You are on page 1of 13

Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội

khác: Pháp luật với kinh tế


+   Pháp luật là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng,
còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng.
+   Cũng như nhà nước, pháp luật sinh ra trên cơ sở của hạ tầng, do
cơ sở hạ tầng quyết định. Cơ sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp
quyết định sự ra đời của pháp luật: quy định nội dung, hình thức,
cơ cấu và sự phát triển của pháp luật. Do đó, pháp luật không thể
cao hơn trình độ kinh tế hiện có.
+   Pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế: pháp luật sinh ra từ
các điều kiện, tiền đề kinh tế và được xây dựng phù hợp với các
quy luật kinh tế - xã hội thì tác động tích cực đến sự phát triển và
vận hành của cả nền kinh tế. Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự
phát triển của kinh tế hoặc làm triệt tiêu nền kinh tế.
-         Pháp luật với chính trị
Pháp luật phản ánh các yêu cầu của kinh tế không trực tiếp mà
thông qua chính trị, bởi vì:
+ Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế trong mối quan hệ
giữa các giai cấp, tầng lớp dân tộc trong tổ chức hoạt động của nhà
nước (phương hướng, nhiệm vụ, hình thức, nội dung hoạt động);
+ Chính trị thể hiện ở đường lối, chính sách, cương lĩnh của các tổ
chức, đảng phái, trong đó đường lối của đảng cầm quyền cũng như
đường lối chính trị có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng pháp
luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Ngược lại, pháp luật lại làm
cho đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của
nhà nước, của các tầng lớp giai cấp khác, cho nên chính trị là sự
biểu thị các mối quan hệ giai cấp.
+ Vì vậy, trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật vừa là biện
pháp, phương tiện để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và
cũng vừa là hình thức biểu hiện của chính trị.
-         Pháp luật với đạo đức
+ Đạo đức là một hệ thống những  quy phạm mang tính chất đánh
giá của một giai cấp, một dân tộc về những giá trị tinh thần của con
người trong xã hội như: thiện, ác, tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn, sự
công bằng, lẽ phải, khen, chê… Vì thế, không mang tính quyền lực
chính trị. Cho nên, những hành vi vi phạm đạo đức chỉ bị phê phán
về mặt xã hội, mà không phải thực hiện sự cưỡng chế của nhà
nước.
+ Pháp luật là chuẩn mực của hành vi, tồn tại dưới dạng thành văn,
mang dấu hiệu quyền lực chính trị (do nhà nước ban hành). Do
vậy, đạo đức và pháp luật là mối quan hệ bổ sung, giúp đỡ lẫn
nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Tuy nhiên,
pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của các quy phạm đạo đức khác
trong cã hội. Ngoài những mối quan hệ trên, pháp luật còn có mối
quan hệ với các quy phạm khác như: với các tập quán xã hội, các
quy phạm của các tổ chức xã hội khác…
Cấu thành vi phạm pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc


trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.

Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt


khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu
hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó
bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

a. Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã
hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc
đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và
của hoặc những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp
luật gây ra cho xã hội.
c. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội tức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với
nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là
nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu
quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của
chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.

d. Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi
phạm pháp luật.

e. Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.

f. Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng


để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.

Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái
pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu
thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố khác có bắt
buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có
trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố
bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là
yếu tố bắt buộc phải xác định.

2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên
trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao
gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

a. Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi
của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội
được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.

Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.


+ Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái
pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy
trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả
đó xảy ra.

+ Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi
trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy
trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song
có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

+ Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy
hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và
phải thấy trước hậu quả này.

+ Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin
chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa
được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội.

b. Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc
đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.

c. Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả
cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi
trái pháp luật.

3. Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực
trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
4. Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.
Phân Tích Cơ Cấu Của Vi Phạm Pháp Luật
* Bộ phận giả định: 
- Đây là bộ phận của quy phạm quy định địa điểm thời gian chủ
thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà
nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo quy tắc mà quy
phạm đặt ra. 
- Các loại giả định đơn giản hoặc phức tạp giả định xác định và
giả định xác định tương đối, giả định trừu tượng…sở dĩ có nhiều
loại giả định như vậy vì đời sống thực tế rất phong phú và phức
tạp. 
- Nhưng để đảm bảo tính xác định chặt chẽ của pháp luật thì giả
định dù phù hợp loại nào thì cũng phải có tính xác định tới mức
có thể được phù hợp với tính chất của loại giả định đó.

* Quy định: 
- Là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, vì chính đây là
quy tắc xử sự thể hiện ý chí nhà nước mà mọi người phải thi
hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đặt ra. 
- Có nhiều các phân loại phần quy định, mỗi các phân loại cần
dựa vào một tiêu chuẩn nhất định.
- Phụ thuộc vào vai trò của chúng trong điều chỉnh các quan hệ
xã hội chúng ta có quy định điều chỉnh bảo vệ quy định định
nghĩa, phụ thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hanh vi ta có
quy định xác định quy định tùy nghi, tùy thuộc vào tính phức
tạp của nó mà người ta quy định đơn giản và phức tạp. phụ
thuộc vào phương thức thể hiện nội dung ra có hai hệ thống
phân loại, .. Vì phần quy định là bộ phận trung tâm của quy
phạm pháp luật nên cách phân loại này có thể áp dụng để phân
loại quy phạm pháp luật nói chung.

* Chế tài: 
- Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện
pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước
đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
- Có nhiều loại chế tài : Tùy theo mức độ xác định ta có chế tài
xác định chế tài xác định tương đối, chế tài lựa chọn, theo tính
chất các biện pháp được áp dụng, ta cso thể có chế tài hình
phạt, chế tài khôi phục pháp luật hoặc chế tài đơn giản, chế tài
phức tạp.

Mối Quan Hệ Giưã Pháp Luật Và Phong Tục Tập Quán


3. Mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán.Pháp luật
có 3 nguồn cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy
phạm pháp luật. Phong tục tập quán cũng là bộ phận hình thành
nên pháp luật cho nên giữa phong tục tập quán và pháp luật có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể xem xét mối quan hệ này
từ hai chiều ngược nhau.Thứ nhất, quan hệ giữa pháp luật và
phong tục tập quán - Pháp luật ghi nhận, bảo vệ những tập tục
tiến bộ và phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể
thấy rằng pháp luật là công cụ hữu hiệu duy trì trật tự xã hội, điều
hòa các mối quan hệ trong xã hội, nhưng pháp luật cũng không
phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết hết mọi vấn dề nảy
sinh trong lòng đời sỗng xã hội, rất nhiều vấn đề, sự việc, pháp
luật đã phải sử dụng đến các tập tục, và các tập tục đã tỏ ra hữu
hiệu hơn hẳn.Ví dụ, pháp luật không quy định phải thành lập các
tổ hòa giải nhưng mỗi thôn bản đều có các tổ hòa giải làm việc rất
hiệu quả không sử dụng đến các điều khoản pháp luật mà
thường là sử dụng tập tục phù hợp với pháp luật.- Pháp luật hạn
chế và loại trừ các tập tục lạc hậu, trái với thuần phong mĩ tục,
không phù hợp với lợi ích của nhà nước, cũng như của cộng
đồng. Những tập tục lạc hậu có nội dung trái pháp luật có thể xảy
ra hai trường hợp :+ Một số tập tục tồn tại trước khi có pháp luật
đã quy định không khoa học, không công bằng, hoặc quy định
những biện pháp trừng phát tàn bạo, xâm hại thô bạo đến nhân
phẩm, danh dự, tính mạng con người. + tập tục ấy ra đời vì quy
định của pháp luật ấy đã quá lỗi thời, không phù hợp nhưng chưa
được sửa đổi hoặc hủy bỏ.Ví dụ : Tập tục chôn chung, tập tục nối
dây người chết…Phong tục tập quán có đời sống thực tế rất
phong phú đa dạng, cả về con đường hình thành, phương thức
tồn tại, giá trị phản ánh trong các tộc người khác nhau. Các giai
đoạn phát triển khác nhau cho nên phong tục tập quán khi được
hình thành cũng có những phong tục tiến bộ, những phong tục
lạc hậu, cổ hủ, do vậy pháp luật bảo vệ những tập tục tiến bộ, loại
trừ những hủ tục lạc hậu là điều rất cần thiết. Ví dụ : Điều 5 Hiến
pháp 1992 quy định “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ
viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, và phát huy những phong tục tập
quán , truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình ” – Phần 2, mục B,
điểm 3 Nghị định 32, quy định cấm : “ Tập tục cướp vợ để ép
người phụ nữ làm vợ ‘’
Mối Quan Hệ Giua Pháp Luật Và Đạo Đức
+ Đạo đức là một hệ thống những  quy phạm mang tính chất đánh
giá của một giai cấp, một dân tộc về những giá trị tinh thần của con
người trong xã hội như: thiện, ác, tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn, sự
công bằng, lẽ phải, khen, chê… Vì thế, không mang tính quyền lực
chính trị. Cho nên, những hành vi vi phạm đạo đức chỉ bị phê phán
về mặt xã hội, mà không phải thực hiện sự cưỡng chế của nhà
nước.
+ Pháp luật là chuẩn mực của hành vi, tồn tại dưới dạng thành văn,
mang dấu hiệu quyền lực chính trị (do nhà nước ban hành). Do
vậy, đạo đức và pháp luật là mối quan hệ bổ sung, giúp đỡ lẫn
nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Tuy nhiên,
pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của các quy phạm đạo đức khác
trong cã hội. Ngoài những mối quan hệ trên, pháp luật còn có mối
quan hệ với các quy phạm khác như: với các tập quán xã hội, các
quy phạm của các tổ chức xã hội khác…
Mối Quan Hệ Giua Pháp Luật Với Văn Hóa
Văn hóa và luật có mối quan hệ chặt chẻ , gắn kết với nhau ,
có những điểm tương đồng là đều hướng tới hạnh phúc của
con người . Tuy nhiên , giửa văn hóa và luật chúng lại có
những đặc điểm khác nhau và đường đi khác nhau . Văn
hóa vừa là khuyến cáo , có tính định hướng , giáo dục ,
nhắc nhở . Luật được xây dựng trên nền tảng văn hóa ,
những giá trị chung của văn hóa , có tính bắt buộc chung
buột con người phải tuân theo . Có tính xác định chặt chẻ về
mặt hình thức , do nhà nước đặt ra và bảo vệ , đồng thời có
quan hệ hổ trợ lẩn nhau , giử vai trò cũng cố , duy trì và phát
triển văn hóa . Luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong
một xã hội nào cũng cần pháp luật như một công cụ điều
chỉnh hành vi của con người trong mọi hoạt động đời sống
của xã hội . Thực tế cho thấy rằng , con người chịu sự điều
chỉnh của văn hóa nhiều hơn là pháp luật vì con người luôn
hành động theo bản năng , thói quen , phong tục tập quán
….Hơn nửa , ngay cả trong trường hợp pháp luật được sử
dụng để áp đặt hành vi của con người thì con người vẩn
hành động theo thói quen , theo kinh nghiệm văn hóa của
mình , văn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối
với pháp luật .
Tóm lại : Văn hoá và pháp luật có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của một Quốc Gia . Để cho văn hoá nói chung,
pháp luật nói riêng thấm sâu vào từng khu dân cư, từng hộ
gia đình và từng người dân, đòi hỏi sự tham gia vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, mọi cấp, mọi ngành, nhất là các
ngành Tư pháp, Văn hoá - thông tin, các cấp chính quyền…
Mỗi cấp uỷ đảng, cán bộ, đảng viên còn phải gương mẫu
tiên phong trong việc tuyên truyền, phổ biến, phát triển pháp
luật đến quần chúng nhân dân và gương mẫu thực hành,
thực thi pháp luật. Cần tạo ra môi trường văn hoá - xã hội
lành mạnh từ mỗi khu dân cư, cộng đồng dân cư. Lực lượng
nòng cốt ở đây, bên cạnh các tổ chức đảng, các cấp chính
quyền còn phải lôi kéo được sự tham gia của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân. Phải thực hiện được
sự phối kết hợp, lồng ghép các nội dung phát triển văn hoá,
pháp luật với các phong trào, cuộc vận động thi đua yêu
nước do Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể nhân dân phát động và thực hiện, tiêu biểu như các
phong trào, cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hoá ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì
người nghèo”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an
ninh Tổ quốc”… Chỉ có làm được như vậy, mới nói đến xây
dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc và phát triển văn hoá , pháp luật đúng như ý tưởng
và mong muốn của Đảng và Nhà nước ta.
Vì Sao Văn Bản Vi Phạm Pháp Luật Không Có
Thời Điểm Kết Thúc
 các nhà làm luật không thể dự đoan chính xác hoàn toàn về
sự thay đổ của xã hội, các chính sách được đề cập trong văn
bản pháp luật phù hợp đến thời điểm nào. việc quy định về
thời điểm chấm dứt sẽ là không cần thiết và gây khó khăn
cho việc giải quyết nêu như thời điểm nó hết hiệu lực mà
chưa có văn bản thay thế. văn bản không ghi thời điểm
chấm dứt hiệu lực thì thời điểm này được xác nhận khi có
văn bản thay thê nó hoặc nếu văn bản nó hương dẫn hết
hiệu lực thì nó cũng hết hiệu lực theo.
Thực Hiện Pháp Luật Là GÌ? Phân Tích Các Hình Thức
Thực Hiện Pháp Luật ?
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích
làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở
thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp
luật.

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa
học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật
sau:
* Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những
hoạt động mà pháp luật cấm. Ở hình thức thực hiện này đòi hỏi
chủ thể thực hiện nghĩa vụ một cách thụ động, thực hiện các
quy phạm pháp luật dưới dạng không hành động.
* Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý
của mình bằng hành động tích cực. Chẳng hạn các đối tượng
nộp thuế cho nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
Khác với tuân thủ pháp luật, trong hình thức thi hành pháp
luật đòi hỏi chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý dưới dạng
hành động tích cực.
* Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể
của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
Chẳng hạn ký kết hợp đồng, thực hiện các quyền khởi kiện,
khiếu nại trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp
luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp
luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị bắt buộc phải
thực hiện.
* Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ
vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm
phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ
pháp luật cụ thể.
Áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn đòi hỏi phải có sự
tham gia của các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có
thẩm quyền.

Mọi Nhà Nước Có Bản Chất Giong Nhau Nhưng Biểu Hiện
Bản Chất Là Khác Nhau ?
https://www.wattpad.com/684079-c%C3%A2u-h
%E1%BB%8Fi-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt-
%C4%91%E1%BA%A1i-c%C6%B0%C6%A1ng-c%C3%A2u-
h%E1%BB%8Fi-nn-pl-%C4%91%E1%BA%A1i/page/4
Hình Phạt Là Gì ? Các Loại Hình Phạt
* Hình phạt: 
- Là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất
được quy định trong luật hình sự do tòa án nhân danh nhà
nước áp dụng đối với người thực hiện tội phạm theo một
trình tự riêng biệt, nhằm trừng trị cải tạo giáo dục người
phạm tội và ngăn ngừa tội phạm. 
* Các loại hình phạt:
- Hệ thống hình phạt là tổng thể các hình phạt do nhà
nước quy định trong luật hình sự và được sắp xếp theo
một trình tự nhất định tùy thuộc và mức độ nghiêm khắc
của mỗi hình phạt.
Điều 21 Bộ luật hình sự phân chia hệ thống hình phạt
thành hai nhóm: Hình phạt chính và Hình phạt bổ sung. 
- Các hình phạt chính: Là hình phạt cơ bản được áp dụng
cho một loại tội phạm và được tuyên độc lập với mỗi tội
phạm tòa án chỉ có thể tuyên án độc lập một hình phạt
chính:
+ Cảnh cáo.
+ Phạt tiền.
+ Cải tạo không giam giữ 
+ Trục xuất 
+ Tù có thời hạn.
+ Tù chung thân.
+ Tử hình.
- Các hình phạt bổ sung : là hình phạt không được tuyên
độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối
với mỗi loại tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều
hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định
các hình phạt này.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định .
+ Cấm cư trú.
+ Quản chế.
+ Tước một số quyền công dân.
+ Tịch thu tài sản.
+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
+ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

You might also like