You are on page 1of 4

BÀI THI GIỮA KÌ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Lâm Phúc Minh

MSSV: 31201022436

Lớp: FNC04

Đề: Hãy nêu và phân tích một vật dụng hoặc một sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch mà bạn cảm thấy tâm đắc và rút bài học cho bản
thân.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời cao đẹp, vĩ đại của một nhà
cộng sản yêu nước, của một vị anh hùng cách mạng thế giới, một chiến sĩ lỗi lạc, đã đấu
tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng
sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc)
Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ Chí Minh đã
đi qua nhiều quốc gia và châu lục, ông được cho là đã sử dụng 50 đến 200 bí danh khác
nhau. Người là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng
là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Thủ tướng Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trong những năm 1945–1955, Chủ tịch nước từ năm 1951 đến khi qua đời. Về
mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Người là
lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh, tiến hành Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc tổng tuyển cử năm 1946. Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chiến tranh Đông Dương chấm dứt. Trong giai đoạn diễn
ra chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam
được thống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
vào năm 1976. Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh để tôn
vinh ông cũng như sự kiện này. Hồ Chí Minh rời khỏi chính trường vào năm 1965 vì lý
do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969. Ngoài hoạt động chính trị, Người cũng là một nhà
văn, nhà thơ và nhà báo lỗi lạc với nhiều tác phẩm để đời với giá trị nhân văn sâu sắc.

Hồ Chí Minh cũng thông thạo nhiều thứ tiếng bằng cách tự học, Bác viết lên bàn
tay, học dưới ánh trăng, dưới ánh đèn vàng vọt của con tàu, dành dụm từng ly cà phê cho
người thủy thủ Algeri để học tiếng Pháp... Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận rằng
bác nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. Trong bản lý lịch
đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác Hồ được miêu tả: "Biết các thứ tiếng:
Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha". Ngoài ra dựa vào
những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại
giao tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác
nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất
nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam…

Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già vĩ đại của dân tộc, Người đã để lại hàng
trăm dấu ấn lịch sử, gắn liền tên tuổi trong nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nước nhà
và cả thế giới. Một trong những sự kiện lịch sử mà em tâm đắc nhất đó chính là sự kiện
“Tổ chức các điều kiện và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam”. Từ khi thành lập đến nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua hơn 90 năm tồn tại và phát triển, từ lãnh đạo cách
mạng trong điều kiện hoạt động bất hợp pháp đến khi trở thành đảng cầm quyền, từ cầm
quyền khi có nhiều đảng phái khác tham chính đến khi trở thành một đảng duy nhất hợp
pháp hoạt động, từ cầm quyền trên nửa nước đến cầm quyền trong cả nước, từ lãnh đạo
kháng chiến chống đế quốc, thực dân là chủ yếu đến lãnh đạo xây dựng đất nước trong
hòa bình, Đảng ta là một đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cũng là một đảng
cầm quyền trong những hoàn cảnh rất khác nhau, rất phức tạp. Sự lãnh đạo của Đảng đã
phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của nhiệm vụ cách mạng, của tình hình trong
và ngoài nước. Trong hoàn cảnh nào, vai trò lãnh đạo của Đảng được nhân dân thừa
nhận, cùng với năng lực vượt lên chính mình là yêu cầu tiên quyết để khẳng định và nâng
cao năng lực cầm quyền của Đảng.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát triển
mạnh mẽ, đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng chân chính của giai cấp công nhân
Việt Nam. Trước tình hình đó, sau một thời gian ở lại Liên Xô để nghiên cứu chế độ xô-
viết và kinh nghiệm xây dựng đảng theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng chí
Nguyễn ái Quốc đã về gần Việt Nam để xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng. Ngày
27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người Cộng sản Đông Dương tài liệu Về việc
thành lập một Đảng Cộng sản Đông Dương, yêu cầu những người cộng sản Đông Dương
phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng giai cấp
vô sản. Quốc tế Cộng sản chỉ rõ phương thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt đầu từ
việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp: chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng
Cộng sản Đông Dương với phong trào cộng sản quốc tế. Nhận được tin về sự chia rẽ của
những người cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc.
Người chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, tại Hương Cảng, Trung Quốc. Trong Báo cáo gửi
Quốc tế Cộng sản (18/2/1930). Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày 6-1…
Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III
Đảng Lao Động Việt Nam (10/9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm làm
ngày kỉ niệm thành lập Đảng. Thành phần Hội nghị hợp nhất gồm: 1 đại biểu của Quốc tế
Cộng sản; 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 2 đại biểu An Nam Cộng sản
Đảng. Hội nghị thảo luận đề nghị của Nguyễn Ái Quốc gồm Năm điểm lớn, với nội dung:

1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng
sản ở Đông Dương;

2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam;

3. Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng;

4. Định kế hoạnh thực hiện việc thống nhất trong nước;

5. Cử một Ban Trung Ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu chi
bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương”. Hội nghị nhất trí với 5 điểm lớn theo đề nghị
của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng
sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày
3/2/1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng).
Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính
Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau
đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng
sản Việt Nam). Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ 3 tổ chức
cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một
đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động
của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.

Hội nghị thành lập Đảng có tầm quan trọng như một Đại hội của Đảng, vì nó đã đề
ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam và những nguyên tắc về xây dựng Đảng
cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng ta là một tất yếu lịch sử, do những điều kiện
trong nước và thế giới lúc ấy quyết định, đồng thời là kết quả rực rỡ của cả một quá trình
hoạt động sôi nổi của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Người đấu tranh kiên cường trong phong
trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, kiên trì học tập tìm tòi nghiên
cứu và rèn luyện. Đó là kết quả to lớn của gần 10 nǎm chuẩn bị rất công phu và đầy đủ
của Người về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Qua sự kiện trên, em rút ra được nhiều bài học từ Bác. Muốn làm nên điều to lớn,
muốn đóng góp cho xã hội và Tổ quốc thân yêu, trước tiên ta phải thực hiện được những
điều nhỏ. Muốn thực hiện một việc gì, ta phải đi tìm hiểu, khám phá qua các con đường
khác nhau. Phải học nhiều, đọc nhiều, có lòng kiên trì và sự quyết tâm lớn. Không chỉ
mãi đi trên con đường mòn mà phải tìm ra một hướng đi mới có hiệu quả hơn. Để làm
được vậy, ta cần phải có tầm nhìn xa trông rộng, trang bị kiến thức vững chắc. Quan
trọng nhất, ta phải “Học, học nữa, học mãi”, luôn luôn tiếp thu kiến thức có chọn lọc và
phát triển bản thân mình.

You might also like