You are on page 1of 14

TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY

TNHH ESTEC VIỆT NAM

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY ESTEC VIỆT NAM
1.1. Thông tin chung
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH ESTEC Việt Nam là một trong những công ty phát triển mạnh trong
lĩnh vực kinh doanh sản xuất, lắp ráp các loại loa điện thoại di động, loa laptop, loa tivi,
loa xe hơi, dàn âm thanh trong nhà với kỹ thuật công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn
QS9000, ISO 9001, ISO 14001, TS 16949, OHSAS 18001. Sản phẩm xuất qua các thị
trường lớn của Mỹ, Nhật, Châu Âu và một số nước khác.
Năm 2008 với tầm nhìn và định hướng phát triển hệ thống sản xuất ra nước ngoài, tập
đoàn ESTEC Korea đã quyết định đầu tư vào Việt Nam, nơi đang có tiềm năng phát triển
rộng mở. Với lí do đó, công ty TNHH ESTEC Việt Nam (EVS) được đăng kí thành lập
với người đại diện là ông LEE SUK JEONG. Công ty TNHH ESTEC Việt Nam là đại
diện chính thức tại Việt Nam cho tập đoàn ESTEC Korea nổi tiếng trên thế giới trong
lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Trụ sở đặt tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,
Thuận An, Bình Dương với quy mô ban đầu khoảng 1000 công nhân viên.
Cùng năm đó, 2 nhà xưởng đầu tiên được xây dựng và đưa vào hoạt động.
Tháng 10 năm 2008, bắt đầu nhận đơn hàng đầu tiên từ tập đoàn chủ quản và xuất khẩu
đơn hàng đầu tiên ra nước ngoài
Năm 2010, với khối lượng đơn hàng ngày càng tăng. ESTEC Việt Nam quyết định xây
dựng thêm 2 nhà xưởng nữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất
Năm 2011, thành lập chi nhánh công ty tại Mỹ Tho, Tiền Giang với tên là công ty
TNHH ESTEC Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Tho. Hiện tại chi nhánh này đã ngừng hoạt
động.
Năm 2013, nhà xưởng thứ 5 được xây dựng, quy mô công ty được phát triển lên tầm
cao mới.
Năm 2019, thành lập chi nhánh công ty tại Long Hồ, Vĩnh Long với tên là công ty
TNHH ESTEC Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long.
Từ đó đến nay công ty đã từng bước tạo dựng được chỗ đứng vững chắc của mình trên
thị trường liên tục cập nhật những sản phẩm mới tiên tiến, phù hợp với nhu cầu thị trường
và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Các đơn đặt hàng của công ty ngày càng tăng, nhờ
đó mà công ty đã hoàn thành được những kế hoạch và mục tiêu do tập đoàn chủ quản
(ESTEC KOREA) đề ra và do chính công ty đề ra. Đến nay quy mô doanh nghiệp đạt
trên 3000 cán bộ, công nhân viên.
1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, triết lý kinh doanh
1.1.2.1. Tầm nhìn
Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong lĩnh vực sản xuất
linh kiện điện tử.
1.1.2.2. Sứ mệnh
Cung cấp những sản phẩm về âm thanh với tiêu chuẩn chất lượng cao, góp phần mang
đến những công nghệ hiện đại phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. Đảm bảo nguồn
cung ứng sản phẩm cho tập đoàn chủ quản và là động lực phát triển nền kinh tế khu vực
miền Nam nói chung và tập đoàn ESTEC nói riêng.
1.1.2.3. Mục tiêu
- Phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế
hàng đầu thị trường. Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hướng đến
phục vụ nhu cầu âm thanh hiện đại.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững, triển khai thực hiện các tiêu
chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần
hoàn, bảo vệ tài nguyên, giảm phát khí thải nhà kính.
- Trở thành đích đến của nhân tài, tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đổi
mới và sáng tạo, xây dựng môi trường làm việc thu hút nhân tài.
1.1.2.4. Triết lý kinh doanh
- Đồng hành với khách hàng bằng sự chân thành và cùng tạo giá trị: EVS tin rằng thỏa
mãn nhu cầu khách hàng là nền tảng của sự thành công trong sản xuất kinh doanh. Mọi
hoạt động của EVS đều xuất phát từ sự chân thành, chủ động lắng nghe, cùng tạo giá trị
và mang lại giá trị cho nhau.
- Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt cho sự thành công và tiến bộ: Ở EVS, nguồn nhân
lực là trụ cột của hệ thống quản trị. Mọi thành công đều phụ thuộc vào yếu tố con người.
Chúng tôi tin rằng thành tựu cao nhất sẽ đạt được khi mỗi một người biết cống hiến trí
tuệ và sức lực của mình một cách tự nguyện, hài hòa và chung chí hướng. Mọi ứng xử
của EVS đều hết sức nhân văn để người lao động phát huy cao nhất năng lực của mình,
đồng thời khuyến khích nhân viên hướng đến thành tựu cao nhất một cách tự nguyện.
- Quản trị hiện đại và vận hành xuất sắc: EVS thực hiện chuyển đổi số và cập nhật các xu
hướng quản trị hiện đại để nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị, chủ động thích ứng
với sự thay đổi và biến động vĩ mô; quyết tâm vận hành xuất sắc bằng cách không ngừng
tối ưu các quy trình hoạt động, các giải pháp, nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ, linh
hoạt trong kinh doanh và nâng tầm văn hóa.
1.2. Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp
1.2.1. Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
và hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu của khách hàng.

- Vận dụng một cách tốt nhất năng lực buôn bán của doanh nghiệp và đẩy mạnh việc
ứng dụng các công nghệ mới vào kinh doanh

- Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Cụ thể là
sản xuất linh kiện điện tử

- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ và chất lượng các đơn hàng đã kí kết với đối tác và các đơn
hàng được ESTEC KOREA chuyển giao.

- Xây dựng các kế hoạch, chính sách của doanh nghiệp theo chiến lược lâu dài và định
hướng hằng năm, hằng quý của doanh nghiệp dựa trên khuôn mẫu từ ESTEC KOREA

- Thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật cũng như nội
quy doanh nghiệp như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ
các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các biện pháp về an toàn vệ
sinh lao động, …

- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai thuế, nộp
thuế, …

- Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, giải quyết thỏa đáng
các mối quan hệ lợi ích với các khách hàng theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội.

1.2.2. Chức năng

- Tổ chức mua bán nguyên vật liệu đầu vào phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử, thiết bị.

- Tiếp nhận, sản xuất, phân phối, xuất khẩu sản phẩm theo đơn hàng.

- Tiềm kiếm nguồn khách hàng mới trong nước, mở rộng thị trường trong nước

- Hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp chi nhánh nhằm mở rộng thị trường, phát huy
một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao nhất là lợi nhuận
doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong công ty, từ đó đóng góp cho
nguồn ngân sách nhà nước.

1.3. Hệ thống tổ chức của doanh nghiệp


1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phó giám Phó giám


đốc sản đốc tài
xuất chính

Phòng Phòng kĩ Phòng kế Phòng Phòng Phòng


kinh nghiên cứu Phòng nhân sự
thuật toán đảm bảo quản lý
doanh và phát
triển chất lượng sản xuất

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH ESTEC Việt Nam, tháng 6 năm 2022
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH ESTEC Việt Nam
1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của các phòng ban
1.3.2.1. Phòng kinh doanh
- Thường xuyên liên hệ và chào hàng, tìm các bạn hàng mới sau đó đưa lên giám đốc để
giám đốc lên kế hoạch giao dịch trực tiếp với các đối tác và ký kết hợp đồng.
- Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến lên ban phó giám đốc công
ty về công tác phân phối sản phẩm cho các thị trường về hàng hóa và dịch vụ đến các
doanh nghiệp.
- Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có chức năng phụ trách chỉ đạo chính trong công tác
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm.
- Lập báo cáo hàng tuần về tình hình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chiến lược kinh doanh của các
phòng ban trong công ty, phân xưởng, doanh nghiệp để có thể đảm bảo được việc thực
hiện được đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm cũng như hoàn thành đúng so với
các hợp đồng với khách hàng.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng.
- Thực hiện việc đề xuất các chính sách cho khách hàng và nhóm khách hàng, trình
giám đốc và nghiêm chỉnh thực hiện theo các chính sách được phê duyệt.
- Tạo mục tiêu tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ và chăm sóc khách hàng
theo các quy định, chính sách của công ty.
- Thu thập và quản lý thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng theo quy định để
phục vụ cho công tác đánh giá xếp hạng khách hàng, thẩm định và tái thẩm định cho các
hồ sơ khách hàng.
1.3.2.2. Phòng kĩ thuật
- Trách nhiệm của phòng kỹ thuật ở công ty TNHH ESTEC Việt Nam chính là lập hồ
sơ thiết kế, quản lý, giám sát kỹ thuật các nhà xưởng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường
xuyên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các vấn đề kỹ thuật của các sản phẩm mới của
doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật các sản phẩm, đảm bảo yếu tố
an toàn cùng các tính năng, công dụng của sản phẩm.
- Phối hợp với các phòng ban khác trong các quy trình sản xuất sản phẩm.
- Xây dựng phương án gia công, lắp đặt, phương án kỹ thuật cho các dự án; xác định
các loại phương tiện, máy móc, thiết bị thi công và các nguồn lực cần thiết khác cho việc
thực hiện đơn hàng và các kế hoạch sản xuất. Bên cạnh đó còn xây dựng phương án
phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các công trình, dự
án của công ty.
- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm quản lý các vấn đề kỹ thuật đối với toàn bộ máy móc,
thiết bị của doanh nghiệp. Lên kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì phù hợp với từng loại máy
móc, thiết bị, kịp thời phát hiện các hư hỏng và tiến hành sửa chữa nhằm đảm bảo tính an
toàn và liên tục trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nâng cấp, đổi mới các thiết bị kỹ thuật lạc hậu bằng
các thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của
công ty. Tham mưu cho Ban lãnh đạo các công nghệ mới, giúp doanh nghiệp tiếp cận và
ứng dụng hiệu quả các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
- Ra quyết định đình chỉ, xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, đội nhóm khi phát hiện các
sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, an toàn phòng
chống cháy nổ và báo cáo cho Ban lãnh đạo công ty để có biện pháp xử lý kịp thời, phù
hợp.
1.3.2.3. Phòng kế toán
* Nhiệm vụ:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài
chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn;
phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của
công ty.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế
hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính,
kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo Công ty.
* Chức năng:
- Phòng kế toán: Thực hiện quy trình thanh toán đối với các đơn hàng
- Thực hiện những công việc chuyên về nghiệp vụ tài chính - kế toán theo đúng quy
định: Phòng kế toán sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng các nghiệp vụ kế toán để phản ánh
các khoản chi phí và doanh thu của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được áp dụng tại
thời điểm hiện hành.
- Theo dõi và phản ánh sự vận động của nguồn vốn kinh doanh để cố vấn cho Ban
lãnh đạo đưa ra những đề xuất hiệu quả nhất.
- Phối hợp cùng với các phòng ban khác tạo nên một cấu trúc bền vững trong công
ty, hỗ trợ nhau để đạt được hiệu suất công việc cao nhất.
1.3.2.4. Phòng nghiên cứu và phát triển
- Chức năng chính của phòng R&D là nghiên cứu và phát triển thành một sản phẩm
mới phù hợp với nhu cầu thị trường, tuân theo chiến lược phát triển của công ty. Trong
quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phòng R&D ngoài việc quan tâm đến công
thức và quy trình sản xuất còn cần bám sát mục tiêu là giá thành, hình thức, cách thức để
bán hàng.
- Nghiên cứu công thức và quy trình sản xuất cho sản phẩm sao cho tiết kiệm chi phí
và thu được lợi nhuận tối đa, có hiệu quả, chất lượng có sức cạnh tranh lớn trên thị
trường.
- Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu đầu vào, cùng với phòng đảm bảo chất lượng
xây dựng các tiêu chuẩn cho nguyên liệu và quá trình sản xuất.
- Thử nghiệm, đánh giá hiệu quả và sự hài lòng của người dùng về sản phẩm, từ đó có
sự điều chỉnh phù hợp.
- Tư vấn, đào tạo về sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để triển khai dự án,
tạo nên sản phẩm.
- tạo ra những công nghệ mới về âm thanh và tần số rung động để cải tiến những sản
phẩm loa cũ, ứng dụng vào những sản phẩm loa mới có chất lượng và giá thành tốt hơn
- Sáng tạo nên những chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hay đưa ra phương thức đóng
gói bao bì tối ưu nhất.
1.3.2.5. Phòng đảm bảo chất lượng
* Chức năng:
- Thiết lập và duy trì hệ thống chất lượng toàn diện, bao trùm tất cả các khía cạnh
của quá trình sản xuất, bảo quản.
- Đảm bảo tuân thủ sản phẩm: Phòng đảm bảo chất lượng có chức năng đảm bảo sản
phẩm, dịch vụ được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng mong đợi
của khách hàng. Công việc của họ là kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đạt
yêu cầu, thông số kỹ thuật, sử dụng danh sách kiểm tra để xác nhận các sản phẩm được
đóng gói an toàn, có hạn sử dụng và hướng dẫn.
- Triển khai và giám sát hệ thống quản lý chất lượng: Đảm bảo chất lượng thực hiện,
giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các quy trình, tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật nhằm
đáp ứng mục tiêu chất lượng của công ty đề ra. Nghiên cứu và thực hiện các quy định
mới của địa phương, nhà nước, ban ngành liên quan. Ghi nhận các tiêu chuẩn chất lượng
của công ty dựa trên tiêu chuẩn được công nhận là ISO 9000.
- Phân tích dữ liệu: Phòng quản lý chất lượng xem xét dữ liệu từ hệ thống dây
chuyền sản xuất, xác định các vấn đề về chất lượng, phân tích dữ liệu và đề xuất các thay
đổi trong quy trình sản xuất hoặc kiểm soát chất lượng nhằm loại bỏ các vấn đề. Bên
cạnh đó, phân tích hồ sơ lợi nhuận của sản phẩm để xác định xu hướng trong thời gian
tới.
* Nhiệm vụ:
– Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra, giám sát đảm bảo sản xuất, cung
ứng và sử dụng đúng loại nguyên liệu ban đầu và nguyên liệu bao gói.
– Giám sát việc kiểm tra, đảm bảo đã thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra cần thiết
đối với nguyên vật liệu ban đầu, sản phẩm trung gian, sản phẩm chờ đóng gói và các
bước kiểm tra trong quá trình sản xuất.
– Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
thẩm định quy trình, thiết bị nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm, nhằm chứng minh tính
ổn định nhất quán của quy trình và đảm bảo có cải tiến.
– Phối hợp với các bộ phận có liên quan tổ chức định kỳ kiểm tra, chỉ đạo công tác
quản lý chất lượng sản phẩm. Kết hợp thanh tra và kiểm tra nội bộ kiểm đinh tiêu chuẩn
ISO theo quy định. Tham gia kiểm tra an toàn lao động tại các nhà xưởng trong công ty.
– Báo cáo công tác an toàn bảo hộ lao động, công tác bảo vệ môi trường đến các cơ
quan chức năng theo định ký và theo yêu cầu đột xuất.
– Lưu trữ hệ thống tài liệu và hồ sơ về chất lượng.
- Đề xuất chương trình, chính sách, kế hoạch đảm bảo chất lượng. Xây dựng và thiết
lập quy trình, tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật chất lượng của công ty.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng, quá trình vận hành sản xuất tuân thủ theo đúng
hướng dẫn, quy chế, quy định về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn nội bộ.
- Giám sát hiệu suất bằng cách thu thập dữ liệu liên quan, tạo báo cáo thống kê.
1.3.2.6. Phòng quản lý sản xuất
- Chịu trách nhiệm quản lý nhân viên về năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản
phẩm và những vấn đề liên quan đến nhân sự trong phòng sản xuất. Tiếp nhận đơn hàng
từ phòng kinh doanh, lên kế hoạch sản xuất theo tháng, tuần, ngày đảm bảo chất lượng,
sản lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất. Tiếp đến là quản lý nhân sự, quản lý sử dụng
trang thiết bị, tổ chức sản xuất, an toàn lao động. Theo dõi, giám sát quá trình và báo cáo
tiến độ sản xuất hàng ngày với cấp trên. Phân tích đề xuất hướng giải quyết cho các vấn
đề về sản xuất và thị trường. Đồng thời, phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu
của ban điều hành.
- Quản lý thu mua nguyên vật liệu, quản lý giao hàng.
- Ước tính, thỏa thuận về thời gian, ngân sách sản xuất. Đảm bảo việc sản xuất hàng
hóa theo đúng thời gian và khoảng ngân sách đã định.
- Theo dõi, đề xuất phương án điều chỉnh sản xuất nếu phù hợp.
- Lập báo cáo theo dõi, thống kê sản xuất.
- Lên kế hoạch về nhu cầu, điều phối, luân chuyển trang thiết bị vật tư.
- Quản lý sản xuất, phát hiện, đánh giá, khắc phục các lỗi sản phẩm hàng hóa.
1.3.2.7. Phòng nhân sự
- Tuyển dụng và đào tạo: Đây được coi là một trong những chức năng chính của bộ
phận nhân sự. Phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm tạo lên kế hoạch và chiến lược
tuyển dụng để thu hút được các nhân tài về với công ty. Người ở phòng nhân sự chịu
trách nhiệm toàn bộ về việc thiết kế các tiêu chí phù hợp với những mô tả của từng công
việc cụ thể. Các nhiệm vụ khác của người làm trong phòng nhân sự liên quan đến việc
tuyển dụng bao gồm xây dựng phạm vi công việc và nghĩa vụ của người nhân viên. Dựa
vào hai yếu tố này bộ phận nhân sự sẽ chuẩn bị các điều khoản cũng như soạn thảo ra hợp
đồng cho ứng viên mới. Khi cần thiết, bộ phận nhân sự cũng trực tiếp đào tạo cho nhân
viên mới để có thể nâng cao kĩ năng để đáp ứng tốt hơn với vai trò của mình. Sau khi thử
việc nhân viên mới sẽ có bản tự nhận xét kết quả thử việc do nhân sự cung cấp.
- Đánh giá hiệu quả: Bộ phận phòng nhân sự khuyến khích nhân viên trong một
doanh nghiệp chung tay làm việc cùng nhau, đoàn kết với nhau, giúp nhân viên phát huy
hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ đưa ra các gợi ý để giúp nhân viên cải thiện hiệu
quả khả năng của mình. Phòng nhân sự cũng là người thường xuyên giao tiếp với nhân
viên để cung cấp cho nhân viên những phản hồi cần thiết vè hiệu quả làm việc và giúp
nhân viên xác định rõ vai trò của mình.
- Duy trì bầu không khí làm việc: Môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ và lành mạnh
sẽ giúp nhân viên phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Quản lý tranh chấp: Phòng nhân sự đóng vai trò là một nhà tư vấn và hóa giải để
giải quyết các vấn đề như vậy một cách hiệu quả. Lắng nghe những than phiền và bức
xúc của nhân viên. Sau đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề đó.
- Quan hệ công chúng: Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức ra các cuộc gặp kinh doanh,
hội thảo và các cuộc họp quan trọng khác trên danh nghĩa của công ty để xây dựng nên
quan hệ với các doanh nghiệp khác, với báo chí và với truyền thông.
- Hoạch định nguồn nhân lực: Theo dõi và đánh gía tình hình nguồn nhân lực trong
doanh ghiệp, thống kê ra nhu cầu trong nhân sự, dự báo nhu cầu nhân sự trong tương lai
của công ty (03 tháng 01 lần) trên cơ sở những quy trình sản xuất đã được thiết lập kế
hoạch sẵn, cùng những thay đổi và nhân tố khác. Xây dựng các chương trình và kế hoạch
nguồn nhân lực cho công ty. Tư vấn và tham mưu cho các chi nhánh cùng phòng, ban,
phân xưởng… Đưa ra các đề xuất thực hiện các chính sách nguồn nhân lực.
1.4. Tổng quan tình hình nhân sự của doanh nghiệp
Tình hình số lượng lao động tại công ty TNHH ESTEC Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021
được thể hiện trong bảng 1.1 và biểu đồ 1.2

Bảng 1.2: Số lượng lao động tại công ty TNHH ESTEC Việt Nam giai đoạn 2018 – 2021

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021

Tổng nhân
1862 2053 2675 3167
viên
Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH ESTEC Việt Nam, tháng 6 năm 2022

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0
2018 2019 2020 2021

Số lượng lao động

Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH ESTEC Việt Nam, tháng 6 năm 2021

Hình 1.3. Biểu đồ số lượng lao động công ty TNHH ESTEC Việt Nam

giai đoạn 2018 – 2021

Tình hình lao động tại công ty TNHH ESTEC Việt Nam có xu hướng tăng đều qua các
năm. Năm 2019 tăng 191 lao động, số lượng lao động này chủ yếu thuộc phòng kinh
doanh và quản lý sản xuất vì năm 2018 công ty có chủ trương phát triển phòng kinh
doanh và quản lý sản xuất để đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Năm 2020 tăng 622 lao động
so với năm 2019, đây là năm tăng cao nhất vì công ty đẩy mạnh việc phát triển sản xuất,
mở rộng nhà xưởng và xây dựng thêm 01 nhà xưởng mới nên công ty cần tuyển thêm để
bổ sung lao động cho các nhà xưởng này. Năm 2021 tăng 492 lao động so với năm 2020,
số lượng lao động tăng thêm này chủ yếu là do ESTEC Việt Nam mở rộng sản xuất ở
doanh nghiệp chi nhánh Vĩnh Long.
Bảng 1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực công ty TNHH ESTEC Việt Nam giai đoạn 2018 –
2021

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021

Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

Tổng lao động 1862 100 2053 100 2675 100 3167 100

56.8 61.4
Nam 989 53.12 1167 1643 1995 63
Giới 7 5

tính 43.1 38.5


Nữ 873 46.88 886 1032 1172 37
3 5

Tốt
85.5 87.6
nghiệp 1512 81.23 1756 2342 2867 90.53
8 5
THCS
Trình
Đại học,
độ 95 5.12 114 5.6 155 5.83 199 6.31
Cao học

Không
255 13.65 183 8.82 178 6.52 101 3.16
trình độ

Độ Từ 18 599 32.19 750 36.5 1048 39.2 1160 36.64
tuổi đến 25 4 1
Từ 26 48.7 43.1
866 46.54 1000 1154 1432 45.23
đến 30 2 5

Từ 31 14.7 17.6


397 21.27 303 473 575 18.13
đến 35 4 4

Khối
85.5 87.6
công 1512 81.23 1756 2342 2867 90.53
8 5
nhân

Khối
Cấp
văn 95 5.12 114 5.6 155 5.83 199 6.31
công
phòng
việc
Khối
nhân
255 13.65 183 8.82 178 6.52 101 3.16
viên
dịch vụ

Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH ESTEC Việt nam, tháng 6 năm 2022

1.5. Một số kết quả hoạt động của doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2021

Hiện tại em chỉ xin được số liệu 1 năm nên chưa viết được phần này, em sẽ hoàn thiện
sau.

You might also like