You are on page 1of 2

Tôi là một người vốn rất yêu động vật.

Cái sở thích ấy theo tôi từ bé rồi, chơi với động vật nhìn
chúng vui đùa trong lòng tôi cũng thoải mái hẳn ra. Tôi cảm thấy điều này hình như không chỉ có
riêng cảm thấy vậy mà những đứa trẻ trong xóm cũng giống như tôi, yêu thương động vật như là
cái bản chất ăn sâu vào máu của đám con nít chúng tôi. Tôi nghĩ cũng một phần nhờ nền giáo
dục Việt Nam nhắm đến yêu thương động vật khá nhiều. Xuyên suốt quá trình học tiểu học kể cả
lên cấp hai những bài văn tôi qua không dưới một lần là đều miêu tả về con vật mà bạn yêu
thích. Gần như năm nào đề văn ấy cũng xuất hiện lại để cũng cố tinh thần yêu động vật cửa lứa
học sinh chúng tôi thời ấy. Nghịch cái động vật vốn không phải như con người chung ta, những
mầm bệnh mà chúng mang thì ta không thể nào biết trước và nhìn ra được. Chỉ đến khi lộ ra hẳn
để mắt người có thể phát hiện và quan sát được thì không may chúng có lẽ đã lìa xa cõi đời này
mất rồi. Kể ra từ nhỏ tôi nuôi rất nhiều những động vật mà phổ biến như ngày nay người ta
thường nuôi, những vốn không hiểu sao cứ tầm khoảng vài tháng là bố tôi lại mang chúng đi.
Nào là mang về quê hoặc cho những người hàng xóm khác nuôi để tôi có thể lâu lâu đến thăm
chúng. Chứ nếu mà mang chúng đi xa khỏi tầm mắt tôi thì tôi sẽ không bao giờ để cho bố làm
vậy. Lớn lên một tí thì tôi mới có thể tìm hiểu được những sợi lông của chúng cũng có thể gây
hại cho con người. Không đơn thuần là hai chữ “gây hại” mà nếu hít phải chúng trong thời gian
dài có thể dẫn đến ủ bệnh và thậm là phải tử vong nếu căng bệnh đó đến giai đoạn cuối và không
thể chữa. Hiểu được điều đó tôi đành xa chúng một thời gian dài. Chắc bạn cũng biết lứa trẻ như
chúng tôi mà đã thích cái gì thì mê cái đó dữ lắm, không được con này thì chúng tôi cũng sẽ tìm
con vật khác để cưu mang chúng. Không phải cứ bắt ngoài từ nhiên về là tôi lại gắn cho chúng
cái mác “cưu mang”. Mà khi tôi thấy những con vật bị khuyết tật, không được may mắn được
lành lặn như những con vật khác thì tôi sẽ mang về và nuôi chúng. Vì chắc chắn không một con
vật nào khuyết tật mà có thể dễ dàng kiếm ăn và khó có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên ngoài
kia, điều này sẽ khiến chung dễ gặp nguy hiểm. Để thay đổi số phận của các con vật đó thì một
người yêu động vật chẳng lẽ đứng nhìn, tay không nhìn chúng từng ngày chết dần, chết mòn.
Lúc ấy, tôi tìm những động vật không lông như kì nhông bị khuyết tôi cũng mang về nuôi, cứ
không lành lặn là vào tay của tôi hết. Riết đến nỗi tôi dành hết thời gian của mình cho chúng mà
đôi khi quên đi bản thân mình. Khi lớn lên, không biết người ta quy hoạch cái gì mà phải đốt hết
các bụi cỏ làm cho chúng không còn nhà để mà về nữa, có lẽ đất nước càng ngày càng phát triển
thì không thể nào thoát khỏi cái cảnh là động vật càng ngày càng tuyệt chủng. Nửa vui cũng nửa
buồn khi đất nước văn minh hơn thì động vật cũng có các khu bảo tồn riêng, nhưng đó có thật sự
là môi trường tốt nhất cho chúng phát triển hay chỉ là cái giả tạo bên ngoài để người ta có thể bán
được vé vào cổng cho khách tham, du lịch từ tứ xứ đổ về. Lúc trước thì hầu như chỉ có các động
vật trên cạn được bảo tồn trong các khu vực như thảo cầm viên hoặc các khu bảo tồn các động
vật lớn nhỏ khác. Nhưng giờ đây lại có thể cả các thuỷ cung để bảo tồn các động vật dưới nước,
lẫn nước ngọt và cả nước mặn. Nói là bảo tồn vậy thôi chứ tôi cảm thấy đó cũng như là giam
cầm vậy, giống như con người chung ta bị vây trong bốn bức tưởng chỉ cần một ngày không ra
khỏi nhà thôi tôi đã cảm thấy chịu không nổi rồi. Còn những động vật kia tuổi thọ ngắn hơn con
người, cũng có nghĩa là một ngày của con người bằng tới vài ngày của chúng. Thì cứ bơi trong
một cái hồ cả đời thì thử hỏi xem chúng có chịu nổi không. Để ngăn chặn điều đó tiếp tục tái
diễn thì tôi quyết định sẽ đi theo con đường học ngành thú y. Năm ấy tôi muốn vào Đại học
Nông Lâm, lúc ấy gia đình tôi kiên quyết ngăn cản tôi dữ lắm. Nhưng vì cái sự yêu thích động
vật này thì tôi không thể nào trơ trơ nhìn chúng bị như vậy mãi được. Chúng vốn không phải
động vật mà như một người bạn khi chúng cũng có cảm xúc. Giờ đây mạng xã hội internet khá
phát triển ta có dễ dàng thấy được hình ảnh những động vật cũng biết vui, biết buồn hết như con
người chúng ta. Chỉ là vẻ bề ngoài của chúng khác với ngoại hình của con người mà thôi. Thậm
chí chúng còn có thể học các ngôn ngữ giao tiếp của con người để mục đích cuối cùng là muốn
làm cho chúng ta cảm thấy vui vẻ khi có chúng bên cạnh. Vậy mà có những người vẫn nhẫn tâm
mang chúng ra thịt mỗi khi có khách đến chơi mặc dù trong suốt quá trình nuôi chúng họ luôn ân
cần chăm sóc chúng từng tí một. Kỳ thi lớn nhất cuộc đời tôi chính là đây, tôi đã vượt qua và giải
thích cho cả gia đình hiểu về sở thích của tôi, và họ đã chấp nhận để tôi theo con đường mà tôi
mong muốn. Làm gì có cha mẹ nào mà không muốn con cái của họ sống trọn vẹn với đam mê
của mình phải không nào. Vì cha mẹ cũng từng như bạn, họ cũng trải qua những cái thời yêu
thích động vật, cái thời mà tuổi trẻ bồng bột ở cái tuổi dậy thì. Cái tuổi đó khá chi là bướng bỉnh
thường hay cáu gắt lắm, cái gì mình đã thích thì nó sẽ luôn luôn đúng đối với bản thân mình. Tới
tận bây giờ thì lòng yêu thích động vật của tôi vẫn nguôi ngoai đi phần nào mà thậm chí nó còn
mãnh liền hơn lúc trước nữa. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt để trong tương lai một mai sau này có
thể thay đổi được vận mệnh của những động vật đáng thương ấy.

You might also like