You are on page 1of 10

KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẬT XƯƠNG BÁNH CHÈ Ở CHÓ VÀ ỨNG DỤNG PHẪU

THUẬT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y NEWPET

PREVALENCE OF CANINE PATELLAR LUXATION AND APPLICATION OF


SURGICAL TREATMENT AT NEWPET HOSPITAL

Tóm tắt: Trật bánh chè là một trong những bệnh xương khớp phổ biến nhất ở chó. Nghiên
cứu nhằm mục tiêu (1) khảo sát bệnh trật bánh chè trên 1.686 chó tại bệnh viện Newpet từ
10/2020 đến 01/2021 và (2) đánh giá hiệu quả phẫu thuật trên 7 ca bệnh. Các yếu tố liên
quan, độ trật, vị trí trật, bên trật, kết quả phẫu thuật được ghi nhận. Kết quả cho thấy 139 chó
trật bánh chè, 4 giống chó có tỷ lệ cao nhất: Poodle (47%), Pomeranian (18%), Chihuahua
(15%), Japanese Chin (13%). Tuổi từ 3 tháng đến 16 năm (trung bình: 3,75 năm) và chủ yếu
ở độ tuổi trung niên tới già. Giống chó nhỏ vóc chiếm 83,5% tổng số chó bị trật xương bánh
chè. Không có khác biệt về khả năng trật bánh chè giữa giới tính đực và cái. Trật bánh chè độ
II và III chiếm phần lớn so với độ I và IV, 94% trật vào bên trong. Trật hai chân chiếm 71%
so với trật một chân. Phương pháp rạch rãnh ròng rọc dễ áp dụng; thời gian phẫu nhanh và
rãnh ròng rọc được chỉnh sửa hiệu quả. Tuy nhiên kỹ thuật này chưa hiệu quả với trật độ IV
và cần kết hợp với phương pháp khác. Với điều kiện của Việt Nam, kỹ thuật này, với hiệu
quả nhất định, có thể là lựa chọn đầu tiên để can thiệp điều trị trật bánh chè.
Từ khoá: chó, cắt sâu rãnh ròng rọc, trật bánh chè, xương khớp.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trật xương bánh chè (Patella luxation) là một trong những rối loạn xương khớp phổ biến nhất
ở chó và thường được nhận thấy trong các ca chấn thương thú y và thực hành chỉnh hình (Di
Dona và cs., 2018). Sự trật bánh chè có thể diễn ra ở mặt trong, mặt ngoài hoặc cả hai. Phần
lớn các ca trật là ở mặt trong và được chẩn đoán trên các giống chó nhỏ vóc, trong khi trật
mặt ngoài ít xảy ra hơn và thường được chẩn đoán trên những giống chó lớn vóc hoặc khổng
lồ (Harasen, 2006). Ngoài ra, các giống chó bi bị ảnh hưởng nhất bởi trật xương bánh chè bao
gồm Poodle, Pomeranian, Yorkshire Terrier, Chihuahua và Bulldog (O’Neill và cs., 2016).
Trật xương bánh chè được phân loại bao gồm bẩm sinh, phát triển hoặc do chấn thương, tùy
thuộc vào thời gian khởi phát của bệnh. Đa số các trường hợp là bệnh phát triển vì chúng xuất
hiện sớm trong quá trình phát triển xương của thú. Trật xương bánh chè có thể được điều trị
cầm chừng hoặc chữa trị bằng ngoại khoa, tùy thuộc vào độ tuổi và kích thước của chó, cấp
độ trật và các dị tật tiềm ẩn. Các kỹ thuật phẫu thuật bao gồm giải phóng mô mềm, chuyển vị
mấu xương chày, cắt sâu rãnh ròng rọc.
Theo hiểu biết của các tác giả, chưa có nghiên cứu chính thức nào trước đây điều tra và phân
loại các yếu tố liên quan đến bệnh trật xương bánh chè ở chó và đặc biệt là điều trị bằng can
thiệp phẫu thuật ở Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu này đã thu thập dữ liệu
về trật xương bánh chè tại bệnh viện Newpet để khảo sát tỷ lệ mắc bệnh ở các yếu tố khác
nhau, bao gồm giống, tuổi, giới tính và trọng lượng của động vật. Ngoài ra lần đầu tiên áp

1
dụng kỹ thuật cắt sâu rãnh ròng rọc, đánh giá hiệu quả của kỹ thuật này, tần suất và mức độ
nghiêm trọng của các biến chứng sau khi điều trị phẫu thuật.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Thu thập số liệu
Tất cả các chó được đưa đến Bệnh viện Newpet, dù là vấn đề về sức khỏe, dịch vụ thú y,
hoặc dịch vụ grooming/spa trong khoảng thời gian nghiên cứu, đều sẽ được trải qua quá trình
khám xương bánh chè. Các yếu tố bao gồm tuổi, giống, giới tính và trọng lượng cơ thể được
thu thập. Các thông tin khác, chẳng hạn như cấp độ trật và hướng trật, bên bị trật được ghi
nhận lại ở những chó được phát hiện trật bánh chè. Mỗi khớp gối bị ảnh hưởng được tính là
một ca bệnh. Chó được phân thành ba loại dựa trên trọng lượng của chúng: nhỏ = dưới 9 kg,
trung bình = 9,1-18 kg, lớn = 18,1 kg trở lên (Priester, 1972).
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, những chó được đưa đến bệnh viện từ lần thứ hai trở đi
sẽ được loại trừ. Khi chó được phát hiện trật xương bánh chè, chỉ khi lý do chính để đến bệnh
viện là các vấn đề về xương khớp ở chân sau, thì một quá trình khám và tư vấn hoàn chỉnh sẽ
được thực hiện; nếu không, thì thông tin thú sẽ được ghi lại đầy đủ. Trong trường hợp phẫu
thuật, tất cả các chi tiết của quá trình phẫu thuật, xử trí sau phẫu thuật, các biến chứng trong
và sau phẫu thuật đều được ghi nhận lại.
Phẫu thuật trật xương bánh chè mặt trong

A B C

Hình 1. Tiếp cận ổ khớp bánh chè. (A) Rạch phần da và mô liên kết; (B) Rạch phần bao khớp; (C) Bọc
lộ bên trong của ổ khớp.

Sau khi xác định vị trí xương bánh chè và rìa ngoài của rãnh ròng rọc, một đường cong rạch
da được thực hiện từ phần mấu xương chày đến vị trí xương bánh chè. Lớp mô liên kết dưới
da sau đó được rạch cùng chiều với đường rạch da. Một đường rạch cong khác, tương tự như
những vết rạch ở da và dưới da, được thực hiện xuyên qua lớp cơ cân mạc và chạy dọc theo
rìa của cơ nhị đầu đùi (Hình 1.A). Một vết rạch cạnh song song hiện được thực hiện xuyên
qua bao khớp (Hình 1.B) và bọc lộ phần bên trong của ổ khớp (Figure 1.C).

2
Sau đó tiến hành kỹ thuật cắt sâu rãnh ròng rọc để cố định xương bánh chè. Đầu tiên, dao mổ
được sử dụng để cắt phần sụn mặt trên của rãnh ròng rọc, tạo ra một đường viền định hình
(Hình 2.D). Sau đó, lưỡi cưa xương bánh chè được sử dụng để tách rời phần sụn xương dựa
trên các đường viền định hình đã được tạo trước đó (Hình 2.E). Hai mặt phẳng xiên tạo
thành phần sụn chêm phải được đảm bảo giao nhau tại rãnh liên khớp. Bằng cách loại bỏ
thêm xương từ mặt bên ngoài của phần rãnh mới được tạo ra, rãnh ròng rọc sẽ được trực tiếp
làm sâu hơn (Hình 3.3F). Gọt tỉa và đặt phần sụn trở vào lại rãnh, đảm bảo phần sụn có độ
sâu đủ để chứa 50% chiều cao của xương bánh chè (Hình 2.G).

D E

F G

Hình 2. Kỹ thuật cắt sâu rãnh ròng rọc. (D) Tạo đường viền định hình; (E)
Tách rời phần sụn của rãnh ròng rọc ; (F) cưa thêm mặt ngoài để làm sâu
rãnh ròng rọc; (G) Đặt phần sụn trở lại vào rãnh

Bao khớp mặt trong dày hơn bình thường và bị co lại ở những ca bệnh bị trật mặt trong cấp
độ III hoặc cấp độ IV. Do đó, bao khớp mặt trong và phần cân mạc phải được giải phóng để
cho phép thả lỏng xương bánh chè về phía mặt ngoài. Dao mổ được sử dụng để tạo một
đường rạch song song giữa phần cân mạc và bao khớp (Hình 3.H). Sau đó, dùng đường may
gián đoạn đơn giản để khép phần mô khi xương bánh chè đã được cố định ở vị trí thích hợp.
Cách khép mô này sẽ giúp ngăn ngừa sự trật mặt ngoài trong một số trường hợp.

3
Khi xương bánh chè đã được đưa về đúng vị trí, bao khớp và cân mạc ngoài được đóng
chung một lớp bằng các đường may gián đoạn liên tục(Hình 3.I). Bước cuối cùng là đóng lớp
dưới da và lớp da để kết thúc quá trình phẫu thuật (Hình 3.J).

H I J

Hình 3. Kỹ thuật mô mềm và đóng vết thương. (H) Giãn bao khớp mặt trong; (I) đóng ổ khớp và
cơ cân mạc bằng đường may gián đoạn liên tục; (J) đóng vết thương và kết thúc phẫu thuật.
Chăm sóc hậu phẫu
Meloxicam (1.5mg/kg) được dùng tối thiểu trong 7 ngày. Cephazolin (22mg/kg) được sử
dụng trong 5 ngày. Vết thương được kiểm tra hằng ngày và vòng cổ Elizabeth được sử dụng
để ngăn thú tự làm ảnh hưởng vết thương. Chỉ được cắt sau 10 đến 14 ngày sau phẫu thuật.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Tỷ lệ của trật xương bánh chè trên chó
Một trăm ba mươi chín cá thể với 238 xương bánh chè bị trật được xác định ở 1.686 chó đến
Bệnh viện Newpet trong suốt thời gian nghiên cứu, chiếm 8,2%. Chỉ 25 chó (18%) được đưa
đến bệnh viện vì người chủ xác định thú bị đau ở chân sau, trong khi 114 chó còn lại (82%)
đến vì mục đích khác. Việc này đặt ra một vấn đề về phúc lợi cho động vật bị ảnh hưởng bởi
căn bệnh này. Vì trật xương bánh chè chủ yếu là một bệnh mãn tính, phát triển từ nhỏ với các
dấu hiệu nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nó có thể tiến triển âm thầm và khó phát
hiện cho chủ nuôi cho đến khi tình trạng đủ nghiêm trọng. Cuối cùng, những con chó không
được chẩn đoán kịp thời hoặc chậm phát hiện có thể bị ảnh hưởng nặng nề và có thể không
đáp ứng tốt với điều trị.
Giống, tuổi, giới tính, trọng lượng
Tổng số 139 chó bị trật xương bánh chè thuộc 9 giống chó khác nhau, trong đó Poodles
(47%) bị mắc phải nhiều nhất, tiếp theo là Pomeranians (18%), Chihuahua (15%), Japanese
Chin (13%) và Pug (3%). Mỗi giống còn lại chiếm khoảng 1% (Hình 4). Sự khác biệt trong
phân bố giống có thể do sở thích của người dân vì giống chó nhỏ vóc phổ biến ở các khu vực
nhỏ và đông đúc, đặc biệt là Quận 1 - trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Những kết quả này
phù hợp với các nghiên cứu trước đây, trong đó sự trật bánh chè được tìm thấy nhiều nhất ở
chó Poodle, Pomeranian và Chihuahua (Priester, 1972; Di Dona và cs., 2018). Ngoài ra,
nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ bệnh của chó Japanese Chin tương đối cao (13%) so với các
giống chó khác, điều này chưa được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây (Bosio và cs.,
2017; O’Neill và cs., 2016).

4
50% 47%
45%
40%
Phần trăm mắc bệnh

35%
30%
25%
20% 18%
15%
15% 13%
10%
5% 3%
1% 1% 1% 1%
0%
ka

in
l

g
ed

ian

le
a
ie

rie

Pu

hu
Ch
as

an

od
oy

an
r

ua
Al

Te
Sp

Po
m

se

er
ih
Sa

ne
ire

m
er

Ch

Po
pa
ok

sh

Ja
rk
Co

Yo

Giống chó

Hình 4. Sự phân bố về những giống chó bị trật xương bánh chè tại bệnh viện Newpet
Những chó bị ảnh hưởng dao động từ 3 tháng đến 16 năm tuổi (trung bình: 3,75 năm). Trật
bánh chè chủ yếu được phát hiện ở những chó trên 3 năm tuổi (46%), tiếp theo là từ 1 đến 3
tuổi (39%) và dưới 1 tuổi (15%). Kết quả này tương tự với phát hiện của Vidoni và các đồng
nghiệp, cho rằng có mối tương quan giữa tuổi và sự xuất hiện của trật xương bánh chè và tỷ
lệ trật xương bánh chè sẽ tăng lên sau mỗi năm, nghĩa là chó càng lớn tuổi, nó càng có xu
hướng dễ bị trật hơn (Vidoni và cs., 2005). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Bosio và cs.
(2017) chỉ ra những chó dưới 1 tuổi (43%) thường bị ảnh hưởng hơn các nhóm lớn tuổi, và
cho rằng trật bánh chè bắt đầu biểu hiện tương đối sớm trong tuổi đời của chó.
Về trọng lượng cơ thể, chó cỡ nhỏ chiếm 83,5%, chó cỡ vừa chiếm 15% và chó lớn chỉ chiếm
1,5% (Bảng 1). Kết quả này chỉ ra rằng các giống có kích thước nhỏ với trọng lượng cơ thể
thấp chiếm tỷ lệ trật cao hơn đáng kể. Giống chó lớn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, có thể do sự
phân bố giống khác nhau giữa các khu vực tại thành phố Hồ Chí Minh (khu vực trung tâm
thành phố có xu hướng thích giống nhỏ hơn giống lớn). Do đó, nghiên cứu này xác định rằng
trọng lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trật xương bánh chè và điều này đã
xác nhận bởi các nghiên cứu trước đây rằng những chó nhỏ có tỷ lệ mắc bệnh gấp 12 lần so
với những con chó lớn (O’Neill và cs., 2016). Ngoài ra, những khác biệt này cho thấy trật
bánh chè có thể liên quan đến các yếu tố di truyền trong sự thu nhỏ kích cỡ của một số giống
chó nhất định (Vidoni và cs., 2005).
Về giới tính, chó cái chiếm tỉ lệ 54% và chó đực là 46%. Các nghiên cứu điều tra mối liên
quan giữa giới tính và trật bánh chè chỉ ra kết quả mâu thuẫn vì một số báo cáo tỷ lệ mắc ở
giới tính đực cao hơn, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ mắc ở giới tính cái cao
hơn (Gibbons và cs., 2006; Priester, 1972). Trong nghiên cứu này, sự khác biệt không có ý
nghĩa giữa giới tính cái (n = 75) và đực (n = 64) (Bảng 1), điều này được xác nhận với các

5
nghiên cứu gần đây khác (Bosio và cs., 2017; Bound và cs., 2009). Ngoài ra, không có mối
quan hệ nào được xác định giữa hướng của sự trật bánh chè và giới tính (p = 0,07).
Cấp độ trật xương bánh chè
Mức độ nghiêm trọng của trật bánh chè được phân loại làm 4 cấp độ (Di Dona và cs., 2018)
bao gồm cấp độ I trong 15 ca (6%), cấp II trong 148 ca (62%), cấp III trong 60 ca (25%) và
cấp IV trong 15 ca (6%). Trật mức độ II và III chiếm ưu thế ở tất cả các nhóm chó so với độ I
và IV, phù hợp với phát hiện của Bosio và các đồng nghiệp (Bosio và cs., 2017).
Bảng 1. Sự phân bố của trật bánh chè trong và ngoài theo giới tính, tuổi và tầm vóc

Trật bánh chè mặt trong Trật bánh chè mặt ngoài
(131 chó hay 94%) (8 chó hay 6%) Tổng
(139 chó)
Một bên Hai bên Tổng Một bên Hai bên Tổng
Cái 19 (15%) 49 (37%) 68 (52%) 6 (75%) 1 (12,5%) 7 (87,5%) 75 (54%)
Đực 14 (11%) 49 (37%) 63 (48%) 1 (12,5%) 0 (0%) 1 (12,5%) 64 (46%)
<1 năm 3 (2%) 17 (13%) 20 (15%) 1 (12,5%) 0 (0%) 1 (12,5%) 21 (15%)
1-3 năm 21 (16%) 31 (24%) 52 (40%) 2 (25%) 0 (0%) 2 (25%) 54 (39%)
>3 năm 9 (7%) 50 (38%) 59 (45%) 4 (50%) 1 (12,5%) 5 (62,5%) 64 (46%)
Nhỏ 27 (21%) 88 (67%) 115 (88%) 1 (12,5%) 0 (0%) 1 (12,5%) 116 (83,5%)
Vừa 10 (8%) 6 (4%) 16 (12%) 4 (50%) 1 (12,5%) 5 (62,5%) 21 (15%)
Lớn 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (25%) 0 (0%) 2 (25%) 2 (1,5%)

Trật bánh chè mặt trong và mặt ngoài


Tỷ lệ trật mặt trong cao đáng kể ở mức 94%. Trong khi đó, trật mặt ngoài có tỉ lệ thấp chỉ 6%
(Bảng 1), khá giống với kết quả của Bound và cộng sự, 2009 (8%). Phần lớn các trường hợp
trật mặt ngoài trong nghiên cứu này xảy ra ở chó trên 9kg (chó cỡ trung bình và lớn) với 8
trong số 9 ca, điều này tương đồng với những phát hiện khác (Gibbons và cs., 2006).
Trật bánh chè một bên và hai bên
Trật cả hai chân đã được chẩn đoán ở 71% số chó (n = 99) và trật một bên chân chiếm 29%
(n = 40). Một kết quả có ý nghĩa thống kê được chỉ ra giữa bên trật (một bên và hai bên) và
hướng trật (mặt trong và mặt ngoài) (p <0,001). Các nghiên cứu cũ hơn phát hiện ra rằng tình
trạng trật một bên phổ biến hơn nhưng các nghiên cứu gần đây đã xác định rằng tỷ lệ mắc
bệnh ở cả hai bên cao hơn (Bosio và cs., 2017; O’Neill và cs., 2016).
Phẫu thuật điều trị trật bánh chè
Trong số 25 chó bị ảnh hưởng với 41 ca trật cấp tính, chỉ có 5 chó (7 ca) được phẫu thuật sửa
chữa trật bánh chè mặt trong. 20 chó còn lại (35 ca) được sử dụng thuốc giảm đau và hạn chế
vận động. Phẫu thuật được thực hiện một bên ở 3 chó và tuần tự hai bên ở 2 chó (tổng cộng 7
ca). Bao gồm 1 ca mức độ II, 4 ca mức độ III và 2 ca mức độ IV.

6
Kết quả phẫu thuật
Tỷ lệ điều trị phẫu thuật Thời gian lành vết thương Thời gian đi lại bình thường
thành công là 71% (n = 5) sau
35
7-30 ngày chăm sóc hậu phẫu 30
30
với phần lớn chó có thể đi lại
25 22
và chạy bình thường bằng cả
20 18

Ngày
bốn chân (Hình 5). Tỷ lệ 15 16
15 12 12
thành công ở độ 2 và độ 3 là 9 10
10 7 7 6
100%. Tuy nhiên, kết quả 5 5
5
không như ý muốn đã xảy ra
0
ở chó số 5 mà ban đầu được No.1 1st No.1 No.2 No.3 No.4 No.5 1st No.5
chẩn đoán trật bánh chè hai 2nd 2nd
bên độ IV (n = 2/2). Kết quả Chó
không thành công hoàn toàn
này có thể được giải thích là do chó này bị trật độ IV hai bên, tồn tại các biến dị về xương,
bao gồm rãnh ròng rọc bị nông và xoay mặt trong của xương chày (Hình 6). Kỹ thuật chuyển
vị mấu xương chày được coi là cần thiết ở tất cả những chó có mức độ IV để hoàn toàn hồi
phục lại cơ chế co duỗi của khớp gối cũng như cố định vị trí của xương bánh chè trong rãnh
ròng rọc (Wangdee và cs., 2013). Do đó, ở chó bệnh độ IV này, chỉ áp dụng phương pháp cắt
sâu rãnh ròng rọc là không đủ để đảm bảo sự cố định hoàn toàn của xương bánh chè. Ngoài
ra, chó cấp IV này đã trải qua một cuộc phẫu thuật tuần tự hai bên với khoảng thời gian nghỉ
là chỉ 2 tuần trong khi khuyến cáo cho loại phẫu thuật này là cách nhau 4-12 tuần, do đó có
thể dẫn đến tái trật bánh chè do cấu trúc xương khớp chưa lành hoàn toàn.
Biến chứng
Trong tổng số 7 ca được thực hiện trong nghiên cứu, có 3 loại biến chứng được xác định ở 3
chó. Các biến chứng sau phẫu thuật ngắn hạn sau phẫu thuật bao gồm sưng tấy vết mổ và vết
thương rỉ dịch. Biến chứng lâu dài là tái trật xương bánh chè, xảy ra ở 2 ca của chó số 5.
Các biến chứng nhỏ xảy ra trong quá trình theo dõi ngắn hạn, chẳng hạn như vết thương bị rỉ
dịch, vết mổ viêm nhiễm do chó liếm vết mổ hoặc hoạt động quá mức. Những trường hợp
này dẫn đến kéo dài quá trình lành vết thương và phải sử dụng kháng sinh.

Hình 6. Biến dị xương của ca trật độ IV ở chó số 5


7
Phẫu thuật tuần tự hai bên được thực hiện trên hai chó với khoảng thời gian nghỉ giữa hai lần
phẫu thuật là 6 tuần đối với chó số 1 và 2 tuần đối với chó số 5. Trong trường hợp của chó số
5, do khoảng thời gian nghỉ không phù hợp đã góp phần vào sự tái trật của cả hai chân.
Trường hợp này sau đó được sử dụng thuốc giảm đau cùng với việc hạn chế vận động và có
thể đi lại sau 16 ngày, dẫn đến tổng thời gian hồi phục là 30 ngày sau phẫu thuật (Hình 6).
Đánh giá quá trình hồi phục
Tại thời điểm 2 tuần sau phẫu thuật:
Quá trình lành vết thương tốt ở 28,6% số ca phẫu thuật (n = 2), đi lại với tình trạng chân sau
khập khiễng nhẹ, chưa chuyển động đầy đủ (gập và duỗi) nhưng nhìn chung có độ ổn định
xương bánh chè tốt. Tại thời điểm này có thể coi là tốt và chấp nhận được. Có 3 ca bị khập
khiễng (42,8%) bước đi với độ khập khiễng vừa phải và không thoải mái khi đứng do bị biến
chứng (vết thương bị rỉ dịch, sưng tấy). Hai ca còn lại (28,6%) cho thấy quá trình phục hồi tốt
với chuyển động hoàn toàn, đi lại và chạy bình thường.
Tại thời điểm 6 tuần sau phẫu thuật:
Hầu hết các trường hợp đều cải thiện tốt ở thời điểm 6 - 8 tuần sau phẫu thuật. Khi kiểm tra
dáng đi, 57,1% trường hợp (n = 4) đi lại tốt, không bị khập khiễng, trong khi 28,6% trường
hợp (n = 2) biểu hiện khập khiễng nhẹ ở chân phẫu thuật. Nhìn chung, phạm vi cử động của
khớp gối đã hoàn toàn được khôi phục.
Trong 14,3% trường hợp (n = 1), chó số 5 được phẫu thuật tuần tự hai bên, 6 tuần sau cuộc
phẫu thuật thứ hai, chó bị đau chân cấp tính ở cả hai chân, không thể đứng và đi lại hoàn
toàn. Như đã đề cập ở trên, do thời gian nghỉ giữa hai lần phẫu thuật ngắn và không áp dụng
phương pháp chuyển vị mấu xương chày ở bệnh súc độ IV nên kết quả đã không đạt yêu cầu.

R
L R
L
After Before

Hình 7. Sự phát triển của trật bánh chè ở chó sau phẫu thuật .
Một điều thú vị là ở chó số 1, ban đầu được chẩn đoán mắc trật bánh chè mặt trong (MPL)
bên trái độ I và MPL bên phải độ III, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật đầu tiên ở chân phải và
kiểm tra lại, chân trái đã chuyển sang cấp độ III trong vòng 6 tuần (Hình 7). Điều này có thể
do tác động của trọng lượng lên chân trái trong quá trình lành của chân phải, dẫn đến sự tiến
triển của MPL cấp độ III. Kết quả thú phải trải qua cuộc phẫu thuật MPL thứ hai ở chân trái.

8
Trong số bảy ca phẫu thuật, thời gian trung bình cần thiết cho một ca phẫu thuật là 35 phút
với thời gian dài nhất ở chó số 5 (50 phút) và ngắn nhất ở chó số 2 (25 phút). Với trật độ II và
III, thời gian phẫu thuật tương đối ngắn và dễ thực hiện nhưng ở độ IV, do sự trật xương bánh
chè vĩnh viễn kèm theo biến dạng xương nặng nên cần thời gian dài hơn để hoàn thành.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Nghiên cứu này cho thấy tình trạng trật xương bánh chè thường xảy ra ở những giống chó
nhỏ, bao gồm Poodle, Pomeranian, Chihuahua và Japanese Chin. Đa số các trường hợp bị trật
xương bánh chè mặt trong cấp độ II hoặc III với tỷ lệ trật ở cả hai chân cao. Chó ở độ tuổi
trung niên đến già có xu hướng dễ mắc bệnh này hơn những con ở độ tuổi nhỏ. Hầu hết việc
trật bánh chè xảy ra ở những chó không được chẩn đoán, vốn đã bị mắc bệnh mãn tính nhưng
chủ không hay biết, cuối cùng trở thành một vấn đề phúc lợi động vật cần được xem xét.
Phương pháp cắt sâu rãnh ròng rọc kết hợp kỹ thuật mô mềm đã cho thấy hiệu quả cố định
xương bánh chè trong rãnh ròng rọc. Kỹ thuật này dễ thực hiện, thời gian mổ hiệu quả và chi
phí phẫu thuật tương đối tiết kiệm. Với 7 ca phẫu thuật đã thực hiện, tỷ lệ thành công cao ở
cấp độ II và III, tuy nhiên chưa cho thấy đủ hiệu quả trong trật bánh chè ở cấp độ IV và cần
phải kết hợp thêm phương pháp phẫu thuật khác.
Từ đó, việc khám tổng quát lâm sàng kết hợp kiểm tra khớp gối nên được thực hiện như một
tiêu chuẩn tại bất kỳ phòng khám nào để phát hiện bệnh này một cách nhanh chóng. Hơn nữa,
cần thực hiện các nghiên cứu mở rộng bao gồm các phòng khám ở các khu vực khác của
thành phố và các tỉnh thành với số lượng mẫu lớn hơn để củng cố mức độ phổ biến của trật
xương bánh chè ở các giống, tuổi và giới tính cũng như hiệu quả của kỹ thuật làm sâu rãnh
ròng rọc trong việc điều trị.

LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Quang Thông, Bác sĩ Ngô Quốc Hưng và các cán
bộ bệnh viện Newpet đã nhiệt tình tư vấn và giúp đỡ trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bosio, F., Bufalari, A., Peirone, B., Petazzoni, M., & Vezzoni, A. (2017). Prevalence,
treatment and outcome of patellar luxation in dogs in Italy. A retrospective multicentric
study (2009-2014). Veterinary and Comparative Orthopaedics and Traumatology:
V.C.O.T, 30(5), 364–370. https://doi.org/10.3415/VCOT-16-05-0073
[2]. Bound, N., Zakai, D., Butterworth, S., & Pead, M. (2009). The prevalence of canine
patellar luxation in three centres Clinical features and radiographic evidence of limb
deviation. Veterinary and Comparative Orthopaedics and Traumatology: V.C.O.T, 22,
32–37. https://doi.org/10.3415/VCOT-08-01-0009
[3]. Di Dona, F., Della Valle, G., & Fatone, G. (2018). Patellar luxation in dogs. Veterinary
Medicine (Auckland, N.Z.), 9, 23–32. https://doi.org/10.2147/VMRR.S142545

9
[4]. Gibbons, S. E., Macias, C., Tonzing, M. A., Pinchbeck, G. L., & McKee, W. M. (2006).
Patellar luxation in 70 large breed dogs. Journal of Small Animal Practice, 47(1), 3–9.
https://doi.org/10.1111/j.1748-5827.2006.00004.x
[5]. Hayes, A. G., Boudrieau, R. J., & Hungerford, L. L. (1994). Frequency and distribution of
medial and lateral patellar luxation in dogs: 124 cases (1982-1992). Journal of the
American Veterinary Medical Association, 205(5), 716–720.
[6]. O’Neill, D. G., Meeson, R. L., Sheridan, A., Church, D. B., & Brodbelt, D. C. (2016).
The epidemiology of patellar luxation in dogs attending primary-care veterinary practices
in England. Canine Genetics and Epidemiology, 3(1), 4. https://doi.org/10.1186/s40575-
016-0034-0
[7]. Priester, W. A. (1972). Sex, size, and breed as risk factors in canine patellar dislocation.
Journal of the American Veterinary Medical Association, 160(5), 740–742.
[8]. Vidoni, B., Sommerfeld-Stur, I., & Eisenmenger, E. (2005). Diagnostic and genetic
aspects of patellar luxation in small and miniature breed dogs in Austria. Wiener
Tierarztliche Monatsschrift, 92, 170–181.

10

You might also like