You are on page 1of 2

1.2.1.

Khái niệm (Việt Anh)


Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu
sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Ở đó, nhà tư bản trả tiền lương để thuê người
lao động; người lao động không có quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất mà chỉ sử dụng
chúng thay mặt cho chủ sở hữu. Chủ nghĩa tư bản khác chủ nghĩa phong kiến ở chỗ dịch
vụ lao động được mua bán, trao đổi để lấy tiền lương, chứ không được cung ứng trực tiếp
thông qua tạp dịch hay theo lệnh của lãnh chúa. Nó cũng khác chủ nghĩa xã hội ở điểm cơ
bản là trong chủ nghĩa xã hội, hình thức sử hữu chủ yếu là sở hữu xã hội (toàn dân và tập
thể). Trong chủ nghĩa tư bản, cơ chế giá được sử dụng làm hệ thống tín hiệu cho việc
phân bổ nguồn lực vào các mục đích sử dụng khác nhau. Các dạng khác nhau của chủ
nghĩa tư bản được đặc trưng bởi quy mô sử dụng cơ chế giá cả, mức độ cạnh tranh trên
thị trường và quy mô can thiệp của chính phủ.

1.2.2. Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản (Chi)

- Phân quyền: các loại tài sản tư nhân mà do cá nhân này đã tích lũy được trong giai đoạn
tư bản này thì họ là những người có tiếng nói rất lớn, tích lũy tư bản, lao động tiền lương,
trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh. Trong thời kỳ còn có sự
suất hiện của chủ nghĩa tư bản thì trong giai đoạn này các cá nhân hay chủ thể nào là
người có nhiều của cải vật chất thì sẽ là những người có tiếng nói có quyền quyết định
mọi thứ diễn ra trong xã hội chủ nghĩa tư bản này.
- Tự do chính trị: trong nền kinh tế thị trường tư bản thì theo như những gì nhận định về
chủ nghĩa tư bản thì những việc điều hành và đầu tư được quyết định bởi chủ sở hữu tài
sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng sản xuất trong thị trường tài chính, trong khi giá cả,
phân phối hàng hóa và dịch vụ chủ yếu được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị
trường hàng hóa và dịch vụ.

- Thị trường tự do: kinh tế ở chủ nghĩa này các hoạt động kinh doanh không giống như
các giai đoạn trước mà chỉ phụ thuộc vào việc mà các chủ thể trong chủ nghĩa tư bản
tham gia vào hoạt động kinh tế này như thế nào. Ở đây, các cá nhân tham gia vào hoạt
động kinh doanh thực hiện việc mua bán trao đổi hàng hóa một cách thuận lợi và theo các
bên mong muốn những không bị hạn chế. Họ có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc
bán gì, và ở mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường tự do kinh tế hoạt
động mà không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát nào.
- Chính phủ giới hạn: Trong thời buổi hiện nay thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đã
đều áp dụng một hệ thống tư bản trong kinh tế kết hợp với một số điều tiết về hoạt động
kinh tế mà chính phủ đối với hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu của một số ngành
công nghiệp theo như những gì phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của từng chủ thể trong
chủ nghĩa tư bản.
- Tự động điều tiết kinh tế: chủ nghĩa tư bản là một quá trình mà các vấn đề về sản xuất
kinh tế và phân phối tài nguyên có thể được giải quyết. Việc này nhằm mục đích thay cho
quá trình hoạch định các quyết định kinh tế thông qua các phương pháp chính trị tập
trung, như với chủ nghĩa xã hội hay chế độ phong kiến, kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa
tư bản diễn ra thông qua các quyết định phi tập trung và tự nguyện.

+ Thị trường tự do
+ Chính phủ giới hạn
+ Phân quyền
+ Tự động điều tiết kinh tế
+ Tự do chính trị

You might also like