You are on page 1of 6

Pleomorphic Adenoma Jain S.

et al 189

BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

U ĐA HÌNH TUYẾN MANG TAI: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ


TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Jain S2, Hasan S1, Vyas N2, Shah N2, Dalal S2
TÓM TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ: U tuyến đa hình là khối u tuyến nước bọt lành tính, chủ yếu ảnh hưởng đến thùy nông
của tuyến mang tai. Bản chất “đa hình” của khối u có thể được giải thích dựa trên nguồn gốc biểu mô
và mô liên kết của nó. Khối u hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50. Sưng tấy không triệu chứng và
tiến triển chậm là đặc điểm thường gặp của khối u. Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật cắt bỏ
khối u và bảo tồn dây thần kinh mặt.
CHI TIẾT CA LÂM SÀNG: Báo cáo lâm sàng này nhằm làm sáng tỏ một trường hợp thú vị của u đa
hình tuyến mang tai của một bệnh nhân nữ 50 tuổi. Bệnh nhân xuất hiện với biểu hiện sưng mặt bên
trái tiến triển chậm không triệu chứng. Ngoài ra, báo cáo còn đặc biệt chú trọng đến việc tổng hợp các
tài liệu một cách chi tiết.
KẾT LUẬN: U tuyến nước bọt có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào có mô nước bọt. U tuyến đa hình là khối
u tuyến nước bọt hay gặp nhất được đặc trưng bởi các đặc điểm mô bệnh học đa dạng. Kế hoạch chẩn
đoán và điều trị sớm đòi hỏi phải khai thác bệnh sử kỹ lưỡng, khám lâm sàng, kết hợp với các kết quả X
quang và mô bệnh học.
TỪ KHÓA: U tuyến nước bọt lành tính, U tuyến đa hình, Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mang tai
DOI: http://dx.doi.org/10.4314/ejhs.v25i2.13
TỔNG QUAN Một bệnh nhân nữ 50 tuổi đến Khoa ngoại trú với
lý do khối sưng tấy bên mặt trái, không đau, tiến
U tuyến đa hình (PA), còn được gọi là khối u hỗn triển 5 năm nay. Ban đầu khối sưng có kích thước
hợp lành tính, là khối u nước bọt hay gặp nhất, nhỏ, tăng dần kích thước theo thời gian. Tiền sử
chiếm tới 2/3 tổng số u tuyến nước bọt (1). Phần nội khoa và ngoại khoa chưa phát hiện bất thường.
lớn u đa hình nằm ở tuyến mang tai (85%), tuyến Khám lâm sàng ngoài miệng cho thấy khuôn mặt
nước bọt phụ (10%) và tuyến dưới hàm (5%) (2). bệnh nhân bất cân xứng rõ. Một khối sưng tấy
Trong phần lớn các trường hợp, khối u bắt nguồn hình trứng, đa thùy, ranh giới rõ, đường kính 8 x
từ thùy nông. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể 10 cm được nhìn thấy ở phía bên trái của khuôn
liên quan đến thùy sâu của tuyến mang tai (3) và mặt. Khối sưng có ranh giới trên dưới từ cung gò
khoang bên hầu. Các khối u tuyến nước bọt phụ má trái đến khoảng 1 cm dưới bờ nền xương hàm
thường gặp ở vòm miệng, tiếp theo là môi, má, dưới và lan rộng theo hướng trước sau từ vùng
lưỡi và sàn miệng (4). PA thường biểu hiện dưới giữa cành ngang đến hết bờ sau xương hàm dưới.
dạng sưng tuyến mang tai, không có triệu chứng, Dái tai trái bị đẩy hơi lệch ra ngoài. Da quanh khối
tiến triển chậm mà không ảnh hưởng đến dây thần sưng căng và quan sát thấy các tĩnh mạch bị giãn
kinh mặt (5). Phương pháp điều trị tốt nhất là cắt (Hình 1).
bỏ rộng quanh khối u và theo dõi ít nhất trong 3-4 Khối sưng ấn chắc, không đau, da trên khối u
năm (6). sờ ấm. Khối sưng dính cố định vào các tổ chức
bên dưới và lớp da bên trên.
1Departmentof Oral Medicine and Radiology, Faculty of Dentistry, Jamia Millia Islamia, New Delhi, India
2Departmentof Oral Surgery, Ahmedabad Dental College, Ahmedabad, Gujrat, India
Corresponding Author: Hasan Shamimul, Email: shamim0571@gmail.com
190 Ethiop J Health Sci. Vol. 25, No. 2 April 2015

Cử động mặt và mắt bình thường khi thăm khám.


Khám lâm sàng trong miệng không có bất thường.
Chẩn đoán sơ bộ là khối u lành tính của tuyến
mang tai trái. U tuyến đa hình, u Warthin và u dây
thần kinh của dây thần kinh mặt (u vỏ thần kinh)
được coi là chẩn đoán phân biệt có khả năng xảy
ra nhất. U Warthin thường gặp ở nam giới lớn tuổi
có tiền sử hút thuốc, không đẩy lệch dái tai, nằm ở
cực dưới của tuyến mang tai (gần góc hàm dưới)
và 10-15% trường hợp có biểu hiện ở cả hai bên.
Khối u lành tính có nguồn gốc vỏ thần kinh ở
tuyến mang tai gây khó khăn cho chẩn đoán trước
phẫu thuật do tần suất xuất hiện thấp (0,2% đến
Hình 2: (A) Lát cắt axial trên phim MRI xung
1,5%). Ngoài ra, chẩn đoán trước phẫu thuật khối
T1W cho thấy hình ảnh khối tổn thương giảm tín
u tuyến mang tai do u dây thần kinh có vẻ không
hiệu. (B) Lát cắt axial trên phim MRI xung T2W
hợp lý vì không kèm theo rối loạn chức năng thần
cho thấy hình ảnh khối tổn thương tăng tín hiệu.
kinh mặt.
Chụp X quang panorama không phát hiện bất Sau khi bệnh nhân đồng ý phẫu thuật, việc cắt bỏ
thường. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy một thùy trên của tuyến mang tai trái cùng với khối u
tổn thương lớn (6,1 x 2,3 x 4,9cm), ranh giới rõ,
đã được thực hiện. Đường rạch Blair cải tiến được
đa thùy, mật độ không đồng nhất, lan đến ngách
tiền đình hàm trên bên trái, vùng sau răng hàm trái thực hiện ở vùng trước tai trái; cơ bám da cổ và
và sau đó là cơ chân bướm trong và ngoài. Tổn lớp mạc cơ nông được bóc tách. Các nhánh thần
thương lan rộng lên trên đến hố dưới thái dương kinh ngoại biên được xác định và bảo tồn theo a
với sự thâm nhiễm của mỡ dưới thái dương và gây retrograde approach. Các dây thần kinh được tách
ra sự cong của thành sau bên của xoang hàm trái khỏi tuyến mang tai bên dưới. Khối u được cắt bỏ
và tiếp giáp với cơ cắn ở bên. Tổn thương trên sau khi tách khỏi dây thần kinh mặt và cơ cắn
phim MRI giảm tín hiệu với chuỗi xung T1W và
(Hình 3).
tăng tín hiệu với chuỗi xung T2W (Hình 2).

Hình 3: (A) Phẫu thuật bộc lộ khối u. (B) Bóc


tách khối u khỏi các bó sợi thần kinh.
Hình 1: (A) Ảnh mặt thẳng và (B) Ảnh mặt bên
cho thấy khối sưng ở bên mặt trái. Khối u được cắt bỏ có kích thước 8 x 10 x 12 cm,
và có trọng lượng 1,8kg (Hình 4). Mô bệnh học
Siêu âm tuyến mang tai trái cho hình ảnh khối
giảm âm. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAC) cho thấy lượng lớn tế bào được được bao bọc tốt
được thực hiện dưới gây tê tại chỗ và cho thấy các cùng với các tế bào biểu mô và tế bào cơ biểu mô
thành phần khối u gồm: biểu mô, cơ biểu mô và chứa tế bào chất bạch cầu ưa acid.
trung mô trộn lẫn với nhau.
Pleomorphic Adenoma… Hasan S. et al 191

Sự có mặt của chất nhầy giữa các tế bào u cho


thấy một nền u nhầy. Vùng sụn và dạng ống đi
cùng chất béo và chất dạng xương cũng được tìm
thấy (Hình 5). U đa hình, u cơ biểu mô và ung thư
biểu mô bao dạng tuyến được coi là chẩn đoán
phân biệt mô bệnh học. Sự có mặt của mô sụn và
sự biệt hóa ống tuyến đã loại trừ chẩn đoán mô
học của u biểu mô cơ. Sự thiếu hụt phát triển thâm
nhiễm và xâm lấn dây thần kinh đã loại trừ ung
thư biểu mô bọc dạng tuyến. Các đặc điểm đặc
trưng đó đã đưa đến chẩn đoán u đa hình tuyến
Hình 6: (A) Ảnh mặt thẳng sau phẫu thuật. (B)
mang tai trái.
Ảnh mặt bên cho thấy tổn thương không tái phát
sau 3 năm theo dõi.

BÀN LUẬN
Tổ chức Y tế Thế giới (1972) định nghĩa PA là
một khối u được xác định rõ, đặc trưng bởi hình
dạng đa hình hoặc hỗn hợp của nó. Có sự trộn lẫn
giữa thành phần biểu mô có thể nhận biết rõ ràng
với thành phần chất nhầy, myxoid và chondroid
(7). Mặc dù tổn thương có các thành phần mô học
do các hợp chất khác nhau với ma trận myxoid
Hình 4: (A) Hình ảnh tổng thể của khối u được hoặc chondroid, nó vẫn được coi là một khối u
cắt bỏ. (B) Khối u nặng 1.89 kg. lành tính (8,9).
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa rõ
ràng mặc dù tỷ lệ mắc bệnh tăng lên sau khi tiếp
xúc với bức xạ từ 15-20 năm. Một số nghiên cứu
cho thấy mối liên quan giữa khối u với virus
simian 40 (SV 40) (10).
U tuyến đa hình thường được phát hiện khi
khám sức khỏe định kỳ, đặc điểm là khối sưng
không có triệu chứng. U đa hình có nguồn gốc từ
tuyến ở vùng đầu cổ và thường biểu hiện dưới
dạng khối sưng di động, tiến triển chậm, không có
Hình 5: (A) Kính hiển vi cho thấy các tế bào biểu triệu chứng và không gây loét niêm mạc bên trên
mô ở dạng tấm và dây có chất đệm chondro (11). Phần lớn các khối u này có kích thước từ 2-6
myxoid. (10X) (B) Kính hiển vi cho thấy các đặc cm khi được cắt bỏ (12). Tuy nhiên, khối u lớn có
điểm đặc trưng của u đa hình bao gồm các đảo và thể được nhìn thấy dưới dạng một khối đơn lẻ,
dải biểu mô trong chất đệm dạng myxoid. (40X) không đều, làm phồng vùng da hoặc niêm mạc
phía trên (13). Khối u có thể nặng từ vài gam đến
hơn 8 kg (14). U đa hình tuyến mang tai thường
được nhìn thấy bên dưới dái tai và nằm phía trên
Bệnh nhân được theo dõi định kỳ trong 3 năm và góc hàm dưới. Ảnh hưởng dây thần kinh mặt là
không có dấu hiệu tái phát hoặc biến chứng nào một dấu hiệu hiếm gặp ở các khối u tuyến mang
được quan sát thấy trong giai đoạn này (Hình 6). tai mặc dù các khối u lớn không được phát hiện có
thể biểu hiện ảnh hưởng dây thần kinh mặt (15,
16). Khối u vùng sau amidan/ khoang bên hầu
192 Ethiop J Health Sci. Vol. 25, No. 2 April 2015

có thể là dấu hiệu trong các trường hợp có xâm trung mô xen kẽ. Các tế bào biểu mô thường hình
lấn đến thùy sâu tuyến mang tai (17). thành các cấu trúc giống như ống liên quan đến các
Dựa trên các đặc điểm bệnh lý lâm sàng và tế bào không ống có hình dạng và cấu trúc khác
mô hóa miễn dịch của 60 trường hợp PA ở Brazil, nhau. Phân biệt myxoid, sụn, hyaline hoặc xương
Alves và cộng sự. Báo cáo rằng khối u xảy ra phổ được đánh giá cao trong thành phần mô đệm. Mô
biến trong khoảng từ thập kỷ thứ 3 đến thứ 5 của đệm cho thấy một hỗn hợp của biểu mô giống tuyến
cuộc đời và 37/60 (62%) bệnh nhân bị ảnh hưởng và mô giống trung mô với tỷ lệ khác nhau (13).
là phụ nữ (18). Vì u tuyến đa hình biểu hiện mô bệnh học đa
Bệnh nhân của chúng tôi là một phụ nữ 50 dạng, có thể bị nhầm lẫn về mặt mô bệnh học với u
tuổi, có vết sưng to dần, nhiều thùy, không có triệu biểu mô cơ, ung thư biểu mô bọc dạng tuyến,
chứng ở bên trái khuôn mặt đã 5 năm. Sưng tấy carcinom nhầy bì và ung thư biểu mô tế bào đáy.
khiến vùng da bên trên bị căng ra, có thể nhìn thấy U biểu mô cơ có thể được coi là một biến thể
các tĩnh mạch căng cứng và dái tai trái hơi của u đa hình, nhưng thiếu đặc điểm điển hình của
lệch. Các cử động của mắt và mặt vẫn bình sự biệt hóa ống tuyến (23). Một đặc điểm đặc trưng
thường, cho thấy các chức năng thần kinh ở mặt khác của u biểu mô cơ là không có sụn hoặc ổ sụn
còn nguyên vẹn. Nhìn chung, khối u được cắt bỏ (24). Các ổ sụn và sự khác biệt của tuyến là đặc
có đường kính 8 × 10 × 12 cm và nặng 1,8kg. Các điểm nổi bật trong u đa hình.
đặc điểm trong trường hợp hiện tại phù hợp với Ung thư biểu mô bọ dạng tuyến cho thấy sự
các tài liệu đã xuất bản trước đó. khác biệt tế bào biểu mô và tế bào cơ biểu mô ở ba
Các phương thức hình ảnh như chụp cắt lớp dạng: Có lỗ, Hình ống và Đặc (25). Tuy nhiên, sự
vi tính (CT) và Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phát triển thâm nhiễm và xu hướng xâm lấn dây
những phương pháp hỗ trợ thiết yếu trong chẩn thần kinh là những đặc điểm nổi bật của ung thư
đoán. MRI được ưa chuộng trên cơ sở mô tả mô biểu mô bọc dạng tuyến.
mềm tốt hơn, mô tả chi tiết rìa khối u và mối quan Các tế bào trung gian trong ung thư biểu mô
hệ của khối u với các cấu trúc xung quanh (5). niêm mạc cho thấy sự tương đồng với các tế bào cơ
Kết quả MRI trong trường hợp hiện tại gợi ý bản / tế bào cơ biểu mô của u đa hình. Mặc dù các
một tổn thương lớn, không đồng nhất, được xác tế bào trung gian có khả năng sản xuất nguyên liệu
định rõ, xuất hiện giảm tín hiệu trên hình MR T1 ngoại bào, chúng thiếu khả năng tạo ra chất nền
và tăng tín hiệu trên hình MR T2. Hình ảnh siêu
myxochondroid. Ngoài ra, sự biệt hóa vảy (khi có
âm giúp phân biệt các tổn thương dạng nang với
các khối u đặc ở tuyến mang tai và cũng được sử trong u đa hình) thường phát triển tốt và có thể cho
dụng để đánh giá các khối u trong bao và ngoài thấy sự keratin hóa. Đặc điểm này ít tháy hơn trong
bao. PA đã được xác định bằng siêu âm dựa trên ung thư biểu mô (26).
ranh giới riêng biệt và hình dạng đa vòng của Ung thư biểu mô tế bào đáy là một thể của u
chúng (19). đa hình, và trước đây được gọi là u đơn hình. Khối
Kết quả siêu âm của ca bệnh cho thấy vùng u có thể được phân biệt về mặt mô học với u đa
giảm âm ở tuyến mang tai trái. FNAC là một thủ hình do không có chất nền chondromyxoid và sự
thuật đáng tin cậy có thể hướng dẫn bác sĩ phẫu hiện diện của một cấu trúc tế bào đáy biểu mô đồng
thuật chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp (20, nhất.
21). Thủ thuật này thường được thực hiện sau Các đặc điểm mô bệnh học trong trường hợp
chẩn đoán hình ảnh để loại trừ tổn thương mạch này cho thấy các đặc điểm nổi bật của u đa hình.
máu mặc dù nó không phải là phương tiện chẩn Một khối tế bào thành hàng và đảo của tế bào biểu
đoán lựa chọn đầu tiên (22). mô được bao bọc tốt và cũng quanh các tế bào cơ
Trường hợp này cho thấy một sự kết hợp của biểu mô, cùng với nền myxomatous và cấu trúc
các thành phần biểu mô, biểu mô cơ và trung mô dạng ống, đã được thể hiện rõ ràng.
trên FNAC. Mô bệnh học trình bày các mô hình
hình thái khác nhau, cho thấy các tế bào biểu mô
và tế bào cơ biểu mô với các khu vực biệt hóa
Pleomorphic Adenoma… Hasan S. et al 193

Sự xâm lấn và mở rộng của khối u và liên 6. Aggarwal A, Singh R, Sheikh S, Pallagatti S,
quan của nó với dây thần kinh mặt tạo thành các Singla I. Pleomorphic adenoma of minor
tiêu chí quan trọng, quyết định sự lựa chọn điều trị salivary gland: A case report. RSBO Revista
Sul-Brasileira de Odontologia, 2012; 9:97-
u đa hình của tuyến mang tai. Khoét u, cắt u và cắt
101.
thùy nông tuyến hoặc toàn bộ tuyến với việc bảo 7. Traiger J, Rosen MB. Mixed tumor of the
tồn các dây thần kinh mặt hình thành cơ sở của điều cheek; report of a case. Oral Surg Oral Med
trị phẫu thuật (27). Oral Pathol, 1965; 19:711-714.
Trong trường hợp này, thùy nông của tuyến 8. Berdal P, Hall JG. Parapharyngeal growth of
mang tai trái với khối u đã được cắt bỏ hết sức cẩn parotid tumours. Acta Otolaryngol Suppl,
thận để bảo tồn các nhánh thần kinh mặt. U đa 1969; 263:164-6.
9. Carr RJ, Bowerman JE. A review of tumors of
hình cần được theo dõi liên tục vì chúng có xu
the deep lobe of the parotid salivary gland. Br
hướng tái phát và chuyển ác tính. Vỡ bao và tràn J Oral Maxillofac Surg, 1986; 24:155-68.
dịch khối u trong quá trình cắt bỏ là các yếu tố 10. Martinelli M, Martini F, Rinaldi E,
nguy cơ tái phát. Có tới 10% ca bệnh cho thấy Caramanico L, Magri E, Grandi E, et al.
biến đổi ác tính và các đặc điểm dự đoán thay đổi Simian virus 40 sequences and expression of
ác tính bao gồm tuổi già, kích thước khối u lớn, the viral large T antigen oncoprotein in human
khối u kéo dài, xuất hiện ở tuyến nước bọt dưới pleomorphic adenomas of parotid glands. Am
J Pathol, 2002; 161(4): 1127-1133.
hàm và mô liên kết hyalin hóa (28).
11. Dalati T, Hussein MR. Juvenile pleomorphic
Bệnh nhân trong trường hợp này đã được adenoma of the cheek: a case report and
theo dõi kỹ lưỡng trong khoảng thời gian 3 năm và review of literature. Diagnostic Pathology,
không có dấu hiệu tái phát trong quá trình theo 2009; 4(32): 1-5.
dõi. 12. Beunting JE, Smith TL, Holmes DK. Giant
pleomorphic adenoma of the parotid gland:
TÀI LIỆU THAM KHẢO case report and review of the literature. Ear
Nose Throat, J 1998; 77 (8): 643, 637-
1. Califano J, Eisele DW. Benign salivary gland 638,640.
neoplasms. Otolaryngol Clin North Am, 1999; 13. Ellis GL, Auclair PL. Tumors of the Salivary
32:861-73. Glands (Atlas of Tumor Pathology). 3rd
2. Luna MA. Salivary glands. In: Pilch BZ, series. Fascicle 17. Washington, DC: Armed
editor. Head and neck surgical pathology. Forces of Institute of Pathology; 1996.
Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins; 14. Guerriere CN, Goff JJ, Cummings GH, Auber
2001: p. 284-349. AE. An unusually large, solid tumor of the
3. Morita N, Miyata K, Sakamoto T, Wada T. parotid gland. Ann Plast Surg, 1999; 43 (5):
Pleomorphic adenoma in the parapharyngeal 529-532.
space: report of three cases. J Oral Maxillofac 15. Silva SJ, Costa GT, Filho ACB, Faria PR,
Surg, 1995; 53: 605-610. Loyola AM. Metachronous bilateral
4. Vicente OP, Marques NA, Aytes LB, Escoda pleomorphic adenoma of the parotid gland.
CG. Minor salivary gland tumors: a Oral surgery, Oral Medicine, Oral Pathology,
clinicopathological study of 18 cases. Med Oral Radiology, and Endodontology, 2006;
Oral Patol Oral Cir Bucal, 2008; 13(9): 582- 101(3):333-338.
588. 16. Jr Takahama A, Perez DEC, Magrin J,
5. Sergi B, Limongelli A, Scarano E, Fetoni AR, Almeida OP, Kowalski LP. Giant pleomorphic
Paludetti G. Giant deep lobe parotid gland adenoma of the parotid gland. Med Oral
pleomorphic adenoma involving the Patol Oral Cir Bucal, 2008; 13(1): 58-60.
parapharyngeal space. Report of three cases 17. Hakeem AH, Hazarika B, Pradhan SA,
and review of the diagnostic and therapeutic Kannan R. Primary pleomorphic adenoma of
approaches. Acta Otorhinolaryngol Ital, minor salivary gland in the parapharyngeal
2008; 28:261-265.
194 Ethiop J Health Sci. Vol. 25, No. 2 April 2015

space. World Journal of Surgical Oncology, 23. Dardick I. Myoepithelioma: definitions and
2009; 7(85): 1-4 diagnostic criteria. Ultrastruct Pathol, 1995
18. Alves FA, Perez DE, Almeida OP, Lopes MA, Sep-Oct;19(5):335-45. .
Kowalski LP. Pleomorphic adenoma of the 24. Sciubba JJ, Brannon RB. Myoepithelioma of
submandibular gland: Clinicopathological and salivary glands: report of 23 cases. Cancer,
immunohistochemical features of 60 cases in 1982;49(3):562-72.
Brazil. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 25. Szanto PA, Luna MA, Tortoledo ME, White
2002; 128:1400–1403. RA. Histologic grading of adenoid cystic
19. E.J. Bialek, W. Jakubowski, G. Karpinska. carcinoma of the salivary glands. Cancer,
Role of ultrasonography in diagnosis and 1984;54:1062-69.
differentiation of pleomorphic adenomas. 26. Lewis JE, Olsen KD, Sebo TJ. Carcinoma ex
Arch Otolaryngol. Head Neck Surg, 2003; pleomorphic adenoma: pathologic analysis of
129: 929-933. 73 cases. Hum Pathol, 2001; 32: 596-604.
20. Contucci AM, Corina L, Sergi B, Fadda G, 27. Mehle ME, Krause DH, Wood BG, Benninger
Paludetti G. Correlation between fine needle SM, Eliachar I, Levine HL, et al. Facial nerve
aspiration biopsy and histologic findings in morbidity following parotid surgery for
parotid masses. Personal experience. Acta benign disease. The Cleveland Clinic
Otorhinolaryngol Ital, 2003; 23: 314-318. Foundation Experience. Laryngoscope, 1993;
21. Sergi B, Contucci AM, Corina L, Paluteddi G. 103: 386-388.
Value of fine needle aspiration cytology of 28. R.J. Zarbo. “Salivary gland neoplasia: a
parotid gland masses. Laryngoscope, 2004; review for the practicing pathologist”. Modern
114: 789. Pathology, 2002; 15 (3): 298-323.
22. Yousem DM, Sack MJ, Scanlan KA. Biopsy
of parapharyngeal space lesions. Radiology,
1994; 193: 619-622.

You might also like