You are on page 1of 3

Chữ bầu lên nhà thơ

1.Tìm hiểu chung


a) Tác giả
- Lê Đạt ( 1929 – 2008 ) tên khai sinh là Đào Công Đạt ,quê ở tỉnh Bắc
Giang .Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi ,cách tân ,đề cao lao động chữ
nghĩa và từng tự nhận mình là “phu chữ “
-Tác phẩm chính : Bóng chữ (1994 ), Hèn đại nhân (1994), Ngó lời
(1997),...
b) Tác phẩm
- Thể loại : Phê bình văn học
- Xuất xứ : in lần đầu trên báo văn nghệ ,số 34 ,năm 1994
- PTBĐ chính : Nghị luận
c)Bố cục
1. Tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ
2.Tranh luận hai quan niệm về thơ
3. Cốt lõi trong quan niệm về thơ
2. Khám phá văn bản
a) Tóm tắt
- Quan niệm về nhà thơ , về quá trình làm thơ của tác giả Lê Đạt
- Nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm , để tạo ra một bài thơ thì nhà
thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ
- Chữ trong thơ phải hiểu theo “ ý tại ngôn ngoại “
- Quá trình sáng tạo chữ , nhà thơ sẽ có những phát bất chợt hoặc phải
làm việc chăm chỉ trên những trang giấy
- Nhà thơ phải nhờ vào ngôn ngữ ,ý nghĩa thơ
b) Ý nghĩa nhan đề
- Phát biểu của nhà thơ Pháp ,gốc do Thái – Ét-mông Gia-bét
- Ý nghĩa : Mỗi lần làm một bài thơ , nhà thơ lại phải ứng cử trong
một cuộc bầu cử khắc nghiệt của cử tri chữ
3. Tìm hiểu chi tiết
a) Tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ
- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ ý tại ngôn tại “
- Thơ khác hẳn , dựa vào “ ý tại ngôn ngoại “, phải cô đúc và đa nghĩa
- Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh ,là công cụ biểu đạt quan
điểm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng ,tổ chức một cách
nghệ thuật trong bài viết
- Chữ trong thơ cần có sự tương quan ,liên kết với các câu thơ ,phải có độ
vang ,sức gợi cảm ,gợi sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng
của nhà thơ
=> Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp để diễn
đạt ý cần nói , để tiếng lòng của mình được vang lên ,được hữu hình hóa thành
câu chữ , âm thanh,nhịp điệu
- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa tiêu dùng , nghĩa tự vị của
nó ,mà ở diện mạo ,âm lượng ,độ vang vọng ,sức gợi cảm của chữ trong tương
quan hữu cơ với câu ,bài thơ
=> Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ ,hiểu theo “ý tại
ngôn ngoại “ và phải có nhịp điệu , có sự gợi cảm ,thu hút người đọc
b) Tranh luận hai quan niệm về thơ
- Thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát ,” bốc đồng “ , làm thơ không
cần cố gắng
- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt ,xa lạ với lao động lầm lũi
và nỗ lực trao dồi học vấn
- Tác giả “rất ghét” cái quan niệm : các nhà thơ Việt Nam thường chín
sớm nên cũng lụi tàn và “ không mê” các nhà thơ thần đồng ,những người sống
bằng vốn trời cho
- Tác giả ưa những nhà thơ chăm chỉ làm việc trên cánh đồng giấy , tích
góp từng câu chữ ,hạt chữ
=> Sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc
dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ
c)Cốt lõi trong quan niệm về thơ

4.Tổng kết
a)Giá trị nghệ thuật
- Luận điểm rõ ràng
- Bài viết mạch lạc
- Các lí lẽ ,dẫn chứng đưa ra thuyết phục ,chính xác
b) Giá trị nội dung
- Trình bày quan điểm ,ý kiến của tác giả về nhà thơ chân chính
- Bày tỏ quan điểm của tác giả về nhà thơ thực thụ là nhà thơ phải biết nỗ
lực ,lao động , cố gắng chứ không chỉ phụ thuộc vào những cảm xúc bộc phát
trời cho

You might also like