You are on page 1of 5

BỐ CỤC

- Tìm hiểu tác giả. Tóm tắt ndung.


- Chi tiết văn bản. Thể loại. XS. HCST. Bố cục cơ bản
- Giá trị nội dung. Giá trị nghệ thuật.

- Phân tích các lập luận của tác giả đối với “Ý tại ngôn toại” cùng ý nghĩa của nó, lấy ví dụ nhằm
minh chứng sự cấp thiết.
– Phân tích luận điểm “Các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm” khiến tác
giả cảm thấy buồn
– Luận điểm đầu đề “Chữ bầu lên nhà thơ” được tác giả lý giải thế nào? Quan niệm của tác giả
(con đường thơ, … )
– Ý nghĩa và sự thành công của bài viết: lí luận sắc sảo, lối sống chân thật, …

- Mở rộng văn bản. Tìm và trả lời thêm một số câu hỏi xoay quanh văn bản. SBT SGK

1. Tác giả
- Tên khai sinh: Đào Công Đạt (10/09/1929 – 21/4/2008 )
- Quê quán: xã Á Lữ, tỉnh Bắc Giang
- Tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.
- Sau năm 1958 ông chuyên tâm vào hoạt động văn học cho đến khi mất vào năm 2008.
- Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
2. Tóm tắt nội dung:
Tác phẩm bày tỏ quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ
là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua
một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo
nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ
có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm
việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành
công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.
Thể loại: Nghị luận văn học
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích ở trong Đối thoại với đời và thơ
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Tóm tắt:
Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của tác giả Lê Đạt đã nêu lên những quan niệm về một nhà thơ
chân chính. Cái để làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là
do tự thân những con chữ họ làm nên. Vì vậy, sáng tác thơ cần phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao
động chữ, tạo ra được thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của chính người nghệ sĩ.
Chia văn bản thành 3 phần:
Phần 1: Từ đầu → “về hóa trị”: Quan niệm về chữ trong thơ của tác giả.
Phần 2: Tiếp theo → “cuộc bỏ phiếu của chữ”: Hai quan điểm về làm thơ.
Phần 3: Phần còn lại: Trách nhiệm của nhà thơ chân chính

Giá trị nội dung


- Văn bản thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm
tòi độc đáo trong thơ ông
- Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ
cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ; sáng tạo thơ ca là một loại lao động có tính đặc
thù, đòi hỏi nhà thơ phải nghiêm túc, miệt mài để làm nên những sản phẩm ngôn từ độc
đáo, đặc sắc.

Giá trị nghệ thuật

- Lời văn chính xác, rành mạch.

- Cách trình bày luận điểm rõ ràng

- Lời văn súc tích, dễ hiểu.

- Có sự liên hệ, minh chứng cụ thể

Phân tích các lập luận của tác giả đối với “Ý tại ngôn toại” cùng ý nghĩa của nó, lấy ví dụ nhằm
minh chứng sự cấp thiết.

- Văn xuôi thường dựa trên “ý tại ngôn tại”.


Sự lặp lại của từ “tại” có ý nghĩa, và không có sai sót nào trong việc sử dụng nó

- Ý tại ngôn tại” là ý trên văn tự, đọc chữ thì hiểu ngay ý nghĩa câu văn, còn câu chữ trong thơ lại
không hiểu ý nghĩa văn tự mà lại còn phải hiểu nghĩa ẩn sâu bên trong của nó.
- Ông coi trọng “ý tại ngôn toại” của văn thơ, một bài thơ phải làm cho người đọc vừa hiểu được
nội dung, vừa đắm chìm trong mạch cảm xúc đó
- Thơ là một điều lạ lùng mà không cần nói ra người đọc vẫn cảm nhận được điều muốn nói
- Ngôn ngữ của thơ được tinh chế từ cảm xúc, qua một quá trình sàng lọc và lọc lõi, đến mức
tinh xảo, do đó có sự đa dạng về nghĩa và cách hiểu
- Cái mà một nhà thơ thực thụ hướng tới không phải là chất “thương mại” tầm thường, mà là âm
điệu, sự gợi cảm của từng vần, từng nhịp.
- Ông đã khẳng định: “Một nhà thơ có kinh nghiệm là người biết lắng nghe từ ngữ nói lên”. Ông
cho rằng: “Từ ngữ thể hiện bản chất của nhà thơ”, và luôn nhấn mạnh rằng nhà thơ cần tận
hưởng quá trình lựa chọn giữa ý nghĩa và hình ảnh, giữa từ ngữ và sự diễn đạt.

Phân tích luận điểm “Các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm” khiến tác giả
cảm thấy buồn
- Luận điểm này cùng cảm xúc buồn của tác giả đã bày tỏ cho chúng ta thấy sự đồng cảm của tác
giả với những nhà thơ “một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi
lấy từng hạt chữ.”
- Tác giả cảm thấy buồn với ý kiến, luận điểm này vì tác giả camr thấy đây là một cách cắt nghĩa
hời hợt dựa vào thuyết định mệnh.
- Sự tàn lụi sớm trong ý kiến này thực ra là không phải ở sự “chín sớm” mà là ở thái độ không
đúng của một số nhà văn, nhà thơ đối với ngành nghề văn thơ, những người bủn xỉn, chúng ta
chẳng nên kì vọng nhiều
- Từ đó ta thấy rằng cảm xúc buồn của tác giả cũng gần như một sự phản biện đối với luận điểm
“chín sớm” thì “tàn lụi sớm.”

Cách tác giả lí giải luận điểm đầu đề “Chữ bầu lên nhà thơ”:
- Dẫn ý kiến, nhận xét của các nhà thơ, nhà văn lớn trên thế giới như Ét-mông Gia-bét, Gít-đơ,
Pét-xoa; từ đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ: ngôn ngữ là yếu tố không thể
thiếu trong văn học đồng thời khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ.
- Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt từ đó tạo lập và tôn
vinh vị thế nhà thơ.

Qua đây tác giả cũng thể hiện quan niệm:


-Nhà thơ phải là những người “lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” và
phải luôn “cúc cung, tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ”
- “Nhà thơ” không phải là danh vị được tạo một lần cho mãi mãi. Nó có thể bị tước đoạt nếu nhà thơ
không chịu khổ công lao động với ngôn từ mỗi khi viết một bài thơ mới

Ý nghĩa và sự thành công của bài viết: lí luận sắc sảo, lối sống chân thật, …

Bài viết “Chữ bầu lên nhà thơ” của Lê Đạt là một tác phẩm đặc biệt, thể hiện rõ quan niệm của
tác giả về nghề thơ. Trong bài viết này, Lê Đạt cho rằng “chữ Bầu lên nhà thơ”, ý nghĩa là đề cao
những con chữ và sự thấu hiểu nó của một nhà thơ đích thực. Mỗi người sẽ có một phong cách
riêng, một không gian riêng để “lưu trữ” những ý nghĩ táo bạo. Sự thành công của bài viết này
nằm ở khía cạnh nghệ thuật và lí luận sắc bén, quan điểm sống chân thực. Bài viết đã giúp soi
sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ của Lê Đạt.

Câu 3 BT tr 85. Ở phần 2 của văn bản, tác già đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:
- Thơ gắn liền với những càm xúc bột phát, "bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.
- Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học
vấn. Những li lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến
của bạn. TL:
- Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người
đọc nhưng chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên. Tác giả đã chỉ ra rằng, thơ ca không chỉ
là những cảm xúc bột phát, mà còn là kết quả của một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc,
cần mẫn. Người nghệ sĩ không chỉ cần có tài năng, mà còn cần có sự nỗ lực, kiên trì để có thể
sáng tạo nên những tác phẩm thơ ca có giá trị.
- Tác giả có thể đưa ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam,
so sánh với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, tạo thêm sức thuyết
phục với người đọc.

Câu 4 BT tr 85: Tác giả không trực tiếp định nghĩa khái niệm chữ. Dựa vào "ý tại ngôn ngoại"
của văn bản, bạn hãy thử thực hiện công việc này. TL: Khái niệm "chữ" trong văn bản "Chữ bầu
lên nhà thơ" của Lê Đạt có thể được hiểu như sau:
- Chữ không chỉ là một thực thể vật chất, mà còn là những ký hiệu linh hoạt có thể được sử dụng
để ghi lại ngôn ngữ trên nhiều loại vật liệu như giấy, vải, hay đá. Đồng thời, chữ còn đại diện
cho một thực thể tinh thần, là những giá trị văn hóa mà con người gửi gắm trong ngôn ngữ.
Mang đến không chỉ ý nghĩa biểu đạt mà còn chứa đựng ý nghĩa thẩm mỹ và biểu trưng, chữ là
cầu nối hữu ích giữa thế giới vật chất và tinh thần, là nguồn gốc của sự truyền đạt và bảo tồn tri
thức.
- Ngoài ra, chữ trong bài thơ cần có sự tương quan, liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức
gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và truyền tải được tiếng lòng của nhà thơ.

Câu 5 BT tr 84: Bạn có ý kiến gì về luận điểm: "Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở "nghĩa
tiêu dùng", nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ
trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ"? Nếu tán đồng với tác già Lê Đạt, hãy đưa ra một vi
dụ đề minh hoạ.

TL:
- Quan điểm của tác giả rất chính xác khi nhấn mạnh vào "nghĩa tiêu dùng, nghĩa tự vi" của chữ,
những lớp nghĩa chung mà bất kì ai cũng có thể hiểu trong giao tiếp hàng ngày. Điều này làm nổi
bật tầm quan trọng của việc sáng tạo ra những con chữ riêng biệt, độc đáo trong thơ để tránh sự
lạc lõng trong biểu đạt. Nhìn chung, chữ không chỉ đơn thuần là phương tiện truyền đạt thông tin
mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo.
- Ví dụ cụ thể như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, bài Thu hứng của Đỗ Phủ, là minh chứng
cho ý kiến này. Những câu chữ trong những bài thơ này không chỉ giữa được ở "nghĩa tiêu
dùng," mà chúng còn mang theo âm vang và nhịp điệu, truyền tải một cách tinh tế tiếng lòng,
tâm trạng của nhà thơ. Chữ ở đây không chỉ là ngôn ngữ mà còn là nghệ thuật, làm giàu thêm
không khí và sức sống của từng tác phẩm thơ.

You might also like