You are on page 1of 3

10/3/22, 2:49 PM Thí nghiệm 2^k giảm

xDuLieu ⮞ Thiết kế thí nghiệm ⮞ Thí nghiệm kết hợp yếu tố ⮞ Thí nghiệm 2^k giảm

Thí nghiệm 2 giảm k

Khái quát
Mặc dù số nghiệm thức của thí nghiệm 2 không nhiều so với kết hợp yếu tố đủ, nhưng
k

nếu k lớn thì đó cũng là một con số đáng kể, đặc biệt cho thí nghiệm sàng lọc. Ta có thể
giảm bớt số lượng thí nghiệm bằng cách dùng kiểu bố trí 2 (fractional factorial). So vớik−p

kiểu bố trí 2 , kiểu này có số thí nghiệm giảm đi 2 lần. Vì thế người ta còn gọi kiểu thiết kế
k p

này là "kết hợp yếu tố giảm", hay vắn tắt hơn, "kết hợp giảm".
Thí nghiệm kiểu này thích hợp cho các thí nghiệm sàng lọc để loại bỏ bớt các yếu tố
không có ảnh hưởng hay chỉ có ảnh hưởng yếu đến đáp ứng. Tuy vậy ta sẽ không khảo
sát được các tương tác cấp cao hơn 2 và thậm chí một số tương tác cấp 2 cũng không
khảo sát được.
Để có thể làm ít thí nghiệm hơn nhưng có được độ tin cậy cao, ta phải chọn lựa các mức
của các yếu tố trong các nghiệm thức một cách cẩn thận, đáp ứng một số yêu cầu chặt
chẽ, đặc biệt là điều kiện trực giao.

Ma trận yếu tố mã hóa


Để xây dựng ma trận yếu tố mã hóa cho thí nghiệm này, ta chọn ra (k − p) yếu tố chính.
Từ các yếu tố chính này, ta tạo ra một bộ kết hợp đủ với 2 nghiệm thức, làm phần cơ k−p

sở cho ma trận cần xây dựng. Các mức của p yếu tố còn lại được xác định dựa trên hai
khái niệm là chập (alias) và phần tử sinh (generator).
Để dễ hiểu hơn, ta lấy thí dụ cho thí nghiệm 2 , trong đó ta khảo sát ảnh hưởng của 5
5−2

yếu tố, ký hiệu lần lượt là A, B, C, D, và E. Mỗi yếu tố sẽ được thử nghiệm ở hai mức là +
và −. Nếu dùng thí nghiệm 2 , ta phải thực hiện 32 nghiệm thức; nhưng với thí nghiệm
5

2
5−2
, ta chỉ thực hiện 8 nghiệm thức.
Trước hết, ta chọn 3 (là 5 - 2) yếu tố chính, thí dụ là A, B, C. Từ đó ta lập được bộ kết hợp
đầy đủ với 8 nghiệm thức (như ta đã khảo sát ở thí nghiệm 2 ). Giả sử thí nghiệm không 3

lặp, vậy ta có 8 đơn vị thí nghiệm. Bây giờ ta cần chọn các mức của hai yếu tố còn lại là D
và E cho 8 đơn vị thí nghiệm này. Các mức của hai yếu tố này được xác định dựa vào sự
kết hợp các yếu tố chính. Vì vậy D và E được gọi là yếu tố chập.

https://xdulieu.com/thiet-ke-thi-nghiem/tn3-ket-hop-yeu-to/kh5-thi-nghiem-2-k-giam.html 1/3
10/3/22, 2:49 PM Thí nghiệm 2^k giảm

Phần tử sinh, thường được ký hiệu là I, là một tích gồm các yếu tố (thực ra là tích các giá
trị mã hóa của các mức của các yếu tố). I thường gồm một số yếu tố chính và một yếu tố
chập. Thí dụ ta chọn hai phần tử sinh là:
     I = ABD     (a)
  và I = BCE     (b)
Như vậy giá trị của I chỉ có thể là + 1 hay −1. Thường ta chọn giá trị + 1.
Nhân hai vế của (a) với D và nhân hai vế của (b) với E, ta có :

    DI = ABDD = ABD2     (c)

    EI = BCEE = BCE2     (d)


Vì I = 1 nên DI = D và EI = E

Ngoài ra D2 = E 2 = 1
Nên (c) và (d) viết lại là :
    D = AB   (e)
    E = BC   (f)
Từ đó, ta xây dựng được ma trận yếu tố mã hóa như trên Bảng 1.
Bảng 1 Ma trận yếu tố mã hóa của thí nghiệm 2 5−2

Đơn vị thí nghiệm A B C D = AB E = BC


1 − − − + +
2 − − + + −
3 − + − − −
4 − + + − +
5 + − − − +
6 + − + − −
7 + + − + −
8 + + + + +

Trang web này được cập nhật lần cuối ngày 27/11/2018
https://xdulieu.com/thiet-ke-thi-nghiem/tn3-ket-hop-yeu-to/kh5-thi-nghiem-2-k-giam.html 2/3
10/3/22, 2:49 PM Thí nghiệm 2^k giảm

Thiết kế thí nghiệm


Một số khái niệm cơ bản
Thí nghiệm một yếu tố
Thí nghiệm kết hợp yếu tố
Phương pháp bề mặt đáp ứng
Một số phương pháp thiết kế chuyên biệt
Một số vấn đề có liên quan
Phụ lục

Các chuyên đề
Xử lý dữ liệu ⮟

Ma trận ⮟

R ⮟

Sơ đồ site

© Copyright xDuLieu.com 2019

https://xdulieu.com/thiet-ke-thi-nghiem/tn3-ket-hop-yeu-to/kh5-thi-nghiem-2-k-giam.html 3/3

You might also like