You are on page 1of 14

Câu 1: Trình bày lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến

lượng giá trị hàng hoá.


1. Lượng giá trị hàng hóa:
- Giá trị hàng hóa là LĐHP của sx kết tinh trong HH. 
- Lượng giá trị hàng hóa là lượng LĐHP .
- Lượng lao động hao phí tinh bằng TGLĐ .
⁕ Thời gian lao động gồm có: 
+ Thời gian lao động cá biệt: LĐHP của sx riêng lẻ trong SXHH. 
+ Thời gian lao động xã hội .
- TGLĐ cá biệt quyết định giá trị cá biệt của HH .
- Trao đổi trong thị trường là theo GTLĐXHCT.
⇨ Nó được quyết định bởi TGLĐ XH cần thiết.
- TGLĐXHCT là TGLĐ cần thiết để SXHH, nó phụ thuộc:
✔Trình độ kỹ thuật ( công cụ ) trung bình.
✔Thành thạo trung bình. 
✔CĐLĐ trung bình. 
✔Và tùy thuộc vào trình độ xã hội nhất định. Nó có xu hướng ngày càng
 rút ngắn, rẻ hơn.
- TGLĐXHCT được quyết định bởi TGLĐ cá biệt của đại bộ phận SX loại 
HH đó cho xã hội.
2. Nhân tố ảnh hưởng: 
a) NSLĐ : NLSX của người lao động.
+ NSLĐ được tính bằng: 
● Lượng HH được sx trong 1 đơn vị thời gian lao động .
VD: 30HH/30 phút 
● Lượng TGHP để sx ra 1 đơn vị HH
VD: 30ph/30HH => 1ph/1HH
- Tăng năng suất lao động là cùng 1 ĐVTGLĐ , SX được hiều HH hơn. 
+ TGLĐ để sx ra 1HH giảm.
+ Lượng giá trị của 1HH giảm .
VD: Điều kiện SX bình thường : 30HH/30ph => 1HH/1ph 
Tăng NSLĐ 2 lần : 60HH/30ph => 1HH/30s 
⇨ Vì vậy khi NSLĐ tăng thì lượng giá trị của 1 hh giảm ( tỉ lệ nghịch). 
- Năng suất lao động phụ thuộc vào: 
+ Trình độ, khéo léo 
+ Trình độ KHKT, ứng dụng kỹ thuật (chủ yếu ) 
+ Điều kiện tự nhiên
- Phân biệt NSLĐ và CĐLĐ: 
+ CĐLĐ là mức độ HPLĐ trong 1 TGLĐ; mức độ khẩn trương, nặng
nhọc, căng thẳng của LĐ.
+ Tăng CĐLĐ là tăng mức độ HPLĐ trong 1 đơn vị TGLĐ. 
VD: ĐKSX bình thường :30HH/30ph =>1HH/1ph 
Tăng CĐLĐ 2 lần: 60HH/30ph=>1HH/30s 
→ 30s tăng CĐLĐ = 1ph ĐKSX bình thường.
→ Lượng giá trị của 1 HH : không đổi 
→ Tổng lượng giá trị HH : tăng lên 
⇨ Thực chất , tăng CĐLĐ là kéo dài TGLĐ trung bình.
- So sánh NSLĐ và CĐLĐ: 
+ Giống nhau: số lượng HH được sx tăng lên trong 1 đơn vị thời gian
lao động 
+ Khác nhau: 
 
TĂNG NSLĐ  TĂNG CĐLĐ 
- Lượng giá trị của 1 HH giảm  - Ko đổi 
- Phụ thuộc máy móc  - Phụ thuộc khả năng, thể chất, sức 
lực của người lao động 
 
VD: Anh gầy và anh béo trong video minh họa 
b) Mức độ phức tạp của lao động : 
- Giản đơn:
LĐ mà bất kì người lao động bình thường nào không cần trải qua đào tạo 
cũng làm được. 
- Phức tạp : 
LĐ đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể thực hiện được. 
→ Trong cùng 1 đơn vị TGLĐ, LĐ phức tạp tạo ra lượng giá trị nhiều hơn
LĐ giản đơn.
→ Mức độ phức tạp tăng thì lượng giá trị tăng.
- Trên thị trường, ta dùng LĐ giản đơn trung bình để trao đổi. 
→ Trong trao đổi , quy đổi mọi LĐ phức tạp thành LĐ giản đơn trung bình. 
→ Lao động phức tạp là LĐ giản đơn nhân gấp bội lên.

Câu 2: Trình bày quy luật giá trị. Nêu ý nghĩa lý luận và thực tiễn
của việc nghiên cứu quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá.
- Nội dung quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và
trao đổi hàng hoá vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hoá, là cơ
sở của các quy luật kinh tế khác của sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật này.
Giải thích:+ Là QLKT cơ bản vì khi có sản xuất và trao đổi thì người ta
phải dựa trên LĐHP( tức giá trị ).
+Các QLKT khác là: quy luật cung – cầu, quy luật lưu thông
tiền tệ, quy luật cạnh tranh.
- QLGT yêu cầu: SX và trao đổi phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết.
+ Sản xuất HPLĐ cá biệt phải phù hợp với hao phí LĐXHCT
HPLĐ cá biệt ≤ HPLĐ XHCT
+ Trong trao đổi : theo nguyên tắc ngang giá.
VD: 1 cái rìu = 20 kg thóc
- Do chịu sự tác động của nhiều nhân tố đã làm cho giá cả tách rời giá trị
và giá cả lên xuống xoay quanh trục giá trị.
→ Đó là cơ chết hoạt động của QLGT.
- QLGT có nhiều tác động
[1] - Điều tiết SX và lưu thông HH:
+ Điều tiết sản xuất: Thông qua sự biết động của giá cả, người sản xuất
sẽ biết được tình hình cung - cầu về hàng hoá đó và quyết định
phương án sản xuất
VD: 1/1/2020 thủ tướng chính phủ đưa ra nghị định 100 -Nhà máy bia
phải giảm sản lượng từ khi có quy định phạt nặng khi uống rượu
bia vẫn tham gia giao thông.

Cung < cầu 🡪 lợi nhuận tăng


🡪Giá tăng
Mở rộng quy mô SX
Điều tiết SX
Thu hẹp quy mô
SX

Cung > cầu 🡪 lợi nhuận giảm


🡪Giá giảm

Giải thích: Giá cả tăng => cung < cầu - hàng thiếu 🡪 và ngược lại Khi
nào mở rộng khi nào thu hẹp.
- Điều tiết lưu thông: HH được vận chuyển ở nơi có giá cả thấp đến nơi HH
có giá cả cao.
VD: Nông sản là từ nông thông mang lên thành phố, còn máy móc thiết bị
được đưa từ thành phố về nông thôn
[2] - Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng NSLĐ:
- HPLĐ cá biệt < HPLĐ XHCT
→ thu được nhiều lợi nhuận.
⇨ Cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới , đổi mới phương pháp quản lý,
thực hiện tiết kiệm.
VD: Dùng máy cày để cày ruộng thay vì trâu.
[3] - Phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu người nghèo một cách
tự nhiên.
+ Người giàu: HPLĐXH cá biệt < HPLĐ XHCT
+ Người nghèo HPLĐXH cá biệt > HPLĐ XHCT
- Ý nghĩa:
+ Chi phối sự sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các
nhân tố tích cực phát triển.
+ Phân hoá xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đăng
trong XH.

Câu 3: Trình bày hàng hoá sức lao động. Khái niệm về tư bản bất
biến và tư bản khả biến? Nêu căn cứ để phân chia và ý nghĩa của
việc nghiên cứu các loại tư bản trên.
1. Hàng hoá sức lao động:
- Khái niệm: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thầnh tồn tại
trong cơ thể con người, được con người đó đem ra vận dụng mỗi khi
SX ra một giá trị sử dụng nào đó.
- Điều kiện để sức lao động trở thành HH:
+ Người LĐ được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như hàng hoá.
* Những trường hợp không đủ điều kiện: nô lệ, bệnh tật nặng mất khả năng
lao động, trẻ em, người vi phạm pháp luật ( tạm giam, đi tù )…
+ Người lao động không có TLSX để kết hợp với sức lao động của mình
để tạo ra HH để bán.
→ Phải bán sức lao động→ Sức lao động trở thành HH
→ Tiền trở thành tư bản.
- Hai thuộc tính của HH sức lao động:
[1]. Giá trị sử dụng ( công dụng, tính hữu ích ):
+ Thực hiện ở quá trình lao động sản xuất hàng hoá.
+ Trong quá trình lao động sản xuất đã tạo ra lượng giá trị mới lớn
hơn giá trị bản thân → giá trị mới đó gọi là m.
( giá trị bản thân là tiền công, tiền lương )
⇨ Chìa khoá giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
( Mâu thuẫn lượng GT là không đổi nhưng trong trường hợp này
thì lại tăng).
⇨ Là đặc điểm khác với hàng hoá thông thường.
( Lao động có thể được hồi phục, đồng thời làm tăng lượng giá
trị,…)
[2]. Giá trị ( TGLĐXHCT ):
Do thời gian LĐXHCT để sản xuất ra sức lao động quyết định.Gồm 3 bộ
phận hợp thành:
- Giá trị tự liệu tiêu dùng cần thiết ( vật chất, tinh thần để tái SX sức lao
động của công nhân ).
- Giá trị tư liệu tiêu dùng cần thiết ( vật chất, tinh thần để nuôi dạy con
cái của công nhân).
- Phí tổn đào tạo công nhân.
Giá trị hàng hoá sức lao động khác với giá trị của hàng hoá bình thường: bao
hàm yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giải thích: Điều đó có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người
công nhân còn có nhu cầu về tinh thần, văn hoá… Những nhu cầu đó
phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng
thời nó còn phụ thuộc cả vào điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
- Tư bản bất biến: ( c )
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX mà giá trị được LĐ cụ thể
của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, giá trị không biến đổi trong quá trình SX.
VD: Sản xuất từ bông thành sợi . Bông giá trị là 10$ -> sợi thì vẫn
giữ giá trị là 10$.
- Tư bản khả biến: ( v )
Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động, thông qua LĐ trừu
tượng của công nhân đã làm biến đổi lượng giá trị.
VD: khúc gỗ 2tr làm thành bàn gỗ 10tr.
- Giá trị HH ( G )
Giá trị cũ Giá trị mới

G = c + V + m

TLSX SLĐ Giá trị thặng dư

TBBB TBKB

Tiền công
- Căn cứ phân chia 2 loại tư bản:
Vai trò khác nhau của các tư bản trong quá trình sản xuất m:
+ C là ĐK cần thiết để SX ra m
+ V có vai trò quyết định trong quá trình tạo m.
Giải thích: + Vì bất cứ quá trình sản xuất nào cũng cần có tư liệu sản
xuất.
+ Vì chỉ có sức lao động mới làm lượng giá trị tăng lên.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Phân chia c và v chỉ rõ nguồn gốc duy nhất của m là do LĐ của công
nhân làm thuê tạo ra.

Câu 4: Trình bày các tác động của độc quyền đối với nền kinh tế, vai
trò lịch sử của CNTB.
1. Tác động của độc quyền đối với nền kinh tế
1.1. Những tác động tích cực
- Một là, độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việt nghiên cứu và
triển khai các hoạt động KHKT, thúc đẩy sự tiến bộ kĩ thuật: Các tổ
chức độc quyền có khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt
là nguồn lực về tài chính.
- Hai là, độc quyền có thể làm tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh
tranh của bản thân tổ chức độc quyền: do đó có ưu thế về vốn trong
việc ứng dụng những thành tựu KHKT, công nghệ mới, làm giảm
chi phí sản xuất.
- Ba là, độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển theo hướng SX lớn biện đại: với sức mạnh về tài
chính, có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực kinh tế trọng tam, mũi nhọn.
1.2. Những tác động tiêu cực
- Một là, độc quyền xuất hiện đã làm cho cạnh tranh không hoàn hảo
gây thiệt hại cho người tiêu dùng và XH: với mục đích lợi nhuận độc
quyền cao nên đã áp đặt giá bán cao, giá mua thấp, hạn chế khối
lượng hàng hóa SX ra, tạo cung cầu giả tạo.
- Hai là, độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kĩ thuật, từ đó kìm hãm
sự phát triển tiến bộ KT-XH; các hoạt động nghiên cứu, phát minh
chỉ được thực hiện khi không ảnh hưởng đến vị thế độc quyền.
- Ba là, độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, XH, làm tăng sự phân
hóa giàu nghèo: kết hợp sức mạnh nhà nước, các tổ chức độc quyền
nhà nước, chi phối đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì lợi
ích riêng của các tổ chức độc quyền.
2. Vai trò lịch sử của CNTB
2.1. Vai trò tích cực
- Một là, thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng:
+ Đã chuyển từ kỹ thuật LĐ thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự
động hóa, tin học hóa, phát triển các cuộc cách mạng công nghiệp và
hiện nay là cuộc CMCN 4.0.
- Hai là, chuyển nền SX nhỏ thành SX lớn hiện đại:
+ Dưới tác động của quy luật m, và các quy luật của nền kinh tế thị
trường, CNTB đã kích thích cải tiến kỹ thuật, làm tăng NSLĐ, tạo ra
khối lượng của cải vật chất khổng lồ lớn hơn nhiều so với các XH
trước công lại.
- Ba là, thực hiện xã hội hóa SX:
+ Mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, giữa các quốc gia
ngày càng chặt chẽ... làm cho quá trình sản xuất phân tán được liên
kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống.
2.2. Những giới hạn phát triển của CNTB:
- Một là, mục đích của nền sản xuất TBCN trước hết tập trung chủ
yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, không phải vì lợi ích của
đại đa số quần chúng nhân dân lao động một cách tự giác: Vì cơ sở
kinh tế của CNTB là dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về
TLSX, giai cấp công nhân là những người lao động không có hoặc
về cơ bản không có TLSX, họ phải làm thuê.
- Hai là, CNTB là một trong những nguyên nhân châm ngòi của hầu
hết các cuộc chiến tranh trên thế giới: Sự phân chia lãnh thổ và thị
trường thế giới dựa vào sức mạnh của các cường quốc tư bản, nhưng
sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản đã
dẫn đến đấu tranh đòi phân chia lại thị trường thế giới.
- Ba là, sự phân hóa giàu nghèo ở các nước TB ngày càng sâu sắc:
Theo báo cáo của LHQ, hiện nay 5 triệu dân Mỹ sống trong tình
trạng “cực nghèo” như ở các nước chậm phát triển.

---------------00--------------

Câu 5: Trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề lợi ích kinh tế quan
hệ lợi ích kinh tế và vai trò nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ
lợi ích.
1. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
1.1. Lợi ích kinh tế
- Bản chất: là lợi ích vật chất, phản ánh mục đích và động cơ
của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa,
- Biểu hiện: các chủ thể kinh tế sẽ có những lợi ích tương ứng:
chủ doanh nghiệp có lợi ích là lợi nhuận; người lao động có
lợi ích là tiền công.
● Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế- xã hội
- Là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động KT-XH
⇨ Theo đuổi lợi ích KT, các chủ thể KT ( người lao động,
chủ doanh nghiệp) đều phải có hành động tích cực để nâng
cao thu nhập của mình
- Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
1.2. Quan hệ lợi ích kinh tế
- Thiết lập những tương tác
+ Giữa con người với con người
+ Giữa các cộng đồng người
+ Giữa các tổ chức kinh tế
+ Giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế
+ Giữa con người với tổ chức kinh tế
+ Giữa quốc gia với thế giới
⇨ Mục tiêu: Xác lập các lợi ích KT trong mối liên hệ với trình
độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tầng.
● Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích KT
- Thống nhất
⇨ Các chủ thể (người lao động và doanh nghiệp, doanh
nghiệp và quốc gia) khi lợi ích của chủ thể này được thực
hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng được trực tiếp hoặc
gián tiếp thực hiện.
- Mâu thuẫn
⇨ Các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương
thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình.
● Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích KT
- Trình độ phát triển của LLSX: khi LLSX phát triển cao sẽ
đáp ứng lợi ích KT tốt hơn.
- Địa vị của chủ thể trong hệ thống QHSX XH: quan hệ sở
hữu về TLSX là quan trọng nhất.
- Chính sách phân phối thu nhập của NN: khi thu nhập tăng
thì lợi ích KT sẽ tăng.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: khi mở cửa hội nhập thì sẽ tăng lợi
ích KT từ thương mại và đầu tư quốc tế.
1.3. Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi
ích
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể KT: Giữ vựng ổn định
về chính trị; XD được môi trường pháp luận thông thoáng, đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền KT; đưa ra chính sách
phù hợp với nhu cầu của nền KT; tạo lập môi trường VH phù
hợp với yêu cầu phát triển KTTT.
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- XH: Có chính
sách phân phối thu nhập để ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập
quá đáng giữa các chủ thể kinh tế; phát triển mạnh mẽ LLSX,
phát triển KHCN để nâng cao thu nhập cho các chủ thể KT.
- Kiểm soát ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu
cực đối với sự phát triển XH: Phải có bộ máy nhà nước liêm
chỉnh, có hiệu lực để ngăn chặn những hoạt động bất hợp
pháp trong XH, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
- Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích KT: Phải ngăn
ngừa các mâu thuẫn có thể xảy ra; các cơ quan chức năng nhà
nước phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và
chuẩn bị chu đáo các giải pháp tối ưu để giải quyết.

---------------00--------------

Câu 6: Trình bày sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế và
các tác động của nó đến phát triển của Việt Nam.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.1. Khái niệm
- Là quá trình quốc gia thực hiện gắn kết nền KT của mình với
nền KT thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ
các chuẩn mực quốc tế chung.
1.2. Tính tất yếu khách quan
- Một là, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa
kinh tế
+ Toàn cầu hóa KT: là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động
kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động
phát triển hướng tới một nền KT thế giới thống nhất.
- Hai là, hội nhập KT quốc tế là phương thức phát triển phổ
biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển.
+ Có cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài (
tài chính, KHCN, kinh nghiệm,...), làm tăng tích lũy, tạo nhiều
việc làm mới, nâng cao thu nhập dân cư.
1.3. Tác động của hội nhập KT quốc tế đến phát triển của Việt
Nam
1.3.1. Tác động tích cực
- Mở rộng thị trường, thương mại và SX trong nước phát triển,
tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng sang chiều sâu có hiệu quả cao.
⇨ Nâng cao chất lượng sản phẩm để có giá tị cao: gạo, cà phê
- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng hợp
lý, hình thành các lĩnh vực KT mũi nhọn, làm tăng khả năng
thu hut KHCN hiện đại và đầu tư từ bên ngoài.
- Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực KHCN
quốc gia. Làm tăng thu nhập cho các doanh nghiệp trong nước
tiếp cận thị trường, nguồn tín dụng và đối tác quốc tế để thay
đổi công nghệ SX, tiếp cận với phương thức quản trị để nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Đời sống nhân dân được nâng cao; nhà nước sẽ xây dựng và
điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý; tạo điều kiện để tiếp
thu những giá trị tinh hoa của thế giới; góp phần xây dựng một
nhà nước pháp quyền XHCN.
- Nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta; giúp bảo
đảm an ninh quốc gia; phối hợp với các nước để giải quyết
những vấn đề chung: môi trường, biến đổi khí hậu, phòng
chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
1.3.2. Tác động tiêu cực
- Gia tăng cạnh tranh làm cho nhiều ngành KT và doanh nghiệp
trong nước gặp khó khăn hoặc phá sản.
- Gia tăng phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường
bên ngoài dẫn đến dễ bị tổn thương khi có những biến động từ
thế giới.
- Có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro
cho các nước và các nhóm khác nhau trong XH, làm tăng
khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng XH.
- Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi: tập trung
vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều SLĐ, nhưng có
giá trị gia tăng thấp.
- Có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và VH truyền
thống Việt Nam bị xói mòn trước sự xâm nhập của VH nước
ngoài.
- Có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lục nhà nước,
chủ quyền quốc gia và phá sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với
việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn XH.

THI CHO TỐT VÀO - 1 TRIỆU 6 LẬN ĐÓ!

You might also like