You are on page 1of 82

 Mục lục

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU............................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................5
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ......................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ
.........................................................................................................................10
1.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................10
1.2. Cơ sở lý thuyết sóng điện từ................................................................10
1.3. Các đặc điểm và tính chất của sóng điện từ ......................................... 14
1.4. Sóng vô tuyến .....................................................................................15
1.5. Kết luận chương.................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG
SÓNG ĐIỆN TỪ .............................................................................................19
2.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................19
2.2. Giới thiệu về truyền năng lượng không dây và lịch sử phát triển.........19
2.3. Khái niệm và đặc điểm trường gần, trường xa.....................................23
2.4. Một số phương pháp truyền năng lượng không dây ở trường gần và
trường trung .................................................................................................28
2.4.1. Phương pháp liên kết cảm ứng từ....................................................28
2.4.2. Truyền năng lượng bằng phương pháp cảm ứng điện từ .................29
2.4.3. Một số ứng dụng của truyền năng lượng trường gần ....................... 33
2.5. Truyền năng lượng không dây với trường xa.......................................34
2.5.1. Công nghệ chùm tia công suất, khoảng cách truyền và hiệu suất .... 34
2.5.2. Công nghệ truyền năng lượng bằng chùm tia Laser công suất cao ..36
2.6. Kết luận chương.................................................................................. 38
CHƯƠNG 3: TRUYỀN NĂNG LƯỢNG SÓNG ĐIỆN TỪ SỬ DỤNG CẢM
ỨNG CỘNG HƯỞNG.....................................................................................39

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -1- HV: Trần Trọng Vinh
 Mục lục
3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 39
3.2. Dao động điện từ .................................................................................39
3.3. Mạch cộng hưởng LC .........................................................................42
3.4. Cấu trúc và nạp năng lượng pin Lion .................................................47
3.5. Sơ đồ khối và nguyên lý nạp năng lượng cho Pin................................50
3.6. Kết luận chương.................................................................................. 51
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠCH NẠP NĂNG LƯỢNG SỬ
DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ .................................................................................52
4.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................52
4.2. Yêu cầu thiết kế ...................................................................................52
4.3. Tính toán thiết kế ...............................................................................52
4.4. Thiết kế mạch thu, phát cộng hưởng cảm ứng điện từ ......................62
4.5. Thiết kế mạch nạp năng lượng ............................................................65
4.6. Chọn linh kiện điện tử ........................................................................ 66
4.7. Kết luận chương .................................................................................67
CHƯƠNG 5: ĐO ĐẠC NĂNG LƯỢNG TRUYỀN TRONG MẠCH THIẾT
KẾ THỰC .......................................................................................................68
5.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................68
5.2. Đo dạng sóng cộng hưởng: .................................................................68
5.3. Đo điện áp mạch điện thực tế...............................................................70
5.4. Nạp năng lượng cho điện thoại, Note PC , laptop… ............................77
5.5. Đánh giá hiệu suất truyền… ................................................................77
5.6. Kết luận chương … ............................................................................. 80
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ..........................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................82

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -2- HV: Trần Trọng Vinh
 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
Kí hiệu Ý nghĩa Đơn vị trong hệ SI

E Vector cường độ điện trường V/m

H Vector cường độ từ trường A/m

D Vector độ điện thẩm C / m2

B Vectơ cảm ứng từ T
 Mật độ điện tích C / m3

J Vector mật độ dòng điện A / m2
 Vectơ vi phân diện tích s, có hướng vuông
ds góc với mặt S
m2

Vi phân của thể tích V được bao bọc bởi diện


dV m3
tích S
 Vector vi phân của đường cong, tiếp tuyến
dl với đường kính C bao quanh diện tích S
m

Toán tử tính suất tiêu tán:


(còn gọi là
    
 
 1/m
div) .a ax . a y . 
az . 
 x 
y z 

(còn gọi
 toán tử độ xoáy cuộn của trường vector 1/m
là rot)

P Vector phân cực điện C / m3

M Vector phân cực từ A/m
c Vận tốc ánh sáng m/s
0 Độ điện thẩm chân không F/m
0 Độ từ thẩm chân không H/m
f Tần số sóng Hz
T Chu kỳ sóng s
 Bước sóng m
PRx Công suất thu W
PTx Công suất phát W
L Từ dung cuộn dây H
C Điện dung tụ điện F

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -3- HV: Trần Trọng Vinh
 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên gọi tiếng Anh Tên gọi tiếng Việt

ELF Extremely Low Frequency Tần số cực kỳ thấp

ULF Ultra Low Frequency Tần số thoại

VLF Very Low Frequency Tần số rất thấp

LF Low Frequency Tần số thấp

MF Medium Frequency Tần số trung bình

HF High Frequency Tần số cao

VHF Very High Frequency Tần số rất cao

UHF Ultra High Frequency Tần số cực cao

SHF Super High Frequency Tần số siêu cao

EHF Extremely High Frequency Tần số cực kì cao

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -4- HV: Trần Trọng Vinh
 Danh mục bảng biểu hình vẽ và đồ thị
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng dải tần số sóng điện từ sử dụng trong sóng vô tuyến................ 17

Bảng 4.1. Giá trị điện dụng tụ xoay pF ............................................................54

Bảng 4.2. Giá trị điện cảm L(mH).................................................................... 55

Bảng 4.3. Giá trị tần số cộng hưởng f(KHz).....................................................56

Bảng 4.4: Bảng giá trị số vòng dây tương ứng giá trị cuộn cảm theo đường kính

trong ................................................................................................................58

Bảng 4.5: Bảng giá trị số vòng dây tương ứng giá trị cuộn cảm theo đường kính

ngoài................................................................................................................59

Bảng 4.6: Bảng giá trị đường kính dây tương ứng số vòng dây tính theo thay đổi

đường kính trong ............................................................................................. 60

Bảng 5.1: Bảng đo giá trị công suất thu theo khoảng cách 2 cuộn dây. ............79

Bảng 5.2: Bảng đo giá trị hiệu suất theo khoảng cách truyền 2 cuộn dây. ........ 80

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -5- HV: Trần Trọng Vinh
 Danh mục bảng biểu hình vẽ và đồ thị
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Dạng sóng điện từ truyền trong không gian.....................................13
Hình 1.2. Các dải sóng điện từ ........................................................................14
Hình 1.3: Phản xạ của tần điện ly của sóng ngắn .............................................16
Hình 2.1: Mô hình truyền nạp năng lượng không dây sử dụng chùm tia lazer.. 37
Hình 3.1: Mạch cộng hưởng L-C lý tưởng........................................................42
Hình 3.2: Mạch cộng hưởng L-C thực tế. .........................................................43
Hình 3.3: Dao động tắt dần của mạch cộng hưởng L-C ...................................44
Hình 3.4: Sơ đồ khối nguồn cung cấp...............................................................45
Hình 3.5: Sơ đồ khối mạch phát sóng điện từ ................................................... 45
Hình 3.6: Sơ đồ khối mạch thu sóng điện từ .................................................... 46
Hình 3.7: Mô hình truyền nạp năng lượng sóng điện từ. ...................................47
Hình 3.8: Dạng sóng điện từ truyền khi có vật cản ........................................... 47
Hình 3.9: Hình ảnh nạp xả pin Lion .................................................................48
Hình 3.10: Cấu tạo pin Lion ............................................................................. 49
Hình 3.11: Sơ đồ khối mạch nạp năng lượng cho pin.......................................50
Hình 4.1. Cuộn cảm thiết kế theo dạng đĩa tròn ...............................................57
Hình 4.2: Mạch tạo nguồn khuếch đại dòng .....................................................62
Hình 4.3: Mạch cao áp tạo nguồn dao động cộng hưởng. ................................. 63
Hình 4.4: Sơ đồ nguyên lý mạch phát sóng điện từ........................................... 63
Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lý mạch thu sóng điện từ. .........................................65
Hình 4.6: Sơ đồ nguyên lý mạch nạp năng lượng không dây. ........................66
Hình 4.7 : Các tụ điện thường thấy trên thị trường .......................................... 67
Hình 5.1: Hình ảnh tổng thể mạch truyền năng lượng không dây.....................68
Hình 5.2: Máy đo tần số và biểu thị tần số bằng đồ thị.....................................69
Hình 5.3: Tần số đo được khi ở vị trí cộng hưởng............................................69
Hình 5.4: Hình ảnh máy đo điện áp, dòng điện ................................................ 70
Hình 5.5: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 5cm...............70
Hình 5.6: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 10cm.............71
Hình 5.7: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 15cm.............71

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -6- HV: Trần Trọng Vinh
 Danh mục bảng biểu hình vẽ và đồ thị
Hình 5.8: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 20cm.............72
Hình 5.9: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 25cm.............72
Hình 5.10: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 30cm ........... 73
Hình 5.11: Hình ảnh bóng đèn sáng khi đặt 2 cuộn dây lệch góc 45 độ............73
Hình 5.12: Hình ảnh bóng đèn sáng kém khi đặt 2 cuộn dây lệch góc 85 độ....74
Hình 5.13: Hình ảnh bóng đèn sáng nhất khi cộng hưởng ................................74
Hình 5.14: Hình ảnh bóng đèn không sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây max .. 75
Hình 5.15: Hình ảnh bóng đèn sáng khi chưa đặt vật cản giữa 2 cuộn dây. ...... 75
Hình 5.16: Hình ảnh bóng đèn sáng khi đặt vật cản giữa 2 cuộn dây. ..............76
Hình 5.17: Hình ảnh đồ thị điện áp khi khoảng cách 2 cuộn dây thay đổi. .......79

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -7- HV: Trần Trọng Vinh
 Đặt vấn đề
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc truyền, nạp năng lượng bằng dây dẫn đã gây nhiều phiền phức tốn
kém tài nguyên cho các quốc gia. Ngay cả một quốc gia cường quốc như Mỹ,
truyền điện bằng dây dẫn là không tránh khỏi. Người Mỹ đã tích cực xây
dựng một hệ thống dây truyền điện năng bên dưới các thành phố lớn, và các
cột để nâng đỡ dây ở các vùng ngoại ô.
Với mong muốn tìm ra phương pháp tối ưu cho việc truyền dẫn, con
người đã kết hợp các kiến thức từ xưa, nỗ lực nghiên cứu phát minh tìm ra
các thành tựu mới, trong đó phải kể đến, năng lượng mặt trời, nguồn năng
lượng vô tận.
Thế kỷ XX là kỷ nguyên bùng nổ về các thành tựu khoa học, các phát
minh về điện liên tiếp được công bố. Cho đến một ngày, người ta nhận ra, cần
có một phương pháp khác, để thay thế việc truyền dẫn điện bằng dây, vốn
tồn tại khá lâu. Với mục tiêu có thể truyền điện đi thật xa mà không cần dây
dẫn, con người lại tiếp tục nghiên cứu để chinh phục những cái mới.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về truyền dẫn điện, đặc biệt là truyền điện
không dây vẫn còn là mới mẻ với rất nhiều người, vẫn còn tồn tại rất nhiều
cột chống đỡ các dây truyền dẫn. Chúng ta dễ dàng tìm thấy các hình ảnh dây
điện chằng chịt tại Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Nhiệm vụ luận văn
Luận văn này giúp cho người thực hiện có thể tiếp cận được các ý
tưởng mà trên thế giới đang nghiên cứu. Thông qua một mô hình nhỏ, chúng ta
sẽ rút ra cho bản thân mỗi người một ý tưởng chung, một hướng đi riêng
về kỹ thuật truyền tải v à n ạ p năng lượng sử dụng sóng điện từ. Trong giới
hạn của Luận văn này chỉ có thể tìm ra cách để truyền tải điện và thực hiện
nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ ở khoảng cách gần.
Luận văn đặt ra các nội dung sau:
Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
- Nghiên cứu cơ sở hình thành sóng điện từ
- Nghiên cứu đặc tính sóng điện từ

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -8- HV: Trần Trọng Vinh
 Đặt vấn đề
Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
- Nghiên cứu các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
- Tính toán độ khả dụng chọn phương pháp truyền năng lượng không dây sử
dụng sóng điện từ để nghiên cứu.
Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
- Nguyên cứu phương pháp truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng
cộng hưởng
- Nguyên cứu các mạch cộng hưởng điện từ L-C
- Nghiên cứu mạch nạp năng lượng
Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng không dây sử dụng sóng
điện từ

- Thiết kế, chế tạo một máy phát, thu từ trường dùng điện năng ở một
khoảng tần số nhất định, biến đổi điện năng ấy thành từ trường phát ra
ngoài môi trường không khí.
- Tính toán thiết kế mạch nạp năng lượng không dây sử dụng cộng hưởng

Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

- Đo tần số cộng hưởng, dạng sóng cộng hưởng

- Đo điện áp máy thu theo khoảng cách thu phát


Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên vẫn có nhiều thiếu sót cần bổ
sung và phát triển mong quý thầy cô, bạn đọc đóng góp ý kiến.

Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong viện Điện tử viễn thông -
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, các bạn lớp CH14A đã đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho đề tài này. Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy
giáo TS.Lâm Hồng Thạch đã hướng dẫn tận tình cho tác giả hoàn thành đề tài
này.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội năm 2016

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -9- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ
1.1. Nội dung nghiên cứu
Trong nội dung chương này tập chung nghiên cứu lý thuyết cơ sở hình
thành sóng điện từ theo các định luật cơ bản Maxwell, nghiên cứu làm rõ các
đặc tính sóng điện từ là tiền đề khoa học minh chứng sóng điện từ có khả năng
truyền, nạp năng lượng sóng điện từ trong không gian.
1.2. Cơ sở lý thuyết sóng điện từ
 Các luận điểm chính của Maxwell
Luận điểm thứ nhất: Tại một điểm bất kỳ trong vùng không gian, nếu
có từ trường biến thiên theo thời gian thì vùng không gian đó sẽ xuất hiện điện
trường xoáy.
Luận điểm thứ hai: Bất kỳ một điện trường nào biến thiên theo thời gian
cũng sinh ra một từ trường xoáy.
Như vậy lý thuyết của Maxwell cho ta thấy rằng tại một điểm trong
không gian, có từ trường biến thiên theo thời gian thì vùng không gian đó sẽ
xuất hiện điện trường xoáy và ngược lại. Cứ như vậy, điện từ trường luôn
tồn tại đồng thời, chuyển hóa lẫn nhau và lan truyền trong không gian dưới
dạng sóng, gọi là sóng điện từ.
 Phương trình Maxwell
Các phương trình Maxwell bao gồm bốn phương trình, đề ra bởi James
Clerk Maxwell, dùng để mô tả trường điện từ cũng như những tương tác của
chúng đối với vật chất. Bốn phương trình Maxwell mô tả lần lượt:
 Điện tích tạo ra điện trường như thế nào (định luật Gauss).
 Sự không tồn tại của vật chất từ tích.
 Dòng điện tạo ra từ trường như thế nào (định luật Ampere).
 Từ trường tạo ra điện trường như thế nào (định luật cảm ứng Faraday)
Đây cũng chính là nội dung của thuyết điện từ học Maxwell.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -10- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Bảng tóm tắt các phương trình và khái niệm cho trường hợp tổng quát.
Dạng phương trình
Tên Dạng tích phân
vi phân

 
Định luật Gauss divD   Dd s  

S
dV
V

Định luật Gauss cho từ


 

trường ( sự không tồn tại của divB 0 B.d s 0

S

từ tích)
Định luật Faraday cho từ    d 
 B
E 
t
E.dl  dt B
 .d s
trường C S

Định luật Ampere( với sự bổ     d 


 
D
H J 
t
H .dl  J
 .d s  D.d
dt S
s
sung của Maxwell) C S

Các đại lượng D và B liên hệ với E và H bởi:


   
D 0 E P (1  e ) 0
E  E (1.1)
   
B  0 ( H M ) (1 m ) 
0 H  
H (1.2)
Trong đó:
e là hệ số cảm ứng điện của môi trường.

m là hệ số cảm ứng từ của môi trường.

 là hằng số điện môi của môi trường.


 là hằng số từ môi của môi trường.

Khi hai hằng số  và  phụ thuộc vào cường độ điện trường và từ trường, ta
có hiện tượng phi tuyến.
Trong môi trường tuyến tính, vectơ phân cực điện P ( C / m2 ) và vectơ phân
cực từ M (A/m) cho bởi:

P e 0 E (1.3)

M m H (1.4)

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -11- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Trong môi trường không tán sắc (các hằng số không phụ thuộc vào tần số
của sóng điện từ), và đẳng hướng (không biến đổi đối với phép quay), ε và μ
không phụ thuộc vào thời gian, phương trình Maxwell trở thành:

.E   (1.5)

. H 0 (1.6)

 H

.E   (1.7)
t

 E
.H J  (1.8)
t
Trong môi trường đồng đều (không biến đổi đối với phép tịnh tiến), ε
và μ không đổi theo không gian, và có thể được đưa ra ngoài các phép đạo
hàm theo không gian.
Trong môi trường chân không hay môi trường tuyến tính, đồng đẳng
(không biến đổi theo phép quay và phép tịnh tiến), không tán sắc, với các
hằng số 0 và 0 (hiện tượng phi tuyến trong chân không vẫn tồn tại nhưng
chỉ quan sát được khi cường độ ánh sáng vượt qua một ngưỡng rất lớn so với
giới hạn tuyến tính trong môi trường vật chất).

D 0 E (1.9)
 
B 0 H (1.10)
Đồng thời trong chân không không tồn tại điện tích cũng như dòng
phương trình Maxwell trở thành:

.E   (1.11)

.H 0 (1.12)

 H
.E  0 (1.13)
t

 E
.H 0 (1.14)
t
Những phương trình này có nghiệm đơn giản là các hàm sin và cos mô tả
sự truyền sóng điện từ trong chân không, vận tốc truyền sóng là:
1
c (1.15)
0 0

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -12- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Kí hiệu Tên Giá trị Đơn vị trong hệ SI
c Vận tốc ánh sáng 2.998 10 8 m/s
0 Độ điện thẩm chân không 8.854 10 12 F/m
0 Độ từ thẩm chân không 4 107 H/m

Vậy khi một điện tích điểm chuyển động, nó sinh ra một điện trường và một
từ trường biến thiên, lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng
điện từ.
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
Sóng điện từ di chuyển hay truyền theo hướng vuông góc với hướng
dao động của cả vectơ điện trường (E) và từ trường (B), mang năng lượng
từ nguồn bức xạ đến đích ở xa vô hạn. Hai trường năng lượng dao động
vuông góc với nhau (Hình 1.1) và dao động cùng pha theo dạng sóng sin
toán học. Các vectơ điện trường và từ trường không chỉ vuông góc với
nhau mà còn vuông góc với phương truyền sóng.

Hình 1.1. Dạng sóng điện từ truyền trong không gian


 Nguồn phát sóng điện từ
Nguồn phát sóng điện từ (còn gọi là chấn tử) rất đa dạng, có thể là bất cứ vật
nào tạo ra một điện trường hoặc từ trường biến thiên (tia lửa điện, dây dẫn điện
xoay chiều, cầu dao đóng ngắt mạch điện…).

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -13- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
 Danh mục thang sóng điện từ

Hình 1.2. Các dải sóng điện từ


- Sóng vô tuyến.
- Tia hồng ngoại.
- Ánh sáng nhìn thấy.
- Tia tử ngoại.
- Tia X.
- Tia gamma.
1.3. Các đặc điểm và tính chất của sóng điện từ
 Các đặc điểm của sóng điện từ
- Sóng điện từ mang năng lượng
Trường điện từ là một dạng vật chất đặc biệt phân bố liên tục trong không
gian dưới dạng các sóng - hạt. Trường điện từ mang năng lượng. Năng lượng
của trường trong một thể tích V bằng tổng năng lượng điện trường và năng
lượng từ trường chứa trong đó.
1 
2 
2 
(1.16)

W WE WB  E H dv
2v 
- Sóng điện từ có đặc tính lan truyền

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -14- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Sóng điện từ lan truyền trong không gian với vận tốc xấp xỉ 3 108 m / s , và
đặc trưng bởi bước sóng .

c 3.108
c.T   (1.17)
f f
Trong đó:
+ : Bước sóng
+ T : Chu kỳ sóng (s)
+ f : Tần số sóng (Hz)
Với môi trường chất có hệ số điện môi  và hệ số từ thẩm  thì vận tốc lan
truyền được xác định:
1
v (1.18)
. 

- Sóng điện từ có đặc tính tương tác


Sóng điện từ tác dụng tương hỗ với các hạt, các vật mang điện nằm trong
trường ( như vậy sóng điện từ có thể trả thông tin ở phía thu thông qua việc
tương tác với các điện tích tự do trên anten thu )
Những đặc tính trên là cơ sở để xây dựng nên truyền, nạp năng lượng sử dụng
sóng điện từ
 Các tính chất của sóng điện từ
Sóng điện từ có đủ các tính chất của sóng cơ học:
- Chúng có thể giao thoa với nhau.
- Tạo ra sóng dừng.
- Khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường chúng có thể phản xạ và khúc
xạ.
- Sóng điện từ có mang năng lượng
1.4. Sóng vô tuyến
Sóng vô tuyến là sóng điện từ có tần số hàng nghìn Hz trở lên được sử dụng
trong thông tin vô tuyến, truyền thanh, truyền hình, liên lạc vô tuyến.
 Phân loại sóng vô tuyến
a. Sóng dài

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -15- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Sóng dài là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 3(kHz) ÷ 300(kHz),
bước sóng > 3000(m). Được dùng để thông tin dưới nước, và ít được dùng
để thông tin trên mặt đất, vì năng lượng của chúng thấp, không truyền được
đi xa.
b. Sóng trung
Sóng trung là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 300(kHz)
÷ 3000(kHz), bước sóng trong khoảng 3000(m) ÷ 200(m).Các sóng trung
truyền dọc theo bề mặt của trái đất. Ban ngày chúng bị tầng điện li hấp thụ
mạnh, nên không truyền được xa. Ban đêm, tầng điện li phản xạ các sóng
trung nên chúng truyền được xa. Vì vậy ban đêm nghe đài bằng sóng trung
rõ hơn ban ngày.
c. Sóng ngắn
Sóng ngắn là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 3000(kHz)
÷ 30 000(kHz), bước sóng trong khoảng 200(m) ÷ 10(m). Các sóng ngắn có
năng lượng lớn hơn sóng trung. Chúng phản xạ rất tốt trên tầng điện li, cũng
như trên mặt đất và mặt nước biển (giống như sóng ánh sáng).

Hình 1.3: Phản xạ của tần điện ly của sóng ngắn


d. Sóng cực ngắn (vi sóng)
Sóng cực ngắn là sóng điện từ có tần số trong khoảng từ 30 000(kHz)
÷ 3 000 000(kHz), bước sóng trong khoảng 10(m) ÷ 0,01(m). Các sóng cực
ngắn có năng lượng lớn nhất, không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ, có
khả năng truyền đi rất xa theo đường thẳng, và được dùng trong thông tin vũ
trụ. Vô tuyến truyền hình dùng các sóng cực ngắn, không truyền được xa
trên mặt đất. Muốn truyền hình đi xa, người ta phải làm các đài tiếp sóng
trung gian, hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu sóng của đài phát.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -16- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Tần số Bước sóng Tên gọi Viết tắt Công dụng
Tần số
104 103 Km Chứa tần số điện mạng xoay chiều, các
30 ÷ 300Hz cực kỳ ELF
tín hiệu đo lường từ xa tần thấp.
thấp
103 100Km Tần số
300 ÷3000Hz ULF Chứa các tần số kênh thoại tiêu chuẩn.
thoại
Chứa phần trên của dải nghe được của
Tần số rất tiếng nói. Dùng cho hệ thống an ninh,
3 ÷30kHz 10010Km VLF
thấp quân sự, chuyên dụng, thông tin dưới
nước (tàu ngầm).

Tần số Dùng cho dẫn đường hàng hải và hàng


30 ÷300kHz 10 1Km LF
thấp không.

Tần số Dùng cho phát thanh thương mại sóng


300kHz
1Km 100m trung MF trung (535 – 1605 kHz). Cũng được dùng
÷3MHz
bình cho dẫn đường hàng hải và hàng không.
Dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều
với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên
3÷30MHz 100 10m Tần số cao HF
lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không,
nghiệp dư, phát thanh quảng bá...
Dùng cho vô tuyến di động, thông tin
hàng hải và hàng không, phát thanh FM
Tần số rất
30÷300MHz 10 1m VHF thương mại (88 đến 108 MHz), truyền
cao
hình thương mại (kênh 2 đến 12 tần số từ
54 - 216 MHz).
Dùng cho các kênh truyền hình thương
mại từ kênh 14 đến kênh 83, các dịch vụ
300MHz ÷ Tần số
1m 10cm UHF thông tin di động mặt đất, di động tế bào,
3GHz cực cao
một số hệ thống radar và dẫn đường, hệ
thống vi ba và vệ tinh.
Tần số Chủ yếu dùng cho vi ba và thông tin vệ
3÷30GHz 10 1cm SHF
siêu cao tinh
Tần số
30÷300GHz 1cm 1mm EHF Ít sử dụng trong thông tin vô tuyến
cực kì cao
Bảng 1.1: Bảng dải tần số sóng điện từ sử dụng trong sóng vô tuyến.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -17- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 1: Cơ sở truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
1.5. Kết luận chương
Sóng điện từ được xuất phát từ các luận điểm và hệ phương Maxwell
Dựa trên các đặc tính sau của sóng điện từ:
 Sóng điện từ mang năng lượng
 Sóng điện từ có đặc tính lan truyền
 Sóng điện từ có đặc tính tương tác
Những đặc tính trên là cơ sở để xây dựng nên truyền, nạp năng lượng sử
dụng sóng điện từ, cũng là nội dung nghiên cứu các chương tiếp theo.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -18- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN NĂNG LƯỢNG
SỬ DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ
2.1. Nội dung nghiên cứu
Trong nội dung chương 2 tập chung nghiên cứu sự khác biệt truyền năng
lượng sử dụng sóng điện từ với truyền thông tin. Nghiên cứu các phương pháp
truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ. Tính toán độ khả dụng chọn phương
pháp truyền năng lượng sóng điện từ bằng cảm ứng cộng hưởng để nghiên cứu
chương tiếp theo.
2.2. Giới thiệu về truyền năng lượng không dây và lịch sử phát triển
 Truyền năng lượng không dây
Truyền năng lượng không dây hay truyền công suất không dây, WPT
(Wireless Power Transmission) là quá trình truyền năng lượng trong một dạng
nào đó xẩy ra trong một môi trường xác định, ở đó năng lượng được truyền dẫn
theo một hướng từ một nguồn năng lượng đến một tải tiêu thụ mà không cần
dây dẫn.
Truyền năng lượng không dây khác với truyền thông tin không dây trong
viễn thông (như radio, TV, Rada, Mobilephone...), ở đó thông tin ở bên phía
máy phát tuy có lớn (cỡ W, KW ) nhưng được truyền đi mọi hướng, tín hiệu có
thể nằm trong một dải tần xác định, công suất tín hiệu ở đầu thu thường rất nhỏ
( cỡ nW đến µW), sau đó tín hiệu ở đầu thu thường được khuếch đại và hồi
phục lại thông tin ban đầu; còn trong lĩnh vực truyền năng lượng không dây thì
truyền có định hướng, độ lớn năng lượng và hiệu suất truyền năng lượng là quan
trọng nhất, ở đây tín hiệu mang năng lượng chỉ ở tại một tần số. Phần lớn các hệ
thống truyền năng lượng không dây thường dựa, phát triển định luật Faraday về
cảm ứng từ, một định luật cơ sở quan trọng về điện từ.
- 1864: James Clerk Maxwell tổng hợp các kiến thức kinh nghiệm quan sát
được trước đó rồi thiết lập mô hình toán học về bức xạ sóng điện từ, đưa ra
hệ phương trình về bức xạ sóng điện từ, về sau gọi là phương trình Maxwell.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -19- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
- 1888: Heinrich Rudolf Hertz bằng thực nghiệm khẳng định về sự tồn tại của
sóng điện từ. Đây có thể coi là kết quả khởi đầu về máy phát sóng điện từ để
truyền thông tin.
- 1891: Nikola Tesla đã cải tiến máy phát sóng của Hertz, nhằm tạo ra máy
phát truyền năng lượng không dây. Các nghiên cứu này được mô tả bằng
phát minh No.454, 622, mang tên hệ thống về thắp sáng điện (System of
Electric Lighting).
- 1893: Tesla đã biểu diễn về sự thắp sáng không dây cho các bóng đèn huỳnh
quang phốt pho tại triển lãm Chicago.
- 1894: Tesla đã dùng năng lượng không dây bằng phương pháp cảm ứng điện
từ (wireless resonant inductive coupling) để thắp (nung) sáng các đèn dây
tóc tại các phòng thí nghiệm (35 South Fifth Avenue, 46 E.Houston Street tại
New York).
- 1895: Bose truyền các tín hiệu công suất vượt qua một khoảng các cỡ một
hải lý (1,6 km).
- 1896: Tesla truyền các tín hiệu năng lượng vượt qua một khoảng các khoảng
30 hải lý (khoảng 48 km).
- 1897: Guglielmo Marconi sử dụng trạm phát Radio để truyền tín hiệu mật
mã Morse qua một khoảng cách khoảng 6 km.
- 1897: Tesla nộp hồ sơ lần thứ nhất đăng ký phát minh về các ứng dụng đầu
tiên của ông liên quan đến truyền không dây.
- 1901: Marconi truyền các tín hiệu vô tuyến qua đại dương Atlantic sử dụng
thiết bị của Tesla.
- 1902: Tesla đối chất phản đối Reginald Fessenden – phát minh giao thoa US
( U.S. Patent Interference) No. 21701 về hệ thống chiếu sáng lựa chọn tín
hiệu không dây (System of Signalin (wireless)); chiếu sáng cho đèn nung
nóng dây tóc (incandescent).
- 1904: Tại hội chợ thế giới St. Louis, một giải thưởng đã được trao tặng cho
một kết quả nghiên cứu ứng dụng thành công truyền năng lượng không dây

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -20- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
qua không gian cho mô tô bay với công suất 0,1 Mã lực (75W) đặt khoảng
cách là 30 m.
- 1917: Tháp Wardenclyffe truyền năng lượng của Tesla bị ngừng hoạt động
vì không được cấp kinh phí tiếp từ chính phủ Mỹ.
- 1926: Các nhà khoa học Nhật Bản Shintaro Uda và Hidetsugu Yagi xuất bản
bài báo có nội dung liên quan đến phát kiến về cấu trúc dàn angten “tuned
high-gain directional array”, sau này mang tên Yagi angten.
- 1961: Wiliam C. Brown công bố bài báo về phát triển khả năng về truyền
năng lượng không dây bằng chùm tia vi ba. Đây là một mốc phát triển khá
quan trọng của WPT.
- 1964: Brown trình diễn trên báo CBS News mô hình máy bay trực thăng thu
công suất từ chùn tia viba đủ để có thể bay. Từ năm 1969 đến năm 1975,
Brown đã là Giám đốc kỹ thuật của chương trình JPL Raytheon, ở đó đã
phóng và truyền thành công chùm tia 30 KW qua một khoảng cách 1 hải lý
với hiệu suất đạt 84%.
- 1968: Peter Glaser đề xuất truyền năng lượng không dây thu nhận từ Mặt
Trời sử dụng công nghệ chùm tia công suất (“Powerbeaming” technology).
Đây được coi là thành quả đầu tiên miêu tả về vệ tinh năng lượng mặt trời
(Solar Power Satellite-SPS).
- 1971: GS. Don Otto tại đại học Auckland, New Zealand đã phát triển một xe
điện bánh hơi được cung cấp năng lượng bởi hiện tượng cảm ứng.
- 1975: Liên hợp truyền thông vũ trị Goldstone thực hiện các thí nghiệm
truyền không dây đạt tới hàng chục KW.
- 1988: Một nhóm nghiên cứu về điện tử công suất do Prof. Jonh Boys đứng
đầu tại đại học Auckland ở New Zeland, phát triển một bộ biến đổi (inverter)
điện tử công suất sử dụng kỹ thuật và vật liệu mới và kết luận rằng truyền
công suất cảm ứng có thể thực hiện được. Bộ nguồn công suất không dây
mẫu đầu tiên đã được thiết kế chế tạo. Về sau công ty thương mại của Đại
học Auckland, đã nộp đơn xin patent về công nghệ này.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -21- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
- 1990: Nhóm nghiên cứu của Prof. John Boys phát triển công nghệ mới có
khả năng cung cấp công suất cho một số động cơ xe cơ giới từ cùng một
vòng dây có công suất cảm ứng và chứng minh sự hoạt động độc lập của
từng thiết bị, sau đó Auckland UniServices đưa ra bằng phát minh về công
nghệ này.
- 1996: Công ty Auckland UniServices phát triển hệ thống công suất cung cấp
điện sử dụng nguyên lý truyền công suất cảm ứng để nạp điện (charging) cho
một số thiết bị điện tử với công suất khoảng từ 30-60 kW và cố gắng thương
mại hóa ở New Zeland. Nhóm Prof John Boys đã thực hiện sản phẩm IPT
BUS mang tính thương mại đầu tiên trên thế giới tại Wakarewarewa, New
Zeland.
- 2001: Công ty Splashpower ở Anh Quốc đã sử dụng các cuộn dây cộng
hưởng trong một mặt phẳng để truyền hàng chục Watt vào các thiết bị gia
dụng khác nhau, bao gồm cả đèn, điện thoại di động, PDA, Ipod.v.v....
- 2004: Phương thức truyền công suất cảm ứng đã được sử dụng khá rộng rãi
cho nhiều công đoạn khác nhau, doanh thu đạt giá trị khoảng 1 tỷ USD đối
với lĩnh vực vật liệu bán dẫn, LCD và chế tạo màn hình plasma.
- 2007: Một nhóm nghiên cứu vật lý đứng đầu bởi Prof. Marin Soljacies, ở
MIT, đã truyền năng lượng không dây để thắp sáng một đèn điện 60W với
hiệu suất 40% ở khoảng cách 2m, sử dụng hai cuộn dây có đường kính 60
cm, họ đã phát triển lý thuyết một cách tường minh hơn.
- 2008: Hãng Intel lặp lại các thí nghiệm gốc của Nikola Tesla trong năm 1894
và của nhóm Prof.John Boys trong năm 1988 bằng cách cấp điện không dây
cho một bóng đèn ở khoảng cách gần đạt với hiệu suất 75%.
- 2009: Một tổ hợp mang tên tổ hợp công suất không dây (Wireless Power
Consortium) tuyên bố họ đang hoàn thiện việc thiết lập tiêu chuẩn công
nghiệp mới đối với quá trình nạp điện không dây bằng công nghệ cảm ứng
công suất thấp.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -22- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
- 2009: Một mô hình điện phân tích đơn giản về hệ thống truyền năng lượng
cộng hưởng đã được đề nghị và áp dụng cho quá trình truyền năng lượng
không dây cho một số loại thiết bị điện.
- 2010: Tập đoàn Haier biểu diễn TV với màn hình LCD hoàn toàn không dây
đầu tiên trên toàn thế giới tại hội chợ CES 2010 trên cơ sở về các nghiên cứu
của nhóm Prof. Marin Soljacic’s về WPT và giao diện số không dây trong
nhà (WHDI).
2.3. Khái niệm và đặc điểm trường gần, trường xa
Đây là những khái niệm liên quan đến các vùng truyền sóng của angten
truyền thông đặc trưng. Angten (hoặc aerial), bao gồm angten phát và angten
thu, nó có thể phát hoặc thu các sóng vô tuyến điện từ, là một bộ biến đổi từ tín
hiệu dòng điện sang bức xạ sóng điện từ và ngược lại.
Sóng điện từ do angten phát ra có thể phân chia ra một số vùng miền khác
nhau phụ thuộc cấu trúc của angten, tần số công suất của sóng và sự tương tác
của chúng với không gian truyền sóng. Thường người ta chia ra làm ba vùng:
Trường gần và trường xa (Near field and Far field ), giữa chúng là vùng chuyển
tiếp (Transition zone). Sóng điện từ phát ra từ angten thể hiện đặc tính nổi trội
rất khác nhau trong mỗi vùng từ vị trí anten phát sóng. Sự phân chia ra các vùng
là dựa trên bản chất của trường điện từ là hàm của khoảng cách từ nguồn phát.
Biên các vùng thường được đo bằng hàm của bước sóng. Ở đây cần lưu ý rằng
đặc tính về trường điện từ thay đổi ngay trong từng vùng và phụ thuộc vào cấu
trúc từng loại anten sử dụng để truyền sóng. Một số miền truyền sóng của một
anten đặc trưng theo quan điểm đặc tính sóng và theo tỷ lệ kích thước giữa
anten và bước sóng. Như vậy từ hình trên chúng ta có thể thấy, miền trường gần
(near field) có hai miền, miền không phát xạ (Non-radiative region), và miền
mang đặc tính phá xạ (Radiative region). Độ lớn miền trường gần cỡ 1 bước
sóng λ . Miền trung gian cũng có khoảng cách 1λ. Sau đó là miền trường xa,
sóng điện từ ở đây truyền tự do trong không gian, sóng có thể phân cực hay
không phân cực phụ thuộc vào đặc tính môi trường và tương tác giữa E và H.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -23- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
 Một số đặc tính truyền sóng trong miền trường gần và trường xa
Sóng điện từ bao gồm thành phần điện trường E và từ trường H, tùy theo đặc
tính môi trường chúng ta có thể mang một số đặc tính: suy hao, tán sắc, phân
cực...
a) Trong miền trường gần

Mối quan hệ giữa E và H rất phức tạp, sóng có thể phân cực đồng thời theo
nhiều cách tại cùng một vị trí không gian. Trường điện từ trong miền trường gần
đều là hàm của bước sóng hoặc khoảng cách.
Miền trường gần tương tác (reactive) hoặc không phát xạ (non-radiactive):
Trong miền này mối quan hệ giữa E và H rất phức tạp, từng thành phần (E và
H) có thể nổi trội trong mỗi điểm, các mối tương quan trái chiều cũng có thể
xảy ra trong vùng trường gần. Do vậy, rất khó hoặc không thể xác định chính
xác mật độ bức xạ, khi tính bức xạ không những cần biết độ lớn của E, H mà
còn cần biết phase của chúng. Trong miền này trường điện từ không chỉ có xu
hướng truyền phát hướng ra phía vùng trường xa phía ngoài, mà còn có thành
phần phản ứng đối với sóng điện từ, nghĩa là bản chất của trường bao quanh
angten là có tính rất nhậy cảm và có tương tác. Sóng cũng bị hấp thụ trong miền
này. Ở gần angten, một phần năng lượng có thể truyền qua – lại và lưu trữ tại bề
mặt gần angten. Phần năng lượng này được truyền qua lại từ bề mặt angten tới
vùng trường gần phản ứng bởi bức xạ điện từ với các hiệu ứng tĩnh từ và tĩnh
điện biến đổi một cách rất chậm. Do có một phần năng lượng lưu trú và dịch
chuyển qua lại, và nếu như một trong hai hiệu ứng cảm ứng từ hoặc cảm ứng
tĩnh điện trong miền trường gần phản ứng truyền năng lượng cho các điện từ
trong vật dẫn của angten, thì phần năng lượng này sẽ bị suy hao mất mát.
Miền trường gần phát xạ (reactive): Trong miền này không chứa các thành
phần trường phản ứng từ nguồn angten, vì có khoảng cách hơi xa tính từ bề mặt
angten, do vậy sự liên kết ngược của các thành phần trường khác nhau bị hạn
chế và do vậy sự lưu trữ một phần năng lượng biến đổi qua lại giữa các hiệu
ứng cảm ứng từ và cảm ứng điện dung bị hạn chế và do vậy sự lưu trữ một phần
năng lượng biến đổi qua lại giữa các hiệu ứng cảm ứng từ và cảm ứng điện

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -24- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
dung bị hạn chế. Năng lượng trong miền trường gần phát xạ hoàn toàn là năng
lượng phát xạ mặc dù đặc tính của điện trường E và từ trường H vẫn rấ khác so
với miền trường xa. Mối quan hệ giữa E và H cũng chưa miêu tả được tường
minh.
Miền trường gần định nghĩa theo bước sóng: Một định nghĩa chính xác hơn
được đưa ra trên cơ sở đặc tính truyền sóng. Nếu khoảng cách truyền sóng giữa
các angten phát và thu là lớn hơn 2D 2/λ (trong đó D là kích thước của chiều lớn
nhất của angten (phát) từ đó được tính là trường xa (miền Frauhofer diffraction)
và nếu khoảng cách đó là nhỏ hơn 2D2/λ, thì miền dưới giá trị này là miền
trường gần (miền Fresnel diffraction). Miền phát xạ có đặc tính quan trọng vì
trong miền trường xa thông thường biên độ của sóng giảm theo bậc 1/r, nghĩa là
năng lượng tổng cộng trên đơn vị diện tích tại khoảng cách r từ angten phát tỷ lệ
với 1/r2. Diện tích mặt quả cầu lại tỷ lệ với r2 , do vậy năng lượng tổng cộng qua
mặt quả cầu là không đổi. Điều này có nghĩa là năng lượng trường xa có thể
truyền đi đến khoảng các vô tận.
Trường điện từ trong miền trường gần của một angten có cấu trúc cuộn dây
với đường kính nhỏ thì thành phần từ trường H sẽ nổi trội. Đối với angten có tỷ
số các kích thước r/λ là nhỏ thì trở kháng của cuộn dây là thấp và sóng có đặc
tính chủ yếu là cảm kháng với trạng thái không đối xứng trong miền tương tác
ngắn. Giá trị trở kháng trong trường hợp này được ước lượng như sau:
r r
Z W 2402 2370 (2.1)
 
Trường điện từ trong miền trường gần của một angten có cấu trúc một thanh
ngắn được tích điện thì thành phần điện trường sẽ nổi trội. Đối với kích thước
của tỷ số độ lớn angten trên bước sóng r/λ là nhỏ thì trở kháng của sóng là lớn
và có đặc tính chủ yếu của trở kháng mang tính dung kháng với trạng thái
không đối xứng trong miền tương tác ngắn. Giá trị trở kháng khi này được ước
lượng như sau:
r
Z W 60 (2.2)

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -25- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Trong thực tế thì các thành phần trường điện từ E và H luôn biến đổi và
tương tác lẫn nhau, thường không thể tính được tường minh và cần phải dùng lý
thuyết lượng tử.
b) Trong trường xa
Mối quan hệ giữa E và H mang đặc tính sóng phân cực (phân cực thẳng
đứng, ngang, tròn, ellips) truyền tự do, ở đó E và H luôn đi cùng nhau, tại mọi
thời điểm trong không gian. Trong miền trường xa (Far filed) phân bố của
trường cùng với góc pha nào đó về cơ bản là không phụ thuộc vào khoảng cách
từ nguồn anten phát, và cũng không phụ thuộc vào cấu trúc anten. Trở kháng cả
sóng truyền trong vùng trường xa là tỷ số của độ lớn của điện trường trên từ
trường, trong trường xa chúng có phase giống nhau. Do vậy, trở kháng trong
trường xa sẽ được định nghĩa như sau:
0 1
Z 0 def 0c0 =  (2.3)
c0 0c0

Nếu sử dụng tốc độ ánh sáng là 3x10 8 m/s thì giá trị trở kháng của môi
trường tự do sẽ là:
Z 0  120  377  (2.4)
c, Theo quan điểm của thuyết lượng tử
Trên quan điểm của thuyết lượng tử về tương tác của sóng điện từ thì các
hiệu ứng trường xa là do các photon thực tạo ra trong khi đó các hiệu ứng
trường gần là do sự tương tác hỗn hợp giữa photon thực và photon ảo. Các
photon ảo kết nối các ảnh hưởng trường gần và tín hiệu lại với nhau, có các hiệu
ứng khá phức tạp, nó xuất hiện ở khoảng cách ngắn hơn khoảng cách trường xa
(miền trung gian) trong đó vai trò các photon thực gây ra là chủ yếu. Xét một
cách chi tiết hơn, một số hiện tượng truyền sóng không bình thường trong miền
trường gần có liên quan đến một khái niệm vật lý, đó là hiện tượng liên quan
đến các sóng evanescent truyền dọc theo bề mặt phân cách giữa kim loại – điện
môi ( hay trong trường hợp cụ thể ở đây là giữa bề mặt anten và lớp không khí
tiếp giáp anten. Khi này có một lượng điện tích dao động khi chúng có sự kết
giao với các trường điện từ. Khi đó mật độ sóng điện sẽ biến đổi theo hàm mũ

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -26- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
với khoảng cách tính từ bề mặt kim loại (ở đây là bề mặt thanh anten). Các sóng
evanescent này có khả năng kích thích một cách rất có hiệu quả với sóng điện
từ, nhất là trong vùng ánh sang nhìn thấy. Một sóng evanescent là một sóng
đứng trường gần phát sinh trên biên phân cách và với mật độ biến đổi theo hàm
mũ giảm dần tính từ biên phân cách.
Các sóng Evanescent xuất hiện là một đặc tính quan trọng trong các phương
trình sóng, và về nguyên tắc nó có thể xẩy ra ở bất cứ khung cảnh biên tiếp giáp
nào liên quan đến phương trình sóng. Trong kỹ thuật điện tử các sóng
evanescent được quan sát thấy trong miền trường gần trong vùng cỡ 1/3 bước
sóng cả bất cứ anten radio nào. Trong quá trình hoạt động, anten phát ra trường
điện từ vào xung quanh miền trường gần và một phần năng lượng của trường bị
hấp thụ trở lại, phần năng lượng còn lại thì phát xạ ở dạng sóng điện từ vào
không gian. Trong lý thuyết của cơ học lượng tử, các lời giải sóng evanescent
của phương trình Maxwell cho các thông tin liên quan đến hiện tượng xuyên
hầm lượng tử. Về mặt toán học các sóng evanescent được đặc trưng bởi một
vector sóng, trong đó một hoặc một số thành phần vector có giá trị ảo. Vì rằng
vector có các thành phần ảo, nó có thể có một biên độ nhỏ hơn các thành phần
thực. Nếu góc tới vượt quá một giá trị góc tới hạn để có phản xạ, khi đó vector
sóng của sóng phát có dạng như sau:
k = k y yˆ + k x xˆ = i  ˆy + xˆ (2.5)

Biểu thức này biểu thị một sóng evanescent với thành pần theo trục y là ảo
(ở đây α và β là các số thực và i biểu thị đơn vị ảo).
Thí dụ, nếu phân cực là thẳng, vuông góc với mặt phẳng sóng tới, khi đó
trường điện của bất cứ sóng nào (sóng tới, phản xạ hoặc sóng phát) có thể biểu
thị bằng biểu thức sau:
E ( r , t ) = Re E ( r ) e it ̂z (2.6)

Ở đó ẑ là vector đơn vị theo chiều z. Thay thế dạng sóng evanescent với
vector có số sóng k (như đã chỉ trên), chúng ta có thể viết sóng phát như sau:
E ( r ) = E0e i (iy + 3x)
 E0 e y - i 3x
(2.7)

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -27- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Ở đó α là hệ số suy hao và β là hệ số truyền. Liên kết sóng evanescent được
thể hiện rất cơ bản rõ nét đối với tương tác trường gần trong lý thuyết trường
điện tử. Phụ thuộc vào thành tố của nguồn phát xạ, sóng evanescent được nổi
trội ở dạng hoặc là thành phần trường điện khi có đặc tính điện dung nổi trội
hoặc trường có thành phần từ trường khi đặc tính từ cảm ứng nổi trội. Không
giống như trong vùng trường xa ở đó sóng đạt đến một trạng thái là sóng truyền
trong không gian tự do mang đặc tính bức xạ với trở kháng của một không gian
tự do như biểu thức (2.3, 2.4). Sự liên kết sóng evanescent thường chỉ xảy ra
trong miền trường gần phản ứng (Reactive near field) và như vậy nó có quan hệ
mật thiết với tính chất của hệ vật liệu, nghĩa là quan hệ với các thành phần dòng
điện cảm ứng và với diện tích có trong miền bề mặt vật liệu. Mối liên kết
(coupling) này tương tự như mối liên kết giữa các cuộn dây sơ cấp và cuộn dây
thứ cấp của một biến thế hoặc giữa hai tấm của tụ điện dung. Về mặt toán học,
quá trình này giống như hiện tượng xuyên hầm không phải với các sóng điện từ
mà thay vì bởi các hàm sóng cơ lượng tử.

2.4. Một số phương pháp truyền năng lượng không dây ở trường gần và
trường trung
Kỹ thuật truyền năng lượng không dây ở trường gần chỉ đạt một khoảng
cách có thể so sánh với hoặc hơn một lần so với đường kính của angten phát
(nguồn) phát, và có thể lên tới khoảng cách cỡ ¼ đến ½ bước sóng. Năng lượng
trường gần có đặc tính là không bức xạ, có một số mất mát bức xạ thường xẩy
ra. Ngoài ra các mất mát trên điện trở môi trường cũng thường xuyên xuất hiện.
Truyền trường gần thường sử dụng nguyên lý cảm ứng từ, tuy nhiên cũng có
khả năng sử dụng cảm ứng điện dung để truyền năng lượng. Sau đây chúng ta
xét một cách chi tiết hơn.
2.4.1. Phương pháp liên kết cảm ứng từ
Truyền năng lượng thực hiện bởi liên kết cảm ứng từ đó chính là cảm ứng
tương hỗ từ trong một biến thế điện (transformer). Đây là một ví dụ đơn giản
nhất về truyền năng lượng không dây được dung sớm nhất. Ở đây các mạch
điện sơ cấp và thứ cấp không trực tiếp nối với nhau. Nhược điểm chính của cách

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -28- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
này là khoảng cách truyền rất ngắn. Hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ở sát ngay
bên nhau, hoặc lồng vào nhau.
Cảm ứng tương hỗ sẽ xuất hiện khi có sự thay đổi dòng điện trong một
cuộn dây, khi đó sẽ có điện thế cảm ứng trong cuộn dây bên cạnh. Đây là cơ chế
làm việc quan trọng của transformator. Nhưng nó cũng gây sự cảm ứng không
mong muốn giữa các cuộn dây dẫn trong một mạch điện. Hệ số cảm ứng M có
giá trị giữa 1 và 0, nó có giá trị được tính bằng công thức sau:
M = k L1 L2 (2.8)

Ở đó k là hệ số hỗ cảm (coupling coefficient) với 0 ≤ k ≤1, L1 là độ cảm


của cuộn dây sơ cấp và L2 là độ cảm của cuộn dây thứ cấp. Điện thế trong cuộn
dây sơ cấp (V 1) được tính như sau:
dI1 dI
V1 L1 M 2 (2.9)
dt dt
Khi biết số vòng trong cuộn dây sơ cấp và số vòng trong cuộn dây thứ
cấp, mối liên hệ thế hiệu giữa hai cuộn dây được tính bằng công thức dưới đây:
Ns
V s V p (2.10)
Np

Vs : thế hiệu rơi của cuộn dây thứ cấp


Vp : thế hiệu rơi của cuộn dây sơ cấp
Ns : số vòng trong cuộn dây thứ cấp
Np: số vòng trong cuộn dây sơ cấp
2.4.2. Truyền năng lượng bằng phương pháp cảm ứng điện từ
a, Truyền năng lượng theo nguyên lý cảm ứng điện từ cộng hưởng
Hiện tượng cộng hưởng điện có thể xẩy ra trong một mạch điện LC tại
một tần số cộng hưởng khi mạch điện thỏa mãn một số điều kiện xác định. Hiện
tượng cộng hưởng này thường xẩy ra khi trở khàng giữa lối vào và lối ra gần
bằng giá trị 0 và hàm truyền đạt cực đại, có giá trị bằng 1. Tại tần số cộng
hưởng, các mạch điện sẽ phát ra tiếng kêu rung rú, và thường phát sinh ra điện
thế lớn hơn điện thế cung cấp ở lối vào. Hiện tượng này được sử dụng rộng rãi
trong lĩnh vực truyền năng lượng không dây.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -29- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Mạch điện chưa thành phần L và C, khi đặt một thế hiệu vào mạch điện
thì sẽ có một trường điện từ sinh ra trong cuộn cảm L, trường này làm phát sinh
dòng điện, dòng điện này sẽ nạp điện tích vào hai má của tụ điện, khi đầy điện
tích sẽ có quá trình phóng điện tạo ra dòng điện, dòng điện này lại tạo ra từ
trường trong cuộn cảm, quá trình này cứ lặp đi lặp lại. Trong một số trường hợp
cộng hưởng xảy ra khi giá trị cảm kháng bằng giá trị dung kháng và năng lượng
điện dao động giữa từ trường của cuộn cảm và điện trường của điện dung. Tại
cộng hưởng thì trở kháng nối tiếp của hai thành phần là cực tiểu còn trở kháng
song song là cực đại.
Hiện tượng cộng hưởng được sử dụng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực,
như để dò tìm sóng (tuning) trong radio, và lọc sóng chỉ cho một tần số đi qua
dung trong kỹ thuật đo lường. Tại tần số cộng hưởng giá trị cảm kháng và dung
kháng có độ lớn bằng nhau nêu ta có:
1
 (2.11)
LC
trong đó  2 f , là tần số cộng hưởng có đơn vị là [Hz]. L là cảm kháng có
đơn vị là [H], C là điện dung có đơn vị là [F] khi sử dụng hệ đơn vị SI.
b, Truyền năng lượng cộng hưởng
Truyền năng lượng cộng hưởng (Resonant energy transfer) hoặc liên kết
cảm ứng cộng hưởng (resonant inductive coupling) là sự truyền năng lượng
không dây trường gần giữa hai cuộn dây, chúng có cộng hưởng cao tại cùng một
tần số. Biến thế cộng hưởng là thiết bị thường được dùng để thực hiện việc này.
Trong số nhiều biến thế cộng hưởng thì loại biến thế cộng hưởng này có hệ số
phẩm chất Q cao và thường không dùng lõi sắt dể loại trừ sự suy hao do lõi sắt
gây ra. Các cuộn dây trong biến thế công hưởng có thể nằm chung trong một
khối cạnh nhau hoặc các cuộn dây nằm tách biệt ở hai khối thiết bị khác nhau.
Truyền năng lượng cộng hưởng bằng cách cấp dòng điện cho một cuộn dây,
dòng điện này tạo ra từ trường dao động, nếu chỉ có một cuộn dây thì năng
lượng dao động sẽ phát ra không gian xung quanh và mất dần năng lượng sau
một số chu kỳ dao động. Thế nhưng, nếu có một hoặc các cuộn dây khác nhau ở

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -30- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
gần hoặc cách xa một khoảng cách nào đó từ cuộn dây sơ cấp thì tại tần số cộng
hưởng chung, các cuộn dây thứ cấp có thể lấy phần lớn năng lượng từ cuộn dây
sơ cấp trước khi chúng bị suy hao. Các trường xuất hiện nổi trội ở đây là trường
gần không phát xạ với các sóng evanescent như đã bàn ở trên.
Năng lượng dao động sẽ truyền qua – lại giữa từ trường trong cuộn dây
và điện trường qua tụ điện tại tần số cộng hưởng. Theo lý thuyết trường gần,
dao động cổ điển này sẽ tắt dần với một tốc độ xác định phụ thuộc vào hệ số
phẩm chất Q. Sự mất năng lượng chủ yến do điện thế rơi trên điện trở kí sinh và
do phát xạ vào không gian, tuy nhiên nếu có một hay một số cuộn dây thứ cấp
cắt ngang đường sức từ trường thì các cuộn này có khả năng hấp thụ phần năng
lượng lớn hơn nhiều so với phần mất mát trong mỗi chu kì.
Bằng cách này năng lượng được truyền đi. Trong cuộn dây sơ cấp thường
có các thành phần L, C và R (điện trở kí sinh) do vậy hệ số phẩm chất được xác
định như sau:
1 L
Q (2.12)
R C
Vì Q rất lớn, giá trị có thể lên đến 1000 với lõi không khí trong cuộn dây,
chỉ cần có một phần nhỏ năng lượng trường dùng vào việc liên kết từ cuộn này
đến cuộn kia để tạo ra hiệu suất cao. Hệ số liên kết là tỷ phần của dòng chảy của
cuộn sơ cấp cắt cuộn thứ cấp, và nó là hàm của kích thước hệ thống, giá trị của
hệ số liên kết nằm giữa 0 và 1.
Theo các tác giả của nhóm Marin Soljacic phát minh trường cộng hưởng
của hai hệ thống 1 và 2 được biểu thị gần đúng bằng:
F (r , t ) a1(t ) F1(r ) a2 (r ) F2 (r ) , ở đó F1 và F 2 là các mode riêng của hai hệ thống

1,2 riêng rẽ, và biên độ của trường là a 1(t) và a 2(t) trong một số trường hợp, đối
với các mode thấp được biểu thị như sau:
da1
 i(1 
i 1 2
) a1 ika
dt
(2.13)
da2
 i(2 i 2)a2 ika
1
dt

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -31- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Ở đó 2 , 1 là các tần số riêng của hai hệ thống riêng biệt, 2 , 1 là các độ
rộng miền cộng hưởng chứa các mất mát riêng phần (hấp thụ và phát xạ), k là
hệ số liên kết (coupling coefficient). Phương trình (2.13) biểu thị rằng tại tần số
cộng hưởng 1  2 và 1  2 các mode bình thường tổ hợp của hệ thống tách ra
bởi 2k. Năng lượng sẽ trao đổi như nhau giữa hai hệ thống tại thời gian П/k và
gần như rất hoàn hảo, trừ phi đối với hệ có các mất mát. Giá trị này là cực tiểu
khi tốc độ liên kết nhanh hơn tốc độ mất mát ( k  2 ). Để truyền năng lượng
thường cần hệ thống có liên kết mạnh, khi đó cần thỏa mãn tỷ số k / ( 1 2 ) 2  1 .
Hiệu ứng “cảm ứng cộng hưởng điện từ” hoặc “liên kết cảm ứng cộng hưởng”
có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc truyền năng lượng không dây. Đặc biệt,
về sự phụ thuộc của hiệu suất vào khoảng cách truyền.
Cảm ứng điện từ là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến theo nguyên lý
sau: khi một cuộn dây sơ cấp phát sinh từ trường vượt trội (predominantly) do
dòng điện thì qua cảm ứng sẽ phát sinh một dòng điện trong một cuộn dây thứ
cấp có trong không gian của từ trường của cuộn sơ cấp. Tuy nhiên cường độ
dòng điện xuất hiện trong cuộn dây thứ cấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
và thông thường kết quả đạt được về phương diện độ lớn của quá trình truyền
năng lượng không như mong muốn.
Khi ứng dụng hiện tượng cộng hưởng tại tần số giống nhau ở hai cuộn
dây thì hiệu suất truyền năng lượng có thể tăng lên đáng kể do có hiện tượng
“xuyên hầm của sóng điện từ mang năng lượng” tới cuộn thứ cấp. Khi hiện
tượng liên kết cộng hưởng xuất hiện thì trong hai cuộn dâu xuất hiện độ cảm
ứng tương hỗ tại một tần số cộng hưởng, và dòng điện dạng hình sin cung cấp
vào cuộn dây sơ cấp thường bị biến dạng dạng tín hiệu hình vuông hoặc một
dạng tín hiệu quá độ có độ méo nào đấy, và như vậy tạo ra sự tương tác liên kết
mạnh hơn trong hệ thống truyền năng lượng. Bằng cách này một lượng công
suất đáng kể có thể truyền không dây với tốc độ rất nhanh qua một khoảng cách
xa hơn sơ với lý thuyết truyền sóng trường gần cổ điển đã tính toán, khoảng
cách truyền năng lượng thường đạt cỡ hàng đơn vị mét. Không giống như các
cuộn dây có nhiều lớp cuốn lên nhau trong các biến thế không cộng hưởng, các

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -32- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
cuộn dây dùng trong cảm ứng cộng hưởng, cả cuộn sơ cấp và thứ cấp, là các
cuộn dây hình ống (solenoids) đơn lớp hoặc cuốn spiral trên một mặt phẳng với
các điện dung nối tiếp, với cấu trúc tổ hợp này cho phép thành phần bên phía
thu có thể điều chỉnh với tần số bên phần phát và giảm các mất mát.
c, Truyền năng lượng không dây theo nguyên lý cảm ứng tĩnh điện (liên kết điện
dung)
Trong hiệu ứng cảm ứng tĩnh điện hoặc liên kết điện dung thường cần
một điện trường cao có gradient hoặc có điện dung vi phân giữa các điện cực
(các điện cực này không được tiếp đất vì mặt đất có tính dẫn điện, chúng đã
được treo lơ lửng lên phía trên mặt đất bằng các sợi dây cách điện) để truyền
năng lượng không dây với sự chênh lệch về thế hiệu xoay chiều tần số cao
truyền giữa hai tấm mặt phẳng tụ điện ( hoặc hai chốt dạng đĩa).
Như vậy, có thể thấy lực tĩnh điện qua môi trường tự nhiên dẫn điện có
trong từ trường thay đổi có khả năng truyền năng lượng từ phần phát đến phía
phần thu. Đôi khi người ta còn gọi hiệu ứng này là hiệu ứng Tesla, đó là một
trong những ứng dụng của dịch chuyển điện, nghĩa là đường dẫn của năng
lượng điện qua không gian và vật chất khác với cơ chế chêch lệch điện thế rơi
trên một dây dẫn.
2.4.3. Một số ứng dụng của truyền năng lượng trường gần
Hiệu ứng cảm ứng điện từ, cảm ứng cộng hưởng điện từ được ứng dụng khá
nhiều trong một số lĩnh vực khác nhau, ví dụ trong:
- Bộ chuyển đổi đèn huỳnh quang ca tốt lạnh (Cool Cathode Fluresent Lamp).
- Liên kết giữa các tầng của máy thu Radio super-heterodyne.
- Biến thế cộng hưởng (Reasonant transfomers), ví dụ như cuộn dây Tesla, có
thể tạo ra thế hiệu rất cao (có thể phát tia chớp điện hoặc không phát ra tia
chớp).
- Tạo ra không những thế cao mà cả dòng cao dùng trong máy phát Vande
Graaff.
- Các hệ điện tử không dây Witricity, RFID và các thẻ thông minh không tiếp
xúc.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -33- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
Một số kết quả thí nghiệm về truyền năng lượng không dây trường gần và
trường trung bình có thể xem trong phần lịch sử phát triển ở phần trên.
2.5. Truyền năng lượng không dây với trường xa
Phương pháp trường xa thực hiện cho khoảng cách xa, thường bằng chục
km trở lên trong đó khoảng cách lớn hơn rất nhiều so với kích thước của thiết
bị. Như vậy dùng các phương pháp truyền năng lượng trường gần thì không thể
truyền công suất đi xa. Khác với truyền tín hiệu vô tuyến, ở đó tín hiệu mang
cấu trúc thông tin với công suất rất bé, cỡ từ nW đến µW, ở tại đầu ra hiển thị
(loa) ở thiết bị thu cần khôi phục lại dạng tín hiệu thông tin tiếng nối hai hình
ảnh. Còn trong trường hợp truyền năng lượng thì dùng dải tần cũng rất hẹp hoặc
ở tại một tần số, việc truyền (mật độ) công suất cao với hiệu suất thu được ở
phía thiết bị thu là quan trọng nhất. Để truyền năng lượng trường xa đến nay
người ta thường dùng công nghệ chùm tia công suất (powerbeaming
technology), có nghĩa là tạo ra bức xạ ở dạng chùm tia có mật độ công suất cao,
rồi phóng về phía thiết bị thu. Ở phía đầu thu có thiết bị angten thu, bộ chuyển
đổi điện, rồi đưa ra mạng lưới điện chung. Do các nguyên lý khác nhau nên
cách xử lý và sử dụng công nghệ ở hai phương pháp truyền thông tin và truyền
công suất không dây cũng rất khác nhau ở nhiều khía cạnh.
2.5.1. Công nghệ chùm tia công suất, khoảng cách truyền và hiệu suất
a, Khái quát
Kích thước của các thiết bị phát và thu trong trường xa phụ thuộc chủ yếu
vào khoảng cách truyền năng lượng, vào bước sóng sử dụng, sự hấp thụ, suy
hao và tán xạ của môi trường đối với bước sóng của chùm tia sử dụng. Các vấn
đề này không những đối với các chùm tia bức xạ radio, mà cả cho các chùm
Laser. Điều kiện Rayleigh khẳng định rằng bất cứ sóng radio, sóng Viba, tia
Laser nào sẽ lan truyền và dần suy hao, khuếch tán khi vượt qua một khoảng
cách. Angten phát càng lớn, hoặc cấu trúc Laser càng lớn so với bước sóng bức
xạ thì chùm tia càng chụm với mật độ cao, là hàm của khoảng cách và sự lan
truyền càng ít ra các phía bên cạnh. Truyền năng lượng bằng chùm tia Viba sẽ

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -34- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
có hiệu quả hơn truyền bằng chùm laser, vifnos sẽ ít bị suy hao do sự hấp thụ
bởi môi trường (có hơi nước, mây mưa, bụi, plasma…).
Phương pháp thu năng lượng mặt trời từ vũ trụ, biến đổi sang dạng chùm
tia Viba hay chùm tia Laser truyền về Trái đất, sau đó biến đổi thành năng
lượng điện truyền đến nơi sử dụng. Phương pháp này dùng vệ tinh năng lượng
mặt trời (Solar Power Sateline – SPS) để thu năng lượng mặt trời, biến đổi sang
chùm tia viba (laser) rồi truyền về Trái đất. Ở phía thu, có angten chỉnh lưu biến
đổi tia vi ba lại thành điện năng (DC, AC) rồi đưa đến nơi sử dụng. Phương
pháp tiếp cận này có nhiều ưu điểm nổi trội như năng lượng mặt trời trong vũ
trụ có cường độ cao gấp 8 lần cường độ trên mặt đất, thiết bị SPS trên vũ trụ
hầu như không cần bảo trì bảo dưỡng. Ngoài vũ trụ, trên quỹ đạo GEO năng
lượng mặt trời hầu như có quanh năm, có hiệu ứng bơm gần như liên tục đưa
năng lượng xuống mặt đất rồi chuyển đổi thành điện một chiều hoặc xoay chiều
để dẫn đi đến nơi xa để tiêu thụ. Hệ hống SPS yêu cầu điện tích nhỏ hơn khoảng
1/5 lần so với hệ thống thu năng lượng mặt trời trên mặt đất. Một tấm panel PV
hoạt động thường xuyên ở Mỹ sẽ cho trung bình từ 19 đến 56 w/m2. Còn một
rectenna của SPS có thể cho liên tục 230 w/m2 . Kích thước của rectenna yêu cầu
để thu 1w chỉ bằng từ 8.2% đến 24% của kích thước của PV trên mặt đất. Một
hệ thống SPS có thể cấp năng lượng cho bất cứ một khu vực nào trên mặt đất,
cả vùng sâu vùng xa, các trạm quân sự trên các hải đảo xa… chỉ cần hướng
angten phát năng lượng về vị trí mong muốn và đặt angten thu nơi mong
muốn… Tuy nhiên phương pháp này cần đến nhiều giải pháp khoa học công
nghệ cao tổ hợp lại đan xen vào nhau, cần chi phí lớn để phóng vệ tinh SPS lên
quỹ đạo, chị phí ban đầu đắt tiền. Hiện nay giá thành phóng tên lửa đưa vệ tinh
SPS lên quỹ đạo khá lớn, vệ tinh càng nặng càng đắt. Giá phóng hiện nay lên
quỹ đạo LEO cỡ từ 6600 – 11000 USD/kg tùy từng hãng. Theo ước tính trong
tương lai giá thành vào khoảng 400 – 500 USD/kg để đưa lên quỹ đạo LEO là
có thể chấp nhận được. Theo các số liệu thiết kế hiện nay thì một vệ tinh SPS có
thể tạo ra 8.75 TeraWatt-Giờ (Tw.h) điện năng trong một năm hoặc 175 TW.h
sau chu kỳ thời gian sống, ví dụ là 12 năm. Theo giá điện năm 2006 là

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -35- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
0,22 USD/KW.h (giá ở Anh) thì một SPS có thể truyền năng lượng về vị trí đặt
rectenna trên mặt đất là 1,93 tỷ USD một năm hay cho 38,6 tỷ USD trong
khoảng thời gian sống của vệ tinh SPS . Còn một SPS nhỏ kinh tế hơn cung cấp
4 GW thì có thể cho 154 triệu USD trong thời gian sống của nó. Còn nếu giá
điện là 5 cent như ở Bắc Mỹ hiện nay thì một SPS cho 5 GW vào mạng ở mặt
đất trong vòng 20 năm thì sẽ cho số tiền là 43,3 tỷ USD.
b, Quá trình hình thành và phát triển
Ý tưởng sử dụng năng lượng mặt trời ngoài vũ trụ đưa về Trái đất để
phục vuk cho một số mục đích như biến đổi thành năng lượng điện, nhiệt, phục
vụ cho anh ninh quốc phòng đã có từ lâu nhưng mãi đến năm 1968 khi có khái
niệm về hệ thống vệ tinh năng lượng (Solar power Satellite – SPS) chính thức
được đưa ra, thì hướng này mới được phát trọng. Mỹ đang đưa một dự án vào
sử dụng thử nghiệm vào tháng 10 năm 2010, Nhật Bản quyết tâm đạt kết quả
ứng dụng sau một số năm tới (dự kiến trước năm 2020).
2.5.2. Công nghệ truyền năng lượng bằng chùm tia Laser công suất cao
a, Một số ưu điểm nổi trội
Truyền bức xạ laser đơn sắc cho phép tạo ra các chùm tia có diện tích hẹp
với năng lượng cao, có thể vượt qua một quãng đường xa. Khi sử dụng các
modul Laser – photovoltage bán dẫn tích hợp sẽ cho phép tạo ra sản phẩm nhỏ
và nhẹ, rất có ưu thế trong sự việc phóng lên vũ trụ và các ứng dụng khác. Có
khả năng hoạt động không có sự giao thoa với tần số radio gây kích động cho
các hệ thống thông tin (wi-fi và cell phone). Một số ưu điểm nữa là có thể điều
khiển sự tiếp cận, hướng chùm năng lượng laser phát rất cao đến mục tiêu theo
ý muốn, chứ không phải phát theo mọi hướng hoặc loe ra dạng hình nón khó tập
trung năng lượng cao, khó điều khiển (như ở trường hợp viba).
b, Một số nhược điểm chính
Quá trình chuyển sang ánh sáng laser thường có hiệu suất thấp, mặc dù
hiện nay có công nghệ mới sử dụng các hiệu ứng lượng tử có thể đạt hiệu suất
cao hơn trước. Việc biến đổi từ chùm tia laser sang năng lượng điện ở đầu thu
cũng đạt hiệu suất không cao, với công nghệ hiện nay mới chỉ đạt hiệu suất cỡ

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -36- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
30% đến cỡ 40%. Khi truyền qua tầng khí quyển thì chùm tia laser bị hấp thụ
khá lớn. Cũng giống như khi truyền viba, phương pháp này khi truyền cần trực
tiếp từ máy phát đến mục tiêu theo đường thẳng, như vậy chỉ có thể truyền khi
không có các vật cản ở ngang đường truyền.
c, Vũ khí laser
Công nghệ chùm tia Laser công suất ao đã được nghiên cứu khám phá
chủ yến cho các loại vũ khí quân đội hiện đại. Vũ khí dùng năng lượng trực tiếp
của laser – DEW (Directed Energy Weapon) năng lượng laser phát ra theo một
chiều hướng đến mục tiêu để tiêu diệt, không cần các thao tác điều khiển gì
khác. Nó sẽ truyền năng lượng cực lớn đến mục tiêu để phá hủy do nhiệt lượng
cao, có thể làm nóng chảy, đốt cháy hay phá hủy. Hiện nay đã có một số loại vũ
khí laser đang sử dụng, một số khác đang nghiên cứu, ngoài ra nhiều loại vũ khí
mới đang được mô tả trong các tiểu thuyết viễn tưởng. Năng lượng dùng trong
chế tạo vũ khí laser có thể ở trong một số dạng sau:
- Bức xạ điện tử (cụ thể như tia viba và laser) (có tên là deadray hay rayguns).
- Dạng hạt khối lượng có năng lượng cao (vũ khí chùm hạt).
- Âm thanh (vũ khí âm thanh).
- Lửa ( vũ khí phun lửa).

Hình 2.1: Mô hình truyền nạp năng lượng không dây sử dụng chùm tia lazer

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -37- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 2: Các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
2.6. Kết luận chương
Kết thúc chương 2 giúp ta hiểu thêm truyền năng lượng không dây khác với
truyền thông tin không dây.
Hiểu rõ các phương pháp truyền năng lượng sử dụng sóng điện từ
 Truyền năng lượng sóng điện sóng điện từ bằng cảm ứng cộng hưởng
 Truyền năng lượng sóng điện sóng điện từ sử dụng sóng siêu cao tần
 Truyền năng lượng sóng điện sóng điện từ sử dụng sóng ánh sáng
Để hiểu rõ hơn phương pháp truyền năng lượng không dây sử dụng cảm ứng
cộng hưởng, chi tiết sẽ được trình bày trong chương tiếp theo

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -38- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
CHƯƠNG 3
TRUYỀN NĂNG LƯỢNG SÓNG ĐIỆN TỪ SỬ DỤNG
CẢM ỨNG CỘNG HƯỞNG
3.1. Nội dung nghiên cứu
Trong chương 3 nghiên cứu chuyên sâu phương pháp truyền năng lượng
sử dụng cảm ứng cộng hưởng. Nghiên cứu mạch tạo dao động cộng hưởng L-C.
Nghiên cứu cấu trúc Pin lion, nguyên lý nạp xả pin, cấu trúc nguyên lý hoạt động
mạch nạp pin
3.2. Dao động điện từ
Mạch dao động là 1 mạch điện gồm 1 cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối
tiếp với 1 tụ điện có điện dung C thành 1 mạch điện kín. Nếu điện trở của mạch
rất nhỏ, coi như bằng không, thì mạch là 1 mạch dao động lí tưởng. Tụ điện có
nhiệm vụ tích điện cho mạch, sau đó nó phóng điện qua lại trong mạch nhiều
lần tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.
Khi đó trong mạch có 1 dao động điện từ với các tính chất:
- Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở
tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
- Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn
theo 1 tần số chung.
- Tại mọi thời điểm, tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
là không đổi, nói cách khác năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.
- Khi 1 từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra 1 điện trường xoáy (là
1 điện trường mà các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ). Ngược
lại khi một điện trường biến thiên theo thời gian nó sinh ra 1 từ trường xoáy
(là 1 từ trường mà các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức của điện
trường).
- Dòng điện qua cuộn dây là dao động dẫn, dao động qua tụ điện là dao động
dịch (là sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ)
- Điện trường và từ trường là 2 mặt thể hiện khác nhau của 1 loại trường duy
nhất là điện từ trường.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -39- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
- Để phát sóng điện từ người ta mắc phối hợp 1 máy phát dao động điều hoà
với 1 ăngten (là 1 mạch dao động hở).
- Để thu sóng điện từ người ta mắc phối hợp 1 ăngten với 1 mạch dao động có
tần số riêng điều chỉnh được (để xảy ra cộng hưởng với tần số của sóng cần
thu).
- Năng lượng của sóng tỉ lệ với bình phương của biên độ, với luỹ thừa bậc 4
của tần số. Nên sóng càng ngắn (tần số càng cao, do λ= c/f ) thì năng lượng
sóng càng lớn.
 Các đại lượng đặc trưng dao động điện từ
- Điện tích tức thời:
q q 0 cos t  (3.1)

- Hiệu điện thế (điện áp) tức thời:


q q0
u  cos t    t 
U0 cos   (3.2)
c C
- Dòng điện tức thời:
  
q0 sin t 
i  q'     I
0 cos  t 
  (3.3)
 2 

→ u, q dao động cùng pha; i sớm pha hơn u, q 1 góc π/2.


- Cảm ứng từ:
  
B B0 cos t    (3.4)
 2 
1 1
Trong đó:   là tần số góc riêng T 2  LC là chu kỳ riêng f  là
LC 2 LC
tần số riêng.
q0
I 0 q0  (3.5)
LC

q0 I L
U0  LI 0
 0  
I0 (3.6)
C C C

- Năng lượng điện trường:


1 1 q2 q2
Wc  Cu 2  qu   0 cos2  
t  (3.7)
2 2 2C 2C

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -40- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
- Năng lượng từ trường:
1 q2
WL  Li 2  0 sin 2 t   (3.8)
2 2C
- Năng lượng điện từ:
1 1 q2 1 2
W Wd Wt W  CU02  q0 U0 0 LI0 (3.9)
2 2 2C 2

- Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kỳ T thì Wđ và Wt biến


thiên với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kỳ T/2.
- Mạch dao động có điện trở thuần R ≠ 0 thì dao động sẽ tắt dần. Để duy trì
dao động cần cung cấp cho mạch một năng lượng có công suất:
2 C 2U 02 RCU 02
P I 2 R  R  (3.10)
2 2L
- Khi tụ phóng điện thì q và u giảm và ngược lại. Quy ước: q > 0 ứng với bản
tụ ta xét tích điện dương thì i > 0 ứng với dòng điện chạy đến bản tụ mà ta
xét.
2 L 2
u  i U 02

- Mối liên hệ giữa các giá trị u, i, U 0 và I0 :  C (3.11)
C u 2 i 2 I 2

L
0

 Góc quay của tụ xoay:


- Công thức xác định điện dung của tụ điện phẳng:
.S
C (3.12)
4.9.10 9.d

- Khi tụ quay từ min đến α (để điện dung từ Cmin đến C) thì góc xoay của tụ là:
C Cmin
 
 max   .( max  min ) (3.13)
Cmax Cmin

- Khi tụ quay từ vị trí về vị trí α (để điện dung từ C đến ) thì góc xoay
 C
của tụ là:
C max C
 
 max 
 .( max min ) (3.14)
C max C min

- Cấp năng lượng ban đầu cho tụ:

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -41- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
1
Wc  CE2 (3.15)
2
E là suất điện động của nguồn, C là điện dung tụ.
- Cấp năng lượng ban đầu cho cuộn dây:
2
1 1 E 
WL  LI 02  L   (3.16)
2 2 r 

r là điện trở trong của nguồn.


- Cho mạch dao động với L cố định. Mắc L với C1 được tần số dao động là f1,
mắc L với C2 được tần số là f2.
- Khi mắc nối tiếp C1 với C2 rồi mắc với L ta được tần số f thỏa:
f 2  f1 2 f22 (3.17)
- Khi mắc song song C1 với C2 rồi mắc với ℓ ta được tần số f thỏa mãn:
1 1 1
2
 2  2 (3.18)
f f1 f2

3.3. Mạch cộng hưởng LC


Mạch LC lý tưởng

Hình 3.1: Mạch cộng hưởng L-C lý tưởng.


Mạch dao động LC là một mạch điện bao gồm 1 cuộn dây và 1 tụ điện
mắc song song với nhau (như hình trên). Bản thân mạch dao động LC là một
mạch không hề dao động trừ phi ta cấp 1 nguồn điện V hoặc cung cấp một
từ thông biến thiên ban đầu vào cho mạch .
Ở đây để cho dễ hiểu ta hình dung cuộn dây đóng vai trò như một máy
phát điện và tụ điện đóng vai trò như một bình ắc quy lưu điện. Chuyện gì xảy
ra khi ta cấp nguồn điện ban đầu vào cho mạch LC này ?

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -42- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
Nếu ta cấp 1 nguồn điện V vào mạch LC ngay lập tức tụ điện được nạp đầy
còn cuộn dây thì sinh ra từ trường như 1 thanh nam châm.
Khi ta ngắt nguồn điện cấp cho mạch LC, Tụ điện phóng vào cuộn dây 1
dòng điện giảm dần, lúc này từ trường trong cuộn dây từ cực đại và biến thiên
trở thành cực tiểu. Theo định luật cảm ứng điện từ cuộn dây lại sinh ra một
dòng điện cảm ứng có chiều chống lại sự mất mát của từ trường, dòng điện
này ngược chiều với dòng điện cấp vào ban đầu cho mạch LC.
Dòng điện cảm ứng sinh ra lúc này lại nạp ngược lại vào tụ điện, lúc này
tụ điện được tăng điện áp và cuộn dây lại tăng dần từ thông theo chiều
ngược lại, hiện tượng cảm ứng điện từ lại xảy ra và cứ như thế bên trong
mạch LC tồn tại 1 dòng điện xoay chiều hình sin.
Dòng điện dao động này sẽ đạt cực đại và duy trì mãi mãi khi điện trở động
của cuộn dây (cảm kháng) và dung kháng của tụ điện có giá trị điện trở
bằng nhau. Lúc này mạch dao động LC đạt đến trạng thái gọi là cộng hưởng
LC.
Mạch LC thực tế

Hình 3.2: Mạch cộng hưởng L-C thực tế.


Trong thực tế vì cuộn dây L được cấu tạo từ vật liệu như đồng, nhôm,
hay cao cấp hơn là vàng (không phải siêu dẫn) nên ngoài cảm kháng của
cuộn dây còn có điện trở thuần của nó. Tụ điện cũng vậy ngoài dung
kháng của tụ còn có điện trở thuần của tụ vì dung môi cấu tạo nên tụ không
cách điện hoàn toàn. Chính vì vậy mạch cộng hưởng LC trong thực tế còn có
thêm một điện trở thuần làm tiêu hao năng lượng bên trong mạch. Do đó tín

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -43- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
hiệu trong mạch cộng hưởng LC chính là các dao động tắt dần có dạng hình
chuông có dạng như hình dưới

Hình 3.3: Dao động tắt dần của mạch cộng hưởng L-C
Hình trên cho chúng ta thấy điện áp kích thích cho mạch cộng hưởng LC
là sóng vuông (màu vàng ) và dòng điện bên trong khung cộng hưởng LC có
dạng hình chuông (màu xanh bên dưới )
- Tìm hiểu nguyên lý truyền và nạp điện không dây
Sơ đồ khối:
Phần phát sóng Phần thu sóng
Nguồn cung cấp điện từ
điện từ

Nguồn cung cấp:

Nguồn
Diode

Ngõ điện áp
chỉnh

IC ổn áp Mạch lọc
lưu

220V
ra

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -44- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
Hình 3.4: Sơ đồ khối nguồn cung cấp

Là cung cấp điện cho bộ phận phát sóng điện từ được tạo ra từ nguồn cao
áp 220V tạo thành nguồn điện áp 15V này chính là nguồn nuôi chủ yếu cho
các linh kiện trong mạch hoạt động. Lấy điện áp xoay chiều 24V từ ngõ ra
của biến thế, qua 4 Diode 4007, chỉnh lưu toàn kỳ. Sau đó ta tiếp tục cho qua
IC ổn áp nguồn LM7815 để ngõ ra được điện áp ổn định 15V, dòng tối đa
1A. Các tụ 1000uF nhiệm vụ lọc nguồn, giúp cho điện áp ngõ ra ít nhấp nhô(
phẳng) hơn.
Phần phát sóng điện từ

Hình 3.5: Sơ đồ khối mạch phát sóng điện từ


- Hệ thống phát gồm những khối như:
- Nguồn: Cung cấp nguồn cho toàn mạch
- Định hướng: Hay còn gọi là lái
- Bộ tạo xung dao động kiểm soát được
- Bảo vệ mạch: Phần này có thể coi như tự điều chỉnh độ lợi
- Khuếch đại công suất
- Khung dao động LC

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -45- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng

Phần thu sóng điện từ

Hình 3.6: Sơ đồ khối mạch thu sóng điện từ


Gồm:
- Khung cộng hưởng LC
- Chỉnh lưu
- Ổn áp nguồn
- Mạch bảo vệ quá tải nếu cần

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -46- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
Hình 3.7: Mô hình truyền nạp năng lượng sóng điện từ.

Hình 3.8: Dạng sóng điện từ truyền khi có vật cản


Chú thích: 1: Các đường sức từ
2: Nguồn điện cung cấp
3: Môi trường có vật cản
4: Vòng dây thu và Tải
3.4. Cấu trúc và nạp năng lượng pin Lion
Pin lithium ion hay pin Li-ion là loại pin có thể sạc lại trong đó các ion
lithium di chuyển từ điện cực âm đến cực dương trong quá trình xả, và trở lại
khi sạc. Pin li-ion sử dụng một hợp chất lithium làm vật liệu điện cực.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -47- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng

Hình 3.9: Hình ảnh nạp xả pin Lion

 Cấu tạo:
Ba thành phần chức năng chính của một pin li-ion là điện cực âm, điện cực
dương và chất điện phân. Điện cực âm của một Cell pin li-ion thông thường
được làm từ carbon. Điện cực dương là một oxit kim loại, và chất điện phân là

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -48- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
muối lithium trong dung môi hữu cơ. Vai trò điện hóa của các điện cực thay đổi
giữa cực dương và cực âm, tuỳ thuộc vào hướng của dòng chảy.
Vật liệu điện cực âm thương mại phổ biến nhất là than chì. Điện cực dương
thường là một trong ba vật liệu:. Một lớp oxit (như lithium cobalt oxide), một
polyanion (như lithium sắt photphat), hoặc một spinel (như lithium oxit
mangan). Chất điện phân thường là một hỗn hợp của cacbonat hữu cơ như
ethylene cacbonat hoặc cacbonat diethyl chứa phức hợp của các ion lithium.
Những chất điện phân không chứa nước như lithium hexafluorophosphate
(LiPF6), lithium hexafluoroarsenate monohydrat (LiAsF6 ), lithium perchlorate
(LiClO4), lithium tetrafluoroborate (LiBF4), và lithium triflate (LiCF3SO3).
Tùy thuộc vào sự lựa chọn vật liệu, điện áp, công suất, số chu kỳ phóng-nạpvà
an toàn của pin lithium-ion có thể thay đổi đáng kể. Gần đây, kiến trúc mới sử
dụng công nghệ nano đã được sử dụng để cải thiện hiệu suất.
Lithium tinh khiết phản ứng mạnh với nước để tạo thành lithium hydroxide
và khí hydro. Vì vậy, một chất điện phân không có nước là thường được sử
dụng, và một vỏ kín chắc chắn, không chứa nước được dùng để đóng gói pin.

Hình 3.10: Cấu tạo pin Lion

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -49- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng sóng điện từ sử dụng cảm ứng cộng hưởng
 Pin Li-ion đơn là một cell Li-ion duy nhất, được nạp trong 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Với dòng không đổi, thông thường khoảng 0,5 đến 0,8 C. Ví
dụ pin dung lượng 1430 mAh được nạp dòng 750 mA. Trong giai đoạn này
điện áp pin tăng và dòng nạp duy trì không đổi.
- Giai đoạn 2: Với điện áp điện áp không đổi và dòng giảm. Quá trình kết
thúc khi dòng nạp bằng 3% dòng nạp ban đầu. Với pin Li-ion tổ hợp của các
cell li-ion, qui trình nạp phải có thêm giai đoan cân bằng nhằm đảm bảo các
cell cân bằng nhau trong tổ hợp pin. Thường người ta áp dung chế độ dòng
không đổi ngắt quãng tránh cho pin quá nhiệt. Giai đoạn này tiếp nối sau giai
đoạn nạp với dòng không đổi . Giai đoạn cuối là giai đoạn nạp với điện áp
không đổi.
3.5. Sơ đồ khối và nguyên lý nạp năng lượng cho Pin

Hình 3.11: Sơ đồ khối mạch nạp năng lượng cho pin.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -50- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 3: Truyền năng lượng không dây sử dụng cảm ứng cộng hưởng
Khi gắn Pin, điện áp BATTERY+ đi qua mạch đầu vào BATTERY để đi
vào đường “Nguồn đầu vào” cấp điện cho các nguồn xung. Nếu chỉ gắn Pin thì
các nguồn xung vẫn chưa hoạt động cho đến khi bật công tắc “Power On”.
Nếu cắm Adapter qua chân DCIN, điện áp này đi qua mạch đầu vào DCIN
đến “Nguồn đầu vào”. Lúc này điện áp nguồn đầu vào cao hơn nguồn
BATTERY+ nên đường Pin ngừng cấp điện vào máy. Mạch dò áp sẽ báo về IC
điều khiển để ra lệnh cho nguồn cấp trước hoạt động, cấp điện áp 5V và 3.3V
cho IC điều khiển nguồn.
IC điều khiển nguồn kiểm tra dung lượng Pin thông qua hai tín hiệu Data và
Clock. Nếu Pin yếu thì IC điều khiển sẽ cho ra lệnh Char_En để điều khiển
nguồn xung hoạt động, tạo ra điện áp sạc đổ vào cực (+) của Pin.
Mạch dao động trên nguồn xung xạc Pin sẽ kiểm tra dòng xạc rồi báo về IC
điều khiển nguồn. IC điều khiển sẽ đưa ra lệnh Char_CLT để điều khiển dòng
xạc đi vào Pin. Nếu dòng xạc quá ngưỡng cho phép thì IC sẽ ngắt lệnh
Char_En.
Chân Temp báo nhiệt độ của Pin. Nếu Pin bị quá nhiệt thì chân này sẽ báo
tín hiệu về IC điều khiển và IC sẽ ngắt lệnh Char_En.
3.6. Kết luận chương
Nội dung chương 3 tập chung nghiên cứu:
- Nguyên cứu làm sáng tỏ được nguyên lý hoạt động các mạch cộng hưởng
điện từ L-C
- Nghiên cứu làm rõ được các mạch nạp năng lượng, điển hình là cho cell pin
laptop

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -51- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠCH NẠP NĂNG LƯỢNG
SỬ DỤNG SÓNG ĐIỆN TỪ
4.1. Nội dung nghiên cứu
Trong nội dung chương này tính toán Thiết kế, chế tạo một máy phát,
thu đi ện từ trường dùng điện năng ở một khoảng tần số nhất định, biến đổi
điện năng ấy thành từ trường phát ra ngoài môi trường không khí, bên thu
tiếp nhận năng lượng sóng điện từ này trong không gian chuyển đổi thành điện
năng tiêu thụ. Tính toán thiết kế mạch nạp năng lượng không dây sử dụng cộng
hưởng
4.2. Yêu cầu thiết kế
o Mạch biến đổi điện trường thành từ trường
Mạch này nhiệm vụ biến đổi các tín hiệu, điện áp đầu vào thành các dạng
điện áp, tín hiệu ở các tần số mong muốn.
o Mạch bức xạ điện trường
Sau khi có các tín hiệu mong muốn, ta cần bức xạ các tín hiệu này ra bên
ngoài môi trường , công suất phát ra tối đa có thể.
o Mạch thu các từ trường và biến đổi thàng điện năng tiêu thụ
Mạch thu có nhiệm vụ bắt được chính xác các từ trường đang được bức
xạ ra bên ngoài, chuyển chúng lại thành năng lượng điện để đưa ra tải tiêu thụ.
4.3. Tính toán thiết kế
Thông số kỹ thuật yêu cầu
+ Công suất thu: PRx 15W
+ Khoảng cách truyền: d = 30Cm
+ Điện áp đầu ra: U 2 110V
Theo yêu cầu bài toán chọn các thông số cần thiết kế như sau:
+ Dải tần số cộng hưởng: f 60 80KHz
+ Đường kính cuộn dây DL  0,3m
+ Tụ điện xoay: C 10  490 pF

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -52- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
 Tính toán số vòng dây

Điện cảm cuộn dây được tính như sau:


2
1  1  1
f   L  *
2 L.C 2 f  C (4.1)

- Công suất thu:

P
PRx U 2 .I 2 
I2 Rx (4.2)
U2

- Ta lại có:

U U C
U 2 Z L .I2 
I2 2  2 U
2
 (4.3)
ZL 2 f .L L

= > Thay dòng điện công thức ( 3.3) vào (3.2) ta được:
P C U 24 C
I 2  Rx U 2  L 2
 (4.4)
U2 L PRx

Chọn mạch thu có tụ xoay giá trị điện dung C1 = 10pF đến C2 = 490pF điều
chỉnh điện dung chọn tần số cộng hưởng

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -53- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
Bảng giá trị điện dung C của tụ xoay ( pF)
10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30

32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52

54 56 58 60 62 64 66 68 70 72 74

76 78 80 82 84 86 88 90 92 94 96

98 100 102 104 106 108 110 112 114 116 118

120 122 124 126 128 130 132 134 136 138 140

142 144 146 148 150 152 154 156 158 160 162

164 166 168 170 172 174 176 178 180 182 184

186 188 190 192 194 196 198 200 202 204 206

208 210 212 214 216 218 220 222 224 226 228

230 232 234 236 238 240 242 244 246 248 250

252 254 256 258 260 262 264 266 268 270 272

274 276 278 280 282 284 286 288 290 292 294

296 298 300 302 304 306 308 310 312 314 316

318 320 322 324 326 328 330 332 334 336 338

340 342 344 346 348 350 352 354 356 358 360

362 364 366 368 370 372 374 376 378 380 382

384 386 388 390 392 394 396 398 400 402 404

406 408 410 412 414 416 418 420 422 424 426

428 430 432 434 436 438 440 442 444 446 448

450 452 454 456 458 460 462 464 466 468 470

472 474 476 478 480 482 484 486 488 490 492

Bảng 4.1. Giá trị điện dụng tụ xoay pF


= > Ta có bảng giá trị cuộn cảm L, tần số cộng hưởng tương ứng giá trị tụ
điện xoay

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -54- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
Bảng giá trị cuộn cảm L tương ứng giá trị của tụ xoay ( mH)
0,007 0,008 0,009 0,010 0,012 0,013 0,014 0,016 0,017 0,018 0,020

0,021 0,022 0,023 0,025 0,026 0,027 0,029 0,030 0,031 0,033 0,034

0,035 0,036 0,038 0,039 0,040 0,042 0,043 0,044 0,046 0,047 0,048

0,049 0,051 0,052 0,053 0,055 0,056 0,057 0,059 0,060 0,061 0,062

0,064 0,065 0,066 0,068 0,069 0,070 0,072 0,073 0,074 0,075 0,077

0,078 0,079 0,081 0,082 0,083 0,085 0,086 0,087 0,088 0,090 0,091

0,092 0,094 0,095 0,096 0,098 0,099 0,100 0,102 0,103 0,104 0,105

0,107 0,108 0,109 0,111 0,112 0,113 0,115 0,116 0,117 0,118 0,120

0,121 0,122 0,124 0,125 0,126 0,128 0,129 0,130 0,131 0,133 0,134

0,135 0,137 0,138 0,139 0,141 0,142 0,143 0,144 0,146 0,147 0,148

0,150 0,151 0,152 0,154 0,155 0,156 0,157 0,159 0,160 0,161 0,163

0,164 0,165 0,167 0,168 0,169 0,170 0,172 0,173 0,174 0,176 0,177

0,178 0,180 0,181 0,182 0,184 0,185 0,186 0,187 0,189 0,190 0,191

0,193 0,194 0,195 0,197 0,198 0,199 0,200 0,202 0,203 0,204 0,206

0,207 0,208 0,210 0,211 0,212 0,213 0,215 0,216 0,217 0,219 0,220

0,221 0,223 0,224 0,225 0,226 0,228 0,229 0,230 0,232 0,233 0,234

0,236 0,237 0,238 0,239 0,241 0,242 0,243 0,245 0,246 0,247 0,249

0,250 0,251 0,252 0,254 0,255 0,256 0,258 0,259 0,260 0,262 0,263

0,264 0,265 0,267 0,268 0,269 0,271 0,272 0,273 0,275 0,276 0,277

0,279 0,280 0,281 0,282 0,284 0,285 0,286 0,288 0,289 0,290 0,292

0,293 0,294 0,295 0,297 0,298 0,299 0,301 0,302 0,303 0,305 0,306

0,307 0,308 0,310 0,311 0,312 0,314 0,315 0,316 0,318 0,319 0,320

Bảng 4.2. Giá trị điện cảm L(mH)

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -55- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
Bảng giá trị tần số cộng hưởng (KHz)
624,23 520,19 445,88 390,15 346,80 312,12 283,74 260,10 240,09 222,94 208,08

195,07 183,60 173,40 164,27 156,06 148,63 141,87 135,70 130,05 124,85 120,04

115,60 111,47 107,63 104,04 100,68 97,54 94,58 91,80 89,18 86,70 84,36

82,14 80,03 78,03 76,13 74,31 72,59 70,94 69,36 67,85 66,41 65,02

63,70 62,42 61,20 60,02 58,89 57,80 56,75 55,74 54,76 53,81 52,90

52,02 51,17 50,34 49,54 48,77 48,02 47,29 46,58 45,90 45,23 44,59

43,96 43,35 42,76 42,18 41,62 41,07 40,53 40,01 39,51 39,01 38,53

38,06 37,60 37,16 36,72 36,29 35,88 35,47 35,07 34,68 34,30 33,93

33,56 33,20 32,85 32,51 32,18 31,85 31,53 31,21 30,90 30,60 30,30

30,01 29,73 29,44 29,17 28,90 28,63 28,37 28,12 27,87 27,62 27,38

27,14 26,91 26,68 26,45 26,23 26,01 25,79 25,58 25,38 25,17 24,97

24,77 24,58 24,38 24,20 24,01 23,83 23,65 23,47 23,29 23,12 22,95

22,78 22,62 22,45 22,29 22,14 21,98 21,83 21,67 21,53 21,38 21,23

21,09 20,95 20,81 20,67 20,53 20,40 20,27 20,14 20,01 19,88 19,75

19,63 19,51 19,39 19,27 19,15 19,03 18,92 18,80 18,69 18,58 18,47

18,36 18,25 18,15 18,04 17,94 17,84 17,73 17,63 17,53 17,44 17,34

17,24 17,15 17,06 16,96 16,87 16,78 16,69 16,60 16,51 16,43 16,34

16,26 16,17 16,09 16,01 15,92 15,84 15,76 15,68 15,61 15,53 15,45

15,38 15,30 15,23 15,15 15,08 15,01 14,93 14,86 14,79 14,72 14,65

14,58 14,52 14,45 14,38 14,32 14,25 14,19 14,12 14,06 14,00 13,93

13,87 13,81 13,75 13,69 13,63 13,57 13,51 13,45 13,40 13,34 13,28

13,23 13,17 13,11 13,06 13,00 12,95 12,90 12,84 12,79 12,74 12,69

Bảng 4.3. Giá trị tần số cộng hưởng f(KHz)

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -56- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
Cuộn dây được quấn theo dạng hình đĩa vậy
Số vòng dây được tính toán theo công thức sau:
r 2N 2 1
L 5
N . L. 2r 16 5
dL .10 (4.5)
(2r 16d L ) 
10 r

- L: Từ dung của cuộn dây (H)

- r: Bán kính trung bình của cuộn dây(m)

- N: Số vòng dây

- d L : Độ dày lớp quấn (Bán kính ngoài trừ bán kính trong: d L rout rin ) (m)

Hình 4.1: Cuộn cảm thiết kế theo dạng đĩa tròn


(rin rout )
r (m) (4.6)
2
Độ từ dung cuộn cảm tỷ lệ thuận với số vòng dây vậy chọn quấn cuộn dây sao
cho số vòng dây phù hợp và kinh tế
Lựa chọn đường kính trong cuộn dây ta được các giá trị số vòng dây như bảng
sau:

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -57- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
rout 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00 15,00
rin 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00 11,00 12,00 13,00 14,00

r 9,00 9,50 10,00 10,50 11,00 11,50 12,00 12,50 13,00 13,50 14,00 14,50
dL 12,00 11,00 10,00 9,00 8,00 7,00 6,00 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00

L 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013

N 18 17 15 14 13 12 10 9 8 7 6 5

L 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027

N 27 24 22 20 18 17 15 14 12 11 9 8

L 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042

N 33 30 27 25 23 21 19 17 15 13 11 9

L 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056

N 38 35 32 29 26 24 22 19 17 15 13 11

L 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070

N 43 39 36 32 30 27 24 22 19 17 15 12

L 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065

N 41 37 34 31 28 26 23 21 19 16 14 12

L 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099

N 51 46 42 38 35 32 29 26 23 20 17 15

L 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113

N 54 49 45 41 37 34 31 28 25 22 19 16

L 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128

N 58 52 48 44 40 36 33 29 26 23 20 17

L 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142

N 61 55 51 46 42 38 34 31 27 24 21 17

L 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156

N 64 58 53 48 44 40 36 32 29 25 22 18

L 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170

N 66 61 55 51 46 42 38 34 30 26 23 19
Bảng 4.4: Bảng giá trị số vòng dây tương ứng giá trị cuộn cảm theo đường kính trong

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -58- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
rout 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00 11,00 12,00 13,00 14,00 15,00
rin 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00
r 3,50 4,00 4,50 5,00 5,50 6,00 6,50 7,00 7,50 8,00 8,50
dL 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 10,00 11,00 12,00 13,00

L 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013 0,013

N 24 24 24 23 23 22 22 21 21 21 20

L 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027 0,027

N 35 35 35 34 33 33 32 31 30 30 29

L 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042 0,042

N 43 43 43 42 41 40 39 38 38 37 36

L 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056 0,056

N 50 50 50 49 48 47 46 45 44 43 42

L 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070 0,070

N 56 56 56 55 53 52 51 50 49 48 47
L 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065

N 54 54 53 53 51 50 49 48 47 46 45

L 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099 0,099
N 67 67 66 65 63 62 61 59 58 57 55

L 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113 0,113

N 71 71 71 69 68 66 65 63 62 61 59

L 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128 0,128

N 76 76 75 74 72 70 69 67 66 64 63

L 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142 0,142

N 80 80 79 78 76 74 73 71 69 68 66

L 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156 0,156

N 84 84 83 81 80 78 76 74 73 71 70

L 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170 0,170

N 87 88 87 85 83 81 80 78 76 74 73
Bảng 4.5: Bảng giá trị số vòng dây tương ứng giá trị cuộn cảm theo đường kính ngoài

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -59- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
- Đường kính dây đồng
rout rin
D (mm ) (4.7)
N
rout ( cm ) 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0
r in ( c m ) 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0 9,0 10,0 11,0 12,0 13,0 14,0
d L(cm) 9,0 9,5 10,0 10,5 11,0 11,5 12,0 12,5 13,0 13,5 14,0 14,5
rout ( cm ) 12,0 11,0 10,0 9,0 8,0 7,0 6,0 5,0 4,0 3,0 2,0 1,0

6,5 6,6 6,5 6,4 6,3 6,1 5,8 5,3 4,8 4,1 3,2 1,9

4,5 4,5 4,5 4,5 4,3 4,2 4,0 3,7 3,3 2,8 2,2 1,3

3,7 3,7 3,7 3,6 3,5 3,4 3,2 3,0 2,7 2,3 1,8 1,1

3,2 3,2 3,2 3,1 3,0 2,9 2,8 2,6 2,3 2,0 1,5 0,9

2,8 2,8 2,8 2,8 2,7 2,6 2,5 2,3 2,1 1,8 1,4 0,8

2,9 2,9 2,9 2,9 2,8 2,7 2,6 2,4 2,1 1,8 1,4 0,8
D
2,4 2,4 2,4 2,3 2,3 2,2 2,1 1,9 1,7 1,5 1,1 0,7

2,2 2,2 2,2 2,2 2,1 2,1 2,0 1,8 1,6 1,4 1,1 0,6

2,1 2,1 2,1 2,1 2,0 1,9 1,8 1,7 1,5 1,3 1,0 0,6

2,0 2,0 2,0 2,0 1,9 1,8 1,7 1,6 1,5 1,2 1,0 0,6

1,9 1,9 1,9 1,9 1,8 1,8 1,7 1,5 1,4 1,2 0,9 0,5

1,8 1,8 1,8 1,8 1,7 1,7 1,6 1,5 1,3 1,1 0,9 0,5

Bảng 4.6: Bảng giá trị đường kính dây tương ứng số vòng dây tính theo thay đổi
đường kính trong
- Với đơn vị: rout (Cm) , r in(Cm ) , r (Cm) , d L (Cm) , L(mH) và N(Vòng)
- Dựa vào bảng tính toán tần số cộng hưởng chọn tần số cộng hưởng f = 62KHz
=> Cuộn cảm có giá trị điện cảm L = 0.065mH. Chọn số vòng dây theo Bảng
4.5; Bảng 4.6 với N = 12 ( Vòng )
- Vậy số vòng dây cuốn là N= 12 ( vòng )
- Đường kính dây đồng D =0,8mm
 Tính toán điện áp máy phát

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -60- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
+ Công suất thu yêu cầu thiết kế: PRx 15W
+ Khoảng cách truyền: d = 30Cm
- Công suất thu tính theo dBW
 lg PRx
PRx 15W PRx ( dBW ) 10 10
lg15 76( dBW )
11,

- Suy hao do đường truyền không gian

2
4d  4d  4 df

LFS ( dB) 10lg   20lg  
20 lg
  (4.8)
    c
+ Trong đó c là vận tốc ánh sáng: c 3 108 (m / s)
+ f là tần số phát sóng ( tần số mạch cộng hưởng )
Ta có:
PTx (dBW ) PRx (dBW ) L FS (dB ) 
QTx (dB ) 
Q Rx (dB ) (49)
Với Q là hệ số phẩm chất là tỷ phần của dòng chảy của cuộn sơ cấp cắt
cuộn thứ cấp, và nó là hàm của kích thước hệ thống, giá trị của hệ số liên kết
nằm giữa 0 và 1
1 L
Q (4.10)
R C
+ R: Điện trở ký sinh của cuộn dây cuộn sơ cấp với
l
R  (4.11)
s
+  : Điện trở suất của đồng:  1,72 108 ( m)

+ l: Chiều dài cuộn dây: l  (12rin 47,4)(m )

+ S: Tiết diện dây đồng: S .r2 (m2 )


Thay số ta được hệ số phẩm chất Q
Q 611, 24 
Q(dB) 10log(611,
 24) 27,86(
 dB)
- Công suất phát cần cho đáp ứng đầu ra:

PTx (dBW ) PRx (dBW ) LFS ( dB ) 


QTx (dB ) 
QRx ( dB )

= > PTx (dBW ) 11, 76(dBW ) LFS (dB ) 


QTx (dB ) 
QRx (dB )

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -61- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
Thay số vào ta được:

PTx (dBW ) 11, 76( dBW ) 42,16(dB) 


27,86(dB) 
27,86(dB) 25,31(
 dBW )
Điện áp máy phát:

U2
PTx  U
 PTx R (4.12)
R

Thay giá trị vào ta được điện áp máy phát qua MOFEST:

U  339, 62 1, 319 21,16(V )


4.4. Thiết kế mạch thu, phát cộng hưởng cảm ứng điện từ
- Nguồn cung cấp nuôi mạch dao động phát sóng hoạt động

Hình 4.2: Mạch tạo nguồn khuếch đại dòng


Nguồn điện áp 15V này chính là nguồn nuôi chủ yếu cho các linh
kiện trong mạch hoạt động. Lấy điện áp xoay chiều 24V từ ngõ ra của biến
thế, qua 4 Diode 4007, chỉnh lưu toàn kỳ. Tiếp tục cho qua IC ổn áp nguồn
LM7815 để ngõ ra được điện áp ổn định 15V, dòng tối đa 1A. Các tụ
1000uF nhiệm vụ lọc nguồn
Đối với nguồn điện 15V/1A như trên không đủ năng lượng để đưa vào
phần cộng hưởng từ để phát ra ngoài, do đó ta phải dùng thêm 1 nguồn điện
khác có điện thế từ 40VDC trở lên.
- Nguồn cao áp

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -62- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ

Hình 4.3: Mạch cao áp tạo nguồn dao động cộng hưởng.
- Ngõ vào lấy điện áp 220V AC diode cầu tạo nguồn cao áp 220V
- Điện áp ra sau qua Diode chỉnh lưu:
U U 0 2 220 2 
311(V )

Hai tụ điện mắc nối tiếp sẽ làm giảm trị số điện áp xuống, nhưng ở đây
là điện áp của 2 tụ lọc được tăng lên.
- Mạch tạo xung dùng IC NE555 và khuếch đại công suất

Hình 4.4: Sơ đồ nguyên lý mạch phát sóng điện từ.


- Tụ C3 lọc nguồn, C2 lọc nhiễu IC NE555.

- Cặp Transistor Q2, Q3 mắc theo kiểu đẩy kéo nối tiếp thay nhau đóng mở ở mỗi
nữa chu kỳ tín hiệu lấy ở chân 3.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -63- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
- Q1 là MOSFET với mã số FGA25N120, là loại linh kiện dùng để khuếch đại
công suất. Ta dùng MOSFET này để làm tầng Khuếch Đại công suất trước khi đưa
ra khung cộng hưởng. Theo datasheet thì MOSFET này có thể chịu được điện áp là
1200V và dòng điện tối đa là 25A.

- Khung cộng hưởng LC, dùng để tạo ta từ trường bức xạ ra bên ngoài, vòng dây
cũng được coi như một anten, phát theo hướng nhất định.

- IC NE555 dùng tạo dao động với tần số 200KHz.

- Tần số tín hiệu ngõ ra chân 3 phụ thuộc cá điện trở trên chân số 6, 7 như
điện trở R1,R2, các biến trở và tụ điện C472.

- Khi ngõ ra chân 03 ở mức điện áp cao, lúc này tụ C1 sẽ nạp điện áp, dòng
điện chạy qua R1, VR1, Diode D1.

tHigh 0,69 R1 / /VR1 


C1 (4.13)

- Khi ngỏ ra chân 3 ở mức điện áp thấp, tụ C1 xả điện, dòng điện sẽ đi qua
R2,VR2, R1, VR1

R1 / /VR1
t Low 0, 69  R2 / /VR2 
C1 (4.14)

Vậy, chu kỳ của tín hiệu là: T tLow tHigh

T 0, 69  R1 / /VR1


2  R2 / /VR2 
C1
1
f  (4.15)
2 R1 / /VR1 R
0, 69  2 / /VR2 
1
C
Ta tiến hành chọn các giá trị cho R1,R2, C1 lần lượt là 22K , 22K , và
4700pF với tần số là 62KHz, ta có thể suy ra giá trị VR1, VR2. Để kiểm
chứng thực tế, ta dùng OSC để đo trực tiếp trên chân số 3 của IC NE555.
Theo công thức, ta nhận ra rằng VR1 có tác dụng điều chỉnh độ rộng của
xung ở thời gian mức cao
= > Tính toán với tần số cộng hưởng 62KHz xác định giá trị biến trở VR1, biến
đổi công thức (4.12) ta được

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -64- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ
2 R2 RVR 484VR2
VR1  1 2
 6
 R2 RVR  10 VR2 242 (4.16)

1 2
2 R2VR2 R1 R2 RVR
1 2 
0, 69  f C1 
Điều chỉnh VR2 ta được các giá trị VR1 như bảng sau:
VR2 (K) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
VR1() 0,000 0,484 0,484 0,484 0,484 0,484 0,484 0,484 0,484 0,484 0,484

- Mạch thu
Để cho đơn giản, trong phần mạch thu ta chỉ sử dụng 1 Diode dùng để
chỉnh lưu

Hình 4.5: Sơ đồ nguyên lý mạch thu sóng điện từ.


Khung cộng hưởng với L,C có giá trị như phần phát công suất để có
được tần số giống nhau, Diode dùng để chỉnh lưu bán kỳ, tụ C4, C5 lọc nguồn.
Tải dùng trong mô hình này là một bóng đèn 220V/20W.
4.5. Thiết kế mạch nạp năng lượng
Sau khi hoàn thành phần phát và thu sóng điện từ do cộng hưởng đầu ra đấu
nối mạch với diode cầu mục đích loại bỏ tần số cao, sau đó mắc song song 2
tụ Wima 0,22uF_400V để lọc nguồn.
Mạch điện áp được qua biến áp 1 chiều 220V – 5V.
Đầu ra cuộn thứ cấp là 2 diode chỉnh lưu nửa chu kỳ
IC AMS1117 dùng ổn áp nguồn.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -65- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ

Hình 4.6: Sơ đồ nguyên lý mạch nạp năng lượng không dây.

4.6. Chọn linh kiện điện tử


 Tụ điện:
Dùng cho mạch lọc và dao động các tụ điện được đề xuất có các giá trị
tầm 0.1uF; 0.22uF; 0.47uF
Dùng khung dao động cộng hưởng L – C: Tụ CBB22_105J630V( 0,1nF).
Dùng cho mạch lọc điện áp ra bên thu: Sử dụng tụ WIMA 0,22uF_400V

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -66- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 4: Tính toán, thiết kế mạch nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ

Hình 4.7 : Các tụ điện thường thấy trên thị trường


 Cuộn cảm
Khi đã chọn được giá trị của tụ điện, ta tiến hành quấn cuộn dây có giá trị phù
hợp theo công thức và được tính toán ở trên:
+ Với giá trị C chọn thực là 0,1nF
+ Ta có được cuộn dây giá trị là 65uH
+ Tần số cộng hưởng 62KHz
+ Số vòng dây: 12 vòng
+ Đường kính dây đồng: 0.8 mm
+ Bán kính ngoài: Rout = 15Cm
 Cân chỉnh mạch tạo xung để đảm bảo công suất dùng IC KA7500
Khi đã chọn được tần số, ta tiến hành lắp mạch tạo xung và cân chỉnh
theo bảng data sheet ta chọn các giá trị điện trở và tụ điện tương ứng.
4.7. Kết luận chương
- Kết quả việc tính toán dựa vào các thông số theo yêu cầu của mạch đã cho
thấy rằng, ở khoảng cách càng xa cần máy phát có công suất lớn.
- Tần số cộng hưởng được tính toán dựa trên cơ sở truyền sóng.
- Số vòng dây và đường kính dây được tính toán theo yêu cầu công suất và
điện áp bên cuộn thứ cấp.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -67- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực
CHƯƠNG 5
ĐO ĐẠC NĂNG LƯỢNG TRUYỀN TRONG MẠCH
THIẾT KẾ THỰC
5.1. Nội dung nghiên cứu
Trong nội dung chương này trình bày kết quả đo đạc được mạch thực tế,
đánh giá hiệu suất truyền, đánh giá khả năng nạp điện cho note PC.
5.2. Đo dạng sóng cộng hưởng:
Sử dụng đồng hồ đo tần số đo tần số cộng hưởng kết quả đạt được tần số
là f = 62,08Khz hoạt động trong vùng phát sóng điện từ xung quanh 2 khung
cộng hưởng.

Hình 5.1: Hình ảnh tổng thể mạch truyền năng lượng không dây

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -68- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.2: Máy đo tần số và biểu thị tần số bằng đồ thị

Hình 5.3: Tần số đo được khi ở vị trí cộng hưởng

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -69- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực
5.3. Đo điện áp mạch điện thực tế
Ở khoảng cách truyền 30cm mạch thắp sáng được 1 tải bóng đèn 15W và sạc
cho một máy tính bảng Note PC điện áp vào chân sạc 5V

Hình 5.4: Hình ảnh máy đo điện áp, dòng điện

Hình 5.5: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 5cm

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -70- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.6: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 10cm

Hình 5.7: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 15cm

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -71- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.8: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 20cm

Hình 5.9: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 25cm

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -72- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.10: Hình ảnh bóng đèn sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây 30cm

Hình 5.11: Hình ảnh bóng đèn sáng khi đặt 2 cuộn dây lệch góc 45 độ

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -73- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.12: Hình ảnh bóng đèn sáng kém khi đặt 2 cuộn dây lệch góc 85 độ

Hình 5.13: Hình ảnh bóng đèn sáng nhất khi cộng hưởng

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -74- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.14: Hình ảnh bóng đèn không sáng khi khoảng cách 2 cuộn dây max

Hình 5.15: Hình ảnh bóng đèn sáng khi chưa đặt vật cản giữa 2 cuộn dây.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -75- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Hình 5.16: Hình ảnh bóng đèn sáng khi đặt vật cản giữa 2 cuộn dây.

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -76- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực
5.4. Nạp năng lượng cho điện thoại, Note PC , laptop…
- Phần mạch phát từ trường

- Phần mạch thu từ trường

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -77- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực
- Lúc chưa sạc

- Lúc nạp năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -78- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực
5.5. Đánh giá hiệu suất truyền
 Công suất thu

Bảng 5.1: Bảng đo giá trị công suất thu theo khoảng cách 2 cuộn dây.

Hình 5.17: Hình ảnh đồ thị điện áp khi khoảng cách 2 cuộn dây thay đổi.
 Hiệu suất truyền
Công suất bên cuộn sơ cấp đo được: PTx 339,62W
Hiệu suất truyền năng lượng sóng điện từ:
PRx
 (5.1)
PTx
Ta có bảng giá trị hiệu suất truyền sóng điện từ theo khoảng cách:

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -79- HV: Trần Trọng Vinh
 Chương 5: Đo đạc năng lượng truyền trong mạch thiết kế thực

Bảng 5.2: Bảng đo giá trị hiệu suất theo khoảng cách truyền 2 cuộn dây.
 Đánh giá kiểm tra thời gian sạc pin
Sau khi hoàn thành, mạch sạc ổn định, tuy nhiên do dòng điện bị
khống chế ở mức 1316mA nên thời gian sạc đầy dung lượng pin
7900mAh, mạch sạc cần thời gian khoảng 6 tiếng để sạc đầy pin ở khoảng
cách truyền 30Cm.
5.6. Kết luận chương
Kết quả đo đạc tính toán hiệu suất đạt được:
- Ở khoảng cách truyền 30Cm 7,8W hiệu suất 0,02
- Sạc đầy pin máy tính bảng dung lượng 7900mA trong khoảng 6 tiếng với
dòng sạc được khống chế ở mức 1316mA

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -80- HV: Trần Trọng Vinh
 Kết luận và hướng phát triển của đề tài
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nạp năng lượng sử dụng sóng điện từ” đã đưa
ra một phương pháp truyền, nạp năng lượng mới sử dụng sóng điện từ

Luận văn đã đạt được

- Thực hiện được việc truyền điện không dây từ nơi này đến nơi khác khoảng
cách truyền tối đa đạt được là 30cm.
- Công suất thu ở 30cm là 7,8W
- Dựa trên các kết quả thu được đã thiết kế ra một sản phẩm, có thể áp dụng
vào thực tiễn, đó là bộ nạp năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ.

Hạn chế của đề tài

- Khoảng cách truyền còn hạn chế, hiệu suất thực chưa cao.
- Việc truyền điện không dây này là cần một máy phát công suất lớn để phủ
từ trường trong một diện tích rộng.
- Đề tài mới chỉ tập chung nghiên cứu bài toán kỹ thuật thiết kế mạch truyền
năng lượng không dây sử dụng sóng điện từ, chưa tập chung xác định được
bài toán kinh tế cho mạch thiết kế.
Hướng phát triển của đề tài

- Thiết kế hệ thống các thiết bị sử dụng điện trong hộ gia đình sử dụng thu
phát điện không dây.
- Truyền điện đến những nơi mà dây dẫn khó có thể kéo đến, trong môi
trường nước, vùng xa, đồi núi…
Qua thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nạp năng lượng sử
dụng sóng điện từ” tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô
giáo trong Viện đào tạo sau đại học, Viện Điện tử Viễn thông - Trường ĐH
Bách Khoa Hà Nội, các bạn học viên lớp cao học CH14A, Phòng Kỹ thuật
đo đạc thông tin tần số Hà Nội, đặc biệt là T.S Lâm Hồng Thạch đã hướng
dẫn và đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu cho tác giả thực hiện tốt đề tài
này.
Xin chân thành cảm ơn

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -81- HV: Trần Trọng Vinh
 Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS. TSKH. Phan Anh “ Lý thuyết và kỹ thuật anten ”, NXB KHKT, Hà Nội
12/2007.

[2] GS. TSKH. Phan Anh “ Trường điện từ và truyền sóng ”, NXB KHKT, Hà
Nội 2007.

[3] GS. TSKH. Đào Khắc An. “ An ninh năng lượng và Giải pháp khai thác sử
dụng năng lượng mặt trời ” NXB KHKT

[4] Website: http://www.dientuvietnam.net

[5] Website: http://www.khoahoc.tv


[6] Website: http://www.tailieu.vn

[7] Website: http://category.alldatasheet.com

[8] Website: http://linhkien69.vn

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch -82- HV: Trần Trọng Vinh

You might also like