You are on page 1of 16

Câu 1: Các tập đoàn khách sạn & Giới thiệu Tổng cục Du lịch

Vinpearl: tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vinpearl, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư
P.triển DL, Thương mại & DV Hòn Tre
Thành lập: 25/7/2001 tại Nha Trang.
Vinpearl là 1 trong 4 nhóm thương hiệu chủ lực của tập đoàn Vingroup
* LS hình thành
- năm 2001, khi Vingroup (tiền thân là Technocom) chính thức chuyển hướng đầu tư
về VN với lĩnh vực đầu tiên là DL - nghỉ dưỡng. Khu DL nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl
đầu tiên của VN đc xây dựng tại Nha Trang & hoàn thành vào 5 2003 với 500 phòng
lưu trú đã nhanh chóng thu hút rất nhiều DK & trở thành điểm đến thu hút nhất của
t.phố biển.
- Những năm sau đó, Vingroup tiếp tục đầu tư khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Nha
Trang với nhiều hạng mục lớn như: khu trò chơi cảm giác mạnh, công viên nc, thủy
cung, phố đi bộ… để tạo ra 1 địa điểm DL giải trí phức hợp. Đặc biệt, tuyến cáp treo
dài 3,2km vượt biển Nha Trang đã trở thành cú đột phá ngoạn mục của Vinpearl, thu
hút lượng lớn khách đến vui chơi.
* Những thành tựu của Vinpearl
- năm 2018, đài CNN (Hoa Kỳ) đã bình chọn cáp treo Vinpearl Nha Trang là 1 trong
30 điểm đến mà DK k nên bỏ lỡ khi đến VN. Vinpearl đã đc vinh danh 6 lần liên tiếp
tại các hạng mục danh giá nhất của “Giải thưởng DL VN 2018”.
- năm 2019, Khánh Hòa đón hơn 7 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách
q.tế. Vinpearl đã góp phần nâng tầm DL Khánh Hòa nói riêng, DL VN nói chung.
Vinpearl đã lập kỷ lục khi đc Tổ chức DL TG trao tặng 9 danh hiệu tại Giải thưởng
DL châu Á & châu Đại Dương.
- Đạt thành tựu : “Điểm đến hấp dẫn nhất VN 2015”. Trong đó, hạng mục "Resort hấp
dẫn nhất" thuộc về Vinpearl Phú Quốc; hạng mục "Khu vui chơi giải trí hấp dẫn nhất”
là Vinpearl Land Nha Trang
Tổng số lượng phòng cho thuê hiện nay: 16,166
28 cơ sở Vinpearl:
+ Chuỗi Luxury 2 cơ sở + Chuỗi Resort 9 cơ sở
+ Chuỗi Hotel 6 + Chuỗi Vin Oasis 1 + Chuỗi Discovery 10
* Chuỗi các thương hiệu Vinpearl
1.Vinpearl Luxury 2. Vinpearl Resorts  3.Vinpearl Hotels 
4.Vinpearl Discovery Condotels & Resorts 5.VinOasis  6.Vinpearl Safari 
7.Vinpearl Golf  8.Vinpearl Convention Center  9.Almaz Center VinWonders 
TỔNG CỤC DU LỊCH
1. Vị trí và chức năng
- Tổng cục Du lịch (tiếng Anh: Vietnam National Administration of Tourism, viết tắt
là VNAT) là một cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (từ ngày
8/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP, (trước năm 2007 trực thuộc
Chính phủ Việt Nam) có nhiệm vụ quản lý ngành du lịch ở Việt Nam.
- Tổng cục Du lịch chính thức được thành lập ngày 27/6/1978. Tiền thân của Tổng cục
là Công ty Du lịch Việt Nam (ra đời năm 1960).
- Trụ sở Tổng cục đặt tại số 80 đường Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Tổng cục Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc Huy, có tài khoản
riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành Phố Hà Nội.
2. Lãnh đạo hiện nay
- Tổng cục trưởng: Nguyễn Trùng Khánh
- Các Phó Tổng cục trưởng: Hà Văn Siêu; Phạm Văn Thủy; Nguyễn Lê Phúc
3. Cơ cấu tổ chức
a. Các đơn vị chức năng
1. Vụ Lữ hành có chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng thực hiện các chức năng
quản lý và tổ chức thực thi pháp luật về:
Các hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch, vận tải khách du lịch, loại hình du lịch, các
khu du lịch, điểm du lịch trên phạm vi cả nước và dịch vụ công về du lịch
2. Vụ Kế hoạch, Tài chính: tài chính, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, thống kê, khoa
học, công nghệ, tài nguyên, môi trường trong ngành Du lịch
3. Vụ khách sạn: lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực lưu trú trên
phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp.
4. Văn phòng: theo dõi, đôn đốc các tổ chức. Văn phòng Tổng cục là đơn vị dự toán
cấp III, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để giao dịch theo
quy định của pháp luật.
5. Vụ thi trường du lịch: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá
du lịch.
6. Vụ hợp tác quốc tế : hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch theo
phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.
7. Vụ tổ chức cán bộ: quản lý nhà nước về bộ máy, biên chế, công tác cán bộ, chế độ,
chính sách, đảo tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức và người lao động trong
lĩnh vực du lịch theo phân công, phân cấp và quy định của pháp luật.
b. Các đơn vị sự nghiệp
● Trung tâm Thông tin du lịch
● Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
● Tạp chí Du lịch
Câu 2: Nội dung các giai đoạn trong quá trình hình thành lịch sử du lịch
thế giới và Việt Nam.
1. Du lịch thế giới.
* Thời kì Cổ đại
- Kể từ năm 776 trước Công nguyên, hàng ngàn, hàng vạn người từ nhiều nước đến
tham gia hoặc xem các cuộc tranh tài tại đại hội Olympic thể thao, làm xuất hiện loại
hình du lịch thể thao.
- Xung quanh những khu vực thi đấu người ta đã xây dụng nhiều cơ sở để phục vụ ăn
nghỉ, vui chơi cho các vận động viên và khán giả. Nhiều nơi đã được xây dựng thành
làng Olympic, làng thể thao với đầy đủ các điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí cho hàng ngàn người.
*Thời kỳ trung đại
- Trong thời kỳ đầu phong kiến, du lịch không có điều kiện phát triển. Đặc biệt trong
giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ X.
- Thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến (từ TK XI đến TK XVI) đô thị kiểu phong
kiến được hình thành và phát triển như một trung tâm định cư của nghề thủ công
nghiệp, thương mại.
- Hoạt động du lịch không chỉ là đặc quyền của giới quý tộc mà ngay cả những người
thiểu thủ công thành thị và các thương gia đã trở thành khách du lịch tiềm năng. Du
lịch có bước biến chuyển mới.
- Một số thể loại du lịch khác được phục hồi và phát triển như du lịch chữa bệnh và du
lịch giải trí.
- Số người đi lại bắt đầu tăng lên rõ rệt, đặc biệt phải kể đến các chuyến đi xa, các
chuyến đii thực hiện các nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các gia đường, các trung
tâm tôn giáo như Roma, Meca, Jeruxalem… Các quán trị hình thành hai bên đường để
phục vụ khách hành hương, không phải vì mục đích kinh tế và da phần thể hiện dự
đóng góp của con chiên cho sự sáng danh Đức Chúa Trời. Các dịch vụ du lịch bao
gồm nơi ăn gnhir, còn có các dịch vụ cung vấp đô tế lễ và nơi bán hàng lưu nieemk.
Xuất hiện người dẫn đườn cho khác đi lại, cách hành lễ,…
- Điểm nổi bất của thời kỳ này là xuất hiện các chuyến viễn du dài ngày của những nhà
thám hiểm nổi thiếng mà đến tận ngày nay vẫn được nhớ tới.
+ Marco Polo: một nhà thám hiểm người Ý đã đi xuyên qua trung tâm Châu Á và
Trung Quốc.
+ Christopher Colmbus: là nhà thám hiểm nổi tiếng đươc biết đến đã tìm ra Châu Mỹ
và góp phần thúc đẩy các chuyến đi xa khám phá thể giới sau này.
+ Vasco De Gama: vô tình đi đến Nam Mỹ, đi qua Nam châu Phi và đến được Ấn Độ
+ Magenllan: đi xuống Nam Mỹ, đặt tên cho Argentina, đến Philippines.
- Vào thế kỷ XV, ở Hungary người ta đã sáng chế ra chiế xe chở khách đầu tiên dùng
để chở khách theo tuyến cố định. Tới thế kỷ XVII, những chiếc xe như vậy đã trở nên
phổ biến ở nhiều nơi.
*Thời kỳ cận đại
- Du lịch có thay đổi lớn, xuất hiện tày thủy trở khách và có dịch vụ cà phê trên tàu.
Việc phát minh ra động cơ hơi nước đã mở ra bước ngoặt lớn cho ngành vận chuyển.
- Bước ngoặt trong ngành vận chuyển là khi một kỹ sư người Đức là Benz đã sáng chế
ra chiếc ô tô đầu tiên đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho ngành vận chuyển khách du lịch
phát triển. Một số lĩnh vực khác như thông tin liên lạc đươc đưa vòa ứng dụng và có ý
nghĩa lớn đối với hoạt động du lịch
- Hoạt động Lữ hành có bước ngoạt quan trọng khi Thomas Cook đã lặp ra công ty đầu
tư lữ hành đầu tiên của loài người vào năm 1842. Công ty lữ hành của Thomas Cook
bắt đầu kinh doanh những chuyến đi trong phạm vi nước Anh với đối tượng là học
sinh, phụ huynh hoạc sinh, các cặp vợ chồng. Những hành khách này được đến những
vùng đất mà chộ chưa bao giờ tới do chưa có sự phát triển của đường sắt và các
chuyến lữ hành rẻ tiền, Năm 1854, ông mở rộng các chuyến đi của mình sang Châu
Âu. Thomas Cook đáp ứng các nhu cầu như liên lạc, vé, lịch trình, tham quan sách
huowngss dẫn cho các lữ khách. Ông còn tạo ra mức giá hợp lý đối với các chuyến đii
gọi là vé chọn gói. Khi khách mua vé không có điều kiện thực hiện chueyesn đi, họ trả
lại vé và được thanh toán tiền lãi theo quy định. Thủ tục thanh toán của khách du lịch
thuận lợi hơn khi Thomas Cook phát hành “phiếu Cook” và sau này (1876) là phiếu
thánh toán tiền thân của cheque du lịch ngày nay. Năm 1890, danh mục khách sạn của
Thomas Cook đã lên tới con số khoảng 1000 khách sạn. Phiếu thanh toán đem lại sự
an toàn cho khách du lịch vì không phải mang theo người số tiền lớn suốt cả hành trình
và tránh được phiền phức khi trao đổi tiền ở nước ngoài.
- Công ty lữ hành của Thomas Cool trong khoảng thời gian 1850 – 1900 là một tín
hiệu cho một thời đại du lịch đại chúng. Sự ra đời của đường sắt, tàu thủy trọng tải lớn
và chyến du lịch cảu Thomas Cook thực hiện đem đến cho hàng triệu người cơ hội du
ngoạn và giao lưu với cộng đồng.
- Nếu như trước đây, hoạt động du lịch chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu, quý tộc,
người giàu có trong xã hội thì đến thời kỳ này, du lịch đã đến với tầng lớp trung lưu và
người lao động.
*Thời kỳ hiện đại
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, du lịch tiếp tục phát triển với vệc sử dụng phương
tiện vận chuyển là máy bay cùng với sự xuất hiện của ô tô trước đó. Một số quốc gia
Châu Âu đã thành lập các hãng du lịch quốc tế nhằm tháo gỡ khó khăn và khôi phục
nền kinh tế. Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Sau
chiến tranh thứ hai kết thúc, nền kinh tế thế giới dần được khôi phục. Hoạt động du
lịch từng bước phục hồi và từ thập kỷ 60 của thế kỉ trước, du lịch thế giới đã xphats
triển với rốc dộ nhanh. Sự phát triển của nên kinh tế thế giới đã tạo động lực cho du
lịch mở rộng và nâng cao cả quy mô lẫn chất lượng.
- Bước ngoạt lịch sử đổi với hoạt động du lịch trên thế giới nói chung, với thời kỳ cận,
hiện đại nói riêng là sự ra đời của Tổ chức du lịch thế giới ( World Tourism
Organisation –WTO) vào ngày 2/1/1975.
- Trong những thập kỉ vừa qua, thành tự của khoa học kĩ thuật đem lại năng suất lao
động và mức sống của con người ngày càng tốt hơn và thời gian rảnh rỗi của người lao
động cũng tăng lên. Du khách có nhiều điều kiện đi du lịch và độ dài của chuyến đi
cũng tăng lên, dịch vụ du lịch hoàn thiện hơn. Du lịch và hoạt động du lịch đã trở
thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, với một số quốc gia du lịch đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói.
2. Du lịch Việt Nam.
- Du lịch ở Việt Nam đã có mầm mống từ lầu. trong thời kì phong kiến đã có các cuộc
đi kinh lý sang các nước láng giêng hoặc các chuyến đi nghỉ ngơi, săn bắn của các vua
chúa, quan lại; đi để viếng thăm bạn bè của các nho sĩ và gia đình giàu có. Đến nay
những chuyến đi đó còn để lại nhiều di tích: Bãi đã cổ ở Sâp. Núi Bài Thơ, Chùa
Hương với Nam thiên đệ nhất động, Núi Bia ở Phú Yên, Đèo Ngang …và nhiều bài
thơ nổi tiếng của các nhà thơ: Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, Trạng Quỳnh,
Nguyễn Du, … Đã chữn minh về chuyến đi rất kỳ thú của vua chúa, danh nhân và
người dân ta đã sớm tham gia hoạt động có tính du lịch.
- Vào thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, Việt Nam là nước thộc địa của thực dân Pháp. Du
lịch trong thời gian đó được phát triển nhằm phục vụ cho một bộ phận rất nhỏ gia đình
giàu có và sĩ quan Pháp, Một số khách sạn, khu nghỉ mát được xây dựng để phục vụ
cho cá binh lính, sĩ quan Pháp , gưới quan lại và gia đình giàu có tại các thành phố lớn
như Hà Nội, Sài Gòn, Huế … và một số khu nghỉ mát như Sapa, Mẫu Sơn, Tam Đảo,
Đà Lạt,…
- Từ năm 1954 đến năm 1975, trong điều kiện đát nước ta tạm chia chắt thành hai
miền Nam và Bắc, hoạt động du lịch đã phát triển theo hai hướng khác nhau.
- Tại miền Nam, trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, du lịch đã dần trở thành mooitj
ngành kinh dianh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Họ dã đầu tư xây dựng
các khách sạn, khu nghỉ mát với quy mô vừa phải tại: Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt,
Huế,…
- Tại miền Bắc, các khách sạn, nhà nghỉ giao tế, đã được xây dựng tại Hà Nội, Hải
Phòng, Sầm Sơn, Tam Đảo,… và một só thành phố lớn để phục vụ khách ngoại giao,
chuyên gia quốc tế, khách công vụ, hội nghị,… Bên cạnh đó, mottj số khu nghỉ mát,
khách sạn nghỉ dưỡng cũng đã xuất hiện tại các nơi có thắng cảnh đẹp, khí hậy mát
mẻ, và bãi biển đẹp như Hạ Long, Cửa Lò, Sầm Sơn,… để phục vụ như cầu nghỉ
dưỡng của cán bộ cấp cao và tổ chức Công đoàn.
- Năm 1960, Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập.
Câu 3: Các điều kiện phát triển du lịch
I. Điều kiện chung
1. Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
- Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các
dân tộc.
- Các quốc gia và những vùng có chế độ kinh tế chính trị ổn định tình hình trật tự an
toàn xã hội đảm bảo tạo lục hút rất lớn du khách đến tham quan du lịch. Du khách
thích đến những đát nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảm thấy
yên ổn, tính mạng được coi trọng. Tại những nơi này, du khách có thể đi lại tự do
trong đất nước mà không lo sợ và không cần có sự chú ý đắc biệt nào. Những điểm du
lịch mà tại đó không có sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo, … đến đó du khách có thể
gặp gỡ dân bản xứ, giao thiệp và làm quen với phong tục tập quán của địa phương sẽ
thu hút được nhiều du khách hơn những nơi họ bị cô lập với người dân sở tại.
- Ngược lại ở những nước , những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh
sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn đến sự ngừng trễ các hoạt động du lịch. Tình hình
chiến tranh ở Irac, nội chiến ở Nam tư, khủng bố ở Mỹ, đảo chính ở Thái Lan,… khiến
cho hình ảnh du lịch ở các quốc gia này giảm đi trên bản đồ du lịch.
- Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, hoặc các loại bệnh dịch như sida,
tả lỵ, sốt rét cũng gây ảnh hưởng xấu đến du lịch.
2. Điều kiện về kinh tế
- Ngành du lịch của một quốc gia hay vùng phát triển tỷ lệ thuận với trình độ phát triển
kinh tế của quốc gia hay vùng đó. Nền kinh tế phát triển là tiền đề của sự ra đời và
phát triển của ngành kinh tế du lịch. Sự phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực
phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Ngành du lịch tiêu thụ một lượng rất lớn
lương thực và thực phẩm. Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò không kém
phần quan trọng trong cung ứng vật tư cho du lịch như: công nghiệp dệt, công nghiệp
thủy tinh, công nghiệp sành sứ và đồ gốm, …
- Mức thu nhập là yếu tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch: điều
kiện kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định du lịch. Ngoài ra
không thể không nói đến giao thông vận tải. Sự phát triển của giao thông vận tau thể
hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng.
- Phát riển về số lượng: Hình thành nhiều loại hình giao thông và sự tăng lên một cách
nhanh chóng số lượng, phương tiện vân chuyển, tạo khả năng vận chuyển số lượng lớn
khách du lichk trên thế giới.
- Phát triển về chất lượng: về mặt chất lượng vận chuyển cần xét đến bốn khía cạnh là
tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả.
+ Tốc độ vận chuyển: Do tác động cua tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nhiều loại
phương tiện vận chuyển có tốc độ vận chuyển rất cao như sự ra đời của máy bay chở
khách phản lục thân rộng, tốc độ nhanh lượng khách lớn, tàu hỏa cao tốc, … việc tăng
tốc độ vận chuyển cho phép tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thời gian ở
lại nơi du lịch. Với các phương tiện có tốc độ vận chuyển cao, du khách có thể đến
được n~ nơi xa xôi.
+ Đảm bảo an toàn trong vận chuyển: Sự tiến bộ của công nghệ đã làm tăng rõ rệt
tính an toàn trong vận chuyển hành khách. Phương tiện vận chuyển của những nước có
độ an toàn cao sẽ thu hút được nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch.
+ Đảm bảo tiện nghi trong vận chuyển: Tiện nghi v.chuyển ngày càng co sự thay
đổi rất lớn làm tăng sự thoải mái, tiện lợi cho du khách. Với các phương tiện có đầy đủ
tiện nghi, du khách tấy an tâm và thoải mái hơn vì họ k.phải hao phí s.khỏe trên hành
trình.
+ Vận chuyển với giá rẻ: Chi phí vận chuyển có xu hướng giảm tạo điều kiện thuận
lợi để kík thích sự đi du lịch của các tầng lớp dân cứ có thu nhập trung bình và thấp đi
dlịch
3. Chính sách phát triển du lịch
Chiến lược và chính sách phát triền du lịch của một quốc gia, vùng có một ý nghĩa cực
kỳ quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch.
- Không một quốc gia nào là không có một bộ máy quản lý xã hội, và bộ máy này có
vai trò quyết định đến các hoạt động của cộng đồng đó. Phát triển du lịch phụ thuộc
vào nhận thức của Chính phủ về vai trò của ngành. Nếu du lịch được ưu đãi phát triển,
nó sẽ được hỗ trợ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
VD: Điều này có thể thấy rất rõ ở các nước Trung Đông, do ảnh hưởng của đạo Hồi
nên quốc gia này không coi du lịch là Kte mũi nhọn. Ngược lại, ở một số quốc gia
khác du lịch lại là ưu tiên số một để phát triển như Pháp, Singapore, Thái Lan, Việt
Nam,…
- Chiến lược phát triển du lịch cũng nhằm xác định những phương hướng phát triển du
lịch dài hạn, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược
sản phẩm du lịch, chiến lược nâng cao các dịch vụ du lịch, chiến lược giữ gìn, tôn tạo
và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo
dục và đào tạo du lịch, chiến lược thị trường du lịch.
II. Các điều kiện đặc trưng ( các điều kiện hình thành cung du lịch)
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
a) Vị trí địa lý
- Trong Du lịch, sự dị chuyển là 1 chiều. Khoảng cách từ điểm giữ khách đến điểm
nhận khách xa dẫn đến ảnh hưởng đến: thời gian, sức khỏe, chi phí của khách du lịch.
- Vận tải hàng không ra đời phần nào khác phục vấn đề khoảng cách.
b) Địa hình
- Địa hình là yếu tố quan trọng góp phần nên cảnh quan, phonh cảnh của điểm đến.
- Địa hinhd càng đa dạng, tương phản, độc đáo càng hấp dẫn khách du lịch
- Kiểu địa hình Karst (núi và hang động) và địa hình bờ nước là tài nguyên dl rất
qtrọng.
c) Khí hậu
- Du khách ưa chuộng những nơi có khí hậu ôn hòa, né tránh những nơi có khí hậu
khác nhiệt. Du lịch các nơi có cảnh đẹp như biển thì ưa thích những ngày nắng nhiều,
nước mát, gió vừa phải và không ưa chuộng những ngày mưa nhiều
- Khí hậu là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, khả năng thực hiện các hoạt
động trong chuyến đi của du khách.
VD: ở Việt Nam những nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ sẽ được các du khách ưu tiên
chọn làm nơi nghỉ dưỡng như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo,… Hay như các bờ biển ở Đại
Tây Dương của Tây Ban Nha, vùng bờ biển Đại Trung Hải của Pháp, Italia,… với khí
hậu điều hòa và nhiều nắng nên rất được du khách quốc tế và trong nước lựa chọn.
d) Thủy văn
- Tài nguyên nước bao gồm: nước bề mặt và nước ngầm.
- Cùng với địa hình, nước tạo nên các cảnh quan có ý nghĩa quan trọng trong việc khai
thác để phát triển du lịch: biển, hồ, sông suối, thác nước, … Các nguồn nước khoáng là
tiền đề phát triển du lịch chữa bệnh
e) Hệ động, thực vật
- Áp lực cuộc sống hiện đại nên con người có x.hướng đi dl để trở về với th.nhiên, tự
nhiên; do đó những nơi có hệ động thực vật phong phú đặc sắc với nhiều loài đặc hữu.
Ví dụ: Khách du lịch Châu Âu thường thích đến những nơi có rừng rậm nhiệt đới,
nhiều cây leo, cây to,… như vườn Quốc gia Cúc Phương, Bến Én, Tam Đảo,…
- Động vật cũng là một trong những yếu tooss có thể góp phần thu hút khách du lịch.
Mọi người rất thích thú khi được tận mắt nhìn thấy cảnh sinh hoạt của động vật hoang
dã trong thiên nhiên.
Ví dụ: Ở Việt Nam có n~ nơi như Safari là nơi nuôi n~ đ.vật hoang giã trong môi
trường tự nhiên nhất với nhiều loài thú quý hiếm và những show trình diễn của cá loài
chim
2. Điều kiện kinh tế và xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Giá trị văn hóa lịch sử, các thành tự chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự
phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng, một đất nước.
- Mỗi quốc gia đều có các tài nguyên du lịch nhân văn ấy có sức hấp dẫn khác nhau
đối với khách du lịch.Thông thường chunhs thu hút nhũng du khách nội địa có hiểu
biết sáu về lịch sử dân tộc mình.
Ví dụ: Ở Việt Nam, khách du lịch thường muốn đến thăm các địa danh lịch sử như:
thăm lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ, di tích Đường Chín – Khe Xanh,… ; thăm
quan các địa danh đã từng gắn với tên tuổi của các vị anh hung đân tộc, những chận
chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử như GÒ Đống Đa, Bãi cọc Bách Đằng,…
- Các tài nguyên có giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích thăm quan,
nghiên cứu. VD như các triển lãm nghệ thuật và điêu khắc, các buổi biểu diễn âm nhạc
liên hoan phim, các cuộ thi đấu thể thao quốc tế, những làng mạc có kiến trúc độc đáo,

- Các tài nguyên văn hóa thường có nhiều ở các thành phố, thủ đô. Ở đó thường có các
thư viện quốc gia lớn, cá viện khoa học, nhiều tòa nhà với kiến trúc đẹp,… Những
trung tâm văn hóa lớn, nổi tiếng như London, Paris, Moskva, Roma … VD: Hàng năm
các thành phố nổi tiếng sẽ tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như Zaltsburg là nơi sẽ
tổ chức liên hoan ca nhạc tưởng nhớ nhà soạn nhạc Mozar, hay thành phố Canne nơi
hnagf năm tổ chức liên hoạn phim thế giới, Saint Peterbourg là trung tâm văn hóa lớn,
nổi tiếng với nhiều tượng gắn liền với tên tuổi vua Pie, với triển lãm nghệ tuật
Ermitage.
- Các thành tự kinh tế của đát nược hoặc vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt với phần
lớn khách du lịch, Khách du lịch hay so sánh nhữn thành tự đạt được của nền kinh tế
quốc dân của đát nước được đến thăm với những năm trước đó, hoặc với ktế nước
mình.
- Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay của vùng, nhiều cuộc
trưng này triển lãm, hội trợ,… được tổ chức. ở đó sẽ thấy đưucọ kết quả của công cuộc
phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thông tin,… Rất nhiều thành phố đã
trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm.
VD: Hội trợ về ẩm thức quốc tế là nơi các quốc gia giới thiệu về những thực phẩm đặc
trưng của nước mình cho thế giới
3. Một số tình huống và sự kiện dặc biệt
- Đó là các hội nghị, đaiị hội, các cuộc tọa đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi
Olymoic, các cuộc kyr niện tín ngưỡng hoặc chính trị, các đại hội, liên hoan,… Tất cả
những hình thức đó đều ngắn ngủ, nhưng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du
lịch.
4. Sự sẵn sàng đón tiếp du khách
(1) Cơ sở vật chất – kỹ thuật
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia
vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của
k.hàng.
Thành phần của cơ sở vật chất – kỹ thuật:
- Các cơ sở, công trình kỹ thuật thuộc ngành du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và
phương tiện kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu thường ngày của khách du lịch như khách
sạn, tiệm ăn, phương tiện giao thông, các khu nhà giải trí, công viên,… Tóm lại cso
vchat– kỹ thuật bao gồm tất cả công cụ lao động mà tỏ chức dl tạo ra để phục vụ
hđộng của mình
- Các cơ sở, công trình của các ngành khác có tham gia vào hoạt động du lịch như giao
thông, thương nghiệp, dịch vụ công cộng. Đó là hệt thống đường sá, nhà ga, sân bay,
bến cảng,…Đây là những cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó nằm sát ngay nơi du
lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch trong chừng mực nào đó quyết định cả
chất lượng phục vụ du lịch.
- Tài nguyên du lịch cũng là thành phần đặc biệt của cơ sở vật chất – kỹ thuật, chúng
cũng là phương tiện vật chất để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
(2) Điều kiện kinh tế
Thể hiện qua việc cung ứng vật tư cho các tổ chức du lịch, thỏa mãn đầy đủ chủng loại
hàng hóa với chất lượn cao, giá thành hợp lí cho du khách.
(3) Điều kiện về tổ chức
Thể hiện qua sự có mặt của các tổ chức tại cơ sở kinh doanh du lịch để chăm lo cho
việc đi lại và phục vụ lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí của du khách, các bộ ngành,
ửi ban, tổng cục,… có cá hình thức tổ chức nhằm chỉ đạo hoạt động du lịch ở các
nước.
III. Điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch
1. Thời gian rỗi
- Định nghĩa du lịch là chuyến đi thực hiện trong thời gian rảnh rỗi của con người.
- Giảm thời gian làm việc tăng thời gian rảnh rỗi là xu thế phổ biến của các nước phát
triển. Lịch sử cho thấy công chúng bắt đầu đi du lịch khi mà người lao động đều được
hưởng dịp lễ và ngày nghỉ ăn lương.
- Hoạt động du lịch định hướng con người sử dụng thời gian rỗi vào các hoạt động
mang lại lợi ích nâng cao hiểu biết hoặc nâng cao thể lực, tránh việc dùng thời gian rỗi
vào các việc tiêu cực
2. Khả năng tài chính của du khách tiềm năng
- Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ sẽ có khản
năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước cũng như nước ngoài.
- Du khách sẽ luôn là người tiêu dùng nhiều loại dịch vụ hàng hóa. Và để có thể đi du
lịch và tiêu dùng cùng du lịch, họ phải có phương tiện vật chất đầy đủ.
- Mỗi khi mà thu nhập người dân tăng thì sự tiêu dùng du lịch cũng tăng theo, đồng
thời có sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng cùng du lịch.
3. Trình độ dân trí
- Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân
ở đó tăng lên rõ rệt. Tại các nước phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu được của con người, nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá cuộc sống.
- Mặt khác trình độ văn hóa nhân dân ở một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát
triển du lịch sẽ để bảo đảm phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng
khách đi du lịch đến đó.
- Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động: cách ứng xử cụ thể với môi trường
xung quanh, bằng thái độ đối với du khách của người dân địa phương, … Nếu du
khách hoặc dân địa phuownh có n~ cách nhìn nhận có hiểu biết sẽ làm cho hoạt động
du lịch tăng thêm giá trị, ngược lại chính các hành vi thiếu văn hóa của họ có thể là
yếu tố cản trở sự phát triển của du lịch.

Câu 4: Đặc trưng của sản phẩm du lịch


1. Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp.
- Tính tổng hợp của spdl được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn
vị, cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn du cầu của khách du lịch;
nó vừa bai gồm sp v.chất, t.thần, vừa bao gồm sp phi l.động và cả các t.nguyên tự nhiên.
- Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều bộ phận không thể tách rời. Có nhiều đơn vị tham
gia cung ứng sản phẩm du lịch, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ
phận tham gia phục vụ. Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một spdl chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho
k.hàng.
- Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch, việc quy hoạch, phát triển du lịch và phát triển
sản phẩm du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan là cần thiết nhằm đạt
được chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt.
Vd: D.vụ tour dl trọn gói n’ dvu đơn lẻ khác như: v.chuyển, l.trú, ănuống, vui chơi g.trí,…
2. Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình
- Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: hàng hóa bán lẻ. đồ uống,… Hầu
hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan,… đều tồn tại ở dạng vô
hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại
cảm giác phấn chấn, dễ chịu hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch vụ đó như hàng
hóa khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua. Do tính chất không cụ thể nên
khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gặp khó khăn trong
vuệc lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch rất là quan trọng.
- Ngoài ra, nhà cung ứng ko thể dễ dàng đánh giá chất lượng sản phẩm khi bán chúng.
Thông thường, ch.lượg spdl đc đ.giá theo cảm nhận của khách hàng. Với tính chất đó,
việc nghiêm cứu nhu cầu khách hàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp để cung ứng là rất
qtrọng.
3. Phần lớn sản phẩm du lịch tự thiêu hao, không thể để tồn kho
Hầu hết các sản phẩm du lịch chưa bán được hôm nay không thể bán vào dịp khác trong
tương lai (phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng, chỗ ngôi trên các ptiện vận chuyển,
…)
- Một chuyến bay có 150 chỗ ngồi, nếu ngày hôm nay chỉ bán được 100 chỗ tức còn 50
chỗ trống. Tổng chi phí cho chuyến bay này cũng xấp xỉ chi phí cho chuyến bay đầy
khách. Ngày mai, máy bay đó chỉ có thể chở tối đa 150 khách, 50 chỗ trống hôm nay
không thể để lại bán vào ngày mai. Dịch vụ cho thuê phòng ngủ, phòng Hội nghị cũng
tương tự như vậy.
- Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch
phải có chính sách giá cả, cách thức quảng bá, kỹ thuật bán hàng phù hợp mới có thể đạt
công suất sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Vì vậy, việc cân đối trong quan hệ cung-cầu các dịch vụ du lịch vào các thời điểm khác
nhau trong ngày , trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, là hết sức quan trọng đối với
các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch.
4. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời
- Khác với các sản phẩm thông thường khác, việc sản xuất hầu hết các dịch vụ du lịch chỉ
được thực hiện khi khách du lịch có mặt ở nơi cung cấp dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu
dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch cũng được thực hiện đồng thời với quá trình sản
xuất
- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch là điểm rất đáng lưu ý vì
các đơn vị cung ứng các sản phẩm du lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm
trước khi cung cấp cho khác du lịch, do vậy các đơn vị cung ứng phải xây dựng được các
chuẩn mực và quản lý tốt việc thực hiện các chuẩn mực sản xuất sản phẩm nhằm đạt được
chất lượng sản phẩm tốt nhất
5. Sản phẩm du lịch có tính không thể dịch chuyển
- Việc đi du lịch có thể được xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, nhưng gần như không
thể thiếu hoạt động tham quan, du ngoạn tại điểm đến. Chính vì vậy, khách di lịch chỉ có
thể tiến hành tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tại nơi sản xuất chứ không phải như những sản
phẩm vật chất khác là có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đến nơi khác để tiêu thụ, Tính
không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch cũng được thể hiện ở chỗ không có sự
chuyển quyền sở hữu sản phẩm giữa người bán và người mua. Khách du lịch chỉ có quyền
sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong một thời gian, địa điểm nhất định chứ
không có quyền sở hữu sản phẩm. Với đặc điểm này, khách du lịch không được nhìn thấy
các sản phẩm du lịch trước khi mua ní. Khách du lịch chiết biết về sản phẩm thông qua
Internet, qua tranh ảnh, sách báo, giới thiệu của người khách,…Chất lượng thông tin có
tác động rất lớn đến quyết định chọ điểm đến của khách du lịch.
6. Sản phẩm du lịch có tinh không đồng nhất
- Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hóa được. Các nhân viên cung cấp sản phẩm du lịch
không thể tạo ra được các sản phẩm như nhau trong những thờ gian làm việc khác nhau.
Hơn nữa khách du lịch là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ.
Trong những thời gian, bối cảnh khác nhau, sự cảm nhận của họ cũng khác nhau về cùng
một sản phẩm.
- Một người có thể đánh giá chất lượng chương trình du lịch đó là tuyệt vời, còn người kia
lại có đánh giá không có gì đặc sắc.
- Một dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách hàng du lịch. Sự
thỏa nãn của khách du lịch phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của họ. Những người cung ứng
dịch vụ cần biết cách phán đoán tâm lý của khách du lịch để cung cấp dịch vụ phù hợp với
mong đợi của khách hàng. Đây là kỹ năng có tính chất quyết định trong việc cung ứng sự
tuyệt vời của dịch vụ.
7. Quá trình tạo ra sản phẩm du lịch có sự tham gia của khách hàng
- Đây là một đặc điểm khác biệt của sản phẩm du lịch so với những hàng hóa thông
thương khác. Bổi quá trình sản xuất của các hoàng hóa khác, đặc biệt là hàng hóa tiêu
dùng thường được các doanh nghiệp thực hiện trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Nhưng đối với sản phẩm du lịch, không có sự tham gia của khách hàng thì quá trình sản
xuất của doanh nghiệp chưa được bắt đầu và sản phẩm du lích sẽ không được tạo ra.
Ví dụ: phòng nghỉ trong khách sạn sẽ chỉ là một loại dịch vụ lưu trú để phục vụ du khách
nhưng nếu không có khách du lịch đến “tiêu dùng” thì sản phẩm lưu trú cũng sẽ không
được tạo ra. Tương tự các dịch vụ vận chuyển và các dịch vụ khác cũng vậy.
- Chính vì vậy trong hoạt động kinh doanh du lịch: quá trình sản xuất và tiêu thụ thường
diễn ra đồng thời. Điều đó cũng có nghĩa sản phẩm du lịch cũng chỉ được tạo ra khi có sự
tham gia của khách hàng.

Câu 5: Tác động tiêu cực của tính thời vụ với các bên liên quan
1. Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại:
Khi cầu DL tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các
phương tiện thông tin đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ XH (giao thông
công chính, điện, nc, mạng lưới thương nghiệp...), làm a/h đến cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Ngược lại, khi cầu DL giảm xuống &
giảm tới mức bằng k thì những người làm hợp đồng theo thờiv ụ sẽ k còn việc
làm, ngoài ra những nhân viên làm cố định cx thu nhập thấp đi.
2. Các tác động bất lợi tới chính quyền địa phương:
Khi cầu DL tập trung quá lớn sẽ gây ra k ít sự mất thăng bằng cho việc BV trật
tự an ninh & an toàn XH. Ở đây mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những
khó khăn cho việc quản lí nhà nc đối với HĐ DL. Ngược lại, khi cầu giảm
xuống & giảm tới mức bằng k thì những khoản thu nhập từ thuế & lệ phí đem lại
cho DL cx giảm.
3. Tác động đến công tác tổ chức quản lý & hiệu quả kinh doanh:
Cầu DL tăng tới mức vượt khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh DL dẫn
đến các bất lợi trong các khía cạnh sau.
+ Clg phục vụ bị giảm sút
+ Vấn đề tổ chức & quản lý nhân lực gặp nhiều khó khăn
+ HĐ cung ứng, các ngành DV công cộng: do lượng khách tăng mạnh dẫn đến k
đáp ứng đc hết nhu cầu về nơi lưu trú buồng phòng, các DV ăn uống, giải trí
Ngược lai khi cầu DL giảm xuống thì gây nhiều sự “ lãng phí” như nhân lực cơ
sở vật chất kỹ thuật ...
4. Tác động đến tài nguyên & MTDL:
Tài nguyên DL bị a/h, bởi lượng khách quá đông địa điểm DL sẽ k đáp ứng nổi,
vấn đề về rác thải ô nhiễm MT, gây mất cảnh quan.
5. Các tác động đến KT - XH:
Ngành DL hàng 5 đóng góp 1 phần đáng kể cho thu nhập quốc dân Tính thời vụ
a/h đến hiệu quả KT của nhành di lịch từ đó a/h trực tiếp đến nên KT quốc dân
nói chung.
6. Tác động đến bản thân DK
Cầu DL lớn làm hạn chế khả năng tìm chỗ lưu trú thích hợp. Ngoài ra vào mùa
DL chính thường xảy ra tình trạng tập trung quá nhiều khách DL trên

Câu 6: Đặc điểm, vai trò và yêu cầu với lao động ngành du lịch
*Đặc điểm
- Lao động trong kinh doanh du lịch là một bộ phận cấu thành lao động xã hội. Nó
hình thành và phát triển trên cơ sở của sự phân công lao động xã hội nên nó mang mọi
đặc điểm chung của lao động xã hội.
- Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động
sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản phất phi vật chất chiếm tỉ trọng lớn, Lao
động trong du lịch chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ, lao động sản xuất phi vật
chất.
- Lao động trong du lịch có tính chất chuyên môn hóa cao. Mỗi bộ phận lao động thực
hiện từng khâu, từng công đoạn trong chu trình phục vụ khách du lịch. Kết quả hoạt
động của một bộ phận nào đó đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác
trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy, các nhóm lao động trong ngành du lịch có quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau.
- Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các
ngành công nghiệp, nông nghiệp.
- Thời gian làm việc của ngành du lịch phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng
của khách. Khách thường đi du lịch vào cuối tuần, ngày lễn và tiêu dùng các dịch vụ
vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, người lao động thường làm việc vào cuối tuần, ngày lễ, tết
và có thể làm đêm.
- Cường độ lao động ở một số bộ phận có thể không cao nhưng thường phải chịu áp
lực tâm lý lớn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có tuổi tác, giới
tính, trình độ, nghề nghiệp, quốc tịch, thói quen tiêu dùng khác nhau, bất đồng về ngôn
ngữ.
- Lao động trong ngành du lịch, kinh doanh du lịch cần nhiều lao động có kỹ năng cao
về các nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng chiếm tỷ
lệ đáng kể.
- Lao động trong ngành du lịch được coi là một ngành dịch vụ, nguồn lực quan trọng
nhất quyết định hiệu quả của doanh nghiệp.
*Vai trò
- Lao động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nó là một trong
năm nguồn lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong các nguồn
lực, lao động có vai trò quan trọng nhất, Vai trò quyết định của lao động được thể hiện
ở chỗ: các nguồn lực như vốn, tài nguyên thiên nhiên không có sức mạnh tự thân,
chúng sẽ bị cạn kiết dần và chỉ phát huy tác dụng khi được kết hợp với nguồn lục con
người.
- Biết sử dụng tiềm năng lao động, biết phát huy yếu tố con người thì đạt được tốc độ
phát triển vể kinh tế - xã hội.
- Công nghiệp du lịch là ngành quan trọng đối cới nhiều nước trên thế giới. Ngành
công ngiệp đòi hỏi nguồn lao động lớn với nhiều loại trình độ do tính chất đặc điểm
của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khác hàng với nhu cầu
rất đa năng.
- Vai trò của chất lượng lao động là rất quan trọng trong ngành du lịch, phần lớn lao
động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm
đạt được các mục tiêu của đơn vị, Chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng
không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người lao động mà còn phụ
thuộc vào thái độ làm việc của họ.

*Yêu cầu đối với lao động


 Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc
 Có kỹ năng giao tiếp tốt ( kể cả giao tiếp trực tiếp; qua đinẹ thoại và giao tiếp
bằng văn bản)
 Có trình độ ngoại ngữ đủ khả năng giao tiếp với khách hàng.
 Có ngoại hình, trang phục phù hợp.
 Đúng giờ , sắp xếp thời gian hợp lý
 Chú ý lắng nghe người khác
 Có khả năng lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ nhằm dạt được các mục tiêu
 Nhiệt tình, có hoài bão, có ý tiến thủ
 Có lòng yêu nghề, có mong muốn phát triển, hoàn thiện về nghề nghiệp của
mình
 Có khả năng duy trì làm việc tốt theo nhóm
 Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin
 Có khả năng bán sản phẩm
 Quan tâm giúp đỡ khách hàng, giải quyết tốt các vấn đề
 Sẵn sàng nhận nhiệp vụ
 Hiểu biết về luật lệ, đặc biệt là các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, an
toàn lao động
 Biết tính toán nhanh
 Có khả năng tổ chức sự kiện
Ngoài ra người làm du lịch còn đòi hỏi các yêu cầu về phẩm chất cá nhân
 Có thái độ, ý thức tốt
 Trung thực
 Tự tin
 Thân thiện, lịch sự
 Có tính tổ chức
 Có tính cẩn thận, chắc chắn
 Có tình hài hước, vui vẻ
 Xử sự tốt với người khác, sắn sàng hỗ trợ, trợ giúp khách hàng và mọi người.

You might also like