You are on page 1of 99

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ




GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KHÍ CỤ ĐIỆN
NGHỀ: VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:195 /QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 03 năm 2020
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020


(Lưu hành nội bộ)
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

3
LỜI GIỚI THIỆU

Đất nước Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế
đang trên đà phát triển, việc sử dụng các thiết bị điện, khí cụ điện trong sản xuất công
nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc tính, kết cấu, tính toán
lựa chọn rất cần thiết cho sinh viên học ngành Điện. Ngoài ra, việc cập nhật thêm các
kiến thức về công nghệ mới đang không ngừng cải tiến và nâng cao các thiết bị đện là vô
cùng cần thiết.
Với một vai trò vô cùng quan trọng như vậy và xuất phát từ yêu cầu, kế hoạch đào
tạo, chương trình môn học nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng Dầu khí. Chúng
tôi đã biên soạn cuốn giáo trình Khí cụ điện gồm 4 chương với những nội dung cơ bản
như sau:
Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện
Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt
Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ
Bài 4: Khí cụ điện điều khiển
Giáo trình Khí cụ điện được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo
viên và là tại liệu học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Dầu khí.
Do chuyên môn và thời gian có hạn nên không tránh khởi những thiếu sót, vậy rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách có
chất lượng cao hơn.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 3 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Ninh Trọng Tuấn
2. Lê Thị Hải Huyền
3. Nguyễn Xuân Thịnh

4
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................... 6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................ 8
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 10
BÀI 1 : KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN ............................... 15
1.1 Khái niệm về khí cụ điện : .............................................................................. 16
1.2 Công dụng và phân loại khí cụ điện : ............................................................ 25
BÀI 2: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT ............................................................................ 27
2.1 Cầu dao :........................................................................................................... 28
2.2 Các loại công tắc và nút ấn : ........................................................................... 31
2.3 Dao cách ly ....................................................................................................... 37
2.4 Máy cắt điện ..................................................................................................... 40
2.5 Áp tô mát (CB) ................................................................................................. 43
BÀI 3: KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ .................................................................................. 50
3.1 Nam châm điện: ............................................................................................... 51
3.2 Rơle dòng điện, role điện áp .................................................................... 53
3.3 Rơ le nhiệt: (Over Load OL) .......................................................................... 60
3.4 Cầu chì: ............................................................................................................. 72
3.5 Thiết bị chống dòng rò: ................................................................................... 76
3.6 Biến áp đo lường: ............................................................................................. 79
BÀI 4: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ......................................................................... 83
4.1 Contactor .......................................................................................................... 84
4.2 Khởi động từ: ............................................................................................ 88
4.3 Rơle trung gian và rơ le tốc độ: ........................................................ 90
4.4 Rơle thời gian: .......................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 99

5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

U: Hiệu điện thế


I: Cường độ dòng điện
ΔUcp: Hiệu điện thế cho phép
Rtx: Điện trở tiếp xúc
ρ: là điện trở suất của vật dẫn làm tiếp điểm
F : Lực ép lên bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm do bulong, đinh tán hoặc lò xo tạo nên.
N : Số điểm tiếp xúc trên bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm
δb : Ứng suất chống dập của vật liệu làm tiếp điểm.
a0 : Hệ số điện trở nhiệt
θ0 : Nhiệt độ ban đầu cảu tiếp điểm
θ: Nhiệt độ tiếp điểm tại thời điểm đang xét.
INA: Cường độ dòng điện định mức nút ấn
Itt: Cường độ dòng điện tính toán
UNA: Hiệu điện thế định mức nút ấn
Utt: Hiệu điện thế tính toán
UđmMC: Hiệu điện thế định mức máy cắt
UđmMạng: Hiệu điện thế định mức mạng
IđmMC: Cường độ dòng điện định mức máy cắt
Icb: Cường độ dòng điện cơ bản
INt: Cường độ dòng điện ngắn mạch tại thời điểm t.
Scđm: Công suất biểu kiến định mức máy cắt
SNt: Công suất cắt ngắn mạch lớn nhất
tbv: Là thời gian tác động của tín hiệu bảo vệ rơ le.
tmc: Là thời gian tác động của máy cắt
Idđm: Cường độ dòng điện ổn định động định mức
Ixk: Cường độ dòng điện xung kích
idđm: Cường độ dòng điện ổn định động định mức tức thời
ixk: Cường độ dòng điện xung kích tức thời
Inhđm: Cường độ dòng điện ổn định nhiệt định mức.
tnhđm: Thời gian ổn định nhiệt định mức.
I∞: Cường độ dòng điện ổn định nhiệt lâu dài
Ttd: Thời gian
IRI: Là dòng điện phụ tải mà rơ le cho phép liên tục chạy qua lớn nhất
NO : Normal Open, tiếp điểm phụ thường hở.
NC: Normal Close, tiếp điểm phụ thường đóng.

6
Itt là dòng điện tính toán tương ứng với công suất Ptt của thiết bị tiêu thụ điện.
Ikđ la dòng điện khởi động lớn nhất của phụ tải động cơ điện:
Kmm là hệ số dòng điện khởi động.
Iđm là dòng điện định mức của động cơ điện.

7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cấu tạo của cầu dao ............................................................................... 29
Hình 2.2: Cấu tạo của má kẹp cầu dao. ............................................................... 29
Hình 2.3. Cầu dao đá hai cực tay nắm ở giữa. .................................................. 30
Hình 2.4. Cầu dao nối đất. ...................................................................................... 30
Hình 2.6. Công tắc ..................................................................................................... 32
Hình 2.8: công tắc hành trình kiểu nút ấn .......................................................... 33
Hình 2.9: Công tắc hành trình kiểu đòn .............................................................. 34
Hình 2.10. Nút ấn ....................................................................................................... 36
Hình 2.11: Dao cách ly trong nhà ................................................................................... 38
Hình 2.12: Dao cách ly lắp đặt ngoài trời ....................................................................... 39
Hình 2.13 : Cấu tạo máy cắt nhiều dầu ........................................................................... 40
Hình 2.14: Máy cắt khí SF6 ............................................................................................ 43
Hình 2.17: Máy cắt không khí ........................................................................................ 43
Hình 2.18: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của CB dòng điện cực đại .............. 46
Hình 2.19: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của CB điện áp thấp ......................... 46
Hình 2.20: Một số loại CB thông dụng ................................................................ 47
Hình 3.1: Cấu tạo nam châm điên có nắp ....................................................................... 51
Hình 3.2: Cấu tạo nam châm điên không nắp ................................................................. 52
Hình 3.2: Phân tích lực hút của cuộn dây nam châm điện đối với vật liệu sắt từ ........... 52
Hình 3.3:Nguyên lý cấu tạo của rơle điện từ .................................................................. 53
Hình 3.4: Cấu tạo rơle dòng điện .......................................................................... 54
Hình 3.5: Rơle dòng cực đại ................................................................................... 55
Hình 3.6: Rơle điện áp .............................................................................................. 55
Hình 3.7: Rơ le điện áp ............................................................................................ 56
Hình 3.8: Rơ le nhiệt ................................................................................................ 61
Hình 3.9: Rơ le điện áp ............................................................................................ 64
Hình 3.10: Đường đặc tính ampe-giây của động cơ (1) và rơle nhiệt kim loại kép (2)
......................................................................................................................................... 65
Hình 3.11: Các hình dạng của tấm kim loại kép. ........................................................ 67
Hình 3.12: Rơle nhiệt 3 pha bảo vệ động cơ. .................................................... 67
Hình 3.13: Cấu tạo rơle nhiệt kim loại kép kiểu ‘đồng tiền’ ........................ 68
Hình 3.14: Rơle nhiệt kiểu kín (đặt bên trong động cơ) ................................ 69
Hình 3.15: Hộp rơle điều chỉnh nhiệt độ và rơle bảo vệ kiểm kim loại kép
dạng đũa (thanh). ....................................................................................................... 69
Hình 3.16: .Rơle nhiệt kim loại kép kiểu ống. .................................................. 70
Hình 3.17: Rơle điều chỉnh nhiệt độ khí nén ..................................................... 71

8
Hình 3.18: Đặc tính A-s của rơle nhiệt. .............................................................. 72
Hình 3.19: Hình ảnh rơ le nhiệt thực tế .............................................................. 72
Hình 3.20: Cấu tạo cầu chì loại vặn ..................................................................... 73
Hình 3.21: Cấu tạo cầu chì loại hộp ..................................................................... 73
Hình 3.22: Cấu tạo cầu chì loại kín có chất nhồi ............................................. 74
Hình 3.23: Hệ thống nhiều cầu chì ....................................................................... 76
Hình 3.24: Cầu dao chống giật một pha .............................................................. 77
Hình 3.24: Cầu dao chống giật ba pha ................................................................. 78
Hình 3.25: Cầu dao chống giật thực tế ................................................................ 78
Hình 4.1: Cấu tạo contactor .................................................................................... 85
Hình 4.2: Nguyên lý hoạt động của contactor ................................................... 86
Hình 4.4: Khởi động từ đơn hai nút nhấn ........................................................... 89
Hình 4.5: Khởi động từ đảo chiều ba nút nhấn ................................................. 89
Hình 4.6: Một số khởi động từ ............................................................................... 90
Hình 4.7: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle trung gian ...................... 91
Hình 4.8: Cấu tạo và nguyên lý làm việc Rơle thời gian kiểu khí nén ...... 96
Hình 4.9: Cấu tạo và nguyên lý làm việc Rơle thời gian kiểu bán dẫn ...... 97

9
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Ký hiệu và xác xuất xảy ra các dạng ngắn mạch. ......................... 18
Bảng 3.1: Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle ............................ 57
Bảng 3.2: Số liệu cuộn dây của rơle ..................................................................... 57
Bảng 3.3: Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle ............................ 58
Bảng 3.4: Số liệu cuộn dây của rơle ..................................................................... 59
Bảng 3.5: Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle ............................ 59
Bảng 3.6: Số liệu cuộn dây của rơle ..................................................................... 60
Bảng 3.7: Thiết bị chống rò của một số hãng .................................................... 77

10
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: KHÍ CỤ ĐIỆN

1. Tên mô đun: Khí cụ điện


2. Mã mô đun: KTĐ19MĐ15
Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 58 giờ; kiểm tra:
3 giờ).
Số tín chỉ: 03
3. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Là mô đun thuộc các mô đun cơ sở của chương trình đào tạo. Môn đun này
được dạy trước môn học và mô đun: an toàn lao động, mạch điện, có thể học song
song với môn vật liệu điện.và sau khi hoàn thành các môn học chung ngành nghề.
- Tính chất: Môn học này trang bị những kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động
cuả các loại khí cụ điện thông dụng, những kỹ năng sử dụng khí cụ điện trong mạch
thực tế..
4. Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức:
+ Nhận dạng và phân loại được các loại khí cụ điện.
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện thông
dụng.
+ Biết được cách lắp được các khí cụ điện vào một số mạch điện cơ bản.
- Về kỹ năng
+ Chọn được các khí cụ điện theo yêu cầu..
+ Lắp được các khí cụ điện vào một số mạch điện cơ bản
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính chủ động, tư duy khoa học, nghiêm túc trong công việc.
5. Nội dung mô đun:
5.1. Chương trình khung:
Thời gian đào tạo (giờ)
Thực Kiểm
Tên môn học, mô Tín hành, tra
Mã MH/MĐ
chỉ Tổng
TT Lý
đun thí nghiệm,
số thuyết
thảo luận, LT TH
bài tập
Các môn học
I 21 435 157 255 14 9
chung/ đại cương
1 MHCB19MH02 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 4 1
2 MHCB19MH04 Pháp luật 2 30 18 10 2 0
3 MHCB19MH06 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4
Giáo dục quốc
4 MHCB19MH08 4 75 36 35 2 2
phòng và An ninh
5 MHCB19MH10 Tin học 3 75 15 58 0 2

11
6 TA19MH02 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 0
Các môn học, mô
II đun chuyên môn 63 1575 405 1098 28 44
ngành, nghề
Môn học, mô đun
II.1 14 270 138 118 10 4
cơ sở
An toàn vệ sinh
7 ATMT19MH01 2 30 26 2 2 0
lao động
8 KTĐ19MH1 An toàn điện 2 30 28 0 2 0
Điện kỹ thuật cơ
9 KTĐ19MH11 3 45 42 0 3 0
bản
10 CNH19MH10 Nhiệt kỹ thuật 2 45 14 29 1 1
11 KTĐ19MĐ14 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2
12 KTĐ19MĐ15 Khí cụ điện 2 45 14 29 1 1
Môn học, mô đun
II.2 chuyên môn 49 1305 267 980 18 40
ngành, nghề
Tổng quan về nhà
13 KTĐ19MH56 2 30 28 0 2 0
máy nhiệt điện
Phần điện nhà máy
14 KTĐ19MĐ37 điện và trạm biến 2 45 14 29 1 1
áp
Lò hơi và hệ thống
15 KTĐ19MH30 4 75 42 29 3 1
thiết bị phụ
Tua-bin hơi và hệ
16 KTĐ19MH59 4 75 42 29 3 1
thống thiết bị phụ
17 KTĐ19MĐ6 Bảo vệ rơ le 3 75 14 58 1 2
Thí nghiệm điện
18 KTĐ19MĐ40 3 75 14 58 1 2
cơ bản
19 TĐH19MĐ16 PLC 3 75 14 58 1 2
Vận hành lò hơi và
20 KTĐ19MĐ60 hệ thống thiết bị 5 135 14 116 1 4
phụ 1
Vận hành lò hơi và
21 KTĐ19MĐ61 hệ thống thiết bị 3 75 14 58 1 2
phụ 2
Vận hành Tua-bin
22 KTĐ19MĐ62 hơi và hệ thống 5 135 14 116 1 4
thiết bị phụ 1
Vận hành Tua-bin
23 KTĐ19MĐ63 hơi và hệ thống 3 75 14 58 1 2
thiết bị phụ 2
24 KTĐ19MĐ57 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3
25 KTĐ19MĐ53 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10
Khóa luận tốt
26 KTĐ19MĐ19 3 135 0 129 0 6
nghiệp
Tổng cộng 84 2010 562 1353 42 53
12
5.2. Chương trình chi tiết mô-đun:
Thời gian (giờ)

Số Thực hành,
Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra
TT
số thuyết thảo luận,
bài tập LT TH
Chương 1: Khái niệm và công
1 3 3 0 0 0
dụng của khí cụ điện
Chương 2: Khí cụ điện đóng
2 14 13 0 1 0
cắt
3 Chương 3: Khí cụ điện bảo vệ 14 13 0 1 0
Chương 4: Khí cụ điện điều
4 14 13 0 1 0
khiển
Cộng 45 42 0 3 0

6. Điều kiện thực hiện mô đun


6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết
6.2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu
6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:
- Giáo trình, giáo án
- Phiếu học tập
6.4. Các điều kiện khác:
7. Nội dung và phương pháp, đánh giá:
7.1. Nội dung:
- Về kiến thức: bài 1 đến bài 4.
- Về kỹ năng: bài 1 đến bài 4.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nghiêm túc trong học tập.
+ Cẩn thận, nghiêm túc trong học tập và trong công việc
+ Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác tỉ mỉ trong công việc.
7.2. Phương pháp đánh giá:
7.2.1. Kiểm tra thường xuyên:
- Số lượng: 01 bài.
- Cách thức thực hiện: thực hành trên máy tính.
7.2.2. Kiểm tra định kỳ:
- Số lượng: 03 bài. Trong đó 03 bài lý thuyết.

13
- Cách thức thực hiện: Thiết kế đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án theo đúng
biểu mẫu và
nội dung môn học ở mục III với tổng số lượng 03 bài, trong đó:
Stt Bài kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung kiến thức
1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 1, Bài 2
2. Bài kiểm tra số 2 Lý thuyết Bài 3
3. Bài kiểm tra số 3 Lý thuyết Bài 4

7.3. Thi kết thúc môn học:


- Hình thứ thi: Trắc nghiệm trên máy tính.
- Thời gian thi: 60 phút – 90 phút.
8. Hướng dẫn thực hiện môn học:
8.1. Phạm vi áp dụng môn học:
- Chương trình môn học này được áp dụng cho nghề Điện công nghiệp hệ
Cao đẳng
8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giáo viên, giảng viên:
+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết với bài học. Giáo án được soạn
theo bài hoặc buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: theo lớp.
+ Thiết kế các phiếu học tập
- Đối với người học:
+ Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ
+ Hoàn thành các bài tập
+ Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập.
+ Tuân thủ qui định giờ giấc.
8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
8.4. Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Xuân Phú, Khí cụ Điện Kết cấu, sử dụng và sửa chữa, NXB Khoa Học
và Kỹ Thuật, năm 2000.
[2] Lê Thị Thu Hường, Khí cụ điện, Lưu hành nội bộ Trường Cao Đẳng Dầu Khí

14
BÀI 1 : KHÁI NIỆM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN

❖ GIỚI THIỆU BÀI 1:


- Bài 1 là bài giới thiệu chung các loại khí cụ điện.
❖ MỤC TIÊU CỦA BÀI 1 LÀ:
- Về kiến thức:
+ Phân loại được các loại khí cụ điện
+ Hiểu được cách tiếp xúc điện, cách tạo hồ quang điện và dập tắt hồ quang điện
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập
bài 1 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành
đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp
lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Trang bị điện
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham
khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1
- Nội dung:
✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 15
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: không có
❖ NỘI DUNG BÀI 1
1.1 Khái niệm về khí cụ điện :
1.1.1 Khái niệm về khí cụ điện :
Khí cụ điện là những thiết bị điện làm các nhiệm vụ: đóng cắt, điều
khiển, điều chỉnh, bảo vệ, chuyển đổi, khống chế và kiểm tra mọi hoạt động
của bệ thống lưới điện và các loại máy điện. Ngoài ra thiết bị điện còn được
sử dụng để kiểm tra, điều chỉnh và biến đổi đo lường nhiều quá trình không
điện khác.
1.1.2 Sự phát nóng của khí cụ điện :
Tuỳ theo chế độ làm việc khác nhau mỗi khí cụ điện sẽ có chế độ phát nóng khác
nhau.
a) Trạng thái làm việc quá tải:
Quá tải là hiện tượng các thiết bị điện phát nóng quá mức cho phép do
dòng điện tăng cao lâu dài quá giới hạn quy định, hoặc hệ thống làm mát
kém hiệu quả hoặc không hoạt động. Đối với máy điện quay, cần đặc biệt
quan tâm tới hiện tượng quá nhiệt độ do ảnh hưởng của dòng điện thứ tự
nghịch xuất hiện trong các chế độ quá tải không đối xứng hoặc vận hành
không toàn pha.
Máy điện quay có công suất càng lớn khả năng chịu quá tải theo dòng
điện thứ tự nghịch càng thấp.
b) Trạng thái làm việc quá điện áp:
Trong chế độ làm việc bình thường, điện áp có thế dao động trong một
giới hạn cho phép:
U = U dd  U cp
Mức dao động cho phép của điện áp ± ΔU c p phụ thuộc vào tiêu chuẩn
thiết kế và điều kiện vận hành cụ thể của từng lưới điện. Nếu điện áp vượt
qua giới hạn cho phép (cao hơn hoặc thấp hơn) chứng tỏ chế độ làm việc
không bình thường hoặc có sự cố trong lưới điện. Quá điện áp kéo dài thường
do trục trặc hoặc hư hỏng ở các thiết bị điều chỉnh điện áp ở máy phát điện,
hoặc mạng truyề n tải và phân phối hoặc do sa thải phụ tải gây nên.
c) Trạng thái làm việc ngắn mạch:
Ngắn mạch là một loại sự cố xảy ra trong hệ thống điện do hiện tượng
chạm chập giữa các pha không thuộc chế độ làm việc bình thường. Khi xảy

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 16


ra ngắn mạch, tổng trở của hệ t hống điện giảm, làm ch o dòng điện tăng lên
rất nhanh,điện áp giảm xuống. Nếu không nhanh chóng cô lập điện ngắn
mạch thì hệ thống sẽ chuyển sang ngắn mạch duy trì (xác lập).
Từ lúc xảy ra ngắn mạch cho đến khi cắt nó ra, trong hệ thống điện xảy
ra quá trình quá độ làm thay đổi dòng và áp. Dòng điện trong quá trình quá
độ thường gồm 2 phần: chu kỳ và không chu kỳ. Trường hợp hệ thống có
đường truyền tải điện áp từ 330KV trở lên thì trong dòng ngắn mạch ngoài
thành phần tần số cơ bản còn các thành phần sóng h ài bậc cao. Nếu đường
dây có tụ bù dọc sẽ có thêm thành phần sóng hài bậc thấp.
- Trong hệ thống có trung tính nối đất (hay 4 dây) chạm chập một
pha hay nhiều pha với đất (hay với dây trung tính) cũng được gọi là ngắn
mạch.
- Trong hệ thống có trung tính cách ly hay nối đất qua thiết bị bù,
hiện tượng chạm chập một pha với đất được gọi là chạm đất. Dòng chạm đất
chủ yếu là do điện dung các pha với đất.
Ngắn mạch gián tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian, gồm
điện trở do hồ quang điện và điện trở của các phần tử khác trên đường đi của
dòng điện từ pha này đến pha khác hoặc từ pha đến đất.
Điện trở hồ quang điện thay đổi theo thời gian, thường rất phức tạp và
khó xác định chính xác.
Ngắn mạch trực tiếp: là ngắn mạch qua một điện trở trung gian rất bé ,
có thể bỏ qua (còn được gọi là ngắn mạch kim loại).
Ngắn mạch đối xứng: là dạng ngắn mạch vẫn duy trì được hệ thống
dòng, áp 3 pha ở tình trạng đối xứng.
Ngắn mạch không đối xứng: là dạng ngắn mạch là cho hệ thống dòng,
áp 3 pha mất đối xứng.
- Không đối xứng ngang: khi sự cố xảy ra tại một điểm, mà tổng
trở các pha tại điểm đó như nhau.
- Không đối xứng dọc: khi sự cố xảy ra mà tổng trở các pha tại
một điểm không như nhau.
Sự cố phức tạp: là hiện tượng xuất hiện nhiều dạng ngắn mạch không
đối xứng ngang, dọc trong hệ thống điện.
Ví dụ: đứt dây kèm theo chạm đất, chạm đất hai pha tại hai điểm khác
nhau trong hệ thống có trung tính cách ly.

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 17


Xác xuất
Dạng ngắn mạch Hình vẽ quy ước Kí hiệu
xảy ra%

3 pha N(3) 5

2 pha N(2) 10

2 pha-đất N(1-1) 20

1 pha N(1) 65

Bảng 1.1: Ký hiệu và xác xuất xảy ra các dạng ngắn mạch .
Nguyên nhân và hậu quả của ngắn mạch:
a. Nguyên nhân:
- Cách điện của các thiết bị già cỗi, hư hỏng.
- Quá điện áp.
- Các ngẫu nhiên khác, thao tác nhầm hoặc do được dự tính trước…
b. Hậu quả:
- Phát nóng: dòng ngắn mạch rất lớn so với dòng định mức làm
cho các phần tử có dòng điện ngắn mạch đi qua nóng quá mức cho phép dù
với một thời gian rất ngắn.
- Tăng lực điện động: ứng lực điện từ giữa các dây dẫn có giá trị
lớn ở thời gian đầu của ngắn mạch có thể phá hỏng thiết bị.
- Điện áp giảm và mất đối xứng: làm ảnh hưởng đến phụ tải, điện
áp giảm 30 đến 40% trong vòng một giây làm động cơ điện có thể ngừng
quay, sản xuất đình trệ, có thể làm hỏng sản phẩm.
- Gây nhiễu đối với đường dây thông tin ở gần do dòng thứ tự
không sinh ra khi ngắn mạch chạm đất.
- Gây mất ổn định: khi không cách ly kịp thời phần tử bị ngắn
mạch, hệ thống có thể mất ổn định và tan rã, đây là hậu quả tr ầm trọng nhất.
1.1.3 Tiếp xúc điện :
a) Khái niệm :
Là chỗ tiếp xúc của hai hay nhiều vật dẫn để truyền dẫn dòng điện đi từ vật này sang
vật khác. Bề mặt tiếp xúc giữa các vật dẫn được gọi là bề mặt tiếp xúc điện.

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 18


Tiếp xúc điện là phần rất quan trọng của khí cụ điện, trong quá trình đóng cắt mạch
điện chỗ tiếp điểm đóng cắt bị phát nóng cao, bị mài mòn do va đập, do ma sát và đặc biệt
là sự hủy hoại của hồ quang điện.
b) Phân loại tiếp xúc điện :
➢ Tiếp xúc cố định : Khi hai vật dẫn tiếp xúc không rời nhau bằng bulong
hoiac85 đinh tán.Ví dụ như : Tiếp xúc của kẹp nối dây, tiếp xúc giữa dây dẫn và cốt bắt
dây ở sứ xuyên

Hình 1.1 : Tiếp xúc cố định


➢ Tiếp xúc đóng mở : Là tiếp xúc giữa các tiếp điểm động và tĩnh của các loại
khí cụ điện đóng cắt mạch điện như : Tiếp xúc của tiếp điểm cầu dao, công tắc, aptomat,
máy cắt, …

Hình 1.2 : Tiếp xúc đóng mở


➢ Tiếp xúc trượt : Là dạng tiếp xúc vật dẫn này trượt lên vật dẫn kia. Ví dụ
như : Chổi than trượt trên cổ góp của máy phát điện hoặc động cơ.

Hình 1.3 : Tiếp xúc trượt


➢ Một số loại tiếp xúc thường gặp :

Tiếp điểm kiểu ngón Tiếp điểm kiểu bắc cầu Tiếp điểm kiểu thủy ngân

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 19


Tiếp điểm kiểu lỡi Tiếp điểm kiểu vút má
Hình 1.4: Hình ảnh một số loại tiếp xúc
c) Hình thức tiếp xúc :
- Tiếp xúc điểm : Là hình thức tiếp xúc nhau ở diện tích rất nhỏ được xem là
một điểm. Ví dụ : Tiếp xúc giữa mặt cầu với mặt cầu, giữa mặt cầu với mặt phẳng trong
một số Rơle điện từ, ….
- Tiếp xúc đường : Là hình thức các vật tiếp xúc nhau trên một đường thẳng
hoặc đường cong.
- Tiếp xúc mặt : Là hình thức các vật tiếp xúc nhau trên nhiều điểm của mặt
phẳng hoặc mặt cong. Ví dụ : Tiếp xúc giữa tiếp điểm động và tĩnh của máy cắt, cầu dao,
aptomat,…
d) Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với tiếp xúc điện :
- Thực hiện tiếp xúc phải đảm bảo chắc chắn, sức bền cơ khí phải cao.
- Không được phát nóng quá nhiệt độ cho phép khi dòng điện định mức chạy
qua.
- Phải ổn định nhiệt và ổn định động khi có dòng điện ngắn mạch cực đại chạy
qua.

e) Điện trở tiếp xúc và các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở tiếp xúc :
- Điện trở tiếp xúc : Tại vị trí tiếp xúc của vật dẫn, điện trở tiếp xúc được xác
định theo công thức :

Rtx = (1.1)
F .n
2.
b  
ρ: là điện trở suất của vật dẫn làm tiếp điểm
F : Lực ép lên bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm do bulong, đinh tán hoặc lò xo tạo nên.
N : Số điểm tiếp xúc trên bề mặt tiếp xúc của tiếp điểm
δb : Ứng suất chống dập của vật liệu làm tiếp điểm.

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 20


Các yếu tố ảnh hưởng tới điện trở tiếp xúc : Từ công thức (1.1) ta thấy điện trở tiếp
xúc phụ thuộc vào : điện trở suất của vật dẫn làm tiếp điểm ; Số điểm tiếp xúc; Lực ép lên
bề mặt tiếp xúc và Ứng suất chống dập của vật liệu làm tiếp điểm. Ngoài ra điện trở tiếp
xúc còn phụ thuộc vào tình trạng của bề mặt tiếp xúc : Nếu bề mặt tiếp xúc bị bẩn, bị rỗ,
bị cháy thì điện trở tiếp xúc sẽ tăng lên, làm tổn thất điện áp, tổn thất công suất trên mạng
điện. Điện trở tiếp xúc còn phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ càng cao thì điện trở tiếp
xúc càng tăng.
2
𝑅𝑡𝑥 (𝜃) = 𝑅𝑡𝑥 (𝜃0 ). (1 + 𝑎0 . 𝜃) (Ω) (1.2)
3
Trong đó : a0 : Hệ số điện trở nhiệt
θ0 : Nhiệt độ ban đầu cảu tiếp điểm
θ: Nhiệt độ tiếp điểm tại thời điểm đang xét.
1.1.4 Hồ quang điện và các biện pháp dập tắt hồ quang:
a) Bản chất của hồ quang điện:
Bản chất của hồ quang điện là hiện tượng phóng điện trong chất khí
với mật độ dòng điện rất lớn ( tới khoảng 10 2 đến 10 3 A/mm 2 ) có nhiệt độ
rất cao (tới khoảng 5000 đến 6000 o C) và thường kèm theo hiện tượng phát
sáng
b) Nguyên nhân và tác hại của hồ quang điện:

a) b)
Hình 1.5 : Mạch hồ quang điện
Khi các tiếp điểm 1 và 2 của khí cụ điện còn liền nhau (hình 1.5 a )
trong mạch điện có dòng điện chạy qua. Vì điện trở tiếp xúc giữa hai tiếp
điểm 1 và 2 rất nhỏ. Khi các tiếp điểm này cắt ra ( hình 1.5 b) dòng điện
trong mạch điện bị cắt sẽ có hiện tượng quá điện áp và điện áp đặt giữa hai
đầu tiếp xúc với tiếp điểm 1 và 2 rất lớn. Lúc này mới bắt đầu cắt ra khoảng
cách giữa hai tiếp điểm còn rất nhỏ do đó dưới tác dụng của điện áp lớn
cường độ điện trường trong khoảng không gian giữa hai đầu tiếp điểm rất
lớn làm bật điện tử từ Ca tốt. Số điện tử càng nhiều chuyển động dưới tác
dụng của điện trường làm ion hóa không khí gây hồ quang. Điện áp càng lớn
thì hồ quang sẽ càng lớn và càng khó dập tắt. Nếu hồ quang không bị dập t ắt
nó sẽ làm hư hỏng tiếp điểm.

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 21


c) Các biện pháp dập hồ quang:
Để tăng quá trình phản ion, người ta thường dùng các biện pháp dập
hồ quang sau: Kéo dài hồ quang, phân đoạn hồ quang, thổi hồ quang bằng
từ, cho hồ quang tiếp xúc với bề mặt phản ion, thổi hồ quang bằng khí nén,
cho ồ quang cháy trong môi trường đặc biệt, nối điện trở shun cho hồ quang…
Chúng ta sẽ lần lượt xét các biện pháp trên.
➢ Kéo dài hồ quang bằng cơ khí:

Hình 1.6 : Kéo dài hồ quang bằng cơ khí


Khoảng cách giữa các đầu tiếp xúc tăng nhanh, sẽ giảm nhanh chóng làm giảm mật
độ ion giữa hai đầu tiếp xúc, giảm điện trường khe hở, hồ quang bị kéo dài, dễ bị dập tắt.
Đồng thời, không khí bị hồ quang đốt nóng bốc lên, làm hồ quang đốt nóng bốc lên, làm
hồ quang bị thổi lên phía trên và cong đi. Lúc đó ở hai phần hồ quang sẽ xuất hiện tác dụng
tương hỗ giữa hai dòng điện ngược chiều. Lúc này có xu hướng đẩy hồ quang tách ra hai
bên, do đó dễ làm đứt hồ quang.
Ví dụ 1: Để tăng tốc độ tách khỏi đầu tiếp xúc, người ta dùng lực lò xo (Cầu dao có
lưỡi dao phụ, để tăng nhanh khoảng cách.)

Hình 1.6 : Minh họa kéo dài hồ quang bằng cơ khí


Khi cắt mạch lưỡi dao chính A rời ra trước, nhưng mạch điện vẫn liền, nhờ lưỡi dao
phụ 3 vẫn tiếp. Khi lò xo 4 đủ căng, lưỡi dao 3 bật khỏi tiếp xúc tĩnh 2 rất nhanh, nên hồ
quang sinh ra yếu, rất dễ bị dập tắt.
Ví dụ 2: Tăng khoảng cách người ta dùng tiếp điểm kiểu cầu.

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 22


Hình 1.7 : Minh họa kéo dài hồ quang bằng cơ khí
Khi cắt mạch, xuất hiện hai khe hở, nên điện trường ở khe hở giảm nhiều, hồ
quang sinh ra sẽ yếu đi và dễ dập tắt hơn.
➢ Phân đoạn hồ quang:

Hình 1.8 : Phân đoạn hồ quang


Người ta đặt khe hở sinh hồ quang trong hộp bằng amiang, phía trong hộp có đặt
các tấm thép song song, tạo thành cách tử chia nhỏ hồ quang. Khi hồ quang sinh ra, các
tấm thép tạo ra lực hút điện từ, cùng với lực thổi của không khí và lực điện động, đẩy hồ
quang vào sau các tấm thép, nên hồ quang bị làm nguội và chia thành các đoạn nhỏ ngắt
quãng, nên dễ bị dập tắt
Dập hồ quang bằng phương pháp phân đoạn được sử dụng khá rộng rãi
ở các thiết bị điện áp. Ở các máy cắt điện áp cao (từ 110kV trở lên), biện
pháp phân đoạn hồ quang cũng được sử dụng rộng rãi, từ hai đoạn (cho máy
cắt 330kV) đến 4 đoạn (cho máy cắt siêu cao áp).
➢ Thổi hồ quang bằng từ:

Hình 1.9 : Thổi hồ quang bằng từ

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 23


Người ta đặt cuộn dây thổi từ cạnh khe hở của hai đầu tiếp xúc và nối tiếp với dòng
điện trong mạch. Từ trường của cuộn dây đã chỉ rõ trên hình vẽ dấu chấm trong lòng cuộn
dây chỉ chiều từ trường đi từ dưới lên, còn dấu + ở ngoài chỉ từ trường đi từ trên xuống.
Khi xuất hiện hồ quang, lực điện từ sẽ thổi hồ quang lên phía trên, nên sẽ bị kéo dài và thổi
tắt.
Nguyên lý dập hồ quang này được sử dụng rất rộng rãi ở các thiết bị
điện đóng cắt hạ áp cho mọi cỡ dòng điện, từ vài chục đến vài ngàn ampe.
Với dòng điện một chiều, vì hồ quang khó dập tắt hơn nên người ta còn dùng
cuộn thổi từ nối tiếp với dòng điện hồ quang để thổi hồ quang. Khi dòng
điện cắt càng lớn, lực điện động tác động lên hồ quang càng lớn (tỷ lệ với
bình phương dòng điện), hiệu ứng thổi hồ qua ng càng mạnh.
➢ Phương pháp thổi bằng cách sinh khí

Luồng khí thổi

Hình 1.10 : Thổi hồ quang bằng cách sinh khí


Khe hở sinh hồ quang đặt trong hộp khá kín có khe hở để thoát khí. Hộp làm bằng
vật liệu dễ sinh khí, phíp, dầu cách điện. Khi hồ quang phát sinh, thành hộp bị đốt cháy
hoặc dầu bị phân tích sinh khí có áp suất lớn thoát ra ngoài tạo thành luồng khí thổi tắt hồ
quang.
➢ Dập tắt hồ quang điện trong dầu biến áp:
Ở các thiết bị điện đóng cắt điện áp cao và dòng điện lớn, môi trường
cháy của hồ quang là dầu biến áp (như ở các máy cắt dầu, ít dầu, khá phổ
biến cho đến những năm cuối thế kỉ 20). Dầu biến áp có độ bền điện cao,
dẫn điện tốt. Khi hồ quang bị cháy trong dầu , dưới tác dụng của nhiệt lượng
hồ quang, dầu ở khu vực hồ quang bị phâ n tích thành hỗn hợp khí hơi có độ
bền điện khá cao nên hồ quang dễ dập hơn. Người ta lợi dụng áp suất cao
của hỗn hợp khí hơi để thổi hồ quang. Tùy theo hướng thổi, ta có thổi dọc
và thổi ngang. Khi tiếp điểm động rời khỏi tiếp điểm tĩnh nhưng vẫn chưa
giải phóng lỗ thổi của buồng dập, dầu bị hồ quang phân tích thành hỗn hợp
khí hơi, tạo nên áp suất cao trong buồng dập hồ quang. Khi tiếp điểm động
chuyển động ra khỏi buồng dập, lỗ thổi được giải phóng, áp suất khí hơi lớn
trong buồng dập sẽ thổi ngang qua các lỗ thổi
Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 24
I

Dòng Hồ
Quang
Hình 1.11 : Dập tắt hồ quang điện trong dầu biến áp
1.2 Công dụng và phân loại khí cụ điện :
1.2.1 Công dụng của khí cụ điện :
Khí cụ điện là thiết bị dùng để đóng ngắt dòng điện, đồng thời bảo vệ, điều khiển và
chỉnh các mạch điện, lưới điện sao cho phù hợp với các loại máy điện trong quá trình
sản xuất.
1.2.2 Phân loại khí cụ điện :
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, vận hành sử dụng và sử chữa thiết
bị điện người ta thường phân loại như sau:
a. Phân loại theo công dụng:
- Thiết bị điện khống chế: dùng để đóng cắt, điều chỉnh tốc độ
chiều quay của các máy phát điện, động cơ điện (như cầu dao, áp to mát,
công tắc tơ…).
- Thiết bị điện bảo vệ: làm nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát
điện, lưới điện khi có quá tải , ngắn mạch, sụt áp… (như rơ le, cầu chì, máy
cắt,…).
- Thiết bị điện tự động điều khiển từ xa: làm nhiệm vụ thu nhận
phân tích và khống chế sự hoạt động của các mạch điện như khởi động từ xa
- Thiết bị điện hạn chế dòng ngắn mạch (như điện trở phụ, cuộn
kháng…).
- Thiết bị điện làm nhiệm vụ duy trì ổn định các tham số điện (như
ổn áp, bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát,…)
- Thiết bị điện làm nhiệm vụ đo lường (như máy biến dòng điện,
biến áp đo lường…).
b. Phân theo tính chất dòng điện:
- Thiết bị điện dùng trong mạch một chiều.
- Thiết bị điện dùng trong mạch xoay chiều.
c. Phân theo nguyên lí làm việc: Thiết bị điện loại điện từ, điện
động, cảm ứng, có tiếp điểm, không có tiếp điểm, …
d. Phân theo điều kiện làm việc:
Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 25
- Thiết bị điện hạ áp có điện áp dưới 3kV.
- Thiết bị điện trung áp có điện áp từ 3kV đến 36kV.
- Thiết bị điện cao áp có điện từ 36kV đến nhỏ hơn 400kV.
- Thiết bị điện siêu cao áp có điện áp từ 400kV trở lên.

❖ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1:


1.1. Khái niệm về khí cụ điện.
1.2. Công cụ và phân loại khí cụ điện.
❖ CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1:
Câu 1 Khí cụ điện là thiết bị làm nhiệm vụ nào sau đây?
A Đóng cắt, bảo vệ, khống chế
B Đo lường
C Chuyển đổi cơ năng thành điện năng
D Tất cả các đáp án trên
Theo phương pháp phân loại theo công dụng thì thiết bị điện
Câu 2
khống chế là?
Dùng để đóng cắt, điều chỉnh tốc độ chiều quay của các máy phát
A
điện, động cơ điện
Làm nhiệm vụ bảo vệ các động cơ, máy phát điện, lưới điện khi có
B
quá tải, ngắn mạch, sụt áp
Làm nhiệm vụ thu nhận phân tích và khống chế sự hoạt động của
C
các mạch điện như khởi động từ…
D làm nhiệm vụ duy trì ổn định các tham số điện
Câu 3 Bản chất của hồ quang điện?
Là hiện tượng phóng điện trong chất khí với mật độ dòng điện rất
A
lớn
Là hiện tượng phóng điện trong chất rắn với mật độ dòng điện rất
B
lớn
C Là hiện tượng phát sáng do nhiệt
D Là hiện tượng phát nhiệt và ánh sáng
Câu 4 Khi có ngắn mạch xảy ra thì?
A Điện áp tăng lên, dòng điện tăng lên
B Điện áp giảm xuống, dòng điện giảm xuống
C Điện áp giảm xuống, dòng điện tăng lên
D Điện áp tăng lên, dòng điện giảm xuống
Câu 5 Bề mặt tiếp xúc không có dạng nào dưới đây?
A Tiếp xúc điểm
B Tiếp xúc đường
C Tiếp xúc mặt
D Tiếp xúc đầu

Bài 1: Khái niệm và công dụng của khí cụ điện Trang 26


BÀI 2: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT

❖ GIỚI THIỆU BÀI 2:


- Sau khi học xong bài này học sinh sẽ nắm được những nội dung cấu tạo và nguyên
lý hoạt động của các loại khí cụ điện đóng cắt thường dùng trong công nghiệp và dân
dụng như: nút ấn, áp tô mát…
❖ MỤC TIÊU CỦA BÀI 2:
Về kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện đóng cắt
thường dùng trong công nghiệp và dân dụng như: nút ấn, áp tô mát…
+ Biết sử dụng được thành thạo các loại khí cụ điện đóng cắt thông dụng, đảm bảo
an toàn cho người và các thiết bị theo TCVN.
Về kỹ năng:
+ Chọn được các khí cụ đóng cắt theo yêu cầu
+ Hiểu được cách lắp các khí cụ đóng cắt vào một số mạch điện cơ bản
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thái độ nghiêm túc trong giờ học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập
bài 2 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành
đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp
lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Trang bị điện
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham
khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2
- Nội dung:
✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 27


✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: không có
❖ NỘI DUNG BÀI 2
2.1 Cầu dao :
Cầu dao là khí cụ điện đống ngắt bằng tay, không thường xuyên các
mạch điện có nguồn điện áp cung cấp đến 440V điện một chiều và 660V điện
xoay chiều.
Đa số các loại cầu dao được đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ.
Với các mạch điện có công suất trung bình và lớn, chúng chỉ được dùng để
đóng ngắt không tải.
Riêng với cầu dao phụ tải có thể đóng ngắt dòng điện định mức, kể cả
khi quá tải nhỏ. Loại này có thể chịu dòng ngắn mạch nhưng không có k hả
năng cắt ngắn mạch.
Ký hiệu:
Ký hiệu cầu dao không có cầu chì bảo vệ:

Ký hiệu cầu dao có cầu chì bảo vệ:

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 28


Có thể phân loại cầu dao theo các yếu tố khác nhau:
- Theo số thân dao trên mỗi cầu dao có các loại: 1 cực , 2 cực, 3
cực và nhiều cực.
- Theo cách đóng ngắt, cầu dao được chia làm hai loại: đóng cắt
trực tiếp và đóng cắt từ xa.
- Theo điều kiện bảo vệ có loại không có hộp và loại có hộp.
- Theo khả năng cắt có loại cắt không tải và cắt có tải.
- Theo yêu cầu sử dụng có loại có cầu chì bảo vệ và loại không có
cầu chì bảo vệ.
2.1.1 Cấu tạo:
Một cầu dao đơn giản có cấu tạo như ở hình 2.1.

Hình 2.1: Cấu tạo của cầu dao


Các tiếp điểm của cầu dao thường làm bằng đồng đỏ. Khi đóng, thân
dao chém vào má dao, nhờ lực đàn hồi của má dao ép vào thân dao nên điện
trở tiếp xúc bé. Các tiếp điểm tĩnh của cầu dao có dạng như hình 2. 2 Với
dòng điện định mức lớn, để giảm điện trở tiếp xúc tiếp điểm tĩnh còn có thêm
các lò xo tiếp điểm.

Hình 2.2: Cấu tạo của má kẹp cầu dao.


Dưới đây là hình dạng cấu tạo của một số loại cầu dao.
a. Loại cầu dao đá hai cực tay nắm ở giữa.

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 29


Hình 2.3. Cầu dao đá hai cực tay nắm ở giữa.
Hình 2.3 là loại cầu dao ba cực có tay nắm ở giữa và hình 2.4 là loại
cầu dao ba cực có tay nắm điều khiển được nối dài ra phía trước. Loại này
có thể đóng ngắt từ xa, có kết cấu lợi hơn về lực và an toàn hơn với người
sử dụng. Tuy nhiên nó cồng kềnh và chiếm nhiều không gian hơn.
b. Cầu dao nối đất:
Về kết cấu, cầu dao đổi nối đất tương tự như cầu dao nhưng có hai hệ
thống tiếp điểm tĩnh mắc vào hai mạch điện khác nhau. Điện được đưa vào
hệ thống tiếp điểm động. Hình 2.4 trình bày nguyên lý một cầu dao đổi nối
ba cực, nếu đóng tiếp điểm động về phía nào thì mạch điện bên đó được cung
cấp điện.

Hình 2.4. Cầu dao nối đất.


2.1.2 Nguyên lý hoạt động
Trong quá trình ngắt, hồ quang điện xuất hiện giữa tiếp điểm động và
tiếp điểm tĩnh, nó được dập tắt nhờ sự kéo dài hồ quang bằng cơ khí và lực
điện động hướng kính tác động lên hồ quang.
Lực điện động tác dụng lên hồ quang được tính theo công thức:
I 2 dL
F= .
4l dl
Trong đó I là dòng điện ngắt; l là chiều dài của hồ quang; L là điện
cảm của mạch điện.
Vì dL/dl thay đổi rất ít nên lực điện động lớn khi dòng điện ngắt lớn
và chiều dài thân dao bé. Vì thế thân dao của các cầu dao có dòng điện lớn
cũng không dài hơn thân dao của cầu dao có dòng điện bé.
Để tăng khả năng ngắt của cầu dao, ở một vài loại người ta có lắp thêm
dao phụ và buồng dập hồ quang. Khi đóng dao phụ tiếp xúc với tiếp điểm
tĩnh trước, khi ngắt dao phụ ngắt sau. Bằng cách này hồ quang không xuất
Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 30
hiện trên lưỡi dao chính, bảo vệ được lưỡi dao chính. Buồng dập hồ quang
có tác dụng dập tắt hồ quang nhanh chóng. Cầu dao thường được chế tạo
theo các gam dòng điện đị nh mức: 15, 25, 30, 40, 60, 75, 100,150, 200, 300,
350, 600, 1000 A.
Tuổi thọ của cầu dao khoảng vài nghìn lần đóng ngắt.
- Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức:
I đmcd = Itt
U đmcd = Unguồn
Trong đó:
Iđmcd: Dòng điện định mức cầu dao
Uđmcd: Điện áp định mức cầu dao
I t t : Dòng điện tính toán
U t t : Điện áp tính toán
2.2 Các loại công tắc và nút ấn :
2.2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nút ấn :
* a/Công tắc đổi nối kiểu hộp
(Công tắc hộp) là loại khí cụ điện đóng ngắt dòng điện bằng tay kiểu
hộp, dùng để đóng, ngắt, đổi nối không thường xuyên mạch điện có công
suất không lớn (dòng điện đến 400 A, điện áp một chiều 220V và xoay chiều
điện áp 380 V).
Công tắc đổi nối kiểu hộp thường dùng làm cầu dao tổng cho các máy
công cụ, dùng làm đổi nối, khống chế trong các mạch điện tự động. Nó cũng
được dùng để mở máy, đảo chiều quay, hoặc đổi nối dây quấn stato động cơ
từ sao (Y) sang tam giác (∆).
Hình 2.6 mô tả hình dạng của một công tắc đổi nối kiểu hộp của Liên
Xô (cũ) loại ∏BM có dòng điện định mức đến vài chục ampe. Khi xoay núm
5, nhờ hệ thống lò xo nằm trong 1 xo nằm trong 1 xoắn lại (lò xo không biểu
thị trên hình vẽ), lực lò xo sẽ làm xoay trục 7, các tiếp điểm động 2 gắn trên
trục 7 sẽ chém vào các tiếp điểm tĩnh 3. Lực ép tiếp điểm ở đây nhờ lực đàn
hồi của má tiếp điểm động. Mỗi pha được ngăn cách điện nhau bằng tấm
cách điện 2. Các tấm cách điện 2 được làm bằng vật liệu cách điện, mục đích
làm cho các tiếp điểm động chuyển động dễ dàng.
Loại công tắc này mỗi pha có hai chỗ ngắt. Tốc độ đóng ng ắt nhanh,
kích thước gọn nhỏ. Hồ quang chảy trong mỗi trường kín. Nhược điểm chính
của nó là hệ thống tiếp điểm và cơ cấu truyền động chóng bị mòn, tuổi thọ
đến 2.10 4 lần đóng ngắt.

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 31


Đối với dòng điện định mức lớn hơn, dùng cơ cấu truyền động kiểu
cam, có lò xo tiếp điểm. Hình 7 trình bày cấu tạo của một công tắc kiểu này.
Trên vỏ 8 được gắn các tiếp điểm tĩnh 4. Khi quay trục 1, cam 3 quay
theo làm cho các tiếp điểm được đóng vào hay mở ra.
Loại này ưu điểm hơn loại ở hình 6 vì có lò xo ép tiếp điểm, độ tin cậy
cao hơn, tuổi thọ lớn đến 2.10 5 lần đóng ngắt.

Hình 2.6. Công tắc

* Công tắc chuyển mạch (công tắc vạn năng):


Công tắc vạn năng dùng để đóng ngắt chuyển đổi mạch điện các cuộn
dây hút của công tắc tơ, khởi động từ các mạch điện đo lường, điều khiển c ó
điện áp đến 440V một chiều và đến 500V xoay chiều, tần số 50Hz.
Hình 2.7 trình bày cấu tạo của một công tắc vạn năng có một phần tử.
Khi có nhiều phần tử chúng được cách điện với nhau bởi vách ngăn nhựa, và
được lắp trên cùng một trục có tiết diện là hìn h vuông. Các tiếp điểm 1 và 2
sẽ đóng và mở nhờ xoay vách cách điện 3 lồng trên trục 4 khi ta vặn công
tắc. Tay gạt công tắc vạn năng có thể có một số vị trí chuyển đổi, trong đó
các tiếp điểm của các phần tử sẽ đóng hoặc ngắt theo yêu cầu.

Hình 2.7. Công tắc vạn năng


Công tắc vạn năng được chế tạo theo kiểu tay gạt có các vị trí cố định
hoặc có lò xo phản hồi về vị trí ban đầu.
* Công tắc hành trình và công tắc điểm cuối
Công tắc hành trình và công tắc điểm cuối dùng để đóng, ngắt, chuyển
đổi mạch điện điều khiển trong truyền động điện tự động theo tín hiệu hành

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 32


trình ở các cơ cấu chuyển đổi cơ khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm
việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn.
Tùy theo cấu tạo công tắc hành trình và công tắc điểm cuối có thể chia
thành: kiểu ấn, kiểu đòn, kiểu trụ và kiểu quay.
Ký hiệu:

Công tắc hành trình Công tắc ba pha Công tắc ba pha hai
ngả
a. Công tắc hành trình kiểu nút ấn:
Hình 2.8 là sơ đồ cấu tạo của công tắc hành trình BK -111 có dòng điện
định mức 6A và điện áp 500V.
Công tắc gồm đế cac điện 1 trên đó có lắp các cặp tiếp điểm (tiếp điểm
dộng kiểu cầu 4 và tiếp điểm tĩnh 2). Công tắc này thường lắp ở điểm cuối
của hành trình. Khi cơ cấu được điều khiển tác động lên nút 6 trục 3 sẽ đi
xuống mở cặp tiếp điểm trên và đóng cặp tiếp điểm dưới lại. Sau khi cơ cấu
điều khiển nhả ra, lò xo 5 sẽ đẩy trục 3 và tiếp điểm trở về vị trí ban đầu.
Trong các công tắc này tốc độ đóng ngắt của tiếp điểm bằng tốc độ
chuyển động của các trục 3 và phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của cơ cấu
điều khiển.

Hình 2.8: công tắc hành trình kiểu nút ấn

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 33


b. Công tắc hành trình tế vi:
Khi cần dừng máy hoặc chuyển đổi trạng thái với độ chính xác cao (0,3
đến 0,7 mm) người ta dùng công tắc hành trình tế vi. Hình 10 là cấu tọa của
một công tắc hành trình tế vi.
Công tắc này có một tiếp điểm thường đóng và một thường mở. Các
tiếp điểm tĩnh 2 lắp trên đế nhựa 5, tiếp điểm động 3 gắn trên đầu tự do của
lò xo lá 4. Khi ấn lên nút 6 lò xo lá 4 bị biến dạng dần. Sau khi nút 6 tụt
xuống khoảng xác định, lò xo lá 4 sẽ bật nhanh xuống dưới làm cho tiếp
điểm trên mở ra và tiếp điểm dưới đóng lại. Quá trình chuyển từ trạng thái
này sagn trạng thái khác rất nhanh (0,01 đến 0,02s). Tổng hành trình của nút
6 bằng 0,7mm. Khi thôi ấn nút 6, công tắc tự động trở về vị trí ban đầu.
c. Công tắc hành trình kiểu đòn:
Khi cần có tác động chuyển đổi chắc chắn trong điều kiện hành trình
dài, người ta dùng công tắc hành trình kiểu đòn. Hình 2.9 là sơ đồ nguyên lý
của loại này.
Hình vẽ biểu thị vị trí đóng củ a các tiếp điểm 7, 8. Then khóa 6 có tác
dụng định vị giữ chặt tiếp điểm ở vị trí đóng. Khi máy công tác tác động lên
con lăn 1, đòn 2 sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ, con lăn 12 nhờ lò xo 14
sẽ làm cho đĩa 11 quay đi, cặp tiếp điểm 7 -8 mở ra, cặp tiếp điể m 9-10 đóng
lại.

Hình 2.9: Công tắc hành trình kiểu đòn


Tốc độ đóng ngắt của tiếp điểm này rất lớn, không phụ thuộc vào tốc
độ của con lăn 1. Công tắc này có thể ngắt dòng điện 1 chiều 6A, điện áp

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 34


220V. Lò xo 5 sẽ kéo đòn 2 về vị trí ban đầu. Khi không c ó lực tác dụng lên
1 nữa.
d. Công tắc hành trình kiểu quay:
Loại này dùng cho trường hợp máy công tác thực hiện chuyển đổi quay.
Về nguyên ly nó giống như bộ điều khiển kiểu cam điều khiển được.
2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của n út ấn
a. Khái niệm:
Nút ấn còn gọi là nút điều khiển, là loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt
từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển
đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu, liên động , bảo vệ… Ở mạch điện
một chiều điện áp đến 440V và mạch điện xo ay chiều điện áp đến 500V tần
số 50, 60Hz.
Nút ấn thường dùng để khởi động, dừng và đảo chiều quay động cơ
điện bằng cách đóng ngắt các cuộn hút của các công tắc tơ, khởi động từ mắc
ở mạch động lực của động cơ.
Khả năng ngắt của nút ấn từ 80 đến 100W một chiều và 1500V xoay
chiều. Tuổi thọ về điện không dưới 200.000 lần ngắt và tuổi thọ về cơ không
dưới 10 6 lần.
b. Ký hiệu nút ấn:

Nút nhấn thường hở Nút nhấn thường hở Nút nhấn liên động
c. Phân loại:
Theo hình dáng bên ngoài người ta chia nút ấn ra làm bốn loại:
- Loại hở: thường đặt trên bảng nút nhấn, hộp hay trên mặt tủ điện.
- Loại bảo vệ: đặt trong vỏ nhựa hoặc vỏ sắt hình hộp chủ yếu chống va đập.
- Loại bảo vệ chống bụi: chế tạo với vỏ đúc liền bằng nhựa hoặc kim loại
nhẹ.
- Loại bảo vệ chống nước: đặt trong vỏ kín bằng nhựa không cho nước
vào.
- Loại bảo vệ chống nổ: chế tạo với vỏ đặt biệt kín để cho các khí cháy,
khí nổ tiếp xúc.
Theo yêu cầu điều khiển người ta chia nút ấn ra loại 1 nút ấn, 2 nút ấn,
3 nút ấn.
Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 35
Theo yêu cầu bên trong nút ấn có loại có đèn báo và loại không có đèn
báo.
d. Cấu tạo: Gồm: Tiếp điểm tĩnh, tiếp điểm động và hệ thống lò xo.

Hình 2.10. Nút ấn


Hình 2.10 mô tả một nút ấn có một tiếp điểm thường đóng 3 và một
tiếp điểm thường mở 5, và tiếp điểm động kiểu cầu 4. Tiếp điểm bằng đồng
hay bạc. Khi ta ấn lên núm 1, thông qua trục 7 sẽ mở tiếp điểm thường đóng
và đóng tiếp điểm thường mở. Khi thôi ấn nữa thì phần động (gồm núm điều
khiển, trụ và tiếp điểm động) sẽ trở lại trạng thái ban đầu dưới tác độ ng của
lò xo nhả 2, tất cả các chi tiết đều lắp trên bảng đấu dây 6.
Nút ấn được chế tạo với một hay nhiều nhóm tiếp điểm thường đóng
và thường mở. Màu của nút ấn có thể là: đỏ, xanh, đen hay không màu. Các
nút ấn được dùng để dừng (ngừng sự làm việc của m ạch điện tương ứng) cần
phải có màu đỏ.
e. Nguyên lý hoạt động:
Đối với nút nhấn thường mở: khi có lực tác động vào nút nhấn, tiếp điểm động sẽ
thay đổi trạng thái từ mở sang đóng (tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh) tạo thành mạch kín để
phát tín hiệu điều khiển tới thiết bị điện. Khi không còn lực tác động thì nó trở lại trạng
thái ban đầu.
Đối với nút nhấn thường đóng: khi có lực tác động vào nút nhấn, tiếp điểm động sẽ
thay đổi trạng thái từ đóng sang mở (rời khỏi tiếp điểm tĩnh) tạo thành mạch hở để ngắt tín
hiệu điều khiển 1 thiết bị điện. Khi không còn lực tác động thì nó trở lại trạng thái ban đầu.
Đối với nút nhấn liên động: khi có lực tác động vào nút nhấn, tiếp điểm thường đóng
thay đổi trạng thái từ đóng sang mở, sau đó tiếp điểm thường mở thay đổi trạng thái từ mở

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 36


sang đóng (tiếp điểm thường đóng mở trước, sau đó tiếp điểm thường mở mới đóng lại).
Khi không còn lực tác động thì nó sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
f. Tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật :
Đối với nút nhấn kiểu hở và kiểu bảo vệ, dòng điện qua tiếp điểm là 5A, điện áp có
thể lên đến 600V, thao tác đóng cắt khoảng 100.000 lần.
Theo qui định về màu của các nhà sản xuất:
- Màu đỏ: màu để dừng hệ thống.
- Màu xanh: màu để khởi động hệ thống.
I NA ≥ Itt
UNA ≥ Uđm
2.3 Dao cách ly
Dao cách ly là một loại khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có
dòng điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách an
toàn có thể nhìn thấy được giữa các bộ phận mang điện và bộ phận đã cắt điện.
Khi cấn kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng bộ phận không mang điện. Trong điều kiện
nhất định có thể dùng dao cách ly đóng ngắt đường dây hoặc máy biến áp không mang tải
công suất nhỏ, hoặc đóng cắt mạch điện đẳng thế để đổi phương thức kết nối dây của sơ
đồ. Vì dao cách ly không mang bộ phận dập tắt hồ quang nên nghiêm cấm dùng dao cách
ly đóng ngắt mạch điện không tải.
Yêu cầu kỹ thuật :
Các tiếp điểm cần phải làm việc đảm bảo khi có dòng điện định mức lâu dài chạy
qua và có khả năng làm việc tốt ở nơi có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
Các tiếp điểm và các phần có dòng điện chạy qua phải đảm bảo ổn định động và ổn
định nhiệt.
Dao cách ly và bộ truyền động phải đảm bảo tin cậy, cần giữ vững ở vị trí đóng khi
có dòng điện ngắn mạch chạy qua, khi ở vị trí cắt cần phải cố định chắc chắn
Dao cách ly phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các tiếp điểm khi cắt để tránh
hiện tượng phóng điện khi điện áp tăng cao
Cơ cấu cơ khí của dao cách ly phải được nối liên động với máy cắt để dao cách ly
chỉ được đóng cắt sau khi máy cắt đã cắt (Dao cách ly bố trí ở hai đầu máy cắt)
Kết cấu đơn giản thuận tiện trong vận hành và sửa chữa
Phân loại
Dao cách ly được phân loại :
- Theo môi trưòng lắp đặt ta có :
+ Dao cách ly lắp đặt trong nhà.
+ Dao cách ly lắp đặt ngoài trời.
- Theo kết cấu ta có :

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 37


+ Dao cách ly một pha
+ Dao các ly ba pha
- Theo kiểu truyền động ta có :
+ Dao cách ly kiểu chém.
+ Dao cách ly kiểu trụ quay
+ Dao cách ly kiểu treo
+ Dao cách ly kiểu khung truyền.
2.3.1 Cấu tạo:
a) Dao cách ly lắp đặt trong nhà:

Hình 2.11: Dao cách ly trong nhà


1.Lưỡi dao tiếp xúc động 6. Giá đỡ

2. Lò xo 7. Trục truyền động


3. Sứ đỡ thanh truyền động 8.Cần thao tác
4. Tiếp xúc tĩnh 9. Sứ đỡ lưỡi dao động
5. Cực bắt dây nối nguồn 10. Cực bắt dây nối tải
b) Dao cách ly lắp đặt ngoài trời:

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 38


Hình 2.12: Dao cách ly lắp đặt ngoài trời
1. Lưỡi dao tiếp xúc tĩnh 6. Trục truyền động
2. Lưỡi dao tiếp xúc động 7. Giá đỡ
3. Dây dẫn mầm 8. Cực bắt dây nối đất an toàn
4. Cực bắt dây nối tải 9. Trục quay
5. Sứ đỡ lưỡi dao 10. Cực bắt dây nối nguồn

2.3.2 Nguyên lý hoạt động


a) Dao cách ly lắp đặt trong nhà :
Nguyên tắc vận hành: Nếu dao cách ly ở vị trí đóng thì tiếp xúc động 1 sẽ đóng chặt
vào tiếp xúc tĩnh 4. Sau khi đóng máy cách nối tiếp cách ly thì dòng điện tải từ nguồn qua
cực bắt dây 5, qua tiếp xúc tĩnh 4, qua tiếp xúc động 1, qua cực bắt dây 10 về tải. Muốn
cách ly trước hết phải cách điện máy cắt nối tiếp dao cách ly, sau đó sử dụng động cơ hoặc
tay thao tác tác động vao cần thao tác 8. Kéo xuống là cách ly, đẩy lên là đóng cách ly.

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 39


Nguyên tắc thao tác: Muốn cách ly phải cắt điện ở máy cắt nối tiếp với dao cách ly
trước, sau đó mới được cắt đến dao cách ly. Khi đóng thì đóng dao cách ly trước sau đó
mới đóng máy cắt nối tiếp với dao cách ly để dao cách ly mang tải.
Loại dao cách ly này có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, gọn, dễ lắp đặt thao tác. Phạm
vi sử dụng lắp đặt trong nhà chủ yếu trong lưới điện trung thế.
b) Dao cách ly lắp đặt ngoài trời:
Nguyên tắc thao tác vận hành: Khi dao cách ly ở vị trí đóng lưỡi dao 1 và 2 đóng
chặt vào nhau. Dòng điện từ nguồn qua cực bắt dây 10 qua dây dẫn mềm 3 qua lưỡi dao 1
và 2 qua cực bắt dây 4 ra tải. Muốn cắt cách ly, trước hết phải cách điện máy cắt nối tiếp
dao cách ly. Khi cắt cách ly, dùng động cơ hoặc tay quay tác động vào bộ truyền động làm
trục quay 9 và sứ đỡ 5 quay, kéo lưỡi dao 1 và 2 rới nhau quay ngược chiều cùng một phía,
trên cùng một phẳng ngang đến khi chung1song song với nhau mới cắt hết hành trình.
Nguyên tắc thao tác: Muốn cách ly phải cắt điện ở máy cắt nối tiếp với dao cách ly
trước, sau đó mới được cắt đến dao cách ly. Khi đóng thì đóng dao cách ly trước sau đó
mới đóng máy cắt nối tiếp với dao cách ly (Đóng và cắt đều không có dòng điện tải).
Loại dao cách ly ngoài trời thường đucợ thiết kế lưỡi dao động quay theo mặt phẳng
ngang hoặc mặt phẳng đứng, để đảm bảo an toàn ở những dao cách ly công suất lớn, người
ta thường sử dụng động cơ để truyền động đóng cắt từ xa và tự động. Phạm vi sử dụng dao
cách ly ở mọi cấp điện áp từ 3 KV trở lên.
2.4 Máy cắt điện
2.4.1 Cấu tạo :

1 . Cực bắt dây nguồn tới máy cắt


2 : Sứ xuyên
3 : Nắp máy cắt
4 : Ống chỉ mức dầu
5 : Thanh truyền động
6 : Van xả dầu
7 : Tiếp điểm động
8 : Tiếp điểm tĩnh
9 : Vỏ máy cắt
10: Lò xo tích năng
11: Cực bắt dây tải ra
Hình 2.13 : Cấu tạo máy cắt nhiều dầu
2.4.2 Nguyên lý hoạt động :
Nếu máy đang ở vị trí đóng, tiếp xúc động 7 đóng cặt vào tiếp xúc tĩnh 8, lò xo tích
năng 10 ở trạng thái nén, đèn tín hiệu chỉ màu đỏ, dòng điện từ nguồn bắt qua cực bắt dây

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 40


11 về tải. Khi có tín hiệu từ rơle hoặc từ khóa điều khiển thì bộ truyền động được giải
phóng khỏi vị trí đóng, lò xo tích năng đẩy thanh truyền động 5 sập xuống, đa tiếp xúc
động rời khỏi tiếp xúc tĩnh, mạch điện được cắt, hồ quang phát sinh giữa hai đầu tiếp xúc
động và tĩnh khi cắt đốt nóng cục bộ làm dầu bị phân tích thành hơi là hỗn hợp các khí
cacbon hydro nhẹ. Trong đó hydro có thể chiếm tới 70% và áp suất có thể lên đến (100-
140 n/Cm2) làm cho dầu bị xáo trộn mạnh, đẩy tia hồ quang vào sâu trong dầu. Mặt khá,
lực điện từ do dòng điện chạy ngược chiều cũng đẩy tia hồ quang vào sâu trong lớp dầu
ngoài. Vì vậy, hồ qunag được làm nguội và dập tắt, tuy vậy tốc độ luồng khí không đủ
mạnh dập tắt hồ quang nhanh nên loại máy cắt này thời gian cắt bị kéo dài.
Đặc điểm
- Ưu điểm : Cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt, giá thành không cao
- Nhược điểm : Sau một số lần đóng cắt dầu nhanh chóng bị bẩn do một phần
cacbonhydroxit bị cháy , chất lượng dầu giảm nên phải lọc dầu, thay dầu gây tốn kém. Mặt
khac1loai5 máy cắt này có thời gian cắt không nhanh, nguy cơ cháy nổ cao, công suất
không lớn, điện áp vận hành nhỏ hơn 15 KV.
Tính chọn máy cắt dầu
Điều kiện chọn:
UđmMC ≥ UđmMạng
IđmMC ≥ Icb
ICđmMC ≥ INt
Hay:
Scđm ≥ SNt

Trong đó dòng điện ngắn mạch tại thời điểm t được xác định:
I Nt = I NCKt
2
+ I NKCKt
2

Thời gian t tính từ lúc bắt đầu ngắn mạch cho đến lúc đầu tiếp xúc mở ra hoàn toàn:
t = tbv + tmc
Trong đó: tbv là thời gian tác động của tín hiệu bảo vệ rơ le.
tbv = (0,02 – 0,05)sec
tmc là thời gian tác động của máy cắt
tmc = (0,1 – 0,12)sec
Theo tính toán ngắn mạch ta có:
INt = α.In
Trong đó: α = f(x/r,t)

Đối với máy cắt cao áp:


tmin = 0,1sec
Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 41
Ta có:
I N 0,1 = I ck2 0,1 + I ckc
2
0,1

Thực tế tính toán cho thấy: IN0,1 ≈ I’’ nên điều kiện chọn máy cắt theo khả năng
cắt có thể viết:
Icđm ≥ I’’
Hay :
S cđđ  3U đm .I ;;
* Điều kiện kiểm tra:
- Kiểm tra ổn định động:
Idđm ≥ Ixk
Hay
idđm ≥ ixk
- Kiểm tra ổn định nhiệt:
Bnhđm = I2nhđm. tnhđm ≥ BN ≈ I2∞.Ttd

Đối với máy cắt có Iđm > 1000A không cần kiểm tra ổn định nhiệt.
* Xác định Ttđ:
Giá trị Ttđ được chọn sao cho diện tích giới hạn bởi đường cong I2ckt trong khoảng
thời gian ngắn mạch t với trục hoành bằng đúng diện tích hình chữ nhật có diện tích bằng
I2∞. Ttđ.
Ttđ phụ thuộc vào thời gian ngắn mạch t và tỉ số giữa giá trị hiệu dụng dòng ngắn
mạch thành phần chu kì ban đâu (giá trị hiệu dụng dòng ngắn mạch siêu quá độ thành phần
chu kỳ) và giá trị hiệu dụng dòng ngắn mạch ổn định thành phần chu kỳ  = I ' ' / I và Ttđ
= f(t,β) và xác định theo đường cong xác định thời gian tác dụng nhiệt tương đương Ttđ.

Một số hình ảnh về máy cắt dầu

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 42


Hình 2.14: Máy cắt khí SF6

Hình 2.17: Máy cắt không khí


2.5 Áp tô mát (CB)
Khái niệm:
CB (CB được viết tắt từ danh từ Circuit Breaker – tiếng Anh), hay
Aptomat (theo tiếng Nga). CB là khí cụ điện dùng đóng cắt mạch điện (một
pha, ba pha); có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp… mạch điện.
Chọn CB phải thỏa mãn ba yêu cầ u:
- Chế độ làm việc ở định mức của CB phải là chế độ làm việc dài
hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua CB lâu tùy ý. Mặt khác,
mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch)
lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 43


- CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài
chục KA. Sau khi ngắn dòng điện ngắn mạch, CB đả m bảo vẫn làm việc tốt
ở trị số dòng điện định mức.
- Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện,
hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian
cắt bé. Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiế t bị dập hồ
quang bên trong CB.
Ký hiệu:

2.5.1 Cấu tạo:


a. Tiếp điểm:
CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ
quang), hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trươc, tiếp theo là tiếp điểm
phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, Tiếp điểm
chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như
vậy, hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm
chính để dẫn điện. Dùng thê m tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào
làm hư hại tiếp điểm chính.
b. Hộp dập hồ quang:
Để CB dâp được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới
điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: Kiểu nửa kín
và kiểu hở.
- Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu
này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới
hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn hơn 1000V (cao áp).
Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm
thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn
thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.
c. Cơ cấu truyền động cắt CB:
Truyền động cắt CB thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện
(điện từ, động cơ điện).

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 44


Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định
mức ứng không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện)
được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A).
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo
nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc
bằng khí nén.
d. Móc bảo vệ:
CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ - gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động
khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
+ Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để
bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian – dòng
điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo
vệ. Người ta thường dùng hệ thông điện từ và rơ le nhiệt làm móc bảo vệ,
đặt bên trong CB.
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây
này được quán tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng. Khi dòng điện vượt quá
trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự don, làm
tiếp điểm của CB mở ra. Điều chỉnh vít để thay đổi lực kháng của lò xo, ta
có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tác động. Để giữ thời gian trong bảo
vệ quá tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian (ví dụ bánh
xe răng như trong cơ cấu đồng hồ).
Móc kiểu rơ le nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơ le
nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại
kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải.
Kiểu này có thiếu sót là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng
điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện tử và móc
kiểu rơ le nhietj trong một CB. Loại này được dùng ở CB có dòng điện định
mức đến 600A.
+ Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng
kiểu điện từ. Cuộn dây mắc song song với mạch điện chính, cuộn dây này
được quấn ít vòng với dây tiết diện chịu điện áp nguồn.
2.5.2 Nguyên lý hoạt động:
Sơ đồ nguyên lý của CB dòng điện cực đại và CB điện áp thấp được
trình bày trên hình dưới.

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 45


Hình 2.18: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của CB dòng điện cực đại
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái
đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động.
Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và
phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm
điện 5 lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống
làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các
tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.

Hình 2.19: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của CB điện áp thấp


Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và
phần ứng 10 hút lại với nhau.
Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10, lò xo 9
kéo móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả
các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.
a. Phân loại: Theo kết cấu, người ta chia CB ra ba loại: một cực,
hai cực, ba cực.
Theo thời gian thao tác, người ta chia CB ra loại tác động không tức
thời và loại tác động tức thời (nhanh).
Tùy theo công dụng bảo vệ, người ta chia CB ra các loại: CB cực đại
theo dòng điện, CB cực tiểu theo điện áp, CB dòng điện ngược…
b. Lựa chọn CB: Việc lựa chọn CB, chủ yếu dựa vào:

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 46


- Dòng điện tính toán đi trong mạch.
- Dòng điện quá tải.
- Khi CB thao tác phải có tính chọn lọc.
Ngoài ra lựa chọn CB còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ
tải là CB không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong
điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh
trong phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ I C B không được
bé hơn dòng điện tính toán I t t của mạch.
Dưới đây là một số loại CB của hãng Merlin Gerin

Hình 2.20: Một số loại CB thông dụng


Một số loại Aptomat :
Aptomat vạn năng có các phần tử bảo vệ điện tử, nhiệt :
Áptomat loại này được chế tạo cho các máy điện công suất lớn, có thể
điều chỉnh được các thông số bảo vệ trong phạm vi tương đối rộng. Loại này
thường có bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ mất điện áp. Nó không có vỏ, dùng
để đặt trong các trạm hạ áp, các trạm phân phối.
Nếu quay tay gạt 12 đi một góc (đến vị trí đóng) hoặc điề u khiển từ xa
bằng hệ thống điện từ 4, thanh 6, 7 sẽ ép lên thanh gắn các tiếp điểm quay
quanh trục O 1 . Lần lượt các tiếp điểm hồ quang 1 và tiếp điểm làm việc 3
đóng, mạch điện được đóng hoàn toàn. Khi có sự cố các phần tử bảo vệ cần
tác động sẽ đẩy cơ cấu tự do tuột khỏi khớp (thanh 6, 7) lò xo 9 sẽ kéo thanh

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 47


gắn tiếp điểm động, lần lượt tiếp điểm làm việc 3, sau đó tiếp điểm hồ quang
1 mở ra.
Hồ quang xuất hiện trên tiếp điểm 1 và nhanh chóng được dập tắt nhờ
buông dập hồ quang 2.
Các phần tử bảo vệ bao gồm: bảo vệ quá tải nhờ rơle nhiệt 5, 7, bảo vệ
ngắn mạch bằng rơle dòng điện cực đại 8 có cuôn dây (thường là thanh cái
với số vòng dây W =1 đi qua mạch từ) mắc nối tiếp với dòng điện động lực
; bảo vệ mất điện áp bằng rơle điện áp 10 có điện áp mắc song song với hai
pha của lưới điện. Nam châm 11 để cắt aptomat từ xa khi cần thiết.
Aptomat vạn năng có phần tử bảo vệ bằng bán dẫn và vi mạch.
Loại aptomat này thường được chế tạo cho các mạch có công suất lớn
cơ 3 hay 4 cực. Điện áp định mức 660V xoay chiều, có dãy dòng điện định
mức như sau: 630 A, 800 A, 1250 A, 1600 A, 2000 A, 2500 A, 3200 A, 4000
A, 5000 A.

❖ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 2:


2.1. Cầu dao.
2.2. Các loại công tắc và nút ấn.
2.3. Dao cách ly.
2.4. Máy cắt điện.
2.5. Áp to mát (CB)
❖ CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 2
Câu 1 Cầu dao là khí cụ điện dùng để làm gì ?
A Đóng cắt tự động
B Đóng cắt từ xa
C Đóng cắt bằng tay
D Đóng cắt mạch điện có công suất lớn
Câu 2 Bộ phận nào dưới đây không có ở cầu dao?
A Lưỡi dao
B Tiếp xúc tĩnh
C Má kẹp
D Buồng dập hồ quang
Câu 3 Cầu dao dập hồ quang bằng phương pháp nào?
A Kéo dài hồ quang
B Phân đoạn hồ quang
C Thổi hồ quang bằng từ
D Tất cả các phương pháp trên
Câu 4 Tuổi thọ của cầu dao vào khoảng?
A Vài năm
B Vài chục năm

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 48


C Vài nghìn lần đóng cắt
D Vài trăm nghìn lần đóng cắt
Câu 5 Theo điều kiện bảo vệ cầu dao được phân loại như thế nào?
A Có cầu chì bảo vệ và không có cầu chì bảo vệ
B Có hộp và không có hộp
C Cắt có tải và cắt không tải
D Đóng cắt trực tiếp và đóng cắt từ xa

Bài 2: Khí cụ điện đóng cắt Trang 49


BÀI 3: KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ

❖ GIỚI THIỆU BÀI 3:


Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ nắm được các nội dung cấu tạo và nguyên lý
hoạt động của các loại khí cụ điện bảo vệ thường dùng trong công nghiệp và dân dụng
như: rơ le nhiệt, cầu chì, biến áp đo lường;
❖ MỤC TIÊU CỦA BÀI 3 LÀ:
Về kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện bảo vệ
thường dùng trong công nghiệp và dân dụng như: rơ le nhiệt, cầu chì, biến áp đo
lường.
+ Biết sử dụng được thành thạo các loại khí cụ điện bảo vệ trên, đảm bảo an toàn
cho người và các thiết bị theo TCVN.
Về kỹ năng:
+ Chọn được các khí cụ bảo vệ theo yêu cầu
+ Hiểu được cách lắp các khí cụ bảo vệ vào một số mạch điện cơ bản
Về thái độ:
+ Thái độ nghiêm túc trong giờ học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập
bài 3 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; hoàn thành
đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp
lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Trang bị điện
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham
khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 50


❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3
- Nội dung:
✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: không có
✓ Kiểm tra lý thuyết: 01
❖ NỘI DUNG BÀI 3:
3.1 Nam châm điện:
Nam châm điện là một bộ phận rất quan trọng của khí cụ điện nó được dùng để biến
đổi điện năng ra cơ năng trong khí cụ điện.
Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tự
động hóa, các loại rơle, contactor...
3.1.1 Cấu tạo:

Hình 3.1: Cấu tạo nam châm điên có nắp


Nam châm điện bao gồm hai bộ phận chính:
- Cuôn dây (Phần điện)
- Mạch từ (Phần từ)
Nam châm được thuờng gặp trong thực tế được chia thành 2 loại:
- Loại có nắp chuyển động:Gồm cuộn dây, lõi sắt từ và nắp.
Khi có dòng điện chạy qua trong cuộn dây sẽ sinh ra lực hút điện từ và hút nắp về
phía lõi. Khi cắt dòng điện trong cuộn dây thì lực hút điện từ cũng không còn nữa, nắp bị
nhả ra.
Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 51
- Loại không có nắp: gồm cuộn dây và lõi sắt từ.
Đối với loại không có nắp này, các vệt liệu sắt thép bị hút vào có thể xem là nắp .
3.1.2 Nguyên lý hoạt động:

Hình 3.2: Cấu tạo nam châm điên không nắp


Hình 3.2: Phân tích lực hút của cuộn dây nam châm điện đối với vật liệu sắt từ
Khi có dòng điện đi vào, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường, vật liệu sắt từ đặt torng từ
trường đó sẽ bị từ hóa và có cực tính.
Từ thông xuyên qua vật liệu sắt từ theo đường kép kín. Theo quy định, chổ từ thông
đi ra ở vật liệu sắt từ gọi là cực bắc (N), chỗ từ thông đi vào gọi là cực nam (S).
Từ hình 1.2 ta thấy cực tính vật liệu sắt từ khác dấu cực tính của cuộn dây nên vật
liệu sắt từ bị hút bởi lực điện từ F. Nếu đổi chiều dòng điện thì vật liệu sắt từ sau khi từ hóa
vẫn có cực tính trái dấu với cực tính cuộn dây, do đó vật liệu sắt từ vẫn bị hút về phía cuộn
dây. Vì vậy khi lõi từ mang cuộn dây có dòng điện , từ trường sẽ làm nắp bị từ hóa và hút
nắp về phía lõi
Ứng dụng
a) Nam châm điện nâng hạ:
Thường được dùng nhiều trong các cần trục, đặc biệt là trong các nhà máy chế tạo
cơ khí và luyện kim.
b) Nam châm điện phanh hãm:
Thường được dùng để hãm các bộ phận chuyển động của cần trục, trục chính các
máy công cụ, ... Có nhiều kết cấu thiết bị hãm, nhưng thông dụng hơn cả là nam châm điện
hãm kiểu guốc phanh, kiểu băng, kiểu đĩa. Thường có hai loại:
- Nam châm điện hãm có hành trình dài: Phần ứng (lõi thép động) của nam
châm được nối với cần của hệ thống hãm.
- Nam châm điện hãm có hành trình ngắn.
c) Bộ ly hợp điện từ:
Thường dùng nam châm điện dòng điện một chiều kết hợp với các đĩa ma sát để
làm nhiệm vụ truyền chuyển động qauy (bộ ly hợp) hoặc để phanh hãm (dừng chính xác)
trong các bộ phận chuyển động của máy công cụ.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 52


Bộ ly hợp điện từ được sử dụng nhiều trong những năm gần đây để tự động hóa
quá trình điều khiển chạy và dùng quá trình cơ khí trong các máy cắt và gọt, trong ô tô ...
mà vẫn chỉ dùng một động cơ điện kéo.
3.2 Rơle dòng điện, role điện áp

Hình 3.3:Nguyên lý cấu tạo của rơle điện từ


a. Kiểu bản lề; b. Dạng piston
a. Kiểu bản lề: 1. Cuộn dây ;2. Lõi thép; 3. Nắp mạch từ ; 4. Lò xo nhả ;5. Tiếp
điểm động ; 6,7. Tiếp điểm tĩnh ; 8. Đầu tiếp xúc
b. Dạng piston: 1. Cuộn dây; 2. Thanh dẫn
Khi cung cấp điện cho cuộn dây 1, cuộn dây sẽ sinh ra từ trường chạy trong mạch
từ chính. Từ trường này sẽ từ hóa nắp mạch từ và lực hút điện từ sinh ra thắng được lực
hút lò xo phản lực 4 nên nắp mạch từ được về phía lõi. Ứng với mạch từ 1 chiều - xoay
chiều có các rơle 1 chiều - xoay chiều.
3.2.1 Cấu tạo Rơle dòng điện
Rơ le dòng điện cực đại là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện
khi bị quá tải hoặc ngắn mạch và để điều khiển sự làm việc của động cơ.
Cấu tạo:

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 53


Hình 3.4: Cấu tạo rơle dòng điện
+ Mạch từ 1 dạng hình chữ E hoặc U gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện
có bề dầy 0,35mm hoặc 0,5mm ghép lại.
+ Cuộn dây 2: Thường có hai cuộn dây bằng dây đồng hoặc dây nhôm.
+ Phần ứng 4: là miếng sắt từ hình chữ Z ghắn chặt trên trục quay 3
nhờ hai ổ đỡ.
+ Vít điều chỉnh 5: để điều chỉnh trị số tác động của dòng điện.
+ Hệ thống tiếp điểm 6: làm bằng bạch kim.
+ Kim chỉ định 8.
3.2.2 Nguyên lý hoạt động của Rơle dòng điện
- Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây 2 sẽ tạo ra lực tác dụng lên phần
ứng 4. Nếu dòng điện qua cuộn dây đạt đến trị số đủ lớn lúc này lực điện từ
thắng lực cản của lò xo 7 hút phần ứng 4 làm trục quay làm mở (hoặc đóng)
hệ thống tiếp điểm 6.
- Trị số dòng điện tác động của rơ le được chỉnh định bằng phương
pháp:
+ Thay đổi sơ đồ cuộn dây rơ le: Khi cần dòng điện tác động nhỏ ta
đấu nối tiếp điểm hai cuộn dây. Khi cần dòng tác động lớn ta đấu song song
hai cuộn dây. Do vậy với cùng một lực căng lò xo 7 khi đấu song song dòng
tác động lớn gấp đôi so với đấu nối tiếp.
+ Nới lỏng hay vặn chặt vít điều ch ỉnh 5 thì có thể làm tăng hay giảm
trị số dòng điện tác động.
a. Cách chọn:

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 54


IRI ≥ Itính toán

Trong đó: I R I là dòng điện phụ tải mà rơ le cho phép liên tục chạy qua
lớn nhất.

Hình 3.5: Rơle dòng cực đại


3.2.3 Cấu tạo của Rơ le điện áp:
Khái niệm:
Rơ le điện áp là một khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị khi điện
áp tăng hoặc giảm quá mức quy định.
Cấu tạo:

Hình 3.6: Rơle điện áp


1- Cuộn dây.
2- Phần ứng.
3- Mạch từ
4- Lò xo
5- Tiếp điểm thường mở
Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 55
6- Tiếp điểm thường đóng.
Rơle điện áp có cấu tạo tương tự như rơle dòng điện chỉ khác cuộn
dây của nó có số vòng nhiều hơn, tiết diện dây quấn nhỏ hơn và được mắc
song song với mạch điện của thiết bị cần được bảo vệ.
3.2.4 Nguyên lý hoạt động của Rơ le điện áp:
- Với Rơ le bảo vệ điện áp thấp:
+ Bình thường khi điện áp lưới điện ở giá trị định mức hoặc nhỏ
hơn định mức không lớn thì phần ứng chịu tác dụng của lực điện từ làm các
tiếp điểm thường đóng của rơ le mở ra và các tiếp điểm thường mở đóng lại.
+ Khi điện áp lưới hạ xuống dưới mức quy định lực điện từ giảm
nhỏ hơn lực sức căn g lò xo lúc này dưới tác dụng của lò xo tiếp điểm thường
đóng từ trạng thái mở đóng trở lại và tiếp điểm thường mở từ trạng thái đóng
mở ra.
- Với Rơ le điện áp cực đại:
+ Ở điện áp bình thường phần ứng của Rơle đứng yên (không bị
lực điện từ tác động).
+ Khi điện áp tăng cao quá mức quy định lực điện từ thắng lực cản
của lò xo phần ứng quay làm các tiếp điểm thường đóng mở ra thường mở
đóng lại.
- Điện áp tác động của Rơle cũng được điều chỉnh bằng cách đấu
cuộn dây Rơle hoặc điều chỉnh đòn bẩy hoặc bằng vít.

Hình 3.7: Rơ le điện áp


a) Phân loại rơle điện áp:
Rơle điện áp cực đại một chiều:

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 56


Rơle điện áp cực đại loại PH -51 dùng trong các sơ đồ bảo vệ và tự
động, làm phần tử có phản ứng với sự xuất hiện hoặc sự tăng cao điện áp
trong mạch một chiều. Thường Rơle được đặt trong sơ đồ kiểm tra cách điện
của mạch một chiều. Sơ đồ nối điện bên trong của rơle như ở hình dưới. Kết
cấu của rơle về cơ bản như loại rơle dòng điện cực đại đã xét ở phần trên.
Rơle này chỉ khác loại PT – 40 ở chỗ: cuộn dây dòng được thay bằn g cuộn
dây áp có số vòng dây nhiều hơn, cỡ dây nhỏ hơn và được tính để mắc vào
nguồn điện áp một chiều; không có bộ phận cản dịu, giảm rung động cho bộ
phận động của rơle. Để giảm ảnh hưởng của từ dư, phần ứng (nắp hút) của
rơle được làm bằng thép pecmaloi .
Rơle được chế tạo ở ba cỡ điện áp định mức. Mỗi cỡ lại có thể được
thay đổi điện áp ở hai cấp bằng cách đổi nối hai cuộn dây theo sơ đồ song
song hoặc nối tiếp với nhau.
Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle cho ở bảng sau:
Sơ đồ nối dây
Nối tiếp Song song
Rơle
U t d (V) U đ m (V) U t đ (V) U đ m (V)
PH-51/1,4 1,4 8 0,7 4
PH-51/6,4 6,4 60 3,2 30
PH-51/32 32 100 16 50
Bảng 3.1: Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle
Số liệu cuộn dây rơle cho trong bảng sau:
Rơle Số vòng dây một Đường kính dây Điện trở một
cuộn (vòng) mm cuộn (Ω)
PH – 51/1,4 2000 0,25 47
PH – 51/6,4 9500 0,11 1200
PH – 51/32 14000 0,09 2500
Bảng 3.2: Số liệu cuộn dây của rơle
Ở loại Rơle PH -51/32 có mắc nối tiếp với mỗi cuộn dây một điện trở
phụ có giá trị 5100 Ω.
Điện áp tác động của rơle có chịu ảnh hưởng của cực tính cuộn dây.
Vì vậy khi sử dụng cần chú ý c ực tính của cuộn dây với nguồn.
Rơle điện áp cực đại xoay chiều:
Rơle điện áp cực đại PH – 53 dùng để bảo vệ khi có sự tăng cao điện
áp (quá điện áp) trong mạch đi ện xoay chiều thuộc sơ đồ bảo vệ rơle và tự
động điều khiển hệ thống điện. Rơle có cấu tạo tương tự loại rơle dòng điện
cực đại PT-40 nhưng không có bộ phận cản dịu, chống rung. Để giảm công

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 57


suất tiêu thụ và chống rung cho phần động của rơle, hai cuộn dây của rơle
được nối theo sơ đồ nối tiếp và được cấp điện từ nguồn qua cầu chỉnh lưu
hai nửa chu kỳ và các điện trở R 1 và R 2 như sơ đồ sau.
Như vậy Rơle có hai dải điện áp đặt. Ở dải điện áp thấp, cuộn dây được
nối với mạch qua điện trở phụ R 1 , ở dải điện áp cao, cuộn dây được nối qua
cả hai điện trở phụ R 1 và R 2 .
Việc sử dụng các điện trở phụ trong mạch xoay chiều cho phép giảm
điện áp ngược trên cầu chỉnh lưu còn vài Vôn. Khi đóng điện cho rơle, điện
cảm của cuộn dây làm giảm sự tăng dòng điện. Vì vậy, ở th ời điểm đầu tiên
sau khi đóng điện, trở kháng cuộn dây rất lớn và cầu chỉnh lưu điốt chịu một
điện áp ngược gần với giá trị biên độ của điện áp đặt vào rơle. Ở loại rơle
có điện áp định mức 400V, giá trị biên độ này lớn vượt quá trị số cho phép
của điôt. Để đảm bảo an toàn cho điốt không bi đánh thủng, cần nối thêm
một tụ điện C có điện dung không lớn song song với cuộn dây rơle. Trở
kháng của tụ điện ở thời điểm sau khi đóng điện cho cuộn dây rơle là rất
nhỏ, nên điện áp ngược trên điốt cần chỉnh lưu được giảm đáng kể, an toàn
cho điốt.
Điện áp tác động chỉnh định U t đ và điện áp định mức U đ m của rơle cho
trong bảng sau:
I II
Rơle U t d (V) U đ m (V) U t d (V) U đ m (V)
PH-53/60 15-30 30 30-60 60
PH-53/200 50-100 100 100-200 200
PH-53/400 100-200 200 200-400 400
Bảng 3.3: Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle
- Hệ số nhả của rơle không nhỏ hơn 0,8;
- Thời gian đóng không lớn hơn 0,1 giây;
- Công suất tiêu thụ không lớn quá 1 VA;
- Khối lượng không lớn hơn 0,85 kg.
Số Đường Điện trở Điện trở phụ (Ω) Tụ điện
Rơle vòng kính dây cuộn dây (µF)
dây (mm) (Ω) R1 R2
(vòng)
PH-53/60 2000 0,25 47 560 820
PH- 6000 0,13 580 680 910 0,01
53/200 14000 0,09 2600 24000 33000

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 58


PH-
53/400
Bảng 3.4: Số liệu cuộn dây của rơle
Rơle điện áp cực tiểu:
Rơle điện áp cực tiểu được dùng trong sơ đồ bảo vệ và tự động điều
chỉnh lưới điện khi có sự cố giảm điện áp trong mạch xoay chiều. Khác với
rơle điện áp cực đại, ở loại rơle này điện áp tác động của rơle là điện áp tại
đó rơle chiểu sang trạng thái nhả, tiếp điểm thườ ng mở đóng lại. Điện áp
phục hồi là điện áp tại đó phần ứng của rơle được hút về phía cực từ nam
châm điện và tiếp điểm mở ra. Trong trường hợp này, hệ số nhả của rơle là
tỉ số giữa điện áp phục hồi và điên áp tác động và có trị số lớn hơn 1.
Sơ đồ đấu dây và cấu tạo của rơle tương tự như loại rơle điện áp cực
đại, chỉ khác là phải điều chỉnh lại rơle và thay đổi thang chia độ mới cho
phù hợp với chức năng bảo vệ điện áp cực tiểu. Thông số kĩ thuật chủ yếu
của rơle cho trong bảng sau:
Rơle Dải điện áp đặt 1 Dải điện áp đặt 2
Utác động (V) Uđịnh m ứ c (V) U t á c đ ộ n g (V) Uđịnh m ứ c (V)

PH-54/48 12 – 14 30 24 – 48 60
PH-54/160 40 – 80 100 80 – 160 200
PH-54/320 80 - 160 200 160 – 320 400
Bảng 3.5: Điện áp định mức và điện áp tác động của rơle
- Hệ số nhả của rơle không lớn quá 1,25;
- Thời gian đóng của tiếp điểm không lớn hơn 0,15 giây khi điện áp
giảm đến 0,8U t đ và không lớn hơn 0,1 giây khi điện áp giảm đến 0,5U t đ .
Rơle kiểm tra đồng bộ:
Rơle kiểm tra đồng bộ dùng trong sơ đồ đóng lặp lại tự động đường
dây truyền tải điện có nguồn cung cấp hai phía. Rơle làm phần tử kiểm tra
có sai khác điện áp và có góc lệch pha giữa điện áp trên đường dây và điện
áp trên thanh cái của trạm nguồn.
Cấu tạo của rơle dựa trên cơ sở rơle dòng điện cực đại PT – 40. Nhưng
mỗi cuộn dây trên cực từ của nam châm điện được quấn phân ra làm hai cuộn
dây nhỏ có cùng đường kính dây và cách điện với nhau. Hai cuộn dây nhỏ
đặt trên cùng một cực từ tạo thành một cuộn trên và một cuộn dưới. Như vậy
rơle có tất cả 4 cuộn dây nhỏ. Cuộn dây nh ỏ phía dưới cực từ này mắc nối
tiếp với cuộn dây nhỏ phía trên các cực từ kia và ngược lại ở hai cuộn kia.
Nối như vậy, tạo ra hai mạch dây quấn cách ly với nhau, có thông số như

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 59


nhau và hệ số hỗ cảm giữa chúng gần bằng 1. Mỗi mạch dây quấn được nối
với một nguồn áp đồng bộ qua một điện trở phụ.
Trị số của điện trở phụ , số vòng dây của mỗi cuộn dây và cực tính của
sơ đồ nối dây được tính, chọn sao cho khi đặt trên cả hai mạch dây quấn các
điện áp định mức và trùng pha thì từ thông trong mạch từ do các cuộn dây
sinh ra triệt tiêu nhau, do đó từ thông tổng bằng 0 và mô men điện từ tác
động lên phần động rơle bằng 0 và rơle không tác động. Khi có sự sai lệch
về điện áp và góc pha giữa hai điện áp đồng bộ, rơle sẽ tác động.
Các thông số kỹ thuật của rơle kiểm t ra đồng bộ PH-55 được cho trong
bảng sau:
Điện áp định mức Số vòng Đường Trị số
Rơle Trên Trên cực dây của kính dây điện trở Trên cực
cực 10 – 12 một (mm) phụ (Ω)
6 – 8 cuonj
dây
(vòng)
PH-55/90 60 1350 0,2 620 6-8
30 660 0,27 150 10-12
PH- 60 1350 0,2 620 6-8
55/120 60 1350 0,2 620 10-12
100 2500 0,14 1600 6-8
PH- 30 660 0,27 150 10-12
55/130 100 2500 0,14 1600 6-8
60 1350 0,2 620 10-12
PH- 100 2500 0,14 1600 6-8
55/160 100 2500 0,14 1600 10-12

PH-
55/200

Bảng 3.6: Số liệu cuộn dây của rơle


3.3 Rơ le nhiệt: (Over Load OL)
Rơle nhiệt là loại rơle có đại lượng tác động đầu vào là nhiệt độ, đại
lượng đầu ra là sự thay đổi các thông số điện hay trạng thái đóng, mở tiếp
điểm của rơle. Vì vậy về cấu tạo rơle nhiệt gồm: bộ phận nhạy cảm với nhiệt
độ (cảm biến) ở đầu vào, bộ phận so sánh, hệ thống tiếp điểm ở đầu ra và bộ
phận điều chỉnh các thông số làm việc của rơle.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 60


3.3.1 Cấu tạo:
Rơ le nhiệt là một loại khí cụ để bảo vệ động cơ và mạch điện khi có
sự cố quá tải. Rơ le nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện vì nó
có quán tính nhiệt lơn, phải có thời gian phát nóng, do đó nó làm việc có
thời gian từ vài giây đến vài phút.
11
10

Hình 3.8: Rơ le nhiệt


3.3.2 Nguyên lý hoạt động của Role nhiệt:
Nguyên lý chung của Rơ le là dựa trên cơ sở tác dụng nhiệt của dòng
điện làm giãn nở phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép gồm hai lá thép kim
loại có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau (hệ số giãn nở nhiệt hơn kém nhau gần
20 lần) ghép chặt với nhau thành một phiến bằng phương pháp cán nóng hoặc
hàn. Khi có dòng điện quá tải đi qua, phiến lưỡng kim được đốt nóng, uốn
cong về phía kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạt làm lò xo co lại và
chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ.
Để rơ le nhiệt làm việc trở lại , phải đợi phiến kim loại nguội trở lại
và kéo cần reset của rơ le nhiệt.

Phân loại :
Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 61
- Theo kết cấu : rơ le nhiệt chia thành hai loại : kiểu hở và kiểu
kín.
- Theo yêu cầu sử dụng : loại một cực và hai cực.
- Theo phương thức đốt nóng :
+ Đốt nóng trực tiếp : Dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại kép.
Loại này có cấu tạo đơn giản, nhưng khi thay đổi dòng điện định mức phải
thay đổi tấm kim loại kép, loại này không tiện dụng.
+ Đốt nóng gián tiếp : dòng điện đi qua phần tử đốt nóng độc lập,
nhiệt lượng tỏa ra gián tiếp làm tấm kim loại cong lên. Loại này có ưu điểm
là muốn thay đổi dòng điện định mức ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt nóng.
Khuyết điểm của loại này là khi có quá tải lớn, phàn tử đốt nóng có thể đạt
nhietj độ khá cao nhưng vì không khí truyền nhiệ t kém, nên tấm kim loại
chưa kịp tác động mà phần tử đốt nóng đã bị cháy đứt.
+ Đốt nóng hỗn hợp : loại này tương đối tốt vì vừa đốt trực tiếp
vừa đốt gián tiếp. Nó có tính ổn định nhiệt tương đối cao và có thể làm việc
ở bội số quá tải lớn.
a) Rơ le nhiệt kiểu kim loại kép :
Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt kiểm kim loại kép như sau : Hai
thanh bằng kim loại khác nhau, có cùng kích thước tiết diện ngang và cùng
chiều dài l 0 , nhưng có hệ số dãn nở dài do nhiệt độ α khác nhau, giả sử α 1 >α 2 .
Nếu thanh 1 và thanh 2 cùng được đốt nóng từ nhiệt độ t 1 lên nhiệt độ t 2 ,
chiều dài hai thanh sẽ tăng lên đến :
l 1 = l o (1 + αΔt)
l 2 = l o (1 + αΔt)
Trong đó l o là chiều dài hai thanh ở nhiệt độ ban đầu t 1 ;
1 1 , l 2 là chiều dài hai thanh ở nhiệt độ t 2 ;
Δt là độ tăng nhiệt độ :
Δt = t 2 – t 1 = τ
Như vậy chiều dài mỗi thanh tăng thêm là :
Δl 1 = l 1 – l o = l o α 1 Δt = l o α 1 τ
Δl 2 = l 2 – l o = l o α 2 Δt = l o α 2 τ
Vì α 1 >α 2 nên Δl 1 > Δl 2 như trên hình 4 lúc này hai thanh vẫn ở trạng
thái thẳng.
Trong trường hợp hai thanh được hàn hoặc được cán dính với nhau, tạo
thành thanh (tấm) kim loại kép thì khi tăng nhiệt độ, vì thanh 1 dãn dài hơn
thanh 2, nên làm thanh kim loại kép vừa dãn dài vừa cong về phía thanh 2

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 62


(thanh có hệ số dãn nở dài α nhỏ). Nếu gắn cố định một đầu thanh kim loại
kép, thì đầu kia cong đi một đoạn x lớn nhất là
3 lo2
xmax = (1 −  2 )
4 
δ là chiều dày của tấm kim loại kép.
Đầu cong sẽ tạo ra lực F bằng :
3 b. 2
F= (1 −  2 ) E.
16 l
Trong đó b là chiều rộng của tấm kim loại kép.
E = 0,5 (E 1 + E 2 ) là mô đun đàn hồi trung bình của tấm kim loại kép.
E 1 , E 2 là mô đun đàn hồi của tấm kim loại 1 và kim loại 2.
Người ta sử dụng hiện tượng dịch chuyển và tạo ra lực ở đầu cong
(đầu tự do) của tấm kim loại kép để thực hiện việc đóng, ngắt tiếp điểm trong
mạch điện. Như vậy là đã có được rơle nhiệt kim loại kép. Theo công thức
trên thấy rằng, độ dịch chuyển x và lực F càng lớn khi hiệu số α 1 – α 2 càng
lớn. Cho nên để chế tạo tấm kim loại kép, người ta hay dùng vật liệu invar
(có hệ số α lớn) làm thanh 1.
Có các phương pháp cấp nhiệt để tăng nhiệt độ cho tấm kim loại
kép tác động như sau :
- Dùng ngay các đối tượng cần đo, cần khống chế và ổn định
nhiệt độ đang ở nhiệt độ cao làm nguồn nhiệt để cấp nhiệt cho tấm kim loại
kép. Khi nóng đến nhiệt độ tác động đã đ ặt trước t t d , rơle nhiệt sẽ tác động.
Loại rơle này hay dùng để khống chế ổn định nhiệt độ làm việc của các
thiết bị nhiệt như : lò sấy, bình đun nước nóng, bàn là và các thiết bị nhiệt
công nghiệp và gia đình khác. Để rơle tác động chính xác, tin cậy, rơl e,
nhất là bộ phận kim loại kép phải được đặt tiếp xúc tốt với bộ phận nhiệt
độ cần khống chế.Có nghĩa là sau khi rơle tác động ngắt tiếp điểm, ngắn
mạch công suất gia nhiệt, nhiệt độ thiết bị giảm xuống đến nhiệt độ đóng
t đ , rơle tự đóng tiếp điểm trở lại , đóng mạch gia nhiệt. Nhiệt độ thiết bị
nhiệt được tự động duy trì ở quanh giá trị nhiệt độ làm việc t l v đã đặt
trước bên trong của rơle nhiệt khi làm chức năng bảo vệ cho các thiết bị
nhiệt này.
Nếu rơle làm chức năng bảo vệ thiết bị nhiệt, thì rơle tác động khi
nhiệt độ tăng đến giá trị cao nhất cho phép của thiết bị. Sau khi tác động
ngắt mạch, rơle không tự trở về. Muốn đưa rơle về trạng thái làm việc bình
thường (đóng mạch), người sử dụng phải tác động vào nút phục hồi (giải trừ)

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 63


sau khi đã tìm rõ ng uyên nhân và khắc phục xong, bảo đảm an toàn cho thiết
bị.
- Dùng hiệu ứng nhiệt hay tổn hao nhiệt trên vật liệu dẫn điện khi
có dòng điện chạy qua vật dẫn đó làm nguồn nhiệt đốt nóng thanh kim loại
kép. Nhiệt lượng tỏa ra Q trên vật dẫn có điện trở R khi có dòng điện I chạy
qua trong một thời gian t được xác định theo công thức :
Q = 0,24.I 2 .R.t
Nhiệt lượng Q đốt nóng thanh kim loại kép đến nhiệt độ tác động
t t d thì rơle sẽ tác động. Nhiệt lượng Q phụ thuộc vào dòng điện tải I 2 và thời
gian dòng tải sẽ đi qua t. Nhiệt lượng Q phụ thuộc vào dòng điện tải I 2 và
thời gian dòng tải đi qua t. Với một phần tử đốt nóng có điện trở đã định R,
nếu dòng điện tải tăng lớn thì thời gian tác động sẽ giảm và ngược lại. Quan
hệ giữa dòng điện và thời gian tác động t ỉ lệ nghịch được biểu diễn bằng
đường đặc tính dòng điện theo thời gian I(t) hoặc còn gọi là đặc tính ‘ampe
giây’ là đặc tính quan trọng nhất của rơle nhiệt kim loại kép (hình 3.3).

It
Ki =
I đm
1

Hình 3.9: Rơ le điện áp


Thường để thuận tiện cho việc so sánh giữa các loại rơle nhiệt, dòng
I
điện được biểu thị ở đơn vị tương đối K i = và đặc tính là quan hệ t =
I đm
f(K i ).
Theo đặc tính I(t) trên hình 3.3 ta thấy:
- Dòng điện định mức của rơle I đ m , ứng với K i = 1, là dòng qua rơle
trong thời gian dài vô hạn mà không làm cho rơle tác động trong điều kiện
nhiệt độ môi trường không thay đổi.
- Khi có dòng điện quá tải (K i > 1) , sau một thời gian t tương ứng,
rơle sẽ tác động. Quá tải càng nhiều (K i tăng) thì thời gian tác đ ộng t càng
nhanh.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 64


- Khi quá tải nặng hoặc ngắn mạch (K i ≥ 8), dòng điện tăng rất nhanh
và lớn, quá trình đốt nóng tấm kim loại kép là đoạn nhiệt, nhiệt độ tấm kim
loại kép tăng nhanh nên thời gian tác động sẽ rất nhanh gần như tức thì. Lúc
này rơle làm việc không ổn định, không tin cậy, và tấm kim loại kép bị quá
nhiệt (nhiệt độ tăng quá cao), độ bền cơ và đồ đàn hồi bị suy giảm, đặc tính
làm việc bị thay đổi. Đôi khi, phần tử đốt nóng bị cháy hỏng do dòng ngắn
mạch trước khi rơle nhiệt tác động.
Vì vậy, chỉ nên dùng rơle nhiệt kiểu đốt nóng bằng dòng điện để bảo
vệ các thiết bị điện (như động cơ) trong chức năng bảo vệ quá tải; còn bảo
vệ ngắn mạch thì dùng rơle dòng điện kiểu điện từ. Thông thường rơle được
điều chỉnh ở chế độ không tự phục hồi và được l ắp kèm với công tắc tơ để
tạo thành khởi động từ là loại thiết bị dùng rộng rãi trong điều khiển đóng
ngắt động cơ điện hoặc làm phần tử bảo vệ quá tải trong attomat.

7
1
5 2

It
3 Ki =
I đm
1 3 9 12

Hình 3.10: Đường đặc tính ampe-giây của động cơ (1) và rơle nhiệt kim loại kép (2)
Trong các rơle nhiệt kim loại kép, có thể thực hiện đốt nóng tấm kim
loại bằng các cách sau:
- Đốt nóng trực tiếp: (như hình 3.4) cho dòng điện tải chạy trực tiếp
qua tấm kim loại kép để đốt nóng.
Cách này đơn giản, điều chỉn h thông số làm việc của rơle khó khăn.
Khi thay đổi công suất thiết bị cần được bảo vệ, phải thay tấm kim loại kép
khác phù hợp rồi hiệu chỉnh lại. Điều này dẫn đến việc chế tạo tấm kim loại
kép khó khăn vì phải làm rất nhiều khuôn dập các tấm kim loại kép kích
thước khác nhau nhưng với dòng điện khác nhau.
- Đốt nóng gián tiếp: (như hình 2.31b) tấm kim loại kép được đốt nóng
nhờ một phần tử đốt nóng riêng biệt (thường làm bằng dây điện trở gia nhiệt
tiết diện tròn hoặc dẹt) đặt gần cạnh tấm kim loại kép. Cùng một tấm kim

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 65


loại kép, nếu thay đổi dòng điện định mức của rơle, chỉ cần thay đổi phần tử
đốt nóng, không phải thay tấm kim loại kép, rất thuận tiện cho công nghệ
chế tạo rơle nhiệt.
- Đốt nóng hỗn hợp: (Hình 2.31c) là kết hợp cả hai cách đốt nóng trự c
tiếp và gián tiếp. Tấm kim loại kép được đốt nóng do chính dòng điện qua
nó gây ra (trực tiếp) và do phần tử dây điện trở đốt nóng đặt cạnh hoặc quấn
trên tấm kim loại kép (gián tiếp). Ưu điểm của loại này là hằng số thời gian
đốt nóng tương đối lớn (30 phút) và có đặc tuyến ampe – giây I(s) gần với
đặc tính quá tải theo thời gian của động cơ điện cần bảo vệ. Hiện nay, phần
lớn các rơle nhiệt được chế tạo theo loại này.
Trong trường hợp dòng quá tải lớn, có thể mắc thêm điện trở phụ
song sóng với phần tử đốt nóng R để có dòng điện nhỏ phù hợp với dòng làm
việc của rơle.
Để dùng rơle nhiệt bảo vệ thiết bị được hiệu quả và khai thác tốt
khả năng chịu quá tải của thiết bị được bảo vệ (ví dụ động cơ điện) cần chú
ý:
- Chọn dòng định mức của rơle bằng dò ng định mức của động cơ.
I tai
- Hệ số tải K i = = 1,2÷ 1,3, thời gian tác động của rơle t t đ bằng 20
I đm
phút.
- Với động cơ công suất nhỏ và trung bình, có điều kiện khởi động
nặng, bộ số dòng khởi động lớn, thời gian khởi động tương đối dài, yêu cầu
K i = 8 có t t đ = (1÷5) giây.
- Với mạch động lực có bộ số dòng không cao, thời gian khởi động
ngắn, thường chọn K i = 2,5 và t t đ = (3 ÷ 20) giây.
- Đường đặc tính bảo vệ I(t) của rơle phải ở dưới và có dạng cong gần
với đặc tính quá tải I t (t) của động cơ như hình 7. Khi có quá tải, rơle tác
động trước khi động cơ bi cháy.
- Hiệu chỉnh rơle ở nhiệt độ môi trường giống nhiệt độ môi trường làm
việc của rơle, vì đặc tính làm việc của rơle phụ thuộc vào môi trường.
- Rơle lắp đặt trên các thiết bị rung độ ng, va đập, chuyển động dễ bị
tác động sai lệch.
- Nhiệt độ tác động của rơle từ 90 đến 150 o C.
- Kết cấu rơle nhiệt kim loại kép : Rơle nhiệt có nhiều kiểu kết cấu
khác nhau. Theo hình dáng của tấm kim loại kép có các kiểu : tấm thẳng,
tấm tròn và hình sóng như hình 3.11

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 66


d
b

a
c

Hình 3.11: Các hình dạng của tấm kim loại kép.

Hình 3.12: Rơle nhiệt 3 pha bảo vệ động cơ.


1. Tấm kim loại kép bù nhiệt ; 2. tiếp điểm tĩnh thường mở NO ; 3.
đầu nối dây tiếp điểm thường mở NO ; 4. Đầu nối chung ; 5. Đầu nối dây
tiếp điểm thường đóng NC ; 6. Núm điều chỉnh dòng tác động ; 7. Núm phục
hồi ; 8. Tiếp điểm thường đóng NC ; 9. Tiếp điểm tĩnh ; 10. Đầu nối dây phía
nguồn ;11. đầu nối dây phía tải ; 12. dây nối điện trở nhiệt (phàn tử đốt
nóng) ; 13. Tấm kim loại kép ; 14. Thanh cắt.
Thông thường mõi rơle nhiệt có một tấm kim loại kép, một phần tử dây
điện trở đốt nóng, mộ t hệ thống tiếp điểm, và một vít hoặc núm vặn, núm gạt
để điều chỉnh dòng tác động của rơle. Riêng rơle nhiệt lắp kèm trong atto mat
và khởi động từ thì có hai hoặc ba tấm kim loại kép. Mỗi tấm được nối trong
một pha mạch điện. Cấu tạo rơle này như hình 9. Trong đó, tấm kim loại kép
13 được đốt nóng gián tiếp nhờ dây điện trở gia nhiệt 12 quấn ngoài tấm kim
loại kép và được cách điệ n giữa chúng với nhau bằng lớp vật liệu cách điện,

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 67


chịu nhiệt cao như micanit. Khi dòng động cơ qua rơle nhiệt bằng định mức,
rơle không tác động. Nếu động cơ bị quá tải, dòng qua dây điện trở tăng lên,
tấm kim loại kép nóng dần lên và đầu tự do của nó co ng về phía trái, sau một
thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ quá tải nhẹ hay nặng, tấm kim
loại kép thực hiện đóng (hoặc mở) tiếp điểm, dẫn đến ngắt điện cho động cơ
qua mạch điện điều khiển, đảm bảo an toàn cho động cơ. Sau khi ngắt động
cơ, tiếp điểm rơle không tự trở về trạng thái ban đầu. Để trở về trạng thái
ban đầu, phải ấn nút phục hồi.

Hình 3.13: Cấu tạo rơle nhiệt kim loại kép kiểu ‘đồng tiền’
1. Cọc nối điện ; 2. tiếp điểm tĩnh ; 3. Vỏ ; 4. Tấm kim loại kép ;
tiếp điển động ; 5. Dây điện trở nung nóng ; 6. Vít điều chỉnh ;7. Đầu nối
điện ra ; 8. Nắp dây.
Hình 3.13b trình bày rơle nhiệt kiểu đồng tiền. Trong đó tấm kim loại
kép 4 có dạng hình tròn và lõm về một phía. Tấm kim loại kép được đốt nóng
kiểu hỗn hợp. Khi có dòng quá tải qua rơle hoặc nhiệt độ nắp 8 tăng cao, tấm
kim loại kép sẽ bị uốn cong và bật phía lõm về hướng ngược lại làm ngắt
tiếp điểm 1- 2. Rơle này hay được sử dụng để bảo vệ động cơ một pha và đặt
rơle áp sát nắp 8 vào vỏ động cơ (ví dụ động cơ máy nén của các máy đi ều
hòa không khí). Loại rơle này tự phục hồi khi nhiệt độ giảm.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 68


Hình 3.14: Rơle nhiệt kiểu kín (đặt bên trong động cơ)
Hình 3.14 là loại rơle nhiệt kim loại kép kiểu kín, thường được đặt sát
vào phần đầu nối dây quấn stator động cơ điện để bảo vệ động cơ . Tín hiệu
vào làm rơle tác động là trị số dòng quá tải hoặc nhiệt độ cao của dây quấn
động cơ. Rơle tự phục hồi.

Hình 3.15: Hộp rơle điều chỉnh nhiệt độ và rơle bảo vệ kiểm kim loại kép
dạng đũa (thanh).
1. đầu vít nối dây điện vào ; 2. Vỏ hộp nhựa chịu nhiệt ; 3. Lỗ phục
hồi rơle bảo vệ ; 4. Núm đầu vặn điều chỉnh nhiệt độ ; 5. thanh đo nhiệt độ
(ống đồng bên trong có thanh thép) ; 6. Đầu giắc cắm cấp điện vào thanh gia
nhiệt ; 7. Đế nhôm đúc.
Hình 3.15 mô tả rơle nhiệt kim loại kép kiểu thanh. Đầu đo nhiệt độ là
ống đồng 5, trong có lõi thép. Đầu cuối tự do của ống đồng và lõi thép được
hàn với nhau. Đầu còn lại của ống đồng nối chặt với đế rơle làm bằng nhôm
7. Đầu thứ hai của lõi thép nối với cơ cấu tác động tiếp điểm động. Khi nhiệt
độ đầu đo nhiệt tăng lên, ống đồng giãn dài ra, làm đầu thứ hai của lõi thép
dịch chuyển làm ngắt tiếp điểm trong hộp rơle. Rơle đã tác động. Khi nhiệt
độ giảm, quá trình xảy ra ngược lại và rơle tự phục hồi về trạng thái ban đầu.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 69


Do vậy rơle thích hợp dùng để tự động duy trì nhiệt độ (tủ sấy, bình nước
nóng…). Ngoài ra trong rơle còn có một tấm kim loại kép dạng tròn, tác
động không tự phục hồi bảo vệ tránh cho tủ sấy bị quá nhiệt hoặc bình nước
nóng bị cạn nước, gây nguy hiểm.

Hình 3.16: .Rơle nhiệt kim loại kép kiểu ống.


1. Đầu cố định ; 2. Tấm thép invar đàn hồi ; 3. Cặp tiếp điểm ; 4.
Ống đồng mạ ; 5. Đầu nối điện ; 6. Vít điều chỉnh nhiệt độ tác động ; 7. Nắp
rơle ; 8.Ren lắp đặt rơle.
Hình 3.16 trình bày rơle nhiệt kim loại kép kiểu ống kín. Cơ cấu đo
nhiệt độ của rơle gồm có ống đồng 4, bên trong có hệ thống hai thanh thép
đàn hồi invar 2, trên đó có mang hai tiếp điểm 3. Các tiếp điểm này có dây
nối ra đầu nối điện trên hộp rơle. Khi nhiệt độ tăng lên, ống đồng giãn nở
dài ra, làm kéo căng thanh đàn hồi 2, dẫn đến tiếp điểm 3 được mở. Ngược
lại khi nhiệt độ giảm, ống đồng co ngắn lại, làm tiếp điểm 3 phục hồi về
trạng thái đóng ban đầu. Rơle có dải nhiệt độ làm việc đến 200 o C và được
dùng ổn định nhiệt độ hoặc bảo vệ thiết việc có nhiệt độ và áp suất lớn, ví
dụ nồi áp suất hơi… Rơle có đầu lắp đặt dạng ren vặn và đệm chèn kín.
b) Rơle nhiệt kiểu khí nén :
Rơle nhiệt kiểu khí nén có phần tử cảm biến nhiệt độ hoạt động theo
nguyên lý : khi nhiệt độ chất khí thay đổi thì thể tích, áp suất của chúng thay
đổi.
Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của một rơle nhiệt khí nén như ở hình 2.33.
Rơle làm việc như sau : Phần tử đo nhiệt độ là mọt ống đồng đường
kính 2 đến 3 mm, dài khoảng 60 đến 80cm nối thông với một hộp giãn nở
bằng đồng vàng mỏng. Trong đó nạp khí nén. Hộp giãn nở lắ p liên động với
hệ thống tiếp điểm, lò xo cân bằng lực và vít điều chỉnh. Đầu ống tự do của
cảm biến đặt vào nơi cần đo nhiệt độ.
Khi nhiệt độ do được tăng (hoặc giảm), áp suất khí nén trong ống đo
và hộp giãn nở sẽ tăng (giảm), làm nắp hộp giãn nở dịch chuyển thực hiện
Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 70
việc đóng, ngắt tiếp điểm, phát tín hiệu cho mạch điều khiển hoạt động theo
chức năng duy trì nhiệt độ ở nhiệt độ đã định hoặc bảo vệ thiết bị.
Bằng cách thay đổi áp suất khí nén ban đầu và thay đổi độ cứng của lò
xo cân bằng, sẽ tạo ra được rơle làm việc trong các dải nhiệt độ khác nhau.
Điều chỉnh nhiệt độ tác động cảu rơle bằng cách thay đổi quãng đường dịch
chuyển bàn đầu của hộp giãn nở.

Hình 3.17: Rơle điều chỉnh nhiệt độ khí nén


1. Bầu khí nén ; 2. Ống dẫn ; 3. Vỏ hộp ; 4. Buồng xếp dãn nở ; 5.
tiếp điểm tĩnh ; 6. Tiếp điểm động ; 7. Lò xo ; 8. Núm vặn điều chỉnh nhiệt
độ.
Rơle nhiệt khí nén sử dụng khi nhiệt độ làm việc thấp, trong khoảng
từ - 20 o C đến gần 100 o C như thiết bị lạnh (máy lạnh, điều hòa không khí, hệ
thống cấp nước nóng trong công nghiệp và sinh hoạt đời sống). Dòng định
mức của hệ thống tiếp điểm rơle được chế tạo từ 5 đén 15A, điện áp làm việc
250V đến 500V.
Rơle nhiệt khí nén ngoài khả năng tác động theo đầu vào là nhiệt độ,
còn có thể tác động theo đại lượng vào là áp suất, tạo thành rơle áp suất kiểu
khí nén. Khi đó ống đo không cần nạp khí nén sẵn, mà được nối thông với
đường ống hoặc bình khí hơi nước, khsi ga… Khi áp suất chất khí trong
đường ống tăng hoặc giảm đến trị số đặt trước, rơle sẽ tác động đóng hoặc
ngắt tiếp điểm, điều khiển máy nén khí chạy hoặc dừng theo chức năng duy
trì ổn định áp suất của nguồn cấp khí nén hoặc bảo vệ hệ thống khí nén không
làm việc ở vùng áp suất cao quá hay thấp quá, đảm bảo an toàn cho thiết bị
máy móc. Rơle áp suất kiều này còn dùng để tự động khống chế mức nước
trong máy giặt… công nghiệp và sinh hoạt.
Sơ đồ cấu tạo của rơle áp suất như hình 3.17. Rơle áp suất thường có
dải áp suất làm việc từ một vài đến 25at ở nhiệt độ môi trường +40 o C, đặc
tính làm việc tương đối ổn định và chính xác.
Chọn lựa rơ le nhiệt :

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 71


Đặc tính cơ bản của rơ le nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải
chạy qua và thời gian tác động của nó (gọi là đặc tnsh thời gian – dòng điện,
A-s). Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữa được tuổi thọ lâu dài của thiết bị
theo đúng số liệu kĩ thuật đã cho của nhà sản suất, các đối tượng bảo vệ cũng
cần đặc tính thời gian – dòng điện.
Lựa chọn đúng rơ le nhiệt là sao cho đường đặc tính A -s của rơ le
gần sát đường đặc tính A-s của đối tượng cần bảo vệ. Nếu chọn thấp quá sẽ
không tận dụng được công suất của động cơ điện, chọn cao quá sẽ làm giảm
tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

Hình 3.18: Đặc tính A-s của rơle nhiệt.

Hình 3.19: Hình ảnh rơ le nhiệt thực tế


NO: Normal Open, tiếp điểm phụ thường hở.
NC: Normal Close, tiếp điểm phụ thường đóng.
3.4 Cầu chì:
3.4.1 Cấu tạo:
Dựa vào kết cấu có thể chia cầu chì thành các loại sau:
a) Loại hở:
Loại này không có vỏ bọc kín, thường chỉ gồm dây chảy. Đó là những
phiến làm bằng lá, kẽm, hợp kim chì thiếc, nhôm hay đồng lá mỏng được dập

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 72


cắt nhanh các dạng như ở hình dưới, sau đó dùng vít bắt chặt vào các đầu
cực dẫn điện đặt trên các bản cách điện bằng đá, sứ… Dây chảy cũng còn có
dạng hình tròn và làm bằng chì.
b) Loại vặn:
Cầu chì loại vặn thường có dạng như hình 3.20
Dây chảy 1 nối với nắp 2 ở phía trong. Nắp 4 có dạng răng vít để vặn
chặt vào đế 7. Dây chảy bằng đồng, có khi dùng bạc. Có các kích cỡ dòng
định mức 6A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A ở điện áp 500V.

Hình 3.20: Cấu tạo cầu chì loại vặn


c) Loại hộp:
Hộp và nắp đều làm b ằng sứ cách điện được bắt chặt các tiếp điểm
bằng đồng. Dây chảy được bắt chặt bằng vít vào các tiếp điểm, thường dùng
dây chảy là các dây chì tròn hoặc chì lá có kích thước thích hợp.
Cầu chì hộp được chế tạo theo các cỡ dòng điện định mức: 5, 10, 15,
20, 30, 80, 100A ở điện áp 500V.
d) Loại kín không có chất nhồi:

Hình 3.21: Cấu tạo cầu chì loại hộp


Hình 3.21 là cấu tạo của cầu chì này. Dây chảy được đặt trong một ống
kín bằng phíp 1, hai đầu có nắp bằng đồng 4 có răng vít để chặn kín. Dây
chảy 2 được nối chặt với các cực tiếp xúc 4.
Dây chảy cảu cầu chì này làm bằng kẽm là vật liệu có nhiệt độ nóng
chảy thấp, lại có khả năng chống rỉ.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 73


Khi xảy ra ngắn mạch dây chảy sẽ đứt ra ở chỗ có tiết diện hẹp và phát
sinh hồ quang. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao do hồ quang sinh ra, vỏ
xenlulo của ống bị đốt nóng sẽ bốc hơi, làm áp lực khí trong ống tăng lên rất
lớn, sẽ dập tắt hồ quang.
e) Loại kín có chất nhồi:
Loại này có đặc tính bảo vệ tốt hơn loại trên, hình dạng cấu tạo của
một cầu chì loại này như ở hình 3.22. Loại này thường gọi là cầu chì ống sứ.
Vỏ của cầu chì 1 làm bằng ống sứ hoặc stealit, có dạng là hình hộp chữ
nhật. Trong vỏ có trụ tròn rỗng để đặt dây chảy 2 hình lá, sau đó đổ đầy cát
thạch anh 3. Dây chảy 3 được hàn kín vào đĩa 4 và được bắt chặt vào phiến
5 có cực tiếp xúc 6, các phiến 5 được bắt chặt vào ống sứ bằng vít 7. Dây
chảy được chế tạo bằng đồng lá dày 0,1 đến 0,2mm, có dập các lỗ dài để tạo
tiết diện hẹp. Để giảm nhiệt độ chảy của đồng người ta hàn các giọt thiếc
vào các đoạn có tiết diện hẹp.

Hình 3.22: Cấu tạo cầu chì loại kín có chất nhồi
Kí hiệu của cầu chì trong các bản vẽ điện:

3.4.2 Nguyên lý hoạt động


- Cầu chì là thiết bị bảo vệ mạch điện, nó tự động cắt mạch khi có sự
cố quá tải, ngắn mạch.
- Nguyên lý làm việc của cầu chì:
Đặc tính làm việc của cầu chì phụ thuộc vào thời gian đứt của
dây chảy với dòng điện chảy qua (đặc tính ampe – giây). Khi có quá tải lớn,
dòng điện đi qua dây chảy lớn gấp 3 đến 4 lần dòng chảy định mức, quá trình
phát nóng thực tế sẽ đoạn nhiệt, tức là to àn bộ nhiệt lượng dây chảy sinh ra
phát nóng đến nhiệt độ chảy, sau đó chảy đứt cầu chì. Thời gian tác động

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 74


của cầu chì phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện qua cầu chì và được đặc
trưng bằng quan hệ t = f(I).
a. Chọn cầu chì theo điều kiện làm việc dài hạn và điều kiện mở máy:
Cầu chì được chọn sao cho khi làm việc ở chế độ dài hạn thì nhiệt độ
phát nóng của nó phải nhỏ hơn giá trị cho phép và khi mở máy cầu chì không
được cắt mạch điện.
Dòng điện định mức của cầu chì I C C , được định nghĩa là dòng điện cực
đại lâu dài đi qua dây chảy mà không làm dây chảy bị đứt, đó cũng là giá trị
lớn nhất cho phép của cầu chì.
Cầu chì được chọn sao cho I C C của cầu chì thỏa mãn hai điều kiện sau:
I CC  I tt
I kd
I CC 
C
Trong đó:
I t t là dòng điện tính toán tương ứng với công suất P t t của thiết bị tiêu
thụ điện.
I k đ la dòng điện khởi động lớn nhất của phụ tải động cơ điện:
- Đối với một động cơ điện:
IRđ = KmmIđm
K m m là hệ số dòng điện khởi động.
I đ m là dòng điện định mức của động cơ điện.
- Đối với nhiều động cơ điện đặt trên cùng một tuyến, nhưng khởi động
riêng lẻ:
I kđ =  I đm +(k − 1) I đm max

I đm là tổng dòng điện định mức cảu tất cả động cơ;


C là bộ số dòng điện mở máy của động cơ có dòng điện mở máy lớn
nhất;
I đ m m a x là dòng điện định mức của động cơ có dò ng điện mở máy lớn
nhất.
Chọn C với giá trị như sau:
C = 2,5 đối với những động cơ có thời gian khởi động ngắn (3 đến
10s), khởi động nhẹ nhàng và sau một khoảng thời gian dài mới khởi động
lại.
C = 1,6 ÷ 2,0 đối với những động cơ khởi động dài (đến 40s), khởi
động khó khăn và sau một thời gian ngắn lại khởi động trở lại.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 75


Khi động cơ khởi động nhẹ nhàng, cầu chì có quán tính nhiệt lớn (còn
gọi là cầu chì chậm), dòng điện định mức của cầu chì I C C được xác định đúng
bằng dòng điện tính toán.
b. Chọn cầu chì theo điều kiện bảo vệ chọn lọc:
Trong hệ thống cung cấp điện từ nguồn đến hộ tiêu thụ, thông thường
dùng nhiều cầu chì như hình 3.23.
Cầu chì 1 có dòng điện chạy qua và tiết diện dây chảy của cầu chì 2
đặt ở gần hộ tiêu thụ. Khi có ngắn mạch ở điểm A, chỉ có cầu chì 2 đứt, các
cầu chì còn lại phải không cắt. Muốn đảm bảo yêu cầu bảo vệ chọn lọc thì
thời gian tác động của cầu chì 2 cần phải nhỏ hơn thời gian làm nóng cầu
chì 1 đến nhiệt độ nóng chảy:
t t đ 2 ≤ t’ 1

Hình 3.23: Hệ thống nhiều cầu chì


3.5 Thiết bị chống dòng rò:
3.5.1 Cấu tạo
Cơ thể con người rất nhạy cảm với dòng điện, ví du: dòng điện nhỏ
hơn 10mA thì người có cảm giác kim châm; lớn hơn 10mA thì cơ bắp co
quắp; dòng điện lên tới 30mA đưa đến tình trạng co thắt, ngạt thở và chết
người. Khi thiết bị điện bị hư hỏng rò điện, chạm mát mà người sử dụng tiếp
xúc vào sẽ nhận dòng điện đi vào người xuống đất ở điện áp nguồn. Trong
trường hợp này, CB và cầu chì không thể tác động ngắt nguồn điện với thiết
bị, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Nếu trong mạch điện có sử dụng thiết bị chống dòng điện rò thì người
sử dụng sẽ tránh được tai nạn do thiết bị này ngắt nguồn điện ngay khi dòng
điện rò xuất hiện.
Thiết bị chống dòng rò có một số hãng nổi tiếng sau:

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 76


Bảng 3.7: Thiết bị chống rò của một số hãng
a. Đối với hệ thống điện 1 pha:

Hình 3.24: Cầu dao chống giật một pha


Chú thích:
I 1 : Dòng điện đi vào thiết bị tiêu thụ điện
I 2 : Dòng điện đi từ thiết bị tiêu thụ điện ra.
I S C : Dòng điện sự cố.
I n : Dòng điện đi qua cơ thể người.
1 : Thiết bị đo lường, sự cân bằng.
2: Cơ cấu nhả.
3: Lõi từ hình vành xuyến.
→ →
Trường hợp không có sự cố: I 1 = I 2
→ → →
Trường hợp có sự cố: I 1 = I 2 + I SC

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 77


→ →
Vì I1 > I 2 do đó xuất hiện mất cân bằng trong hình xuyến từ, dẫn đến
xuất hiện một dòng cảm ứng trong cuộn dây dò tìm, đưa đến tác động rơ le
và kết quả làm mở mạch điện.
b. Đối vơi hệ thống điện ba pha:

Hình 3.24: Cầu dao chống giật ba pha


Chú thích:
- I 1 : I 2 : I 3 : dòng điện đi qua pha 1,2,3.
- I o : dòng điện đi qua dây trung tính.
- 1: cơ cấu nhả.
- 2: lõi từ hình vành xuyến.
→ → → →
Trường hợp thiết bị điện không có sự cố: I1 + I 2 + I 3 + I 0 = 0 . Từ
thông tổng trong mạch từ hình xuyến bằng 0, do đó sẽ không có dòng điện
→ → →
cảm ứng trong cuộn dây dò tìm. Trong trường hợp có sự cố thì: I1 + I 2 + I 3 +

I 0 ≠ 0. Từ thông tổng trong mạch từ hình xuyến không bằng 0, do đó sẽ có
dòng điện cảm ứng trong cuộn đây dò tìm, vậy cuộn dây dò tìm sẽ tác động
mở các cực điện.

Hình 3.25: Cầu dao chống giật thực tế

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 78


3.5.2 Nguyên lý hoạt động:
Thiết bị chống dòng điện rò hoạt động trên nguyên lý bảo vệ so lệch,
được thực hiện trên cơ sở cân băng giữa tổng dòng điện vào và tổng dòng
điện đi ra thiết bị tiêu thụ điện.
Khi thiết bị tiêu thụ điện bị rò điện, một phần của dòng đi ện được rẽ
nhánh xuống đất, đó là dòng điện rò. Khi dòng điện về theo hướng dây trung
tính rất nhỏ và rơ le so lệch sẽ dò tìm sự mất cân bằng này và điều khiển cắt
mạch điện nhờ thiết bị bảo vệ so lệch.
Thiết bị bảo vệ so lệch gồm 2 phần chính:
- Mạch điện từ ở dạng hình xuyến mà trên đó được quấn các cuộn
dây của phần công suất (dây có tiết diện lớn), chịu dòng cung cấp cho thiết
bị tiêu thụ điện.
- Rơle mở mạch cung cấp được điều khiển bở cuộn dây đo lường
(dây có tiết diện bé) cũng được đặt trên hình xuyến n ày, nó tác động ngắt
các cực.
3.6 Biến áp đo lường:
3.6.1 Cấu tạo

Cũng giống như các loại máy biến áp khác, máy biến áp đo lường cũng được dùng để
biến đổi chiều của dòng điện từ chiều này sang chiều khác với mục đích làm tăng hoặc
giảm điệp áp của điện trong nguồn dây dẫn.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 79


Mục đích sử dụng của loại máy biến áp này là để có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng
của các thiết bị điện trong gia đình. Đồng thời, máy biến áp đo lường có công dụng vô
cùng quan trọng là để đo độ chính xác về số liệu của các thiết bị điện trong gia đình.
Ngoài ra, Máy biến áp đo lường cũng có thể giúp đảm bảo độ an toàn, ổn định của hệ
thống điện dân dụng trong gia đình.

Cấu tạo của máy biến áp đo lường

Hầu hết trong các máy biến áp nói chung và máy biến áp đo lường nói riêng có cấu tạo
chính bao gồm 2 cuộn dây, đó là sơ cấp, thứ cấp; lõi thép và vỏ máy. Trong đó lõi của
máy biến áp đo lường được cấu tạo từ nhiều lá sắt mỏng được ghép tỉ mỉ với nhau.

• Lõi thép của máy biến áp được tạo nên từ những miếng lá thép kỹ thuật tinh sảo,
có trụ (có dây quấn) và gông (được tạo nên từ các phần lõi thép nối với trụ).
• Dây quấn thường được làm từ đồng hoặc nhôm, xung quanh dây dẫn có bọc cách
điện. Dây quấn gồm có 2 loại là cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp. Mỗi cuộn
dây đảm nhiệm một chức vụ khác nhau. Cuộn sơ cấp làm nhiệm vụ nhận năng
lượng từ nguồn điện đi vào, cuộn thứ cấp có nhiệm vụ là cung cấp và truyền điện
năng đến nơi tiêu thụ. Hai cuộn dây này sẽ đi và đảm nhiệm những chức vụ riêng
do đó thường cách điện với nhau.
• Vỏ máy biến áp được làm bằng thép chắc chắn. Tùy theo công suất của điện năng
ở mỗi nơi sử dụng khác nhau mà người ta thiết kế ra những vỏ máy khác nhau. Vỏ
máy thường đảm nhiệm chức năng bảo vệ máy biến áp, được cấu thành bởi thùng
và lắp thùng.

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 80


Lưu ý: Các cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp thì số vòng dây quấn phải khác nhau, tùy thuộc
vào từng mục đích và nhiệm vụ sử dụng mà có thể sử dụng các lõi dây quấn cho phù
hợp.

3.6.2 Nguyên lý hoạt động

Máy biến áp đo lường dùng để ổn định điện áp từ những giá trị thấp hoặc cao xuống
định mức phù hợp giúp quá trình vận hành điện năng diễn ra hiệu quả. Máy biến áp đo
lường cũng giống như các loại máy biến áp khác làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng.

Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, mỗi cuộn dây có vòng dây khác nhau, được dùng để
quấn lên lõi thép. Khi đặt dây cuốn sơ cấp vào trong hệ thống điện áp, trong cuộn dây sơ
cấp sẽ xuất hiện dòng điện sinh ra từ thông biến thiên. Từ thông tiếp tục đi vòng qua hai
cuộn dây sơ cấp và thứ cấp, cảm ứng nên tạo ra sức điện động cảm ứng.

Nếu từ thông đi qua cuộn thứ cấp, nó thường có xu hướng chống lại sự hoạt động của
cuộn sơ cấp, khiến cho từ thông trong lõi thép giảm biên độ. Lúc này để bảo đảm sự cân
bằng điện áp và từ thông không đổi, cuộn sơ cấp phải tăng lên một lượng thích hợp để bù
làm lượng từ thông bị giảm do cuộn thứ cấp gây ra.

Điện năng thường đi từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây thứ cấp. Do đó, cần phải đảm bảo
sự ổn định của cả hai cuộn dây giúp cho quá trình vận tải điện diễn ra thuận lợi.

Công dụng chính của máy biến áp đo lường dùng để biến đổi dòng điện hay chính là
chuyển đổi hiệu điện thế cho phù hợp với các thiết bị điện dân dụng trong sinh hoạt và
trong hoạt động sản xuất. Ví dụ như với đường dây trung thế 10kV, khi được chuyển
sang đường dây điện dẫn vào mạng điện trong gia đình thì yêu cầu bắt buộc là phải
chuyển sang điện thế 220V để có thể phù hợp với các thiết bị điện trong gia đình.

Đối với các thiết bị sử dụng trong các nhà máy, cơ quan xí nghiệp, việc sử dụng các máy
biến áp đo lường là để nhằm làm nâng cao hiệu điện thế. Từ đó giúp cho làm tăng hoạt
động sản xuất, đồng thời làm giảm lượng điện trong quá trình truyền tải.

❖ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 3:


3.1. Nam châm điện.
3.2. Rơ le dòng điện, rơ le điện áp.
3.3. Rơ le nhiệt (Over Load OL).
3.4. Cầu chì.
3.5. Thiết bị chống dòng dò.
3.6. Biến áp đo lường.
❖ CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 3:
Câu 1 Cầu dao chống giật hoạt động theo nguyên lý nào?
A Bảo vệ quá dòng
B Bảo vệ quá tải
C Bảo vệ so lệch dòng điện

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 81


D Bảo vệ quá áp
Câu 2 Thiết bị bảo vệ của cầu dao chống giật gồm những bộ phận nào?
A Cầu chì và tiếp điểm
B Mạch điện từ hình xuyến và rơle mở mạch
C Biến dòng và rơle
D Biến áp và rơle
Câu 3 Cầu chì là thiết bị bảo vệ tự động cắt mạch khi…..?
A Có quá tải
B Có quá tải hoặc ngắn mạch
C Có ngắn mạch
D Có quá áp
Câu 4 Khi cầu chì làm việc, thì nguyên nhân nào làm đứt cầu chì?
A Do lực điện động của dòng điện lớn
B Do nhiệt độ tăng cao là chảy dây chì
C Do hồ quang làm cháy dây chì
D Do lực điện từ lớn làm đứt dây chì
Hình nào dưới đây không phải là ký hiệu của cầu chì trong bản vẽ
Câu 5
điện?
A

Bài 3: Khí cụ điện bảo vệ Trang 82


BÀI 4: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

❖ GIỚI THIỆU BÀI 4:


- Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ nắm được những kiến thức, nội dung về cấu
tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện: contactor, khởi động từ, rơ le
trung gian, rơ le thời gian

❖ MỤC TIÊU CỦA BÀI 4 LÀ:


Về kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại khí cụ điện:
contactor, khởi động từ, rơ le trung gian, rơ le thời gian.
+ Biết sử dụng được thành thạo các loại khí cụ điện điều khiển trên, đảm bảo an
toàn cho người và các thiết bị theo TCVN.
Về kỹ năng:
+ Chọn được các khí cụ điều khiển theo yêu cầu
+ Hiểu được cách lắp các khí cụ điều khiển vào một số mạch điện cơ bản
Về thái độ:
+ Thái độ nghiêm túc trong giờ học.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc

❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4


- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập
bài 4 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 4) trước buổi học; hoàn thành
đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp
lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Trang bị điện
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham
khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 83


❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4
- Nội dung:
✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: 01
✓ Kiểm tra lý thuyết: 01
❖ NỘI DUNG BÀI 4:
4.1 Contactor
4.1.1 Cấu tạo:
Công tăc tơ (Contactor) là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các
tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút ấn. Như vậy khi sử dụng
contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến
500V và dòng điện là 600A (vị trí điều khiển, trạng thái hoạt động của
contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch điện).
Phân loại contacor tùy theo các đặc điểm sau:
- Theo nguyên lý truyền độn g: ta có contactor kiểu điện từ (truyền
điện bằng lực hút điện từ), kiểu hơi ép, kiểu thủy lực. Thông thường sử dụng
contactor kiểu điện từ.
- Theo dạng dòng điện: contactor một chiều và contactor xoay
chiều (contactor 1 pha và 3 pha).
Contactor được cấu tạo bao gồm các thành phần: cơ cấu điện từ (nam
châm điện), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và
phụ).
- Nam châm điện gồm 4 thành phần:
+ Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 84


+ Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai thành phần: Ph ần
cố định, phần nắp di động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay CI.
+ Lò xo phản lực có tác dụng dẩy phần nắp di động trở về vị trí
ban đầu khi ngừng cung cấp điện vào cuộn dây.

Trạng thái nam châm chưa hút Trạng thái nam châm đã hút
Hình 4.1: Cấu tạo contactor
- Hệ thống dập hồ quang điện: Khi contactor chuyển mạch, hồ
quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy, mòn dần. Vì vậy cần có
hệ thống dập hồ quang gồm vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai
tiếp điểm tiếp xúc nha u, nhất là ở các tiếp điểm chính của contactor.
- Hệ thống tiếp điểm của contactor:
Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi di động qua bộ phận liên động
về cơ. Tùy theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia ra các tiếp
điểm của contactor thành hai loại:
+ Tiếp điểm chính: có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A
đến vài nghìn A, ví dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp
điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor làm mạch
từ contactor hút lại.
+ Tiếp điểm phụ: có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm
nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
+ Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có
liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor
ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi
contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện
động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điện điều khiển
Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 85
(dùng điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm cảu các
contactor theo quy định trước).
Theo một số kết cấu thông thường của contactor, các tiếp điểm phụ có
thể được cố định về số lượng trong mỗi bộ contactor; tuy n hiên cũng có một
vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định về số tiếp điểm chính trên mỗi contactor;
còn các tiếp điểm phụ được chế tạo thành những khối rời riêng lẻ. Khi cần
sử dụng ta chỉ ghép thêm vào trên contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong
trường hợp này có thể bố trí tùy ý.
4.1.2 Nguyên lý hoạt động:

Hình 4.2: Nguyên lý hoạt động của contactor


Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của contactor vào
hai đầu của cuôn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần
lõi từ di động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo),
contactor ở trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động cơ giữa
lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp
điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường mở sẽ đóng
lại) và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì contactor
ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Các ký hiệu dung để biểu diễn cho cuộn dây (nam châm điện) trong
contactor và các tiếp điểm

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 86


Hình 4.3: Một số loại contactor thường gặp
a. Các thông số cơ bản của contactor:
- Điện áp định mức:
Điện áp định mức của contactor U đ m là điện áp của mạch điện tương
ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp đặt vào hai đầu
cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại.
Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn (85
– 105)% điện áp định mức cuộn dây. Thông số này được ghi trên nhã đặt ở
hai đầu cuộn dây c ontactor, có các cấp định mức: 110V, 220V, 440V một
chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.
- Dòng điện định mức:
Dòng điện định mức của contactor I đ m là dòng điện định mức đi qua
tiếp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài, thời gian contactor ở trạn g
thái đóng không quá 8 giờ.
Dòng điện định mức của contactor hạ áp thông thường có các cấp sau:
10A, 20A, 25A, 40A, 60A, 75A, 100A, 150A, 250A, 300A, 600A. Nếu
contactor đặt trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10% vì
làm mát kém, dòng điện cho phép qua contactor còn phải lấy thấp hơn nữa
trong chế độ làm việc dài hạn.

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 87


- Khả năng cắt và khả năng đóng:Khả năng cắt của contactor điện
xoay chiều đặt bội số lên đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện
cảm.
Khả năng đóng: contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ
điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần I đ m .
- Tuổi thọ của contactor:Tuổi thọ của contactor được tính bằng số
lần đóng mở, sau số lần dóng mở ấy thì contactor bị hỏng và không dùng
được nữa.
- Tần số thao tác:Là số lần đóng cắt contactor trong một giờ. Có
các cấp: 30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500 lần/h.
- Tính ổn định lưc điện động:Tiếp điểm chính của contactor cho
một dòng điện lớn đi qua (10 lần dòng định mức) mà lực điện động không
làm tách rời tiếp điểm thì contactor có tính ổn định lực điện động.
- Tính ổn định nhiệt:Contactor có tính ổn định nhiệt nghĩa là khi
có dòng điện ngắn mạch chay qua trong một khoảng thời gian cho phép, các
tiếp điểm không bị nóng chảy và hàn dính lại.
4.2 Khởi động từ:
4.2.1 Cấu trúc bộ khởi động từ
Khởi động từ là một loại khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc
đóng ngắt, đảo chiều và bảo vệ quá tải (nếu lắp thêm rơ le nhiệt).
Khởi động từ có một contactor gọi là khởi động từ đơn thường đóng –
ngắt động cơ điện. Khởi động t ừ có hai contactor gọi là khởi động từ kép
dùng để thay đổi chiều quay của động cơ gọi là khởi động từ đảo chiều.
Muốn bảo vệ ngắn mạch phải lắp thêm cầu chì.
Khởi động từ thường được phân chia theo:
- Điện áp định mức của cuộn hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 50 0V.
- Kết cấu bảo vệ chống các tác động bởi môi trường xung quanh:
hở, bảo vệ, chống bụi, nước, nổ…
- Khả năng làm biến đổi chiều quay động cơ điện: không đảo chiều
quay và đảo chiều quay.
- Số lượng và loại tiếp điểm: Thường hở, thường đóng.
4.2.2 Nguyên lý hoạt động của bộ khởi động từ
- Khởi động từ đơn và hai nút nhấn:

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 88


Hình 4.4: Khởi động từ đơn hai nút nhấn
Khi cung cấp điện áp cho cuộn dây bằng nhấn nút khởi động M, cuộn
dây contactor có điện hút lõi thép di động và mach từ khép kín lại; làm đóng
các tiếp điểm chính để khởi động động cơ và đóng tiếp điểm phụ thường hở
để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút nhấn khởi động. Khi nhấn
nút dừng D, khởi động từ bị ngắt điện, dưới tác dụng của lực lò xo nén làm
phần lõi từ di động trở về vị trí ban đầu; các tiếp điểm trở về trạng thái
thường mở. Động cơ dừng hoạt động. Khi có sự cố quá tải động cơ, rơ le
nhiệt tác động làm ngắt mạch điện cuộn dây, do đó cũng ngắt khởi động từ
và dừng động cơ điện.
- Khởi động từ đảo chiều và ba nút nhất:

Hình 4.5: Khởi động từ đảo chiều ba nút nhấn


Khi nhấn nút nhấn M T , cuộn dây contactor T có điện hút lõi thép di
động và mạch từ khép kín lại; làm đóng các tiếp điểm chính T để khởi động

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 89


động cơ quay theo chiều thuận và đóng tiếp điểm phụ thường hở T để duy trì
mạch điều khiển khi buông tay ra khỏi nút nhấn M T .
Để đảo chiều quay động cơ, ta nhấn nút M N , cuộn dây contactor T mất
điện, cuộn dây contactor N có điện hút lõi thép di động và mạch từ khép kín
lại; làm đóng các tiếp điểm chính N, lúc này trên mạch động lực đảo hai dây
trong ba pha điện làm cho động cơ đảo chiều quay ngược lại và tiếp điểm
phụ thường hở N để duy trì mạch điều khiển khi buông tay khỏi nút khởi
động M N .
Quá trình đảo chiều quay được lặp lại như trên.
Khi ấn nút dừng D, khởi động từ N (hoặc T) bị ngắt đ iện, động cơ dừng
hoạt động.
Khi có sự cố quá tải động cơ, rơ le nhiệt sẽ thao tác làm ngắt mạch
điện cuộn dây, do đó cũng làm ngắt khở i động từ và dừng động cơ điện.

Hình 4.6: Một số khởi động từ


4.3 Rơle trung gian và rơ le tốc độ:
4.3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơle trung gian.
Ký hiệu:

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 90


Rơle trung gian được dùng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống
điện và trong các sơ đồ điều khiển tự động. Do có số lượng tiếp điểm lớn, từ
4 đến 6 tiếp điểm, vừa thường đóng vừa thường mở, nên rơle trung gian dùng
để truyền tín hiệu khi khả năng đóng, ngắt và số lượng tiếp điểm của rơle
chính không đủ hoặc để chia tín hiệu từ một rơle chính đến nhiều bộ phận
khác của sơ đồ mạch điện điều khiển. Trong các bảng mạch điều khiển dùng
linh kiện điện tử (tranzistor vi mạch IC.. ) rơle trung gian thường được dùng
làm phần tử đầu ra để truyền tính hiệu cho bộ phận mạch phía sau, đồng thời
cách ly được điện áp khác nhau giữa phần điều khiển phía sau, đồng thời
cách ly được điện áp khác nhau giữa phần điều khiển (thường là điện một
chiều, điện áp thấp: 9V, 12V,…) với phần chấp hành thường là điện xoay
chiều, điện áp lớn: 220V, 380V.
- Rơle trung gian thực chất là một Rơle điện từ đơn giản được dùng
rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các sơ đồ điều khiển tự
động và thoogn tin liên lạc.
- Rơle trung gian thường có nhiều tiếp điểm thường mở và thường
đóng.
- Nguồn cấp cho cuộn hút là điện một chiều thường là 6V, 12V,
24V, 36V, 48V.
- Nguồn cấp cho cuộn hút là điện áp xoay chiều thường là 110V,
220V, 380V.
- Nguyên lý làm việc: Khi cấp dòng điện cho cuộn dây hút 4 sẽ
biến lõi thép 1 trở thành nam châm điện có lực thắng được sức căng lò xo 3
hút phần ứng 2 làm cho cặp tiếp điểm thường đóng mở ra, thường mở đóng
lại. Khi cắt dòng điện vào cuộn dây hút nhờ lò xo 3 kéo các ti ếp điểm và
phần ứng trở lại trạng thái ban đầu.

Hình 4.7: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle trung gian
4.3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơle tốc độ :
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle tốc độ kiểu cảm ứng:

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 91


Hình 4.7: Cấu tạo và nguyên lý làm việc Rơle tốc độ kiểu cảm ứng
Rơle gồm 3 phần chính: Roto, Stato, và hệ thống tiếp điểm.
Roto 1 có dạng một trục quay, trên đó có gắn một nam châm vĩnh cửu
2. Roto được nối với trục quay của thiết bị làm việc. Stato 3 gồm một lồng
sóc bằng đồng đặt trên lõi thép dẫn từ 4 (tương tự Roto lòng sóc trong động
cơ không đồng bộ). Trên vỏ Stator có gắn cần tác động 5.
Khi trục thiết bị công tác quay, roto của rơle quay theo, từ trường nam
châm vĩnh cửu sẽ quay và cắt ngang thanh dẫn trên Stato. Trong lồng sóc
xuất hiện dòng điện cảm ứng. Tác dụng giữa dòng cảm ứng này với từ trường
quay tại khe hở giữa Stato và Roto tạo ra moomen quay này tỉ lệ thuận với
tốc độ roto. Khi tốc độ roto đạt đến tốc độ tác động, moomen quay stato đủ
lớn làm dịch chuyển stato và cần tác động thực hiện đóng, mở các tiếp điểm
6 của rơle.
4.4 Rơle thời gian:
4.4.1 Cấu tạo:
Trong hệ thống điều khiển tự động, bảo vệ thường gặp những trường
hợp cần có một khoảng thời gian giữa những thời điểm tác động của hai hay
nhiều thiết bị, hoặc trọng tự động hóa các quá trình sản xuất, nhiều khi phải
tiến hành những thao tác kế tiếp nhau cách nhau những khoảng thời gian xác
định. Để tạo nên những khoảng thời gian cần thiết đó, người ta dùng rơle
thời gian. Như vậy, có thể định nghĩa rơle thời gian là rơle có đặc tính: Khi
có tín hiệu vào rơle thì sau một khoảng thời gian xác định, rơle mới phát tín
hiệu ở đầu ra (còn gọi là rơle thời gian hay bộ trễ).
Ký hiệu:
- Cuộn dây rơle thời gian:

- Tiếp điểm:
Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 92
Tiếp điểm thường đóng Hoặc

Tiếp điểm thường mở Hoặc

Tiếp điểm thường mở,


Hoặc
đóng chậm, mở nhanh

Tiếp điểm thường đóng,


Hoặc
mở chậm, đóng nhanh
Những yêu cầu chung đối với rơle thời gian bao gồm:
- Khả năng duy trì thời gian ổn định, chính xác, tin cậy, không phụ
thuộc vào dao động của điện áp nguồn cung cấp, tần số, nhiệt độ và các điều
kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, độ rung…) ;
- Công mất ngắt của hệ thống tiếp điểm đủ lớn;
- Công suất tiêu thụ nhỏ;
- Kết cấu, sử dụng đơn giản;
Hầu như ở tất cả các loại, rơle trở về trạng thái đầu khi tín hiệu điện
đầu vào bằng 0, do đó không yêu cầu hệ số nhả cao.
Trong các sơ đồ tự động điều khiển, nhiều khi có tần số thao tác cao
nên yêu cầu độ bền cơ về chống mài mòn cao từ 5 đến 10.10 6 lần thao tác.
Thời gian tạo trễ chậm từ 0,25 giây trở lên, có thể tới hàng giờ và lâu hơn
nữa. Các rơle thời gian điện tử còn cho phép hẹn giờ (nhớ) khoặc lập trìn h.
Cấu trúc chung của rơle thời gian gồm các bộ phận chính sau:
- Bộ phận động lực: có chức năng nhận tín hiệu vào là năng lượng
điện, biến đổi thành năng lượng thích hợp cho bộ phận tạo thời gian hoạt
động. Bộ phận động lực có thể là nam châm điện, động cơ điện, bộ biến đổi
điện: biến áp, chỉnh lưu…
- Bộ tạo thời gian: có chức năng kéo dài thời gian trễ của rơle. Bộ
phận này làm việc theo nhiều nguyên lý khác nhau như: điện tử, cơ khí, khí
nén, thủy lực, điện tử … Căn cứ vào bộ tạo thời gian trễ mà có tên r ơle tương
ứng.
Ví dụ rơle thời gian điện từ, rơle thời gian thủy lực, rơle thwoif gian điện
tử…
- Bộ phận đầu ra: Rơle phát tín hiệu ra bằng sự thay đổi trạng thái
đóng, mở các tiếp điểm.
Ngoài ra rơle còn có các bộ phận điều chỉnh thời gian tác động (thời
gian trễ) của rơle và bộ phận hiển thị thời gian ở dạng kim chỉ hoặc dạng
chữ số.
Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 93
* Rơle thời gian điện từ:
a. Cấu tạo:
Kết cấu rơle thời gian kiểu điện từ như hình sau.
Mạch từ gồm lõi 1, nắp 2 và tấm đệm phi từ tính 3 (thường bằng các
tấm đồng mỏng 0,1mm). Lõi sắt 1 được bắt chặt lên bảng điện 4 nhờ đế nhôm
5. Trên đế còn lắp hệ thống tiếp điểm 6. Nam châm điện một chiều có lõi
làm bằng thép armkô. Nhánh phải có tiết diện tròn để chế tạo và lắp ráp cuộn
dây được thuận tiện. Nhánh phải có tiết diện hình chữ n hật, nhờ đó tăng được
chiều dài chỗ tiếp xúc giữa lõi và nắp từ là phần chuyển động, do đó tăng
được độ bền chống mài mòn của cạnh quay. Trên nhánh trái có lắp một vòng
ngắn mạch có dạng ống trụ rỗng 8, tiết diện lớn, làm bằng vật liệu dẫn điện
tốt như đồng hoặc nhôm.
Bộ phận duy trì thời gian của rơle làm việc theo nguyên lý điện từ, trên
cơ sở sử dụng dòng điện cảm ứng xuất hiện trong ống dẫn điện trụ rỗng khi
từ thông chính do cuộn dây sinh ra trong mạch từ biến thiên. Theo định luật
Lenxơ, dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ thông của nó sinh ra chống
lại sự biến thiên (tăng hay giảm) của từ thông chính. Do vậy, tốc độ tăng hay
giảm của từ thông chính khi cuộn dây được đóng hay ngắt điện sẽ chậm đi.
Có nghĩa là thời gian tác động và thời gian nhả của r ơle được tăng lên.
Muốn có thời gian nhả chậm hơn, từ dẫn khe hở không khí làm việc và
khe hở phụ thuộc rất lớn, cho nên các bề mặt tiếp xúc giữa lõi và nắp nam
châm điện phải được mài nhẵn.
Đế đúc nhôm của rơle còn đóng thêm vai trò vòng ngắn mạch phụ để
tăng thời gian nhả chậm.
Trong vật liệu từ lý tưởng, sau khi ngắt điện cuộn dây, từ thông trong
lõi giảm đến giá trị còn dư Ф d . Giá trị Ф d do vật liệu và kích thước mạch từ
quyết định. Lực khử từ càng nhỏ, mật độ từ thông dư B d càng nhỏ, từ thông
dư Ф d càng bé thì thời gian nhả chậm của rơle càng lớn. Thời gian nhả chậm
đối với mạch từ bão hòa có thể tính theo công thức:
Trong đó W là số vòng ống ngắn mạch, thường W = 1;
R là điện trở vòng ngắn mạch:
Điện trở phụ R phụ thuộc vào điện trở suất ρ của vật liệu kích thước
chiều dài trung bình một vòng l, tiết diện ngang s, hệ số nhiệt điện trở α và
nhiệt độ làm việc θ của vòng, do đó ảnh hưởng tới thời gian nhả chậm của
rơle.
Ngoài ra vật liệu có độ từ thẩm cao ở đoạn chưa bão hòa của đường
cong từ hóa cũng cho thời gian nhả chậm lớn.

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 94


Trong những điều kiện giống nhau, thời gian nhả chậm do từ thông ban
đầu Ф o quyết định, giá trị này do đường cong từ hóa ở trạng thái đóng quyết
định. Vì dòng điện trong cuộn dây và điện áp tỉ lệ thuận với nhau nên tương
quan giữa từ thông và điện áp Ф(u) cùng tỷ lệ nhưng ở tỷ lệ khác. Khi mạch
từ chưa bão hòa, ở điện áp định mức, giá trị Ф o phụ thuộc nhiều vào giá trị
điện áp nguồn. Khi đó thời gian chậm sẽ phụ thuộc theo điện áp đặt vào cuộn
dây.
Trong các sơ đồ truyền động điện, điện áp đặt lên cuộn dây thường
thấp hơn định mức. Do đó, thời gian nhả chậm cũng nhỏ do Ф o nhỏ. Để tạo
được thời gian nhả chậm không phụ thuộc vào điện áp nguồn, mạch từ phải
bão hòa từ cao. Trong một vài loại rơle, điện áp sụt đến 50% cũng không ảnh
hưởng đến thời gian nhả chậm.
Muốn thời gian nhả chậm ổn định, thời gian cấp điện cho cuộn dây
phải đủ lớn để từ thông đạt đủ đến giá trị xác lập Ф o . Thời gian này gọi là
thời gian nạp (hay thời gian chuẩn bị). Nếu thời gian nạp không đủ, thời gian
nhả chậm sễ bị giảm đi. Thời gian nạp vào khoảng 1 giây.
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến thời gian nhả chậm. Nhiệt độ
tăng làm thời gian nhả chậm giảm, đôi khi giảm đến 50%. Chịu ảnh hưởng
của nhiệt độ là nhược điểm của loại rơle này.
b. Điều chỉnh thời gian làm việc của rơle:
Có thể điều chỉnh thời gian tác động của rơle bằng cách thay đổi lực
căng của lò xo nhả 9 (hình 3). Nếu tăng lực lò xo, sẽ làm tăng lực hút ban
đầu dẫn đến tăng thời gian tác động. Nhưng vì ở trạng thái mở của nam châm
điện, hằng số thời gian điện từ của nam châm điện nhỏ, nên thời gian nhả
chậm khi hút cũng nhỏ, khoảng 0,2 giây.
Khi cần thời gian nhả chậm lớn hơn 1 giây phải dùng rơle ở chế độ
nhả. Lcs này có thể điều chỉnh thời gian nhả chậm bằng các cách sau:
- Thay đổi lực lò xo tách nắp 11 (hình 3). Đầu trên lò xo này tựa vào
miếng lót 14 đã được chốt 15 vặn chặt lên nắp. Đầu dưới lò xo truyền lực
lên chốt 12 tự do di chuyển trong lỗ ở nắp. Đầu dưới lò xo truyền
Rơle thời gian kiểu khí nén:
Cấu tạo:

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 95


Hình 4.8: Cấu tạo và nguyên lý làm việc Rơle thời gian kiểu khí nén
1. Khung từ (lõi sắt) 2. Phần ứng (nắp)3. Buồng khí 4. Tiếp điểm. 5. Tiếp
điểm.6. Mang cao su.7. Khung chuyền động8. Bảng nhựa.9. Lò xo10. Lò
xo.11. Lỗ hút không khí12. Ví điều chỉnh.13. Van một chiều. 14. Tay đòn
(thanh truyền động).15. Cuộn hút.
4.4.2 Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp điện vào cuộn dây 15 nắp 2 bị hút về phía lõi sắt. Đòn 14 nối
chặt với nắp cũng đồng thời chuyển động. Bảng nhựa 8 tì vào đòn 14 bây giờ
được buông lỏng và dưới t ác dụng của lò xo 9 sẽ rơi dần xuống phía dưới.
Bảng nhựa 8 nối chặt với màng cao su 6 nên màng mỏng này cũng bị kéo
xuống. Buồng khí 3 ở phía trên màng tăng thể tích, áp suất không khí giảm
xuống khí bên ngoài sẽ đi qua lỗ 11 vào trong (lỗ càng lớn thì kh ông khí vào
càng nhanh) tiếp điểm 5 sẽ đóng (đóng sơm).
Khi cắt dòng điện nhờ phản lực của lò xo 10, đòn 14, bảng 8 và màng
cao su 6 đồng thời bị kéo phía trên không khí ở buồng 3 sẽ qua van 13 thoát
ra ngoài.
Khi vặn vít 12 để điều chỉnh lượng không khí đ i vào lỗ 11 sẽ điều chỉnh
được thời gian đóng cảu cặp tiếp điểm 5 nhanh hay chậm. Còn không khí ở
dưới màng 6 có tác dụng cản trở chuyển động.
Tiếp điểm 5 sẽ được đóng chậm và mở ra tức thời còn tiếp điểm 4 thì
đóng mở tức thời.
Rơle thời gian kiểu khí né n của Liên Xô cũ PBП 72 -3 điện áp 220V,
tần số 50Hz có thể điều chỉnh được thời gian duy trì từ 0,4 đến 180s.
Rơle thời gian kiểu bán dẫn:
a. Cấu tạo như hình:

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 96


Hình 4.9: Cấu tạo và nguyên lý làm việc Rơle thời gian kiểu bán dẫn
- Transistor T 1 2N714, BL182, … có độ khuếch đại cao để xung
khởi động nhanh thời gian dài.
- Transistor T 2 không yêu cầu cao về chất lượng có thể dùng C1061
hoặc tương đương.
- Tụ điện C=2000μF; 2,5V để phóng nạp quy đinh thời gian cho
Rơle
- Điện trở R 2 = 1kΩ để bảo vệ T 2 .
- Điện trở R 1 = 5kΩ.
- Biến trở V R = 2,5 MΩ (có thể dùng nhiều điện trở đấu nối tiếp
thành nhiều nấc mỗi nấc vài kΩ để dùng một công tắc)
- Điốt Đ để bảo vệ cho Rơle R
- Rơle R dùng điện điều khiển là 12V một chiều, còn dòng điện
qua tiếp điểm của Rơle tùy thuộc và o dòng điện của thiết bị điện mà nó điều
khiển.
- Nguồn một chiều 12V cho Rơle ta phải dùng một biến áp nhỏ
220V/12V qua chỉnh lưu.
b. Nguyên lý làm việc:
Dựa vào sự phóng nạp của tụ C ấn nút M tụ C được nạp trong khoảng
vài giây thì T1 thông làm cho T2 thông, Rơle hút, đóng mạch cho thiết bị
cần điều khiển làm việc.
Thời gian duy trì phụ thuộc vào thời gian phóng của tụ C và biến trở
V R . Khi điện áp chỉ còn 0,2V (với bóng Ge) đến 0,5V (Với bóng Si) thì T1
sẽ không làm việc dẫn tới T2 cũng ngừng dẫn và Rơle R kh ông hút để đóng
mạch cho thiết bị điện cần điều khiển làm việc.

❖ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 4:


4.1. Contactor.
4.2. Khởi động từ.
4.3. Rơ le trung gin và rơ le tốc độ.

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 97


4.4 Rơ le thời gian.
❖ CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 4:
Câu 1 Bộ phận nam châm điện của contactor không có thành phần nào
dưới đây?
A Cuộn dây
B Mạch từ
C Lò xo
D Tiếp điểm chính
Câu 2 Phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về tiếp điểm chính của
Contactor?
A Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua
B Là tiếp điểm thường hở
C Có hệ thống dập hồ quang
D Là tiếp điểm thường đóng
Câu 3 Tần số thao tác của contactor là?
A Khả năng đóng cắt dòng điện của contacror
B Số lần đóng mở của contactor mà không làm contactor hỏng
C Số lần đóng cắt contactor trong một giờ
D Là tần số điện áp đặt vào cuộn dây contactor
Câu 4 Chọn đáp án đúng nhất. Khởi động từ là:
A Khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng ngắt động
cơ.
B Khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đảo chiều động

C Cả A và B đúng
D Không có đáp án đúng.
Câu 5 Cơ cấu trung gian làm nhiệm vụ gì trong rơle?
A Tiếp nhận những tín hiệu đầu vào và biến đổi nó thành đại lượng
cần thiết
B Tiếp nhận những tín hiệu từ khối tiếp thu và biến đổi nó thành đại
lượng cần thiết cho rơ le tác động
C Phát tín hiệu cho mạch điều khiển
D Hiển thị giá trị đầu vào

Bài 4: Khí cụ điện điều khiển Trang 98


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cung cấp điện TS Ngô Hồng Quang - NXB Giáo dục 2004
2. Khí cụ điện kết cấu và sửa chữa Nguyễn Xuân Phú -Tô Đằng, NXB khoa học
kỹ thuật 1998
3. Phần điện trong nhà máy điện và TS. Đào Quang Thạch, TS. Phạm Văn Hoà,
trạm biến áp. NXB khoa học và kỹ thuật

Tài liệu tham khảo Trang 99

You might also like