy tự động đưa kim ra.
- Dùng banh mở đốc kim, đưa đầu bơm tiêm chạm sát vào đầu kim
(khoảng 5mm), ấn OK.

13
- Máy tự động hút mẫu, sau 3 tiếng bíp nhanh chóng rút đầu bơm tiêm ra
- Nhập thông tin bệnh nhân (ID bệnh nhân), ấn OK.
- Máy hiện chữ BUSY.
- Chờ cho đến khi máy hiện kết quả máy sẽ tự in kết quả.
- Ấn EXIT để máy trở về sẵn sàng làm việc và tiếp tục làm mẫu khác.
4. Ý nghĩa xét nghiệm khí máu
- Xét nghiệm khí máu được thực hiện để đánh giá tình trạng của đường hô
hấp và các bệnh lý phổi như hen suyễn, xơ nang hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (COPD). Bên cạnh đó cũng giúp cho các bác sỹ lâm sàng có chẩn đoán sớm
rối loạn cân bằng acid base ở bệnh nhân nặng.
Các rối loạn cân bằng acid-base thường gặp trên lâm sàng
6 khu vực rối loạn CBAB/ Davenport gồm: nhiễm toan hô hấp ( A),
nhiễm kiềm chuyển hoá (B), nhiễm kiềm hô hấp (C), nhiễm toan chuyển hoá
(D), nhiễm toan hỗn hợp (E) và nhiễm kiềm hỗn hợp (F).
4.1. Nhiễm toan hô hấp (A)
- Rối loạn khởi phát là tăng pCO2 do giảm thải CO2 ở phổi .
* Nguyên nhân:
- Giảm thông khí phế nang, tắc nghẽn phế quản.
- Bệnh phổi: phế quản phế viêm, viêm phổi , hen.
- Hít phải khí CO2 , hít lại không khí đã thở.
- Bị ức chế thần kinh: thuốc ngủ, bại liệt, nhiễm độc, chấn thương sọ não,
u não..
Các thông số về cân bằng acd- base khi xét nghiệm:
- pH giảm,
- pCO2 tăng,
- HCO3- máu tăng,
- CO2 toàn phần máu tăng,

14
- Base đệm (BB) giảm, BE âm.
4.2. Nhiễm kiềm chuyển hoá (B)
- Là trạng thái thừa base hoặc do mất acid không phải là H2CO3.
* Nguyên nhân: là quá dư thừa kiềm do đưa vào cơ thể quá nhiều bicarbonat,
hay quá nhiều chất kiềm, hoặc do mất acid trong các trường hợp như nôn nhiều,
hút dịch dạ dày.
Vì HCl được tạo ra từ niêm mạc dạ dày từ NaCl và H2CO3:
Kết quá xét nghiệm các thông số CBAB:
- pH máu tăng,
- Bicarbonat(HCO3-) máu tăng,
- pCO2 máu tăng,
- CO2 toàn phần máu tăng,
- Base đệm (BB) tăng,
- Base dư (BE) dương.
4.3. Nhiễm kiềm hô hấp ( C)
Nhiễm kiềm hô hấp là rối loạn khởi phát do giảm pCO2.
* Ít gặp, chủ yếu do các trường hợp:
- Tăng thông khí phổi:
- Giai đoạn đầu viêm phổi.
- Sốt cao.
- Hô hấp nhân tạo quá mức không kiểm tra.
+ Thở trong khí quyển có phân áp CO2 thấp.
Khi xét nghiệm các thông số CBAB cho thấy:
- pH máu tăng,
- HCO3- máu giảm,
- pCO2, CO2 toàn phần giảm,
- BB tăng và BE dương.

15
4.4. Nhiễm toan chuyển hoá (D/ Davenport)
- Là trạng thái do mất các anion đệm, chủ yếu là HCO3- hoặc do tích lũy
các acid “cố định” mà anion của nó không thể bài xuất qua thận.
* Nguyên nhân gây tình trạng nhiễm acid chuyển hoá thường gặp :
- Tạo nhiều H+ nội sinh : acid cetonic do thiếu insulin (bệnh đái tháo
đường tuỵ) hoặc do đói ăn lâu ngày.
- Tăng acid lactic do các nguyên nhân gây rối loạn chuyển hoá glucid :
+ Shock nặng kéo dài.
+ Vận cơ quá sức.
+ Động kinh nặng.
+ Xơ gan, suy gan.
+ Nhiễm độc methanol, ethanol, ethylen, salicylat, chlohydrat...
+ Thiểu năng thận, suy thận gây ứ đọng phosphat, sulfat (giảm bài xuất
ion hydro), giảm khả năng tân tạo HCO3-.
+ Tăng bài xuất HCO3- do tổn thương chức năng ống thận, do ỉa chảy cấp
tính, lỗ rò ruột. Trường hợp dẫn lưu sau mổ tuỵ và đường mật, gây mất nhiều
cation.
+ Đưa quá nhiều các dẫn xuất có tính acid vào cơ thể: tiêm truyền nhiều
NH4Cl (làm tăng Cl- ở khu vực ngoại bào).
Kết quả xét nghiệm trong nhiễm toan chuyển hoá cho thấy:
- pH máu giảm,
- pCO2 giảm do phản ứng bù trừ của phổi,
- CO2 toàn phần máu giảm,
- SB giảm, BB giảm,
- BE âm.
Nhiễm toan chuyển hóa có nguy cơ tử vong cao nhất so với các rối loạn
cân bằng acid-base khác.

16
4.5. Nhiễm toan hỗn hợp (E/ Davenport)
Nhiễm toan hỗn hợp là kết hợp nhiễm toan chuyển hoá và hô hấp. Kết quả xét
nghiệm trong nhiễm toan hỗn hợp:
- pH máu giảm mạnh, pCO2 tăng,
- HCO3- giảm, BE âm.
* Có thể gặp nhiễm toan hỗn hợp trong các trường hợp:
- suy hô hấp: phù phổi cấp làm giảm thông khí phế nang, tăng pCO2, gây
thiếu oxy -> ứ đọng acid lactic.
- viêm cầu thận mạn kết hợp với hen phế quản.
- phế quản phế viêm.
4.6. Nhiễm kiềm hỗn hợp (F/ Davenport): Nhiễm kiềm hỗn hợp là kết hợp
nhiễm kiềm hô hấp và chuyển hóa.
Kết quả xét nghiệm khí máu:
- pH máu tăng,
- pCO2 giảm,
- HCO3- tăng,
- BE dương.
* Gặp trong các trường hợp như:
- Hôn mê gan.
- Hôn mê do thuốc ngủ sau khi điều trị phối hợp thông khí nhân tạo với
kiềm máu để loại trừ thuốc ngủ.
Câu hỏi ôn tập: Nội dung câu hỏi ôn tập
1. Kể tên một số thông số khí máu chính, nêu ý nghĩa?
2. Ý nghĩa lâm sàng của các xét nghiệm khí máu?
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn Hóa sinh, Học Viện Quân Y, 2019, “Cân bằng acid –base và
rối loạn” Hóa sinh y học, NXB Quân đội nhân dân, tr250-264.

17
2. Jacques Wallach M.D, 2007, Interprentation of Diagnostic Test, Eighth
edition, New York. Tr210-225.
Ngày tháng năm 2021
Người biên soạn

Trung tá
ThS. Vũ Quang Hợp

18

You might also like