You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP HK 2 - GDCD LỚP 7

A. LÝ THUYẾT.
- Học sinh học thuộc các tựa bài:
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa.
Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
BÀI 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
1. Khái niệm quyền được chăm sóc và giáo dục.
- Quyền được chăm sóc: Chăm sóc, nuôi dạy, sống chung với cha mẹ, có nơi nương tựa.
- Quyền được giáo dục: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá
thể thao.
2. Bổn phận của trẻ em:
- Yêu Tổ quốc.
- Tôn trọng pháp luật.
- Kính trọng ông bà, cha mẹ.
- Chăm chỉ học tập.
- Không sa vào tệ nạn xã hội.
3. Ví dụ, việc làm (Em đã) để thực hiện tốt bổn phận của trẻ em.
- Em đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Em đã đội nón bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy ba mẹ chở đến trường.
- Em đã thực hiện đúng quy định 5K để phòng chống dịch covid-19.

BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


1. Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường.
- Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu.
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Ví dụ, việc làm (Em đã):
- Em đã bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định.
- Em đã tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng.

BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.


1. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì ?

- Công dân có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
- Công dân đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để
theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

2. Trách nhiệm của công dân là phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của
người khác:
- Tôn trọng những nơi thờ tự : Đền, chùa, miếu, nhà thờ…
- Không được bài xích, gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
3. Ví dụ, việc làm (Em đã)
- Em đã thắp hương, thờ cúng ông bà tổ tiên.
- Em đã giữ im lặng khi nhà thờ đang làm lễ.
- Em đã ăn mặc lịch sự, kín đáo khi đi lễ chùa.

B. THỰC HÀNH (đây chỉ là hướng dẫn cách làm bài, đề sẽ thay đổi câu hỏi)
Câu 1: Nhận xét các hành vi sau:
* Hướng dẫn cách làm:
- Hành vi trên là đúng. Vì thực hiện đúng qui định pháp luật về ….., tác dụng …. (nêu 2 tác dụng với
bản thân/ gia đình/ tập thể/ xã hội).
- Hành vi trên là sai. Vì không thực hiện qui định pháp luật về ….., tác hại …. (nêu 2 tác hại với bản
thân/ gia đình/ tập thể/ xã hội).
Học sinh nhìn theo ví dụ mẫu để biết cách làm bài đúng :
a. Yêu thương chăm sóc trẻ em :
- Hành vi yêu thương chăm sóc trẻ em là đúng.
- Vì thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt
Nam.
- Tác dụng : Trẻ sẽ phát triển toàn diện, trở thành người tự tin, năng động.
b. Bỏ rác bữa bãi trên sân trường.
- Hành vi bỏ rác bữa bãi trên sân trường là sai.
- Vì thực hiện sai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tác hại : Làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan sân trường, bị sao đỏ ghi tên và thầy cô phê bình, nhắc nhở.
Câu 2: Giải quyết tình huống
Hướng dẫn cách làm:
Câu a: Cách làm giống như nhận xét các nội dung ở câu 1 phần thực hành (nêu 2 tác dụng hoặc tác
hại)
Câu b: Em sẽ nhắc nhở, khuyên …( ghi rõ nội dung) Em sẽ phân tích, giải thích... …( ghi rõ nội
dung).., Em sẽ báo.... …( ghi rõ nội dung)...., Em sẽ không làm những việc sai..( Nêu 2 cách cư xử
của bản thân hoặc đưa ra lời khuyên cụ thể, không ghi chung chung, ghi đúng tên của nhân vật
trong tình huống.
Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi tư duy: Học sinh phân tích, lập luận chặt
chẽ, rõ ràng từ 2 ý trở lên.

Các nội dung còn lại xem tập và SGK để ôn.

You might also like