You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Bộ môn: Thủy khí

Đề tài: Nghiên cứu các dụng cụ , các thiết bị đo áp


suất và các khái niệm động học chất lưu

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Văn Hà

Sinh viên: Vũ Ngọc Hiển


Mã sinh viên: 19000853

1
A. Động lực học lưu chất lỏng
I. Các khái niệm liên quan đến lưu chất
1. Lưu chất
_ Lưu chất, khác với chất rắn, là loại vật chất có tính dễ chảy. Một lưu chất
không  có hình dạng riêng và chỉ có hình dạng của các vật chứa nó.
_ Lưu chất là vật chất biến dạng liên tục dưới sự  tác dụng của các lực trượt, dù
cho các lực này nhỏ đến đâu
2. Độ nhớt
_ Khi lưu chất chuyển động, trong lòng lưu chất sẽ xuất hiện lực ma sát trượt

_ Theo định nghĩa của Newton về lực ma sát bên trong lưu chất: lực ma sát sẽ xuất 
hiện khi các lớp lưu chất trượt lên nhau, độ lớn của lực sẽ tỷ lệ thuận với gradient
vận  tốc và tỷ lệ thuận với bề mặt tiếp xúc giữa hai lớp. Lực nội ma sát trong lưu
chất sẽ  được tính bằng công thức: 

dv
Fms = μS dn
S là diện tích tiếp xúc giữa 2 lớp lưu chất , m2
dv
là gradient vận tốc , s−1
dn

µ là hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào tính chất của lưu chất , gọi là độ


nhớt động lực , N.s/m2
_ Độ nhớt là tính chất của lưu chất chống lại sự dịch chuyển
_ Cùng với khái niệm độ nhớt tuyệt đối hay độ nhớt động lực trong thủy lực còn
sử  dụng khái niệm độ nhớt động học ν, là tỷ số giữa độ nhớt động lực và khối
lượng riêng  của lưu chất: 

2
µ
υ= ρ m 2 /s

3. Sức căng bề mặt


_ Bề mặt xuất hiện một áp lực theo phương pháp tuyến  với bề mặt phân giới giữa
chất lỏng và môi trường, hướng vào phía trong lòng chất  lỏng. Do áp lực này mà
chất lỏng có khuynh hướng thu hẹp bề mặt của nó và để tạo ra  bề mặt mới đòi hỏi
phải tốn một công.  
_ Công cần thiết để tạo ra một đơn vị bề mặt mới của chất lỏng gọi là sức căng bề 
mặt, ký hiệu σ.
E bm
σ¿ N/m hoặc J/m2
S
_ Sức căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ và tính chất của chất lỏng
4. Chất lỏng không nhớt, chất lỏng Newton, chất lỏng phi Newton
a. Chất lỏng không nhớt
_ Là chất lỏng giả định, có tính dịch chuyển tuyệt đối, tức là hoàn toàn không nhớt,
cũng như không nén tuyệt đối,  không giãn nở khi nhiệt độ thay đổi và tuyệt đối
không có khả năng chống lại lực cắt
b. Chất lỏng Newton
_ Là chất lỏng nhớt, tuân theo định luật ma sát trong của Newton, nghĩa là ứng suất
tiếp tuyến và gradient vận tốc phụ thuộc tuyến tính với nhau.
c. Chất lỏng phi Newton
_ Là chất lỏng nhớt không tuân theo định luật ma sát của Newton, nghĩa là độ nhớt
có sự thay đổi và mối quan hệ thay đổi với ứng suất cắt
_ Phân loại: Có các nhóm chính sau
 Chất lỏng dẻo: Là chất lỏng mà sự phụ thuộc của gradient vận tốc vào ứng
suất  ma sát không phải là hàm của thời gian. Nó chỉ chuyển động khi có sự
tác động  ban đầu của lực kéo đủ lớn để thắng lực nhớt và phá vỡ được cấu
trúc dẻo,  được đặc trưng bởi một ứng suất dẻo nào đó của nó. Một số loại
chất lỏng dẻo  thường gặp là huyền phù đặc, bột nhão hoặc quặng nung
chảy. 
 Chất lỏng biến dạng: Là chất lỏng lưu biến thay đổi theo thời gian. Loại
chất  lỏng này có độ nhớt không chỉ phụ thuộc vào gradient vận tốc mà còn
phụ  thuộc vào thời gian tác động. Căn cứ vào sự thay đổi cấu trúc của lớp
3
chất lỏng  theo thời gian mà chia ra thành chất lỏng xúc biến và chất lỏng
lưu ngưng. 
 Chất lỏng xúc biến là loại khi tăng thời gian tác động của lực kéo,
cấu  trúc của nó bị phá vỡ, làm cho chuyển động dễ dàng. Tuy
nhiên, nếu ngừng tác  động của ngoại lực thì nó dần hồi phục lại
trạng thái ban đầu và ngưng chảy.  Loại chất lỏng này như sơn, sữa
chua ..., khi ta khuấy trộn đều thì độ nhớt của  chúng giảm không
đáng kể. 
 Chất lỏng lưu ngưng là loại không chịu tác động của lực. Vì vậy
khi bị  khuấy trộn mạnh độ linh động của chúng sẽ giảm nhanh do
độ nhớt tăng, như  các loại keo dán. 
 Chất lỏng đàn hồi: Là loại chất lỏng tăng độ linh động khi có tác động của
lực  bên ngoài, nhưng khi ngừng tác động thì chỉ một phần hình dạng cũ
được khôi  phục, giống như một vật rắn đàn hồi kém. Chất lỏng đàn hồi
gồm có bột nhão,  bột chất dẻo ... 
Tính chất lưu biến của chất lỏng phi Newton phụ thuộc vào gradient vận tốc và
tác  động bên ngoài để tạo ứng suất. Vì vậy nó có thể chuyển từ nhóm này sang
nhóm khác  hoặc chuyển sang dạng chất lỏng Newton, tuy nhiên độ nhớt của nó
lớn hơn rất nhiều  so với độ nhớt của nước. 
II. Khái niệm về động lực học chất lưu
1. Chất lỏng ổn định và chất lỏng không ổn định
Chuyển động không ổn định là chuyển Chuyển động ổn định là chuyển động mà
động mà các thông số đặc trưng tại một các thông số đặc trưng tại một điểm
điểm phụ thuộc vào thời gian tức là : u không phụ thuộc vào thời gian : u (x,y,z),
(x,y,z,t), p (x,y,z,t) , 𝜌 (x,y,z,t) ,..... p (x,y,z) ,𝜌 (x,y,z),.....
Trong đó : u là lưu tốc điểm Trong đó : u là lưu tốc điểm
P là áp suất thủy lực học P là áp suất thủy lực học
𝜌 là khối lượng riêng của 𝜌 là khối lượng riêng của
chất lỏng chất lỏng
Thí dụ : Khi một mực nước trong một Thí dụ : Khi mực nước chảy trong bể
bể chứa thay đổi theo thời gian thì các không đổi thì các thông số đặc trưng tại
thông số đặc trưng tại một điểm bất kì một điểm trong môi trường chảy đều
trong môi trường chảy đều thay dổi không đổi theo thời gian ,như lưu tốc ở
theo thời gian , như trên hình khi mực điểm A trên luồng nước luôn giữ không
nước H giảm dần ,thì lưu tốc tại điểm A đổi
trên luồng nước cũng sẽ giảm dần

_ Hơn nữa chuyển động ổn định có thể phân ra thành chuyển động đều và không
đều:

4
 Chuyển động đều của lưu chất là chuyển động mà vận tốc dòng chảy của
các điểm tương ứng có giá trị không thay đổi và không phụ thuộc vào tạo
độ điểm đó .
 Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc dòng chảy không
phụ thuộc vào thời gian , nhưng phụ thuộc vào tọa dộ dòng chảy .
2. Quỹ đạo chuyển động , đường dòng
- Quỹ đạo chuyển động là đường đi của phần tử lưu chất sau một khoảng thời gian
hay nói cách khác quỹ đạo là hình ảnh ghi lại được chuyển động của một phân tử
lưu chất sau một khoảng thời gian ∆t
- Đường dòng là đường cong tức thời ( ghi nhận tại một thời điểm t xác định ) của
các chất điểm nằm trên đường cong đó và có vecto tốc độ trùng với tiếp tuyến
của đường cong . Hay có thể nói đường dòng là một hình ảnh ghi nhận một tập
hợp các chất điểm kề sát nhau tạo thành một đường cong cùng chuyển động và
có vecto tốc độ trùng với tiếp tuyến của đường cong đó ở một thời điểm xác
định .
3. Dòng nguyên tố , dòng chảy
- Trong lòng lưu chất ta vẽ một đường khép kín tạo ra một điện tích vô cùng nhỏ
gọi đó diện tích nguyên tố .Qua từng điểm của đường viền diện tích nguyên tố đó
ta vẽ các đường dòng .Bề mặt được tạo nên bởi các đường dòng đó gọi là ống
dòng .Và dòng lưu chảy trong ống dòng được gọi là dòng nguyên tố .
- Dòng chảy là tập hợp các dòng nguyên tố nằm sát nhau ,không có kẽ hở ,chảy
trong một lòng ống dẫn nào đó .
4. Các yếu tố thủy lực của dòng chảy
Các yếu tố thủy lực của dòng chảy bao gồm mặt cắt ướt ,chu vi ướt ,bán kính thủy lực,
lưu lượng và vận tốc trung bình

- Mặt cắt ướt ( kí hiệu là S, đơn vị m2 ) là là mặt cắt của dòng chảy , vuông góc với
cá đường dòng , có diện tích xác định bằng biểu thức :
S =∫ dS

 Với dS là mặt cắt ngang của dòng nguyên tố


 Mặt cắt ướt có thể là mặt phẳng cũng có thể là mặt cong (khi các đường dòng
không song song )
- Chu vi ướt ( kí hiệu là χ, đơn vị là m )là phần chu vi của mặt cắt ướt mà trên đó
lưu chất tiếp xúc với thành rắn
- Bán kính thủy lực ( kí hiệu là r tl ,đơn vị là m )là tỷ số giữa diện tích mặt cắt ướt
và chu vi ướt

5
S
r tl =
χ

- Ngoài khái niệm bán kính thủy lực trong động lực học chất lỏng người ta còn
dùng khái niệm đường kính thủy lực (kí hiệu là d tl ,đơn vị là m ) với d tl =4r tl
- Lưu lượng thể tích( kí hiệu là Q , đơn vị là m3/s ) là thể tích chất lỏng chảy qua
mặt cắt ướt trong một đơn vị thời gian .
 Lưu lượng của dòng nguyên tố được xác định bằng công thức :
dS=udS

Với : u là vận tốc dòng chảy , m/s

dS là diện tích dòng nguyên tố .m2

 Lưu lượng toàn dòng sẽ được tính bằng cách tích phân phương trình :
❑ ❑

Q =∫ dQ =∫ udS
S S

 Ngoài ra đơn vị lưu lượng có thể là m3/h,m3/ngày đêm ,.....


- Vận tốc trung bình
Do vận tốc dòng chảy không bằng nhau tại mọi điểm ,ở gần thành rắn vận tốc
nhỏ gây ra bởi tác dộng của ma sát , các lớp chất lỏng càng ở xa ít bị ảnh
hưởng của ma sát với thành ống nên càng chuyển động nhanh hơn và để thuận
tiện cho tính toán người ta thường dùng khái niệm vận tốc trung bình ( kí hiệu
là v, đơn vị m/s ) được tính theo biểu thức

Q
v= =S
∫ udS
S
S

6
Các thiết bị đo áp suất
_ Dụng cụ đo áp suất có nhiều loại cơ bản, song về nguyên tắc có thể xếp lại thành
áp kế chất lỏng và áp kế cơ khí

I. Áp kế chất lỏng

_ Thường được chia thành 3 loại:

+ Áp kế để đo áp suất dư, tức là đo hiệu số giữa áp suất tuyệt đối của


môi trường  cần đo và áp suất khí quyển
+ Chân không kế để đo độ chân không, tức là đo hiệu số giữa áp suất
khí quyển  và áp suất tuyệt đối của môi trường cần đo có trị số nhỏ hơn 1 at. 
+ Áp kế vi sai để đo hiệu số áp suất giữa hai điểm bất kỳ của môi trường cần
đo.

1. Ống pizometer

_Mối quan hệ giữa áp suất và chiều cao


cột chất lỏng được ứng dụng trong các
loại áp suất kế chất lỏng
_Dạng đơn giản nhất là ống pezometer
_Cấu tạo gồm một ống đơn theo phương
thẳng đứng hở đầu và được gắn vào ống
hoặc bình kín chứa chất lỏng, áp suất
trong ống hoặc bình bình có áp xuất lớn
hơn áp suất khí quyển sẻ đẩy cột chất
lỏng lên độ cao hd=h + hp
_ Nếu bình kín có áp suất mặt thoáng
p>pa, cột chất lỏng trong bình áp suất tại
điểm A được tính:
pA= pa+ ρghd
_ Trong trường hợp cần xác định áp suất
mặt thoáng ta có:
pA= pa+ ρg(hp+h)
đồng thời
pA= pa+ ρgh
rút ra
p= pa + ρghp

7
Qua đó ta thấy chiều cao pezômét đặc trưng cho áp suất dư tại một điểm và 
được dùng làm thước đo áp suất tại điểm đó. ống pezômét cấu tạo đơn giản,
nhưng chỉ  dùng để đo được áp suất dư nhỏ, vì ví dụ như khi đo áp suất dư
tại một điểm trong  
2. Áp kế chữ U
_ Loại áp kế này được dung để đo áp
suất dư lớn hơn vì chất lỏng được
dung có khối lượng riêng lớn hơn
nhiều so với khối lượng riêng của
chất lỏng trong bình hoặc ống cần đo
ví dụ trong hình ta sử dụng thủy ngân
_ Từ hình ta thấy chênh lệch cột thủy
ngân trong ống chữ U là hHg và áp
suất tại A là:
PA= p + ρgh1= pa+ ρHgghHg
Áp suất tại điểm B tức là
nơi gắn áp kế:
pB= pA - ρga= pa+ ρHgghHg –
ρga
_Áp kế loại này đo được áp suất dư
3 - 4 at, tuy nhiên do phải đọc hai chỉ
số là  hHg và a nên độ chính xác
giảm

3. Áp kế kiểu chén

8
_ Áp kế kiểu chén giống áp kế chữ
U, nhưng ở nhánh bên trái có đoạn
ống có tiết diện lớn hơn. Mức thủy
ngân trong đoạn ống đường kính lớn
này được chọn là mức 0 nên khi đo
ta chỉ phải đọc giá trị ở nhánh bên
phải. Để đảm bảo độ chính xác tiết
diện của đoạn ống phình to phải đủ
lớn để khi mức thủy ngân dâng lên
và hạ xuống bên ống phải thì mức
thì mức thủy ngân trong chén không
thay đổi như hình
_ Áp suất tại điểm D được xác định
bằng cồng thức :
PD = pa + ρHgghHg - ρga

4. Áp kế vi phân

_Áp kế vi phân dùng để đo độ


chênh lệch áp suất giữa hai vị trí
khác nhau. Cấu  tạo của áp kế vi sai
như trên hình 2.21, trong ống có
chứa thủy ngân. Gọi p1 và p2 là áp 
suất tại hai điểm 1 và 2, ΔH là mức
chênh lệch thủy ngân trong ống chữ
U, h0 là mức  chênh lệch giữa điểm
A (mức dưới của thủy ngân) và M
(điểm đo áp suất). Khối lượng 
riêng của thủy ngân là ρHg, khối
lượng riêng của môi trường trong
áp kế vi phân là ρ0 và khối lượng
riêng của chất lỏng trong ống hoặc
bình là ρ.
_ Tại điểm A ta có:
PA = p1– ρ0gh0
PA = pB + ρgΔh = p2 –ρ0g(h0 + Δh)+
'

9
ρHggΔh
_ Vì điểm A và A’ nằm trên cùng một
mặt phẳng ngang trong cùng một chất
lỏng nên pA=pA’, vì vậy từ hai phương
trình trên:
p1 – ρ0gh 0 = p2 –ρ0 g(h0 + Δh)+ρHg gΔh
 Δp = p1 − p2 = gΔh (ρHg − ρ0)

II. Đồng hồ đo áp suất ( Áp kế cơ khí )


_Tất cả các loại đồng hồ áp suất đều hoạt động dựa trên sự biến đổi giá trị
áp suất. Từ sự biến đổi này thì đồng hồ sẽ cho ra giá trị áp suất bằng cách
hiển thị trên mặt đồng hồ (đối với đồng hồ áp suất dạng cơ) hoặc hiển thị
trên màn hình LED (đối với đồng hồ áp suất điện tử).
1. Đồng hồ đo áp suất Bourdon

_ Được đặt tên dựa trên 1 thành phần quan trọng của đồng hồ áp suất. Đó
chính là ống bourdon.

_ Cấu tạo

10
 Bourdon tube: là cảm biến chính (trái tim của đồng hồ áp suất), nơi nhận áp
suất từ lưu chất cần đo
 Socket: Bộ phận kết nối giữa đồng hồ áp suất với vị trí cần đo
 Movement: Bộ truyền động, có chức năng truyền chuyển động của ống
bourdon thành chuyển động quay của kim đồng hồ
 Dial: Mặt hiển thị, hiển thị giá trị của áp suất đo được
 Pointer: Kim đồng hồ
 Case: Vỏ đồng hồ, có chức năng bảo vệ các bộ phận chính của đồng hồ áp
suất
 Window: Kính quan sát
 Blow out disc: phòng nổ, khi có sự cố (bể ống bourdon), áp suất trong đồng
hồ tăng đột ngột, khi đó, nút số 8 này bị bung ra khỏi đồng hồ, bảo vệ đồng
hồ không bị bễ, vỡ, gây nguyên hiểm cho người vận hành

_ Nguyên lý hoạt động

 Giai đoạn 1: khi áp suất đi vào chân ren kết nối của đồng hồ theo hướng
mũi tên (1).
 Giai đoạn 2: áp suất sau đó sẽ đi vào ống bourdon. Khi có lực tác động lên,
ống bourdon sẽ giãn nở ra và kéo theo bộ phận truyền động số (3).
 Giai đoạn 3: bộ phận truyền động khi đó sẽ tác động lên phần lò xo xung
quanh kim đồng hồ.

11
 Giai đoạn 4,5: khi lò xo thay đổi vị trí sẽ làm thay đổi vị trí của kim đồng
hồ trên mặt hiển thị.

Từ đó sẽ cho ra giá trị áp suất đo được.

_ Ưu điểm và nhược điểm

 Ưu điểm:

+ Áp kế bourdon đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật


+ Đáp ứng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau
+ Độ sai số nhỏ
+ Có thể làm việc ở môi trường nhiệt độ 85 C
o

+ Dễ dàng lắp đặt cũng như vận hành


+ Kiểu dáng, chủng loại phong phú đa dạng

 Nhược điểm

+ Chỉ có tác dụng hiển thị đo trên đường ống, không có tác dụng đưa tín hiệu về
phòng điều khiển
+ Cần sử dụng đúng nhiệt độ ( trong trường hợp sử dụng quá nhiệt độ thì để dẫn
đến bể đồng hồ )

2. Đồng hồ đo áp suất dạng capsule

_ Hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất thấp bởi giá trị của nó chỉ khoảng vài mbar
_ Sử dụng một bộ phận gọi là capsule thay cho ống bourdon

12
_ Cấu tạo của capsule bao gồm 2 lớp màng kim loại được hàn kín lại với nhau và
nối với chân ren.

_ Cấu tạo đồng hồ

 Capsule (hộp xếp): là cảm biến chính (trái tim của đồng hồ áp suất), nơi
nhận áp suất từ lưu chất cần đo
 Socket: Bộ phận kết nối giữa đồng hồ áp suất với vị trí cần đo (xem hình số
2)
 Movement: Bộ truyền động, có chức năng truyền chuyển động của capsule
(hộp xếp) thành chuyển động quay của kim đồng hồ
 Dial: Mặt hiển thị, hiển thị giá trị của áp suất đo được
 Pointer: Kim đồng hồ
 Case: Vỏ đồng hồ, có chức năng bảo vệ các bộ phận chính của đồng hồ áp
suất
 Window: Kính quan sát
 Blow out disc: phòng nổ, khi có sự cố (bể ống bourdon), áp suất trong đồng
hồ tăng đột ngột, khi đó, nút số 8 này bị bung ra khỏi đồng hồ, bảo vệ đồng
hồ không bị bễ, vỡ, gây nguyên hiểm cho người vận hành

_ Nguyên lý hoạt động


13
+ Giai đoạn1: do đặc tính của 2 lớp màng này là rất mỏng nên khi có áp suất đi vào
từ phần chân ren; áp suất sẽ làm phồng 2 lớp màng này.

+ Giai đoạn 2: Khi lớp màng bị phồng lên thì sẽ làm cho bộ phận truyền động tác
động đến kim đồng hồ và làm xoay kim đồng hồ trên mặt hiển thị.

Từ đó cho ra giá trị áp suất đo được.

_ Ưu điểm và nhược điểm

 Ưu điểm: Có thể đo được áp suất nhỏ mà đồng hồ bourdon không đo được


 Nhược điểm:

+ Chỉ được dung đo áp suất khí sạch, không được sử dụng để đo chất lỏng hoặc khí
có nhiều bụi bẩn
+ Đối với chất khí có nhiều bụi bẩn đi vài hộp xếp, qua thời gian lượng bụi đi vào
nhiều làm cho hộp xếp mất tính đàn hồi từ đó không thể sử dụng được nữa

3. Cảm biến áp suất

_ Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu
điện. Thiết bị thường được dùng để đo áp suất hoặc dùng trong các ứng dụng có
liên quan đến áp suất

_ Cấu tạo của cảm biến áp suất:

14
_ Ví dụ: Cảm biến áp suất màng:

- Electric connection : Kết nối điện


- Amplifier : Bộ khuếch đại tín hiệu
- Sensor : Màng cảm biến xuất ra tín hiệu
- Process Connection : Chuẩn kết ren (Ren kết nối vào hệ thống áp suất)

_ Nguyên lý hoạt động:

Theo sơ đồ trên chúng ta thấy rằng khí áp suất Dương ( + ) đưa vào thì lớp màng sẽ
căng lên từ trái sang phải , còn khi đưa vào áp suất âm ( – ) thì lớp màng sẽ căng
15
lên từ phải sang trái. Chính sự dịch chuyển này sẽ đưa tín hiệu về mạch xử lý và
đưa ra tín hiệu để biết áp suất đưa vào là bao nhiêu.

- Hình đầu tiên bên trái : Khi không có áp suất => Hight = Low = Ov output
- Hình ở giữa : Khi có áp suất nén => Hight > Low = + V Output
- Hình bên phải : Khi có áp suất hút => Low > Hight = -V Output

_ Ứng dụng đo cảm biến áp suất:

- Đối với các trường hợp dùng cảm biến áp suất dùng cho máy nén khí, áp
suất nước, dầu thủy lực và các chất lỏng không có tính ăn mòn khác thì dùng
loại cảm biến áp suất thường. Các dãy đo áp suất 0-0.1bar; 0-0.16bar;…
được dùng để đo mức nước tĩnh trong bồn chứa không có áp suất. Mức nước
được tính như sau : 1bar = 10mH2O (hoặc 100mbar = 100mmH20)
- Trường hợp ứng dụng cho các môi trường thực phẩm như : sữa, nước khải
khát,…thì bắt buộc phải dùng cảm biến áp suất màng đảm bảo tiêu chuẩn
thực phẩm.
- Cảm biến áp suất dùng cho xăng, dầu,….ngành dầu khí phải đảm bảo tiêu
chuẩn chống cháy nổ.
- Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ta chọn loại cảm biến phù hợp

16
17

You might also like