You are on page 1of 8

Bài 10.

HỢP CHẤT HỮU CƠ CHỨA NITƠ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được đồng phân, danh pháp của amin.


- Trình bày được phương pháp điều chế và một số ứng dụng của amin.
- Trình bày được cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng của amin.
- Trình bày được cấu trúc và tính chất hóa học của các muối điazoni thơm.
- Trình bày được khái niệm về màu sắc, chất màu, phẩm nhuộm, quan hệ cấu
trúc và màu sắc chất hữu cơ.

Hợp chất hữu cơ chứa nitơ gồm nhiều loại, có thể chia như sau:
 Hợp chất chứa một nitơ như hợp chất nitro RNO2; hợp chất nitroso RNO;
ankyl hoặc arylhiđroxylamin RNHOH; amin RNH2, R2NH, R3N;…
 Hợp chất chứa hai nguyên tử nitơ trở lên như hợp chất điazoni [ArNN]+X-;
hợp chất hiđrazo ArNH-NHAr; hợp chất azo ArN=NAr; hợp chất điamin….
Trong chương này, chúng ta chỉ xét một số hợp chất tiêu biểu như amin, muối
điazoni, hợp chất màu azo và phẩm nhuộm.
10.1. Amin
Amin là dẫn xuất của amoniac trong đó các nguyên tử hiđro được thay thế bằng
các gốc hiđrocacbon, tùy theo số lượng gốc hiđrocacbon liên kết với nitơ mà có amin
bậc 1 (RNH2), bậc 2 (R2NH), bậc 3 (R3N) hay bậc 4 (R4N+X-). Tùy thuộc vào bản
chất gốc hiđrocacbon gắn với nitơ mà ta có amin mạch hở, béo hay amin thơm,…
10.1.1. Danh pháp
a) Danh pháp gốc chức
Tên gọi của amin được gọi bằng cách ghép tên gốc hiđrocacbon vơi hậu tố amin:
NH2

CH3CH2NH2 H2NCH2CH2NH2 (CH3)3N NH2

Etylamin Etylenđiamin Trimetylamin o-Phenylenđiamin


Với amin bậc cao có nhiều gốc khác nhau, ta gọi tên theo thứ tự chữ cái:
CH3
CH3CH2NHCH3 C6H5N
C2H5
Etylmetylamin Etylmetylphenylamin
b) Danh pháp thay thế

1
Tên của các amin được tạo thành bởi tên của hidđrocacbon và hậu tố amin hoặc
đi-, triamin kèm theo số chỉ vị trí nhóm amin:

CH3CHCH3
CH3CH2NH2 H2NCH2CH2CH2NH2 H2N NH2
NH2
Etanamin Propan-2-amin Propan-1,3-điamin Benzen-1,4-điamin
Tên của các amin bậc cao có thể coi là dẫn xuất N-ankyl của amin bậc một:
CH3NHCH3 CH3CH2NHCH3 (H3C)2N

N-Metylmetanamin N-Metyletanamin N,N-Đimetylanilin


Chú ý: Một số amin có tên thường được lưu dùng như C6H5NH2 anilin;
CH3C6H4NH2 toluiđin (o-, m- và p-) và H2NC6H4-C6H4NH2 benziđin (gồm nhiều
đồng phân).
10.1.2. Tính chất vật lí
Amin thấp là những chất khí, có mùi gần giống mùi của amoniac; các amin cao
hơn là những chất lỏng hoặc rắn. Amin là những chất phân cực mạnh, các amin bậc
một và hai có liên kết hiđro kiểu –N – H…N thì có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với
hiđrocacbon tương ứng. Amin bậc ba có nhiệt độ sôi thấp hơn so với amin bậc một
và hai có cùng phân tử khối do không có liên kết hiđro.
Các amin thấp tan tốt trong nước do tạo liên kết hiđro với nước. Các amin cao
đều tan kém hoặc không tan trong nước.
Bảng 9.1. Hằng số vật lí của một số amin
Độ tan,
Công thức ts , 0 C tnc, 0C pKa
g/100g H2O
CH3NH2 -6,5 -92 tan 10,62
(CH3)2NH 7,5 -96 tan 10,77
(CH3)3N 3,5 -124 tan 9,80
C2H5NH2 16,6 -81 tan 10,63
CH3CH2CH2NH2 48 -83  10,53
CH3CH2CH2CH2NH2 78 -50  10,60
H2NCH2CH2NH2 116 8,5  7,00; 10,09
H2N(CH2)4NH2 158-160 27-28 dễ tan 9,35; 10,80
C6H5NH2 184 -6 3,6 4,58
C6H5NHCH3 196,3 -57 0 4,85
p-CH3C6H4NH2 200 45 0,74 5,12

2
m-CH3C6H4NH2 203,3 -31,5 khó tan 4,69
m-C6H4(NH2)2 287 62,8 35,1 2,65; 4,88
p-C6H4(NH2)2 267 140 3,8 3,29; 6,08
10.1.3. Giới thiệu một số chất tiêu biểu
 Các metylamin (metylamin, đimetylamin, trimetylamin) là những chất khí, có
mùi tương tự amoniac, tan tốt trong nước và các dung môi phân cực.
Trong công nghiệp, các metylamin được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, trừ
nấm, thuốc chữa bệnh, thuốc nổ, nhựa trao đổi ion và các sản phẩm tổng hợp hữu cơ.
Đimetylamin có trong các sản phẩm cá thối rữa, nó được dùng điều chế một số chất
xúc tiến lưu hóa cao su và tổng hợp dược phẩm. Trimetylamin có trong mắm cá và
trong một số loài thực vật. Chưng cất bã củ cải đường sẽ nhận được trimetylamin.
 Anilin C6H5NH2 là amin quan trọng nhất, tìm thấy lần đầu tiên trong sản phẩm
chưng khan inđigo năm 1826, do đó có tên gọi anilin (tiếng Bồ Đào Nha anil là
inđigo).
Anilin là chất lỏng, không màu, để lâu trong không khí sẽ có màu vàng rồi nâu
đen vì bị oxi hóa. Anilin là chất rất độc, ít tan trong nước, tan vô hạn trong rượu, ete,
benzen,... Anilin được dùng trong công nghiệp để sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm,
chất lưu hóa cao su,…
 Các phenylenđiamin H2NC6H4NH2
Cả ba đồng phân o-, m- và p- phenylenđiamin đều là những chất rắn, điều chế
bằng cách khử các chất đầu lần lượt o-nitroanilin, m-đinitrobenzen và p-nitroanilin.
o-Phenylenđiamin có đặc tính dễ tham gia phản ứng tạo các dị vòng chứa hai đị
tử nitơ, nên được sử dụng để điều chế benzođiazepin, quinoxalin, benzimiđazole,…
m- Phenylenđiamin và p- phenylenđiamin được dùng để tổng hợp phẩm nhuộm.
10.2. Hợp chất màu và phẩm nhuộm
Các hợp chất azo Ar – N = N – Ar’ là những chất màu, chất đơn giản nhất là
azobenzen C6H5 – N = N – C6H5, chất rắn, màu da cam. Azobenzen tồn tại ở hai dạng
đồng phân cis – trans:
C6H5 C6H5 C6H5
N N N N
C6H5
cis-Azobenzen trans-Azobenzen
tnc 71 - 740C tnc 680C
Một số lớn các hợp chất azo chứa các nhóm thế khác nhau được sử dụng làm
phẩm nhuộm gọi là các phẩm nhuộm azo.

3
10.2.1. Khái niệm về chất màu; quan hệ giữa cấu trúc và màu
a) Khái niệm về màu, chất màu và phẩm nhuộm
Cảm giác màu sắc của một chất nào đó đối với mắt là kết quả của sự hấp thụ
chọn lọc của các tia của ánh sáng trắng rọi vào chất đó. Ánh sáng trắng là hỗn hợp
của các tia đơn sắc (400-760 nm), trong đó gồm các tia: tím, chàm, xanh, lục, vàng,
da cam, đỏ. Nếu ánh sáng chiếu vào một chất nào đó mà bị khuếch tán hoàn toàn hoặc
cho qua hoàn toàn, ta sẽ thấy chất đó màu trắng hoặc không màu. Ngược lại, nếu chất
đó hấp thụ hoàn toàn ánh sáng trắng, ta sẽ thấy chất đó màu đen. Nếu sự hấp thụ chỉ
xẩy ra một phần, chất hấp thụ sẽ có màu: lúc đó mắt sẽ chỉ cảm thụ được những tia
còn lại và nhận ra màu phụ. Vì thế, nếu một chất hấp phụ một tia màu nào đó thì mắt
sẽ cảm nhận được màu phụ của chất đó (xem bảng 9.2).
Bảng 9.2. Các màu phụ của nhau
Độ dài sóng (nm) Màu tia bị hấp thụ Màu của chất hấp
thụ
400 - 430 tím vàng lục
430 - 490 xanh vàng da cam
490 - 510 xanh lục đỏ
510 - 530 lục đỏ tía
530 - 560 vàng lục tím
560 - 590 vàng xanh
590 - 610 da cam xanh lục
710 - 730 đỏ lục
730 - 760 đỏ huyết xanh lục
Như vậy, nếu một chất hấp thụ các tia màu tím thì ta sẽ không thấy chất đó màu
tím mà lại thấy chất đó màu vàng lục. Ngược lại nếu chất hấp thụ tia vàng lục, ta sẽ
thấy chất đó màu tím. Vậy màu tím và vàng lục là màu phụ của nhau.
Để khảo sát định lượng về màu của chất, ta thường sử dụng phổ electron (phổ
UV), mà hai đại lượng đặc trưng là max và max. Một chất hữu cơ có thể có màu,
nhưng chưa chắc là phẩm nhuộm; nói chung phân tử phẩm nhuộm phải chứa hai bộ
phận cấu tạo sau:
 Cromopho hay nhóm mang màu là những nhóm chức không no tạo điều
kiện cho sự hấp thụ ánh sáng để hợp chất có màu. Thí dụ:

N N N O C O , ...

4
 Auxocrom hay nhóm trợ màu, thường là những nhóm thế có hiệu ứng +C
nhờ sự có mặt của cặp electron n. Thí dụ: -NH2; -NHR; -OH; -OR; -SH; -SR;…
Auxocrom không gây ra màu của hợp chất, nhưng khi có cromopho, auxocrom có thể
làm thay đổi màu (thay đổi max) và làm tăng cường độ màu (tăng max). Mặt khác,
các nhóm trợ màu đều là nhóm biểu hiện tính axit hoặc tính bazơ hoặc một tương tác
hóa học nào đó,… nhờ vậy phẩm nhuộm có thể gắn chặt vào vật liệu cần nhuộm. Vì
không có auxocrom nên azobenzen chỉ là một chất màu mà không được gọi là phẩm
nhuộm.
Sự tăng max của phẩm nhuộm hay chất màu nói chung được gọi là sự thẫm màu
hay là sự chuyển dịch batocrom. Sự giảm max được gọi là sự nhạt màu hay sự chuyển
dịch hipsocrom.
Sự tăng max được gọi là hiệu ứng tăng cường độ màu hay hiệu ứng hipecrom,
còn sự giảm max được gọi là hiệu ứng giảm cường độ màu hay hiệu ứng hipocrom.
b) Quan hệ giữa cấu trúc hợp chất hữu cơ và màu sắc
Màu của hợp chất hữu cơ có quan hệ mật thiết với cấu trúc của nó. Dưới đây là
một số qui luật:
 Sự tăng chiều dài mạch liên hợp của cromopho dẫn tới sự thẫm màu (hiệu ứng
batocrom) và sự tăng cường độ màu (hiệu ứng hipecrom). Bảng 9.3 dẫn ra một số thí
dụ.
Bảng 9.3. Sự phụ thuộc màu và max, max vào chiều dài mạch liên hợp
Hợp chất Số nối đôi C=C liên Màu max, nm max.10-3
hợp
Buta-1,3-đien 2 không màu 217 21
Vitamin A 5 vàng 328 51
Α-Caroten 10 da cam 445 145
Licopen 11 đỏ 472 170
 Các nhóm thế ở đầu mạch liên hợp nếu làm tăng sự phân cực sẽ gây hiệu ứng
thẫm màu và tăng cường độ màu. Thí dụ:
Hợp chất max, nm/max
C6H5 – N = N – C6H5 318/21380
p-HOC6H4 – N = N – C6H5 349/26300
p-(CH3)2NC6H4 – N = N – C6H5 408/27540
p-(CH3)2NC6H4 – N = N – C6H4NO2-p 478/33110
 Các nhóm thế gây hiệu ứng không gian làm giảm sự liên hợp của cromopho
và auxocrom sẽ gây hiệu ứng nhạt màu và làm giảm cường độ màu. Thí dụ:

5
O
(H3C)2N N N N
O
R
R max, nm/max
H 478/33110
CH3 438/22000
(CH3)2CH 420/18600
 Sự ion hóa phân tử (do tác dụng của axit hoặc bazơ) nếu làm tăng sự phân cực
của cromopho chính sẽ làm thẫm màu; trái lại, nếu làm giảm sự phân cực sẽ gây hiệu
ứng nhạt màu. Thí dụ:
HCl
(H3C)2N N N SO3Na (H3C)2N N N SO3Na
NaOH H

Heliantin mµu vµng da cam mµu ®á


ë pH>4,4, max 460 nm ë pH<3,2, max 520 nm
10.2.2. Các loại phẩm nhuộm quan trọng
Các loại phẩm nhuộm có thể phân loại theo cấu trúc hóa học của phân tử màu
hoặc theo phương pháp sử dụng chúng.
a) Phẩm nhuộm theo cấu trúc hóa học
 Phẩm nhuộm azo
Trong phân tử azo có một hay nhiều nhóm azo – N = N – và các nhóm trợ màu
có đặc tính axit (-OH, - COOH,…) hoặc bazơ (-NH2, NMe2,…). Thí dụ:
OH

H2N N N NO2

H2N N N

Crezo®in §á nitranilin
NH2 NH2

N N N N

SO3H SO3H
§á Congo
 Phẩm nhuộm triphenylmetan
Loại phẩm nhuộm chủ yếu là sản phẩm thế của triphenylmetan, trong đó nhóm
–OH, -NH2,… ở vị trí para có thể tạo được quinoit. Thí dụ:

6
HO OH

H3C O
N
N CH3
CH3 O
CH3
Lôc malachit Phenolphtalein
 Phẩm nhuộm antraquinon
Trong phân tử có bộ khung antraquinon. Thí dụ:
O OH O
OH

NH O
O O HN
Alizarin

O
Xanh in®antren
 Phẩm inđigoit
Loại chất màu này có cấu tạo dựa vào khung inđigo, trong đó cromopho có
nhóm liên hợp kiểu 1,4-đixeton không no. Thí dụ:
O O
H H
N N Br
N Br N
H H
O O

In®igo 6,6'-§ibromoin®igo
Ngoài ra còn nhiều loại phẩm nhuộm khác nữa như nitroso, phẩm azin, phẩm
phtaloxianin, …
b) Phân loại phẩm nhuộm theo phương pháp sử dụng
Để giữ cho phẩm nhuộm bám chắc trên vật liệu cần nhuộm mà không bị nước
cuốn trôi, người ta thực hiện một số biện pháp kỹ thuật, trên cơ sở đó, ta phân loại
phẩm nhuộm như sau:
 Phẩm nhuộm trực tiếp
Vải (len, tơ tằm,…) thường được nhuộm trực tiếp bằng dung dịch trong nước,
vì protein có trung tâm bazơ – NH- và axit – COOH,… do đó có thể tương tác với
các loại phẩm nhuộm axit và bazơ. Bông cũng có thể đem nhuộm trực tiếp, chẳng hạn
bằng đỏ Congo, vì các nhóm –NH2, -SO3H của phẩm tạo liên kết với các nhóm –OH
của sợi bông.

7
 Phẩm nhuộm cầm màu
Để nhuộm vải, người ta cho phẩm gắn trực tiếp vào vải sợi qua chất cầm màu
(thường là một số hiđroxit hay muối bazơ của kim loại, như nhôm axetat, sắt (III)
axetat,…). Thí dụ, dùng phẩm alizarin và chất cầm màu sắt (III) hiđroxit có thể nhuộm
bông nhờ có tương tác sau:
Sîi b«ng
O O
Fe ChÊt cÇm mµu
O O
OH
PhÈm nhuém

O
 Phẩm nhuộm thùng
Một số phẩm nhuộm không tan, chẳng hạn inđigo được chuyển thành dạng tan
(gọi là leuco, thường không màu). Sau khi cho dạng tan này thấm vào sợi cần nhuộm,
để ngoài không khí để oxi hóa nhằm tái hiện dạng có màu đã bám chắc trên sợi cần
nhuộm.
O OH O
H H H
N Na2S2O4 N 2NaOH N

N N N
H H H
O HO O
In®igo kh«ng tan In®igo tr¾ng tan
Sîi
In®igo kh«ng tan O2 In®igo tr¾ng n-íc In®igo tr¾ng trªn
g¾n chÆt trªn sîi ®· s¹ch kiÒm röa sîi, cã kiÒm d-

Ngoài ra còn một số loại phẩm nhuộm khác cũng được phân loại theo phương
pháp sử dụng như phẩm khuếch tán, phẩm phát triển,…

You might also like