You are on page 1of 141

KỸ THUẬT VIBA

1
PHẦN 0. NHẬP MÔN KỸ
THUẬT VIBA ...........................................................................................................................1
PHẦN 0. NHẬP MÔN KỸ THUẬT VIBA.................................................................................4
0.1 GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................4
0.2 CÁCH TIẾP CẬN MÔN HỌC VÀ CÁC CÔNG THỨC CẦN THIẾT...........................5
0.3 ƯU VIỆT CỦA DẢI TẦN VIBA VÀ ỨNG DỤNG CỦA KỸ THUẬT VIBA TRONG
THỰC TIỄN..............................................................................................................................6
0.4 VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN ...................................................................................7
PHẦN 1 - LÝ THUYẾT VỀ ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG ..................................................8
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ....................................................................................8
1.2 CÁCH BIỂU DIỄN MỘT HỆ CÓ PHẦN TỬ PHÂN BỐ THEO SƠ ĐỒ CỦA HỆ CÓ
PHẦN TỬ TẬP TRUNG ...........................................................................................................8
1.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CỦA ĐƯỜNG DÂY .................................................... 10
1.4 TRUYỀN SÓNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY. NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH VI A
PHÂN 11
1.5 XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ PHÂN BỐ THEO TRƯỜNG ĐIỆN TỪ ....................... 14
1.6 ĐƯỜNG TRUYỀN KHÔNG TỔN HAO CÓ MẮC TẢI ĐẦU CUỐI .......................... 16
1.7 ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN SÓNG CÓ TỔN HAO ......................................................... 28
1.8 ĐƯỜNG TRUYỀN CÓ TỔN HAO ĐƯỢC MẮC TẢI ĐẦU CUỐI ............................ 31
PHẦN 2. ĐỒ THỊ VÒNG TRÒN ............................................................................................. 37
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG...................................................................................................37
2.2 ĐỒ THỊ VÒNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG PHỨC CỦA TRỞ KHÁNG (trong hệ
tọa độ vuông góc).................................................................................................................... 38
2.3 ĐỒ THỊ SMITH ...........................................................................................................42
2.4 CÁC ĐẶC TÍNH MỞ RỘNG CỦA ĐỒ THỊ SMITH .................................................. 50
2.5 MỘT VÀI ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ THỊ SMITH........................................................... 56
PHẦN 3. PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG ....................................................................................... 61
3.1 KHÁI NIỆM CHUNG..................................................................................................61
3.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG ...................................................... 61
3.3 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG DÙNG CÁC PHẦN TỬ TẬP TRUNG.............................. 64
3.4 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG DẢI HẸP BẰNG NHỮNG ĐOẠN DÂY DẪN SÓNG MẮC
LIÊN TIẾP .............................................................................................................................. 70
3.5 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG DẢI HẸP BẰNG CÁC ĐOẠN DÂY NHÁNH .................. 77
3.6 LÝ THUYẾT CÁC PHẢN XẠ NHỎ ...........................................................................88
3.7 BỘ PHỐI HỢP DẢI RỘNG KIỂU NHỊ THỨC (có đáp ứng phẳng tối đa) ................ 91
3.8 BỘ PHỐI HỢP KIỂU CHEBYSHEV..........................................................................95
PHẦN 4. LÝ THUYẾT MẠNG VIBA................................................................................... 105
2
4.1 KHÁI NIỆM CHUNG................................................................................................ 105
4.2 KHÁI NIỆM VỀ DÂY TRUYỀN SÓNG MỞ RỘNG............................................... 105
4.3 ĐỊNH LUẬT KIRCHOFF MỞ RỘNG ĐỐI VỚI MẠNG VIBA. MA TRẬN TRỞ
KHÁNG VÀ MA TRẬN DẪN NẠP ...................................................................................... 113
4.4 MA TRẬN TÁN XẠ [S]............................................................................................. 119
4.5 MA TRẬN TRUYỀN DẪN [ABCD] ......................................................................... 130
4.6 MA TRẬN TRUYỀN ĐẠT [T] .................................................................................. 134
4.7 ĐỒ THỊ LUỒNG TÍN HIỆU...................................................................................... 136

3
PHẦN 0. NHẬP MÔN KỸ THUẬT VIBA

0.1 GIỚI THIỆU CHUNG


Thuật ngữ “viba” (microwaves) là để chỉ những sóng điện từ có bước sóng rất nhỏ, ứng
với phạm vi tần số rất cao của phổ tần số vô tuyến điện.
Phạm vi của dải tần số này cũng không có sự quy định chặt chẽ và thống nhất toàn thế giới. Giới
hạn trên của dải thường được coi là tới 300 GHz (f = 3.1011 Hz), ứng với bước sóng =1mm
(sóng milimet), còn giới hạn dưới có thể khác nhau tuỳ thuộc vào các quy ước theo tập quán sử
dụng. Một số nước coi "sóng cực ngắn" là những sóng có tần số cao hơn 30 MHz (bước sóng 
≤ 10m), còn một số nước khác coi "viba" là những sóng có tần số cao hơn 300 MHz (bước sóng
 ≤ 1m).
Với sự phát triển nhanh của kỹ thuật và những thành tựu đạt được trong việc chinh phục
các băng tần cao của phổ tần số vô tuyến, khái niệm về phạm vi dải tần của "viba" cũng có thể
còn thay đổi.
Hình 0.1 minh hoạ phổ tần số của sóng điện từ và phạm vi dải tần của kỹ thuật viba được
coi là đối tượng nghiên cứu trong môn học này.

Tần số (Hz)

3.105 3.106 3.107 3.108 3.109 3.1010 3.1011 3.1014


sóng Ánh
sóng sóng sóng mét Viba Hồng ngoại sáng
dài trung ngắn (VHF) nhìn
thấy
103 102 10 1 10-1 10-2 10-3 10-6

Bước sóng (m)


HÌNH 0.1 Phổ tần số của sóng điện từ

Trong ứng dụng thực tế, dải tần của vi ba còn được chia thành các băng tần nhỏ hơn:
- Cực cao tần UHF (Ultra High Frequency): f = 300 MHz ÷ 3 GHz
- Siêu cao tần SHF (Super High Frequency): f = 3 ÷ 30 GHz

- Thậm cao tần EHF (Extremely High Frequency):f = 30 ÷ 300 GHz

4
0.2 CÁCH TIẾP CẬN MÔN HỌC VÀ CÁC CÔNG
THỨC CẦN THIẾT
Do phạm vi tần số của viba rất cao nên các lý thuyết mạch kinh điển thường không cho
phép giải quyết trực tiếp các bài toán của mạng viba.

Xét theo một ý nghĩa nào đó, lý thuyết mạch cũng có thể dược xem như là sự mở rộng
của lý thuyết Điện - Từ trường mô tả bởi hệ phương trình Maxwell. Tuy nhiên, lý thuyết mạch
kinh điển là lý thuyết áp dụng cho các mạch điện với các phần tử có tham số tập trung (như các
điện trở, tụ điện…), còn các cấu kiện viba lại thường là các phần tử có tham số phân bố, tại đây
pha của điện áp và dòng điện sẽ thay đổi tuỳ theo điểm khảo sát do kích thước của "phần tử"
viba là so sánh được với bước sóng.

Nếu xét ở phạm vi tần số cao hơn nữa, tiến tới giới hạn quang học thì có thể thấy rằng tại
đây, các cấu kiện quang học sẽ có kích thước lớn hơn nhiều so với bước sóng, và khi ấy hệ
phương trình Maxwell lại được chuyển thành lý thuyết quang hình. Hệ thống quang bây giờ có
thể được thiết kế theo nguyên lý quang hình. Kỹ thuật này đôi khi cũng có thể được áp dụng cho
hệ thống viba ở dải sóng milimet và được coi như lý thuyết chuẩn quang học.

Nói chung, đối với kỹ thuật viba thì công cụ lý thuyết chủ yếu để sử dụng là hệ phương
trình Maxwell và các nghiệm của chúng ở dạng tổng quát nhất. Do vậy, lý thuyết về các hệ
truyền dẫn vi ba như ống dẫn sóng, hệ đồng trục, hệ song hành, hệ thống chậm…được xây dựng
trên cơ sở khảo sát nghiệm của hệ phương trình Maxwell với các điều kiện bờ cụ thể của cấu
trúc hệ truyền dẫn. Các nghiệm này được trình bày dưới dạng điện từ trường E, H là hàm của
các toạ độ của không gian khảo sát.

Các bài toán này cũng được đề cập đến trong các giáo trình về lý thuyết Trường điện từ,
điện động lực học kỹ thuật. Vì vậy, để giảm bớt sự cồng kềnh và trùng lặp của cuốn sách, các
bài toán về các hệ truyền dẫn viba, trong đó chủ yếu là tìm nghiệm của hệ phương trình Maxwell
để xác định các dạng sóng tồn tại trong hệ (các mode sóng) với cấu trúc Trường và các tham số
cơ bản của chúng như tần số tới hạn, trở kháng sóng, hệ số pha, vận tốc pha và vận tốc
nhóm…sẽ không được đưa vào cuốn sách, mặc dù chúng được coi là một phần quan trọng của
lý thuyết và kỹ thuật viba. Các kiến thức về sóng điện từ phẳng và truyền sóng trong các hệ định
hướng được coi là các kiến thức mà độc giả đã được chuẩn bị trước khi học tập giáo trình này.

Tuy nhiên, cuốn sách cũng dành một phần để nhắc lại những công thức quan trọng và
những mối quan hệ chính của các hệ truyền dẫn viba để giúp bạn đọc tham khảo khi cần thiết.
Đối với bài toán mạng viba thì việc áp dụng lý thuyết trường để khảo sát lại trở nên phức
tạp. Nghiệm của hệ phương trình Maxwell cho ta một hình ảnh hoàn thiện về cấu trúc của
trường ở mọi điểm của không gian khảo sát mà thông thường đối với các mục đích thực tiễn thì
ta cũng không cần phải biết chi tiết như vậy.

5
Thường người ta hay quan tâm đến các đại lượng tại các đầu cuối của mạng, ví dụ điện
áp, dòng điện, trở kháng…, là các đại lượng có thể được biểu thị theo các khái niệm của lý
thuyết mạch. Do vậy, giải pháp nghiên cứu trong "Lý thuyết và kỹ thuật viba" cũng vẫn là tìm
cách áp dụng các lý thuyết mạch điện kinh điển sau khi có sự quy đổi tương đương một cách
phù hợp.

0.3 ƯU VIỆT CỦA DẢI TẦN VIBA VÀ ỨNG DỤNG


CỦA KỸ THUẬT VIBA TRONG THỰC TIỄN
Kỹ thuật viba có liên quan đến các phần tử và mạch điện làm việc với các dao động có
bước sóng rất nhỏ. Điều này, một mặt khó khăn cho việc phân tích thiết kế và chế tạo, nhưng
mặt khác cũng là lợi thế khi ứng dụng kỹ thuật viba vì các lý do sau đây:

- Như đã biết, độ tăng ích của một ăngten là hàm tỷ lệ thuận với kích thước tương đối của
ăngten so với bước sóng. Do vậy, tăng ích của ăngten viba dễ đạt được giá trị cao.
- Dải tần thực tế trong thông tin viba dễ dàng đạt được giá trị lớn ứng với dải tần tương đối
f
có giá trị nhất định. (Thật vậy, 1% của 30 GHz là 300 MHz, trong khi đó 1% của
f
300MHz chỉ là 3 MHz).
Sóng viba truyền theo đường thẳng, không bị phản xạ trên tầng điện ly nên có thể khai
thác thông tin vệ tinh và thông tin viba mặt đất trên cùng dải sóng mà không ảnh hưởng đến
nhau, có thể sử dụng lại tần số trên những cự ly không lớn.

Trong kỹ thuật ra-đa, như đã biết, diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu tỷ lệ với kích
thước tương đối của mục tiêu so với bước sóng, do vậy dùng ra-đa viba sẽ nhận được diện tích
phản xạ hiệu dụng lớn. Nếu xét cả đặc tính ưu việt của ăngten viba về độ tăng ích thì rõ ràng là
dải tần viba trở nên rất thích hợp cho kỹ thuật ra-đa.

Như đã biết, dải tần viba rất gần gũi với các tần số cộng hưởng của nhiều phân tử,
nguyên tử nên kỹ thuật viba có thể đem lại nhiều ứng dụng trong nghiên cứu cơ bản, trong viễn
thám, trong y học và trong kỹ thuật nhiệt (lò viba).
Ngày nay, kỹ thuật viba được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực thực tiễn, nhưng những ứng
dụng chính và quan trọng nhất là trong kỹ thuật ra-đa và trong thông tin.
Các hệ thống ra-đa, viba được dùng để phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển và
trên bộ, dùng để bám và điều khiển các đối tượng bay, dùng trong các hệ thống lái tự động, để
thăm dò khí tượng phục vụ cho dự báo thời tiết (ra-đa khí tượng), để quan sát mặt đất và thăm
dò tài nguyên từ xa, ngoài vũ trụ (viễn thám).
Các hệ thống thông tin dùng dải tần viba (thông tin viba) đang được phát triển rộng
khắp trên thế giới, bao gồm cả thông tin cố định và di động, thông tin nội hạt và đường dài, đặc
biệt là thông tin quốc tế qua vệ tinh và các hệ thông tin định vị toàn cầu…chứng tỏ vai trò rất
quan trọng của dải tần viba và kỹ thuật viba.

6
0.4 VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
Kỹ thuật viba vốn được coi là một kỹ thuật đã có lịch sử phát triển tương đối lâu vì nền
tảng của nó là lý thuyết về sóng điện từ đã được phát hiện từ cách đây trên 100 năm, còn ứng
dụng đầu tiên của nó là kỹ thuật ra-đa cũng đã được phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới thứ
hai.
Tuy kỹ thuật viba đã ra đời và phát triển kể từ đầu thế kỷ qua, nhưng sự phát triển thực
sự mạnh mẽ và có ý nghĩa của nó chỉ từ khi con người tạo ra được các dụng cụ bán dẫn và các
IC siêu cao tần vào những năm 70 của thế kỷ 20.

Năm 1873, Maxwell đã đưa ra các công thức toán học mô tả các mối quan hệ của trường
điện từ và tiên đoán về sự tồn tại của sóng điện từ. Điều tiên đoán này đã được Hertz chứng
minh bằng một loạt thực nghiệm vào các năm 1887-1891. Nhưng sự phát triển tiếp đó lại khá
chậm do có nhiều khó khăn về mặt công nghệ, đặc biệt là việc tạo ra các nguồn dao động ở dải
tần số cao. Phải đến đầu thế kỷ 20, kỹ thuật vô tuyến điện mới có điều kiện phát triển mạnh hơn
do có sự thúc đẩy của việc tìm kiếm các khí tài quân sự phục vụ chiến tranh. Thoạt đầu là sự
phát triển của các phương tiện thông tin vô tuyến ở dải sóng trung và sóng ngắn, tiếp đó là ở các
dải tần cao hơn và đỉnh cao là sự ra đời của khí tài ra-đa trong thời gian chiến tranh thế giới thứ
2. Tiếp theo đó là các hệ thông tin dùng dải tần viba và kỹ thuật viba cũng được phát triển. Ngày
nay, thông tin vô tuyến được sử dụng chủ yếu là ở dải tần vi ba, từ 400 ÷ 500 MHz (bộ đàm vô
tuyến), từ 900 ÷ 1800 MHz (thông tin di động cá nhân), thông tin vệ tinh dùng cho cả lĩnh vực
viễn thông và phát thanh truyền hình dùng dải tần từ 1 GHz ÷ 30 GHz, được chia thành các băng
L (1÷2GHz) cho vệ tinh di động tầm thấp, băng S (2÷4GHz), băng C (4÷7GHz), băng X
(7÷11GHz), băng Ku (11÷14GHz), băng K (14÷20GHz) và băng Ka (20÷30GHz) dùng cho vệ
tinh cố định, trong đó băng X được dành riêng cho quân sự.

7
PHẦN 1 - LÝ THUYẾT VỀ ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG

1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA

Đường dây truyền sóng là đường truyền dẫn năng lượng sóng điện từ, là hình thức quá
độ giữa mạch điện gồm các phần tử tập trung ở tần số thấp (L, C, R) và ống dẫn sóng ở siêu cao
tần. Đường dây truyền sóng được coi là mạch điện có phần tử phân bố nhưng nó có thể được
biểu diễn theo sơ đồ của mạch điện với các phần tử tập trung.

Đối với mạch có các phần tử tập trung, ta có thể phân tích bằng lý thuyết mạch kinh điển,
với giả thiết rằng khi có một điện áp đặt vào, lập tức tác dụng của nó sẽ được thể hiện đồng thời
tại mọi điểm trong mạch. Trong một mạch vòng kín, khi có một dòng điện chạy thì ở mọi điểm
trong mạch vòng ấy, biên độ và pha của dòng đều như nhau.
Thực ra, trong một mạch điện, năng lượng điện từ truyền lan vẫn có một tốc độ nhất
định. Thành ra, khi kích thước của mạch, nghĩa là chiều dài các dây nối, có giá trị so sánh được
với bước sóng, thì tại các điểm khác nhau trong mạch, dòng điện (và điện áp) sẽ có pha khác
nhau. Đó là do có hiện tượng trễ theo thời gian. Khi ấy, dùng lý thuyết mạch thông thường sẽ
không cho kết quả chính xác và các khái niệm cảm kháng, dung kháng cũng không đúng nữa.
Khi việc truyền năng lượng trong một mạch điện phải mất một thời gian đáng kể nào đó
thì mạch điện đó được xếp vào loại mạch có phần tử phân bố. Ta có thể hiểu rằng khi trong
mạch điện cao tần có đường dây truyền sóng mà chiều dài của dây có giá trị bằng một phân số
đáng kể của bước sóng thì mạch đó được coi là một hệ có phần tử phân bố. Thể hiện chính của
khái niệm này là trên đường dây xuất hiện sóng đứng của điện áp (và dòng điện), đồng thời trở
kháng vào của đường dây thay đổi theo tần số.

1.2 CÁCH BIỂU DIỄN MỘT HỆ CÓ PHẦN TỬ


PHÂN BỐ THEO SƠ ĐỒ CỦA HỆ CÓ PHẦN TỬ
TẬP TRUNG

Thông thường, một đường dây truyền sóng có thể được mô tả như một hệ gồm hệ gồm 2
dây dẫn song song. Đó là vì khi truyền dẫn sóng TEM ta phải có ít nhất 2 vật dẫn.
Một phần tử rất ngắn của đường dây có độ dài z (hình 1.1a) có thể được biểu diễn bởi
một mạng 4 cụm đơn giản gồm các phần tử tập trung (hình 1.1b)

8
HÌNH 1.1 Biểu diễn mạch tương đương của một đoạn đường truyền sóng siêu cao tần

Trong đó:
R - Điện trở nối tiếp trên một đơn vị dài của cả hai dây,  m
L - Điện cảm nối tiếp trên một đơn vị dài của cả hai dây, H m
G - Điện dẫn song song trên một đơn vị dài, S m
C - Điện dung song song trên một đơn vị dài, F m

Cách biểu diễn này là có thể chấp nhận được vì như trên ta đã giả thiết, đoạn dây có
chiều dài rất ngắn nên thời gian sóng truyền qua là không đáng kể, giống như khi truyền qua
mạng có phần tủ tập trung. Tuy nhiên, không thể dùng 1 mạng 4 cụm đơn giản để đại diện cho
cả dây truyền sóng vì thời gian cần thiết để năng lượng truyền theo đường dây lớn hơn nhiều so
với thời gian truyền qua mạng đơn giản. Khi đó, để biểu diễn một hệ có phần tử phân bố (đường
dây truyền sóng) ta có thể dùng một chuỗi liên tiếp các mạng 4 cụm đơn giản hình  hay T đối
xứng như ở hình 1.2.

HÌNH 1.2 Mạng đơn giản hình T hay  đối xứng của đường truyền sóng siêu cao tần

9
1.3 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CỦA ĐƯỜNG
DÂY

Xét một đoạn rất ngắn z của đường dây truyền sóng.
Sơ đồ tương đương của đoạn dây với các giá trị điện áp và dòng điện được hiển thị như ở
hình 1.1b.
Áp dụng định luật Kirchhoff, ta có thể viết các hệ thức sau đây đối với điện áp và dòng
điện trên đoạn mạch, tại các thời điểm t:

- Đối với điện áp ta có:


I ( z , t )
V ( z , t )  RzI ( z , t )  Lz  V ( z  z , t )  0 (1.1)
t
- Đối với dòng điện:
V ( z , t )
I ( z , t )  GzV ( z, t )  Cz  I ( z  z , t )  0 (1.2)
t
Ký hiệu:
V ( z  z , t )  V ( z , t )  V
I ( z  z , t )  I ( z , t )  I
Chia (1.1) và (1.2) cho z và cho z  dz , ta nhận được:
V ( z , t ) I ( z, t )
  RI ( z, t )  L (1.3)
z t
I ( z , t ) V ( z , t )
 GV ( z , t )  C (1.4)
z t
Đối với tín hiệu hình sin, tần số  ta có thể viết:
I V
 iI ;  iV
t t
Thay vào (1.3) và (1.4) ta nhận được:
V ( z )
 ( R  iL) I ( z ) (1.5)
z
I ( z )
 (G  iC )V ( z ) (1.6)
z
Thay
Z  R  iL 
 (1.7)
Y  G  iC 
ta có thể viết lại (1.5) và (1.6):

V 
  IZ 
Z 
 (1.8)
I
 VY 
Z 

10
Để tách riêng biến số, ta đem vi phân (1.8) theo vật liệu và biến đổi đơn giản sẽ nhận
được z phương trình riêng biệt đối với V và I:

 2V ( z ) 
2
 (ZY )V ( z )
z 
2  (1.9)
 I ( z)
 (ZY ) I ( z ) 
z 2 

Phương trình (1.8) hệ phương trình vi phân bậc 2 của V và I cho phép tính V, I tại các
điểm bất kỳ trên đường dây khi biết các thông số Z, Y của đường dây và các điều kiện biên.

1.4 TRUYỀN SÓNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY. NGHIỆM


CỦA PHƯƠNG TRÌNH VI A PHÂN

Bây giờ ta tìm nghiệm của phương trình vi phân (1.9).


Đặt ZY   2
Theo (1.7) ta có:
 2  ( R  iL)(G  iC )
Ta nhận thấy  là một số phức, có thể viết

    i  ( R  iL)(G  iC (1.10)


Hệ phương trình (1.9) có thể được viết lại
d 2V ( z ) 
2
  2V ( z )  0
dz 
2  (1.11)
d I (z) 2 
  I ( z )  0

dz 2
Theo lý thuyết về phương trình vi phân, ta có nghiệm của (1.11)
V ( z )  V0 e z  V0 ez (1.12a)
I ( z )  I 0 e z  I 0 ez (1.12b)
Công thức (1.12a) và (1.12b) biểu thị các sóng điện áp và dòng điện trên đường dây, trong
đó, số hạng chứa e z biểu thị cho sóng truyền theo hướng +z (sóng thuận), còn số hạng chứa
ez biểu thị cho sóng truyền theo hướng -z (sóng ngược), với  là hệ số truyền sóng phức được
xác định theo (1.10)
V0 và I 0 biểu thị cho biên độ điện áp và dòng điện sóng thuận.
V0 và I 0 biểu thị cho biên độ điện áp và dòng điện sóng ngược.
Từ (1.5) ta rút ra:

11
1 V ( z )
I ( z)  
R  iL z
Áp dụng (1.12a) ta nhận được:
1
I (z)  (V0 e z  V0 ez ) (1.13a)
R  iL
R  iL
Ký hiệu Z 0  , ta viết lại (1.13a):

1
I ( z)  (V0 e z  V0 e z ) (1.13b)
Z0
So sánh (1.13b) với (1.12b) ta rút ra được các mối quan hệ sau:
V0  V0
I 0  ; I 0  (1.14)
Z0 Z0
Trong đó
R  iL
Z0  (1.15)
G  iC
Từ (1.14) có thể viết
V V
Z 0  0   0 (1.16)
I0 I0

Khi chuyển biểu thức biểu thị hàm sóng về miền thời gian, ta cần nhân thêm với hàm mũ e it ,
nghĩa là:
V ( z , t )  V0 e  z e it  V0 e z e it
Lưu ý rằng biên độ của điện áp V0 (hoặc dòng điện I0) cũng là các đại lượng phức, ví dụ:

V0  V0 e i

V0  V0 e i

do đó:

V0 e z e it  V0 e i e z e  iz e it

 V0 e z e i (t  z  )


V0 e z e it  V0 e i ez e iz e it

 V0 e z e i (t  z  )

Nếu viết dưới dạng hàm lượng giác, ta có biểu thức của sóng điện áp trên đường dây:
V ( z, t )  V0 cos(t  z    )e z  V0 cos(t  z    )ez (1.17)

Vận dụng các phép chứng minh và suy luận như khi nghiên cứu lý thuyết sóng điện từ
phẳng trong giáo trình “Lý thuyết trường điện từ”, ta xác định được ý nghĩa vật lý cũng như các
mối quan hệ của các số hạng trong (1.17):

12
 - hệ số pha của sóng, có quan hệ với bước sóng công tác  bởi:

2
 (1.18)

và có quan hệ với vận tốc pha của sóng bởi:



vf  (1.19)

Các biểu thức nhận được ở trên là các công thức tổng quát cho trường hợp đường truyền
dẫn sóng thực tế có tổn hao, nghĩa là khi các dây dẫn không phải là vật dẫn lý tưởng (R0) và
điện môi trong không gian giữa các dây dẫn không phải là điện môi lý tưởng (0).

Xét trường hợp đường dây truyền sóng không tổn hao:
Đối với trường hợp đường dây truyền sóng lý tưởng ta có: R=0; =0
Thay vào (1.10), ta nhận được:

    i  i LC (1.20)
Suy ra:
  w LC
 (1.21)
  0
Trở kháng đặc tính của đường truyền được xác định theo (1.15):
L
Z0  là đại lượng thực (1.22)
C
Nghiệm tổng quát của V và I trên đường dây truyền sóng không tổn hao, theo (1.12a) và (1.13a)
sẽ có dạng:
V ( z )  V0 e iz  V0 e iz (1.23a)
V0  iz V0 iz
I (z)  e  e (1.23b)
Z0 Z0
Bước sóng trong đường dây, theo (1.18) bằng:
2 2
  (1.24)
  LC
Và vận tốc pha của sóng:
 1
vf   (1.25)
 LC

13
1.5 XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ PHÂN BỐ THEO
TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

Trong mục này ta sẽ khảo sát mối quan hệ của các đại lượng phân bố R, L, G, C (được
đề cập đến ở mục 1.2) theo các giá trị của trường E, H và điện áp, dòng điện trong đường dây.
Giả thiết dây truyền sóng là đường truyền sóng TEM, được cấu trúc từ 2 vật dẫn như vẽ
ở hình 1.3 cùng với các đường sóng E và H trong mặt cắt ngang.

C2

C1

E H

HÌNH 1.3 Phân bố trường điện từ trên mặt cắt của đường truyền sóng TEM

Gọi S (mặt cắt) là diện tích mặt cắt của đường truyền, nghĩa là phần diện tích nằm trong
giới hạn chu vi của vật dẫn trong C1 và chu vi của vật dẫn ngoài C2.
Theo các hệ thức đã được chứng minh trong “Lý thuyết trường điện từ”, ta xác định
được năng lượng trung bình chứa đựng trong từ trường, trên một đơn vị dài của đường truyền:
 *
 m   H .H ds (1.26)
4 S ( mat cat )
Nếu căn cứ theo lý thuyết mạch thì năng lượng trung bình của từ trường chứa đựng trong
một cuộn cảm có điện cảm L bằng:
1 2
m  L I 0 (1.27)
4
I 0 là biên độ của dòng cao tần chảy trong cuộn cảm.

So sánh (1.26) và (1.27) ta nhận được giá trị của điện cảm phân bố L trên một đơn vị dài
của đường truyền.
 *
L H .H ds
2 S ( mat cat )
(H/m) (1.28)
I0
Tương tự như trên, ta xác định năng lượng trung bình chứa đựng trong điện trường, trên
một đơn vị dài của đường truyền.

14
 *
e   E.E ds (1.29)
4 S ( matcat )

và so sánh với biểu thức xác định năng lượng của điện trường trong một tụ điện có điện dung C
theo công thức của lý thuyết mạch:
1 2
 e  C V0 (1.30)
4
V0 là biên độ điện áp cao tần đặt trên tụ điện.

Ta nhận được:
 *
C 2  E.E ds (F/m) (1.31)
S ( matcat )
V0
Để tính điện trở phân bố R, ta tính công suất tổn hao trung bình trên một đơn vị dài do
dòng điện gây ra, với Rs là điện trở suất bề mặt của vật dẫn.
R 2
P1  s  J s ds (1.32)
2 S ( daydan )
S (dây dẫn) là diện tích của bề mặt vật dẫn, tính trên một đơn vị dài của đường truyền
S(dây dẫn) = (C1+C2)1.
Chú ý rằng J s  n x H t và ds  dl .1 , ta viết lại (1.31) dưới dạng

Rs *
P1   H .H dl (1.33)
2 1 2
C  C

(Với giả thiết H t  H ).

Mặt khác công suất P1 có thể được xác định theo lý thuyết mạch:
1 2
P1  R I 0 (1.34)
2
So sánh (1.33) và (1.34) ta nhận được
Rs *
R 2  H .H dl /m (1.35)
C1  C 2
I0

Để tính điện tích phân bố G, ta tính công suất tổn hao trung bình trên một đơn vị dài của
đường truyền, do môi trường điện môi không lý tưởng gây ra, với  là điện dẫn suất của môi
trường điện môi giữa 2 vật dẫn.
 *
P2   E.E dv (1.36)
2 v
Chú ý rằng v =S(mặt cắt).1

v = ds.1

ta viết lại (1.36):

 *
P2   E.E dv (1.37)
2 S ( matcat )

15
Mặt khác, theo lý thuyết mạch ta xác định được:

1 2
P2  G V0 (1.38)
2
So sánh (1.37) và (1.38) ta nhận được:

 *
G 2  E.E dsS/m (1.39)
V0 S ( matcat )
Bảng 1.1 cho các giá trị tham số phân bố của một vài loại đường dây truyền sóng thông
dụng: cáp đồng trục, dây song hành, mạch dải song hành.

BẢNG 1.1 Tham số phân bố của một số loại đường truyền

Loại Cáp đồng trục Dây song hành Mạch dải song hành
a W

a
Kích thước b D d

Tham số
b  D d
L  2 ln cosh 1  
a   2a  W

2 W
C D
ln b a cosh 1   d
 2a 
RS  1 1  RS 2 RS
R   
2  a b  a W

2 W
G D
ln b a cosh 1   d
 2a 

1.6 ĐƯỜNG TRUYỀN KHÔNG TỔN HAO CÓ


MẮC TẢI ĐẦU CUỐI

Sơ đồ của đường truyền không tổn hao, có mắc tải dây cuối cùng với các trục toạ độ được vẽ
trên hình 1.4.

16
V  z , I  z  IL

d VL ZL

l O

HÌNH 1.4 Sơ đồ đường truyền không tổn hao có mắc tải đầu cuối

Z L là trở kháng tải, trong trường hợp tổng quát đó là đại lượng phức.
Z 0 là trở kháng đặc tính của đường dây, là đại lượng thực (vì là đường dây không tổn hao).
Khi đặt vào đường dây một nguồn dao động, tại vị trí z<0, trên đường dây sẽ xuất hiện
sóng tới (truyền theo hướng z>0) và sóng phản xạ (truyền theo hướng z<0), được mô tả bởi:

V ( z )  V0 e iz  V0 e iz (1.36a)


 
V iz V iz
0 0
I (z)  e  e (1.36b)
Z0 Z0
Tại z  0 (vị trí mắc tải) ta có:
V( 0 ) V0  V0
Z ( z 0 )  Z L   Z0 (1.37)
I ( 0) V0  V0
Từ (1.37) ta có thể rút ra:
ZL  Z0  (1.38)
V0  V0
ZL  Z0

1.6.1 HỆ SỐ PHẢN XẠ

Nếu định nghĩa hệ số phản xạ là tỷ số của sóng phản xạ trên sóng tới thì từ (1.38) ta xác
định được hệ số phản xạ tại z  0 (Vị trí mắc tải)
V0 Z L  Z 0
 (0 )   (1.39)
V0 Z L  Z 0

Rõ ràng là biên độ của hệ số phản xạ  có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 1 hay   1.

Áp dụng (1.39) ta sẽ viết lại (1.36) như sau:



V( Z )  V0 e iz  e iz  (1.40a)
V0
I(Z ) 
Z0
e  i z
 eiz  (1.40b)

17
Các biểu thức (1.40) cho thấy rằng điện áp và dòng điện trên đường truyền được xác
định bởi sự “xếp chồng” của hai sóng là sóng tới và sóng phản xạ. Do vậy, biên độ V và I tại
mỗi vị trí z sẽ có giá trị khác nhau. Có những điểm, biên độ V hoặc I luôn đạt giá trị cực đại,
ngược lại có những điểm luôn có giá trị cực tiểu, nghĩa là biên độ điện áp (hoặc dòng điện) có
dạng dao động theo z. Sóng này được gọi là “sóng đứng”.
Như vậy sóng đứng sẽ xảy ra khi hệ số phản xạ   0
Khi   0 , trên đường truyền chỉ có một sóng là sóng tới, có dạng sóng chạy.
Như vậy sóng chạy sẽ xảy ra khi:

  0 hay Z L  Z 0 ; Ta nói đường truyền được phối hợp trở kháng.


1.6.2 HIỆN TƯỢNG SÓNG ĐỨNG

Sau đây sẽ giải thích kỹ hơn về hiện tượng sóng đứng trên đường truyền, lấy sóng điện
áp làm ví dụ, ta viết lại (1.40a):

V( Z )  V0 e  iz 1  e 2iz 
Biên độ của điện áp:
V( Z )  V0 1  e 2iz (1.41)

Viết lại (1.41) theo toạ độ l, lưu ý rằng khi lấy l   z , ta có


V( l )  V0 1  e 2il (1.42)

Có thể biểu thị dưới dạng    ei

Biểu thức (1.42) sẽ có dạng:


V( l )  V0 1   ei ( 2 l ) (1.43)

Ta nhận thấy V sẽ đạt được giá trị cực đại Vmax khi ei (  2 l )  1 , nghĩa là ứng với:
(  2  l )  0 ;  2 ;  4 ;  2n (1.44)

và V có giá trị cực điểm Vmin khi ei (  2 l )  1 , nghĩa là ứng với


(  2 l )   ;  3 ;  5 ; ... ;  (2n  1) (1.45)
Từ (1.44) ta xác định được khoảng cách giữa hai điểm cực đại kề nhau:

L1 

2
với đường truyền không tổn hao,   , do đó


L1 
2
Từ (1.44) và (1.45) ta xác định được khoảng cách giữa điểm cực đại và điểm cực tiểu kề nhau là:
2  (lmax 1  lmin 1 )   , hoặc 2 L  

18
 
Từ đó: L  
2 4

Ta có hình ảnh của sóng đứng điện áp trên đường dây truyền sóng không tổn hao được vẽ ở hình
1.5

HÌNH 1.5 Sóng đứng điện áp trên đường truyền không tổn hao có mắc tải đầu cuối

Đối với sóng dòng điện, cũng khảo sát tương tự như trên ta nhận được hình ảnh của sóng
đứng có dạng tương tự như sóng đứng điện áp vẽ trên hình 1.5. Điều khác nhau ở đây là đối với
các vị trí Vmax thì ta có Imin, ngược lại tại các vị trí Vmin ta lại có Imax. Hình ảnh của sóng đứng
dòng điện và sóng đứng điện áp được vẽ chung trên hình 1.6 để tiện so sánh.

V, I

O z

Z0,β ZL

l O z

HÌNH 1.6 Sóng đứng dòng điện và sóng đứng điện áp trên đường truyền không tổn hao
có mắc tải đầu cuối

19
Các điểm mà biên độ điện áp có giá trị cực tiểu được gọi là điểm “nút” của sóng đứng
điện áp, còn các điểm mà biên độ điện áp có giá trị cực đại được gọi là điểm “bụng”. Các điểm
nút và điểm bụng của sóng đứng dòng điện cũng được định nghĩa tương tự như trên. Rõ ràng là
điểm nút của sóng đứng điện áp sẽ tương ứng với điểm bụng của sóng đứng dòng điện và ngược
lại.
Tại các điểm bụng và điểm nút của sóng đứng ta có:

Vmax  V0 1    (1.46)


V0
I min  1    (1.47)
Z0
Còn tại các điểm nút ta có:

Vmin  V0 1    (1.48)


V0
I max  1    (1.49)
Z0

1.6.3 HỆ SỐ SÓNG ĐỨNG

Tỷ số biên độ của điện áp tại điểm bụng và điểm nút được gọi là hệ số sóng đứng (HSĐ),
viết tắt là S.

Vmax 1  
HSD  S   (1.50)
Vmin 1  

Khi   0 (phối hợp trở kháng), ta có hệ số sóng đứng S  1 , nghĩa là biên độ của sóng
điện áp (hoặc dòng điện) có giá trị như nhau trên suốt chiều dài của đường truyền. Sóng trên
đường truyền được coi là sóng chạy. Từ (1.50) ta cúng rút ra được quan hệ giữa hệ số sóng đứng
S và hệ số phản xạ  :

S 1
 (1.51)
S 1

1.6.4 HỆ SỐ PHẢN XẠ TẠI VỊ TRÍ BẤT KÌ

Bây giờ ta xác định hệ số phản xạ tại vị trí bất kỳ trên đường truyền, tính từ đầu cuối
l0

Thay z  l vào công thức (1.36a) ta có:

V (l )  V0 eil  V0 e il

20
Hệ số phản xạ theo định nghĩa sẽ bằng:
V0  2il
 (l )  e (1.52)
V0

V0
Trong đó   là hệ số phản xạ tại đầu cuối l  0 .
V0

1.6.5 CÔNG SUẤT TRUNG BÌNH TRUYỀN THEO ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG

Ta khảo sát công suất trung bình truyền theo đường truyền, qua điểm có toạ độ z nào đó. Theo
công thức kinh điển của lý thuyết mạch, ta có thể viết:

1
Ptb 
2

Re V ( z ) I ( z )* 
Áp dụng (1.36a) và (1.36b) ta tính được:
 2
1 V0
Ptb 
2 Z0

Re 1  *e  2iz  e2iz  
2
 (1.53)

Nếu đặt e 2iz  A thì *e 2iz  A*


Vì A  A*  2 I m ( A) là đại lượng thuần ảo, ta rút gọn (1.53) còn:
 2
1 V0 2
Ptb  (1   ) (1.54)
2 Z0
Rõ ràng:
 2
1 V0
là công suất trung bình của sóng tới
2 Z0
 2
1 V0 2
 là công suất trung bình của sóng phản xạ
2 Z0
Như vậy công suất trung bình truyền theo đường truyền sẽ là hiệu của công suất trung bình sóng
tới trừ đi công suất trung bình sóng phản xạ.

- Khi   0 (phối hợp trở kháng), toàn bộ công suất được truyền cho tải.

- Khi   1 công suất của sóng tới và sóng phản xạ có giá trị bằng nhau, do đó công suất
truyền cho tải bằng không.
- Khi   0 (không phối hợp trở kháng), không phải toàn bộ công suất được truyền cho
tải mà có một bộ phận bị phản xạ trở lại, gây tổn hao công suất. Ta gọi tổn hao đó là “tổn
hao do phản xạ”
1.6.6 TỔN HAO DO PHẢN XẠ

21
Vì tổn hao do phản xạ có quan hệ mật thiết với hệ số phản xạ  nên người ta định nghĩa
tổn hao do phản xạ (theo dB) bởi công thức

RL  20 lg  dB (1.55)

- Khi   0 , ta nhận được RL   dB (trường hợp không có công suất phản xạ trở lại)

- Khi   1 , RL  0dB (trường hợp toàn bộ công suất bị phản xạ trở lại).

1.6.7 TRỞ KHÁNG VÀO CỦA ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG

Trở kháng nhìn về tải tại mỗi điểm bất kỳ trên đường dây truyền sóng được xác định bởi
tỷ số của điện áp V(z) chia cho dòng điện I(z) tại vị trí khảo sát.
Khi đường dây không phối hợp trở kháng, phân bố của điện áp và dòng điện dọc theo
đường dây có dạng dao động (hiện tượng sóng đứng), nghĩa là chúng có biên độ thay đổi theo
các vị trí khác nhau trên đường dây. Ta suy ra, trở kháng nhìn vào đường dây sẽ thay đổi tuỳ
theo vị trí khảo sát. Tại các điểm bụng điện áp (tương ứng là nút dòng điện), ta nhận được trở
kháng cực đại
Vmax 1  
Z max   Z 0    Z0S
 (1.56)
I min  1   
Tại các điểm nút điện áp (tương ứng là bụng dòng điện) ta có trở kháng cực tiểu
Vmin Z 0
Z min   (1.57)
I max S
Ta nhận thấy Zmax và Zmin đều là các đại lượng thực (thuần trở) và trở kháng đặc tính Z0
đối với đường dây không tổn hao là đại lượng thực (Công thức 1.22). Tại khoảng cách l bất kỳ
(tính từ tải), ta có trở kháng vào nhìn về phía tải sẽ bằng:

Z vµo 

V (l ) V0 e il  e  il


I (l ) V0 il
Z0

e  e il 
hay
1  e 2il
Z vµo  Z0 (1.58)
1   e  2i  l
Nếu lưu ý đến công thức (1.52) biểu thị hệ số phản xạ tại vị trí tuỳ ý thì (1.58) có thể viết
lại dưới dạng:
1   (l )
Z (l )  Z0 (1.59)
1  (l )
Hoặc

22
Z (l )  Z 0
 (l )  (1.60)
Z (l )  Z 0
Khi cho l=0, biểu thức (1.59) sẽ xác định giá trị của tải ZL
1 
ZL  Z0 (1.61)
1 
Còn biểu thức (1.61) sẽ trở thành (1.39)
Thay biểu thức của  (công thức 1.39) vào (1.58) ta nhận được:
( Z L  Z 0 )e il  ( Z L  Z 0 )e il
Z vµo  Z 0
( Z L  Z 0 )e il  ( Z L  Z 0 )e il
Z L cos l  iZ 0 sin l
 Z0
Z 0 cos  l  iZ L sin l
Hay
Z L  iZ 0 tgl
Z vµo  Z 0 (1.62)
Z 0  iZ L tgl

1.6.8 CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN KHÔNG TỔN HAO
CÓ TẢI ĐẦU CUỐI

Trường hợp đầu cuối ngắn mạch: Z L  0

Z0 ,  ZL  0

l O

HÌNH 1.7 Đường truyền không tổn hao có đầu cuối ngắn mạch
Ta có:
Hệ số phản xạ:   1 (Công thức 1.39)
Hệ số sóng đứng: S   (Công thức 1.50)

Phương trình điện áp và dòng điện trên đường dây viết theo l có dạng:
 
V ( z )  V0 e il  e  il  2iV0 sin l
V0  (1.63)
I (z) 
Z0
e il
 e  i l   2ZV 0
cos  l
0

Phân bố biên độ V của sóng đứng điện áp được vẽ kèm theo trên hình 1.8.
Sử dụng (1.63) sẽ xác định được trở kháng vào tại khoảng cách l bằng cách thay Z  l
và lập tỷ số V/I, ta nhận được:

23
Z in  iZ 0 tg l  X in (1.64)

Phân tích (1.64) ta thấy trở kháng vào của đường dây ngắn mạch đầu cuối là đại lượng
thuần ảo (điện kháng thuần) và nhận mọi giá trị từ   đến   . Ví dụ,

tại l  0,  ,  ,... ta có Z in  0 (ngắn mạch)


2
l   , 3 , 5 ,... ta có Z in   (hở mạch)
4 4 4
(lưu ý   2 )

Sự biến đổi của Zin là có chu kỳ, lặp lại khi khoảng cách là bội số của  .
2
Đồ thị biến đổi của V(l), I(l) và Xin(l) được vẽ ở hình 1.8
ở cuối hình vẽ có mạch tương đương của đường dây ứng với các điểm khảo sát khác nhau.

HÌNH 1.8 (a) Điện áp, (b) Dòng điện, (c) Trở kháng (Rin = 0 hoặc ∞) trên đường truyền
có đầu cuối ngắn mạch

Nhận xét:

24
- Đoạn dây truyền sóng  ngắn mạch đầu cuối trở thành phần tử cách điện lý
4
tưởng ở dải sóng vi ba.

Trường hợp đầu cuối hở mạch: Z L  


Khảo sát tương tự trường hợp đầu cuối ngắn mạch, ta có:
Hệ số phản xạ   1

Hệ số sóng đứng S  

Z0 ,  ZL  

z
l O

HÌNH 1.9 Đường truyền không tổn hao có đầu cuối hở mạch

Phương trình điện áp và dòng điện trên đường dây viết theo l có dạng:

 
V ( z )  V0 e il  e il  2V0 cos l
V   (1.65)
I (z)  0

Z0
e i l
 e il   2iV
Z
0
sin l
0

Phân bố V của sóng đứng điện áp được vẽ kèm theo trên hình 1.9.

Trở kháng vào tại khoảng cách l:


Z in  iZ 0 cot g l  X in (1.66)

Phân tích (1.66) ta thấy rằng trở kháng vào của đường dây hở mạch cũng là đại lượng thuần ảo
(điện kháng thuần) và nhận mọi giá trị từ   đến  .

Tại
l  0,  ,  ,... ta có Z in   (hở mạch)
2
l  , 3 , 5 ... ta có Z in  0 (ngắn mạch)
4 4 4
Sự biến đổi của Xin cũng có tính chu kỳ, lặp lại khi khoảng cách là bội số của 
như
2
trường hợp đường dây ngắn mạch. Điểm khác nhau ở đây là trở kháng đầu cuối trong trường
hợp đường dây hở mạch có giá trị vô cùng, còn trong trường hợp đường dây ngắn mạch có giá
trị bằng không. Như vậy, các điểm có trở kháng vào bằng 0 của đường dây ngắn mạch sẽ tương
ứng với các điểm có trở kháng vào bằng ∞ của đường dây hở mạch và ngược lại.

25
Hình 1.10 vẽ đồ thị biến đổi của Xin(l) trong trường hợp đường dây hở mạch và kèm theo
là các phân bố của V(l) và I(l) để dễ đối chiếu và suy luận.

HÌNH 1.10 a) Điện áp, (b) Dòng điện, (c) Trở kháng (Rin = 0 hoặc ∞) trên đường truyền
có đầu cuối hở mạch

Nhận xét:

- Đoạn dây truyền sóng  hở mạch đầu cuối trở thành phần tử đoản mạch lý tưởng
4
ở dải sóng vi ba.

1.6.9 TRƯỜNG HỢP ĐƯỜNG DÂY CÓ ĐỘ DÀI ĐẶC BIỆT

Ta xét trở kháng vào trong trường hợp đường dây có mắc tải đầu cuối Z L tuỳ ý, nhưng độ
dài đường dây có các giá trị đặc biệt bằng  và  .
2 4

a. Trường hợp l  
2

26
2 
Áp dụng (1.60), và lưu ý l  .   , ta nhận được:
 2
Z vµo  Z L (1.67)

Điều này có nghĩa trở kháng vào nhìn từ điểm cách tải một khoảng bằng  sẽ giá trị đúng
2
bằng trở kháng tại Z L
b. Trường hợp l   (hoặc bằng một bội số lẻ của  )
4 4
2  
Áp dụng (1.60) và lưu ý l  .  , ta nhận được
 4 2

Z 02
Z vµo   Z vµo Z L  Z 02 (1.68)
ZL

Như vậy, đoạn dây truyền sóng  có thể đóng vai trò của bộ biến đổi trở kháng. Khi cho trước
4
ZL, ta có thể nhận được Zvào tuỳ ý bằng cách lựa chọn trở kháng đặc tính Z0 của dây truyền sóng
một cách phù hợp (công thức 1.66)

4

Z02
Zvao  Z0 ZL
ZL

HÌNH 1.11 Bộ biến đổi trở kháng phần tư sóng

c. Trường hợp đường truyền dẫn có kháng trở dặc tính Z0 tiếp điện cho đường truyền dẫn
có trở kháng Z1, với Z1  Z0.

A
Sóng phản xạ Sóng truyền qua

Z0,β Sóng tới Z1

O z

HÌNH 1.12 Đường truyền dẫn có trở kháng Z0 tiếp điện với đường truyền dẫn có trở
kháng Z1 Z 1  Z 0 

27
Giả thiết đường dây Z 1 dài vô tận (không có sóng phản xạ từ đầu cuối, hoặc có tải đầu
cuối ZL= Z1, nghĩa là: Tại điểm nối A-A ta có thể nói Zvào=ZA=Z1 (vì đường dây Z1 được phối
hợp trở kháng)

Trên đường dây Z0 tồn tại 2 sóng là: sóng tới và sóng phản xạ, còn trên dường dây Z1 chỉ
có sóng tới là sóng truyền qua.

Điện áp trên đường dây Z0 (z < 0) được tính dưới dạng:

V( z )  V0 (e  iz  e iz ) ( z  0 ) (1.69)

Trong đó  là hệ số phản xạ, được xác định bởi:


Z1  Z 0

Z1  Z 0
Vì tải của đường dây:
ZA= Z1 (1.70)
Điện áp trên đường dây Z1 chính là điện áp truyền qua:
V( z )  (V 0 T )e  iz (z  0) (1.71)

Trong đó T là hệ số truyền qua, bằng tỷ số biên độ sóng truyền qua V( z  0 ) chia cho biên độ sóng
tới V0 .
Tại z  0 , các điện áp xác định theo (1.69) và (1.71) phải có giá trị bằng nhau. Đây chính là điều
kiện biên tại miền tiếp giáp.

Thực hiện điều kiện nói trên, ta được:


V0 (1  )  V0 T (tại z  0 )
Từ đó T  1  
Thay  bởi (1.39), ta có:
Z1  Z 0 2 Z1
T  1  (1.72)
Z1  Z 0 Z1  Z 0
Sự xuất hiện của sóng phản xạ tại mặt ghép nối khiến cho sóng bị tổn hao khi truyền qua
đường dây thứ 2. Người ta định nghĩa tổn hao do ghép nối ký hiệu là IL (Insertion Loss) bởi:
IL   Z 0 lg T dB (1.73)

1.7 ĐƯỜNG TRUYỀN DẪN SÓNG CÓ TỔN HAO

Trong thực tế tất cả các đường truyền dẫn sóng đều là các đường truyền có tổn hao do
các vật dẫn không phải là các vật dẫn điện lý tưởng và điện môi trong đường truyền cũng không
phải là điện môi lý tưởng.

28
Trong nhiều bài toán toán thực tế, người ta có thể bỏ qua các tổn hao này và đường
truyền được coi như không có tổn hao. Tuy nhiên khi cần tính chính xác sự suy giảm sóng trong
đường truyền hay khi tính toán hệ số phẩm chất của hốc cộng hưởng làm từ một bộ phận đường
truyền lại không thể bỏ qua tổn hao này.

1.7.1 ĐƯỜNG TRUYỀN TỔN HAO THẤP

Hầu hết các đường truyền vi ba thường gặp trong thực tế là các đường truyền có tổn hao
thấp. Đó chính là đối tượng khảo sát của chúng ta trong mục này.
Như đã biết, hệ số truyền sóng trong trường hợp tổng quát được xác định bởi (1.10)

  ( R  iL)(G  iC )    i

Ta có thể viết lại biểu thức này dưới dạng:

R  G   R G  RG
 iL iC 1  1    i LC 1  i   2 (1.74)
 iL  iC   L C   LC

Đối với đường truyền có tổn hao thấp, ta có thể giả thiết:

R  L; G  C
(1.75)
RG   2 LC
R G RG
Do đó, và là các vô cùng bé bậc 1, còn 2 là các vô cùng bé bậc 2.
wL wC  LC
Nếu bỏ qua đại lượng vô cùng bé bậc 2 trong (1.74), ta nhận được:

 R G 
  iw LC 1  i   (1.76)
 L C 

Rõ ràng là nếu bỏ qua các đại lượng vô cùng bé bậc 1 thì (1.76) sẽ là các đại
lượng thuần ảo và trở về công thức hệ số truyền sóng của đường truyền không tổn hao.
Ta tiếp tục khảo sát (1.76) bằng cách khai triển gần đúng theo chuỗi Taylor
1  x  1  x / 2  ... nvà chỉ giữ lại 2 số hạng đầu, ta nhận được:

 i R G 
  i LC 1        i
 2  L C 
Từ đây ta xác định được:
29
1 C L  1 R 
   R G  
   GZ 0  (a)
2 L C  2  Z0  (1.77)
   LC (b)

Trong đó: Zo= L là trở kháng đặc tính của đường truyền không tổn hao.
C
Đối với đường dây tổn hao thì trở kháng đặc tính được xác định theo công thức tổng quát
(1.15) sẽ là đại lượng phức. Tuy nhiên, khi tổn hao thấp ta cũng có thể bỏ qua các vô cùng bé
bậc 1, khi đó (1.15)cũng sẽ là đại lượng thực:

R  iL L
Z0   (1.78)
  ic C

Các kết quả trên cho phép ta đi tới kết luận: khi đường truyền có tổn hao thấp thì hệ
số pha  và trở kháng đặc tính Z0 có thể được coi như gần đúng với trường hợp đường
dây không tổn hao.

1.7.2 ĐƯỜNG TRUYỀN KHÔNG CÓ TÁN SÓNG VÀ CÓ TÁN SÓNG

Công thức (1.77b) cho thấy: hệ số pha  (trong trường hợp đường truyền có tổn hao
thấp) là đại lượng thực và là hàm tuyến tính theo tần số:

  A , với A = LC = hằng số.



Do đó, vận tốc pha của sóng v f   const , không phụ thuộc tần số.

Khi một tín hiệu có phổ rộng truyền theo đường truyền thì các thành phần tần số khác
nhau của phổ sẽ được truyền đi với cùng vận tốc như nhau, do đó khi chúng hợp với nhau tại
đầu thu, phổ của tín hiệu sẽ được bảo toàn và tín hiệu không bị biến dạng. Đây là trường hợp
đường truyền không có tán sóng.
Trong thực tế, sự phụ thuộc của  với tần số là một hàm phức tạp hơn (1.77b), nghĩa là

 w  không phải là hàm tuyến tình của  (công thức 1.74). Do vậy, v f  không phải là

hắng số mà là một hàm theo  . Khi một tín hiệu có phổ rộng truyền theo đường truyền thì các
thành phần tần số khác nhau của phổ sẽ được truyền đi với các vận tốc khác nhau. Do đó, khi
chúng hợp với nhau tại đầu thu, phổ của tín hiệu cũng sẽ thay đổi, không còn như lúc đầu và kết
quả là tín hiệu bị biến dạng. Đây là trường hợp đường truyền có tán sóng.

30
Tóm lại, khi truyền tín hiệu trên các đường truyền dẫn sóng thực tế có tổn hao thì ít
nhiều đều có xảy ra tán sóng và kèm theo biến dạng sóng. Mức độ nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào
mức độ tổn hao cụ thể của đường truyền.

1.7.3 ĐƯỜNG DẪN CÓ TỔN HAO NHƯNG KHÔNG LÀM BIẾN DẠNG SÓNG

Về lý thuyết, có thể thiết lập được đường truyền dẫn (có tổn hao) không làm biến dạng
sóng hay không ? Để trả lời câu hỏi này ta hãy quay trở lại công thức (1.74)

Giả thiết các đại lương phân bố có quan hệ với nhau theo hệ thức:

R G
 (1.79)
L C

Áp dụng vào (1.74) ta nhận được:

R R2
  iw LC 1  2i  2 2
L  L
 R 
 i LC 1  i 
 L  (1.80)
R
 i LC (1  i )
L
C
R  i LC    i
L
L
Trong trường hợp này   R là đại lượng không phụ thuộc tần số còn    LC là
C
hàm tuyến tính theo  giống như đối với đường truyền sống không có tổn hao. Kết quả là: khi
có tín hiệu dải rộng (ví dụ xung vuông) trên đường truyền dẫn nói trên thì xung sẽ chỉ bị suy
giảm về biên độ nhưng không bị biến dạng.

1.8 ĐƯỜNG TRUYỀN CÓ TỔN HAO ĐƯỢC


MẮC TẢI ĐẦU CUỐI

Z in Z 0 , ,  ZL

z=-l O z

31
HÌNH 1.13 Đường truyền dẫn có tổn hao được mắc tải đầu cuối

Trong trường hợp này, hệ số truyền sóng  là đại lượng phức     i . Với giả thiết
đường truyền có tổn hao nhỏ thì  và  sẽ được xác định theo (1.77), còn trở kháng đặc tính
Zo được xác định theo (1.78) là đại lượng thực.

Biểu thức của sóng điện áp và dòng điện trên đường truyền được xác định theo công thức
tổng quát (1.23)


V  z   V0 e z  ez 
V  (1.81)
I z   0
z0
e  z
 ez 
Trong đó:  là hệ số phẩn xạ tại tải ( z  0 ). Vị trí phản xạ ứng với vị trí z trên đường
truyền được xác định bởi tỷ số sóng phản xạ và sóng tới tại điểm kkhảo sát nghĩa là:

ez
 z    e 2z  e 2iz e2z (1.82)
e z

1.8.1 HỆ SỐ PHẢN XẠ TẠI ĐẦU VÀO

Tại đầu vào z  l , áp dụng (1.82), ta được:


 l   e2il e 2l (1.83)

1.8.2 TRỞ KHÁNG VÀO CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN CÓ TỔN HAO

Áp dụng định nghĩa tổng quát của trở kháng vào, ta biết được:
l l
Zvào  v(l )  Z 0 el  e l (1.84)
I (l ) e  e
Thay  bởi (1.39), sau khi biến đổi ta được.
Z L  Z 0 thl
Z vµo  Z 0 (1.85)
Z 0  Z L thl

1.8.3 CÔNG SUẤT TRUYỀN VÀO ĐƯỜNG TRUYỀN TẠI ĐẦU VÀO

Công thức tổng quát để xác định công suất trung bình truyền vào đường truyền tại đầu
vào có dạng:
1
Pvµo 
2

Re V ( l ) I * ( l )  (1.86)

Trong đó:

32

V (l )  V0 el il  e l il 
(V0 ) * l il (1.87)
I * ( l ) 
Z0
e 
  * e l il 
Thay (1.87) vào (1.86), sau khi biến đổi ta được:
2
V0
Pvµo 
2Z0
e 2l 2
  e 2l  (1.88)
2
V0
Pvµo 
2Z0
1  (l ) e 2 2l
(1.89)

Thật vậy, theo (1.81) ta có:


2 2
(l )   e4l (1.90)

1.8.4 CÔNG SUẤT TRUYỀN VÀO TẢI


Tương tự như trên, ta xác định được công suất trung bình đưa đến tải khi thay l=0 trong
các công thức ở đoạn trên. Kết quả ta được:
2
V0
Pt¶i 
2Z 0
1    2
(1.91)

1.8.5 CÔNG SUẤT MẤT MÁT TRÊN ĐƯỜNG TRUYỀN CÓ TỔN HAO

Biết công suất truyền qua đầu vào và công suất đưa được đến tải, ta xác định được công
suất mất mát trên đường truyền (hay công suất tổn hao, ký hiệu là Pth).

Pth=Pvào - Ptải (1.92)

Thay (1.88) và (1.90) vào (1.92), ta được:


2
V0
Pth 
2Z0
(e 2l 2
 1)   (1  e 2l )  (1.93)

Phân tích (1.93) ta thấy công suất mất mát trên đường truyền bao gồm các thành phần sau:
V 2 
 0 
- Công suất mất mát của sóng tới, bằng hiệu của công suất sóng tới ở đầu vào  e 2l 
 2 Z 0 
 
V 2 
 0 
trừ đi công suất sóng tới truyền vào tải  .
 2Z 0 
 
- Công suất mất mát của sóng phản xạ, bằng hiệu của công suất sóng phản xạ tại vị trí của
 V 2   V 2 
 0 2  0 2 
tải    trừ đi công suất sóng phản xạ còn lại ở đầu vào   e2l  .
 2Z 0   2Z 0 
   
33
1.9 ĐO CÁC THÔNG SỐ CỦA ĐƯỜNG DÂY DẪN SÓNG DÙNG “Đường dây đo”

Trong kỹ thuật vi ba, người ta thường sử dụng một công cụ đo lường đơn giản nhưng rất
có hiệu quả là “đường dây đo” để xác định gần đúng các thông số của đường truyền như hệ số
pha β, trở kháng đặc tính Z0 khi giả thiết đường truyền không có tổn hao. Đối với đường truyền
có tổn hao thì các thông số nói trên là các đại lượng phức và việc đo đạc khó khăn hơn nhưng có
thể thực hiện được khi dùng máy “phân tích mạng”.
Trong mục này, ta chỉ đề cập đến việc đo lường các thông số của đường truyền không
tổn hao hoặc có tổn hao thấp.

1.9.1 ĐO HỆ SỐ PHA 
Chúng ta đã chứng minh rằng hiện tượng sóng dừng (sóng đứng) trên đường dây tạo ra
các bụng sóng và nút sóng. Khoảng cách giữa 2 điểm bụng sóng kề nhau (hoặc 2 điểm nút sóng
kề nhau) đều bằng  2 . Đường dây đo là một cấu trúc của đường dây truyền sóng được thiết kế
đặc biệt để có thể đưa một đầu dò vào trong nhằm mục đích đo cường độ trường trên đường dây
(cường độ đo được sẽ phản ánh đặc tính của điện áp hoặc dòng điện tuỳ thuộc vào cấu trúc của
đầu dò là phần tử cảm ứng với điện trường hay từ trường trong đường dây). Việc di chuyển đầu
dò dọc theo đường dây cho phép ta biết được sự phân bố sóng đứng trong đường dây. Khi xác
định được khoảng cách giữa 2 điểm cực tiểu (hoặc cực đại) trong đường dây sẽ biết được bước
2
sóng  trong đường truyền, từ đó xác định được   .


Từ thông số  , ta có thể suy ra vận tốc pha v f  khi biết tần số góc  của nguồn

phát sóng.

1.9.2 ĐO TRỞ KHÁNG ĐẶC TÍNH

Công thức (1.58) xác định trở kháng của đường truyền tại một vị trí l tuỳ ý, có dạng:
2 i l
Zvào  1  e2il Z 0 (1.94)
1  e
Trở kháng đặc tính của đường dây có thể đo được qua phép đo trở kháng vào của đường dây khi
ngắn mạch Z L  0 và khi hở mạch Z L  

1  e2il
Khi Z L  0 , ta có   1 và Z1  Z 0 (1.95)
1  e  2 i l

1  e2il
Khi Z L   , ta có   1 và Z 2  Z 0 (1.96)
1  e  2il

34
Từ (1.95) và (1.96), ta xác định được:

Z 0  Z1 Z 2 (1.97)

1.10 TÓM TẮT MỘT SỐ QUAN HỆ ĐỊNH LƯỢNG TRONG ĐƯỜNG DÂY CÓ
SÓNG ĐỨNG

Sóng điện áp và dòng điện:

V z   V0 (1  e 2iz )
V0
I z   (1  e 2iz )
Z0

Hệ số phản xạ tại tải:

Z L  Z0
 0    
Z L  Z0
Hệ số sóng đứng:

1 
S
1 
Quan hệ giữa hệ số phản xạ và hệ số sóng đứng:

S 1

S 1
Trở kháng vào:
2 i l
Zvào  Z 0 1  e2il  Z 0 Z l  iZ 0tgl
1  e Z 0  iZ l tgl
1 
Suy ra, trở kháng tải ZL=Zvào tại l = 0. Do đó Z L  Z0
1 
Trở kháng tại các điểm bụng là cực đại và thuần trở:

Z max  Z 0 S
Trở kháng tại các điểm nút là cực tiểu và thuần trở:

Z0
Z min 
S
Quan hệ trở kháng của đoạn đường truyền  4 :

Z 02
Z vµo 
ZL
Tổn hao do phản xạ:

35
RL  20 lg  dB
Tổn hao do ghép nối:

IL  20 log T dB

Hệ số truyền qua T:

2Z L
T 1  
Z L  Z0

36
PHẦN 2. ĐỒ THỊ VÒNG TRÒN

2.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Sau khi đo lường các tham số của đường dây truyền sóng, nếu dùng phương pháp đồ thị
để tính toán sẽ thuận tiện hơn là dùng phương pháp giải tích. Do đó, các đồ thị vòng tròn đã trở
thành công cụ rất tiện dụng khi giải quyết các bài toán về đường truyền dẫn. Mặc dù hiện nay
cách giải bằng đồ thị không còn đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật do sự phát triển của máy
tính và các công cụ phàn mềm để tính toán, nhưng đồ thị vòng tròn vẫn là một công cụ quan
trọng, hữu hiệu, giúp cho người cán bộ kỹ thuật có một cách nhìn trực quan hơn khi xử lý các
bài toán về đường truyền dẫn.
Có nhiều phương pháp biểu diễn bằng đồ thị các hệ thức đặc trưng cho trở kháng và hệ
số phản xạ trên đường truyền, tuy nhiên phổ biến nhất là hai phương pháp sau đây:

- Đồ thị vòng tròn về trở kháng trong hệ toạ độ vuông góc


- Đồ thị vòng tròn về trở kháng trong hệ toạ độ cực. Đồ thị này còn có tên gọi là đồ thị
Smith, được V.Smith phát triển năm 1939

Các công thức (1.59), (1.60) biểu thị mối liên hệ giữa trở kháng tại vị trí l bất kỳ và hệ số
phản xạ tại vị trí đó trên đường truyền, là các công thức căn bản và là điểm xuất phát để biểu
diễn bằng đồ thị những quan hệ đặc trưng cho trở kháng:

1   (l )
Z (l )  Z0 (2.1)
1  (l )
Z (l )  Z 0
 (l )  (2.2)
Z (l )  Z 0
Vì các công thức (2.1) và (2.2) đúng với mọi giá trị l nên để đơn giản ta khảo sát với
trường hợp l=0, khi đó  (0) là hệ số phản xạ tại tải, là đại lượng phức:

   e i
(2.3)
còn Z(0)=ZL là trở kháng của tải, trong trường hợp tổng quát cũng là đại lượng phức:
ZL = RL + iXL (2.4)

37
Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu đồ thị vòng tròn về trở kháng trong hệ toạ độ vuông góc
và trong hệ toạ độ cực.

2.2 ĐỒ THỊ VÒNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG


PHỨC CỦA TRỞ KHÁNG (trong hệ tọa độ vuông
góc)
Trước hết ta giả thiết đường truyền là không tổn hao, có trở kháng đặc tính Z0=R0 là đại
lượng thuần trở.
Áp dụng công thức (2.2), khi chia cả tử và mẫu cho R0 ta được:

R L  iX L
1
R0 (r  1)  ix L
  L   e j  r  ii (2.5)
RL  iX L (rL  1)  ix L
1
R0

RL
trong đó rL  là điện trở của tải, chuẩn hoá theo R0
R0
XL
xL  là điện kháng của tải, chuẩn hoá theo R0
R0
ZL
(trở kháng chuẩn hoá của tải sẽ là z L  )
R0

r 2 1  x2 2x
r  ; i 
r  1  x
2 2
r  12  x 2
Một cách khái quát ta ký hiệu r, x, z lần lượt là điện trở, điện kháng và trở kháng chuẩn
hoá theo R0. Ta chọn hệ toạ độ Đề các, trong đó trục tung là x (điện kháng chuẩn hoá theo R0) và
trục hoành là r (điện trở chuẩn hoá theo R0) như trên hình 2.1. Điểm biểu diễn trở kháng tải
chuẩn hoá zL được hiển thị trên hình vẽ:

HÌNH 2.1 Trở kháng chuẩn hóa zL được biểu diễn trên hệ tọa độ Đề Các

38
Rõ ràng là mỗi điểm trong mặt phẳng này sẽ tương ứng với một giá trị nhất định của trở
kháng chuẩn hoá z và do đó cũng tương ứng với một giá trị nhất định của hệ số phản xạ 

Ta hãy tìm trên mặt phẳng đó quỹ đạo những điểm đại biểu cho z ứng với một giá trị
  const cho trước khi  thay đổi, và quỹ đạo những điểm đại biểu cho z ứng với một giá trị 

= const cho trước khi  thay đổi.

Trước hết ta tìm quỹ đạo những điểm z = r + ix khi   const và  biến đổi, áp dụng
phương trình (2.5) ta suy ra:

2 (r  1) 2  x 2
  (2.6)
(r  1) 2  x 2
Qua biến đổi toán học ta nhận được:
2
2 2
1 
r  x 2 2
r  1 (2.7)
1 
hay:
2 2
 1  2  1   2 
2
r  2
 x  2
 1 (2.8)
 1    1   

nghĩa là
2 2
 1  2   2 
2
r  2
  x   2
 (2.9)
 1    1   

HÌNH 2.2 Vòng tròn đẳng 

Biểu thức (2.9) có thể viết lại dưới dạng rút gọn:

r  b 2  x 2  a 2 (2.10)

39
2
1 
Trong đó b= 2
(2.11a)
1 

2
a= 2
(2.11b)
1 
Ta nhận thấy (2.11) có dạng của phương trình đường tròn, với bán kính a xác định bởi
(2.11b), có tâm nằn trên trục hoành tại điểm có toạ độ r = b, xác định bởi (2.11a) (Hình 2.2).

Như vậy quỹ tích của z khi  =const là một vòng tròn.

Vòng tròn quỹ tích nói trên cắt trục hoành tại các điểm có toạ độ bằng:
2
1  2 (1   ) 2
r ba  2
 2
 2
(2.12)
1  1  1 
Các giao điểm này biểu diễn các giá trị cực đại và cực tiểu của trở kháng chuẩn hoá z
trong mặt phẳng phức, đồng thời tại đây các trở kháng này là thuần trở (rmax và r min).
2
Rmax (1   ) 1 
rmax   2
 S (2.13)
R0 1  1 
2
Rmin (1   ) 1 
rmin   2
  1/ S (2.14)
R0 1  1 

Như vậy, giao điểm của vòng tròn quỹ tích với trục hoành chính là các điểm biểu diễn
điểm bụng của sóng đứng điện áp (rmax) và điểm nút của sóng đứng điện áp (rmin). Các điểm này
cũng biểu diễn giá trị của hệ số sóng đứng S (rmax=S) và hệ số sóng chạy (r min=1/S) (công thức
(1.56) và (1.57)).

Khi cho  các giá trị khác nhau ta sẽ được một họ vòng tròn gọi là các vòng tròn đẳng

 mà các giao điểm với trục hoành hình thành thang hệ số sóng đứng và thang hệ số sóng chạy.

Tiếp theo ta tìm quỹ đạo những điểm z = r + ix khi  = const và  biến thiên theo
(2.5) ta có thể viết:

[(r  1)  ix][(r  1)  ix]


 e i  (2.15)
(r  1) 2  x 2
Từ đây ta rút ra được:

2x
tg  (2.16)
r  x2 1
2

hay:

r 2  x 2  2 x cot g  1 (2.17)
có nghĩa:

40
r 2  [ x 2  cot g ] 2  1  cot g 2 (2.18)
1
vì 1  cot g 2  nên (2.18) được viết lại dưới dạng:
sin 2 
2
1  1 
r 2  [ x 2  cot g ]2  2
  (2.19)
sin   sin  
1
Biểu thức (2.19) có dạng của phương trình đường tròn với các bán kính , có tâm
sin 
tại toạ độ (r = 0, x = cotg).

cotg 

1
sin 

HÌNH 2.3 Vòng tròn đẳng 


Vòng tròn này cắt trục hoành tại điểm được xác định từ (2.19) khi cho x = 0, nghĩa là tại r
1
= 1. Điều này dễ dàng rút ra được khi ta thay 2
ở vế phải của (2.19) bằng 1 + cotg2.
sin 
Rõ ràng, góc tạo bởi bán kính đường tròn đi qua điểm (0,1) và đường thẳng AB chính bằng góc
.

Như vậy, muốn vẽ đường tròn đẳng  ta chỉ việc kẻ một đường thẳng song song với trục
tung, đi qua điểm r = 1 rồi từ đó tạo một góc  như ở hình (2.3). Chú ý rằng chiều dương để tính
góc  là chiều quay từ AB theo ngược chiều kim đồng hồ. Giao điểm của đường thẳng này với
trục tung chính là tâm của vòng tròn đẳng . Ta nhận thấy các vòng tròn đẳng  có tâm nằm tại
các toạ độ khác nhau (phụ thuộc vào ), nhưng đều đi qua điểm (0,1).

Đồ thị vòng tròn hoàn chỉnh bao gồm cả họ các đường đẳng  và họ các đường đẳng 
trong hệ toạ độ Đề các được vẽ ở hình 2.4

41
HÌNH 2.4 Đồ thị vòng tròn trong hệ toạ độ Đề các

Đối với họ đường tròn đẳng  ta lưu ý rằng khi  =0 thì b = 1 và a = 0 (công thức

2.11), có nghĩa vòng tròn đẳng  =0 trùng với điểm (r = 1, x = 0) là giao điểm của các đường
tròn đẳng .

Ưu điểm của đồ thị này là trở kháng z = |z|ei có thể được biểu diễn trực tiếp dưới dạng
vectơ. Góc giữa vectơ và trục thực chính là góc pha của trở kháng. Chiều dài vectơ bằng modun
của trở kháng |z|. Khi trở kháng mắc nối tiếp có thể áp dụng phép cộng vectơ.
Nhược điểm của đồ thị này là không thể ghi lên mặt giấy những trở kháng quá lớn, nghĩa
là không cho phép thể hiện cả mặt phẳng trở kháng lên đồ thị.

Đồ thị vòng tròn trong hệ toạ độ vuông góc cũng có thể biểu diễn các giá trị dẫn nạp y =
g + ib. Cách biểu diễn này thuận tiện cho việc tính toán các phần tử mắc song song.

Chúng ta có thể chứng minh rằng các họ vòng tròn đẳng  và đẳng  trong mặt phẳng

dẫn nạp cũng chính là các họ vòng tròn đẳng  và đẳng  trong mặt phẳng trở kháng. Tuy
nhiên không cần thiết dẫn ra chứng minh ở đây .

2.3 ĐỒ THỊ SMITH


Đồ thị này chính là biểu diễn hình học của hệ thức (2.1)

1 
ZL  R0
1 
Hay viết dưới dạng trở kháng chuẩn hoá:
42
1 
zL  (2.20)
1 
trong đó zL=ZL/R0 chính là trở kháng chuẩn hoá theo R0.

Thay  bởi (2.3) ta viết lại (2.20) dưới dạng:


1   e i
zL  (2.21)
1   e i

Một giá trị bất kỳ của hệ số phản xạ  có thể được biểu diễn lên hệ toạ độ cực dưới dạng
một bán kính vectơ  và góc pha . Như vậy, ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng của hệ số phản
xạ có một giá trị của hệ số phản xạ hoàn toàn xác định, và một giá trị trở kháng z hoàn toàn xác
định.

Thay z L  rL  ix L và   r  ii vào (2.21) ta nhận được:

(1  r )  ii
rL  ix L  (2.22)
(1  r )  ii

Trong đó rL và x L lần lượt là điện trở và điện kháng của tải.

r và i là phần thực và phần ảo của hệ số phản xạ  .

Trên mặt phẳng hệ số phản xạ (giới hạn trong vòng bán kính bằng 1 và   1) có thể vẽ
được 2 họ đường cong, một họ gồm những đường đẳng điện trở r = const và một họ gồm những
đường đẳng điện kháng x = const.

Cân bằng phần thực và phàn ảo của (2.22) ta được 2 phương trình:

1  L2  i2
rL  (2.23)
(1  r ) 2  i2

2i2
xL  (2.24)
(1  r ) 2  i2
Sau khi biến đổi (1.23) và (1.24) ta nhận được:
2 2
 r   1 
 r  L   i2    (2.25)
 1  rL   1  rL 
2 2
2 1   1 
(r  1)   i      (2.26)
 xL   xL 

Mỗi phương trình trên biểu thị một họ đường tròn trong mặt phẳng r , i

43
2.3.1 HỌ ĐƯỜNG TRÒN ĐẲNG r

Phương trình (2.25) biểu thị họ vòng tròn đẳng điện trở, có tâm nằm trên trục hoành
rL 1
( i  0 ) tại hoành độ  = , có bán kính a = . Dễ dàng nhận thấy rằng các vòng tròn
1  rL 1  rL
rL 1
này luôn đi qua điểm r = 1 (vì   a    1) (hình 2.5)
1  rL 1  rL

i
 1

rL  0 rL  0,25 rL  1 rL  3 rL  
0 0,25 0,5 0,75 1 r

HÌNH 2.5 Họ vòng tròn đẳng điện trở

HÌNH 2.6 Họ vòng tròn đẳng điện kháng

44
Các giá trị của các đường tròn đẳng r được ghi trên trục thực, từ rL=0 (vòng tròn có bán
kính bằng 1) đến rL= (vòng tròn có bán kính bằng 0).

2.3.2 HỌ VÒNG TRÒN ĐẲNG x

Phương trình (2.26) biểu thị họ đường tròn đẳng điện kháng, có tâm nằn trên trục r  1
1 1
tại tung độ   , có bán kính a  . Dễ dàng nhận thấy rằng các vòng tròn này luôn đi qua
xL xL
một điểm cố định ( i  0, r  1 ) (Hình 2.6).

Các họ vòng tròn đẳng điện trở và đẳng điện kháng được biểu diễn chung trên một đồ thị
được coi là cơ sở của đồ thị Smith. Ở đây, người ta không vẽ toàn bộ các vòng tròn điện kháng
mà chỉ vẽ các đoạn nằm trong giới hạn của vòng   1 mà thôi (hình 2.7).

HÌNH 2.7 Đồ thị Smith

45
2.3.3 VÒNG TRÒN ĐẲNG ||

Trong mặt phẳng i , r người ta cũng có thể vẽ họ đường tròn đẳng || là những vòng
tròn đồng tâm, có tâm điểm đặt tại gốc toạ độ ( i  0, r  0 ), có bán kính là || nhận các giá trị
từ 0 đến 1. Vòng tròn ||=0 trùng với điểm gốc toạ độ, còn vòng tròn ||=1 trùng với vòng tròn
đẳng rL=0 (vòng tròn ngoài cùng) (Hình 2.8).

i
90 0
S
1S 0
S 7
S 3
S  1,6 90 0
 180 0 S 1 00
 180 0   0 0,25 0,5 0,75 1 r
  0,25

  0,5

  0,75
 1
0
 90

HÌNH 2.8 Họ vòng tròn đẳng ||

Các giá trị của góc  biểu diễn véc tơ  trong mặt phẳng phức được khắc trên chu vi của
đồ thị Smith. Gốc để tính  là trục thực r, chiều dương của  là chiều ngược với chiều chuyển
động của kim đồng hồ, còn chiều âm là chiều chuyển động thuận của kim đồng hồ (xem hình
2.8)

2.3.4 VÒNG TRÒN ĐẲNG S


1
Các đường tròn đẳng S (hệ số sóng đứng) hay đẳng (hệ số sóng chạy) cũng là những
S
1
đường tròn đồng tâm giống như các đường đẳng || nhưng giá trị cụ thể của S (hay ) được xác
S
định tuỳ theo ||, theo công thức (1.50)

46
1 
S (2.27)
1 

1 1 
 (2.28)
S 1 

1
Để thuận tiện cho việc đọc các giá trị của S (hay ), trên trục hoành người ta không
S
khắc độ theo giá trị của S. Điểm gốc toạ độ (ứng với ||=0) sẽ tương ứng với S=1 (đường tròn
đẳng S=1). Khi || lấy các giá trị từ 0 đến 1 thì S sẽ nhận giá trị từ 1 đến . Trong khoảng 01
của trục thực, người ta khắc độ theo S với các giá trị S từ 1. Như vậy vòng tròn ngoài cùng
(||=1) sẽ ứng với vòng tròn S=.

1
Vì các đường tròn đẳng S có tâm là gốc toạ độ nên việc xác định chỉ là phép lấy đối
S
1
xứng qua tâm. Như vậy, nửa bên trái của trục thực r sẽ được khắc độ theo . Vòng tròn ngoài
S
1 1
cùng sẽ là vòng tròn =0, còn điểm góc toạ độ sẽ là vòng tròn =1. Ngoài ra, để thuận tiện
S S
l
cho tính toán người ta còn bổ sung một thang giá trị khắc độ theo trên chu vi của đồ thị. Bởi

 l
vì phân bố sóng đứng trên đường dây được lặp lại theo chu kỳ nên việc khắc độ theo chu
2 
l l
vi vòng tròn ngoài cũng được thực hiện từ = 0 đến = 0,5.
 
Cuối cùng, đồ thị đầy đủ được thiết lập với tất cả các ghi chú ở trên tạo thành đồ thị
Smith chuẩn, được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (hình 2.9).

47
HÌNH 2.9 Đồ thị Smith chuẩn

2.3.5 TÓM TẮT VỀ ĐỒ THỊ SMITH

Sau đây chúng ta tóm lược các điểm đáng lưu ý của đồ thị Smith để thuận tiện cho việc
ghi nhớ và sử dụng trong thực tế.
1. Tất cả các giá trị trở kháng trên đồ thị Smith đều là trở kháng chuẩn hoá theo một điện
trở chuẩn định trước, thường là trở kháng đặc tính R0 của đường dây không tổn hao.

2. Đồ thị Smith nằm trong phạm vi của vòng tròn đơn vị vì hệ số phản xạ  có modun nhỏ
hơn hoặc bằng 1.
48
3. Các đường đẳng r là họ các vòng tròn có tâm nằm trên trục hoành của đồ thị và luôn đi
qua điểm có r=1. Giá trị r của mỗi vòng tròn đẳng r được ghi dọc theo trục hoành, từ
0 (điểm bên trái ứng với giá trị r = 0, điểm bên phải ứng với giá trị r = ).

4. Các đường đẳng x là họ các vòng tròn có tâm nằm trên trục vuông góc với trục hoành tại
r=1. Có hai nhóm đường tròn đẳng x:

- Nhóm các đường đẳng x với x > 0 (cảm kháng) là các đường nằm ở phía trên của
trục hoành. Giá trị x tăng dần từ 0 đến  và được ghi trên mỗi đường.
- Nhóm các đường đẳng x với x < 0 (dung kháng) là các đường nằm ở phía dưới
của trục hoành. Giá trị x giảm dần từ 0 đến -  và được ghi trên mỗi đường

5. Các đường đẳng r và các đường đẳng x là họ các đường tròn trực giao với nhau. Giao
điểm của một đường đẳng r và một đường đẳng x bất kỳ sẽ biểu thị cho một trở kháng z
= r+ix, đồng thời cũng biểu thị cho hệ số phản xạ tại điểm có trở kháng z.

6. Tâm điểm của đồ thị Smith là giao điểm của đường đẳng r=1 và đường đẳng x=0 (nằm
trên trục hoành), do đó điểm này đại biểu cho trở kháng thuần trở z=1 (nghĩa là Z=R0).
Đây là điểm tượng trưng cho điện trở chuẩn R0, cho phép thực hiện phối hợp trở
kháng trên đường dây. Thật vậy, đây chính là điểm có hệ số phản xạ =0 và hệ số sóng
đứng S=1.

7. Điểm tận cùng bên trái của trục hoành là giao điểm của đường đẳng r=0 và đường đẳng
x=0, do đó biểu thị cho trở kháng z=0 (tức Z=0), nghĩa là ứng với trường hợp ngắn
mạch. Tại đây ta có hệ số phản xạ =-1.

8. Điểm tận cùng bên phải của trục hoành là điểm đặc biệt mà tất cả các đường đẳng r và
đẳng x đều đi qua. Tại đây ta có r=, x=, do đó z= (tức Z=), nghĩa là ứng với
trường hợp hở mạch. Tại đây ta có hệ số phản xạ =1.

9. Hệ số phản xạ tại vị trí l trên đường truyền có thể được xác định khi biết hệ số phản xạ 
tại vị trí tải, dựa vào công thức (1.52)

 l   e 2il (2.29)
Đồ thị Smith cho phép thực hiện phép tính này khi quay vectơ  trên đồ thị một góc quay
2
ứng với một độ dịch chuyển bằng 2l, trong đó   .

Góc quay này có thể xác định theo độ (từ -1800 đến 1800), hoặc theo số bước sóng (từ 0
đến 0,5  cho mỗi vòng quay).

Theo quy định của đồ thị Smith:


- Chiều quay từ tải hướng về nguồn là thuận chiều kim đồng hồ.

- Chiều quay từ nguồn hướng về tải là ngược chiều kim đồng hồ.

49
Trên mỗi chiều quay, có một vòng đánh số theo độ và một vòng đánh số theo số bước
sóng để tiện sử dụng.

10. Khi vẽ đường tròn đẳng S trên đồ thị Smith thì đường tròn này sẽ cắt trục hoành tại 2
điểm. Giao điểm nằm phía bên phải của tâm đồ thị biểu thị cho vị trí trên đường dây có
z= rmax+i0, với rmax=S. Đây chính là điểm bụng của sóng đứng. Ngược lại, giao điểm
nằm phái trái của tâm đồ thị biểu thị cho vị trí trên đường dây có z=rmin+i0, với rmin=1/S.
Đây chính là điểm nút của sóng đứng (hình 2.10). Trên đồ thị Smith cũng nhận thấy ngay
khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng bằng 0,25  .

HÌNH 2.10 Biểu diễn điểm bụng và điểm nút của sóng đứng trên đồ thị Smith

2.4 CÁC ĐẶC TÍNH MỞ RỘNG CỦA ĐỒ THỊ


SMITH
2.4.1 BIỂU DIỄN DẪN NẠP TRÊN ĐỒ THỊ SMITH

Trong một số bài toán thực tế, người ta lại quan tâm đến dẫn nạp hơn là trở kháng của
đường truyền.

Áp dụng (2.20) ta suy ra được công thức biểu thị quan hệ giữa dẫn nạp chuẩn hoá và hệ
số phản xạ:
1 1 
yL   (2.30)
zL 1  

50
Theo công thức trên, mỗi điểm của hệ số phản xạ  trong mặt phẳng phức  tương ứng
với một giá trị duy nhất của dẫn nạp chuẩn hoá y. Do đó ta cũng có thể xây dựng đồ thị Smith
theo dẫn nạp theo cách tương tự như xây dựng đồ thị Smith theo trở kháng.

Mặt khác, nếu so sánh (2.30) và (2.20) ta thấy mối quan hệ giữa  với z hoàn toàn giống
mối quan hệ giữa (-) với y. Điều này có nghĩa đồ thị Smith xây dựng theo trở kháng z và đồ thị
xây dựng theo dẫn nạp y là đối xứng nhau qua gốc toạ độ. Thật vậy, nếu trên đồ thị Smith theo z
(tạm gọi là đồ thị Smith gốc), ta đổi  -, nghĩa là quay  đi 1800 (tương ứng với việc lấy đối
xứng qua tâm) thì ta sẽ nhận được đồ thị Smith theo y. Như vậy, đồ thị Smith theo dẫn nạp y có
thể nhận được từ đồ thị Smith gốc bằng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Lấy đối xứng toàn bộ đồ thị Smith qua gốc toạ độ (hình 2.11). Khi ấy, họ
1
vòng tròn đẳng r và đẳng x sẽ trở thành họ vòng tròn đẳng g (điện dẫn g  ) và
r
1
đẳng b (điện nạp b  )
x

HÌNH 2.11 Biểu diễn dẫn nạp trên đồ thị Smith theo Cách 1

- Cách 2: Giữ nguyên đồ thị Smith gốc. Lấy đối xứng điểm biểu diễn hệ số phản
xạ  qua gốc toạ độ để nhận được điểm biểu diễn (-). Điểm này sẽ tương ứng
với giá trị y trên đường truyền. Khi ấy các đường đẳng mức r và x của đồ thị gốc
sẽ trở thành các đường đẳng mức g và b của đồ thị mới (Hình 2.12).

51
HÌNH 2.12 Biểu diễn dẫn nạp trên đồ thị Smith theo Cách 2

Phương pháp biến đổi đồ thị Smith theo z thành đồ thị Smith theo y và ngược lại cho
phép tính toán trực tiếp trên đồ thị Smith các mạch điện gồm các phần tử mắc hỗn tạp nối tiếp và
song song.
Một hệ quả của đặc tính nêu trên là có thể dùng đồ thị Smith để tìm nghịch đảo của một
1
số phức bất kỳ z=r+ix (với r 0). Khi đó số phức nghịch đảo chính là y  sẽ nhận được bằng
z
cách lấy đối xứng điểm biểu diễn z qua tâm của đồ thị.

2.4.2 THAY ĐỔI TRỞ KHÁNG ĐẶC TÍNH TRÊN ĐỒ THỊ SMITH

Như trên đã nói, khi tính toán trên đồ thị Smith, tất cả các trở kháng đều được chuẩn hoá
theo một giá trị chuẩn R0 là trở kháng đặc tính của đường truyền không tổn hao.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví dụ khi giải quyết một số bài toán phối hợp trở
kháng (sẽ nói đến ở chương sau) có thể phải đấu nối các đường truyền có trở kháng đặc tính
khác nhau. Lúc này, cần một phép biến đổi hoặc một quy tắc để có thể vẽ các trở kháng trên
cùng một đồ thị Smith duy nhất có trở kháng chuẩn là R0.
Giả sử ta cần vẽ điểm trở kháng trên một đường dây có trở kháng đặc tính Ra=a.R0 (với a
là số thực dương) trên đồ thị Smith đã được chuẩn hoá theo R0.

Hệ số phản xạ trên đường dây Ra khi có tải z sẽ là:

Z  Ra
a  (2.31)
Z  Ra
Thay Ra = a.R0 vào (2.31) ta được:
52
Z  aR 0 Z / R0  a z  a
a    (2.32)
Z  aR 0 Z / R0  a z  a

Quay trở lại đồ thị Smith có trở kháng chuẩn R0, ta có quan hệ:

1 
z (2.33)
1 
Thay (2.33) vào (2.32) ta được:

1 
a
1   (1  a )  (1  a )
a   (2.34)
1  (1  a )   (1  a )
a
1 

Công thức (2.34) biếu thị quan hệ giữa hệ số phản xạ a trên đường dây Ra và hệ số
phản xạ  trên đồ thị Smith chuẩn hoá theo R0.

Thay   r  ii vào (2.34) ta nhận được:

(1  a )  r (1  a )  i (1  a )i
a  (2.35)
(1  a )  r (1  a )  i(1  a )i

Ta hãy tìm trên đồ thị Smith (chuẩn hoá theo R0) quỹ tích của các điểm khi a  const ,
nghĩa là tìm các đường đẳng a . Các đường đẳng a cũng chính là các đường đẳng Sa vì như

1  a
đã biết S a  .
1  a

Ký hiệu a  K , áp dụng (2.35) ta viết được:

K 2  a
2

(1  a)  (1  a)r 2  (1  a)i 2 (2.36)
(1  a)  (1  a)r 2  (1  a)i 2
Khai triển (2.36) và sắp xếp lại ta có:

 1  a 2 2  1  a 2 
 1  a 2 2  1 a 
2

r
2
 1    K   2r 
2

1  K   i 1    2
 K   K   (2.37)
  1  a   1  a    1  a   1  a 

1 a
Ký hiệu p (2.38)
1 a
biểu thức sẽ rút gọn thành:

    
r2 1  p 2 K 2  2r p 1  K 2  i2 1  p 2 K 2  K 2  p 2 (2.39)

Chia cả hai vế của (2.39) cho 1  p 2 K 2  , sau đó biến đổi và rút gọn ta được:

53
2 2

 

p 1 K 2   2


 K 1 p2   (2.40)
 r  i  2 
 1 p2K 2  2
1  p K 

Biếu thức trên có dạng của phương trình đường tròn.

Như vậy, các đường đẳng a hay đẳng Sa sẽ là các đường tròn trong mặt phẳng r , i có các
tham số sau:

-

Tâm vòng tròn được xác định bởi  r 

 p 1 K 2  
; i  0 
2 2
 1 p K  (2.41)

- Bán kính vòng tròn bằng



K 1 p2

1 p2K 2

2.4.3 VÒNG TRÒN ĐẲNG Sa

Hình 2.13 vẽ các đường đẳng Sa trên đồ thị Smith chuẩn hoá theo R0, ứng với các trường
hợp Ra = R0, Ra > R0 và Ra < R0.
Ta có thể tìm hiểu các kết quả nhận được dựa vào việc phân tích (2.41)

HÌNH 2.13 Biểu diễn vòng tròn đẳng Sa


- Khi Ra=R0 ta có a = 1; p = 0

54
Từ (2.41) ta xác định được tâm của vòng tròn đẳng a tại gốc toạ độ ( r  0, i  0 ) và bán

kính vòng tròn bằng K= a =  . Điều đó có nghĩa vòng tròn đẳng a trùng với vòng tròn

đẳng  .

Suy ra: Vòng tròn đẳng Sa có tâm tại gốc toạ độ và trùng với vòng tròn đẳng S. Kết quả đó
là hiển nhiên.

- Khi Ra>R0 ta có a > 1; p < 0


Phân tích (2.24) ta suy ra được vị trí tâm của vòng tròn đẳng Sa nằm trên trục hoành, có toạ
độ r  0 , nghĩa là nằm ở phía phải của gốc toạ độ

- Khi Ra < R0, ta có a < 1; p > 0


Phân tích (2.41) ta suy ra được vị trí tâm của vòng tròn đẳng Sa nằm trên trục hoành, có toạ
độ r  0 , nghĩa là nằm ở phía trái của gốc toạ độ.

Nhận xét:
- Họ các vòng tròn đẳng Sa là các đường tròn bao lẫn nhau. Sa có giá trị lớn thì vòng tròn
đẳng Sa có bán kính lớn và nằm ở phía ngoài. Ngược lại, với Sa nhỏ thì vòng tròn đẳng Sa
nằm ở phía trong. Ví dụ, các điểm nằm bên ngoài vòng tròn đẳng Sa=2,5 sẽ luôn tương
ứng với hệ số sóng đứng lớn hơn 2,5 và ngược lại, những điểm nằm bên trong sẽ tương
ứng với hệ số sóng đứng nhỏ hơn 2,5. Đặc biệt khi có phối hợp trở kháng trên đường dây
Ra, nghĩa là khi đạt được Z = Ra = aR0 thì a  0 , có nghĩa Sa=1. Lúc này vòng tròn
1 a
đẳng Sa=1 trở thành một điểm trên trục hoành, tại toạ độ a  . Điểm này cũng
1 a
chính là điểm biểu diễn điện trở R = Ra = aR0 hay biểu diễn điện trở chuẩn hoá
R
r a
R0

- Mỗi vòng tròn đẳng Sa cắt trục hoành tại hai điểm:
Rmax = aR0Sa hay r max = aSa, là điểm bụng của sóng đứng
aR 0 a
Rmin = hay r min = , là điểm nút của sóng đứng
Sa Sa
rmax và r min là các giá trị chuẩn hoá theo R0.

Điều này là hiển nhiên và dễ dàng suy ra được khi ta thay Z0 trong (1.56) và (1.57)
bằng aR0 là trở kháng đặc tính của đường truyền khảo sát.

- Khi cho trước giá trị Sa và a ta có thể vẽ được vòng tròn đẳng Sa trên đồ thị Smith bằng
cách sau: Trước hết, ta tính rmax = aSa và r min = a/Sa. Chấm các điểm này trên trục hoành,
ta xác định được đây là 2 giao điểm của vòng tròn đẳng Sa với trục hoành. Vậy, vòng
tròn có tâm trên trục hoành và đi qua 2 điểm nói trên chính là vòng tròn đẳng Sa.

55
2.5 MỘT VÀI ỨNG DỤNG CỦA ĐỒ THỊ SMITH

Các ứng dụng của đồ thị Smith sẽ được trình bày nhiều hơn trong các chương sau, đặc
biệt là chương về phối hợp trở kháng. Ở đây chỉ nêu một số ứng dụng đơn giản để giúp bạn đọc
làm quen với cách sử dụng đồ thị Smith.

Ứng dụng 1:
XÁC ĐỊNH TRỞ KHÁNG VÀO CỦA MỘT ĐƯỜNG DÂY DẪN SÓNG CÓ MẮC TẢI

Cho đường dây truyền sóng có độ dài l = 5,7 cm, trở kháng đặc tính là Z0 = R0 = 75 ,
đầu cuối có mắc tải ZL = (41,25 – i22,5), bước sóng công tác  = 30 cm. Hãy áp dụng đồ thi
Smith để tính trở kháng vào của đường truyền.

Các bước để giải bài toán như sau:


- Xác định giá trị chuẩn hoá của tải:
Z L 41,25 22,5
zL = = –i = 0,55 – i 0,3
R0 75 75
- Tìm trên đồ thị Smith điểm biểu diễn z L là giao điểm của vòng tròn đẳng rL = 0,55 và
đẳng xL = -0.3. Đó là vị trí của B trên đồ thị Smith (Hình 2.14)

- Vẽ đường tròn bán kính từ gốc toạ độ tới điểm B. Đây chính là vector  tại vị trí của tải.
Dựa vào đây ta xác định được góc pha  tại tải. Góc pha này có thể được xác định bằng
l
độ, hay bằng giá trị ghi trên vòng tròn vành ngoài. Trong bài toán này ta xác định

l
được = 0,438.

- Di chuyển trên đường truyền theo hướng từ tải về nguồn một khoảng l0/ = 5,7/30 = 0,19
thì góc pha của hệ số phản xạ tại đầu vào sẽ đạt tới giá trị l/ = 0,438 + 0,19 = 0,628. Vì
vòng tròn Smith được khắc độ theo chu kỳ 0  0,5 nên vị trí này sẽ được đọc tại 0,628 –
0,5 = 0,128. Đây chính là giá trị góc pha của hệ số phản xạ tại đầu vào.
- Tìm trên đồ thị điểm biểu diễn cho trở kháng vào của đường truyền. Muốn vậy chỉ cần
cho điểm B chạy theo chiều kim đồng hồ trên vòng tròn đẳng || (chính là vòng tròn
đồng tâm với đồ thị, đi qua B đến vị trí ứng với góc pha đã nhận được . Đó chính là giao
điểm của đường đẳng || và bán kính kẻ từ gốc toạ độ tới vị trí 0,128 trên đường chu vi
ngoài (vị trí C). Vị trí này đại biểu cho trở kháng vào của đường truyền.

- Đọc trên đồ thị Smith các giá trị của rvào và xvào tại các vòng tròn đẳng r và đẳng x đi qua
C ta nhận được:

rvào = 0,8; xvào = 0,65


từ đó xác định được
56
Rvào = 0,8 x 75 = 60 
Xvào = 0,65 x 75 = 48,75 
Zvào = (60 + i48,75) 

Ứng dụng 2:

XÁC ĐỊNH DẪN NẠP THEO TRỞ KHÁNG ĐÃ CHO


Nếu điểm B trong ví dụ trên đại biểu cho trở kháng vào thì điểm B’ đối xứng với nó qua
tâm sẽ đại biểu cho dẫn nạp của tải (hình 2.14). Tìm trên đồ thị Smith các đường đẳng r và đẳng
x đi qua B'. Giá trị của đường đẳng r cho ta điện dẫn chuẩn hoá của tải còn giá trị của đường
đẳng x cho ta điện nạp chuẩn hoá của tải.
Cụ thể là:
gL = 1,4; bL = 0,8, do đó yL = 1,4 + i 0,8

Biết yL = R0YL hay YL = yL/R0. Từ đây ta xác định được:

GL = gL/R0 = 1,4/75 = 0,018


BL = bL/R0 = 0,8/75 = 0,011
YL = 0,018 + i 0,011.

57
C
B’

HÌNH 2.14 Biểu diễn trên đồ thị Smith của ứng dụng 1 và 2

Ứng dụng 3:
XÁC ĐỊNH TRỞ KHÁNG TẢI CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN
Trên đường dây truyền sóng có mắc tải đầu cuối, biết hệ số sóng đứng S, khoảng cách
dmin từ tải đến điểm nút (hay điểm bụng) điện áp gần nhất, trở kháng sóng R0 và bước sóng công
tác .. Hãy dùng đồ thị Smith để xác định giá trị của tải.

Trình tự giải bài toán như sau:


- Vẽ đường tròn đẳng S trên đồ thị Smith. Đây là vòng tròn có tâm tại gốc tọa độ, cắt trục
hoành tại hai điểm, điểm bên trái góc toạ độ có giá trị r min = 1/S (điểm A), còn điểm bên
phải gốc toạ độ có giá trị rmax = S (điểm B).
- Giả sử dmin là khoảng cách từ tải đến điểm nút điện áp đầu tiên. Trong trường hợp này
điểm đại biểu nút điện áp trên đồ thị Smith chính là điểm A.

58
- Cho A chạy một "cung" bằng d min/ trên vòng tròn đẳng S theo chiều từ nguồn về tải
(ngược chiều kim đồng hồ) để đạt tới điểm C (điểm đại biểu cho trở kháng tải). Giá trị
của tải được đọc trên vòng tròn đẳng r và đẳng x đi qua C (hình 2.15)

- Nếu dmin là khoảng cách từ tải đến điểm bụng điện áp đầu trên thì điểm đại biểu trong
trường hợp này sẽ là điểm B. Cũng thực hiện như trường hợp trước bằng cách cho B
chạy một cung bằng d min/ trên đường tròn đẳng S theo chiều từ nguồn về tải sẽ xác
định được điểm đại biểu cho trở kháng tải.

HÌNH 2.15 Biểu diễn trên đồ thị Smith của ứng dụng 3

Ứng dụng 4:

DÙNG ĐỒ THỊ SMITH XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN TRÊN
ĐƯỜNG DÂY CÓ SÓNG ĐỨNG.
Giả thiết sóng tới trên đường dây được biểu diễn theo vector:

V là vector sóng tới điện áp
 
I V R0 là vector sóng tới dòng điện

Ta có các vector sóng phản xạ trên đường dây:


 
V  V
 
I   I
và vector tổng của sóng tới và sóng phản xạ:
    
V  V  V  V  V  V (1   )

 1    V 
I I I  (V  V )  (1  )  I (1  )
R0 R0

59
Chuẩn hoá V và I theo V  và I  ta có:

V
VC   (1  )v 0
V
I
IC   (1  )i0
I
trong đó v 0 và i 0 là các vector đơn vị. Từ đây ta có thể trình bầy các vector V C và I C như sau:

- Véctor điện áp chuẩn hoá V C được coi là tổng của vector đơn vị (1) và vector hệ số phản
xạ () như minh hoạ ở hình 2.16.

- Vector dòng điện chuẩn hoá I C được coi là hiệu của vector đơn vị (1) và vector hệ số
phản xạ (), được minh hoạ ở cùng hình vẽ 2.16.

Như ta đã biết, ứng với mỗi vị trí trên đường truyền sẽ có một giá trị trở kháng và tương
ứng với trở kháng đó là một vector hệ số phản xạ. Khi di chuyển điểm khảo sát dọc theo đường
truyền thì vector  sẽ quay quanh gốc toạ độ, đầu mút vạch thành đường tròn đẳng ||.
Vector đơn vị (1) là vector cố định nằm trên trục hoành, có gốc tại điểm tận cùng bên trái
(điểm ứng với r=0), đầu mút tại tâm của đồ thị (điểm ứng với r=1).

Như vậy, vector điện áp và dòng điện chuẩn hoá trên đường dây sẽ có điểm gốc cố định
nhưng đầu mút di chuyển trên vòng tròn đẳng ||, biên độ của Vc và Ic sẽ biến đổi theo chu kỳ

khoảng cách (một chu vi vòng tròn). Khi di chuyển điểm khảo sát dọc theo đường dây, khi
2
điểm khảo sát ở vị trí giao điểm của đường đẳng || (cũng chính là đường đẳng S) với nửa phải
của trục hoành, ta nhận được Vmax, Imin, Còn tại giao điểm ở nửa trái của trục hoành, ta nhận
được Vmin, Imax. Kết quả đó là phù hợp với lý thuyết đã khảo sát ở chương 1 vì giao điểm ở nửa
phải của trục hoành chính là điểm bụng của điện áp (điểm có rmax), còn giao điểm ở nửa trái của
trục hoành chính là điểm nút của điện áp (điểm có rmin).

VC
1 
rmin rmax
IC 

HÌNH 2.16 Biểu diễn trên đồ thị Smith của ứng dụng 4
60
PHẦN 3. PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG

3.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Phối hợp trở kháng là một vấn đề rất quan trọng của kĩ thuật vi ba, là một phần của quá
trình thiết kế mạch liên hệ thống siêu cao tần dựa trên cơ sở áp dụng những kiến thức về lí
thuyết đường dây truyền sóng đã trình bày ở chương 1 .

Nội dung của phối hợp trở kháng được minh hoạ ở hình 3.1 trong đó sử dụng một mạch
phối hợp đặt giữa tải và đường truyền dẫn sóng. Mạch phối hợp thường là một mạch không tổn
hao để tránh làm giảm công suất và được thiết kế sao cho trở kháng vào nhìn từ đường truyền có
giá trị bằng trở kháng sóng Zo của đường truyền. Khi ấy sự phản xạ sóng ở phía trái của mạch
phối hợp về phía đường truyền dẫn sẽ không còn nữa, chỉ còn trong phạm vi giới hạn giữa tải và
mạch phối hợp, cũng có thể là phản xạ qua lại nhiều lần. Quá trình phối hợp cũng được coi là
quá trình điều chỉnh.

HÌNH 3.1 Mạch phối hợp trở kháng không tổn hao giữa trở kháng tải bất kì
và đường truyền dẫn sóng

3.2 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG

Sự phối hợp trở kháng hay điều chỉnh là quan trọng vì những lí do sau :
- Khi thực hiện phối hợp trở kháng công suất truyền cho tải sẽ đạt được cực đại còn tổn
thất trên đường truyền là cực tiểu.

61
- Phối hợp trở kháng sẽ giúp cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp nhiễu của hệ thống khác trong hệ
thống sử dụng các phần tử nhạy cảm như anten, bộ khuếch đại tạp âm thấp v.v.
- Đối với mạng phân phối công suất siêu cao tần (ví dụ mạng tiếp điện cho dàn anten gồm
nhiều phân tử), phối hợp trở kháng sẽ làm giảm sai số về biên độ và pha khi phân chia
công suất.
Ta hãy khảo sát một vài quan hệ định hướng để làm sáng tỏ hơn tính ưu việt của việc
phối hợp trở kháng đối với việc truyền công suất siêu cao tần trên đường truyền. Để đơn giản
cho việc phân tích, ta tạm thời chưa quan tâm đến sự có mặt của mạch phối hợp mà coi đường
truyền được nối trực tiếp với tải.

CÔNG SUẤT TRUYỀN VÀO TẢI ĐẠT CỰC ĐẠI

Công suất được truyền vào tải trong trường hợp tổng quát được xác định bởi (1.91):
2
V0
Pt¶i 
2Z0
1   
2
(3.1)

Khi tải và đường truyền được phối hợp sẽ không có sóng phản xạ trên đường truyền, do đó
  0 và Ptải đạt giá trị cực đại .

GIẢM KHẢ NĂNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐƯỜNG TRUYỀN

Khi không đảm bảo việc phối hợp trở kháng sẽ xuất hiện sóng đứng trên đường truyền.
Nếu giá trị Vmax tại điểm bụng điện áp đạt tới hoặc vượt quá giới hạn cho phép Vx sẽ xảy ra đánh
lửa.
Gọi giới hạn xảy ra đánh lửa là Vx, nghĩa là trên đường dây sẽ xảy ra đánh lửa khi
Vmax = Vx (3.2)
+
hay Vox  (1 +  ) = Vx
V+ox  là biên độ điện áp của sóng tới. Như vậy giới hạn của Vox+ khi xảy ra đánh lửa được
xác định bởi:
V
Vox  x (3.3)
1 

Nếu   nhỏ thì giới hạn cho phép của điện áp sóng tới sẽ lớn có nghĩa là khả năng xảy
ra đánh lửa sẽ giảm.

Từ đây ta xác định được công suất tối đa truyền cho tải:
 2
1 V0 x
Pmax
1
 Vmax I min 
2 2 Z0
1  
2
 (3.4)

62
Thay Vox  trong (3.3) vào (3.4) ta được :
V x2 1 V x2 1   1 V x2
Pmax 
1
2 Z 0 1   2
1  
2
  

2 Z0 1  2 Z0S
(3.5)

V max 1  
S là hệ số sóng đứng, được xác định theo (1.50). S  
V min 1  
Ta thấy khi hệ số sóng đứng giảm thì công suất cực đại truyền được cho tải sẽ tăng.

Khi phối hợp trở kháng, có nghĩa S = 1, ta có :


1 V x2
Pmax  PMAX  (3.6)
2 Z0

TĂNG HIỆU SUẤT TRUYỀN DẪN CỦA ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG

Công suất đưa vào đường dây được xác định bởi (1.89) và (1.90):
2
V0
Pvao 
2Z 0
1   2

e  4l e 2l

Công suất nhận được trên tải được xác định theo (3.1):
2
V0
Ptai 
2Z 0
1    2

Pvao
Độ suy giảm công suất được xác định bởi tỉ số
Ptai
2
Pvao 1   e 4l
L  (3.7)
Ptai 2

1   e  2l 
Ptai
Hiệu suất đường truyền được xác định bởi tỉ số , do đó:
Pvao

1 1  e
 
 2l 2
 (3.8)
L 1   2 e  4l

Khi phối hợp trở kháng, || =0, ta nhận được:

L = e2l
Hoặc viết theo (dB):

L(dB) = 10 lge2l = 8,68 l (dB) (3.9)

Còn hiệu suất đường truyền:

= e-2l (3.10)

63
3.3 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG DÙNG CÁC PHẦN
TỬ TẬP TRUNG

Trong mục này ta sẽ khảo sát sơ đồ của “mạch phối hợp” trong hình (3.1) khi sử dụng
các phần tử tập trung.
Mạch phối hợp đơn giản nhất là loại chỉ có gồm hai phần tử điện kháng mắc thành hình
chữ L ( thuận hoặc nghịch), được gọi là mạch hình L, có sơ đồ như vẽ ở hình 3.2. Giả thiết
đường truyền dẫn không tổn hao (hay tổn hao thấp), có nghĩa Z0 là đại lượng thuần trở.

(a) (b)
HÌNH 3.2 Mạch phối hợp trở kháng hình L
Trước hết, ta hãy rút ra hai biểu thức giải tích cho các phần tử của hai loại mạch hình L,
như vẽ ở hình 3.2, sau đó sẽ trình bày phương pháp xác định giá trị các phần tử bằng cách áp
dụng đồ thị Smith.

Ta khảo sát sơ đồ hình 3.2a trước và giả sử ZL=RL +iXL. Điều kiện để đạt được phối
hợp trở kháng là trở kháng nhìn từ đường truyền vào mạch phối hợp bao gồm cả tải phải bằng
Z0, nghĩa là :
1
Z 0  iX  (3.11)
iB  RL  iX L
Biến đổi (3.11) và tách riêng phần thực, phần ảo sẽ nhận được hai phương trình với hai
ẩn số là X và B:
B XRL  X L Z 0   RL  Z 0 (3.12a)
X 1  BX L   BZ 0 RL  X L (3.12b)
Giải hai phương trình trên ta được:

X L  R L Z 0 R L2  X L2  Z 0 R L
B (3.13)
R L2  X L2

Để số hạng trong căn số thứ hai của (3.13) là dương cần giả thiết RL > Z0. Do vậy mạch
này được ứng dụng trong trường hợp RL > Z0
1 X L Z0 Z
X    0 (3.14)
B RL BRL

64
Hai nghiệm của (3.13) đều có ý nghĩa vật lý và có thể thực hiện được.

Tiếp theo ta khảo sát sơ đồ hình 3.2b


Để đạt được phối hợp, dẫn nạp vào nhìn từ đường truyền về phía mạch phối hợp bao
gồm cả hai tải phải bằng 1/Z0, nghĩa là:

1 1
 iB  (3.15)
Z0 RL  i  X  X L 

Cũng thực hiện biến đổi và tách riêng phần thực và phần ảo của (3.15), ta nhận được hai
phương trình với hai ẩn số là X và B:

BZ 0  X  X L   Z 0  R L (3.16a)

 X  X L   BZ 0 RL (3.16b)
Giải 2 phương trình trên ta được:

X  R L Z 0  R L   X L (3.17)

Z 0  RL   X L
B (3.18)
Z0

Để căn số trong (3.18) mang dấu dương cần có điều kiện: RL < Z0. Do vậy mạch này được áp
dụng trong trường hợp RL < Z0.

Hai cặp nghiệm trong (3.17) và (3.18) đều có ý nghĩa vật lý và có thể thực hiện được.

THIẾT KẾ MẠCH PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG BẰNG ĐỒ THỊ SMITH

Trước khi tìm hiều việc thiết kế mạch phối hợp bằng phương pháp đồ thị Smith, ta hãy
lưu ý đặc điểm sau đây của sơ đồ hình 3.2a và 3.2b.

Sơ đồ 3.2a, như đã phân tích, được áp dụng cho trường hợp RL >Z0 . Trong trường hợp
này, trở kháng tải chuẩn hoá z L  rL  ix L sẽ có phần thực rL >1. Do vậy, điểm đại biểu của zL
trên đồ thị Smith sẽ nằm bên trong vòng tròn r = 1.
Ngược lại, sơ đồ 3.2b được áp dụng cho trường hợp RL < Z0, điểm đại biểu cho zL trên
đồ thị Smith trong trường hợp này sẽ nằm bên ngoài vòng tròn r = 1.

Để dễ hiểu, ta sẽ trình bày nội dung của phần này dưới dạng một ví dụ cụ thể.
Ví dụ 3.1

Hãy thiết kế một mạch phối hợp để đường truyền có trở kháng đặc tính Z0=100 phối
hợp trở kháng với một tải phức ZL = 200 - i100  , làm việc tại tần số f = 500MHz.

Phương pháp thảo luận:

65
Trước hết, ta xác định giá trị chuẩn hoá của tải: z L  2  i

Ta tìm được điểm đại biểu cho zL trên đồ thị Smith, điểm này nằm bên trong vòng tròn r
= 1, (hình 3.3).

Z
L

HÌNH 3.3 Biểu diễn trên đồ thị Smith trở kháng tải chuẩn hóa trong ví dụ 3.1
Sơ đồ mạch phối hợp được áp dụng cho trường hợp này là sơ đồ hình 3.2a. Để tính toán
bằng đồ thị, các giá trị trở kháng trên sơ đồ cần được chuẩn hoá (được ghi chú như ở hình 3.4)

66
HÌNH 3.4 Sơ đồ phối hợp trở kháng chuẩn hóa của ví dụ 3.1

Theo sơ đồ này zL được mắc song song với điện nạp ib. Giá trị của b cần được lựa chọn
sao cho trở kháng tương đương tại A-A do zL và ib mắc song song phải là:

z AÂ  1  ix AA

Nghĩa là đường biểu diễn zAA phải nằm trên vòng tròn r =1 ( rAA =1), còn xAA là một đại lượng
nào đó không ấn định trước, và có thể mang giá trị âm hay dương.
Trở kháng nhìn từ C-C vào mạch sẽ là tổng của zAA mắc nối tiếp với điện kháng ix:

z CC  z AA  ix  1  ix AA  ix

Bằng cách chọn x bằng về giá trị nhưng ngược dấu với xAA sẽ triệt tiêu điện phân kháng,
đạt được zCC = 1 ,có nghĩa đã thực hiện được phối hợp trở kháng tại C-C.
Tóm lại quy trình nói trên được được thực hiện trên đồ thị Smith như sau:

yL

zL

67
HÌNH 3.5 Biểu diễn đồ thị Smith của ví dụ 3.1

- Xác định điểm biểu diễn zL. Đó là giao điểm của vòng tròn đẳng rL =2 và đẳng xL =1

- Lấy đối xứng zL qua tâm để có được điểm biểu diễn yL trên đồ thị. Vòng tròn đẳng g đi
qua điểm này sẽ cho ta giá trị gL= 0,4 còn vòng tròn đẳng b đi qua điểm nói trên cho ta
giá trị b L= 0,21

- Nhờ việc chuyền zL  yL cho phép ta dễ dàng trình bày điện nạp tương đương tại A-A:

y AA  y L  ib  0,4  i0,21  b 

- Điện nạp b được lựa chọn sao cho điểm biểu diễn của dẫn nạp tổng yAA (điểm này đương
nhiên chạy trên vòng tròn đẳng gL = 0,4 sẽ được đặt ở một vị trí thích hợp nào đó để sau
khi lấy đối xứng yAA qua gốc toạ độ sẽ có điểm biểu diễn zAA nằm trên vòng tròn đẳng r
=1, để có zAA = 1 + ixAA. Để làm việc này, ta đem vòng tròn đẳng r =1 quay trước đi một
góc 180, nghĩa là thực hiện phép lấy đối xứng qua tâm để có vòng tròn ảnh. Giao điểm
của vòng tròn đẳng g2 =0,4 với vòng tròn ảnh chính là vị trí của điểm biểu diễn yAA mà ta
cần tìm. Có hai giao điểm, do đó ta nhận được hai nghiệm.

- Đối với giao điểm thứ nhất (phía trên) ta có: yAA = 0,4 + i0,5, từ đây ta xác định được
b  0,29 .

- Lấy đối xứng yAA qua tâm sẽ nhận được điểm biểu diễn zAA nằm tại giao điểm của vòng
tròn đẳng điện trở r =1 và đẳng điện kháng x = -1,2 , nghĩa là:

zAA = rAA + ixAA = 1 – i1,2

- Từ kết quả trên, ta xác định được điện kháng mắc nối tiếp trong mạch phối hợp bằng về
giá trị và ngược dấu với xAA: x = 1,2

- Kết quả : b = 0,29 (điện dung), x = 1,2 (điện cảm)


Tại tần số 500MHz:

b b
Điện dung mắc song song với tải có giá trị: B   wC nên C   0,92 pF
Z0 wZ 0

xZ 0
Điện cảm mắc nối tiếp có giá trị: L  xZ 0  wL nên L   38,8 nH
w

Sơ đồ của mạch phối hợp được vẽ ở hình (3.6)

68
(a) (b)

HÌNH 3.6 Sơ đồ mạch phối hợp của ví dụ 3.1

- Đối với giao điểm thứ hai (phía dưới), cũng tính toán như trên ta có kết quả của mạch
phối hợp được vẽ ở hình 3.6b. Điểm này độc giả có thể tự thực hiện, coi như một bài tập
cho mục này.
Cả hai mạch phối hợp nhận được ở hình 3.6a và 3.6b đều đạt kết quả phối hợp trở kháng như
nhau tại tần số 500MHz tuy nhiên khi thay đổi tần số làm việc thì đáp ứng tần số có khác nhau.
Nhận xét này có thể rút ra được khi khảo sát sự phụ thuộc của  trên đường truyền Z0 theo tần
số. Khi đó, tải của đường dây Z0 phải được coi là trở kháng tương đương mắc ở cuối đường
truyền, bao gồm cả mạch phối hợp và tải ZL. Đồ thị biến đổi của  theo tần số cho hai nghiệm
của bài toán được vẽ ở hình 3.7.

HÌNH 3.7 Đồ thị biến đổi của  theo tần số cho hai nghiệm của ví dụ 3.1

69
3.4 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG DẢI HẸP BẰNG
NHỮNG ĐOẠN DÂY DẪN SÓNG MẮC LIÊN TIẾP
3.4.1 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG BẰNG ĐOẠN DÂY  4

Như đã khảo sát ở chương 1, một đoạn dây dẫn sóng dài  4 sẽ thoả mãn hệ thức sau
(công thức 1.68):

Z vao Z L  Z 02

trong đó Z0 là trở kháng đặc tính của đường truyền; ZL là trở kháng đầu cuối; Zvào là trở kháng
đầu vào.
Như vậy muốn phối hợp một tải ZL với một đường dây truyền sóng có trở kháng sóng Za ta mắc
xen vào giữa một đoạn dây dẫn sóng dài  4 (hình 3.8) mà trở kháng đặc tính Z0 được xác định
bởi:

Z0  Za Z L (3.19)

trong đó Za là trở kháng đặc tính của đường truyền sóng chính hoặc trở kháng của nguồn cung
cấp.

HÌNH 3.8 Phối hợp trở kháng bằng đoạn dây  4

Giả sử các đường truyền dẫn sóng là đường dây không tổn hao và tải đầu cuối là thuần
trở, nghĩa là :
Za = Ra ; Z0 = R0 ; ZL = RL
Áp dụng (3.19) ta được:

R0  Ra RL

Khi tần số thay đổi độ dài của đoạn dây phối hợp sẽ khác  4 và điều kiện phối hợp sẽ
không còn thoả mãn nữa .
Hãy xác định dải tần cho phép mà khi sử dụng mạch phối hợp nói trên thì hệ số sóng
đứng trên đường dây chính không vượt quá một giá trị cho trước, nghĩa là S a  Scho phép .

70
Ta có thể sử dụng đồ thị Smith để giải quyết bài toán nói trên.

Trong bài toán này, ta có 2 đường dây truyền sóng với trở kháng đặc tính khác nhau Ra
và R0.
Đồ thị Smith mà ta sử dụng được coi là chuẩn hoá với một trong hai trở kháng nói trên,
giả sử được chuẩn hoá theo R0.

Trong khi tính toán trên đồ thị Smith, ta cần áp dụng các quy tắc đã được khảo sát ở mục
2.4 để biểu diễn trở kháng hoặc hệ số sóng đứng trên đường truyền có trở kháng đặc tính khác
với trở kháng chuẩn. Trước hết, ta vẽ vòng tròn đẳng Sa trên đường dây chính. Để xác định tâm
của vòng tròn đẳng Sa trên đồ thị Smith chuẩn hoá theo R0, ta cần tìm a là tỉ số của Ra/R0. Tỉ số
này có liên quan mật thiết đến tỉ số của Ra và RL là trở kháng ở hai đầu của đoạn dây  4 .

Ra
Đặt  n , áp dụng quan hệ (3.20) ta xác định được:
RL

Ra
 n (3.21)
R0

do đó a  n (3.22)

Tuỳ theo quan hệ Ra và RL mà ta nhận được n hoặc a  n lớn hơn hay nhỏ hơn 1

- Nếu Ra > RL, ta có n >1 và a  n >1. Tâm của vòng tròn đẳng Sa nằm trên trục thực, tại
r = a >1, nghĩa là nằm phía bên phải của gốc toạ độ.

- Nếu Ra < RL, ta có n <1 và a  n <1. Tâm của vòng tròn đẳng Sa nằm trên trục thực,
nhưng ở về phía trái của gốc toạ độ.
Để vẽ vòng tròn đẳng Sa = Scho phép trên đồ thị, ta xác định các giao điểm của vòng tròn đó với
trục hoành:
rmax = aSa = aScho phép

rmin = a/Sa = a/Scho phép


Để ví dụ, ta giả sử Ra/RL = 4 và Scho phép = 1,5 từ đó a = 4 =2
Khi đó vòng tròn đẳng Sa = 1,5 sẽ có tâm tại r = a = 2,có giao điểm với trục hoành tại rmax =aSa =
2*1,5 =3 và rmin = a/Sa= 2/1,5 =1,33 (hình 3.9)

71
S0  2
0,044
S a  1,5
2

0,044

HÌNH 3.9 Biểu diễn các vòng tròn đẳng Sa và S0 trên đồ thị

Trên đồ thị Smith ta cũng đồng thời vẽ vòng tròn đẳng S0 là hệ số sóng đứng trên đoạn
 4 có trở kháng sóng R0. Vòng tròn này có tâm tại gốc toạ độ, có bán kính bằng S0 được xác
định bởi (1.50), trong đó  là hệ số phản xạ trên đoạn dây  4 .
1  R L  R0 1  n
S0   
1  R L  R0 1  n

Trường hợp n  1 , ta có:


n 1
  và S 0  n (3.23)
n 1
Trường hợp n  1 , ta có:
1 n 1
  và S 0  (3.24)
1 n n

Các giao điểm C và C của vòng tròn đẳng Sa và vòng tròn đẳng S0 là các mốc cho phép
ta xác định dải tần. Các điểm này cho thấy rằng trên đường dây Ra có thể đảm bảo hệ số sóng
đứng bằng hoặc nhỏ hơn 1,5 khi đoạn dây phối hợp có chiều dài (0,25  0,044). Từ đó xác định
được dải tần là 35% so với tần số trung tâm. Để làm sáng tỏ nhận xét trên, ta lưu ý đến hai điểm
B và A trên đồ thị . Trong trường hợp này điểm B đại biểu cho trở kháng tải RL còn điểm A đại
biểu cho trở kháng nhận được ở đầu kia của đoạn  0 4 (nghĩa là bằng trở kháng đặc tính của
đường dây chính Ra). Trong ví dụ này, ta giả thiết RL < Ra nên điểm B (nút sóng đứng) phải ứng
với vị trí của tải còn điểm A (bụng sóng đứng) phải tương ứng với đầu kia của đoạn 0 4 .

72
Ứng với tần số f0 (bước sóng 0), đoạn dây phối hợp l có chiều dài chính xác bằng
0,250 nên việc phối hợp trở kháng đạt được hoàn hảo.
Thật vậy, khi di chuyển điểm khảo sát từ tải (điểm B) đến cuối đoạn dây phối hợp, nghĩa
là cho B chạy trên đường tròn S0 một cung l 0  0,25 sẽ đạt tới điểm A là tâm của vòng tròn
đẳng Sa, tại đó có Sa = 1. Khi tần số thay đổi đoạn dây l sẽ có chiều dài tương đối so với bước
sóng mới: l   0,25 .

Tuỳ theo  lớn hơn hay nhỏ hơn 0.

- Nếu 1 < 0 thì l 1  0,25   1  , ngược lại

- Nếu 2 > 0 thì l 2  0,25   2 

Khi dịch chuyển điểm khảo sát từ tải (điểm B) đến cuối của đoạn dây phối hợp, nghĩa là
cho B chạy trên vòng tròn S0 thì để đảm bảo hệ số sóng đứng trên đường dây Ra không vượt quá
Sa =1,5, cung l/ không thể nhỏ hơn cung BC và cũng không thể lớn hơn cung BC. (Tại C và C
có Sa = 1,5). Từ đó ta xác định được các giới hạn :

l 1  0,25  0,044

l  2  0,25  0,044

Thay l = 0,250 , từ đây ta tính được:

f1 = f0(1+ 0,044/0,25)

f2 = f0(1 – 0,044/0,25)

f f  f 2 2  0,044
 1   0,35  35%
f0 f0 0,25

Từ ví dụ trên, ta có thể khái quát hoá để đi tới công thức xác định dải tần khi tìm được
cung CCtrên đồ thị Smith.

Ra
Bằng cách tương tự, ta xác định được dải tần khi tỷ số của có các giá trị khác nhau.
RL
Ra
Trường hợp  25 , dải tần đạt được là 11%.
RL

Ra
Sự tính toán trên cho thấy khi tỉ số tăng thì dải tần của mạch phối hợp giảm. Một
RL
cách khái quát có thể nói rằng khi hai trở kháng phải phối hợp có sự chênh lệch lớn
Ra
( cao) thì dải tần giảm.
RL

Khi hệ số sóng đứng cho phép trên đường dây chính giảm thì dải tần cũng giảm theo.

73
3.4.2 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG BẰNG ĐOẠN DÂY CÓ CHIỀU DÀI BẤT KỲ
(Phối hợp trở kháng bằng đoạn dây /4 là trường hợp đặc biệt của bài toán này)

Dùng một dây truyền sóng có độ dài l bất kỳ mắc nối tiếp cho phép có thể phối hợp một
trở kháng phức ZL với một đường truyền sóng có trở kháng đặc tính Z0 (hình 3.10).

HÌNH 3.10 Phối hợp trở kháng bằng đoạn dây có chiều dài bất kỳ

Cần xác định Z a và l dể có thể phối hợp ZL với Z0.

ZL
Khác với thông thường, ở đây ta đem ZL chuẩn hoá với Z0 (thường là đại lượng thực) z L 
Z0
(giả sử là điểm C). Đồ thị Smith được coi là chuẩn hoá theo Z 0 vì các giá trị trở kháng trên
đường truyền Za cũng được chuẩn hoá theo Z0 nên chúng sẽ di chuyển trên một vòng tròn đẳng
Sa nào đó. Điểm zL trên đồ thị Smith sẽ là một trong các điểm nằm trên vòng tròn đẳng Sa ấy.

Sa

zL

HÌNH 3.11 Biểu diễn trên đồ thị Smith

74
Mục tiêu của phối hợp trở kháng là làm sao để trở kháng nhìn vào đường dây Za từ A-A
phải có giá trị bằng Z 0. Lúc ấy trên đường dây truyền sóng chính Z0 sẽ không có sóng phản xạ.
Muốn vậy, vòng tròn Sa phải đi qua tâm của đồ thị Smith để sau khi di chuyển điểm C một cung
nào đấy trên vòng tròn Sa sẽ đạt tới điểm có r = 1; x = 0 (tâm của đồ thị Smith) nghĩa là đạt được
phối hợp trở kháng. Đến đây ta đã có đầy đủ dữ liệu để vẽ vòng tròn đẳng Sa trên đồ thị Smith
chuẩn hoá theo Z0. Vòng tròn này có tâm nằm trên trục thực và đi qua hai điểm đã biết là điểm C
(đại biểu cho zL) và gốc toạ độ .

Giao điểm của vòng tròn Sa với trục thực cho ta giá trị của rmin và r max.
Trong bài toán này, ta có rmin = a/Sa =1, do đó Sa = a và rmax = aSa =a2.
Sau khi vẽ được vòng tròn Sa trên đồ thị Smith sẽ xác định được rmax và từ đó tính được
a.

Tiếp theo, ta suy ra: Za = aZ0


Công việc còn lại là xác định độ dài l. Muốn vậy, ta vẽ lại vòng tròn đẳng Sa trên đồ thị Smith
chuẩn hoá theo Za (kí hiệu là vòng tròn Soa) . Đem Zl chuẩn hoá theo Z a, ta được:

ZL Z z
z La   L  L
Z a aZ 0 a

Bây giờ, vòng tròn đẳng Sa sẽ là vòng tròn có tâm tại gốc toạ độ và cắt trục hoành tại các
điểm ramax = a và ramin = 1/a

Độ dài l của đoạn dây phối hợp được chọn bằng cung cần thiết để di chuyển điểm C về
điểm ramin nằm trên trục hoành (hình 3.12)

HÌNH 3.12 Biểu diễn trên đồ thị Smith

75
3.4.3 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG BẰNG HAI ĐOẠN DÂY MẮC NỐI TIẾP
Sơ đồ của mạch phối hợp được vẽ ở hình 3.13

HÌNH 3.13 Phối hợp trở kháng bằng hai đoạn dây mắc nối tiếp

Trong bài toán này các đoạn dây phối hợp có trở kháng đặc tính Z0 và Za đã biết trước,
cần xác định độ dài của chúng để có được trở kháng nhìn từ A-A về tải đạt được giá trị bằng Z0,
nghĩa là đảm bảo không có sóng phản xạ trên đường truyền chính .

Ta sử dụng đồ thị Smith chuẩn hoá theo Z0.

Za
Khi biết Za và Z0, sẽ xác định được tỉ số a  và thiết lập được trên đồ thị Smith một vòng
Z0
tròn đẳng Sa có tâm trên trục hoành, có giao điểm với trục hoành tại r min =1 (gốc toạ độ) và r max
=a2. Vòng tròn này là chỗ dựa để thực hiện phối hợp trở kháng (hình 3.14)

nguồ
n

So ZL
n
trò

l/
ng


ng

D
t rò
San

rmin  1 rmax  a 2
D’

Z’L

HÌNH 3.14 Biểu diễn trên đồ thị Smith


Ta đem trở kháng tải ZL chuẩn hoá với Z0:

76
ZL
zL 
Z0

và ghi điểm biểu diễn zL lên đồ thị Smith, giả sử là điểm C. Vòng tròn đi qua C có tâm tại gốc
toạ độ chính là vòng tròn đẳng S0. Khi dịch chuyển điểm khảo sát từ tải (điểm C) về phía nguồn,
trên đoạn dây phối hợp thứ nhất, nghĩa là cho C chạy trên đường tròn S0 sẽ gặp vòng tròn Sa tại
hai điểm D và D. Ta có thể chọn tuỳ ý một trong hai điểm trên, giả sử điểm D, để phân tích.

Điểm D đại biểu cho trở kháng tại B-B là trở kháng nhìn về tải qua đoạn đây l1, kí hiệu
là z L . Điểm này cũng đồng thời nằm trên vòng tròn đẳng Sa, nghĩa là cũng đại biểu cho trở
kháng tại đầu cuối của đường truyền Za (đoạn dây phối hợp thứ hai).

Tiếp tục dịch chuyển điểm khảo sát trên đường dây Za, tương ứng với cho Dchạy trên
vòng tròn Sa sẽ đạt tới điểm có r =1, x = 0 (tâm của đồ thị) nghĩa là đạt tới điểm phối hợp. Độ
dài l2 có thể xác định được theo phương pháp phối hợp trở kháng dùng đoạn dây có chiều dài bất
kỳ bằng cách vẽ lại vòng tròn đẳng Sa trên đồ thị Smith chuẩn hoá theo Z a. Các giá trị l1 và l2
nhận được ở trên là một cặp lời giải của bài toán. Cặp lời giải thứ hai có thể nhận được khi chọn
độ dài của đoạn dây thứ nhất là cung CD.

3.5 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG DẢI HẸP BẰNG CÁC


ĐOẠN DÂY NHÁNH

Phối hợp trở kháng bằng dây nhánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến do đơn
giản và dễ điều chỉnh. Có thể mắc dây nhánh vào đường truyền theo sơ đồ song song hoặc nối
tiếp (hình 3.15), và dùng một hoặc hai dây nhánh.

(a) (b)
HÌNH 3.15 Phối hợp trở kháng bằng các đoạn dây nhánh

3.5.1 SƠ ĐỒ PHỐI HỢP DÙNG MỘT DÂY NHÁNH


77
Bài toán 1:
Dùng một đoạn dây truyền sóng phụ mắc song song với đường truyền sóng chính tại vị
trí cách tải đầu cuối một khoảng cách d (đoạn dây mắc thêm này được gọi là dây nhánh). Dây
nhánh có thể để hở mạch hoặc ngắn mạch đầu cuối và có trở kháng đặc tính giống như đường
dây chính. Trở kháng vào của dây nhánh sẽ là thuần kháng (iX).

Đối với bài toán này để thuận tiện cho việc tính toán, ta đổi các giá trị trở kháng (Z)
thành dẫn nạp (Y) và sử dụng đồ thị Smith chuẩn hoá theo Y0. Cần xác định vị trí mắc dây
nhánh (khoảng cách d) và độ dài l của dây nhánh sao cho dẫn nạp nhìn từ A-A về tải có giá trị
đúng bằng Y0 (điều kiện để không có sóng phản xạ trên đường truyền sóng chính).

Muốn vậy, vị trí mắc dây nhánh (điểm A-A) phải được chọn sao cho dẫn nạp (chuẩn
hoá) nhìn từ điểm đó về tải qua đoạn dây truyền sóng d có giá trị y L =1+ib (b có thể mang dấu
âm hay dương), nghĩa là có g =1 và một giá trị b tuỳ ý nào đó.

Đoạn dây nhánh mắc song somg vào A-A có chiều dài l được lựa chọn sao cho dẫn nạp
vào đạt được:

yn = 0 – ib
sẽ tạo ra dẫn nạp tổng cộng tại A-A là:

yAA = y L + yn = 1+ ib –ib = 1+i0

nghĩa là đạt được phối hợp trở kháng với đường dây chính.

Bài toán được giải quyết trên đồ thị Smith như sau:
Trước hết ta chuẩn hoá YL theo Y0

YL
yL 
Y0

và ghi điểm biểu diễn yL trên đồ thị Smith, giả sử là điểm C (hình 3.16)
Tiếp theo, ta lập vòng tròn đẳng S0 là vòng tròn có tâm tại gốc toạ độ và đi qua điểm C.

78
d /

yL y'L
C D
b0 b

So
g 0 1 g 
ng D’

ZL

g 1

l/

HÌNH 3.16 Biểu diễn trên đồ thị Smith

Di chuyển điểm khảo sát từ tải về nguồn trên đường truyền sóng chính để tìm vị trí có g
=1 tương đương với việc cho C chạy trên vòng tròn đẳng S0 theo chiều kim đồng hồ để đạt tới
giao điểm của vòng tròn S0 và vòng tròn g =1. Ta có thể chọn tuỳ ý một trong hai lời giải (điểm
D hoặc D), giả sử ta chọn D để phân tích tiếp. Cung CD cho ta khoảng cách d cần tìm. Thật
vậy, tại đây ta có dẫn nạp yL = 1+ib.

Để khử phần ảo ib ta dùng dây nhánh song song có dẫn nạp vào bằng –ib. Đường đẳng –
ib có thể nhận được khi lấy đối xứng đường đẳng ib qua trục hoành . Độ đà l/ được xác định
trên đồ thị là ứng với trường hợp đoạn dây nhánh ngắn mạch đầu cuối (b =  ).

Đó chính là cung khi dịch chuyển từ điểm y =  (điểm tận cùng bên phải của trục hoành)
đến điểm có điện nạp –ib theo chiều kim đồng hồ.

Bài toán 2:
Dùng một đoạn dây nhánh mắc nối tiếp trên đường truyền sóng chính tại vị trí cách tải
đầu cuối một khoảng cách d (hình 3.15b). Đoạn dây nhánh được coi là có trở kháng vào thuần
kháng (iX).
Cách giải bài toán này cũng tương tự như bài toán 1, nhưng trong trường hợp này ta để
nguyên các đại lượng trở kháng để dễ tính toán và sử dụng đồ thị Smith chuẩn hoá theo Z0 (hình
3.17).

79
Di chuyển điểm khảo sát từ tải theo hướng về nguồn để tìm trên đường dây chính một vị
trí có điện trở r =1 và điện kháng ix nào đó, nghĩa là điểm có trở kháng nhìn về tải bằng
zL = 1+ ix (x có thể mang dấu dương hay âm).

Đem đoạn dây nhánh có trở kháng vào zn = 0 - ix mắc vào vị trí tìm được ở trên (điểm A-
A) sẽ nhận được trở kháng tổng cộng tại A-A là :

zAA = zL + zn = 1 + ix – ix = 1+ i0

nghĩa là đạt được phối hợp trở kháng với đường dây chính.
Độ dài l của đoạn dây nhánh có thể tìm được trên đồ thị Smith, tuỳ theo dây nhánh để hở
mạch hay ngắn mạch đầu cuối.
Trên đồ thị hình 3.17 có minh hoạ các kết quả xác định khoảng cách d (cung CD) và độ
dài l trong trường hợp dây nhánh hở mạch đầu cuối (cung khi dịch chuyển từ điểm z =  đến
điểm có điện kháng -ix, theo chiều kim đồng hồ).

d /

vò n g
tròn So x
n

vòng tròn = 1
uồ

ZL C
ng

Z 
Z 0

D’
i
Tả

l/
-x

HÌNH 3.17 Biểu diễn trên đồ thị Smith

Ví dụ 1:

Cho đường dây truyền sóng có Z0 = 50, đầu cuối mắc tải ZL gồm một điện trở RL =
15 và một điện cảm LL = 0,796 nH, làm việc ở tần số f = 2 GHz. Hãy thiết kế bộ phối hợp trở
kháng dùng đường dây nhánh mắc song song. Nêu các phương án có thể lựa chọn.

Giải:
Trước hết ta cần xác định giá trị của tải:

XL = L = 2fL = 10

do đó, ZL = (15 + i10) 

80
Chuẩn hoá ZL theo Z0, ta được:

ZL
zL   0,3  i 0,2
Z0

Ghi điểm biểu diễn zL lên đồ thị Smith. Đó chính là giao điểm của vòng tròn r = 0,3 và
vòng tròn x = 0,2 (điểm C).
Thiết lập vòng tròn đẳng S0 là vòng tròn đi qua C, có tâm là gốc toạ độ.

Chuyển zL thành yL bằng cách lấy đối xứng qua tâm (điểm C).

Bây giờ các đường đẳng r sẽ trở thành đường đẳng g, còn các đường đẳng x sẽ trở thành
đường đẳng b. Cho C chạy trên vòng tròn S0 sẽ gặp vòng tròn g = 1 tại hai điểm, ứng với các
dẫn nạp:
y1 = 1 – i1,33
y2 = 1 + i1,33

Từ đây xác định được hai vị trí mắc dây nhánh có thể lựa chọn :

d1 = (0,328 – 0,284) = 0,044

d2 = (0,5 –0,284 +0,171) = 0,3871

Khi lựa chọn điểm phối hợp tại khoảng cách d1, (ở đó y1 =1- i1,33 thì đoạn dây nhánh
mắc song song cần có điện nạp b = 1,33. Nếu dùng dây nhánh hở mạch đầu cuối (ycuối = 0) thì
độ dài của dây nhánh phải bằng l1/ = 0,147. Các cung biểu thị d1/ và l1/ được vẽ ở hình 3.18.

Khi lựa chọn điểm phối hợp tại khoảng cách d2 (ở đó y2 = 1+ i1,33) thì đoạn dây nhánh
mắc song song cần có điện nạp b = -1,33. Nếu dùng dây nhánh hở mạch đầu cuối thì độ dài của
dây nhánh phải là l2 = 0,353. Điều này độc giả có thể tự thực hiện.

81
l/ 0, 1
47
b=
1, 3
3 0,171
vòng
tròn So vòng tròn g = 1
y2
ZL
C

0
0,25
0,5

yL

y1 0,284

,33 d / 
= - 1 0,328
b
0,353

HÌNH 3.18 Biểu diễn trên đồ thị Smith

Ví dụ 2:

Cho đường dây truyền sóng có Z0 = 50, đầu cuối mắc tải ZL = (100 +i80) làm việc
ở tần số f =26 Hz. Hãy thiết kế bộ phối hợp trở kháng dùng đoạn dây nhánh hở mạch mắc liên
tiếp.

Giải:
Chuẩn hoá giá trị của tải theo Z0, ta được

ZL
zL   2  i1,6
Z0

Ghi điểm biểu diễn zLlên đồ thị Smith và vẽ vòng đẳng S0. Điểm biểu diễn zL chính là
giao điểm của vòng tròn r = 2 và x = 1,6 (điểm C).
Cho C chạy trên vòng tròn S0 theo hướng từ tải về nguồn (thuận chiều kim đồng hồ) sẽ
gặp vòng tròn r =1 tại hai điểm ứng với các trở kháng:

z1 = 1- i1,33
z2 = 1+ i1,33
Từ đây ta xác định được hai vị trí mắc dây nhánh có thể lựa chọn

d 1 =(0,328 –0,208) = 0,12

d 2 = (0,5 – 0,328) +0,172 = 0,463

82
Khi lựa chọn điểm phối hợp tại khoảng cách d1 (ở đó z1 = 1 - i1,33) thì đoạn dây nhánh
mắc nối tiếp cần có điện kháng x = 1,33. Đoạn dây nhánh hở mạch đầu cuối (xcuối = ) có trở
kháng vào zn = 0 + i1,33 cần có độ dài:

l1 = (0,25 +0,147) = 0,397

Tương tự, khi chọn điểm phối hợp thứ hai, ta xác định được độ dài của dây nhánh l2 =
(0,353 – 0,25) = 0,103

Trên đồ thị hình 3.19 có vẽ các cung biểu thị d1/ và l1/

x=1,33
So
n

l/ z2
uồ

0, 2
n
ng

trò

08
g

ZL
n

Z 0 Z 
d /
i
Tả

z1
x= - 1,33

8
32
0,

HÌNH 3.19 Biểu diễn trên đồ thị Smith

3.5.2 PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG BẰNG HAI DÂY NHÁNH

Phối hợp trở kháng bằng một dây nhánh theo phương pháp trình bày ở trên tuy đơn giản
về nguyên lý nhưng khó khăn trong việc thực hiện vì:

- Điểm mắc dây nhánh (khoảng cách d) phụ thuộc vào giá trị của tải ZL nên vị trí này
phải có thể điều chỉnh được .

- Chiều dài dây nhánh cũng phải có thể điều chỉnh được khi thực hiện phối hợp.
Thường việc điều chỉnh vị trí mắc dây nhánh hay độ dài dây nhánh được thực hiện theo
cách tiếp xúc trượt. Đây là một nhược điểm vì khó đảm bảo sự liên tục về trở kháng hoặc tiếp
xúc kém.

83
Để khắc phục nhược điểm trên, người ta dùng phương pháp phối hợp bằng hai dây nhánh
đặt cách nhau các khoảng cách cố định bằng /8, /4 hoặc 3/8 trên đường truyền sóng (hình
320). Các dây nhánh có thể ở tình trạng hở mạch hay ngắn mạch đầu cuối.

HÌNH 3.20a Phối hợp trở kháng bằng hai dây nhánh

Dây nhánh thứ nhất được đặt gần tải, hay đặt ngay tại vị trí của tải (d = 0)

Dây nhánh thứ hai được đặt cách dây nhánh thứ nhất một khoảng cách dAB = /8, /4 hoặc 3/8
về phía nguồn.
Trước hết, ta xem xét cách giải quyết bài toán về mặt nguyên lý:

Để đơn giản, ta chọn d = 0 và d AB = /4. Hình 3.21 vẽ sơ đồ phối hợp, trong đó các giá
trị trở kháng được đổi thành dẫn nạp chuẩn hoá.

HÌNH 3.20b Phối hợp trở kháng bằng hai dây nhánh

84
Mục đích của việc mắc dây nhánh l1 là đưa vào một điện nạp b1 nhằm làm thay đổi dẫn
nạp tổng tại đầu cuối để đạt tới một giá trị nhất định sao cho dẫn nạp vào nhìn từ B - B về cuối
đường truyền (qua đoạn dAB ) có phần thực bằng 1 (g = 1) và phần ảo là một giá trị b nào đó.
Phần ảo này sẽ được bù khử nhờ dây nhánh l2 và do đó đưa dẫn nạp tổng tại B-B trở thành:
yB =1+i0
Khi ấy đường dây chính được phối hợp trở kháng.

Bài toán trên được giải quyết trên đồ thị Smith như sau:
Ghi điểm biểu diễn yL lên đồ thị. Đó chính là giao điểm của vòng tròn gL và bL. Kí hiệu
dẫn nạp vào của dây nhánh l1 là: y1 = ib1, ta có dẫn nạp tổng tại đầu cuối là yA = yL+ y1. Điểm
biểu diễn yA = yL + y1 = gL + i(b L + b1) sẽ là điểm chạy trên vòng tròn gL khi cho b1 thay đổi. Ta
sẽ đi tìm vị trí trên vòng tròn gL (cũng tức là tìm b1) sao cho từ vị trí này khi quay một cung bằng
dAB/ về phía nguồn sẽ gặp vòng tròn g = 1. Với d AB = /4, ta xác định được cung dAB/ =
0,25 (ứng với 1/2 vòng quay của đồ thị Smith).

Để đạt được điều này, ta làm một động tác ngược là đem vòng tròn g = 1 quay trước đi
1/2 vòng quay trên đồ thị Smith (tương ứng với việc dịch chuyển mỗi điểm của vòng tròn g =1
đi một cung bằng 0,25). Giao điểm của vòng tròn mới nhận được và vòng tròn gL chính là điểm
biểu diễn yA mà ta muốn có. Thật vậy, từ điểm này nếu ta quay trở lại 1/2 vòng quay sẽ trở về
đúng vị trí trên vòng tròn g = 1. Hình 3.21 minh hoạ cho việc tìm điểm biểu diễn yA.

gL
bL
b yA
1
bL
g=1

yL

HÌNH 3.21 Biểu diễn trên đồ thị Smith

Các bước tiếp theo, độc giả có thể tự thực hiện theo các phương pháp đã biết. Để hiểu rõ
hơn, chúng ta xét ví dụ sau đây.

Ví dụ 3:

85
Thiết kế bộ phối hợp trở kháng dùng hai dây nhánh mắc song song cho đường truyền
sóng 50 có một tải đầu cuối ZL = (60 – i80). Giả thiết dùng các dây nhánh ngắn mạch đầu
cuối, đặt cách nhau /8, tần số làm việc f = 26Hz.

Giải:
Trước hết ta đem tải ZL chuẩn hoá theo Z0:

Z L 60  i80
zL    1,2  i1,6
Z0 50
Ghi điểm biểu diễn zL lên đồ thị Smith. Đó chính là giao điểm của vòng tròn r = 1,2 và x = -1,6

Chuyển zL sang yL bằng cách lấy đối xứng điểm biểu diễn zL qua tâm, nhận được điểm biểu diễn
yL= 0,3 + i0,4. Đây là giao điểm của vòng tròn g = 0,3 và b = 0,4. Ta vẽ lại sơ đồ phối hợp trở
kháng như sau (hình 3.22)

HÌNH 3.22 Sơ đồ phối hợp trở kháng của ví dụ 3


Vẽ vòng tròn g =1 trên đồ thị Smith và sau đó đem toàn bộ các điểm của vòng tròn này
quay đi một cung dAB / = 1/8 =0,125 (tương ứng với 1/4 vòng quay trên đồ thị Smith). Vòng
tròn ảnh vẽ bởi đường chấm chấm cắt vòng tròn g = 0,3 tại 2 điểm, ứng với các dẫn nạp:
y1 = 0,3 + i1,714

y1 = 0,3 + i0,28

Đến đây ta có hai lựa chọn.


Giả sử chọn nghiệm thứ nhất, ứng với dẫn nạp y1. Rõ ràng là nếu đem điểm biểu diễn y1 quay
đi một cung bằng 0,125 (1/4 vòng quay) theo chiều kim đồng hồ sẽ đạt tới điểm y2 nằm trên
vòng tròn g = 1.
Ta tính được điện nạp của đoạn dây nhánh thứ nhất:
b 1 = 1,714 – 0,4 = 1,314

Từ đây tính được chiều dài của dây :

86
l1 = 0,396
Điểm biểu diễn y1 sau khi quay đi một cung 0,125 sẽ đạt tới y2 có dẫn nạp:

y2 = 1 – i3,38
Đoạn dây nhánh l2 dùng để bù khử phần ảo của dẫn nạp y2. Muốn vậy, nó phải có dẫn nạp vào
bằng +i3,38. Từ đây ta xác định được chiều dài của dây nhánh thứ hai:

l2 = 0,454

Nếu chọn nghiệm thứ hai ứng với điểm y1= 0,3 + i0,28 ta sẽ nhận được các kết quả sau:

Điện nạp của dây nhánh thứ nhất:

b1 = 0,28 – 0,4 = – 0,12

Và chiều dài của dây:

l1 = 0,232

Đem biểu diễn y1 quay đi một cung bằng 0,125 sẽ đạt tới y2 có dẫn nạp:

y2 = 1 + i1,38

Đoạn dây nhánh thứ hai dùng để bù khử phần ảo của y2 phải có dẫn nạp vào bằng - i1,38. Từ
đó ta có độ dài của dây:

l2 = 0,100

y1
0, 2
b

y '2
=
0,

08
4

y '1
y
Z 0
g=
g=

y2
1
0, 3

l2 / 

HÌNH 3.23 Biểu diễn trên đồ thị Smith

87
3.6 LÝ THUYẾT CÁC PHẢN XẠ NHỎ

Như đã nhận xét ở mục phối hợp trở kháng bằng đoạn dây /4, khi khảo sát bộ phối hợp
trở kháng dùng đoạn biến đổi /4, ta thấy nếu các trở kháng cần phối hợp có độ chênh lệch càng
cao thì dải tần của thiết bị phối hợp càng hẹp. Vì vậy muốn mở rộng dải tần phải dùng nhiều
đoạn biến đổi mắc nối tiếp nhau thành chuỗi để mỗi đoạn chỉ phối hợp với một tỷ số trở kháng
thấp mà thôi. Đó chính là ý tưởng của bộ biến đổi trở kháng nhiều cấp sẽ được nghiên cứu kỹ
hơn ở các phần sau. Trước hết ta cần rút ra công thức xác định hệ số phản xạ tổng gây ra do các
phản xạ từ những chỗ bất liên tục của đường truyền. Nội dung này được gọi là “lý thuyết các
phản xạ nhỏ “

3.6.1 BỘ BIẾN ĐỔI ĐƠN


Xét một bộ biến đổi đơn (chỉ dùng một đoạn dây truyền sóng) như vẽ ở hình 3.24

βl=θ

Г
Z1 Z2 ZL

Г1 Г2 Г3

HÌNH 3.24 Bộ biến đổi đơn


Ta sẽ rút ra công thức gần đúng để biểu thị hệ số phản xạ trên đường truyền chính khi có
tính đến cả các phản xạ phụ trong thiết bị phối hợp. Kí hiệu hệ số phản xạ tại các điểm nối (các
điểm bất liên tục) như ở hình vẽ ta có thể viết:

- Hệ số phản xạ:

Z 2  Z1
1  (3.25)
Z 2  Z1

2  1 (3.26)

ZL  Z2
3  (3.27)
ZL  Z2

- Hệ số truyền qua (xem công thức 1.72)

88
2Z 2
T21  1  1  (3.28)
Z1  Z 2

2Z1
T12  1  2  (3.29)
Z1  Z 2

Ta có thể tính hệ số phản xạ tổng trên đường dây chính theo phương pháp đa phản xạ.
Khi ấy, hệ số phản xạ tổng có giá trị bằng tổng vô hạn các hệ số phản xạ và hệ số truyền qua:

  1  T12T213 e 2i  T12T2132 2 e 4i  ...


 (3.30)
 1  T12T213 e 2i  2n 3n e 2in
n 0

Sử dụng công thức chuỗi:



n 1
x
n 0

x
đối với x 1

Biểu thức ( 3.30 ) có thể đưa tới dạng:

T12T213 e 2i
  1  (3.31)
1  2 3 e 2i

Áp dụng các quan hệ (3.26), (3.28) và (3.29) nghĩa là thay 2  1 , T21  1  1 và
T12  1  1 vào (3.31) ta được:

1  3 e 2i
 (3.32)
1  13 e  2i

Nếu sự khác nhau về trở kháng giữa Z1, Z2 và Z2, ZL là nhỏ thì 13<< 1, biểu thức
(3.32) được đơn giản thành:
  1  3 e 2i (3.33)
Kết quả trên cho thấy rằng hệ số phản xạ tổng được quyết định chủ yếu bởi hệ số phản xạ
tại điểm bất liên tục đầu tiên, nghĩa là giữa Z2 và ZL (giá trị 1) và sự phản xạ lần thứ nhất tại
điểm bất liên tục giữa Z2 và ZL (giá trị 3 e-2i). Số hạng e-2i là tính đến trễ pha khi sóng truyền
tới và truyền lui trên đoạn đường truyền dùng để phối hợp trở kháng.

3.6.2 BỘ BIẾN ĐỔI NHIỀU PHÂN ĐOẠN

Xét bộ biến đổi gồm nhiều phân đoạn như vẽ ở hình 3.25:

89
HÌNH 3.25 Bộ biến đổi nhiều phân đoạn

Bộ biến đổi gồm N đoạn dây truyền sóng có độ dài giống nhau nhưng khác nhau về trở
kháng đặc tính. Hãy rút ra công thức gần đúng để tính hệ số phản xạ tổng 

Tại mỗi chỗ nối, ta xác định được các hệ số phản xạ riêng như sau:

Z1  Z 0
0  (3.34a)
Z1  Z 0

Z n 1  Z n
n  (3.34b)
Z n1  Z n

ZL  ZN
N  (3.34c)
ZL  ZN

Ta cũng giả thiết là các Zn sẽ tăng hoặc giảm đơn điệu dọc theo hệ thống, đồng thời coi
ZL là thực. Điều đó có nghĩa các n là thực và có cùng dấu. n >0 khi ZL > Z0 và n < 0 khi ZL<
Z0 .

Áp dụng kết quả mục “Bộ biến đổi đơn”, ta viết được hệ số phản xạ tổng:

    0  1e 2i  2 e 4i  ...  N e 2iN (3.35)

Ta giả thiết tiếp là bộ biến đổi được chế tạo đối xứng, sao cho:

0  N , 1  N 1 , 2  N 2 ,…

Biểu thức (3.35) được viết lại như sau:

     
    e  iN 0 e iN  e  iN  1 e i  N  2   e i  N  2  e 2i  ... (3.36)

N 1 i
Nếu N lẻ, số hạng cuối sẽ là
2

e  e  i 
N
Nếu N chẵn, số hạng cuối sẽ là
2

Phương trình (3.36) có dạng một chuỗi Fourier cosine theo , như sau:

- đối với N chẵn

90
 1 
    2e 2iN 0 cos N  1 cos N  2   ...  n cos N  2 n   ...  N 2  (3.37)
 2 

- đối với N lẻ
  
    2e 2iN 0 cos N  1 cos N  2   ...  n cos N  2n   ...  N 1 cos   (3.38)
 2 

Ý nghĩa quan trọng của các kết quả trên là ở chỗ ta có thể tổng hợp được hệ số phản xạ
tổng dưới dạng hàm số theo  bằng cách lựa chọn thích hợp các ns và sử dụng một số lượng
vừa đủ các phân đoạn (số N). Điều đó là hiển nhiên vì như ta đã biết, một chuỗi Fourier cosine
có thể được biểu thị như một hàm trơn tuỳ ý nếu đưa vào một số số hạng vừa đủ.
Trong các mục tiếp theo sẽ trình bày ứng dụng của lý thuyết này để thiết kế các bộ biến
đổi trở kháng nhiều khúc với hai loại biến đổi dải rộng là bộ biến đổi nhị thức (có đáp ứng
phẳng tối đa) và bộ biến đổi Chebyshew (có đáp ứng với độ gợn đồng đều).

3.7 BỘ PHỐI HỢP DẢI RỘNG KIỂU NHỊ THỨC


(có đáp ứng phẳng tối đa)

Bộ phối hợp gồm N phân đoạn, được thiết kế để có đáp ứng:



    A 1  e 2i N
(3.39)
Khi ấy ta có biên độ của ():
N N N
   A e i e i  e  i  2 N A cos (3.40)

d n  
Ta chú ý rằng    0 khi  = /2 và  0 tại  = /2 ứng với n =1, 2,…, N-1
d n

( = l = /2 tương đương với l = /4 tại tần số trung tâm f0)

Ta có thể xác định hằng số A khi cho f  0. Khi đó  = l = 0 và (3.39) được rút gọn thành

Z L  Z0
 0  2 N A  (hệ số phản xạ tại tải)
Z L  Z0

Ta có hằng số A:

ZL  Z0
A  2N (3.41)
ZL  Z0

Bây giờ ta khai triển () trong công thức (3.39) theo nhị thức, nhận được:

91
N

    A 1  e  2i 
N
 A C nN e  2in (3.42)
n 0

N!
ở đây C nN  là các hệ số của nhị thức (3.43)
N  n !n!
Lưu ý rằng C nN  C NNn , C 0N  1 và C1N  N  C NN1

Bước quan trọng tiép theo là đem so sánh đáp ứng mong muốn (3.42) với đáp ứng thực (3.35)
N
A C nN e  2in  0  1e  2i  2 e 4i  ...  N e  2iN A
n 0

Từ đây ta có:

n  AC nN (3.44)

với A được tính theo (3.41) còn C nN tính theo (3.43)

Đến đây, ta có thể xác định các trở kháng đặc tính Zn bằng cách áp dụng các hệ thức
(3.34), nhưng nghiệm đơn giản nhất có thể nhận được một cách gần đúng như sau:

Ví như trên ta giả thiết n là nhỏ, ta có thể áp dụng công thức gần đúng
ln x  2 x  1  x  1 và nhận được:

Z n 1  Z n 1 Z n 1
n   ln (3.45)
Z n1  Z n 2 Zn

Áp dụng (3.44) và (3.41) ta có:

Z n1 Z  Z0 N
ln
Zn
 2n  2 AC nN  2 2  N L  
Z L  Z0
Cn
(3.46)
Z Z
ln n1  2  N C nN ln L
Zn Z0

Công thức này cho phép xác định mọi Zn+1 với n  0  N

Rõ ràng ZN+1 = ZL, đó là kết quả hiển nhiên.

Dải tần của bộ phối hợp có thể được đánh giá như sau:

Gọi m là giá trị cho phép lớn nhất của hệ số phản xạ trong toàn dải thông, theo (3.40) ta
có:

m  2 N A cos N  m trong đó  m   2 là giới hạn dưới mà tại đó   m (giới hạn trên mà tại

đó   m sẽ là    m )

Từ đó ta tìm được:

92
1N
1    
1
 m  cos   m 

 (3.47)
2  A  
 

Giả sử sóng trong đường truyền là sóng TEM, và tại tần số trung tâm f0 của dải, độ dài của mỗi
phân đoạn bằng 0/4, ta có:

2 0 f vf f
  l   2  (3.48)
 4 v f 4 f0 2 f0

Tần số thấp nhất của dải được xác định theo (3.47) khi    m , ta có:

2 m f 0
fm  (3.48)

Từ đây, ta có dải thông:

f 2 f 0  f m  2f 4
  2 m  2 m (3.50)
f0 f0 f0 

Thay  m bởi (3.46) vào (3.49) ta được:


1N
f 4 1    
 2  cos 1   m 


f0  2  A  
 

Ví dụ 4:

Thiết kế một bộ biến đổi nhị thức gồm ba phân đoạn để phối hợp tải ZL = 50 với đường
truyền dẫn có trở kháng đặc tính Z0 = 100. Tính độ rộng dải tần khi cho hệ số phản xạ lớn
nhất được phép m = 0,05. Vẽ biểu đồ  theo f f 0 đối với các trường hợp số phân đoạn bằng
1  5 và rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của dải thông với số phân đoạn.

Giải:

Với N = 3, ZL =50, Z0 = 100, ta tính được:

ZL  Z0 1 Z
A  2 N  N 1 ln L  0,0433
Z L  Z0 2 Z0

Theo (3.50) ta tính được dải thông:


1N
f 4 1     4  1  0,05 1 3 
 2  cos 1   m    2  cos 1      0,70  70%
f0   2  A 
   
 2  0,0433  
 

Các hệ số của nhị thức được xác định như sau:

3!
C 03  1
3!0!

93
3!
C13  3
2!1!

3!
C 23  3
1!2!
Áp dụng công thức (3.45) ta xác định được trở kháng đặc tính của các phân đoạn:

n = 0:

ZL
ln Z 1  ln Z 0  2  N C 03 ln
Z0
50
 ln 100  2 3 (1)ln  4.518
100

Z1  91,7

n = 1:

ZL
ln Z 2  ln Z 1  2  N C13 ln
Z0
50
 ln 91,7  2 3 (3)ln  4.26
100

Z 2  70,7

n = 2:

ZL
ln Z 3  ln Z 2  2  N C 23 ln
Z0
50
 ln 70,7  2 3 (3)ln 4
100

Z 3  54,5

Đồ thị của  theo f f 0 đối với N = 15 được vẽ ở hình (3.26)

94
HÌNH 3.26 Đồ thị của  theo f f 0 đối với N = 15

3.8 BỘ PHỐI HỢP KIỂU CHEBYSHEV

Khác với bộ phối hợp kiểu nhị thức, bộ phối hợp Chebyshev không tạo ra đáp tuyến
phẳng mà tạo ra đáp tuyến có độ mấp mô nhỏ trong dải thông. Nếu độ mấp mô đó là cho phép
thì bộ phối hợp Chebyshev có đặc tính ưu việt lớn hơn khi cả hai đều có số phân đoạn như nhau.

Bộ biến đổi Chebyshev được thiết lập bằng cách thiết kế sao cho () là một đa thức
Chebyshev.
Trước hết, ta nhắc lại một số tính chất của đa thức Chebyshev, sau đó sẽ đưa ra trình tự
thiết kế dựa vào “lí thuyết nhiều phản xạ” như đã đề cập ở mục 3.6.
ĐA THỨC CHEBYSHEV

Biết rằng hàm cos(n) có thể được biểu thị dưới dạng tổng của các hàm lũy thừa của sin
và cos.
nn  1
cosn   cos n   cos n 2  sin 2   ...
2!
Nếu thay sin 2   1  cos 2  và kí hiệu cos = x, ta có:
n n  1 n 2
cosn   cosn cos 1 x   x n  x 1  x 2   ... (3.51)
2!
Biểu thức (3.51) là một đa thức bậc n, được gọi là Đa thức Chebyshev và kí hiệu là Tn(x)

Như vậy, đa thức Chebyshev được biểu thị bởi công thức:

95
Tn(x) = cos(n cos-1x) khi x < 1 (3.52a)

Tn(x) = cosh(n cosh-1x) khi x > 1 (3.52b)

Biểu thức của các đa thức Đa thức Chebyshew với n = 1  4 được cho dưới đây
T1(x) = x (a)

T2(x) = 2x2 – 1 (b)


T3(x) = 4x3 – 3x (c) (3.53)

T4(x) = 8x4 – 8x2 + 1 (d)


còn Tn(x) = 2x Tn-1(x) – Tn-2(x) (3.54)

Đồ thị của các đa thức Chebyshev với n = 1 được vẽ ở hình (3.27)

HÌNH 3.27 Đồ thị của các đa thức Chebyshev với n = 1

Từ hình (3.27) ta rút ra một số nhận xét sau:

- Khi –1 x 1, Tn  x   1

Trong khoảng này, giá trị của đa thức giao động giữa  1. Đặc tính này được sử dụng để
thực hiện bộ biến đổi dải rộng với đáp tuyến có độ mấp mô nhỏ.

- Khi x 1, Tn  x   1 và tăng nhanh theo x, với n càng lớn thì tốc độ tăng càng
lớn. Đây là miền nằm ngoài dải thông. Vì ta mong muốn dải thông nằm trong khoảng –
1  x  1 là khoảng mà đáp tuyến có mấp mô nhỏ nên đa thức Chebyshev dùng để biểu
diễn () cần có dạng:
96
 cos  
Tn   hay Tn sec  m cos  (3.55)
 cos  m 

Trong đó m là giới hạn dưới của  mà tại đó bắt đầu đạt được   m (giới hạn trên mà tại đó

  m sẽ là  -  m), với m là hệ số phản xạ lớn nhất có thể chấp nhận. Ta nhận thấy

sec  m cos   1 khi  m       m , do đó Tn sec  m cos   1 trong toàn khoảng.

Từ (3.55) ta có thể viết lại biểu thức của các đa thức Chebyshev dưới dạng tiện sử dụng hơn,
thay vì (3.53):

T1 (secmcos) = secmcos
T2 (secmcos) = sec2m(1 + cos2) -1 (3.56)
3
T3(sec mcos) = sec m(cos3 + 3cos) - 3 secmcos
T4(sec mcos) = sec4m(cos4 + 4cos2 + 3) - 4 sec2 m( cos2 + 1) +1

Các biểu thức trên có thể sử dụng để thiết kế bộ phối hợp trở kháng với số phân đoạn
bằng 14.

Đa thức Chebyshev cũng được ứng dụng để thiết kế bộ ghép định hướng và bộ lọc ở các
chương sau.

THIẾT KẾ BỘ PHỐI HỢP DẢI RỘNG KIỂU CHEBYSHEV

Ta có thể tổng hợp một bộ phối hợp mà hệ số phản xạ () có dạng một đa thức
TN(secmcos), với N là số phân đoạn của bộ biến đổi. Áp dụng (3.37), (3.38) ta thiết lập hệ
thức sau:

    2e iN 0 cos N  1 cos N  2   ...  n cos N  2n   ...


(3.57)
 Ae iN TN sec  m cos  

Chú ý là số hạng cuối cùng của chuỗi sẽ được ghi tiếp tùy theo N chẵn hay lẻ (công thức
3.37 và 3.38). Tương tự như trường hợp bộ biến đổi nhị thức, để tìm hằng số A, ta cho  = 0
(ứng với tần số bằng không), như vậy:
ZL  Z0
     ATN sec  m 
Z L  Z0
Ta được:
ZL  Z0 1
A (3.58)
Z L  Z 0 TN sec  m 

97
Bây giờ, nếu cho phép một hệ số phản xạ trong dải thông là m thì từ (3.57) suy ra m =A.
Điều đó là hiển nhiên vì:
m   m   A TN sec  m cos m 

mà TN sec m cos  m   TN 1  1

Từ (3.58) ta rút ra được biểu thức có liên quan để xác định m:
1 ZL  Z0 1 Z
TN sec  m    ln L
m Z L  Z 0 2m Z0
Tiếp theo, cần áp dụng công thức (3.52b) để rút ra sec m:
1  1 Z L  Z 0 
sec m  cosh  cosh 1  

 N  m Z L  Z 0 
(3.59)
1  ln Z L Z 0 
 cosh  cosh 1  

 N  2m 
Khi đã xác định được m thì sẽ tính được dải thông theo công thức (3.50)
f 4
2 m (3.60)
f0 
Các hệ số phản xạ n có thể xác định được nhờ hệ thức (3.57)

Thật vậy, sau khi khai triển đa thức T N(secmcos) và so sánh các số hạng có cùng dạng
cosm ở hai vế sẽ nhận được kết quả. Vấn đề này sẽ được minh hoạ trong phần ví dụ tiếp theo.

Cuối cùng, sau khi đã tính được n ta sẽ xác định được các trở kháng đặc tính theo công
thức gần đúng (3.50)
1 Z n1
n  ln (3.61)
2 Zn
Các công thức trên là các kết quả gần đúng vì chúng nhận được dựa vào “ lý thuyết về
các phản xạ nhỏ”. Tuy nhiên, chúng là công cụ hữu ích để thiết kế các bộ phối hợp trở kháng có
mức độ mấp mô tuỳ ý m . Bảng 3.1 cho một số kết quả đối với các bộ biến đổi có số bậc là 2 
4, ứng với một số giá trị m cho trước.

98
BẢNG 3.1

Ví dụ 5:
Thiết kế một bộ biến đổi trở kháng kiểu Chebyshev có 3 bậc để phối hợp tải ZL =100 
với đường truyền sóng có trở kháng đặc tính Z0=50 khi hệ số phản xạ lớn nhất cho phép m =
0,05. Vẽ sự phụ thuộc của biên độ hệ số phản xạ theo tần số chuẩn hoá f/fo với bộ biến đổi có 1,
2, 3 phân đoạn.

Giải:
Với N = 3, áp dụng (3.57) ta viết được:
    2e i 3 0 cos 3  1 cos   Ae  i 3 T3 sec  m cos 
Thay A  m  0,05 từ (3.59) ta có:
1  ln Z L Z 0 
sec m  cosh  cosh 1  
 N  2 m 
1  ln 100 50 
 cosh  cosh 1    1,408
3  2  0,05 
Do đó,  m  44,7 0
Áp dụng (3.36) với trường hợp N = 3 ta được:

99
20 cos 3  1 cos   A sec 3  m cos 3  3 cos    3 A sec  m cos 
So sánh các số hạng có cùng dạng cos m ta nhận được hai phương trình sau:
20 cos 3  A sec 3  m cos 3 (a)
 3
21 cos   3 A cos  sec  m  sec  m  (b)
Từ phương trình (a) ta rút ra được:
1
0  A sec 3  m  0,0698
2
Từ phương trình (b) ta rút ra được:
3
1 
2
 
A sec 3  m  sec m  0,1037

Do tính đối xứng, ta có:


3  0  0,0698
2  1  0,1037
Trở kháng đặc tính của các phân đoạn được xác định khi áp dụng (3.61), ta nhận được các kết
quả sau đây:
n = 0:

ln Z 1  ln Z 0  20
 ln 50  2  0,0698  4.051

Z 1  57,5

n = 1:

ln Z 2  ln Z 1  21
 ln 57,5  2  0,1037  4.259

Z 2  70,7 

n = 2:
ln Z 3  ln Z 2  22
 ln 70,7  2  0,1037  4.466

Z 3  87,0

Độ rộng dải tần của bộ biến đổi có thể được tính theo (3.60):
f 4 44,7 0
 2 m  24  1,01  101%
f0  180 0

100
f
So với bộ biến đổi trở kháng kiểu nhị thức có cùng bậc ở ví dụ 4 (  70% ) thì rõ ràng
f0
là bộ biến đổi trở kháng kiểu đa thức Chebyshev có dải thông rộng hơn đáng kể. Hình 3.28 vẽ
đồ thị phụ thuộc của theo f/fo cho ví dụ trên.

HÌNH 3.28 Đồ thị phụ thuộc của theo f/fo cho ví dụ 5

3.9 BỘ PHỐI HỢP KIỂU LIÊN TỤC


Trong các mục trước, chúng ta đã khảo sát các bộ biến đổi trở kháng dải rộng bằng cách
dùng nhiều phân đoạn đường truyền có trở kháng đặc tính khác nhau. Khi số lượng các phân
đoạn tăng lên thì sự khác biệt về trở kháng đặc tính giữa chúng sẽ giảm đi và sẽ tiến đến một cấu
trúc mà sự biến đổi trở nên liên tục (hình 3.29)

HÌNH 3.29 Bộ phối hợp kiểu liên tục

101
Trong phần này ta sẽ rút ra lí thuyết gần đúng về bộ biến đổi liên tục, dựa trên “lí thuyết
các phản xạ nhỏ” để biểu thị sự phụ thuộc của hệ số phản xạ theo sự biến đổi của trở kháng đặc
tính Z(z) và áp dụng kết quả này cho một vài loại cấu trúc biến đổi.
Hình 3.29 mô tả một đoạn đường truyền liên tục giống như được ghép bởi nhiều vi phân
đoạn z mà trở kháng đặc tính của các vi phân đoạn chênh nhau một lượng Z  z  . Khi đó gia
số của hệ số phản xạ tại z sẽ là:

 
Z  Z   Z 
Z
(3.62)
 Z  Z   Z 2Z

Cho z  0 , ta nhận được:

dZ 1 d ln Z Z 0 
d   dz (3.63)
2Z 2 dz

d ln f  z  1 df  z 
Lưu ý rằng: 
dz f dz

Áp dụng lý thuyết các phản xạ nhỏ, hệ số phản xạ tổng tại z = 0 có thể tìm được bằng
cách lấy tổng tất cả các hệ số phản xạ riêng ,với góc dịch pha tương ứng:
L
1 d  Z 
     e  2iz ln  dz
2 z 0 dz  Z 0 

trong đó   2 l .

Nếu biết Z(z) thì có thể tìm hàm    , ngược lại nếu cho trước    thì về nguyên tắc
có thể xác định hàm Z(z).

Sau đây ta khảo sát một trường hợp đặc biệt của hàm biến đổi trở kháng Z(z) và qua đó
đánh giá biên độ hệ số phản xạ  .

3.9.1 BỘ BIẾN ĐỔI TRỞ KHÁNG DẠNG HÀM MŨ

Khảo sát bộ biến đổi trở kháng mà Z(z) có dạng hàm mũ:

Z  z   Z 0 e az đối với 0  z  1 (3.65)

Đồ thị của hàm (3.65) được vẽ ở hình 3.30a

102
HÌNH 3.30

Tại z = 0 ta có Z 0   Z 0 (giá trị mong muốn)

Tại z =L, ta mong muốn Z L   Z L  Z 0 e aL với ZL là giá trị cần đạt được.

Từ đây xác định được:

1  ZL 
a ln   (3.66)
L  Z 0 

Áp dụng (3.65), (3.66) và thay vào (3.64) ta được:


L
1  2iz d

2 0
e
dz
 
ln e az dz

ln Z L Z 0  L  2iz
 0 e dz (3.67)
2L
ln Z L Z 0  2iz sin L
 e
2 L

Đồ thị biên độ của hệ số phản xạ được vẽ ở hình 3.30b

Ví dụ 6:
Thiết kế bộ biến đổi trở kháng dạng hàm mũ để phối hợp tải ZL = 50Ω với đường truyền
có trở kháng đặc tính Z0 =100 Ω, khi cho phép hệ số phản xạ cực đại m  0,02 . Vẽ biên độ
phụ thuộc của hệ số phản xạ theo L .

Giải:

Hàm biến đổi trở kháng được giả thiết là:

103
Z z   Z 0 e az với 0 < z < L

Theo (3.66) ta xác định được:

1  ZL  0,693
a ln   
L  Z 0  L

Hệ số phản xạ được xác định theo (3.67):

1  ZL  sin L
   ln  
2  Z 0  L

Đồ thị biến đổi của  được vẽ ở hình 3.31.

HÌNH 3.31 Đồ thị biến đổi của  trong ví dụ 6

104
PHẦN 4. LÝ THUYẾT MẠNG VIBA

4.1 KHÁI NIỆM CHUNG


Ở tần số thấp, kích thước của mạch điện tử rất nhỏ so với bước sóng và bao gồm các
phần tử tập trung. Trên đường dây nối giữa hai phần tử tập trung, điện áp và dòng điện tại mọi
điểm được coi là như nhau, nghĩa là ta có thể bỏ qua sự trễ pha từ điểm này đến điểm kia.
Trường điện từ tồn tại tròn mạch điện có thể được coi là trường điện từ ngang (TEM). Trường
này được duy trì bởi 2 hoặc nhiều dây dẫn. Có nhiều cách để phân tích mạch điện tần số thấp,
phổ biến là sử dụng phương trình Kirchoff đối với điện áp, dòng điện và dùng khái niệm trở
kháng của lý thuyết mạch.

Ở tần số cao, kích thước của mạch điện so sánh được với bước sóng nên các quá trình
xảy ra trong đó là phức tạp. Phương pháp tổng quát là dùng hệ phương trình Maxwell và áp
dụng điều kiện bờ cho các bài toán cụ thể: Các bài toán bờ. Tuy nhiên, việc giải trực tiếp bài
toán bờ cũng không đơn giản và không phải lúc nào cũng đạt được.

Vì vậy, có thể tưởng nhầm lý luận về mạng viba không thể đem lại một sự dễ dàng nào
về mặt phân tích toán học mà chỉ là mô phỏng theo mạch điện tần thấp để cho quan niệm được
cụ thể hơn và dễ hình dung hơn so với khi áp dụng lý thuyết trường điện từ mà thôi. Thực ra
không phải như vậy, những mạng viba phức tạp tuy khó dùng lý luận để tính ra thông số thật,
nhưng lại dễ dàng đo lường để xác định, mà trong đa số các trường hợp thì đấy lại là cách duy
nhất để giải quyết vấn đề. Ngay cả ở tần thấp thì cũng là dùng đo lường để xác định thông số của
linh kiện, còn tính toán chính xác chỉ làm được với một vài trường hợp đơn giản, ví dụ như tụ
điện phẳng, cuộn dây điện cảm quấn sít ...
Xu thế chung ngày nay là dùng hệ phương trình dây truyền sóng mở rộng để nghiên cứu
về ống dẫn sóng và dùng định luật Kirchoff mở rộng để nghiên cứu mạng viba.

4.2 KHÁI NIỆM VỀ DÂY TRUYỀN SÓNG MỞ


RỘNG

Ta tìm cách đem các biểu thức trường của một sóng truyền lan trong ống dẫn sóng biểu
diễn dưới dạng thích hợp của điện áp và dòng điện sao cho thể hiện được sự tương đương giữa

105
ống dẫn sóng và dây truyền sóng. Khi ấy, khái niệm về điện áp và dòng điện được hiểu là các
khái niệm tương đương hoặc qui ước.

4.2.1 ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG


Đối với dây truyền sóng, ví dụ gồm hai dây dẫn a và b, điện áp giữa hai dây:
b
V   E dl (4.1)
a

Theo lý thuyết trường tĩnh thì giá trị điện áp xác định theo (4.1) là duy nhất và không
phụ thuộc vào đường lấy tích phân. Dòng điện chạy trong dây dẫn được xác định theo định luật
Ampere:
I   H dl
C (4.2)
với C là vòng khép kín bao quanh một trong hai dây dẫn.

Trở kháng đặc tính của dây truyền sóng:


U
Z0  (4.3)
I
Sau khi xác định được điện áp V, dòng điện I và trở kháng đặc tính Z0, ta có thể áp dụng
lý thuyết mạch cho đường dây truyền sóng như thực hiện ở chương 1.
Đối với ống dẫn sóng thì vấn đề phức tạp hơn. Ta hãy xét trường hợp ống dẫn sóng chữ
nhật có truyền lan sóng H10 như ở hình vẽ 4.1.

0
a x
Ey Hx

HÌNH 4.1 Ống dẫn sóng chữ nhật có truyền lan sóng H10
Các thành phần ngang của trường là:
a x
E y ( x, y, z )  i A10 sin e iz  Ae y ( x, y )e 1z ( 4  4a )
 a
a x
H y ( x, y, z )  i A10 sin e iz  Ah y ( x, y )e 1z (4  4b )
 a
Áp dụng công thức (4.1) với E xác định theo (4.4a), ta được:
106
a 
V  i A sin xe iz  dy (4.5)
 a y

Rõ ràng, điện áp nói trên phụ thuộc vào vị trí khảo sát trên trục x và phụ thuộc vào độ dài
lấy tích phân theo trục y. Thật vậy, nếu chọn điểm khảo sát là x = a/2 và tích phân được lấy từ y
= 0 đến y = b thì kết quả hoàn toàn khác với khi chọn x = 0 và tích phân cũng lấy từ y  0  b .
Điều đó cho thấy không có điện áp đồng nhất trong khoảng khảo sát. Cũng tương tự như vậy, ta
rút ra kết luận đối với dòng điện và trở kháng.
Bây giờ ta hãy chỉ ra cách thức để xác định các đại lượng tương đương về điện áp, dòng điện
và trở kháng đối với một đường truyền mà các mốt sóng trong đó không phải là TEM (ví dụ như
ống dẫn sóng).

- Điện áp và dòng điện được xác định đối với mỗi mốt sóng trong ống dẫn sóng sao cho:
Điện áp V tỉ lệ với điện trường ngang

Dòng điện I tỉ lệ với từ trường ngang


- Tích số của V và I phải biểu thị được công suất của mốt truyền sóng trong ống

- Tỉ số V/I của sóng chạy (tức là trở kháng đặc tính của đường dây tương đương) phải
bằng trở kháng sóng của đường truyền đối với mốt sóng trong ống, hoặc chuẩn hoá bằng
1. Trường hợp tổng quát, trong ống dẫn sóng tồn tại cả sóng thuận và sóng ngược, các
biểu thức của trường ngang có thể biểu thị như sau:


ET  x, y , z   e  x, y  A  e  iz  A  e iz 
e  x , y   i  z (4.6a)

C1

V e  V  e iz 


H T  x, y , z   h  x, y  A  e  iz  A  e iz 
h  x, y  (4.6b)

C
I 
e iz  I  e iz 
2

Trong đó e và h là các hàm vectơ của điện trường và từ trường ngang trong mặt cắt
ngang. Còn A  và A  là biên độ trường của sóng chạy.

Vì ET và H T có quan hệ với trở kháng sóng Zs nên ta cũng có thể viết quan hệ sau:

z 0  e  x, y 
h  x, y   (4.7)
Zs

trong đó z 0 là vectơ đơn vị theo hướng z (hướng truyền sóng).

Phương trình (4.6) cũng cho phép ta xác định các đại lượng tương đương của điện áp và
dòng điện:
Điện áp tương đương:

Vz   V  e  iz  V  e iz (4.8)


107
Dòng điện tương đương:

Iz   I  e  iz  I  e iz (4.9)

đồng thời:

V V
   Z0
I I
Định nghĩa này thể hiện đúng ý tưởng của việc thiết lập điện áp tương đương (tỉ lệ với
điện trường ngang) và dòng điện tương đương (tỉ lệ với từ trường ngang). Các hằng số tỉ lệ là:

V V I I
C1   và C2  
A  A A A
Các hằng số này có thể được xác định từ 2 điều kiện còn lại đối với công suất truyền theo
đường truyền và trở kháng của đường truyền.

Công suất phức của sóng thuận sẽ là:



1  2 V I
P   e  h z dS   e  h dS
* *
A 0 (4.10)
2 S 2C1C 2* S

S là thiết diện của ống dẫn sóng.

Chúng ta muốn công suất này phải bằng (1/2)V+I+, nên:


C1C 2*   e  h * dS  (4.11)
S

Trở kháng đặc tính sẽ là:

V  V  C1
Z0    
I I C2

(vì V+ = C1A và I+ = C2A)


Ta cũng mong muốn Z0 = ZS là trở kháng của mốt sóng (ZTE hoặc ZTM) nên:

C1
 Z S ( Z TE hoặc Z TM ) (4.13a)
C2

Nếu chúng ta muốn chuẩn hoá trở kháng đặc tính theo giá trị đơn vị, nghĩa là Z0 = 1 thì
trong trường hợp này ta có:

C1
1 (4.13b)
C2

Như vậy, đối với một mốt sóng cho trước của ống dẫn sóng, áp dụng các công thức
(4.11) và (4.13) có thể tìm ra các hằng số C1, C2 và từ đó xác định được điện áp và dòng điện
tương đương. Đối với các mốt sóng bậc cao ta cũng có thể tiến hành theo cách tương tự, sao cho
trường tổng trong ống dẫn sóng có thể biểu diễn dưới dạng:
108
 i n z
N
V e  
Vn e i n z 
ET  x, y, z     n   e n  x, y 
 (4.14)
n 1  C1n C1n 
N    i n z
I e I  e i n z 
H T  x, y, z     n  n  hn  x , y 
 (4.15)
n 1  C2n C2n 

trong đó Vn và I n là các điện áp và dòng điện tương đương đối với mốt sóng thứ n, còn C1n và
C2n là các hằng số tỷ lệ đối với mỗi mốt sóng.

Ví dụ 1:
Tìm điện áp và dòng điện tương đương đối với sóng TE10 (H10) trong ống dẫn sóng chữ
nhật có các kích thước như hình 4.1

Giải:
Các biểu thức của trường ngang trong ống dẫn sóng:

 

E y  A  e iz  A  e iz sin  x
a 

 1  iz  
Hx 
Z TE

A e  A  e iz sin  x  
a 

1 ab 2
P    E y H x* dxdy  A
2S 4 Z TE

Các biểu thức điện áp, dòng điện của dây truyền sóng tương đương:

Vz   V  e  iz  V  e iz

1
Iz   I  e iz  I  e iz 
Z0

V  e iz  V  e iz 
Bây giờ ta xác định các hằng số C1 và C2 có liên quan đến biên độ trường A và các giá trị
điện áp và dòng điện tương đương.

So sánh các biểu thức của công suất sóng tới, ta có:

ab 2 1 1 2
A  V  I   A C1C 2*
4Z TE 2 2

Nếu chọn Z0 = ZTE thì ta cũng có quan hệ:

V V
   Z TE
I I
Giải 2 phương trình trên, ta được:

109
ab
C1 
2
1 ab
C2 
Z TE 2

4.2.2 KHÁI NIỆM VỀ TRỞ KHÁNG


Chúng ta đã sử dụng khái niệm về trở kháng trong một số ứng dụng. Trong mục này sẽ thảo
luận về khái niệm trở kháng theo một ý nghĩa tổng quát hơn. Thuật ngữ trở kháng đã được
Heaviside sử dụng lần đầu vào thế kỷ 19 để mô tả tỷ số phức của V/I trong một mạch điện xoay
chiều gồm có các điện trở, điện cảm và điện dung. “Trở kháng” đã nhanh chóng trở thành một
khái niệm không thể thiếu được khi phân tích mạch điện, gồm cả đường truyền dẫn có các phần
tử tập trung hoặc phân bố. Năm 1930, Schelkunooff đã nhận thấy rằng khái niệm này cũng có
thể áp dụng cho trường điện từ và nó được coi là đặc trưng của một kiểu trường hay một môi
trường. Có thể tóm tắt một vài khái niệm về trở kháng đã được sử dụng cho đến nay:

- Trở kháng của môi trường: Z    . Trở kháng này chỉ phụ thuộc vào các tham số vật
liệu của môi trường. Đối với sóng phẳng truyền lan trong môi trường thì đại lượng này
chính là bằng trở kháng sóng của sóng phẳng.

ET
- Trở kháng sóng: Z S  là tỉ số của thành phần điện trường ngang và từ trường ngang
HT
của mốt sóng. Các sóng TEM, TM, TE có trở kháng sóng khác nhau. (ZTEM, Z TE, Z TM )
phụ thuộc vào loại đường truyền, vật liệu điện môi bên trong và tần số công tác.

L
- Trở kháng đặc tính: Z 0  (L, C là điện cảm và điện dung phân bố), là tỉ số của điện
C
 V
áp và dòng điện trong chế độ sóng chạy  Z 0   . Đối với đường truyền sóng TEM thì
 I
đại lượng này là duy nhất. Đối với các sóng TE và TM thì khái niệm này không phải là
duy nhất mà tuỳ thuộc vào mốt sóng và được xác định theo các trường hợp riêng.

4.2.3 QUAN HỆ GIỮA TRỞ KHÁNG VÀ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ BÊN TRONG MẠNG 1
CỬA
Xét mạng 1 cửa được biểu thị ở hình 4.2

110
HÌNH 4.2 Mạng 1 cửa

Công suất phức trao cho mạng:

1
 
P   E  H * dS  P  2iw W m  W e
2S
  (4.16)

E , H là các giá trị của điện từ trường tại mặt tham khảo.
P: công suất thực (hay công suất hữu công), biểu thị công suất trung bình tiêu hao trong mạng.
Wm: năng lượng tích luỹ trong từ trường trong thể tích V (trong mạng)

We: năng lượng tích luỹ trong điện trường trong thể tích V (trong mạng)
Biểu thị các trường ngang của sóng tới tại mặt phẳng tham khảo dưới dạng:

ET  x, y, z   V  z e  x, y e  iz (4.17a)

H T  x, y, z   I  z h x, y e  iz (4.17b)

với e , h được chuẩn hoá sao cho:

 e  h dS  1
S
(4.18)

Ta viết lại (4.16) dưới dạng:

1 1
P   VI * e  h dS  VI * (4.19)
2S 2

Ta xác định được trở kháng vào:

Z vao 
V VI *
 2 
P

 
P  2iw W m  W e
 R  iX (4.20)
I I 1 2 1 2
I I
2 2
Như vậy, R có liên quan đến công suất của trường tiêu hao trong mạng.
X có liên quan đến công suất vô công, tích trữ trong mạng.
Nếu mạng không tổn hao, nghĩa là P = 0 và R = 0 thì
111
Z vao  iX  i

4w W m  W e  (4.21)
2
I

4.2.4 TÍNH CHẤT CHẴN, LẺ CỦA Z w VÀ w

Khảo sát trở kháng vào tại cổng của một mạch điện, đó là một hàm của tần số, ký hiệu
Z w  . Điện áp và dòng điện có liên hệ với trở kháng, V w  Z wI w . Để có điện áp biểu thị
theo miền thời gian, ta thực hiện phép biến đổi Fourier ngược của V w  :

1
vt    V we
iwt
dw (4.22)
2 

vì v(t) phải là đại lượng thực nên ta có vt   v * t  , hay


  

 V we dw   V we dw   V  we dw


iwt * iwt * iwt

  

(do thay đổi biến số từ w  w )

Từ các quan hệ trên, suy ra V w  phải thoả mãn:

V  w   V * w

Điều này có nghĩa ReV w là hàm chẵn, còn ImV w là hàm lẻ theo w.

Tương tự, ta rút ra được đối với I w và Z w

Như vậy, nếu biểu thị Z w  Rw  iX w thì Rw là hàm chẵn, còn X w là hàm lẻ theo w.

Bây giờ ta khảo sát hệ số phản xạ tại cổng vào:

Z w  Z 0 Rw  Z 0  iX w


 w  
Z w   Z 0 Rw   Z 0  iX w

Rw   Z 0  iX w
Vậy   w     * w 
Rw  Z 0  iX w

nghĩa là phần thực của w là hàm chẵn còn phần ảo là hàm lẻ.

Tiếp theo, ta khảo sát biên độ của hệ số phản xạ:


2 2
w  w * w  w  w    w

2
Điều đó có nghĩa w và w  là các hàm chẵn của w. Kết quả trên cho phép ta rút ra, để
2
biểu diễn các hàm w  hay w phải dùng các chuỗi chẵn có dạng a  bw 2  cw 4  ...

112
4.3 ĐỊNH LUẬT KIRCHOFF MỞ RỘNG ĐỐI VỚI
MẠNG VIBA. MA TRẬN TRỞ KHÁNG VÀ MA
TRẬN DẪN NẠP

4.3.1 ĐỊNH LUẬT KIRCHOFF MỞ RỘNG


Nhiệm vụ cơ bản khi phân tích mạng viba là phải xác định được quan hệ giữa điện áp V
và dòng điện I, hoặc quan hệ giữa biên độ sóng tới (V+, I+) với biên độ sóng phản xạ (V-, I-) tại
mặt tham khảo trong trường hợp tổng quát.
Vì ta đã chọn các mặt tham khảo ở các nhánh, còn điện áp và dòng điện là các giá trị trên
những mặt tham khảo đó, nên đối với mạng có n nhánh (hay mạng có n cửa) cần phải xử lý 2n
trị số. Hệ phương trình đại số mô tả các quan hệ trên chính là hệ phương trình của định luật
Kirchoff mở rộng và hệ phương trình tán xạ. Để suy diễn ra định luật Kirchoff ở mạng viba, ta
dùng 2 định lý sau

1. Tính chất tuyến tính và nguyên lý xếp chồng của trường điện từ

Đối với môi trường đẳng hướng, tuyến tính (trong đó , ,  đều không phụ thuộc vào
cường độ trường) thì hệ phương trình Maxwell là tuyến tính. Quan hệ giữa các vectơ trường
cũng là tuyến tính. Nguyên lý xếp chồng được suy ra từ tính chất tuyến tính nói trên: Tại mỗi vị
trí đã cho, trường tổng được xác định bằng tổng của tất cả các trường bộ phận.

2. Định lý về tính duy nhất


Nếu trên mặt biên giới của một thể tích khép kín ta xác định được thành phần tiếp tuyến
của điện trường hay từ trường thì toàn bộ trường trong thể tích khép kín đó được xác định duy
nhất. Trong trường hợp mạng viba, nếu trên mặt tham khảo của cửa vào một mạng viba đã biết
được thành phần tiếp tuyến của điện trường (Et) hay từ trường (Ht) thì toàn bộ trường tại các
điểm trong mạng được xác định một cách duy nhất.
Bây giờ ta áp dụng 2 định lý trên cho mạng viba có n cửa như trên hình vẽ 4.3.

113
HÌNH 4.3 Mạng viba n cửa

Căn cứ trên tính duy nhất ta suy ra: nếu trên các mặt tham khảo ta xác định được các
dòng I1, I2,....In thì cũng biết được toàn bộ trường ở bên trong, biết được điện áp (V1, V2, ...Vn)
trên các mặt tham khảo ấy.

Nếu xét riêng rẽ tác dụng của dòng I1 trên mặt tham khảo S1 thì điện áp sinh ra trên các
mặt tham khảo sẽ tỉ lệ với I1, nghĩa là:

V1  Z 11 I1
V2  Z 21 I 1
...
Vn  Z n1 I1

với các dòng I2, ... In riêng rẽ ta cũng nhận được kết quả tương tự như vậy:

Với dòng I2 :

V1  Z 12 I 2
V2  Z 22 I 2
...
Vn  Z n 2 I 2

Với dòng In:

V1  Z 1n I n
V2  Z 2 n I n
...
Vn  Z nn I n

trong đó, các đại lượng Z pq được gọi là trở kháng tương hỗ. Khi p = q thì Zpp hay Zqq được gọi là
trở kháng riêng.

114
Áp dụng nguyên lý xếp chồng (hệ quả của tính đường thẳng), ta viết được biểu thức điện
áp V tạo ra ở một cửa nào đó, do toàn bộ các dòng tại các cửa gây ra:

V1  Z 11 I1  Z 12 I 2  ...  Z 1n I n
V2  Z 21 I 2  Z 22 I 2  ...  Z 2 n I n
(4.23)
...
Vn  Z n1 I n  Z n 2 I 2  ...  Z nn I n

Đó là định luật Kirchoff mở rộng, hay định luật Kirchoff cho mạng viba.
Ta cũng có thể viết các biểu thức của định luật Kirchoff theo dòng điện khi biết điện áp
tác động tới các đầu vào:
I1  Y11V1  Y12V2  ...  Y1nVn
I 2  Y21V2  Y22V2  ...  Y2nVn
(4.24)
...
I n  Yn1Vn  Yn 2V2  ...  YnnVn
trong đó các đại lượng Ypq được gọi là dẫn nạp tương hỗ. Khi p = q thì Ypp hay Yqq được gọi là
dẫn nạp riêng.

Cần lưu ý trong các biểu thức trên các đại lượng V và I mang một ý nghĩa tổng quát là
điện áp và dòng điện tổng tại các cửa, khi tại các cửa không chỉ có sóng tới mà còn có sóng phản
xạ, nghĩa là:

Vn  Vn  V n
(4.25)
I n  I n  I n

4.3.2 MA TRẬN TRỞ KHÁNG VÀ MA TRẬN DẪN NẠP

Ma trận trở kháng [Z]


Ma trận trở kháng của mạng viba mô tả mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện. Theo
(4.23) ta viết được:

V1   Z11 Z 12 . . . Z 1N   I1 
V   Z Z . . . Z  
 2   21 22 2N I 2 

.   . . .  . 
    (4.26)
.   . . .  . 
.   . . .  . 
    
VN   Z N 1 Z N 2 . . . Z NN   I N 

hoặc viết dưới dạng ma trận:

[V] = [Z] [I]

Ma trận dẫn nạp [Y]

115
Ma trận dẫn nạp của mạng viba mô tả mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp. Theo
(4.24) ta viết được:

 I 1  Y11 Y12 . . . Y1N  V1 


 I  Y Y . . . Y  V 
 2   21 22 2N  2 

.   . . .  . 
    (4.28)
.   . . .  . 
.   . . .  . 
    
 I N  YN 1 YN 2 . . . YNN  V N 

hoặc viết dưới dạng ma trận:


[I] = [Y] [V] (4.29)

Ta nhận thấy [Z] và [Y] là các ma trận nghịch đảo của nhau:

[Y] = [Z]-1 (4.30)

Từ (4.23) ta có thể nhận được phần tử ma trận:

Vp
Z pq  với mọi k q (4.31)
Iq I k 0

Công thức (4.31) được phát biểu như sau:


Trở kháng Zpq được xác định khi tiếp điện cho cửa q với dòng Ip và để hở mạch các cửa
còn lại (Ik = 0 với mọi k  q), đồng thời cho điện áp hở mạch tại cửa p.

Tương tự như vậy, từ (4.24) ta có thể nhận được phần tử ma trận:

Ip
Y pq  với mọi k q (4.32)
Vq Vk  0

Công thức (4.32) được phát biểu như sau:


Dẫn nạp Ypq được xác định khi cấp điện cho cửa p với điện áp Vp và ngắn mạch tất cả
các cửa còn lại (Vk = 0 với mọi k  q), đồng thời đo dòng điện ngắn mạch tại cửa p.

Trong trường hợp tổng quát, các phần tử ma trận Z pq hay Ypq là các đại lượng phức.
Trong thực tế có nhiều mạng viba là mạng không tổn hao, mạng thuận nghịch, hoặc có cả hai
tính chất không tổn hao và thuận nghịch.

Đối với mạng thuận nghịch (mạng không chứa ferrit hoặc plasma), ta có thể chứng minh:
Zpq = Zqp

Ypq = Yqp
Đối với mạng không tổn hao (công suất hữu công trong mạng bằng 0), ta có thể chứng minh:

Re[Zpq] = 0

116
hoặc: Re[Ypq] = 0

Như vậy, đối với mạng không tổn hao và thuận nghịch thì ma trận trở kháng và ma trận
dẫn nạp sẽ là các ma trận đối xứng và thuần ảo.
Để hiểu cặn kẽ hơn các tính chất (4.33) và (4.34), độc giả có thể tìm hiểu trong các phần
chứng minh sau đây:

- Đối với mạng thuận nghịch:


Ta khảo sát một mạng thuận nghịch bất kỳ được mô tả ở hình 4.3, nghĩa là mạng mà
trong đó không có các phần tử tích cực, ferrite hay plasma, đồng thời tất cả các cổng đều được
ngắn mạch tại mặt tham khảo trừ cổng 1 và 2. Gọi E a , H a và E b , H b là trường ở trong mạng do
2 nguồn độc lập a và b đặt ở hai vị trí nào đó trong mạng tạo ra. Theo định lý tương hỗ ta có thể
viết:

 E
S
a  H b dS   E b  H a dS
S
(4.35)

Ở đây, S là mặt kín, phù hợp với mặt biên của mạng và bao gồm các mặt tham khảo tại
các cổng. Nếu mạng và đường truyền dẫn là các cấu trúc kim loại kín thì thành phần tiếp tuyến
Et trên bề mặt phải bằng 0 (giả sử vật dẫn lý tưởng). Nếu mạng và đường truyền dẫn là các cấu
trúc hở, ví dụ mạch dải hoặc khe dải, thì mặt kín của mạng sẽ được chọn tuỳ ý sao cho tại đó Et
là nhỏ, không đáng kể. Bây giờ sẽ chỉ có các thành phần khác 0 của trường tại mặt tham khảo ở
cổng 1 và 2 là tham dự vào tích phân (4.35).

Áp dụng nguyên lý về tính duy nhất, ta có thể biểu thị trường tại các mặt tham khảo 1 và
2 như sau:

E1a  V1a e1 ; H 1a  I1a h1


E1b  V1b e1 ; H 1b  I1b h1
(4.36)
E 2a  V2a e2 ; H 2 a  I 21a h2
E 2b  V2 b e 2 ; H 2 b  I 2 b h 2

trong đó e1 , h1 và e2 , h2 là các hàm vectơ của điện trường và từ trường tại cổng 1 và 2, còn V và
I là các điện áp và dòng điện tương đương. Thay thế các biểu thức trường của (4.36) vào (4.35)
ta được:

V1a I 1b  V1b I1a  e1  h1 dS  V2a I 2b  V2b I 2 a   e2  h2 dS 0


S1 S2

trong đó S1, S2 là diện tích các mặt tham khảo tại cổng 1 và 2.
Như đã trình bày ở mục 4.2.3, các điện áp và dòng điện tương đương phải được xác định
thế nào đó để công suất truyền qua một cổng cho trước được biểu thị bởi tích (công thức 4.19).
Như vậy, nếu đối chiếu các mô tả trường theo (4.36) với mô tả theo (4.6) và (4.17) thì có nghĩa
đã coi C1 = C2 = 1 và là các véctơ đã được chuẩn hoá theo (4.18), ta viết được:

117
 e
S1
1  h1 dS   e
S2
2  h2 dS  1 (4.38)

Như vậy, (4.37) được rút gọn lại:

V1a I 1b  V1b I1a  V2 a I 2b  V2b I 2a  0 (4.39)

Tiếp theo, ta sử dụng ma trận dẫn nạp của một mạng hai cửa để viết các biểu thức IS tại
các cửa:

I1  Y11V1  Y12V2
(4.40)
I 2  Y21V1  Y22V2

rồi thay vào (4.39), ta được:

V1aV2b  V1bV2 a Y12  Y21   0 (4.41)

Bởi vì các nguồn a và b là độc lập nhau nên các điện áp V1a, V1b, V2a, V2b có thể nhận
các giá trị bất kỳ. Do vậy, để (4.41) có thể thoả mãn với sự lựa chọn tuỳ ý các nguồn, cần có Y12
= Y21. Một cách tổng quát, ta nhận được:

Y pq  Yqp
(4.42)
Z pq  Z qp

Do đó, các ma trận [Y] và [Z] là các ma trận đối xứng.

- Đối với mạng không tổn hao:


Ta khảo sát một mạng N cửa không tổn hao. Giống như trường hợp mạng 1 cửa đã khảo
sát ở mục 4.2.3, nếu mạng không tổn hao thì công suất hữu công truyền vào mạng phải bằng 0.
Áp dụng công thức (4.19) ta suy ra được biểu thức công suất phức truyền cho mạng N
cửa:

1 t * 1 1 t
P  V  I   Z I  I   I  Z I 
t * *

2 2 2
1

 I 1 Z 11 I 1*  I1 Z 12 I 2*  I 2 Z 21 I1*  ...
2
 (4.43)

1 N N
  I m Z mn I n*
2 n 1 m1

(ở đây ta đã áp dụng công thức của đại số ma trận (([A][B])t = [B]t[A]t). Muốn cho Re P  0 ta
 
phải có phần thực của mỗi số hạng tự liên hợp I n Z nn I n* bằng không, vì ta có thể thiết lập dòng
điện bằng 0 tại các cổng khác trừ cổng thứ n, như vậy:

  2
Re I n Z nn I n*  I n ReZ nn   0

hoặc ReZ nn   0 (4.44)

Bây giờ, ta cho tất cả các dòng điện bằng 0, trừ Im và In. Khi đó, từ (4.43) sẽ nhận được:
118
  
Re I n I m*  I m I n* Z mn  0 (do Zmn = Znm)

 
Tuy nhiên, I n I m*  I m I n* là đại lượng thực thuần tuý và nói chung là khác 0. Do đó, ta
phải có:

ReZ mn   0 (4.45)

Các kết quả (4.44) và (4.45) cho thấy rằng Re{Zmn} = 0 đối với m và n bất kỳ.

Ví dụ 1:
Xác định các phần tử ma trận [Z] của một mạng 2 cửa hình T như hình vẽ (4.4)

HÌNH 4.4 Mạng 2 cửa hình T

Theo (4.31) ta có:

V1
Z 11   Z A  ZC (hở mạch cửa 2)
I1 I 2 0

V1 V2 ZC V2
Z 12    ZC (điện áp hở mạch tại cửa 1 V1  ZC )
I2 I1  0
I2 ZB  ZC Z B  ZC

V2
Z 22   ZB  ZC
I2 I1 0

Z 21  Z 12  Z C (độc giả có thể tự kiểm tra)

Ta nhận được ma trận [Z] của mạng nói trên:

Z A  Z C ZC 
Z   
Z C Z B  Z C 

4.4 MA TRẬN TÁN XẠ [S]


4.4.1 THIẾT LẬP CÔNG THỨC
119
Ngoài các hệ phương trình (4.23) và (4.24), mạng viba còn có thể được mô tả theo một
cách nhìn khác.

Ta biết rằng, tại mỗi mặt tham khảo, điện áp và dòng điện là tổ hợp của sóng tới và sóng
phản xạ:

V N  V n  Vn (4.46)

Sóng phản xạ có thể được biểu thị qua hệ số phản xạ: Vn  S nVn

Thực ra, khái niệm “sóng tới” và “sóng phản xạ” có thể được hiểu theo một ý nghĩa rộng
hơn:

- Sóng tới là sóng đi từ ngoài vào mạng (sóng về)


- Sóng phản xạ là sóng đi từ trong mạng ra (sóng đi)
Vì vậy, “sóng phản xạ” tại mỗi cửa có thể do chính sóng tới ở cửa đó tạo ra, nhưng cũng có
thể do sóng tới ở các cửa khác.

Giả sử sóng tới ở mặt tham khảo của nhánh 1 là V1 thì “sóng phản xạ” do nó gây ra ở các
mặt tham khảo của các nhánh sẽ tỷ lệ với V1 theo các hệ số tỉ lệ khác nhau:

V1  S11V1
V2  S 21V1
(4.47)
...
VN  S N 1V1

Tương tự, với sóng tới ở mặt tham khảo của nhánh p, ta có sóng phản xạ ở các nhánh:

V1  S1 pV p
V2  S 2 pV p
(4.48)
...
VN  S NpV p

Nếu ở tất cả các nhánh của mạng đều có sóng tới thì sóng phản xạ ở các cửa sẽ nhận
được theo nguyên lý xếp chồng. Ta có hệ phương trình sau:

V1  S11V1  S12V2  ...  S 1N V N


V2  S 21V1  S 22V2  ...  S 2 N V N
(4.49)
...
VN  S N 1V1  S N 2V2  ...  S NN V N

Đây chính là hệ phương trình tán xạ của mạng viba.

Ma trận tán xạ [S] mô tả quan hệ giữa điện áp sóng tới và điện áp sóng phản xạ tại các
cổng của mạng:

120
V1   S11 S12 . . . S1N  V1 
     
V2   S 21 S 22 . . . S 2 N  V2 
.   . . .  . 
    (4.50)
.   . . .  . 
.   . . .  . 
    
VN   S N 1 S N 2 . . . S NN  V N 

hoặc viết dưới dạng rút gọn:

V   S V 
 
(4.51)

Các phần tử Spq của ma trận [S] có thể được xác định như sau:

V p
S pq  với mọi k  q (4.52)
Vq
Vk  0

Spq được xác định bằng cách cấp điện cho cổng q với điện áp “sóng tới” và đo biên độ
của “sóng phản xạ” (sóng đi ra khỏi mặt tham khảo của cổng p), còn “sóng tới” tại các cổng
khác đều bằng 0, nghĩa là tại các cổng khác với p đều được phối hợp trở kháng.
Spq là hệ số phản xạ từ cổng p khi tất cả các cổng khác đều được phối hợp trở kháng.

Ví dụ 2:
Xác định ma trận tán xạ [S] của một mạng 2 cửa là một bộ suy giảm 3dB, có trở kháng
bằng 50, với sơ đồ được vẽ ở hình 4.5

HÌNH 4.5 Mạng 2 cửa của bộ suy giảm 3 dB

Giải:
Theo (4.52), ta có thể xác định hệ số phản xạ ở cửa 1 khi cửa 2 được phối hợp trở kháng
(khi mắc tải ZL = 50):

V1
S11    1 
V1  V  0 V2  0
2

121
 1 là hệ số phản xạ tại cửa 1 tính theo công thức của đường dây truyền sóng khi cửa 2
V2  0

được mắc với trở kháng 50, còn cửa 1 được mắc với đường dây truyền sóng có trở kháng đặc
tính Z0 = 50:

Z in1  Z 0
 1 
Z in1  Z 0

Z in1 là trở kháng nhìn vào từ cửa 1, khi cửa 2 mắc tải 50

141,88,56  50
Z in1  8,56   8,56  41,44  50
141,8  8,56  50

Do đó S11 = 0

Do tính đối xứng của mạng nên ta cũng có S22 = 0

S21 được xác định khi đặt V1 vào cửa 1 và đo điện áp đi ra V2 ở cửa 2, khi cửa 2 được mắc tải
bằng 50:

V2
S 21 
V1  V  0
2

Vậy ta cần xác định V2 :

 41,44  50 
V2  V1     0,707V1
 41, 44  8,56  50  8,56 

Từ đây suy ra:

2
S 21  S12  0,707 
2

Ta nhận được ma trận tán xạ [S]:

0 2 
S    2

 2 2 0

4.4.2 CÁCH XÁC ĐỊNH MA TRẬN [S] TỪ MA TRẬN [Z] HOẶC [Y]

Giả thiết trở kháng đặc tính Z0n của tất cả các cửa đều giống nhau (khi mắc tải ở các cửa
với giá trị bằng Z0n thì các cửa được phối hợp, sẽ chỉ có sóng đi ra, tức sóng đi, mà không có
sóng phản xạ trở lại, tức sóng về.
Để đơn giản, ta có thể đặt Z0n = 1.

122
Theo (4.25) ta có điện áp và dòng điện tại cổng thứ n như sau:

Vn  Vn  V n (4.53)

I n  I n  I n  Vn  Vn (4.54)

Áp dụng định nghĩa của [Z], ta viết lại (4.53) theo dạng ma trận:

[V] = [Z] [I] = [Z] [V+] - [Z] [V-] = [V+] + [V-]


hoặc có thể viết lại:
{[Z] + [1]}[V-] = {[Z] - [1]}[V+] (4.55)

[1] là ma trận đơn vị, còn có ký hiệu là [U], được định nghĩa như sau:

1 0 ... 0
0 1 ... 0 

U   . 
 
. 
0 0 ... 1

Đối chiếu (4.55) với (4.51) ta được:

[S] = {[Z] + [U]}-1 {[Z] - [U]} (4.56)

Công thức (4.56) cho phép ta xác định ma trận tán xạ từ các tham số của ma trận trở kháng.

Ta cũng có thể xác định ma trận [Z] theo các tham số của ma trận [S]. Muốn vậy, ta viết lại
(4.56) dưới dạng:

[Z][S] + [U][S] = [Z] + [U] (4.57)

Từ (4.57) có thể rút ra [Z]:


[Z] = {[U] - [S]}-1 {[U] + [S]} (4.58)

4.4.3 TÍNH CHẤT CỦA MA TRẬN TÁN XẠ ĐỐI VỚI MẠNG THUẬN NGHỊCH VÀ
KHÔNG TỔN HAO
Trong mục này, ta sẽ chứng minh rằng ma trận tán xạ [S] có tính đối xứng đối với mạng
thuận nghịch và có tính đơn nhất đối với mạng không tổn hao.

Lấy tổng hai biểu thức (4.53) và (4.54) ta suy ra được:

1
Vn  Vn  I n 
2

1
 
hay V  
2
Z   U I  (4.59)

Lấy hiệu hai biểu thức (4.53) và (4.54), ta suy ra được:

123
1
Vn  Vn  I n 
2

1
 
hay V  
2
Z   U I  (4.60)

Khử [I] khỏi (4.59) và (4.60), ta được

[V-] = {[Z] - [U]}{[Z] + [U]}-1 [V+]


do vậy:

[S] = {[Z] - [U]}{[Z] + [U]}-1 (4.61)


Vì [U] là ma trận đường chéo nên [U]t = [U]

Khi mạng là thuận nghịch thì [Z] là ma trận đối xứng nên [Z]t = [Z]
Do đó:

[S]t = {[Z] + [U]}-1 {[Z] - [U]} (4.62)


So sánh (4.62) với (4.56) ta rút ra:

[S] = [S]t (4.63)

nghĩa là, đối với mạng thuận nghịch thì ma trận [S] cũng là ma trận đối xứng.

Đối với mạng không tổn hao sẽ không có công suất thực (công suất hữu công) được trao
cho mạng. Nếu trở kháng đặc tính của tất cả các cổng là như nhau và được giả thiết bằng 1 thì
công suất trung bình truyền vào mạng là:

Ptb 
1
2
 * 1
2
t
 t *
        
Re V  I   Re V   V  V   V 
t *

1
                
t * t * t *
 Re V  V   V  V   V  V   V  V 
2
t *
(4.64)

1  t  * 1  t *
 V V
2
    V V
2
0   
     
t *
(đó là vì V  V   V  V 
t *
có dạng A  A * là đại lượng thuần ảo).

Ta phân tích tiếp các số hạng của (4.64). Số hạng thứ nhất biểu thị công suất tổng của
các sóng tới, còn số hạng thứ hai biểu thị công suất tổng của các sóng phản xạ. Vì mạng không
có tổn hao nên rõ ràng là hai công suất này phải bằng nhau:

V  V   V  V 
 t  *  t  *
(4.65)

Áp dụng công thức [V-] = [S] [V+], ta nhận được:

V  V   V  S  S  V 
 t  *  t t *  *

Từ đây suy ra:

124
[S]t [S]* = [U] (4.66a)

hay [S]* = ([S]t)-1 (4.66b)


Khi ma trận thoả mãn hệ thức (4.66) thì ta nói là ma trận đó có tính đơn nhất. Biểu thức
này còn có tên gọi là định lý Kronecker.
Vì đối với mạng thuận nghịch thì ma trận [S] có tính đối xứng, nghĩa là [S] = [S]t nên
biểu thức (4.66) có thể viết lại dưới dạng:

[S][S]* = [U] (4.67)


Phương trình ma trận (4.67) có thể được viết dưới dạng tổng:
N

S
k 1
ki S kj   ij đối với mọi i và j (4.68)

ở đây, ij = 1 nếu i = j

ij = 0 nếu i≠j

ij được gọi là dấu hiệu Delta của Kronecker


Khi i = j, biểu thức (4.68) được rút gọn thành:
N

S ki S ki*  1 (4.69a)
k 1

Khi i  j, biểu thức (4.68) được rút gọn thành:


N

S ki S kj*  0 (4.69b)
k 1

Diễn giải ý nghĩa của (4.69):


- Phép nhân vô hướng một vectơ cột (hoặc một vectơ hàng) bất kỳ của ma trận [S] với liên
hiệp phức của chính vectơ cột (hoặc vectơ hàng đó) sẽ cho kết quả bằng 1.

- Phép nhân vô hướng một vectơ cột (hoặc một vectơ hàng) thứ i bất kỳ của ma trận [S]
với liên hiệp phức của chính vectơ cột (hoặc vectơ hàng) thứ j bất kỳ (i  j) sẽ cho kết
quả bằng 0.
Để minh hoạ, ta xét ví dụ sau:

Ví dụ 3:
Minh họa biểu thức các phần tử của ma trận [S] đối với một mạng 2 cửa thuận nghịch,
không tổn hao:

 S11 S12 
S   
 S 21 S 22 

Theo (4.64), dựa vào ma trận trên ta có thể viết được 4 phương trình:
125
2 2
S 11  S12 1 (a)

S11* S 21  S12* S 22  0 (b)


* *
S 21 S11  S 22 S12  0 (c)
2 2
S 21  S 22 1 (d)

Do tính đối xứng của mạng 2 cửa (S12 = S21) nên ta nhận thấy: (b) và (c) là liên hiệp
phức của nhau.
Các phương trình (a) và (d) cho phép suy ra:

S 11  S 22  a

với a là số thực, dương và 0  a  1.


Vì S11 và S22 là các số phức nên ta có thể minh họa bởi:

S11  ae i11 (e)

S 22  ae i22 (f)

trong đó 11 và 22 là góc pha của các số phức S11 và S22.

Từ (a) và (d) ta cũng có thể viết:

S12  S 21  1 a 2 e i (g)

Đem (e), (f) và (g) thay vào (b) và (c) ta được:

e i  11   e i 22    0 (h)

hoặc viết cách khác:

  11   22     

Từ đây rút ra:

11   22 
  (i)
2 2
Kết quả, ta nhận được ma trận tán xạ [S] của mạng 2 cửa thuận nghịch không tổn hao:
11 12
 i11 i 
S   
ae 
 i 1- a 2 
12
e 2

i
11  22 

 i 1 - a 2 12
e 2
ae i 22 

Như vậy, để xác định ma trận của mạng 2 cửa thuận nghịch, không tổn hao ta phải đo
được a, 11, 22, nghĩa là đo hệ số phản xạ tại mỗi cổng khi cổng kia được phối hợp trở kháng.

Ví dụ 4:

126
Khi đo đạc một mạng 2 cổng ta nhận được ma trận sau:

0,10 0 0,890 0 
S    0 
0,890 0,20 0 

Hãy xác định tính chất của mạng (thuận nghịch?, không tổn hao?). Nếu làm ngắn mạch
cổng 2, hãy tính tổn hao do phản xạ tại cổng 1 (RL) là bao nhiêu?
Giải:
Vì [S] là đối xứng nên mạng có tính thuận nghịch.

Nếu mạng không tổn hao, các tham số S phải thoả mãn (4.69).
Áp dụng (4.69a) cho hàng thứ 1 của ma trận, ta được:
2 2
 0,1  0,8  0,65  1
2 2
S 11  S12

Như vậy, mạng không phải là “không tổn hao”. Hệ số phản xạ  tại cửa 1 khi cửa 2 ngắn
mạch được tính như sau:
Khi cổng 2 ngắn mạch, có nghĩa là mất phối hợp trở kháng hoàn toàn, nên (sóng phản xạ
bằng về biên độ và ngược về dấu so với sóng tới), ta viết được:

V1  S11V1  S12V2  S11V1  S12V2 (a)

V2  S 21V1  S 22V2  S 21V1  S 22V2 (b)

Từ phương trình (b) ta được:

S 21
V2  V1 (c)
1  S 22

Chia (a) cho V1 và áp dụng (c) ta xác định được hệ số phản xạ tại cổng 1:

V1 V2 S S
    S11  S12   S11  12 21
V1 V1 1  S 22

 0,1 
i 0,8i0,8  0,633
1  0,2

Do đó, tổn hao do phản xạ sẽ là:

RL  20 lg   3,97dB

Điều quan trọng cần phải hiểu rõ về các tham số S của ma trận tán xạ của một mạng
viba, đó là, các tham số này chỉ nói lên tính chất riêng của mạng, được quyết định bởi tính chất
nội tại của mạng (với giả thiết mạng tuyến tính), và chúng được xác định dưới điều kiện tất cả
các cổng được phối hợp. Việc thay đổi cách đấu nối ở các cổng (hở mạch hay ngắn mạch) cũng
không làm thay đổi các tham số S nhưng có thể thay đổi hệ số phản xạ nhìn từ ngoài vào một
cổng nào đó hoặc thay đổi hệ số truyền giữa 2 cổng. Vì vậy, cần nhớ rằng hệ số phản xạ nhìn
127
vào một cổng n nào đó của mạng không phải là Snn khi các cổng khác không được phối hợp và
hệ số truyền từ cổng m đến cổng n cũng không phải là Snm khi các cổng khác không được phối
hợp.

4.4.4 DỊCH CHUYỂN MẶT PHẲNG THAM KHẢO CỦA MẠNG


Vì các tham số S có liên quan đến biên độ và pha của sóng truyền tới mạng và sóng phản
xạ từ mạng vi ba, nên các mặt phẳng tham khảo phải được quy định rõ đối với mỗi cổng của
mạng. Ta hãy khảo sát xem các tham số S sẽ biến đổi như thế nào khi các mặt phẳng tham khảo
xê dịch khỏi vị trí ban đầu.

Xét một mạng viba có N cổng như hình vẽ 4.6, trong đó các mặt tham khảo gốc được đặt
tại zn=0 đối với cổng thứ n, zn là toạ độ tuỳ ý được đo dọc theo đường fiđơ nối vào cổng n. Ký
hiệu ma trận tán xạ của mạng này là [S]

HÌNH 4.6 Mạng viba n cổng

Bây giờ ta dịch chuyển các mặt tham khảo đến vị trí mới zn = ln (đối với cổng thứ n) và
ký hiệu ma trận tán xạ của mạng này là [S’].Ta viết được quan hệ của sóng tới và sóng phản xạ:

V   S V 
 
(4.70a)

V    S V  
 
(4.70b)
128
Phương trình (4.70a) là viết cho trường hợp các mặt tham khảo cũ (zn=0), còn (4.70b) là
viết cho trường hợp các mặt tham khảo mới (zn=ln). Theo lý thuyết về đường truyền sóng không
tổn hao, ta có thể thiết lập quan hệ giữa các sóng tại vị trí mặt tham khảo cũ và mặt tham khảo
mới như sau:

Vn   Vn e i n (4.71a)

Vn   V n e i n (4.71b)

trong đó n=nln là góc dịch pha khi xê dịch mặt phẳng tham khảo tại cổng n.

Bây giờ ta viết lại (4.71) theo dạng ma trận và thay vào (4.70a), ta được:

e i1 0  e  i1 0 
   
 .   . 


e
i j
 
 V    S 
 
e
 i j
 
 V 

(4.72)
 .   . 
   
0 e i N  0 e i N 

Các ma trận đường chéo trong (4.72) được gọi là ma trận dịch chuyển, ký hiệu là [] đối
với ma trận ở vế trái, và []-1 đối với ma trận ở vế phải.

Biến đổi (4.72) bằng cách nhân 2 vế với ma trận []-1 ta được:

V      S   V  
 1 1 
(4.73)

So sánh (4.73) với (4.70b) ta được:

S    1 S  1 (4.74)

hoặc

S    1 S  1 (4.75)

Trong các công thức tính toán trên, cần chú ý rằng đoạn dịch chuyển ln tại cửa n phải
được coi là đại lượng đại số.
- ln >0 khi mặt phẳng tham khảo lùi ra xa khỏi mạng, so với mặt phẳng tham khảo ban đầu.
- ln <0 khi mặt phẳng tham khảo tiến gần vào mạng, so với mặt phẳng tham khảo ban đầu.
Việc xác định các mặt phẳng tham khảo của mạng viba nhiều cổng có ý nghĩa rất đặc
biệt vì nó gắn liền với các tham số của mạng. Các tham số của mạng đều phải được định nghĩa
tại các mặt phẳng tham khảo nhất định, nếu không sẽ không có ý nghĩa sử dụng. Ví dụ, ma trận
[S] của một transistor siêu cao tần được quy định là thông số tại chân đế ngoài của transistor chứ
không phải ở bên trong.

129
Khi biết được ma trận dịch chuyển [], ta dễ dàng suy ra ma trận tán xạ [S] tại bất kỳ
mặt tham khảo ở các cổng khi biết ma trận tán xạ ban đầu (là ma trận mà ta có thể đo đạc thực tế
được). Đây cũng là nguyên lý của thiết bị đo các tham số S của mạng 2 cửa (máy phân tích
mạng): Máy gồm 2 cổng đo 1 và 2, mỗi cổng có thể vừa phát vừa thu tín hiệu viba, hoặc tạo
thành tải phối hợp. Lần lượt cho các cổng phát và thu ta đo được các tham số S của mạng S11,
S12, S21, S22 (theo công thức 4.52). Vấn đề là các tham số S cần được xác định tại các mặt phẳng
tham khảo ấn định trước của mạng 2 cửa cần đo, trong khi các số liệu đo được lại ứng với mặt
tham khảo tại 2 cổng trên mặt máy. Vì vậy cần có một phép dịch chuyển mặt phẳng tham khảo.
Trong thực tế, điều này được thực hiện bằng một phép “lấy chuẩn” (calibration).

4.5 MA TRẬN TRUYỀN DẪN [ABCD]

4.5.1 THIẾT LẬP MA TRẬN ABCD


Các ma trận [Z], [Y], [S] được nghiên cứu trong các mục trên dùng để mô tả các mạng
viba bất kỳ, với số cổng tuỳ ý. Tuy nhiên, trong nhiều bài toán thực tế, ta thường gặp một loại
mạng viba gồm 2 hoặc nhiều mạng 2 cổng mắc liên tiếp nhau. Trong trường hợp này, thích hợp
là dùng ma trận truyền dẫn (hay ma trận ABCD) để mô tả. Ma trận truyền dẫn là ma trận dùng
để liên hệ điện áp, dòng điện ở đầu vào với điện áp và dòng điện ở đầu ra của một mạng 2 cửa
(hình 4.7a)

HÌNH 4.7 Mạng 2 cửa


Coi V và I ở các cửa là các điện áp và dòng điện tổng, chúng có mối liên hệ sau:

V1  AV2  BI 2
(4.76)
I1  CV2  DI 2

Hoặc viết dưới dạng ma trận:

V1   A B  V2 
 I   C (4.77)
 1  D  I 2 

Nếu hệ thống gồm 2 mạng 2 cửa mắc nối tiếp nhau (hình 4.8), ta có thể viết:

130
HÌNH 4.8 Hai mạng 2 cửa mắc nối tiếp với nhau

V1   A1 B1  V2 
 I   C (4.78)
 1  1 D1   I 2 

Và tiếp theo:

V2   A2 B 2  V3 
 I   C (4.79)
 2  2 D 2   I 3 

Thay (4.79) vào (4.80) ta được:

V1   A1 B1   A2 B 2  V3 
 I   C (4.80)
 1  1 D1  C 2 D 2   I 3 

Từ (4.80) ta suy ra: Ma trận ABCD của mạng viba gồm hai mạng 2 cửa mắc liên tiếp
sẽ bằng tích của ma trận ABCD của từng mạng. Kết luận trên có thể được mở rộng cho
trường hợp mạng viba gồm n mạng 2 cửa mắc liên tiếp.

Bảng 4.1 dẫn ra ma trận ABCD của một số mạng 2 cửa đơn giản. Các mạng 2 cửa đơn
giản này có thể dùng để thiết lập những mạng viba phức tạp.

BẢNG 4.1 Các tham số ABCD của một số mạng 2 cửa thường gặp.

131
Sơ đồ mạng Các tham số ABCD

Ví dụ 5:
Xác định ma trận ABCD của mạng 3 cửa gồm một trở kháng nối tiếp Z đặt giữa hai cửa
như ở hình 1 trong bảng 4.1

Giải:
Theo (4.76) ta có:

V1
A 1
V2 I2 0

(Khi cửa 2 để hở mạch thì V2  V1 )


132
V1 V1
B  Z
I2 V2  0
V1 Z

V1
(Khi cửa 2 ngắn mạch thì I 1  I 2  )
Z

I1
C 0
V2 I 2 0

(Khi cửa 2 để hở mạch thì I1  I 2  0 )

I1
D 1
I2 V2  0

(Khi cửa 2 ngắn mạch thì I 1  I 2 )

Ta có ma trận ABCD như sau:

1 Z
0 1 

Ví dụ 6:
Xác định ma trận ABCD của mạng 2 cửa gồm một dẫn nạp Y đặt giữa như ở hình 2 của
bảng 4.1

Tương tự như khi xác định ma trận trong ví dụ trên, ở đây ta có:

V1 V1
A  1; B 0
V2 I2 0
I2 V2  0

I1 I1
C Y; D 1
V2 I 2 0
I2 V2  0

Ta có ma trận ABCD như sau:

1 0
Y 1 

4.5.2 QUAN HỆ CỦA MA TRẬN ABCD VỚI MA TRẬN TRỞ KHÁNG

133
Khi biết các tham số Z của một mạng 2 cửa, ta có thể suy ra các tham số ABCD theo
(4.76) và định nghĩa của ma trận trở kháng theo (4.27), ta có thể thiết lập các quan hệ cần biết.

Áp dụng (4.27) cho mạng 2 cửa, ta có các quan hệ giữa V và I (với quy ước lấy dấu (-) cho I2):

V1  I 1 Z 11  I 2 Z 12 (4.80a)

V2  I1Z 21  I 2 Z 22 (4.80b)

Sử dụng (4.80) và căn cứ vào (4.76), ta rút ra được các tham số ABCD:

V1 I1 Z 11 Z11
A   (4.81a)
V2 I 2 0
I 1 Z 21 Z 21

V1 I 1 Z 11  I 2 Z12 I
B   Z 11 1  Z 12
I2 V2  0
I2 I2 V2  0
(4.81b)
Z Z Z  Z12 Z 21
 Z 11 22  Z 12  11 22
Z 21 Z 21

I1 I1 1
C   (4.81c)
V2 I 2 0
I1 Z 21 Z 21

I1 I 2 Z 22 1 Z 22
D    (4.81d)
I2 V2  0
Z 21 I 2 Z 21

- Đối với mạng thuận nghịch:


Từ các công thức (4.81) ta có thể suy ra tính chất của các tham số ABCD đối với mạng
thuận nghịch. Thật vậy, khi cho Z12=Z21 ta chứng minh được:
AD – BC = 1 (4.82)

4.6 MA TRẬN TRUYỀN ĐẠT [T]


Ma trận truyền đạt [T] là ma trận dùng để mô tả mạng 2 cửa như vẽ ở hình (4.9)

V1 V2
V1 V 2

HÌNH 4.9 Biểu diễn ma trận truyền đạt [T] của mạng 2 cửa

134
Ta có thể thiết lập hệ phương trình liên hệ sóng tới và sóng phản xạ ở đầu ra (V2+, V2-),
với sóng tới và sóng phản xạ ở đầu vào (V1+, V1-) nhưng viết dưới dạng khác với phương trình
tán xạ:

V2  T11V1  T12V1 (4.83a)

V2  T21V1  T22V1 (4.83b)

hoặc viết dưới dạng ma trận:

V2  T11 T12  V1 


      (4.84)
V2  T21 T22  V1 

trong đó ma trận truyền đạt là:

T11 T12 
T    (4.85)
T21 T22 

Áp dụng (4.84) với định nghĩa của ma trận [S], công thức (4.51) viết dưới dạng tường
minh cho mạng 2 cửa:

V1  S 11 S12  V1 


      (4.86)
V2  S 21 S 22  V2 

thì ta có thể tìm được mối quan hệ giữa [T] và [S]. Thật vậy, từ 4.84 ta có thể viết được:

T21  1 
V1  V1  V2 (4.87a)
T22 T22

T11T22  T12T21  T12 


V2  V1  V2 (4.87b)
T22 T22

từ đây ta nhận được:

 T21 1 
 T T22 
S    22  (4.88)
 T11T22  T12T21 T12 
 T22 T22 

Nếu mạng 2 cửa có tính thuận nghịch thì [S] đối xứng, nghĩa là S12=S21, do đó:

T11T22  T12T21  1 (4.89)

Cũng chứng minh tương tự như trên, ta có thể nhận được:

135
 S 12 S 21  S11 S 22 S 22 
 S12 S12 
T     (4.90)
 S11 1 
 S S12 
 12

Ma trận truyền đạt [T] được ứng dụng rất tiện lợi cho trường hợp các mạng 2 cửa mắc
liên tiếp nhau, ví dụ mạng vẽ ở hình 4.10

V2A V1B

V 1 V2

V1 V2A V2


V1B

HÌNH 4.10 Biểu diễn ma trận truyền đạt [T] của các mạng 2 cửa mắc liên tiếp nhau

trong trường hợp này ta có:

V2A  V1B
V2A  V1B

nên suy ra:


[T]=[TB] . [TA] (4.91)

4.7 ĐỒ THỊ LUỒNG TÍN HIỆU

Chúng ta đã khảo sát cách trình bày mạng viba theo các ma trận. Trong mục này ta sẽ
khảo sát thêm một công cụ nữa cũng rất hữu ích khi phân tích các mạng viba, đó là đồ thị luồng
của tín hiệu. Trước hết, ta khảo sát cấu trúc và các tính chất của đồ thị luồng, sau đó sẽ trình bày
về các kỹ thuật cụ thể.
Các thành phần của đồ thị luồng là các nút và nhánh.
- Nút: Mỗi cổng của mạng viba có 2 nút a và b. Nút a giành cho sóng đi vào cổng còn nút
b giành cho sóng đi ra khỏi cổng.
- Nhánh: Nhánh là một đường dẫn có hướng nối giữa 2 nút a và b dùng để biểu thị cho
luồng tín hiệu đi từ a đến b. Mỗi nhánh có một tham số S liên quan, hoặc một hệ số phản
xạ, được gọi là hệ số của nhánh.

136
Trong mục này sẽ khảo sát đồ thị hướng của một mạng 2 cổng tuỳ ý (hình 4.11). Hình
4.11a vẽ mạng 2 cổng kèm theo các sóng tới tại mỗi cổng, còn hình 4.11b là đồ thị luồng của tín
hiệu.

a1 a2
b1 b2

a1 S 21 a2

S11 S 22

b1 S12 b2

HÌNH 4.11 Đồ thị hướng và luồng của mạng 2 cổng

Đồ thị luồng cho ta một sự minh hoạ bằng đồ thị về sự chuyển vận trong mạng một cách
trực giác.

Ví dụ, sóng có biên độ a1 truyền vào cổng 1 sẽ được chia ra một phần truyền qua S11 và
đi ra cửa 1 như một sóng phản xạ, còn một phần truyền qua S21 đến nút b2. Tại nút b2, sóng đi ra
cổng 2. Nếu tại cổng 2 có tải không phối hợp, nghĩa là có hệ số phản xạ khác không thì sẽ có
một bộ phận của sóng phản xạ trở lại mạng, tại nút a2. Một phần của sóng này sẽ phản xạ và
quay trở ra cổng 2 qua S22 còn một phần truyền qua S12 và đi ra cổng 1.
Hai ví dụ khác, trong đó ở ví dụ 1 là mạng 1 cổng và hình (4.12a) ở ví dụ 2 là một nguồn
điện áp (hình 4.12b), kèm theo là các đồ thị luồng.

137
HÌNH 4.12 Đồ thị hướng và luồng của mạng 1 cổng

Các quy tắc để rút gọn đồ thị luồng:


Một đồ thị luồng có thể được đơn giản hoá thành một nhánh giữa hai nút, nhờ 4 quy tắc
cơ bản sau:

Quy tắc 1 (còn gọi là quy tắc nối tiếp)


Hai nhánh với một nút chung chỉ có một lối sóng vào và một lối sóng ra (nhánh mắc liên
tiếp), có thể được kết hợp để tạo thành một nhánh đơn với hệ số bằng tích của hệ số 2 nhánh ban
đầu. Hình 4.13 là đồ thị luồng áp dụng quy tắc này. Kết quả này có được từ quan hệ:

V3  S 32V2 ; V2  S 21V1

do đó: V3  S 32 S 21V1 (4.92)

HÌNH 4.13 Đồ thị luồng áp dụng quy tắc 1

Quy tắc 2 (còn gọi là quy tắc song song)

138
Hai nhánh đi ra từ một nút chung và gặp nhau ở một nút chung khác (nhánh mắc song
song) có thể được kết hợp thành một nhánh đơn với hệ số bằng tổng của hệ số hai nhánh ban
đầu. Hình 4.14 minh hoạ cho quy tắc này. Kết quả đạt được ở đây là dựa vào quan hệ:

V2  S aV1  S bV1  S a  S b V1 (4.93)

HÌNH 4.14 Đồ thị luồng áp dụng quy tắc 2

Quy tắc 3 (còn gọi là quy tắc mạch vòng tự khép)


Khi một nút có một mạch vòng tự khép (một nhánh mà điểm bắt đầu và kết thúc tại cùng
một nút) có hệ số S thì vòng tự khép này có thể được loại bỏ khi thay hệ số của nhánh tiếp điện
bằng tích của hệ số nhánh đó với 1/(1-S). Hình 4.15 minh hoạ cho quy tắc này. Kết quả trên
được rút ra từ:

V2  S 21aV1  S 22V2

V3  S 32V2

Khử V2 từ 2 phương trình trên ta được:

S 32 S 21
V3  V1 (4.94)
1  S 22

HÌNH 4.15 Đồ thị luồng áp dụng quy tắc 3

Quy tắc 4 (còn gọi là quy tắc tách nút)

139
Một nút có thể được tách thành 2 nút riêng rẽ trong đồ thị luồng khi va chỉ khi sự kết hợp
của các nhánh vào - ra riêng rẽ đều nối tới nút gốc. Quy tắc này được minh hoạ ở hình 4.16, dựa
trên quan hệ:

V4  S 42V2  S 21 S 42V1 (4.95)

Quan hệ (4.95) đúng cho cả đồ thị luồng ban đầu và đồ thị luồng sau khi tách nút.

Ví dụ 7:
Hãy rút ra biểu thức cho hệ số phản xạ đầu vào của một mạng 2 cổng có mắc nguồn ở
đầu vào và mắc tải ở đầu cuối (hình 4.16), áp dụng đồ thị luồng và các quy tắc nêu ở trên.

HÌNH 4.16 Mạng 2 cổng của ví dụ 7

Giải:
Ta chia mạng nói trên thành 3 mạng con (nguồn, mạng 2 cổng và tải) và vẽ đồ thị luồng
của mỗi mạng rồi ghép lại sẽ được đồ thị luồng toàn thể như ở hình 4.17.

HÌNH 4.17 Đồ thị luồng của mạng 2 cổng trong ví dụ 7

Áp dụng các quy tắc đã nêu, ta thực hiện 4 bước rút gọn như minh hoạ ở hình 4.18. Kết
quả nhận được:

b1 S S 
vao   S11  12 21 t
a1 1  S 22 t

140
HÌNH 4.18 Quá trình rút gọn đồ thị luồng
a. Áp dụng quy tắc 4 cho nút a2

b. Áp dụng quy tắc 3 cho vòng tự khép

c. Áp dụng quy tắc 1


d. Áp dụng quy tắc 2

141

You might also like