You are on page 1of 12

Ma trận SWOT của Viettel

Điểm mạnh
Nguồn tài chính ổn định
Viettel là tập đoàn công nghệ và viễn thông lớn nhất Việt Nam với nguồn lực lớn về tài chính được
tích lũy nhiều năm. Do Nhà nước đã có cơ chế để doanh nghiệp sử dụng quỹ phát triển khoa học và
công nghệ nên Viettel hoàn toàn chủ động về tài chính cho hạng mục này.

Tuy sự tăng trưởng bùng nổ nhưng yếu tố tài chính của Viettel lại rất tốt. Viettel là doanh nghiệp
Kinh tế Quốc phòng sở hữu 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, trong đó chỉ có
khoảng 6.000 tỷ đồng còn nợ từ việc mua thiết bị trả chậm. Hoạt động kinh doanh đầu tư của tập
đoàn chủ yếu là từ nguồn vốn tự lực, vay ngân hàng ít.

Văn hóa công ty


Điều này thể hiện ở sự thay đổi giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel. Trước đây, văn hóa doanh
nghiệp được gói gọn trong ba giá trị: Sự quan tâm (Caring), Tính sáng tạo (Innovative), Niềm khao
khát (Passionate). Cả ba giá trị này được doanh nghiệp kết tinh trong một triết lý thương hiệu là
“Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt. 
Trước tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện
đại, Viettel đã chớp lấy cơ hội đổi mới giá trị của mình để có thể mang lại một văn hóa doanh
nghiệp hợp thời đại hơn. Họ tạo dựng một môi trường trẻ để đáp ứng sự thay đổi của thời thế.
Những giá trị cũ không hề mất đi, mà đã hòa nhập để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tất
cả được thể hiện ở 8 giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel:

 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý


 Trưởng thành qua những thử thách và thất bại
 Sáng tạo là sức sống
 Thích nghi nhanh là sức mạnh cạnh tranh
 Tư duy hệ thống
 Kết hợp Đông Tây
 Truyền thống và cách vận hành của người lính
 Ngôi nhà chung có tên gọi Viettel

8 giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp Viettel
Chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt
Với Slogan “Hãy nói theo cách của bạn”, Viettel luôn luôn biết cách quan tâm, lắng nghe và cảm
nhận, coi trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của doanh
nghiệp, người tiêu dùng và đối tác để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng.

Trong Cuộc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của 6.758 người tiêu dùng năm 2022 được thực hiện
từ 1/1 -15/2/2022 trên toàn quốc. người tiêu dùng đã đánh giá 5 mức độ với từng tiêu chí theo chất
lượng dịch vụ bao gồm: Chất lượng sóng, Đảm bảo kết nối tốt vào thời gian cao điểm, Tương
đương với chất lượng và giá cước, Tốc độ đănh tải dữ liệu. Căn cứ vào đó, IDG đã cho ra tổng điểm
của các tiêu chuẩn để chọn ra nhà mạng được khách hàng của mình chấm điểm hài lòng cao nhất.
Và kết quả, Viettel được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng dịch vụ băng thông rộng, di
động tốt nhất tại Việt Nam.

Có được sự tin tưởng cao của khách hàng đối với các sản phẩm và các dịch vụ viễn thông: Chất
lượng dịch vụ được nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc và sử dụng Internet của khách hàng, tạo
được sự tín nhiệm một số lượng lớn khách hàng trung thành trong những năm qua. Đây cũng là một
trong những điểm mạnh nổi bật trong ma trận SWOT của Viettel.

Danh tiếng thương hiệu doanh nghiệp


Chân dung thương hiệu cuối 2020 của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam
trong thị trường viễn thông do VCCI phối hợp cùng với công ty Life Media, AC Nielsen tổ chức.
Bên cạnh đó, Viettel được Brand Finance định giá thương hiệu lên tới 5,8 tỷ USD. Có thể xác nhận
là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn và đứng số 1 tại Việt Nam, thứ 9 tại Châu Á và 28
trên thế giới.

Cơ cấu tổ chức
Tập đoàn Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu ѕự lãnh đạo ᴠề mọi mặt của Quân ủу Trung ương;
thực hiện nhiệm ᴠụ chính trị, quân ѕự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao ᴠà
ѕản хuất kinh doanh theo quу định của pháp luật.

Viettel là nhóm công tу gồm công tу mẹ, công tу con, các doanh nghiệp thành ᴠiên ᴠà công tу liên
kết, không có tư cách pháp nhân, phối hợp ᴠừa thực hiện nhiệm ᴠụ ѕản хuất kinh doanh, ᴠừa thực
hiện nhiệm ᴠụ quân ѕự, quốc phòng; gắn bó chặt chẽ, lâu dài ᴠới nhau ᴠề nhiệm ᴠụ, lợi ích kinh tế,
công nghệ, thị trường ᴠà các dịch ᴠụ kinh doanh khác.

Các doanh nghiệp tham gia Tập đoàn Viettel được tổ chức ᴠà hoạt động kinh doanh độc lập, tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật ᴠà chủ ѕở hữu. Hợp đồng, giao dịch ᴠà quan hệ khác giữa Viettel ᴠà
doanh nghiệp tham gia tập đoàn đều phải được thiết lập ᴠà thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều
kiện áp dụng đối ᴠới các chủ thể pháp lý độc lập.

Tập đoàn Viettel, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc ᴠà là người đại diện chủ ѕở hữu tại Viettel, thực
hiện các quуền ᴠà trách nhiệm của đại diện chủ ѕở hữu Nhà nước. Chủ tịch Viettel do Thủ tướng bổ
nhiệm theo đề nghị của Bộ Quốc phòng ᴠà ѕau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán ѕự
Đảng Chính phủ.

Cơ cấu quản lý doanh nghiệp của Viettel bao gồm: Chủ tịch; Tổng Giám đốc; các Phó Tổng giám
đốc; Kiểm ѕoát ᴠiên; Kế toán trưởng; Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ.

Thị phần
Hiện Viettel là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, chiếm khoảng
44% thị phần. 
Tại thị trường quốc tế, Viettel đang phát triển, mở rộng cực kì mạnh mẽ. Doanh nghiệp trở thành
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với địa bàn thị trường quốc tế trải dài 10 quốc gia từ Châu Á, Châu
Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân.

Thị phần quốc tế của doanh nghiệp Viettel

Hiệu quả hoạt động


Trong lịch sử phát triển và kinh doanh của mình, Viettel đã có những hiệu quả hoạt động nổi bật
đáng ngưỡng mộ như: 

  Lọt Top 15 doanh nghiệp viễn thông phát triển nhanh chóng nhất thế giới
 Xếp thứ 28 trên 150 nhà mạng giá trị nhất thế giới. Viettel với giá trị thương hiệu đạt 5,8
tỷ US đã đứng thứ nhất tại Đông Nam Á và thứ 9 tại Châu Á
 Được chứng nhận “Best in Test” từ Công ty đo kiểm viễn thông hàng đầu thế giới Umlaut
vào năm 2020
 Giành được Giải Bạc: Sản phẩm viễn thông mới xuất sắc nhất trong giải thưởng Kinh doanh
quốc tế 2020 cho gói data siêu tốc ST15K
 Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại các khu vực đang phát triển năm 2009. Đồng thời là Nhà
cung cấp dịch vụ data di động tốt nhất Việt Nam – 2019 (Frost & Sullivan)
 Giải Bạc cho hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm“ trong hệ thống giải thưởng quốc
tế Stevie Awards 2014 bởi Dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc.
Bên cạnh đó, trong số 3 nhà mạng chủ chốt của Việt Nam hiện nay, Viettel chính là doanh nghiệp
có tuổi đời non trẻ chỉ với hơn 10 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã sớm vươn lên một cách thần kì
để sánh vai với Tập đoàn VNPT- doanh nghiệp có tuổi đời trên 60 năm – “cha đẻ” của hai nhà
mạng Mobifone và Vinaphone.

Nguồn nhân lực trẻ và năng động


Viettel là một trong những tập đoàn công nghệ, viễn thông có số lượng nhân viên đông đảo đến
50.000 người. Với số lượng nhân sự “siêu khủng” thì việc quản lý nhân sự đòi hỏi phải có những
chiến lược mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi thành lập cho đến hiện tại, Viettel luôn không
ngừng phát triển mạnh mẽ, để góp phần vào sự phồn vinh của quốc gia.

Trong 5 năm gần nhất, Viettel tuyển hơn 4.200 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao. Độ tuổi trung
bình của nhân sự tuyển mới là khoảng 24 – 25 tuổi. Hiện nay tại Viettel, có tới 40% lãnh đạo, quản
lý đang trong độ tuổi dưới 35. Điều đó cho thấy, Viettel không ngại trao cơ hội và trách nhiệm cho
những người trẻ tuổi đảm nhiệm những vị trí cốt cán. Tốc độ phát triển sự nghiệp hoàn toàn phụ
thuộc vào năng lực.

Viettel có số lượng nhân viên đông đảo đến 50.000 người.

Điểm yếu
Thiếu kinh nghiệm trong quản lý
Với xuất thân ban quản trị công ty là những người lính chuyển sang làm kinh tế, nhiều khâu trong
việc quản lý vẫn còn tương đối cứng nhắc. Việc điều hành, quản lý bị tác động nhiều bởi những yếu
tố không vì kinh doanh như quốc phòng, an ninh.

Thêm nữa, mặc dù được đã được đầu tư mở rộng thị trường nhưng quy mô mạng lưới của Viettel
vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Vì thiếu đi sự đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh dẫn
đến những khó khăn trong khâu vận hành, quản lý. 

Thiếu vốn kinh doanh


Hiện nay một số khu vực đầu tư của Tổng công ty Viettel Global đang cần bổ sung nguồn cung
USD dẫn đến việc công ty con không có nguồn USD để trả nợ hợp đồng mua thiết bị. Chính vì thế,
doanh nghiệp phải nợ ngân hàng khoảng 6.000 tỷ đồng từ việc mua thiết bị trả chậm.

Chất lượng sản phẩm


Nhiều hạng mục, bộ phận hoạt động không hiệu quả, phát sinh lỗ gây khó khăn cho công ty khi thị
trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Các đối thủ đến sau chỉ tập trung vào một số sản phẩm và đưa
ra giá tốt hơn nhờ chi phí và tiết kiệm chi phí. Còn tồn tại nhiều hạng mục cũ, lạc hậu làm tăng chi
phí quản lý, sửa chữa. Những hạng mục này cần được giải quyết một cách hiệu quả.

Chăm sóc khách hàng


Sự phát triển nhanh chóng, nhân sự tăng cao, mạng lưới lan rộng khắp nơi. Kéo theo chất lượng
dịch vụ, chăm sóc khách hàng không thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thêm nữa, mức độ
chuyên nghiệp chưa đủ do hạn chế về nhân sự có chuyên môn có thể đào tạo.
Mặc dù đã cố gắng cải thiện, nhưng khách hàng vẫn không ngừng phàn nàn về hiện tượng tin nhắn
rác, sóng 3G còn chập chờn.

Ngoài yếu tố về con người, thì sự phát triển thị trường công nghệ cũng là lý do dẫn đến việc đầu tư,
chất lượng cơ sở hạ tầng không thể hoàn thiện ngay được. Chính điều đó cũng làm ảnh hưởng tới
chất lượng dịch vụ.

Cơ hội
Nhu cầu thị trường còn nhiều tiềm năng khác
Với kinh nghiệm 10 năm xuất ngoại, với 11 thị trường kinh doanh hiện có, Viettel có thể mở rộng
sang nhiều thị trường mới và khai thác tiềm năng nhằm bành trướng lãnh thổ, phủ sóng ra   khắp thế
giới.

Chính sách phát triển của chính phủ


Chính phủ đang khích các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực kinh tế nên mở rộng việc đầu tư
hợp tác ra nước ngoài nhằm chiếm thêm thị phần và từng bước xâm nhập thị trường quốc tế sau khi
Việt Nam gia nhập WTO. Đồng thời, còn ra quyết định hạn chế việc thành lập mới các hãng viễn
thông di động. Đây sẽ là một cơ hội lớn để vươn lên mạnh mẽ hơn nữa của Viettel.
Tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông tin
Do dịch bệnh Covid -19 đã khiến cho hầu hết các thị trường kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sản xuất bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cước vận chuyển vụt lên cao,… Tuy nhiên, ngành
Công nghệ thông tin và Viễn thông vẫn bật lên như một điểm sáng của nền kinh tế trong mùa dịch
bệnh này.

Nếu nhìn sang mặt tích cực, nhờ có dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự đổi mới công nghệ trong
toàn nền kinh tế. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cũng đem đến cơ hội tăng trưởng
rất lớn cho Viettel.
Thách thức
Cạnh tranh ngành ngày càng khốc liệt
Trong nước, Viettel hiện phải đối mặt và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng
ngành như Vinaphone, Mobifone,… 

Ngoài nước, với vị thế là đối thủ gia nhập mới, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông di động.
Viettel ít nhiều cũng có những yếu thế so với các doanh nghiệp đã có vị trí đứng tại nước họ.

Chiến lược kinh doanh phù hợp


Việc thích nghi và làm hài lòng khách hàng ở một quốc gia khác, đồng thời phải cạnh tranh với
những đối thủ đang hoạt động ở nước sở tại cũng là một thách thức vô cùng khó khăn khi xâm nhập
ra nước ngoài. Viettel phải hạ thấp giá thành để cạnh tranh chiếm thị phần, nhất là trong giai đoạn
đầu khi xâm nhập vào một quốc gia khác. Thêm nữa, có thể mở ra những chiến dịch ưu đãi, đảm
bảo chất lượng của sản phẩm. 

Hệ thống pháp luật


Các doanh nghiệp nhà nước đang bị sửa đổi bởi quá nhiều các hệ thống luật, văn bản dưới luật, đan
xen nhau, làm kém năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề phong tục tập quán
của người dân cũng như những quy định pháp luật kinh doanh ở nước ngoài cũng là một thách thức
lớn.

Nhu cầu về đa dạng hóa dịch vụ


Nhu cầu của người tiêu dùng về sự đa dạng dịch vụ và chất lượng ngày càng cao, điều này đòi hỏi
Viettel phải không ngừng cải thiện về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, Viettel phải hạ thấp giá thành
sản phẩm để cạnh tranh chiếm thị phần, nhất là trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào một quốc gia
khác. Đồng thời, tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm, giá cước ưu đãi để có thể mê hoặc người tiêu
dùng.

https://marketingai.vn/ma-tran-swot-cua-viettel/
1. Giải pháp nhằm sử dụng điểm mạnh nhằm tận dụng cơ hội
Viettel là một Doanh nghiệp có danh tiếng và tính hợp pháp cao, với tên tuổi và thương hiệu
đã không chỉ trong nước biết đến mà còn cả ở trên thế giới. Mà lĩnh vực kinh doanh Internet
đang giành được sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Nhà nước. Do vậy mà Viettel có thể
tận dụng cả thương hiệu của mình và sự quan tâm của Nhà nước để xây dựng, phát triển và
mở rộng hơn nữa lĩnh vực kinh doanh của mình. Viettel có cơ sở hạ tầng mạng mạnh và
công nghệ hiện đại với đường trục cáp quang dọc Bắc Nam và mạng thế hệ mới NGN giúp
Viettel nâng cao hơn chất lượng đường truyền Internet và mở rộng địa bàn kinh doanh
Internet của mình tại 64/64 tỉnh thành cả nước. Đồng thời kết hợp với nhu cầu sử dụng
Internet đang ngày một tăng, đặc biệt là Internet băng thông rộng khi mà tốc độ tăng trưởng
về nhu cầu của các năm sau tăng mạnh hơn các năm trước thì với điểm mạnh về cơ sở hạ
tầng và công nghệ của mình Viettel hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp dịch vụ
và chất lượng dịch vụ cho khách hàng trên cả nước. Do vậy, Viettel có thể tăng cường đầu
tư và thay thế mạng Internet thông thường bằng công nghệ băng rộng hiện đại.
Với lợi thế về cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại cộng với nguồn vốn lớn, tài chính mạnh
nên để tận dụng cơ hội nhu cầu Internet ngày một tăng, đặc biệt là Internet băng rộng và cơ
hội lĩnh vực Internet đang được sự quan tâm hàng đầu của chính phủ và nhà nước thì Viettel
có thể mua lại các DOANH NGHIỆP nhỏ, thiếu cơ sở hạ tầng.
Các đối thủ đang đối mặt với sự quay lưng lại của khách hàng, đặc biệt là FPT và VNPT do
công tác chăm sóc khách hàng của hai đối thủ lớn này ngày càng kém, thủ tục thì rườm rà,
gây nhiều khó khăn cho khách hàng. Chất lượng đường truyền của FPT hay bị đứt đoạn,
lượng khách hàng hiện tại lớn nhưng lại không đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhu cầu của khách
hàng không được thỏa mãn. Chính vì vậy mà khách hàng sẽ quay lưng lại và tìm nhà cung
cấp khác có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Và Viettel là doanh nghiệp có đẩy đủ điều kiện
có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ với việc sử dụng triệt để văn hóa doanh nghiệp mạnh và
nguồn tài chính dồi dào của mình trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên và kĩ thuật viên
tốt, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu và công tác chăm sóc khách hàng tốt. Để sử dụng
điểm mạnh và tận dụng cơ hội đó thì Viettel nên đầu tư, nâng cao chất lượng đường truyền
và chất lượng dịch vụ sau bán hàng. Sở hữu nguồn vốn lớn, tài chính mạnh và có lợi thế về
chất lượng đường truyền quốc tế tôt nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam thì với cơ hội có
giấy phép cửa ngõ quốc tế, Viettel nên duy trì chất lượng, liên kết với các doanh nghiệp
quốc tế để mở rộng thị trường.
Yếu tố thành công cốt lõi (CFSs) khi sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội từ môi trường
bên ngoài là: đầu tư nâng cấp hạ tầng và công nghệ băng rộng hiện đại, nâng cao chất lượng
đường truyền, chất lượng dịch vụ.
2. Giải pháp khắc phục điểm yếu để có thể tận dụng tốt nhất cơ hội
Với điểm yếu là đội ngũ kỹ thuật và đội ngũ marketing còn kém thì để khắc phục, Viettel có
thể đào tạo và huấn luyện các đội ngũ kỹ thuật và marketing trở nên chuyên nghiệp hơn.
Nhu cầu sử dụng Internet ngày càng cao, đặc biệt là Internet băng thông rộng thì giải pháp
cho Viettel là tổ chức các chương trình tri ân khách hàng và đưa ra các chương trình khuyến
mại hấp dẫn. Với chất lượng đường truyền trong nước chưa nhanh, chưa ổn định nhưng
Viettel lại có giấy phép đầu tư quốc tế thì Viettel nên bắt tay với các doanh nghiệp quốc tế
để cải thiện tốc độ đường truyền trong nước.
Để cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng còn nhiều hạn chế thì với cơ hội là nhu cầu sử
dụng dịch vụ Internet đang gia tăng và khách hàng đang quay lưng lại với các đối thủ của
mình, Viettel nên đầu tư và phát triển tốt công tác chăm sóc khách hàng.
Yếu tố thành công cốt lõi (CFSs) ở đây chính là: đào tạo và tìm kiếm chuyên gia kỹ thuật
giỏi; tăng cường đầu tư, marketing, quảng cáo và công tác chăm sóc khách hàng và liên kết
với các doanh nghiệp quốc tế để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Giải pháp sử dụng điểm mạnh để khắc phục nguy cơ
Nền kinh tế mở cửa, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tấn công vào thị trường
trong nước và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp của chúng ta. Tuy nhiên, Viettel là
một doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, và để đối phó với việc cạnh tranh đó thì Viettel dựa vào
sức mạnh về danh tiếng của mình trong nước trong khi các doanh nghiệp nước ngoài mới
vào thị trường và chưa được khách hàng biết đến. Viettel có thể tích cực đầu tư vào các hoạt
động xã hội, tăng cường mối quan hệ với Chính phủ và các tổ chức có ảnh hưởng khác.
Mặt khác, Viettel cũng có thế mạnh về công nghệ, hạ tầng và tài chính, Viettel cũng đủ tiềm
lực để đầu tư ra thị trường nước ngoài. Thực tế đã được chứng minh, Viettel hiện nay là
doanh nghiệp Viễn thông và Internet mạnh nhất ở thị trường Lào và Campuchia, và chất
lượng đường truyền quốc tế của Viettel được đánh giá là ổn định và nhanh. Do vậy Viettel
có thể tận dụng những điểm mạnh này để cạnh trang với các doanh nghiệp không chỉ nước
ngoài mà còn ở trong nước.
Với 33% làng xã Việt Nam tập trung tại vùng núi non hiểm trở, rất khó để triển khai dịch vụ
và làm cản trở việc phát triển mạng Internet. Đây cũng là khó khăn chung của ngành
Internet. Tuy nhiên, Viettel có sẵn lợi thế của hạ tầng mạng đã được xây dựng 64/64 tỉnh
thành cả nước. Vì vậy khi triển khai mạng Internet thì Viettel sẽ tận dụng được cơ sở hạ
tầng mạng đã có sẵn này, và đầu tư thêm tài chính để đưa mạng Internet đến với người dân
ở các vùng núi xa xôi này.
Việc thiếu tự chủ trong công nghệ hiện đại cũng là một trở ngại lớn đối với Viettel do vẫn
phải đi thuê các chuyên gia kĩ thuật cao từ nước ngoài. Do vậy mà chi phí tài chính rất lớn,
phụ thuộc vào cách làm việc và không tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ. Với lợi thế về tài
chính, Viettel có thể đầu tư trong việc đào tạo các nhân viên kĩ thuật chuyên môn cao bằng
cách cho họ đi học tập ở nước ngoài để có cơ hội làm việc với công nghệ hiện đại, và nắm
bắt được công nghệ hiện đại. Hoặc Viettel có thể cử chuyên gia giỏi từ nước ngoài về nước
đạo tạo cho nhân viên của mình, từ đó tăng tính tự chủ trong công nghệ và giải quyết được
chất lượng dịch vụ và chất lượng đường truyền tốt hơn.
Việc cạnh tranh về giá cước, dẫn đến giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ, từ đó cũng dẫn
đến giảm uy tín của doanh nghiệp. Việc này đã xảy ra những năm vừa rồi khi nhiều doanh
nghiệp mới ra nhập thị trường, các doanh nghiệp Internet trong ngành đã đưa giá những
mức giá cước hấp dẫn, những chương trình khuyến mại như miễn phí lặp đặt, hay miễn phí
sử dụng trong vòng 3 đến 6 tháng để giành giật khách hàng về doanh nghiệp mình. Chính vì
vậy mà doanh thu không đủ bù đắp chi phí, từ đó làm chất lượng dịch vụ của các doanh
nghiệp kém đi, tốc độ đường truyền hay bị đứt đoạn gây ra nhiều thắc mắc cho khách hàng
khi chất lượng dịch vụ không đúng như cam kết trong hợp đồng. Thêm nữa, đội ngũ nhân
viên chăm sóc khách hàng thì thiếu nhiệt tình, gây nhiều khó khăn cho khách hàng trong
việc giải quyết khiếu nại hay khắc phục sự cố. Chính vì vậy, làm mất đi sự uy tín và tin
tưởng từ khách hàng. Để khắc phục thách thức này, Viettel phải hoàn toàn tỉnh táo trong
việc quyết định tham gia cạnh tranh về giá cước. Với nguồn vốn và tài chính dồi dào của
mình thì Viettel có thể nâng cao chất lượng cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được giá cước
hợp lý. Viettel có chất lượng đường truyền quốc tế tốt và sở hữu nguồn vốn lớn thì để khắc
phục nguy cơ các đối thủ cạnh tranh quốc tế, Viettel có thể liên kết với các doanh nghiệp
quốc tế này nhằm tạo ra cơ hội mở rộng thị trường không chỉ trong nước mà còn trên thế
giới.
Các yếu tố thành công cốt lõi khi sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu nguy cơ từ môi trường
là: liên kết quốc tế để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các
chính sách kinh doanh thích hợp tránh cạnh tranh.
4. Giải pháp khắc phục điểm yếu để giảm thiểu nguy cơ từ môi trường
Để khắc phục những điểm yếu và giảm thiểu nguy cơ khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế
xâm nhập thị trường Việt Nam, Viettel nên tăng cường quảng cáo và marketing về lĩnh vực
Internet dựa vào thương hiệu Viễn thông đã có vị trí trên thị thường, đào tạo các chuyên gia
giỏi. Đồng thời, Viettel có thể liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước nhằm
ngăn chặn và tạo ra rào cản gia nhập ngành cao cho các đối thủ tiềm ẩn đó. Hơn nữa khi
Viettel khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường Internet thì việc xâm nhập của các
đối thủ cạnh tranh quốc tế sẽ khó khăn hơn bởi Viettel đã trở nên quen thuộc với khách
hàng trong nước với lượng khách hàng lớn.
Đội ngũ kĩ thuật và marketing còn yếu; hoạt động quảng cáo, marketing, bán hàng cũng
kém, để né tránh nguy cơ thì giải pháp cho Viettel là nên duy trì tốt lượng khách hàng hiện
có, nên đi tắt đón đầu công nghệ hiện đại và tìm kiếm chuyên gia giỏi cho mình.
Chất lượng dịch vụ sau bán hàng chưa tốt, chất lượng đường truyền trong nước không ổn
định thì Viettel cũng nên khắc phục, tránh đối đầu các doanh nghiệp khác. Việc cải thiện
chất lượng dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng bởi các doanh nghiệp mới ra nhập ngành
có thể cung cấp chất lượng dịch vụ sau bán hàng rất tốt để cạnh tranh với các doanh nghiệp
mạnh.
Các nhân tố thành công cốt lõi khi Viettel khắc phục điểm yếu để giảm thiểu nguy cơ là:
tăng cường tham gia khuyến mại và phúc lợi xã hội, liên kết với các doanh nghiệp trong
cùng ngành trong nước.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC KINH DOANH DỊCH VỤ INTERNET CỦA
VIETTEL
Qua việc phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu lĩnh vực Internet của Viettel
và tổng kết rút ra mô hình SWOT thì tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị chủ quan của mình
trong việc định hướng xây dựng chiến lược cho Viettel trong thời gian tới.
1. Cần xây dựng chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng trong thời gian tới.
Đa dạng hóa các dịch vụ với đặc tính có thể “bù nhau” để khai thác triệt để tài nguyên, tập
trung phát triển các dịch vụ đem lại doanh thu cao và có lợi thế cung cấp,
Với dịch vụ truy nhập (ADSL) Internet Viettel có nhiều lợi thế trong thời gian tới để phát
triển dịch vụ này: Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ Internet tốc độ cao trong năm vừa qua là
rất lớn năm 2021 tăng 300% so với 2020 nhu cầu của người tiêu dùng đang gia tăng và
khách hàng tiềm năng còn rất lớn.
Thị trường của Viettel vẫn còn có thể mở rộng ngoài 4 thị trường chính như hiện nay là Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM do mạng lưới kỹ thuật của Viettel tốt và có thể triển
khai qua mạng điện thoại cố định qua nhiều tỉnh thành trong cả nước. Giá dịch vụ ngày càng
giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ, hơn nữa đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao…
Với các dịch vụ ứng dụng: sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Một số dịch vụ ứng dụng
như: thiết kế Web, Quảng cáo trên mạng, Webhosting, dịch vụ đăng ký cài đặt và duy trì tên
miền…trong nền kinh tế thông tin, tri thức nhu cầu giao dịch, quảng cáo, và kinh doanh trên
mạng là rất lớn, nền kinh tế thương mại điện tử ra đời buộc các doanh nghiệp phải định
hướng công việc làm ăn của mình theo xu thế của thời đại và hòa mình vào môi trường
Internet. Theo điều tra của Bộ thương mại thì hiện nay tỷ lệ nối mạng Internet của các
doanh nghiệp Việt Nam là khá cao chiếm trên 95%; tuy nhiên số doanh nghiệp có website
chỉ chiếm khoảng 20 – 25%, trong đó có tới 93,8% số website chỉ để giới thiệu về Công ty,
tính năng giao dịch điện tử chỉ 27%, và chỉ khoảng 5,4 đến 6% doanh nghiệp hiện nay ứng
dụng thương mại điện tử trong khi đây chính là công cụ chính phục vụ nhu cầu giao dịch
của con người.
Đi đôi với phát triển các dịch vụ hiện thời, Viettel cũng cần chú trọng đến công tác nghiên
cứu và đưa vào ứng dụng nhanh các dịch cụ mới. Động thái này trước hết là phải liên kết
hoặc hợp tác với các nhà công nghệ thế giới có năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), để
có thể chuyển giao các công nghệ mới nhất, tiếp đó là đầu tư từng bước nâng cao năng lực
tự mình nghiên cứu ứng dụng các dịch vụ mới. Để cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt
nhất có thể thì trong quá trình xây dựng chiến lược sản phẩm Viettel nên chú ý đến chất
lượng của dịch vụ, quan điểm xây dựng chiến lược là chất lượng phải đặt lên hàng đầu, luôn
luôn hoàn thiện và cải tiến chất lượng dịch vụ. Thời gian chờ đợi của khách hàng, mức độ
trợ giúp kỹ thuật, chất lượng dịch vụ cần được xem xét kỹ càng trong định hướng chiến
lược.
Do vậy, trong thời gian tới Viettel phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình bằng việc đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật thông qua đội ngũ nhân viên có trình độ khoa
học kỹ thuật cao trong tương lai.
2. Cần có chiến lược quảng cáo truyền thông
Công tác truyền thông, quảng cáo của Viettel vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Sở dĩ có
tình trạng như vậy là do hình thức truyền thông, quảng cáo của Viettel chưa nêu bật được
những tính năng nổi trội của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, và chưa mang tính gợi nhớ
đối với khách hàng. Hình thức truyền thông vẫn còn khá phiến diện, chủ yếu thông qua báo
viết, báo điện tử, trên Website của Tổng Công ty hay thông qua các băng rôn, postel ngoài
trời với các nội dung không thực sự ấn tượng. Trong quá trình thực hiện chiến lược quảng
cáo, và truyền thông Viettel có thể thực hiện như sau:
Xây dựng các chương trình quảng cáo truyền thông mang tính chất tổng thể kết hợp cùng
nhiều công cụ bổ trợ như: khuyến mại, marketing trực tiếp…
Phương tiện truyền thông:

 Truyền hình: kết hợp quảng cáo trên đài truyền hình Trung ương và địa phương với
nội dung chủ yếu quảng bá thương hiệu và dịch vụ thế mạnh.
 Báo chí: quảng cáo trên nhiều đầu báo về công nghệ thông tin, kinh tế như tạp chí PC
World, khoa học công nghệ, thời báo kinh tế, Echip…mục tiêu là tạo dựng hình ảnh
thương hiệu đi liền với giới thiệu dịch vụ cung cấp và thông báo các chương trình
khuyến mại.
 Các website: tập trung vào quảng cáo trên các báo điện tử và website của tổng Công
ty các đầu báo điện tử có mức độ truy nhập cao như vnexpress, tuoitre, thanhnien
online, dantri.com.vn…
Tham gia tài trợ, các hội trợ triển lãm, hoạt động công chúng (PR), chú ý đến các hoạt động
tài trợ nhân đạo mang tính xã hội để xây dựng hình ảnh và tên tuổi của Công ty.
3. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn thành công trên thương trường đều cần có một đội ngũ
lao động có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay
gắt và đầy biến động của thị trường nền kinh tế mở vì con người là vị trí trung tâm của mọi
hoạt động.
Với lao động quản lý: yêu cầu đối với loại hình lao động này là trước tiên cần phải có kỹ
năng quản lý, đó là các kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng phân tích, nhưng quan
trọng hơn đó là khả năng nhận ra dự thay đổi và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
kinh doanh. Do vậy, tuyển chọn và đào tạo nhân lực cho quản lý là rất cần thiết, các nhân
viên quản lý cần được không gian làm việc độc lập, Viettel nên khuyến khích tính độc lập
của các nhà quản lý trong Công ty. Hơn nữa việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho loại lao
động này cũng cần được chú trọng, và phải giao quyền thực sự cho họ trong quá trình quản
lý.
Với lao động kỹ thuật – công nghệ: đây là lực lượng lao động có vai trò rất lớn đối với chiến
lược phát triển của Viettel. Hiện nay, lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao tại Viettel
còn thiếu vì vậy để phát triển được nguồn lao động này thì song song với việc tuyển dụng
nguồn lao động công nghệ trong nước Viettel nên có chương trình hợp tác phát triển về
nguồn nhân lực công nghệ với các đối tác có uy tín.
4. Một số kiến nghị khác
Viễn thông – Internet là một lĩnh vực có tầm quan trọng không chỉ đối với hầu hết các lĩnh
vực khác mà còn ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia. Do vậy, vai trò điều tiết và quản lý của
nhà nước trong lĩnh vực Viễn thông – Internet là vô cùng quan trọng. Trong những năm qua
chính phủ đã có nhiều quyết định thể hiện sự quan tâm rất lớn của mình trong lĩnh vực
Internet thông qua các chính sách điều chỉnh, định hướng phát triển cho lĩnh vực này. Tuy
vậy, các chính sách của nhà nước vẫn còn thể hiện nhiều bất cập cần phải điều chỉnh. Do đó,
trong thời gian tới:

 Nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phục vụ phát
triển Internet, nâng cao cải thiện chất lượng đường truyền, có chính sách hợp tác phát
triển với các đối tác nước và khuyến khích nhiều thành phần tham gia thị trường để
cạnh tranh và xây dựng cơ sở hạ tầng.
 Hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
Internet nhằm tạo ra các thị trường mới và khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực
Viễn thông – Internet. Chính sách của nhà nước cũng cần chú ý đến giá cước và cơ
cấu giá cước cho phù hợp đối với quá trình phát triển của mạng viễn thông – Internet
theo xu hướng của khu vực và quốc tế.
 Cần phải xây dựng và chú trọng đến các chính sách, và xây dựng thành luật đối với
lĩnh vực thương mại điện tử điều này có thể giúp các nhà cung cấp như Internet
Viettel có thể mở rộng hợp tác với các nhà kinh doanh khác trong việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.

You might also like