You are on page 1of 2

 Quy luật phủ định của phủ định.

- Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật
cơ bản của triết học Mác-Lênin. Quy luật này nói lên
chiều hướng phát triển của sự vật hiện tượng có xu
hướng khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình
độ cao hơn, phát triển theo hình thức(xoáy ốc)
 Nội dung quy luật phủ định của phủ định
- Quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ
định và cái phủ định.
- Do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự
phủ định sạch trơn, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích
cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ
bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
- Sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường
thẳng mà theo đường xoáy ốc.
 Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự
vật, hiện tượng khác trong quá trình vận động và phát
triển. Không có phủ định, sự vật không phát triển được.
Ví du: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao
thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ
định đối với xe máy.
 Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ
định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ
định định biện chứng làm cho sự vật hiện tượng mới ra
đời thay thế của sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ
giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới.
Ví dụ: Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 14
là sự phủ định đối với iPhone 13.
 Đặc điểm của phủ định biện chứng:
Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản:
 Tính khách quan:
- Phủ định biện chứng mang tính khách quan do
nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản
thân sự vật.
- Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật
luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một
tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật.
- Phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn,
ý chí chủ quan của con người. 
 Tính kế thừa:
- Do phủ định biện chứng là kết quả sự phát triển tự
thân của sự vật do đó nó không thể là sự thủ tiêu
hay là sự tự phá huỷ hoàn toàn những cái đã cũ.
Ví dụ: Quá trình nảy mầm của hạt giống. Trong ví dụ này
mầm ra đời từ hạt giống, sự ra đời này chính là sự phủ định
biện chứng đối với hạt, nhờ sự ra đời này thì mới có quá trình
tiếp tục phát triển thành cây và sinh tồn.

You might also like