You are on page 1of 4

Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới gồm các

nội
dung:

1.Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đối với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Đảng ta xác định độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện,
tiền đề để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Có độc lập, tự chủ thì  mới quyết định
đúng lộ trình, bước đi, cách thức, nội dung, biện pháp, đối tác, các lĩnh vực hội nhập
quốc tế. Quan điểm và chính sách liên quan tới độc lập, tự chủ của Đảng ta luôn được
cụ thể hóa, bổ sung và phát triển theo sự chuyển biến của tình hình trong nước và
quốc tế. Điều đó đã mở đường cho quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng
sâu rộng, phục vụ thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta coi quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế là tất yếu khách quan, nảy sinh và ngày càng sâu đậm trong quá trình đổi
mới, phát triển đất nước và mở cửa hội nhập với thế giới. Đó là mối quan hệ biện
chứng tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề, điều kiện cho nhau, phát huy lẫn nhau,
vừa thống nhất, thúc đẩy nhau nhưng nếu không xử lý tốt có thể tác động làm hạn chế,
kìm hãm lẫn nhau trong việc bảo đảm lợi ích của quốc gia - dân tộc. Quá trình hội
nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nên hội nhập quốc tế càng mở
rộng và đi vào chiều sâu, càng phải kiên quyết bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế chính là xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để
rơi vào thế bị động, đối đầu; hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; các bước đi trong
hội nhập quốc tế cần được dự liệu đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tế ở bên ngoài
và nguồn lực bên trong của đất nước.

https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/quan-he-giua-doc-lap-tu-chu-va-hoi-nhap-
quoc-te.html

2.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh
tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Tin dân, dựa vào dân để tiến hành công nghiệp hoá là một nguyên tắc cơ bản
trong đường lối chính trịcủa Hồ Chí Minh Nguyên tắc cơ bản này là sự quán triệt
sâu sắc nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ nước với dân
là thống nhất. Công nghiệp hoá là nhằm mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội Việt Nam - một xã hội trong đó dân giàu thì nước mới mạnh. Như vậy cuộc sống
hạnh phúc của nhân dân chính là mục tiêu của công nghiệp hoá.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-
minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong/cong-nghiep-hoa-la-su-nghiep-cua-toan-dan-theo-
tu-tuong-ho-chi-minh-2023.

Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiên đại hóa của toàn dân và các thành phần
kinh tế, Đảng cũng chỉ rõ: Kinh tế nhà nước “là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà
nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các
thành phần kinh tế cùng phát triển”. Các nghiên cứu cho thấy: về mặt kinh tế, kinh tế
nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu Nhà nước) về tư liệu sản xuất; là chế độ
sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất. Về mặt chính
trị, kinh tế nhà nước là “hòn đá thử vàng” để xem xét sự đúng hướng hay chệch
hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển kinh tế. Bởi vì, Nhà nước ta là nhà
nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước công nông, nhà nước của những người lao động. Để
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thiết phải khẳng định kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo và thành phần này phải ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích
hoạt động, nên thành phần kinh tế nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã hội to
lớn. Như vậy, xét trên cả 3 khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội, chúng ta có thể
khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, kinh tế nhà ước giữ vai trò chủ đạo là đúng đắn, cần thiết.

https://www.qdnd.vn/thuc-hien-hieu-qua-nghi-quyet-trung-uong-iv-khoa-xii-cua-
dang/kinh-te-nha-nuoc-giu-vai-tro-chu-dao-501779  
3.Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững.

Trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, con người được khẳng
định là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Như vậy, về vai trò của nhân tố con người trong phát triển, từ chỗ được
xác định là quan  trọng, chủ yếu, nền tảng thì đến Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam, con người trở thành động lực quyết định đến sự phát triển. Con người đã được
đặt đúng vào vị trí đối với quá trình phát triển/ Trong mô hình phát triển của Việt
Nam, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là trung tâm, là động lực phát triển
quan trọng nhất của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vị trí của nhân tố con
người trở thành trung tâm của sự phát triển kinh tế nói riêng và quá trình phát triển
toàn diện nói chung. Đó là sự nhất quán xuyên suốt trong tiến trình lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.

https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/con-nguoi-la-muc-tieu-
va-dong-luc-trong-duong-loi-phat-trien-kinh-te-134202

4.Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp công
nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những
khâu quyết định.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế sâu rộng, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng
tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là chìa
khóa quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các quốc gia và nền kinh tế.
https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-
dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/khoa-hoc-va-cong-nghe-dong-
luc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-571642.html
5.Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát
triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.

6.Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất
yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước
của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy không
phải mọi lúc, mọi nơi, sự kết hợp này được bảo đảm. Vì vậy, cần xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện nhằm
kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc
phòng, an ninh của đất nước. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-
phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/817025/ket-hop-phat-trien-kinh-te-voi-cung-co-tiem-
luc-quoc-phong%2C-an-ninh---tu-goc-do-quan-ly-nha-nuoc.aspx

You might also like