You are on page 1of 43

ENT Summer class

PREAURICULAR SINUS

Edited by Dr. Nguyen Thu Hien


References from Dr. Hung Le
Abtract
Rò luân nhĩ lần đầu tiên được mô tả bởi Heusinger năm 1864. chúng là một di tật
bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Hầu hết các rò luân nhĩ xuất hiện bên ngoài như một
lỗ nhỏ gần bờ trước phần lên của sụn luân nhĩ, và về kinh điển thì chúng thường
nằm ở vị trí trước ống tai ngoài (EAC). Chúng thường được phát hiện trong khám
sức khỏe định kỳ; 0,1% đến 0,9% ở Hoa Kỳ, 2 4% đến 6% ở châu Á, 3,4 và 4%
đến 10% ở một số khu vực của Châu Phi. Các rò luân nhĩ bắt nguồn từ sự kết
hợp khiếm khuyết hoặc không hoàn chỉnh của vành tai bắt nguồn từ sáu nụ phôi
của thời kỳ bào thai. Chúng thường không có triệu chứng và xuất hiện độc lập và
không cần điều trị. Tuy nhiên, một khi bị nhiễm bệnh, các lỗ rò này thường trở
thành những khối sưng đau và chảy mùi hôi. Đợt cấp tính tái phát thường gặp
nhất trên các đường rò có tiền sử nhiễm trùng. Cắt bỏ hoàn toàn lỗ rò cùng với
đường rò là điều trị cơ bản nhằm ngăn ngừa biến chứng.
Abtract
Khối hoặc nang nằm sau EAC thường được coi là hạch bạch huyết bị viêm, u
nang biểu bì bội nhiễm, u nang bã nhờn, hoặc rò của khe mang. Những khối này
đòi hỏi điều trị thuốc kháng sinh, rạch dẫn lưu, hoặc cắt bỏ. Tuy nhiên, có một số
khối tái phát hoặc sưng lên ở vùng sau tai, ngay cả khi chúng được điều trị đúng
cách. Một trong những lý do cho điều này là các loại biến thể của rò luân nhĩ. Loại
biến thể của rò luân nhĩ là một 'rò sau tai' có túi rò nằm ơ vùng sau tai và cũng có
lỗ rò nằm gần phần lên của sụn luân nhĩ. Trên thực tế, các biến thể không điển
hình của rò luân nhĩ hiếm khi được báo cáo, và chúng cho thấy các lỗ rò ở sau
trên sụn luân nhĩ, nắp tai, hoặc dái tai. Mục đích của nghiên cứu này là để phân
tích tỷ lệ mắc bệnh, lịch sử, biểu hiện lâm sàng, tỷ lệ tái phát, và các kỹ thuật
phẫu thuật của các loại biến thể và so sánh chúng với các loại cổ điển của rò luân
nhĩ.
Loại biến thể có vị trí bất thường của lỗ rò, không giống như loại
cổ điển. Hầu hết các xoang cổ điển có lỗ rò nằm trước đường
thẳng tưởng tượng nối từ bờ sau nắp tai tới bò sau phần lên của
sụn luân nhĩ. Tuy nhiên, tất cả các loại biến thể cho thấy lỗ rò
nằm sau đường tưởng tượng này (Hình 1). Các loại biến thể có
thể được phân thành ba loại theo vị trí của lỗ rò (Hình 1): lỗ rò
nằm trên rễ luân nhĩ (type1), lỗ rò nằm trên gờ luân (loại 2) và lỗ
rò nằm trên khu vực giữa hố luân (loại 3). Loại 1 được tìm thấy ở
bảy bệnh nhân thuộc nhóm biến thể, do đó chiếm ưu thế trong
các loại biến thể. Loại 2 được tìm thấy ở ba bệnh nhân và loại 3
trong một bệnh nhân
Hình 1: Sơ đồ vẽ cho thấy các lỗ rò phân biệt của nhóm biến thể
nằm ở phía sau của đường tưởng tượng (đường chấm chấm)
nối từ bờ sau nắp tai tới bò sau phần lên của sụn luân nhĩ. Các
loại biến thể được phân loại thành ba loại theo vị trí của hố: lỗ rò
nằm trên rễ luân nhĩ (type1), lỗ rò nằm trên gờ luân (loại 2) và lỗ
rò nằm trên khu vực giữa hố luân (loại 3).
Đối với mối quan hệ giữa vị trí của hố và hướng
của các khu vực, phần lớn (72,8%) các đường
được di chuyển theo hướng sau giữa từ các lỗ rò,
và một số (27,2%) đi theo hướng sau dưới.
Không có trường hợp nào đi theo hướng sau trên
(Hình 2)
Hình 2: Các phát hiện trong phẫu thuật và bản vẽ
sơ đồ cho thấy các mối quan hệ khác nhau về vị
trí của các lỗ rò và các hướng của đường rò. Các
loại biến thể này đã được loại bỏ hoàn toàn thông
qua sử dụng phối hợp 2 đường mổ trước và sau
tai. (A) lỗ rò nằm trên rễ luân nhĩ (type1),; (B lỗ rò
nằm trên gờ luân (loại 2); (C) và lỗ rò nằm trên
khu vực giữa hố luân (loại 3).
step-by-step
Kỹ thuật phẫu thuật để cắt bỏ các loại biến thể rò luân nhĩ
Tiêm dung dịch thuốc tím vào đường rò.

Tiêm tê tại chỗ với 2% xylocaine / epinephrine 1: 100.000 để giảm chảy máu.

Đầu tiên rạch vết rạch hình elip thẳng đứng quanh lỗ rò; có thể sử dụng 1 ống
plastic mềm luồn vào trong đường rò để định hướng. Đường rò thường xâm lấn
vào sụn luân nhĩ hoặc sụn hố thuyền rồi kết nối với các túi ở khu vực sau. Chúng
tôi bóc tách sát đường rò bằng dao mổ dọc theo hướng đi của đường rò, thường
là theo hướng ra sau giữa hoặc dưới. đường rạch thứ hai ở sau tai thường được
thực hiện đối với trường hợp có sung đau sau tai hoặc để thăm dò. Chúng tôi đã
kết hợp cả 2 đường rạch để lấy bỏ hoàn toàn đường rò.

Sau khi cầm máu, vết thương được đóng lại trong một hoặc hai lớp mà không cần
đặt dẫn lưu (Hình 2).
The Variant Type
Các loại biến thể của rò luân nhĩ có thể được phân loại thành ba loại theo vị trí
của lỗ rò (Hình 2).

Loại 1 (lỗ rò nằm ở khu vực giữa của rễ luân nhĩ) là phổ biến nhất và dễ phát
hiện;

Loại 2 và 3 rất khó xác định bởi vì nằm trong hố luân bị che lấp bởi gờ luân và đối
luân. Hướng của đường rò của các loại biến thể thường đi ra phía sau giữa hoặc
sau dưới , và không có song song với EAC hoặc lên trên, cho thấy rằng các tổn
thương ở vị trí sau tai thường do loại biến thể này hơn là loại I của rò khe mang 1.
tạo áp lực tùy theo khoảng chết
½ xi lanh 5ml
pre-operation
Trước mổ : Phải đánh giá trước mổ xem mổ lại hay mới, 1
đường hay nhiều đường, áp xe có hay không? có sưng ra
sau tai không? bệnh còn viêm khu trú hay lan tỏa, hay ổn
định về mô tầm 3 tháng nhé. Kinh nghiệm của phẫu thuật
viên những trường hợp đã làm và biến thể, lựa chọn gây mê,
hay tê.
peri-operation
Phải tìm được toàn bộ đường rò là nguyên lý cơ bản nhất, tiêm xanh methylen và
đường rò để làm chỉ thị màu anh em nhé. Dùng ống thông để thăm rò trong quá
trình làm, thường là nhần đầu nhựa ngoài của kim luồn, có thể dùng kính lúp hoặc
kính hiển vi để xác định cân cơ thái dương đây là phần giới hạn để ta cặt đường
rò ngược lên, có thể phải mở rộng đường mổ phần trên và hướng ra sau ôm lấy
vành tai, còn có thể phối hợp cả đường rãnh sau tai khi đường rò đi ra sau. đảm
bảo rằng bạn đã lấy được toàn bộ biểu bì cạnh mạch máu thái dương nông, cân
cơ thái dương, sụn. Loại bỏ một phần sụn nơi đường rò bám vào. Tránh vở hoặc
tràn mủ trong quá trình mổ có thể rơi biểu bì vào gây tái phát
pos-operation
Sau mổ: đảm bảo đóng khoảng chết sau mổ.
Theo dõi sau ra viện:
lập bệnh án nghiên cứu phẫu thuật RLN:

Hành chính: SDT

bệnh học: loại phẫu thuật

kĩ thuật : tiêm/ k tiêm xanhmethylen

tái khám sau 1w, 1m, 6m, 1y,

Phần mềm SPSS đánh giá tỉ lệ

ví dụ tỉ lệ đến khámvif ABC, tiêm xanh thì tái phát XYZ...


câu hỏi:
1. đường tiếp cận:tại rễ gờ luân curet nạo , sau phâu thuật 3w- 1 tháng rồi PT
luôn tránh để abces lại trích rạch xơ xẹo dính. nếu đường rò đi về phía trước
thì mốc cân cơ thái dương nếu đường rò đi về phía sau đi theo 2 đường: rễ gờ
luân đi vào và rạch ở rãnh sau tai
2. Bơm xanh: xanh ngấm rất nhanh đâm kim luồn nhựa vừa rút ra vừa bơm nhẹ.
3. khi nào cần đặt áp lực: hầu như ít phụ thuộc vào 2 yếu tố: abces tái phát,
khoảng trống sau phẫu thuật để quyết định
4. sẹo xấu? cắt nhiều khâu rúm, có thể chuyển vạt để chỉnh sửa.

You might also like