You are on page 1of 470

(In lần thứ 3 có chỉnh sửa)

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh:


Electrical Installation Guide 2009
According to IEC International Standards
Schneider Electric
Cuốn «Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện» này dành cho các kỹ sư điện làm
công tác thiết kế, thực hiện, giám sát hoặc bảo trì trong lĩnh vực lắp đặt
điện tương hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của Hội đồng kỹ thuật điện quốc
tế (IEC - International Electrotechnical Commission). “Các giải pháp kỹ thuật
nào sẽ đảm bảo thỏa mãn tất cả các quy định về an toàn?», đó là câu hỏi
thường xuyên được đặt ra khi soạn thảo quyển sách này.

Tiêu chuẩn quốc tế như IEC 60364 về “Lắp đặt điện trong công trình xây
dựng” xác định một cách bao quát các quy tắc cần thiết nhằm đảm bảo an
toàn và các quy định về đặc tính làm việc của mọi dạng lắp đặt điện. Do
tiêu chuẩn cần có tính bao quát và có thể áp dụng cho mọi loại sản phẩm
cũng như các giải pháp kỹ thuật khác nhau được sử dụng trên thế giới, văn
bản các quy định của IEC được viết một cách phức tạp và không được
trình bày theo một trình tự dễ ứng dụng. Các tiêu chuẩn này, vì vậy, không
thể xem như một cẩm nang ứng dụng mà chỉ có thể là các tài liệu tham
khảo.

Mục đích của quyển «Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện» này là khảo sát vấn
đề thiết kế lắp đặt điện tương hợp với tiêu chuẩn IEC 60364 và các tiêu
chuẩn khác một cách rõ ràng, thực tiễn và hệ thống. Vì vậy, chương đầu
tiên, chương (A) trình bày tóm tắt nội dung quyển sách và mỗi chương tiếp
theo sẽ lần lượt trình bày từng mục trong tổng số 15 mục được khảo sát.
Cần lưu ý đặc biệt đến chương (Q) về Tương hợp điện từ (EMC -
Electromagnetic Compatibility), được viết dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và
bao quát về các vấn đề này.
Chúng tôi mong quý độc giả sẽ thấy rằng quyển sách này thực sự hữu ích.

Schneider Electric S.A.

Cuốn «Hướng dẫn thiết kế lắp đặt điện» này là tài liệu duy nhất bao gồm
các kỹ thuật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến lắp đặt điện. Cuốn sách
này dành cho các chuyên gia điện trong các công ty, phòng thiết kế, các tổ
chức giám định, v.v...

Quyển sách Hướng dẫn kỹ thuật này hướng đến những người sử dụng
chuyên nghiệp và cung cấp những nguyên tắc chỉ đạo nhằm mục đích thiết
kế lắp đặt điện công nghiệp và dân dụng. Thông tin và các nguyên tắc chỉ
đạo trong cuốn hướng dẫn này được AS IS cung cấp. Schneider Electric
không bảo đảm, dù rõ ràng hay hàm ý, về khả năng thương mại và thích
hợp cho một mục tiêu cụ thể nào, cũng không thừa nhận bất kỳ trách
nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, hoặc hữu dụng
của thông tin, thiết bị, sản phẩm, hoặc quy trình công bố trong tài liệu
Hướng dẫn này, cũng không xác định việc sử dụng chúng sẽ không vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích của quyển sách này nhằm tạo điều
kiện thuận lợi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các nhà thiết kế và các
nhà thầu, nhưng trong mọi trường hợp, các văn bản gốc của tiêu chuẩn
quốc tế hoặc tiêu chuẩn địa phương sẽ được ưu tiên sử dụng.

Ấn bản này bao gồm cả những thay đổi mới nhất về kỹ thuật, tiêu chuẩn và
quy phạm, đặc biệt là tiêu chuẩn lắp đặt điện IEC 60364.

Chúng tôi cảm ơn những góp ý từ các độc giả cho ấn bản trước để giúp
hoàn thiện quyển sách này.
Chúng tôi cũng cảm ơn rất nhiều cá nhân và tổ chức, không thể kể hết ở
đây, vì các đóng góp cho việc chuẩn bị quyển «Hướng dẫn thiết kế lắp đặt
điện» này.
Các qui tắc chung cho thiết kế A
mạng điện

Kết nối mạng phân phối nguồn B


quốc gia trung thế

Các kiểu kết nối mạng điện hạ C


áp

Hướng dẫn chọn lựa cấu trúc D


lưới trung và hạ thế

Phân phối trong mạng hạ áp E


Lời cảm tạ

Cuốn sách này được viết bởi một đội ngũ


chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm, dựa trên Bảo vệ chống điện giật F
tiêu chuẩn IEC 60364, với những phát triển mới
nhất trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa về điện.

Chúng tôi đặc biệt trân trọng nhắc đến các Xác định kích cỡ và bảo vệ G
chuyên gia và các lĩnh vực chuyên môn của họ dây dẫn
như dưới đây.

Chương Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức H


Christian Collombet D năng & chọn
Bernard Jover Q
Charley Gros L, M Bảo vệ chống quá áp xung J
Didier Fulchiron B
trong mạng hạ thế
Didier Mignardot J
Hiệu quả năng lượng trong K
Emmanuel Genevray E, P
phân phối điện năng
Eric Breuillé F
Franck Mégret G Cải thiện hệ số công suất và L
Geoffroy De-Labrouhe K lọc sóng hài
Jacques Schonek A, C, D, G, N
Jean Marc Lupin L, M Quản lý sóng hài M
Jean Paul Baudet N
Jean Paul Lionet E
Jérome Lecomte H Đặc tính của các nguồn và tải N
Matei Iurascu F, H đặc biệt
Michel Sacotte B
Lắp đặt điện dân dụng và các P
vị trí đặc biệt khác
Quý độc giả có thể xin tư vấn bởi các chuyên
gia này bằng cách gởi mail theo địa chỉ sau:
Tương hợp điện từ (EMC) Q
FR-Tech-Com@schneider-electric.com
Mục lục


A2
A4
A10
A15

B

B2
B14
B16
B22
B30
B35

C

C2
C16

D

D3
D4
D7
D11
D13
D15
D19
D24
D26
D29
D30
D31

E

E2
E15
E25

F

F2
F4
F6
F17
F19
F23
F29
F36

G

G2
2 Phương pháp thực tế xác định tiết diện nhỏ nhất cho G7
phép của dây dẫn
G20
G24
G30
G37
G42
G46


H2
H5
H10
H11
Mục lục


J2
J6
J11
J14

K

K2
K3
K7
K13
K31
K34


L2
L5
L7
L10
L12
L15
L18
8 Ví dụ về mạng điện trước và sau khi lắp đặt bù nâng cao HSCS L20
L21
L24

M



Quản lý sóng hài
1 Vấn đề:
Tại sao cần phải phát hiện và loại bỏ các hài ?
M2

M3
M4
M6
5 Các chỉ số chủ yếu của méo dạng Sóng hài M11
và nguyên lý đo
M14
M16
M17


N2
N11
N24
N27
N45


P2
P8
3 Các quy phạm áp dụng cho các lắp đặt và vị trí đặc biệt P12


Q2
Q3
Q5
Q16
Q22
Chương A
Các qui tắc chung cho
A1
thiết kế mạng điện

Nội dung

1


A2


A4
A4
A5
A5
A6
A6
A7

A7
A8

3
A10
A10

A12

4
A15
A15
A15
A16
A17
A18
A19
A20
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 1 Phương pháp luận

A

Nghiên cứu thiết kế lắp đặt điện theo cuốn sách này đòi hỏi phải đọc cẩn thận toàn
bộ các mục theo trình tự được trình bày cho các chương.

Liệt kê các nhu cầu công suất phụ tải


A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện Để nghiên cứu một bản thiết kế cung cấp điện cần phải cố các kiến thức căn bản
về các luật lệ và qui định của ngành điện.

Công suất tổng có thể được tính từ các dữ liệu vị trí và công suất đặt của từng phụ
tải hiểu biết về các chế độ vận hành (trạng thái xác lập, những điều kiện về khởi
động, vận hành không đồng thời, v.v.)

Từ những dữ liệu này, có thể xác định được công suất yêu cầu lấy từ nguồn cung
cấp và số nguồn (nếu cần) để cấp đầy đủ cho mạng.

Những thông tin về giá điện địa phương cũng cần xem xét để cho phép chọn lựa
cách kết nối tốt nhất vào lưới ở phía trung áp hoặc phía hạ áp.

Kết nối vào lưới điện


B – Kết nối với mạng trung thế Mạng có thể được nối vào:
b Phía trung áp: trong trường hợp này cần phải nghiên cứu, xây dựng và
lắp đặt một trạm biến áp khách hàng. Trạm này có thể trong nhà hay ngoài
trời, được lắp ghép theo những tiêu chuẩn và qui định tương ứng (phía hạ
áp có thể được nghiên cứu riêng nếu cần). Việc đo lường có thể thực hiện
phía trung hoặc phía hạ áp đều được.

C - Các kiểu kết nối mạng điện hạ áp b Phía hạ áp: mạng sẽ được nối vào mạng điện địa phương và sẽ cố (nếu cần thiết)
phần đo lường thích hợp tùy thuộc vào giá điện hạ áp.

D - Hướng dẫn lựa chọn cấu trúc lưới Cấu trúc mạng phân phối
trung, hạ Toàn bộ mạng phân phối sẽ được nghiên cứu như một hệ thống hoàn chỉnh. Một
bản hướng dẫn chọn lựa cần được đề xuất cho việc xác định cấu trúc hợp lý, bao
gồm cả phía trung và hạ thế.

E - Phân phối trong lưới hạ thế Các bố trí nối đất trung tính được lựa chọn phụ thuộc vào các qui định của địa
phương, vào nguồn cung cấp và vào bản chất của tải trong mạng.

Các thiết bị phân phối, bảng điện, đấu nối mạch được bố trí căn cứ vào sơ đồ mặt
bằng vị trí từng thiết bị và nhóm thiết bị. Cách bố trí trang thiết bị và môi trường làm
việc sẽ ảnh hưởng tới mức an toàn chịu đựng với các tác động bên ngoài.

F - Bảo vệ chống điện giật Bảo vệ chống điện giật


Các hệ thống nối đất (TT, IT hoặc TN) cần được xác định trước tiên, sau đó mới
chọn lựa thiết bị bảo vệ với mục đích bảo vệ người chống mối nguy hiểm do chạm
điện trực tiếp và gián tiếp.

G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn Mạch và thiết bị đóng cắt
Từng mạch sẽ được nghiên cứu chi tiết. Căn cứ vào giá trị dòng định mức của các
tải, dòng ngắn mạch và loại thiết bị bảo vệ, tiết diện cắt ngang của dây dẫn sẽ
được xác định. Cần phải lưu ý thêm rằng dòng cho phép của dây dẫn còn chịu ảnh
hưởng của cách đi dây và môi trường làm việc của chúng.
Trước khi chọn tiết diện dây dẫn như đã nói trên, cần phải đảm bảo thỏa những
yêu cầu sau:
b Sụt áp trên dây không vượt quá tiêu chuẩn
b Bảo đảm chế độ khởi động động cơ
b Đảm bảo việc bảo vệ chống điện giật
Sau khi xác định dòng ngắn mạch Isc cần kiểm tra ổn định lực điện động và ổn định
nhiệt của dây dẫn.
H - Tủ điện hạ thế: chức năng và cách lựa Các tính toán có thể dẫn tới việc chọn các dây dẫn có tiết diện lớn hơn tiết diện
chọn được chọn lúc ban đầu.
Những đặc tính cần thiết của các thiết bị đóng cắt sẽ giúp xác định được loại và
đặc tính của chúng. Việc sử dụng kỹ thuật cascade (ghép tầng) và việc phối hợp
tính chọn lọc giữa tác động của cầu chì và các CB (máy cắt hạ thế) cũng được
khảo sát.
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 1 Phương pháp luận

J – Bảo vệ chống xung điện áp trong mạng hạ Bảo vệ chống quá điện áp
thế Sét đánh trực tiếp và gián tiếp từ vị trí vài kilomet có thể gây hư hại thiết bị. Các
xung điện áp thao tác, quá độ và quá áp tần số công nghiệp cũng có một hậu quả
tương tự. Các ảnh hưởng được khảo sát và từ đó rút ra các giải pháp.

K – Sử dụng năng lượng hiệu quả trong lưới Sử dụng hiệu quả năng lượng trong lưới phân phối
phân phối Sử dụng các thiết bị đo lường cùng với một hệ thống truyền thông thích hợp trong
lưới điện có thể mang lại lợi ích cho người sử dụng hay chủ đầu tư: giảm công
suất tiêu thụ, giảm chi phí năng lượng sử dụng hiệu quả các thiết bị điện.

L - Hiệu chỉnh hệ số công suất và lọc sóng hài Công suất phản kháng
Hiệu chỉnh hệ số công suất được thực hiện trong lưới điện theo kiểu bù tập trung,
hay bù nhóm (hoặc bù riêng) hoặc phối hợp cả hai kiểu.

M - Xử lý sóng hài Sóng hài


Sóng hài trong lưới điện ảnh hưởng tới chất lượng điện năng và là nguyên nhân
khởi phát của rất nhiều nhiễu như quá tải, rung, lão hóa thiết bị, ảnh hưởng tới
các thiết bị nhạy cảm, tới lưới địa phương, mạng điện thoại. Chương này sẽ trình
bày nguyên nhân và ảnh hưởng của các sóng hài, cách thức đo lường và giải
pháp khắc phục

N - Đặc tính của một số nguồn và tải đặc Các nguồn cung cấp và tải đặc biệt
biệt Các thiết bị đặc biệt và các trang thiết bị khác được nghiên cứu gồm:
b Các nguồn đặc biệt như máy phát hoặc các bộ nghịch lưu;
b Các tải đặc biệt có các đặc tính đặc biệt như động cơ cảm ứng, mạch chiếu
sáng hoặc máy biến áp hạ /hạ;
b Mạng điện đặc biệt như mạng một chiều

P - Mạng điện dân dụng và một số vị trí đặc biệt Khu vực dân dụng và các vị trí đặc biệt
Các dinh cơ và vài vị trí đặc biệt đòi hỏi lưu ý tới các qui định nghiêm ngặt: ví dụ
thông thường nhất là đối với khu vực nhà ở dân dụng

Q - Hướng dẫn về EMC Các hướng dẫn về EMC


Một vài qui tắc cơ bản cần được tuân thủ nhằm đảm bảo tính tương hợp điện từ.
Nếu không sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trong vận hành lưới điện: nhiễu
lên hệ thống thông tin, tác động nhầm các thiết bị bảo vệ và thậm chí phá hủy các
thiết bị nhạy cảm.

Phần mềm Ecodial


Phần mềm Ecodial (1) cung cấp các giải pháp thiết kế trọn gói mạng hạ áp theo
tiêu chuẩn và các khuyến cáo IEC.
Nội dung của các phần mềm này gồm:
b Thiết lập sơ đồ đơn tuyến;
b Tính toán các dòng ngắn mạch
b Tính toán các giá trị sụt áp;
b Xác định tiết diện dây cáp tối ưu
b Định mức các thiết bị đóng cắt và cầu chì;
b Phối hợp các thiết bị bảo vệ
b Khuyến cáo về sơ đồ ghép tầng;
b Kiểm tra việc bảo vệ an toàn cho người;
b In ra toàn bộ số liệu đã được tính toán, thiết kế bằng chương trình này.

(1) Phần mềm Ecodial là sản phẩm của Merlin Gerin, có


phiên bản tiếng Pháp và tiếng Anh
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 2 Các qui tắc và luật lệ

A

Mạng hạ áp phải tuân thủ theo một số những văn bản qui định và các yêu cầu như
sau:
b Các luật qui định (các sắc luật, các luật lệ của nhà máy, v.v...);
b Các hướng dẫn, cách thực hiện do các ủy ban chuyên môn ban hành, các đặc
điểm kỹ thuật của công việc;
b Các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về mạng cung cấp điện;
b Các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về sản phẩm được sử dụng.

2. Xác định cấp điện áp


Các mức điện áp chuẩn theo IEC và các khuyến cáo

Mạng 1 pha 3 dây điện áp


định mức (V)
50 Hz 60 Hz 60 Hz
– 120/208 120/240
– 240 –
230/400(1) 277/480 –
400/690(1) 480 –
– 347/600 –
1000 600 –

(1)- Điện áp định mức 220 /380V và 240 /415V hiện hữu của các hệ thống điện nên
chuyển dần sang giá trị được khuyến cáo là 230 /400V. Quá trình chuyển cấp điện áp
nên tiến hành càng nhanh càng tốt, không nên kéo dài quá năm 2003. Để chuyển cấp
điện áp, bước đầu tiên các nhà quản lý điện của các quốc gia có cấp điện áp
220 /380V nên đưa điện áp lên tới mức 230 /400V +6% và -10%, các quốc gia có
cấp điện áp 240 /415V nên đưa điện áp vào mức 230/400V +10% và -6%. Cuối giai
đoạn chuyển đổi. dải điện áp mạng cho phép là 230 /400V ± 10%. Sau đó dải này sẽ
thu hẹp lại. Các cách thức chuyển đổi như trên cũng được áp dụng tương tự như
trường hợp chuyển từ cấp điện áp 380 /660V lên 400 /690V.

Hình. A1 : Điện áp chuẩn từ 100 V tới 1000 V (IEC 60038 phiên bản 6.2 2002-07)


Điện áp lưới
điện (kV)
3.6(1) 3.3(1) 3(1) 4.40(1) 4.16(1)
7.2(1) 6.6(1) 6(1) – –
12 11 10 – –
– – – 13.2(2) 12.47(2)
– – – 13.97(2) 13.2(2)
– – – 14.52(1) 13.8(1)
(17.5) – (15) – –
24 22 20 – –
– – – 26.4(2) 24.94(2)
36(3) 33(3) – – –
– – – 36.5 34.5
40.5(3) – 35(3) – –

Các hệ thống này thường là 3 pha 3 dây trừ khi cố những chỉ định khác. Các giá trị
điện áp được cho là U dây.
Các trị số cho trong ngoặc đơn là các giá trị ít được sử dụng. Các trị số này không
nên áp dụng đối với các mạng điện thiết kế mới.

Lưu ý 1 : tỉ số giữa 2 mức điện áp định mức kế cận không nên nhỏ hơn 2.
Lưu ý 2 : Với một hệ bình thường thuộc nhóm 1, trị điện áp lớn nhất và nhỏ nhất
không vượt quá 10% trị điện áp định mức lưới điện. Với nhóm 2, trị điện áp lớn nhất
không lệch quá 5% còn trị điện áp nhỏ nhất không quá -10% điện áp định mức lưới
điện.

(1) Các trị số này không nên dùng đối với mạng phân phối công cộng.
(2) Các hệ thống này thường có 4 dây.
(3) Sự hợp nhất các giá trị này đang được xem xét.

Hình. A2 : Điện áp chuẩn từ 1 kV tới 35 kV (IEC 60038 phiên bản 6.2 2002-07)
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 2 Các qui tắc và luật lệ


2.2 Các qui tắc


Trong hầu hết các quốc gia, thiết kế lắp đặt điện cần tuân thủ một loạt các qui
tắc và qui định do các cơ quan hay các cá nhân có thẩm quyền ban hành. Trước
khi thiết kế mạng điện cần nghiên cứu các qui định này.

2.3 Các tiêu chuẩn


Quyển sách hướng dẫn này dựa trên các tiêu chuẩn IEC đã ban hành, đặc biệt
IEC 60364. Tiêu chuẩn IEC 60364 do các chuyên gia về y tế và điện của tất cả
các nước trên thế giới xây dựng, thông qua việc so sánh các kinh nghiệm thực
tế ở cấp độ quốc tế. Hiện nay, các nguyên tắc về an toàn của IEC 60364 và
60479-1 là nền tảng cho hầu hết các tiêu chuẩn trên thế giới (xem bảng phía
dưới và trang sau).

IEC 60038 Các tiêu chuẩn về điện áp


IEC 60076-2 Máy biến áp lực - Sự tăng nhiệt
IEC 60076-3 Máy bién áp lực - Kiểm tra mức cách điện và điện môi và khoảng cách thấy được trong không khí
IEC 60076-5 Máy biến áp lực - Khả năng chịu ngắn mạch
IEC 60076-10 Máy biến áp lực - Mức tiếng ồn
IEC 60146 Các bộ chuyển đổi công suất bán dẫn - Các yêu cầu chung và các bộ biến đổi công suất chuyển mạch phụ thuộc lưới
IEC 60255 Rơle điện
IEC 60265-1 Dao cách ly cao áp - Các dao cao áp có điện áp định mức từ 1kV đến 52 kV
IEC 60269-1 Cầu chì hạ thế - Các yêu cầu chung
IEC 60269-2 Cầu chì hạ thế - Các yêu cầu bổ sung đối với các cầu chì dành cho những người không có chuyên môn về điện sử dụng (chủ yếu là cầu chì
dân dụng và các ứng dụng tương tự)
IEC 60282-1 Cầu chì trung áp - cầu chì giới hạn dòng
IEC 60287-2-2 Cấp điện - Tính toán dòng làm việc liên tục định mức - Phương trình dòng định mức (hệ số tải 100%) và tính toán tổn thất - Đặc tính chung
IEC 60364 Mạng điện của các tòa nhà
IEC 60364-2 Mạng điện của các tòa nhà - Các nguyên tắc cơ bản
IEC 60364-4-44 Mạng điện tòa nhà - Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống điện giật
IEC 60364-4-42 Mạng điện tòa nhà - Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống sự cố do nhiệt
IEC 60364-4-43 Mạng điện tòa nhà - Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống quá dòng
IEC 60364-4-44 Mạng điện tòa nhà - Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống nhiễu điện từ và điện áp
IEC 60364-5-55 Mạng điện tòa nhà - Lựa chọn và hiệu chỉnh thiết bị - Các luật lệ chung
IEC 60364-5-52 Mạng điện tòa nhâ - Lựa chọn và hiệu chỉnh thiết bị - Hệ thống đi dây
IEC 60364-5-53 Mạng điện tòa nhà - Chọn và hiệu chỉnh các thiết bị điện - Cách điện, đóng cắt và điều khiển
IEC 60364-5-54 Mạng điện tòa nhà - Lựa chọn và hiệu chỉnh thiết bị - nối đất
IEC 60364-5-55 Mạng điện tòa nhà - Chọn và hiệu chỉnh các thiết bị điện - Các thiết bị khác
IEC 60364-6-62 Mạng điện tòa nhà - Thẩm tra - Thẩm tra ban đầu
IEC 60364-7-701 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện trong phòng tắm
IEC 60364-7-702 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Hồ bơi hoặc bể bơi
IEC 60364-7-703 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện trong phòng tắm hơi
IEC 60364-7-704 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện dành cho xây dựng
IEC 60364-7-705 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Khu vực làm vườn và cơ sở nông nghiệp
IEC 60364-7-706 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Các vị trí hạn chế dẫn điện
IEC 60364-7-707 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Yêu cầu nối đất cho lưới có các thiết bị xử lý số liệu
IEC 60364-7-708 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện cho nhà lưu động và bãi đậu của chúng
IEC 60364-7-709 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện cho bên du thuyền và du thuyền
IEC 60364-7-710 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện trong khu vực y tế
IEC 60364-7-711 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện trong khu vực triển lãm, phòng trưng bày, khán đài
IEC 60364-7-72 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Hệ thống cung cấp điện mặt trời
IEC 60364-7-713 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện trong khu vực đồ gỗ
IEC 60364-7-714 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện chiếu sáng ngoài
IEC 60364-7-715 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạng điện chiếu sáng có điện áp cực thấp
IEC 60364-7-717 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Các thiết bị di động hoặc xách tay
IEC 60364-7-740 Mạng điện tòa nhà - Các yêu cầu đối với các mạng hoặc vị trí đặc biệt - Mạch điện cho các kết cấu công trình tạm thời, khu giải trí, rạp xiếc

IEC 60427 Máy cắt điện xoay chiều cao thế


Máy cắt hạ thế (CB) và các bộ điều khiển - Các thiết bị được kiểm tra toàn phần, hàng loạt và kiểm tra từng phần
CB và các bộ điều khiển - Các yêu cầu riêng đối với hệ thống thanh dẫn đi trong máng (kiểu thanh)
CB hạ thế và các bộ điều khiển - Các yêu cầu riêng đối với CB hạ thế và các bộ phận điều khiển được lắp đặt nơi có những người không có
kỹ năng về điện cơ sẽ thao tác - Tủ phân phối
CB hạ thế và các bộ điều khiển - Các yêu cầu riêng đối với các bộ phận điều khiển được lắp đặt tại công trường
CB hạ thế và các bộ điều khiển - Các yêu cầu riêng đối với CB hạ thế và các bộ phận điều khiển được lắp đặt nơi công cộng
- Hộp đấu nối cáp
IEC 60446 Nguyên lý cơ bản và an toàn cho giao tiếp người - máy, đánh dấu và nhận dạng dây dẫn theo màu hoặc số
IEC 60479-1 Ảnh hưởng của dòng điện đối với người và vật nuôi - Các khía cạnh chung
IEC 60479-2 Ảnh hưởng của dòng điện đối với người và vật nuôi - Các khía cạnh đặc biệt
IEC 60479-3 Ảnh hưởng của dòng điện đối với người và vật nuôi - Ảnh hưởng của dòng điện đi qua người và động vật

(Xem tiếp trang sau)


A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 2 Các qui tắc và luật lệ

A

IEC 60529 Các cấp độ bảo vệ do vỏ bọc (mã IP)


IEC 60644 Các đặc điểm kỹ thuật của các cầu chì kết nối trung thế dành cho các mạch có động cơ
IEC 60664 Phối hợp cách điện đối với các thiết bị trong mạng hạ áp
IEC 60715 Kích cỡ của thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ thế. Các lắp đặt theo chuẩn trên ray cho giá đỡ cơ của các thiết bị đóng cắt và điều khiển

IEC 60724 Hướng dẫn về giới hạn phát nhiệt cho phép của cấp điện lực điện áp định mức 1KV (Um=1.2 kV) và 3kV (Um=3.6kV)
IEC 60755 Các yêu cầu chung đối với thiết bị bảo vệ tác động theo dòng rò
IEC 60787 Hướng dẫn áp dụng để chọn cầu chì kết nối phía trung thế đặt ở máy biến áp
IEC 60831 Tụ bù ngang loại self-healing (tự phục hồi) đặt ở mạng xoay chiều có điện áp định mức đến 1kV - Tổng quan - Các đặc tính, kiểm tra, xác định
dung lượng - Các yêu cầu về an toàn - Hướng dẫn lắp đặt và vận hành
IEC 60947-1 Thiết bị đóng cắt hạ thế và điều khiển - Các qui tắc chung
IEC 60947-2 Thiết bị đóng cắt hạ thế và điều khiển - Máy cắt
IEC 60947-3 Thiết bị đóng cắt hạ thế và điều khiển - Cầu dao, dao cắt, tổ hợp cầu dao-cầu chì
IEC 60947-4-2 Thiết bị đóng cắt hạ thế và điều khiển - Công tắc tơ và thiết bị khởi động động cơ - Công tắc tơ điện cơ và thiết bị khởi động động cơ
IEC 60947-6-2 Thiết bị đóng cắt hạ thế và điều khiển - Thiết bị đa chức năng - Bộ tự động chuyển mạch
IEC 61000 Tương hợp điện từ (EMC)
IEC 61140 Bảo vệ chống điện giật - Khía cạnh chung cho lưới điện và thiết bị
IEC 61557-1 An toàn điện trong lưới hạ thế tới 1000 V AC và 1500 V DC - Thiết bị thử nghiệm, đo lường, giám sát cho hệ thống bảo vệ Các yêu cầu chung

IEC 61557-8 An toàn điện trong lưới hạ thế tới 1000 V AC và 1500 V DC - Thiết bị thử nghiệm, đo lường, giám sát cho hệ thống bảo vệ

IEC 61557-9 An toàn điện trong lưới hạ thế tới 1000 V AC và 1500 V DC - Thiết bị cho xác định sự cố chạm vỏ trong sơ đồ IT
IEC 61557-12 An toàn điện trong lưới hạ thế tới 1000 V AC và 1500 V DC - Thiết bị đo lường kiểm tra và giám sát bảo vệ - Thiết bị đo lường và giám sát chức
năng (PMD)
IEC 61558-2-6 An toàn của máy biến áp lực, các bộ cấp nguồn - Các yêu cầu đặc biệt cho máy biến áp cách ly - Qui tắc chung
IEC 62271-1 Đặc tính chung về tiêu chuẩn của thiết bị đóng cắt và điều khiển cao thế
IEC 62271-100 Thiết bị đóng cắt và điều khiển cao thế - Máy cắt điện xoay chiều
IEC 62271-102 Thiết bị đóng cắt và điều khiển cao thế - Dao cách ly và dao tiếp đất
IEC 62271-105 Thiết bị đóng cắt và điều khiển cao thế - Tổ hợp cầu dao-cầu chì
IEC 62271-200 Thiết bị đóng cắt và điều khiển cao thế - Thiết bị đóng cắt và điều khiển hợp bộ với điện áp trên 1kV tới 52kV
IEC 62271-202 Trạm trung/hạ thế kiểu tiền chế

2.4 Chất lượng và tính an toàn của mạng cung cấp điện
Chỉ có thể đảm bảo bằng cách:
b Kiểm soát ban đầu sự tuân thủ các tiêu chuẩn và luật lệ qui định đối với mạng cung cấp
điện
b Kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn của các thiết bị điện được sử dụng
b Kiểm tra định kỳ lưới điện dựa theo các yêu cầu của nhà chế tạo thiết bị

2.5 Kiểm tra ban đầu của một mạng điện


Trước khi ngành điện nối mạng để cung cấp điện, cần thiết phải có sự kiểm tra trước của
các ủy ban điện và việc kiểm tra này phải được sở quản lý điện hay các cơ quan có thẩm
quyền khác tiến hành.

Những kiểm tra này được thực hiện thích ứng với các qui định địa phương và có thể
khác nhau đối với các nước. Tuy nhiên về mặt nguyên tắc thì các qui định này cùng dựa
trên cơ sở tuân thủ các qui định nghiêm ngặt về mặt an toàn trong thiết kế và vận hành
mạng điện.

Tiêu chuẩn IEC 60364 -6-61 và các tiêu chuẩn có liên quan trong quyển sách này dựa
trên sự thống nhất quốc tế về những kiểm tra nói trên, bao gồm tất cả các biện pháp an
toàn và cách thức lắp đặt thực tế đã được thông qua đối với mạng dân dụng, mạng điện
cho dịch vụ thương mại và mạng xí nghiệp. Tuy nhiên, nhiều xí nghiệp lại có các qui định
thêm có liên quan tới các loại sản phẩm đặc biệt (xăng dầu, than, gas tự nhiên, v.v...).
Những yêu cầu thêm như vậy không được trình bày trong quyển sách này.

Những kiểm tra về điện trước khi đưa mạng vào hoạt động và những thanh tra tại chỗ
nhằm kiểm định các công trình điện bao gồm các hoạt động sau:

b Kiểm tra cách điện của tất cả cáp và dây dẫn của mạng giữa các pha và giữa pha và
đất
b Kiểm tra tính dẫn điện và sự liền mạch của dây bảo vệ, dây đẳng thế và dây nối đất
b Kiểm tra điện trở của các điện cực nối đất đối với điểm của đất có thế bằng 0
b Kiểm tra thao tác đúng của các khóa liên động, nếu có
b Kiểm tra số lượng ổ cắm cho phép trên một mạch
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 2 Các qui tắc và luật lệ

b Kiểm tra tiết diện cắt ngang của tất cả các dây dẫn, thích ứng với mức dòng
ngắn mạch, lưu ý tới các thiết bị bảo vệ có liên quan, các vật liệu và các điều kiện
khác của mạng (lắp kiểu hở, trong ống dẫn v.v.);
b Xác định lại việc tất cả các vỏ kim loại của thiết bị và tất cả các vật dẫn tự nhiên
khác trong mạng đã được nối đất đúng
b Kiểm tra lại những khoảng trống rõ ràng trong các phòng tắm v.v.
Những kiểm tra và kiểm soát này là căn bản (nhưng không phải là toàn bộ) đối với
những vấn đề chủ yếu của mạng. Trong khi đó những kiểm soát và một số các
luật lệ lại được bao hàm trong các qui định cho từng trường hợp cụ thể, ví dụ:
mạng nối đất kiểu TT, TN hoặc IT, mạng có cấp cách điện là cấp II, mạch SELV và
các vị trí đặc biệt khác v.v...
Mục tiêu của quyển sách hướng dẫn này hướng sự chú ý vào các khía cạnh riêng
biệt của các loại mạng khác nhau và chỉ ra được các luật lệ cần thiết được xem
xét, nhằm đạt được mức chất lượng thỏa đáng. Đó là các điều kiện để đảm bảo
an toàn và tránh được các mối nguy hiểm khác. Những biện pháp được đưa ra
trong quyển sách này nên được hiệu chỉnh (nếu cần thiết) nhằm phù hợp với
những thay đổi bắt buộc theo qui định của sở quản lý điện địa phương và phù hợp
với tất cả những kiểm tra của các ủy ban về điện cũng như những yêu cầu của
thanh tra điện.

2.6 Kiểm tra định kỳ mạng điện


Ở nhiều nước, tất cả mạng điện của xí nghiệp sản xuất và khu vực thương mại,
các mạng điện của các tòa nhà sử dụng cho mục đích công cộng phải được các
nhân viên có thẩm quyền kiểm tra theo định kỳ.
Hình A3 trình bày tần suất kiểm tra áp dụng chung với các loại mạng.

Kiểu lưới Tần suất


kiểm tra
Những mạng đòi hỏi Hằng năm
phải có sự bảo vệ
của nhân viên

Định kỳ 3 năm
Tùy thuộc công trình và khả năng tiếp Từ 1 đến 3 năm
nhận đám đông
Tính phù hợp của các tiêu chuẩn của thiết bị
cần được kiểm tra theo nhiều cách
Tùy thuộc qui định địa phương

Hình A3 : Tần suất kiểm tra lưới điện

2.7 Sự phù hợp (với các tiêu chuẩn và các đặc


điểm kỹ thuật) của thiết bị được sử dụng trong
mạng điện

Sự xác nhận tính phù hợp tiêu chuẩn


Người ta có thể xác nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn của thiết bị bằng:
b Dấu hiệu chứng nhận sự phù hợp, được các tổ chức tiêu chuẩn thừa nhận, hoặc
b Giấy xác nhận sự phù hợp do phòng thí nghiệm cấp, hoặc
b Sự tuyên bố về đảm bảo chất lượng phù hợp do nhà sản xuất công bố
Hai giải pháp đầu tiên thường không được sử dụng cho các thiết bị cao thế

Sự tuyên bố phù hợp tiêu chuẩn


Khi thiết bị được sử dụng bởi những người có chuyên môn hoặc đã được hướng
dẫn, sự tuyên bố hợp chuẩn của nhà sản xuất (bao gồm tài liệu hướng dẫn kỹ
thuật) thường được xem là sự chứng nhận hợp lệ. Khi năng lực của nhà sản xuất
chưa đủ, tuyên bố hợp chuẩn của nhà sản xuất có thể phải được tăng cường bởi
giấy chứng nhận hợp chuẩn.
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 2 Các qui tắc và luật lệ

A

Lưu ý: Dấu hiệu CE


Ở Châu Âu, các luật lệ yêu cầu nhà sản xuất gắn dấu hiệu CE lên sản phẩm.
Điều này có nghĩa là:
b Sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về mặt luật lệ
b Nó được công nhận tại Châu Âu
Dấu hiệu này không phải là dấu hiệu nguồn gốc (xuất xứ) hay chứng nhận hợp
chuẩn.

Dấu hiệu chứng nhận hợp tiêu chuẩn


Các dấu hiệu về sự phù hợp tiêu chuẩn được khắc trên các thiết bị thường được
sử dụng bởi những người không được hướng dẫn về kỹ thuật (liên quan đến các
thiết bị gia dụng). Dấu hiện này được cấp nếu thiết bị đáp ứng các yêu cầu về tiêu
chuẩn sử dụng và sau khi được thẩm tra bởi hệ thống quản lý chất lượng của nhà
sản xuất.

Giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng


Các tiêu chuẩn xác định vài phương pháp đảm bảo chất lượng nghiêng về phía
tương ứng với các tình huống khác nhau hơn là các mức chất lượng khác nhau.

Sự đảm bảo
Phòng thí nghiệm kiểm tra mẫu không thể nào xác nhận sự phù hợp tiêu chuẩn
của toàn bộ sản phẩm: những kiểm tra này được gọi là kiểm tra mẫu. Trong một
vài kiểm tra sự phù hợp với tiêu chuẩn, các mẫu sẽ bị phá hủy (ví dụ kiểm tra cầu
chì). Do đó, chỉ có nhà sản xuất có thể xác nhận rằng sản phẩm thực tế có các
đặc tính như đã công bố.
Giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng như một công bố đầy đủ ban đầu về chứng
nhận hợp chuẩn. Như một minh chứng về việc thực thì đầy đủ các biện pháp đảm
bảo chất lượng sản xuất, nhà sản xuất có được chứng nhận đảm bảo chất lượng.
Giấy này được tổ chức kiểm tra chất lượng cấp, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001 : 2000.
Các tiêu chuẩn này xác định 3 hệ thống mô hình kiểm soát chất lượng tương ứng
với các tình huống hơn là mức khác nhau về chất lượng.
b Mô hình 3 đảm bảo chất lượng bằng cách thanh tra và kiểm soát sản phẩm cuối
cùng
b Mô hình 2 bao gồm ngoài việc kiểm tra các sản phẩm cuối, còn kiểm tra quá trình
sản xuất. Ví dụ như sản xuất cầu chì, người ta không thể kiểm tra đặc tính của nó
trực tiếp trên sản phẩm ấy vì như vậy cầu chì sẽ bị phá hủy ngay.
b Mô hình 1 tương tự mô hình 2 nhưng thêm vào yêu cầu chất lượng của quá trình
thiết kế phải được xem xét tỉ mỉ, nghiêm ngặt, ví dụ khi người ta không có ý định
sản xuất thử và kiểm tra nguyên mẫu (trường hợp sản phẩm do khách hàng đặt
mẫu được chế tạo theo các đặc điểm kỹ thuật riêng)

2.8 Môi trường


Hệ thống quản lý môi trường có thể được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng
nếu như thỏa yêu cầu của ISO 14001. Loại chứng nhận này chủ yếu liên quan tới
các sản xuất công nghiệp và cả những nơi thiết kế sản phẩm.
Một thiết kế sản phẩm mang tính môi trường còn được gọi là “thiết kế thân thiện
môi trường” là cách tiếp cận phát triển bền vững với mục tiêu thiết kế ra các sản
phẩm (hay dịch vụ) đáp ứng được các yêu cầu khách hàng song lại giảm thiểu
được các ảnh hưởng môi trường trong suốt vòng đời của mình. Phương pháp
luận ở đây là lựa chọn kết cấu sản phẩm với các phần tử và vật liệu có tính đến
ảnh hưởng lên môi trường trong thời gian vòng đời (từ lựa chọn vật liệu ban đầu
tới giai đoạn cuối) nghĩa là từ sản xuất, vận chuyển, phân phối, cuối giai đoạn tuổi
thọ.,

Ở Châu Âu có 2 sắc luật được công bố là:


b Sắc luật RoHS (Hạn chế các chất độc hại) có hiệu lực từ tháng bảy năm 2006
(phê chuẩn ngày 13 tháng hai năm 2003, áp dụng từ ngày 1 tháng bảy năm 2006)
với mục đích loại bỏ sáu chất nguy hiểm từ các sản phẩm: chì, thủy ngân,
cadmium, hexavalent chromium, polybrominated biphenyls (PBB)
hoặc polybrominated diphenyl ethers (PBDE).
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 2 Các qui tắc và luật lệ

b Sắc luật WEEE (Chất thải từ thiết bị điện và điện tử) có hiệu lực từ tháng tám
2005 (phê chuẩn ngày 13 tháng hai 2003, áp dụng từ 13 tháng tám 2005) nhằm
kiểm soát tuổi thọ sản phẩm và xử lý các thiết bị gia dụng và các thiết bị khác.
Các nơi khác trên thế giới có thể có các sắc luật khác tương tự.
Ngoài những cố gắng của nhà chế tạo sản phẩm thân thiện môi trường, việc lắp
đặt mạng điện cũng cần lưu tâm tới môi trường ngay từ giai đoạn thiết kế lưới
điện. Hiện nay, thực tế cho thấy nếu tối ưu thiết kế mạng điện, lưu tâm tới điều
kiện vận hành, chọn vị trí biến thế trung/hạ và kết cấu lưới (tủ điện, cách đi dây...)
có thể giảm đáng kể ảnh hưởng tới môi trường (vật liệu thồ, năng lượng, tuổi thọ)
Xem chương D về vị trí trạm và tủ điện hạ thế.
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 3 Công suất đặt của phụ tải -
Các đặc tính
A0

Việc khảo sát các giá trị thực của nhu cầu phụ tải cho phép xác định:
Khảo sát công suất thực của các phụ tải là
b Công suất yêu cầu được xác định rõ trong hợp đồng với ngành điện.
bước bắt buộc cho công việc thiết kế một
b Dung lượng của máy biến áp trung/ hạ áp được lắp đặt (có cho phép sự tăng
mạng hạ thế
phụ tải trong tương lai);
b Các mức dòng điện tải tại mỗi tủ phân phối.

3. Động cơ cảm ứng


Công suất định mức Pn (kW) của động cơ là
Dòng điện yêu cầu
công suất định mức đầu ra (trên trục động
cơ). Công suất biểu kiến Pa (kVA) là hàm của Dòng đầy tải Ia cung cấp cho động cơ được xác định theo công thức sau
công suất đầu ra, hiệu suất và hệ số công suất b Động cơ 3 pha: Ia = Pn x 1.000 / √(3 x U x η x cos )ϕ
của động cơ b Động cơ 1 pha: Ia = Pn x 1.000 / (U x η x cos )ϕ

Pn Ia: dòng yêu cầu (Ampe)


Pa =
ηcosϕ Pn: công suất định mức (kW)
U: đối với động cơ 3 pha là U dây và đối với động cơ 1 pha thì U là điện áp đặt
trên đầu cực của động cơ (V) (pha - trung tính hoặc pha - pha)
η: hiệu suất của động cơ ,công suất đầu ra kW / công suất đầu vào kW
cos ϕ: hệ số công suất, công suất đầu vào kW / kVA đầu vào

Dòng cận quá độ và cài đặt bảo vệ


b Trị đỉnh dòng cận quá độ có thể rất cao: giá trị điển hình có thể tới 12 đến 15 lần
trị định mức (hiệu dụng) của động cơ Inm. Thậm chí nó có thể đạt tới 25Inm.
b Các máy cắt (CB) của Merlin Gerin, công tắc tơ của Telemecanique và các rơle
nhiệt được thiết kế chịu sự khởi động động cơ với dòng cận quá độ rất lớn (trị
đỉnh quá độ có thể tới 19 lần Inm).
b Nếu có tác động không mong muốn của bảo vệ quá dòng trong khi động cơ khởi
động, thì điều đó có nghĩa là dòng khởi động động cơ vượt quá giới hạn bình
thường. Kết quả là đạt tới các biên chịu đựng của thiết bị đóng cắt, tuổi thọ giảm
và thậm chí một vài thiết bị có thể bị phá hủy. Để tránh tình trạng này, việc nâng
hạng của thiết bị đóng cắt cần được lưu ý.
b Các thiết bị đóng cắt Merlin Gerin và Telemecanique được thiết kế đảm bảo vệ
cho các bộ khởi động khỏi ngắn mạch. Tùy thuộc vào tình thế, các tổ hợp CB,
công tắc tơ hay rơle nhiệt được sử dụng để có mức phối hợp dạng 1 hay 2 (xem
chương N).

Dòng khởi động động cơ


Mặc dù trên thị trường có các động cơ hiệu suất cao, trên thực tế dòng khởi động
của chúng cũng vẫn cao như của các động cơ khác.
Sử dụng bộ khởi động sao-tam giác, khởi động mềm hay bộ biến tần cho phép
giảm dòng khởi động (ví dụ: 4 Ia thay vì 7,5 Ia).

Bù công suất phản kháng (kVAr) đối với động cơ cảm ứng
Việc giảm dòng cung cấp cho động cơ cảm ứng thường là có lợi cả về mặt kỹ
thuật lẫn kinh tế. Điều này có thể được thực hiện nhờ các tụ điện, và không ảnh
hưởng đến công suất đầu ra của động cơ.
Việc áp dụng nguyên tắc này khi vận hành động cơ cảm ứng thường có liên quan
tới “cải thiện hệ số công suất” hoặc “hiệu chỉnh hệ số công suất”.
Như đã phân tích trong chương L, công suất biểu kiến cung cấp cho động cơ cảm
ứng có thể giảm đáng kể do việc mắc song song với nó bộ tụ điện. Việc làm giảm
công suất biểu kiến đầu vào làm giảm dòng điện vào động cơ (khi điện áp giữ
nguyên). Việc bù công suất phản kháng đặc biệt đúng đắn đối với các động cơ
làm việc ở chế độ dài hạn với công suất nhỏ hơn.
Như đã nói trên cos φ, vì vậy việc giảm kVA đầu vào sẽ làm tăng (nghĩa là cải
thiện) hệ số công suất.

kW đầu vào
Như đã nói cos φ = nên khi kVA đầu vào giảm sẽ tăng (cải thiện)
trị cos φ kVA đầu vào
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 3 Công suất đặt của phụ tải -
Các đặc tính
11

Dòng cung cấp cho động cơ sau khi hiệu chỉnh hệ số công suất là:
cos  
I=Ia
cos   '
Với cos   - hệ số công suất trước bù và cos ϕ’ - hệ số công suất sau bù, Ia -
dòng ban đầu

Hình A4 biểu diễn mối quan hệ giữa công suất định mức của động cơ, giá
trị dòng chuẩn động cơ theo điện áp cung cấp.

kW hp 230 V 380 - 400 V 440 - 500 V 690 V


415 V 480 V
A A A A A A
0.18 - 1.0 - 0.6 - 0.48 0.35
0.25 - 1.5 - 0.85 - 0.68 0.49
0.37 - 1.9 - 1.1 - 0.88 0.64
- 1/2 - 1.3 - 1.1 - -
0.55 - 2.6 - 1.5 - 1.2 0.87
- 3/4 - 1.8 - 1.6 - -
- 1 - 2.3 - 2.1 - -
0.75 - 3.3 - 1.9 - 1.5 1.1
1.1 - 4.7 - 2.7 - 2.2 1.6
- 1-1/2 - 3.3 - 3.0 - -
- 2 - 4.3 - 3.4 - -
1.5 - 6.3 - 3.6 - 2.9 2.1
2.2 - 8.5 - 4.9 - 3.9 2.8
- 3 - 6.1 - 4.8 - -
3.0 - 11.3 - 6.5 - 5.2 3.8
3.7 - - - - - - -
4 - 15 9.7 8.5 7.6 6.8 4.9
5.5 - 20 - 11.5 - 9.2 6.7
- 7-1/2 - 14.0 - 11.0 - -
- 10 - 18.0 - 14.0 - -
7.5 - 27 - 15.5 - 12.4 8.9
11 - 38.0 - 22.0 - 17.6 12.8
- 15 - 27.0 - 21.0 - -
- 20 - 34.0 - 27.0 - -
15 - 51 - 29 - 23 17
18.5 - 61 - 35 - 28 21
- 25 - 44 - 34 -
22 - 72 - 41 - 33 24
- 30 - 51 - 40 - -
- 40 - 66 - 52 - -
30 - 96 - 55 - 44 32
37 - 115 - 66 - 53 39
- 50 - 83 - 65 - -
- 60 - 103 - 77 - -
45 - 140 - 80 - 64 47
55 - 169 - 97 - 78 57
- 75 - 128 - 96 - -
- 100 - 165 - 124 - -
75 - 230 - 132 - 106 77
90 - 278 - 160 - 128 93
- 125 - 208 - 156 - -
110 - 340 - 195 156 113
- 150 - 240 - 180 - -
132 - 400 - 230 - 184 134
- 200 - 320 - 240 - -
150 - - - - - - -
160 - 487 - 280 - 224 162
185 - - - - - - -
- 250 - 403 - 302 - -
200 - 609 - 350 - 280 203
220 - - - - - - -
- 300 - 482 - 361 - -
250 - 748 - 430 - 344 250
280 - - - - - - -
- 350 - 560 - 414 - -
- 400 - 636 - 474 - -
300 - - - - - - -

Hình. A4 : Công suất và dòng điện định mức ( xem tiếp trang sau )
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 3 Công suất đặt của phụ tải -
Các đặc tính
A12

kW hp 230 V 380 - 400 V 440 - 500 V 690 V


415 V 480 V
A A A A A A
315 - 940 - 540 - 432 313
- 540 - - - 515 - -
335 - - - - - - -
355 - 1061 - 610 - 488 354
- 500 - 786 - 590 - -
375 - - - - - - -
400 - 1200 - 690 - 552 400
425 - - - - - - -
450 - - - - - - -
475 - - - - - - -
500 - 1478 - 850 - 680 493
530 - - - - - - -
560 - 1652 - 950 - 760 551
600 - - - - - - -
630 - 1844 - 1060 - 848 615
670 - - - - - - -
710 - 2070 - 1190 - 952 690
750 - - - - - - -
800 - 2340 - 1346 - 1076 780
850 - - - - - - -
900 - 2640 - 1518 - 1214 880
950 - - - - - - -
1000 - 2910 - 1673 - 1339 970

Hình. A4 : Công suất và dòng điện định mức

3.2 Các thiết bị nhiệt kiểu điện trở và đèn nung


sáng (thông thường hay halogen)
Dòng yêu cầu của thiết bị nhiệt hoặc đèn đốt nóng dễ dàng có được từ công
suất định mức do nhà sản xuất cung cấp (khi cos ϕ = 1) (xem Hình A5).

Công suất Dòng yêu cầu (A)


1 1- pha 3-pha 3-pha
230 V 230 V 400 V
0.1 0.79 0.43 0.25 0.14
0.2 1.58 0.87 0.50 0.29
0.5 3.94 2.17 1.26 0.72
1 7.9 4.35 2.51 1.44
1.5 11.8 6.52 3.77 2.17
2 15.8 8.70 5.02 2.89
2.5 19.7 10.9 6.28 3.61
3 23.6 13 7.53 4.33
3.5 27.6 15.2 8.72 5.05
4 31.5 17.4 10 5.77
4.5 35.4 19.6 11.3 6.5
5 39.4 21.7 12.6 7.22
6 47.2 26.1 15.1 8.66
7 55.1 30.4 17.6 10.1
8 63 34.8 20.1 11.5
9 71 39.1 22.6 13
10 79 43.5 25.1 14.4

Hình. A5 : Dòng yêu cầu của tải trở nhiệt và đun nung nóng (thông thường hoặc halogen)
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 3 Công suất đặt của phụ tải -
Các đặc tính
A13

Dòng được tính là (A):


Pn (1)
■ Trường hợp 3 pha: Ia =
3-phase 3U

Pn (1)
■ Trường hợp 1 pha: Ia =
U
U: điện áp ở các đầu cực của thiết bị

Đối với đèn nung sáng, việc sử dụng khí halogen cho phép nguồn sáng được
tăng cường hơn. Ánh sáng phát ra tốt hơn và tuổi thọ của đèn tăng gấp đôi.

Lưu ý: ở thời điểm mờ công tắc đèn, dây tóc ở trạng thái nguội chịu sự tăng vọt
dòng tới trị số đỉnh nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn.

Đèn huỳnh quang và các thiết bị liên quan


Công suất Pn (W) được ghi trên bóng đèn không bao gồm công suất của ballast.
Dòng sẽ là:
The current is given by:
Pballast + Pn
Ia =
Ucos

U: điện áp đặt lên đèn với đầy đủ các thiết bị có liên quan khác. Nếu không cho
biết công suất của ballast, có thể lấy bằng 25% Pn

Đèn ống huỳnh quang


Với:
■ cos ϕ = 0.6 khi không có tụ hiệu chỉnh hệ số công suất(2)
■ cos ϕ = 0.86 có có tụ hiệu chỉnh hệ số công suất (đèn đơn hay đèn đôi)
■ cos ϕ = 0.96 cho ballast điện tử
Nếu không cho trị số công suất tiêu thụ của ballast, có thể lấy trị số này khoảng
25% công suất Pn.
Hình A6 cung cấp các thông số đối với ballast khác nhau

Dòng (A) at 230 V Chiều



dài đèn
(cm)
(W) (3) Có tụ bù:
hệ số
hiệu chỉnh
60
120
150
60
120
150
(3) Công suất (W) được ghi trên ống

Hình. A6 : Dòng điện yêu cầu và công suất tiêu thụ của các loại đèn ống huỳnh quang
có kích thước thông dụng (ở 230V- 50Hz)

Đèn huỳnh quang Compact


Đèn huỳnh quang compact có cùng đặc tính về kinh tế và tuổi thọ như các loại
đèn ống cổ điển.
Chúng thường được sử dụng nơi công cộng, cần được chiếu sáng thường
xuyên (ví dụ ở hành lang, quầy rượu, phòng ngoài, v.v...) và trong một số trường
hợp khác được chiếu sáng bởi đèn nung sáng (xem Hình A7 trang sau).

(1) la là Ampe; U-V; Pn-W. Nếu Pn là kW, cần nhân phương


trình thêm 1.000.
(2) Hiệu chỉnh hệ số công suất thường được coi là “bù”
trong thuật ngữ đèn tuýp phóng điện.
Cos ϕ thường gần bằng 0,95 (dòng và áp gần trùng pha)
nhưng hệ số công suất là 0,5 do dạng xung của dòng, đỉnh
của nó xuất hiện chậm ở mỗi nửa chu kỳ điện
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện 3 Công suất đặt của phụ tải -
Các đặc tính
A14

Dòng tại 230 V


(W) (A)






0.170

Hình. A7 : Dòng yêu cầu và công suất tiêu thụ của đèn huỳnh quang Compact (ở 230 V-50HZ)

Công suất (W) thể hiện trên đèn ống Đèn phóng điện
phóng điện không bao gồm công suất tiêu Hình A8 cho dòng của bộ đèn bao gồm cả các thiết bị phụ trợ.
thụ trong ballast Những loại đèn này dựa trên hiện tượng phát sáng khi phóng điện xuyên qua chất
khí hoặc hơi của hỗn hợp bột kim loại được đựng trong vật chứa trong suốt hàn
kín ở một áp suất định trước.
Những loại đèn này có thời gian khởi động dài, trong khi khởi động có dòng la lớn
hơn dòng định mức In. Công suất và dòng điện yêu cầu của các loại đèn khác
nhau được cho trong Hình A8 (trị số này có thể thay đổi chút ít tùy theo các nhà
sản xuất khác nhau).

Phạm vi ứng dụng


trung bình
(giờ)
trên watt)
Đèn khí sodium áp suất cao (Đèn Natri cao áp)
■ Chiếu sáng
sảnh lớn
■ Ngoài trời
■ Công cộng





■ Chiếu sáng sự cố
Sân vận động
■ Sân ga, kho hàng


■ Chiếu sáng nơi
rất rộng có
kèm chóa đèn
(ví dụ: sân vận động)

2000 2092 16.50 10.50

■ Phân xưởng
sản xuất có trần
rất cao
(sảnh...)
■ Ngoài trời
■ Nơi có mức chiếu
sáng thấp(1)
2000 2140 11
(1) Được thay bằng đèn khí Sodium.
Lưu ý: Những loại đèn này rất nhạy với sự suy giảm điện áp . Khi U giảm tháp U<50% điện áp định mức, chúng sẽ tắt và sẽ
không mồi trở lại trước khi được để nguội 4 phút.
Lưu ý: Đèn khí sodium áp suất thấp có hiệu suất chiếu sáng cao hơn (đứng đầu) so với các nguồn khác. Tuy nhiên, đèn này bị
cấm sử dụng ở một số nơi do ảnh hưởng tới màu sắc cần phân biệt của các vật được chiếu sáng (do ánh sáng của nó màu vàng
cam).
Hình. A8 : Dòng yêu cầu của đèn phóng điện
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện
4 Công suất tải của lưới điện

A15

Để tính toán thiết kế điện, trước hết cần xác định nhu cầu tải thực tế lớn nhất. Nếu
chỉ dựa trên việc cộng số học của tổng tải có trên lưới, điều đó sẽ dẫn tới không
kinh tế và một sự thực hành kỹ sư kém.
Mục đích của chương này là chỉ ra cách gán các giá trị hệ số không đồng thời và
hệ số sử dụng trong việc tính phụ tải hiện hữu và thiết kế. Các hệ số không đồng
thời tính đến sự vận hành không đồng thời của các thiết bị trong nhóm. Còn hệ số
sử dụng thể hiện sự vận hành thường không đầy tải. Các giá trị của các hệ số này
có được dựa trên kinh nghiệm và thống kê từ các lưới hiện có.
Ngoài việc cung cấp các số liệu cơ bản cho thiết kế các mạch điện riêng rẽ, cần
thiết phải có các dữ liệu của toàn bộ mạng điện. Từ đây mới có thể xác định được
cách thức cấp điện (mạng phân phối, biến thế trung/hạ áp, nguồn dự phòng...).

4.1 Công suất đặt (kW)


Hầu hết các thiết bị đều có nhãn ghi công suất định mức của mình (Pn).
Công suất đặt là tổng của các công suất định mức của tất cả các thiết bị tiêu thụ
Công suất đặt là tổng cộng suất định mức điện trong lưới. Đây không phải là công suất tiêu thụ thực tế. Với động cơ, công
của các thiết bị tiêu thụ điện trong lưới. Đây suất định mức là công suất đầu ra trên trục động cơ. Công suất tiêu thụ đầu vào rõ
không phải là công suất thực cần được cung ràng sẽ lớn hơn. Các đèn huỳnh quang và phóng điện kết hợp với ballast là một
cấp trường hợp khác mà công suất định mức ghi trên đèn nhỏ hơn công suất tiêu thụ
bởi đèn và ballast. Phương pháp xác định công suất tiêu thụ thực của động cơ và
đèn được trình bày ở mục 3 của chương này.
Công suất yêu cầu (kW) là đại lượng cần thiết để chọn công suất định mức của
máy phát hoặc ắc-qui hoặc cho những lưới có các động cơ sơ cấp.
Với lưới hạ thế công cộng hoặc cho biến thế trung /hạ (biến thế phân phối), đại
lượng quan trọng là công suất biểu kiến (kVA).

4.2 Công suất đặt biểu kiến (kVA)


Công suất đặt biểu kiến thường là tổng số học (kVA) của các tải riêng biệt (kVA) sẽ
không bằng tổng công suất đặt.
Công suất biểu kiến yêu cầu của một tải (có thể là một thiết bị) được tính từ công
Công suất đặt biểu kiến thường là tổng số suất định mức của nó (nếu cần, có thể phải hiệu chỉnh như đã nói ở trên đối với
học (kVA) của các tải riêng biệt. Phụ tải các động cơ) và sử dụng các hệ số sau:
tính toán (kVA) sẽ không bằng tổng cộng η = hiệu suất = công suất đầu ra kW / công suất đầu vào kW
suất đặt. cos ϕ = hệ số công suất = kW / kVA
Công suất biểu kiến yêu cầu của tải:
Pa = Pn /(η x cos ϕ)

Từ giá trị này, dòng đầy tải la(A)(1) sẽ là

3
■ Ia =
V
c
với tải có điện áp pha-trung tính
connected
From this value, the full-load currentload
3
■ Pa x 10
c
Ia =
3xU

với tải 3 pha cân bằng, và:connected load


V = điện áp pha-trung tính (V)
U = điện áp dây (V)

Thực ra thì tổng số kVA không phải là tổng số học các công suất biểu kiến của
từng tải (trừ khi có cùng hệ số công suất). Trên thực tế hay lấy tổng số học làm con
số kVA tổng. Kết quả thu được do đó, sẽ lớn hơn giá trị thật. Nhưng trong thiết kế,
điều này là chấp nhận được.
Khi không biết được đặc tính của tài, các giá trị ở hình A9 có thể cho phép đánh
giá gần đúng số VA yêu cầu (từng tải là rất nhỏ nên không thể biểu diễn ở kVA
hoặc kW). Các suất phụ tải chiếu sáng được dựa trên sàn 500m2.

(1) để có mức chính xác cao hơn, cần lấy hệ số sử dụng


lớn nhất như sẽ giải thích ở mục 4.3
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện
4 Công suất tải của lưới điện

A16


Mức trung bình
(lux = lm/m2)

150

300

800



115 tới 146






Hình. A9 : ước tính công suất đặt biểu kiến

4.3 Đánh giá công suất thực lớn nhất kVA


Tất cả các tải riêng biệt thường không vận hành hết công suất định mức ở cùng
một thời điểm. Hệ số ku và ks cho phép xác định công suất sử dụng lớn nhất dùng
để định kích cỡ của lưới.

Hệ số sử dụng lớn nhất (ku)


Trong điều kiện vận hành bình thường, công suất tiêu thụ thực của thiết bị thường
bé hơn trị định mức của nó. Do đó hệ số sử dụng ku được dùng để đánh giá trị
công suất tiêu thụ thực. Hệ số này cần được áp dụng cho từng tải riêng biệt (nhất
là cho các động cơ vì chúng hiếm khi chạy đầy tải).

Trong lưới công nghiệp, hệ số này ước chừng là 0,75 cho động cơ. Với đèn dây
tóc, nó bằng 1. Với ổ cắm ngoài, hệ số này phụ thuộc hoàn toàn dạng thiết bị cắm
vào ổ cắm.

Hệ số đồng thời (ks)


Thông thường thì sự vận hành đồng thời của tất cả các tải có trong một lưới điện là
không bao giờ xảy ra. Hệ số đồng thời (ks) sẽ được dùng để đánh giá phụ tải.

Hệ số ks thường được dùng cho một nhóm tải (được nối cùng tủ phân phối hoặc tủ
phân phối phụ).

Việc xác định ks thuộc về trách nhiệm của người thiết kế, đòi hỏi sự hiểu biết chi
tiết về lưới và điều kiện vận hành của từng tải riêng biệt trong lưới. Do vậy, khó mà
có thể cho giá trị chính xác cho mọi trường hợp.

Hệ số đồng thời cho tòa nhà chung cư


Một vài giá trị điển hình ks trong trường hợp này sẽ được cho trong Hình A10 và
được áp dụng cho tải dân dụng 230/400V (3 pha 4 dây). Trong trường hợp có dùng
thiết bị sưởi ấm bằng điện, hệ số ks sẽ bằng 0,8 và không phụ thuộc vào số hộ tiêu
thụ.

Ví dụ: (hình A11)


Tòa nhà 5 tầng, có 25 hộ, mỗi hộ có công suất đặt là 6kVA. Tổng công suất đặt của
tòa nhà là:
36 + 24 + 30 + 36 + 24 = 150 kVA
Công suất biểu kiến yêu cầu của tòa nhà: 150 X 0,46 = 69 kVA
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện
4 Công suất tải của lưới điện

A17

Hệ số đồng thời
(ks)
1
0.78
0.63
0.53
0.49
0.46
0.44
0.42
0.41
0.40

Hình. A10 : Hệ số đồng thời của tòa nhà chung cư

Từ hình A10, có thể xác định được dòng trong từng phân đoạn khác nhau trên
cùng một đường cung cấp chính cho các tầng. Tiết diện dây đi từ mặt đất lên cao
sẽ bị giảm dần.

Ít nhất cứ cách 3 tầng lại cố sự thay đổi kích cỡ dây

Dòng đầu vào là:

150 x 0.46 x 103 = 100 A


400 3

Dòng tới tầng 3 là:

(36 + 24) x 0.63 x 103 = 55 A


400 3

tầng 4 6 hộ tiêu thụ 0.78


36 kVA

tầng 3 4 hộ tiêu thụ 0.63


24 kVA

tầng 2 5 hộ tiêu thụ 0.53


30 kVA

tầng 1 6 hộ tiêu thụ 0.49


36 kVA

tầng trệt 4 hộ tiêu thụ


24 kVA 0.46

Hình. A11 : Áp dụng hệ số đồng thời (ks) cho tòa nhà chung cư 5 tầng
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện
4 Công suất tải của lưới điện

A18

Hệ số đồng thời cho tủ phân phối


Hình A12 cho các giá trị giả thiết ks của tủ phân phối cung cấp điện cho một số
mạch (mà không có thêm thông tin về cách thức phân chia tải giữa chúng).
Nếu các mạch chủ yếu là cho chiếu sáng, có thể coi ks gần bằng 1

Hệ số
đồng thời (ks)
Tủ được kiểm nghiệm toàn bộ 0.9
2 và 3
0.8
0.7
0.6
Tủ được kiểm nghiệm từng phần 1.0
trong mỗi trường hợp được chọn

Hình. A12 : Hệ số đồng thời cho tủ phân phối (IEC 61439)

Hệ số đồng thời theo chức năng của mạch


Hệ số ks dùng cho các mạch cung cấp điện cho các tải thường dùng được cho
trong bảng A13

Hệ số đồng thời (ks)


1
1
0.1 tới 0.2 (1)
Thang máy và thang 1
máy nhà bếp (2)
0.75

0.60
(1) trong vài trường hợp, nhất là trong lưới công nghiệp, hệ số này có giá trị lớn hơn
(2) dòng được lưu ý bằng dòng định mức của động cơ và tăng thêm một trị bằng 1/3
dòng khởi động của nó.

Bảng. A13 : Hệ số đồng thời theo chức năng mạch

4.4 Ví dụ áp dụng các hệ số ku và ks


Ví dụ xác định tải tại mọi cấp được minh họa ở hình A14 (trang sau)
Trong ví dụ này, tổng công suất đặt là 126,6kVA còn phụ tải thực là 65kVA (tại
thanh cái hạ áp của biến thế trung/hạ).

Lưu ý: để chọn kích cỡ dây của mạch phân phối, dòng (A) sẽ được xác định theo
công thức:

kVA x 103
I=
U 3

với kVA là tải thực (3 pha); U- điện áp dây (V)

4.5 Hệ số không đồng thời


Hệ số này (như tiêu chuẩn IEC định nghĩa) giống như hệ số ks, được giải thích ở
mục 4.3. Theo một vài quốc gia nói tiếng Anh thì hệ số không đồng thời bằng
nghịch đảo của ks (nghĩa là luôn luôn >=1).
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện
4 Công suất tải của lưới điện

A19

1 Mức 2 Mức 3

Hệ số Công suất Hệ số Công suất Hệ số Công suất Hệ số Công suất


biểu kiến đồng biểu kiến đồng biểu kiến
sử dụng biểu kiến đồng thời
(Pa) thời (Pa) thời (Pa)
max yêu cầu
kVA kVA kVA
max kVA

Xưởng A Máy tiện no. 1 5 0.8 4 Tủ


phân phối
no. 2 5 0.8 4
Mạch
no. 3 5 0.8 4 động lực

no. 4 5 0.8 4 0.75 14.4 Tủ phân


phối
Máy
xưởng A
khoan no. 1 2 0.8 1.6
18.9 Từ
no. 2 2 0.8 1.6 Ổ cắm 0.9 phân
5 ổ cắm ngoài phối
ngoài 10/16 A 18 1 18 0.2 3.6 chính
Mạch MGDB
30 đèn huỳnh 3 1 3 1 3 chiếu sáng
quang
Mạch động
lực
Xưởng B Máy nén 15 0.8 12 1 12 Tủ phân LV / MV
phối xưởng
3 ổ cắm - 10.6 1 10.6 0.4 4.3 B 15.6 65
ngoài 10/16 A 0.9
Mạch
10 đèn huỳnh 1 1 1 1 1chiếu sáng 0.9
quang
Xưởng C Máy lạnh no. 1 2.5 1 2.5 Tủ Tủ phân
phân phối Mạch động phối
no. 2 2.5 1 2.5 lực xưởng C
1 35
Máy sưởi no. 1 15 1 15
0.9 37.8
no. 2 15 1 15 Ổ cắm
5 ổ cắm- ngoài
ngoài 10/16 A 18 1 18 0.28 5
Mạch
20 đèn huỳnh 2 1 2 1 2 chiếu sáng
quang

Hình A14 : Ví dụ đánh giá tải của một mạng điện (các giá trị của các hệ số chỉ mang tính minh họa)

4.6 Chọn lựa công suất máy biến áp


Nếu lưới được cung cấp trực tiếp từ biến thế trung /hạ và tải lớn nhất đã được
xác định, việc chọn máy biến áp cần lưu ý tới (xem Hình A15):

In (A)
4120 V
141
225
352
444
563
704
887
1127
1408
1760
2253
2816
3520
4436

Hình. A15 : Công suất chuẩn của biến thế Trung/Hạ và dòng định mức đầu ra
A - Các qui tắc chung cho thiết kế mạng điện
4 Công suất tải của lưới điện

A20

■ Khả năng cải thiện hệ số công suất của lưới (xem chương L);
■ Khả năng mở rộng của lưới;
■ Các điều kiện ràng buộc (nhiệt độ V.V.);
■ Gam, công suất biến thế .

Dòng định mức In phía hạ áp của máy biến áp 3 pha là:


3
I n = Pa x 10
U 3

■ Pa = công suất định mức của biến thế (kVA)


■ U = điện áp dây khi không tải (237 V hoặc 410 V)
■ In đơn vị là Ampe (A)

Với biến áp 1 pha:

P 3
I n = a x 10
V

■ V = điện áp đầu ra phía hạ thế khi không tải (V)

Phương trình đơn giản hóa ở 400 V (tải 3 pha)


■ In = kVA x 1.4
Công suất máy theo tiêu chuẩn IEC là IEC 60076.

4.7 Lựa chọn nguồn cung cấp


Mức quan trọng của cấp điện liên tục sẽ quyết định việc chọn nguồn dự phòng.
Lựa chọn và các đặc tính của nguồn thay thế sẽ được trình bày trong chương D.
Nguồn cung cấp chính thường lấy ở lưới trung áp hoặc lưới hạ áp của lưới điện
quốc gia. Trên thực tế, lấy điện phía trung thế có thể là cần thiết nếu tải vượt quá
(hoặc dự định sẽ vượt quá) ngưỡng 250kVA, hoặc nếu chất lượng phục vụ đòi hỏi
cao hơn so với chất lượng có từ lưới hạ thế. Hơn nữa, nếu lấy điện từ phía hạ thế
mà gây xáo trộn cho khách hàng lân cận thì ngành điện có thể yêu cầu dùng điện
từ phía trung thế.
Cung cấp từ phía trung thế có thể lợi cho khách hàng trung thế như sau:
■ Không bị xáo trộn bởi các phụ tải khác
■ Có thể tự do chọn hệ thống nối đất phía hạ thế
■ Có sự lựa chọn rộng hơn một cách kinh tế về hệ thống biểu giá điện
■ Có thể cho phép sự tăng tải

Tuy nhiên cần lưu ý là:


■ Khách hàng là chủ của trạm trung/ hạ, do đó trong một vài quốc gia, họ cần tự
bỏ tiền để lắp đặt trạm. Ngành điện sẽ có thể tham gia vào đầu tư, ví dụ như đi
dây trung thế
■ Một phần của giá thành kết lưới có thể được hoàn vốn nếu có một khách hàng
thứ hai cùng nối vào dây trung thế trong một khoảng thời gian sau khi khách hàng
thứ nhất kết lưới
■ Khách hàng chỉ có quyền tiếp cận phần hạ thế. Tiếp cận phần trung thế chỉ
được dành cho ngành điện (đọc công tơ, thao tác, v.v). Tuy vậy, trong một vài
quốc gia, máy cắt bảo vệ trung thế (hoặc cầu chì - dao cắt tải) có thể do khách
hàng vận hành
■ Dạng và vị trí của trạm sẽ được chọn theo thỏa thuận giữa khách hàng và
ngành điện
Chương B
Kết nối mạng phân phối nguồn
quốc gia trung thế

B1
Nội dung

1
Nguồn cung cấp ở điện áp trung thế
1.1 Các đặc tính của mạng phân phối trung thế B2
nguồn lưới quốc gia
1.2 Những kiểu kết nối trung thế B11
1.3 Vài dạng vận hành của mạng phân phối trung thế B11

2
Quá trình thiết lập một trạm điện mới
2.1 Thông tin ban đầu B14
2.2 Nghiên cứu dự án B15
2.3 Thực hiện B15
2.4 Nghiệm thu B15

3
Các sơ đồ bảo vệ trạm B16
3.1 Bảo vệ chống điện giật B16
3.2 Bảo vệ máy biến áp và các mạch điện B17
3.3 Liên động và các điều khiển có điều kiện B19

4
Trạm biến áp khách hàng với phần đo lường phía hạ thế B22
4.1 Tổng quan B22
4.2 Chọn tủ, bảng điện trung thế B22
4.3 Chọn lựa panel đóng cắt trung thế cho máy biến thế B25
4.4 Lựa chọn biến thế trung/hạ B25
4.5 Hướng dẫn sử dụng các thiết bị trung thế B29

5 Trạm biến áp khách hàng với phần đo lường phía trung thế B32
5.1 Tổng quan
5.2 Chọn các bảng điện
B32
B34
5.3 Vận hành song song các máy biến áp B35

6 Các thiết lập trạm biến áp phân phối trung/hạ áp


6.1 Các kiểu trạm khác nhau
6.2 Trạm trong nhà
B37
B37
B37
6.3 Trạm ngoài trời B39
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B2
Thuật ngữ "medium voltage" "điện áp trung thế "thường được sử dụng đối với
mạng phân phối có điện áp trên 1 kV và thường lên tới 52 kV (xem tiêu chuẩn
IEC 601-01-28).
Trong chương này, mạng phân phối vận hành ở mức điện áp 1,000 V hoặc thấp
hơn được xem là mạng hạ thế, trong khi đó các hệ thống phân phối điện cần một
cấp máy biến áp giảm áp để nuôi mạng hạ thế sẽ được xem là mạng trung thế.
Vì các lý do về kinh tế và kỹ thuật , điện áp định mức của mạng phân phối trung
thế, như đã định nghĩa ở trên, ít khi vượt quá 35 kV.

1.1 Các đặc tính của mạng phân phối trung thế nguồn
lưới quốc gia
Những tính chất chính đặc tính hóa một
nguồn cung cấp bao gồm : Điện áp định mức và các mức cách điện liên quan
■ Điện áp định mức và các mức cách điện Điện áp định mức của một mạng điện hay của một thiết bị được định nghĩa trong
tương ứng tiêu chuẩn IEC 60038 là “điện áp mà một mạng điện hoặc một thiết bị được thiết
■ Dòng ngắn mạch kế và là mức điện áp thỏa được các đặc tính vận hành”. Liên quan chặt chẽ tới
■ Dòng định mức của các phần tử trong điện áp định mức là “mức điện áp cao nhất đối với thiết bị”, nó liên quan tới mức
nhà máy và các thiết bị cách điện ở tần số làm việc bình thường. Các đặc tính khác trong các số liệu về
■ Hệ thống nối đất thiết bị sẽ được đối chiếu tới điện áp này.
Mức “điện áp cao nhất đối với thiết bị” được định nghĩa trong tiêu chuẩn IEC
60038 như sau:
“Giá trị điện áp tối đa mà thiết bị có thể được sử dụng, nó xảy ra ở điều kiện vận
hành bình thường ở bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ vị trí nào trên mạng điện.
Không bao gồm điện áp quá độ, chẳng hạn như do đóng cắt và các thay đổi điện
áp tạm thời ".
Chú ý :
1- Mức điện áp cao nhất đối với thiết bị chỉ được chỉ ra đối với mạng điện có điện áp
định mức cao hơn 1,000 V. Cần phải hiểu rằng, đối với vài loại thiết bị đặc biệt, sự
vận hành bình thường không thể được đảm bảo khi điện áp tăng tới "mức điện áp
cao nhất đối với thiết bị", ví dụ như các đặc trưng nhạy với điện áp như mất tụ bù ,
dòng từ hóa nhảy vọt của máy biến áp,vv. Trong những trường hợp này, các tiêu
chuẩn IEC chỉ rõ giới hạn điện áp có thể vận hành bình thường của các thiết bị.
2- Cần phải hiểu rằng các thiết bị được sử dụng trong mạng điện có điện áp định
mức không quá 1,000 V chỉ được chỉ định theo điện áp dịnh mức của mạng điện
(cho cả vận hành và mức cách điện).
3- Định nghĩa “điện áp cao nhất đối với thiết bị” được cho trong tiêu chuẩn IEC
60038 tương tự với định nghĩa được cho trong tiêu chuẩn IEC 62271-1 ứng với
“điện áp danh định”. Tiêu chuẩn IEC 62271-1 liên quan tới thiết bị đóng cắt với mức
điện áp trên 1,000 V.
Các giá trị trên Hình B1, được lấy từ tiêu chuẩn IEC 60038, bảng này liệt kê những cấp
tiêu chuẩn thường dùng phổ biến nhất của mạng phân phối trung thế, và mối liên hệ
giữa điện áp định mức tới các giá trị chuẩn của "Điện áp cao nhất đối với thiết bị".
Những hệ thống này thường là 3 dây trừ phi có những chỉ định khác. Các giá trị
được cho là điện áp dây .
Các giá trị được cho trong trong ngoặc đơn được xem là không nên sử dụng. Người
ta khuyến cáo rằng các giá trị này không nên sử dụng đối với những mạng điện mới
sẽ được xây dựng trong tương lai.
Người ta khuyến cáo rằng ở vài quốc gia tỉ số giữa hai mức điện áp danh định liền
kề không nên bé hơn 2.
Để đảm bảo bảo vệ một cách thích hợp thiết bị chống lại quá áp tần số công nghiệp
ngắn hạn do tình trạng làm việc không bình thường, và quá áp quá độ do sét, đóng
cắt, và do sự cố hệ thống, vv. Tất cả thiết bị trung thế phải được chỉ rõ có đủ mức
cách điện danh định.

Series I (đối với mạng 50 Hz và 60 Hz )


Điện áp định mức của mạng Điện áp cao nhất đối với thiết bị
(kV) (kV)
3.3 (1) 3 (1)

6.6 (1) 6 (1)

11 10
- 15
22 20
33 (2) -

- 35 (2)

(1) Những giá trị này không nên sử dụng cho mạng phân phối công cộng.
(2) Sự thống nhất của các giá trị này đang được xem xét .

Hình. B1 : Liên hệ giữa điện áp định mức của mạng điện và mức điện áp cao nhất đối với thiết bị
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

"Mức cách điện danh định" là một tập các giá trị xác định mức chịu đựng cách
B3
điện ở các điều kiện vận hành khác nhau. Đối với thiết bị trung thế, ngoài "điện
áp cao nhất đối với thiết bị", còn thêm mức chịu đựng xung sét và mức chịu
đựng đối với xung tần số công nghiệp ngắn hạn.
Thiết bị đóng cắt
Hình B2 được cho dưới đây liệt kê các giá trị thông thường của điện áp "chịu
đựng" yêu cầu theo tiêu chuẩn IEC 62271-1. Việc chọn các giá trị giữa Danh
sách 1 và Danh sách 2 trong bảng B2 phụ thuộc vào mức độ bắt sét và quá áp
do đóng cắt (1), loại nối đất trung tính, và loại thiết bị bảo vệ quá áp, vv. (đối với
các chuẩn hướng dẫn tiếp theo nên xét theo IEC 60071).
Cũng cần ghi nhận rằng, ở các mức điện áp theo yêu cầu, quá áp do đóng cắt
không được chú ý. Đó là vì quá áp do quá độ đóng cắt ít nguy hiểm hơn những
mức điện áp sinh ra do hiện tượng sét.

Điện áp Điện áp chịu đựng xung sét danh định Điện áp chịu đựng ngắn
danh định (trị đỉnh ) hạn ở tần số công
U (trị hiệu nghiệp danh định
dụng) Danh sách 1 Danh sách 2 (trị hiệu dụng (r.m.s. )
Đối với đất, Ngang qua Đối với đất, Ngang qua Đối với đất, Ngang qua
giữa các cực khoảng hở giữa các cực khoảng hở giữa các cực khoảng hở
và ngang qua cách ly và ngang qua cách ly và ngang qua cách ly
tiếp điểm mở tiếp điểm mở tiếp điểm mở
của thiết bị của thiết bị của thiết bị
đóng cắt đóng cắt đóng cắt
(kV) (kV) (kV) (kV) (kV) (kV) (kV)
3.6 20 23 40 46 10 12
7.2 40 46 60 70 20 23
12 60 70 75 85 28 32
17.5 75 85 95 110 38 45
24 95 110 125 145 50 60
36 145 165 170 195 70 80
52 - - 250 290 95 110
72.5 - - 325 375 140 160

Chú thích: Các giá trị mức điện áp chịu đựng "ngang qua khoảng hở cách ly" chỉ có
giá trị đối với thiết bị đóng cắt có khoảng hở trông thấy giữa các tiếp điểm mở được thiết
kế để đảm bảo yêu cầu cắt mạch (dao cách ly).
Hình. B2 : Mức cách điện danh định của thiết bị đóng cắt

Máy biến áp
Hình B3 dưới đây được trích từ IEC 60076-3.
Ý nghĩa của danh sách 1 và danh sách 2 tương tự với bảng số liệu của máy cắt,
ví dụ việc chọn lựa phụ thuộc vào mức độ bắt sét , vv .
Các thành phần khác
Hiển nhiên rằng đặc tính cách điện những phần tử trung thế khác liên quan tới
các thành phần chính của nó, ví dụ sứ cách điện bằng sứ hay bằng kính, cáp
trung thế, dụng cụ.

Điện áp cao nhất Điện áp chịu đựng ngắn hạn Điện áp chịu đựng xung
đối với thiết bị ở tần số công nghiệp danh sét danh định
(r.m.s.) định (trị đỉnh )
(r.m.s.) Danh sách 1 Danh sách 2
(kV) (kV) (kV) (kV)
1.1 3 - -
3.6 10 20 40
7.2 20 40 60
12 28 60 75
17.5 38 75 95
24 50 95 125
36 70 145 170
52 95 250
72.5 140 325

(1) Một cách cơ bản Danh sách 1 thường được áp dụng đối với Hình. B3 : Mức cách điện danh định đối với máy biến áp
thiết bị đóng cắt của mạng cáp ngầm trong khi danh sách 2 được
chọn đối với thiết bị đóng cắt của mạng đường dây trên không .
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế 1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B4 của máy biến áp, vv. phải tương hợp với mức cách điện của máy biến áp và
thiết bị đóng cắt nêu trên. Lịch kiểm tra những bộ phận này được cho trong các
qui định IEC tương ứng
Tiêu chuẩn của vài quốc gia cá biệt thường được hợp lý hóa để bao gồm chỉ
một hoặc hai mức của điện áp, hoặc dòng điện, và mức sự cố ,vv.
Chú thích tổng quát :
Tiêu chuẩn IEC được dùng cho ứng dụng trên toàn thế giới và thường bao gồm
một dãy bao quát các mức điện áp và dòng điện.
Điều này phản ánh những ứng dụng khác nhau phù hợp với từng quốc gia có
Tiêu chuẩn quốc gia của vài quốc gia cá biệt thời tiết khác nhau, có những ràng buộc về địa lý và kinh tế khác nhau .
thường được hợp lý hóa để bao gồm chỉ một Dòng ngắn mạch
hoặc hai mức điện áp, dòng điện, và mức sự Các giá trị chuẩn về dòng khả năng cắt ngắn mạch của máy cắt
cố, vv. thường được cho bằng kilo-amps. (kA)
Những giá trị này phù hợp với điều kiện ngắn mạch 3 pha, và được biểu diễn
theo trị trung bình hiệu dụng của thành phần xoay chiều trong dòng điện trên
Một máy cắt (hoặc công tắc cầu chì, trên mức
mỗi pha của mạng 3 pha.
điện áp giới hạn) chỉ là một dạng của thiết bị
đóng cắt có khả năng cắt an toàn tất cả các Đối với máy cắt trong khoảng điện áp danh định được xét đến trong chương
này, Hình B4 cung cấp các trị định mức của dòng khả năng cắt ngắn mạch.
loại dòng sự cố xảy ra trên hệ thống điện.
Tính dòng ngắn mạch
Những nguyên tắc tính dòng ngắn mạch trong mạng điện được trình
bày trong tiêu chuẩn IEC 60909.
Việc tính dòng ngắn mạch ở các điểm khác nhau trong một mạng điện có thể
trở thành một việc khó khăn khi mạng điện là phức tạp.

kV 3.6 7.2 12 17.5 24 36 52


kA 8 8 8 8 8 8 8
(rms) 10 12.5 12.5 12.5 12.5 12.5 12.5
16 16 16 16 16 16 20
25 25 25 25 25 25
40 40 40 40 40 40
50

Hình. B4 : Dòng khả năng cắt ngắn mạch định mức

Sử dụng phần mềm chuyên dụng sẽ giúp việc tính toán được thực hiện nhanh
chóng . Tiêu chuẩn tổng quát này có thể áp dụng cho tất cả mạng hình tia và
mạng ô lưới, tần số 50 và 60 hz, lên đến 550 kV, rất chính xác và vừa phải.
Nó có thể được sử dụng để tính các dạng ngắn mạch kim loại khác nhau (đối
xứng hoặc không đối xứng) xảy ra trong mạng điện :
■Ngắn mạch 3 pha (tất cả 3 pha), thường là dạng cho dòng sự cố lớn nhất
■Ngắn mạch hai pha (giữa hai pha), dòng điện nhỏ hơn sự cố 3 pha
■Ngắn mạch hai pha chạm đất (giữa hai pha và đất)
■Ngắn mạch một pha chạm đất (giữa một pha và đất), dạng thường xảy ra nhất
(chiếm 80% trong tất cả các trường hợp).
Khi một sự cố xảy ra, dòng ngắn mạch quá độ là một hàm theo thời gian
và bao gồm hai thành phần (xem Hình B5).
■ Thành phần xoay chiều (AC), giảm dần tới giá trị xác lập của nó, gây ra bởi các
loại máy điện quay khác nhau và là một hàm của tổ hợp các hằng số thời gian
Dòng điện (I) ■ Thành phần một chiều (DC), giảm dần tới trị 0, gây ra bởi sự khởi động dòng
điện và là một hàm theo tổng trở mạch
22I''k
Thực tế, các giá trị dòng ngắn mạch phải được xác định, nó rất hữu ích trong
22Ib
việc chọn các thiết bị trong mạng và trong bảo vệ hệ thống:
IDC ■I’’k: trị hiệu dụng (rms) của dòng điện thành phần đối xứng ban đầu
22Ik ■ Ib: trị hiệu dụng của dòng điện thành phần đối xứng được ngắt nhờ thiết bị
Ip đóng cắt khi cực đầu tiên mở với tmin (khoảng trễ ngắn nhất)
■ Ik: trị hiệu dụng của dòng điện thành phần đối xứng ở trạng thái xác lập
■ Ip: giá trị dòng tức thời tối đa tại đỉnh đầu tiên
Thời gian (t)
■ IDC: giá trị dòng điện thánh phần một chiều (DC)
Những dòng điện này được nhận dạng bởi chỉ số phụ 3, 2, 2E, 1, phụ thuộc
t min
vào loại ngắn mạch, ứng với 3 pha, hai pha không chạm đất, hai pha chạm đất,
một pha chạm đất.
Phương pháp dựa trên lý thuyết xếp chồng Thevenin và phân tích thành các
thành phần đối xứng sẽ được áp dụng tới điểm ngắn mạch và nguồn áp tương
Hình. B5 : Đồ thị biểu diễn các thành phần của đương nhằm xác định dòng điện sự cố. Việc tính toán tiến hành theo 3 bước.
dòng ngắn mạch theo IEC 60909
■Xác định nguồn áp tương đương áp dụng cho điểm bị sự cố. Điện áp này tượng
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế 1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

trưng cho điện áp tồn tại ngay trước khi xảy ra sự cố và bằng điện áp định mức
B5
nhân cho một hệ số kể đến sự dao động của nguồn, đầu phân áp điều chỉnh dưới
tải tự động và các trạng thái quá độ của các loại máy điện.
■ Tính tổng trở nhìn tới điểm bị sự cố của từng nhánh tới điểm bị sự cố. Đối với hệ
thống thành phần thứ tự thuận và thứ tự nghịch, không xét đến điện dung đường
dây và tổng dẫn mắc song song, không xét các loại tải tĩnh.
■ Một khi điện áp và tổng trở đựơc xác định xong, tiến hành tính các giá trị dòng
ngắn mạch cực tiểu và cực đại.
Các giá trị khác nhau của dòng sự cố tại điểm ngắn mạch được tính bằng cách sử
dụng:
■ Các biểu thức được cung cấp
■ Luật về tổng dòng chạy trên các nhánh nối vào một nút:
□ (xem Hình B6 cách tính dòng , hệ số chỉnh điện áp được xác định theo
tiêu chuẩn; tổng hình học hoặc tổng đại số)
□ K , trong đó K nhỏ hơn 2, phụ thuộc vào tỉ số R/X của tổng trở thành
phần thứ tự thuận đối với nhánh được cho; tổng trị đỉnh
□ , trong đó và q nhỏ hơn 1, phụ thuộc vào các máy phát và động
cơ, và khoảng trễ ngắt dòng nhỏ nhất; tổng đại số
□ , khi sự cố ở cách xa máy phát
□ , đối với một máy phát, trong đó Ir là dòng định mức của máy phát và
là hệ số phụ thuộc vào tình trạng bão hòa của cuộn cảm; tổng đại số.

Đặc trưng hóa


Có 2 loại thiết bị hệ thống dựa trên phản ứng của chúng khi sự cố xảy ra.
Thiết bị thụ động
Loại này bao gồm tất cả thiết bị, do nhiệm vụ, phải có khả năng tải được dòng làm
việc bình thường và dòng ngắn mạch.
Bao gồm cáp ngầm, đường dây trên không, thanh cái, dao cách ly, công tắc, máy
biến áp, cuộn kháng và tụ điện mắc nối tiếp, các thiết bị đo lường của máy biến áp.

Dạng ngắn mạch


Tình trạng tổng quát Sự cố ở xa

3 - pha

2 - pha

2 - pha chạm đất

1 - pha chạm đất

Hình. B6 : Tính dòng ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60909

Đối với các phần tử này, khả năng chịu dòng ngắn mạch được định nghĩa dưới dạng:
■ Khả năng chịu lực điện động (“dòng đỉnh chịu đựng ”; giá trị dòng đỉnh được biểu
diễn bằng kA), đặc trưng bởi độ bền cơ chịu được lực điện động.
■ Khả năng chịu nhiệt (“dòng chịu đựng ngắn hạn”; trị hiệu dụng cho theo kA xảy ra
trong khoảng giữa 0,5 và 3 giây, giá trị thường dùng là 1 giây), đặc trưng cho khả
năng chịu nhiệt tối đa.
Thiết bị tích cực
Loại này bao gồm tất cả thiết bị được thiết kế để cắt dòng ngắn mạch, ví dụ máy
cắt và cầu chì. Thuộc tính này được biểu diễn bằng khả năng cắt và, nếu được yêu
cầu, khả năng tạo dòng khi sự cố xảy ra .
■ Khả năng cắt (xem Hình B7)
Đặc tính cơ bản của thiết bị cắt sự cố này là mức dòng lớn nhất (trị hiệu dụng
tính bằng kA), đây là khả năng cắt dưới những điều kiện đặc biệt được định nghĩa
theo tiêu chuẩn IEC 62271-100, nó ứng với trị hiệu dụng của thành phần xoay
chiều (AC) trong dòng ngắn mạch. Trong vài tiêu chuẩn khác, đây là trị hiệu dụng
của tổng hai thành phần AC và DC, trường hợp này, đó là "dòng điện không đối
xứng”.
Khả năng cắt phụ thuộc vào những hệ số khác như:
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B6
□ Điện áp
□ Tỉ số R/X của mạch bị ngắt
□ Tần số tự nhiên của mạng nguồn
□ Số lần thao tác cắt với dòng cực đại, ví dụ với chu kỳ:
O - C/O - C/O (O = mở , C = đóng )
Việc xác định đặc tính khả năng cắt là tương đối phức tạp và không có gì đáng
ngạc nhiên khi cùng một thiết bị có thể ấn định các khả năng cắt khác nhau phụ
thuộc vào tiêu chuẩn được sử dụng để định nghĩa nó.
■ Khả năng tạo (chịu) dòng ngắn mạch
Thông thường, đặc tính này được định nghĩa giống khả năng cắt vì một thiết bị
nên có khả năng đóng ứng với dòng mà nó có khả năng cắt được.
Đôi khi, khả năng tạo dòng cần phải cao hơn, ví dụ máy cắt bảo vệ máy phát
điện. Khả năng tạo dòng được định nghĩa theo trị đỉnh (tính bằng kA) vì đỉnh đầu
tiên của dòng không đối xứng gây ra lực điện động là khắc nghiệt nhất.
Ví dụ, theo tiêu chuẩn IEC 62271-100, một máy cắt dùng ở mạng điện tần số 50
Hz phải có khả năng vận hành ở trị đỉnh của khả năng tạo dòng bằng 2,5 lần dòng
khả năng cắt tính theo trị hiệu dụng (2,6 lần đối với mạng 60 Hz).
Khả năng tạo dòng cũng được yêu cầu đối với cầu dao, và đôi khi với dao cách ly,
mặc dù các thiết bị này không có khả năng cắt sự cố.
■ Dòng khả năng cắt ngắn mạch kỳ vọng
Vài thiết bị có khả năng giới hạn được dòng ngắn mạch sẽ bị ngắt.
Khả năng cắt của chúng được định nghĩa như dòng cắt kỳ vọng tối đa được tạo
ra trong khoảng thời gian ngắn mạch trực tiếp qua các cực phía mạch nguồn
của thiết bị.

Những đặc tính đặc trưng của thiết bị


Những chức năng được cung cấp bởi các thiết bị ngắt mạch khác nhau
và những ràng buộc chính của chúng được giới thiệu ở Hình B8.

Dòng điện I (A) Thiết bị Cách ly Điều kiện về dòng Ràng buộc chính
hai mạng khi đóng cắt
đang có điện Bình thường Sự cố
Dao cách ly có không không Cách ly vào/ra theo chiều dọc
IAC Cầu dao không có không Đóng và cắt dòng tải bình thường
Khả năng tạo dòng ngắn mạch
Contactor không có không

Thời gian (t) Máy cắt không có có

Cầu chì không không có


IDC
IAC: Trị đỉnh của thành phần chu kỳ
IDC: Thành phần một chiều tắt dần

Hình. B7 : Dòng cắt định mức của máy cắt tùy


thuộc vào dòng ngắn mạch như theo IEC 60056 Hình. B8 : Những chức năng của các thiết bị cắt mạch
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

Dòng định mức bình thường B7


Dòng định mức bình thường phổ biến nhất ứng
Dòng định mức bình thường được định nghĩa là "trị hiệu dụng của dòng
với các thiết bị đóng cắt trung thế thông dụng điện mà thiết bị có thể vận hành liên tục ở tần số định mức với nhiệt độ
là 400 A. không tăng cao quá mức qui định ứng với tiêu chuẩn liên quan".
Những yêu cầu đối với dòng định mức bình thường của máy cắt được
quyết định ở giai đoạn thiết kế trạm.
Dòng định mức bình thường ứng với các máy cắt trung thế thông dụng
là 400 A.
Trong lĩnh vự công nghiệp và khu vực đô thị có mật độ tải trung bình, dòng định
mức của các mạch điện thường yêu cầu là 630 A, trong khi đó tại một trạm nguồn
lớn cấp nguồn cho mạng trung thế, các máy cắt 800 A; 1,250 A; 1,600 A; 2,500 A
và 4,000 A được liệt kê như các định mức chuẩn đối với máy cắt mạch đến máy
biến áp, máy cắt phân đoạn và máy cắt kết dàn, vv.
Đối với máy biến áp Trung /Hạ có dòng định mức bình thường sơ cấp lên tới
60 A, một bộ kết hợp cầu dao - cầu chì có thể được sử dụng. Khi dòng sơ cấp
cao hơn, bộ cầu dao - cầu chì thường không có đủ các tác động theo yêu cầu.
Không có tiêu chuẩn IEC nào khuyến cáo về các giá trị dòng định mức của bộ
cầu dao - cầu chì. Dòng định mức thật sự của một bộ được cho sẵn, nghĩa là
một thiết bị đóng cắt và một cầu chì xác định, được nhà sản xuất cung cấp như
là "tài liệu tham khảo cầu chì/ dòng định mức". Những giá trị của dòng định
mức được định nghĩa bằng cách xem xét những tham số của bộ kết hợp như:
■ Dòng nhiệt bình thường của cầu chì
■ Sự xuống hạng cần thiết của cầu chì do chúng được đặt trong tủ điện kín.
Khi bộ kết hợp được dùng để bảo vệ máy biến áp, cần xem xét thêm các thông
số như được giới thiệu trong Phụ lục A tiêu chuẩn IEC 62271-105 và IEC 60787.
Chúng chủ yếu là:
■ Dòng bình thường phía trung thế của máy biến áp
■ Yêu cầu quá tải có thể của máy biến áp
■ Dòng từ hóa nhảy vọt
■ Công suất ngắn mạch phía trung thế
■ Dải điều chỉnh đầu phân áp
Các nhà sản xuất thường cung cấp một bảng áp dụng "điện áp nguồn /
công suất máy biến áp / cầu chì tham khảo" dựa trên mạng phân phối
chuẩn và thông số máy biến áp. Khi sử dụng các bảng này phải rất cẩn
thận nếu ứng dụng với các mạng điện không thông thường.
Trong sơ đồ như vậy, dao cắt tải nên được lắp phù hợp với thiết bị tác động, ví
dụ với một rơle có khả năng tác động với mức dòng sự cố thấp. Dòng này phải
bao trùm cả dòng cắt tối thiểu định mức của cầu chì trung thế. Theo đó, giá trị
trung bình của dòng sự cố nào ngoài khả năng cắt của dao cắt tải sẽ được cắt
bằng cầu chì, trong khi những dòng sự cố thấp hơn không thể cắt được bằng cầu
chì sẽ được cắt bằng dao cắt tải.
Ảnh hưởng của nhiệt đô môi trường và cao độ đối với dòng định mức
Dòng định mức bình thường được ấn định đối với tất cả tất cả thiết bị điện và giới
hạn trên được quyết định bởi độ tăng nhiệt độ cho phép gây ra do I2R (watts) tiêu
tán trong dây dẫn, (trong đó I = dòng hiệu dụng tính bằng ampere và R = điện trở
của dây dẫn (tính bằng ohms), cùng với nhiệt sinh ra bởi từ trễ và tổn thất do dòng
xoáy trong động cơ, máy biến áp, vỏ thép, vv. cùng với tổn thất điện môi trong cáp
và tụ điện.
Việc nhiệt độ tăng cao hơn nhiệt độ môi trường sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ
nhiệt được tản ra môi trường chung quanh. Ví dụ, dòng điện lớn có thể đi qua
cuộn dây của động cơ điện mà không gây nên quá nhiệt, đơn giản là vì một quạt
làm mát được lắp ở trục của động cơ sẽ tản nhiệt với tốc độ bằng với tốc độ sinh
nhiệt, và nhờ vậy nhiệt độ đạt giá trị ổn định dưới mức có thể gây nguy hiểm cách
điện và làm cháy động cơ.
Dòng định mức được khuyến cáo theo IEC dựa trên nhiệt độ môi trường thường là
nhiệt độ của vùng khí hậu có độ cao không quá 1000 mét, vì vậy những đại lượng
này phụ thuộc vào chế độ làm mát tự nhiên do bức xạ và đối lưu không khí, máy
sẽ bị quá nhiệt nếu nó vận hành ở vùng nhiệt đới và / hoặc ở cao độ hơn 1000
mét. Trường hợp này, thiết bị cần phải được xuống hạng, nghĩa là phải được ấn
định giá trị dòng định mức bình thường thấp hơn so với giá trị thực.
Với trường hợp của máy biến áp sẽ được chỉ rõ trong IEC 60076-2.
Các hệ thống nối đất
Nối đất và nối đẳng thế với đất các thiết bị cần phải được xem xét cẩn thận, đặc
biệt phải chú ý đến an toàn của tải phía hạ thế trong khi xảy ra ngắn mạch với đất
phía trung thế.
Điện cực nối đất
Thông thường, nếu có thể về mặt vật lý, thích hợp hơn nên tách rời điện cực nối
đất vỏ
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B8
Sự cố chạm đất trên mạng trung thế có thể kim loại của thiết bị trung thế khỏi điện cực nối đất dùng cho dây trung tính hạ
sinh ra điện áp nguy hiểm đối với mạng hạ thế. thế. Điều này thường thực hiện đối với mạng điện nông thôn, mạng này có điện
cực nối đất dây trung tính hạ thế được lắp đặt cách một hoặc hai khoảng vượt so
Khách hàng hạ thế (và người vận hành trạm)
với trạm
có thể được bảo vệ chống lại mối nguy hiểm
Trong hầu hết các trường hợp, giới hạn về không gian ở các trạm đô thị không
này bằng cách: cho phép thực hiện việc tách rời điện cực nối đất trung thế khỏi điện cực nối đất
■ Giới hạn biên độ dòng chạm đất trung thế hạ thế đủ để tránh sự lan truyền điện áp tới mạng hạ thế và có thể gây nguy hiểm.
■ Giảm điện trở nối đất của trạm tới mức thấp Dòng sự cố chạm đất
nhất có thể Mức dòng sự cố chạm đất ở mạng trung thế thường (trừ khi có tính toán
■ Tạo điều kiện đẳng thế tại trạm và tại mạng đến các hạn chế) có thể so sánh với dòng ngắn mạch 3 pha.
điện khách hàng Dòng điện này chạy qua điện cực nối đất sẽ nâng điện áp tại đây tới giá trị trung
thế so với "đất ở xa" (thế của đất chung quanh điện cực sẽ bị tăng cao tới mức
trung thế, "đất ở xa" có thế bằng 0).
Ví dụ, dòng chạm đất 10,000 A chạy qua một điện cực nối đất có điện trở
(thường rất thấp) 0,5 ohms sẽ làm tăng điện áp tới 5000 V.
Với điều kiện tất cả phần bằng kim loại trong trạm được nối" đẳng thế " (nối lại
với nhau) rồi được nối tới điện cực nối đất ,điện cực này có dạng (hoặc được nối
tới) một lưới gồm các dây dẫn đặt dưới sàn của trạm biến áp, bây giờ sẽ không
xuất hiện nguy hiểm đối với người vì dạng nối đất này tạo thành "lồng" đẳng thế,
nghĩa là tất cả phần dẫn điện, người trong trạm có cùng độ tăng điện áp.
Điện thế lan truyền
Nguy hiểm xảy ra như thế nào từ vấn đề được biết là điện thế lan truyền. Có thể
nhận thấy điều này trong Hình B9, điểm trung tính của cuộn dây hạ thế trong máy
biến áp Trung/Hạ cũng được nối tới điện cực nối đất chung của trạm, vì vậy dây
trung tính, cuộn dây pha hạ thế và tất cả dây pha cùng bị nâng điện áp lên theo
điện áp của điện cực nối đất.
Cáp phân phối hạ thế đi ra khỏi trạm sẽ lan truyền điện áp này tới các hộ tiêu
thụ của mạng. Cần chú ý rằng sẽ không xảy ra chọc thủng cách điện giữa các
pha hoặc giữa pha và trung tính vì chúng được nâng lên cùng mức điện áp. Tuy
nhiên, có thể cách điện giữa pha và đất của cáp hoặc hoặc của vài bộ phận
trong mạng điện bị hư hỏng.
Các giải pháp
Bước đầu tiên nhằm cực tiểu hóa những nguy hiểm do điện áp lan truyền là làm
giảm biên độ của dòng chạm đất phía trung thế. Điều này thường được thực
hiện bằng cách nối đất trung thế qua điện trở hoặc cuộn kháng tại điểm đấu sao
của máy biến áp được chọn nằm ở các trạm nguồn lớn.
Điện áp lan truyền khá lớn không thể hoàn toàn tránh được bằng cách này, tuy
nhiên biện pháp sau đây có thể phù hợp với một vài quốc gia.
Nối đẳng thế mạng điện tại địa điểm khách hàng sẽ tạo ra đất ở xa, nghĩa là có
thế bằng 0. Tuy nhiên, nếu mạng nối đất này được nối bằng dây dẫn có tổng trở
thấp tới điện cực nối đất của trạm, điều kiện đẳng thế xảy ra ở trạm cũng sẽ xảy
HV LV
ra ở mạng điện khách hàng.
1
Kết nối qua tổng trở thấp
2
Kết nối với tổng trở thấp được thực hiện đơn giản bằng cách nối dây trung tính
tới mạng đẳng thế của khách hàng, kết quả là tạo ra mạng nối đất TN (IEC
3 60364) như được trình bày trên sơ đồ A của Hình B10 trang kế .
Hệ thống nối đất TN thường liên quan tới một sơ đồ bảo vệ nối đất lặp lai nhiều
N
lần (Protective Multiple Earthing (PME), theo đó dây trung tính được nối đất
Sự cố
nhiều lần dọc chiều dài cách khoảng đều nhau (mỗi 3 hoặc 4 cột của đường
If dây phân phối trên không) và tại vị trí đấu nối khách hàng. Có thể nhận thấy
rằng mạng các dây trung tính tỏa ra từ trạm, mỗi dây được nối đất lặp lại theo
Phụ tải
cách khỏang đều nhau cùng với điện trở nối đất của trạm tạo thành điện cực nối
If V= IfRs đất có điện trở thấp rất hiệu quả

Sự phối hợp giữa nối đẳng thế và nối đất trạm qua điện trở thấp khiến khi xảy
Rs ra ngắn mạch chạm đất trực tiếp, mức quá điện áp được giảm thấp đáng kể và
hạn chế được tình trạng nguy hiểm đối với cách điện pha - đất khi xảy ra dạng
sự cố chạm đất trung thế như đã mô tả trên.
Hạn chế dòng chạm đất trung thế và điện trở nối đất của trạm
Hệ thống nối đất khác được sử dụng rộng rãi như trên sơ đồ C của Hình B10 .
Hình. B9 : Điện áp lan truyền
Nó được xem là hệ thống TT, nối đất mạng khách hàng (được cách ly so với
trạm) tạo thành đất ở xa.
Điều này có nghĩa là, mặc dù điện áp lan truyền không đặt lên cách điện pha-pha
của thiết bị khách hàng, cách điện pha - trung tính của cả 3 pha sẽ bị quá áp.
Trường hợp này, biện pháp là làm giảm điện trở nối đất trạm, chẳng hạn như
giá trị theo tiêu chuẩn không được vượt quá mức điện áp chịu đựng trong 5
giây giữa pha - đất của thiết bị mạng và thiết bị gia dụng phía hạ thế.
(1) Những phần khác không được nối đất. Trường hợp đặc
biệt dòng chạm đất được hạn chế bằng cuộn Petersen.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B9

S Giá trị Rs
A - TN-a B - IT-a
Trường hợp A và B
MV LV MV LV
Không áp đặt giá trị Rs nào
1 1
trong các trường hợp này
2 2

3 3

N N

RS RS

C - TT-a D - IT-b Trường hợp C và D


MV LV MV LV Uw - Uo
Rs=
1 1 Im
2 2 Trong đó
Uw = điện áp cách điện định mức ở
3 3 tần số công nghiệp đối với thiết bị hạ
thế tại mạng khách hàng
N N
Uo = điện áp pha - trung tính tại mạng
điện khách hàng
Im = giá trị dòng chạm đất cực đại
ở trung thế
RS RS

E - TT-b F - IT-c Trường hợp E và F


MV LV MV LV Uws - U
R s=
1 1 Im
Trong đó
2 2
Uws = điện áp cách điện định mức ở tần số
3 3 công nghiệp đối với thiết bị hạ thế tại trạm
(do các phần vỏ kim loại của trạm được nối
N N đất thông qua điện trở nối đất chung Rs)

U = điện áp pha - trung tính đối với mạng


điện TT, nhưng đối với mạng IT thì sẽ là
điện áp pha-pha
RS RN RS RN
Im = giá trị dòng chạm đất cực đại

1 Supply of power at high voltage


C - Connection
Trường hợptoEthe HV
và F, dâypublic
bảo vệ hạ thế (nối đẳng thế các vỏ dẫn điện) trong trạm xuống đất ở trung thế
qua điện
distribution cực nối đất của trạm, vì vậy thiết bị hạ thế trong trạm có thể bị quá áp
network
Chú thích :
■ Đối với mạng TN-a và IT-a, vỏ dẫn điện của phía trung thế, hạ thế trong trạm biến áp và vỏ dẫn điện trong mạng điện khách hàng, cùng với trung tính
C10 phía hạ thế của máy biến áp được nối đất chung với nhau thông qua điện cực nối đất của trạm.
■ Đối với mạng TT-a và IT-b, vỏ dẫn điện của phía trung thế và hạ thế trong trạm biến áp, cùng với trung tính phía hạ thế của máy biến áp được nối đất
chung với nhau thông qua điện cực nối đất của trạm.
■ Đối với mạng TT-b và IT-c, trung tính phía hạ thế của máy biến áp được nối đất riêng ngoài vùng phạm vi ánh hưởng của điện cực nối đất trạm.
Uw và Uws thường được cho theo tiêu chuẩn IEC 60364-4-44 có giá trị là Uo + 1200 V, trong đó Uo là điện áp pha trung tính định mức của mạng hạ thế
tương ứng.
The strategy in this case, is to reduce the resistance of the substation earth
electrode, such that the standard value of 5-second withstand-voltage-to-earth for
Hình. B10 : Điện trở nối đất tối đa Rs tại trạm Trung/Hạ đủ để đảm bảo
LVanequipment
toàn khi bị ngắn
and mạch chạm đất
appliances trên
will mạng
not trung thế ứng với các hệ thống nối đất khác nhau
be exceeded.
Practical values adopted by one national electrical power-supply authority, on its
20 kV distribution systems, are as follows:
c Maximum
Gíá earth-fault
trị thực phù hợp vớicurrent
công tyinđiện
the lực
neutral
quốcconnection
gia, mạngon overheadline
phân phối 20 kV,distribution
như sau:
systems, or mixed (O/H line and U/G cable) systems, is 300 A
■ Dòng sự cố chạm đất tối đa trên đường nối trung tính của đường dây phân phối trên
c Maximum
không, hoặc hệearth-fault
thống hỗncurrent in the neutral
hợp (đường dây trênconnection
không và on underground
mạng cáp ngầm)systems
là 300 Ais
1,000 A
■ Dòng sự cố chạm đất tối đa trên đường nối trung tính của mạng cáp ngầm là 1000 A
The thức
Công formula
cầnrequired
sử dụngto đểdetermine
tính giá trịthe maximum
điện value
trở nối đất lớnof earthing
nhất Rs tạiresistance
trạm nhằmRs at
đảm
thekhông
bảo substation,
vượt quáto ensure
điện ápthat theđựng
chịu LV withstand
của phía voltage will not be exceeded, is:
hạ thế là:
Uw −Uo
Rs = tính bằng ohms (xem trường hợp C và D Hình B10).
Im
Trong
Wheređó
UwUw= Giá
= thetrịlowest
điện ápstandard
chịu đựng ngắn
value (inhạn ( 5s
volts) of )short-term
tiêu chuẩn(5thấp nhất ( tínhvoltage
s) withstand bằng for the
vôn ) của mạng
consumer’s khách hàng
installation andvàappliances
thiết bị dân= dụng
Uo + = Uo +V 1200
1200 V (IEC 60364-4-44)
(IEC 60364-4-44)
Uo = phase to neutral voltage (in volts) at the consumer’s LV service position
Im = maximum earth-fault current on the HV system (in amps). This maximum earth
fault current Im is the vectorial sum of maximum earth-fault current in the neutral
connection and total unbalanced capacitive current of the network.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B10 Uo = điện áp pha trung tính (tính bằng vôn) tại điểm cấp nguồn cho khách hàng hạ thế.
Im = dòng chạm đất tối đa trên mạng trung thế (tính bằng A). Dòng điện Im này là
tổng vectơ của dòng sự cố lớn nhất tại điểm nối trung tính và tổng dòng dung
không cân bằng của mạng điện.
Dạng thứ ba của hệ thống nối đất được gọi là mạng "IT" trong tiêu chuẩn IEC 60364
và thường được sử dụng ở nơi cần đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cao, ví dụ
bệnh viện, quá trình sản xuất liên tục, vv. Nguyên tắc là nguồn cung cấp không được
nối đất, thường là máy biến áp cách ly, cuộn dây thứ cấp không được nối đất hoặc
nối đất qua điện trở khá lớn (khoảng 1000 ohm). Trường hợp này, sự cố hỏng cách
điện chạm đất trên mạch hạ thế lấy nguồn từ cuộn dây thứ cấp sẽ có dòng bằng 0
hoặc có thể bỏ qua, điều này cho phép duy trì làm việc cho tới khi thuận tiện để cắt và
tiến hành sửa chữa.
Sơ đồ B, D và F (Hình B10)
Sơ đồ này cho thấy các mạng IT có điện trở nối trên đường từ trung tính xuống
đất (khoảng 1000 ohms).
Tuy nhiên, nếu các điện trở này bị bỏ đi, hệ thống hoàn toàn không nối đất, những
chú thích sau được áp dụng.
Sơ đồ B (Hình B10)
Tất cả dây pha và trung tính "trôi" so với đất, chúng chỉ liên kết với đất thông qua
điện trở cách điện (thường có trị số trung bình) và điện dung (rất nhỏ) giữa các
dây dẫn điện và phần kim loại được nối đất (ống dây, vv..).
Giả sử cách điện là hoàn hảo, tất cả dây pha và trung tính sẽ bị tăng thế do cảm
ứng tĩnh điện tới mức gần với trị số của dây đẳng thế.
Thực tế, thường xảy ra do có rất nhiều đường dẫn rò xuống đất của tất cả dây
dẫn điện trong mạng làm việc song song, hệ thống sẽ hoạt động tương tự
trường hợp tồn tại điện trở trên đường nối trung tính với đất, có nghĩa tất cả
dây dẫn sẽ bị tăng thế so với đất của trạm.
Trường hợp này, quá điện áp đặt lên cách điện là nhỏ hoặc không tồn tại.
Sơ đồ D và F (Hình B10)
Trường hợp này, mức điện áp trung thế của hệ thống nối đất trạm (S/S) sẽ
đặt lên dây pha và trung tính cách ly:
■ Thông qua điện dung giữa cuộn dây hạ thế và thùng dầu máy biến áp
■ Thông qua điện dung giữa các dây đẳng thế trong S/S và lõi của cáp phân
phối hạ thế ra khỏi S/S (trạm)
■ Thông qua đường dẫn dòng rò trong cách điện, tùy từng trường hợp.
Tại các vị trí ngoài vùng ảnh hưởng của hệ thống nối đất S/S, điện dung hệ
thống tồn tại giữa các dây dẫn và đất có thế bằng không (điện dung giữa các lõi
không liên quan - các lõi bị nâng lên cùng điện thế).
Kết quả về cơ bản là bộ phân áp bằng điện dung, mỗi "tụ điện" được mắc song
song với một điện trở (đường dẫn rò).
Thông thường, điện dung với đất của cáp và dây có bọc cách điện hạ thế lớn
hơn, điện trở cách điện với đất nhỏ hơn những đại lượng này khi xét tại trạm
( S/S ), vì vậy hầu hết độ tăng điện áp xảy ra tại trạm giữa thùng dầu máy biến
áp và cuộn dây hạ thế.
Việc tăng thế trên mạng điện của khách hàng vì vậy không giống với vấn đề
mức dòng chạm đất trung thế cần hạn chế như đã lưu ý trước đây.
Tất cả máy biến áp nối đất kiểu IT, trong đó điểm trung tính cách ly hoặc nối đất
qua tổng trở khá lớn, thường được cung cấp một thiết bị hạn chế quá áp, nó sẽ
tự động nối trung tính trực tiếp xuống đất nếu xảy ra quá áp gần với mức điện áp
chịu cách điện của mạng hạ thế.
Thêm vào các khả năng nêu trên, hiện tượng quá áp có thể xảy ra theo
nhiều cách khác như được mô tả trong phụ lục 3.1.
Loại sự cố chạm đất này rất hiếm, vì khi nó xảy ra một thiết bị cắt sự cố sẽ
nhanh chóng phát hiện và cắt nguồn nếu mạng được thiết kế và lắp đặt đúng.
Sự an toàn trong tình trạng thế bị nâng cao phụ thuộc hoàn toàn vào việc thực
hiện vùng đẳng thế thích hợp, về cơ bản thường là tạo nên một lưới có mắt lưới
rộng gồm các thanh đồng trần nối lại với nhau và nối với các cọc đứng bằng
đồng mạ thép.
Tiêu chuẩn về lưới đẳng thế được chú thích trong chương F, liên quan đến bảo
vệ chống điện giật do chạm gián tiếp, cụ thể là: điện thế giữa hai phần vỏ kim
loại có thể được tiếp xúc đồng thời bởi những phần khác nhau trên cơ thể người
phải không được vượt quá 50 V, trong vài trường hợp, khi khô ráo, hoặc 25 V ở
điều kiện ẩm ướt.
Cần chú ý đặc biệt ở chung quanh vùng đẳng thế để tránh điện áp bước trên
mặt đất có thể tăng lên tới mức nguy hiểm.
Điều này liên quan tới việc nối đất an toàn hàng rào bao quanh và được
bàn thêm ở phụ lục 3.1.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B11
1.2 Các dạng kết nối lưới trung thế
Phụ thuộc vào loại mạng phân phối trung thế, các dạng kết nối sau đây
thường được áp dụng .
Kết nối đường dây đơn
Trạm biến áp được cấp nguồn bởi đường dây rẽ nhánh đơn từ mạng phân phối
trung thế (cáp ngầm hoặc trên không).
Thông thường, nguồn trung thế được nối vào một tủ điện có chứa Dao cắt tải /
bộ cầu dao - cầu chì và dao nối đất, như trong Hình B11.
Ở vài quốc gia, một máy biến áp treo cột không có thiết bị đóng cắt trung thế hoặc
cầu chì (tại cột) cũng tạo thành "trạm biến áp". Loại cấp nguồn trung thế như vậy
rất phổ biến ở vùng nông thôn.
Thiết bị đóng cắt và bảo vệ được đặt ở xa máy biến áp và thường máy cắt này
điều khiển đường dây nguồn trục chính dạng đường dây trên không, đường dây
này có nhiều nhánh rẽ nối vào để cấp nguồn cho các trạm khác.
Kết nối kiểu vòng kín
Đường dây trên không
Tủ điện mạch vòng (Ring-main units (RMU)) thường được kết nối để tạo thành
mạch vòng trung thế(2) hoặc mạch phân phối liên kết nội bộ(2), theo đó các thanh
cái của RMU chịu được toàn bộ dòng điện của mạch vòng hoặc dòng điện của
đường dây liên kết (xem Hình B12).
RMU gồm 3 bộ, được tích hợp lại tạo thành một khối, đó là:
■ 2 bộ đầu vào, mỗi bộ gồm một dao cắt tải / dao cách ly và dao nối đất
■ 1 bộ đầu ra và khối bảo vệ, chứa một dao cắt tải và cầu chì trung thế, hoặc
một bộ dao cắt tải / cầu chì, hoặc một máy cắt và dao cách ly cùng dao nối đất
riêng cho từng tủ.
Tất cả dao cắt tải và dao nối đất đều có dòng cắt ngắn mạch và dòng tạo
ngắn mạch theo định mức.
Kết nối này cung cấp cho người sử dụng hai nguồn, nhờ vậy giảm được tình
trạng mất điện do hệ thống bị sự cố hoặc do những thao tác của công ty điện
lực , vv..
RMU được áp dụng chủ yếu đối với các mạng cấp nguồn trung thế dạng cáp
ngầm ở khu vực đô thị .
Kết nối đường dây song song
Khi nguồn trung thế được nối tới bằng hai đường dây song song loại trên không
Hình. B11 : Kết nối đường dây đơn
hoặc cáp ngầm, xuất phát từ cùng một thanh cái của một trạm, thường một tủ
điện đóng cắt trung thế tương tự RMU có thể được sử dụng (xem Hình B13).
Sự khác nhau về mặt vận hành chủ yếu ở đây so với một RMU là hai tủ đầu vào
phải được liên động với nhau, nghĩa là tại một thời điểm, chỉ được phép đóng
một cầu dao lộ vào, việc đóng cầu dao này sẽ ngăn không cho đóng cái còn lại ..
Khi bị mất nguồn, cầu dao đầu vào đang đóng phải được mở ra và bấy giờ cầu
dao đang mở có thể đóng lại được.
Thứ tự này có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động.
Loại tủ điện này đặc biệt được sử dụng trong mạng có mật độ tải trung bình và
vùng đô thị phát triển nhanh và được cấp nguồn từ mạng trung thế cáp ngầm.

1.3 Vài dạng vận hành của mạng phân phối trung thế
Cáp ngầm mạng vòng kín
Đường dây trên không
Gió ở mức trung bình, đóng băng, vv., có thể là nguyên nhân khiến đường dây
trên không tiếp xúc với nhau, ví vậy sẽ gây nên ngắn mạch thoáng qua (nghĩa là
không lâu dài ). Sự cố cách điện do vỡ sứ ceramic hoặc sứ thủy tinh gây ra bởi
bụi không khí có nhiều cát đá ; v.vv. hoặc do ô nhiễm nặng trên bề mặt sứ, có
thể gây ra ngắn mạch với đất.
Hình. B12 : Kết nối mạng vòng kín Nhiều trong các sự cố nêu trên thuộc dạng tự loại trừ. Ví dụ, ở điều kiện khô ráo,
phần cách điện bị vỡ có thể vẫn duy trì tình trạng làm việc bình thường, nhưng
(1) Đồng là cực âm đối với hầu hết các kim loại khác và vì
khi có mưa bão, chúng gây nên phóng điện với đất. Ngoài ra, các bề mặt sứ bị ô
vậy nó chống lại sự ăn mò . nhiễm thường gây nên phóng điện với đất chỉ trong điều kiện ẩm ướt.
(2) Mạng vòng kín là mạng phân phối liên tục dưới dạng Sự di chuyển của dòng sự cố luôn có dạng hồ quang điện, nhiệt sinh ra rất lớn
vòng khép kín, trong đó đầu đầu và đầu cuối nối vào cùng sấy khô phần mạch có dòng phóng điện đi qua, và có thể đạt tới mức phục
một thanh cái. Mỗi đầu của mạch vòng được điều khiển bởi hồi được cách điện.
máy cắt riêng. Để tăng độ linh hoạt trong vận hành các
thanh cái thường được chia thành hai phân đoạn bởi một
máy cắt phân đoạn thường đóng, mỗi đầu của mạch vòng
được nối tới một phân đoạn khác nhau.
Đường dây liên kết là đường dây liên tục không rẽ nhánh ,
nó nối giữa các thanh cái của hai trạm biến áp. Mỗi đầu của
đường dây này thường có máy cắt riêng.
Một đường dây liên kết phân phối có một hoặc nhiều hơn
các trạm biến áp phân phối dọc theo chiều dài của nó.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B12 Trong khi đó, thiết bị bảo vệ thường tác động để loại trừ sự cố, nghĩa là cầu chì
đứt hoặc máy cắt ngắt sự cố.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy trong đa số các trường hợp, nguồn cung cấp có thể
được phục hồi thành công bằng cách thay cầu chì hoặc đóng trở lại máy cắt. Vì
lý do này, có thể xem xét việc nâng cao tính đảm bảo liên tục cấp điện của đường
dây trên không trung thế bằng cách áp dụng sơ đồ tự đóng lại máy cắt phía nguồn
của mạch liên quan.
Những sơ đồ tự động này cho phép một số lần tác động đóng trở lại nếu lần đóng
lại đầu tiên không thành công bằng cách chỉnh thời gian trễ giữa các lần đóng lại
liền kề (nhằm đảm bảo hết thời gian khử ion của không khí tại chỗ sự cố) trước
khi máy cắt bị khóa ở lần tác động cuối nếu các lần đóng lại đều không thành
công (thường là 3 lần ).
Những cải tiến nhằm nâng cao tính liên tục cấp điện được thực hiện bằng cách
điều khiển từ xa các dao cách ly phân vùng và dao cách ly tự động, những thiết
bị này liên kết tác động với máy cắt tự đóng lại .
Sơ đồ cuối này được minh họa với chuỗi tác động cuối ở Hình B14 trang sau.
Nguyên tắc hoạt động như sau: sau hai lần tự đóng lại nếu máy cắt vẫn cắt ra,
sự cố là lâu dài, có hai khả năng:
■ Sự cố xảy ra trên phần mạch phía sau của dao cách ly tự động đường dây,
đường dây bị mất điện, dao này được mở ra để cách ly phần mạch bị sự cố
khỏi hệ thống trước khi mạch tự đóng lại tác động lần thứ ba (lần cuối),
■ Sự cố ở phía trước của dao cách ly tự động đường dây và máy cắt sẽ đóng lại
lần thứ ba, sau đó nó sẽ cắt ra và bị khóa.
Mặc dù những biện pháp này cải tiến một cách đáng kể độ tin cậy cấp điện của
đường dây trung thế trên không, khách hàng vẫn phải tự trang bị các công cụ để
đối phó với ảnh hưởng của việc ngắt điện tạm thời (giữa các lần tự đóng lại) ở
những nơi có tải cần cấp điện liên tục, ví dụ:
■ Nguồn dự phòng khẩn cấp đảm bảo không gián đoạn cấp điện
■ Đèn không cần làm nguội trước khi mồi trở lại ("tái khởi động nóng").

Mạng cáp ngầm


Sự cố trên mạng cáp ngầm đôi khi do sự bất cẩn của công nhân tại các mối nối
cáp hoặc do việc lắp đặt cáp của nhà thầu, vv. nhưng thường xảy ra nhất là do
đào đất bằng rìu, khoan bằng khí nén và máy đào rãnh,vv. Được dùng bởi các
ngành công cộng khác.
Sự cố cách điện thỉnh thoảng xảy ra trong các hộp đầu nối do quá áp, đặc biệt
tại những điểm trên mạng trung thế mà tại đó đường dây trên không được nối
vào mạng cáp ngầm. Quá điện áp trường hợp này thường có nguồn gốc từ sét,
và ảnh hưởng của sóng điện từ phản xạ tới hộp nối (nơi tổng trở tự nhiên của
mạch thay đổi đột ngột) có thể gây ứng suất quá lớn lên cách điện của hộp cáp
dẫn tới hỏng hóc. Thiết bị bảo vệ quá áp, chẳng hạn như chống sét van, thường
được lắp đặt tại những vị trí nà .
Sự cố trên mạng cáp ngầm thường ít hơn so với đường dây trên không (O/
H) , nhưng thường đây là sự cố lâu dài ,cần nhiều thời gian để xác định vị trí và
sửa chữa hơn so với đường dây trên không.
Ở nơi xảy ra sự cố cáp là mạng vòng kín, nguồn cung cấp sẽ nhanh chóng
được phục hồi cho tất cả khách hàng khi phần cáp bị sự cố được xác định.
Tuy nhiên, nếu sự cố xảy ra trên mạnh hình tia, thời gian trễ chờ định vị sự cố và
tiến hành sửa chữa có thể mất nhiều giờ và sẽ ảnh hưởng tới khách hàng phía
sau chỗ bị sự cố. Trong vài trường hợp, nếu tính liên tục cấp điện là rất cần thiết
đối với toàn bộ hoặc ở một phần mạng điện, cần phải lắp nguồn dự phòng.

Cáp nguồn từ mạng Điều khiển từ xa của mạng Trung thế


phân phối với hai cáp Điều khiển từ xa đường dây trung thế làm giảm một cách hữu hiệu thời gian
ngầm song song mất điện khi cáp bị sự cố bằng cách cung cấp một phương pháp hiệu quả và
nhanh đối với mạng có cấu hình vòng kín. Điều này được thực hiện bằng các
dao cắt vận hành bằng động cơ được lắp ở vài trạm dọc mạch vòng với các
bộ điều khiển từ xa. Trạm được điều khiển từ xa sẽ luôn được khởi động
thông qua thao tác điều khiển từ xa trong khi những trạm khác có thể phải
Hình. B13 : Kết nối với đường dây song song chờ các thao tác bằng tay lâu hơn.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
1 Nguồn cung cấp ở điện áp
trung thế

B13
1- Chu kỳ 1SR
If O1 O2 SR O3

In
Io 15 tới 30s

xảy ra Sự cố lâu dài


sự cố 0.3 s 0.4 s

2 - Chu kỳ 2SR
a - Sự cố trên đường dây chính

If O1 O2 SR 1 O3 SR 2 O4

In
Io 15 tới 30s 15 tới 30s

xảy ra Sự cố lâu dài


sự cố 0.3 s 0.4 s 0.4 s 0.45 s

b - Sự cố trên phân đoạn được cấp nguồn qua dao cắt đường dây tự động
(Automatic Line Switch)
O1 O2 SR 1 O3
If
SR 2
In
15 tới 30s 15 tới 30s
Io
xảy ra ALS mở
sự cố 0.3 s 0.4 s 0.4 s

Hình. B14 : Chu kỳ tự đóng lại của một máy cắt điều khiển đường dây trung thế hình tia

Điều khiển từ xa tập trung hóa (dựa trên hệ


thống SCADA -Supervisory Control And Data
Acquisition và những phát triển gần đây trong
lãnh vực công nghệ thông tin- IT) ngày càng
trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia. Dù đắt
tiền song do tính phức tạp của hệ thống điện
liên kết cao, việc điều khiển từ xa này vẫn
được triển khai.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
2 Qui trình thiết lập một trạm điện
mới

B14
Các hộ tiêu thụ công suất lớn của điện lực lúc nào cũng được cung cấp điện
trực tiếp từ lưới trung thế.
Ở lưới hạ thế (120/208V, 3 pha 4 dây), phụ tải 50 kVA được coi là lớn, trong khi
đó, ở lưới 240/415V 3 pha, một phụ tải có công suất vượt quá 100 kVA mới được
coi là lớn. Hai hệ thống điện áp này khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới..
Do được quan tâm nhiều, tiêu chuẩn IEC đưa ra 1 tiêu chuẩn toàn cầu với điện
áp chuẩn 230/400V cho lưới 3 pha 4 dây. Đó là mức điện áp “dung hòa“ và cho
phép các hệ thống điện hiện hữu vận hành với 220/380V và 240/415V, hoặc xấp
xỉ các giá trị này. Đồng thời nó cũng cho phép tuân thủ các tiêu chuẩn đã đề ra
bằng cách chỉnh định các đầu phân áp của bộ điều áp không tải của các biến thế
phân phối.
Khoảng cách truyền tải là một yếu tố cần lưu ý cho lưới trung và hạ thế. Việc
truyền tải công suất tải nhỏ song đi xa cho lưới nông thôn là một ví dụ.
Quyết định cấp điện bằng điện áp trung thế hay hạ thế sẽ phụ thuộc vào các
tình hình cụ thể của địa phương và những điều đã nói trên, và nói chung phải
được cơ quan ngành điện cho phép.
Khi cấp điện cho hộ tiêu thụ trực tiếp từ lưới trung thế, sẽ có hai qui trình phổ biến
sau:
1 - Ngành điện xây trạm chuẩn gần lãnh địa của khách hàng. Tuy nhiên biến thế
trung /hạ sẽ được đặt trong phòng bên trong địa phận của khách hàng, gần với
tâm phụ tải.
2 - Khách hàng tự xây trạm riêng trên địa phận của mình. Ngành điện sẽ đặt các
liên kết trung thế tại đó.
Ở phương pháp thứ nhất, ngành điện quản lý trạm, cáp tới biến thế, máy biến
thế, phòng biến thế và họ được phép tiếp cận chúng không hạn chế.
Các phòng biến thế nếu do khách hàng xây (theo kế hoạch và quy phạm cung
cấp bởi điện lực) sẽ bao gồm cả chân cột (tường), rãnh thoát dầu, tường và trần
chịu lửa, hệ thống thông gió, chiếu sáng, nối đất, tất cả đều được ngành điện phê
chuẩn.
Cấu trúc bảng giá điện sẽ bao gồm cả phần thoả thuận vể chi phí cần thiết cho
việc cung cấp dịch vụ thanh toán
Dù theo qui trình nào đi nữa thì những nguyên tắc chung cũng sẽ được áp dụng
trong các quan điểm và biện pháp thực hiện của từng dự án. Những chú ý sau
liên quan đến qui trình thứ hai.

Khách hàng tiêu thụ điện phải cung cấp


thông tin đích xác cho cơ quan cung cấp
điện ngay từ giai đoạn đầu của dự án. 2.1 Thông tin ban đầu
Trước khi đàm phán hay thương thảo với nhà cung cấp điện, cần xác định các
yếu tố cơ bản sau:
Dự báo nhu cầu công suất lớn nhất (kVA)
Phương pháp xác định thông số này được mô tả cụ thể trong chương A và
phải tính đến khả năng phát triển tải trong tương lai. Các yếu tố để đánh giá
trong giai đoạn này là:
■ Hệ số sử dụng (ku)
■ Hệ số đồng thời (ks)
Sơ đồ mặt bằng và mặt đứng của vị trí trạm điện tương lai
Sơ đồ phải chỉ rõ phương tiện tiếp cận trạm điện, với các hạn chế có thể có về
kích thước, ví dụ như hành lang vào, độ cao trần cùng với khả năng chịu tải, cần
nhớ rằng:
■Nhân viên ngành điện phải được tự do và tiếp cận không hạn chế thiết bị
trung thế của trạm bất cứ lúc nào
■Chỉ nhân viên có trình độ và có thẩm quyền của phía khách hàng mới được
phép vào trạm
■ Một vài nhà cung cấp hay một số qui định yêu cấu phần mạng điện do công ty điện
vận hành cần phải được bố trí trong một phòng tách biệt với phần mạng điện vận
hành bởi khách hàng.
Mức độ yêu cầu liên tục cung cấp điện
Hộ tiêu thụ phải tự đánh giá hậu quả của việc cắt điện sự cố trong suốt thời gian
xảy ra sự cố gây nên:
■ Mất mát sản phẩm
■ An toàn cho người thao tác và thiết bị
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
2 Qui trình thiết lập một trạm điện
mới

B15
Công ty điện lực phải cung cấp các thông tin 2.2 Nghiên cứu dự án
kỹ thuật cho các khách hàng tương lai
Từ thông tin cung cấp bởi khách hàng, công ty điện lực phải chỉ ra:
Kiểu hệ thống cung cấp đề xuất, và xác định:
■ Kiểu hệ thống điện cung cấp: dây trên không hay cáp ngầm
■ Chi tiết kết nối: sơ đồ liên kết đơn, kết lưới mạch vòng, hay liên kết các nhánh
song song ,v.v...
■ Giới hạn công suất (kVA)và dòng ngắn mạch
Điện áp định mức và điện áp lớn nhất của thiết bị
Đang tồn tại hay sẽ có trong tương lai, phụ thuộc vào sự phát triển
của hệ thống.
Chi tiết đo đếm, để xác định:
■ Giá thành kết nối vào mạng
■ Chi tiết thanh toán (lượng điện tiêu thụ và chi phí cố định)

Công ty điện lực phải có thông báo chính 2.3 Thực hiện
thức về các thiết bị được lắp trong trạm Trước khi lắp đặt phải có sự đồng ý chính thức của ngành điện. Các yêu cầu xin
cùng với phương án lắp đặt đề xuất.
phê chuẩn phải kèm theo các thông tin sau (dựa trên những điều nêu trên):
■ Vị trí đề xuất của trạm biến thế
■ Sơ đồ nguyên lý của mạch điện và cách đấu nối vào hệ thống, cùng với
hệ thống tiếp đất đề xuất
■ Danh sách thiết bị chi tiết, bao gồm các đặc tính kỹ thuật
■ Sơ đồ phân bố thiết bị trên mặt bằng và các phần tử đo đếm
■ Bố trí bù nâng cao hệ số công suất (nếu cần)
■ Bố trí nguồn máy phát dự phòng khi có sự cố (trung hay hạ thế), nếu cần

2.4 Nghiệm thu


Khi được điện lực yêu cầu, các thử nghiệm nghiệm thu phải được thực hiện
Sau khi được 1 cơ quan độc lập có thẩm quyền thành công trước khi điện lực cho phép trạm được đóng điện kết lưới với hệ
đã tiến hành thử nghiệm và kiểm tra các công thống cung cấp. Ngay cả khi không được điện lực yêu cầu, tốt nhất là vẫn phải
đoạn lắp đặt, một giấy phép sẽ được ban hành tiến hành các bước thử nghiệm kiểm chứng:
cho phép trạm chính thức hoạt động. ■ Đo lường điện trở cực nối đất
■ Tính liên tục của các dây nối đất đẳng thế và sự an toàn của các mối nối
■ Kiểm chứng và thử nghiệm các chức năng của tất cả các thiết bị trung thế
■ Kiểm tra cách điện của các thiết bị trung thế
■ Kiểm tra độ bền điện môi của dầu biến thế (và dầu máy cắt nếu tương thích)
nếu có thể áp dụng
■ Kiểm tra và thí nghiệm các thiết bị hạ thế trong trạm
■ Kiểm tra tất cả khóa liên động (cơ hoặc điện) và các trình tự tự động
■ Kiểm tra hoạt động rờ le bảo vệ và các chỉnh định của rờ le
Cũng bắt buộc phải kiểm tra tất cả các thiết bị được cung cấp, sao cho mọi
thao tác phải được thực hiện an toàn.
Qui trình cần tuân thủ khi nhận giấy chứng nhận (nếu được yêu cầu)
■ Đại diện phía cấp điện sẽ đóng điện nguồn cung cấp điện cho thiết bị trung
thế và kiểm tra hoạt động của thiết bị đo đếm
■ Nhà thầu lắp đặt chịu trách nhiệm thí nghiệm và kết nối mạng hạ thế
Cuối cùng, khi trạm đi vào hoạt động:
■ Trạm và các thiết bị thuộc về khách hàng
■ Ngành điện sẽ thường xuyên kiểm tra vận hành thiết bị trung thế trong trạm,
ví dụ như hai dao cắt tải đầu vào, dao cắt biến thế (hay máy cắt) trong trường
hợp mạch vòng, cùng với các dao tiếp đất trung thế có liên quan
■ Đại diện của ngành điện có quyền thao tác các thiết bị phía trung thế
không hạn chế
■ Khách hàng chỉ có quyền điều khiển độc lập dao cắt trung thế (hay máy cắt)
của chỉ riêng máy biến thế; khách hàng chịu trách nhiệm bảo trì thiết bị trạm và
phải yêu cầu phía cung cấp cô lập và nối đất thiết bị đóng cắt để tiến hành bảo
trì. Ngành điện phải đưa ra giấy phép có ký tên cho phép nhân viên đại diện
bảo trì của khách hàng làm việc, cùng với chìa khóa của các dao cách ly trong
các mạch tương ứng.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
3 Các sơ đồ bảo vệ trạm

B16 Mục tiêu của việc bảo vệ trong công nghiệp điện rất rộng. Nó bao trùm tất cả
các khía cạnh của việc đảm bảo an toàn cho người, và bảo vệ chống những
hư hỏng hay phá huỷ tài sản, nhà máy và các thiết bị.
Các dạng bảo vệ khác nhau này có thể được phân loại theo mục tiêu như sau:
■ Bảo vệ người và súc vật chống lại nguy hiểm do quá điện áp và điện giật, cháy,
nổ, và hơi độc.v.v...
■ Bảo vệ nhà máy, thiết bị và các thành phần khác trong hệ thống điện chống
nguy hiểm do ngắn mạch, sét đánh trực tiếp và sự không ổn định của hệ thống
(mất đồng bộ).v.v..
■ Bảo vệ người và nhà máy khỏi sự nguy hiểm do vận hành sai hệ thống điện
bằng cách sử dụng các khóa liên động cơ hay điện. Tất cả các thiết bị đóng cắt
(gồm cả bộ chỉnh đầu phân áp máy biến áp v.v.), phải có các giới hạn vận hành
rõ ràng. Có nghĩa là phải có thứ tự thao tác của các thiết bị đóng cắt khác nhau,
và thứ tự đó phải được tuân thủ nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo an toàn khi đóng
hay mở. Các khóa liên động và các mạch điện điều khiển tương tự thường dùng
để đảm bảo thao tác vận hành theo thứ tự chính xác.
Mô tả kỹ thuật chi tiết về đầy đủ các sơ đồ bảo vệ tồn tại trong hệ thống điện thì
nằm ngoài phạm vi của tài liệu này. Nhưng hy vọng rằng các mục tiếp theo sẽ là
hữu ích, nhằm cung cấp các nguyên lý cơ bản của bảo vệ. Với hầu hết các thiết
bị bảo vệ đa dụng được đề cập đến, nói chung ở đây sẽ giới hạn việc mô tả chi
tiết vào các thiết bị thường được sử dụng chỉ ở lưới trung thế và hạ thế, như định
nghĩa trong phần 1.1 của chương này.
3.1 Bảo vệ chống điện giật
Các biện pháp bảo vệ chống điện giật dựa trên hai nguyên nhân thường gây ra
nguy hiểm sau
■Chạm vào dây pha mang điện, nghĩa là dây có điện thế so với đất trong tình trạng
bình thường. Kiểu chạm này thường được định nghĩa là “chạm trực tiếp”
Bảo vệ chống điện giật và quá áp liên
(direct contact)
quan chặt chẽ tới tính hữu hiệu của hệ ■Chạm vào thiết bị bị chạm vỏ, vỏ này bình thường không có điện, nhưng do có
thống nối đất (điện trở bé) và áp dụng hữu hư hỏng cách điện trong thiết bị nên trên vỏ đột nhiên có điện thế. Kiểu chạm này
hiệu các nguyên tắc môi trường đẳng thế. thường được định nghĩa như “chạm gián tiếp” (indirect contact)
Có thể kể đến dạng nguy hiểm thứ ba về điện, tồn tại ở vùng đất lân cận điện
cực nối đất trung thế hay nối đất hạ thế khi điện cực này có dòng chạm đất chạy
ra. Mối nguy hiểm này là do có sự chênh lệch điện thế (potential gradients) giữa
các điểm khác nhau trên bề mặt đất, thường được định nghĩa là mối nguy hiểm
do “điện áp bước”(step voltage). Dòng điện đi vào chân này và đi ra từ chân kia
của người, dòng này đặc biệt gây nguy hiểm cho các con thú có 4 chân.
Kiểu biến thể của mối nguy hiểm này, thường được xem như là “điện áp tiếp
xúc” (touch voltage) đặt giữa tay và chân người khi người sờ tay vào vỏ thiết bị,
chẳng hạn như, khi phần vỏ kim loại nối đất được đặt trên vùng đất có tồn tại
đường phân bố thế. Lúc này sẽ có dòng đi từ tay xuống hai chân người.
Gia súc có 4 chân và có khoảng bước chân sau – chân trước lớn sẽ đặc biệt
nhạy cảm đối với điện áp bước. Chúng sẽ bị điện giật chết khi đi vào vùng có sự
phân bố thế, phân bố thế này gây ra bởi cực nối đất của dây trung tính lưới hạ
áp (230/400V) có điện trở không đủ nhỏ.
Các vấn đề về gradient điện thế như đã nói ở trên sẽ không xuất hiện khi lắp
đặt điện ở các toà nhà, với điều kiện là dây nối đẳng thế liên kết chính xác tất
cả các vỏ kim loại và nối cả các vật dẫn tự nhiên tới dây nối đất bảo vệ (nghĩa
là không phải phần mang điện của thiết bị hay công trình – ví dụ như kết cấu
sắt thép của công trình).
Bảo vệ chống điện giật do chạm trực tiếp hay bảo vệ cơ bản
Biện pháp chủ yếu chống chạm điện trực tiếp là đặt tất cả các phần dẫn điện vào
trong vỏ bọc cách điện hay vỏ bọc kim loại đã được nối đất, hay bằng cách đặt
ngoài tầm với tới (đặt sau rào chắn cách điện hoặc treo trên cao), hay bằng cách
dùng chướng ngại vật (vật chắn).
Khi các phần dẫn điện được đặt trong vỏ bọc kim loại, ví dụ như với máy biến thế,
động cơ điện và các thiết bị điện dân dụng, vỏ kim loại này bắt buộc phải được nối
vào hệ thống dây nối đất bảo vệ của mạng điện.
Cho các thiết bị đóng cắt trung thế, (thiết bị đóng cắt có vỏ bọc kín đúc sẵn bằng
kim loại và thiết bị điều khiển cho các điện áp lên đến 52kV), tiêu chuẩn IEC qui
định các cấp bảo vệ (Protection Index – mã IP) phải là IP2X để đảm bảo an toàn
khi chạm trực tiếp. Ngoài ra, vỏ bọc kim loại này phải chứng minh được là có độ tin
cậy về điện, kế đến phải thiết lập được sự phân tách tốt giữa bên trong và bên
ngoài của lớp vỏ bảo vệ. Việc nối đất đúng cho vỏ thiết bị còn tham gia xa hơn vào
việc bảo vệ người vận hành dưới các điều kiện hoạt động bình thường.
Đối với thiết bị gia dụng hạ áp, điều này được thực hiện bằng cách sử dụng
phích cắm và ổ cắm 3 chấu. Hư hỏng toàn bộ hay ngay cả hư hỏng từng phần
cách điện của vỏ sẽ làm tăng điện thế vỏ thiết bị lên đến trị số nguy hiểm ( phụ
thuộc vào tỷ số giữa điện trở trên mạch dòng rò chạy trên vỏ cách điện, với điện
trở từ phần vỏ kim loại đến đất).
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
3 Các sơ đồ bảo vệ trạm

B17
Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp hay bảo vệ khi sự cố
Người chạm vào vỏ kim loại của thiết bị có sự cố về cách điện, như mô tả trên
được gọi là chạm điện gián tiếp.
Hiện tượng chạm gián tiếp được đặc trưng bởi thực tế là dòng rò chạy qua đất
đi qua dây bảo vệ nối đất (dây PE – Protective eathing conductor) thì song song
với dòng qua người.
Trường hợp sự cố trên hệ thống hạ thế
Các kiểm nghiệm tổng quát cho thấy rằng nếu điện áp vỏ kim loại thiết bị (so với
đất) nhỏ hơn hay bằng 50V sẽ không gây nguy hiểm.
Nguy hiểm do chạm gián tiếp trong trường hợp có sự cố trung thế
Nếu có sự cố về cách điện trong thiết bị giữa dây dẫn điện trung thế và vỏ kim
loại, thông thường là không thể giới hạn được điện thế vỏ xuống bằng hay nhỏ
hơn 50V nếu chỉ đơn giản bằng biện pháp giảm điện trở nối đất xuống giá trị bé.
Giải pháp trong trường hợp này là phải thực hiện lưới đẳng thế như mô tả ở
mục 1.1 phần “hệ thống nối đất”.

3.2 Bảo vệ máy biến áp và mạch điện


Tổng quan
Mạng điện và các thiết bị trong trạm phải được bảo vệ sao cho tình trạng quá
dòng và áp phải được nhanh chóng loại ra khỏi hệ thống trước khi gây nguy hiểm
và hư hỏng. Các thiết bị thường dùng trong hệ thống điện đều có các định mức
về khả năng chịu quá dòng và quá áp trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy vai trò
của sơ đồ bảo vệ là để đảm bảo các giới hạn chịu đựng này không bao giờ bị
vượt quá. Nhìn chung, điều này có nghĩa là các tình trạng sự cố phải được giải
trừ càng nhanh càng tốt mà vẫn đảm bảo sự phối hợp giữa các thiết bị bảo vệ
phía trên và phía dưới của thiết bị cần bảo vệ. Nghĩa là, khi có sự cố trong hệ
thống, nhìn chung thì nhiều bộ bảo vệ sẽ phát hiện được sự cố này ngay lập tức,
nhưng chỉ có một bộ bảo vệ phải tác động .

Các thiết bị bảo vệ có thể là:


■ Cầu chì, có thể cắt dòng sự cố trực tiếp hay đi kèm với một thiết bị cắt cơ
khí để mở cùng lúc 3 pha của dao cắt tải LBS
■ Rơle, tác động gián tiếp lên cuộn cắt của máy cắt (circuit-breaker)

Bảo vệ máy biến áp (MBA)


Áp lực từ phía hệ thống cấp điện
Các xung điện áp có thể xuất hiện từ phía hệ thống như là :
■ Quá điện áp khí quyển
Gây ra bởi sét đánh trên đường dây hay gần đường dây trên không.
■ Quá điện áp do vận hành

Sự thay đổi đột ngột điều kiện vận hành trong hệ thống điện có thể gây ra hiện
tượng quá độ. Thường gây ra dạng sóng điện áp có tần số cao hay dạng sóng
điện áp dao động tắt dần.
Đối phó với cả 2 trường hợp xung điện áp trên, bộ bảo vệ quá áp thường
được dùng là thiết bị chống sét (Oxit kẽm).
Trong hầu hết các trường hợp, bộ bảo vệ chống xung áp thường không bảo
vệ cho thiết bị đóng cắt.
Áp lực do phía tải
Quá tải thường xảy ra do nhu cầu tải của nhiều phụ tải nhỏ cùng ngẫu nhiên tăng
vọt, hay do nhu cầu tăng công suất biểu kiến (kvA) của trạm biến thế, hay do mở
rộng xí nghiệp với hậu quả tất nhiên của việc mở rộng các toà nhà, vv…
Tải tăng sẽ làm tăng nhiệt độ các cuộn dây và làm nóng các phần cách điện. Kết
quả là, sự tăng nhiệt độ sẽ kéo theo việc giảm tuổi thọ của thiết bị. Các thiết bị
bảo vệ chống quá tải có thể lắp đặt ở phía sơ cấp hay thứ cấp của máy biến thế.
Ngày nay, bảo vệ chống quá tải của máy biến thế thường là các rơle kỹ thuật số,
nó sẽ tác động cắt máy cắt ở phần nhị thứ của máy biến thế. Những rơle như
vậy, thường gọi là rơle nhiệt chống quá tải (thermal overload relay), một cách
nhân tạo có thể ước tính được nhiệt độ, có kể đến hằng số thời gian của máy
biến thế.
Một số rơle có thể tính đến ảnh hưởng của sóng hài do có tải phi tuyến (bộ chỉnh
lưu, thiết bị máy tính, các bộ thay đổi tốc độ của thiết bị…). Kiểu rơle này cũng
có thể dự đoán được thời gian trước khi cắt quá tải và thời gian chờ sau khi cắt.
Vì thế, công nghệ thông tin rất hữu dụng để điều khiển các hoạt động sa thải phụ
tải.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
3 Các sơ đồ bảo vệ trạm

B18
Thêm vào đó, các máy biến áp được ngâm trong dầu (làm mát bằng dầu) có bộ
điều chỉnh nhiệt với 2 trị số đặt, một dùng cho mục đích báo tín hiệu và một dùng
để báo cắt
Máy biến áp khô sẽ sử dụng bộ cảm biến nhiệt độ được cài ở phần nóng
nhất của cách điện các cuộn dây để báo tín hiệu và tác động cắt máy biến áp
Các sự cố bên trong máy biến áp
Bảo vệ máy biến áp bằng các thiết bị gắn ngay trên máy biến áp, chống lại các
tác động do sự cố bên trong thùng dầu máy biến áp. Chúng được lắp dự phòng
trên máy biến thế có thùng dầu phụ và thường sử dụng loại relay cơ cổ điển
Buchholz ( xem Hình B15). Các rơle này có thể phát hiện ra sự tích tụ chậm hơi
do hồ quang của việc bắt đầu phá hỏng trên cách điện cuộn dây, hay từ sự xâm
nhập của không khí khi có rò rỉ dầu. Rơle hơi mức một thường cho tín hiệu báo
động, nhưng nếu tình trạng càng ngày càng xấu hơn thì rơle hơi mức hai sẽ tác
động cắt máy cắt phía sơ cấp.

Chức năng nhận dạng có áp lực dầu tăng đột biến của rơle Buchholz sẽ tác
động cắt máy cắt nguồn “ngay lập tức” nếu xuất hiện việc trào dầu trong ống nối
giữa thùng dầu chính và thùng dầu phụ.
Việc trào dầu như vậy chỉ xuất hiện khi có sự dịch chuyển dầu do việc hình
thành quá nhanh các bọt gas vì có hồ quang của dòng ngắn mạch trong dầu.
Bằng việc thiết kế đặc biệt thêm vào bộ phận tản nhiệt làm mát dầu, hiện nay đã
Hình. B15 : Máy biến thế có thùng dầu phụ có thể chế tạo máy biến áp kiểu “lấp đầy dầu” với dung lượng ngày càng tăng lên
đến 10MVA.
Sự giãn nở dầu sẽ được điều tiết mà không làm quá tăng áp suất nhờ ống
thổi gió (belows) của các cánh tản nhiệt. Mô tả chi tiết về máy biến áp kiểu này
được cho trong mục 4.4 (xem Hình B16).
Hiển nhiên trong thiết kế này rơle hơi kiểu Buchholz không áp dụng được, tuy
thế một bản sao hiện đại đã được phát triển, nó đo được:
■ Sự tích tụ hơi gas
■ Quá áp suất
■ Quá nhiệt độ
Khi phát hiện ra điều kiện thứ nhất và thứ hai (tích tụ hơi gas và quá áp suất)
rơle sẽ tác động cắt máy cắt phía sơ cấp máy biến áp, còn điều kiện thứ ba (quá
nhiệt độ) sẽ tác động cắt máy cắt phía thứ cấp máy biến áp.

Ngắn mạch pha-pha bên trong máy biến áp


Ngắn mạch pha-pha bên trong máy biến thế phải được phát hiện và loại trừ bằng:
■3 cầu chì bên phía sơ cấp của máy biến thế hay
■Rơle quá dòng sẽ tác động cắt máy cắt phía sơ cấp của máy biến thế
Ngắn mạch 1 pha chạm đất bên trong máy biến thế
Đây là dạng ngắn mạch phổ biến nhất. Nó phải được phát hiện bởi rơle phát
hiện dòng chạm đất. Dòng chạm đất có thể được tính bằng tổng của 3 dòng pha
Hình. B16 : Máy biến áp đổ đầy dầu
cuộn sơ ( nếu có dùng 3 máy biến dòng) hay bằng 1 máy biến dòng đặc biệt .
Nếu cần phải có độ nhạy cao, người ta thường dùng kiểu máy biến dòng
đặcbiệt. Trong trường hợp đó, chỉ cần dùng bộ 2 máy biến dòng là đủ
HV LV (xem Hình B17).
1 1

2 2
Bảo vệ mạch điện
3 3
Việc bảo vệ mạch điện phía dưới của máy biến thế phải tuân theo các điều
N
kiện yêu cầu trong tiêu chuẩn IEC 60364.

Rơ le quá dòng Rơ le E/F Tính chọn lọc giữa các thiết bị bảo vệ phía trước và sau
máy biến áp
Trạm biến áp khách hàng với phần đo lường phía hạ áp đòi hỏi việc tác động có
chọn lọc giữa cầu chì/máy cắt trung thế và CB(LV circuit-bearker)/cầu chì hạ thế.
Cỡ chì phía trung thế sẽ được chọn tùy theo đặc tính của máy biến áp.
Đặc tính cắt của CB phía hạ áp phải được chọn tùy theo điều kiện ngắn mạch
hoặc quá tải phía sau vị trí đặt nó. CB sẽ cắt đủ nhanh nhằm đảm bảo cầu chì/
Hình. B17 : Bảo vệ chống sự cố chạm đất trên cuộn dây trung thế
máy cắt phía trung thế không bị ảnh hưởng bất lợi do dòng điện quá lớn đi qua
chúng.
Những đường cong đặc tính cắt của cầu chì/máy cắt trung thế và CB hạ thế
được cho trên đồ thị biểu diễn quan hệ giữa thời gian cắt ứng với trị số dòng
điện đi qua chúng [t=f(I)]. Cả hai đường cong đều thuộc dạng tỉ lệ nghịch giữa
thời gian/dòng (đường đặc tính của CB đột ngột gián đoạn tại một giá trị dòng
điện, mà lớn hơn trị đó thì CB sẽ tác động cắt tức thời.
Dạng tiêu biểu của các đường cong được vẽ trên Hình B18.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
3 Các sơ đồ bảo vệ trạm

■ Để đảm bảo tính chọn lọc B19


Toàn bộ đường đặc tính của cầu chì/máy cắt trung thế phải nằm trên và bên
phải của đường đặc tuyến CB hạ thế.
Thời Thời gian tiền hồ quang
gian cực tiểu của cầu chì trung thế
■ Để cầu chì trung thế không tác động (nghĩa là vẫn còn nguyên):
Toàn bộ phần đặc tính tiền hồ quang tối thiểu của cầu chì cần nằm bên phải đặc
B/A < 1.35 với cùng thời tính làm việc của CB bởi hệ số 1,35 hoặc lớn hơn (ví dụ tại thời điểm T, khi
gian tác động
D/C < 2 với cùng dòng đường đặc tính của CB đi qua điểm tương ứng trị số tác động 100A thì đặc tính
điện tác động cầu chì trung thế tại thời điểm T cũng phải đi qua điểm có trị số dòng tác động
tương ứng là 135A hoặc lớn hơn,.v.v.); Toàn bộ đường đặc tính của cầu chì cần
phải nằm trên đường đặc tuyến CB hạ thế, tại cùng dòng I, thời gian tác động
D của cầu chì trung thế so với CB hạ thế phải lớn hơn gấp 2 lần hay lâu hơn. Ví dụ
Đặc tính
cắt sự cố
khi dòng điện là I, theo đặc tuyến của CB thì thời gian tác động là 1,5s, tương
C ứng với dòng I này, theo đặc tuyến của cầu chì- thời gian tác động phải là 3s
của CB
(giây) hay lâu hơn.
Các hệ số 1,35 và 2 dựa trên tiêu chuẩn về sai số chế tạo lớn nhất của cầu chì
A Dòng điện
trung thế và CB hạ thế . Để có thể so sánh được 2 đường cong đặc tính như đã
B
nói trên, cần phải chuyển đổi dòng điện trung thế (phía sơ cấp máy biến thế)
thành dòng hạ thế tương đương (dòng phía thứ cấp máy biến thế) hay ngược lại
Khi sử dụng cầu chì - cầu dao hạ thế, nhất thiết phải tuân thủ việc tách rời 2
đường cong đặc tuyến làm việc của cầu chì trung thế và cầu chì hạ thế
Hình. B18 : Sự phối hợp giữa tác động của cầu chì trung thế và
đặc tính cắt của CB phía hạ thế khi thực hiện bảo vệ máy biến áp. ■ Để máy cắt trung thế không tác động cắt
Toàn bộ phần đặc tính tiền hồ quang tối thiểu của cầu chì cần nằm bên phải đặc
tính làm việc của CB bởi hệ số 1,35 hoặc lớn hơn (ví dụ tại thời điểm T, khi đường
Trung thế Hạ thế đặc tính của CB hạ thế đi qua điểm tương ứng trị số tác động 100A thì đặc tính
U1 U2 CB trung thế tại cùng thời điểm T cũng phải đi qua điểm có trị số dòng tác động
tương ứng là 135A hoặc lớn hơn,.v.v.); Toàn bộ đường đặc tính của CB trung thế
cần phải nằm trên đường đặc tuyến CB hạ thế (thời gian cắt của CB hạ thế phải
nhỏ hơn hay bằng thời gian cắt của CB trung thế trừ 0,3s)
Hình. B19 : Cấu hình cầu chì trung thế và máy cắt hạ thế
Các hệ số 1,35 và 0,3s dựa trên tiêu chuẩn về sai số chế tạo lớn nhất của máy
biến dòng trung thế, rơle bảo vệ phía trung thế và các CB hạ thế. Để có thể so
sánh được 2 đường cong đặc tính như đã nói trên, cần phải chuyển đổi dòng điện
trung thế (phía sơ cấp máy biến thế) thành dòng hạ thế tương đương (dòng phía
thứ cấp máy biến thế) hay ngược lại

Lựa chọn thiết bị bảo vệ ở phía sơ cấp của máy biến thế
Như đã giải thích ở trên, với dòng tham chiếu bé, thiết bị bảo vệ cần dùng có
thể là các cầu chì hay máy cắt
Khi dòng tham chiếu lớn, thiết bị bảo vệ bắt buộc phải là máy cắt.
Dùng máy cắt bảo vệ cho máy biến áp sẽ nhạy hơn là dùng cầu chì. Khi dùng
máy cắt việc thực thi các bảo vệ phụ sẽ dễ dàng hơn (bảo vệ sự cố chạm đất,
bảo vệ quá tải).

3.3 Liên động và các điều khiển có điều kiện


Các liên động cơ khí và điện bao gồm các mạch cơ và mạch điều khiển thiết bị
được lắp đặt ở trạm chính là một biện pháp cần thiết để tránh những thao tác
nhầm của người vận hành.
Bảo vệ cơ khí giữa các tính năng của các thiết bị riêng biệt (ví dụ như tủ điện và
máy biến thế) được thực hiện nhờ các khoá liên động có chìa khóa (key-transfer
interlocking)
Sơ đồ khoá liên động nhằm mục đích tránh mọi thao tác bất thường. Một số
trong các thao tác đó sẽ đưa người vận hành vào tình thế nguy hiểm, số khác sẽ
gây ra những tai nạn về điện.

Khóa liên động cơ bản


Các tính năng cơ bản của bộ khoá liên động có thể được chỉ ra trong các chức
năng cho trước của thiết bị, một vài chức năng trong số đó là bắt buộc theo
tiêu chuẩn IEC 62271-200, dùng cho các thiết bị đóng cắt trung thế có vỏ bọc
bằng kim loại, nhưng một số tính năng khác thì do người sử dụng tuỳ chọn.
Để vận hành một tủ điện trung thế cần tuân thủ một số bước thao tác nhất định
theo một trình tự định trước. Cần thiết phải thực hiện các thao tác vận hành với
thứ tự ngược lại để khôi phục hệ thống về tình trạng trước đây của nó. Hoặc là
bằng việc áp dụng qui trình thao tác thích hợp, hoặc là bằng việc dùng các khóa
liên động chuyên dụng, ta có thể đảm bảo rằng các yêu cầu hoạt động được
thực hiện đúng qui trình. Bộ khóa liên động có thể cho truy cập như vậy được
phân loại là “có thể truy cập và có liên động” (acsessible and interlocked) hay “có
thể truy cập bằng qui trình” (accessible by procedure). Ngay cả đối với những
người sử dụng với các qui trình chặt chẽ thích hợp, việc dùng thêm khóa liên
động sẽ giúp ích hơn cho sự an toàn của người vận hành.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
3 Các sơ đồ bảo vệ trạm

B20 Liên động có chìa khóa


Ngoài khóa liên động đi kèm sẵn thiết bị với chức năng đã biết (xem mục 4.2),
hình thức được dùng rộng rãi nhất của khóa liên động là chìa khóa+khóa liên
động lồng vào nhau, phụ thuộc vào nguyên tắc khóa chuyển mạch
Nguyên tắc chính dựa trên khả năng mở hay giữ lại một hay nhiều khóa, tùy
thuộc vào việc thỏa mãn/ không thỏa mãn các điều kiện cần thiết.
Các điều kiện này có thể được kết hợp theo một trình tự duy nhất và bắt buộc,
nhờ đó đảm bảo được an toàn cho người và thiết bị, do tránh được những qui
trình vận hành sai.
Nếu không tuân thủ các trình tự vận hành đúng trong cả 2 trường hợp đều có
thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho người vận hành cũng như cho
các thiết bị liên quan.
Lưu ý: Điều quan trọng là phải cung cấp sơ đồ khóa liên động ngay trong giai
đoạn thiết kế cơ bản của trạm trung/hạ áp. Theo đó, trong suốt quá trình sản
xuất các thiết bị liên quan sẽ được trang bị theo một phương thức phù hợp,
đảm bảo tính tương thích giữa các chìa khóa và các thiết bị khóa.
Tính liên tục phục vụ
Đối với một tủ trung thế có sẵn, việc định nghĩa các phần có thể tiếp cận cũng như
những điều kiện cần thiết để thao tác các phần đó sẽ hình thành cơ sở cho việc
phân loại các thao tác có thể dẫn đến việc tủ bị “mất khả năng phục vụ liên tục”
được định nghĩa trong tiêu chuẩn IEC 62271-200.
Sử dụng khóa liên động hoặc chỉ dùng các qui trình đúng thì sẽ không gây ra bất
kỳ ảnh hưởng nào tới khả năng phục vụ liên tục.
Dưới điều kiện vận hành bình thường, chỉ có việc yêu cầu truy cập vào một phần
nhất định của tủ mới dẫn đến một số điều kiện giới hạn (có thể nhiều hơn hoặc ít
khắt khe hơn) về tính liên tục của quá trình phân phối điện.

Các khóa liên động trong trạm


Trong trạm biến áptrung /hạ gồm có:
■ Một tủ điều khiển lộ vào trung áp hoặc 2 tủ điều khiển lộ vào (từ 2 đường dây
song song) hoặc 2 tủ điều khiển vào /ra kiểu mạch vòng
■ Một tủ điều khiển đóng cắt và bảo vệ máy biến thế . Tủ điều khiển này có thể
gồm một dao cắt tải /hoặc dao cách ly với cầu chì trung thế và dao tiếp đất, hoặc
1 máy cắt và 1 dao cách ly phía đường dây cùng với dao tiếp đất
■ Ngăn khóa liên động của máy biến áp cho phép các thao tác và tiếp cận các
panel khác theo điều kiện sau:
Các khóa liên động cơ bản gắn với 1 chức năng duy nhất
■ Vận hành dao cắt tải :
□ Chỉ thực hiện được nếu cửa panel đóng và dao nối đất liên quan mở
■ Vận hành dao cách ly đường dây của tủ điều khiển mạch đóng cắt và bảo vệ
máy biến áp:
□ Chỉ thực hiện được nếu cửa panel được đóng và
□ Nếu máy cắt đã mở cùng các dao tiếp đất mở
■ Đóng dao tiếp đất :
□ Chỉ thực hiện được nếu dao cách ly có liên quan đang mở (1)
■ Thao tác vào mỗi tủ điều khiển, nếu có gắn khóa liên động:
□ Chỉ thực hiện được nếu dao cách ly của tủ đó mở và dao tiếp đất bên trong
của tủ đó đóng
■ Đóng cửa tủ điều khiển, nếu khóa liên động đã được định rõ:
□ Chỉ thực hiện được nếu dao tiếp đất trong tủ đang đóng
Khóa liên động các chức năng, liên quan đến các thiết bị nhiều chức năng hay
thiết bị có nhiều bộ phận rời nhau:
■ Tiếp cận tới các đầu nối của máy biến thế trung/hạ :
□ Chỉ thực hiện được nếu bộ đấu nối chức năng có dao đóng cắt của nó mở và
dao nối đất của nó đóng

Các điều kiện liên động trên máy cắt hạ thế có thể là cần thiết hay không cần, tùy
theo khả năng phát công suất ngược từ phía hạ thế.

Ví dụ thực tế
Trong một trạm biến áp khách hàng với phần đo lường hạ thế, sơ đồ liên động
được sử dụng rộng rãi nhất là MV/LV/TR (trung áp / hạ áp / máy biến áp).
Mục đích của khóa liên động nhằm :
(1) Nếu dao tiếp đất đặt ở lộ vào, các dao cách ly tương
■ Ngăn ngừa việc tiếp cận vào tủ máy biến áp nếu dao tiếp đất trước đó chưa được đóng
ứng được đặt ở cả hai đầu của lộ, cần phải có sự liên động ■ Ngăn ngừa việc đóng dao tiếp đất của panel đóng cắt-bảo vệ máy biến áp khi
thích hợp giữa chúng. Trong tình huống đó, chức năng liên thiết bị đóng cắt phía hạ thế của máy biến áp trước đó chưa được khóa ở vị trí
động trở thành bộ chìa khóa + liên động đa khóa. “mở“ hoặc “kéo ra
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
3 Các sơ đồ bảo vệ trạm

B21
khỏi ngăn“
Tiếp cận đầu nối trung thế hoặc hạ thế của một máy biến áp (được bảo vệ phía
sơ cấp bằng panel đóng cắt bảo vệ có chứa dao cắt tải hoặc dao cách ly, cầu
chì trung thế và dao tiếp đất) phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt sau đây và
được minh họa trên Hình B20.
Chú ý: Máy biến áp trong ví dụ này được trang bị bộ nối phía trung thế kiểu
đầu cắm và chỉ có thể tháo rời ra được bằng cách mở khóa một thiết bị giữ
chung cho cả bộ nối 3 pha(1).
Dao cách ly/ dao cắt tải phía trung thế là liên động cơ khí với dao tiếp
đất phía trung thế theo kiểu chỉ có 1 dao có thể đóng, nghĩa là khi đóng
S một dao sẽ làm tự động khóa không cho dao kia đóng.
Qui trình cách ly, tiếp đất máy biến áp lực và tháo bỏ các đầu nối phía
trung thế kiểu đầu cắm (hoặc nắp bảo vệ)
Các điều kiện ban đầu
S ■ Các dao cắt tải hoặc dao cách ly phía trung thế và CB phía hạ thế đang đóng
■ Dao tiếp đất trung thế khóa ở vị trí mở bằng chìa khóa “O“
■ Chìa khóa “O“ được giữ trong CB hạ áp cho tới khi CB này còn ở trạng thái đóng
Cầu dao trung thế và CB đóng
Bước 1
■ Mở CB hạ thế và giữ nó mở với chìa khóa “O“
O ■ Chìa khóa “O“ được rút
Bước 2
■ Mở dao cắt trung thế
S ■ Kiểm tra xem bộ chỉ thị bằng đèn ”tồn tại điện áp” đã tắt chưa khi dao cắt trung
O
thế đã được mở
Bước 3
■ Mở khóa dao tiếp đất phía trung thế với chìa khóa “O“ và đóng dao tiếp đất
■ Chìa “O” được giữ lại
S
Bước 4
Panel thao tác của cầu chì trung thế bây giờ có thể mở ra (nghĩa là có thể tháo
Có thể thao tác cầu chì trung thế cầu chì trung thế sau khi đã đóng dao tiếp đất phía trung thế). Chìa khóa “S“
thường được đặt ở panel này và được giữ lại khi các dao cách ly phía trung áp
đóng
■ Vặn chìa khóa “S“ để khóa các dao cắt trung thế về phía vị trí mở
■ Chìa khóa “S“ được rút ra
Bước 5
O
S chìa “S“ cho phép tháo bỏ bộ phận bình thường khóa của các đầu nối kiểu cắm
phía trung thế máy biến áp, hoặc phần nắp chung bảo vệ của các đầu nối.
Trong cả hai trường hợp này, nếu một hay nhiều đầu nối được mở ra sẽ làm giữ
chìa khóa “S“ trong bộ liên động.
Kết quả của qui trình mô tả trên là:
S ■ Các dao cách ly trung thế được khóa ở vị trí mở bằng chìa khóa “S“.
Chìa “S“ sẽ được giữ ở các đầu cực của máy biến áp cho tới khi các đầu này còn
O ở trạng thái mở.
Có thể thao tác các đầu ra trung thế máy biến áp ■ Dao tiếp đất trung thế ở vị trí đóng nhưng không bị khóa, nghĩa là nó có thể mở
hoặc đóng. Khi tiến hành công việc bảo trì, nói chung thường dùng một ống khóa
Đã tháo chìa để khóa chặt dao tiếp đất về vị trí đóng, chìa khóa của ống khóa này sẽ được giao
Khóa đã mở cho kỹ sư giám sát công trình giữ.
Khóa đã cài ■ CB phía hạ áp được khóa ở vị trí mở bằng chìa khóa “O“, chìa này được giữ nhờ
Tủ điện hay cửa đóng dao tiếp đất trung áp. Nhờ đó, máy biến áp được cách ly một cách an toàn
và được tiếp đất.
Hình. B20 : Ví dụ về khóa liên động MV/LV/TR (trung
Cần chú ý rằng đầu vào của các dao cắt tải ( LBS ) có thể vẫn còn điện trong suốt
thế/hạ thế/máy biến thế)
qui trình mô tả ở trên. Điều này có thể lý giải là bởi vì trong các dao cắt tải đó các
đầu vào này được đặt trong các ngăn tách riêng không thể tiếp cận.
Bất kỳ vì lý do kỹ thuật nào khác, nếu phải để các đầu nối này trong các tủ có
thể tiếp cận thì cần đặc biệt chú ý khi tái cấp điện và cần thêm các khóa liên
động khác

(1) Hoặc có thể được trang bị một nắp bảo vệ chung


phủ trên 3 đầu cực.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B22
4.1 Tổng quan
Trạm điện với phần đo lường phía hạ thế được nối với hệ thống cung cấp điện
công cộng ở điện áp 1kV-35kV và bao gồm một biến thế trung /hạ thường có
công suất không quá 1250kVA.

Các chức năng


Trạm điện
Các thành phần của trạm nằm gọn trong một phòng, có thể là phòng trong tòa
nhà hiện hữu hay dưới dạng một phòng lắp ghép ngoài tòa nhà .
Kết nối với mạng trung thế
Kết nối trung thế có thể:
■ Hoặc bằng một dây trên không hoặc cáp
■ Hoặc thông qua hai dao cắt tải có liên động cơ với hai dây cáp từ đường dây đôi nối đến
■ Hoặc thông qua hai dao cắt tải của mạch vòng trung thế
Máy biến thế
Kể từ khi việc sử dụng biến thế dầu PCB (1)-(polyclorua biphenyl) bị cấm ở hầu
hết các nước, các công nghệ sau có thể được dùng
■ Các biến thế dầu cho trạm nằm ngoài trời
■ Biến thế khô cách điện chân không và nhựa đúc cho trạm nằm trong nhà, ví dụ nhà
cao tầng, tòa nhà công cộng v.v...
Đo lường
Đo lường hạ thế cho phép sử dụng các biến thế đo lường nhỏ, giá phải chăng.
Phần lớn các biểu giá điện đều có tính cả tổn thất trong biến thế.
Mạch hạ thế
Máy cắt hạ thế thích hợp cho nhiệm vụ cách ly và làm phương tiện đóng mở
thiết bị, nhằm:
■ Cấp điện cho tủ phân phối
■ Bảo vệ chống quá tải cho biến thế và bảo vệ mạch nằm phía sau nó khi có sự cố
ngắn mạch.

Sơ đồ nguyên lý một sợi


Sơ đồ một sợi (xem Hình B21) cho thấy các phương pháp khác nhau để kết
nối trung thế, có thể là 1 trong 4 kiểu sau :
■ Mạch 1 nguồn đơn tuyến
■ Mạch 1 nguồn đơn tuyến với khả năng mở rộng sang thành kết nối mạch vòng
■ Mạch đường dây đôi (với khóa cơ liên động)
■ Mạch vòng

4.2 Chọn tủ, bảng điện trung thế


Các tiêu chuẩn và đặc tính
Máy cắt và các thiết bị mô tả dưới đây có điện áp định mức 1kV-24kV và tuân
theo các tiêu chuẩn quốc tế như sau:
IEC 62271-1, 62271-200, 60265-1, 62271-102, 62271-100, 62271-105
Do có một số điều chỉnh tùy theo địa phương, cũng cần đưa ra tiêu chuẩn quốc
gia tương ứng như sau:
■ Pháp: UTE
■ Anh: BS
■ Đức: VDE
■ Mỹ: ANSI

Loại thiết bị
Bổ sung cho phần mạch vòng trình bày ở mục 1.2, có thể dùng tất cả các kiểu
bố trí thiết bị đóng cắt khi sử dụng chúng với dạng mô đun và có dự phòng cho
việc mở rộng dễ dàng trong tương lai

(1) Polychlorinated biphenyl


B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B23

Nguồn cung cấp Liên kết Bảo vệ phía trung thế và Đo lường hạ thế Phân phối và bảo vệ
phía hệ thống nguồn máy biến áp trung / hạ và cách ly phía hạ thế

Giao tiếp giữa Đầu ra hạ thế Các đầu ra tải của cầu
nhà cung cấp / khách hàng của máy biến áp dao hạ thế

Nguồn cung Bảo vệ


cấp đơn
Bảo vệ

Chỉ cho phép khi có 1 máy


biến áp và công suất định
mức đủ thấp theo giới hạn
của cầu chì và các bộ phận
Nguồn cung cấp đơn kết hợp
(được lắp đặt có thể
mở rộng thành
mạch vòng)

Bảo vệ

Nguồn cung
cấp gồm 2
mạch song Chỉ cho phép khi có 1 máy Bảo vệ
song biến áp và công suất định +
mức đủ thấp theo giới hạn Công tắc tự động chuyển
của cầu chì và các bộ phận nguồn dự phòng
kết hợp

Nguồn cung
cấp dạng Nguồn dự
vòng kín Bảo vệ
phòng hạ thế
tự động

Luôn được phép áp dụng

Hình. B21 : Trạm biến thế khách hàng với phần đo lường phía hạ thế
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B24
Vận hành an toàn thiết bị đóng cắt có vỏ bọc kim loại
Mô tả
Các ghi chú dưới đây mô tả một tủ điện hiện đại với kiểu “trình bày nghệ thuật”
có dao cắt tải/ dao cách ly (xem Hình B22) nhằm đảm bảo:
■ An toàn trong thao tác
■ Thỏa mãn các yêu cầu về không gian bé nhất
■ Có khả năng mở rộng và linh hoạt
■ Các yêu cầu bảo trì tối thiểu
Mỗi panel gồm 3 ngăn
■ Thiết bị đóng cắt: dao cắt tải nằm trong vỏ nhựa đúc Epoxy chứa đầy khí SF6
được niêm kín
■ Đấu nối: bằng cáp tại các đầu nối nằm trên khối dao cắt dạng đúc
■ Thanh cái: dạng mô đun, sao cho các panel bất kỳ có thể được lắp nối nhau
tạo thành dãy tủ phân phối liên tục; có một ngăn điều khiển và chỉ thị chứa
thiết bị điều khiển tự động và rơle. Một ngăn bổ sung có thể gắn thêm lên trên
nếu còn không gian
Các đầu nối cáp được đặt bên trong ngăn đấu nối, ở mặt trước của tủ, có thể
tiếp cận được khi tháo mặt trước của ngăn.
Các khối được kết nối điện bằng việc lắp ghép các thanh cái đúc sẵn.
Việc lắp đặt phải tuân theo các hướng dẫn lắp đặt.

Thao tác trên thiết bị đóng cắt khá đơn giản, nhờ vào nhóm thiết bị điều khiển
và chỉ thị của bảng điều khiển, chúng được đặt ở mặt trước mỗi bảng
Nguyên tắc công nghệ của các khối thiết bị đóng cắt này hoàn toàn dựa trên việc
đảm bảo an toàn thao tác, dễ lắp đặt và yêu cầu bảo trì thấp

Các biện pháp an toàn bên trong thiết bị đóng cắt


■ Dao cắt tải /dao cách ly hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu là “thiết bị tin cậy để chỉ thị
vị trí” theo quy định trong tiêu chuẩn IEC 62271-102 (dao cách ly và dao nối đất)
■ Các bộ phận chức năng được kết hợp chặt chẽ với nhau nhờ có các khoá liên động
theo tiêu chuẩn IEC 62271-200 (tủ điều khiển và đóng cắt bằng kim loại đúc sẵn):
□ Không thể đóng dao cắt trừ khi dao nối đất đang mở
□ Chỉ có thể đóng dao nối đất nếu dao cắt tải/dao cách ly đang mở
■ Chỉ có thể tiếp cận phần nối cáp (nơi này là ngăn duy nhất mà người sử dụng có
thể tiếp cận trong suốt quá trình vận hành) khi thoả các điều kiện liên động sau :
□ Tiếp cận mở panel ở ngăn đấu nối cáp chỉ thực hiện được khi dao tiếp đất đang đóng
□ Dao cắt tải/dao cách ly bị khóa ở trạng thái mở nếu panel tiếp cận nêu trên đang mở.
Lúc đó mới có thể mở dao tiếp đất, ví dụ cho phép thử nghiệm điện môi trên cáp.
Với các chức năng như thế, tủ điện có thể được vận hành với các thanh cái và cáp
đang mang điện, ngoại trừ các tủ đặc biệt cho phép tiếp cận trực tiếp đến cáp. Các tủ
này phải đi kèm với các chỉ dẫn “ mất tính liên tục phục vụ” cấp LSB2A được định
nghĩa trong tiêu chuẩn IEC 62271-200.
Ngoài các liên động như mô tả ở trên, mỗi panel đóng cắt còn có:
■ Thiết bị khóa có sẵn nằm trên các cần thao tác
■ 5 bộ móc có sẵn cho các khóa liên động trong tương lai

Thao tác
■ Thao tác tay vặn, cần gạt … cần cho thao tác đóng cắt được nhóm lại trên một panel
có minh họa rõ ràng
■ Tất cả cần gạt để thao tác đóng đều giống nhau ở mọi khối (ngoại trừ khối chứa máy
cắt)
■ Thao tác lên cần gạt đóng chỉ cần dùng lực nhỏ
■ Mở hay đóng dao cắt tải/cách ly được thực hiện bằng cần gạt hay bằng nút nhấn
(cho dao tự động)
■ Các trạng thái của dao (mở, đóng, đang nạp lò xo) phải được chỉ thị rõ ràng

Hình. B22 : Dao cắt tải trung thề có vỏ bọc kim loại

(1) Nếu dùng các cầu chì trung thế, chúng được đặt trong
các ngăn chứa này.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B25
4.3 Chọn lựa panel đóng cắt trung thế cho
mạch máy biến thế
Ba loại panel đóng cắt trung thế thông dụng là:
■ Dao cắt tải và cầu chì trung thế riêng trong panel
■ Dao cắt tải phối hợp cầu chì trung thế
■ Máy cắt
Bảy thông số ảnh hưởng đến sự chọn lựa tối ưu:
■ Dòng sơ cấp của biến thế
■ Cách điện của biến thế
■ Vị trí trạm so với tâm phụ tải
■ Định mức kVA của biến thế
■ Khoảng cách từ thiết bị đóng cắt đến máy biến thế
■ Việc sử dụng các rờ le bảo vệ tách riêng (ngược lại với cuộn ngắt hoạt động
trực tiếp)
Chú ý: Cầu chì dùng trong bộ kết hợp dao cắt tải - cầu chì cần có phần truyền
động đảm bảo ngắt cùng lúc ba cực dao cắt khi thao tác một (hoặc nhiều) cầu chì.

4.4 Lựa chọn biến thế trung/hạ


Các thông số đặc trưng của một biến thế
Một máy biến thế được đặc trưng bởi các thông số điện, công nghệ chế tạo
và các điều kiện sử dụng
Đặc tính điện
■ Công suất định mức (Pn): là công suất biểu kiến thường tính bằng kVA, dựa
trên đó các giá trị thông số thiết kế khác và cấu trúc của biến thế được tính
toán. Các thí nghiệm sản xuất và bảo hành thường quy về định mức này
■ Tần số: cho các hệ thống phân phối nói đến trong cuốn sách này là 50 hoặc 60Hz
■ Điện áp định mức sơ cấp và thứ cấp: với cuộn sơ cấp hoạt động được ở nhiều
mức điện áp thì các mức kVA tương ứng từng mức điện áp phải được cho trước.
Điện áp định mức thứ cấp là giá trị khi biến thế không có tải
■ Mức cách điện định mức: được cho bằng các giá trị thử nghiệm cho việc chịu
đựng quá áp ở tần số công nghiệp, và bằng giá trị thử nghiệm với xung áp cao
mô phỏng lại trạng thái sét đánh. Với các mức điện áp trong quyển sách này,
quá áp gây ra do thao tác đóng cắt trung thế thường ít nghiêm trọng hơn do
sét đánh, do đó không cần thí nghiệm khả năng chịu quá áp do đóng cắt.
■ Bộ điều áp không tải: thường cho phép chọn ± 2.5% và ± 5% so với điện áp
định mức của cuộn có áp lớn nhất. Biến thế phải được cắt điện trước khi chuyển
đầu phân áp
■ Cách đấu dây: được cho biết dưới dạng sơ đồ, bằng các ký hiệu tiêu chuẩn cho
cuộn nối hình sao, tam giác và hình sao liên kết; (hay các tổ hợp của chúng trong
trường hợp đặc biệt, ví dụ biến thế chỉnh lưu 6 hoặc 12 pha..) và theo ký hiệu
chữ, số quy định bởi tiêu chuẩn IEC. Ký hiệu này đọc từ trái sang phải, chữ cái
đầu chỉ cuộn có điện áp lớn nhất, chữ cái thứ hai chỉ mức kế tiếp ...:
□ Các chữ cái viết hoa chỉ cuộn có áp lớn nhất
D = tam giác (delta)
Y = sao (star)
Z = sao liên kết hay zigzag (interconnected-star or zigzag)
N = nối trung tính - có đầu nối trung tính đưa ra ngoài )
□ Các chữ cái thường được dùng cho các cuộn thứ cấp và tam cấp
d = tam giác (delta)
y =sao (star)
z = sao liên kết hay zigzag (interconnected-star or zigzag)
n = nối trung tính - có đầu nối trung tính đưa ra ngoài
□ Dãy số từ 0 đến 11, tương ứng với các số chỉ của đồng hồ (số 0 được dùng
thay cho 12) và theo sau bất kỳ cặp chữ cái nào, nhằm chỉ ra sự thay đổi pha
khi biến đổi điện áp.
Một tổ đấu dây rất thông dụng trong biến thế phân phối là máy biến thế Dyn 11,
có cuộn trung thế (phía sơ cấp) đấu tam giác, cuộn thứ cấp đấu hình sao với đầu
nối trung tính nối ra ngoài. Sự thay đổi pha khi qua máy biến thế là 30 độ, nghĩa
là áp thứ cấp của pha 1 ở vị trí “ số11” trên mặt đồng hồ, trong khi áp sơ cấp của
pha 1 ở vị trí “ số 12 ” (11giờ = kim ngắn chỉ số 11, kim dài chỉ số 12 ) như trên
hình B31 trang B34.
Các tổ đấu dây hỗn hợp tam giác, sao và zigzag tạo ra sự thay đổi pha bằng 30
độ hay bội số của 30 độ.
IEC 60076-4 sẽ mô tả ký hiệu “mã đồng hồ” một cách chi tiết
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B26
Các đặc tính có liên quan đến công nghệ và việc sử dụng của biến thế
Danh sách này không phải là toàn bộ mọi khía cạnh liên quan:
■ Chọn lựa công nghệ:
Môi trường cách điện là:
□ Chất lỏng (dầu) hoặc
□ Chất rắn (nhựa tổng hợp Epoxy và không khí)
■ Dùng lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời
■ Độ cao (tiêu chuẩn là <= 1,000 m)
■ Nhiệt độ môi trường (IEC 60076-2):
□ Nhiệt độ môi trường tối đa : 40 °C
□ Nhiệt độ môi trường tối đa trung bình theo ngày : 30 °C
□ Nhiệt độ môi trường tối đa trung bình theo năm : 20 °C
Nếu các điều kiện vận hành không đúng chuẩn, xem mục “ảnh hưởng của
nhiệt độ môi trường và độ cao lên dòng định mức” ở trang B7.

Mô tả về các kỹ thuật cách điện


Hiện nay, có hai loại biến thế phân phối cơ bản:
■ Loại khô (nhựa đúc)
■ Loại đổ đầy chất lỏng (nhúng ngập trong dầu)
Biến thế loại khô
Các cuộn dây của biến thế loại này được cách điện giữa các vòng dây bằng nhựa,
còn cách điện giữa các cuộn dây và cách điện với vỏ thì bằng nhựa và không khí.
Nhựa thường được đúc trong chân không (các nhà sản xuất lớn mới được cấp
giấy cho phép sản xuất).
Yêu cầu máy biến thế phải được chọn theo tiêu chuẩn IEC 60076-11, như sau:
■ Môi trường cấp E2 (đọng giọt thường xuyên và /hoặc mức ô nhiễm cao)
■ Điều kiện khí hậu cấp C2 (sử dụng, chuyên chở và lưu trữ ở nhiệt độ thấp đạt tới -25 °C)
■ Khả năng chống cháy (biến thế thường khó bị cháy do tính chất khó bắt lửa
và khả năng tự dập tắt lửa trong thời gian cho trước)
Dưới đây mô tả qui trình sản xuất của một công ty hàng đầu Châu Âu trong lĩnh
vực này. Lớp bọc các dây quấn sử dụng ba thành phần:
■Nhựa Epoxy, tạo từ Biphénol A với độ dẻo đảm bảo sự thẩm thấu hoàn toàn của
các cuộn dây
■ Chất làm rắn Anhydrit để nâng mức đàn hồi khi đúc, để cơ bản tránh phát sinh các
vết nứt trong những chu trình nhiệt độ xảy ra trong điều kiện vận hành bình thường
■ Các chất phụ gia có chứa Al (OH)3 và silic để tăng cường đặc tính cơ nhiệt cũng
như mang lại chất lượng cách điện ngoại hạng khi bị đốt nóng.
Hệ thống vỏ bọc ba thành phần này cho phép đạt mức cách điện cấp F (θ∆ = 100 K)
với tính chất chịu lửa tốt và tự dập tắt lửa tức thời. Do đó các chủng loại máy biến thế
này được coi như thiết bị không bắt lửa.
Việc đúc các cuộn dây không chứa hợp chất halogen (Clo, Brom ...) hoặc không
dùng các hợp chất khác có tính năng ăn mòn hay độc hại sẽ đảm bảo mức độ an
toàn cao cho người vận hành trong điều kiện sự cố, ngay cả khi xảy ra cháy.
Nó cũng làm cho thiết bị hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp nhiều bụi,
độ ẩm cao ... (xem Hình B23).
Máy biến thế đổ đầy chất lỏng (biến thế dầu)
Chất lỏng cách điện /làm mát thông dụng nhất dùng trong máy biến thế là dầu
khoáng chất. Các dầu khoáng chất được quy định trong IEC 60296. Vốn dễ cháy,
nên ở nhiều nước việc áp dụng các biện pháp an toàn là bắt buộc, đặc biệt cho
trạm trong nhà.
Một bộ DGPT (Bộ thăm dò khí, áp suất và nhiệt độ - Detection of Gas, Pressure
and Temperature) sẽ đảm bảo cho việc bảo vệ máy biến thế đổ đầy dầu. Trong
trường hợp có sự cố bất thường, thiết bị DGPT này nhanh chóng tác động cắt
nguồn trung thế cung cấp cho máy biến áp, trước khi tình hình trở nên nguy hiểm.
Dầu khoáng chất có thể phân hóa sinh học và không được chứa PCB
(polychlorinated biphenyl), chất này có thể là nguyên nhân gây phân hủy as-ka-ren,
nghĩa là thành các chất Pyralène, Pyrolio, Pyroline...
Nếu được yêu cầu, dầu khoáng có thể được thay thế bằng một chất lỏng cách điện
khác, tạo thành máy biến thế tương ứng, và cần áp dụng thêm những biện pháp bảo
vệ dự phòng, nếu cần thiết.
Chất lỏng cách điện cũng được xem như chất làm mát khá tốt: nó nở ra khi tải
và/hay nhiệt độ môi trường tăng. Do đó tất cả biến thế ngập chất lỏng
(liquid-filled transformers) phải được thiết kế để chứa hết khối lượng chất lỏng
nở thêm mà không hề làm tăng áp suất bên trong thùng.
Hình. B23 : Máy biến thế khô
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

Có hai cách có thể giới hạn áp suất này: B27


■ Thùng chứa đầy dầu và hàn kín (hiện tại công suất máy biến thế loại này lên
được đến 10MVA):
Được triển khai do một công ty hàng đầu của Pháp năm 1963, phương pháp này được
điện lực quốc gia Pháp chấp nhận năm 1972 và hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thế
giới (xem Hình B24).
Việc giãn nở của chất lỏng được bù đắp nhờ có biến dạng đàn hồi của các cánh làm
mát bên hông thùng dầu.
Kỹ thuật “chứa đầy” (total-fill) có nhiều ưu điểm quan trọng hơn các phương pháp khác
□ Quá trình oxy hóa của điện môi lỏng (với oxy khí quyển) hoàn toàn bị loại trừ
□ Không cần thêm thiết bị làm khô không khí và do đó không cần bảo trì thường
xuyên (kiểm tra và thay đổi chất hút ẩm bão hòa)
□ Không cần kiểm tra độ bền điện môi của chất lỏng ít nhất trong 10 năm
□ Bảo vệ chống sự cố bên trong đơn giản nhờ thiết bị DGPT
□ Đơn giản khi lắp đặt: nhẹ hơn và thấp hơn so với loại có thùng dầu phụ và thao
tác trên các đầu nối trung và hạ thế không hề bị cản trở
□ Phát hiện tức thì sự rỉ dầu (cho dù nhỏ); nước không thể vào trong thùng
■ Thùng dầu phụ kết hợp đối lưu không khí ở áp suất khí quyển:
Việc giãn nở của chất lỏng cách điện có thể thực hiện nhờ thay đổi mức chất lỏng
trong thùng chứa phụ đặt trên thùng chính của biến thế như trên Hình B25. Trong
thùng phụ, không gian bên trên chất lỏng có thể được lấp đầy bằng không khí.
Lượng không khí này có thể được hút vào thêm khi mức chất lỏng giảm và đẩy bớt
ra một phần khi mức chất lỏng tăng. Khi không khí được lấy vào từ môi trường
ngoài, nó đi qua một bộ lọc, qua một thiết bị hút ẩm (thường chứa các hạt chống
ẩm Silicagien) trước khi vào thùng phụ. Trong một số thiết kế của các biến thế lớn,
không gian bên trên dầu bị chiếm bởi một túi không khí không thấm nước, sao cho
chất lỏng cách điện không bao giờ tiếp xúc với khí quyển. Không khí đi vào và đi ra
túi khí biến dạng được qua một bộ lọc và hút ẩm như trên. Kiểu có thùng dầu phụ là
kiểu bắt buộc cho các máy biến thế lớn hơn 10 MVA (10MVA hiện là giới hạn trên
của máy biến thế chứa đầy dầu)..
Lựa chọn công nghệ
Như nói ở trên, cần chọn lựa giữa việc dùng loại biến thế loại dầu hay loại khô.
Đối với định mức nhỏ hơn hay bằng 10MVA, máy biến thế kín đổ đầy dầu ưu
thế hơn máy biến thế có thùng dầu phụ
Việc chọn lựa tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
■ Yếu tố an toàn cho người khi ở gần biến thế, cũng như phải tuân theo quy định
và luật lệ của cơ quan quản lý địa phương
■ Yếu tố kinh tế , có tính đến ưu điểm của mỗi loại
Các quy định ảnh hưởng đến sự chọn lựa:
■ Biến thế khô:
□ Ở một số nước, việc dùng máy biến thế khô là bắt buộc trong nhà cao tầng
□ Trong các trường hợp khác thì không có điều kiện ràng buộc nào cho máy
biến thế khô
■ Biến thế với chất cách điện lỏng:
□ Loại biến thế này thường bị cấm dùng trong nhà cao tầng
Hình. B24 : Máy biến áp đầy dầu cửa van kín
□ Đối với từng loại chất lỏng cách điện, việc hạn chế lắp đặt hay có biện pháp bảo
vệ tối thiểu nhằm chống hỏa hoạn sẽ thay đổi tùy theo loại cách điện được dùng
□ Một số nước đã phát triển khá xa trong việc dùng điện môi lỏng, họ phân loại
chất lỏng tùy theo tính năng chống cháy. Gần đây nhất việc phân loại chất lỏng
được dựa theo hai tiêu chuẩn : nhiệt độ bốc cháy và mức tỏa nhiệt tối thiểu. Phân
loại cơ bản được mô tả trong Hình B26 trong đó có các mã phân loại được dùng
cho các loại chất lỏng tương ứng.
Đơn cử là, tiêu chuẩn Pháp có định nghĩa các điều kiện lắp đặt cho các máy
biến thế dầu. Nhưng không có tiêu chuẩn IEC nào qui định về vấn đề này.
Tiêu chuẩn của Pháp nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho con người và tài sản
và đáng kể là các biện pháp tối thiểu nhằm chống lại khả năng rủi ro có cháy

Mã hiệu Chất lỏng điện môi Nhiệt độ bắt lửa Công suất tỏa nhiệt tối thiểu
(°C) (MJ/kg)
O1 Dầu < 300 -
K1 Hydrocarbon no > 300
K2 Este > 300 34 - 37
K3 Silicon > 300 27 - 28
L3 Halogen lỏng cách điện
Hình. B25 : Máy biến thế có thùng dầu phụ, kết hợp làm mát
bằng không khí tự nhiên với không khí có áp suất môi trường Hình B26 : Phân loại các điện môi lỏng
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B28
Các biện pháp ngăn ngừa chính được chỉ ra trong Hình B27.
■ Đối với điện môi lỏng loại L3 không cần các biện pháp đặc biệt
■ Đối với điện môi loại O1 và K1 chỉ dùng các biện pháp đã nêu nếu có hơn 25 lít chất
lỏng điện môi trong biến thế
■ Đối với điện môi loại K2 và K3 chỉ dùng các biện pháp này nếu có hơn 50 lít chất lỏng
điện môi trong biến thế.

Loại Số lít Vị trí


điện giới hạn; Phòng hay khu vực kín cho nhân viên quan trọng và Dành cho nhân viên chuyên trách Các phòng hay
môi trên mức đó tách biệt so với các tòa nhà khác một khoảng cách là và cách ly với khu vực làm việc bằng vị trí khác(2)
lỏng sẽ dùng D tường chịu lửa (mức 2 giờ)
các biện D>8m 4m<D<8m D < 4 m(1) về hướng Không có lỗ Có lỗ
pháp khu vực có người thoát khí thoát khí
O1 25 Không dùng Đặt xen kẽ Tường chịu lửa Biện pháp Biện pháp Biện pháp
biện pháp vật chắn chịu (mức 2 giờ) (1 + 2) (1 + 2 + 5) (1A + 2 + 4)(3)
K1 đặc biệt lửa hướng về phía tòa hay 3 hay 3 hay 3
nào (mức 1h) nhà kế cận hay 4 hay (4 + 5)
K2 50 Không dùng biện pháp nào Đặt xen kẽ Không dùng biện Biện pháp 1A Biện pháp 1
K3 vật chắn chịu lửa pháp nào hay 3 hay 3
(mức 1 h) hay 4 hay 4
L3 Không dùng biện pháp nào
Biện pháp 1: Bố trí sao cho nếu chất điện môi tràn khỏi biến thế, nó sẽ được chứa hết vào nơi an toàn (trong một hố, bằng đường mương
xung quanh biến thế, bằng hệ thống mương cáp, ống dẫn… trong suốt quá trình xây dựng).
Biện pháp 1A: Bổ sung cho biện pháp 1, được bố trí sao cho ngay cả trường hợp cháy dầu, ngọn lửa không thể lan tràn (các chất dễ cháy
phải nằm cách xa ít nhất 4m từ biến thế hay được đặt xen kẽ với ít nhất cách 2m từ vật chắn chịu lửa [trong vòng 1 giờ])..
Biện pháp 2: Bố trí sao cho chất lỏng cháy sẽ tắt nhanh chóng và tự nhiên (bằng cách tạo một lớp sỏi trong bể chứa dầu).
Biện pháp 3: Một thiết bị tự động (gas, rơle áp suất và nhiệt độ, hay Buchholz) để cắt nguồn phía sơ cấp, và sẽ báo động nếu xuất hiện
chất khí trong thùng biến thế
Biện pháp 4: Thiết bị tự động phát hiện cháy phải đặt đủ gần máy biến thế để cắt nguồn sơ cấp và đưa ra tín hiệu báo động .
Biện pháp 5: Tự động đóng tất cả các lỗ hở trong tường và trên trần của buồng trạm bằng panel chịu lửa (ít nhất ½ giờ) .
Ghi chú
(1) Những cánh cửa chịu lửa (mức 2 giờ) được xem như không phải là lỗ thông gió.
(2) Buồng biến thế cạnh nhà xưởng và được phân cách bằng tường, tường chịu lửa có đặc tính chịu lửa không phải là hai giờ. Với các khu
vực nằm ở giữa nhà xưởng, các vật liệu được đặt (hoặc không đặt) trong thùng bảo vệ..
(3) Nhất thiết phải đặt thiết bị trong một buồng riêng có tường dày và chỉ có các lỗ duy nhất là lỗ thông gió.

Hình B27 : Các biện pháp an toàn cho hệ thống điện dùng các điện môi lỏng cấp 01, K1, K2 hoặc K3

Xác định công suất tối ưu


Định cỡ quá lớn cho máy biến thế
Kết quả là:
■ Đầu tư quá thừa và có những tổn hao không tải không cần thiết, nhưng
■ Tổn hao có tải thấp
Định cỡ quá nhỏ cho máy biến thế
Gây hậu quả là:
■ Làm giảm hiệu suất khi quá đầy tải (hiệu suất cao nhất nằm trong vùng công suất từ
50-70% so với đầy tải) do đó không đạt được điều kiện tải tối ưu
■Quá tải lâu dài sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng cho
□ Máy biến thế: do lão hóa cách điện cuộn dây và trong trường hợp xấu nhất có
thể gây hư cách điện và hỏng máy biến thế
□ Mạng điện của khách hàng: nếu quá nhiệt máy biến thế, rờle bảo vệ sẽ tác
động cắt máy cắt gây mất điện.
Định nghĩa công suất tối ưu
Để chọn công suất định mức tối ưu (kVA) cho biến thế, các yếu tố sau phải được
tính đến:
■ Danh sách liệt kê công suất các thiết bị được lắp đặt như mô tả trong chương A
■Chọn hệ số sử dụng (hay hệ số nhu cầu) cho mỗi hạng mục tải
■ Xác định chu kỳ tải có chú ý đến thời gian mang tải và quá tải
■ Đặt bộ điều chỉnh hệ số công suất để:
□ Giảm tiền phạt dựa trên số kVA lớn nhất
□ Giảm giá trị tải đăng ký (P(kVA)=P(kW)/cos ϕ)
■ Chọn dung lượng biến thế trong số các gam công suất chuẩn sẵn có của máy
biến thế, có tính đến tất cả các khả năng mở rộng trong tương lai.
Điều quan trọng là phải đảm bảo bố trí làm mát đầy đủ cho biến thế.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B29
4.5 Hướng dẫn sử dụng các thiết bị trung thế
Mục tiêu của phần này nhằm cung cấp các hướng dẫn tổng quát về việc làm thế
nào để tránh hay làm giảm đáng kể quá trình lão hoá của thiết bị trung thế khi
phơi mình dưới ẩm thấp và ô nhiễm.
Điều kiện hoạt động bình thường cho các thiết bị trung thế
trong nhà
Tất cả các thiết bị trung thế đều phải thoả mãn tiêu chuẩn IEC 62271-1 về “ các
tiêu chuẩn kỹ thuật thông thường của thiết bị đóng cắt và điều khiển có điện áp
cao”. Tiêu chuẩn này sẽ định nghĩa các điều kiện hoạt động bình thường cho việc
lắp đặt và sử dụng các thiết bị. Chẳng hạn như, các điều kiện về độ ẩm và ô
nhiễm được cho như sau:
■ Giá trị trung bình của độ ẩm tương đối, đo theo chu kỳ 24h/lần, không được
vượt quá 90%
■ Giá trị trung bình của áp suất hơi nước, đo theo chu kỳ 24h/lần, không được
vượt quá 2,2 kPa
■ Giá trị trung bình của độ ẩm tương đối, đo theo chu kỳ 1 tháng/lần, không được
vượt quá 90%;
■ Giá trị trung bình của áp suất hơi nước, đo theo chu kỳ 1 tháng/lần, không được
vượt quá 1.8 kPa;
Dưới những điều kiện này, rất thường xảy ra đọng sương
Lưu ý 1: Đọng sương có thể xảy ra khi bất ngờ có sự thay đổi về nhiệt độ, xuất
hiện trong giai đoạn có ẩm độ cao.
Lưu ý 2: Để có thể chịu đựng được các tác động của ẩm độ cao và đọng sương,
như việc bị đánh thủng chất cách điện hay bị ăn mòn các phần kim loại, thiết bị
đóng cắt phải được thiết kế và thử nghiệm với những điều kiện như thế
Lưu ý 3: Việc đọng sương có thể tránh được bằng các thiết kế đặc biệt của toà
Hình. B28 : Thiết bị trung thế trong nhà kiểu SM6 nhà hay buồng thiết bị, nhờ vào các bộ phận thông gió và sưởi của trạm biến
dùng các tủ kim loại thế, hay nhờ vào việc dùng thiết bị khử ẩm
Như được cảnh báo trong tiêu chuẩn này, hiện tượng đọng sương thường có thể
xuất hiện ngay cả dưới các điều kiện bình thường. Tiêu chuẩn sẽ chỉ dẫn các
phương pháp đặc biệt dành cho các buồng trạm biến thế được thực hiện để
tránh các sự đọng sương.
Sử dụng với các điều kiện nằm ngoài giới hạn cho phép
Dưới những điều kiện phục vụ nhất định liên quan đến ẩm độ và ô nhiễm, nằm
ngoài các điều kiện vận hành bình thường đã được mô tả ở trên, những thiết bị
điện được thiết kế đúng có thể chịu đựng được các hư hỏng do các phần kim
loại nhanh chóng bị ăn mòn và các phần cách điện bị phá huỷ bề mặt

Các biện pháp phòng tránh cho vấn đề đọng sương


■ Cần thiết kế cẩn thận hay phải có thông gió thích hợp cho trạm
■ Tránh các sự thay đổi nhiệt độ.
■ Khử bỏ các nguồn gây ra ẩm trong môi trường trạm biến thế.
■ Lắp đặt hệ thống điều hoà không khí.
■ Đảm bảo kết nối cáp phù hợp với các nguyên tắc sử dụng cáp.

Các biện pháp phòng tránh cho vấn đề ô nhiễm


■ Trang bị hệ thống thông gió mở với các vách ngăn chữ V để giảm bụi và
ô nhiễm xâm nhập vào.
■ Giữ cho thông gió trạm là tối thiểu, nhằm giải nhiệt cho máy biến thế, để
giảm được sự xâm nhập của ô nhiễm và bụi
■ Dùng ngăn vận hành trung thế với chỉ số độ kín thích hợp (IP)
■ Dùng hệ thống điều hoà không khí với các bộ lọc nhẳm ngăn ngừa bụi và
ô nhiễm xâm nhập.
■ Thường xuyên lau chùi các vết bị ô nhiễm trong phần kim loại và các phần
cách điện.
Thông gió
Thông gió trạm biến thế thường rất cần thiết để tản nhiệt sinh ra do máy biến thế
và dùng để làm khô sau những chu kỳ đặc biệt ướt hay ẩm.
Tuy thế, rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thông gió quá mức sẽ gây ra việc
đọng sương trầm trọng. Do vậy, thông gió nên giữ ở mức độ yêu cầu tối thiểu.
Hơn nữa, thông gió phải không được gây ra sự biến đổi đột ngột về nhiệt độ -
nguyên nhân thường gây ra việc đạt tới điểm ngưng tụ.

Ví lý do này mà:
Thông gió tự nhiên thường được dùng bất cứ nơi nào có thể dùng được. Nếu
thông gió cưỡng bức là cần thiết, các quạt cần được vận hành liên tục để tránh
dao động về nhiệt độ
Hướng dẫn về việc định kích thước cho các lỗ thông thoát khí của trạm biến
thế sẽ được đề cập ở các phần sau.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B30
Các phương pháp tính toán
Hiện nay có nhiều phương pháp tính toán để ước đoán kích thước cần thiết của
các lỗ thông gió cho trạm biến thế cũng như thiết kế trạm mới hay điều chỉnh
cho các trạm hiện hữu nếu trong các trạm này xuất hiện vấn đề về đọng sương.
Phương pháp cơ bản dựa trên công suất tiêu tán của máy biến thế.
Diện tích bề mặt lỗ thông gió cần thiết S và S’ có thể ước tính bằng cách dùng
công thức sau đây:
1.8 x 10-4 P
S= và S'= 1.10 x S
H
Với:
S = Diện tích lỗ thông gió mức thấp - không khí vào [m²] (trừ đi diện tích lưới)
S’= Diện tích lỗ thông gió mức cao - không khí ra [m²] (trừ đi diện tích lưới)
P = Tổng công suất tiêu tán [W]
P là tổng công suất tiêu tán bởi:
■ Máy biến thế ( tiêu tán khi không tải và có tải)
■ Các thiết bị đóng cắt hạ thế
■ Các thiết bị đóng cắt trung thế
H = độ cao giữa hai tâm của lỗ thông gió [m]
S' Xem Hình B29
Ghi chú:
200 mm
tối thiểu Công thức này đúng cho nhiệt độ môi trường 20 độC và cao độ dưới 1000 mét .
Cần chú ý rằng công thức này chỉ có thể dùng để xác định độ lớn của S và S’,
H được xem như một phần tử tản nhiệt, nghĩa là nó mở hoàn toàn và chỉ dùng để
giải tỏa năng lượng nhiệt phát sinh trong trạm trung/hạ thế.
Các phần tản nhiệt trong thực tế thì hiển nhiên là rộng hơn, do làm theo các
giải pháp kỹ thuật.
Thực vậy, dòng không khí thực thì phụ thuộc rất lớn vào:
S
■ Hình dạng của các lỗ thông hơi và các giải pháp nhằm đảm bảo chỉ số bảo vệ
(IP): lưới kim loại, lỗ được dán kín (stamped holes), cửa chớp hình V...
■ Kích cỡ của các thiết bị bên trong và vị trí của chúng so với các lỗ thông hơi: máy
Hình. B29 : Thông gió tự nhiên biến thế và/hay vị trí và kích thước của hộp lưu dầu, luồng không khí giữa các thiết bị ...
■ Một số hiện tượng vật lý và các thông số môi trường: nhiệt độ môi trường xung
quanh, độ cao, độ tăng nhiệt.
Tủ hạ thế Muốn thấu hiểu và tối ưu hoá các hiện tượng vật lý đi kèm cần phải nghiên cứu
chính xác được dòng không khí đối lưu, dựa trên cơ sở các định luật về cơ lưu
chất, điều này thường được thực hiện bằng các chương trình phân tích kỹ thuật
Thông gió (nhờ máy tính).
CAO và THẤP
Ví dụ:
Tổn hao máy biến thế = 7,970 W
Tổn hao trên thiết bị đóng cắt hạ thế = 750 W
Tủ điện
Tổn hao trên thiết bị đóng cắt trung thế = 300 W
trung thế Độ cao giữa hai tâm của lỗ thông gió là 1.5 m.
Tính toán:
Tổng công suất tổn hao P = 7,970 + 750 + 300 = 9,020 W
Tủ hạ thế
1.8 x 10-4 P
S= = 1.32 m2 and S'= 1.1 x 1.32 = 1.46 m2
1.5
Thông gió
CAO và THẤP
Vị trí của các lỗ thông gió
Nhằm giúp cho việc tản nhiệt máy biến thế thông qua phương pháp đối lưu tự
nhiên, các lỗ thông gió có thể đặt trên đỉnh hay đáy của tường gần máy biến thế.
Nhiệt lượng tiêu tán bởi các tủ trung thế thì không đáng và kể có thể bỏ qua.
Tủ điện
trung thế Nhằm tránh vấn đề đọng sương, các lỗ thông gió của trạm phải được đặt xa các
tủ càng xa càng tốt (xem Hình B30).
Hình. B30 : Xác định vị trí các lỗ thông gió
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
4 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía hạ thế

B31
Các kiểu lỗ thông gió
Nhằm giảm việc xâm nhập của bụi, ô nhiễm, sương mù…, các lỗ thông gió phải
được làm bằng các lá chắn gió hình chữ V . Cần luôn luôn đảm bảo rằng các tấm
chắn gió phải được hướng đúng hướng (xem Hình B31).
Sự thay đổi nhiệt độ bên trong các ngăn tủ
Nếu độ ẩm trung bình tương đối duy trì ở mức cao trong một thời gian dài, cần
phải lắp đặt thêm các bộ sưởi chống đọng sương bên trong các khối trung thế để
làm giảm sự thay đổi nhiệt độ. Các bộ sưởi phải vận hành liên tục, 24h trong 1
ngày và trong suốt cả năm. Đừng bao giờ nối chúng với các bộ điều khiển hay hệ
Hình. B31 : Các lá chắn gió hình V thống điều chỉnh nhiệt độ vì điều này có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ và đọng
sương, cũng như sẽ làm ngắn tuổi thọ làm việc của các bộ sưởi. Cần đảm bảo
rằng các bộ sưởi có một tuổi thọ làm việc thích hợp (các kiểu bộ sưởi chuẩn
thường khá hữu hiệu).

Sự thay đổi nhiệt bên trong trạm


Các phương pháp sau có thể dùng để giảm sự thay đổi về nhiệt độ bên trong trạm:
■ Nâng cấp điều kiện cách nhiệt của trạm nhằm giảm các tác động thay đổi nhiệt
do bên ngoài lên nhiệt độ bên trong của trạm.
■ Tránh việc sưởi trong trạm nếu có thể. Nếu cần phải có sưởi, cần đảm bảo rằng
hệ thống điều chỉnh và/hay bộ điều nhiệt là hữu hiệu - chính xác và được thiết kế
nhằm tránh việc dao động nhiệt quá lớn (ví dụ như không dao động quá 1 độ C).
Nếu không thể có 1 hệ thống điều chỉnh nhiệt độ chính xác hữu hiệu , cần phải để
hệ thống sưởi hoạt động liên tục, 24h trong 1 ngày liên tục trong suốt 1 năm
■ Loại bỏ việc hút không khí lạnh từ các hầm cáp nằm dưới khối trạm hay từ các
lỗ thông gió bên trong của trạm (dưới các cánh cửa, các đường nối mái,…)

Môi trường và độ ẩm trong trạm


Nhiều yếu tố bên ngoài trạm có thể tác động đến độ ẩm bên trong.
■ Cây cối
Tránh trồng quá nhiều cây xung quanh trạm.
■ Chống thấm của trạm
Mái của trạm không được có lỗ rò. Tránh làm mái bằng vì khó thực hiện chống
thấm và khó bảo trì
■ Độ ẩm từ các hầm cáp
Cần đảm bảo rằng các hầm cáp luôn khô ráo dưới mọi điều kiện về thời tiết.
Một giải pháp riêng là có thể thêm cát vào dưới đáy hầm cáp.

Bảo vệ tránh ô nhiễm và làm vệ sinh


Điều kiện quá ô nhiễm dễ gây ra các dòng rò, gây ra vết xước và phóng hồ
quang trên các phần cách điện. Nhằm tránh việc biến chất các thiết bị trung thế
do ô nhiễm, có thể bảo vệ thiết bị bằng cách lau chùi thường xuyên nhằm tránh
nhiễm bẩn.

Bảo vệ
Các thiết bị đóng cắt trung thế có thể được bảo vệ bằng cách để trong hộp kín
với chỉ số bảo vệ (IP) thích hợp .

Làm vệ sinh
Nếu không được bảo vệ hoàn toàn, các thiết bị trung thế phải được lau chùi
thường xuyên nhằm tránh biến chất do nhiễm bẩn từ ô nhiễm.
Lau chùi là một qui trình quan trọng. Việc sử dụng các thiết bị và chất làm vệ
sinh không phù hợp có thể làm hư hỏng thiết bị mà không thể sửa lại được.
Để biết thêm về các qui trình làm vệ sinh, xin hãy liên lạc với các công ty
Schneider gần nhất.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
5 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía trung thế

B32
Trạm biến áp khách hàng với phần đo lường 5.1 Tổng quan
phía trung thế được nối tới lưới công cộng ở
cấp điện áp định mức từ 1-35kV và thường Các chức năng
bao gồm một máy biến áp Trung/hạ thế lớn Trạm phân phối
hơn 1250kVA hoặc nhiều máy biến áp nhỏ Tùy theo độ phức tạp của việc lắp đặt và cách phân chia phụ tải, trạm biến áp:
Dòng định mức của thiết bị đóng cắt trung thế ■Có thể gồm một phòng chứa tủ thiết bị đóng cắt trung thế và panel đo lường cùng
thường không vượt quá 400A với máy biến áp và tủ phân phối hạ thế chính,
■ Hoặc có thể có nhiều phòng chứa máy biến áp (trong phòng bao gồm các tủ
phân phối hạ áp khu vực) được lấy điện từ thiết bị đóng cắt trung thế trên trạm
chính, tương tự như được mô tả trên.
Những trạm này có thể lắp đặt ở
■ Trong các tòa nhà, hoặc
■ Đặt ngoài trời trong những nhà lắp ghép.
Kết nối phía trung thế
Kết nối với phía trung thế có thể:
■ Bằng cáp đơn hoặc bằng đường dây trên không, hoặc
■Qua hai dao cắt tải có khóa liên động cơ nối với 2 đường cáp từ đường dây
đôi cung cấp, hoặc
■Qua hai dao cắt tải của kết nối mạch vòng.
Phần đo lường
Trước khi dự án được bắt đầu lắp đặt , cần phải có biên bản thống nhất ý kiến
của công ty điện lực về việc sắp xếp vị trí đặt phần đo lường điện.
Một panel đo lường sẽ được đi kèm theo trong tủ thiết bị đóng cắt phía trung thế.
Biến điện áp và biến dòng, với độ chính xác tuỳ theo yêu cầu đo lường, có thể
lắp sẵn trong panel máy cắt chính ở đầu vào hoặc (đối với máy biến điện áp) có
thể được lắp riêng trong panel đo lường.
Các phòng máy biến áp
Nếu có nhiều phòng chứa biến áp, các dây cấp điện trung thế xuất phát từ trạm
chính có thể đơn giản nối dạng hình tia và nối trực tiếp vào máy biến áp hoặc
dây kép vào mỗi phòng, hoặc theo sơ đồ mạch vòng. Ở hai trường hợp sau,
mỗi máy biến áp cần 3 panel mạch vòng.
Máy phát dự phòng tại chỗ
Máy phát dự phòng sự cố nhằm duy trì việc cung cấp điện cho các tải quan
trọng trong trường hợp nguồn cấp điện chính bị sự cố.
Tụ điện
Các tụ điện sẽ được lắp đặt theo các yêu cầu:
■ Tại phía trung thế của trạm chính, theo nhiều bậc
■ Hoặc tại phía hạ áp ngay trong phòng các biến áp.
Máy biến áp
Do yêu cầu tin cậy cung cấp điện, các biến áp có thể được bố trí theo kiểu vận
hành song song hoặc tự động đảo điện.

Sơ đồ một sợi
Sơ đồ được vẽ trên Hình B32 gồm:
■ Các cách nối nguồn trung thế khác nhau, có thể là 1 trong 4 kiểu:
□ Một nguồn đơn
□ Một nguồn đơn (nhưng có trang bị dự phòng cho khả năng mở rộng thành
kết nối mạch vòng)
□ Hai dây kép từ 1 nguồn đưa đến
□ Nguồn kết nối kiểu mạch vòng
■ Bảo vệ thông thường ở phía trung thế, các chức năng đo lường trung thế
■ Bảo vệ phía lộ ra trung thế
■ Bảo vệ mạch phân phối hạ thế
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
5 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía trung thế

B33

Nguồn cung cấp Liên kết Đo lường trung thế Phân phối trung thế và Phân phối và bảo vệ
phía hệ thống nguồn và cách ly bảo vệ mạch đầu ra phía hạ thế
Giao tiếp giữa Đầu ra phía tải của dao cách ly Đầu ra hạ thế của
Nhà cung cấp / khách hàng trung thế đối với mạng điện máy biến áp

Nguồn cung Bảo vệ


cấp đơn hạ thế

Nguồn cung cấp đơn


(được lắp đặt để có
thể mở rộng thành
mạch vòng)

Máy biến áp đơn

Nguồn dự phòng tự động


hạ thế / trung thế
Nguồn
cung cấp
gồm 2 mạch
song song
Bảo vệ
+ tự động
chuyển nguồn

Bảo vệ

Nguồn
cung cấp
dạng vòng Nguồn dự phòng
kín hạ thế tự động

Hình. B32 : Trạm khách hàng với phần đo lường phía trung thế
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
5 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía trung thế

B34
5.2 Chọn các bảng điện
Một trạm biến áp với phần đo lường trung thế, được ngoài các panel ở phần 4.2,
còn gồm các panel được thiết kế đặc biệt cho đo lường và nếu được yêu cầu sẽ
có phần tự động chuyển mạch nguồn hoặc chuyển bằng tay từ nguồn hệ thống
sang nguồn máy phát dự phòng.

Đo lường và các bảo vệ chung


Những chức năng này được thực hiện bằng việc phối hợp hai panel:
■ Một panel chứa biến điện áp (VT)
■ Panel chính chứa máy cắt trung thế với các biến dòng điện (CT) để đo lường và bảo vệ
Bảo vệ tổng quát thường được dùng để tránh có quá dòng (quá tải và ngắn
mạch) và các sự cố chạm đất. Hai sơ đồ bảo vệ quá dòng và chống chạm đất
nêu trên sử dụng các rơle được chỉnh định và niêm phong bởi công ty điện lực.

Các trạm biến thế có máy phát dự phòng


Máy phát vận hành độc lập:
Bộ máy phát dự phòng ở cấp trung thế sẽ được dùng nếu khách hàng cần 1 nguồn
Tủ phân phối
điện với công suất lớn để dự trữ. Trong trường hợp này, cần dùng thêm bộ tự động
trung thế chuyển nguồn. Nhằm ngăn ngừa mọi khả năng máy phát hoạt động song song với
trường hợp Tủ tự động Tủ thanh cái nguồn điện hệ thống, cần lắp đặt một panel đặc biệt có chứa thiết bị chuyển nguồn
cần có nguồn chuyển chuyển mạch tự động (xem Hình B33).
dự phòng nguồn dự phòng ■ Bảo vệ:
Tới phần còn Các thiết bị bảo vệ đặc thù được trang bị để bảo vệ máy phát điện. Cần chú ý
lại của tủ đóng
cắt trung thế
rằng, do công suất ngắn mạch rất bé của máy phát (nếu so sánh với nguồn điện
hệ thống), cần đặc biệt lưu ý dến tính chọn lọc của các bảo vệ.
■ Điều khiển:
Một bộ điều chỉnh điện áp cho nguồn thường được lắp đặt nhằm đáp ứng với việc
sụt giảm điện áp tại nút mà nó đấu nối vào. Nó tự động nâng dòng kích từ của máy
phát lên cho đến khi điện áp phục hồi về giá trị bình thường.
Do chức năng điều chỉnh điện áp như vậy nên các nguồn phát thường phải đấu
song song, bộ AVR (Automatic Voltage Regulator) sẽ chuyển sang chế độ “vận hành
song song” trong đó mạch điều khiển của AVR sẽ được thay đổi chút ít (hỗn hợp)
nhằm đảm bảo thoả mãn việc phân chia công suất phản kháng giữa các nguồn phát
song song.
Tủ máy phát dự phòng Khi có một số máy phát vận hành song song dưới sự điều khiển của các AVR,
P đến 20 000 kVA việc tăng dòng kích từ của một trong các máy phát (ví dụ được thực hiện bằng
tay sau khi chuyển mạch AVR sang chế độ điều khiển bằng tay) sẽ không ảnh
Hình. B33 : Các ngăn tủ đóng cắt trung thế có hưởng đến mức điện áp. Thực sự, máy phát này sẽ vận hành ở hệ số công
panel cấp nguồn dự phòng suất thấp hơn so với trước đó (tăng công suất (kVA) và vì vậy tăng dòng điện).
Hệ số công suất của tất cả các máy phát còn lại sẽ tự động được nâng cao,
nhờ vậy, hệ số công suất tải yêu cầu có thể đạt được như trước đó
Máy phát vận hành song song với lưới của điện lực:
Khi nối bộ máy phát với hệ thống, cần phải có một biên bản đồng ý của công ty
điện lực. Thông thường các thiết bị ( các panel, các rơle bảo vệ) phải được công
ty điện lực chấp thuận.
Những ghi chú sau đây sẽ hướng dẫn một số điều cần cân nhắc cơ bản cho bảo
vệ và điều khiển
■ Bảo vệ:
Để nghiên cứu việc cho phép kết nối bộ máy phát vào hệ thống, công ty điện
lực cần một số dữ liệu sau :
□ Công suất đổ vào hệ thống
□ Kiểu kết nối
□ Dòng ngắn mạch của bộ máy phát
□ Việc không cân bằng điện áp của máy phát
□ vân vân ...
Tuỳ thuộc vào kiểu kết nối, các chức năng bảo vệ chuyên dụng không cho
phép liên kết vào lưới sẽ được yêu cầu:
□ Bảo vệ thấp áp và quá áp
□ Bảo vệ tần số quá thấp và tần số quá cao
□ Bảo vệ quá áp thứ tự không
□ Thời gian tối đa của kết nối ( cho kết nối thoáng qua)
□ Công suất tác dụng chạy ngược
Vì các lý do an toàn, các thiết bị đóng cắt dùng cho các kiểu không liên kết
cũng phải có các đặc tính của một dao cách ly (nghĩa là cách điện toàn bộ cho
các dây dẫn điện giữa máy phát và mạng điện cung cấp).
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
5 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía trung thế

■ Điều khiển: B35


Khi các máy phát dự phòng tại các trạm biến áp khách hàng vận hành song
song với các máy phát của hệ thống cung cấp điện, giả sử điện áp của hệ
thống giảm do điều kiện vận hành (thường ở lưới trung thế độ sụt áp cho phép
là ± 5% so với trị số định mức ), một bộ AVR (được chỉnh để giữ điện áp máy
phát thay đổi trong khoảng ± 3% (ví dụ)) sẽ lập tức tự động tăng điện áp bằng
cách tăng dòng kích từ của máy phát.
Tuy nhiên, thay vì tăng điện áp, máy phát trong trường hợp này đơn giản có
thể được vận hành với hệ số công suất thấp hơn trước đó, nhờ thế làm tăng
dòng điện đầu ra, nếu quá trình này tiếp diễn, nó sẽ bị cắt ra khỏi mạng bằng
các rơle bảo vệ quá dòng. Đây là một vấn đề khá phổ biến và được khắc phục
bằng cách thiết kế một công tắc điều khiển dự phòng “giữ hệ số công suất
không đổi” trên bộ AVR.
Bằng cách chọn nút chức năng này, mạch AVR sẽ tự động điều chỉnh dòng kích
từ thích hợp với bất kỳ giá trị điện áp nào tồn tại trong hệ thống, trong khi đó
vẫn đảm bảo duy trì hệ số công suất của máy phát là hằng số tại giá trị được
chỉnh định (giá trị cosϕ này được đặt trên mạch AVR).
Khi máy phát được tách khỏi hệ thống, bộ AVR phải tự động nhanh chóng trở
về chế độ điều khiển “điện áp hằng số”.

5.3 Vận hành song song các máy biến áp


Nhu cầu vận hành song song hai hoặc nhiều hơn các máy biến áp thường
xảy ra bởi vì:
■ Tải phát triển, vượt quá dung lượng của máy biến áp hiện hữu
■ Thiếu không gian (độ cao) cho một máy biến áp lớn
■ Tăng cường độ tin cậy (xác suất hư cùng lúc hai máy biến áp là rất bé);
■ Phải tuân theo kích cỡ chuẩn của máy biến áp trong toàn mạng điện

Công suất tổng (kVA)


Khi hai hoặc nhiều máy biến áp cùng công suất định mức (kVA) nối song song,
công suất tổng (kVA) thì bằng tổng các công suất định mức của từng máy với
điều kiện cần thiết là các máy biến áp này phải có cùng điện áp ngắn mạch và
cùng tỷ số biến áp.
Các máy biến áp có công suất định mức khác nhau sẽ chia tải thực tế (nhưng
điều này không hoàn toàn chính xác) tỉ lệ với công suất định mức của chúng,
điều kiện vận hành song song bây giờ cũng là tỷ số biến áp giống nhau và tổng
trở ngắn mạch phần trăm là đồng nhất hoăc gần giống nhau. Trong trường hợp
này, công suất tổng được tính lớn hơn hay bằng 90% tổng hai trị số công suất
định mức.
Người ta khuyến cáo rằng: các máy biến áp có tỉ lệ giữa các giá trị công suất
định mức lớn hơn 2:1, thì không nên vận hành song song thường xuyên

Các điều kiện cần thiết để vận hành song song


Tất cả các phần tử vận hành song song phải được cấp nguồn từ một lưới chung
Dòng không cân bằng (không thể tránh được) chạy quẩn giữa các phía thứ cấp
của các máy biến áp song song là rất bé và có thể bỏ qua được khi:
■ Cáp nối từ thứ cấp máy biến áp tới điểm nối chung của mạch song song phải và
cùng loại có chiều dài gần bằng nhau
■ Nhà sản xuất máy biến áp đã được thông báo đầy đủ về các chức năng của
máy biến áp để chế tạo:
□ Tổ đấu dây (sao, tam giác, sao kiểu zig zag) trong phần lớn các máy biến áp
phải có cùng sự biến đổi pha giữa điện áp cuộn sơ và thứ cấp
□ Điện áp ngắn mạch phần trăm phải bằng nhau hoặc khác nhau ít hơn 10%;
□ Sự khác nhau về trị số điện áp giữa các pha tương ứng không được vượt quá 0,4%;
□ Tất cả những thông tin có thể có về điều kiện sử dụng, kỳ vọng về chu kỳ phụ
tải,v.v. nên được cung cấp cho nhà chế tạo để tối ưu tổn thất không tải và tổn thất
khi mang tải.
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
5 Trạm biến áp khách hàng với
phần đo lường phía trung thế

B36
Các kiểu tổ đấu dây thông thường
Như đã mô tả trong mục 4.4 “các kiểu đấu dây”, mối quan hệ giữa các cuộn dây
sơ, thứ cấp, và cuộn thứ ba phụ thuộc vào:
■ Loại đấu dây (sao, tam giác, zig zag)
■ Cách nối các cuộn dây pha
Tuỳ thuộc vào đầu cuối của các cuộn dây đấu Y (ví dụ), nối kiểu Y sẽ cho ra điện
áp ngược 180° với các điện áp tạo ra nếu đấu sao ở đầu ngược lại. Tương tự như
vậy, độ lệch góc pha 180° sẽ xảy ra đối với hai trường hợp khi nối các cuộn dây
vào điện áp dây cho kiểu nối dây tam giác. Trong khi đó, kiểu nối zig zag có thể
thực hiện theo bốn cách kết hợp khác nhau.
Độ lệch pha giữa các điện áp pha thứ cấp so với các điện áp tương ứng phía sơ
cấp như đã nói trên (nếu không bằng 0) sẽ luôn bằng một bội số của 30° . Nó
phụ thuộc vào cách nối dây và cách đấu nối cực tính của các cuộn dây pha.
Cách nối thông dụng nhất đối với máy biến áp phân phối là Dyn-11 (xem Hình B34).

Véc tơ điện áp
1
1

V12

2
N

3 2

3
1 1

2 2
Các tổ đấu
dây tương ứng

3 3

V12 trên cuộn sơ cấp sinh ra V trong cuộn thứ cấp


1N

Hình. B34 : Sự thay đổi pha trong máy biến thế Dyn 11
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
6 Cách thiết lập trạm biến áp
phân phối trung/hạ áp

B37
Các trạm trung /hạ áp được xây dựng phụ thuộc vào độ lớn của tải và loại
nguồn hệ thống.
Các trạm có thể được xây ở nơi công cộng, chẳng hạn như công viên, khu dân
cư v.v. hoặc trong các biệt thự riêng khi sở quản lý điện được phép tự do tiếp
cận. Điều này xảy ra khi một trong những vách tường của trạm (phần có cửa ra
vào) nằm ngay trên đường bao khuôn viên đất của khách hàng và lối đi công
cộng.

6.1 Các kiểu trạm khác nhau


Các trạm có thể được phân loại tuỳ theo cách lắp đặt phần đo lường (phía trung
thế hoặc hạ thế) và loại nguồn cung cấp (đường dây trên không hoặc cáp ngầm).
Các trạm có thể lắp đặt:
■ Trong nhà, trong các buồng kín đặc biệt, hoặc trong phòng của tòa nhà, v.v., hoặc
■ Lắp đặt ngoài trời :
□ Trong các nhà lắp ghép với các thiết bị trong nhà (máy biến thế và các thiết bị
đóng cắt))
□ Trên mặt đất với các thiết bị kiểu ngoài trời (thiết bị đóng cắt và máy biến thế)
□ Trên cột với các thiết bị ngoài trời dành riêng (thiết bị đóng cắt và máy biến thế)
Các trạm trong nhà lắp ghép đặt trên sàn xi măng là cách lắp đặt đặt biệt đơn giản
và nhanh chóng và là 1 chọn lựa cạnh tranh

6.2 Trạm trong nhà


Khái niệm
Hình B35 minh họa cách sắp xếp các thiết bị đối với một dạng trạm có phần đo
lường phía hạ áp.
Chú thích: khi sử dụng máy biến áp khô nên bỏ phần hố chứa dầu sự cố (chống
cháy). Tuy thế, cần thêm việc lau chùi theo chu kỳ..

Kết nối trung thế máy biến áp Kết nối hạ thế từ


(bao gồm một tủ điện hoặc đứng độc lập) máy biến áp

Thiết bị đóng cắt


hạ thế
Tủ điện
đóng cắt
và bảo
Tủ trung thế vệ trung
hai lộ vào thế

Máy biến dòng


được cung cấp
bởi cơ quan
chủ quản
cấp nguồn

Kết nối tới mạng nguồn Máy biến áp Hố chứa dầu Mương cáp
bằng cáp một lõi hoặc cáp 3 lõi , hạ thế
có hoặc không có mương cáp

Hình. B35 : Cách bố trí các panel máy cắt của trạm có phần đo lường phía hạ áp
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
6 Cách thiết lập trạm biến áp
phân phối trung/hạ áp

B38
Cách nối nguồn và liên kết các thiết bị trong trạm
Phía trung thế
■ Việc kết nối vào phía nguồn trung thế được tiến hành và chịu sự quản lý của điện lực
■ Kết nối giữa thiết bị đóng cắt trung thế và máy biến áp có thể thực hiện nhờ:
□ Các thanh đồng ngắn khi máy biến áp được đặt trong ngăn của panel chứa thiết bị
đóng cắt trung thế
□ Các sợi cáp một lõi có cách điện bằng nhựa tổng hợp, đầu cáp có thể dùng kiểu
phích cắm ở đầu nối với máy biến áp
Phía hạ thế
■ Kết nối giữa các đầu ra hạ áp của máy biến áp và các thiết bị đóng cắt hạ áp có
thể nhờ:
□ các loại cáp một lõi
□ các thanh đồng cứng (tiết diện tròn hoặc chữ nhật) bọc cách điện bằng gia nhiệt
Phần đo lường (xem Hình B36)
■ Các biến dòng đo lường thường được lắp đặt bên trong vỏ bảo vệ của đầu ra phía
hạ áp của máy biến áp, nắp này được niêm phong bởi điện lực. Cách khác là các
biến dòng này được lắp trong ngăn riêng có niêm phong, ngăn này nằm trong cabin
phân phối chính phía hạ ápt
■ Các đồng hồ được lắp trên bảng điều khiển sao cho tránh được mọi dao động và
đặt càng gần máy biến dòng càng tốt và chỉ được tiếp cận bởi nhân viên điện lực

100

Nguồn trung thế Phân phối hạ


Thanh nối đất chung thế tối thiểu 800m
cho toàn trạm Trang thiết bị an toàn Đo lường

Hình. B36 : Sơ đồ mặt bằng trạm tiêu biểu với phần đo lường ở hạ áp

Các mạch nối đất


Trạm phải bao gồm
■ Một điện cực nối đất dùng chung cho tất cả các phần vỏ kim loại của các thiết bị
cũng như những vật dẫn tự nhiên khác là:
□ Các màn kim loại bảo vệ
□ Các cốt thép trong cấu trúc bêtông của trạm

Chiếu sáng trong trạm


Nguồn cung cấp cho mạch chiếu sáng có thể được lấy từ phía trước hoặc phía
sau của CB tổng đầu vào hạ áp. Trong các trường hợp này cần phải đặt bảo vệ
quá dòng thích hợp. Mạch chiếu sáng sự cố cho trạm phải là một (hay nhiều)
mạch riêng biệt và tự động .
Các công tắc, nút nhấn,v.v. thường được đặt ngay bên cạnh các lối ra vào .
Các thiết bị chiếu sáng được lắp đặt sao cho:
■ Các phần vận hành bằng tay của tủ đóng cắt và các bộ chỉ thị vị trí phải được chiếu
sáng đủ
■Các mặt đồng hồ, các bảng hướng dẫn,v.v. phải dễ đọc
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
6 Cách thiết lập trạm biến áp
phân phối trung/hạ áp

B39
Các phụ kiện dùng trong vận hành và an toàn
Theo các qui tắc an toàn địa phương, thông thường trạm phải được trang bị với:
■ Các trang thiết bị đảm bảo vận hành an toàn gồm:
□ Một ghế cách điện và /hoặc một thảm cách điện (bằng cao su hay nhựa tổng hợp)
□ Một cặp bao tay cách điện đựng chung trong một hộp chuyên dụng
□ Một thiết bị kiểm tra điện áp để dùng cho thiết bị trung thế
□ Các bộ tiếp đất (tùy theo loại thiết bị đóng cắt)
■ Các thiết bị dập lửa dạng bột hoặc loại CO2
■ Các tín hiệu cảnh báo, chú ý và báo động an toàn được đặt ở:
□ trên mặt ngoài của tất cả các cửa ra vào, một tấm biển ghi dấu hiệu cảnh báo
“Nguy hiểm” (“DANGER”) nhằm cấm vào, đi cùng với các chỉ dẫn về cách cấp
cứu đối với nạn nhân bị tai nạn về điện.

6.3 Trạm ngoài trời


Trạm biến áp ngoài trời với khoang kín đúc sẵn (nhà lắp ghép)
Trạm trung/hạ thế đúc sẵn phù hợp với tiêu chuẩn IEC 62271-202 bao gồm:
■ Các trang bị tương ứng với tiêu chuẩn IEC
■ Khoang kín được kiểm tra, điều này có nghĩa là trong quá trình thiết kế khoang,
nó sẽ phải chịu rất nhiều thử nghiệm (xem Hình B37):
□ Mức độ bảo vệ
□ Thử nghiệm các chức năng
□ Cấp nhiệt độ
□ Vật liệu không cháy
□ Sức bền cơ của khoang
□ Mức cách âm
□ Mức cách điện
□ Chịu đựng phóng điện bên trong
□ Thử nghiệm mạch nối đất
□ Lưu giữ dầu,…

Sử dụng trang bị điện phù Độ biến cơ của tủ điện


hợp theo tiêu chuẩn IEC về: kín:
■ Cấp bảo vệ ■ Độ ồn
■Tương hợp điện từ ■ Mức cách điện
Hạ Trung
■ Kiểm tra vận hành ■ Khả năng chịu hồ
thế thế
■ Cấp nhiệt độ quang bên trong

■ Vật liệu chống cháy

Kiểm tra mạch tiếp đất Ngăn dầu tràn

Hình. B37 : Các thử nghiệm cho trạm theo tiêu chuẩn IEC 62271-202

Các lợi ích chính:


Vào bên trong Không vào được Ngầm một nửa
■ An toàn:
được
□ Cho cộng đồng và người vận hành do có mức tái sản xuất và thử nghiệm cao
Chôn ngầm ■ Hiệu quả về chi phí:
□ Được chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm toàn bộ tại nhà máy
a- b-
■ Thời gian giao hàng
□ Khi giao hàng thì đã sẵn sàng để kết nối ngay.
Tiêu chuẩn IEC 62271-202 bao gồm 4 thiết kế chính (xem Hình B38)
■ Trạm kiểu có thể bước vào bên trong:
□ Người vận hành được bảo vệ tránh các điều kiện thời tiết xấu
■ Trạm kiểu không thể bước vào bên trong
□ Tiết kiệm đất, người vận hành thao tác ngoài trời
■ Trạm chôn 1 nửa :
Hình. B38 : Bốn kiểu trạm trung/hạ thế thiết kế theo tiêu
chuẩn IEC 62271-202 và 2 hình mô tả kiểu trạm có thể bước □ Hạn chế tầm nhìn
vào và trạm chôn 1/2 ([a] có thể bước vào; [b] chôn một nửa ■ Trạm chôn ngầm :
□ Không thể nhìn thấy trong môi trường đô thị
B - Kết nối mạng phân phối nguồn quốc gia
trung thế
6 Cách thiết lập trạm biến áp
phân phối trung/hạ áp

B40
Các trạm biến áp ngoài trời không để trong hộp kín (xem Hình B39)
Các trạm biến áp ngoài trời này rất phổ dụng ở nhiều nước, dựa trên các thiết bị
chịu đựng được thời tiết.
Các trạm này đi kèm với các hàng rào trong đó 3 hay nhiều bệ bê tông được xây
dựng cho:
■ Bộ kết nối mạch vòng hay 1 hay nhiều dao cắt-cầu chì hay các bộ máy cắt
■ Một hay nhiều máy biến thế và
■ Một hay nhiều panel phân phối hạ thế

Các trạm biến áp gắn trên cột


Lãnh vực ứng dụng
Các trạm loại này chủ yếu cung cấp điện cho hộ tiêu thụ vùng nông thôn ở xa,
lấy điện nguồn trung thế từ các đường dây phân phối trên không.
Cấu trúc trạm
Trong kiểu trạm này, bảo vệ máy biến áp phía trung thế hầu hết thường dùng
cầu chì. Các chống sét van được lắp đặt để bảo vệ cho máy biến áp và phụ
tải như đã minh họa trong Hình B40.
Cách sắp đặt thông dụng cho thiết bị
Như đã nói trên, vị trí đặt trạm phải dễ dàng để tiếp cận, không chỉ cho con người
mà còn cho việc treo các thiết bị (ví dụ như cho việc nâng máy biến thế) và cho
sự vận chuyển của các phương tiện vận tải nặng.

Chống sét
van

Máy cắt hạ thế D1

Dây nối đất bằng đồng 25 mm 2

Vỏ bọc dây bảo vệ

Thảm nối đất an toàn

Hình. B39 : Trạm ngoài trời không để trong hộp kín Hình. B40 : Trạm biến thế kiểu treo trên cột
Chương C
Các kiểu kết nối mạng điện hạ áp

Nội dung

1 Mạng điện hạ áp công cộng C2


1.1 Hộ tiêu thụ điện hạ thế C2 C1
1.2 Lưới phân phối hạ thế C10
1.3 Kết lưới khách hàng C11
1.4 Chất lượng điện áp nguồn cung cấp C1 5

2 Giá điện và đo lường C16


C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Nguồn điện hạ thế phổ biến có cấp điện áp 1.1 Hộ tiêu thụ điện hạ thế
120V (một pha) và 240/415V (3 pha, 4 dây). Ở châu Âu, chu kỳ chuyển đổi điện áp đến "230V/400V +10% / - 10%" đã được gia
Tải có giá trị đến 250kVA có thể được cấp hạn 5 năm đến năm 2008.
C2 nguồn từ điện hạ thế. Tuy nhiên, nhà cung Hộ tiêu thụ điện hạ thế định nghĩa là các hộ tiêu thụ được cung cấp từ hệ thống
cấp thường đề nghị cấp điện trung thế cho điện hạ thế tại địa phương.
các tải có giá trị lớn khi mạng điện hạ thế Điện áp mạng điện hạ thế có thể là 120/208 V hoặc 240/415 V,có nghĩa là các giá
không hoàn toàn phù hợp.Tiêu chuẩn quốc tế trị biên của dải điện áp 3 pha thông thường, hoặc có một trong các giá trị trung gian
về điện áp cho lưới hạ thế 3 pha 4 dây điện trong Hình C1.
áp 230/400V là IEC 60038. Tiêu chuẩn quốc tế IEC 60038 khuyến cáo về điện áp cho lưới hạ thế 3 pha 4 dây
là điện áp 230/400V.
Tải có giá trị đến 250kVA có thể được cấp nguồn từ điện hạ thế.
Tuy nhiên, nhà cung cấp thường đề nghị cấp điện trung thế cho các tải có giá trị lớn
khi điện áp hạ thế không hoàn toàn phù hợp.

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)
Afghanistan 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k)
Algeria 50 ± 1.5 220/127 (e) 380/220 (a) 10,000
220 (k) 220/127 (a) 5,500
6,600
380/220 (a)
Angola 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k)
Antigua and Barbuda 60 240 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
120 (k) 120/208 (a) 120/208 (a)
Argentina 50 ± 2 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Armenia 50 ± 5 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Australia 50 ± 0.1 415/240 (a) 415/240 (a) 22,000
240 (k) 440/250 (a) 11,000
440 (m) 6,600
415/240
440/250
Austria 50 ± 0.1 230 (k) 380/230 (a) (b) 5,000
230 (k) 380/220 (a)
Azerbaijan 50 ± 0.1 208/120 (a) 208/120 (a)
240/120 (k) 240/120 (k)
Bahrain 50 ± 0.1 415/240 (a) 415/240 (a) 11,000
240 (k) 240 (k) 415/240 (a)
240 (k)
Bangladesh 50 ± 2 410/220 (a) 410/220 (a) 11,000
220 (k) 410/220 (a)
Barbados 50 ± 6 230/115 (j) 230/115 (j) 230/400 (g)
115 (k) 200/115 (a) 230/155 (j)
220/115 (a)
Belarus 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
220/127 (a)
127 (k)
Belgium 50 ± 5 230 (k) 230 (k) 6,600
230 (a) 230 (a) 10,000
3N, 400 3N, 400 11,000
15,000
Bolivia 50 ± 0.5 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
230 (k)
Botswana 50 ± 3 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
Brazil 60 220 (k) 220/380 (a) 13,800
127 (k) 127/220 (a) 11,200
220/380 (a)
127/220 (a)
Brunei 50 ± 2 230 230 11,000
68,000
Bulgaria 50 ± 0.1 220 220/240 1,000
690
380

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (tiếp tục ở trang sau)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)
Cambodia 220/300 220/380
50 ± 1 220 (k) C3
Cameroon 50 ± 1 220/260 (k) 220/260 (k) 220/380 (a)
Canada 60 ± 0.02 120/240 (j) 347/600 (a) 7,200/12,500
480 (f) 347/600 (a)
240 (f) 120/208
120/240 (j) 600 (f)
120/208 (a) 480 (f)
240 (f)
Cape Verde 220 220 380/400
Chad 50 ± 1 220 (k) 220 (k) 380/220 (a)
Chile 50 ± 1 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
China 50 ± 0.5 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Colombia 60 ± 1 120/240 (g) 120/240 (g) 13,200
120 (k) 120 (k) 120/240 (g)
Congo 50 220 (k) 240/120 (j) 380/220 (a)
120 (k)
Croatia 50 400/230 (a) 400/230 (a) 400/230 (a)
230 (k) 230 (k)
Cyprus 50 ± 0.1 240 (k) 415/240 11,000
415/240
Czech Republic 50 ± 1 230 500 400,000
230/400 220,000
110,000
35,000
22,000
10,000
6,000
3,000
Denmark 50 ± 1 400/230 (a) 400/230 (a) 400/230 (a)
Djibouti 50 400/230 (a) 400/230 (a)
Dominica 50 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
Egypt 50 ± 0.5 380/220 (a) 380/220 (a) 66,000
220 (k) 220 (k) 33,000
20,000
11,000
6,600
380/220 (a)
Estonia 50 ± 1 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Ethiopia 50 ± 2.5 220 (k) 380/231 (a) 15 000
380/231 (a)
Falkland Islands 50 ± 3 230 (k) 415/230 (a) 415/230 (a)
Fidji Islands 50 ± 2 415/240 (a) 415/240 (a) 11,000
240 (k) 240 (k) 415/240 (a)
Finland 50 ± 0.1 230 (k) 400/230 (a) 690/400 (a)
400/230 (a)
France 50 ± 1 400/230 (a) 400/230 20,000
230 (a) 690/400 10,000
590/100 230/400
Gambia 50 220 (k) 220/380 380
Georgia 50 ± 0.5 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Germany 50 ± 0.3 400/230 (a) 400/230 (a) 20,000
230 (k) 230 (k) 10,000
6,000
690/400
400/230
Ghana 50 ± 5 220/240 220/240 415/240 (a)
Gibraltar 50 ± 1 415/240 (a) 415/240 (a) 415/240 (a)
Greece 50 220 (k) 6,000 22,000
230 380/220 (a) 20,000
15,000
6,600
Granada 50 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
Hong Kong 50 ± 2 220 (k) 380/220 (a) 11,000
220 (k) 386/220 (a)
Hungary 50 ± 5 220 220 220/380
Iceland 50 ± 0.1 230 230/400 230/400

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (tiếp tục ở trang sau)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)
C4 India 50 ± 1.5 440/250 (a) 440/250 (a) 11,000
230 (k) 230 (k) 400/230 (a)
440/250 (a)
Indonesia 50 ± 2 220 (k) 380/220 (a) 150,000
20,000
380/220 (a)
Iran 50 ± 5 220 (k) 380/220 (a) 20,000
11,000
400/231 (a)
380/220 (a)
Iraq 50 220 (k) 380/220 (a) 11,000
6,600
3,000
380/220 (a)
Ireland 50 ± 2 230 (k) 400/230 (a) 20,000
10,000
400/230 (a)
Israel 50 ± 0.2 400/230 (a) 400/230 (a) 22,000
230 (k) 230 (k) 12,600
6,300
400/230 (a)
Italy 50 ± 0.4 400/230 (a) 400/230 (a) 20,000
230 (k) 15,000
10,000
400/230 (a)
Jamaica 50 ± 1 220/110 (g) (j) 220/110 (g) (j) 4,000
2,300
220/110 (g)
Japan (east) + 0.1 200/100 (h) 200/100 (h) 140,000
- 0.3 (up to 50 kW) 60,000
20,000
6,000
200/100 (h)
Jordan 50 380/220 (a) 380/220 (a) 400 (a)
400/230 (k)
Kazakhstan 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
220/127 (a)
127 (k)
Kenya 50 240 (k) 415/240 (a) 415/240 (a)
Kirghizia 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
220/127 (a)
127 (k)
Korea (North) 60 +0, -5 220 (k) 220/380 (a) 13,600
6,800
Korea (South) 60 100 (k) 100/200 (j)
Kuwait 50 ± 3 240 (k) 415/240 (a) 415/240 (a)
Laos 50 ± 8 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
Lesotho 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
Latvia 50 ± 0.4 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Lebanon 50 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
Libya 50 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
127 (k) 220/127 (a) 220/127 (a)
230 (k)
127 (k)
Lithuania 50 ± 0.5 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Luxembourg 50 ± 0.5 380/220 (a) 380/220 (a) 20,000
15,000
5,000
Macedonia 50 380/220 (a) 380/220 (a) 10,000
220 (k) 220 (k) 6,600
380/220 (a)
Madagascar 50 220/110 (k) 380/220 (a) 35,000
5,000
380/220

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (tiếp tục ở trang sau)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)
Malaysia 50 ± 1 240 (k) 415/240 (a) 415/240 (a) C5
415 (a)
Malawi 50 ± 2.5 230 (k) 400 (a) 400 (a)
230 (k)
Mali 50 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
127 (k) 220/127 (a) 220/127 (a)
220 (k)
127 (k)
Malta 50 ± 2 240 (k) 415/240 (a) 415/240 (a)
Martinique 50 127 (k) 220/127 (a) 220/127 (a)
127 (k)
Mauritania 50 ± 1 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
Mexico 60 ± 0.2 127/220 (a) 127/220 (a) 13,800
220 (k) 220 (k) 13,200
120 (l) 120 (l) 277/480 (a)
127/220 (b)
Moldavia 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
220/127 (a)
127 (k)
Morocco 50 ± 5 380/220 (a) 380/220 (a) 225,000
220/110 (a) 150,000
60,000
22,000
20,000
Mozambique 50 380/220 (a) 380/220 (a) 6,000
10,000
Nepal 50 ± 1 220 (k) 440/220 (a) 11,000
220 (k) 440/220 (a)
Netherlands 50 ± 0.4 230/400 (a) 230/400 (a) 25,000
230 (k) 20,000
12,000
10,000
230/400
New Zealand 50 ± 1.5 400/230 (e) (a) 400/230 (e) (a) 11,000
230 (k) 230 (k) 400/230 (a)
460/230 (e)
Niger 50 ± 1 230 (k) 380/220 (a) 15,000
380/220 (a)
Nigeria 50 ± 1 230 (k) 400/230 (a) 15,000
220 (k) 380/220 (a) 11,000
400/230 (a)
380/220 (a)
Norway 50 ± 2 230/400 230/400 230/400
690
Oman 50 240 (k) 415/240 (a) 415/240 (a)
240 (k)
Pakistan 50 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
230 (k)
Papua New Guinea 50 ± 2 240 (k) 415/240 (a) 22,000
240 (k) 11,000
415/240 (a)
Paraguay 50 ± 0.5 220 (k) 380/220 (a) 22,000
220 (k) 380/220 (a)
Philippines (Rep of the) 60 ± 0.16 110/220 (j) 13,800 13,800
4,160 4,160
2,400 2,400
110/220 (h) 440 (b)
110/220 (h)
Poland 50 ± 0.1 230 (k) 400/230 (a) 1,000
690/400
400/230 (a)
Portugal 50 ± 1 380/220 (a) 15,000 15,000
220 (k) 5,000 5,000
380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k)
Qatar 50 ± 0.1 415/240 (k) 415/240 (a) 11,000
415/240 (a)

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (tiếp tục ở trang sau)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)

C6 Romania 50 ± 0.5 220 (k) 220/380 (a) 20,000


220/380 (a) 10,000
6,000
220/380 (a)
Russia 50 ± 0.2 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
Rwanda 50 ± 1 220 (k) 380/220 (a) 15,000
6,600
380/220 (a)
Saint Lucia 50 ± 3 240 (k) 415/240 (a) 11,000
415/240 (a)
Samoa 400/230
San Marino 50 ± 1 230/220 380 15,000
380
Saudi Arabia 60 220/127 (a) 220/127 (a) 11,000
380/220 (a) 7,200
380/220 (a)
The Solomon Islands 50 ± 2 240 415/240 415/240
Senegal 50 ± 5 220 (a) 380/220 (a) 90,000
127 (k) 220/127 (k) 30,000
6,600
Serbia and Montenegro 50 380/220 (a) 380/220 (a) 10,000
220 (k) 220 (k) 6,600
380/220 (a)
Seychelles 50 ± 1 400/230 (a) 400/230 (a) 11,000
400/230 (a)
Sierra Leone 50 ± 5 230 (k) 400/230 (a) 11,000
230 (k) 400
Singapore 50 400/230 (a) 400/230 (a) 22,000
230 (k) 6,600
400/230 (a)
Slovakia 50 ± 0.5 230 230 230/400
Slovenia 50 ± 0.1 220 (k) 380/220 (a) 10,000
6,600
380/220 (a)
Somalia 50 230 (k) 440/220 (j) 440/220 (g)
220 (k) 220/110 (j) 220/110 (g)
110 (k) 230 (k)
South Africa 50 ± 2.5 433/250 (a) 11,000 11,000
400/230 (a) 6,600 6,600
380/220 (a) 3,300 3,300
220 (k) 433/250 (a) 500 (b)
400/230 (a) 380/220 (a)
380/220 (a)
Spain 50 ± 3 380/220 (a) (e) 380/220 (a) 15,000
220 (k) 220/127 (a) (e) 11,000
220/127 (a) 380/220 (a)
127 (k)
Sri Lanka 50 ± 2 230 (k) 400/230 (a) 11,000
230 (k) 400/230 (a)
Sudan 50 240 (k) 415/240 (a) 415/240 (a)
240 (k)
Swaziland 50 ± 2.5 230 (k) 400/230 (a) 11,000
230 (k) 400/230 (a)
Sweden 50 ± 0.5 400/230 (a) 400/230 (a) 6,000
230 (k) 230 (k) 400/230 (a)
Switzerland 50 ± 2 400/230 (a) 400/230 (a) 20,000
10,000
3,000
1,000
690/500
Syria 50 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
115 (k) 220 (k)
200/115 (a)
Tadzhikistan 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
220/127 (a)
127 (k)

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (tiếp tục ở trang sau)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)
Tanzania 50 400/230 (a) 400/230 (a) 11,000 C7
400/230 (a)
Thailand 50 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k)
Togo 50 220 (k) 380/220 (a) 20,000
5,500
380/220 (a)
Tunisia 50 ± 2 380/220 (a) 380/220 (a) 30,000
220 (k) 220 (k) 15,000
10,000
380/220 (a)
Turkmenistan 50 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k)
220/127 (a)
127 (k)
Turkey 50 ± 1 380/220 (a) 380/220 (a) 15,000
6,300
380/220 (a)
Uganda + 0.1 240 (k) 415/240 (a) 11,000
415/240 (a)
Ukraine + 0.2 / - 1.5 380/220 (a) 380/220 (a) 380/220 (a)
220 (k) 220 (k) 220 (k)
United Arab Emirates 50 ± 1 220 (k) 415/240 (a) 6,600
380/220 (a) 415/210 (a)
220 (k) 380/220 (a)
United Kingdom 50 ± 1 230 (k) 400/230 (a) 22,000
(except Northern 11,000
Ireland) 6,600
3,300
400/230 (a)
United Kingdom 50 ± 0.4 230 (k) 400/230 (a) 400/230 (a)
(Including Northern 220 (k) 380/220 (a) 380/220 (a)
Ireland)
United States of 60 ± 0.06 120/240 (j) 265/460 (a) 14,400
America 120/208 (a) 120/240 (j) 7,200
Charlotte 120/208 (a) 2,400
(North Carolina) 575 (f)
460 (f)
240 (f)
265/460 (a)
120/240 (j)
120/208 (a)
United States of 60 ± 0.2 120/240 (j) 480 (f) 13,200
America 120/208 (a) 120/240 (h) 4,800
Detroit (Michigan) 120/208 (a) 4,160
480 (f)
120/240 (h)
120/208 (a)
United States of 60 ± 0.2 120/240 (j) 4,800 4,800
America 120/240 (g) 120/240 (g)
Los Angeles (California)
United States of 60 ± 0.3 120/240 (j) 120/240 (j) 13,200
America 120/208 (a) 120/240 (h) 2,400
Miami (Florida) 120/208 (a) 480/277 (a)
120/240 (h)
United States of 60 120/240 (j) 120/240 (j) 12,470
America New York 120/208 (a) 120/208 (a) 4,160
(New York) 240 (f) 277/480 (a)
480 (f)
13,200
United States of 60 ± 0.03 120/240 (j) 265/460 (a) 11,500
America 120/240 (j) 2,400
Pittsburg 120/208 (a) 265/460 (a)
(Pennsylvania) 460 (f) 120/208 (a)
230 (f) 460 (f)
230 (f)

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (tiếp tục ở trang sau)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Quốc gia Tần số & Sai lệch Dân dụng (V) Thương mại (V) Công nghiệp (V)
(Hz & %)
United States of 227/480 (a) 19,900
C8 60 120/240 (j)
America 120/240 (j) 12,000
Portland (Oregon) 120/208 (a) 7,200
480 (f) 2,400
240 (f) 277/480 (a)
120/208 (a)
480 (f)
240 (f)
United States of 60 ± 0.08 120/240 (j) 277/480 (a) 20,800
America 120/240 (j) 12,000
San Francisco 4,160
(California) 277/480 (a)
120/240 (g)
United States of 60 ± 0.08 120/240 (j) 277/480 (c) 12,470
America 120/208 (a) 120/240(h) 7,200
Toledo (Ohio) 120/208 (j) 4,800
4,160
480 (f)
277/480 (a)
120/208 (a)
Uruguay 50 ± 1 220 (b) (k) 220 (b) (k) 15,000
6,000
220 (b)
Vietnam 50 ± 0.1 220 (k) 380/220 (a) 35,000
15,000
10,000
6,000
Yemen 50 250 (k) 440/250 (a) 440/250 (a)
Zambia 50 ± 2.5 220 (k) 380/220 (a) 380 (a)
Zimbabwe 50 225 (k) 390/225 (a) 11,000
390/225 (a)

Sơ đồ

(a) 3 pha đấu sao; (b) 3 pha đáu sao: (c) 3 pha đấu sao (d) 3 pha đấu sao; (e) 2 pha đấu sao;
4 dây: 3 dây 3 dây: 4 dây: 3 dây trung tính nối đất
Trung tính nối đất Trung tính nối đất Trung tính không
nối đất

(f) 3 pha đấu tam giác: (g) 3 pha đấu tam giác ; (h) 3 pha tam giác hở (i) 3 pha tam giác hở:
3 dây 4 dây: 4 dây: Nối đất điểm chung 2 pha
Nối đất điểm giữa một pha Nối đất điểm giữa một pha

(j) Một pha; (k) Một pha; (l) Một pha; (m) Một dây: (n) DC một chiều:
2 dây: Trở về qua đất 3 dây:
3 dây: 2 dây, không nối đất
Nối đất điểm giữa Nối đất tại đầu một Không nối đất
pha

Hình. C1 : Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch (kết thúc)
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Hộ tiêu thụ dân dụng và thương mại


Chức năng của dây phân phối hạ áp “chính” (bằng cáp ngầm hoặc đường dây
trên không) là cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ dọc theo lộ trình của mình.
Yêu cầu về dòng điện định mức của dây được ước tính từ số lượng hộ tiêu thụ C9
và công suất trung bình của từng hộ tiêu thụ
Hai thông số giới hạn cho đường dây là:
■ Dòng điện lớn nhất mà dây có thể tải được trong thời gian dài vô hạn, và
■ Chiều dài lớn nhất của dây dẫn, để khi mang tải lớn nhất, độ sụt áp không vượt
giá trị cho phép quy định.
Các ràng buộc trên cho thấy giá trị của tải kết nối vào dây phân phối hạ áp chính phải
có giới hạn. Với dải điện áp hạ thế được đề cập trong mục (1.1) thì: với điện áp 120V
cho một pha tới 240/415V cho ba pha, tải định mức lớn nhất nối vào dây phân phối
hạ thế(1) có thể là (Hình C2)

Hệ thống Dòng cho phép lớn nhất kVA


Cho mỗi khách hàng kết nối
120 V 1-pha 2-dây 60 A 7.2
120/240 V 1-pha 3-dây 60 A 14.4
120/208 V 3-pha 4-dây 60 A 22
220/380 V 3-pha 4-dây 120 A 80
230/400 V 3-pha 4-dây 120 A 83
240/415 V 3-pha 4-dây 120 A 86

Hình. C2 : Tải định mức lớn nhất có thể được kết nối với dây phân phối hạ thế

Trong thực tế, không có các giá trị “chuẩn cứng nhắc”, các giá trị này có thể thay
đổi tùy theo công ty điện
Các yếu tố cần được xem xét:
■ Kích thước của lưới phân phối hiện hữu mà một tải mới được nối vào.
■ Tổng tải đã được nối vào lưới phân phối

Vị trí của tải mới trong luới phân phối, ví dụ nằm gần trạm hay ở cuối của lưới…
Nói tóm lại, cần phải khảo sát cho mỗi trường hợp riêng biệt
Các mức tải được liệt kê ở trên phù hợp với hộ tiêu thụ dân dụng bình thường và
cũng có thể áp dụng cho nhiều tòa nhà hành chính và thương mại.

Các xí nghiệp có công suất vừa và nhỏ (sử dụng dây hạ thế
riêng biệt trực tiếp từ trạm biến thế trung/hạ công cộng)
Các xí nghiệp có công suất vừa và nhỏ có thể được cấp điện hạ thế. Khi tải vượt giá
trị cho phép của đường dây phân phối, có thể sử dụng cáp riêng từ tủ phân phối hạ
thế (cầu chì hoặc máy cắt) của trạm nguồn công cộng.
Nói chung, ngưỡng trên của tải được xác định bởi khả năng mang tải của máy biến
áp trong trạm. Tuy nhiên trong thực tế:
■ Tải lớn (lớn hơn 300 kVA) yêu cầu cáp lớn tương ứng. Do vậy, ngoại trừ khi tâm
phụ tải nằm gần trạm, phương pháp này không lợi về mặt kinh tế
■ Nhiều nhà cung cấp đề xuất sử dụng điện áp trung thế cấp cho các tải lớn hơn
200kVA (giá trị này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhà cung cấp)
Vì vậy, đường dây hạ áp chuyên dụng thường sử dụng cho tải có giá trị từ 80 kVA
đến 250 kVA. (cho cấp điện áp từ 220/380 V đến 240/415 V)
Các hộ tiêu thụ điện hạ thế thông thường bao gồm:
■ Khu dân cư, nhà ở
■ Các cửa hàng và các tòa nhà thương mại
■ Các nhà máy nhỏ, nhà xưởng và trạm xăng
■ Nhà hàng
■ Nông trại, vv

(1) Hình C2 hiện thị các giá trị dựa trên dòng điện lớn nhất 60A
cho ba hệ thống đầu tiên do ở cấp điện áp thấp này độ sụt áp cho phép nhỏ
hơn so với sụt áp giới hạn được quy định. Nhóm thứ hai (tùy ý) dựa trên dòng
điện cho phép lớn nhất là 120A.
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Trong các thành phố và thị xã lớn, các đường 1.2 Lưới phân phối hạ thế
dây cáp tạo thành mạng lưới phân phối nhờ Ở châu Âu, cấp điện áp chuẩn lưới phân phối 3 pha 4 dây là 230/400V. Nhiều quốc gia
các hộp nối. Một số kết nối có thể được tháo đang chuyển đổi điện áp định mức lưới hạ áp 230/400 theo tiêu chuẩn IEC (IEC 60038).
C10 bỏ sao cho mỗi dây phân phối xuất phát từ Các thành phố và thị xã kích cỡ trung bình và lớn thường sử dụng cáp ngầm cho hệ
thống phân phối. Các trạm biến áp trung/ hạ thường đặt cách nhau là 500-600m và
trạm sẽ hình thành hệ thống tia dạng mở như thường được trang bị :
trong Hình C3.
■ Tủ đóng cắt trung thế hoặc 4 đường dây và thường chứa maý cắt tải lộ vào và ra tạo
mạch vòng, một hoặc hai máy cắt trung thế hoặc tổ hợp cầu chì/máy cắt tải cho mạch
biến thế.
■ Một hoặc hai máy biến áp trung/hạ 1000kVA.
■ Một hoặc hai tủ phân phối hạ thế chứa cầu chì 3 pha 4 dây và có 6 hoặc 8 đường
dây ra, hoặc tủ CB dạng đúc, để điều khiển và bảo vệ cáp phân phối 4 lõi - thường
được gọi là dây "phân phối".
Đầu ra của biến thế được nối với thanh góp hạ thế bằng máy cắt phụ tải hoặc đơn giản
bằng dao cách ly. Ở những vùng mật độ tải lớn, kích cỡ của dây phân phối hạ thế
được chuẩn hóa để hình thành mạng điện. Thông thường, một cáp đặt dọc theo mỗi
vỉa hè và hộp nối 4 đầu đặt ở góc phố, nơi có 2 cáp giao nhau. Khuynh hướng mới đây
là dùng các cacbin có mái che đặt trên mặt đất, cạnh tường hoặc treo trên tường. Các
liên kết được đặt sao cho các dây phân phối tạo nên các mạch hình tia dạng mở (Hình
C3). Khi hộp nối liên kết dây phân phối từ trạm này tới một trạm khác thì các liên kết
dây pha sẽ được tháo bỏ hoặc thay thế bằng các cầu chì, còn liên kết dây trung tính sẽ
được giữ nguyên.

Hộp nối 4 dây

Trạm
Trung/hạ

Cáp

Liên kết có thể


bị tháo bỏ

Hình. C3 : Một trong các cách bố trí lưới phân phối hạ thế theo kiểu hình tia có tháo bảo liên kết
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Cách bố trí trên làm cho hệ thống rất linh hoạt, trong đó trạm biến áp có thể dừng
hoạt động, khi đó vùng được nó cung cấp sẽ nhận nguồn từ các trạm lân cận thông
qua các hộp nối.
Hơn thế nữa, mạng có chiều dài nhỏ (giữa hai hộp nối) có thể được cô lập để các C11
ly sự cố hoặc sửa chữa.
Trong những vùng đô thị có mật độ tải thấp, Khi mật độ tải lớn đòi hỏi các trạm phải nằm gần nhau hơn, khi đó có thể cần thiết
hệ thống lưới hạ thế kiểu hình tia là kinh tế sử dụng máy biến áp công suất 1,500 kVA.
hơn được sử dụng rộng rãi hơn, trong đó càng Dạng khác của lưới phân phối hạ áp thành phố, dựa trên các cột phân phối tự do
cách xa trạm thì tiết điện dây càng bé đặt ở những điểm “chiến lược” của mạng, được dùng rộng rãi ở những vùng tải có
mật độ thấp. Sơ đồ này khai thác nguyên lý mạng hình tia, trong đó kích cỡ của
dây cáp giảm dần khi số khách hàng ở phía sau giảm theo khoảng cách rời xa
trạm. Trong sơ đồ này, một số lộ lớn của hệ hạ thế hình tia từ tủ phân phối trong
trạm sẽ cấp nguồn cho thanh góp của cột phân phối, từ đây các dây phân phối nhỏ
hơn sẽ cấp điện cho các khách hàng nằm quanh cột phân phối này.
Trong nhiều năm, lưới phân phối trong thị xã, thị trấn, làng mạc và vùng nông thôn
thường sử dụng dây đồng trần treo trên các cột gỗ, cột bê tông hoặc cột thép. Các
biến thế phân phối đặt trên đất hoặc treo trên cột.
Trong những năm gần đây, dây hạ thế kép bọc cách điện (2 hoặc 4 lõi) (dây
Phương pháp cải tiến sử dụng dây bọc xoắn
duplex) được phát triển và sử dụng rộng rãi cho lưới trên không và được coi là an
kép treo trên không là tiêu chuẩn thực hành ở
toàn hơn dây đồng trần. Đặc biệt ứng dụng này rất tiện lợi khi các dây cặp dọc theo
nhiều nước tường nơi ngựời ta khó nhận biết chúng. Hiện nay, cách tương tự cũng được áp
dụng cho cấp điện áp cao hơn, trong dó dây cáp dạng “bó”, bọc cách điện được lắp
đặt cho lưới trung thế trên không cấp điện áp 24kV.
Khi có nhiều trạm cung cấp điện cho một xã (làng), cần bố trí kết lưới hạ thế trên
các cột sao cho các dây hạ thế từ các trạm khác nhau sẽ được nối với nhau và
tương thích về pha.
Khác với các nước châu Âu, ở Bắc và Trung Mỹ không tồn tại mạng hạ thế và việc
dùng lưới ba pha cấp điện cho tòa nhà dân dụng là rất hiếm.
Phân phối điện áp trung thế được thực hiện theo cách cũng rất khác với tiêu chuẩn
Âu châu. Lưới trung thế thực tế là hệ 3 pha 4 dây, từ đó lưới phân phối một pha
Ở châu Âu, mỗi trạm biến áp công cộng có khả (dây pha và dây trung tính) sẽ cấp điện cho các máy biến áp một pha, cuộn thứ của
các máy biến áp này có điểm giữa để tạo điện áp 120/240V cho 1 pha–3 dây.
năng cung cấp cho khu vực với bán kính 300m.
Dây giữa là dây trung tính hạ thế cùng với dây trung tính của lưới trung thế sẽ
Ở Bắc và Trung Mỹ hệ thống phân phối bao
được tiếp đất kiên cố và nhiều lần dọc theo chiều dài của chúng.
gồm lưới trung thế, từ đó các máy biến áp Thông thường, mỗi máy biến áp phân phối cung cấp điện cho một hoặc vài tòa nhà
trung/hạ cung cấp cho một hay nhiều khách trực tiếp từ trạm bằng các dây cáp hình tia hoặc đường dây trên không.
hàng, bằng đường cáp trực tiếp từ máy biến áp Có rất nhiều hệ hệ thống tồn tại ở các quốc gia này, tuy nhiên dưới đây sẽ chỉ mô
tả hệ thống phổ biến nhất
Hình C4 (trang tiếp theo) cho thấy các tính năng chính của hai hệ thống.

1.3 Kết lưới khách hàng


Trước đây, các cáp ngầm hoặc dây bọc men theo tường từ các dây trên không
thường kết thúc ở bên trong địa phận khách hàng, ở đó các hộp đầu cáp bọc kín,
cầu chì (khách hàng không thể tiếp cận được) và các công tơ đo đếm được lắp đặt.
Trước đây, các thiết bị kết nối và đo lường
Theo khuynh hướng mới (xa nhất có thể) lắp đặt các bộ phận nói trên trong nhà
được lắp đặt bên trong tòa nhà. Theo xu hướng
chịu đấ ng được thời tiết ở ngoài tòa nhà.
mới, những thiết bị này được lắp đặt ngoài nhà Ranh giới ngành điện/ khách hàng thường là ở đầu ra của công tơ, hoặc đôi khi ở
và trong các cabin chịu đựng được thời tiết đầu ra của CB tổng của lưới (phụ thuộc vào thực tế), kết lưới được thực hiện bởi
nhân viên ngành điện sau khi kiểm tra và thử nghiệm lắp đặt đạt yêu cầu.
l điển hìnhđược thể hiện trên Hình C5 (trang tiếp theo).
Kiểu bố trí ưới
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Cho điện áp thứ cấp > 72.5 kV


(Xem lưu ý) cuộn sơ cấp
có thể:
C12 - Đấu tam giác
- Đấu sao nốI đất
- Đấu zigzag nốI đất
Từng máy biến áp trung/hạ hiển thị tương tự
Phụ thuộc vào từng quốc gia

Cuộn tam giác thứ ba


được sử dụng nếu cuộn sơ cấp không
phải là tam giác (không phải lúc nào
cũng vậy)

Máy biến áp 1 pha


2.4 kV / 120-240 V
trung thế/ 230V cho khách
Máy biến áp
phân phối 1 pha 3 dây hàng tách biệt (nông thôn)

Điện trở được thay thế


bởi cuộn dây
Petersen trong lưới
trên không ở một số
quốc gia

Máy biến áp phân phối 3 pha


Trung thế /230/400 V
4 dây

Dây 3 pha trung thế chính Mạng phân phối hạ thế

và trung tính (1) Ví dụ là 132 kV


(2) Ví dụ là 11 kV

Lưu ý: Ở một số nước châu Âu, khi điện áp sơ cấp lớn hơn 72.5 kV tại các trạm phân phối trung gian, thực tế phổ biến việc
sử dụng sao nối đất cho cuộn sơ cấp và tam giác cho cuộn thứ cấp. Điểm trung tính phía thứ cấp được tạo ra nhờ cuộn kháng
dạng zigzag, còn điểm đấu sao cho được nối đất qua điện trở.
Thông thường, cuộn kháng nối đất có cuộn dây thứ cấp để tạo nguồn hạ thế 3 pha cho trạm. Khi đó nó được gọi là "máy biến
áp nối đất".
Hình. C4 : Các hệ thống theo chuẩn Mỹ và châu Âu được sử dụng rộng rãi

Hình. C5 : Bố trí điển hình hệ thống nối đất TT


C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Lắp đặt MCCB - máy cắt dạng đúc kết hợp thiết bị bảo về dòng điện rò là bắt
Hộ tiêu thụ hạ thế được cung cấp qua hệ thống buộc tại điểm đầu của bất kỳ lưới hạ thế nào có hệ thống nối đất TT. Nguyên
nối đất TN hoặc TT, như được trình bày trong nhân và mức dòng rò tác động sẽ được trình bày ở mục 3 chương G.
chương F và G, CB tổng trong sơ đồ TT cần Một nguyên nhân nữa cho việc lắp đặt MCCB là khách hàng không thể vuột
phải được trang bị thiết bị bảo vệ chống dòng quá tải đã đăng ký, do thiết bị tác động quá tải được niêm kín bởi nhà cung C13
rò. Trong sơ đồ TN, để bảo vệ quá tải có thể sử cấp sẽ cắt nguồn cung cấp khi tải vuột quá giá trị đăng ký. Viêc đóng ngắt
MCCB do khách hàng tự do thực hiện, như vậy nếu MCCB bất chợt tác động
dụng CB hoặc cầu chì. do quá tảu hay sự cố, nguồn cung cấp sẽ được phục hồi nhanh chóng sau khi
sự cố được khắc phụ.

Để thuận tiện cho cả người đọc công tơ lẫn khách hàng, công tơ ở ngoài nhà
nên đặt:
■ Tại các cột to đứng tự do như trong Hình C6 và C7.
■ Bên trong tòa nhà, song đầu cáp và cầu chì do ngành điện quản lý theo
trong cabin chịu đựng thời tiết từ đường đi công cộng như trong Hình C8
(trang tiếp theo).
■ Với các biến thế thuộc khách hàng, các thiết bị trong cabin thể hiện trong
C5 được lắp đặt trong cabin chịu đựng thời tiết treo trên một khung kim loại ở
vườn trước, hoặc treo trong tường bao để nhân viên ngành điện dễ dàng
tiếp cận từ vỉa hè. Hình C9 (trang tiếp theo) chỉ các bố trí chung trong đó cầu
chì có thể tạo cách ly.

Trong kiểu cài đặt này CB tổng cần đặt xa với nơi sử dụng, ví dụ nhà máy, trạm bơm…

Hình. C6 : Lưới điện điển hình cho nông thôn

CB tổng lắp đặt trong nhà của khách hàng, trong trường hợp này CB tác động nếu tải vượt số KVA đã
đăng ký.

Hình. C7 : Lưới điện cho vùng bán đô thị (khu vực thương mại ...) etc.
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

C14

Hình. C8 : Lưới điện trung tâm thành phố

Các đầu cáp bố trí trong tủ tường nằm ngang có chứa cầu chì cách ly, cho phép
tiếp cận từ đường công cộng. Phương pháp phù hợp về thẩm mỹ, khi có thể
mang tiện lợi cho khách hàng trong việc thực hiện một đo lường và ngắt nguồn.

Ranh giới ngành điện/


khách hàng

Cáp

Liên kết cách ly


bằng cầu chì
Cabin Công

đo lường CB tổng

Hình. C9 : Bố trí lưới hạ thế cho hộ tiêu thụ dân dụng

Trong lĩnh vực đo lường điện tử, kỹ thuật đã phát triển làm cho việc sử dụng trở lên hấp
dẫn bởi các tiện ích đo điện và cho mục đích thanh toán. Việc tự do hóa của thị trường
điện lực làm tăng nhu cầu về dữ liệu thu thập từ các công tơ điện. Ví dụ đo điện tử
cũng có thể giúp hiểu đặc tính tiêu dùng của khách hàng. Cũng bằng cách này, nó sẽ
hữu ích trong ứng dụng đường truyền năng lượng cũng như trong tần số vô tuyến.
Trong lĩnh vực này, hệ thống thanh toán trước ngày càng được sử dụng nhiều và hợp
lý về mặt kinh tế. Chúng được dựa trên thực tế là cho phép người tiêu dùng thực hiện
thanh toán của họ tại các trạm tự động, tạo ra các thẻ để chuyển các thông tin liên quan
đến khoản thanh toán này sang thiết bị đo lường. Vấn đề chính ở đây là tính an ninh và
khả năng liên kết hoạt động. Hiện nay, các vấn đề này có vẻ như đã được giải quyết
thành công. Thực tế, sức hấp dẫn của các hệ thống này là nó không chỉ thay thế thiết bị
đo lường mà còn là hệ thống thanh toán, đọc công tơ và quản lý doanh thu.
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 1 Mạng điện hạ áp công cộng

Mức điện áp phù hợp tại đầu vào hộ tiêu thụ 1.4 Chất lượng điện áp nguồn cung cấp
là điều kiện cần thiết cho hoạt động hiệu quả Chất lượng điện áp của lưới hạ thế theo nghĩa rộng nhất của nó thể hiện:
của thiết bị. Giá trị thực tế của dòng điện và
■ Tuân thủ các giới hạn quy định của biên độ và tần số.
sụt áp trong hệ thống hạ áp tiêu biểu cho thấy C15
■ Mức dao động nằm trong giới hạn nói trên.
tầm quan trong của việc duy trì hệ số công
■ Tính liên tục cung cấp điện, ngoại trừ việc cắt điện cho sửa chữa định kỳ
suất cao như là một biện pháp giảm sụt áp.
hoặc khi có sự cố hệ thống hoặc trường hợp khẩn cấp khác.
■ Đảm bảo duy trì tính sin.

Trong phần này chỉ thảo luận về việc duy trì biên độ điện áp.
Trong hầu hết các quốc qua, ngành điện có bổn phận duy trì điện áp cho khách
hàng ở mức ±5% (hoặc trong một số trường hợp ±6% hoặc lớn hơn nhự ở bảng
C1) trị định mức .
Tiêu chuẩn IEC và của hầu hết quốc gia khuyến cáo rằng các thiết bị hạ thế được
thiết kế và thử nghiệm để thực hiện tốt trong phạm vi ± 10% điện áp định mức. Đây
là giá trị ngưỡng theo các điều kiện tồi tệ nhất (ví dụ, trừ 5% ở vị trí kết nối vào
lưới) và 5% sụt áp cho phép trong dây dẫn .
Sụt áp trong lưới phân phối điển hình xảy ra như sau: điện áp tại đầu trung thế của
máy biến áp trung/hạ thường ở mức ± 2% nhờ bộ điều áp dưới tải của máy biến áp
tại trạm phân phối trung gian lấy điện từ lưới phân phối phụ có cấp điện áp cao hơn.
Nếu máy biến trung /hạ đặt gần trạm phân phối trung gian, thì ± 2% dải điều áp này
có thể cho cấp điện áp lớn hơn giá trị điện áp trung thế định mức. Ví dụ: điện áp có
thể là 20,5kV ±2% trên hệ 20kV. Khi ấy, máy biến áp phân phối trung/hạ cần có đầu
phân áp không tải ở vị trí +2,5%. Ngược lại, nếu máy biến áp ở xa trạm phân phối,
điện áp sẽ là 19,5kV ± 2% và đầu phân áp không tải cần chọn là vị trí –5%.
Có nhiều mức điện áp khác nhau trong hệ thống là điều bình thường, và phụ thuộc
vào luồng công suất của hệ thống. Hơn thế nữa, sự khác biệt điện áp này là nguyên
nhân cho sử dụng từ “ định mức” khi nói đến điện áp của hệ thống.

Ứng dụng
Với máy biến áp trung/hạ lựa chọn đúng bộ điều áp không tải, điện áp đầu ra máy
biến áp khi không tải có thể chỉnh trong dải ±2% điện áp không tải.
Khi biến thế đầy tải, để bảo đảm điện áp ở mức cần thiết thì điện áp đầu ra khi không
tải càng lớn càng tốt nhưng không vượt quá giới hạn trên là +5% (trong ví dụ này).
Thực tế hiện nay cho thấy, tỷ số biến áp thường cho điện áp đầu ra khoảng 104% khi
không tải (1), khi điện áp phía trung thế là định mức hoặc được hiệu chỉnh bằng các
đầu phân áp, như đã trình bày ở trên. Kết quả, trong trường hợp này, dải điện áp từ
102% đến 106%.
Máy biến áp phân phối tiêu biểu thường có điện áp kháng ngắn mạch 5%. Nếu giả
sử thành phần do điện trở chiếm 1/10 giá trị trên thì sụt áp trong máy biến áp khi đầy
tải và cosϕ=0,8 (trễ pha) là
V% sụt áp = R% cos ϕ + X% sin ϕ
= 0.5 x 0.8 + 5 x 0.6
= 0.4 + 3 = 3.4%
Dải biến thiên điện áp ở đầu ra biến thế mang đầy tải sẽ là
(102 - 3.4) = 98.6% to (106 - 3.4) = 102.6%.
Sụt áp lớn nhất cho phép trên trục dây phân phối hạ thế do vậy sẽ là 98.6 - 95 = 3.6%.
Điều này có nghĩa là, trong thực tế cáp đồng 240mm2 (3 pha 4 dây) ở điện áp
230/400V có thể cung cấp tải 292kVA phân bố đều với hệ số công suất là 0,8 cho
khoảng cách là 306m. Như vậy thì cũng với giá trị tải đó cho một hộ tiêu thụ tập trung
có thể truyền tải trên khoảng cách 153m từ máy biến áp sẽ cho ra cùng độ sụt áp.
Một điều lưu ý là khả năng tải của cáp dựa vào các tính toán theo IEC 60287 (1982) là
290kVA, và do vậy sụt áp lớn nhất 3,6% không vượt quá giới hạn. Có nghĩa là cáp có
thể mang đầy tải trên các khoảng cách yêu cầu trong lưới phân phối hạ thế
Ngoài ra, hệ số công suất 0,8 trễ pha là đặc trưng cho các tải công nghiệp. Ở những
vùng có tải hỗn hợp, bán công nghiệp thì giá trị 0,85 là phổ biến hơn. Giá trị 0,9 thường
dùng tính toán cho các vùng dân cư. Do vậy sụt áp được nêu ở trên có thể được xem
như trường hợp xấu nhất.

(1) Máy biến áp 230/400 V theo tiêu chuẩn IEC có điện áp đầu ra
khi không tải là 420 V, bằng 105% điện áp định mức.
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 2 Giá điện và đo lường

Tài liệu hướng dẫn này không cố gắng phân tích các biểu giá điện cụ thể, do trên thế
giới có rất nhiều hệ thống giá điện khác nhau. Một số loại giá rất phức tạp nhưng có
cùng các yếu tố cơ bản và khuyến khích khách hàng quản lý tiêu thụ điện sao cho làm
C16 giảm chi phí phát, truyền tải và phân phối điện năng.
Có hai giải pháp chính để giảm chi phí cung cấp điện cho khách hàng là:
■ Giảm tổn thất khi phát, truyền tải và phân phối năng lượng điện. Về nguyên
tắc, tổn thất sẽ nhỏ nhất khi các phần tử trong hệ thống vận hành với công
suất là 1.
■ Giảm phụ tải đỉnh và tăng tải vào những giờ thấp điểm, bằng cách đó có thể
khai thác hoàn toàn khả năng phát các nhà máy điện và giảm dư thừa của
nhà máy.

Giảm tổn thất


Mặc dù điều kiện lý tưởng được đề cập ở giải pháp thứ nhất là không thể có được,
rất nhiều hệ thống giá điện dựa trên số nhu cầu kVA cũng như theo số kWh tiêu thụ.
Khi cung cấp một kW thì lượng kVA bé nhất sẽ ứng với hệ số công suất bằng 1.
Khách hàng có thể giảm thiểu số tiền điện phải trả bằng các biện pháp cải thiện hệ số
công suất của tải này (Xem chương L). Công suất kVA sử dụng dùng để tính giá điện
là giá trị trung bình lớn nhất của công suất biểu kiến trong mỗi chu kỳ thanh toán hóa
đơn và được dựa theo số kVA trung bình trong thời gian cố định (thông thường chu
kỳ là 10, 30, 60 phút) và lựa chọn giá trị lớn nhất trong các giá trị này.
Nguyên tắc này sẽ được mô tả trong phần “Nguyên tắc đo công suất KVA lớn nhất”.

Giảm nhu cầu phụ tải định


Mục tiêu thứ hai là giảm nhu cầu phụ tải định, và tăng nhu cầu trong thời kỳ thấp tải
sẽ giảm đáng kể giá điện năng:
■ Một số giờ trong ngày 24 giờ
■ Một vài chu kỳ trong năm

Ví dụ đơn giản nhất, một người tiêu dùng có bình tích trữ nước nóng (hoặc tích trữ
nhiệt). Thiết bị đo có hai bộ đếm số, một bộ hoạt động ban ngày và bộ thứ hai (đóng
ngắt theo thời gian) hoạt động vào ban đêm. Một công tắc tơ hoạt động nhờ thiết bị
định giờ sẽ đóng mạch đun nước nóng ở thời điểm giá điện thấp, điện năng tiêu thụ
được ghi lại. Máy đun nước nóng có thể được đóng và tắt bất cứ thời gian nào
trong, khi cần thiết, nhưng khi ấy sẽ chịu giá điện bình thường. Các khách hàng
công nghiệp lớn sẽ có 3 hoặc 4 mức giá trong chu kỳ 24 giờ và các chu kỳ khác
nhau trong năm.
Trong hệ thống như vậy, tỉ số của giá thành trên kWh trong thời kỳ tải định của một
năm và ở thời kỳ tải thấp nhất có thể là 10:1

Công tơ
Đó là các công cụ chất lượng cao sử dụng các phụ tùng cơ điện cổ điển và là thiết bị
cần thiết để thực hiện các loại hình đo lường. Gần đây, kỹ thuật đo điện tử và vi xử
lý, cùng công nghệ điều khiển sóng (1) từ một trung tâm điều khiển công cộng (để
thay đổi thời kỳ cao điểm trong cả năm, vv) đang được phát triển và tạo thuận lợi
đáng kể trong việc ứng dụng các nguyên tắc trên. Trong hầu hết các nước, một số
giá, như đã trình bày ở trên, một phần dựa trên nhu cầu kVA, ngoài việc tiêu thụ
kWh, trong giai đoạn thanh toán (thường là 3 tháng). Nhu cầu tối đa đăng ký sẽ
bằng, là nhu cầu kVA trung bình lớn nhất ghi nhận trong khoảng thời gian thanh toán.

(1) Ripple control là hệ thống tín hiệu với tần số âm thanh (175Hz),
được truyền vào dây hạ thế ở trạm cần thiết. Tín hiệu có thể
dưới dạng xung mã hóa và các rơ le được điều chỉnh với tần số
tín hiệu, sau khi nhận dạng mã, rơle sẽ tác động theo chức năng
yêu cầu. Bằng cách này có thể cho ra 960 tín hiệu điều khiển
C - Kết nối mạng điện phân phối hạ thế công cộng 2 Giá điện và đo lường

Hình C10 hiển thị đường cong nhu cầu kVA điển hình trong thời gian hai giờ,
chia ra chu kỳ là 10 phút. Công tơ đo giá trị trung bình kVA theo chu kỳ 10 phút.

C17
kVA
Trị trung bình lớn nhất
trong khoảng thời gian 2 giờ
Trị trung bình
Theo các chu
kỳ 10 phút

t
0 1 2 hrs

Hình. C10 : Trị trung bình kVA lớn nhất trong khoảng thời gian 02 giờ

Nguyên lý đo lường nhu cầu kVA lớn nhất


Công tơ kVA tựơng tự như công tơ kWh nhựng quan hệ dòng và áp pha được
thay đổi để có thể đo được kVAh. Ngoài ra, thay vì mặt đồng hồ cơ số mười,
như công tơ kWh truyền thống, thiết bị này cần có con trỏ quay. Khi con trỏ
quay nó sẽ đo kVAh và đẩy một chỉ thị đỏ ra trước.
Ở cuối mỗi 10 phút, con trỏ quay sẽ chuyển dịch quanh mặt đồng hồ (cần thiết
kế sao cho không bao giờ có một vòng quay kết thúc trong 10 phút). Khi đó bộ
chỉ thị quay sẽ lập lại vị trí 0 và lại bắt đầu 10 phút khác. Chỉ thị đỏ ở nguyên vị trí
đã có do bộ chỉ thị đo lường và tương ứng với số kVAh được tiêu thụ trong vòng
10 phút.
Thay vì mặt đồng hồ được đánh số theo kVAh ở vị trí đó, song nó có thể đánh
theo các đơn vị của số kVA trung bình, các con số sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn
đề này.
Giả sử thời điểm mà chỉ thị đỏ hiện có tương ứng với 5kVAh, như vậy sự thay
đổi kVA đã được thực hiện trong vòng 10 phút (1/6giờ).
Nếu bây giờ, 5 kVA chia cho số giờ thì sẽ ra số kVA trung bình.
Trong trường hợp này, số kVA trung bình cho chu kỳ là

5 x (1/(1/6))= 5 x 6 = 30 kVA
Mỗi điểm trên mặt đồng hồ cũng sẽ được ghi nhận tương tự, có nghĩa là lượng
kVA trung bình sẽ lớn hơn số kVA ở điểm quan sát là 6 lần. Lý luận tương tự để
đo kVA trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ.
Tại cuối một đợt thanh toán, chỉ thị đỏ sẽ thích ứng với giá trị lớn nhất của tất cả
giá trị trung bình đo được trong thời gian này. Chỉ thị đỏ lại được trả về 0 ở đầu
chu kỳ thanh toán sau. Công tơ điện cơ mô tỷ ở trên sẽ nhanh chóng được thay
bằng điện tử. Nguyên lý cơ bản cho đo lường điện tử sẽ cũng giống như đã mô tả
ở trên.
Chương D
Hướng dẫn chọn lựa cấu trúc
lưới trung và hạ thế

Nội dung

1


D3


D4
D4
D5 D1

3
D7
D7
D7
D7
D8
D8
D8
D8
D9
D9
D9
D10
D10


D11
D11
D11
D12


D13
D13
D13
D13
D14


D15
D15
D16
D17
D18
D18


D19
D19
D20
D22
D22

8


D24
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế

9


D26
D26
D26
D28
D28

D2 10


D29

11


D30

12
D31
D31
D31
D31
D32
D34
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
1 Các nguyên tắc cho người
sử dụng

Lựa chọn cấu trúc phân phối


Lựa chọn cấu trúc phân phối cố ý nghĩa quyết định đối với sự vận hành mạng điện
trong suốt thời gian tồn tại của mạng:
■ Ngay ở giai đoạn lắp đặt, sự lựa chọn này có thể ảnh hưởng nhiều tới thời gian
lắp đặt, tốc độ và mức độ yêu cầu về tay nghề của đội thi công,...
■ Có thể ảnh hưởng tới giai đoạn vận hành của mạng điện như về chất lượng và
độ tin cậy cấp điện cho các tải nhạy cảm, tổn thất công suất

■ Và cuối cùng, có thể có nhưng ảnh hưởng lên phần mạng điện có thể tái sử
dụng khi hết tuổi thọ.
Cấu trúc lưới phân phối bao gồm cấu hình không gian, lựa chọn nguồn, xác định
các mức phân phối, sơ đồ một sợi và lựa chọn thiết bị.
Việc lựa chọn cấu trúc tốt nhất thường được thực hiện nhằm thỏa một vài tiêu
chuẩn nào đó mà khách hàng quan tâm.
Việc tìm lời giải tối ưu thường kết hợp nhiều giai đoạn (Xem Hình D1).

Tiềm năng cho


tối ưu

Ecodial

Thiết kế
sơ bộ

ID-Spec

Thiết kế
chi tiết

Lắp đặt

Vận hành

Hình. D1 : Khả năng tối ưu hóa

Để tìm được lời giải tối ưu cần có sự cộng tác của nhiều người trong giai đoạn
thiết kế các phần khác nhau của dự án:
■ Kiến trúc sư người xác định kiến trúc tòa nhà theo yêu cầu người sử dụng,
■ Người thiết kế các phần kỹ thuật khác nhau (chiếu sáng, nhiệt, điều hòa không
khí, chất lỏng...),
■ Đại diện của bên sử dụng.
Các mục sau sẽ trình bày các tiêu chuẩn chọn lọc, quá trinh thiết kế nhằm đáp
ứng các yêu cầu của các tòa nhà công nghiệp, thương mại và tiểu thủ công
nghiệp (kể cả những công trình lớn).
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
2 Quá trình thiết kế cấu trúc
đơn giản hóa

2.1 Thiết kế cấu trúc


Thiết kế Cấu trúc trong cuốn sách này được bắt đầu từ giai đoạn thiết kế
phác thảo.
Nó thường bao gồm trục phân phối trung/hạ thế, mạng phân phối hạ thế và cả
các mức phân phổi cuối cùng (xem Hình D2).

Tủ phân phối
Chính trung/hạ

Phân phối
hạ thế

Phân phối
đầu cuối

M M M M

Hình. D2 : Vi dụ về sơ đồ một sợi

Thiết kế cấu trúc có thể được mô tả bởi quá trình gồm 3 giai đoạn, với khả năng
tương tác lặp lại các công đoạn. Quá trình này cần lưu tâm tới các đặc tính
mạng điện và thỏa mãn hàng loạt tiêu chuẩn.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
2 Quá trình thiết kế cấu trúc
đơn giản hóa

2.2 Quá trình tổng thể


Quá trình tổng thể được mô tả tóm tắt trong các mục sau và trên Hình D3.
Quá trình mô tả trong cuốn sách này không phải là bắt buộc. Nó chỉ là một
hướng dẫn cho các kỹ sư thiết kế lưới điện.


Dữ liệu Xem § 3
Các đặc tính
Giai đoạn mạng điện

Có thể
cung cấp
Xem § 6
Giai đoạn 1
Lựa chọn đặc tính
cơ bản

Sơ đồ
một sợi

Xem § 7
Giai đoạn 2
Lựa chọn chi tiết
của cấu trúc

Sơ đồ
chi tiết
Xem § 4
Các đặc tính
công nghệ
Xem § 8
Giai đoạn 3
Lựa chọn
thiết bị

Giải pháp
công nghệ
Xem § 5
Các tiêu chí
đánh giá
Xem § 9

Các khuyến cao


Đánh giá
về tối ưu

Lời giải
cuối cùng

Hình. D3 : Sơ đồ khối để chọn lựa cấu trúc phân phối điện

Giai đoạn 1: Lựa chọn đặc tính cơ bản của cấu trúc phân phối

Giai đoạn này bao gồm việc xác định các đặc thù cơ bản của một mạng điện. Lưu
ý tới các đặc tính vĩ mô của mạng điện và cách sử dụng nó.

Các đặc tính này có ảnh hưởng tới kết nối vào lưới điện quốc gia, mạch trung thế,
số trạm biến áp...

Ở cuối giai đoạn này, chúng ta có một vài giải pháp về sơ đồ, chúng thường được
sử dụng như điểm bắt đầu cho sơ đồ một sợi. Sự lựa chọn cuối cùng sẽ thu được
sau giai đoạn 2.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
2 Quá trình thiết kế cấu trúc
đơn giản hóa

Giai đoạn 2: Lựa chọn các chi tiết của cấu trúc
Giai đoạn này sẽ các định mạng điện chi tiết hơn. Nó sẽ dựa trên kết quả của giai
đoạn 1 và tìm giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan tới việc áp dụng và vận
hành mạng điện.

Quá trình này quay lại giai đoạn 1 nếu các tiêu chuẩn chưa được thỏa mãn. Một
quá trình lặp cho phép tiếp cận phân tích tổ hợp các mục tiêu.

 Ở cuối giai đoạn này, ta sẽ có sơ đồ một sợi chi tiết.

Giai đoạn 3: Lựa chọn thiết bị


Lựa chọn thiết bị được tiến hành ở đây, dựa trên kết quả của lựa chọn cấu trúc.
Việc lựa chọn dựa trên catalô của nhà chế tạo với mục đích thỏa vài tiêu chuẩn nào
đó.

Giai đoạn này có thể quay lại giai đoạn 2 nếu các đặc tính chưa được đáp ứng.

Đánh giá
Bước đánh giá này cho phép phòng kỹ sư nêu được các điểm chính để bàn bạc
với khách hàng và các bên liên quan
Theo kết quả bàn bạc này, có thể sẽ quay lại giai đoạn 1
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
3 Các đặc tính của mạng điện

Một vài đặc tính mạng điện sẽ ảnh hưởng tới các phần tử chính và chi tiết của cấu
trúc phân phối điện năng. Với mỗi đặc tính này, chúng tồi sẽ trình bày các định
nghĩa và chủng loại khác nhau hoặc các đại lượng có thể có.

3.1 Hình thức hoạt động


Định nghĩa: 
Hình thức hoạt động kinh tế chính của công trình (đối tượng).

Danh mục ngành nghề của các tỏa nhà công nghiệp:
■ Chế tạo, sản xuất
■ Thực phẩm và đồ uống
■ Hậu cần
Danh mục ngành nghề của các tòa nhà thương mại, dịch vụ:
■ Tòa nhà văn phòng
■ Siêu thị
■ Nơi mua sắm

3.2 Cấu trúc công trình


Định nghĩa:
Đặc tính cấu trúc của tòa nhà, bao gồm số tòa nhà, số tầng, diện tích từng tầng

Phân loại:
■ Tòa nhà một tầng,
■ Tòa nhà nhiều tầng,
■ Công trình gồm nhiều tòa nhà.
■ Cao ốc.

3.3 Phạm vi bố trí


Định nghĩa:
Các đặc tính lưu tâm tới ràng buộc về bố trí thiết bị trong tòa nhà:
■ Thẩm mĩ,
■ Khả năng tiếp cận,
■ Sự hiện diện của các vị trí chuyên biệt,
■ Sử dụng hành lang kỹ thuật (cho mỗi tầng),
■ Sử dụng các đường ống kỹ thuật (theo phương đứng).

Phân loại:
■ Thấp: vị trí của các thiết bị điện hầu như là được áp đặt
■ Trung bình: vị trí thiết bị điện bị áp đặt một phần,
■ Cao: không cố ràng buộc. Vị trí thiết bị có thể được xác định nhằm đáp ứng các
tiêu chuẩn.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
3 Các đặc tính của mạng điện

3.4 Độ tin cậy phục vụ


Định nghĩa:
Khả năng của hệ thống đáp ứng cấp điện trong các điều kiện được nêu và trong
khoảng thời gian xác định.

Phân loại:
■ Tối thiểu: có thể xảy ra mất điện do các điều kiện địa lý (mạng điện cô lập, vùng

cách xa nguồn điện), kỹ thuật (đường dây trên không, hệ thống kết mạch vòng yếu)
hoặc kinh tế (bảo trì không đủ, định dung lượng phát điện không đủ).
■ Chuẩn
■ Tăng cường: độ tin cậy cấp điện đạt được nhờ các biện pháp đặc biệt để giảm
thiểu khả năng mất điện (lưới điện ngầm, kết ô lưới...)

3.5 Khả năng duy trì cấp điện


Định nghĩa:
Khả năng giới hạn ảnh hưởng của các thao tác bảo trì lên vận hành của một phần
hay toàn bộ mạng điện.

Phân loại:
■ Tối thiểu: mạng điện cần ngưng vận hành để tiến hành thao tác bảo trì.
■ Chuẩn: thao tác bảo trì có thể thực thi khi mạng điện đang vận hành, song với
chức năng suy giảm. Các thao tác này thường được hoạch định trong thời kỳ
giảm thiểu hoạt động của nhà máy (công trình). Ví dụ: một vài biến thế với dự
phòng một phần hay cắt giảm tải.
■ Tăng cường: các biện pháp đặc biệt cần được thực thi để cho phép tiến hành
bảo trì mà không gây ảnh hưởng tới vận hành mạng điện. Ví dụ: cấu hình cấp
nguồn đôi.

3.6 Tính linh hoạt của mạng điện


Định nghĩa:
Khả năng dễ dàng di chuyển điểm cấp nguồn trong mạng điện, hoặc dễ dàng tăng
cường cấp nguồn tại một điểm nào đó. Tính linh hoạt là một tiêu chuẩn cần lưu tâm
do tính không xác định rõ của tòa nhà trong giai đoạn tiền thiết kế.

Phân loại:
■ Không có tính linh hoạt: vị trí của các tải là cố định trong suốt chu kỳ vòng đời,
do các ràng buộc về kết cấu tòa nhà hay do tỷ trọng lớn của các quá trình sản xuất
như công đoạn nấu chảy kim loại.
■ Linh hoạt khi thiết kế: số lượng điểm cung cấp, công suất của tải hoặc vị trí của
chúng không biết một cách chính xác.
■ Linh hoạt khi áp dụng: phụ tải có thể được đặt sau khi mạng điện được vận
hành thử.
■ Linh hoạt khi vận hành: vị trí của tải sẽ dao động, tùy thuộc vào tái tổ chức quá
trình sản xuất.

Ví dụ:
□ Tòa nhà công nghiệp: mở rộng, phân tích và thay đổi sử dụng
□ Tòa nhà văn phòng: phân tách
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
3 Các đặc tính của mạng điện

3.7 Công suất yêu cầu


Định nghĩa:
Tổng công suất biểu kiến (kVA) sau khi đã áp dụng hệ số sử dụng. Đó là công suất
lớn nhất có thể tiêu thụ ở thời điểm cho trước của mạng điện, với khả năng quá tải
được giới hạn trong thời gian ngắn.
Các dải công suất chủ yếu của biến thế thường là:
■ < 630kVA
■ Từ 630 đến 1250kVA

■ Từ 1250 đến 2500kVA
■ > 2500kVA

3.8 Phân bố tải


Định nghĩa:
Một đặc tính liên quan tới tính đồng nhất của phân bố tải (kVA/m2) trên một vùng
hay cả tòa nhà.

Phân loại::
■ Phân bổ đều: tải trải đều hay mức đơn vị công suất thấp và rải khắp diện tích
hay một vùng lớn của tòa nhà (mật độ đều).
Ví dụ: chiếu sáng, các vị trí làm việc cá nhân
■ Phân bố trung bình: các tải có công suất trung bình đặt theo nhóm
Ví dụ: các máy móc của dây chuyền, các các máy móc để lắp ráp, các trạm làm
việc, các vị trí môđun hậu cần.
■ Tập trung theo nhóm: tải có công suất lớn và gom nhóm trong vài vùng của
tòa nhà (mật độ không đều). Ví dụ : HVAC

3.9 Độ nhạy với việc ngưng cung cấp điện


Định nghĩa:
Khả năng của một mạch điện chấp nhận sự mất điện.

Phân loại:
■ Mạch có thể ngắt: có thể ngắt ở bất kỳ lúc nào và thời gian mất điện không hạn
chế
■ Cho phép mất điện với thời gian dài: thời gian mất điện > 3 phút *
■ Cho phép mất điện trong thời gian ngắn: thời gian mất điện < 3 phút *
■ Không cho phép mất điện.
Có thể phân loại sự nghiêm trọng của mất điện theo nhiều mức, tùy thuộc vào hậu
quả có thể có:
■ Không gây hậu quả nghiêm trọng,
■ Mất mát sản xuất,
■ Suy giảm chất lượng sản phẩm hay mất mát các số liệu nhạy cảm,
■ Gây nguy hiểm chết người.
Điều này được thể hiện theo thuật ngữ “quan trọng”.
■ Không quan trọng:
Tải hay mạch diện có thể được cắt bất kỳ lúc nào
Ví dụ: mạch cấp cho nước nóng dùng cho vệ sinh.
■ Ít quan trọng:
Ngắt điện có thể gây nên sự thiếu tiện nghi tạm thời, không gây bất kỳ hậu quá nào
về mặt tài chính. Nếu kéo dài việc mất điện quá một thời gian tới hạn nào đó có thể
làm mất mát sản xuất hay giảm năng suất. Ví dụ: mạch điện cho sưởi ấm, quạt và
điều hòa không khí (HVAC).
■ Quan trọng vừa:
Mất điện có thể làm gián đoạn sản xuất hay phục vụ. Mất diện kéo dài vượt hơn
thời gian tới hạn có thể làm giám chất lượng sản phẩm hay gây nên chi phí cho
khởi động nguồn dự phòng
Ví dụ: các tủ lạnh, thang máy.
■ Quan trọng cao
Bất kỳ một sự ngưng cấp điện nào cũng có thể gây nên nguy hiểm chết người hay
thiệt hại lớn về tài chính.
* các giá trị chỉ thị theo tiêu chuẩn EN50160: “Đặc tính của Ví dụ: nhà hát đang hoạt động, các cơ quan IT , cơ quan an ninh.
điện áp cấp từ lưới điện phân phối công cộng”.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
3 Các đặc tính của mạng điện

3.10 Độ nhạy cảm với nhiễu


Định nghĩa
Khả năng của một mạch điện làm việc đúng khi có nhiễu.
Một nhiễu có thể dẫn tới nhiều mức độ vận hành không mong muốn. Ví dụ như
ngưng làm việc, làm việc sai, gia tăng lão hóa, tăng tin thất...
Các dạng nhiễu có ảnh hưởng tới vận hành mạch điện:
■ Quá áp,
D10 ■ Méo điện áp,
■ Dao động điện áp,
■ Mất cân bằng điện áp.

Phân loại:
■ Mức nhạy thấp: nhiễu điện áp cấp nguồn có ảnh hưởng nhỏ tới vận hành.
Ví dụ: thiết bị nhiệt.
■ Nhạy trung bình: nhiễu điện áp làm suy giảm đáng kế chức năng vận hành.
Ví dụ: động cơ, chiếu sáng.
■ Nhạy cao: nhiễu điện áp làm ngừng vận hành thiết bị, thậm chl làm tổn hao tới
thiết bị được cấp điện.
Ví dụ: thiết bị IT (công nghệ thông tin).
Mức nhạy của mạch điện sẽ xác định việc thiết kế mạch điện riêng (chuyên biệt)
hay dùng chung. Thực vậy, tốt hơn cả là tách riêng tải nhạy khỏi tải gây nhiễu.
Ví dụ: tách mạch chiếu sáng khỏi mạch động cơ.
Sự lựa chọn này cũng phụ thuộc vào đặc thù vận hành. Ví dụ như tách năng lượng
cung cấp cho mạch chiếu sáng để đo lường năng lượng tiêu thụ sản xuất trực tiếp.

3.11 Khả năng gây nhiễu của mạch điện


Định nghĩa
Khả năng của một mạch điện gây nhiễu lên vận hành của các mạch lân cận như:
sóng hài, dòng khởi động, mất cân bằng, dòng tần số cao, bức xạ điện từ...

Phân loại
■ Không gây nhiễu: không cần các biện pháp phòng ngừa.
■ Vừa phải hoặc nhiễu ngẫu nhiên: việc tách nguồn cung cấp lả cần thiết khi cố
sự hiện diện của các mạch có mức nhạy trung bình hoặc cao. Ví dụ: các mạch
chiếu sáng gây ra sóng dòng hài.
■ Rất nhiễu: việc dùng mạch cấp nguồn chuyên biệt hoặc áp dụng cách giảm
nhiễu là cấp thiết để đảm bảo mạng điện vận hành đúng. Ví dụ: các động cơ điện
có dòng khởi động rất lớn, thiết bị hàn với dòng điện dao động.

3.12 Các lưu ý hoặc ràng buộc khác


■ Môi trường
Ví dụ: phân loại sét, mức chịu ánh nắng mặt trời
■ Quy tắc đặc biệt
Ví dụ, bệnh viện, tòa nhà cao tầng...
■ Quy tắc của nhà phân phối năng lượng
Ví dụ: hạn chế đấu nối tới lưới hạ thế, mức tiếp cận trạm trung thế...
■ Tải đi kèm
Tải nên đấu vào 2 mạch độc lập vì lý do dự phòng.
■ Kinh nghiệm người thiết kế
Nên hòa hợp được với thiết kế trước hoặc kế thừa thiết kế trước, chuẩn hóa các
phần tử chi tiết trạm, kế thừa các phần tử cơ bản
■ Các ràng buộc nguồn cấp:
Mức điện áp (230V, 400V, 690V), hệ thống điện áp (một pha, ba pha có hoặc không
có trung tính...)
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
4 Các đặc tính công nghệ

Các giải pháp cồng nghệ được xem xét liên quan đến các thiết bị hạ thế và trung
thế khác nhau, cũng như hệ thống dẫn điện bằng thanh dẫn.
Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật được dựa trên sơ đồ một sợi và tuân theo các
đặc tính dưới đây.

4.1 Môi trường, không khí


11
Cần lưu tâm tới tát cả các ràng buộc môi trường (nhiệt độ trung bình của khí
quyển, độ cao, độ ẩm, độ ăn mùn, bụi bẩn,,..) và lưu tâm tới các chỉ số bảo vệ IP
và IK. Các chủng loại:
■ Chuẩn: không có các ràng buộc đặc biệt về môi trường
■ Tăng cường: môi trường khắc nghiệt, một vài thông số môi trường sẽ áp đặt
các ràng buộc quan trọng cho các thiết bị lắp đặt
■ Đặc biệt: một số môi trường điển hình đặc biệt, đòi hỏi các biện pháp tăng
cường đặc biệt

4.2 Chỉ số phục vụ


Chỉ số phục vụ (IS) là các đại lượng cho phép ta phân loại tủ đóng cắt hạ thế
theo yêu cầu người sử dụng liên quan đến vận hành, bảo trì và nâng cấp.
Các chỉ số được cho trong bảng sau (Hình D4):

Thao tác Bảo trì Nâng cấp


IS = 1 • • IS = • 1 • IS = • • 1
Cấp 1 Thao tác có thể dẫn đến ngắt điện Thao tác có thể dẫn đến ngắt điện Thao tác có thể dẫn đến ngắt điện
hoàn toàn cho tủ điện hoàn toàn cho tủ điện hoàn toàn cho tủ điện

Cấp 2 IS = 2 • • IS = • 2 • IS = • • 2
Thao tác có thể dẫn đến ngắt điện Thao tác có thể dẫn đến ngắt điện Thao tác có thể dẫn đến ngắt điện
hoàn toàn cho đơn vị chức năng hoàn toàn cho đơn vị chức năng, hoàn toàn cho đơn vị chức năng, với
với các kết nối đang làm việc các đơn vị chức năng được dự trữ
Cấp 3 IS = 3 • • IS = • 3 • IS = • • 3
Thao tác có thể dẫn đến chỉ mất Thao tác có thể dẫn đến chỉ mất Thao tác có thể dẫn đến chỉ mất điện
điện cho đơn vị chức năng điện cho đơn vị chức năng, với các cho đơn vị chức năng, trong điều kiện
kết nối không làm việc việc nâng cấp đang sẵn sàng

Hình. D4 : Các chỉ số

■ Ví dụ một thao tác vận hành: cắt máy cắt, thao tác đóng /mở điện cho một máy
■ Ví dụ của thao tác bảo trì: xiết chặt mối nối
■ Ví dụ thao tác nâng cấp: đấu nối thêm đường dây
Một số các chỉ số phục vụ liên quan được cho trong Hình D5

IS Thao tác Bảo trì Nâng cấp


111 Ngắt hoàn toàn một tủ điện Thời gian làm việc >1giờ,
với tổng số không biết rõ Không bao gồm mở rộng lưới
211
223 Thời gian làm việc giữa 1/4 và Khả năng bổ sung thêm một đơn
1 giờ thao tác khi vẫn nối lưới vị chức năng mà không ngắt điện
Đóng ngắt đơn lẻ một đơn vị chức Khả năng bổ sung thêm một đơn
232 năng và thử nghiệm lại < 1h vị chức năng mà khi ngắt điện

233 Khả năng bổ sung thêm một đơn vị chức


Thời gian bảo trì giữa 1/4 và 1 giờ, năng không ngắt điện
ngắt khỏi lưới Khả năng bổ sung thêm một đơn vị
332
chức năng khi ngắt điện
Đóng ngắt đơn lẻ một đơn vị chức
năng và thử nghiệm lại < 1/4h
333 Khả năng bổ sung thêm một đơn vị chức
năng mà không ngắt điện

Hình. D5 : Chỉ số IS
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
4 Các đặc tính công nghệ

Các kiểu kết nối của các đơn vị chức năng được thể hiện bởi 3 mã chữ cái:
■ Chữ đầu chỉ dạng đấu nối điện của lộ tổng đi vào,
■ Chữ thứ hai chỉ dạng đấu nối điện của lộ tổng đi ra,
■ Chữ thứ ba chỉ dạng đấu nối của các mạch phụ.
Các chữ cái tiếp theo dùng để:
■ F cho đấu nối cố định,
■ D cho đấu nối có thể tách rời,
D12
■ W cho đấu nối có thể kéo ra.
Các mức phục vụ thường liên quan tới các thông số cơ khác, như chỉ số bảo vệ
(IP), dạng ngân cách bên trong, kiểu kết nối của các đơn vị chức năng hay thiết
bị đóng cắt (Hình D6):

Khả năng rút


Mức phục vụ Chỉ số bảo vệ Dạng kéo của đơn vị
IP chức năng
111 2XX 1 FFF

211 2XB 1 FFF


223 2XB 3b WFD
232 2XB 3b WFW
233 2XB 3b WWW
332 2XB 3b WWW
333 2XB 3b WWW

Hình. D6 : Tương thích giữa chỉ số phục vụ và các thông số cơ khác

Các ví dụ công nghệ sẽ được trình bày trong chương E2.


■ Định nghĩa của chỉ số bảo vệ: xem IEC 60529: “Mức độ bảo vệ theo vỏ bọc (IP
code)”,
■ Định nghĩa của dạng và khả năng rút kéo: xem IEC 61439-1: “Thiết bị đóng cắt
và điều khiển hạ thế; phần 1: kiểm nghiệm theo mẫu và kiểm nghiệm từng phần”.

4.3 Các lưu ý khác


Các lưu ý sau có ảnh hưởng tới việc chọn lựa giải pháp công nghệ :
■ Kinh nghiệm người thiết kế,
■ Sự phù hợp với thiết kế trước hay khả năng kế thừa thiết kế trước
■ Chuẩn hóa các phần tử,
■ Bệ móng của các thiết bị hiện hữu
■ Các yêu cầu của công ty điện,
■ Tiêu chuẩn kỹ thuật: hệ số công suất mong muốn, khả năng phát triển tải, nguồn
sinh sóng hài...
Các lưu ý này cần được chú trọng trong giai đoạn xác định chi tiết về điện ngay
sau giai đoạn thiết kế sơ bộ.
D - Hướng dẫn chọn lựa cấu trúc lưới trung và hạ thế
5 Các tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc

Một vài tiêu chuẩn mang tính quyết định dùng cho đánh giá sẽ được áp dụng ở
cuối giai đoạn 3 để khẳng định cấu trúc được chọn. Các tiêu chuẩn này được trình
bày sau đây với các mức độ ưu tiên khác nhau.

5.1 Thời gian lắp đặt tại công trình


Thời gian lắp đặt thiết bị điện. D13

Các mức độ ưu tiên:


■ Hạng hai: thời gian lắp đặt tại công trình có thể được mở rộng, nếu điều này làm
giảm tổng chi phí lắp đặt,
■ Đặc biệt: thời gian lắp đặt tại công trình cần được giảm thiểu tối đa, nhưng
không làm phát sinh bất kỳ chi phí vượt trội dáng kể nào,
■ Tới hạn: thời gian lắp đặt tại công trình cần bắt buộc giảm càng nhiều càng tốt,
cho dù có thể phát sinh chi phí lắp đặt cao hơn,

5.2 Ảnh hưởng môi trường


Cần lưu tâm đến các ràng buộc môi trường trong giai đoạn thiết kế. Các lưu ý là:
tiêu thụ nguồn năng lượng tự nhiên, tổn thất Joule (liên quan tới phát thải CO2).
Khả năng tái chế, tuổi thọ mạng điện.

Các cấp độ ưu tiên:


■ Không đáng kể: không cần lưu tâm tới bất kỳ ràng buộc môi trường nào,
■ Tối thiểu: mạng được thiết kế với các yêu cầu tối thiểu của pháp lý về môi
trường,
■ Tăng cường: mạng được thiết kế với các lưu ý đặc biệt về bảo vệ môi trường.
Chi phí phát sinh được cho phép ở đây. Ví dụ: sử dụng biến thế có tổn hao nhỏ.
Ảnh hưởng môi trường của một mạng điện sẽ được xác định theo phương pháp
phân tích vòng đời của mạng điện và bao gồm 3 giai đoạn:
■ Chế tạo
■ Vận hành
■ Cuối vòng đời (tháo dỡ, tái chế).

Về mặt ảnh hưởng môi trường, ít nhất có 3 chỉ số cần lưu ý. Các chỉ số này
thường bị ảnh hưởng bởi thiết kế mạng điện. Mặc dù mỗi giai đoạn vòng đời đều
có ảnh hưởng tới 3 chỉ số, song mỗi chỉ số này chủ yếu lại liên quan tới một giai
đoạn nào đó:
■ Tiêu thụ các nguồn nguyên liệu tự nhiên có ảnh hưởng chủ yếu ở giai đoạn chế
tạo.
■ Tiêu thụ năng lượng có ảnh hưởng ở giai đoạn vận hành,
■ Khả năng tái sử dụng có ảnh hưởng tới giai đoạn cuối vòng đời. Chi tiết về các
chỉ số môi trường được cho trong bảng Hình D7

Chỉ số Yếu tố ảnh hưởng


Tiêu thụ nguyên liệu tự nhiên Trọng lượng và dạng vật liệu sử dụng

Tiêu thụ năng lượng điện Tổn hao joule khi chạy đầy tải và không tải
Khả năng tái chế Trọng lượng và dạng vật liệu được sử dụng

Hình. D7 : Các yếu tố liên quan tới 3 chi số môi trường


D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
5 Các tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc

5.3 Các mức bảo trì phòng ngừa


Định nghĩa:
Số giờ và tính phức tạp của bảo trì thực thi trong khi vận hành phù hợp với
khuyến cáo của nhà chế tạo nhằm đảm bảo vận hành mạng và duy trì các mức
vận hành yêu cầu (tránh sự cố: tác động, thời gian mất điện).

D14 Phân loại:


■ Chuẩn: theo khuyến cáo của nhà chế tạo.
■ Tăng cường: theo khuyến cáo nhà chế tạo, với môi trường khắc nghiệt
■ Đặc biệt: kế hoạch bảo trì riêng, đáp ứng yêu cầu cao về tính liên tục cấp điện,
và yêu cầu về trình độ tay nghề cao của đội bảo trì.

5.4 Khả năng cung cấp điện


Định nghĩa:
Là khả năng của một mạng điện có thể cấp điện phù hợp với đặc thù các thiết bị
mà nó cấp điện. Điều này được thể hiện qua mức khả dụng:
Khả năng cấp điện (%) = (12 - MTTR/ MTBF) x 1200
MTTR (Mean Time To Repair), thời gian trung bình mà hệ thống điện có thể vận
hành lại sau khi có một sự cố (bao gồm từ phát hiện nguyên nhân sự cố, sửa
chữa và vận hành thử lại),
MTBF (Mean Time Between Failure): thời gian trung bình mà hệ thống điện vận
hành và vận hành đúng,
Các loại khả năng khác nhau chỉ có thể được xác định bởi dạng lưới đã cho. Ví
dụ: bệnh viện, trung tâm xử lý số liệu.
Ví dụ: phân loại cho một trung tâm xử lý số liệu:
Bậc 1: cấp nguồn và điều hòa không khí chỉ bằng một tuyến duy nhất, không có
tuyến dư với khả năng đảm bảo 99,671%,
Bậc 2: cấp nguồn và điều hòa không khỉ chi bằng một tuyến duy nhất, có tuyến
dư với khả năng đảm bảo 99,741%,
Bậc 3: cấp nguồn và điều hòa không khí bằng vài tuyến, có 1 tuyến dư với khả
năng đảm bảo 99,982%
Bậc 4: cấp nguồn và điều hòa không khí bằng vài tuyến, có tuyến dư với khả
năng đảm bảo 99,995%.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
6 Chọn lựa các phần tử cấu trúc

Sơ đồ một sợi có thế được phân thành các phần chính. Các phần này được xác
định qua 2 bước liên tiếp, ở bước 1 ta sẽ tạo lập các chọn lựa sau:
■ Đấu nối vào lưới điện của điện lực,
■ Cấu hình các mạch trung thế,
■ Số lượng biến thế,
■ Số lượng và phân bổ các trạm biến thế,
■ Máy phát dự phòng trung thế

D15
6.1 Đấu nối vào lưới diện khu vực
Các cấu hình đấu nối chính được cho như sau (xem Hình D8 ):
■ Qua đường dây hạ thế,
■ Qua một đường dây trung thế,
■ Qua đường dây trung thế kiểu mạch vòng,
■ Qua đường dây trung thế kép,
■ Qua đường dây trung thế mạch kép nhưng chi với một thanh góp.
Đo lường, bảo vệ, thiết bị đóng cất nằm trên trạm không được trình bày trong các
sơ đồ tiếp theo. Chúng thường phụ thuộc vào công ty điện địa phương và điều này
cũng không làm ảnh hưởng tới việc lựa chọn sơ đồ cấu trúc mạng điện.
Với mỗi kiểu đầu nối, một biến thế sẽ được minh họa (vì mục đích đơn giản hóa),
tuy nhiên trên thực tế, một vài biến thế có thể được đấu nối.
(TPPC: tủ phân phối chính hạ thế)

a) Tuyến đơn: b) Mạch vòng:

Trung thế Trung thế

Hạ thế Hạ thế

TPPC TPPC

c) Nguồn kép: d) Thanh cái đối với nguồn kép:

Trung thế Trung thế Trung thế

Hạ thế Hạ thế Hạ thế

TPPC TPPC1 TPPC2

Hình. D8 : Đấu nối trung thế vào lưới của công ty điện
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
6 Chọn lựa các phần tử cấu trúc

Với các cấu hình khác nhau, các đặc tính thường gặp nhất sẽ được trình
bày trong bảng sau:

Cấu hình
Hạ thế Trung thế
D16 Đường dây đơn Mạch chính Nguồn kép
Các đặc tính Thanh cái đôi
cần chú ý với nguồn kép

Tính chất Bất kỳ Bất kỳ Bất kỳ Công nghệ cao, Bất kỳ


Phòng có độ nhạy

Đặc điểm công trình Một tòa nhà Một tòa nhà Một tòa nhà Một tòa nhà Vài tòa nhà
Độ tin cậy Cực thấp Cực thấp Tiêu chuẩn Cao Cao
Công suất yêu cầu < 630kVA ≤ 1250kVA ≤ 2500kVA > 2500kVA > 2500kVA
Các ràng buộc khác Bất kỳ Những nơi biệt lập Khu đô thị cố mật Khu đô thị có Khu đô thị có tính
về kết nối độ thấp mật độ cao ràng buộc

6.2 Cấu hình mạch trung thế


Các kiểu đấu nối chính được trình bày dưới đây (Hình D9):

■ Đường dây đơn, một hay nhiều biến thế


■ Mạch vòng hở, một lộ vào trung thế
■ Mạch vòng hở, 2 lộ vào trung thế
Cấu hình cơ bản là đường dây đơn, hình tia với một biến thế.
Trong trường hợp sử dụng vài biến thế, không dùng mạch vòng trừ khi tất
cá các biến thế đặt trên cùng trạm.

a) Đường dây đơn: b) Mạch vòng hở, 1 trạm trung thế: c) Mạch vòng hở, 2 trạm trung thế:

TT TT TT TT TT TT TT TT

HT HT HT HT HT HT HT HT

TPPC1 TPPC n TPPC1 TPPC 2 TPPC n TPPC 1 TPPC 2 TPPC n

Hình. D9 : Cấu hình mạch trung thế


D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
6 Chọn lựa các phần tử cấu trúc

Cấu hình mạch vòng kín không nên đưa vào.


Với tất cả các cấu hình, các đặc tính phổ biến được trình bày trong Hình D10.

Cấu hình mạch trung thế


Đặc tính cần lưu ý Đường dây đơn Mạch vòng hở 1 Mạch vòng hở 2
trạm trung thế trạm trung thế D17
Đặc điểm công trình Bất kỳ với Tòa nhà có một tầng Nhiều tòa nhà
< 25000m² hoặc vài tòa nhà ≥ 25000m²
≤ 25000m²

Mức duy trì cấp điện tối thiểu hoặc chuẩn Được tăng cường Được tăng cường
Công suất yêu cầu Bất kỳ > 1250kVA > 2500kVA
Độ nhạy với nhiễu Chấp nhận mất Chấp nhận mất điện Chấp nhận mất điện
điện lâu trong thời gian ngắn thời gian ngắn

Hình. D10 : Giá trị tiêu biểu của đặc tính mạng điện

Một cấu hình ngoại lệ: cấp nguồn qua 2 trạm trung thế và đấu nối các biến thế của
2 trạm này (đấu nối đôi phía trung thế).

6.3 Số lượng và phân bố các trạm biến thế trung/


hạ thế
Các đặc tính chủ yếu cần lưu ý khi xác định trạm
biến thế:
■ Diện tích của tòa nhà hay công trình
■ Công suất yêu cầu, (cần so với công suất máy biến thế tiêu chuẩn),
■ Phân bố tải
Các Cấu hình cơ bản thường được ưa chuộng lá loại trạm đơn. Một vài yếu tố nào
đố ảnh hưởng tới số trạm (> 1) là:
■ Một điện tích lớn (> 25000m2),
■ Địa bàn công trình: vài tòa nhà,
■ Tổng công suất > 2500kVA,
■ Mức nhạy tới sự mất điện: yêu cầu dự phòng trong trường hợp hỏa hoạn.

Cấu hình

Các đặc tính cần 1 trạm với N N trạm N trạm


lưu tâm biến thế N biến thế (các trạm M biến thế (công
giống nhau) suất khác nhau)

Cấu hình tòa nhà < 25000m² ≥ 25000m² ≥ 25000m²


1 tòa nhà với nhiều tầng vài tòa nhà

Công suất yêu cầu < 2500kVA ≥ 2500kVA ≥ 2500kVA


Phân bố tải Phân bố theo nhóm Phân bố đều Mật độ trung bình

Hình. D11 : Các đặc tính tiêu biểu của các cấu hình
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
6 Chọn lựa các phần tử cấu trúc

6.4 Số biến thế trung/hạ


Các đặc tính chính cần lưu ý khi xác định số lượng biến thế:
■ Diện tích tòa nhà hay công trình
■ Tổng công suất của tải lắp đặt
■ Độ nhạy tới việc mất điện
■ Độ nhạy với nhiễu
D18 ■ Mở rộng mạng điện
Cấu hình cơ bản là một máy biến thế cấp điện cho tòan bộ các tải. Một vài yếu
tố làm tăng số lượng biến thế (> 1), thường là có cùng dung lượng:
■ Tống công suất đặt quá lớn (> 1250kVA): do công suất máy bị hạn chế (chuẩn
hóa, dễ thay thế, giới hạn không gian...).
■ Diện tích quá lớn (> 5000m2): việc đặt vài biến thế gần các cụm tải cho phép
giảm chiều dài hệ thống dây hạ thế
■ Một yêu cầu dự phòng từng phần (đảm bảo một phần hoạt động khi biến thế bị
hư) hoặc toàn phần (đảm bảo hoạt động bình thường khi có hư hỏng biến thế)
■ Tách riêng các tải nhạy cảm với nhiễu và các tải sinh ra nhiễu (ví dụ.: IT, động
cơ)

6.5 Máy phát dự phòng trung thế


Các đặc tính chính cần lưu ý khi sử dụng máy phát dự phòng trung thế
■ Hoạt động của công trình được thiết kế cấp điện
■ Tổng công suất lắp đặt của các tải,
■ Mức nhạy tới sự mắt điện,
■ Khả năng của lưới phân phối công cộng.
Cấu hình cơ bản thường không có máy phát dự phòng trung thế.
Một vài yếu tố ảnh hưởng tới việc lắp đặt máy phát trung thế:
■ Hoạt động của công trình: các quá trình sản xuất kèm chế độ đồng phát, tối ưu
hóa năng lượng,
■ Khả năng của lưới phân phối công cộng kém.
Lắp đặt máy phát dự phòng có thể được thực hiện ở mức diện hạ thế.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
7 Lựa chọn cấu trúc chi tiết

Đây là giai đoạn thử hai của thiết kế mạng điện, ở giai đoạn này tiến hành chọn
lựa các thành phần sau:
■ Mặt bằng bố trí,
■ Phân bố tập trung hay phân tán,
■ Máy phát dự phòng,
■ Nguồn cấp điện liên tục (UPS).
■ Cấu hình các mạch hạ thế,
■ Tổ hợp cấu trúc.
D19

7.1 Mặt bằng bố trí


Vị trí của các thiết bị trung thế và hạ thế chính trên công trình hay tòa nhà.
Việc lựa chọn mặt bằng bố trí được dùng cho kết quả của giai đoạn 1.
Hướng dẫn lựa chọn:

■ Đặt nguồn cấp điện càng gần tâm phụ tải càng tốt,
■ Giảm các ràng buộc về không khí: tạo lập các phòng (vị trí) chuyên biệt nếu có
những ràng buộc nghiêm ngặt trong xưởng như: nhiệt độ, độ rung, bụi bẩn...,
■ Đặt các thiết bị nặng (biến thế, máy phát...) gần tường hay gần lối vào chính để
dễ bảo trì,
Một mặt bằng bố trí được minh họa trên Hình D12:

Tâm phụ tải

Hoàn tất

Văn phòng Sơn

Hình. D12 : Vị trí của các thiết bị sẽ quyết định vị trí nguồn
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
7 Lựa chọn cấu trúc chi tiết

7.2 Bố trí tập trung hay phân tán


Trong bố trí tập trung, các phụ tải đấu vào nguồn theo kiểu hình sao. Các dây cáp
là thích hợp cho kiểu này. Chúng liên kết hộ tiêu thụ điện với biến thế trung/hạ
hay với tủ phân phối phụ (phân bố hình tia, phân bố hình sao) (Hình D13):

D20

Hình. D13 : Ví dụ bố trí tập trung từ điểm đến điểm

Trong bố trí phân tán, hộ dùng điện đấu nối tới nguồn qua thanh dẫn (busway). Hệ
thống thanh dẫn thích hợp cho bố trí phân tán, cấp điện được cho nhiều tải nằm
rải rác. Rất dể thay đổi, dịch chuyển hay bổ sung đấu nối (Hình D14):

Hình. D14 : Ví dụ bố trí phân tán với hệ thống thanh dẫn

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn lựa bố trí tập trung (Hình D15):
■ Tinh linh hoạt của mạng điện: không có,
■ Phân bố tải: tải theo nhóm (công suất lớn).
Các yếu tố ảnh hưởng tới bố trí phân tán.
■ Tinh linh hoạt mạng điện: linh hoạt trong lắp đặt sử dụng, ví dụ di chuyển vị trí
làm việc
■ Phân bổ tải: phân bổ đều với công suất của mỗi tải là nhỏ
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
7 Lựa chọn cấu trúc chi tiết

Phân bố tải

Tính linh hoạt Tải cụm theo nhóm Phân bố trung bình Phân bố đều

Không linh hoạt


Tập trung Phân tán
Linh hoạt trong thiết kế

Linh hoạt trong


lắp đặt
1
Tập trung Phân tán
Linh hoạt trong vận hành

Hình. D15 : Khuyến cáo về bố trí tập trung hay phân tán

Cấp nguồn bằng dây cáp sẽ mang tới một sự độc lập cho mạch điện (chiếu sáng,
ổ cắm, HVAC, động cơ, mạch điều khiển, mạch cho vấn đề đảm bảo an ninh...),
giảm thiểu hậu quả trải rộng mất điện khi có sự cố.

Sử dụng hệ thống thanh dẫn cho phép đấu nối nhiều mạch tải và tiết kiệm dây nhờ
việc sử dụng không đồng thời các phụ tải. Việc chọn lựa giữa dây và thanh dẫn,
tùy theo hệ số nhóm, cho phép ta tìm kiếm một lời giải tối ưu giữa phí đầu tư, phí
lắp đặt và phí vận hành. Cả hai kiểu đi dây này thường được phối hợp với nhau.
Máy phát dự phòng (Hình D16)
Ở đây ta chỉ xem xét máy phát dự phòng hạ thế,
Các mây phát dự phòng thường là loại máy phát được kéo bởi một động cơ nhiệt.
Máy phát chỉ cấp điện khi mà tốc độ của nó đạt định mức. Loại này không thích
hợp với vai trò nguồn điện liên tục.
Tùy thuộc vào khả năng cấp nguồn cho toàn bộ hay một phần mạng điện mà sẽ bố
trí dự phòng toàn bộ hay một phần.
Máy phát thường vận hành cách ly khỏi lưới điện. Một hệ thống chuyển nguồn là
cần thiết.
Máy phát có thể vận hành ở chế độ chạy liên tục hoặc ngắt quãng. Thời gian vận
hành phụ thuộc vào khả năng của nhiên liệu được cấp.

Tủ điện hạ thế

Hình. D16 : Đấu nối một máy phát dự phòng

Các đặc tính chủ yếu khi lắp đặt máy phát dự phòng hạ thế là:
■ Khả năng của lưới phân phối công cộng,
■ Các ràng buộc khác (ví dụ: máy phát bắt buộc tại bệnh viện hay trong các tòa
nhà cao tầng)
Sự hiện diện của máy phát dự phòng có thể làm giảm thiểu hóa đơn năng lượng
hay tạo khả năng đồng phát điện. Hai khía cạnh này không được xem xét trong
cuốn sách này.
Sự hiện diện của máy phát dự phòng là cần thiết nếu tải không được phép cắt
điện lâu dài (chỉ được phép mất điện trong khoảng thời gian nào đó) hoặc nếu
khả năng cấp nguồn của điện lực thấp.
Việc xác định số tổ máy phát cũng có cùng các tiêu chuẩn như khi chọn số máy,
lưu tâm tới các khía cạnh kinh tế và khả năng cấp nguồn (khả năng dự phòng, độ
tin cậy khi khởi động, tính dễ dàng khi bảo trì).
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
7 Lựa chọn cấu trúc chi tiết

7.3 Thiết bị cấp nguồn liên tục (UPS)


Công suất điện từ UPS sẽ được lấy từ bộ tích trữ: pin hay động năng của hệ thống
bánh đà quán tính. Hệ thống này cho phép tránh sự cố mất điện. Thời gian vận
hành bị giới hạn: từ vài phút tới vài giờ.
Sự hiện diện đồng thời cả máy phát dự phòng và UPS được dùng khi có các tải
cấp điện thường trực và không cho phép bất kỳ sự mắt điện nào (Hình D17). Thời
gian vận hành của pin và bánh đà cần tương hợp với thời gian khởi động lớn nhất
D22 của máy phát lên lưới.
Một UPS cũng cần được dùng cho các tải nhạy với nhiễu (một điện áp “sạch” và
độc lập với lưới điện).
Các đặc tính chính cần lưu ý khi sử dụng UPS:
■ Yêu cầu về tính liên tục cung cấp điện của tải,
■ Mức nhạy của tải đối với nhiễu.
Sự hiện diện của bộ UPS là cấp thiết khi và chỉ khi không cho phép bất kỳ một sự
mất điện nào.

Tủ hạ thế

Bình thường Nối tắt

Mạch không
quan trọng

MLVS

UPS

Hinh. D18 : Cấu hình mạch đơn hình tia


Mạch quan trọng

Hình. D17 : Ví dụ của đấu nối UPS

7.4 Cấu hình mạch hạ thế


TPPC Các cấu hình chính (xem Hình D18 đến D25):
■ Cấu hình một trục dây hình tia: Đây được coi là cấu hình chuẩn và đơn giản
nhất. Một tải chỉ được nối tới một nguồn. Độ tin cậy cấp điện ở mức thấp nhất,
do không có dự phòng khi nguồn bị sự cố.
■ Cấu hình 2 cực: Nguồn được cấp qua 2 biến thế nối tới cùng một tuyến dây
trung thế. Hai máy này được vận hành song song nối tới cùng tủ phận phối hạ thế
Hình. D19 : Cấu hình 2 cực
TPPC
■ Thay đổi: 2 cực với 2 1/2 TPPC: Để có thể tăng khả năng cấp điện khi hư hỏng
thanh góp hay khi sữa chữa một máy biến thế , có thể tách TPPC thành 2 phần,
với một liên kết thường mở (NO), cấu hình này thường yêu cầu bộ tự động chuyển
nguồn (ATS)
■ Tủ có thể ngắt điện: Một nhóm mạch điện có thể cắt sẽ được nối tới một tủ
đóng cắt chuyên biệt. Liên kết với TPPC sẽ bị ngắt khi cần thiết (quá tải, khi máy
MLVS phải vận hành...
NO ■ Tủ đóng cắt nội bộ: Nếu các biến thế nằm cách xa nhau, chúng có thể nối với
nhau bằng hệ thống thanh dẫn. Các phụ tải quan trọng được cấp từ máy này hay
máy khác. Khả năng cắp điện được cải thiện, do tải luôn được cấp điện khi sự cố
một trong các nguồn. Sự dự phòng có thể là:
□ Toàn phần: mỗi biến thế cố khả năng cấp điện cho toàn bộ mạng điện,
Hình D20 : Cấu hình 2 cực với liên kết 2 1/2 TPPC và NO □ Một phần: mỗi biến thế chỉ có thể cấp điện cho một phần mạng điện. Trong
trường hợp này, một phần phụ tải sẽ bị cắt khi có sự cố máy biến thế.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
7 Lựa chọn cấu trúc chi tiết

■ Cấu hình mạch vòng: cấu hình này có thể được xem như sự mở rộng của cấu
hình với liên kết nội bộ giữa các tủ. Điển hình là 4 biến thế nối tới cùng một tuyến
dây trung thế, cấp điện cho một mạch vòng khi sử dụng thanh dẫn. Một tải đã cho
sẽ được cấp điện bởi một cụm biến thế. cấu hình này rất thích hợp cho mở rộng
lưới, với mật độ tải cao (kVA/m2). Nếu tất cả các tải đều được nuôi từ 3 biến thế,
khi đó sẽ cố dự phòng toàn phần khi hư hòng một biến thế. Thực vậy, mỗi thanh
TPPC
góp sẽ được được cấp điện từ phía này hay phía kia. Nếu không, có thể sẽ phải
cắt một phần tải. Cầu hình này đòi hỏi một thiết kế đặc biệt về hệ thống bảo vệ D23
Tủ đóng cắt hạ thế
nhằm đảm bảo sự phối hợp trong mọi tinh huống sự cố
■ Cấp nguồn đôi: cấu hình này được dùng khi đòi hỏi Khả năng cấp điện lớn
nhất. Nguyên tắc là cần có 2 nguồn độc lập, ví dụ:
□ 2 biến thế được cấp điện từ 2 tuyến dây trung thế khác nhau,
□ 1 biến thế và 1 máy phát,
Hình. D21 : Tủ có thể cắt điện
□ 1 biến thế và 1 UPS.
Một bộ tự động chuyển nguồn (ATS) được thiết kế nhằm tránh tình trạng đấu nối
song song. Cấu hình này cho phép bảo trì phòng ngừa và khẩn cấp trên toàn bộ hệ
thống điện nằm phía trước mà không bị ngưng cung cấp điện
■ Cấu hình hỗn hợp: Một mạng điện có thể tạo từ các phần với các cấu hình
khác nhau, tùy thuộc vào mức quan trọng của phụ tải. Ví dụ: máy phát điện và
UPS, lựa chọn theo phân đoạn (vài phân đoạn được cấp điện nhờ dây dẫn, các
phân đoạn khác lại bằng hệ thống thanh dẫn).
TPPC TPPC

Thanh góp

G UPS
hoặc hoặc

Hình. D22 : Tủ có liên kết nội bộ

TPPC TPPC
Hình. D24 : cấu hình cấp nguồn đôi

Thanh góp

1 2 3

G
Thanh góp Thanh góp

Thanh góp TPPC TPPC

Thanh góp
TPPC TPPC

Hình. D25 : Ví dụ một cấu hình hỗn hợp


Hình. D23 : Cấu hình mạch vòng 1: Trục đơn, 2: Liên kết nội bộ các tủ đóng cắt, 3: cấp nguồn kép
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
7 Lựa chọn cấu trúc chi tiết

Các đặc tính trong bảng sau được coi là thông dụng cho hầu hết các cấu hình:

Cấu hình
Đặc tính xem xét Tia Hai cực Tải có thể cắt Tủ liên kết Mạch vòng Cáp nguồn đôi
nội bộ
D24
Cấu hình công trình Bất kỳ Bất kỳ Bất kỳ 1 mức 1 mức Bất kỳ
5 đến 25000m² 5 đến 25000m²
Độ cao công trình Bất kỳ Bất kỳ Bất kỳ Trung bình hoặc cao Trung bình hoặc cao Bất kỳ
Mức duy trì cáp diện Tối thiểu Chuẩn Tối thiểu Chuẩn Chuẩn Tăng cường

Công suất yêu cầu < 2500kVA Bất kỳ Bất kỳ ≥ 1250kVA > 2500kVA Bất kỳ

Phân bố tải Theo nhóm Theo nhóm Theo nhóm Trung gian hay Phân bố đều Theo nhóm
phân bố đều
Mức nhạy đối với mất Chấp nhận mất Chấp nhận mất có thể cắt Chấp nhận mất Chấp nhận mất Chỉ được mất điện
điện điện lâu dài điện lâu dài điện lâu dài điện lâu dài trong thời gian ngắn
hoặc không mất điện

Mức nhạy đối với nhiễu Thấp Cao Thấp Cao Cao Cao
Các ràng buộc khác / / / / / Tải cần được cấp
nguồn đôi
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
8 Lựa chọn thiết bị

Việc lựa chọn thiết bị là giai đoạn thứ 3 trong thiết kế một mạng điện. Mục tiêu của
giai đoạn này là chọn lựa thiết bị từ catalog của nhà chế tạo. Việc chọn lựa giải
pháp kỹ thuật là kết quả từ chọn lựa cấu trúc.

Danh mục thiết bị cần xem xét:


■ Trạm trung/hạ thế,
■ Tủ đóng cắt trung thế,
D25
■ Biến thế,
■ Tủ đóng cắt hạ thế,
■ Thanh dẫn,
■ Bộ UPS.
■ Hiệu chính hệ số công suất và thiết bị lọc.

Tiêu chuẩn xem xét:


■ Không khí, môi trường,
■ Chỉ số phục vụ,
■ Khả năng cung cấp cho mỗi quốc gia.
■ Các yêu cầu từ phía điện lực.
■ Các chọn lựa cấu trúc trước đó.
Việc chọn lựa thiết bi chủ yếu liên quan tới khả năng cung cấp trong nước. Tiêu
chuẩn này xem xét tới khả năng của dải thiết bị hay khả năng hỗ trợ kỹ thuật.
Chọn lựa chi tiết thiết bị nằm ngoài phạm vi cuốn sách này.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
9 Các đề xuất về tối ưu hóa
cấu trúc

Các đề xuất này thường mang tính hướng dẫn cho nhà thiết kế khi cần nâng cấp
cấu trúc để cải thiện các tiêu chuẩn đánh giá.

9.1 Lắp đặt sửa chữa tại công trình


Để tương hợp với thời gian làm việc “đặc biệt” hay “tới hạn” tại công trình, cần
D26 hạn chế một số vấn đề khó khăn nhờ các lưu ý sau:
■ Sử dụng các giải pháp hay thiết bị đã cho và được kiểm nghiệm bởi nhà chế
tạo (các tủ đóng cắt chức năng hay tù đóng cắt chuyên biệt phù hợp với điều kiện
tới hạn),
■ Ưu tiên các thiết bị có mạng lưới cung cấp tin cậy hay có khả năng được cung
cấp bởi các đại lý địa phương,
■ Ưu tiên sử dụng các thiết bị hợp bộ (trạm cao/trung, hệ thống thanh dẫn) với số
lần thao tác tại công trình giới hạn,
■ Giới hạn chủng loại của thiết bị (như công suất của các biến thế),
■ Tránh dùng nhiều chủng loại thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau.

9.2 Ảnh hưởng tới môi trường


Tối ưu hóa về ảnh hưởng mỗi trưởng của mạng điện sẽ làm giảm:
■ Tổn thất công suất khi đầy tải và khi không tải trong vận hành mạng điện,
■ Về tổng thể, tổng khối lượng vật liệu làm ra mạng điện.
Nếu tách riêng biệt và khi ở mức độ xem xét từng cấu kiện của thiết bị, hai mục
tiêu này có vẻ mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng cho toàn thể mạng điện, có
thể thiết kế mạng điện đáp ứng cả hai mục tiêu trên. Một mạng điện tối ưu không
phải là tổng của từng thiết bị tối ưu một cách riêng rẽ, mà là kết quả của một tối
ưu toàn mạng.
Hình D26 cho một ví dụ về đóng góp của từng chủng loại thiết bị tới trọng lượng
và năng lượng tiêu tán cho một mạng điện 3500 kVA trải rộng trên 10000m2.

Tủ đóng cắt hạ thế Tủ đóng cắt hạ thế


và thiết bị đóng cắt và thiết bị đóng cắt

5% 10 %

Cáp hạ thế Cáp hạ thế


và thanh dẫn và thanh dẫn

75 % 46 %

Biến thế Biến thế

44% 44%

Tổng tổn thất của thiết bị khoảng: 414 MWh Tổng khối lượng thiết bị khoảng: 18,900 kg

Hình. D26 : Ví dụ về tổn hao và trọng lượng của vật liệu cho mỗi chủng loại thiết bị

Nói chung, các cáp và thanh dẫn hạ thế cũng như các biến thế trung/hạ là các
phần từ ảnh hưởng chủ yếu lên tổn hao vận hành và trọng lượng của thiết bị sử
dụng.
Tối ưu về mặt môi trường của mạng điện nhờ cấu trúc sẽ bao gồm:
■ Giảm chiều dài mạch hạ thế trong mạng điện,
■ Phân nhóm các mạch hạ thế khi có thể để lợi dụng các ưu thế của hệ số đồng
thời ks (xem chương A: qui tắc chung về thiết kế mạng điện - Phụ tải mạng điện,
4.3 “Đánh giá tải yêu cầu lớn nhất thực tế”)
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
9 Các đề xuất về tối ưu hóa
cấu trúc

Mục tiêu Giải pháp


Giảm chiều dài mạch hạ
Đặt trạm trung/hạ thế càng gần tâm phụ tải càng tốt
thế

Phân nhóm mạch hạ thế Khi các hệ số đồng thời của nhóm tải nhỏ hơn 0,7 việc phân
nhóm các mạch điện cho phép giảm khối lượng dây dẫn tới
các tải này. Điều này được thực thi như sau:
D27
■ Đặt các tủ phân phối phụ càng gần tâm phụ tải của nhóm tải
càng tốt,
■ Thiết lập hệ thống thanh dăn càng gần tâm của nhóm tải
càng tốt (nếu cần thiết lập thanh dẫn).
Việc tìm kiếm lời giải tối ưu có thể dẫn tới nhiều phương án
phân nhóm khác nhau.
Trong mọi trường hợp, việc giảm khoảng cách từ tâm nhóm tải
tới các thiết bị cấp nguồn cho chúng luôn mang tại một sự
giảm thiểu về ảnh hưởng môi trưởng.

Hình. D27 : Tối ưu về mặt môi trường: Các mục tiêu và giải pháp

Hình D28 cho thấy ảnh hưởng của việc gom nhóm mạng điện lên việc giảm
khoảng cách giữa tâm phụ tải và nguồn (TPPC với vị trí cho trước). Ví dụ này
về nhà máy sản xuất đóng chai nước khoáng với:
■ Vị trí của các thiết bị (TPPC) được đặt bên ngoài công trình (khu vực sản xuất)
do vấn đề tiếp cận và ràng buộc môi trường chung quanh,
■ Công suất đặt vào khoảng 4 MVA.
Trong giải pháp 1, các mạch điện được bố tri cho mỗi phân xưởng.
Trong giải pháp 2, các mạch được bố trí theo công đoạn gia công (dây chuyền
sản xuất).

Giải pháp Tâm phụ tải

Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Storage


1

Khu vực
của TPPC

Tâm xưởng 1 Tâm xưởng 2 Tâm xưởng 3

2 Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Storage

Khu vực
của TPPC

Tâm phụ tải Tâm phụ tải Tâm phụ tải Tâm phụ tải
đường 1 đường 2 đường 3 đường 3

Hình. D28 : Ví dụ của các tâm phụ tải


D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
9 Các đề xuất về tối ưu hóa
cấu trúc

Không thay đổi bố trí thiết bị điện, giải pháp thứ hai cho phép một độ lợi khoảng
15% trọng lượng dây dẫn (độ lợi chiều dài) và một sự đồng nhất hơn về công suất
máy biến áp.

Về mặt tối ưu cấu trúc, các điểm sau đây cần được lưu ý:
■ Lắp đặt bộ hiệu chỉnh hệ số công suất phía hạ thế để giảm tổn hao trong máy
biến áp và mạch hạ thế nếu cố đặt tụ.
D28 ■ Sử dụng các biến thế có tổn hao bé.
■ Sử dụng các thanh dẫn nhôm khi có thể, do nguồn vật liệu này trong tự nhiên có
nhiều hơn.

9.3 Khối lượng bảo trì phòng ngừa


Các khuyến cáo cho việc giảm khối lượng bảo trì phòng ngừa:
■ Sử dụng cùng một khuyến cáo như một cách giảm thời gian bảo trì tại công
trình,
■ Tập trung công tác bảo trì cho các mạch “có vấn đề”,
■ Chuẩn hóa việc chọn lựa thiết bị,
■ Sử dụng thiết bị được thiết kế cho nhiều môi trường (yêu cầu ít bảo trì hơn).

9.4 Khả năng cấp nguồn


Các khuyến cáo cho cải thiện khả năng cấp nguồn:
■ Giảm số tuyến dây trên mỗi tủ đóng cát, mục đích là giới hạn ảnh hưởng của sự
cố tại tủ này,
■ Bố trí các mạch theo yêu cầu về độ tin cậy,
■ Sử dụng thiết bị phù hợp theo cùng một yêu cầu (xem các chỉ số phục vụ, mục
4.2),
■ Tuân thủ các hướng dẫn chọn lựa ở bước 1 và 2 (xem Hình D3 trang D5).
Khuyến cáo về tăng mức độ của khả năng cấp nguồn:
■ Chuyển từ cấu hình hình tia tới cấu hình đấu nối 2 cực,
■ Chuyển từ cấu hình đấu nối 2 cực tới cấu hình nguồn kép,
■ Chuyển từ cấu hình nguồn kép tới cấu hình liên tục cấp điện với bộ UPS và
công tắc bán dẫn tự động chuyển nguồn
■ Tăng mức độ bảo trì (giảm MTTR, tăng MTBF)
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
10 Giải thích thuật ngữ

Cấu trúc: lựa chọn sơ đồ một sợi và giải pháp kỹ thuật, từ kết nối với lưới điện lực
tới các mạch cung cấp nguồn cho tải.
Phân phối chính Trung/Hạ thế: Các phần mạng điện phía trên như từ điểm kết
nối vào lưới điện lực tới các thiết bị hạ thế (TPPC - hoặc tương đương).
TPPC -Tù phân phối chính : Tủ đóng cắt chính phần lưới phía sau biến thế trung /
hạ. bắt đầu từ các mạch điện phân phối của mạng điện.
Phân phối hạ thế: Các mức trung gian trong cấu trúc, phía sau của tủ phân phối
chính tới các tủ phân phối phụ (phân bố theo không gian hay theo chức năng của D29
các mạch động lực).
Phân phối đầu cuối hạ thế: Các mức cuối của cấu trúc, phía sau của các tù phân
phối phụ tới các tải. Mức này không được trình bày trong cuốn sách này.
Sơ đồ một sợi: sơ đồ biểu diễn các thiết bị điện chính của mạng điện và kết nối
giữa chúng với nhau.
Trạm trung thế, trạm biến áp: Khoảng đất cố rào che chứa nhóm các thiết bị
trung thế và/hoặc các biến thế trung/hạ. Những khoảng đất này có thể nằm chung
nhau hoặc tách biệt, tùy thuộc bố trí công trình, hoặc công nghệ làm ra thiết bị.
Trong một vài quốc gia, trạm trung thế được đòng nhất với trạm cung cấp.
Giải pháp kỹ thuật: Kết quả từ chọn lựa công nghệ cho các phần từ mang điện,
tử. Các sản phẩm và thiết bi khác nhau được đề xuất từ các nhà chế tạo.
Các đặc tính: Các dữ liệu kỹ thuật hay môi trường liên quan tới mạng điện, cho
phép chọn lựa các cấu trúc phù hợp nhất.
Các tiêu chuẩn: Các tham số để đánh giá mạng điện, nhằm chọn lựa cấu trúc phù
hợp nhất với yêu cầu khách hàng.
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
11 Phần mềm Ecodial

Giới thiệu về Ecodial: Ecodial là Chương trình của Schneider Electric xây dựng
phục vụ cho công tác tính toán, thiết kế, kiểm tra hệ thống điện (Hạ thế) theo tiêu
chuẩn IEC 60364 và tiêu chuẩn TR50480

D30
Các tính năng mới (So với Ecodial 3):
■ Cài đặt các chế độ hoạt động của Thiết bị
□ Cài đặt chế độ dự phòng của Máy phát (back-up toàn bộ hoặc một phần), cài đặt
chế độ vận hành của CB phân đoạn (ATS)….
■ Đưa ra được các Biểu đồ để phân tích
□ Biểu đồ phối hợp giữa các CB
□ Biểu đồ kiểm tra khả năng chịu đựng của cáp
■ Chương trình tự động cập nhật các thông số mà tiêu chuẩn IEC qui định (hệ số
đồng thời, sử dụng, suy giảm của cáp …)
■ Kết quả tính toán lựa chọn thiết bị là tự động hóa. Tuy nhiên, có thể thay đổi lựa
chọn theo người sử dụng (nhưng phải đảm bảo an toàn)
■ Dễ dàng truy cập để hiệu chỉnh thông số đầu vào (bảng Excel).
■ Xuất được kết quả tính toán, kiểm tra và lựa chọn thiết bị

Các tiêu chuẩn, tài liệu mà Chương trình Ecodial Advance 4.2 ứng dụng:
■ Chương trình Ecodial Advance 4.2 ứng dụng tiêu chuẩn IEC60364 (Tiêu chuẩn về
lắp đặt điện).

■ Thêm vào đó, chương trình Ecodial Advance 4.2 có cập nhật tài liệu kỹ thuật
Cenelec TR50480 (Hướng dẫn tính toán thiết kế, lựa chọn tiết diện dây và thiết bị
bảo vệ). Cụ thể Tài liệu kỹ thuật Cenelec TR50480 có đưa ra được các nội dung
như sau:
□ Đưa ra các qui định cho việc tính toán thiết kế lắp đặt điện bằng chương trình
phần mềm.
□ Thay thế cho tài liệu kỹ thuật R064-003
□ Cập nhật Tiêu chuẩn IEC60909 (tính toán dòng ngắn mạch)

Sự tương thích giữa các phần mềm :


■ Tương thích với Chương trình My Ecodial L 3.4 (cũ)
□ Cần phải chuyển đổi từ file « *.hil» (của chương trình 3.4 cũ) sang file
« *.eac » (của chương trình 4.2 mới)
□ Chương trình chuyển đổi từ file « *.hil» sang file « *.eac » có sẵn trên mạng
Internet
■ Không cần thiết phải uninstall My Ecodial L 3.4 để cài đặt Ecodial Advance
Calculation 4.2
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
12 Ví dụ: mạng điện của xưởng in

12.1 Mô tả tóm tắt


Đối với các khách hàng cá nhân, liên hệ với xưởng qua mail

12.2 Đặc tính mạng điện


1
Đặc tính Loại
Loại nghề Cơ khí
Đặc điểm công trình Tòa nhà đơn.
10000m² (8000m² dùng cho gia công, 2000m² cho
công đoạn trợ giúp)

Phạm vi công trình Cao


Độ tin cậy phục vụ Chuẩn

Tính duy trì cấp điện Chuẩn


Tính linh hoạt của mạng điện ■ Không dự trù cho tính linh hoạt:
□ HVAC
□ Các công đoạn gia công
□ Cấp nguồn cho khối văn phòng
■ Khả năng linh hoạt
□ Đóng gói thành phẩm
□ Các máy đặc biệt, sẽ đặt sau này
□ Máy quay (chưa chắc chắn ở giai đoạn thiết kế sơ bộ)

Công suất yêu cầu 3500kVA


Phân bổ tải Phân bố vừa phải (trung gian)
Độ nhạy tới mất điện ■ Các mạch có thể cắt:
□ Văn phòng (ngoại trừ các ổ cắm cho máy tính)
□ Điều hòa, sưởi ấm cho văn phòng
□ Các vị trí công cộng
□ Các vị trí bảo trì
■ Cho phép mất điện lâu dài:
□ Máy in
□ Xưởng HVAC (điều khiển phép độ ẩm)
□ Đóng gói
□ Công đoạn gia công (máy nén, tái sử dụng nước làm
mát)
■ Không cho phép mất điện:
■ Servers, máy tính văn phòng

Độ nhạy với nhiễu ■ Độ nhạy trung bình:


□ Động cơ, chiếu sáng
■ Độ nhạy cao:
□ IT
Không có lưu ý nào về kết nối với lưới điện EdF(mức gây
nhiễu thấp)

Khả năng gây nhiễu Không gây nhiễu


Các ràng buộc khác ■ Tòa nhà với phân loại chống sét
■ Lắp đặt bộ chống xung sét cho mỗi tuyến dây

12.3 Các đặc tính kỹ thuật


Tiêu chuẩn Loại

Không khí, môi trường ■ IP: chuẩn (không bụi, không bảo vệ chống nước)
■ IK: chuẩn (sử dụng các hố lõm kỹ thuật, vị trí chuyên biệt)
■ 0C: chuẩn (điều chỉnh nhiệt độ)

Chỉ số phục vụ 211


Khả năng cung cấp tại nước sở tại Không thành vấn đề (dự án được thực thi ở Pháp)
Các tiêu chuẩn khác Không có gì đặc biệt
D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
12 Ví dụ: Mạng điện của xưởng in

12.4 Các tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc


Tiêu chuẩn Loại
Thời gian làm việc trên Thứ cấp
công trình điện

Ảnh hưởng môi trường Tối thiểu: phù hợp với các luật lệ châu Âu
D32 Chi phí cho bảo trì phòng ngừa Chuẩn

Bước 1: Cơ bản về cấu trúc

Lựa chọn Tiêu chuẩn chính Giải pháp

Nối vào lưới điện phía trước Địa điểm cô lập Mạch đơn

Mạch trung thế Bố trí + hiểm họa do mất điện Phát tuyến đơn
Số lượng biến thế Công suất > 2500kVA 2 x 2000kVA
Số lượng và phân bố Diện tích và phân bố công 2 giải pháp có thể 1 trạm
trạm suất hoặc 2 trạm
■ Nếu 1 trạm: liên kết NO
giữa các TPPC
■ Nếu 2 trạm: các tủ đóng
cắt được nối với nhau

Máy phát trung thế Loại hình hoạt động của đối Không
tượng cấp điện

TT TT TT TT

HT HT HT HT

TPPC 1 TPPC 2 TPPC 1 TPPC 2

thanh dẫn

Hình. D29 : Hai sơ đồ một sợi có thể có


D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
12 Ví dụ: Mạng điện của xưởng in

Bước 2: Chi tiết về cấu trúc


Giải pháp “1 trạm”

Lựa chọn Tiêu chuẩn chính Giải pháp

Bố trí Ràng buộc khí quyển Các vị trí chuyên biệt

Gom nhóm hoặc bố trí Tải đồng nhất, công suất ■ Phân tán với hệ thống
phân tán phân tán, khả năng mở rộng thanh dẫn:
□ Bộ phận đóng gói, hoàn D33
thiện sản phẩm
■ Gom nhóm với dây dẫn:
Tải không đồng nhất, đấu
□ Các máy đặc biệt, máy
trực tiếp từ TPPC
quay, HVAC, các dây chuyền
sản xuất, văn phòng (2 tủ
đóng cắt), máy lạnh văn
phòng, vị trí công cộng, địa
điểm bảo trì

Hiểm họa do mất điện 5 thấp


Lăp đặt máy phát Không cần máy phát dự phòng
dự phòng Khả năng cung cấp của lưới:chuẩn

Lắp đặt UPS Hiểm họa do mất điện Bộ UPS cho servers và máy
tính văn phòng
Cấu hình mạch hạ thế 2 biến thế, có thể dự ■ Hai cực biến thế 2 1/2
phòng một phần TPPC + liên kết NO (giảm
dòng Isc do TPPC, không dự
phòng)
■ Các mạch có thể cắt cho
các tải không quan trọng

TT TT

HT HT

TPPC 1 TPPC 2

Thanh dẫn
UPS
HVAC

Tải có thể cắt Văn phòng Máy móc

Hình. D30 : Sơ đồ một sợi chi tiết (1 trạm)


D - Hướng dẩn chọn lựa cấu trúc lưới trung
và hạ thế
12 Ví dụ: Mạng điện của xưởng in

12.5 Chọn lựa giải pháp công nghệ:


Chọn lựa Tiêu chuẩn chính Giải pháp

Trạm Trung/Hạ thế Khí quyển, môi trường Trong nhà (phòng riêng)

Tủ đóng cất trung thế Khả năng cung cấp tại SM6 (tại Pháp)
nước sở tại
D34 Biến thế Khí quyển, môi trường biến thế đúc (tránh các ràng
buộc liên quan về dầu)
Tủ hạ thế chính TPPC:
Tủ đóng cất hạ thế Khí quyển, IS
Prisma + P
Tủ phân phối phụ: Prisma +
Thanh dẫn Công suất đặt cần được Canalis KS
cung cấp
Bộ UPS Công suất đặt cần được Galaxy PW
cung cấp, thời gian dự phòng

Hiệu chỉnh hệ số công suất Công suất đặt, sự hiện Hạ thế, chuẩn, tự động (Q
diện của sóng hài trung bình, dễ lắp đặt)

Giải pháp 2 trạm


Như trên, ngoại trừ:
Mạch hạ thế: 2 tủ đóng cắt từ xa trung thế được nối qua hệ thống thanh dẫn

TT TT

HT HT

TPPC 1 TPPC 2

thanh dẫn Thanh dẫn

HVAC
Tải có thể cắt UPS Máy móc

Văn phòng

Hình. D31 : Sơ đồ một sợi chi tiết (2 trạm)


Chương E
Phân phối trong mạng hạ áp

Nội dung

1
Các sơ đồ nối đất E2
1.1 Nối đất E2
1.2 Định nghĩa các hệ thống nối đất chuẩn E3
1.3 Đặc tính của các sơ đồ TT, TN và IT E6
1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn các sơ đồ TT, TN và IT E8
1.5 Lựa chọn các nối đất - Biện pháp thực hiện E10
1.6 Lắp đặt và đo lường điện cực nối đất E11

2 Hệ thống phân phối


2.1 Tủ phân phối
2.2 Cáp và thanh dẫn
E15
E15
E18
E1

3
Tác động của môi trường ngoài (IEC 60364-5-51) E25
3.1 Định nghĩa và các tiêu chuẩn tham khảo E25
3.2 Phân loại E25
3.3 Danh mục các tác động môi trường ngoài E25
3.4 Bảo vệ các thiết bị kín: ký hiệu IP và IK E28
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Trong một tòa nhà, việc nối điện cực nối đất và 1.1 Nối đất
kết lưới các phần kim loại với nhau và với vỏ
kim loại của thiết bị điện sẽ tránh xuất hiện điện Định nghĩa
áp cao nguy hiểm giữa hai phần kim loại được Các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia (IEC 60364) xác định rõ các phần tử khác nhau
tiếp xúc đồng thời. của hệ thống nối đất. Các thuật ngữ sau thường được sử dụng trong công nghiệp
và tài liệu. Các số trong ngoặc được thể hiện trên Hình E1:
b Điện cực nối đất (1): Vật dẫn hay nhóm vật dẫn điện được tiếp xúc với nhau và
liên kết về điện với đất (xem chi tiết phần 1.6 chương E.)
b Đất: phần dẫn diện của đất có điện thế tại bất kỳ điểm nào cũng được quy ước
lấy là 0.
b Các điện cực nối đất độc lập: các điện cực nối đất đặt cách nhau một khoảng mà
dòng cực đại đi qua một điện cực sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến điện thế của
E2 các điện cực khác.
b Điện trở của điện cực nối đất: điện trở tiếp xúc của điện cực với đất.
Dây nối đất (2): dây bảo vệ nối đầu nối đất chính (6) của lưới với điện cực nối đất
(1) hoặc với các dụng cụ tiếp địa khác (sơ đồ TN);
Các bộ phận cần nối đất: Phần dẫn điện của thiết bị khi bình thường không có
điện, tuy nhiên trong điều kiện hư hỏng sẽ trở nên dẫn điện
b Dây bảo vệ (3): dây dùng để bảo vệ tránh điện giật và dùng để nối các phần sau:
v Các bộ phận cần nối đất
v Các bộ phận nối đất tự nhiên
v Đầu nối đất chính
v Điện cực nối đất
v Điểm nối đất của nguồn hoặc trung tính nhân tạo
b Bộ phận nối đất tự nhiên: phần dẫn điện có khả năng tạo điện thế, thường là điện
thế đất và không nằm trong lưới điện (4).
Ví dụ:
v Trần hoặc tường không cách điện, khung kim loại của tòa nhà
Dây bảo vệ v Những ống kim loại và hệ thống ống dẫn (không phải hệ thống điện) nước, gaz,
rẽ tới từng nhiệt, khí nén, vv.. và các vật liệu kim loại khác liên kết với chúng
hộ tiêu thụ b Dây liên kết (5): dây bảo vệ tạo liên kết đẳng thế
b Đầu nối đất chính (6): đầu hoặc bản cực để nối các dây bảo vệ (kể cả dây liên
Bộ phận nối kết đẳng thế) và các dây nối đất làm việc (nếu có) với trang bị nối đất.
đất tự nhiên
Dây bảo
vệ chính Liên kết
Hệ thống lưới đẳng thế chính :
Lưới này được cấu tạo bởi các dây bảo vệ và mục đích là để đảm bảo rằng, trong
trường hợp của một ống dây dẫn đi vào không liên quan (như một ống dẫn khí, vv)
Ống sưởi
làm tăng lên một điện thế do sự cố bên ngoài lưới thì sẽ không xuất hiện hiệu điện
thế giữa hai bộ phận nối đất tự nhiên ở bên trong lưới.
Nước
Sự kết lưới cần phải được thực hiện tại lối vào các tòa nhà và lưới này được nối với
đầu nối đất chính (6).
Khí Tuy nhiên, nối đất vỏ kim loại của dây thông tin cần có sự đồng ý của cơ quan chủ
quản.
San thế bổ sung
Các liên kết này sẽ nối các vỏ kim loại thiết bị điện và bộ phận nối đất tự nhiên với
nhau khi các điều kiện bảo vệ không được tuân thủ, có nghĩa là dây san thế ban đầu
có điện trở lớn quá giá trị cho phép.
Nối đất vỏ kim loại của các thiết bị
Điều này được thực hiện bằng dây bảo vệ với mục đích tạo nên đường đi có điện
trở bé cho dòng điện sự cố tản xuống đất.

Hình. E1 : Ví dụ khối căn hộ có đầu nối đất chính (6) cung cấp
liên kết đẳng thế chính. Mối nối có thể tháo gỡ (7) cho phép
kiểm tra điện trở điện cực nối đất.
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Các thành phần (nhìn Hình E2)


Một sự san thế và nối đất hiệu quả các kết cấu kim loại hở và các vỏ kim loại của
thiết bị điện là cần thiết để bảo vệ chống điện giật.

Các bộ phận cần nối đất (gọi tắt là vỏ kim loại) Các phần được coi là vật dẫn tự nhiên
Đường cáp Các phần tử sử dụng trong cấu trúc toà nhà
b Ống dẫn ■ Kim loại hoặc bê tông cốt thép :
b Cáp cách điện giấy vỏ chì, bọc giáp hoặc □ Kết cấu khung thép
không □ Thanh cốt thép E3
b Cáp bọc kim loại cách điện giấy hoặc □ Bản bê tông cốt thép
chất khoáng (pyrotenax, vv..) ■ Bề mặt:
Thiết bị đóng cắt □ Sàn và tường bê tông cốt thép
b Phần có thể tháo rời không có xử lý bề mặt
Thiết bị □ Sàn lát gạch
b Vỏ kim loại của thiết bị có cách điện loại I b Bọc kim loại:
v Tường bọc kim loại
b Các phần tử không điện Các phần tử khác sử dụng trong toà nhà
kết cấu kim loại đặt cáp ■ Ống kim loại, hộp nối, đường ống dẫn gas,
(khay cáp, thang cáp v.v) nước và hệ thống sưởi, vv.
b Vật thể kim loại: ■ Các phần tử có kim loại (lò, bể chứa,
v Gần dây dẫn trên không hoặc thanh dẫn hồ chứa, bộ tản nhiệt)
v Tiếp xúc với thiết bị điện. ■ Các kết cấu kim loại trong phòng giặt,
phòng tắm, WC, vv.
■ Giấy kim loại hoá

Các bộ phận không cần nối đất Các phần không phải là vật dẫn tự nhiên
Các đường, ống . ■ Sàn nhà bằng gỗ
b Ống dẫn làm bằng vật liệu cách điện ■ Sàn bọc cao su hoặc bằng linoleum
b Khuôn đúc bằng gỗ hoặc vật liệu cách ■ Tường ngăn trát vữa - tường gạch
điện khác ■ Tường gạch
b Dây và cáp không có vỏ bọc kim loại ■ Thảm hoặc thảm gắn tường
Thiết bị đóng cắt
b Dạng kín có cấu trúc cách điện
Thiết bị
b Các thiết bị có cách điện loại II

Hình. E2 : Danh mục các bộ phận cần nối đất và vật dẫn tự nhiên

Các sơ đồ nối đất khác nhau (theo loại hệ thống 1.2 Định nghĩa các hệ thống nối đất chuẩn
điện hoặc cách bố trí hệ thống nối đất) đặc
Chọn lựa cách thức nối đất sẽ kéo theo các biện pháp cần thiết để bảo vệ chống
trưng bởi phương pháp nối đất của cuộn dây
chạm điện.
thứ cấp máy biến thế MV/LV và cách thức nối
đất vỏ thiết bị của lưới hạ thế Người thiết kế hoặc lắp đặt hệ thống phân phối điện lựa chọn sơ đồ nối đất theo ba
tiêu chí lựa chọn độc lập:
b Các loại kết nối của hệ thống điện (thường là dây trung tính) và các phần tiếp xúc
với các điện cực nối đất.
b Dây bảo vệ riêng hoặc dây bảo vệ và dây trung tính cùng chung là một dây
b Việc sử dụng thiết bị đóng cắt có bảo vệ sự cố chạm đất chỉ khi dòng sự cố lớn
hoặc sử dụng thêm rơle có khả năng phát hiện những dòng rò nhỏ.
Thực tế các tiêu chí lựa chọn được nhóm lại và tiêu chuẩn hoá như giải thích dưới
đây.
Các sơ đồ nối đất chuẩn có các ưu, nhược điểm sau:
b Sự kết nối vỏ thiết bị và dây trung tính với dây bảo vệ PE làm giảm quá áp và
đẳng thế, nhưng làm tăng dòng rò.
b Dây bảo vệ riêng sẽ tốn kém hơn, ngay cả khi có tiết diện nhỏ, nhưng nhiễu sinh
ra bởi độ sụt áp và các sóng hài sẽ ít hơn so với dây trung tính. Dòng rò cũng không
xuất hiện tại vật dẫn tự nhiên.
b Việc lắp đặt rơ le bảo vệ chóng dòng rò hoặc thiết bị giám sát cách điện sẽ chính
xác hơn và cho phép phát hiện sự cố trước khi xảy ra thiệt hại nặng (động cơ, hoả
hoạn, điện giật). Sự bảo vệ bổ sung thêm sẽ độc lập đối với những thay đổi trong sự
cài đặt hiện hữu.
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Sơ đồ TT (trung tính nối đất) (nhìn Hình E3)


Trung tính Các phần vỏ kim loại
Điểm nối sao (hoặc nối sao cuộn hạ của biến thế phân phối) của nguồn sẽ được nối
trực tiếp với đất. Các bộ phận cần nối đất và vật dẫn tự nhiên sẽ nối chung tới cực
Đất Đất
nối đất riêng biệt của lưới. Điện cực này có thể độc lập hoặc phụ thuộc về điện với
L1 điện cực của nguồn. Hai vùng ảnh hưởng có thể bao trùm lẫn nhau mà không tác
L2
L3 động đến thao tác của các thiết bị bảo vệ.
N
PE
Sơ đồ TN (phần vỏ kim loại nối với dây trung tính)

Nguồn được nối đất như sơ đồ TT. Trong mạng, cả vỏ kim loại và các vật dẫn tự
Rn nhiên của lưới sẽ được nối với dây trung tính. Một vài phương án của sơ đồ TN là:
E4
Sơ đồ TN-C (nhìn Hình E4)
Hình. E3 : Sơ đồ TT
Dây trung tính cũng là dây bảo vệ và được gọi là PEN (Protective Earth và Neutral).
Sơ đồ này không được phép sử dụng cho các dây nhỏ hơn 10 mm2 cho Cu và 16
mm2 (Al) và thiết bị xách tay.
Trung tính Các phần vỏ kim loại
Sơ đồ TN-C đòi hỏi một sự đẳng thế hiệu quả trong lưới với nhiều điểm nối đất
lặp lại, vì dây bảo vệ cũng là dây trung tính, nên đồng thời mang dòng ở thời điểm
Đất Trung tính không cân bằng pha cũng như dòng hài bậc 3 (và bội số của 3).
L1 Dây PEN khi đó phải được nối với các điện cực nối đất trong mạng.
L2
L3 Lưu ý: Trong sơ đồ TN-C , chức năng "dây bảo vệ" được đặt lên hàng đầu, cao hơn
PEN "vai trò trung tính". Đặc biệt, dây PEN cần được nối trực tiếp với đầu nối đất của tải
và một cầu nối sẽ được nối với đầu trung tính.

Sơ đồ TN-S (nhìn Hình E5)


Rn Sơ đồ TN-S (5 dây) bắt buộc đối với mạch có tiết diện nhỏ hơn 10 mm2 (Cu) và 16
mm2 (Al) cho các thiết bị di động.
Dây bảo vệ và dây trung tính riêng biệt với nhau. Trong hệ thống cáp ngầm, nơi có
Hình. E4 : Sơ đồ TN-C
dây cáp bọc chì, dây bảo vệ thường cũng là vỏ chì. Việc sử dụng tách biệt dây PE
và dây N (5 dây) là bắt buộc đối với mạch có tiết diện nhỏ hơn 10 mm2 cho các thiết
bị di động.
L1 Sơ đồ TN-C-S (nhìn Hình E6 và E7)
L2
L3 Sơ đồ TN-C và sơ đồ TN-S có thể sử dụng trong cùng một lưới. Trong sơ đồ TN-
N C-S, sơ đồ TN-C (4 dây) không bao giờ được sử dụng sau sơ đồ TN-S (5 dây), vì
PE
bất kỳ sự gián đoạn nào trong dây trung tính phía trước sẽ dẫn đến một sự gián
đoạn trong dây dẫn bảo vệ ở phía sau và điều này cực kỳ nguy hiểm.

Rn

Hình. E5 : Sơ đồ TN-S

5 x 50 mm2
L1
L2
L3
N
PEN PE
PE

16 mm2 6 mm2 16 mm2 16 mm2

PEN

Sai Sai

Sơ đồ TN-C không cho phép nằm


sau sơ đồ TN-S

Hình. E6 : Sơ đồ TN-C-S
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

4 x 95 mm2
L1
L2
L3
PEN

16 mm2 10 mm2 6 mm2 6 mm2


PEN PEN
N

Đúng Sai Đúng Sai


PEN bị cấm nối với S < 10 mm 2 E5
đầu dây trung tính TN-C bị cấm

Hình. E7 : Sự liên kết dây PEN trong sơ đồ TN-C


Trung tính Các phần vỏ kim loại

Cách ly hoặc nối Đất Sơ đồ IT (trung tính cách ly hoặc nối đất qua tổng trở)
nối đất qua điện trở
L1
L2 Sơ đồ IT (trung tính cách ly)
L3 Không có sự kết nối giữa điểm trung tính của nguồn cung cấp với đất (nhìn Hình
N
E8).
PE
Vỏ thiết bị và vật dẫn tự nhiên của hệ thống được nối đến một điện cực nối đất.
Trong thực tế, tất cả các mạch đều có trở kháng rò xuống đất, vì không có sự cách
điện nào hoàn toàn hoàn hảo. Song song với đường rò rỉ điện trở, sẽ có đường rò
dòng dung kháng xuống đất, cả hai đường này tạo thành trở kháng rò bình
Hình. E8 : Sơ đồ IT (trung tính cách ly) thường xuống đất (nhìn Hình E9).
Ví dụ (nhìn Hình E10)
Trong sơ đồ 3 pha, 3 dây hạ áp, 1Km cáp sẽ cho tổng trở rò C1, C2, C3 và R1, R2,
R3 và tương đương với một Zct bằng 3000 đến 4000 Ω, không tính đến điện dung
Trung / Hạ lọc trong các thiết bị điện tử.

Sơ đồ IT (nối đất qua tổng trở)


Một tổng trở Zs (cỡ 1,000 đến 2,000 Ω) được nối giữa điểm trung tính cuộn hạ
R1 R2 R3 biến áp phân phối và đất (nhìn Hình E11). Các vỏ kim loại và vật dẫn tự nhiên
C1 C2 C3 được nối tới cực nối đất. Nguyên nhân dùng Zs là để tạo một thế cố định so với
đất (Zs nhỏ hơn Zct) của các lưới nhỏ và do đó giảm ngưỡng quá áp như là việc
lan truyền sóng từ cuộn cao. Tuy nhiên nó sẽ tăng dòng sự cố điểm thứ nhất.

Hình. E9 : Sơ đồ IT system (trung tính cách ly)

Trung / Hạ

Trung / Hạ

Zct
Zs

Hình. E10 : Tổng trở tương đương với tổng trở cách điện trong
sơ đồ IT Hình. E11 : Sơ đồ IT (nối đất qua tổng trở)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

1.3 Đặc tính các sơ đồ TT, TN và IT


Sơ đồ TT: Sơ đồ TT (nhìn Hình E12)
b Kỹ thuật bảo vệ an toàn: vỏ kim loại được nối
với đất và sử dụng RCD
b Kỹ thuật tác động: ngắt điện khi có sự cố hư
hỏng cách điện thứ nhất

E6

Hình. E12 : Sơ đồ TT

Lưu ý: Nếu các vỏ kim loại được nối đất tại một số điểm, thì một RCD cần được cài
đặt cho mỗi tập hợp các mạch được nối với một cực nối đất.

Các đặc tính cơ bản


b Là giải pháp đơn giản nhất để thiết kế và cài đặt. Được sử dụng trực tiếp trong
mạng lưới phân phối công cộng hạ áp.
b Không yêu cầu giám sát liên tục trong thời gian hoạt động (chỉ cần kiểm tra định
kỳ các RCD).
b Bảo vệ được đảm bảo bởi các thiết bị đặc biệt, các thiết bị dòng rò (RCD) và còn
ngăn chặn nguy cơ cháy khi chúng được cài đặt ≤ 500 mA.
b Mỗi khi có hư hỏng cách điện sẽ làm gián đoạn cấp điện, tuy nhiên chỉ ở phần
mạch có sự cố nhờ các RCD được mắc nối tiếp (RCD chọn lọc) và song song
(mạch chọn lọc).
b Các tải hoặc các bộ phận trong mạng điện khi vận hành gây nên dòng rò cao, sẽ
đòi hỏi các thiết bị đặc biệt để tránh tác động không cần thiết, có nghĩa là sử dụng
biến thế riêng cung cấp cho tải hoặc sử dụng RCD đặc biệt (nhìn phần 5.1 trong
Sơ đồ TN: chương F).
Kỹ thuật bảo vệ an toàn: Sơ đồ TN (nhìn Hình E13 và Hình E14 )
Bắt buộc nối vỏ kim loại với dây trung tính
Ngắt điện khi có sự cố thứ nhất bằng thiết bị
bảo vệ quá dòng (CB hoặc cầu chì)
Kỹ thuật tác động: ngắt điện khi có sự cố hư
hỏng cách điện thứ nhất
PEN

Hình. E13 : Sơ đồ TN-C

N
PE

Hình. E14 : Sơ đồ TN-S


E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Các đặc tính cơ bản


b Thông thường, sơ đồ TN:
v Yêu cầu lắp đặt các điện cực nối đất tại các khoảng cách đều nhau trong quá
trình lắp đặt.
v Yêu cầu kiểm tra ban đầu về tác động đúng đối với sự cố cách điện đầu tiên được
thực hiện bằng cách tính toán trong giai đoạn thiết kế, sau đó bắt buộc đo đạc để
xác nhận sự tác động trong quá trình thử nghiệm.
v Yêu cầu đối với bất kỳ sửa đổi hoặc mở rộng được thiết kế và thực hiện bởi một
thợ điện có tay nghề.
v Có thể, khi có hư hỏng cách điện, gây thiệt hại lớn trong các cuộn dây của máy
điện quay.
v Có thể, ở những nơi có nguy cơ cháy cao, gây nguy hiểm lớn hơn do dòng sự cố
lớn. E7
b Sơ đồ TN-C :
v Trước hết, sơ đồ ít tốn kém hơn (giảm bớt 1 cực của thiết bị và 1 dây dẫn)
v Yêu cầu sử dụng các dây dẫn cố định và theo qui định
v Bị cấm trong một số trường hợp sau:
- Những nơi có nguy cơ cháy cao
- Đối với thiết bị máy tính (xuất hiện của các dòng hài ở dây trung tính)
b Sơ đồ TN-S :
v Có thể được sử dụng ngay cả với dây dẫn linh hoạt hơn và có thể có tiết diện nhỏ
v Do có sự tách riêng dây trung tính và dây bảo vệ PE (sử dụng ở hệ thống máy
tính và những nơi có những nguy hiểm đặc biệt)

Sơ đồ IT: Sơ đồ IT (nhìn Hình E15)


■ Kỹ thuật bảo vệ:
□ Sự liên kết và nối đất của vỏ kim loại
□ Xác định sự cố điểm thứ nhất bằng một thiết
bị kiểm soát cách điện (insulation monitoring
device - IMD)
□ Ngắt điện đối với sự cố điểm thứ hai bằng
cách sử dụng bảo vệ quá dòng (CB hoặc cầu
chì) Cardew IMD
b Kỹ thuật tác động:
v Giám sát sự cố cách điện thứ nhất
v Định vị chính xác và loại trừ sự cố
v Ngắt điện đối với hai sự cố cách điện xảy ra
đồng thời
Hình. E15 : Sơ đồ IT

Các đặc tính cơ bản


b Giải pháp cho sự liên tục cung cấp điện tốt nhất trong thời gian hoạt động.
b Báo hiệu sự cố hư hỏng cách điện thứ nhất, theo sau là định vị chính xác và loại
trừ nó, đảm bảo ngăn ngừa sự mất điện.
b Thường được dùng trong hệ thống được cung cấp từ máy biến thế hạ/hạ hoặc
máy biến thế trung/hạ riêng .
b Đòi hỏi nhân viên bảo trì để giám sát và điều khiển
b Yêu cầu mức cách điện cao trong mạng (có thể tách mạng nếu nó rất lớn và sử
dụng máy biến thế riêng biệt để cấp điện cho tải có dòng rò cao )
b Việc kiểm tra tác động hiệu quả đối với hai sự cố đồng thời phải được tính đến
trong quá trình thiết kế, tiếp theo là bắt buộc đo đạc trong quá trình kiểm nghiệm cho
mỗi nhóm các vỏ kim loại nối đất
b Bảo vệ dây trung tính phải đảm bảo theo những chỉ dẫn trong phần 7.2 chương G
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Sự lựa chọn không phụ thuộc vào các tiêu 1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn các sơ đồ TT, TN và IT
chuẩn an toàn. Ba sơ đồ tương đương nhau về Theo mức độ bảo vệ con người, ba sơ đồ nối đất (system earthing arrangement-
mức độ bảo vệ con người, nếu mọi sự lắp đặt SEA) tương đương như nhau, nếu mọi sự lắp đặt và các nguyên tắc vận hành được
và nguyên tắc hoạt động theo đúng các tiêu tuân thủ đúng như các tiêu chuẩn đề ra. Do đó sự lựa chọn không phụ thuộc vào
chuẩn đã đề ra. Tiêu chí chọn lựa sơ đồ tốt tiêu chuẩn an toàn.
nhất phụ thuộc các yêu cầu kỹ thuật, tính liên Bằng cách kết hợp các yêu cầu kỹ thuật, tính liên tục cung cấp điện, điều kiện vận
tục cung cấp điện, điều kiện hoạt động, kiểu hành, kiểu mạng và phụ tải sẽ lựa chọn được sơ đồ tốt nhất (nhìn Hình E16).
Sự lựa chọn được xác định theo các tiêu chí sau:
mạng và phụ tải.
b Trước hết, những quy định áp dụng đối với một số loại sơ đồ nối đất trong một số
trường hợp cụ thể
b Kế đó là quyết định của người chủ đầu tư, nếu cung cấp qua máy biến thế trung /
hạ chuyên dụng hoặc người chủ đầu tư có nguồn năng lượng riêng (hoặc máy biến
E8 thế có cuộn phân ly)
Nếu người chủ đầu tư có được một lựa chọn có hiệu quả, sơ đồ nối đất sẽ được lựa
chọn sau những cuộc thảo luận với người thiết kế mạng (văn phòng thiết kế, nhà
thầu)
Các cuộc thảo luận bao gồm:
b Trước hết, những yêu cầu vận hành (mức độ tính liên tục cấp điện) và các điều
kiện vận hành (bảo trì bởi nhân viên điện lực hoặc không, nhân viên trong xí nghiệp
hay phải thuêu bên ngoài)
b Kế đó, những đặc điểm cụ thể của mạng và phụ tải (xem Hình E17)

TT TN-S TN-C IT1 IT2 Ghi chú


Các đặc tính điện

Dòng sự cố - -- -- + -- Chỉ có sơ đồ IT đưa ra dòng sự cố đầu tiên không đáng kể


Điện áp sự cố - - - + - Trong sơ đồ IT, điện áp tiếp xúc rất thấp khi có sự cố đầu tiên,
nhưng lớn đáng kể khi có sự cố thứ hai
Điện áp tiếp xúc +/- - - - + - Trong sơ đồ TT, điện áp tiếp xúc rất thấp nếu hệ thống đẳng thế,
nếu không điện áp tiếp xúc sẽ lớn
Bảo vệ

Bảo vệ người chống chạm điện gián tiếp + + + + + Cách bố trí các sơ đồ nối đất tương đương như nhau, nếu các
nguyên tắc theo đúng các tiêu chuẩn
Bảo vệ người trong trường hợp khẩn cấp + - - + - Hệ thống được bảo vệ bằng các RCD thường không nhạy đối với
thay đổi của trở kháng nội của nguồn
Bảo vệ chống cháy (với RCD) + + không + + Các bố trí các sơ đồ nối đất với các RCD sử dụng tương đương
allowed được Sơ đồ TN-C bị nghiêm cấm sử dụng ở những nơi nguy cơ cháy cao
Quá điện áp
Quá điện áp liên tục + + + - + Quá áp 1 pha -đất kéo dài trong sơ đồ IT nếu có sự cố hư hỏng
cách điện thứ nhất
Quá điện áp quá độ + - - + - Hệ thống với dòng sự cố cao có thể gây nên sự quá áp thoáng qua
Quá áp nếu biến thế bị hư hỏng - + + + + Trong sơ đồ TT, có sự chênh lệch điện áp giữa các điện cực nối
(sơ cấp/thứ cấp) đất khác nhau. Các sơ đồ khác được nối với một điện cực

Tương hợp điện từ


Không ảnh hưởng khi sét đánh gần - + + + + Trong sơ đồ TT, có thể có chênh lệch áp giữa các điện cực nối đất
Trong sơ đồ TT, có một vòng lặp dòng đáng kể giữa hai điện cực
nối đất riêng biệt
Không ảnh hưởng khi có sét đánh - - - - - Mọi sơ đồ là như nhau khi sét đánh trực tiếp trên dây trung thế
trên dây trung thế
Bức xạ liên tục của một trường điện từ + + - + + Sự kết nối dây PEN với các cấu trúc kim loại của toà nhà dẫn đến
việc dẫn liên tục trường điện từ

Mất đẳng thế thoáng qua của PE + - - + - Dây PE không còn đẳng thế, nếu có dòng sự cố lớn
Tính liên tục
Ngắt điện khi có sự cố thứ nhất - - - + + Chỉ sơ đồ IT tránh được sự ngắt điện, khi có sự cố cách điện thứ 1
Sụt áp trong khi hư hỏng cách điện + - - + - Sơ đồ TN-S, TNC và IT (sự cố lần 2) sinh ra dòng sự cố lớn, khi đó
có thể gây ra sự sụt áp.
Lắp đặt
- + + - - Sơ đồ TT đòi hỏi sử dụng RCD. Sơ đồ IT đòi hỏi sử dụng IMD
Thiết bị đặc biệt
Số lượng điện cực nối đất - + + -/+ -/+ Sơ đồ TT yêu cầu hai điện cực nối đất riêng biệt. Sơ đồ IT
cho phép lựa chọn một trong hai điện cực nối đất
Số lượng dây cáp - - + - - Chỉ có sơ đồ TN-C trong những trường nhất định, cho phép giảm
số cáp
Bảo trì
Chi phí sửa chữa - -- -- - -- Chi phí sửa chữa phụ thuộc vào những thiệt hại gây ra bởi biên độ
dòng sự cố
Hư hỏng mạng điện + - - ++ - Những hệ thống gây ra dòng sự cố lớn yêu cầu kiểm tra mạng điện
sau khi loại trừ sự cố

Hình. E16 : So sánh các sơ đồ nối đất


E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Kiểu mạng Nên chọn Có thể Không nên chọn


Mạng rất lớn với các điện cực nối đất chất lượng cao TT, TN, IT (1)
để nối vỏ kim loại (10 Ω max.) hoặc hỗn hợp
Mạng rất lớn với các điện cực nối đất chất lượng thấp TN TN-S IT (1)
để nối vỏ kim loại (> 30 Ω) TN-C
Vùng gây nhiễu TN TT IT (2)
(ví dụ: đài truyền hình hoặc máy phát thanh)
Mạng với dòng rò cao (> 500 mA) TN (4) IT (4)
TT (3) (4)
Mạng với dây trên không ngoài trời TT (5) TN (5) (6) IT (6)

Trường hợp khẩn cấp dùng máy phát dự phòng IT TT TN (7)


E9
Kiểu phụ tải
Tải nhạy cảm đối với dòng sự cố lớn (động cơ, vv.) IT TT TN (8)

Tải với mức cách điện thấp (lò điện, máy hàn, TN (9) TT (9) IT
phần tử nhiệt, lò sưởi,
thiết bị trong các bếp lớn)
Nhiều phụ tải một pha TT (10) IT (10)
(điện thoại di động, bán cố định, thiết bị xách tay) TN-S TN-C (10)
Tải với những rủi ro đáng kể (cần cẩu, băng chuyền, vv) TN (11) TT (11) IT (11)

Nhiều thiết bị phụ (máy công cụ) TN-S TN-C TT (12)


IT (12 bis)
Hỗn hợp
Cung cấp bởi máy biến thế kiểu sao-sao (13) TT IT IT (13)
không trung tính với trung tính
Những nơi có nguy cơ cháy cao IT (15) TN-S (15) TN-C (14)
TT (15)
Tăng mức công suất của thuê bao hạ áp, LV TT (16)
MV/LV
yêu cầu trạm biến thế riêng
Mạng điện với sự thay đổi thường xuyên TT (17) TN (18)
IT (18)
Lắp đặt những nơii mà tính liên tục kết nối của các mạch nối đất TT (19) TN-S TN-C
không chắc chắn (công trường, mạng điện cũ) IT (19)
Thiết bị điện tử (máy tính, PLC) TN-S TT TN-C
Mạng giám sát và điều khiển, cảm biến PLC và bộ chấp hành IT (20) TN-S, TT

(1) Khi sơ đồ nối đất không bị áp đặt bởi các quy định, thì lựa chọn chúng theo đặc tính vận hành (tính liên tục cung cấp điện là bắt buộc vì
lý do an toàn hoặc mong muốn để nâng cao hiệu suất, vv). Dù là sơ đồ nối đất nào, khả năng hư hỏng cách điện sẽ tăng theo chiều dài của
mạng. Nếu phân chia mạng thì dễ dàng xác định vị trí sự cố và có thể thực hiện các sơ đồ khuyến cáo trên, đối với từng loại ứng dụng.
(2) Nguy cơ phóng hồ điện trên bộ hãn chế xung sét sẽ biến trung tính cách ly thành trung tính nối đất. Điều này hay xảy ra với vùng có bão
sấm sét thường xuyên hoặc hệ thống được tạo bởi đường dây trên không. Nếu sơ đồ IT được lựa chọn để đảm bảo tính liên tục cấp điện ở
mức độ cao hơn, người thiết kế hệ thống phải tính toán chính xác các điều kiện tác động cho sự cố thứ hai.
(3) Nguy cơ tác động không mong muốn của RCD.
(4) Dù là bất kỳ sơ đồ nối đất nào, giải pháp lý tưởng là cách ly vùng nhiễu loạn, nếu nó dễ dàng xác định.
(5) Nguy cơ sự cố pha - đất ảnh hưởng đến sự đẳng thế.
(6) Cách điện không bền vững nếu có ẩm ướt và bụi.
(7) Sơ đồ TN không nên lựa chọn, vì gây nguy hiểm đến máy phát trong trường hợp sự cố bên trong. Hơn nữa, khi máy phát cung cấp điện
cho các thiết bị an toàn, sơ đồ phải không tác động đối với sự cố thứ nhất.
(8) Dòng rò có thể lớn hơn dòng định mức In vài lần, kéo theo nguy cơ gây tổn hại hoặc làm tăng sự lão hoá các cuộn dây động cơ hoặc phá
huỷ các mạch từ.
(9) Để kết hợp tính liên tục cung cấp điện và an toàn, đối với bất kỳ sơ đồ nối đất nào, cần tách phụ tải khỏi phần còn lại của mạng điện (máy
biến áp với đấu nối trung tính cục bộ).
(10) Khi chất lượng thiết bị không phải là tiêu chí thiết kế số một, thì điện trở cách điện sẽ nhanh chóng hư hỏng. Sơ đồ TT với RCD là giải
pháp tốt nhất để tránh mọi vấn đề.
(11) Các tải di động thường xuyên gây ra các sự cố (tiếp xúc trượt của các mối nối với vỏ kim loại). Đối với bất kỳ sơ đồ nối đất nào, nên cung
cấp cho các mạch này bằng máy biến áp với đấu nối trung tính cục bộ.
(12) Yêu cầu sử dụng máy biến áp với sơ đồ TN cục bộ để tránh rủi ro và tác động không mong muốn khi có sự cố đầu tiên (TT) hoặc sự cố
đôi (IT).
(12 bis) Với sự ngắt đôi trong mạch điều khiển.
(13) Giới hạn quá mức dòng sự cố do tổng trở thứ tự 0 có giá trị lớn (ít nhất 4 đến 5 lần trở kháng thứ tự thuận). Sơ đồ này cần thay thế bằng
cách nối tam giác- sao.
(14) Dòng sự cố lớn làm sơ đồ TN trở nên nguy hiểm. Sơ đồ TN-C bị cấm sử dụng.
(15) Dù bất cứ sơ đồ nối đất nào, RCD phải được chỉnh định Δn ≤ 500 mA.
(16) Hệ thống cung cấp năng lượng với điện áp thấp cần sử dụng sơ đồ TT. Sơ đồ nối đất này có chi phí ít nhất để thay đổi mạng hiện hữu
(không cần cáp, thiết bị bảo vệ không cần sửa đổi).
(17) Có thể không cần nhân viên bảo trì kỹ thuật cao.(18) Kiểu lắp đặt này yêu cầu phải chú ý đến sự an toàn. Trong sơ đồ TN do thiếu các
giải pháp ngăn ngừa, có nghĩa là luôn cần nhân viên kỹ thuật tay nghề cao để đảm bảo vấn đề an toàn.
(19) Nguy cơ đứt dây dẫn (cung cấp, bảo vệ) có thể gây ra sự mất đẳng thế đối với vỏ kim loại. Sơ đồ TT hoặc sơ đồ TN-S nên lựa chọn RCD
30 mA. Sơ đồ IT có thể sử dụng trong trường hợp đặc biệt.
(20) Giải pháp này để tránh sự tác động nhầm do dòng rò bất thường.

Hình. E17 : Ảnh hưởng của mạng và phụ tải lên bố trí sơ đồ nối đất
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

1.5 Lựa chọn cách nối đất - Biện pháp thực hiện
Sau khi tư vấn các nguyên tắc ứng dụng, các hình E16 và E17 được xem như là
một trợ giúp để quyết định phân chia nguồn và tách lưới có thể đối với sự lắp đặt đề
xuất.

Phân chia nguồn


Sử dụng vài máy biến áp thay vì dùng một máy lớn. Phương thức này được coi như
biện pháp dùng để tách những tải có thể gây ảnh hưởng tới các tải khác (như sụt áp
khi khởi động động cơ công suất lớn, lò.v.v.).
Chất lượng và độ cung cấp điện của toàn lưới sẽ được cải thiện.
Giá thành của thiết bị đóng cắt sẽ giảm (mức độ dòng ngắn mạch giảm).
E10 Chi phí hiệu quả của các máy biến áp được xác định tuỳ từng trường hợp cụ thể.

Tách lưới
Việc tách lưới bằng cách dùng các máy biến áp hạ/hạ cho phép lựa chọn tối ưu
cách nối đất đáp ứng các yêu cầu cụ thể (nhìn Hình E18 và E19).

Trung / Hạ

Sơ đồ IT IMD

Hạ / Hạ

Sơ đồ TN-S

Hình. E18 : Sơ đồ TN-S cách ly khỏi sơ đồ IT bằng việc tách lưới qua máy biến áp hạ/hạ

Trung / Hạ TN-S

Hạ / Hạ Hạ / Hạ
IMD IMD
IT IT
Sơ đồ TN-S

Bệnh viện Phòng điều hành

Hình E19 : Sơ đồ IT cách ly khỏi sơ đồ TN-S bằng việc tách lưới qua máy biến áp hạ/hạ

Kết luận
Tối ưu hóa vận hành lưới sẽ quyết định việc chọn sơ đồ nối đất.
Bao gồm:
b Đầu tư ban đầu,
b Chi phí vận hành trong tương lai có thể phát sinh do không đủ độ tin cậy, chất
lượng của thiết bị, an toàn, tính liên tục cung cấp điện, vv.
Một cấu trúc lý tưởng bao gồm nguồn cung cấp bình thường, nguồn dự trữ tại chỗ (
xem phần 1.4 chương E) và sơ đồ nối đất thích hợp.
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Một phương pháp rất hiệu quả để có một điện 1.6 Lắp đặt và đo lường điện cực nối đất
cực nối đất điện trở nhỏ là chôn dây dẫn dưới
dạng mạch vòng khép kín dưới đất tại các Chất lượng của một điện cực nối đất (điện trở càng thấp càng tốt) phụ thuộc chủ
yếu vào hai yếu tố:
chân móng toà nhà.
b Cách lắp đặt
Điện trở R của điện cực (trong đất đồng nhất)
2ρ b Bản chất của đất
được tính gần đúng (ohms) : R = where
L
L =
L - chiều dài của dây (m) length of the buried conductor in Cách
metres lắp đặt
ρ = soil resistivity in ohm-metres Có ba cách thức lắp đặt:
ρ - điện trở suất của đất (Ωm)
Mạch vòng chôn dưới toà nhà (Hình E20)
Giải pháp này nên lựa chọn, đặc biệt đối với một tòa nhà mới.
Điện cực cần chôn dọc theo chu vi hố đào của nền móng. Cần để dây trần tiếp xúc E11
trực tiếp với đất (không được đặt trong sỏi, cát của nền bê tông). Ít nhất cần có 4
dây thẳng nối lên từ điện cực để kết lưới và ở những nơi cần thiết, cọc của kết cấu
bê tông phải nối với điện cực.
Dây dẫn tạo thành điện cực nối đất, đặc biệt là khi nó được chôn dưới móng tòa
nhà, cần được chôn trong đất ít nhất là 50cm dưới phần móng bê tông. Cả điện
cực lẫn dây nối lên tầng trệt, đều không được tiếp xúc với nền móng bê tông.
Đối với những tòa nhà hiện hữu, dây điện cực cần chôn xung quanh tường, ở độ
sâu ít nhất 1m. Theo quy định chung, mọi liên kết lên từ cực nối đất đến phần trên
mặt đất cần bọc cách điện với điện áp 600V–1000V.
Dây dẫn có thế:
b Đồng: Cáp trần (≥ 25 mm2) hoặc nhiều sợi (≥ 25 mm2 và dày ≥ 2 mm)

b Nhôm bọc chì: Cáp (≥ 35 mm2)


b Cáp thép mạ kẽm: Cáp trần (≥ 95 mm2) hoặc nhiều sợi (≥ 100 mm2 và dày ≥ 3 mm)

Điện trở gần đúng R của điện cực nối đất (ohms):

R= where
L
L = lengthtrong
of theđóburied conductor in metres
ρ = soil resistivity
L - chiềuindài
ohm-metres
dây dẫn (m)
ρ - điện trở suất của đất (Ωm) (tham khảo “Ảnh hưởng của các loại đất” trang kế)
Cọc nối đất (nhìn Hình E21)
Cọc nối đất thẳng đứng thường được dùng cho các tòa nhà hiện hữu và để cải thiện
(giảm điện trở) điện cực nối đất hiện hữu.
Các cọc có thể là:
b Đồng hoặc (thông thường hơn) thép mạ đồng. Loại sau có chiều dài 1 tới 2m và
có đầu nhọn để đóng được sâu khi cần thiết (chẳng hạn mực nước ngầm trong vùng
Đối với n cọc: R = 1 ρ có điện trở suất đất cao)
nL b Ống thép mạ điện (nhìn chú thích (1) trang kế) đường kính ≥ 25 mm hoặc cọc
where đường kính ≥ 15 mm , với chiều dài ≥ 2 m trong từng trường hợp.

ρ “Influence of the type of soil” below)


n = the number of rods
Vertical plates (see )
Rectangular plates, each side of which must be u 0.5 metres, are commonly used as

The plates may be:


c Copper of 2 mm thickness
c Galvanised (1) steel of 3 mm thickness L ≥3 m

The resistance R in ohms is given (approximately), by:

Hình. E20 : Mạch vòng nối đất dưới móng nhà, không trong Các cọc nối song song
bê tông Hình. E21 : Các cọc nối đất
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Thường phải dùng nhiều cọc và khoảng cách giữa chúng lớn hơn chiều dài khoảng
2 – 3 lần.
Điện trở tổng sẽ bằng điện trở của một cọc chia cho số cọc (trong trường hợp đất
đồng nhất). Giá trị gần đúng của điện trở R được tính:

R= nếu khoảng cách giữa các cọc > 4L
nL
where
trong đó
LL -=chiều
the length of (m)
dài cọc the rod in metres
ρρ -=điện
resistivity of the
trở suất của soil
đất in
(Ωohm-metres (see
m) (tham khảo “Influence
“Ảnh of the
hưởng của type
các loạiofđất”)
soil” below)
nn -=số
thecọc
number of rods
Vertical nối đất(see
Bản cựcplates Fig.
(nhìn )
E43E22)
Hình
Rectangular
hình chữplates, eachcạnh
sidecó
of chiều
whichdài
must be u 0.5 metres,
chônare commonly used as
E12 Bản nhật, mỗi ≥ 0,5m, được theo phương thẳng
Đối với bản điện cực thẳng đứng: R = 0.8 ρ earth electrodes, being buried in a vertical plane such
đứng sao cho tâm của bản cách bề mặt đất ít nhất là 1m. that the centre of the plate is
L at least 1 metre below the surface of the soil.
Bản cực có thể là:
The plates may be:
b Bằng đồng dày 2 mm
c Copper of 2 mm thickness
b Thép mạ (1) dày 3 mm
c Galvanised (1) steel of 3 mm thickness
Điện trở gần đúng (Ω) được xác định :
The resistance R in ohms is given (approximately), by:
0.8 ρ
R=
L
L - chu vi của bản cực (m)
ρ - điện trở suất của đất (Ωm) (nhìn “Ảnh hưởng của các loại đất”)

Ảnh hưởng của các loại đất


Measurements on earth electrodes in similar
soils are useful to determine the resistivity value
Đo đạc điện
to be cực nốifor
applied đấtthetrong các
design of loại đất tương
an earth-
tự rất hữu ích đểsystem
electrode xác định điện trở suất, sẽ được
ứng dụng cho việc thiết kế hệ thống điện cực
nối đất Loại đất Giá trị trung bình của điện
Measurements on earth electrodes in similar trở suất Ωm
Đất lầy, đầm
soils are useful to determine the resistivity valuelầy 1 - 30
Đất bồi, phù sa
to be applied for the design of an earth- 20 - 100
electrode system Đất mùn, lá mùn 10 - 150
Than bùn, lớp bùn 5 - 100
Đất sét mềm 50
Đá mácnơ, đất sét cứng 100 - 200
Đá mácnơ kỷ Jura 30 - 40
Cát đất sét 50 - 500
Cát silic 200 - 300
Đất đá 1,500 - 3,000
Đất tảng có sỏi đá 300 - 500
Đất đá phấn 100 - 300
Đá vôi 1,000 - 5,000
Đá vôi nứt 500 - 1,000
Đá phiến, đá phiến sét 50 - 300
Đá phiến mica 800
Đá granit và sa thạch 1,500 - 10,000
Granite phân ly và đá cát 100 - 600

Hình. E23 : Điện trở suất (Ωm) đối với các loại đất khác nhau

Loại đất Giá trị trung bình của điện


trở suất Ωm
Chiều dày 2mm (Cu)
Đất trồng, đất ẩm 50
Đất trồng pha đá, sỏi 500
Đất đá, đất trần, cát khô, đá dăm 3,000

(1) Where galvanised conducting materials are used for earth


: Bản cựcsacrificial
Hình. E22electrodes, đứng cathodic protection anodes may be Hình. E24 : Điện trở suất trung bình (Ωm) để lựa chọn điện cực nối đất
necessary to avoid rapid corrosion of the electrodes where the
soil is aggressive. Specially prepared magnesium anodes (in a
porous sack filled with a suitable “soil”) are available for direct
connection to the electrodes. In such circumstances, a
specialist should be consulted

(1) Khi vật liệu mạ được sử dụng (1)làm điệngalvanised


Where cực nối đất, sự
conducting materials are used for earth
phân cực cathod bảo vệ anode làelectrodes,
cần thiết để tránh cathodic
sacrificial ăn mòn,protection anodes may be
khi đất có hoạt tính hoá học mạnh. necessary
Các anode to avoid
bằng rapid corrosion of the electrodes where the
magne
soilhợp)
(trong túi tổ ong có chứa“ đất “thích is aggressive.
sẽ đặt để Specially
tiếp xúcprepared magnesium anodes (in a
porous sack filled with a suitable “soil”) are available for direct
trực tiếp với điện cực. Khi ấy cần phải tham khảo ý kiến của
connection to the electrodes. In such circumstances, a
các chuyên gia. specialist should be consulted
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005
E - Phân phối trong mạng hạ thế 12 Các sơ đồschemes
Earthing nối đất

Đo lường và xác định điện trở điện cực nối đất

Điện trở giữa điện cực và đất thường thay đổi.


Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến điện trở này là:
b Độ ẩm của đất
Độ ẩm thay đổi theo mùa, rõ rệt nhất là ở độ sâu tới 2m.
Ở độ sâu 1m, giá trị điện trở suất có thể thay đổi theo tỷ số từ 1 đến 3 từ mùa đông
ẩm tới mùa hè khô ở các vùng có khí hậu ôn hòa.
b Băng giá
Đất đóng băng có thể làm tăng điện trở suất của đất lên vài bậc. Đó cũng là nguyên
nhân để chôn sâu điện cực, đặc biệt là những nơi có khí hậu lạnh.
b Lão hoá E13
Vật liệu dùng để làm điện cực có thể bị thoái hóa do vài nguyên nhân như:
v Phản ứng hóa học (axit hoặc đất kiềm)
v Galvanic: do dòng một chiều đi lạc trong đất, từ các phần của hệ thống hoặc do
các kim loại khác nhau trong phần tử điện cực. Các loại đất khác nhau sẽ tác động
lên cùng dây dẫn và tạo vùng cực cathode và anode, kéo theo sự ăn mòn bề mặt
kim loại. Thật không hay là các điều kiện thuận lợi để điện trở tản thấp cũng là điều
kiện cho những dòng điện này dễ dàng đi qua.
b Oxy hoá
Những chỗ nối hàn là những vị trí dễ dàng bị oxit hóa nhất. Nếu làm sạch mối hàn
và phủ một lớp cần thiết có thể ngăn được oxit hóa.

Đo điện trở điện cực nối đất


Phải luôn có một hoặc nhiều mối liên kết nhằm cô lập điện cực nối đất với lưới điện,
để có thể kiểm tra được nó.
Phải là những mối liên kết có thế tháo ra được, để tách điện cực nối đất khỏi hệ
thống, do đó có thể tiến hành kiểm tra định kỳ điện trở đất. Để thực hiện các kiểm
nghiệm này, cần thêm hai điện cực phụ, mỗi cực là một cọc khoan thẳng đứng.
b Phương pháp đo bằng ampe kế (nhìn Hình E25)

U t1
A

T
t2

Hình. E25 : Đo điện trở cực nối đất của lưới bằng ampe kế

UTt1
A = RT + Rt1 =
i1
Ut1t 2
B = Rt1 + Rt 2 =
i2
Ut 2T
C = Rt 2 + RT =
i3

When the source voltage U is constant (adjusted to be the same value for each test)
Khi điện áp nguồn U không đổi (điều chỉnh để có cùng giá trị đối với mỗi lần kiểm
then:
nghiệm) :
U ⎛ 1 1 1⎞
RT = ⎜ + − ⎟
2 ⎝ i1 i3 i2 ⎠
E - Phân phối trong mạng hạ thế 1 Các sơ đồ nối đất

Để tránh sai số do dòng lạc trong đất hoặc dòng điện rò từ lưới và mạng thông tin,
dòng kiểm nghiệm phải là dòng xoay chiều, nhưng ở các tần số khác với tần số
công nghiệp hoặc khác với các hài bậc cao trong lưới điện. Các dụng cụ đo dùng
máy phát điện quay tay sẽ tạo dòng áp xoay chiều ở tần số giữa 85Hz và 135Hz.
Khoảng cách giữa các điện cực là không quan trọng và có thể được tiến hành theo
các hướng khác nhau từ điện cực kiểm nghiệm. Các kiểm nghiệm được tiến hành
trên các khoảng cách và các hướng khác nhau để kiểm tra chéo các kết quả kiểm
nghiệm.
b Dùng Ôm kế để đo trực tiếp
Có thể dùng máy phát điện AC quay tay hoặc điện tử, sử dụng 2 cực phụ với
khoảng cách để cho vùng ảnh hưởng của cực được kiểm nghiệm không được lấn
sang vùng của điện cực thử nghiệm (C).
E14
Điện cực thử nghiệm (C) được đặt cách xa nhất so với điện cực (X) cần đo. Dòng
điện qua C xuống đất và vào cực X, trong khi đó điện cực thử nghiệm thứ hai (P)
sẽ tạo áp. Điện áp này, khi được đo giữa (X) và (P) sinh bởi dòng kiểm nghiệm và
sẽ dùng để đo điện trở tiếp xúc (của điện cực được kiểm nghiệm) với đất. Cần phải
lựa chọn kỹ lưỡng khoảng cách từ (X) tới (P) để cho kết quả chính xác. Nếu khoảng
cách từ (X) tới (C) tăng và các vùng điện trở của (X) và (C) càng trở nên quá xa, thì
đường cong phân bố điện thế sẽ càng gần trùng với trục ngang ở gần điểm (O).
Trên thực tế, khoảng cách (X) và (C) sẽ được tăng cho tới khi kết quả đọc được
ở 3 điểm: tại (P), cách (P) 5m ở mỗi phía sẽ là như nhau. Khoảng cách (X) tới (P)
thường khoảng 0,68 khoảng cách từ (X) tới (C).

VG

G
I
V
X P C

Sự áp do điện trở
của điện cực (X)

O
VG

Sự áp do điện trở
của điện cực (C)

a) Nguyên tắc đo lường dựa trên giả thiết môi trường đất đồng nhất. Trường hợp các vùng ảnh
hưởng của điện cực C và X chồng lên nhau, vị trí của điện cực kiểm tra P rất khó xác định để
cho kết quả thoả đáng.

X P C

b) Hiệu ứng của sự phân bố thế khi (X) and (C) nằm cách xa. Vị trí của điện cực P là không quan
trọng và có thể xác định dễ dàng.

Hình E26 : Đo điện trở cực nối đất (X) dùng Ôm kế.
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Các tủ phân phối, bao gồm cả tủ hạ áp chính, 2.1 Tủ phân phối


là thành phần quan trọng đối với độ tin cậy của
Tủ phân phối (distribution switchboard) là nơi nguồn cung cấp đi vào được chia ra
một hệ thống điện. Chúng phải hoàn toàn tuân
thành các mạch nhánh, mỗi mạch được điều khiển và bảo vệ bởi cầu chì hoặc thiết
thủ các tiêu chuẩn thiết kế và kết cấu của các bị đóng ngắt. Tủ phân phối được phân chia thành các tủ chức năng có các phần tử
thiết bị chuyển mạch hạ áp. cơ và điện. Nó thể hiện mối liên kết chính trong mạch điện.
Vi vậy, kiểu tủ phân phối phải hoàn hảo phù hợp với ứng dụng của mình. Thiết kế và
cấu trúc của nó phải tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng và điều kiện thực tế.
Vỏ tủ phân phối có chức năng bảo vệ kép:
b Bảo vệ các thiết bị chuyển mạch, đồng hồ chỉ thị, rơ le, cầu chì .. vv , chống lại
những tác động cơ học, rung và những tác động ngoại lai có thể ảnh hưởng tới hoạt
động của hệ thống (nhiễu điện từ, bụi, ẩm, côn trùng…);
E15
b Bảo vệ người chống lại khả năng chạm điện trực tiếp và gián tiếp (tham khảo
mức độ bảo vệ IP và chỉ số IK trong phần 3.3 của Chương E).

Các loại tủ phân phối


Các tủ phân phối có thể khác nhau tuỳ theo loại ứng dụng và nguyên tắc thiết kế
(đặc biệt theo sự bố trí của các thanh cái).
Các tủ phân phối theo các ứng dụng đặc thù:.
Các loại tủ phân phối tiêu biểu:
Các yêu cầu tải sẽ quyết định loại tủ phân phối b Tủ phân phối hạ áp chính ( MLVS) - (nhìn Hình E27a)
được dùng b Trung tâm điều khiển động cơ ( MCC )- (nhìn Hình E27b)
b Tủ phân phối phụ (Sub-distribution switchboards) (nhìn Hình E28)
b Tủ phân phối cuối (Final distribution switchboards) (nhìn Hình E29)
Tủ phân phối cho các chức năng đặc biệt (ví dụ như hệ thống sưởi, thang máy, quy
trình công nghiệp) có thể đặt:
b Kề bên tủ phân phối chính, hoặc
b Gần những nơi ứng dụng có liên quan
Tủ phân phối phụ và tủ phân phối cuối thường phân bố rải rác.

a b

Hình. E27 : [a] Tủ phân phối hạ áp chính - (Prisma Plus P) với mạch đến là các thanh dẫn -
[b] Trung tâm điều khiển động cơ hạ áp - (Okken)

a b c

Hình. E28 : Tủ phân phối phụ (Prisma Plus G) Hình. E29 : Các tủ phân phối khu vực [a] Prisma Plus G Pack; [b] Kaedra; [c] mini-Pragma
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Có hai loại tủ phân phối: Hai loại tủ phân phối


■ Tủ phân phối truyền thống có thiết bị đóng Tủ phân phối truyền thống
ngắt và cầu chì ..vv, được gắn trên một khung Các thiết bị đóng ngắt và cầu chì , vv.. thường được gắn trên một khung nằm phía
nằm phía sau vỏ tủ sau vỏ tủ. Các thiết bị điều khiển và hiển thị (đồng hồ đo, đèn, các nút nhấn,..vv)
được gắn ở mặt trước của tủ.
■ Tủ phân phối chức năng cho những ứng
Việc đặt các thiết bị bên trong tủ cần được nghiên cứu cẩn thận có xét đến kích
dụng đặc thù, dựa trên thiết kế chuẩn và thước của mỗi vật, các chỗ đấu nối và khoảng trống cần thiết đảm bảo hoạt động an
môđun. toàn và thuận lợi.
Tủ phân phối chức năng
Các tủ phân phối này nói chung dành cho các ứng dụng cụ thể, được làm từ các
module chức năng như các thiết bị thiết bị chuyển mạch cùng với các phụ kiện được
tiêu chuẩn hóa để lắp và kết nối, đảm bảo độ tin cậy, ưu thế tuyệt đối cho đến cuối
E16 tuổi thọ và những thay đổi trong tương lai.
b Nhiều ưu điểm
Việc sử dụng tủ phân phối chức năng trong mọi cấp của mạng điện hạ áp, từ tủ
phân phối hạ áp chính đến tủ phân phối khu vực, do có nhiều ưu điểm:
v Hệ thống mô đun làm cho nó có thể tích hợp nhiều chức năng trong cùng một tủ
phân phối, bao gồm việc bảo vệ, kiểm soát, quản lý kỹ thuật và giám sát việc lắp đặt
điện. Thiết kế môđun cũng cải thiện công tác bảo dưỡng, vận hành và nâng cấp tủ
phân phối.
v Thiết kế tủ phân phối rất nhanh chóng bởi vì chỉ đơn giản thêm các module chức
năng
Hình. E30 : Tủ phân phối khu vực với các bộ phận chức
v Linh kiện đúc sẵn có thể được gắn kết nhanh hơn
năng cố định (Prisma Plus G)
v Hơn nữa các tủ phân phối này đã được kiểm tra mẫu do đó đảm bảo chỉ số an
toàn cao.
Tủ phân phối chức năng Prisma Plus loại G and P của hãng Schneider Electric có
dòng đạt đến 3200 A và có những đặc tính sau:
v Linh hoạt và dễ dàng trong việc tạo lập tủ phân phối.
v Tủ phân phối tuân thủ các tiêu chuẩn IEC 60.439 và đảm bảo làm việc trong điều
kiện an toàn.
v Tiết kiệm thời gian ở tất cả các giai đoạn, từ thiết kế đến lắp đặt, vận hành và sửa
đổi hoặc nâng cấp.
v Dễ dàng thích nghi, chẳng hạn như đáp ứng thói quen làm việc đặc thù và các tiêu
chuẩn tại các quốc gia khác nhau.
Các hình E27a, E28 và E29 đưa ra một số tủ phân phối chức năng nhiều loại công
suất và hình E27b tủ phân phối chức năng công nghiệp công suất lớn.
b Các dạng chính của tủ phân phối chức năng:
Ba công nghệ chủ yếu được sử dụng trong các tủ phân phối chức năng.
v Các bộ phận chức năng cố định (nhìn Hình E30)
Các bộ phận này không thể cách ly từ nguồn, vì thế bất kỳ sự can thiệp nào để bảo
trì, sửa đổi đòi hỏi phải cắt điện toàn tủ.
Có thể gắn thêm hoặc bỏ các dụng cụ để giảm thiểu thời gian cắt điện và cải thiện
khả năng của các dụng cụ còn lại trong hệ thống.
v Các bộ phận chức năng cô lập (nhìn Hình E31)
Mỗi một bộ phận chức năng được gắn trên một tấm tháo lắp được và kèm theo thiết
bị cô lập ở phía đầu vào (thanh cái) và ngắt điện ở phía đầu ra. Một bộ phận như
Hình. E31 : Tủ phân phối với các bộ phận chức năng có vậy có thể tháo ra để bảo trì, mà không cần phải cắt điện toàn bộ.
thể tháo rời
v Các bộ phận chức năng dạng ngăn kéo (nhìn Hình E32)
Máy cắt và các phụ kiện được lắp trên một khung dạng ô kéo nằm ngang rút ra
được. Chức năng này phức tạp và thường được dùng để điều khiển động cơ.
Có thể cô lập cả hai phía đầu vào và đầu ra bằng việc rút hoàn toàn ngăn kéo, cho
phép thay thế nhanh chóng bộ phận bị hỏng mà không cần ngắt nguồn các phần
còn lại của tủ phân phối.

Hình. E32 : Tủ phân phối với các bộ phận chức năng


dạng ngăn kéo
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Các tiêu chuẩn


Các tiêu chuẩn khác nhau
Việc tuân theo các tiêu chuẩn là cần thiết để
Một số loại tủ phân phối (đặc biệt tủ phân phối chức năng) phải tuân thủ các tiêu
đảm bảo mức độ an toàn cho thao tác chuẩn cụ thể tương ứng với các ứng dụng hoặc môi trường có liên quan.
Các tài liệu tham khảo tiêu chuẩn quốc tế là "IEC 61439-1 type-tested and
partially type-tested assemblies"
Tiêu chuẩn IEC 61439-1
Ba yếu tố của tiêu chuẩn IEC 439-1 góp phần
b Các loại lắp ráp
quyết định cho an toàn thao tác:
Tiêu chuẩn IEC 61439-1 phân biệt hai loại lắp ráp:
b Xác định rõ ràng các bộ phận chức năng
v Loại thử nghiệm theo mẫu của tổ hợp các thiết bị đóng ngắt hạ áp và thiết bị điều
b Các hình thức phân tách giữa các bộ phận khiển (type-tested assemblies-TTA), mà không phân biệt loại hoặc hệ đảm bảo hợp
chức năng cạnh nhau phù hợp với yêu cầu của chuẩn E17
người sử dụng v Loại thử nghiệm từng phần các thiết bị đóng ngắt hạ áp và tập hợp các thiết bị
điều khiển (partially type-tested assemblies -PTTA), có thể chứa những phần không
b Xác định rõ ràng các loại dạng nghiệm và thử
kiểm tra, bởi nó được lấy ra từ TTA.
nghiệm định kỳ Khi triển khai thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn làm việc chuyên nghiệp và hướng
dẫn của các chuyên gia nhà máy, chúng cho cùng một mức độ an toàn và chất
lượng.
b Các bộ phận chức năng
Định nghĩa các bộ phận chức năng:
v Là một phần của một tổng thể, bao gồm tất cả các phần tử điện và cơ khí cùng
thực hiện một chức năng giống nhau.
v Tủ phân phối gồm một một bộ phận chức năng quản lý đầu vào và một hoặc nhiều
bộ phận chức năng cho các mạch đầu ra, tùy thuộc vào yêu cầu làm việc của mạng
điện
Hơn nữa, tủ phân phối còn có thể sử dụng các bộ phận chức năng kiểu cố định,
tháo rời hoặc dạng ngăn kéo (tham khảo phần 3.1 chương E).
b Hình dạng (nhìn Hình E33)
Sự phân tách các bộ phận chức năng trong việc lắp ráp được xác định bằng các
hình thức đặc trưng cho các loại hoạt động khác nhau.
Các dạng khác nhau được phân loại từ 1 đến 4 kèm theo các ký hiệu "a" hoặc "b".
Mỗi một dạng (từ 1 đến 4) được tích luỹ dần, nghĩa là một dạng với số cao hơn bao
gồm các đặc tính của dạng với số thấp hơn. Tiêu chuẩn phân biệt:
v Dạng 1: Không ngăn cách
v Dạng 2: Ngăn cách thanh cái với các bộ phận chức năng
v Dạng 3: Ngăn cách thanh cái với các bộ phận chức năng và ngăn cách tất cả các
bộ phận với nhau, ngoại trừ các đầu ra của chúng
v Dạng 4: Giống dạng 3, nhưng bao gồm cả ngăn cách các đầu ra với tất cả các bộ
phận chức năng
Quyết định lựa chọn dạng để thực hiện tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa người sản
xuất và người sử dụng.
Tủ phân phối chức năng Prima Plus có các dạng 1, 2b, 3b, 4a, 4b.

Dạng 1 Dạng 2 a Dạng 2 b Dạng 3 a

Thanh dẫn
Ngăn cách
Dạng 3 b Dạng 4 a Dạng 4 b

Hình. E33 : Các dạng khác nhau của các tủ phân phối chức năng hạ áp
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

b Các loại thử nghiệm và thử nghiệm định kỳ


Chúng đảm bảo mỗi một tủ phân phối tuân theo tiêu chuẩn. Các văn bản kiểm tra,
Khả năng tiếp cận đến các số liệu điện và tủ xác nhận của các tổ chức độc lập là một bảo đảm cho người sử dụng
phân phối thông minh đang trở thành hiện thực
Điều khiển và giám sát từ xa hệ thống điện
Điều khiển và giám sát từ xa không còn giới hạn đối với mạng điện.
Các chức năng này ngày càng được sử dụng rộng rãi và làm giảm chi phí một cách
đáng kể. Các ưu điểm chính bao gồm:
b Giảm tiền điện
b Giảm chi phí để duy trì hệ thống
b Đầu tư hiệu quả, đặc biệt khi tối ưu hoá vòng đời mạng điện
b Làm hài lòng người sử dụng điện (trong toà nhà hoặc trong quá trình sản xuất) khi
E18 chất lượng điện luôn đảm bảo.
Modbus ngày càng được sử dụng như là tiêu chuẩn mở để giao thức trong các tủ
phân phối và giữa tủ phân phối với sự điều khiển và giám sát phụ tải của khách
hàng.
Modbus tồn tại theo hai dạng, cặp dây xoắn (RS 485) và Ethernet-TCP/IP (IEEE
802.3).
Trang web www.modbus.org giới thiệu các đặc tính kỹ thuật của bus và thường
xuyên cập nhập danh sách các sản phẩm và các công ty sử dụng tiêu chuẩn công
nghiệp mở.
Việc sử dụng công nghệ mạng góp phần lớn cho việc sử dụng rộng rãi, bằng cách
giảm chi phí truy cập, thông qua việc sử dụng các trang web thường xuyên mở và
cập nhập, không như vài năm trước đây.

Hai loại phân phối:


b Bằng cáp và dây cách điện 2.2 Cáp và thanh dẫn
b Bằng thanh dẫn (thanh cái)
Các dây dẫn và cáp
Định nghĩa
b Dây dẫn

Dây dẫn bao gồm một lõi kim loại và có (hoặc không có) một vỏ cách điện.
b Cáp

Cáp được tạo thành từ một số dây dẫn, cách điện, nhưng liên kết cơ với nhau,
thường được bọc bằng lớp vỏ bảo vệ mềm.
b Đường cáp

Khái niệm đường cáp "cable way" dùng để chỉ các dây dẫn và cáp có các phương
tiện nâng đỡ và bảo vệ, ví dụ như: khay cáp, thang cáp, ống dẫn,mương cáp v.v...tất
cả đều là đường cáp.
Nhận biết dây dẫn
Nhận biết dây dẫn theo ba nguyên tắc sau:
b Nguyên tắc 1
Hai màu xanh lá cây và vàng luôn dành cho dây bảo vệ PE và PEN.
b Nguyên tắc 2
v Khi mạch bao gồm cả dây trung tính, thì nó phải được biểu thị bằng màu xanh da
trời nhạt hoặc đánh dấu "1" cho cáp có hơn năm dây dẫn.
v Khi mạch không có dây trung tính, thì dây dẫn màu xanh da trời nhạt có thể được
sử dụng như là dây pha, nếu nó là một phần của cáp có nhiều hơn một dây dẫn.
b Nguyên tắc 3
Dây pha có thể có màu bất kỳ, ngoại trừ :
v Xanh lá cây và vàng
v Xanh lá cây
v Vàng
v Xanh da trời nhẹ (nhạt) (theo nguyên tắc 2)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Các dây dẫn trong cáp phải được định dạng hoặc bằng màu hoặc bằng số (Hình E34).

Số dây dẫn Mạch Đường cáp cố định


trong Dây dẫn cách điện Cáp nhiều dây mềm và cứng-
mạch
Ph Ph Pn N PE Ph Ph Ph N PE
1 Bảo vệ hoặc nối đất G/Y
2 1 pha (giữa các pha) b b BL LB
1 pha (giữa pha and trung tính) b LB BL LB
1 pha (giữa pha và trung tính) b G/Y BL G/Y
+ dây bảo vệ
3 Ba pha không có trung tính b b b BL B LB
E19
2 pha + trung tính b b LB BL B LB
2 pha + dây bảo vệ b b G/Y BL LB G/Y
Hệ 1 pha giữa pha và trung tính b LB G/Y BL LB G/Y
+ dây bảo vệ
4 Ba pha và trung tính b b b LB BL B BL LB
Ba pha và trung tính+ dây bảo vệ b b b G/Y BL B LB G/Y
2 pha + trung tính + dây bảo vệ b b LB G/Y BL B LB G/Y
Ba pha và dây PEN b b b G/Y BL B LB G/Y
5 Ba pha + trung tính + dây bảo vệ b b b LB G/Y BL B BL LB G/Y
>5 Dây bảo vệ: G/Y - Các dây khác: BL: được đánh số
Số “1” để dành cho dây trung tính (nếu có)
G/Y: Xanh lá cây và vàng (Green and yellow), BL: đen (Black: theo nguyên tắc 3), LB: xanh sáng (Light blue), B: nâu (Brown)

Hình E34 : Định dạng dây dẫn theo loại mạch

Lưu ý: Nếu mạch bao gồm cả dây bảo vệ và nếu cáp sử dụng không có dây vàng và
xanh, thì dây bảo vệ có thế:
b Một dây sọc vàng và xanh riêng biệt
b Dây xanh da trời nếu mạch không có dây trung tính
b Một dây đen nếu mạch có dây trung tính
Trong hai trường hợp sau, dây dẫn phải được đánh dấu băng keo sọc vàng và xanh
ở các đầu và những phần hở của dây dẫn.
Dây dẫn cho thiết bị điện cũng được đánh dấu tương tự như cáp nhiều dây (nhìn
Hình E35).
Phương pháp lắp đặt và phân bố (nhìn Hình E36)
Phân bố thông qua các đường cáp gồm các dây dẫn cách điện đơn hoặc các cáp và
hệ thống kẹp chặt và bảo vệ cơ..

Tủ phân
Tủ phân
phối khu
phối tầng
vực

Tủ phân phối chính hạ áp


(MLVS)

Dây đen

Sưởi, v .vv...
Dây xanh da trời sáng
Toà nhà sử dụng tủ phân phối phụ
Hình. E35 : Dây pha và dây trung tính phân biệt bởi
màu sắc khác nhau Hình. E36 : Các cáp phân bố hình tia trong một khách sạn
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Ưu điểm của hệ thống thanh dẫn là dễ dàng lắp Thanh dẫn


đặt, tính linh hoạt và số lượng điểm kết nối Thanh dẫn (Busbar trunking) dùng để phân bố dòng (từ 20 A đến 5000 A) và chiếu
sáng (trong trường hợp này thanh dẫn có chức năng kép là cung cấp điện và làm
giá đỡ các bộ đèn).

Các bộ phận của hệ thống thanh dẫn


Một hệ thống thanh dẫn bao gồm các dây dẫn được bảo vệ nhờ vỏ ngoài (nhìn Hình
E37). Được sử dụng cho việc truyền tải và phân phối điện, hệ thống thanh dẫn có
các tính năng cần thiết cho việc kết nối: bộ khớp nối,thanh dẫn thẳng, bộ nối góc,
cố định,v.v... Các điểm kết nối đặt tại các khoảng cách đều đặn để có thể cung cấp
điện tại mọi điểm trong hệ thống.

E20
Thanh dẫn thẳng Các điểm kết nối Hệ thống cố định trên trần, tường Đoạn cuối
đế phân bố dòng hoặc sàn nâng, v.vv...

Bộ nguồn Bộ khớp nối tải (ví dụ thiết bị) với Khớp nối góc
thanh dẫn

Hình. E37 : Hệ thống thanh dẫn thiết kế để phân bố dòng từ 25 đến 4000 A

Các loại thanh dẫn:


Hệ thống thanh dẫn có mặt ở tất cả các cấp trong sự phân bố điện: từ liên kết máy
biến áp và tủ phân phối điện áp thấp đến sự phân bố các ổ cắm và chiếu sáng văn
phòng, hoặc phân bố điện cho những nơi làm việc.
Cấu trúc mạng lưới phân phối:

Hình. E38 : Phân bố hình tia dùng thanh dẫn


E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Có ba loại thanh dẫn cơ bản.


b Thanh dẫn từ máy biến áp đến tủ phân phối hạ áp chính
Lắt đặt thanh dẫn có thể được xem xét lâu dài và không thay đổi. Ở đây không có
các điểm kết nối cấp điện cho tải
Thanh dẫn thường được dùng đối với các những khoảng cách ngắn và khi dòng
định mức lớn hơn 1600/2000 A, do không thể sử dụng các cáp mắc song song để
lắp đặt. Thanh dẫn còn được dùng nối giữa các tủ phân phối hạ áp chính và các tủ
phân phối khu vực. .
Đặc tính của thanh dẫn phân phối chính cho phép dòng làm việc từ 1000 đến 5000
A và dòng ngắn mạch lên đến 150 kA. .
b Thanh dẫn phân phối phụ với mật độ kết nối cao hoặc thấp:
Nằm phía sau thanh dẫn phân phối chính và có hai loại ứng dụng c:
□ Mặt bằng cỡ vừa (xưởng công nghiệp có các máy dập, phun và máy kim loại) E21
hoặc siêu thị lớn với phụ tải nặng). Dòng ngắn mạch và cường độ dòng có thể rất
cao (tương ứng từ 20 đến 70 kA và từ 100 đến 1000 A)
□ Mặt bằng nhỏ (phân xưởng với các thiết bị máy móc, phân xưởng dệt với các máy
nhỏ, siêu thị với các tải nhỏ).Dòng ngắn mạch và giá trị dòng thấp (lần lượt tương
ứng từ 10 đến 40 kA và từ 40 đến 400 A)
Sự phân phối phụ dùng thanh dẫn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về:
□ Sự cải tạo và nâng cấp làm tăng số lượng điểm kết nối
□ Độ tin cậy và liên tục cung cấp điện, vì các bộ kết nối có thể liên kết khi có điện
mà vẫn đảm bảo an toàn
Phân phối phụ cũng thích hợp đối với sự phân bố thẳng đứng từ 100 đến 5000 A
trong các toà nhà cao tầng.
b Thanh dẫn phân phối mạng chiếu sáng:
Mạch chiếu sáng có thể phân bố bằng cách sử dụng hai loại thanh dẫn tương ứng
với các bộ đèn có thể được treo trên thanh dẫn hay không.
□ Thanh dẫn được thiết kế để treo các bộ đèn
Các thanh dẫn này cung cấp điện và làm giá đỡ các bộ đèn (choá đèn công nghiệp,
đèn phóng điện, v.vv...Chúng được sử dụng trong các toà nhà công nghiệp, siêu thị,
cửa hàng bách hoá và kho chứa hàng.Thanh dẫn rất cứng và thiết kế cho một hoặc
hai mạch 25 A hoặc 40 A. Cứ cách khoảng 0,5 đến 1 m có ổ cắm điện.
□ Thanh dẫn không thiết kế để làm giá treo các bộ đèn
Tương tự như hệ thống cáp có sẵn, các thanh dẫn này được dùng cung cấp điện
cho các bộ đèn gắn trong các toà nhà. Chúng được dùng trong các toà nhà thương
mại (văn phòng, cửa tiệm, nhà hàng, khách sạn,v.vv..., đặc biệt trong các trần giả.
Thanh dẫn mềm và thiết kế cho một mạch 20 A. Nó có các ổ cắm điện cách nhau
khoảng 1.2m đến 3m.
Hệ thống thanh dẫn đáp ứng các yêu cầu của số lượng lớn các toà nhà.
b Công trình công nghiệp: nhà để xe, phòng làm việc, trang trại, trung tâm hậu cần,
v.vv...
b Các khu vực thương mại: cửa tiệm, trung tâm mua sắm, siêu thị, khách sạn, v.vv..
b Toà nhà dịch vụ: văn phòng, trường học, bệnh viện, phòng thể thao,dịch vụ tàu
biển, v.vv...

Các tiêu chuẩn


Hệ thống thanh dẫn phải đáp ứng tất cả các quy định nêu trong Tiêu chuẩn IEC
61439-6.
Điều này làm nhà sản xuất phải tuân thủ khi thiết kế hệ thống thanh dẫn (ví dụ: đặc
tính tăng nhiệt độ, khả năng chịu dòng ngắn mạch, độ bền cơ, v.vv...) cũng như các
phương pháp thử nghiệm để kiểm tra chúng.
Tiêu chuẩn IEC 61439-6 xác định 13 loại kiểm tra bắt buộc trên các cấu hình hoặc
hệ thống các bộ phận...
Bằng cách lắp ráp các bộ phận hệ thống tại hiện trường theo các hướng dẫn lắp
ráp, nhà thầu sẽ có lợi nhờ sự phù hợp với tiêu chuẩn.

Các ưu điểm của hệ thống thanh dẫn


Linh hoạt
b Dễ dàng thay đổi cấu hình (thay đổi cấu hình dây chuyền sản xuất hoặc mở rộng
các khu vực sản xuất tại chỗ).
b Dùng lại các linh kiện (các linh kiện không sứt mẻ): khi cần thay đối lớn trong hệ
thống, thanh dẫn dễ dàng tháo ra và lắp lại.
b Sẵn sàng có điện trong suốt quá trình lắp đặt (khả năng có điểm lấy điện tại mỗi
met chiều dài).
b Khả năng lựa chọn các bộ lấy điện(bộ kết nối) rộng rãi.
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Đơn giản
■ Thiết kế có thể được thực hiện độc lập với sự phân bố và cách bố trí của các hộ
tiêu thụ điện.
■ Hiệu quả không phụ thuộc vào cách thức thực hiện: việc sử dụng các cáp đòi
nhiều hệ số suy giảm.
■ Mắt bằng bố trí rõ ràng và sáng sủa.
■ Giảm thời gian lắp đặt: hệ thống thanh dẫn cho phép giảm 50% thời gian lắp đặt
so với lắp đặt cáp cổ truyền.
■ Bảo hành của nhà sản xuất.
■ Kiểm soát thời gian thực hiện: hệ thống thanh dẫn đảm bảo rằng không có sự kiện
bất ngờ khi lắp đặt. Thời gian lắp đặt biết trước và dễ dàng đưa ra giải pháp khi có
bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sự thích nghi và khả năng mở rộng của thiết bị.
■ Dễ dàng cài đặt: các thành phần môdun rất dễ dàng sử dụng, đơn giản và kết nối
E22 nhanh chóng.
Độ tin cậy
■ Độ an toàn được đảm bảo bởi nhà máy sản xuất
■ Các phần tử chuẩn xa1x và không bị lầm lẫn
■ Trình tự lắp ráp các thanh dẫn thẳng và các bộ lấy điện làm cho khó có thể có sai
sót nào
Sự liên tục cung cấp điện
■ Số lượng lớn các điểm lấy điện làm cho nó dễ dàng cung cấp điện cho bất kỳ sự
tiêu thụ điện mới nào.
Kết nối và ngắt kết nối được thực hiện nhanh chóng và an toàn, ngay cả khi có điện.
Hai hoạt động (thêm hoặc sửa đổi) diễn ra mà không cần phải ngưng hoạt động.
■ Xác định sự cố dễ dàng và nhanh chóng bởi vì người tiêu thụ điện gần đường dây
■ Không cần bảo trì hoặc bảo trì không đáng kể
Đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững
■ Hệ thống thanh dẫn cho phép các mạch kết hợp với nhau. So với hệ thống
phân phối bằng cáp truyền thống, mức tiêu thụ vật liệu đồng và cách điện giảm đi
3 lần nếu dùng mạng phân phối bằng thanh dẫn (nhìn Hình E39).
■ Tái sử dụng thiết bị và tất cả các thành phần của nó hoàn toàn có thể tái chế

L oại phân bố Dây dẫn V ật c ác h điện T iêu thụ


P hân nhánh
ΣIxks

I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7
R R R R R R R Nhôm:128 mm² 4 kg 1 000 Joules
Đồng tương đương: 86 mm²
ks: hiệu số hiệu chỉnh = 0.6
T ập trung

ΣIxks

I1 I2 I3 I4 I5 I6 I7 Đồng: 250 mm² 12 kg 1 600 Joules


R R R R R R R
ks: hiệu số hiệu chỉnh = 0.6

Hình. E39 : Ví dụ: 30 m kênh KS 250A lắp đặt với các nhánh cung cấp điện 10 25 A

■ Không chứa PVC và không phát sinh khí độc hoặc chất thải
■ Giảm nguy cơ rủi ro tiếp xúc với trường điện từ .

Các tính năng mới của hệ thống thanh dẫn


Hệ thống thanh dẫn ngày càng trở nên tốt hơn. Trong số các tính năng mới, chúng
ta có thể đề cập đến:
■ Hiệu suất tăng với chỉ số bảo vệ IP55 và dãy định mức mới từ 160 A đến 1000 A
(Ks).
■ Các hãng chiếu sáng cung cấp các thiết bị chiếu sáng mới có thể treo trên cáp và
những đường ống dẫn nhẹ.
■ Các thiết bị cố định mới. Hệ thống cố định nhanh chóng, đường ống cáp, giá đỡ
dùng chung với các mạch "VDI" (voice-âm thanh, data-số liệu, images-hình ảnh).
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Hệ thống thanh dẫn được tích hợp hoàn hảo với môi trường:
■ Màu trắng để tăng cường môi trường làm việc, tích hợp tự nhiên trong một loạt
các sản phẩm phân phối điện.
■ Phù hợp với những qui định của châu Âu về việc giảm các chất độc hại (RoHS).

Các ví dụ hệ thống thanh dẫn

E23

Hình. E40 : Thanh dẫn mềm không có khả năng làm giá đỡ các thiết bị chiếu sáng: Kênh
KDP (20 A)

Hình. E41 : Thanh dẫn cứng có thể làm giá đỡ các thiết bị chiếu sáng: Canalis KBA hoặc
KBB (25 và 40 A)

Hình. E42 : Đường dẫn kèm chiếu sáng: Canalis KBX (25 A)

Hình. E43 : Một thanh dẫn phân phối công suất loại vừa: Canalis KN (40 đến 160 A)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 2 Hệ thống phân phối

Hình. E44 : Một thanh dẫn phân phối công suất loại vừa : Canalis KS (100 up to 1000 A)

E24

Hình. E45 : Một thanh dẫn phân phối công suất lớn : Canalis KT (800 up to 1000 A)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 3 Tác động của môi trường ngoài
(IEC 60364-5-51)

Cần xét đến các tác động của môi trường bên 3.1 Định nghĩa và các tiêu chuẩn tham khảo
ngoài khi lựa chọn: Mỗi hệ thống điện tạo ra một môi trường gây nguy hiểm:
b Các biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn b Cho người
cho người lao động (đặc biệt ở những nơi trong b Cho các thiết bị
lưới điện) Do đó, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến việc xác định và chọn lựa vật liệu lắp
b Các đặc tính của thiết bị điện, như chỉ số bảo đặt thích hợp cũng như các biện pháp bảo vệ người lao động.
vệ (IP), độ bền cơ (IK), v.vv... Tất cả những điều kiện môi trường nói trên gọi chung là “tác động ngoài”.
Nhiều tiêu chuẩn quốc gia có liên quan với tác động ngoài, bao gồm một sơ đồ phân
loại dựa trên hoặc gần giống với tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364-5-51.

E25
3.2 Phân loại
Mỗi điều kiện của tác động ngoài được ký hiệu bằng một mã số gồm một nhóm hai
chữ cái và một số như sau:
Chữ cái đầu (A, B hoặc C)
Nếu có một vài tác động môi trường ngoài xảy
Chữ cái đầu chỉ ra loại tổng quát của tác động ngoài :
ra cùng một lúc, chúng có thể tác động qua lại
b A = môi trường
hoặc độc lập với nhau và mức độ bảo vệ phải
b B = sử dụng
lựa chọn cho phù hợp
b C = cấu trúc toà nhà
Chữ cái thứ hai
Chữ cái thứ 2 chỉ ra bản chất của tác động ngoài.
Số
Con số cho biết nhóm loại trong mỗi tác động ngoài.
Ký tự bổ sung (tuỳ chọn)
Chỉ sử dụng khi mức bảo vệ hiệu quả cho người lớn hơn mức độ được biểu thị
bằng chữ số đầu tiên của IP.
Khi mức bảo vệ người được xác định, chỉ số thứ hai của mã IP được thay thế bằng
X's. Ví dụ: IP XXB.
Ví dụ
Mã hiệu AC2 có nghĩa là:
A = môi trường
AC = môi trường-độ cao
AC2 = môi trường-độ cao > 2,000

3.3 Danh mục các tác động môi trường ngoài


Hình E46 dưới, được lấy từ Tiêu chuẩn IEC 60364-5-51, cần phải tham khảo nếu
cần biết thêm các chi tiết.

Code Tác động bên ngoài Các đặc tính yêu cầu đối với thiết bị
A - Môi trường
AA Nhiệt độ xung quanh (°C)
Low High Thiết bị thiết kế đặc biệt hoặc bố trí thích hợp
AA1 - 60 °C + 5 °C
AA2 - 40 °C + 5 °C
AA3 - 25 °C + 5 °C
AA4 - 5° C + 40 °C Bình thường (chỉ đặc biệt ở những trường hợp xác định)
AA5 + 5 °C + 40 °C Bình thường
AA6 + 5 °C + 60 °C Thiết bị thiết kế đặc biệt hoặc bố trí thích hợp
AA7 - 25 °C + 55 °C
AA8 - 50 °C + 40 °C

Hình. E46 : Danh mục các tác động môi trường ngoài (Phụ lục A of IEC 60364-5-51)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 3 Tác động của môi trường ngoài
(IEC 60364-5-51)

Mã hiệu Tác động môi trường ngoài Các đặc tính yêu cầu đối với thiết bị
A - Môi trường
AB Độ ẩm khí quyển
Nhiệt độ không khí °C Độ ẩm tương đối % Độ ẩm tuyệt đối g/m3
Thấp Cao Thấp Cao Thấp Cao
AB1 - 60 °C + 5 °C 3 100 0.003 7 Cần bố trí thích hợp
AB2 - 40 °C + 5 °C 10 100 0.1 7
AB3 - 25 °C + 5 °C 10 100 0.5 7
AB4 - 5° C + 40 °C 5 95 1 29 Bình thường
AB5 + 5 °C + 40 °C 5 85 1 25 Bình thường
AB6 + 5 °C + 60 °C 10 100 1 35 Cần bố trí thích hợp
AB7 - 25 °C + 55 °C 10 100 0.5 29
E26 AB8 - 50 °C + 40 °C 15 100 0.04 36
AC Độ cao
AC1 ≤ 2000 m Bình thường
AC2 > 2000 m Có thể cần các lưu ý cần thiết (các hệ số suy giảm)
AD Nước
AD1 Bỏ qua Ngoài trời hoặc không được bảo vệ che chắn IPX0
AD2 Giọt nước IPX1 hoặc IPX2
AD3 Phun IPX3
AD4 Bắn nước IPX4
AD5 Tia nước Vị trí có vòi nước được sử dụng thường xuyên IPX5
AD6 Sóng Bờ biển ((cầu tàu, bãi biển, bến ...) IPX6
AD7 Nhúng chìm Nước cao hơn 150 mm so với điểm cao nhất và IPX7
thiết bị thấp không dưới 1m so với bề mặt nước
AD8 Chìm ngập Thiết bị hoàn toàn chìm ngập vĩnh viễn IPX8
AE Vật lạ
Kích thước nhỏ Ví dụ
AE1 Bỏ qua IP0X
AE2 Nhỏ 2.5 mm Dụng cụ IP3X
AE3 Rất nhỏ 1 mm Dây IP4X
AE4 Bụi IP5X nếu bụi xâm nhập không có hại cho hoạt động
AE5 Bụi trung bình IP6X nếu không cho phép bụi xâm nhập
AE6 Bụi nặng IP6X
AF Chất ăn mòn hoặc ô nhiễm
AF1 Bỏ qua Bình thường
AF2 Khí quyển Tuỳ theo bản chất của vật liệu
AF3 Gián đoạn Bảo vệ chống ăn mòn
AF4 Liên tục Thiết bị thiết kế đặc biệt
AG Mức va chạm cơ
AG1 Thấp Bình thường
AG2 Trung bình Bình thường hoặc vật liệu được gia cố
AG3 Cao Bảo vệ gia cố
AH Độ rung
AH1 Thấp Hộ gia đình hoặc tương tự Bình thường
AH2 Trung bình Điều kiện công nghiệp bình thường Thiết bị thiết kế đặc biệt hoặc lắp ráp đặc biệt
AH3 Cao Điều kiện công nghiệp khắc nghiệp
AJ Ứng lực cơ khác
AK Thực vật
AH1 Không nguy hiểm Bình thường
AH2 Nguy hiểm
AL Động vật
AH1 Không nguy hiểm Bình thường
AH2 Nguy hiểm
AM Ảnh hưởng của ion hoá, điện, điện từ / Môi trường điện từ tần số thấp / Sóng hài
AM1 Sóng hài Tham khảo các tiêu chuẩn IEC
AM2 Điện áp tín hiệu
AM3 Thay đổi biên độ áp
AM4 Mất cân bằng áp
AM5 Thay đổi tần số nguồn
AM6 Điện áp tần số thấp
AM7 Dòng 1 chiều trong mạng xoay chiều
AM8 Từ trường
AM9 Điện trường
AM21 Giao động áp hoặc dòng cảm ứng

Hình. E46 : Danh mục các tác động ngoài (theo Phụ lục A tiêu chuẩn IEC 60364-5-51) (xem trang kế tiếp)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 3 Tác động của môi trường ngoài
(IEC 60364-5-51)

Mã hiệu Tác động môi trường ngoài Các đặc tính yêu cầu đối với thiết bị
A - Môi trường
AM22 Nhiễu quá độ trong thời gian rất ngắn ( nano giây) Tham khảo các tiêu chuẩn IEC
AM23 Nhiễu quá độ trong thời gian ngắn (mili giây)
M24 Nhiễu giao động quá độ
AM25 Hiện tượng bức xạ cao tần
AM31 Phóng tĩnh điện
AM41 Ion hoá

AN Bức xạ mặt trời


AN1 Thấp Bình thường
AN2 Trung bình E27
AN3 Cao
AP Động đất
AP1 Bỏ qua Bình thường
AP2 Thấp
AP3 Trung bình
AP4 Cao
AQ Sét
AQ1 Bỏ qua Bình thường
AQ2 Gián tiếp
AQ3 Trực tiếp
AR Chuyển động của không khí
AQ1 Thấp Bình thường
AQ2 Trung bình
AQ3 Cao
AS Gió
AQ1 Thấp Bình thường
AQ2 Trung bình
AQ3 Cao
B - Sử dụng
BA Khả năng của con người
BA1 Bình thường Bình thường
BA2 Trẻ con
BA3 Tàn tật
BA4 Được đào tạo
BA5 Có tay nghề
BB Điện trở người
BC Tiết xúc của người với điện thế đất
BC1 Không Phân loại thiết bị theo tiêu chuẩn IEC61140
BC2 Thấp
BC3 Thường xuyên
BC4 Liên tục
BD Điều kiện sơ tán trong trường hợp khẩn cấp
BD1 Mật độ thấp / dễ dàng thoát Bình thường
BD2 Mật độ thấp / khó thoát
BD3 Mật độ cao / dễ dàng thoát
BD4 Mật độ cao /khó thoát
BE Vật liệu
BE1 Không nguy hiểm Bình thường
BE2 Nguy cơ cháy
BE3 Nguy cơ nổ
BE4 Nguy cơ ô nhiễm
C - Toà nhà
CA Vật liệu
CA1 Không cháy Bình thường
CA2 Cháy
CB Kết cấu toà nhà
CB1 Nguy hiểm có thể bỏ qua Bình thường
CB2 Lửa lan truyền
CB3 Chuyển động
CB4 Mềm dẻo hoặc không bền

Hình. E46 : Danh mục các tác động môi trường ngoài (theo Phụ lục A tiêu chuẩn IEC 60364-5-51)
E - Phân phối trong mạng hạ thế 3 Tác động của môi trường ngoài
(IEC 60364-5-51)

3.4 Bảo vệ các thiết bị kín: ký hiệu IP và IK


Định nghĩa ký hiệu IP (nhìn Hình E47)
Ký hiệu IP biểu thị mức độ bảo vệ của vỏ tủ, theo tiêu chuẩn IEC 60529.
Bảo vệ chống các tác động môi trường ngoài như :
b Xâm nhập của các đồ vật rắn
b Bảo vệ an toàn sự sống cho con người
b Bảo vệ chống bụi
b Bảo vệ chống ẩm ướt
Lưu ý: ký hiệu IP áp dụng cho các thiết bị điện với điện áp cho đến 72.5 kV.
E28
Các thành phần của ký hiệu IP và ý nghĩa của nó
Mô tả ngắn gọn các thành phần của chỉ số IP theo bảng sau (nhìn Hình E48).

Phần tử Số hoặc Ý nghĩa của bảo vệ


Ý nghĩa của bảo vệ thiết bị
chữ cái con người
Code letters IP

Chống xâm nhập của vật rắn Chống tiếp xúc với
phần dẫn điện bằng :
Chỉ số đặc
trưng thứ nhất 0 (không được bảo vệ) (không được bảo vệ)
1 Ðường kính ≥ 50 mm Tay
2 Ðường kính ≥ 12,5 mm Ngón tay
3 Ðường kính ≥ 2,5 mm Dụng cụ
4 Ðường kính ≥ 1,0 mm Dây
5 Bảo vệ bụi bẩn Dây
6 Không lọt bụi Dây

Chống xâm nhập của nước có hại


Chỉ số đặc
trưng thứ hai 0 (không được bảo vệ)
1 Nhỏ giọt thẳng đứng
2 Nhỏ giọt (nghiêng 15 độ)
3 Bụi nước
4 Bắn nước
5 Vòi phun
IP 2 3 C H
6 Phun mạnh
Mã chữ cái 7 Ngâm tạm thời
(Bảo vệ quốc tế) 8 Ngâm liên tục

Số đặc trưng đầu tiên


(từ số 0 đến số 6 hoặc chữ X) Chống tiếp xúc với
Chữ cái bổ phần dẫn điện bằng :
Số đặc trưng thứ hai
sung (không A Tay
(từ số 0 đến số 6 hoặc chữ X) bắt buộc) B Ngón tay
Chữ cái bổ xung (không bắt buộc) C Dụng cụ
(chữ A, B, C, D ) D Dây
Chữ cái phụ (không bắt buộc)
(chữ H, M, S, W ) Thông tin bổ xung cho :
Chữ cái phụ
(không bắt H Khí cụ điện áp cao
Nếu các chữ số đặc trưng không yêu cầu biểu thị thì nó phải M Chuyển động khi thử nghiệm dưới nước
được thay thế bằng chữ "X" ("XX" nếu 2 chữ số bỏ qua). Các buộc)
S Ðứng yên khi thử nghiệm dưới nước
chữ cái bổ xung hoặc chữ cái phụ có thể bỏ qua mà không
W Ðiều kiện thời tiết
cần thay thế.

Hình. E47 : Ý nghĩa của mã hiệu IP Hình. E48 : Các thành phần của mã hiệu IP
E - Phân phối trong mạng hạ thế 3 Tác động của môi trường ngoài
(IEC 60364-5-51)

Định nghĩa ký hiệu IK


Theo tiêu chuẩn IEC 62262, ký hiệu IK đặc trưng khả năng của thiết bị chống lại tác
động cơ học (nhìn Hình E49).

Mã hiệu IK Năng lượng va đập Mã hiệu AG


(Joules)
00 0
01 <=0.14
02 <=0.20 AG1
03 <=0.35
04 <=0.50 E29
05 <=0.70
06 <=1
07 <=2 AG2
08 <=5 AG3
09 <=10
10 <= 20 AG4

Hình. E49 : Các giá trị của ký hiệu IK

Đặc tính kỹ thuật của ký hiệu IP và IK đối với các tủ phân phối
Mức độ bảo vệ IP và IK của vỏ thiết bị được xác định như là một tính năng của các
tác động ngoài khác nhau theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-51, cụ thể:

■ Có đồ vật rắn (ký hiệu AE)

■ Có nước (ký hiệu AD)

■ Ứng suất cơ (không ký hiệu)

■ Khả năng con người (ký hiệu BA)

■ ...

Tủ Prisma Plus được thiết kế cho các lắp đặt trong nhà.

Ngoại trừ các quy tắc, tiêu chuẩn và quy định của một quốc gia cụ thể quy
định khác, Schneider Electric khuyến nghị các giá trị IP và IK như sau (Hình
E50 và Hình E51)

Các giá trị IP và IK

Ký hiệu IP tương ứng theo điều kiện


Bình thường, không có nước rơi xuống Phòng kỹ thuật 30
Bình thường, có thể có nước rơi xuống Hành lang 31
Khắc nghiệt, có khả năng nước hắt từ mọi phía Phân xưởng 54/55

Hình. E50 : Các giá trị IP kiến nghị

Ký hiệu IK tương ứng theo điều kiện


Không có nguy cơ xảy ra tác động lớn Phòng kỹ thuật 07
Có thể xảy ra tác động lớn làm hư hỏng các Hành lang 08 (vỏ tủ có
thiết bị cửa)
Nguy cơ lớn xảy ra các tác động làm hư vỏ tủ Phân xưởng 10

Hình. E51 : Các giá trị IK kiến nghị


Chương F
Bảo vệ chống điện giật

1
Tổng quan F2
1.1 Điện giật F2
1.2 Bảo vệ chống điện giật F3
1.3 Chạm điện trực tiếp và gián tiếp F3

2
Bảo vệ chống chạm điện trực tiếp F4
2.1 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện trực tiếp F4
2.2 Biện pháp bảo vệ phụ chống chạm điện trực tiếp F6

3
Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp F6
3.1 Các biện pháp bảo vệ: hai cấp độ F6
3.2 Tự động cắt nguồn đối với hệ thống TT F7 F1
3.3 Tự động cắt nguồn đối với các hệ thống TN F8
3.4 Tự động cắt nguồn khi xảy ra sự cố thứ hai trong hệ thống IT F10
3.5 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện trực tiếp và gián tiếp
không cần cắt nguồn F13

4
Bảo vệ tài sản khi bị hỏng cách điện F17
4.1 Các biện pháp bảo vệ chống cháy sử dụng RCD F17
4.2 Bảo vệ chống chạm đất (GFP) F17

5
Biện pháp thực hiện hệ thống TT F19
5.1 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện gián tiếp F19
5.2 Phối hợp các thiết bị bảo vệ tác động theo dòng rò F20

6
Biện pháp thực hiện hệ thống TN F23
6.1 Các điều kiện ban đầu F23
6.2 Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp F23
6.3 RCD có độ nhạy cao F27
6.4 Bảo vệ nơi có nguy cơ cháy cao F28
6.5 Khi tổng trở mạch vòng sự cố đặc biệt lớn F28

7
Biện pháp thực hiện mạng IT F29
7.1 Các điều kiện tiên quyết F29
7.2 Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp F30
7.3 Thiết bị chống dòng rò có độ nhạy cao (RCD) F34
7.4 Bảo vệ những vị trı́ có nguy cơ cháy cao F35
7.5 Khi tổng trở mạch vòng sự cố đặc biệt cao F35

8
Thiết bị chống dòng rò (RCDs) F36
8.1 Các loại RCD F36
8.2 Mô tả F36
8.3 Độ nhạy của RCD đối với nhiễu F39
F - Bảo vệ chống điện giật
1 Tổng quan

Khi một dòng điện lớn hơn 30 mA chạy qua 1.1 Điện giật
một phần cơ thể người, người này sẽ bị nguy Điện giật xảy ra khi có dòng điện đi qua người và gây nên những hậu quả về mặt
hiểm nếu dòng điện này không được ngắt kịp sinh học lên cơ thể người.
thời.
Dòng điện đi qua người sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp thịt, chức năng tuần hoàn và
Biện pháp bảo vệ người chống điện giật trong hô hấp, đôi khi có thể gây phỏng nặng. Mức độ nguy hiểm đối với nạn nhân là
mạng hạ thế phải tuân theo những luật định một hàm theo độ lớn của dòng điện, những phần của cơ thể mà dòng chạy qua
phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, các qui định và thời gian tồn tại dòng điện này .
qui phạm, các hướng dẫn và các văn bản khác Tiêu chuẩn IEC 60479-1 cập nhật năm 2005 định nghĩa bốn vùng tương ứng với
của chı́nh quyền. Các tiêu chuẩn IEC liên quan quan hệ biên độ dòng / thời gian tồn tại, trong mỗi trường hợp có mô tả các ảnh
bao gồm: IEC 60364, họ IEC 60479 , IEC hưởng về mặt sinh học (Hình F1). Bất kỳ người nào tiếp xúc với vật có điện đều
61008, IEC 61009 và IEC 60947-2. bị nguy hiểm do điện giật .
Đường cong C1 chỉ ra rằng khi một dòng điện lớn hơn 30 mA đi qua người từ một
tay xuống các chân, người này có thể tử vong, trừ phi dòng điện này được ngắt
trong khoảng thời gian đủ nhanh.
Điểm 500 ms/100 mA gần đường cong C1 ứng với khoảng 0,14% khả năng bị ảnh
F2 hưởng tới cơ tim .
Biện pháp bảo vệ người chống điện giật trong mạng hạ thế phải tuân theo những
luật định phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, các qui định qui phạm, các hướng
dẫn và các văn bản khác của chı́nh quyền .
Các tiêu chuẩn IEC liên quan bao gồm: IEC 60364, IEC 60479 series, IEC
61008, IEC 61009 và IEC 60947-2 , IEC 60755.

Thời gian tồn tại dòng đi


qua cơ thể người lớn (ms)

A B C1 C2 C3
10,000

5,000
AC-4.1 AC-4.2
2,000
AC-4.3
1,000

500
AC-1 AC-2 AC-3 AC-4
200

100

50

20
Dòng qua cơ thể người
10 Is (mA)
0.1 0.2 0.5 1 2 5 10 20 50 100 200 500 2,000 10,000
1,000 5,000

Vùng AC-1 : Chưa có cảm giác Đường cong A : Ngưỡng cảm nhận có dòng qua người
Vùng AC-2 : Có thể cảm nhận được Đường cong B : Ngưỡng co rút bắp thịt
Vùng AC-3 : Có thể bị co rút bắp thịt Đường C1 : ngưỡng khả năng 0% ảnh hưởng tới nhịp tim
Vùng AC-4 : khả năng không thể thoát khỏi nguồn điện Đường C2 : ngưỡng khả năng 5% ảnh hưởng tới nhịp tim
Vùng AC-4-1 : đến 5% khả năng ảnh hưởng tới nhịp tim Đường C3 : ngưỡng khả năng 50% ảnh hưởng tới nhịp tim
Vùng AC-4-2 : đến 50% khả năng ảnh hưởng tới nhịp tim
Vùng AC-4-3 : trên 50% khả năng ảnh hưởng tới nhịp tim

Hình. F1 : Phạm vi ảnh hưởng theo thời gian / dòng điện AC đối với cơ thể người khi dòng đi qua từ tay trái xuống chân
F - Bảo vệ chống điện giật
1 Tổng quan

1.2 Bảo vệ chống điện giật


Tiêu chuẩn IEC 61140 cung cấp qui định cơ bản về bảo vệ chống điện giật, bao
gồm cả về cách lắp đặt mạng và thiết bị điện.
Các bộ phận có điện nguy hiểm sẽ không được thao tác và các bộ phận dẫn điện
có thể thao tác sẽ không gây nguy hiểm.
Yêu cầu này cần được áp dụng ở:
■ Các điều kiện thông thường.
■ Khi có xảy ra một sự cố đơn.
Các biện pháp khác nhau được chấp nhận để bảo vệ chống mối nguy hiểm này, và
bao gồm :
■ Tự động cắt nguồn cung cấp tới thiết bị điện.
■ Các biện pháp đặc biệt như:
□ Sử dụng vật liệu cách điện lớp II, hoặc một mức cách điện tương đương.
□ Đặt thiết bị trên sàn cách điện, ngoài tầm với hoặc có rào chắn giữa các vị trí.
□ Sử dụng lưới đẳng thế. F3
□ Cách ly về điện bằng cách sử dụng máy biến áp cách ly.

1.3 Chạm trực tiếp và gián tiếp


Chạm điện trực tiếp
Hai biện pháp bảo vệ chống chạm trực tiếp
Chạm trực tiếp là tı̀nh trạng người tiếp xúc với vật dẫn có điện ở trạng thái vận hành
thường được yêu cầu vı̀ theo thực tế biện
bình thường (xem Hình F2).
pháp thứ nhất có thể hỏng hóc Tiêu chuẩn IEC 61140 đặt lại tên cho "bảo vệ chống chạm trực tiếp " là "bảo vệ cơ
bản" vì tên gọi cũ chứa lượng thông tin quá ít.

Chạm điện gián tiếp


Các tiêu chuẩn và qui định phân biệt hai
Chạm gián tiếp là tı̀nh trạng người tiếp xúc với phần vỏ kim loại xuất hiện điện
loại tiếp xúc nguy hiểm , áp bất ngờ trong khi bı̀nh thường nó không có điện (do bị hỏng cách điện hoặc vì
■ Chạm trực tiếp các nguyên nhân khác).
■ Chạm gián tiếp
Dòng sự cố làm tăng điện áp vỏ kim loại tới mức nguy hiểm, điện áp này có thể
và các biện pháp bảo vệ tương ứng gây nên dòng điện chạy qua cơ thể người khi người tiếp xúc với vỏ kim loại bị
chạm (xem Hình F3).
Tiêu chuẩn IEC 61140 đặt lại tên cho "bảo vệ chống chạm gián tiếp " là "bảo vệ
chống rò điện" vì tên gọi cũ chứa lượng thông tin quá ít.

1 2 3 PE

1 2 3 N
Id

Sự cố
Thanh dẫn
hỏng cách điện

Is
Is

Id: Dòng do sự cố hỏng cách điện


Is: Dòng do tiếp xúc trực tiếp với điện

Hình. F2 : Chạm trực tiếp Hình. F3 : Chạm gián tiếp


F - Bảo vệ chống điện giật 2 Bảo vệ chống chạm điện
trực tiếp

Hai biện pháp bảo vệ cơ bản thường được áp dụng để bảo vệ chống
những nguy hiểm do chạm gián tiếp là:
■ Ngăn ngừa sự tiếp xúc phần mang điện kiểu vật lý bằng rào chắn, bằng chất
cách điện, khóa không cho thao tác , v.v .
■ Bảo vệ phụ khi chạm trực tiếp xảy ra do các biện pháp bảo vệ nêu trên bị hư
hỏng. Bảo vệ này dựa trên thiết bị chống dòng rò có độ nhạy cao (I∆n = 30 mA)
và thời gian cắt nhanh. Những thiết bị này đạt hiệu quả rất cao trong phần lớn
các trường hợp chạm trực tiếp.

IEC và các tiêu chuẩn quốc gia thường phân 2.1 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện trực tiếp
biệt hai loại bảo vệ:
■ Toàn bộ (sử dụng cách điện, tủ điện ) Bảo vệ bằng cách bọc cách điện các phần có điện
■ Từng phần hoặc riêng biệt. Biện pháp bảo vệ này bao gồm lớp cách điện tuân theo các tiêu chuẩn liên
quan (xem Hình F4). Các loại sơn thông thường, sơn mài, và vecni sẽ không
F4 cung cấp mức bảo vệ thıć h hợp.

Hình. F4 : Bảo vệ chống chạm trực tiếp thường thấy của cáp 3 pha có vỏ bọc bên ngoài

Bảo vệ bằng rào chắn hoặc tủ điện kı́ n


Biện pháp bảo vệ này đang được áp dụng rộng rãi, vı̀ có nhiều bộ phận và vật liệu
được lắp trong các tủ, trên các cột điện, tủ điều khiển và tủ phân phối (xem Hın
̀ h F5).
Để cung cấp đủ mức bảo vệ hiệu quả chống những nguy hiểm do chạm trực tiếp,
những thiết bị này cần phải có cấp bảo vệ thấp nhất tương đương IP 2X hoặc IP
XXB (xem chương E mục 3.4).
Hơn nữa, phần mở được trong một tủ điện (cửa chın ́ h, mặt tủ phıa
́ trước, ngăn
kéo ,v.v.) chı̉ được phép tháo ra, mở hoặc rút ra khi :
■ Sử dụng chıa ̀ khóa hoặc dụng cụ chuyên dùng.
■ Sau khi đã cách ly hoàn toàn với các phần mang điện trong tủ.
■ Cùng với việc chèn tự động một màn chắn kim loại, màn chắn này chı̉ có thể
tháo ra được bằng chıa ̀ khóa hoặc thiết bị chuyên dùng. Vỏ kim loại của tủ điện
và tất cả màn kim loại có thể tháo được phải được nối đẳng thế với dây nối đất
bảo vệ của mạng điện.
Các biện pháp bảo vệ từng phần
■ Bảo vệ bằng cách sử dụng chướng ngại vật, hoặc đặt ngoài tầm với tới.
Biện pháp bảo vệ này chı̉ áp dụng ở những vị trı́ mà người có thẩm quyền hoặc
người có chuyên môn mới được phép thao tác. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ
này được mô tả chi tiết trong tiêu chuẩn IEC 60364-4-41.
■ Bảo vệ bằng cách sử dụng điện áp cực thấp SELV (Safety Extra-Low Voltage)
hoặc bằng cách giới hạn năng lượng phóng điện.
Các biện pháp này chı̉ được áp dụng trong mạch công suất thấp, và trong
những trường hợp đặc biệt, như đã mô tả ở mục 3.5.
Hình. F5 : Ví dụ cách ly bằng tủ điện
F - Bảo vệ chống điện giật 2 Bảo vệ chống chạm điện
trực tiếp

Biện pháp bảo vệ phụ chống mối nguy hiểm 2.2 Biện pháp phụ bảo vệ chống chạm trực tiếp
do chạm điện trực tiếp được cung cấp nhờ
Tất cả các biện pháp bảo vệ đã nêu trên có thể nói đã đủ để ngăn ngừa chạm
sử dụng thiết bị tác động theo dòng rò, thiết
điện, tuy nhiên kinh nghiệm vận hành cho thấy có nhiều nguyên nhân có thể
bị này tác động khi dòng rò là 30mA hoặc dẫn đến sai sót như :
thấp hơn, như các RCD có độ nhạy cao ■ Thiếu sự bảo trı̀ thıć h hợp.
■ Do bất cẩn, vô ý.
■ Cách điện bị giảm bın ̀ h thường (hoặc bất thường) và bị rách chỗ bọc cách
điện; do bị gập lại và trầy xước ở các đầu nối.
■ Do vô tın
̀ h chạm vào điện.
■ Do bị ngập nước, v.v. Đây là tın ̀ h trạng mà nếu kéo dài thı̀ cách điện không còn
hiệu quả nữa.
Để bảo vệ người sử dụng trong những trường hợp như vậy, một thiết bị bảo vệ
có độ nhạy cao và tác động nhanh, dựa trên việc kiểm tra dòng rò đối với đất
(dòng này có thể hoặc không thể đi qua cơ thể người hoặc súc vật), được sử
dụng để cắt nguồn một cách tự động, và đủ nhanh để tránh tổn thương, hoặc
tử vong đối với người khỏe mạnh bı̀nh thường do dòng điện chạy qua cơ thể F5
(xem hình F6).

Những thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc đo dòng so lệch, xảy ra khi có
sự khác biệt giữa dòng vào và ra khỏi mạch điện (đối với hệ thống được cấp
điện từ một nguồn có nối đất ). Dòng rò phải chạy xuống đất, hoặc qua chỗ cách
điện bị hỏng hoặc qua việc tiếp xúc với vật có nối đất vı́ dụ như khi người chạm
vào dây dẫn có điện.

Các thiết bị bảo vệ chống dòng rò chuẩn, như các RCDs, có ngưỡng dòng so
lệch 30mA đủ độ nhạy thıć h hợp để bảo vệ chống chạm điện trực tiếp.

Theo tiêu chuẩn IEC 60364-4-41, bảo vệ phụ bằng các RCD có độ nhạy cao
(I∆n = 30 mA) phải được lắp đặt đối với các mạch cấp nguồn cho ổ cắm có dòng
Hình. F6 : RCD có độ nhạy cao
định mức ≤ 20A tại mọi vị trı,́ và đối với các mạch cấp nguồn cho thiết bị di động
có dòng định mức ≤ 32A sử dụng ngoài trời.

Biện pháp bảo vệ phụ này được yêu cầu ở vài quốc gia đối với mạch ổ cắm có
dòng định mức cao tới 32A và ngay cả mức cao hơn ở nơi ẩm ướt hoặc làm
việc tạm thời (như ở công trường).

Cũng cần khuyến cáo rằng nên giới hạn số ổ cắm được bảo vệ bởi một RCD
(vı́ dụ 10 ổ cắm được bảo vệ chung bởi một RCD).

Chương P phần 3 phân loại các vị trı́ khác nhau thường bắt buộc phải đặt
RCD độ nhạy cao (ở vài quốc gia), tuy nhiên trong vài trường hợp đây là biện
pháp bảo vệ hiệu quả chống chạm trực tiếp và cả chạm gián tiếp được khuyến
cáo áp dụng.
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp

Vỏ kim loại của thiết bị điện được cách ly với các phần dẫn điện bằng "cách điện
cơ bản". Hư hỏng lớp cách điện này sẽ khiến vỏ kim loại trở nên dẫn điện.
Chạm điện gián tiếp xảy ra khi người chạm vào vỏ thiết bị điện bın
̀ h thường
không có điện nhưng do cách điện của nó bị hỏng nên vỏ kim loại của thiết bị trở
nên dẫn điện .

3.1 Các biện pháp bảo vệ: hai mức độ


Hai mức của biện pháp bảo vệ bao gồm:
Bảo vệ chống chạm gián tiếp có thể được ■ Mức thứ nhất: Nối đất tất cả vỏ kim loại của thiết bị điện trong mạng điện và
thiết lập một lưới đẳng thế (xem chương G phần 6).
thực hiện bằng cách tự động cắt nguồn
■ Mức thứ hai: Tự động cắt nguồn cấp tới phần mạch liên quan sao cho các yêu
nếu vỏ kim loại của thiết bị được nối đất
cầu giữa điện áp tiếp xúc / thời gian cho phép an toàn tương ứng với mức
thı́ch hợp điện áp tiếp xúc Uc(1) (xem Hıǹ h F7).

F6

Điểm
nối đất Uc

Hình. F7 : Minh họa điện áp tiếp xúc nguy hiểm Uc

Giá trị của Uc càng lớn, càng yêu cầu cắt nhanh hơn nguồn điện để bảo vệ
người (xem Hın ̀ h F8). Giá trị cao nhất của Uc có thể nhận biết mà không gây
nguy hiểm đối với người là 50V a.c.

Bảng ghi nhớ giới hạn thời gian cắt theo lý thuyết

Uo (V) 50 < Uo ≤ 120 120 < Uo ≤ 230 230 < Uo ≤ 400 Uo > 400
Hệ thống TN hoặc IT 0.8 0.4 0.2
TT 0.3 0.2 0.07

Hình. F8 : Thời gian cho phép tiếp xúc tối đa theo điện áp điện áp nguồn xoay chiều ( tı́ nh bằng giây)

(1) Điện áp tiếp xúc là điện áp tồn tại (do hư hỏng cách điện)
giữa phần dây dẫn bị hở và bất kì phần tử dẫn điện nào trong
phạm vi với tới được mà có điện thế khác với điện thế dây
dẫn (thông thường là đất).
F - Protection against electric shock
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp

F - Protection against electric shoc


3.2 Tự
3.2 Automatic
động cắtdisconnection forthống
nguồn trong hệ TT system
TT
Automatic disconnection for TT system is Principle
Nguyên tắc
Tự động cắt
achieved bynguồn trong hệ
RCD having thống TT of
a sensitivity thực hiện In this system all exposed-conductive-parts and extraneous-conductive-parts of the
bằng RCD có độ nhạy tính bằng Trong hệ thống này ,tất cả vỏ dẫn điện và vật dẫn tự nhiên khác của mạng điện phải
installation must be connected to a common earth electrode. The neutral point of the
được nối tới một điện cực nối đất chung. Trung tính nguồn thường được nối đất ở xa
supply system is normally earthed at a pint outside the influence area of the
50 ;R là điện trở nối đất của mạng và ngoài vùng ảnh hưởng của điện cực nối đất mạng, điều này không phải là bắt buộc.
I∆n ≤ A installation earth electrode, but need not be so. The impedance of the earth-fault
Vì vậy tổng trở mạch vòng sự cố chạm đất bao gồm chủ yếu là hai điện cực nối đất
RA loop therefore consists mainly in the two earth electrodes (i.e. the source and
(của nguồn và của mạng điện) mắc nối tiếp, do đó độ lớn của dòng chạm thường quá F7
installation electrodes) in series, so that the magnitude of the earth fault current is
nhỏ so với yêu cầu để cắt được của CB hoặc cầu chì, cần phải sử dụng thiết bị chống
generally too small to operate overcurrent relay or fuses, and the use of a residual
dòng rò để cắt sự cố.
current operated device is essential.
Nguyên tắc bảo vệ này cũng có thể áp dụng nếu chỉ sử dụng một điện cực nối đất
This principle
chung, đặc biệtof khiprotection
trạm khách is also
hàngvalid
nằmif trong
one common
khu vực earth
Automatic
electrode
lắp đặt mạng, nơi
disconnection
onlymàis không
used, for TT
notably
gian bị giới in hạn
the case
phải of chấpa consumer-type
nhận hệ thốngsubstation
nối đất TNwithin
nhưngthe achieved
điều kiện by
installation
các RCD
area,
khác having a sens
where
cần
space
cho limitation
hệ thống may impose
TN không thỏa mãn the được.
adoption of a TN system earthing, but where all
other conditions required by the TN system cannot be fulfilled. A is the resista
50
Bảo vệ tự động cắt nguồn trong mạng TT bằng
Protection by automatic disconnection of he supply used in TT system RCD có độ nhạy: I ≤
∆n is by RCD of
Rearth electrode
50
A
F7
sensitivity:
trong đó: I ∆n i
RA là điện trở của R điệnA cực nối đất an toàn
I∆nwhere
là dòng ngưỡng tác động định mức của RCD
RAvới
Đối is thenguồnresistance
cung cấp of the
tạmearth(cho electrode
công trườngfor the
,...) installation
và khu vực nông nghiệp, nông trại,
I∆ntrịis50V
giá the được thay bằng
rated residual 25V. current of the RCD
operating
VíFor (xem Hìnhsupplies
dụ temporary F9) (to work sites, …) and agricultural and horticultural premises,
■the
Điện trở nối
value đấtVtrung
of 50 tính nguồn
is replaced by 25làV.Rn = 10 Ω.
■ Điện trở nối đất an toàn của mạng điện RA = 20 Ω.
■Example
Dòng sự cố (see Fig. đất
chạm F9 )Id = 7.7 A.
■cĐiệnTheáp resistance
chỗ sự cố of Uthe
f = earth
Id x Relectrode
A = 154V vàof substation
do đó rất nguyneutral Rn tuy
hiểm, is 10 Ω.
nhiên
I∆nc =The50/20 = 2.5 A,ofnhờ
resistance the vậyearthmột RCD chuẩn
electrode of the300 mA sẽ tác
installation RAđộng
is 20 cắt
Ω. sau khoảng
30c msThekhông có thời
earth-fault loopgian trễ vàIdsẽ= xóa
current sự cố khi điện áp sự cố vượt quá mức cho
7.7 A.
phép
c The xuấtfaulthiện trên vỏ
voltage Ut dẫn
= Id điện.
x RA = 154 V and therefore dangerous, but
I∆n = 50/20 = 2.5 A so that a standard 300 mA RCD will operate in about 30 ms
(see Fig. F10 ) without intentional time delay and will clear the fault where a fault
voltage exceeding appears on an exposed-conductive-part.

Uo(1) (V) T (s)


Uo(1) (V) T (s)
50 < Uo i 120 0.3
50 < Uo ≤ 120 0.3
120 < Uo i 230 0.2
120 < Uo ≤ 230 0.2
230 < Uo i 400 0.07
230 < Uo ≤ 400 0.07
Uo > 400 0.04
Uo > 400 0.04
(1) Uo is the nominal phase to earth voltage
(1) Uo là điện áp pha đất định mức

Fig. F10 : Maximum disconnecting time for AC final circuits not exceeding 32 A
Hình. F10 : Thời gian cắt tối đa đối với các mạch AC cuối không quá 32A

1
1
Specified maximum disconnection time
2 Thời gian cắt tối đa cho phép
2
3 The tripping times of RCDs are generally lower than those required in the majority of
3
N
Thời gianstandards;
national cắt sự cố của các RCDs
this feature thường
facilities thấp
their usehơnandđối với một
allows the số tiêu chuẩn
adoption of anquốc
N gia; điều này
effective thuận tiện protection.
discriminative cho sử dụng và cho phép phối hợp chọn lọc bảo vệ một
PE
PE cách hiệu quả.
The IEC 60364-4-41 specifies the maximum operating time of protective devices
Tiêu chuẩn IEC 60364-4-41 qui định thời gian cắt tối đa của thiết bị bảo vệ trong hệ
used in TT system for the protection against indirect contact:
thống TT để bảo vệ chống chạm điện gián tiếp:
c For all final circuits with a rated current not exceeding 32 A, the maximum
■ Đối với tất cả mạch cuối nguồn có dòng định mức không quá 32 A, thời gian cắt
disconnecting time will not exceed the values indicated in Figure F10
tối đa cho phép không được vượt quá giá trị cho ở Hình F10
■c Đối
For với
all other
tấ cảcircuits, the maximum
mạch khác, thời gian cắtdisconnecting time is
tối đa cho phép cốfixed
định to 1s. This
bằng limithạn
1s. Giới
enables
này đảm discrimination
bảo tính chọn between
lọc giữa các RCDs RCD whenđượcinstalled
lắp đặton ở distribution
mạch phân circuits.
phối.
R = 10 Ω R = 20 Ω
Rn n= 10 Ω RAA= 20 Ω RCD là
RCD is tên
a general termcho
gọi chung for tất
all cả
devices operating
thiết bị tác độngon thetrên
dựa residual-current
nguyên tắc đo principle.
dòng rò.
U RCCB (Residual
RCCB (Residual Current
Current Circuit-Breaker)
Circuit-Breaker) như as defined
được địnhin IEC 61008
nghĩa trongseries
IEC is a
61008 là
Uf f
Substation Installation specific
một class đặc
loại RCD of RCD.
biệt.
Điện cực Điện cực
earth
nối đất
earth
nối đất Loại
TypeGG(thông dụng)
(general) and vàtype
loại SS (Selective)
(chọn lọc) theo
of IEC IEC 61008
61008 có đặc
have tính cắt
a tripping thời gian
time/current
electrode electrode / dòng điện được
characteristics trình bày
as shown ở HìnhF11
in Figure F11next
trang kế. Các
page. Theseđặc tính này cho allow
characteristics phép achọn
certain
của trạm của mạng điện
bất kỳ cấp
degree độ thời gian
of selective cắt sự
tripping cố nào the
between tùy several
theo dòng định mức of
combination vàratings
loại thiết
andbị,types,
xem as
Fig. F9 : Automatic disconnection of supply for TT system trong
shown phụ lụcinmục
later 4.3. Loại4.3.
sub-clause RCD công
Type nghiệp RCD
industrial theo IEC 60947-2
according to cung cấp nhiều
IEC 60947-2
Hình. F9 : Tự động cắt nguồn trong hệ thống TT khả năngmore
provide đảmpossibilities
bảo chọn lọc ofhơn nhờ vào sự
discrimination mềm
due dẻo của
to their thời gian
flexibility trễ.
of time-delaying.
Rn = 10 Ω RA = 20 Ω

Substation Installation
earth earth
electrode electrode
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005

Fig. F9 : Automatic disconnection of supp


3contact
contact
Protection against indirect
Industrial Instantaneous
Time-delay (0.06)
0.3
0.5
0.15
0.2
0.04
0.15
0.04
0.15

3contact
Time-delay (other) According to manufacturer
F8 F - Bảo vệ chống điện giật Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp
Fig. F11 : Maximum operating time of RCD’s

x I∆n 1 2 5 >5
xDomestic
I∆xnI∆n Instantaneous 10.31 20.152 50.04
5 >0.04
5> 5
Type
Domestic S
Instantaneous 0.50.3 0.20.15 0.040.15 0.15
0.04 0.04 0.04
3.3 Automatic disconnection for TN systems
Domestic
Industrial
Instantaneous
Instantaneous
Type
Type S S
0.3
0.30.5
0.5
0.15
0.15
0.2 0.2 0.04
0.15 0.04
0.15 0.15 0.15
x I∆Industrial Time-delay (0.06) 10.50.3
Instantaneous 20.20.15 0.04
50.15
0.04 > 0.15
50.04
Industrial
n Instantaneous 0.3 0.15 0.04
The automatic disconnection for TN system is Principle Domestic Time-delay
Instantaneous
Time-delay (other) According
0.3
(0.06) 0.5 0.5 to 0.2
0.15 manufacturer
0.04 0.04
0.15 0.15 0.15
Time-delay (0.06) 0.2 0.15
F8 achieved by overcurrent protective device or In this system all exposed Type Sand (other)
Time-delay
Time-delay extraneous-conductive-parts
0.5According
(other)According 0.2 0.15of the0.15
to manufacturer installation are
x I∆n 1 2to manufacturer
5 >5
Residual Current Devices connected directlyoperating
Fig. F11 : Industrial
toInstantaneous
the earthed point of
0.3the power
0.15 supply 0.04by protective
0.04 conductors.
F8
F8 Maximum
Dân dụng Cắt tứctime
thời of RCD’s0.3 0.15 0.04 0.04
As noted in: Maximum Time-delay
Chapter operating
E Sub-clause (0.06) 0.5 0.2 0.15 0.15
Fig.Fig.
F11F11
: Maximum operating
Loại Stime time of2.2,
of RCD’s
the way in which this direct connection is
RCD’s0.5 0.2 0.15 0.15
carried out depends Time-delay
on whether(other)
Công nghiệp Cắt tức thời
Côn
the TN-C,According
TN-S,toormanufacturer
TN-C-S method of implementing
0.3 0.15 0.04 0.04
F8 the TN principle is used. In figure F12
Thời gian trễ (0.06) 0.5
the method TN-C is shown, in which the
0.2 0.15 0.15
neutral conductor acts
Fig. F11 : Maximum operating as both
time
Thời gian the Protective-Earth
trễof(khác)
RCD’s Theo nhà sản xuất and Neutral (PEN) conductor. In
3.3
all Automatic
TN systems, disconnection
any insulation forin aTN
fault to earth results systems
phase to neutral short-circuit.
3.3
High3.3 Automatic
Automatic
fault disconnection
current levels disconnection
allow to use overcurrentfor for
TNTN
protection
Hình. F11 : Thời gian cắt lớn nhất của các RCD (tính bằng giây)
systems
systems
but can give rise to touch
The automatic disconnection for TN system is Principle
voltages exceeding 50% of the phase to neutral voltage at the fault position during
achieved by overcurrent protective device oris is the short
this disconnection
In Principle
Principle
system time.
all exposed and extraneous-conductive-parts of the installation are
The
The automatic
automatic disconnection
disconnection forfor
TNTN system
system
Residual
achieved Current
achieved
byby Devicesprotective
overcurrent
overcurrent protective device
device or or
3.3
3.
In In Automatic
3this
Tự
connected
In this
practice động
directly
for
system
system utility
all all thedisconnection
cắt
toexposed
exposed nguồn
earthed
distribution
andand pointtrong
network,ofearth for
mạng
the power TNare
electrodes TN
supply
extraneous-conductive-parts
extraneous-conductive-parts
systems
by protective
ofnormally
of the
the conductors.
installed
areat
installation
installation are
Residual Current Devices regular
Asconnected
connected noted intervals
indirectlydirectly
Chapter alongto Ethe the
toSub-clause
the protective
earthedearthed point2.2, conductor
point ofway
thethe
of the (PE
power
in
power whichor supply
supply PEN) ofby
thisbydirect the
protective network,
protective
connection while
conductors.
conductors.is
Residual Current Devices Nguyên
Principle
the consumer
tắc
is oftenonrequired tothe install an TN-S,
earth electrode atmethod
the service entrance.
The automatic disconnection for TN system is carried
Trong As notedout
hệ in thốngdepends
in Chapternày tất E whether
cảSub-clause
vỏ kim loại TN-C,
vàthe
2.2, phần
the dẫn
way or TN-C-S
inđiện
which ngoài khác of
được implementing
nối trực
As noted Chapter E Sub-clause 2.2, way in which thisthis directdirect connection
connection is is
achieved by overcurrent protective device or In
Onthis
the
tiếp tớisystem
TN
large
carried
carried principle
điểm
out installations
out allis
nối
dependsdepends exposed
đất used.
của on and
Inwhether
onadditional
nguồn
whether figure extraneous-conductive-parts
earth
bằng
the F12the dây
TN-C, the
TN-C, method
electrodes
bảo
TN-S, TN-S, orTN-C
vệ.dispersed
or
TN-C-STN-C-S of the
is shown,
around
methodmethod installation
inthewhich
of premises theareare
of implementing
implementing
Residual Current Devices connected
neutral
often
Như the đã TN conductor
provided,
ghi directly
chú
principle inở to
acts
order
chương
is the
used.as toearthed
both
reduce
F,
In phụ the
figure point
lục F121.2,ofthethe
Protective-Earth
the touch cách power
voltage
nối
method đượcsupply
and
as
TN-C muchthực byshown,
Neutral
is as protective
hiện (PEN)
possible.
phụ in conductors.
conductor.
thuộc
which In the In
high-rise
loại
the TN principle is used. In figure F12 the method TN-C is shown, in which the
Tự động cắt nguồn trong hệ thống TN được all TN
apartment systems, blocks, any all insulation
extraneous fault toProtective-Earth
earth results in aandphase to(PEN)
neutral short-circuit.
F8 sơ
As
neutral đồ
neutral
noted TN được
conductor
in
conductor Chapter áp dụng
acts acts
E aslà as
Sub-clause TN-C,
both both theconductive
TN-S,
the 2.2, thehay
Protective-Earth way parts
TN-C-S. are
in whichand connected
Trong this Hình
Neutral
Neutral direct to
F12 thephương
(PEN)
connectionprotective
conductor.
conductor. ispháp In In
thực hiện bằng các thiết bị bảo vệ quá dòng High
conductor
nối
all all
carried TN làTNfault
TN-C,
out current
at
systems,
systems, each
trong
depends any levels
level.
đó
any ondây allow
Intrung
insulation
whether
insulation order to use
to to
tính
fault
the
fault overcurrent
ensure
vừa
TN-C,to earth
earth adequate
là TN-S,
dây
resultsbảoprotection
orinvệ
results protection,
ain(Protective
TN-C-S a phase
phase but tocan
method the give
toEarth:
neutral
neutral rise
earth-fault
PE)
of implementing to
vừa touch
short-circuit.
short-circuit.
hoặc các RCD voltages
current

the
High dây
High TN trung
fault exceeding
fault
principle
currenttính
current levels50%
is(Neutral:
levels
used. ofN)
In
allow the
allow
figure tophase
(gọi chung
toF12
use use toovercurrent
the là
overcurrentneutral
dây PEN).
method voltage Trong
protection
TN-C
protection at shown,
is the
but fault
tấtbut cảcan
can in position
các hệrise
give
which
give during
thống
rise
the toTN
to touch touch
thevoltages
sự
neutral
voltagescố shorthỏng disconnection
conductor cách điện
exceeding
exceeding acts 50% với
50%
as time.
of đất
both of
the gây
the
the
phase nên
phase ngắn to
Protective-Earth
to mạch
neutral
neutral pha
voltage
and
voltage - Neutral
trung
at at
the thetính. fault
(PEN)
fault Dòngposition sựduring
conductor.
position cốduring
ở In
Uo Uo
mức
all
In
theI dthe
TN
practicecao
=short short or
cho
systems, 0.8
for phép
disconnection anyusử
disconnection
utility I adụng where
insulation
distribution
time. time.thiết fault bị to
network, bảo earthvệ quá
earthresultsdòng, in atuy
electrodes phase nhiên tonó
are normally có thể
neutral gây nên
short-circuit.
installed at
điện ápZstiếp xúc Zctại chỗdistribution
sự cố to vượt quá 50%earth giá(PEtrị điện áp pha -normally
trung
High
regular
In fault
practice current
intervals for levels
along
utility theallow protective use overcurrent
network,conductor protection
or
electrodes PEN) butof
are can
the givetính
network, rise trong
to touch
while
installed at
In practice
c Uoconsumer = nominal for utility distribution network, earth electrodes are normally installed at
suốt
voltages
the regular
regular
thời gian
exceeding
intervals
intervals isphase
chờ often
along
cắt50%
along
to of
mạch.
required
thethe
neutral
the
protective to
protective
voltage
phase install toconductor
neutral
an
conductor earth(PE voltage
electrode
(PE or or PEN)
atPEN)
the
atofthe fault
of service
the the position
network,
network,
during
entrance.
while while
c Zs
Trong
the =consumer
short earth-fault
thực tế, đốiiscurrent
disconnection với mạng time.loop phân impedance,phối cácan equal
điện to electrode
cực the
nốisum ofatthe
đất around
lặp lại impedances
thường được oflắpthe
Onthe
the large
consumer installationsis often often requiredrequired
additional to
toearth
installinstall
electrodes
an earth earth dispersed
electrode at the the service
the
service premises entrance.
entrance. are
source,
đặt
In cách
practice theđều live
for nhau phase
utility dọc conductors
theo
distribution dây bảo
network,to the
vệ fault
(PE
earth position,
hoặc PEN),
electrodes the protective
trong
are as khi
normally đó, conductors
hộ tiêu
installed thụ at are
often
On On largeprovided,
large installations in order
installations to
additional reduce
additional earth the
earth touch voltage
electrodes
electrodes as much
dispersed
dispersed possible.
around
around the
thecấp. In high-rise
premises
premises are
from
thường the fault
yêu cầupositionlắp back tocực the source
regular
apartment
often often intervalsblocks,
provided,
provided, in
alongallmột
in
order order the
to
điện
extraneous protective
to
reducereduce
nối
conductive
the the
đất
conductor
touch
tại đầu
touch parts(PEnối
voltage
voltage are vào
or
as
PEN)
as
much
nguồn
connected
much of the
as
cung
as network,
topossible.
possible.the protective
In
while
In high-rise
high-rise

c
the Zccác
conductor =
consumermạng
the at điện
faulty-circuit
is
each lớn,
often level. các loop
required điệnimpedance
In order to cực
to installnối đất
(see
an
ensure adequate bổ sung
“conventional
earth được
electrodeprotection, bố trí
method”
at the phân
service
the tán
Sub-clause chung
entrance.
earth-fault 6.2)
quanh apartment
apartment công blocks,blocks,
trình all
nhằm all extraneous
extraneous
làm điện ápconductive
conductive
tiếp xúc parts
parts
tớito mức areare có connected
connected
thể. Trong tocác to
the the protective
protective
chung cư
current
Note:
On conductor
conductor large The path at
installations
at each through
each level. level. earth
additional
In In
order electrodes
order earth
to to
ensure ensure back
electrodes adequate the source
adequate
dispersed protection,
protection, will
around have
the the (generally)
earth-fault
premises
earth-fault are
cao
much tầng,higher cácimpedance
phần dẫn điện values tự than nhiênthose đượclisted nối với above,dây bảo and vệ
need củanot từng be tầng.
considered.
Đểcurrent
often
current đảm provided,
Uo bảo bảo in
Uovệ order hiệutoquả, reduce dòng thesựtouch cố chạm voltage đất:as much as possible. In high-rise
cI dId= = theorfault
apartment 0.8 current
blocks, u Iextraneous
all a where conductive parts are connected to the protective
UUo Zs
O Uoat each UoZcUo U
conductor
c I
IcIdd= I
a
= d= = current or equal
0.8
or 0.80.8 u I aphải
hoặc level.
otou aInwhere
Ithe
where order
value
cao hơn to ensure
required hoặc bằng toadequate
operate
Ia, trong protection,
the protective
đó: thedeviceearth-fault in the time
UoZZs
current
specified =
S
nominal
Zs Zcphase Zc to neutral voltage
Zc
cc Uo Zs
coUo = earth-fault
= điện = nominal
nominal phase current
phase loop
to neutral impedance, voltage equal to the sum of the impedances of the
■ U
Example
source,
=
the (see áp Fig.
live
pha
phase F12to
trung ) neutral
tính
conductors
định voltage
mức
to the fault position, the protective conductorsof the
c
■ Zs c Zs
Id == dòng = earth-fault
earth-fault a
current
sự cốcurrent loop impedance, where loop impedance, equalequal to the
to the sum sum of theof the impedances
impedances of the
from source,
source, thethe faultthe
live position
livephase phase back
230
conductors to the source
conductors to to
the the
fault fault position,
position, the the protective
protective conductors
conductors
■The I = dòng
a fault voltage Uf = ngưỡng tác động của thiết
= 115 V and is hazardous; bị bảo vệ ứng với thời gian định trước
A B cZ
from Zc
from =tổngthe
the faulty-circuit
fault position loop
2back toimpedance
to chạm
the source (see “conventional method” Sub-clause 6.2)
1 ■ s=the fault trở position
mạch back
vòng sự cốthe source đất, bằng tổng của tổng trở nguồn, dây dẫn
c
cThe Zs
Note:
tới c
Zc chỗ Zc=The
fault
= earth-fault
=
bị
the loop
the path
chạm impedance
faulty-circuit current
faulty-circuit
through
và tổng loop
earth
trở
loop Zs=Z
loopdây impedance,
impedance
electrodes
impedance bảo
AB + Z
vệ BCtừ + Zequal
(see
back
(see chỗ +
to
chạmZto
ENthe
the
DE“conventional +
“conventional Zsum
source
trở về
NA . of
will
nguồn.
method” the
method”
have impedances
Sub-clause
(generally)
Sub-clause of6.2)
the
6.2)
2
3 source,
■much
If ZNote: and
= ThetổngtheZlive
higher trở arephase
impedance
mạch conductors
predominant,
vòng values cốthan
sự electrodes then:to those
(xem the"phương
fault
listedposition,
above,
pháp the
gần and protective
đúng"need phụnot conductors
be(generally)
lục considered.
6.2)
F Note: cBC The DE
path path through through earth earth electrodes back back to to
the thesourcesource will will
have have (generally)
PEN from
c Imuchd =the the faultfault position
current back to the source
E Chú
much
c Zc
ý:higher
= the Lhigher
Đường impedance
dẫn
impedance
faulty-circuit
qua các values
loop
values
điện
impedance
than than
cực nối
those thoseđất
(see
listedlisted
về nguồn above,
above,
“conventional
thường
and and need need
có not
method”device
tổng not
betrở be considered.
lớn
considered.
Sub-clause
hơn
the 6.2)
N Zs = 2 ρ = 64 .3 m Ω , so that
NS160 c
so Ic với
a
c Id = the I= d mạch
current
= the mô equal
fault
S fault current tả trên
currentto nên
the có
value thể bỏ
required qua. to operate the protective in time
35 mm2 Note:
c IcadụI=aThe
specified
Ví (xem
= current
current
path Hình through
equal F12)
equal to thetoearththevalue
electrodes
value requiredrequired back to to
to operate
the source
operate thethe
will have device
protective
protective
(generally)
device in the in the time time
much specified higher impedance values
230 230 than those listed above, and need not be considered.
specified
I d
Example = (see
= 3,576 Fig. A F12( ≈ 22
) I n based on a NS 160 circuit-breaker).
50 m Điện
c Id =áp the
64.3 chỗ fault bị sự current cố Uf = = 115V rất nguy hiểm.
35 mm2 Example
Example (see (see Fig. Fig. F12 F12
230 2
) )value
cThe Ia =“instantaneous”
current
fault voltage Uf = equal to the
magnetic = 115 triprequired
Vunit istohazardous;
andadjustment operate of thethe protective
circuit-breaker device is in
many the time
A D BC Tổng trở mạch vòng sự 2cốvalue, ZS = Z + ZBC + ZDE operation
+ ZEN + ZNA
1
specified
less than
TheZ fault this short-circuit 230 so ABthat positive
is hazardous; in the shortest possible
A A B B2
The
The fault
Nếu fault voltage

loop ZDE Uftrội

impedance = hơn =thì
Zs=Z 115ABV+ and ZBC is + hazardous;
ZDE + ZEN + ZNA.
time
Example is BC assured.
(see Fig. F12 2)
13 1 If ZBC and ZDE are predominant,
2 The
Note: fault Some L
loop impedance
authorities base Zs=Z such ABthen:+calculations
AB ZBC BC + Z+DEZDE +onZ+EN ZEN
the Z+NAZ.NA.
+ assumption that a voltage
F Uf 2PEN ZS If= Z2ρ =Z64.3 mΩ 230
, do đó
E 3 3 drop
The
If Z BC of
fault
and
BC 20%
Land
voltage
S Z DE occurs
are
DE are
Uf inpredominant,
the part
predominant,
= = 115 ofthen:
Vthe then:
and impedance
is hazardous; loop BANE.
NA F F B
PEN Zs = 2ρ = 64.3 mΩ , so 2 that
NS160
PEN This method,
E E 1 S L which is recommended is explained in chapter F sub-clause 6.2
230
NA N 35 mm 2 B
2NS160 The
Id = Zs fault
= 2 ρloop = impedance
64 .3 m
= 3.756A Ω , so Zs=Z
(≈that 22ABIn+đối ZBCvới +Z CB + ZEN
DE loại NSX + Z160). NA.
NS160
1 64.3 xZS10 -3
3 If Z BC 230 and DE are predominant, then:
F 35 35
mmmm
2 2
2 Id = = 3,576 A (≈ 22 In based on a NS 160 circuit-breaker).
Fig. F12 : Automatic disconnection in TNE system 50PEN m
3 2 Cơ cấu 64.3
230 cắt
230 từ "cắt tức thời" của CB In).được chỉnh định nhỏ hơn nhiều lần so với
N F 35 50mmm I
dòng d I
= d =
Zs “instantaneous”
2ngắn
L = 3,576
ρ64.3mạch, 64= .3,576
3 mdo AΩ(A ,≈so
đó (22
≈đảm 22In≈Ibảo
that n18based
based CB on tácon
a động
NSa NS 160 160
cắt circuit-breaker).
circuit-breaker).
sau khoảng thời gianisngắn nhất
50 PEN
m
NS160 The 64.3 magnetic trip unit adjustment of the circuit-breaker many time
D E C35 35 mm S
N 35 mm 2 mm 2 2

less thể. than this short-circuit value, so that positive operation in the shortest possible
NSX160 The “instantaneous” magnetic
The “instantaneous” magnetic trip unit adjustment of the circuit-breaker is many time trip unit adjustment of the circuit-breaker is many time
D D C C Chú
Schneidertime less
Electric ý:
is230 -Có
assured.
than vài
Electricalthis tài liệu tính
short-circuit
installation guidedòng value,
2005 chạm so vỏ
that như trường
positive hợp trênindựa
operation the trên
shortest giả thiếtpossible điện
35 mm2 50 m
I
less d = than this
= 3,576
short-circuitA ( ≈ 22 I n
value, based so on
that a NS
positive 160 circuit-breaker).
operation in the shortest possible
áptime rơi64.3 làis20% assured. trên tổng trở mạch vòng BANE.
35 mm2 Note:is
time Some
assured. authorities base such calculations on the assumption that a voltage
U
50f m Phương
The pháp
“instantaneous” này được thegiải
magnetic thíchtrip trong
unit chương F,
adjustment ofphụthe lục 6-2 "phươngispháp
circuit-breaker gần
drop Note: ofSome20%Some occursauthorities
authorities in part
base ofsuchthe impedance
calculations loop
onthethe BANE. assumption that amany
voltage time
D C35Umm2
Uf f
Note:
đúng”
less than và trongthis ví dụ nàybase
short-circuit sẽ cho
value,
such dòng
so
calculations
that cố là: on
sựpositive operation
assumption
in the
that
shortest
a voltage
possible
This
drop drop method,
of of 20%
20% occurs occurs
which is
in in the
recommended
the part part of of the
the is impedance
explained
impedance in
loop loop
chapter
BANE. BANE. F sub-clause 6.2
D C 230 xis0.8
time assured.x 10 3

This This method,method, which = 2816A


which is recommended (≈ 18 In) is explained
is recommended is explained in chapter
in chapter F sub-clause
F sub-clause 6.26.2
64.3
Note: Some authorities
“conventional method” baseand such
in this calculations
example ongive
will the assumption
an estimated that
fault a voltage
current
Fig. F12 : Automatic disconnection in TN system U “conventional method” and in this example will give an estimated fault current of of
f Thờiofgian
drop 20%cắt occurstối đaincho the part phép ≈ 18 of the In).impedance loop BANE.
3 3
Fig.Fig.
F12F12 : Automatic disconnection in TN systemUf 230 230 xchuẩn x 0.8
0.8 x IEC10x 10
: Automatic disconnection in TN system Tiêu
This method, which 60364-4-41
= 2,816=is2,816 A (A≈xác
recommended (18≈ định
18In).In). thời
is gian cắtintốichapter
explained đa củaFthiết bị bảo vệ6.2
sub-clause dùng
“conventional 64.3
trong hệ thốngmethod” 64.3 TN để bảo andvệ in chống
this example chạm gián will give
tiếp:an estimated fault current of
Schneider■Electric
Đối với - Electrical
tất cả installation
các mạch guide 2005
cuối nguồn có dòng định mức không quá 32A, thời gia
Fig. F12 : Automatic disconnection in TN system 230 x 0.8 x 103
Schneidercắt
Schneider tối đa
Electric
Electric -
- Electrical =
Electrical 2,816
khônginstallation
được vượt A
installation (
guide quá

guide18 In).giá trị trong Hình F13.
các
2005
2005
64.3
Hình. F12 : Tự động cắt nguồn trong mạng TN ■ Với các mạch khác, thời gian cắt tối đa là cố định 5s. Giới hạn này cho phép
đảm bảo tính chọn lọc giữa các thiết bị bảo vệ được lắp đặt trên mạng phân phối.
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005
otection against electric shock
3Specified
Protection againsttime
maximum disconnection indirect
3 forBảo vệagainst
chống chạm điện
The IEC 60364-4-41 specifies the maximum operating time of protective devices
F - Bảo vệ chống điện giật
contact
used in TN system the protection Uo(1) (V)
indirect contact:
50 < Uo i 120
T (s)
0.8
c For all final circuits with a rated current not exceeding 32 A, the maximum
disconnecting timegián tiếpthe values indicated in Figure F13
will not exceed
120 < Uo i 230
230 < Uo i 400
0.4
0.2
c For all other circuits, the maximum disconnecting time is fixed to 5s. This limit
Uo > 400 0.1
enables discrimination between protective devices installed on distribution circuits
(1) Uo is the nominal phase to earth voltage
Note: The use of RCDs may be necessary on TN-earthed systems. Use of RCDs on F9
TN-C-S systems
Specified means that
maximum the protective conductor
disconnection time and the neutral conductor
Fig. F13 : Maximum disconnecting time for AC final circuits not exceeding 32 A
must (evidently) be separated upstream of the RCD. This separation is commonly
The IEC 60364-4-41 specifies the maximum operating time of protective devices
made at the service entrance.
Ghi chú: Việc sử dụng RCD có thể là cần thiết trên hệ thống nối đất TN. Sử dụng
used in TN system for the protection against indirect contact:
RCD trên hệ thống TN-C-S chỉ khi dây bảo vệ và dây trung tính phải (chắc chắn)
c Forby
If the protection is to be provided all afinal circuits with Protection
circuit a rated currentby not means
exceedingof 32circuit-breaker
A, the maximum (see Fig. F14 )
được tách rời phía nguồn so với RCD. Việc tách rời này thường được thực hiện ở
disconnecting
breaker, it is sufficient to verify that the fault time will notThe exceed the valuestrip
instantaneous indicated
unit of in
a Figurebreaker
circuit F13 will eliminate a short-circuit to earth in
đầu nguồn vào.
c For all other circuits,
current will always exceed the current-settingBảo vệless the maximum disconnecting
than 0.1 second. time is fixed to 5s. This limit
enables discrimination between Uo(1)bằng CB (xem
(V) protective Hình
devices F14)
installed
T (s) on distribution circuits
level of the instantaneous or short-time delay 50
In consequence, automatic disconnection within the maximum allowable time will
< Uo i 120 0.8
tripping unit (Im) Note: The use of RCDs Bộ phận may cắtbe
always sựnecessary
cố assured,
be tức thời oncủaTN-earthed
sincemột allCBtypes systems.
sẽ loại
of Use
tripbỏunit,
dòng ofsự
RCDs
cố chạm
magnetic or F9
onelectronic,
đất sau ítinstantaneous
hơn
TN-C-S systems means 120 < Uo iprotective
230 0.4 and the neutral conductor
0.1giây.that Vậy, thetự động cắt conductor
nguồn
or slightly retarded, are suitable: trong giớiIahạn thời
= Im. Thegian cho phéptolerance
maximum sẽ luôn được đảm by the
authorised
i 400
230 < Uoupstream
must (evidently) be bảoseparated
bởi vì tất cả bộ phận of the sự0.2
cắt RCD. cố This
loại từseparation
nhiệt hoặc is commonly
điện tử, cắt tức thời hay trễ
made at the service ngắn Uo
entrance.
đều > 400
thích hợp: Ia = Im. Tuy 0.1 nhiên, sai lệch tối đa cho phép tùy theo tiêu chuẩn
(1) Uo is the nominal phase to earth voltage
liên quan cần phải xem xét. Vì vậy để phù hợp, dòng sự cố tính theo Uo hoặc Uo
Zs Zc
Fig. F13 : Maximum (hoặc do ước tính
disconnecting timetại
forchỗ) phảicircuits
AC final lớn hơn not dòng chỉnh
exceeding 32định
A cắt tức thời hoặc lớn hơn
dòng ngưỡng time tripping
cắt vớithreshold
thời gian level,
rất nhanh,to benhằm
sure of đảmtripping within
bảo cắt thetrong
sự cố permitted time limit.
giới hạn
(1)
thờiUogian(V) cho phép. T (s)
by 50 < Uo Protection
i 120 by means 0.8 of fuses (see Fig. F15 )
he protection is to Ibe
a can be determined
provided by a circuitfrom the Protection
fuse means
120 <The
of circuit-breaker
Uo ivalue
230 of current 0.4
(see Fig. F14 )
performance curve. In
eaker, it is sufficient to verify that the fault any case, protection
The instantaneous230 trip<unit
which assures the correct operation of a fuse can be
Uo iof400a circuitUo
ascertained
breaker
from a(V)
(1)
0.2will eliminate
current/time
a short-circuit
T (s)
performance
to earth in
graph for the fuse concerned. F9
cannot be achieved
rrent will always exceed the current-setting if the loop impedance
less than 0.1 Zs
second. 50 < Uo 0.1 tới 120 0.8
Uo > 400
or Zc or
vel of the instantaneous exceeds a certain
short-time delayvalue In consequence, automatic (1) UoThe disconnection
is thefault 120
current
nominal phase<Uo Uo tới 0.8
within
to or 230
earththe Uo
maximum
voltage 0.4
allowable
as determined time will
above, must largely exceed that
always be assured, since all types of 230 Zs
trip <unit, 400Zc or electronic,
magnetic
Uo tới 0.2 instantaneous
pping unit (Im)
or slightly retarded, are necessary
suitable: Iato=Uo ensure 400positive
Im.> The maximum operation of the
0.1
tolerance
Fig. F13 : Maximum disconnecting time for AC final circuits not exceeding 32 A
fuse. Thebycondition
authorised the to observe
relevant standard, however, must always be taken Uo into consideration.
Uo It is sufficient
therefore is that I a < or 0.8 as indicated in Figure F15.
Hình. F13 : Thời Uo gian cắt choUo phépZstối đa đối Zcvới mạch AC cuối nguồn không vượt quá 32A
therefore that the fault current or 0.8 determined by calculation (or estimated
e protection is to be provided by a circuit Protection by means of circuit-breaker Zs Zc (see Fig. F14 )
ker, it is sufficient to verify that the fault The oninstantaneous
site) be greater tripthan
unittheof ainstantaneous
circuit breakertrip-setting current,
will eliminate or than thetovery
a short-circuit earthshort-
in
lesstimethantripping Bảo vệ
threshold
0.1 second. bằng
level, to becầu sure chìof tripping Hình F15)
(xem within the permitted time limit.
ent will always exceed the current-setting
Nếu bảo vệ được thực hiện bằng CB, chắc
ofProtection
the instantaneous t or short-time delay Giá trị dòng đảm bảo làm việc đúng
t the của cầu allowable
chì có thểtimeđược xác định từ đồ thị đặc
luôn vượt quá mứcIndòng consequence, automatic disconnection within maximum will
-can
ing unit
chắn
against
be determined dòng
(Im)chỉnh định from
rformance curve. In anycắt
sựthe
electric cốshock
fuse
tức thời
case, protection
Protection
always
1: Instantaneous
hoặc cắt với thời 3 Protection against indirect
trip be assured,
The gian
value
by
of current
means
tuyến
sincedòng
arewhich
of fuses
điện
all types
assures
/ thời
of
= Ithe
(see Fig.
trip gian
unit, của cầu
magnetic
correct
F15chì
operation
)
or này.
electronic, instantaneous
of a fuse can be by the
sự cố UIoahoặc m. U
2: Short-time delayed
or slightly timeretarded, suitable: The maximum tolerance
Dòng o như được xác định ởauthorised
trên, phải lớn hơn mức cần thiết để
trễ ngắn (Im)
nnot be achieved if the loop impedance Zs
Zc exceeds a certain value
ascertained
contact from a current/time
đảmUo bảo cầu
Zs performance Zc graph for the fuse concerned.
Uochì tác động. Điều kiện là
The fault current or 0.8 as determined above, must largely exceed that
Zs Uo Zc
Ia < hoặc 0.8 Uo như minh họa ở Hình F15.
Zs Zc
time tripping threshold level, to be suretcof tripping
= 0.4 s định within the permitted time limit.
Ví dụ: Điện áp pha trung tính mức của mạng là 230V và thời gian cắt tối đa cho
1 phép cho bởi đồ thị Hình F15 là 0.4 s. Giá trị tương ứng của Ia có thể được đọc từ
an be determined from the fuse Protection by
Theđồmeans
nominal of fuses (see voltage
Fig. F15of) the network is 230 V and the
Example: 2 thị. Sửphasedụng điện to neutral
áp (230V) và dòng điện Ia, tổng trở toàn bộ mạch vòng sự cố
ormance curve. In any case, protection The maximum
value of current cówhich
disconnection
thể được assures
time the correct
tínhgiven
theo: operation
by the graph of a fuse
in Figure F15can be s.
is 0.4
not be achieved Ia cóif thể
the được xác định từZs
loop impedance đường cong đặc
ascertained from a current/time
The corresponding I value of performance
Ia can be read graph
fromforthethe fuse Using
graph. concerned.
the voltage (230 V) I
Imvài trường Uo/Zs and the current I 230 230 Ia Uo/Zs
tính của
c exceeds a certain value cầu chì. Trong hợp, không Z
Uos = hoặc
Uo Z =
ort 0.8
c
The fault current Ia as determinedIa above, must largely exceed that
thể thực hiện bảo vệ được nếu tổng trở mạch
1: Instantaneous trip Zs Zc
Fig. F14 : Disconnection by circuit-breaker be
for acalculated
TN system Giá trị Fig.
tổng F15
trở :
sự Disconnection
cố thực khôngby This
baoimpedance
fuses for
giờa được valuevượt
TN system
phép must never be
vòng2:sự cố Zs hoặc
Short-time delayedZc vượt quá giánecessary
time trị cho to ensure positive operation of the fuse. The condition to observe quá và nên thấp hơn đủ
phép. để đảm bảo cầu chì tác động .
Uo Uo
therefore is that I a <
operation. or 0.8 as indicated in Figure F15.
Zs Zc
Protection by means of Residual Current Devices for
TN-S circuits
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005
tc = 0.4 s
Residual Current Devices must be used where:
1 t
c The loop impedance cannot be determined precisely (lengths difficult to estimate,
1: Instantaneous trip 2 presence of metallic substances close t
to the wiring)
t 2: Short-time delayed time
c Where the fault current is so low that the disconnecting time cannot Ibe met by
1: Cắt với thời gian trễ ngắn
I
Im Uo/Zs 2: Cắt tức thời using overcurrent protective devices Ia Uo/Zs
The reason is that the fault current level is always higher than their rated tripping
F14 : Disconnection by circuit-breaker for a TN system current
Fig. which is in the
F15 : Disconnection by order of asome
fuses for amps.
TN system
In practice, they are often installed in the the LV sub distribution and in many
tc =the
countries, 0.4automatic
s disconnection of final circuits shall be achieved by Residual
1 Current Devices.
2 tc = 0.4 s
1
I Schneider Electric - Electrical installation guide 2005 I
2
Im Uo/Zs 3.4 Automatic disconnection on a second fault in an
Ia Uo/Zs
IT system
I
I
I
14 : Disconnection by circuit-breakerImfor a TN system
Uo/Zs U /Z
Fig. F15 : Disconnection by fuses for a TN system a o s

In this type of system:


Hình. F14 : Cắt nguồn bằng CB đối với hệ thống TN Hình. F15 : Cắt nguồn bằng cầu chı̀ đối với hệ thống TN
c The installation is isolated from earth, or the neutral point of its power-supply
source is connected to earth through a high impedance
c All exposed and extraneous-conductive-parts are earthed via an installation earth
electrode.
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005

n IT system the first fault to earth should not First fault


cause any disconnection On the occurrence of a true fault to earth, referred to as a “first fault”, the fault
contact
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp
Example: The nominal phase to neutral voltage of the network is 230 V and the
maximum disconnection time given by the graph in Figure F15 is 0.4 s.
The corresponding value of Ia can be read from the graph. Using the voltage (230 V)
and the current Ia, the complete loop impedance or the circuit loop impedance can
Bảo vệ bằng thiết bị chống dòng
230 230rò (Residual Current Device)
be calculated from Zs = or Zc = 0.8 . This impedance value must never be
cho mạch Mạch TN-S Ia Ia
exceeded
Phải sử dụngandcác
should
thiết preferably be substantially
bị chống dòng rò khi: less to ensure satisfactory fuse
F10 ■operation.
Tổng trở mạch vòng sự cố không thể xác định chính xác được (khó khăn khi ước
lượng chiều dài mạch, có sự hiện diện của các vật liệu kim loại gần với dây dẫn).
■Protection
Dòng sự cố thấpby tới
means
mức thờiof gian
Residual
cắt không Current Devices
thể đạt được khi sử for
dụng thiết bị bảo
TN-S
vệ circuits
quá dòng bình thường.
Residual
Dòng Current
ngưỡng Devices
cắt định mứcmust
của be
RCDused
nênwhere:
khoảng vài Ampe, nó phải nhỏ hơn dòng
c The
sự loopRCD
cố. Các impedance
thườngcannot be determined
thích hợp precisely
tốt trong trường hợp (lengths
này. difficult to estimate,
presence of metallic substances close to the wiring)
Thực tế, người ta thường lắp RCD trong tủ phân phối phụ hạ thế và ở vài quốc gia,
c động
tự Wherecắt
the fault current
nguồn ở mạchiscuối
so low thatnên
nguồn the được
disconnecting
thực hiệntime
bằngcannot be met
các thiết by
bị chống
using overcurrent protective devices
dòng rò (Residual Currrent Devices).
The reason is that the fault current level is always higher than their rated tripping
current which is in the order of some amps.
3.4 Tự động cắt nguồn khi chạm thêm điểm thứ hai
In practice, they are often installed in the the LV sub distribution and in many
F10 trong
countries,hệ
the thống
automaticITdisconnection of final circuits shall be achieved by Residual
Current Devices.
Trong hệ thống loại này:
■ Mạng điện được cách ly với đất hoặc trung tính nguồn được nối đất qua một tổng
trở có giá trị lớn.
■3.4
Tất cảAutomatic disconnection
vỏ kim loại và vật on
dẫn điện tự nhiên được nốiađấtsecond fault
thông qua điện cựcin
nối an
đất
IT mạng.
của system
Tình trạng chạm điểm thứ nhất
In this type of system:
Khi xảyinstallation
c The ra sự cố chạm đất, được
is isolated fromxem earth,là "chạm điểm thứ
or the neutral nhất",
point dòng
of its chạm rất bé, vì
power-supply
vậy giá trị
source điện áp tiếptoxúc
is connected Id xthrough
earth RA nhỏ ahơn high50V (xem F3.2) và không gây nguy hiểm.
impedance
Thực tế, dòng Id rất bé nên không gây nguy hiểm cho người cũng như không ảnh
c All exposed and extraneous-conductive-parts are earthed via an installation earth
hưởng đến mạng điện.
electrode.
Tuy nhiên, trong hệ thống này:
■ Cần phải thường xuyên giám sát tình trạng cách điện với đất, đi kèm với việc báo
In IT system the first fault to earth should not First fault
tín hiệu (âm thanh và/hoặc đèn nhấp nháy,v.v.) khi xảy ra sự cố chạm điểm thứ nhất
cause any disconnection On the
(xem occurrence
Hình F16.) of a true fault to earth, referred to as a “first fault”, the fault
■current
Cần phải is very
nhanh low,chóng
such xác
thatđịnh chỗ Ibị
the rule RA ivà
d xchạm 50sửa
V (see
chữaF3.2) is fulfilled
khi xảy ra chạm and no thứ
điểm
dangerous
nhất nếu nếufault muốn voltages
hệ thốngcanIT occur.
là tin cậy. Tính liên tục cung cấp điện là ưu điểm lớn
Trong hệ thống IT sự cố chạm điểm thứ nhất nhất của hệ the
In practice thống.
current Id is low, a condition that is neither dangerous to personnel,
sẽ không cần cắt nguồn. Đối
norvới một mạng
harmful to theđiện được tạo ra từ 1 km dây dẫn mới, tổng trở rò (điện dung) với
installation.
đất Z f có giá trị 3,500Ω trên mỗi pha. Ở điều kiện vận hành bình thường, dòng dung
However, in this system:
rò xuống đất (1) là:
c A permanent monitoring of the insulation to earth must be provided, coupled with
U
ano alarm 230
signal (audio
= = 66 mA and/or
trên mỗi flashing
pha lights, etc.) operating in the event of a first
Zf
earth 3.500
fault (see Fig. 16 )
c Thekhi
Trong rapid
xảylocation
ra chạmand mộtrepair
pha với of ađất,
firstnhư
faultởisHình
imperative if the
F17 trang fulldòng
sau, benefits of the
đi qua điện
IT system
trở nối đất RnAare tolà be realised.
vectơ tổng củaContinuity
dòng dung of service is the
trong hai great
pha khôngadvantage
bị sự cố.afforded
Điện áp by
the không
pha system. bị sự cố tăng lên √3 lần so với điện áp pha định mức, do đó dòng dung
cũng
For atăng tương
network ứng. Các
formed fromdòng1 km này bị dịch
of new pha, chúng
conductors, thelệch nhau(capacitive)
leakage 60o. Vì vậy khi
cộng vectơ, dòng
impedance to earthtổngZFlàis3ofx the
66 mA order= 198 mA, Ω
of 3500 trên
pervíphase.
dụ hiệnInxét.
normal operation, the
Điện áp chỗcurrent
capacitive sự cố (1) bằng 198 xis5therefore:
to earth x 10-3 = 0.99V, đương nhiên là không nguy hiểm.
Dòng qua chỗ chạm đất được tính bằng tổng vectơ của dòng qua điện trở nối trung
tính Id1 (153 mA) và dòng dung phase. Id2 (198 mA).
Vì vỏ kim loại của mạng điện được nối trực tiếp xuốngF17
Figure đất,opposite
tổng trởpage,
trên trung tính
the current
Zct thực tế
passing khôngthe
through gópelectrode
phần tạoresistance
ra điện ápRnA
tiếp xúc sovector
is the với đất.
sum of the capacitive
currents
Tình in thechạm
trạng two healthy
điểm phases. The voltages of the healthy phases have
thứ hai
(because of the fault) increased to e the normal phase voltage, so that the capacitive
Khi xảy raincrease
currents chạm thêm điểm
by the thứ amount.
same hai, trên These
pha khác, hoặcare
currents trêndisplaced,
dây trung one
tính,from
cần the
phải
cắt nhanh
other sự cố.
by 60°, Biệnwhen
so that phápadded
cắt sựvectorially,
cố thực hiện khác
this nhau trong
amounts to 3 x các trường
66 mA = 198hợp
mA,sau:
Trường hợp
i.e. in the thứ nhất
present example.
Khi
Themạng
fault có tất cảUfvỏisdẫn
voltage điện được
therefore equalnốito chung
198 x 5với một =dây
x 103 PE,
0.99 V,như is Hình
trên
which F18.
obviously
Trường
harmless. hợp này trên đường dẫn dòng sự cố không bao gồm điện cực nối đất, do đó
đảm bảo dòng sự cố ở mức cao, và các thiết bị bảo vệ quá dòng thông thường được
The
sử current
dụng, nhưthrough the short-circuit
CB và cầu chì. to earth is given by the vector sum of the
neutral-resistor current Id1 (=153 mA) and the capacitive current Id2 (198 mA).
Fig. F16 : Phases to earth insulation monitoring device Since the exposed-conductive-parts of the installation are concerned directly to
obligatory in IT system earth, the neutral impedance Zct plays practically no part in the production of touch
voltages to earth.

Hình.
(1) F16 : Thiết
Resistive bị giám
leakage sát cách
current điện
to earth giữa các
through thepha và đất is
insulation
bắt buột trong
assumed to bemạng IT small in the example.
negligibly
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005

(1) Dòng rò xuống đất có tın


́ h trở đi qua lớp cách điện giả
sử nhỏ có thể bỏ qua trong vı́ dụ này .
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo
I I vệ chống chạm điện
d1 + d2
1

gián tiếpI I d1 +2 d2
3 1
2
N
PE 3
Id1 B N
PE
Id1 Zf B F11
Zct = 1,500 Ω Ω F11
Zf
Zct = 1,500 Ω Ω
Id1 + Id2 1
RnA = 5 Ω Id2 2
Uf 3
RnA = 5 Ω Id2 N
Uf
PE
Id1 B

Zf
Fig. F17 : Fault current path for a first fault in IT system
Zct = 1.500 Ω Ω
Fig. F17 : Fault current path for a first fault in IT system
Second fault situation
On the appearance
Second of a second
fault fault, on a different phase, or on
situation RnAa=neutral
5W conductor,
Id2
a rapid disconnection becomes imperative. Fault clearance is carried out differently
On the appearance of a second fault, on a different phase, or on a neutral conductor, Uf
in each of the following cases:
a rapid disconnection becomes imperative. Fault clearance is carried out differently
earth faults 1st case in each of the following cases:
F11
c It concerns an installation in which all exposed conductive parts are bonded to a
eangerous,
of two earth faults 1st case
common PE conductor, as shown in Figure F18.
omatic
ase) is dangerous, c It concerns an installation in which all exposed Hình.conductive
F17 : Đườngparts đi củaare
dòngbonded
khi xảytora asự cố chạm điểm thứ nhất trong hệ thống IT
In this case no earth
common PEelectrodes
conductor,areasincluded
shown ininFigure
the fault current path, so that a high
F18.
es or automatic level of fault current is assured, and conventional overcurrent protective devices are
In this case no earth electrodes are includedSự in cố
thethứfault current
nhất có thể path,
xảyso ra that
ở mạcha highcuối phía đầu nguồn, trong khi đó sự cố điểm
used, i.e. circuit breakers and fuses.
level of fault current is assured, and conventional thứ haiovercurrent
có thể ở protective
phía cuối củadevices
mạng are
này.
The first fault could occur at the end of
used, i.e. circuit breakers and fuses. a circuit in a remote part of the installation,
while the second fault could feasibly be located at theVới lý do này,
opposite end of đểthetiệninstallation.
dụng thường nhân đôi tổng trở mạch vòng để tính dòng sự cố
The first fault could occur at the end of a circuit tronginchỉnh
a remote địnhpartcho ofcácthethiết
installation,
bị bảo vệ quá dòng.
For this reason,
while theit issecond
conventional to double
fault could feasiblythebeloop impedance
located
Khi at
hệthe of bao
a circuit,
opposite
thống endwhen
gồm of dây
cả the installation.
trung tính và 3 dây pha, dòng ngắn mạch thấp nhất xảy
calculating the anticipated fault setting level for its overcurrent protective device(s).
For this reason, it is conventional to double ra thekhi mộtimpedance
loop trong hai điểm sự cố là
of a circuit, dây trung tính chạm đất (cả 4 dây được cách ly so
when
Xảy craWhere
chạmthe đấtsystem
hai điểm cùnga một
includes lúcconductor
neutral (nếu in addition
với to thehệ 3 phase
the type of cả hai calculating the anticipated fault setting level for đất trong
its overcurrent thống IT). Dodevice(s).
protective đó, trong mạng IT 4 dây, phải sử dụng điện áp pha -
không cùng
conductors, pha) thì
the lowest rất nguy fault
short-circuit hiểm, currents will trung
occur tính
if one đểoftính
thedòng
(two)ngắn
faultsmạch.
is
rends
separate
on the type
nhanhof chóng c Where the system includes a neutral conductor in addition to the 3 phase
cắt sự cố bằngtocầu chì(allhoặc
from the neutral conductor earth four tự
conductors are U insulated from earth in an
d in the separate conductors, the lowest short-circuit fault currents will
o occur
≥ Ia(1) if one of the (two) faults is
whether độngITcắt nguồn
scheme). Inbằng CB phụ
four-wire thuộc vàotherefore,
IT installations, loại the0.8phase-to-neutral
2Zc voltage must
from the neutral conductor to earth (all four conductors are insulated from earth in an
d or not, in the
sơ đồ nối đấtITđẳng thế, In
scheme). vàfour-wire
trên mạng này,
IT installations,
be used to calculate short-circuit protective levels therefore,
Uo = điện theáp phase-to-neutral
trung tính voltage must
phawhere
các điện cực nối đất riêng có được sử dụng Zc = tổng trở mạch Uo vòng(1)sự số (xem Hình F3.3)
hay Uo
không. be to
= phase used to calculate
neutral voltage short-circuit protective Ilevels i.e. 0.8 u I a where
a = trị số chỉnh định cắt sự cố 2 Zc
Zc = impedance of the circuit fault-current loop (see F3.3)
Uo = phase to neutral voltage Nếu không có dây trung tính đi kèm, điện áp được dùng để tính dòng sự cố là điện
Ia = current level for trip setting áp dây
Zc = impedance of the circuit fault-current loop (see(UF3.3)pha-pha).
c If no neutral conductor
Ia = current levelisfor
distributed,
trip settingthen the voltage to use for the fault-current
√3Uo
0.8 ≥ Ia(1)
c If no neutral conductor is distributed, then 3 Uothe voltage
2Z to use for the fault-current
calculation is the phase-to-phase value, i.e. 0.8 u I a (1)c
2 Zc
■ Thời gian cắt sự cố tối đa
Maximum tripping times
Thời gian cắt đối với hệ thống IT phụ thuộc cách lắp đặt và các điện cực nối đất được
Disconnecting
Maximum times tripping
for IT system
timesdepends on how are liêninterconnected
kết với nhau thế thenào.
different
installation and substation earth electrodes. Đối với các mạch cuối cấp nguồn cho thiết bị có dòng nhỏ hơn 32A, vỏ dẫn điện của
Disconnecting times for IT system depends on how are interconnected the different
c For finalinstallation
circuits supplying electrical equipment
and substation earth electrodes. withchúng
a rated được nối
current chung
not với
exceedingnhau và cùng nối vào nối vào điện cực nối đất của trạm,
32 A and having their exposed-conductive-parts bonded thờiwith
gianthe cắtsubstation
sự cố tối đa được cho trong bảng F8. Với những thiết bị khác trong cùng
earth
c For final circuits supplying electrical equipment with a ratedvỏ,currentgian not exceeding
electrode, the maximum tripping is given in table F8. nhóm For thenối chung
other circuitsthời
within the cắt tối đa là 5s. Do các vỏ được nối chung dây PE, khi
32 A and having their exposed-conductive-parts xảy ra bonded
chạm with
vỏ haithe substation
điểm cùng một earth
lúc trong nhóm, dòng ngắn mạch giống trong hệ
same group of interconnected exposed-conductive-parts, the maximum
electrode, the maximum tripping is given in thống table F8. For the other circuits within the
disconnecting time is 5 s. This is due to the fact that any double fault situation within cấp nguồn cho thiết bị điện có dòng lớn hơn 32A, vỏ
TN. Đối với các mạch cuối
same group of interconnected exposed-conductive-parts, the maximum
this group will result in a short-circuit current as in TNdẫn điện của chúng được nối với các điện cực nối đất độc lập, tách rời với điện cực
system.
disconnecting time is 5 s. This is due to the nối factđất
thatcủa anytrạm,
double fault
giansituation
thờiexceeding cắt sự cố within
tối đa được cho trong Hình F13. Với những thiết
c For finalthis
circuits supplying electrical equipment with
group will result in a short-circuit currentbịas a rated
in TN current
system. not
khác
32 A and having their exposed-conductive-parts connected to an independent earth trong cùng nhóm không nối chung vỏ, thời gian cắt tối đa là 1s. Khi xảy ra
c For final circuits supplying electrical equipment with
chạmelectrode,
vỏ hai a rated
điểm, current not exceeding
electrode electrically separated from the substation earth the một ở nhóm
maximum này, điểm thứ hai ở nhóm khác, dòng sự cố sẽ bị giảm
32 A and having their exposed-conductive-parts thấp do connected to anhai
independent earth
tripping is given in Figure F11. For the other circuits within theđiện
same trởgroup
của of điện
non cực nối đất khác nhau giống trong sơ đồ TT.
electrode electrically separated from the substation earth electrode, the maximum
interconnected exposed-conductive-parts, the maximum ■ Bảo disconnecting
vệ bằng CBtime is 1s.
tripping is given in Figure F11. For the other circuits within the same group of non
This is due to the fact that any double fault situation resulting from one insulation
interconnected exposed-conductive-parts, the maximum
Trường hợp disconnecting
như trong HìnhtimeF18, is 1s.
fault within this group and another insulation fault from another group will generate a cần phải quyết định trị số chỉnh định cắt tức thời
This is due to the fact that any double fault situation và có trễ resulting
ngắn của from
bộ oneđộng.
tác insulation
Thời gian tác động có được phù hợp là với các yêu
fault current limited by the different earth electrode resistances as in TN system.
fault within this group and another insulationcầu fault
nêu from another
trên. CB loại group
NSX160 will generate
cung cấpabảo vệ chống ngắn mạch thích hợp để cắt
fault current limited by the different earth electrode ngắn mạch resistances
pha - pha astại
in phụ
TN system.
tải.
in the first
Ghi nhớ: Trong hệ thống IT, hai mạch khi xảy ra ngắn mach pha - pha giả sử có
hod” noted in the first chiều dài bằng nhau, có cùng tiết diện, dây PE có tiết diện bằng dây pha. Trường hợp
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005 này, tổng trở mạch vòng sự cố khi tính theo "phương pháp gần đúng" (phụ lục 6.2)
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005 sẽ bằng hai lần so với giá trị tính trong mạng TN, xem chương F, phụ lục 3.3.

(1) Dựa trên "phương pháp gần đúng" ở vı́ dụ đầu tiên
của phụ lục 3.3.
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo Ivệ chống chạm điệnd
1
2

gián tiếp
A J B
K 3
N
PE
F E
NS160
160 Ω
Zct = 1,500 Ω Ω 50 m 50 m
35 mm2 35 mm2
G H D C

RnA = 5 Ω RA

Fig. F18 : Circuit-breaker tripping on double fault situation when exposed-conductive-parts are
connected to a common protective conductor

c Circuit-breaker
In the case shown in Figure F18, the adjustments of instantaneous and short-time
delay overcurrent trip unit must be decided. The times recommended here above
can be readily complied with.
Example: From the case shown in Figure F18, selection and erection of the short-
circuit protection provided by the NS 160 circuit-breaker suitable to clear a phase to
phase short-circuit occurring at the load ends of the circuits concerned.
Reminder: In an IT system, the two circuits involved in a phase to phase short-circuit
are assumed to Hình.
be of equal length,
F18 : CB with
cắt khi có the same
sự cố chạmcross sectional
hai điểm area
cùng lúc conductors,
trường hợp vỏ kim loại thiết bị được
F12 the PE conductors
nối being
chung the
dâysame
nối đấtcross sectional area as the phase conductors. In
bảo vệ
such a case, the impedance of the circuit loop when using the “conventional method”
(sub clause 6.2) will be twice that calculated for one of the circuits in the TN case,
shown in Chapter F sub clause 3.3. L
Điện trở của mạch vòng FGHJ = 2RJH = 2ρ in mΩ trong đó:
So that the resistance of circuit 1 loop FGHJ = 2 RJH a

ρ = resistance inρm=Ωđiện trở suất của đồng, tính bằng mΩ/mm2 mm2
L = length of theLcircuit
= chiều dài mạch tính bằng mét
in meters
a = cross sectional
a =area of thecắt
tiết diện conductor in mm
ngang của 2
dây dẫn tính bằng mm2
FGHJ = 2 x 22.5FGHJ
x 50/35= 2= x64.3
22.5 x 50/35 = 64.3 mΩ
mΩ
điện trởB,
and the loop resistance mạch
C, D,vòng
E, F,B,
G,C,
H, D, E, be
J will F, G,
2 xH, J sẽ
64.3 là 2mxΩ64.3
= 129 . = 129 mΩ.
The fault currentDòng sự cố sẽbebằng
will therefore 0.8 x0.8
e xx √3
230x x230 x 103=
103/129 /129
2470= 2.470
A. A.
■ Bảo vệ bằng cầu chì
c Fuses
Dòng tác động Ia của cầu chì đảm bảo thời gian cắt cho phép theo số liệu trên có thể
The current Ia for which fuse operation must be assured in a time specified
tìm được từ đặc tuyến làm việc của cầu chì như trên Hình F15.
according to here above can be found from fuse operating curves, as described in
Dòng tác động Ia nên có giá trị thấp hơn nhiều so với dòng sự cố tính được.
figure F15.
■ Bảo vệ bằng CB chống dòng rò (Residual current circuit-breakers (RCCBs).
The current indicated should
Khi dòng be mạch
ngắn significantly
có giálower thancần
trị thấp, the sử
fault currents
dụng calculated
RCCBs. Bảo vệ chống nguy hiểm
for the circuit concerned.
do chạm gián tiếp có thể thực hiện được khi sử dụng một RCCB cho từng mạch.
c RCCBs Trường hợp thứ hai
In particular cases, RCCBs
■ Khi are
vỏ kim necessary.
loại được nốiInđất
thisđộc
case,
lậpprotection
(mỗi phần against indirect
có điện cực nối đất riêng) hoặc ở
contact hazardscác
can nhóm
be achieved by using
máy tách onenhóm
rời (mỗi RCCBmộtfor each
điện circuit.
cực nối đất riêng).
2nd case Nếu tất cả vỏ kim loại không được nối chung tới một điện cực nối đất, điểm chạm
đất thứ
c It concerns exposed hai có thể
conductive xảywhich
parts ra ở nhóm kháceither
are earthed hoặc individually
ở thiết bị nối đấtpart
(each độc lập. Cần thêm bảo
bảo electrode)
having its own earth vệ phụ như trường
or in hợpgroups
separate 1, gồm(one
mộtelectrode
RCD đặtfortạieach
CB điều khiển từng nhóm và tại
group).
các thiết bị nối đất độc lập.
If all exposed conductive parts are not bonded to a common electrode system, then
Lý do của yêu cầu này là do các điện cực nối đất độc lập nên khi chạm đất hai điểm
it is possible for the second earth fault to occur in a different group or in a separately
earthed individual trên hai pha, Additional
apparatus. dòng chạyprotection
qua các to
điện
thatcực có điệnabove
described trở tiếp
forđất lớn và sẽ có giá trị nhỏ,
cácand
case 1, is required, thiếtconsists
bị bảo vệ
of aquá
RCDdòng sẽ làm
placed việc
at the không
circuit tin cậy.
breaker controlling
each group and Vì vậyindividually-earthed
each cần sử dụng các RCD có độ nhạy cao hơn, tuy nhiên dòng tác động của RCD
apparatus.
cần phải lớn hơn dòng khi xảy ra sự cố điểm thứ nhất (xem Hình F19).

Điện dung rò Dòng chạm thứ nhất


Schneider Electric - Electrical installation guide 2005(µF) (A)
1 0.07
5 0.36
30 2.17
Ghi chú: 1 µF là điện dung rò tiêu biểu trên 1km đối với cáp 4 lõi

Hình. F19 : Sự tương ứng giữa điện dung rò với đất và dòng chạm thứ nhất
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp

Trường hợp sự cố thứ hai xảy ra trong cùng nhóm có điện cực nối đất chung, thiết
bị bảo vệ quá dòng sẽ tác động như đã mô tả ở trường hợp 1.
Ghi chú 1: Xem chương G phụ lục 7.2, bảo vệ dây trung tính.
Ghi chú 2: Trong mạng 3-pha 4-dây, bảo vệ quá dòng dây trung tính đôi khi được
thực hiện bằng cách dùng biến dòng hình xuyến loại một lõi đặt riêng trên dây trung
tính (xem Hình F20).

Trường hợp 1 Trường hợp 2

N RCD
RCD
N RCD RCD F13
PIM PIM
Nối đất Nối đất
nhóm 1 nhóm 2
Nối đất
theo nhóm
Rn RA Rn RA1 RA2

Hình. F20 : Ứng dụng RCD khi vỏ dẫn điện được nối đất riêng hoặc theo từng nhóm trên hệ thống IT

3.5 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện trực


Điện áp cực thấp được dùng ở nơi có nguy tiếp và gián tiếp không cần tự động cắt nguồn
hiểm cao: bể bơi, đèn cầm tay hàn chı̀ và các Sử dụng điện áp cực thấp để an toàn (SELV (Safety Extra-Low
dụng cụ cầm tay sử dụng ngoài trời khác, v.v. Voltage))
Việc sử dụng điện áp cực thấp để đảm bảo an toàn (SELV) áp dụng trong tın ̀ h
huống mà các thiết bị điện có thể gây nên mối nguy hiểm cao (bể bơi, công viên
giải trı,́ v.v.). Theo biện pháp này, nguồn điện áp cực thấp được cấp từ thứ cấp máy
biến áp cách ly, được thiết kế đặc biệt theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế (IEC
60742). Mức cách điện xung giữa cuộn dây sơ và thứ cấp rất cao, và/ hoặc một
màn chắn kim loại nối đất đôi khi dược chèn giữa các cuộn dây. Điện áp thứ cấp
không bao giờ vượt quá 50 V rms.
Ba điều kiện phải tuân thủ để đảm bảo bảo vệ chống chạm điện gián tiếp một cách
thỏa đáng:
■ Không được nối đất bất kỳ dây dẫn điện nào trong mạng SELV
■ Vỏ dẫn điện của thiết bị được cấp nguồn từ mạng SELV không được nối đất,
hoặc không được nối với các phần dẫn điện khác, hoặc không nối với các vật dẫn
tự nhiên.
■ Tất cả các phần dẫn điện của mạch SELV và các mạch khác có điện áp cao hơn
phải được cách ly bằng lớp cách điện ıt́ nhất bằng cách điện giữa cuộn sơ và thứ
cấp của máy biến áp cách ly.

Những biện pháp này yêu cầu:


■ Mạch SELV phải được lắp trong ống dẫn riêng, trừ khi mạch này sử dụng cáp có
cách điện ứng với điện áp cao nhất của các mạch khác trong khu vực.
■Các ổ cắm ngoài của mạng SELV không được phép có đầu nối đất. Các đầu cắm
và ổ cắm của mạch SELV phải có dạng đặc biệt sao cho không thể xảy ra cắm
nhầm các nguồn áp khác vào hệ thống này được.
Lưu ý: Ở điều kiện làm việc bın
̀ h thường, khi điện áp của mạng SELV nhỏ hơn
25V, không cần thực hiện bảo vệ chống chạm điện trực tiếp. Các yêu cầu đặc biệt
được trın
̀ h bày ở chương P, mục 3: "các vị trı́ đặc biệt".
Sử dụng mạng PELV (Protection by Extra Low Voltage: Bảo
vệ bởi điện áp cực thấp) (xem Hình F21)
Hệ thống này thường dùng ở nơi cần nguồn áp thấp, hoặc vı̀ lý do an toàn chứ
không giống ở nơi đặc biệt nguy hiểm như đã nêu trên. Cách thực hiện tương tự
mạng SELV, tuy nhiên phıá mạch thứ cấp có nối đất một điểm .
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp

IEC 60364-4-41 định nghĩa một cách đầy đủ ý nghĩa của các chuẩn trong mạng PELV.
Thường cần thực hiện bảo vê chống chạm điện trực tiếp, trừ khi các thiết bị đặt ở
vùng có nối đẳng thế và điện áp định mức không vượt quá 25V rms, và các thiết bị đặt
ở vị trí khô ráo bình thường, không thể tiếp xúc với cơ thể người. Trong các trường
hợp khác, điện áp cho phép là 6 V rms, không cần bảo vệ chống chạm trực tiếp.

230 V / 24 V

Hình. F21 : Nguồn áp thấp được cung cấp từ máy biến áp cách ly an toàn

F14 Mạng FELV (Functional Extra-Low Voltage: điện áp cực thấp


theo chức năng)
Ở những khu vực mà do chức năng vận hành cần sử dụng điện áp 50V hoặc thấp
hơn, nhưng lại không thỏa tất cả các yêu cầu của mạng SELV hoặc PELV, phải
tuân theo phương án bảo vệ được mô tả trong tiêu chuẩn IEC 60364-4-41 để đảm
bảo an toàn trong cả trường hợp chạm điện trực tiếp và gián tiếp tùy theo vị trí và
tình trạng sử dụng mạch.
Lưu ý: Các trường hợp như vật có thể xảy ra, ví dụ khi mạng điện chứa các thiết
bị (như là biến thế, rơ le, thiết bị chuyển mạnh điều khiển từ xa, công tắc tơ) mà
cách điện bị hư hỏng dưới mức điện áp cao.

Mạng cách ly về điện (xem Hıǹ h 22)


Các mạch cách ly về điện (thường là mạch một pha ) với mục đıć h an toàn dựa
trên nguyên tắc cơ bản sau :
Hai dây dẫn được nối từ thứ cấp của máy biến áp cách ly một pha không nôi đất
và cáć dây này được cách ly với đất.
Nếu chı̉ chạm trực tiếp vào một dây, sẽ có dòng rất bé chạy qua cơ thể người,
qua đất và trở về dây kia thông qua điện ký sinh giữa dây vối đất.Vı̀ điện dung
này rất bé, dòng điện thường thấp hơn mức cảm nhận bị điện giật. Khi chiều
dài mạch cáp tăng lên, điện thường thấp hơn mức cảm nhận bị điện giật. Khi
chiều dài mạch cáp tăng lên, dòng chạm trực tiếp sẽ tăng tương ứng tới giá trị
có thể gây điện giật nguy hiểm.
Ngay cả đối với cáp có chiều dài ngắn không gây nguy hiểm bởi dòng dung, nếu
điện trở cách điện pha - đất thấp cũng có thể gây nguy hiểm cho người chạm trực
tiếp vào một dây do dòng đi qua người và trở về nguồn thông qua điện trở cách
điện giữa dây kia và đất .
Những mạch điện cách ly về điện phù hợp Vı̀ những lý do này, cần sử dụng cáp có cách điện tốt và chiều dài đủ ngắn trong
với chiều dài cáp ngắn và điện trở cách mạng cách ly.
điện ở mức cao. Tốt nhất là sử dụng mạch Các máy biến áp được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ này có cách điện giữa
này cho thiết bị làm việc riêng lẻ . cuộn dây sơ và thứ cấp ở mức cao hoặc có bảo vê tương ứng như một màn
kim loại có nối đất giữa hai cuộn dây. Cấu trúc của máy biến áp thuộc tiêu
chuẩn cách điện loại II.

230 V/230V

Hình. F22 : Nguồn an toàn cung cấp từ máy biến áp cách ly có cách điện loại II
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp

Như đã trın ̀ h bày, những nguyên tắc để khai thác thành công mạng điện này là
■ Không được phép nối đất bất kỳ dây dẫn hoặc vỏ thiết bị nào của mạch phía
thứ cấp.
■ Chiều dài cáp mạch thứ cấp phải được giới hạn để tránh giá trị điện dung
lớn(1).
■ Phải duy trı̀ giá trị điện trở cách điện cao đối với cáp và các thiết bị điện.
Những điều kiện này thường hạn chế việc áp dụng biện pháp an toàn này cho
các thiết làm việc riêng lẻ.
Trường hợp có nhiều thiết bị được cấp nguồn từ một máy biến áp cách ly ,
theo các yêu cầu sau:
■ Vỏ dẫn điện của tất cả thiết bị phải được nối với nhau, nhưng không nối với
đất.
■ Các ổ cắm ngoài phải có đầu cắm nối đất. Đầu cắm nối đất này chı̉ được
dùng để bảo việc nối đẳng thế tất cả vỏ dẫn điện của các thiết bị.
Khi xảy ra chạm điểm thứ hai, thiết bị bảo vệ quá dòng phải phải tự động cắt
nguồn giống như những điều kiện trong hệ thống nối đất IT của mạng điện áp
cao. F15
Thiết bị cách điện loại II
Ký hiệu thiết bị có cách điện loại II: Những thiết bị này cũng được xem như có "hai lớp cách điện" vı̀ trong thiết bị
có cách điện loại II, một lớp cách điện phụ được thêm vào cùng với cách điện
cơ bản của nó (xem Hın ̀ h F23).
Không cần nối các phần vỏ dẫn điện của thiết bị này với dây bảo vệ PE:
■ Hầu hết thiết bị cầm tay hoặc bán cố định, đèn di động và vài loại máy biến
áp được thiết kế có cách điện hai lớp. Điều quan trọng là cần bảo trı̀ đặc biệt
khi khai thác có thiết bị có cách điện loại II và kiểm tra định kỳ và thường
xuyên nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cách điện loại II vẫn còn (không bị vỡ lóp vỏ
bọc bên ngoài, v.v.). Các thiết bị điện, máy thu thanh và thiết bị truyền hın
̀ h
có mức an toàn tương đương cách điện loại II, tuy nhiên đây không phải là
loại thiết bị cách điện loại II thông thông thường.
■ Lớp cách điện phụ trong một mạng điện: tiêu chuẩn IEC 60364-4-41 (phụ
lục 413-2) và một vài tiêu chuẩn quốc gia như NF C 15-100 (Pháp) mô tả chi
tiết hơn các biện pháp cần thiết để đạt được cách điện phụ trong công tác
lắp đặt.

Phần dẫn điện

Cách điện chính

Cách điện phụ

Hình. F23 : Nguyên tắc tạo cách điện loại II

Một vı́ dụ đơn giản là đặt cáp vào trong ống dẫn bằng nhựa PVC.
Các biện pháp cũng được xác định đối với các tủ điện.
■ Đối với tủ điện và các thiết bị tương tự, IEC 61439-1 mô tả toàn bộ các yêu
cầu, còn được gọi là "bảo vệ toàn bộ", tương đương cách điện loại II.
■ Nhiều tiêu chuẩn quốc gia được dùng để xác nhận sự tương đương với cách
Theo nguyên tắc đảm bảo an toàn bằng cách điện loại II của cáp được sử dụng.
đặt thiết bị ngoài tầm với, hoặc chèn chướng Đặt ngoài tầm tay với hoặc đặt chướng ngại vật xen vào giữa
ngại vật ở giữa cũng đồng thời yêu cầu đặt thiết Nhờ các biện pháp này, rất ıt́ khả năng vừa chạm vào vỏ kim loại có điện, cùng lúc
bị trên sàn cách điện ,và do đó đây không phải ấy chạm tay vào vỏ kim loại khác có nối đất (xem Hın
̀ h F24, trang sau). Thực tế,
là nguyên tắc dễ áp dụng. biện pháp này chı̉ áp dụng được ở nơi khô ráo và theo các điều kiện sau:
■ Sàn và tường của phòng phải làm bằng chất không dẫn điện, nghıã là điện trở
cách điện với đất phải đảm bảo:
□ > 50 kΩ (mạng có điện áp ≤ 500V)
□ > 100 kΩ (500 V < U ≤ 1000V)
Máy đo loại “MEGGER” (loại có nguồn phát quay tay hoặc loại điện tử vận hành
bằng pin) được sử dụng để đo điện trở cách điện giữa một điện cực đặt trên sàn
hoặc trên tường và đất (tức là dây nối đất bảo vệ gần nhất). Áp suất vùng tiếp
xúc của các điện cực phải giống nhau trong tất cả các lần kiểm tra.
(1) Theo khuyến cáo trong IEC 364-4-41 điện áp định mức Các nhà sản xuất máy đo khác nhau cung cấp các điện cực chuyên dụng kèm
của sản phẩm tın
́ h bằng vôn và không nên vượt quá theo sản phẩm của họ, vı̀ vậy cần phải cẩn thận đảm bảo rằng các điện cực được
100.000V, chiều dài dây tın
́ h bằng m và không nên vượt quá dùng được cấp bởi cùng nhà sản xuất với dụng cụ đo.
500m.
F - Bảo vệ chống điện giật 3 Bảo vệ chống chạm điện
gián tiếp

■ Sự sắp đặt các thiết bị và chướng ngại vật phải đảm bảo sao cho không thể
xảy ra việc một người đồng thời tiếp xúc vào hai vỏ dẫn điện hoặc một vào vỏ
dẫn điện, một vào vật dẫn tự nhiên.
■ Không cho phép nối dây nối đất bảo vệ vào phòng cách ly.
■ Các lối ra vào phải được lắp đạt sao cho người ra vào phòng không bị nguy
hiểm, ví dụ người đứng trên sàn dẫn điện bên ngoài không thể có khả năng
thông qua ô cửa phòng chạm vào vỏ dẫn điện vı́ dụ như công tắc đèn lắp trong
hộp đúc vỏ sắt loại công nghiệp.

Tường
cách điện

F16
Vật chắn cách điện

2.5 m

Thiết bị điện Thiết bị điện Thiết bị điện

Sàn cách điện

>2m <2m

Hình. F24 : Bảo vệ bằng cách lắp đặt ngoài tầm với tới và đặt vật chắn ở giữa bằng vật chất không dẫn điện

Phòng đẳng thế cách ly với đất thı́ch hợp cho Phòng đẳng thế cách ly với đất
Trong sơ đồ này, tất cả các phần dẫn điện bao gồm cả sàn nhà được nối với
những mạng đặc biệt (phòng thı́ nghiệm, v.v)
nhau bằng các dây dẫn đủ lớn, nhờ vậy không xuất hiện sự chênh lệch điện áp
và những khó khăn khi lắp đặt thực tế sẽ tăng đáng kể giữa hai điểm bất kỳ. Khi có hỏng cách điện giữa dây dẫn có điện và vỏ
lên. kim loại của thiết bị, toàn bộ phòng trở thành một "lồng" có điện áp pha so với đất
nhưng không có dòng sự cố chạy qua. Trong điều kiện này, một người từ ngoài
bước vào phòng có thể bị nguy hiểm (bởi vı̀ cô ấy/anh ấy có thể đang bước vào
sàn nhà dẫn điện). Cần phải thực hiện các biện pháp thıć h hợp để bảo vệ người
khỏi mối nguy hiểm này (vı́ dụ dùng sàn không dẫn điện ở lối ra vào, v.v). Cũng
cần có những thiết bị bảo vệ đặc biệt để kiểm tra phát hiện tın
̀ h trạng hỏng cách
điện do không có dòng sự cố khi bị hư cách điện.

Sàn dẫn điện

Vật liệu cách điện

Hình. F25 : Nối đẳng thế tất cả các phần vỏ dẫn điện và sàn dẫn điện

(1) Các vật dẫn tự nhiên vào (hoặc ra) khu vực đẳng
thế (ví dụ ống nước, v.v) phải đặt trong lớp cách điện
tương ứng cách ly mạng đẳng thế vı̀ những phần như
vậy thường được nối bảo vệ (nối đất) ở vị trı́ khác
trong mạng điện.
F - Bảo vệ chống điện
4 Bảo vệ tài sản khi bị hỏng cách
điện

Các tiêu chuẩn xem thiệt hại về tài sản (chủ yếu do cháy) vı̀ hỏng cách điện là ở
mức độ quan trọng. Vı̀ vậy, ở vị trı́ có nguy cơ cháy cao, bắt buộc phải sử dụng
một RCD 300 mA (Residual Current Devices). Đối với những vị trı́ khác, vài tiêu
chuẩn dựa vào kỹ thuật có tên "Bảo vệ sự cố chạm đất "(Ground Fault
Protection (GFP)).

4.1 Các biện pháp bảo vệ chống cháy bằng RCD


RCD là các thiết bị bảo vệ chống cháy do hỏng cách điện rất hiệu quả. Dòng sự
cố dạng này thực sự là quá bé để các thiết bị bảo vệ khác có thể phát hiện
được (bảo vệ quá dòng, đặc tính thời gian tỉ lệ nghịch).
RCD là các thiết bị cung cấp bảo vệ hiệu quả
chống cháy do sự cố hỏng cách điện vı̀ chúng Với các hệ thống TT, IT, TN-S, khi dòng rò xảy ra, sử dụng RCD có độ nhạy
300 mA sẽ cung cấp bảo vệ chống cháy rất tốt.
có thể nhận biết được dòng rò (vı́ dụ: 300 mA),
dòng này đủ để gây cháy nhưng quá thấp để Một nghiên cứu cho thấy chi phı́ do cháy đối với các tòa nhà công nghiệp và
các thiết bị bảo vệ khác phát hiện được. văn phòng có thể rất lớn.
Phân tıć h hiện tượng cho thấy nguy cơ cháy là do dòng điện chạy qua gây
quá nhiệt, điều này xảy ra là do không có sự phối hợp đúng giữa dòng định F17
mức tối đa của cáp(hoặc dây có bọc cách điện) và trị số chın
̉ h định của thiết bị
bảo vệ quá dòng.
Quá nhiệt cũng có thể gây ra do việc thay đổi phương pháp lắp đặt ban đầu
(thêm cáp vào cùng một giá đỡ).
Quá nhiệt có thể xuất phát từ phóng điện hồ quang trong môi trường ẩm ướt.
Hồ quang điện phát ra khi tổng trở mạch vòng sự cố lớn hơn 0.6 Ω và chı̉
tồn tại khi bị hỏng cách điện. Vài cuộc thử nghiệm cho thấy dòng sự cố 300
mA có thể là nguy cơ cháy thật sự (xem Hình F26).

4.2 Bảo vệ chống chạm đất (GFP)


Các dạng bảo vệ chống chạm đất khác nhau (xem hıǹ h F27)
Khởi đầu hiện tượng cháy Có thể áp dụng ba loại bảo vệ chống chạm đất phụ thuộc vào loại thiết đặt
đo được lắp đặt:
■ “Cảm biến dòng rò (Residual Sensing)" RS
Dòng "sự cố hỏng cách điện" được tın ́ h bằng tổng các vectơ dòng phıa
́ thứ
cấp biến dòng. Biến dòng trên dây trung tın
́ h thường nằm ngoài CB bảo vệ.
■ “Dòng đất trở về nguồn (Source Ground Return)" SGR
Dòng "sự cố hỏng cách điện " được đo trên đường nối từ trung tın ́ h xuống
Id << 300 mA đất phía hạ thế máy biến áp. Biến dòng trên dây trung tın
́ h thường nằm
ngoài CB bảo vệ.
Bụi ẩm
■ “Thành phần thứ tự không (Zero Sequence)" ZS
Vài kiểm tra cho thấy một dòng rò rất bé
Dòng "sự cố hỏng cách điện" được đo trực tiếp phıa
́ thứ cấp biến dòng từ
(vài mA) có thể phát sinh, và từ 300 mA,
khởi đầu sự cháy trong môi trường ẩm và tổng các dòng pha mang điện. Loại GFP này chı̉ được áp dụng khi dòng
nhiều bụi. sự cố có giá thấp
Hình. F26 : Nguồn gốc hỏa hoạn trong các tòa nhà

Hệ thống RS Hệ thống SGR Hệ thống ZS

R R
L1 L1 L1
L2 L2
L2
L3 L3
N L3 N
N
R

PE

Hình. F27 : Các loại bảo vệ chống sự cố chạm đất khác nhau
F - Bảo vệ chống điện
4 Bảo vệ tài sản khi bị hỏng cách
điện

Vị trı́ các thiết bị GFP trong các mạng đi


Loại / cấp cài đặt Phân phối chính Phân phối phụ Ghi chú
Dòng đất trở về nguồn □ Được sử dụng
(SGR)
Cảm biến dòng rò (RS) □ ■ Thường được sử dụng
(SGR)
Thành phần thứ tự không □ ■ Ít khi sử dụng
(SGR)
□ Có thể
■ Khuyến cáo hoặc bắt buộc

F18
F - Bảo vệ chống điện giật
5 Biện pháp thực hiện hệ thống TT

5.1 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện gián tiếp
Trường hợp tổng quát
Bảo vệ chống chạm gián tiếp được thực hiện bằng RCD có độ nhạy I∆n tuân theo
điều kiện:
50V
I∆n ≤ (1)
RA
Độ nhạy được chọn của thiết bị tác động theo dòng rò là hàm theo điện trở RA của
điện cực tiếp đất an toàn, giá trị này được cho trên Hình F28.

I∆n Điện trở tối đa cho phép của điện cực nối đất
(50 V) (25 V)
3A 16 Ω 8Ω
1A 50 Ω 25 Ω F19
500 mA 100 Ω 50 Ω
300 mA 166 Ω 83 Ω
30 mA 1666 Ω 833 Ω

Hình. F28 : Giới hạn trên không được vượt quá của giá trị điện trở điện cực nối đất an toàn
ứng với độ nhạy của RCD tại điện áp cho phép UL 50 V và 25 V

Trường hợp các mạch phân phối (xem Hình F29)


IEC 60364-4-41 và một số tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận thời gian cắt tối đa là 1
giây trong mạng phân phối (chứ không phải ở mạch cuối). Điều này cho phép thực
hiện được sự phối hợp chọn lọc ở các mức độ:
■ Ở mức A : RCD có thời gian trễ, vı́ dụ loại "S"
■ Ở mức B : RCD cắt tức thời
Trường hợp vỏ dẫn điện của một thiết bị hoặc một nhóm thiết bị được nối
đất bằng điện cực nối đất riêng (xem Hın
̀ h F30)
Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp bằng RCD tại các CB bảo vệ cho từng nhóm
A hoặc từng thiết bị nối đất riêng. Trường hợp này, độ nhạy phải phù hợp với điện trở
RCD điện cực nối đất liên quan.

RCD có độ nhạy cao (xem Hình F31)


Theo IEC 60364-4-41, các RCD có độ nhạy cao(≤ 30 mA) phải được sử dụng để
bảo vệ cho ổ cắm ngoài có dòng định mức ≤ 20 A tại mọi địa điểm. Việc sử dụng
B các RCD này cũng được khuyến cáo trong các trường hợp sau:
RCD RCD
■ Mạch ổ cắm ngoài nơi ẩm ướt ứng với mọi dòng định mức.
■ Mạch ổ cắm ngoài trong mạng điện làm việc tạm thời.
■ Mạch cấp nguồn cho phòng giặt và bể bơi.
■ Mạch cấp nguồn cho công trường, nhà lưu động, thuyền buồm, phà du lịch.
Hình. F29 : Mạch phân phối
Xem mục 2.2 và chương P, phần 3

RA1 RA2

Vị trí ở cách xa

Hình. F30 : Điện cực nối đất riêng Hình. F31 : Mạch cấp nguồn cho ổ cắm ngoài

(1) 25 V đối với mạng điện ở công trường, nông trại, v.v.
F - Bảo vệ chống điện giật
5 Biện pháp thực hiện hệ thống TT

Ở nơi có nguy cơ hỏa hoạn cao (xem Hình F32)


Cần có bảo vệ bằng RCD tại các CB điều khiển tất cả nguồn cấp tới khu vực có
nguy cơ cháy cao, và đây là điều bắt buộc ở vài quốc gia.
Độ nhạy của RCD phải ≤ 500 mA, nhưng giá trị được khuyến cáo là 300 mA.

Bảo vệ khi vỏ dẫn điện không được nối đất (xem Hình F33)
(Trường hợp mạng hiện hữu ở nơi khô và không thể nối đất được, hoặc khi dây
nối đất bảo vệ bị đứt).

Các RCD có độ nhạy cao (≤ 30 mA) sẽ đáp ứng cả hai nhiệm vụ bảo vệ chống chạm
điện gián tiếp và bảo vệ phụ chống những mối nguy hiểm do chạm điện trực tiếp.

F20

Vị trı́
có nguy cơ cháy cao

Hình. F32 : Vị trı́ có nguy cơ cháy cao Hình. F33 : Vỏ dẫn điện không được nối đất (A)

5.2 Phối hợp các thiết bị bảo vệ tác động theo dòng rò
Phối hợp cắt chọn lọc được thực hiện bằng thời gian trễ hoặc chia nhỏ các mạch
điện bảo vệ riêng từng phần hoặc từng nhóm, hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Việc phối hợp chọn lọc này nhằm tránh các RCD cắt nhầm, hoặc cắt tức thời phía
nguồn khi xảy ra sự cố:
■ Với các thiết bị hiện có, trong mạng phân phối có thể đảm bảo phối hợp chọn lọc
theo ba hoặc bốn mức:
□ Tại tủ phân phối chın ́ h chung
□ Tại tủ phân phối tại chỗ
□ Tại các tủ phân phối phụ
□ Tại các ổ cắm ngoài dùng cho bảo vệ thiết bị riêng lẻ
■ Thông thường, tại các tủ phân phối (và tủ phân phối phụ, nếu có) ở mạch bảo vệ
cho thiết bị riêng lẻ, các thiết bị tự động cắt nguồn tránh nguy hiểm do chạm gián
tiếp được lắp đặt cùng với thiết bị bảo vệ phụ chống chạm điện trực tiếp.

Phối hợp chọn lọc giữa các RCD


Tiêu chuẩn chung để thực hiện phối hợp chọn lọc toàn bộ giữa hai RCD như sau:
■ Tỷ số giữa hai dòng rò tác động định mức phải ≥ 2
■ RCD phıá nguồn phải có thời gian trễ

Phối hợp chọn lọc được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều mức độ nhạy chuẩn
hóa như: 30 mA, 100 mA, 300 mA và 1 A với các thời gian cắt tương ứng, xem
trang sau Hình F34.
F - Bảo vệ chống điện giật
5 Biện pháp thực hiện hệ thống TT

t (ms)

10,000

1,000

500
300 II
250 RCD chọn lọc
200 F21
dân dụng loại s
150
130 và loại công nghiệp
100 I (trị đặt I và II)
60
40
RCD 30 mA
loại dân dụng thông thường
và loại công nghiệp trị đặt 0
10
15 30 60 Dòng
100
150

300
500
600
1,000

(mA)

1 1.5 10 100 500 1,000 (A)

Hình. F34 : Bảo vệ toàn phần 2 cấp

Phối hợp chọn lọc 2 mức (xem Hình F35)


A Bảo vệ
RCD 300 mA ■ Mức A: RCD cắt có trễ trị số đặt I (đối với thiết bị công nghiệp) hoặc loại S (đối
loại S với thiết bị dân dụng) dùng trong bảo vệ chống chạm gián tiếp.
■ Mức B: RCD cắt tức thời, độ nhạy cao tại mạch cấp nguồn cho ổ cắm hoặc thiết
B bị có nguy cơ rò điện cao (ví dụ máy giặt, v.v). Xem chương P mục 3.
RCD
30 mA Các giải pháp của Schneider Electric
■ Mức A: CB loại Compact hoặc Multi 9 với mô-đun RCD tùy chọn (Vigi NSX160
Vigi NC100), chın
̉ h trị số đặt I hoặc loại S.
■ Mức B: CB có tıć h hợp mô-đun RCD (DPN Vigi) hoặc mô-đun RCD lắp thêm (ví
Hình. F35 : Phối hợp chọn lọc toàn phần 2 mức dụ Vigi C60 hoặc Vigi NC100 hay Vigicompact).
Ghi chú: Trị số đặt của RCCB phı́ a nguồn phải tuân theo quy tắc về sự chọn
lọc và phải kể đến tổng dòng rò xuống đất của mạch phı́ a dưới nguồn.
Phối hợp chọn lọc 3 hoặc 4 mức (xem Hình F36)
Bảo vệ
A
Rơ le với biến dòng hình xuyến độc lập 3 A ■ Mức A: RCD có thời gian trễ (trị số đặt III)
thời gian trễ 500ms
■ Mức B: RCD có thời gian trễ (trị số đặt II)
■ Mức C: RCD có thời gian trễ (trị số đặt I) hoặc loại S
B RCCB 1 A
thời gian trễ 250ms
■ Mức D: RCD cắt tức thời
Các giải pháp của Schneider Electric
■ Mức A: CB kết hợp với RC và biến dòng hıǹ h xuyến riêng (Vigirex RH328AP)
C RCCB 300 A
■ Mức B: Vigicompact hoặc Vigirex
thời gian trễ 50ms
hoặc loại S ■ Mức C: Vigirex, Vigicompact hoặc Vigi NC100 hoặc Vigi C60
■ Mức D:
D RCCB □ Vigicompact
30 mA □ Vigirex
□ Multi 9 kết hợp mô-đun RCD hoặc mô-đun RCD lắp thêm Vigi C60 hoặc DPN Vigi

Ghi chú: Trị số đặt của RCCB phı́ a nguồn phải tuân theo quy tắc về sự chọn
Hình. F36 : Phối hợp chọn lọc toàn phần 3 hoặc 4 mức
lọc và phải kể đến tổng dòng rò xuống đất của mạch phı́ a dưới nguồn.
F - Bảo vệ chống điện giật
5 Biện pháp thực hiện hệ thống TT

Bảo vệ chọn lọc 3 mức (xem Hình F37)

Masterpact hoặc
Visucompact loại tháo ra được

Vigirex
Trị đặt II
I∆ ≤ 50/RA

F22

Trị đặt II

Vigicompact
NSX100
Trị đặt I
300 mA

Cắt tức thời


300 mA

NC100
diff.
300 mA
chọn lọc
S
Dòng rò
của bộ lọc: 20 mA

Tủ điện đầu ra

Dòng rò bằng 3.5 mA trên mỗi ổ cắm


(trong mạng có thiết bị công nghệ
thông tin): tối đa là 4 với mạng nhiều
ổ cắm

Hình. F37 : Mạng điện tiêu biểu có 3 mức, biểu diễn biện pháp bảo vệ trong mạng phân phốiDòng
nối rò
đất theo
bằng 3.5 hệ
mA thống
trên mỗiTT. Một động cơ được bảo vệ đặc biệt.
ổ cắm
( trong mạng có thiết bị công nghệ
: ˛ a là 4 v i m°ng nhiều ổ cˇ m
thông tin ) : tối
F - Bảo vệ chống điện giật
6 Biện pháp thực hiện hệ thống TN

6.1 Các điều kiện ban đầu


Ở giai đoạn thiết kế, chiều dài tối đa cho phép của cáp phıa ́ tải của một CB bảo vệ
(hoặc của cầu chı)̀ phải được tıń h toán, và trong quá trın
̀ h lắp đặt những qui định
sau đây cần phải tuân thủ đầy đủ.
Các điều kiện phải xem xét được liệt kê dưới đây và được minh họa trên Hình F38.
1. Dây PE phải được nối lặp lại xuống đất nhiều lần tùy theo điều kiện có thể.
2. Dây PE không được đi ngang qua ống dẫn sắt từ, dây dẫn, v.v hoặc không
được lắp trên khung thép, vı̀ hiện tượng cảm ứng và / hoặc hiệu ứng gần có thể
làm tăng tổng trở hiệu dụng của dây.
3. Trường hợp dây PEN (dây trung tın ́ h được dùng như dây bảo vệ), phải nối
trực đầu nối đất của thiết bị (xem 3 trong Hın
̀ h F38) trước khi nối mạch vòng tới
đầu trung tın
́ h của thiết bị này.
4. Khi dây pha ≤ 6 mm2 đối với đồng hoặc 10mm2 đối với nhôm, hoặc ở các
mạng điện di động, dây trung tın
́ h và dây bảo vệ phải tách riêng (nghıã là hệ
thống TN-S nên được áp dụng trong hệ thống này).
F23
5. Sự cố chạm đất có thể được loại trừ bằng thiết bị bảo vệ quá dòng như cầu
chì hoặc CB.
Các điều kiện nêu trên cần được tuân thủ khi lắp đặt mạng theo sơ đồ TN nhằm
bảo vệ chống những nguy hiểm do chạm điện gián tiếp:

2 2
5 5
PEN PEN
4
1 3

Hệ thống TN-C Hệ thống TN-C-S

RpnA

Ghi chú:
■ Sơ đồ TN yêu cầu trung tıń h phıa
́ hạ thế (LV) của máy biến Trung / Hạ ( MV/ V ), các phần
dẫn điện của trạm biến áp và của toàn mạng điện, các vật dẫn tự nhiên phải được
nối vào điện cực nối đất chung của hệ thống.
■ Đối với trạm được đo lường phıa ́ hạ thế, biện pháp cách ly cần phải thực hiện tại
điểm bắt đầu của mạng hạ thế và phải được nhın ̀ thấy một cách rõ ràng.
■ Dây PEN không được phép ngắt dù bất kỳ tın ̀ h huống nào. Máy cắt bảo vệ và điều khiển
trong mạng nối theo TN sẽ phải:
□ Loại 3 cực khi mạng có dây PEN.
□ Nên là loại 4 cực (3 pha + trung tın
́ h) khi mạch bao gồm dây trung tın
́ h được tách khỏi
dây PE.

Hình. F38 : Biện pháp thực hiện hệ thống nối đất TN

6.2 Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp


Các phương pháp xác định dòng ngắn mạch
Trong hệ thống nối đất TN, về nguyên tắc, sự cố ngắn mạch với đất sẽ luôn cung
Ba phương pháp tı́nh toán thường được áp dụng: cấp dòng đủ để thiết bị bảo vệ quá dòng tác động được.
■ Phương pháp tổng trở, dựa trên tổng hı̀nh học Tổng trở nguồn và mạch chın ́ h thường nhỏ hơn nhiều so với mạch phân phối , do
của điện trở và điện cảm của hệ thống đó những hạn chế về độ lớn của dòng chạm đất chủ yếu là do dây dẫn tới thiết bị
■ Phương pháp tổng hợp (dây dẫn mềm và dài nối tới thiết bị làm tăng đáng kể tổng trở "mạch vòng sự cố",
■ Phương pháp quy ước, dựa trên giả định về theo đó dòng ngắn mạch sẽ giảm).
điện áp rơi và sử dụng bảng kết quả cho sẵn Những khuyến cáo gần đây nhất của IEC về bảo vệ chống chạm điện gián tiếp
trong hệ thống nối đất TN chı̉ liên quan đến thời gian cắt cho phép tối đa ứng với
điện áp định mức của hệ thống (xem Hın ̀ h F12 trong phụ lục 3.3 ).
F - Bảo vệ chống điện giật
6 Biện pháp thực hiện hệ thống TN

F - Protection against electric shock


6
Lý do Implementation ofhệ thống TN, dòng chạy qua các vỏ
của những khuyến cáo này này là vı̀ trong
dẫn điện làm tăng điện áp vỏ rất cao, tới 50 V hoặc cao hơn; sẽ xảy ra hai khả năng:
the TNdòngsystem
■ Hoặc mạch sự cố tự nóng chảy hầu như tức thời và do đó sự cố bị loại trừ.
■ Dây dẫn sẽ bị nóng chảy biến thành sự cố lâu dài và tạo dòng đủ lớn để thiết bị
bảo vệ quá dòng tác động.

Để đảm bảo thiết bị quá dòng tác động đúng trong trường hợp sau, việc đánh giá
chın ́ h xác một cách hợp lý dòng ngắn mạch chạm đất phải được xác định ở giai
đoạnreasoning
The làm dự án. behind these recommendations is that, for TN systems, the current
Để phân
which musttıć hflow
mộtincách orderchı ton h xácthe
́ raise cầnpotential
sử dụngofkỹan thuật thànhconductive
exposed phần thứ tự partpha tolần
50 V
lượt cho từng mạch. Nguyên tắc
or more is so high that one of two possibilities will occur: thı ̀ dễ thực hiện, nhưng các đại lượng tı n
́ h toán
thı̀ không thể xem xét hợp lý hết được, đặc biệt là thành phần thứ tự không rất
c Either the fault path will blow itself clear, practically instantaneously, or
khó xác định ứng với mức độ chı́nh xác trong mạng hạ thế.
c The conductor will weld itself into a solid fault and provide adequate current to
Các phương
operate pháp khác
overcurrent đơn giản hơn có mức chın
devices ́ h xác có thể chấp nhận được.
Ba phương pháp thực dụng là:
To ensure correct operation of overcurrent devices in the latter case, a reasonably
■ “Phương
accurate pháp tổng of
assessment trở”, dựa trên tổng
short-circuit tất cả tổng
earth-fault current trởlevels
(chı̉ xét thành
must phần thứ at
be determined
F26 tự thuận)
F24 the designcủa stagemạchof avòng sự cố, đối với từng mạch.
project.
■ “Phương pháp tổng hợp”, dòng sự cố ở cuối mạch vòng ngắn mạch được ước
Anrigorous
tı analysis requires the usetrước of phase-sequence-component techniques
́ h từ trị số dòng ngắn mạch phıa ́ đã được biết.
applied
■ “Phương to every
phápcircuit
qui ước in turn.
”, tın The principle is straightforward, but the amount of
́ h mức dòng sự cố chạm đất nhỏ nhất, kết hợp việc
computation
sử dụng bảngisgiá nottrị considered
để có nhanh justifiable,
kết quả especially
tın since the zero-phase-sequence
́ h toán.
impedances are extremely difficult
Những phương pháp này chı̉ tin cậy khi cáp trong mạch to determine with any vòng
reasonable degreeđất
sự cố chạm of đặt
accuracy
gần nhau in vàan average
không bị cách LV installation.
ly bởi vật liệu sắt từ.
Other simpler methods of adequate accuracy are preferred. Three practical methods
Phương pháp tổng trở
are:
cPhương
The “methodpháp này tın
́ h tổng các tổng
of impedances”, basedtrở on
thứthe tự summation
thuận của từng of allthành phần (cáp, dây
the impedances
PE, máy biến áp, v.v) bao only)
(positive-phase-sequence gồm trong around mạch vòngloop,
the fault sự cốforchạm
eachđất được tın
circuit ́ h toán, sử
dụng công thức sau:
c The “method of composition”, which is an estimation of short-circuit current at
Để tính toán, phương pháp mới là dùng phần the remote end of a loop, when the short-circuit current level at the near end of the
mềm được chấp thuận của chính quyền sở tại loop is known
where
(National Authorities), dựa trên phương pháp c The “conventional method” of calculating the minimum levels of earth-fault
ΣR) 2 đó:
(trong
currents, = (the sum of
together with allthe
resistances
use of tables in theofloop)
valuesatfor
2 theobtaining
design stage rapidof a project.
results
tổng trở, chẳng hạn như Ecodial 3. National
and
(∑R) (Σ2=X)(tổng
2 = (the
các sum điện oftrở
alltrong
inductivemạch reactances
vòng) in the
2 ở giai đoạnloop)thiết
2
kế của dự án.
Authorities thường ban hành các Quy định These methods are only reliable for the case in which the cables that make up the
and
và (∑X)U = 2nominal
= (tổng system
earth-fault-current các loop điện phase-to-neutral
are kháng
in close trong mạch
proximityvoltage.
vòng) 2
(to each other) and not separated by
hướng dẫn (Guides), bao gồm các giá trị đặc
và Uapplication
The = điện ápmaterials.
ferro-magnetic pha
of the - trung
method tıń hisđịnh mức của
not always hệ thống.
easy, because it supposes a knowledge
trưng, chiều dài dây dẫn, v.v. Việc áp dụng phương
of all parameter values pháp này không phải
and characteristics ofluôn dễ dàng vı
the elements iǹ cần
the có kiến
loop. In thức
manyvề
For calculations, modern practice is to use thông số
Method
cases, vàofđặc
a national tıguide
n
́ h của
impedances can tấtsupply
cả cáctypical
phần tử trongfor
values mạch vòng. Trong
estimation vài trường hợp,
purposes.
tài liệu hướng dẫn quốc gia có thể cung cấp các giá trị tiêu biểu cho mục đıć h tın ́ h
software agreed by National Authorities, and This method summates the positive-sequence impedances of each item (cable, PE
gần đúng. of composition
Method
based on the method of impedances, such as conductor, transformer, etc.) included in the earth-fault loop circuit from which the
Ecodial 3. National Authorities generally also short-circuit
This methodpháp
Phương earth-fault
permits tổngthecurrent
hợpis calculated,
determination of theusing the formula:
short-circuit current at the end of a loop
publish Guides, which include typical values, from the known value of short-circuit at the sending end, by means of the
Phương
approximate phápformula:
này cho phép xác định dòng ngắn mạch ở cuối mạch vòng từ giá trị
conductor lengths, etc. dòng ngắn mạch đã biết ở phıa ́ đầu nguồn, công thức tın ́ h toán gần đúng:
U
I = Isc
where
U+ Zs.Isc
(ΣR) 2 = (the sum of all resistances in the loop)2 at the design stage of a project.
and
trong đó: (Σ X) 2 = (the sum of all inductive reactances in the loop) 2

Iand
sc = U dòng ngắn mạch
= nominal system phıphase-to-neutral
a
́ đầu nguồn voltage.
IThe= dòng ngắn mạch
application of thecuối methodmạchisvòng not always easy, because it supposes a knowledge
U
of =allđiện áp pha values
parameter định mức andcủa hệ thống of the elements in the loop. In many
characteristics
Z s = tổng
cases, trở mạch
a national guidevòngcan supply typical values for estimation purposes.

Ghi
Methodchú: trong phương pháp này, các tổng trở thành phần được cộng số học (1)
of composition
tương tự "phương pháp tổng trở" nêu trên.
This method permits the determination of the short-circuit current at the end of a loop
Phương
from the knownpháp quiof ước
value short-circuit at the sending end, by means of the
approximate formula:
Phương pháp này thường được chấp nhận là đủ chın ́ h xác để xác định giới hạn
U dài cáp.
trên của chiều
I sc = I
NguyênU+ tắcZs I
Dòng
wherengắn mạch được tın ́ h trên giả thiết điện áp tại đầu nguồn (nghıã là tại vị trı́
đặt
Isc thiết bị bảo vệ)
= upstream còn lại 80%
short-circuit hoặc lớn hơn giá trị điện áp pha trung tın
current ́ h định
mức. Giá trị 80% được sử dụng, cùng với tổng trở mạch vòng để tın ́ h dòng ngắn
I = end-of-loop short-circuit current
mạch.
U = nominal system phase voltage
Zs = impedance of loop
Note: in this method the individual impedances are added arithmetically(1) as
opposed to the previous “method of impedances” procedure.

(1) Giá trị dòng tın


́ h được có thể nhỏ hơn dòng thực tế. Conventional method
Nếu trị số đặt bảo vệ chống quá dòng dựa trên giá trị này,
rơ le hoặc cầu chı̀ bảo vệ sẽ tác động chắc chắn. This method is generally considered to be sufficiently accurate to fix the upper limit
of cable lengths.
Lmax = maximum length in metres
Principle
Uo = phase volts = 230 V for a 230/400 V system
ρ = resistivity at normal working temperature in ohm-mm2/metre
F - Bảo vệ chống điện giật
6 Biện Pháp Thực Hiện
Hệ Thống TN

Hệ số này kể đến tất cả điện áp rơi ở mạch phı́ a nguồn tới vị trı́ liên quan.
Trong cáp hạ thế, khi tất cả dây dẫn của mạng 3 pha 4 dây được đặt đủ gần
(đây là trường hợp thông thường), điện cảm tự thân và giữa các dây bé có thể
bỏ qua so với điện trở của cáp.
Tın
́ h toán gần đúng này được chấp nhận đối với cáp có tiết diện nhỏ hơn hoặc
bằng 120 mm2
Chiều dài tối đa của mạch trong mạng nối đất
0.8 Uo Sph Trên tiết diện này, giá trị điện trở R tăng như sau:
Lmax TN là:
ρ(1 +m)Ia Tiết diện lõi (mm2) Giá trị điện trở
S = 150 mm2 R+15%
S = 185 mm2 R+20%
S = 240 mm2 R+25%

Chiều dài tối đa của mạch trong mạng nối đất theo sơ đồ TN được cho theo công
thức :
0.8 Uo Sph
Lmax =
p (1+m) Ia F25
Trong đó :
Lmax = chiều dài tối đa tın
́ h bằng mét
Uo = điện áp pha tın
́ h bằng vôn = 230 V đối với mạng 230/400 V
ρ = điện trở suất ở nhiệt độ làm việc bıǹ h thường tıń h bằng Ω-mm2/m
(= 22.5 10-3 đối với đồng; = 36 10-3 đối với nhôm)
Ia = trị số đặt dòng cắt sự cố tác động tức thời của CB, hoặc
Ia = dòng đảm bảo tác động của cầu chı̀ bảo vệ ứng với một thời gian xác định.
Sph
m=
SPE
Sph = tiết diện cắt ngang của dây pha tın
́ h bằng mm2
SPE = tiết diện cắt ngang của dây bảo vệ tıń h bằng mm2.
Các bảng số liệu cung cấp chiều dài không (xem Hình F39)
được phép vượt quá của mạch điện nhằm đảm
bảo các thiết bị bảo vệ chống chạm điện gián Các bảng số liệu
tiếp tác động được. Các bảng sau, có thể áp dụng trong mạng TN, được thiết lập theo "phương
pháp quy ước" như đã mô tả ở trên.
Các bản cung cấp chiều dài mạch tối đa, theo đó điện trở tính bằng W của dây
dẫn sẽ giới hạn độ lớn dòng ngắn mạch tới mức thấp hơn trị số yêu cầu để cắt
nhanh của CB (hoặc để làm nóng chảy cầu chì) bảo vệ mạch nhằm bảo vệ
người chống nguy hiểm do chạm gián tiếp.

Hệ số hiệu chı̉nh m
Hình F40 cung cấp hệ số hiệu chı̉nh ứng với các giá trị cho sẵn từ Hình F41 tới
F44 ở trang sau, phụ thuộc vào tı̉ số Sph/SPE, loại mạch, và loại vật liệu làm
dây dẫn. Các bảng số liệu này kể đến :
■ Loại bảo vệ: CB hay cầu chı̀
A B ■ Trị số đặt dòng tác động
PE ■ Tiết diện cắt ngang của dây pha và dây bảo vệ
Imagn ■ Loại hệ thống nối đất (xem Hıǹ h F45 trang F27)
■ Loại CB bảo vệ (vı́ dụ B, C hay D)(1)
Id Các bảng này có thể sử dụng cho mạng điện 230/400 V .
L Các bảng tương tự ứng với CB bảo vệ loại Compact và Multi 9 (Merlin Gerin)
được trình bày trong catalog liên quan.
SPE Sph

C Loại mạch Vật liệu làm dây dẫn m = Sph/SPE (hoặc PEN)
m=1 m=2 m=3 m=4
3P + N or P + N Đồng 1 0.67 0.50 0.40
Nhôm 0.62 0.42 0.31 0.25

Hình. F39 : Tính L max. đối với mạng nối đất TN, áp Hình. F40 : Hệ số hiệu chỉnh áp dụng để tính chiều dài mạch cho sẵn trong bảng F40 tới
dụng phương pháp quy ước F43 đối với mạng TN

(1) Các định nghĩa CB loại B, C, D xin tham khảo chương


H, mục 4.2
6 Biện Pháp Thực Hiện
F - Bảo vệ chống điện giật

Hệ Thống TN

Mạch được bảo vệ bằng CB thông dụng (Hình F41)

Tiết diện cắt


ngang định Dòng cắt tức thời hoặc trễ ngắn Im (Ampe)
mức của dây
dẫn

mm2 50 63 80 100 125 160 200 250 320 400 500 560 630 700 800 875 1000 1120 1250 1600 2000 2500 3200 4000 5000 6300 8000 10000 12500
1.5 100 79 63 50 40 31 25 20 16 13 10 9 8 7 6 6 5 4 4
2.5 167 133 104 83 67 52 42 33 26 21 17 15 13 12 10 10 8 7 7 5 4
4 267 212 167 133 107 83 67 53 42 33 27 24 21 19 17 15 13 12 11 8 7 5 4
6 400 317 250 200 160 125 100 80 63 50 40 36 32 29 25 23 20 18 16 13 10 8 6 5 4
10 417 333 267 208 167 133 104 83 67 60 53 48 42 38 33 30 27 21 17 13 10 8 7 5 4
16 427 333 267 213 167 133 107 95 85 76 67 61 53 48 43 33 27 21 17 13 11 8 7 5 4
F26 25 417 333 260 208 167 149 132 119 104 95 83 74 67 52 42 33 26 21 17 13 10 8 7
35 467 365 292 233 208 185 167 146 133 117 104 93 73 58 47 36 29 23 19 15 12 9
50 495 396 317 283 251 226 198 181 158 141 127 99 79 63 49 40 32 25 20 16 13
70 417 370 333 292 267 233 208 187 146 117 93 73 58 47 37 29 23 19
95 452 396 362 317 283 263 198 158 127 99 79 63 50 40 32 25
120 457 400 357 320 250 200 160 125 100 80 63 50 40 32
150 435 388 348 272 217 174 136 109 87 69 54 43 35
185 459 411 321 257 206 161 128 103 82 64 51 41
240 400 320 256 200 160 128 102 80 64 51

Hình. F41 : Chiều dài mạch tối đa (tính bằng mét) ứng với tiết diện khác nhau của dây đồng và trị số đặt cắt tức thời của CB thông thường trong hệ thống TN 230/240
V với m = 1

Mạch được bảo vệ bằng CB Compact hoặc Multi 9 trong công nghiệp
hoặc dân dụng (hın
̀ h F42 tới hình F44)
The maximum length of circuit is therefore:
603 x 0.42 = 253 metres.
Sph Dòng định mức (A)
Particular case where one or more exposed conductive part(s)
mm2 1 2
is3(are)4 earthed
6 10
to 16
a separate20 25
earth 32 40
electrode 50 63 80 100 125
1.5 1200 600 400 300 200 120 75 60 48 37 30 24 19 15 12 10
2.5 1000Protection
666 must333
500 be provided
200 against
125 100indirect
80 contact
62 by
50a RCD40 at the
32 origin
25 of any
20 16
4 circuit
1066supplying
800 an appliance
533 320 200or group
160 of128appliances,
100 the exposed
80 64 conductive
51 40 parts
32 26
6 of which 1200
are connected
800 480to an independent
300 240 192 earth150
electrode.
120 96 76 60 48 38
10 The sensitivity of the RCD
800 must
500 be400adapted
320 to the
250 earth
200electrode
160 127resistance
100 (RA280 in 64
16 Figure F49 ). See specifications
800 applicable
640 512to TT
400system.
320 256 203 160 128 102
25 800 625 500 400 317 250 200 160
35 875 700 560 444 350 280 224
50 760 603 475 380 304
6.3 High-sensitivity RCDs
Hình. F42 : Chiều dài mạch tối đa (tı́nh bằng
IEC 60364-4-471 strongly
mét) ứng với tiết recommends
diện khác nhau của dâythe use
đồng và of
trị a
sốRCD oftức
đặt cắt high sensitivity
thời của CB loại B (1) trong hệ thống TN một pha
hoặc ba pha 230/240 V có m = 1 (i 30 mA) in the following cases (see Fig. 50 ):
c Socket-outlet circuits for rated currents of i 32 A at any location(2)
c Socket-outlet circuits in wet locations at all current ratings(2)
Sph c Socket-outlet
Dòng định mức (A) circuits in temporary installations(2)
mm2 1 2 c Circuits
3 4 supplying
6 laundry
10 rooms20and swimming
16 25 32 pools
40 (2) 60 63 80 100 125
1.5 600 300 c Supply
200 150 100
circuits 60 37 caravans,
to work-sites, 30 24 18 boats,
pleasure 15 and 12travelling
9 7 (2) 6
fairs 5
2.5 500 333 250 167 100 62 50 40 31 25 20 16 12 10 8
This protection may be for individual circuits or for groups of circuits,
4 533 400 267 160 100 80 64 50 40 32 25 20 16 13
c Strongly recommended for circuits of socket outlets u 20 A (mandatory if they are
6 600 400 240 150 120 96 75 60 48 38 30 24 19
expected to supply portable equipment for outdoor use)
10 667 400 250 200 160 125 100 80 63 50 40 32
16 c In some countries, this
640 requirement
400 320 is mandatory
256 200 for160
all socket-outlet
128 101 circuits
80 64 51
25
rated i 32 A. It is also recommended
625 500
to limit
400
the312
number of socket-outlet
250 200 159
protected
125 100 80
35
by a RCD (e.g. 10 socket-outlets
875
for
700
a RCD).
560 437 350 280 222 175 140 112
50 760 594 475 380 301 237 190 152

Hình. F43 : Chiều dài mạch tối đa (tính bằng mét) ứng với tiết diện khác nhau của dây đồng và trị số đặt cắt tức thời của CB loại C (1) trong hệ thống TN một pha
hoặc ba pha 230/240 V có m = 1

(1) Định nghĩa về CB loại B và C tham khảo ở chương H, mục 4.2 .


F - Bảo vệ chống điện giật

Sph Dòng định mức (A)


mm2 1 2 3 4 6 10 16 20 25 32 40 50 63 80 100 125
1.5 429 214 143 107 71 43 27 21 17 13 11 9 7 5 4 3
2.5 714 357 238 179 119 71 45 36 29 22 18 14 11 9 7 6
4 571 381 286 190 114 71 80 46 36 29 23 18 14 11 9
6 857 571 429 286 171 107 120 69 54 43 34 27 21 17 14
10 952 714 476 286 179 200 114 89 71 57 45 36 29 23
16 762 457 286 320 183 143 114 91 73 57 46 37
25 714 446 500 286 223 179 143 113 89 71 57
35 625 700 400 313 250 200 159 125 80 100
50 848 543 424 339 271 215 170 136 109

Hình. F44 : Chiều dài mạch tối đa (tính bằng mét) ứng với các cỡ dây đồng và dòng định mức của CB loại D (1) trong mạng một pha hoặc ba pha 230/240
V nối theo sơ đồ TN có m = 1

F27

Ví dụ
Mạng 3-pha 4-dây (230/400 V) nối đất theo sơ đồ TN-C. Một mạch được bảo vệ
bằng CB loại B có dòng định mức 63 A, dây pha là cáp lõi nhôm 50 mm2 dây trung
tính (PEN) 25 mm2.
Chiều dài tối đa của mạch là bao nhiêu để đảm bảo rơ le cắt tức thời của CB bảo vệ
tác động được nhằm bảo vệ người tránh sự nguy hiểm do chạm điện gián tiếp ?
Hình F42 cho giá trị 603 mét, ứng với 50mm2 và CB 63 A loại B, phải áp dụng hệ số
Sph
0,42 (Hình F40 ứng với m = = 2). Do đó chiều dài tối đa của mạch là :
SPE
603 x 0.42 = 253m.
RA1 RA2
Vị trí cách xa Trường hợp đặc biệt khi một hoặc nhiều vỏ dẫn điện được
nối đất bằng điện cực riêng
Hình. F45 : Tách riêng điện cực nối đất Việc bảo vệ chống chạm điện gián tiếp phải được thực hiện bằng RCD đặt tại đầu
nguồn cấp cho một thiết bị hoặc nhóm thiết bị có vỏ được nối đất bằng điện cực độc
lập.
Độ nhạy của RCD phải phù hợp với điện trở của điện cực nối đất (RA2 trong hình
F45). Xem các thông số kỹ thuật áp dụng cho mạng TT.

6.3 RCD có độ nhạy cao (xem hình F31)

Theo IEC 60364-4-41, các RCD có độ nhạy cao (≤ 30 mA) phải được sử dụng để
bảo vệ ổ cắm có dòng định mức tới ≤ 20 A tại mọi vị trí. Việc sử dụng những RCD
như vậy cũng được khuyến cáo trong các trường hợp sau :
■ Mạch ổ cắm nơi ẩm ướt với dòng định mức bất kỳ
■ Mạch ổ cắm trong mạng điện tạm thời
■ Mạch cấp nguồn cho phòng giặt và bể bơi
■ Mạch cấp nguồn cho công trường, nhà lưu động, du thuyền và phà du lịch
Hình. F46 : Mạch cấp nguồn cho ổ cắm
Xem mục 2.2 và chương P, phần 3.

(1) Các định nghı ̃a về CB loại D xin tham khảo chương H, mục 4.2.
F - Bảo vệ chống điện giật

6.4 Bảo vệ nơi có nguy cơ cháy cao


Theo IEC 60364-422-3.10, mạch điện nơi có nguy cơ cháy cao phải được bảo vệ
bởi các RCD có độ nhạy tới 500 mA. Ngoại trừ đối với mạng TN-C, mạng TN-S
phải thỏa yêu cầu này.
Giá trị độ nhạy 300 mA là bắt buộc đối với vài quốc gia (xem hình F47).

6.5 Khi tổng trở mạch vòng sự cố đặc biệt lớn


Khi dòng sự cố chạm đất bị giới hạn do tổng trở mạch vòng sự cố lớn, thiết bị bảo vệ
quá dòng do đó không thể cắt đủ nhanh trong khoảng thời gian cần thiết, cần xem
xét các khả năng sau :
Đề xuất 1 (xem Hình F48)
■ Lắp đặt một CB có dòng ngưỡng cắt từ tác động tức thời Im thấp, ví dụ :
F28 2In ≤ Im ≤ 4In
Điều này giúp bảo vệ người đối với các mạch có chiều dài bất thường. Tuy nhiên cần
phải kiểm tra để đảm bảo CB không cắt nhầm khi có những dòng quá độ lớn như
dòng khởi động của động cơ duy trì qua mạch.
■ Giải pháp của Schneider Electric
□ CB Compact loại G (2Im ≤ Im ≤ 4Im)
□ CB Multi 9 loại B
Đề xuất 2 ( xem Hình F49)
■ Lắp đặt một RCD trên mạch. Không cần sử dụng loại có độ nhạy cao (highly-sensitive
(HS)) (vài A tới vài chục A). Đặc biệt ở nơi có cả ổ cắm phải được bảo vệ bằng RCD có
Vị trí
có nguy cơ cháy cao độ nhạy cao (≤ 30 mA); thường là một RCD cho một số ổ cắm trên một mạch chung .

■ Giải pháp của Schneider Electric


□ RCD Multi 9 NG125 : I∆n = 1 hoặc 3 A
□ Vigicompact REH hoặc REM: I∆n = 3 tới 30 A
Hình. F47 : Vị trı́ có nguy cơ cháy cao
□ CB loại B Multi 9
Đề xuất 3
Tăng kı́ ch thước dây PE hoặc PEN và / hoặc dây pha, để giảm tổng trở mạch vòng sự cố.
Đề xuất 4
PE hoặc PEN Thêm dây đẳng thế phụ. Điều này sẽ có tác dụng như đề xuất 3, nghĩa là giảm tổng
2In < Irm < 4In trở mạch vòng sự cố, trong khi đó cùng lúc sẽ cải thiện được điện áp tiếp xúc xảy ra
khi sự cố. Tın
́ h hiệu quả của cải tiến này có thể được kiểm tra bằng cách đo điện trở
Cáp có chiều dài rất lớn giữa vỏ dẫn điện của từng thiết bị và dây bảo vệ chıń h tại chỗ.
Đối với mạng TN-C, không cho phép nối đẳng thế như Hın ̀ h F50, chı̉ có thể chấp
nhận theo đề xuất 3 .

Hình. F48 : CB có dòng ngưỡng cắt từ cắt tức thời ở mức thấp

Dây pha
trung tính
PE

Hình. F49 : RCD bảo vệ mạng TN có tổng trở


mạch vòng sự cố chạm đất lớn Hình. F50 : Nối đẳng thế
F - Bảo vệ chống điện giật
7 Biện Pháp Thực Hiện Mạng IT

Đặc tı́ nh cơ bản của hệ thống nối đất IT là khi có ngắn mạch một điểm với đất, hệ
thống có thể tiếp tục vận hành mà không cần cắt nguồn. Sự cố như vậy được xem
là "sự cố thứ nhất ".
Trong hệ thống này, tất cả vỏ dẫn điện của phần tử trong mạng được nối với dây PE
và nối xuống một điện cực tiếp đất tại chỗ, trong khi đó trung tính của máy biến áp
nguồn thì:
■ Hoặc cách ly với đất
■ Hoặc nối với đất thông qua một điện trở có giá trị cao (thường là 1000Ω hoặc lớn
hơn)
Do vậy, dòng chạy vào đất sẽ chỉ vài mA, không gây nguy hiểm nghiêm trọng tại chỗ
xảy ra sự cố, không tạo điện áp tiếp xúc cao nguy hiểm, hoặc không gây nguy cơ
cháy nổ. Vı̀ vậy, cho phép hệ thống tiếp tục vận hành bıǹ h thường cho tới khi thuận
tiện sẽ cách ly phần bị sự cố để sửa chữa. Điều này làm nâng cao tın ́ h liên tục cung
cấp điện của hệ thống .
Thực tế, hệ thống nối đất này yêu cầu một số biện pháp đặc biệt để có thể vận hành
hợp lý như sau :
■ Giám sát thường xuyên cách điện với đất, báo tın ́ hiệu (âm thanh hoặc tın
́ hiệu F29
nhın
̀ thấy được) khi xảy ra chạm điểm thứ nhất .
■ Một thiết bị hạn chế điện áp được nối từ trung tı́ nh máy biến áp nguồn với đất.
■ Việc xác định điểm "sự cố thứ nhất " được tiến hành bởi đội ngũ nhân viên bảo trı̀
có năng lực tốt. Vị trı́ sự cố có thể dễ dàng được xác định nhờ các thiết bị tự
động hiện có.
■ Khi xảy ra "sự cố thứ hai" trước khi sự cố thứ nhất được sửa chữa, một CB thích
hợp phải được lắp đặt để tự động cắt nhanh các phần tử bị sự cố. Sự cố thứ hai
(theo định nghıa)
̃ là sự cố chạm đất trên pha khác so với pha bị chạm thứ nhất (có
thể là dây pha hoặc dây trung tı́ nh)(1).
Sự cố thứ hai gây ra ngắn mạch qua đất và / hoặc qua dây PE nối đẳng thế.

7.1 Các điều kiện tiên quyết (xem Hình F51 và Hình F52)

Những chức năng tối thiểu cần có Các thành phần và thiết bị ụ
Bảo vệ chống quá áp (1) Bộ hạn chế quá áp Cardew C
tần số công nghiệp
Điện trở nối đất trung tı́ nh (ứng (2) Điện trở Tổng trở Zx
với sự khác nhau của tổng trở
nối đất )
Giám sát sự cố chạm đất báo động (3) Bộ giám sát cách điện thường Vigilohm TR22A
khi chạm đất điểm thứ nhất trực PIM có khả năng báo động hoặc XM 200
Tự động cắt nguồn khi có điểm (4) CB 4 cực Compact circuit-
sự cố thứ hai và bảo vệ dây (nếu có dây trung tı́ nh đi cùng) breaker hoặc RCD-MS
trung tı́ nh chống quá dòng cả 4 cực đều cắt được

Xác định vị trı́ điểm chạm thứ nhất (5) Với thiết bị xác định vị trı́ Hệ thống Vigilohm
trên mạng đang có điện, hoặc
lần lượt cắt các mạch

Hình. F51 : Các chức năng cần thiết trong sơ đồ IT và ví dụ với các sản phẩm của Merlin Gerin

HV/LV 4
L1
L2
L3
N

4 4

2 1 3
5

Hình. F52 : Các vị trí lắp thiết bị chức năng thiết yếu trong mạng nối đất IT 3-pha 3-dây
(1) Đối với mạng có dây trung tı́ nh đi cùng, xem Hı̀nh F56.
F - Bảo vệ chống điện giật
7 Biện Pháp Thực Hiện Mạng IT

7.2 Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp


Các hệ thống giám sát hiện đại rất thuận tiện Điều kiện xảy ra sự cố điểm thứ nhất
để xác định vị trı́ sự cố thứ nhất để sửa chữa
Dòng sự cố chạm đất khi xảy ra sự cố điểm thứ nhất đo được là milli-ampe.
Điện áp chỗ sự cố so với đất là tı́ ch của dòng này với điện trở điện cực nối đất của mạng
và dây PE (từ chỗ sự cố tới điện cực nối đất). Giá trị điện áp này rõ ràng không nguy hiểm
và chı̉ có thể khá lớn (vài chục volt) trong trường hợp xấu nhất (Vı́ dụ tổng trở ký sinh với
đất 1000Ω sẽ có dòng 230 mA(1) và điện trở nối đất của mạng là 50Ω, sẽ cho 11.5 V).
Thiết bị giám sát cách điện thường trực sẽ báo tın
́ hiệu .

Nguyên tắc của thiết bị giám sát sự cố chạm đất:


Một máy phát xoay chiều tần số rất thấp, hoặc máy phát một chiều, (nhằm làm giảm ảnh
hưởng của điện dung của cáp tới mức có thể bỏ qua) tạo nên điện áp giữa trung tính của
máy biến áp nguồn và đất. Điện áp này gây nên một dòng điện nhỏ tùy thuộc vào điện trở
F30 cách điện với đất của toàn mạng điện, cộng thêm với điện trở của các thiết bị đấu nối.
Những dụng cụ đo lường tần số thấp có thể được dùng trên mạng xoay chiều, nó phát
ra thành phần quá độ một chiều khi xảy ra sự cố. Vài loại dụng cụ có thể phân biệt
được dòng trở và thành phần dòng dung trong dòng rò.
Dụng cụ đo hiện đại cho phép đo sự tiến hóa của dòng rò, do đó ngăn ngừa được sự
phát sinh sự cố chạm đất thứ nhất.

Vı́ dụ về các dụng cụ đo:


■ Định vị sự cố bằng tay (xem Hıǹ h F53)
Các hệ thống định vị sự cố phù hợp
Máy phát có thể được lắp cố định (ví dụ: XM100) hoặc di động (ví dụ: GR10X cho phép
theo tiêu chuẩn IEC 61157-9
kiểm tra mạch không có điện) và thiết bị thu, cùng với cảm biến từ loại kẹp cầm tay.

MERLIN GERIN
XM100

XM100
00
0PP1 ON/O
FF
P125

GR10X
RM10N

Hình. F53 : Định vị sự cố không tự động (bằng tay)

■ Định vị tự động lắp cố định (xem Hın


̀ h F54 trang sau )
Rơle giám sát XM100, cùng với bộ kiểm tra mắc cố định XD1 hoặc XD12 (mỗi bộ
nối vào một biến dòng Hình xuyến mắc trên dây dẫn của mạch liên quan) sẽ cung
cấp một hệ thống tự động định vị sự cố trên mạng đang có điện.
Hơn nữa, mức cách điện được chı̉ ra trên từng mạch được giám sát, có hai mức
được kiểm tra: mức thứ nhất cảnh báo điện trở cách điện thấp không bình
thường, do đó cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, trong khi đó mức
thứ hai xác định có sự cố và cho phép báo động.

(1) Trên hệ thống 3 pha 230/400 V.


F - Bảo vệ chống điện giật
7 Biện Pháp Thực Hiện Mạng IT

MERLIN GERIN
XM100

Biến dòng hình xuyến

XM100 1 đến 12 mạch

XD1 F31

XD1 XD1 XD12

Hình. F54 : Tự động xác định vị trı́ bị sự cố

■ Tự động giám sát, ghi nhận, và định vị sự cố (xem Hıǹ h F55)


Hệ thống Vigilohm cũng cho phép thao tác tới máy in và /hoặc PC để xem lại toàn
bộ mức cách điện của cả hệ thống, và ghi nhận lại sự tiến hóa theo thời gian của
mức cách điện trên từng mạch.
Bộ giám sát trung tâm XM100, cùng với các bộ định vị XD08 và XD16, phối hợp
với các biến dòng Hình xuyến (toroidal CT) từ nhiều mạch, như trên Hình F55,
cho thấy cách áp dụng hệ thống tự động này .

MERLIN GERIN
XM100

XM100
MERLIN GERIN MERLIN GERIN
XL08 XL16

897 678

XD08 XD16

Hình. F55 : Định vị tự động điểm bị sự cố và ghi nhận dữ liệu về điện trở cách điện
F - Bảo vệ chống điện giật
7 Biện Pháp Thực Hiện Mạng IT

Lắp đặt thiết bị giám sát cách điện thường trực (PIM) :
■ Đấu nối
Thiết bị PIM thường được nối giữa trung tı́ nh (hoặc trung tı́ nh giả) của máy biến áp
nguồn tới điện cực nối đất .
■ Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp cho PIM nên lấy từ nguồn có độ tin cậy cao. Thực tế, thường lấy từ
mạng được giám sát, qua thiết bị bảo vệ quá dòng có mức dòng ngắn mạch thích hợp.
■ Các mức ngưỡng cài đặt
Tiêu chuẩn của vài quốc gia khuyến cáo trị số đặt đầu tiên là dưới 20% so với mức
cách điện của mạng mới. Giá trị này cho phép kiểm tra sự suy giảm chất lượng cách
điện, nhờ vậy kịp thời có các biện pháp bảo trı̀ cần thiết khi những hỏng hóc vừa mới
bắt đầu xuất hiện.
Mức kiểm tra phát hiện báo tın
́ hiệu có chạm đất được đặt thấp hơn nhiều.
Ví dụ, có thể đặt ở hai mức là:
F32 □ Mức cách điện của mạng mới: 100 kΩ
□ Dòng rò không nguy hiểm: 500 mA (nguy cơ cháy khi > 500 mA)
□ Mức chı̉ định do khách hàng cài đặt:
- Ngưỡng bảo trı̀ phòng ngừa: 0.8 x 100 = 80 kΩ
- Ngưỡng báo có ngắn mạch: 500 Ω
Chú ý:
□ Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, hoặc một phần mạng điện vẫn có điện, sự ẩm
ướt có thể làm giảm điện trở cách điện chung.
Tình trạng này chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện dòng rò trên bề mặt ẩm ướt của cách
điện còn tốt, không dẫn tới điều kiện sự cố, và sẽ nhanh chóng được cải thiện khi nhiệt
độ tăng tới trạng thái bın
̀ h thường do có dòng chạy qua, làm giảm độ ẩm trên bề mặt.
□ Thiết bị PIM (XM) có thể đo tách rời dòng trở và dòng dung trong dòng rò xuống đất,
nhờ vậy có thể nhận được điện trở cách điện thực từ tổng dòng rò thường trực.

Trường hợp chạm điểm thứ hai


Sự cố chạm đất điểm thứ hai trên mạng IT (trừ khi xảy ra trên cùng pha như sự cố đầu)
dẫn đến ngắn mạch pha-pha hoặc pha-trung tính, và nếu xảy ra trên cùng mạng điện
với sự cố đầu, hoặc trên mạch khác, thiết bị bảo vệ chống quá dòng (cầu chì hoặc CB
(circuit-breakers)) thông thường sẽ tự động cắt sự cố .
Trị số đặt của rơle cắt quá dòng và dòng định mức của cầu chì là những thông số cơ
bản quyết định chiều dài tối đa thực tế của mạch để có thể được bảo vệ, như được
trın
̀ h bày trong phụ lục 6.2.
Chú ý: trong những trường hợp thông thường, dòng sự cố chạy qua dây PE chung
nối đẳng thế các vỏ dẫn điện của toàn mạng điện, và do vậy tổng trở mạch vòng sự
cố đủ thấp để đảm bảo mức dòng sự cố thıć h hợp .
Khi mạch có chiều dài rất lớn, và đặc biệt nếu thiết bị được nối đất riêng (vì vậy dòng sự
cố đi qua hai điện cực nối đất) độ tin cậy cắt sự cố do quá dòng có thể không đủ đảm bảo.
Trường hợp này, RCD được khuyến cáo lắp đặt trên mỗi mạch của mạng điện.
Tuy nhiên, khi mạng IT được nối đất qua điện trở, cần phải cẩn trọng xem xét để đảm
bảo RCD không quá nhạy, nếu không sự cố điểm thứ nhất có thể dẫn đến cắt mạch
ngoài ý muốn. Mức cắt của thiết bị chống dòng rò phù hợp theo tiêu chuẩn IEC có
thể xảy ra ở các giá trị từ 0.5 Ι∆n tới Ι∆n, Ι∆n là mức cài đặt dòng rò định mức.
Các phương pháp xác định dòng ngắn mạch :
Việc đánh giá một cách chın
́ h xác chấp nhận được các mức dòng ngắn mạch
Ba phương pháp tı́nh toán thường được sử dụng : phải được thực hiện ở giai đoạn thiết kế một dự án .
■ Phương pháp tổng trở, dựa trên cộng vectơ Không cần phân tích một cách khắc khe, vì chỉ biên độ dòng là quan trọng đối với thiết bị
điện trở và điện kháng của hệ thống bảo vệ liên quan (nghĩa là không cần xác định góc lệch pha) vì vậy các phương pháp
■ Phương pháp tổng hợp gần đúng đơn giản thường được áp dụng. Ba phương pháp thường được sử dụng là :
■ Phương pháp quy ước, dựa trên việc giả thiết ■ Phương pháp tổng trở, dựa trên tổng véc tơ tất cả các tổng trở (thành phần thứ tự
thuận) của mạch vòng sự cố
tổng điện áp rơi và sử dụng bảng số liệu cho trước
■ Phương pháp tổng hợp, ước tính gần đúng dòng ngắn mạch ở cuối mạch vòng ngắn
mạch khi biết được dòng ngắn mạch ở phı́ a nguồn. Tổng trở phức được cộng số học
trong phương pháp này
■ Phương pháp quy ước, trong phương pháp này giá trị nhỏ nhất của điện áp ở nguồn
của mạch sự cố được giả sử bằng 80% của điện áp định mức, và bảng số liệu dựa trên
giả thiết này cung cấp trực tiếp chiều dài mạch tối đa cho phép .
F- --Bảo
FF Protection
vệ chống
Protection against electric shock
điện giật
against electric shock
7 Biện Pháp Thực of
Implementation
F - Protection against electric shock Hiện
the7Mạng IT
ITImplementation
system
F - Protection against electric shock
7 Implementation

These phương
These
Những methodspháp
methods are reliable
are reliable
này chıonly only forcậy
for thekhi
the cases
casescácinin which
which wiring
dẫnwiring
và cápand and cables
cablesmạchwhich which
̉ đủ tin dây trong vòng sự cố
make
make up the the fault-current loop are arekhôngin close
close proximity (tovật These
each methods
other) and are are not
are reliable only for the c
not
đặt đủ upgần vớifault-current
nhau trên mạch loop và in bị proximity
cách ly bởi (to each liệuother)
sắt từ.and
separated by
separated by ferro-magnetic
ferro-magnetic materials. materials. ụ make up the fault-current loop are in clos
Phương pháp tổng trở These methods
separated are reliable only
by ferro-magnetic for the c
materials.
The software Ecodial is based on the “method Methods
Methods
Phương pháp of impedances
of impedances
này được mô tả trong mục 6.2, nó giống nhau make cho upcảthe mạng fault-current
theo sơ đồ loop are in clos
Phần mềm Ecodial được dựa trên “phương Methods ofbyITimpedances
The This
nối
This đất method
softwareIT và TN.
method as
Ecodial
as described
described is basedin Sub-clause
in Sub-clause
on the “method 6.2, is
6.2, is identical
identical for separated
for both the
both the ITferro-magnetic
and
and materials.
pháp tổng trở ”
of impedance” This method as described in Sub-clause
TN
ofPhương
TN systems of
impedance”
systems of earthing.
earthing. Methods of impedances
The software phápEcodial tổng hợp is based on the “method TN systems of earthing.
Methods
Phương
Methods pháp of composition
of composition
này được mô tả trong phụ mục 6.2, nó giống This nhau cho cả
method asmạng theo in Sub-clause
described
of impedance” Methods of IT composition
sơThis
This đồmethod
nối đất IT
method asvà
as TN.
described
described in Sub-clause
in Sub-clause 6.2, 6.2, is
is identical
identical for TNboth
for systems
both the
the ITofandearthing.
and F35
TN systems
TN systems of of earthing.
earthing. This method as described in Sub-clause
Phương pháp gần đúng (xem Hın ̀ h F56) Methods of composition
TN systems of earthing.
Conventional method
Conventional method (see (see Fig. Fig. F60 F60 )) This method as described in Sub-clause
The
Chiềumaximum
dài tối đalength of an trong
của mạch IT earthed
mạngcircuit
IT: is: Conventional (see Fig. F60 )
The Themaximum
The principle is
principle islength
the same
the same of an for IT
for an earthed
an IT systemcircuit
IT system as thatis:
as that described
described TN systems
in Sub-clause
in Sub-clause of method
earthing.
6.2 for
6.2 for aa
c■ For a 3-phase 3-wire scheme
Đối với sơ đồ 3-pha 3-dây TN system
TN system :: the the calculation
calculation of of maximum
maximum circuit circuit lengths
lengths which The should
which principle
should not
not isbetheexceeded
be same for an IT system
exceeded
cThe Formaximum
a 3-phase 3-wire scheme Conventional method (see Fig. F60 )
downstream
downstream of length circuitof
aa circuit an IT or
breaker earthed
fuses, to circuit
to ensure is:protection TN system : the calculation
by overcurrent
overcurrent devices.of maximum c
ràng rằng of thể breaker
kiểm traor fuses, ensure khiprotection sựby vớidevices.
F - Protection0.8
LLmax
max = =
UoUo 3
against
0.8 Sph
electric
ρIρa(I1a+(m
22
3 Sph
1+) m)
shock
7 Implementation of the IT system

cbất For
It is
It iskỳ a
clearly
clearly 3-phase
không
impossible
bất kỳimpossible 3-wire to scheme
check
chiều
circuit
dài mạch
lengths
có thể. to check circuit lengths for every feasible for
xảy ra
every
The
downstream
feasible
TN system
principle
Itdownstream
cố cùngofis
combination
combination
athe
lúc same
: the calculation
is clearly impossible
of two
of
vịfor
haibreaker
circuit trí anor
ITfuses,
two of maximum
system
c
concurrent faults.
concurrent faults.
0.8 Uo 3 Sph of a circuittobreakercheck circuit
or fuses,len
c■For
Đốiavới
3-phase
sơ đồ 4-wire scheme
3-pha 4-dây LAll
max
All cases = are
cases are covered,
covered, however, however, ifif the the overcurrent
overcurrent trip
concurrent faults.
trip setting
setting is based
based on the
F33
the to check circuit len
is
It is clearly on
impossible
c assumption
For a 3-phase
assumption 2 ρI that a(a1 m)fault
4-wire
+first scheme occurs at the remote end of All
the cases
circuit are covered,
concerned, however,
while if the ov
0.8 Uo
0.8 S1Uo S1 that a first fault occurs at the remote end of the circuit concerned,
concurrent faults. while
Lmax
Lmax= = c the
the second
second 0.8 fault
Uo
fault
For a= 3-phase 4-wire scheme occurs
S1
occurs at
at the
the remote
remote end
end of
of an
an identical
identical assumption
circuit,
circuit, as
as that a first fault occurs at the
already
already
2ρaI(a1+(1m+
2 ρI ) m) Lmaxmentioned in Sub-clause
Sub-clause 3.4. 3.4. This This may may result,
result, in general,the
in general,
All cases
second
in one
one trip-out
are
trip-out
covered,
fault occurshowever,
only at the remoteif theendov
mentioned in in only
occurring (on
occurring
2 ρI a
(on the ( 1 + m
the circuit )
circuit with
with the the lower
lower trip-setting
trip-setting level),
assumption
mentioned
level), thereby
thereby leaving in that
leaving the
a first fault
Sub-clause
the system
system
occurs
3.4. This at the
may re
the second
occurring (on fault
theoccurs at thethe
circuit with remote
lower en trip
in aa first-fault
in first-fault situation,
situation, but but withwith oneone faulty
faulty circuit
circuit switched
switched out of
out of service.
service.
mentioned
in a first-fault in situation,
Sub-clause but3.4.
withThis
onemay faultyr
cc For
For thethe case case of of aa 3-phase
3-phase 3-wire 3-wire installation
installation the the second
second fault
fault
occurring can(on
can only
only cause
cause
the circuitaa with the lower tri
Inphase/phase
the preceding formulae: so cinFor the case of a 3-phase 3-wire
phase/phase short-circuit,
short-circuit, so that
that thethe voltage
voltage to to use
use in in the
the formula
formula
a first-fault for maximum
for maximum
situation, but with oneinstall
fault
Lmaxcircuit
Chiều
circuit = length
longest
length
dài mạch iscircuit
is etốiUo.
e Uo.đainđược
metres cho bởi: phase/phase short-circuit, so that the vol
c For the case
circuit length is e Uo. of a 3-phase 3-wire instal
Uo The = phase-to-neutral
maximum circuit circuit lengthvoltage is (230
givenVby: on a 230/400 V system)
The maximum 0.8 Uo 3length
Sph is given by: phase/phase short-circuit, so that the vol
The maximum
length iscircuit
ρ =Lmax 2/m for length is given by:
resistivity= at normal operating temperature (22.5 x 10mét -3 ohms-mm
circuit e Uo. copper,
36LLmax -3 0.8 2
Uo
0.8 Uo 3 Sph
10 == ohms-mm
xmax ρ Ia(1+m)
3 2 Sph
/m for aluminium)
metres
metres The maximum 0.8 Uo circuit 3 Sph length is given by:
I■a Trường
= overcurrent 22 ρImạng
hợp (11++mm)
aatrip-setting
3-pha 4-dây levelgiá in amps,
trị thấpornhấtIa =của current
dòng Lmaxin
sựampscố= sẽrequired
xảy ra nếu to một metres
clear
2 ρI a(1+ m)
the c fuse
điểm
For sự
the in the
cố
case nằmspecified
of trên
a dây
3-phasetime trung
c For the case of a 3-phase 4-wire installation the lowest L tính.
4-wire Trường
installation hợpthe này,
lowest Uo được
value
value 0.8
dùng
of fault Uo để 3
tính
current Sph
of fault current willmetreschiều
will
max =
F36 dài cáp
occur
occur tối đa
ifif one
one of the
of cho phép,is
the faults
faults isvàonon aa neutral
neutral conductor.
conductor. In thisccase,
In this For the
case, Uocase
Uo 2isρI
is the
the aof(value
1a+ m
value3-phase
) to
to 4-wire install
use for
use for computing
computing the
the maximum
maximum cable
cable length,
length, and
and occur if one of the faults is on a neutral c
0.8 Uo S1 mét c For
Lmax = use forthe case of athe
computing 3-phase
maximum 4-wire instal
cable le
0.82Uo
0.8 Uoρ Ia(1+m)
S1
S1
2 occur if one of the faults is on a neutral c
L max
Lmax = = metres
metres useTN 0.8 Uo S1the maximum cable le
for(1)computing
S1nghĩa = S là neutral2 ρIbằng
2chỉ aaif
(11the
++ mm )circuit
50% chiều includes
dài cho a neutral
phép ứng conductor
với mạng Lmax = metres
S1i.e. = 50%
Sph ifonly theofcircuit does permitted
not include aaneutral conductor 2 ρI a(1+ m)
the length
i.e. 50% only of the length permitted for a TN scheme for TN scheme (1)
(1) 0.8 Uo S1
Lmax = metres
i.e. 50% 2only ρI aof(1the + m)length permitted for a
The following tables(1) give the length of circuit Tables
i.e. 50% only of the length permitted for a
which must not be exceeded, in order that The following tables have been established according to the “conventional method”
persons be protected against indirect contact described above.
N
N N
N
hazards by protective devices The tables giveN maximum circuit lengths, beyond which the ohmic resistance N of the
conductors will limit the magnitude of the short-circuit current to a level below that
required to tripNthe circuit breaker (or to blow the fuse) protecting the circuit,
N with
sufficient rapidity to ensure safety against indirect contact. The tables take into
D
D B
B
account: D B
PE
PE C
C A
A PE
PE
c The type of protection:
PE C circuit breakers or fuses,Aoperating-current settings
PE
D B
c Cross-sectional area of phase conductors and protective conductors
PE C A PE
c Type of earthing scheme
c Correction factor: Figure F61 indicates the correction factor to apply to the lengths
IIIdd given in tables F44 ItoIIdd F47, when considering an IT system
Id Id
IIIdd Id IIIdd Id
Id

Circuit Conductor Id
m = Sph/SPE (or PEN)
material m=1 m=2 m=3 m=4
3 phases Copper 0.86 0.57 0.43 0.34
Neutre non
non distribué
distribué Không có dây trung tính đi kèm
Aluminium
Neutre distribué
distribué Có dây0.54
trung tính 0.36 0.27 0.21
Neutre Neutre
3ph + N or 1ph + N nonCopper
Neutre distribué 0.50 0.33 0.25 0.20 distribué
Neutre
Aluminium 0.31 0.21 0.16 0.12
Fig. F56:: Calculation
Fig. F60
Hình.F60 :Calculation of
Tı́ nh chiềuof Lmax.
dài for
Lmaxfor
Lmax. anvới
đốian IT-earthed system,
mạng nốisystem,
IT-earthed showing
đất IT, đường fault-current
dòng
showing pathNeutre
sự cố di chuyển
fault-current path forkhi
for aa double-fault
double-fault
có condition
sựdistribué
non cố chạm vỏ hai điểm.
condition Neutre distribué
Fig. F60 : Calculation of Lmax. for an IT-earthed system, showing fault-current path for a double-fault condition
Fig. F61 : Correction factor to apply to the lengths given in tables F45 to F48 for TN systems
Fig. F60 : Calculation of Lmax. for an IT-earthed system, showing fault-current path for a double-fault condition

Example
(1) Ghi
(1) Reminder: Therecó
nhớ: Không
Reminder: There is no
is no length
chiều limit hạn
dài limit
length giới for earth-fault
for earth-fault
đối với bảo vệ chống A 3-phase 3-wire 230/400 V installation is IT-earthed.
protection
protection
on aa TT
chạm
on TT scheme,
đấtscheme, since
trong sơsince protection
đồ TT, vı̀ việc bảo
protection is provided
is provided
vệ đượcby by RCDs
thực
RCDs ofbằng
hiệnof high các
high (1) Reminder:
One There is is
of its circuits noprotected
length limit by
for earth-fault protectionrated at 63 A, and consists of an
a circuit breaker
sensitivity.
RCD có độ nhạy cao.
sensitivity. on a TT scheme, since protection is provided by RCDs of high
aluminium-cored
(1) Reminder: There iscable
sensitivity.
withlimit
no length 50 for
mm 2 phaseprotection
earth-fault conductors. The 25 mm2 PE conductor is
Schneider Electric
Electric -- Electrical
Electrical installation
installation guide
guide 2005
2005
also
Schneider
on a TTaluminum.
scheme, since What is the
protection maximum
is provided bylength
RCDs of circuit, below which protection of
of high
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005
persons against indirect-contact hazards is assured by the instantaneous magnetic
sensitivity.
7 Biện Pháp Thực Hiện Mạng IT
F - Bảo vệ chống điện giật

Trong công thức trên:


Lmax = chiều dài mạch tối đa tính bằng mét
U o = điện áp pha-trung tính (230 V đối với mạng 230/400 V)
ρ = điện trở suất ở nhiệt độ làm việc bình thường (22.5 x 10-3 Ω-mm2/m đối với đồng,
36 x 10-3 Ω-mm2/m đối với nhôm)
Ia = Trị đặt cắt bảo vệ qua dòng tính bằng ampe, hoặc Ia = dòng tính bằng ampe đủ
để cầu chì chảy trong thời gian được xác định.
Sph
m=
SPE

SPE = tiết diện cắt ngang của dây PE tính bằng mm2
S1 = S trung tính nếu mạch bao gồm cả dây trung tính
S 1 = Sph nếu mạch không bao gồm cả dây trung tính

Bảng dưới đây (1) cung cấp các chiều dài mạch
giới hạn, nhằm bảo vệ người tránh nguy hiểm Các bảng số liệu
F34 do chạm gián tiếp được thực hiện bằng các Các bảng sau được thiết lập dựa theo phương pháp gần đúng đã được mô tả trên.
thiết bị bảo vệ Các bảng này cung cấp chiều dài mạch tối đa cho phép, mà nếu vượt qua trị này sẽ
làm dòng ngắn mạch nhỏ hơn trị yêu cầu để cắt sự cố bảo vệ mạch của CB (hoặc
để cầu chı̀ chảy), cùng với điều kiện phải đủ nhanh để đảm bảo an toàn chống
chạm điện gián tiếp. Bảng này cũng kể đến:
■ Loại bảo vệ: CB (circuit-breakers) hoặc cầu chì, trị số đặt dòng tác động

■ Loại sơ đồ nối đất
■ Các hệ số hiệu chỉnh: Hın
̀ h F57 trình bày các hệ số hiệu chı̉nh áp dụng cho các
chiều dài mạch cho trong bảng F40 tới F43, khi khảo sát mạng IT .

Mạch Vật liệu m = Sph/SPE (hoặc PEN)


làm dây dẫn m=1 m=2 m=3 m=4
3 pha Đồng (Copper) 0.86 0.57 0.43 0.34
Nhôm (Aluminium) 0.54 0.36 0.27 0.21
3ph + N hoặc 1ph + N Đồng (Copper) 0.50 0.33 0.25 0.20
Nhôm (Aluminium) 0.31 0.21 0.16 0.12

Hình. F57 : Hệ số hiệu chı̉ nh chiều dài được cho trong bảng từ F41 tới F44 đối với sơ đồ mạng TN

Vı́ dụ:

Một mạng nối đất theo sơ đồ IT 3-pha 3-dây 230/400 V.


Một trong các mạch được bảo vệ bởi CB có dòng định mức là 63 A, bao gồm cáp lõi
nhôm dây pha 50 mm2. Dây PE cũng bằng nhôm 25 mm2. Chiều dài tối đa cho phép
của mạch là bao nhiêu, bảo vệ chống chạm gián tiếp đối với người giả sử được
đảm bảo bằng rơle cắt tức thời của CB?
Hı̀nh F42 cho trị số 603 mét, cần phải áp dụng hệ số hiệu chın
̉ h bằng 0.36 (m = 2 đối
với cáp nhôm).
Chiều dài tối đa cho phép vı̀ vậy là 217 mét .

7.3 Thiết bị chống dòng rò có độ nhạy cao (RCD)


Theo tiêu chuẩn IEC 60364-4-41, RCD có độ nhạy cao (≤ 30 mA) phải được dùng để
bảo vệ ổ cắm có dòng định mức ≤ 20 A ở tất cả các vị trı.́ Việc sử dụng những RCD
như vậy cũng được khuyến cáo trong các trường hợp sau:

■ Mạch ổ cắm ngoài nơi ẩm ướt ứng với mọi giá trị dòng định mức
■ Mạch ổ cắm ngoài đối với mạng điện tạm thời
■ Mạch cấp nguồn cho phòng giặt và bể bơi
Hình. F62 : Mạch cấp nguồn cho ổ cắm ■ Mạch cấp nguồn cho công trường, xe nhà lưu động, du thuyền và tàu du lịch
Xem mục 2.2 và chương P, phần 3

(1) Bảng được cho trong phụ lục 6.2 (Hı̀nh F41 tới F44). Tuy
nhiên, bảng hệ số hiệu chı̉nh (Hı̀nh F57) kể đến tı̉ số Sph/SPE,
và loại mạch (3-ph 3-dây; 3-ph 4-dây; 1-ph 2-dây) cũng như vật
liệu làm dây dẫn,điều này thı́ ch ứng riêng cho mạng IT và
khác biệt so với mạng TN.
F - Bảo vệ chống điện giật
7 Biện Pháp Thực Hiện Mạng IT

7.4 Bảo vệ những vị trı́ có nguy cơ cháy cao


Thực hiện bảo vệ bằng RCD có độ nhạy ≤ 500 mA ở đầu nguồn cung cấp
cho nơi có nguy cơ cháy cao là bắt buộc ở vài quốc gia (xem Hın
̀ h F59).
Giá trị độ nhạy là 300 mA có thể là phù hợp .

7.5 Khi tổng trở mạch vòng sự cố đặc biệt cao


Khi dòng chạm đất bị hạn chế do tổng trở mạch vòng sự cố rất cao, thiết bị bảo vệ
quá dòng không thể đủ để cắt mạch với thời gian cần thiết, nên xem xét các khả
năng sau:
Đề xuất 1 (xem Hın ̀ h F60)
■ Lắp đặt một CB có bộ phận cắt từ tác động tức thời với mức tác động thấp hơn
so với cách chın̉ h định thông thường, ví dụ: F35
2In ≤ Irm ≤ 4In

Cách chın
̉ h định này đảm bảo bảo vệ cho người trường hợp mạch có chiều dài
bất thường. Tuy nhiên cần kiểm tra trường hợp có dòng quá độ cao, chẳng hạn
như dòng khởi động động cơ không làm thiết bị bảo vệ cắt nhầm .

■ Giải pháp của Schneider Electric :


Nơi có nguy
cơ cháy cao □ Sử dụng Compact NSX với trip unit G hoặc Micrologic (2Im ≤ Irm ≤ 4Im)
□ Sử dụng Multi 9 loại B
Đề xuất 2 (xem Hình F61)
Lắp đặt RCD trên mạch. Không cần sử dụng loại RCD có độ nhạy cao (highly-
Hình. F59 : Vị trí có nguy cơ cháy cao sensitive (HS)) (dòng ngưỡng tác động vài amps tới vài chục amps). Nơi có ổ cắm
ngoài, trong vài trường hợp, ở vài mạch riêng biệt phải được bảo vệ bằng RCD loại
có độ nhạy cao (≤ 30 mA); thông thường dùng một RCD cho một số ổ cắm trên một
mạch chung.

■ Giải pháp của Schneider Electric :


PE
□ RCD Multi 9 NG125 : Ι∆n = 1 hoặc 3 A
2 ≤ Irm ≤ 4In □ Vigicompact MH hoặc ME: Ι∆n = 3 tới 30 A
Cáp có chiều dài rất lớn Đề xuất 3
Tăng tiết diện dây PE và/ hoặc dây pha, để giảm tổng trở mạch vòng sự cố.
Đề xuất 4 (xem Hı̀nh F62)
Sử dụng thêm dây đẳng thế phụ. Điều này có hiệu quả tương tự đề xuất 3, nghıã là
làm giảm tổng trở mạch vòng sự cố chạm đất, đồng thời cải thiện được điện áp tiếp
Hình. F60 : CB với trị số đặt thấp cho ngưỡng cắt từ cắt tức thời xúc. Sự hiệu quả của cải tiến này có thể kiểm tra được bằng cách đo điện áp giữa
từng vỏ dẫn điện với dây bảo vệ chıń h tại chỗ.

Pha
Trung tính
PE

Hình. F61 : Bảo vệ bằng RCD Hình. F62 : Nối đẳng thế cải thiện
F - Bảo vệ chống điện giật
8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

8.1 Các loại RCDs


Thiết bị chống dòng rò (Residual current devices (RCD)) thường liên quan đến
các thành phần sau:
■ CB công nghiệp dạng vỏ đúc (MCCB) và CB dạng máy cắt không khí (ACB)
tuân theo tiêu chuẩn IEC 60947-2 , phụ lục B và M
■ CB công nghiệp loại nhỏ (MCB) tuân theo tiêu chuẩn IEC 60947-2, phụ lục B và M
■ CB loại nhỏ gia dụng và tương tự (MCB) tuân theo tiêu chuẩn IEC 60898, IEC 61008,
IEC 61009
■ Cầu dao cắt tải chống dòng rò tuân theo tiêu chuẩn riêng của quốc gia
■ Rơ le có biến dòng hı̀nh xuyến (loại vòng) tuân theo tiêu chuẩn IEC 60947-2, phụ lục M
Bắt buộc sử dụng RCD tại điểm bắt đầu của mạng nối đất theo sơ đồ TT, các RCD
có khả năng phối hợp với RCD khác, đảm bảo cắt chọn lọc sự cố, nhờ đó đảm bảo
tın
́ h cung cấp điện liên tục theo yêu cầu .

F36 CB công nghiệp có mô-đun RCD tích hợp hoặc tùy chọn
(xem Hình F63)
CB công nghiệp có tı́ch hợp RCD tuân thủ
theo tiêu chuẩn IEC 60947-2 và được trı̀ nh
bày ở phụ lục B

CB công nghiệp loại Vigi Multi 9 công nghiệp gắn trên rãnh DIN
CB với mô-đun RCD tùy chọn loại Vigi
Compact
Hình. F63 : CB công nghiệp có mô-đun RCD

CB chống dòng rò tùy chọn có thể bao gồm các khối được lắp trên rãnh DIN (vı́ dụ
Compact hoặc Multi 9), có thể kết hợp với mô-đun RCD phụ (ví dụ Vigi).

Bộ thiết bị này cung cấp bảo vệ toàn bộ bao gồm các chức năng cách ly, bảo vệ
chống ngắn mạch, quá tải, và chạm đất .

CB gia dụng và loại nhỏ tương tự với RCD


CB loại gia dụng và dân dụng có tı́ch hợp (xem Hình F64)
RCD phải phù hợp theo trong tiêu chuẩn IEC
60898, IEC 61008 và IEC 61009

CB lộ vào cũng có thể có đặc tı́ nh CB chống dòng rò “Monobloc” Déclic Vigi chủ
thời gian trễ và tı́ ch hợp RCD (loại yếu dùng bảo vệ lộ vào mạch ổ cắm trong dân
S). dụng và những ứng dụng trong khu vực phụ.

Hình. F64 : CB chống dòng rò dân dụng (RCCBs) dùng bảo vệ chống rò điện xuống đất
F - Bảo vệ chống điện giật
8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

Cầu dao cắt tải tác động theo dòng rò tuân CB tác động theo dòng rò và RCD có biến dòng hình xuyến rời
theo tiêu chuẩn riêng của từng quốc gia. ( xem Hình F65)
Các RCD với biến dòng hı̀nh xuyến rời được
Các RCD với biến dòng (CT) hình vòng xuyến riêng có thể được sử dụng kết hợp
chuẩn hóa trong tiêu chuẩn IEC 60947-2 phụ
với CB hoặc công tắc tơ.
lục M

F37

Hình. F65 : RCDs với biến dòng hı̀ nh xuyến rời (Vigirex)

8.2 Mô tả
Những bộ phận chủ yếu được trı̀nh bày theo sơ đồ Hın
̀ h F66 .
Một lõi từ có quấn các dây dẫn mang dòng của mạch điện và từ thông sinh ra trong
lõi phụ thuộc vào tổng số học của các dòng điện tức thời; dòng đi theo một chiều
I1 I2
được xem là dương (Ι1), trong khi đó dòng đi theo chiều ngược lại được xem là âm
(Ι2).
Trong một mạch không bị sự cố Ι1 + Ι2 = 0 và sẽ không có từ thông trên mạch từ,
sức điện động cảm ứng trên cuộn dây bằng không.
Dòng sự cố chạm đất Id sẽ đi qua lõi xuống đất và trở về nguồn thông qua đất, hoặc
thông qua dây bảo vệ trong sơ đồ nối đất TN.
I3
Sự cân bằng dòng điện đối với lõi từ không còn nữa, dòng sai lệch sẽ làm tăng từ
thông trong lõi.
Dòng sai lệch được xem như dòng "rò" và nguyên tắc tác động được xem là nguyên
tắc tác động theo "dòng rò".
Từ thông tổng xoay chiều trong lõi cảm ứng nên sức điện động trên cuộn dây của
nó, vì vậy dòng I3 chạy vào cuộn tác động cắt của thiết bị. Nếu dòng rò vượt quá
giá trị yêu cầu để tác động hoặc trực tiếp hoặc thông qua rơ le điện tử, CB liên quan
Hình. F66 : Nguyên tắc làm việc của RCD sẽ cắt mạch.

8.3 Độ nhạy của RCD đối với nhiễu


Trong vài trường hợp, ảnh hưởng của môi trường có thể làm sai lệch tác động của RCD:
■ Cắt “gây phiền toái”: Cắt nguồn mặc dù thật sự không xảy ra mối nguy hiểm nào.
Dạng tác động này thường có tıń h lặp lại, gây nên bất tiện chủ yếu và ảnh hưởng
tới chất lượng điện năng của cấp điện.
■ Không cắt sự cố khi có nguy hiểm. Ít được nhận thấy hơn trường hợp "cắt phiền
toái", các hoạt động sai này vẫn phải được giám sát cẩn thận vı̀ chúng làm giảm
tı́ nh an toàn đối với người sử dụng. Vı̀ lý do này, tiêu chuẩn quốc tế định nghı ̃a 3
loại RCD tùy theo sự miễn nhiễm của chúng đối với các dạng nhiễu (xem phần tiếp
sau).
F - Bảo vệ chống điện giật
8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

I
Các dạng nhiễu chủ yếu
100%
90% Dòng rò xuống đất thường trực

Mỗi mạng hạ thế (LV) có một dòng rò thường trực với đất do:
10 s (f = 100 kHz)
■ Sự không cân bằng của điện dung ký sinh giữa dây pha mang điện và đất đối với
mạng ba pha hoặc
■ Điện dung giữa dây pha mang điện và đất trong mạng một pha
10% Mạng càng rộng điện dung của nó càng lớn và hệ quả là làm tăng dòng rò.
t Dòng dung chạy xuống đất đôi khi bị tăng cao đáng kể do các tụ lọc có trong thiết bị điện
tử (thiết bị tự động, IT và hệ thống làm việc dựa trên máy tın
́ h, v.v).
ca.0.5 s
Khi thiếu các dữ liệu chı́ nh xác, dòng rò thường trực trong mạng điện hiện hữu có thể
F38 ước tı́ nh từ các giá trị sau, đo ở 230 V 50 Hz:
60% Đường dây một pha hoặc ba pha: 1.5 mA /100m
■ Sàn bị đốt nóng: 1mA / kW
■ Đầu nối máy Fax, máy in: 1 mA
Hình. F67 : Dạng sóng dòng quá độ chuẩn hóa 0.5 µs/100 kHz ■ Máy vi tıń h, phân xưởng: 2 mA
■ Máy photo: 1.5 mA
Vı̀ các RCD tuân theo tiêu chuẩn IEC và tiêu chuẩn của nhiều quốc gia khác, thực tế có
U thể hạn chế tác động nhầm của các RCD bằng cách chia mạch điện thành mạch phụ
nhằm giới hạn dòng rò thường trực xuống mức thấp hơn hoặc bằng 0.25 IΔn.
Đối với trường hợp rất đặc biệt, như kéo dài thêm hoặc thay mới từng phần trong mạng
Umax
nối đất IT, cần phải có tư vấn của nhà chế tạo.
Thành phần tần số cao (sóng hài, quá độ, v.v) được tạo ra bởi nguồn cấp cho máy tı́ nh,
chı̉nh lưu, động cơ có bộ điều chı̉nh tốc độ, hệ thống chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang
và ảnh hưởng của việc đóng cắt thiết bị công suất cao, các nhánh bù công suất phản
0.5U kháng.
Một phần của các dòng điện tần số cao này có thể chạy xuống đất thông qua các điện
dung ký sinh. Mặc dù không gây nguy hiểm đối với người sử dụng, những dòng điện
này có thể là nguyên nhân khiến các thiết bị chống dòng rò tác động sai .
t Hiện tượng quá độ
1.2 s 50 s
Dòng quá độ ban đầu của các điện dung nói trên làm tăng cao thành phần tần số cao
trong khoảng thời gian rất ngắn, như mô tả trên Hın
̀ h F67.
Hình. F68 : Dạng sóng áp quá độ chuẩn hóa 1.2/50 µs Sự xuất hiện bất ngờ của điểm chạm đất thứ nhất trong sơ đồ nối đất IT cũng gây nên
dòng quá độ rò xuống đất ở tần số cao, do điện áp pha - đất của hai pha không bị sự
cố bị tăng đột ngột thành điện áp dây.
I Các dạng quá áp thông thường
Mạng điện thường bị quá áp do bị sét đánh hoặc đột ngột thay đổi điều kiện vận hành
1 (sự cố, cầu chı̀ đứt, đóng cắt, v.v).
Những thay đổi đột ngột này thường gây nên quá điện áp quá độ lớn và dòng trong
0.9
mạch cảm và mạch dung. Các ghi nhận cho thấy, trong mạng hạ thế, quá điện áp
thường ở mức thấp hơn 6 kV, có thể biểu diễn điện áp này theo dạng sóng xung gần
đúng 1.2/50 μs (xem Hình F68).

0.5 Các hiện tượng quá áp này làm tăng dòng quá độ, dạng dòng quá độ này có thể
biểu diễn bằng sóng xung gần đúng 8/20 μs, có trị đı̉nh vài chục Ampe (xem Hình
F69). Dòng quá độ chạy vào đất thông qua điện dung của mạng điện .
0.1 Dòng sự cố thành phần một chiều tắt dần
t Loại AC, A, B
Tiêu chuẩn IEC 60755 (Những yêu cầu chung đối với thiết bị bảo vệ tác động theo
dòng rò) định nghĩa ba loại RCD phụ thuộc vào những đặc tı́ nh của dòng sự cố:
■ Loại AC
RCD đảm bảo cắt đối với dòng rò xoay chiều hı̀nh sin.
Hình. F69 : Dạng sóng dòng xung chuẩn hóa 8/20 µs ■ Loại A
RCD đảm bảo cắt đối với:
□ Dòng rò xoay chiều hı̀nh sin,
□ Dòng rò dạng xung một chiều,
F - Bảo vệ chống điện giật 8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

■ Loại B
RCD đảm bảo cắt:
□ Giống loại A,
□ Dòng rò thuần một chiều gây ra bởi mạch chın ̉ h lưu ba pha.
Nơi rất lạnh: trường hợp nhiệt độ trên - 5 °C, rơ le loại điện cơ có độ nhạy rất cao
trong RCD có thể bị "dı́ nh chặt" do hiện tượng hóa đông.
Thiết bị loại “Si” có thể vận hành ở nhiệt độ thấp hơn đến - 25 °C.
Không khı́ có tập trung nhiều hóa chất hoặc bụi: các hợp kim đặc biệt được sử
dụng để chế tạo RCD tránh mối nguy hiểm do bị ăn mòn. Bụi cũng có thể làm phần
cơ bị kẹt không di chuyển được.
Xem thêm các biện pháp thực hiện phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm được định
nghĩa theo các tiêu chuẩn ở Hı̀nh F70.
Các qui định định nghıã việc chọn biện pháp bảo vệ chống chạm đất và cách lắp đặt
chúng. Các văn bản tham khảo chın ́ h như:
■ Tiêu chuẩn IEC 60364-3: F39
□ Văn bản này phân loại (AFx) các ảnh hưởng ngoài gây ra sự ăn mòn hoặc chất
bám do ô nhiễm.
□ Xác định vật liệu được chọn sử dụng phụ thuộc vào mức ảnh hưởng cao nhất.

Mạng bị nhiễu Bảo vệ chống SiE **** SiE *** SiE ***
dòng rò miễn bảo vệ chống bảo vệ chống bảo vệ chống
nhiễm cực cao dòng rò dòng rò dòng rò
Loại A nếu **** + +
Ảnh hưởng của Bảo vệ chống Bảo vệ phụ Bảo vệ phụ
mạng điện dòng rò miễn tương thích tương thích
nhiễm tiêu chuẩn (gắn trong tủ (gắn trong tủ
Loại AC hoặc làm hoặc làm
thành khối) thành khối) +
chịu được áp
Mạng không bị
suất cao
nhiễu

AF1 AF2 AF3 AF4


■ Các ảnh hưởng ■ Các ảnh hưởng ■ Các ảnh ■ Các ảnh
bên ngoài : bên ngoài : hưởng bên hưởng bên
có thể bỏ qua, có sự ăn mòn ngoài: từng đợt ngoài :
hoặc không khı́ hoặc tın
̀ h cờ bị thường xuyên
có yếu tố ô ảnh hưởng của bị ăn mòn hoặc
nhiễm, các hóa chất ô nhiễm do hóa
thông thường, chất
■ Đặc tın ́ h của ■ Đặc tın ́ h của ■ Đặc tın ́ h của ■ Đặc tıń h của
thiết bị: thông thiết bị: vı́ dụ thiết bị: bảo vệ thiết bị: nghiên
thường. chịu được hơi chống ăn mòn . cứu đặc biệt tùy
muối hoặc không loại sản phẩm.
khı́ ô nhiễm.

Vı́ dụ các địa điểm ngoài trời Những ảnh hưởng bên ngoài
Công việc có liên quan sắt và thép. Sự hiện diện của lưu huỳnh, hơi lưu huỳnh,
hyđro sulfua H2S.
Du thuyền, thương cảng, thuyền, bờ biển, xưởng Không khí có muối, độ ẩm ngoài
trời, nhiệt độ thấp.
tàu hải quân.
Bể bơi, bệnh viện, thực phẩm và nước giải khát. Hợp chất khử trùng bằng clo.

Hóa dầu. Hyđro, khí cháy, nitơ oxit (NOx).


Trại chăn nuôi, bãi rác. Hyđro sulfua H2S.

Hình. F70 : Phân loại ảnh hưởng ngoài theo tiêu chuẩn IEC 60364-3
F - Bảo vệ chống điện giật
8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

Mức độ miễn nhiễm đối với nhiễu của thiết bị chống dòng rò của Merlin Gerin
Merlin Gerin có các loại RCD khác nhau cho phép bảo vệ chống chạm đất thıć h nghi
với từng ứng dụng. Bảng dưới đây chı̉ ra các chọn lựa có thể áp dụng phù hợp với
từng loại nhiễu có thể xảy ra tại các điểm của mạng điện.

Loại thiết bị Cắt nhầm Không tác động


Dòng rò tần Dòng sự cố Nhiệt độ thấp Ăn mòn
số cao (giảm tới Bụi
Chı̉nh lưu Dòng thuần -25°C)
xoay chiều một chiều

AC ■
A ■ ■ ■
SI
F40 ■■■ ■ ■
SiE ■■■ ■ ■ ■
B ■■■ ■ ■ ■

Hình. F71 : Mức độ miễn nhiễm của RCD hãng Merlin Gerin

Ngăn ngừa tác động nhầm:


RCD loại Si/SiE được thiết kế để tránh tác động nhầm hoặc không tác động do các
phần tử mạng điện bị ô nhiễm, do ảnh hưởng của hiện tượng sét, dòng điện tần số
cao, sóng RF, v.v. Hın
̀ h F72 chỉ ra mức kiểm tra khả năng chịu đựng của các
loại RCD.

Loại nhiễu Dạng sóng chuẩn Mức miễn nhiễm


dùng kiểm tra
Multi9:
ID-RCCB, DPN Vigi, Vigi C60,
Vigi C120, Vigi NG125
Loại SI / SiE
Nhiễu dạng liên tục
Sóng hài 1 kHz Dòng rò xuống đất = 8 x I∆n
Nhiễu quá độ
Quá điện áp cảm ứng do sét Xung 1.2 / 50 µs 4.5 kV giữa các dây dẫn
(IEC/EN 61000-4-5) 5.5 kV / đất
Dòng cảm ứng do sét Xung 8 / 20 µs 5 kA đın
̉ h
(IEC/EN 61008)
Dòng sét gián tiếp, quá độ 0.5 µs / 100 kHz “ring 400 A đın
̉ h
đóng cắt wave ”
(IEC/EN 61008)
Chống sét van phıá tải Xung 10 ms 500 A
hoạt động, đóng tải dung
Tương hợp điện từ
Đóng cắt tải cảm (như đèn Xung lặp lại (IEC 4 kV / 400 kHz
huỳnh quang, động cơ, v.v) 61000-4-4)
Đèn huỳnh quang, mạch Sóng RF 66 mA (15 kHz tới 150 kHz)
điều khiển thyristor, v.v. (IEC 61000-4-6) 30 V (150 kHz tới 230 MHz)
Sóng Radio (RF) (TV& Sóng Radio (RF) tần 30 V / m
radio, phát thanh, viễn số 80 MHz to 1 GHz
thông, etc.) (IEC 61000-4-3)

Hình. F72 : Kiểm tra mức miễn nhiễm của RCD hãng Merlin Gerin ứng với các trường hợp có
thể cắt nhầm
F - Bảo vệ chống điện giật
8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

Những khuyến cáo liên quan tới việc lắp đặt RCD có biến dòng
hın
̀ h xuyến rời
Bộ phận phát hiện dòng rò là một mạch từ khép kın ́ (thường hın
̀ h tròn) có độ từ
thẩm rất cao, trên mạch từ có quấn các cuộn dây, toàn bộ tạo thành một biến
dòng hın
̀ h xuyến (dạng vòng kín).
Do có độ từ thẩm cao, chı̉ cần một độ lệch nhỏ về sự đối xứng của các dây
dẫn đi qua lõi, hoặc do vật liệu sắt từ gần đó (tủ thép, khung các loại, v.v) có
thể đủ để ảnh hưởng đến sự cân bằng lực từ, hoặc khi dòng tải tăng rất lớn
(dòng khởi động động cơ, dòng từ hóa tăng vọt khi đóng máy biến áp, v.v) sẽ
khiến RCD cắt không mong muốn.
Trừ phi có những biện pháp đặc biệt được áp dụng, tı̉ số giữa dòng tác động
và dòng pha tải lớn nhất Ιph (max) thường nhỏ hơn 1/1.000.
Giới hạn này có thể được tăng lên một cách đáng kể (nghıã là các phản ứng có
thể bị vô hiệu hóa) bằng các biện pháp thıć h hợp như ở Hın
̀ h F73 và tổng kết
ở Hın
̀ h F74.
F41

L = hai lần vòng kính của vòng từ hình xuyến

Hình. F73 : Ba biện pháp giảm tı̉ số ∆Ιn/Ιph (max)

Biện pháp Đường kın


́ h Hệ số giảm độ
(mm) nhạy
Trung tâm hóa cẩn thận cáp đi qua lõi từ hın
̀ h 3
Tăng kıć h thước lõi từ hın
̀ h ø 50 → ø 100 2
xuyến xuyến ø 80 → ø 200 2
ø 120 → ø 300 6
Sử dụng màn chắn bằng ống thép hay sắt mềm ø 50
■ Độ dầy 0.5 mm ø 80
■ Dài 2 x đường kıń h trong của lõi từ hıǹ h xuyến ø 120
■ Bao quanh toàn bộ dây dẫn và trùm phủ lõi từ ø 200 2
cả hai đầu
Những biện pháp này có thể được kết hợp với nhau. Bằng cách đặt cáp ở đúng chın ́ h giữa
của lõi tròn đường kıń h 200 mm, trong khi chı̉ cần lõi đường kın
́ h 50 mm, và dùng màn
chắn, tı̉ số 1/1.000 sẽ trở thành 1/30.000.

Hình. F74 : Các biện pháp làm giảm tı̉ số IΔn/Iph (max)
F - Bảo vệ chống điện giật
8 Thiết Bị Chống Dòng Rò (RCDs)

Chọn các đặc tính của CB chống dòng rò


(RCCB - IEC 61008)
Dòng định mức
Dòng định mức của một RCCB được chọn theo dòng tải lớn nhất chạy qua mạch.
■ Nếu RCCB được mắc nối tiếp phıa ́ dưới một CB, dòng định mức của hai thiết
bị này sẽ giống nhau, vı́ dụ In ≥ In1 (xem Hình F75a)
■ Nếu RCCB được đặt phıa ́ trên của một nhóm mạch, mỗi mạch được bảo vệ bằng
a b CB như trên Hın ̀ h F75b, dòng định mức của RCCB sẽ được cho bởi công thức sau :
In ≥ ku x ks (In1 + In2 + In3 + In4)

In1 Yêu cầu về khả năng chịu đựng lực điện động
Phải đặt thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch (SCPD (Short-Circuit Protective Device))
In phıa ́ nguồn, nhưng cần chú ý ở nơi có RCCB được đặt trong cùng tủ phân phối (phù
hợp với tiêu chuẩn liên quan) với CB (hoặc cầu chı)̀ bảo vệ mạch phıa
́ dưới, thiết bị
F42 In
bảo vệ chống ngắn mạch (SCPD) của các mạch ngõ ra này cần được lựa chọn tương
thıć h. Cần phải phối hợp giữa RCCB và SCPD, và các nhà sản xuất thường cung cấp
bảng phối hợp giữa RCCB và CB hoặc cầu chı̀ (xem Hın ̀ h F76).
In1 In2 In3 In4

Hình. F75 : CB chống dòng rò (RCCBs)

Phối hợp giữa CB và RCCB – dòng Isc (hiệu dụng) tối đa (kA)

CB phıa ́ nguồn DT40 DT40N C60N C60H C60L C120N C120H NG125N NG125H
RCCB 2P I 20A 6.5 6.5 6.5 6.5 6.5 3 4.5 4.5 4.5
phıa
́ tải 230V IN-A 40A 6 10 20 30 30 10 10 15 15
IN-A 63A 6 10 20 30 30 10 10 15 15
I 100A 15 15 15
4P I 20A 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 2 3 3 3
400V IN-A 40A 6 10 10 15 15 7 7 15 15
IN-A 63A 6 10 10 15 15 7 7 15
NG 125NA 10 16 25 50

Phối hợp giữa RCCB và cầu chı̀ – dòng Isc (hiệu dụng) tối đa (kA)
Cầu chı̀ gG phıa
́ nguồn 20A 63A 100A 125A
RCCB 2P I 20A 8
phıa
́ tải 230V IN-A 40A 30 20
IN-A 63A 30 20
I 100A 6
4P I 20A 8
400V IN-A 40A 30 20
IN-A 63A 30 20
NG 125NA 50

Hình. F76 : Bảng phối hợp tiêu biểu của nhà sản xuất đối với RCCB, CB, và cầu chı̀ (sản phẩm của Merlin Gerin)
CHƯƠNG G
Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn

Nội dung
Khái niệm chung

1
G2
1.1 Phương pháp luận và định nghĩa G2
1.2 Các nguyên lý bảo vệ quá dòng G4
1.3 Các giá trị thực tiễn cho sơ đồ bảo vệ G4
1.4 Vị trí đặt các thiết bị bảo vệ G6
1.5 Dây dẫn mắc song song G6

2
Phương pháp thực tế xác định tiết diện nhỏ nhất cho G7
phép của dây dẫn
2.1 Khái niệm chung G7
2.2 Phương pháp tính toán chung đối với cáp G7
2.3 Đề xuất phương pháp tính toán đơn giản đối với cáp G16
2.4 Hệ thống thanh dẫn cáp G18

3
Xác định độ sụt áp G20
3.1 Độ sụt áp lớn nhất G20
3.2 Tính toán độ sụt áp ở điều kiện ổn định của tải G21 G1

4
Tính dòng ngắn mạch G24
4.1 Tính toán dòng ngắn mạch tại thanh cái hạ áp của máy biến áp G24
phân phối trung/hạ
4.2 Tính toán dòng ngắn mạch 3 pha (lsc) tại điểm bất kỳ của lưới
hạ thế
4.3 Xác định dòng ngắn mạch lsc theo dòng ngắn mạch tại đầu dây G28
4.4 Dòng ngắn mạch của máy phát hoặc bộ biến tần G29

5
Các trường hợp đặc biệt của dòng ngắn mạch G30
5.1 Tính toán mức nhỏ nhất của dòng ngắn mạch G30
5.2 Kiểm tra khả năng chịu nhiệt của cáp trong điều kiện ngắn mạch G35

Dây nối đất bảo vệ (PE) G37

6 6.1 Cách mắc và lựa chọn dây


6.2 Kích cỡ của dây
G37
G38
6.3 Dây bảo vệ giữa biến áp phân phối và tủ phân phối chính (TPPC) G40
6.4 Dây đẳng thế G41

7
Dây trung tính G42
7.1 Kích cỡ dây trung tính G42
7.2 Bảo vệ dây trung tính G42
7.3 Đứt dây trung tính G44
7.4 Cách ly dây trung tính G44

8
Ví dụ áp dụng tính toán chọn cáp G46
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
1 Khái Niệm Chung

1.1 Phương pháp luận và định nghĩa


Các thành phần của mạch điện và hệ thống bảo vệ Phương pháp luận (xem Hình G1 )
được xác định sao cho thỏa các điều kiện ràng Theo phân tích sơ bộ các yêu cầu lắp đặt điện như đã mô tả ở chương B phần 4,
buộc khi vận hành ở chế độ bình thường và không việc khảo sát hệ thống cáp (1) và bảo vệ cho nó cần được thực hiện từ điểm khởi
bình thường đầu của lưới hạ thế, qua các bậc trung gian cho tới các mạch điện cuối cùng.
Hệ thống cáp và bảo vệ tại mỗi cấp cần thỏa đồng thời các điều kiện đảm bảo cho
một lưới điện an toàn và tin cậy, nghĩa là :
■ Có khả năng mang tải lớn nhất và chịu được quá tải bình thường trong thời gian
ngắn.
■ Không gây giảm áp mạnh trong những trường hợp như khởi động động cơ v.v.
Hơn thế nữa, các thiết bị bảo vệ (CB hay cầu chì) cần phải:
■ Bảo vệ cáp và thanh góp ở mọi cấp khỏi quá dòng, bao gồm cả dòng ngắn mạch
■ Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp, đặc biệt trong hệ thống nối đất TN và IT, khi
chiều dài mạch điện có thể hạn chế biên độ của dòng ngắn mạch, do đó làm
chậm trễ sự ngắt mạch tự động (cần nhớ là lưới điện có nối đất kiểu TT cần được
bảo vệ ở đầu nguồn bằng các RCD có dòng định mức 300mA).
Tiết diện dây dẫn được xác định theo phương pháp chung được mô tả ở mục 1.2
của chương này. Ngoài phương pháp này, một vài tiêu chuẩn quốc gia có thể dùng
G2 để xác định tiết diện bé nhất thỏa độ bền cơ. Một vài phụ tải đặc biệt (được mô tả
ở chương N) đòi hỏi các dây dẫn cấp điện lớn hơn và do vậy bảo vệ mạch cũng sẽ
được thay đổi.

Công suất yêu cầu:


- kVA cần cung cấp
- Dòng làm việc lớn nhất IB

Lựa chọn kích cỡ dây dẫn:


- Lựa chọn loại dây dẫn và cách điện
- Lựa chọn phương pháp lắp đặt
- Xác định các hệ số hiệu chỉnh trong các
điều kiện môi trường khác nhau.
- Xác định tiết diện cắt ngang của dây dẫn
sử dụng các bảng về khả năng mang dòng điện.

Kiểm tra độ sụt áp lớn nhất:


- Trong điều kiện bình thường
- Trong điều kiện khởi động động cơ

Tính toán dòng ngắn mạch:


- Công suất ngắn mạch tại đầu nguồn
- Dòng ngắn mạch lớn nhất
- Dòng ngắn mạch nhỏ nhất tại cuối đường dây

Lựa chọn thiết bị bảo vệ:


- Dòng định mức của thiết bị bảo vệ
- Khả năng cắt ngắn mạch của thiết bị bảo vệ
- Thực hiện việc ghép tầng
- Kiểm tra bảo vệ chọn lọc

Hình G1 : Sơ đồ xác định kích cỡ dây và định mức thiết bị bảo vệ với 1 mạch cho trước

(1) Khái niệm “hệ thống ‘cáp’” ở chương này bao gồm các
dây dẫn bọc cách điện kể cả cáp 1 lõi, nhiều lõi và dây cách
điện vv...
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
1 Khái Niệm Chung

Định nghĩa
Dòng làm việc lớn nhất: IB
■ Ở cấp cuối cùng của mạch điện, dòng này thích ứng với công suất định mức
kVA của tải. Trong trường hợp khởi động động cơ hoặc tải có dòng điện khởi động
lớn, đặc biệt khi tần số khởi động đáng kể (như thang máy, máy hàn điểm kiểu
biến trở, v.v.), cần phải tính đến hiệu ứng tích lũy nhiệt do quá dòng. Khi ấy cả dây
dẫn và rơle nhiệt đều bị ảnh hưởng.
■ Tại các cấp cao hơn của mạch điện, dòng này sẽ thích ứng với số kVA được
tính qua các hệ số đồng thời và sử dụng (ks và ku) như ở Hình G-2.

Tủ phân
phối chính

Tích của hệ số đồng thời ks


và hệ số sử dụng ku:
G3

Tủ phân
phối phụ

Dòng làm việc bình


thường của động cơ
50 A

Hình G2 : Tính toán dòng làm việc lớn nhất ΙB

Dòng cho phép lớn nhất: Ιz


Đây là giá trị lớn nhất của dòng mà dây dẫn có thể tải được vô hạn định và
không làm giảm tuổi thọ làm việc. Với tiết diện đã cho, dòng này phụ thuộc
vào các thông số sau:
■ Kết cấu của cáp và đường dẫn cáp (dây Cu hoặc Al; cách điện PVC hoặc EPR;
số dây làm việc)
■ Nhiệt độ môi trường
■ Phương pháp lắp đặt
■ Ảnh hưởng của mạch điện kề nhau
Quá dòng
Quá dòng của tải xảy ra khi dòng vượt quá dòng làm việc lớn nhất ΙB của nó.
Nếu như sự cố hỏng dây dẫn (và thiết bị khi quá dòng sinh ra do hỏng hóc các bộ
phận của nó) nhất thiết phải được loại bỏ, thì dòng này cần phải được cắt với tốc
độ phụ thuộc vào biên độ của dòng.
Quá dòng trong thời gian tương đối ngắn có thể xảy ra trong điều kiện vận hành
bình thường. Có hai dạng quá dòng cần được phân biệt:
■ Quá tải
Quá tải xảy ra trong các mạch điện vận hành bình thường, ví dụ, do một vài tải
vận hành ngắn hạn cùng một thời điểm: khởi động động cơ... Nếu những điều này
duy trì trong khoảng thời gian lớn hơn thời gian nào đó (phụ thuộc vào ngưỡng đặt
của rơle hoặc định mức của cầu chì) thì mạch điện có thể bị ngắt.
■ Ngắn mạch
Dòng ngắn mạch sinh ra do hư hỏng cách điện giữa các dây pha hoặc giữa dây
pha và đất (ở hệ thống có trung tính nối đất qua điện trở nhỏ) như:
- Ngắn mạch 3 pha (có hoặc không chạm trung tính hoặc chạm đất).
- Ngắn mạch 2 pha (có hoặc không chạm trung tính hoặc đất).
- Ngắn mạch một pha chạm trung tính hoặc đất.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
1 Khái Niệm Chung

1.2 Nguyên lý bảo vệ quá dòng


Các thiết bị bảo vệ thường đặt ở đầu của mạch điện (xem Hình G3 và Hình G4).
■ Chúng sẽ cắt dòng trong khoảng thời gian nhỏ hơn giá trị cho theo đặc tuyến Ι2t
của cáp
■ Nhưng lại cho phép dòng ΙB chạy vô hạn định
Sau khi có dòng ngắn mạch chạy qua dây dẫn trong khoảng thời gian nhỏ hơn 5s,
các đặc tính của dây dẫn cách điện có thể được xác định gần đúng theo công thức
Ι2t = k2 S2. Công thức này chỉ ra rằng lượng nhiệt năng cho phép sinh ra sẽ tỉ
lệ thuận với tiết diện của dây dẫn.
Trong công thức trên
t: Thời gian dòng ngắn mạch chạy qua (s)
S: Tiết diện của dây cách điện (mm2)
Ι: Dòng ngắn mạch (A)
k: Hằng số đặc trưng của dây cách điện (giá trị k2 được cho ở Hình G52 )
Với dây dẫn đã cho, dòng cho phép lớn nhất sẽ thay đổi phụ thuộc vào môi trường.
Ví dụ, với nhiệt độ môi trường cao (θa1 > θa2), dòng Ιz1 sẽ nhỏ hơn Ιz2 (xem Hình
G5). Với θ là nhiệt độ
Chú ý:
G4 □ ΙSC: Dòng ngắn mạch 3 pha
□ ΙSCB: Khả năng cắt định mức dòng ngắn mạch 3 pha của CB
□ Ιr (hoặc Ιrth)(1): chỉ dòng định mức có thể điều chỉnh của CB. Ví dụ: CB có dòng
Dòng tải danh định 50A có thể chỉnh định theo dãy bảo vệ, nghĩa là có mức dòng thao tác
lớn nhất Đặc tuyến I2t qui ước tương tự như CB 30A ( Xem Hình G6)
của cáp
1.3 Các giá trị thực tiễn cho sơ đồ bảo vệ
Các phương pháp sau dựa trên các qui tắc theo tiêu chuẩn của IEC và được sử
dụng ở rất nhiều quốc gia.
Quá tải
tạm thời Đặc tuyến tác Qui tắc chung
động của CB
Các thiết bị bảo vệ ( CB hoặc cầu chì ) sẽ tác động đúng khi:
■ Dòng định mức hoặc trị số đặt In của chúng lớn hơn dòng làm việc lớn nhất ΙB
nhưng nhỏ hơn dòng cho phép Ιz, có nghĩa là: ΙB ≤ Ιn ≤ Ιz tương ứng với vùng "a"
ở Hình G6
■ Dòng thao tác qui ước Ι2 cần nhỏ hơn 1.45 Ιz tương ứng với vùng "b" ở Hình G6
Is Ir Iz ISCB ICU Thời gian tác động có thể là một hoặc hai giờ tùy thuộc vào tiêu chuẩn địa phương
và giá trị thực của Ι2. Đối với cầu chì sẽ tác động theo thời gian định trước theo
Hình G3 : Mạch bảo vệ bằng CB dòng Ι2 (còn gọi là Ιf )
■ Dòng cắt cho phép lớn nhất của máy cắt sẽ lớn hơn dòng ngắn mạch 3 pha tại
điểm có đặt thiết bị bảo vệ. Tương ứng với vùng "c" ở Hình G6.

I2t đặc tuyến


của cáp

Đặc tuyến
cầu chì

Quá tải
tạm thời

I
IB Ir cIz Iz

Hình G4 : Bảo vệ mạch bằng cầu chì

Hình G5 : Đặc tuyến Ι2t của dây bọc cách điện ở hai nhiệt độ môi trường khác nhau

(1) Cả hai ký hiệu thường được dùng cho các tiêu chuẩn khác nhau.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 1 Khái Niệm Chung

Tải Cáp

D Iz
òn ất
g
tả nh
il n
ớn lớ Iz
c
nh vi
ệ 45
ất 1.
mi
Ib là
g
òn
D

IR IZ 1.45 IZ ISC

In I2 ISCB
Vùng a
Vùng b Vùng c

ắn
I2
c ặ

ng
c
Ir ho

ướ

g
G5
nh n

òn
y
đị c I

qu

a td
h ứ
ỉn m

ph cắ
c

ch ịnh

h ức
ao
ng đ

ạc m
th
dò òng

3
m ịnh
g
òn
D

Đ
D

ΙB ≤ ln ≤ Iz vùng "a"
Thiết bị bảo vệ Ι2 ≤ 1.45 Ιz vùng "b"
ΙSCB ≥ ISC vùng ''c''

Hình G6 : Các mức dòng để xác định đặc tính của CB hay cầu chì

Ứng dụng
■ Bảo vệ bằng máy cắt (CB)
Do độ chính xác cao, dòng Ι2 luôn nhỏ hơn 1.45 Ιn (hoặc 1.45 Ιr) nên điều kiện
Ι2 ≤ 1.45 Ιz (được ghi chú ở “các qui tắc chung” ở trên ) luôn được tuân thủ.
□ Trường hợp đặc biệt
Nếu CB không có bảo vệ quá tải, nhất thiết phải đảm bảo tính hoạt động đúng
của các thiết bị bảo vệ quá dòng khi dòng ngắn mạch đạt giá trị bé nhất. Trường
Tiêu chuẩn cho CB: hợp này sẽ được xem xét kỹ lưỡng ở mục 5.1.
ΙB ≤ Ιn ≤ Ιz and ΙSCB ≥ ΙSC. ■ Bảo vệ bằng cầu chì
Điều kiện Ι2 ≤ 1.45 Ιz cần được chú ý, Ι2 chính là dòng chảy của cầu chì và bằng
k2 x In (k2 có giá trị từ 1.6 đến 1.9) tùy vào từng loại cầu chì.
Hệ số k3 được tính bởi (k3 = k2 ) trong đó Ι 2 ≤ 1.45 Ι z
1.45
và phải thỏa điều kiện: Ιn ≤ Ιz/k3.

Đối với cầu chì loại gG:


Tiêu chuẩn cho cầu chì: Ιn < 16 A → k3 = 1.31
ΙB ≤ Ιn ≤ Ιz/k3 and ΙSCF ≥ ΙSC. Ιn ≥ 16 A →k3 = 1.10
Ngoài ra, khả năng cắt ngắn mạch của cầu chì ΙSCF cần lớn hơn dòng ngắn mạch 3
pha tại chỗ đặt cầu chì.
■ Phối hợp các thiết bị bảo vệ
Việc sử dụng các thiết bị có khả năng cắt dòng sự cố nhỏ hơn dòng sự cố tại chỗ
đặt thiết bị sẽ được IEC và nhiều tiêu chuẩn quốc gia khác cho phép trong các điều
kiện sau:
□ Tồn tại các thiết bị bảo vệ đặt ở phía trước với khả năng cắt ngắn mạch cần thiết;
□ Lượng năng lượng được phép đi qua các thiết bị phía trước sẽ nhỏ hơn của các
ở phía sau và không làm hư hỏng các dây dẫn cùng các thiết bị điện khác có liên
quan.
Trên thực tế những điều này được sử dụng ở:
□ Tổ hợp CB/ cầu chì
□ Trong các kỹ thuật mắc kiểu "ghép tầng", khi mà một vài CB có khả năng hạn
chế ngắn mạch cao sẽ giảm bớt các điều kiện khắc nghiệt của ngắn mạch ở phía
sau.
Một vài sự phối hợp như vậy đã được thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm và
được giới thiệu trên một vài catalogue của nhà sản xuất
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
1 Khái Niệm Chung

1.4 Vị trí đặt các thiết bị bảo vệ


Qui tắc chung (xem Hình G7a)
Các thiết bị bảo vệ nói chung thường được đặt ở điểm đầu của mỗi mạch nơi xảy ra
dòng ngắn mạch lớn nhất .

Các vị trí có thể đặt thiết bị bảo vệ (xem Hình G7b)


Các thiết bị bảo vệ có thể đặt dọc theo mạch :

■ Nếu AB không đặt ở vùng dễ cháy, và


■ Nếu không có rẽ nhánh hoặc ổ cằm ngoài trên AB
Các thiết bị bảo vệ nói chung sẽ được đặt Có 3 trường hợp thường dùng :
ở đầu của mỗi mạch. ■ Trường hợp (1) :
□ AB 3 ≤, và
□ AB được đặt để giảm thiểu khả năng ngắn mạch (ví dụ dây dẫn làm bằng thép đặc)
■ Trường hợp (2) :
□ Thiết bị bảo vệ phía trước P1 sẽ bảo vệ AB khỏi ngắn mạch tương ứng với mục 5.1
■ Trường hợp (3)
□ Bảo vệ quá tải (S) được đặt cạnh tải rất tthích hợp cho mạch động cơ. Thiết bị này
G6 bao gồm thiết bị điều khiển (khởi động và ngắt) và bảo vệ quá tải của động cơ. Còn
SC (bảo vệ ngắn mạch) có thể là CB hoặc cầu chì dạng aM
□ Bảo vệ ngắn mạch (SC) được đặt ở đầu mạch theo quy định ở mục 5.1

Mạch điện không có bảo vệ (xem Hình G7c)


a
Hoặc
P ■ Thiết bị bảo vệ P1 được định cỡ để bảo vệ cáp S2 khỏi quá tải và ngắn mạch
Hoặc là :
■ Khi cắt mạch sẽ tạo nên nguy hiểm, như trong các trường hợp sau :
□ Mạch kích từ của máy điện quay
□ Mạch nam châm của thang cuốn lớn
P2 P3 P4 □ Mạch thứ cấp của biến dòng
Khi ấy không cho phép sự mất điện và việc bảo vệ dây lúc này chỉ đóng vai trò thứ cấp.
50 mm2 10 mm2 25 mm2

1.5 Dây dẫn mắc song song


b
Các dây dẫn cùng tiết diện, chiều dài và được chế tạo từ cùng loại vật liệu có thể được
P1
mắc song song.
A
Dòng điện cho phép là tổng của các dòng cho phép của các dây riêng biệt, có tính đến
Thiết bị bảo vệ
<3m hiệu ứng tác động nhiệt lẫn nhau, cách thức lắp đặt ....
sc ngắn mạch
Bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch trên cáp song song cần chú ý:
B B Thiết bị
■ Cần bảo vệ bổ sung chống hư hỏng cơ và chống ẩm.
s bảo vệ ■ Đường ống cáp cần tránh đặt gần vật liệu dễ cháy.
P2 B quá
P3

Trường Trường Trường


hợp (1) hợp (2) hợp (3)

c
P1: C60 chỉnh định15A

2.5mm2

S2:
1.5 mm2

Hình G7 : Vị trí đặt các thiết bị bảo vệ


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

2.1 Khái niệm chung


Đối với việc tính toán của cáp, ta tuân theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52, bao gồm
“Phương thức lắp đặt điện của tòa nhà - Mục 5-52: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị
điện - Hệ thống đi dây”.

Bảng tóm tắt của tiêu chuẩn này được trình bày dưới đây, trong đó chỉ đưa ra
các phương thức lắp đặt phổ biến nhất. Khả năng mang dòng điện của dây dẫn
trong các trường hợp khác nhau được trình bày ở phụ lục A của tiêu chuấn
này. Phương pháp tính toán đơn giản nhất được đề xuất trong bảng của phụ
lục A liên quan đến phụ lục B của tiêu chuẩn.

2.2 Phương pháp tính toán chung đối với cáp


Các phương thức lắp đặt đối với các loại dây dẫn và cáp
khác nhau
Các phương thức lắp đặt khác nhau được mô tả ở Bảng G8, đối với các loại
dây dẫn và cáp khác nhau.

G7

Dây dẫn và cáp Cách lắp đặt


Không cố Cáp móc Máng Đường ống cáp Ống dẫn Thang cáp Trên sứ
định xích nối cáp ( bao gồm cáp Khay cáp đỡ cáp
tiếp cáp đi ở chân tường, Côngxon cáp
trên trần nhà)
Dây dẫn trần – – – – – – + –
Dây dẫn cách điện – – + + + – + –
Cáp có Đa lõi + + + + + + 0 +
vỏ bọc
(bao gồm
vỏ bọc kim 1 lõi 0 + + + + + 0 +
loại )

+ Cho phép.
– Không cho phép
0 Không áp dụng hoặc không được sử dụng trong
thực tế

Bảng G8 : Lựa chọn hệ thống đi dây (Bảng 52-1 tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Các phương thức lắp đặt cho các trường hợp khác nhau:
Các phương thức lắp đặt khác nhau có thể được thực hiện trong nhiều
trường hợp khác nhau. Sự kết hợp này được mô tả như trong Bảng G9.
Các con số trong bảng này đề cập đến các hệ thống đi dây khác nhau.
(cũng có thể xem ở Hình G10)

Các trường hợp Phương thức lắp đặt


Không cố Cố định Máng cáp Đường ống cáp Ống dẫn Thang cáp Trên sứ
định (bao gồm cáp đi ở cáp Khay cáp, đỡ
chân tường, trên trần Côngxon cáp
nhà)
Chôn trong tường 40, 46, 0 15, 16, – 43 30, 31, 32, – –
15, 16 41, 42 33, 34
Đi trên máng cáp 56 56 54, 55 0 44, 45 30, 31, 32, – –
33, 34
Chôn trong đất 72, 73 0 70, 71 – 70, 71 0
Đi trong công trình 57, 58 3 1, 2, 50, 51, 52, 53 44, 45 0 – –
59, 60
G8
Đi nổi trên bề mặt – 20, 21 4, 5 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14 6, 7, 30, 31, 32, 36 –
22, 23 8, 9 33, 34
Đi trên không – – 0 10, 11 – 30, 31, 32 36 35
33, 34
Đi ngầm 80 80 0 – 0 0 – –
– Không cho phép.
0 Không áp dụng hoặc không được sử dụng trong thực tế

Bảng G9 : Sự lắp đặt hệ thống đi dây (Bảng 52-2 tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Một vài ví dụ về cách đi dây và các phương thức lắp đặt chuẩn
Để minh họa rõ hơn về cách đi dây và phương thức lắp đặt khác nhau, chúng ta
có thể xem ở Hình G10.
Một số cách đi dây chuẩn được định nghĩa (tương ứng với chữ cái từ A đến G),
trong đó các phương thức lắp đặt giống nhau được gom thành nhóm dựa vào
khả năng mang dòng điện của mỗi cách đi dây.

Mã số Phương thức lắp đặt Mô tả Phương thức lắp đặt chuẩn


được sử dụng dựa vào khả
năng mang dòng điện cho
phép

1 Dây dẫn cách điện hoặc cáp đơn lõi


đặt trong ống dây trong tường cách
điện chịu nhiệt.
Phòng

G9
2 Cáp đa lõi đặt trong ống dây trong A2
tường cách điện chịu nhiệt.

Phòng

4 Dây dẫn cách điện hoặc cáp đơn lõi


đặt trong ống dây đi trên tường gỗ
hoặc tường xây, hoặc có khoảng cách
nhỏ hơn 0,3 x đường kính ống dây
chứa nó.

5 Cáp đa lõi đặt trong ống dây đi trên tường B2


gỗ hoặc tường xây, hoặc có khoảng cách
nhỏ hơn 0,3 x đường kính ống dây chứa
nó.

20 Cáp đơn lõi hoặc cáp đa lõi: C


- Được cố định, hoặc có khoảng cách
nhỏ hơn 0,3 x đường kính của cáp tính
từ tường gỗ.

30 Đặt trên máng không khoan lỗ C


0.3 D e

0.3 D e

Hình G10 : Một vài ví dụ về các phương thức lắp đặt (một phần của Bảng 52-3 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52) (xem tiếp bảng này ở trang sau)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Phương thức lắp đặt chuẩn


Mã số Phương thức lắp đặt Mô tả
được sử dụng dựa vào khả
năng mang dòng điện cho
phép

31 0.3 De Đặt trên máng đục lỗ E hoặc F

0.3 De

36 Dây dẫn trần hoặc dây dẫn cách điện G


G10 đặt trên sứ

70 Cáp đa lõi đặt trong ống dây hoặc ống D


dẫn cáp đi trong đất

71 Cáp đơn lõi đặt trong ống dây hoặc ống


dẫn cáp đi trong đất

Hình G10 : Một vài ví dụ về phương thức lắp đặt (một phần của Bảng 52-3 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)

Nhiệt độ làm việc lớn nhất:


Khả năng mang dòng điện được cho trong bảng dưới đây được xác định để đảm bảo
sự chịu đựng về cách điện lớn nhất của vật liệu trong một khoảng thời gian cho phép.
Đối với các vật liệu cách điện khác nhau, nhiệt độ lớn nhất cho phép được cho
như trong Bảng G11.

Loại cách điện Nhiệt độ giới hạn °C


Nhựa dẻo (PVC) 70 đối với dây dẫn
Polyetylen liên kết ngang (XLPE) và cao su 90 đối với dây dẫn
etylen propylen (EPR)
Khoáng chất ( phủ bởi PVC hoặc để trần dễ tiếp xúc) 70 đối với vỏ bọc
Khoáng chất ( để trần nhưng không được tiếp xúc 105 đối với vỏ bọc
với vật liệu dễ cháy.)

Bảng G11 : Nhiệt độ làm việc lớn nhất đối với các loại cách điện khác nhau ( Bảng 52-4 theo
tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)

Hệ số hiệu chỉnh:
Khi tính đến ảnh hưởng của môi trường và các điều kiện lắp đặt khác nhau, các
hệ số hiệu chỉnh được đưa vào.
Tiết diện của cáp được xác định dựa vào dòng điện định mức của tải ΙB chia cho
các hệ số hiệu chỉnh, k1, k2, ...:
IB
I'=
B
k1⋅k2...

I’B là dòng điện tải hiệu chỉnh, nó tương đương với khả năng mang dòng điện của cáp.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

■ Nhiệt độ môi trường:


Khả năng mang dòng điện của cáp trong không khí dựa vào nhiệt độ trung
bình của không khí ở 30°C. Với các nhiệt độ khác, hệ số hiệu chỉnh được cho
ở Bảng G12 đối với các vật liệu cách điện PVC, EPR và XLPE.
Hệ số hiệu chỉnh này là k1.

Nhiệt độ môi trường °C Cách điện


PVC XLPE và EPR
10 1.22 1.15
15 1.17 1.12
20 1.12 1.08
25 1.06 1.04
35 0.94 0.96
40 0.87 0.91
45 0.79 0.87
50 0.71 0.82
55 0.61 0.76
60 0.50 0.71
65 - 0.65
70 - 0.58
G11
75 - 0.50
80 - 0.41

Bảng G12 : Hệ số hiệu chỉnh khi nhiệt độ môi trường khác 30°C được áp dụng để tính
toán khả năng mang dòng điện của cáp (Bảng A.52-14 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)

Khả năng mang dòng điện của cáp đi trong đất dựa vào nhiệt độ trung bình của
đất ở 20°C. Với các nhiệt độ khác, hệ số hiệu chỉnh được cho ở Bảng G13 đối
với các vật liệu cách điện PVC, EPR và XLPE .
Hệ số hiệu chỉnh này là k2.

Nhiệt độ của đất °C Cách điện


PVC XLPE và EPR
10 1.10 1.07
15 1.05 1.04
25 0.95 0.96
30 0.89 0.93
35 0.84 0.89
40 0.77 0.85
45 0.71 0.80
50 0.63 0.76
55 0.55 0.71
60 0.45 0.65
65 - 0.60
70 - 0.53
75 - 0.46
80 - 0.38

Bảng G13: Hệ số hiệu chỉnh khi nhiệt độ trong đất khác 20°C được áp dụng để tính toán
khả năng mang dòng điện của cáp đặt trong ống dây đi trong đât (Bảng A.52-15 theo tiêu
chuẩn IEC 60364-5- 52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

■ Nhiệt trở suất của đất


Khả năng mang dòng điện của cáp đi trong đất dựa vào điện trở suất của đất bằng
2.5 K.m/W. Đối với các giá trị khác, hệ số hiệu chỉnh được cho như ở Bảng G14. Hệ
số hiệu chỉnh này là k3.

Nhiệt trở suất, K.m/W 1 1.5 2 2.5 3


Hệ số hiệu chỉnh 1.18 1.1 1.05 1 0.96

Bảng G14 : Hệ số hiệu chỉnh đối với cáp đặt trong ống dây đi ngầm trong đất khi nhiệt trở
suất của đất khác 2.5 K.m/W được áp dụng để xác định khả năng mang dòng điện của cáp
theo phương thức lắp đặt D (Bảng A52.16 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)

Dựa vào kinh nghiệm, tồn tại quan hệ giữa đặc tính của đất và điện trở suất. Do đó,
chúng ta có được hệ số hiệu chỉnh k3 được đề xuất như ở Bảng G15, tùy theo tính
chất của đất.
G12

Tính chất của đất k3


Rất ướt (bão hòa) 1.21
Ướt 1.13
Ẩm 1.05
Khô 1.00
Rất khô 0.86

Bảng G15 : Hệ số hiệu chỉnh k3 theo tính chất của đất

■ Nhóm các dây dẫn hoặc cáp


Khả năng mang dòng điện được cho ở bảng dưới phụ thuộc vào số lượng dây
dẫn chứa trong một mạch đơn:
□ Hai dây dẫn cách điện hoặc hai cáp đơn lõi, hoặc một cáp hai lõi (áp dụng cho trường
hợp mạch một pha);
□ Ba dây dẫn cách điện hoặc ba cáp đơn lõi, hoặc một cáp ba lõi (áp dụng cho trường
hợp mạch ba pha).
Trường hợp có dây dẫn cách điện hoặc cáp đi cùng trong một nhóm, hệ
số suy giảm nhóm (được gọi là k4) sẽ được áp dụng.
Các ví dụ được trình bày từ Bảng G16 đến Bảng G18 cho các cấu trúc khác nhau
(gồm các cách lắp đặt, đi trên không hoặc đi trong đất).
Bảng G16 đưa ra các giá trị của hệ số hiệu chỉnh k4 cho các cấu trúc khác nhau
của dây dẫn hoặc cáp không chôn ngầm, đối với trường hợp nhóm nhiều hơn một
mạch hoặc cáp đa lõi.

Cách bố trí Số lượng mạch hoặc cáp đa lõi Phương thức lắp đặt
(Cáp đặt gần nhau ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 16 20
Bó cáp đi trên không hoặc đi 1.00 0.80 0.70 0.65 0.60 0.57 0.54 0.52 0.50 0.45 0.41 0.38 Phương thức A đến F
trên bề mặt, gắn vào hoặc
được bọc kín
Hàng đơn trên tường, nền nhà 1.00 0.85 0.79 0.75 0.73 0.72 0.72 0.71 0.70 Không có thêm hệ số Phương thức C
hoặc trên khay cáp không đục lỗ suy giảm khi nhiều
Hàng đơn được cố định 0.95 0.81 0.72 0.68 0.66 0.64 0.63 0.62 0.61 hơn chín mạch hoặc
dưới trần gỗ cáp đa lõi
Hàng đơn nằm ngang 1.00 0.88 0.82 0.77 0.75 0.73 0.73 0.72 0.72 Phương thức E và F
hoặc trên máng đứng

Hàng đơn trên thang cáp 1.00 0.87 0.82 0.80 0.80 0.79 0.79 0.78 0.78
hoặc trên chêm vv...

Bảng G16 : Hệ số suy giảm đối với nhóm có nhiều hơn một mạch hoặc nhiều hơn một cáp đa lõi (Bảng A.52-17 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Bảng G17 cho ta giá trị của hệ số hiệu chỉnh k4 đối với các cấu trúc khác nhau
của dây dẫn và cáp không chôn, cho trường hợp nhóm nhiều hơn một mạch của
cáp đơn lõi đi trên không.

Cách lắp đặt Số khay cáp Số lượng mạch ba pha Sử dụng như bội
số nhân cho định
mức đối với
1 2 3

Trên khay đục 31 Đặt sát nhau 1 0.98 0.91 0.87 Ba cáp được sắp
lỗ xếp theo phương
2 0.96 0.87 0.81 nằm ngang

20 mm 3 0.95 0.85 0.78

Trên khay đục 31 Đặt sát nhau 1 0.96 0.86 Ba cáp sắp xếp
lỗ thẳng đứng theo phương
2 0.95 0.84 thẳng đứng
225 mm

G13

Trên thang 32 1 1.00 0.97 0.96 Ba cáp sắp xếp


đỡ, trên chêm Đặt sát nhau theo phương
vv... 33 2 0.98 0.93 0.89 nằm ngang

34 3 0.97 0.90 0.86


20 mm

De
Trên khay đục 31 1 1.00 0.98 0.96 Ba cáp được sắp
2De
lỗ xếp theo hình tam
2 0.97 0.93 0.89 giác

3 0.96 0.92 0.86


20 mm

Trên khay đục 31 De Khoảng cách 1 1.00 0.91 0.89


lỗ thẳng đứng
2 1.00 0.90 0.86
225 mm
2De

Trên thang 32 De 1 1.00 1.00 1.00


đỡ, trên chêm 2De
vv... 33 2 0.97 0.95 0.93

34 3 0.96 0.94 0.90


20 mm

Bảng G17 : Hệ số suy giảm đối với nhóm chứa nhiều hơn một mạch của cáp đơn lõi được áp dụng để so sánh với của cáp đơn lõi gồm một mạch đi trên không -
Cách lắp đặt F. (Bảng A.52.21 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Hình G18 đưa ra các giá trị của hệ số hiệu chỉnh k4 cho các cấu trúc của dây
dẫn và cáp chôn trong đất.

Số lượng Khe hở giữa cáp và cáp (a)a


của mạch Không có khe Đường kính 0.125 m 0.25 m 0.5 m
hở giữa cáp của một cáp
2 0.75 0.80 0.85 0.90 0.90
3 0.65 0.70 0.75 0.80 0.85
4 0.60 0.60 0.70 0.75 0.80
5 0.55 0.55 0.65 0.70 0.80
6 0.50 0.55 0.60 0.70 0.80

a Cáp đa lõi

a a

G14 a Cáp đơn lõi

a a

Hình G18 : Hệ số suy giảm đối với trường hợp nhiều hơn một mạch, cáp đơn lõi hoặc đa lõi
chôn trong đất. Phương thức lắp đặt D (Bảng 52-18 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)

■ Sóng hài dòng điện


Khả năng mang dòng điện của dây dẫn 3 pha, cáp 4 lõi hoặc cáp 5 lõi được giả
thiết rằng chỉ có 3 dây dẫn mang tải.
Tuy nhiên, khi sóng hài dòng điện chạy trong mạch, dòng trung tính có thể giá trị
cao, và có khi còn cao hơn dòng điện pha. Đây là trường hợp mà sóng hài bậc 3
của dòng điện ba pha không khử được trên các pha khác, và hình thành trên dây
trung tính dòng hài bậc 3 tổng.
Chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng mang dòng điện của cáp, và hệ số
hiệu chỉnh k5 sẽ được áp dụng ở đây.
Thêm vào đó, nếu phần trăm của hài bậc ba h3 lớn hơn 33%, dòng điện trên dây
trung tính sẽ lớn hơn dòng điện trên dây pha và việc lựa chọn kích cỡ của cáp sẽ
dựa vào dòng trên dây trung tính. Hiệu ứng nhiệt do sóng hài dòng điện trên dây
pha lúc này sẽ được tính toán đến. .
Giá trị của k5 phụ thuộc vào sóng hài bậc ba được cho ở Bảng G19.

Sónghài bậc ba chứa dòng Hệ số hiệu chỉnh


điện trên dây pha % Lựa chọn kích cỡ dựa Lựa chọn kích cỡ dựa vào
vào dòng điện dây pha dòng điện dây trung tính
0 - 15 1.0
15 - 33 0.86
33 - 45 0.86
> 45 1.0

Bảng G19 : Hệ số hiệu chỉnh cho sóng hài dòng điện đối với cáp 4 lõi và 5 lõi (Bảng D.52.1
theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)

Dòng điện cho phép như là một đặc trưng cho tiết diện cắt
ngang của dây dẫn :
Tiêu chuẩn IEC 60364-5-52 đưa ra dữ liệu đầy đủ dưới dạng bảng về dòng điện
cho phép như là một đặc trưng cho tiết diện cắt ngang của cáp. Trong đó nhiều
thông số được tính đến như: cách lắp đặt, dạng cách điện, vật liệu dây dẫn, số
lượng dây dẫn.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Như một ví dụ, Bảng G20 đưa ra khả năng mang dòng điện đối với các cách lắp
đặt khác nhau của cách điện PVC, gồm 3 dây dẫn bằng đồng hoặc bằng nhôm, đi
trên không hoặc đi trong đất.

Tiết diện định mức Cách lắp đặt


cắt ngang của A1 A2 B1 B2 C D
dây dẫn (mm2)

1 2 3 4 5 6 7
Dây đồng (Cu)
1.5 13.5 13 15.5 15 17.5 18
2.5 18 17.5 21 20 24 24
4 24 23 28 27 32 31
6 31 29 36 34 41 39
10 42 39 50 46 57 52
16 56 52 68 62 76 67
25 73 68 89 80 96 86 G15
35 89 83 110 99 119 103
50 108 99 134 118 144 122
70 136 125 171 149 184 151
95 164 150 207 179 223 179
120 188 172 239 206 259 203
150 216 196 - - 299 230
185 245 223 - - 341 258
240 286 261 - - 403 297
300 328 298 - - 464 336
Dây nhôm (Al)
2.5 14 13.5 16.5 15.5 18.5 18.5
4 18.5 17.5 22 21 25 24
6 24 23 28 27 32 30
10 32 31 39 36 44 40
16 43 41 53 48 59 52
25 57 53 70 62 73 66
35 70 65 86 77 90 80
50 84 78 104 92 110 94
70 107 98 133 116 140 117
95 129 118 161 139 170 138
120 149 135 186 160 197 157
150 170 155 - - 227 178
185 194 176 - - 259 200
240 227 207 - - 305 230
300 261 237 - - 351

Bảng G20 : Khả năng mang dòng điện (A) đối với các cách lắp đặt khác nhau, cách điện PVC , gồm 3 dây dẫn mang tải, đồng hoặc nhôm, nhiệt độ
của dây dẫn: 70°C, nhiệt độ môi trường: 30°C trong không khí, 20°C đi trong đất (Bảng A.52.4 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

2.3 Đề xuất phương pháp tính toán đơn giản dành cho cáp
Để cho việc lựa chọn cáp được dễ dàng hơn, 2 bảng chọn cáp đơn giản hơn được đề
xuất, cho trường hợp cáp chôn ngầm và cáp không chôn.
Những bảng này đưa ra những trường hợp thông dụng nhất sử dụng với nhiều cấu
trúc và điều đó giúp ta tra cứu dễ dàng hơn các số liệu trong bảng.

■ Trường hợp cáp không chôn :

Cách lắp đặt Cách điện và số dây dẫn


chuẩn
A1 2PVC 3 PVC 3 XLPE 2 XLPE
A2 3 PVC 2 PVC 3 XLPE 2 XLPE
B1 3 PVC 2 PVC 3 XLPE 2 XLPE
B2 3 PVC 2 PVC 3 XLPE 2 XLPE
C 3 PVC 2 PVC 3 XLPE 2 XLPE
E 3 PVC 2 PVC 3 XLPE 2 XLPE
F 3 PVC 2 PVC 3 XLPE 2 XLPE
G16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Tiết diện (mm2)
Đồng (Cu)
1.5 13 13.5 14.5 15.5 17 18.5 19.5 22 23 24 26 -
2.5 17.5 18 19.5 21 23 25 27 30 31 33 36 -
4 23 24 26 28 31 34 36 40 42 45 49 -
6 29 31 34 36 40 43 46 51 54 58 63 -
10 39 42 46 50 54 60 63 70 75 80 86 -
16 52 56 61 68 73 80 85 94 100 107 115 -
25 68 73 80 89 95 101 110 119 127 135 149 161
35 - - - 110 117 126 137 147 158 169 185 200
50 - - - 134 141 153 167 179 192 207 225 242
70 - - - 171 179 196 213 229 246 268 289 310
95 - - - 207 216 238 258 278 298 328 352 377
120 - - - 239 249 276 299 322 346 382 410 437
150 - - - - 285 318 344 371 395 441 473 504
185 - - - - 324 362 392 424 450 506 542 575
240 - - - - 380 424 461 500 538 599 641 679
Nhôm (Al)
2.5 13.5 14 15 16.5 18.5 19.5 21 23 24 26 28 -
4 17.5 18.5 20 22 25 26 28 31 32 35 38 -
6 23 24 26 28 32 33 36 39 42 45 49 -
10 31 32 36 39 44 46 49 54 58 62 67 -
16 41 43 48 53 58 61 66 73 77 84 91 -
25 53 57 63 70 73 78 83 90 97 101 108 121
35 - - - 86 90 96 103 112 120 126 135 150
50 - - - 104 110 117 125 136 146 154 164 184
70 - - - 133 140 150 160 174 187 198 211 237
95 - - - 161 170 183 195 211 227 241 257 289
120 - - - 186 197 212 226 245 263 280 300 337
150 - - - - 226 245 261 283 304 324 346 389
185 - - - - 256 280 298 323 347 371 397 447
240 - - - - 300 330 352 382 409 439 470 530

Bảng G21a : Khả năng mang dòng điện (A) (Bảng B.52-1 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Hệ số hiệu chỉnh được đưa ra ở Bảng G21b đối với các nhóm gồm nhiều mạch
hoặc cáp đa lõi :

Sự lắp đặt Số lượng mạch hoặc cáp đa lõi


1 2 3 4 6 9 12 16 20
Lắp hoặc chôn trong tường 1.00 0.80 0.70 0.70 0.55 0.50 0.45 0.40 0.40

Hàng đơn trên tường, nền 1.00 0.85 0.80 0.75 0.70 0.70 - - -
nhà hoặc trên khay không đục lỗ
Hàng đơn cố định dưới trần nhà 0.95 0.80 0.70 0.70 0.65 0.60 - - -

Hàng đơn trên khay có đục lỗ nằm 1.00 0.90 0.80 0.75 0.75 0.70 - - -
ngang hoặc trên khay thẳng đứng
Hàng đơn trên thang cáp hoặc 1.00 0.85 0.80 0.80 0.80 0.80 - - -
trên chêm vv...

Bảng G21b : Hệ số suy giảm đối với nhóm gồm nhiều mạch hoặc nhiều cáp đa lõi
(Bảng B.52-3 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G17
■ Cáp chôn ngầm:

Cách lắp Tiết diện Cách điện và số dây dẫn


đặt mm2 2 PVC 3 PVC 2 XLPE 3 XLPE
D Đồng (Cu)
1.5 22 18 26
2.5 29 24 34
4 38 31 44
6 47 39 56
10 63 52 73
16 81 67 95
25 104 86 121
35 125 103 146
50 148 122 173
70 183 151 213
95 216 179 252
120 246 203 287
150 278 230 324
185 312 258 363
240 361 297 419
300 408 336 474
D Nhôm (Al)
2.5 22 18.5 26
4 29 24 34
6 36 30 42
10 48 40 56
16 62 52 73
25 80 66 93
35 96 80 112
50 113 94 132
70 140 117 163
95 166 138 193
120 189 157 220
150 213 178 249
185 240 200 279
240 277 230 322
300 313 260 364

Bảng G22 : Khả năng mang dòng điện (A) (Bảng B.52-1 theo tiêu chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

2.4 Hệ thống thanh dẫn cáp


Việc lựa chọn hệ thống thanh dẫn rất đơn giản, bằng cách sử dụng các dữ liệu
được cung cấp bởi nhà sản xuất. Đối với công nghệ này ta không cần quan tâm
đến các thông số như: cách lắp đặt, vật liệu cách điện hay hệ số hiệu chỉnh của
nhóm.
Tiết diện cắt ngang của bất kỳ mô hình nào được xác định bởi nhà sản xuất đều dựa trên:
■ Dòng điện định mức
■ Nhiệt độ của môi trường ở 35 °C,
■ 3 dây dẫn mang tải.

Dòng điện định mức


Dòng định mức được tính toán có thể tính đến:
■ Cách bố trí,
■ Dòng điện tiêu thụ bởi các tải khác nhau được kết nối dọc theo hệ thống thanh dẫn.

Nhiệt độ môi trường


Hệ số hiệu chỉnh được áp dụng khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 35 °C. Đối với trường
hợp dải công suất trung bình và cao (lên đến 4,000 A), hệ số hiệu chỉnh được cho ở
Bảng G23a.
G18

Nhiệt độ °C 35 40 45 50 55
Hệ số hiệu chỉnh 1 0.97 0.93 0.90 0.86

Bảng G23a : Hệ số hiệu chỉnh khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 35 °C

Dòng trên dây trung tính


Khi sóng hài bậc 3 của dòng điện tuần hoàn, trên dây trung tính sẽ mang dòng điện
đáng kể, vì thế cần phải tính toán đến công suất tổn hao tương ứng.
Hình G23b mô tả giá trị lớn nhất cho phép của dòng điện trên dây pha và trung tính
(trong hệ đơn vị pu) như một hàm số của hài bậc 3 trong hệ thống thanh dẫn công
suất cao.

1.4
Dây trung tính
1.2
Dòng cho phép lớn nhất (pu)

0.8

0.6
Dây pha
0.4

0.2

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Thành phần sóng hài bậc 3 (%)

Hình G23b : Dòng điện lớn nhất cho phép (p.u.) trong hệ thống thanh dẫn cáp như một hàm số
của hài bậc 3.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 2 Phương Pháp Thực Tế Xác Định
Tiết Diện Nhỏ Nhất Cho Phép Của
Dây Dẫn

Cách bố trí của hệ thống thanh dẫn phụ thuộc vào vị trí của tải (máy điện, lò
sưởi), vị trí của các nguồn điện và khả năng sửa chữa cho hệ thống.
□ Một đường dây phân phối cho khu vực từ 4 đến 6 m
□ Thiết bị bảo vệ cho người sử dụng hiện nay được đặt trong các ổ cấm, kết nối
trực tiếp đến các điếm sử dụng.
□ Một lộ ra có thể cung cấp cho tất cả các tải có công suất khác nhau.
Khi lắp đặt hệ thống thanh dẫn, có thể phải tính toán đến dòng tiêu thụ In trên
đường dây phân phối.
In bằng tổng dòng điện tiêu thụ của các tải: In = Σ IB.
Vì tất cả những người sử dụng không làm việc cùng một thời điểm và không ở tình trạng
đầy tải, nên hệ số đồng thời kS được sử dụng : Trong đó In = Σ (IB . kS).

Ứng dụng Số lượng tải tiêu thụ hiện tại Hệ số Ks


Chiếu sáng, Sưởi ấm 1
Phân phối (cho phân 2...3 0.9
xưởng ) 4...5 0.8
6...9 0.7
10...40 0.6
G19
40 và lớn hơn 0.5
↑u ý: Đối với việc lắp đặt trong công nghiệp, cần phải tính đến sự nâng cấp của thiết bị
trong tương lai. Với một tủ phân phối, khuyến cáo dự trữ khoảng 20%:
In ≤ IB x ks x 1.2.
Bảng G24 : Hệ số đồng thời phụ thuộc vào số lượng tải tiêu thụ điện
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
3 Xác Định Độ Sụt Áp

Tổng trở của đường dây tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua được: khi dây mang tải sẽ luôn
tồn tại sự sụt áp giữa đầu và cuối đường dây. Ở chế độ vận hành của tải (như động cơ,
chiếu sáng ....) sẽ phụ thuộc nhiều vào điện áp đầu vào của chúng và đòi hỏi giá trị điện áp
gần với giá trị định mức. Do vậy cần phải chọn kích cỡ dây sao cho khi mang tải
lớn nhất, điện áp tại điểm cuối phải nằm trong phạm vi cho phép.
Trong mục này, các phương pháp xác định độ sụt áp sẽ được trình bày nhằm kiểm tra:
■ Độ sụt áp phù hợp với tiêu chuẩn đặc biệt và các luật hiện hành
■ Độ sụt áp là chấp nhận được đối với tải
■ Thỏa các yêu cầu về vận hành

3.1 Độ sụt áp lớn nhất


Độ sụt áp lớn nhất cho phép sẽ thay đổi tùy theo quốc gia. Các giá trị điển hình đối
với lưới hạ áp sẽ được cho ở Bảng G25.

G20 Chiếu sáng Các loại tải khác


Các cách lắp đặt
(sưởi vv...)
Từ trạm hạ áp công cộng 3% 5%

Trạm khách hàng trung/hạ được cung 6% 8%


cấp từ lưới trung áp công cộng

Bảng G25 : Độ sụt áp lớn nhất cho phép từ điểm nối vào lưới đến điểm sử dụng điện

Các độ sụt áp giới hạn này được cho ở chế độ vận hành bình thường và không được
sử dụng khi khởi động động cơ, hoặc khi đóng cắt đồng thời một cách tình cờ nhiều
tải như đã nói ở chương A mục 4.3 (hệ số đồng thời, vv...)
Khi sụt áp vượt quá giá trị ở Bảng G25 thì cần phải sử dụng cáp (dây) có tiết diện lớn hơn.
Nếu sụt áp 8% được cho phép thì sẽ gây ra hàng loạt vấn đề sau cho động cơ như:
■ Nói chung, sự vận hành của động cơ đòi hỏi điện áp dao động ± 5% xung quanh giá trị
định mức của nó ở trạng thái làm việc ổn định,
■ Dòng khởi động của động cơ có thể gấp 5 tới 7 lần dòng làm việc lớn nhất (hoặc cao
hơn). Nếu sụt áp là 8% tại thời điểm đầy tải, thì sẽ dẫn đến sụt áp 40% hoặc lớn hơn
ở thời điểm khởi động. Điều này làm cho động cơ:
□ Đứng yên (do moment điện từ không vượt quá moment tải) và làm cho động cơ phát
nóng, không hoạt động.
□ Tăng tốc rất chậm, do vậy dòng tải rất lớn (gây giảm áp trên các thiết bị khác) sẽ tiếp
tục tồn tại trong thời gian khởi động
■ Sụt áp 8% sẽ gây tổn thất công suất đáng kể nhất là cho các tải làm việc liên tục, do vậy
sẽ gây nên sự lãng phí năng lượng. Do những nguyên nhân này độ sụt áp lớn nhất cho
phép 8% sẽ không được cho phép đối với những lưới rất nhạy với điện áp (xem Hình
G26 )

Khách hàng trung thế

Khách hàng hạ thế


8% (1)

5% (1)

Tải
(1) Giữa đầu vào lưới hạ thế và tải

Hình G26 : Sụt áp lớn nhất


G
G -- Xác
The định kích cỡ
protection ofvà bảo vệ dây dẫn
circuits 3 Xác Định Độ Sụt Áp

3.2
3.2 Tính toán độof
Calculation sụt áp ở điều
voltage dropkiện làm việc
in steady ổn định
load
của tải
conditions
Công
Use ofthức sử dụng
formulae
Bảng G27
Figure G28dưới
belowđây đưa
gives ra côngcommonly
formulae thức chung đểtotính
used sụt ápvoltage
calculate cho mỗi Kminchiều
drop a
dài đường
given circuitdây.
per kilometre of length.
Trong đó :
If:
c■ IΙBB: Dòng làm
The full việc
load lớn nhất
current (A)
in amps
L: Length
c■ L: Chiều of
dàithe
dâycable
dẫn in
(km)
kilometres
c■ R:R:Resistance
Điện trở của ofdây
the dẫn
cable(Ωconductor
/km) in Ω/km
2 2 / km
Ω mm
Ω mm
22.522.5 / km
RR== đối với dây đồng
for copper
S ((
S c.s.a. in mm2 mm2
tiết diện dây, ) )
2 2 / km
Ω mm
36mm / km
36 Ω
RR== đối với dây nhôm
for aluminium
G24 ((
SSc.s.a.
tiết diện 2 mm2
dây,
in mm ) )
Chú ý:RRisđược
Note: negligible
bỏ quaabove a c.s.a.
khi tiết of 500
diện dây dẫnmm 2
lớn hơn 500 mm2
c■ X:X inductive reactance of a conductor
cảm kháng của dây dẫn (Ω/km) in Ω/km
Note: X is negligible for conductors of c.s.a. less than 50 mm2. In the absence of any G21
Chú ý: X được bỏ qua cho dây có tiết diện nhỏ hơn 50 mm2. Khi không có thông
other information, take X as being equal to 0.08 Ω/km.
tin nào khác, ta sẽ lấy giá trị X bằng 0.08 Ω/km.
c ϕ: phase angle between voltage and current in the circuit considered, generally:
v ϕ: Góc lệch pha
■ Incandescent giữa điện
lighting: cos ϕáp= và
1 dòng điện trên dây dẫn, trong đó:
v Đèn nung
□ Motor sáng: cos ϕ = 1
power:

- AtĐộng cơ : cos ϕ = 0.35
start-up:
-- In
Khi khởi động:
normal ϕ =ϕ0.35
coscos
service: = 0.8
c- Ở chế
Un: độ bình thường:
phase-to-phase cos ϕ = 0.8
voltage
Un:phase-to-neutral
c■ Vn: Điện áp dây (V) voltage
■ Vn:
For Điện áp pha
prefabricated (V)
pre-wired ducts and bustrunking, resistance and inductive
reactance
Đối với ốngvalues
dây điare
sẵngiven
kiểu by
lắpthe manufacturer.
ghép và thanh dẫn, điện trở và cảm kháng sẽ được
nhà chế tạo cung cấp.

Circuit Voltage drop (∆U)


in volts in %
Mạch Sụt áp (∆U)
Single phase: phase/phase ∆U = 2 I B(R cosVϕ + X sin ϕ) L % ∆U
100
Un∆U
100
1 pha: pha/pha ∆U = 2ΙB(R cos ϕ + X sin ϕ) L
Un∆U
100
Single phase: phase/neutral ∆U = 2 I B(R cos ϕ + X sin ϕ) L
Vn
1 pha: pha/ trung tính ∆U = 2ΙB(R cos ϕ + X sin ϕ) L 100 ∆U
Balanced 3-phase: 3 phases Vn
(with or without neutral)
3 pha cân bằng: 3 pha ∆U = 3 ΙB(R cos ϕ + X sin ϕ) L 100 ∆U
(có hoặc không có trung tính) Un
Fig. G28 : Voltage-drop formulae
Bảng G27: Công thức tính toán sụt

Simplified table
Calculations may be avoided by using Figure G29 opposite page, which gives, with
an adequate approximation, the phase-to-phase voltage drop per km of cable per
ampere,
Bảng tínhin terms
đơnof: giản
c Kinds of circuit use: motor circuits with cos ϕ close to 0.8, or lighting with a cos ϕ
Ta có thể bỏ qua các tính toán nếu sử dụng Bảng G28 dưới đây. Bảng này cho kết
close to 1.
quả tính toán sụt áp gần đúng trên 1Km cho 1A và phụ thuộc vào:
c Type of cable; single-phase or 3-phase
■ Dạng của tải: cho động cơ với cos ϕ gần bằng 0.8, cho chiếu sáng với cos ϕ
Voltage
gần bằng drop
1. in a cable is then given by:
K x IB x L
■ Dạng của cáp: 1 pha hay 3 pha
K is given by the table,
IĐộ sụt áp sẽ được tính bằng công thức :
B is the full-load current in amps,
L is the length of cable in km. K x ΙB x L.
Trong đó : K được cho trong bảng,
The column motor power “cos ϕ = 0.35” of Figure G29 may be used to compute the
ΙΒ - Dòng làm việc lớn nhất (A),
voltage drop occurring during the start-up period of a motor (see example no. 1 after
L - Chiều dài của cáp (km)
the Figure G29).
Trong đó ở cột công suất của động cơ "cos ϕ = 0.35” ở Bảng G28 có thể được
dùng để tính sụt áp khi khởi động động cơ (xem Ví dụ 1 sau bảng G28).

Schneider Electric - Electrical installation guide 2005


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
3 Xác Định Độ Sụt Áp

Tiết diện cắt Mạch một pha Mạch ba pha cân bằng
ngang (mm2) Động cơ Chiếu sáng Động cơ Chiếu sáng
Bình thường Khởi động Bình thường Khởi động
Đồng Nhôm cos ϕ = 0.8 cos ϕ = 0.35 cos ϕ = 1 cos ϕ = 0.8 cos ϕ = 0.35 cos ϕ = 1
1.5 24 10.6 30 20 9.4 25
2.5 14.4 6.4 18 12 5.7 15
4 9.1 4.1 11.2 8 3.6 9.5
6 10 6.1 2.9 7.5 5.3 2.5 6.2
10 16 3.7 1.7 4.5 3.2 1.5 3.6
16 25 2.36 1.15 2.8 2.05 1 2.4
25 35 1.5 0.75 1.8 1.3 0.65 1.5
35 50 1.15 0.6 1.29 1 0.52 1.1
50 70 0.86 0.47 0.95 0.75 0.41 0.77
70 120 0.64 0.37 0.64 0.56 0.32 0.55
95 150 0.48 0.30 0.47 0.42 0.26 0.4
120 185 0.39 0.26 0.37 0.34 0.23 0.31
150 240 0.33 0.24 0.30 0.29 0.21 0.27
185 300 0.29 0.22 0.24 0.25 0.19 0.2
240 400 0.24 0.2 0.19 0.21 0.17 0.16
G22 300 500 0.21 0.19 0.15 0.18 0.16 0.13

Bảng G28 : Sụt áp dây ∆U cho 1A trên 1Km (V)

Ví dụ
Ví dụ 1 (xem Hình G29)
Cho dây đồng ba pha tiết diện 35 mm2, chiều dài 50m cấp điện cho động cơ 400 V
có dòng:
■ 100 A với cos ϕ = 0.8 ở chế độ vận hành bình thường
■ 500 A (5 In) với cos ϕ = 0.35 khi khởi động
Sụt áp tại điểm nối vào tủ phân phối của động cơ là 10V ở điều kiện bình thường
(với dòng tổng là 1000 A, xem Hình G29)
Hãy tính sụt áp đến động cơ :
■ Ở chế độ làm việc bình thường
■ Ở chế độ khởi động
Giải:
■ Sụt áp ở chế độ bình thường:
1,000 A ∆U
∆U% = 100
Un
Tra bảng G28 cho1 V/A/km ta được:
400 V ∆U cho cáp = 1 x 100 x 0.05 = 5 V
∆U tổng = 10 + 5 = 15 V nghĩa là :
15 x 100 = 3.75%
400
Giá trị này nhỏ hơn (8%) và thỏa mãn yêu cầu.
■ Sụt áp khi khởi động động cơ:
∆U của cáp = 0.52 x 500 x 0.05 = 13 V
50 m / 35 mm2 Cu Sụt áp tại tủ phân phối sẽ vượt quá 10V do dòng phụ khi khởi động động cơ.
IB = 100 A
(500 A khi khởi động) Giả sử dòng chạy qua tủ phân phối khi khởi động động cơ là :
900 + 500 = 1.400 A vậy sụt áp tại tủ phân phối sẽ tăng lên tỉ lệ và có giá trị là :
10 x1.400
= 14 V
1.000
∆U tại tủ phân phối = 14 V
∆U cho cáp động cơ = 13 V
∆U tổng = 13 + 14 = 27 V , nghĩa là
27
x 100 = 6.75%
400
Giá trị này thỏa mãn yêu cầu khi khởi động động cơ.
Hình G29 : Ví dụ 1
G -định
G - Xác The kích
protection of circuits
cỡ và bảo vệ dây dẫn
3 3Xác Định Độ Sụtof
Determination Ápvoltage drop

Example
Ví dụ (seeG30)
2 (xem 2Hình Fig. G31 )
A 3-phase 4-wire copper line of 70 mm2 c.s.a. and a length of 50 m passes a current
Choofcáp1503A.pha
The4line
dâysupplies,
bằng đồngamongcó other
tiết diện 70 3mm
loads,
2, dây có chiều dài 50m
single-phase lighting circuits, each
mang dòng
of 2.5 điện
mm 150 copper
2 c.s.a. A. Dây 20
nàymcung
long,cấp
andđiện
eachcho một số
passing 20tải,
A. trong đó có mạch
chiếu sáng
It is gồm 3that
assumed dâythe
1 pha, mỗi in
currents dây
thecó70tiết
mm diện 2.5are
2 line mm 2 bằng đồng, dài 20 m
balanced and that the three
và có dòng circuits
lighting điện 20areA. all connected to it at the same point.
Giả What
sử cácis dòng trên dây
the voltage 70at
drop mm 2 cân
the end bằng
of thevà 3 mạch
lighting chiếu sáng được nối vào
circuits?
cùngSolution:
một điểm.
Tínhcđộ sụt ápdrop
Voltage tại điểm
in thecuối củaline:
4-wire mạch chiếu sáng ?
Giải: ∆U
∆U% = 100 dẫn có 4 sợi là :
■ Sụt áp của dâyUn
∆U
∆U%Figure
= 100 G29 shows 0.55 V/A/km
Un

Bảng G28 trên 0.55 V/A km, ta được
∆U dây
d = 0.55 x 150 x 0.05 = 4.125V
G26 Do đó: ∆Upha drop
=
4 . 125
= 2.38V
c Voltage in any one of the lighting single-phase circuits:
3
∆U for a single-phase circuit = 18 x 20 x 0.02 = 7.2 V
■ Sụt áp total
The trên voltage
dây chiếu sáng
drop :
is therefore
∆U trên
7.2 +mỗi mạch
2.38 = 9.6đơn
V = 18 x 20 x 0.02 = 7.2V
Do đó, G23
9.6tổng
V sụt áp là: 7.2 + 2.38 = 9.6 V
x 100 = 4.2%
9.6
230 V
x 100
This = 4.2%
value is satisfactory, being less than the maximum permitted voltage drop of 6%.
230
Giá trị này thỏa mãn yêu cầu về sụt áp cho phép, vì có giá trị nhỏ hơn 6%

50 m / 70 mm2 Cu
IB = 150 A
50 m / 70 mm2 Cu
IB = 150 A

20 m / 2.5 mm2 Cu
IB = 20 A
20 m / 2.5 mm2 Cu
IB = 20 A

Fig. G31 : Example 2

Hình G30 : Ví dụ 2

Schneider Electric - Electrical installation guide 2005

ChapG3.p65 26 19/12/05, 15:18


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
4 Tính Dòng Ngắn Mạch

Việc tính toán dòng ngắn mạch 3 pha đối xứng (Isc) tại những điểm đặc trưng của
Xác định dòng ngắn mạch 3 pha đối xứng mạng điện là điều cần thiết nhằm lựa chọn thiết bị đóng cắt (theo dòng sự cố), cáp
(Ιsc) tại các điểm khác nhau của mạng là (theo tính chịu đựng về nhiệt), thiết bị bảo vệ (cài đặt tính chọn lọc) vv...
điều cần thiết cho việc thiết kế mạng.
Ngắn mạch 3 pha qua tổng trở không (hay còn gọi là ngắn mạch xung sét) của
mạng được nuôi từ biến thế phân phối trung /hạ sẽ được khảo sát sau đây. Ngoại
trừ một số trường hợp đặt biệt, ngắn mạch 3 pha là sự cố ngắn mạch nặng nề nhất
nhưng việc tính toán ngắn mạch 3 pha là đơn giản nhất.

Ngắn mạch xảy ra trong lưới có máy phát hoặc lưới điện một chiều sẽ được khảo
sát ở chương N.

Các tính toán đơn giản và quy tắc thực tế sẽ cho ta các kết quả tương đối chính
xác cho hầu hết các trường hợp thiết kế lắp đặt điện.

4.1 Tính toán dòng ngắn mạch tại thanh cái hạ áp của
máy biến áp phân phối trung/hạ
Trường hợp một máy biến áp
G24 ■ Để cho việc tính toán đơn giản, chúng ta bỏ qua tổng trở của hệ thống lưới trung thế
Ι n x 100 P x 103
Do đó : Ι sc = where I n = and:
Usc U20 3
P - Công suất định mức của máy biến áp (kVA)
U20 - Điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V)
Ιn - Dòng định mức (A)
Ιsc - Dòng ngắn mạch (A)
Usc - Điện áp ngắn mạch của máy biến áp (%)
Các giá trị thông dụng Usc của máy biến áp phân phối được cho ở Bảng G31.

Công suất định mức máy Usc ( %)


biến áp (kVA) Máy biến áp dầu Máy biến áp khô

50 đến 750 4
800 đến 3,200 6

Bảng G31: Giá trị Usc cho các máy biến áp có điện áp sơ cấp nhỏ hơn 20 kV

■ Ví dụ
Máy biến áp 400 kVA, có điện áp khi không tải 420 V
Usc = 4%
400 x 103 550 x 100
In = = 550 A Ιsc = =13.7 kA
420 x 3 4

Trường hợp nhiều máy biến áp mắc song song


Giá trị của dòng ngắn mạch trên đầu lộ ra nằm phía dưới thanh cái (xem Hình G32)
có thể được coi như là tổng của các dòng ngắn mạch từ mỗi máy biến áp riêng biệt.
Isc1 Isc2 Isc3 Giả sử các máy biến áp đều được nuôi từ cùng một lưới trung áp và các giá trị của
chúng được cho trong Bảng G31. Khi lấy tổng, giá trị dòng ngắn mạch Isc sẽ lớn
hơn giá trị dòng ngắn mạch thực tế xảy ra.
Isc1 + Isc2 + Isc3
Các giá trị không cần tính toán tới là tổng trở của thanh cái và của máy cắt.
Tuy nhiên, việc tính toán dòng ngắn mạch chính xác là cơ sở cho việc thiết kế lắp
đặt điện. Việc lựa chọn máy cắt cùng với các thiết bị bảo vệ để ngăn ngừa khi có sự
cố ngắn mạch sẽ được miêu tả chi tiết hơn ở Chương H mục 4.4
Hình G32 : Trường hợp các máy biến áp song song với nhau
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 4 Tính Dòng Ngắn Mạch

4.2 Tính dòng ngắn mạch 3 pha (Ιsc) tại điểm bất kỳ
của lưới hạ thế:
Dòng ngắn mạch 3 pha Isc tại điểm bất kỳ được tính bởi:
U20 trong đó
Ιsc =
3 ZT
U20 - Điện áp dây phía thứ cấp khi không tải của máy biến áp (V)
ZT - Tổng trở trên mỗi pha tới điểm ngắn mạch (Ω)
Phương pháp tính ZT
Mỗi phần tử của lưới điện (mạng trung thế, biến áp, cáp, máy cắt, thanh cái v.v.)
đều được đặc trưng bằng tổng trở Z của chúng. Z gồm 2 thành phần: R và X. Cần
chú ý là dung kháng không đóng vai trò quan trọng trong các tính toán dòng ngắn
mạch.
Các thành phần R, X, Z được thể hiện bằng Ohm và được biểu thị trên hình
G33. Phương pháp này sẽ chia lưới điện ra các đoạn và mỗi đoạn đặc trưng bởi
Z R và X Tổng trở Z cho tập hợp các phân đoạn nối tiếp sẽ được tính:
X ZT = RT2 + XT2
G25
Trong đó RT và XT là tổng số học các trở kháng và cảm kháng của các phân
đoạn đi vào tập hợp này
Kết hợp hai phân đoạn bất kỳ mắc song song thường hoặc chỉ có R (hoặc X) sẽ
R được coi như một phân đoạn có:
Hình G33 : Giản đồ tổng trở 1 2
R xR X1 x X2
R3 = hoặc đối với cảm kháng X3 =
R1 + R2 X1 + X2

(Trong đó R1 song song với R2 và X1 song song với X2)


Cần chú ý rằng việc tính toán giá trị X3 chỉ gồm các mạch riêng biệt không có hỗ
cảm. Nếu có nhiều mạch mắc song song gần với nhau, giá trị của X3 sẽ lớn hơn
đáng kể.

Xác định tổng trở của mỗi phần tử


■ Hệ thống phía sơ cấp của máy biến áp trung/hạ (xem Bảng G34)
Công suất ngắn mạch 3 pha PSC, (đơn vị : kA hoặc MVA(1) ) sẽ được ngành
điện cung cấp và từ đó có thể xác định được tổng trở tương đương.

Psc Uo (V) Ra (mΩ) Xa (mΩ)


250 MVA 420 0.07 0.7
500 MVA 420 0.035 0.351

Bảng G34 : Tổng trở của lưới phía sơ cấp quy đổi về phía thứ cấp của máy biến áp phân phối

Công thức sau cho phép xác định tổng trở này và quy đổi về phía thứ cấp :
2
U
Zs = 0
Psc
Trong đó
Zs - Tổng trở của hệ thống phía sơ cấp máy biến áp (mΩ)
Uo - Điện áp dây thứ cấp khi không tải (V)
Psc- Công suất ngắn mạch 3 pha của hệ thống phía sơ cấp (kVA)

Giá trị của trở kháng Ra là rất nhỏ so với Xa, do đó có thể xem như Xa gần bằng
Za. Nếu đòi hỏi chính xác hơn, Xa có giá trị bằng 0.995 Za và giá trị của Ra bằng
0.1 Xa.

Hình G36 đưa ra các giá trị thông dụng của Ra và Xa trong lưới phân phối
(MV(2)) có công suất ngắn mạch là 250 MVA và 500 MVA.

(1) Công suất ngắn mạch MVA: 3 EL Ιsc Với:


■ EL = Điện áp dây định mức (kV)
■ Ιsc = Dòng ngắn mạch 3 pha (kA)
(2) Điện áp nhỏ hơn 36 kV
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
4 Tính Dòng Ngắn Mạch

■ Máy biến áp (xem Bảng G35)


Tổng trở Ztr của biến áp nhìn từ phía thanh cái thứ cấp sẽ được tính bởi :
U 2 Usc
Ztr = 20 x
Pn 100
Trong đó:
U20 - điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V)
Pn - công suất định mức máy biến áp (kVA)
Usc - điện áp ngắn mạch của máy biến áp (%)
Trở kháng của các cuộn dây Rtr có thể tính theo tổn thất công suất
Pcu x 103
Pcu= 3Ιn2 x Rtr so that Rtr = 2 (mΩ )
3 Ιn
Với
Pcu - tổn thất đồng (W)
Ιn - dòng định mức (A)
Rtr - điện trở trên mỗi pha của máy biến áp

Xtr = Ztr2 −Rtr2


Cho các tính toán gần đúng Rtr có thể bỏ qua vì X ≈ Z trong các máy biến áp phân phối
chuẩn.
G26

Công suất định Máy biến áp dầu Máy biến áp khô


mức máy biến Usc (%) Rtr (mΩ) Xtr (mΩ) Ztr (mΩ) Usc (%) Rtr (mΩ) Xtr (mΩ) Ztr (m Ω)
áp (kVA)
100 4 37.9 59.5 70.6 6 37.0 99.1 105.8
160 4 16.2 41.0 44.1 6 18.6 63.5 66.2
200 4 11.9 33.2 35.3 6 14.1 51.0 52.9
250 4 9.2 26.7 28.2 6 10.7 41.0 42.3
315 4 6.2 21.5 22.4 6 8.0 32.6 33.6
400 4 5.1 16.9 17.6 6 6.1 25.8 26.5
500 4 3.8 13.6 14.1 6 4.6 20.7 21.2
630 4 2.9 10.8 11.2 6 3.5 16.4 16.8
800 6 2.9 12.9 13.2 6 2.6 13.0 13.2
1,000 6 2.3 10.3 10.6 6 1.9 10.4 10.6
1,250 6 1.8 8.3 8.5 6 1.5 8.3 8.5
1,600 6 1.4 6.5 6.6 6 1.1 6.5 6.6
2,000 6 1.1 5.2 5.3 6 0.9 5.2 5.3

Bảng G35 : Trở kháng, cảm kháng và tổng trở của các máy biến áp phân phối 400V có điện áp sơ cấp nhỏ hơn 20 kV

■ Máy cắt
Trong lưới hạ thế, tổng trở của các CB nằm phía trước vị trí sự cố cần phải được tính
đến. Giá trị cảm kháng cho mỗi CB là 0.15 mΩ, trong khi trở kháng có thể được bỏ qua.
■ Thanh góp
Trở kháng của thanh góp được bỏ qua và tổng trở (cảm kháng) đạt giá trị 0,15mΩ cho
1 mét chiều dài (f=50 Hz), (0,18mΩ/m chiều dài khi f=60 Hz). Khi khoảng cách giữa các
thanh dẫn tăng gấp 2 thì cảm kháng sẽ tăng khoảng 10%
■ Dây dẫn
L
Trở kháng của dây sẽ được tính theo công thức Rc = ρ
Với
S
ρ - điện trở suất của vật liệu dây khi có nhiệt độ vận hành bình thường và bằng:
□ 22.5 mΩ.mm2/m đối với đồng
□ 36 mΩ.mm2/m đối với nhôm
L - Chiều dài dây dẫn (m)
S - Tiết diện cắt ngang của dây dẫn (mm2)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
4 Tính Dòng Ngắn Mạch

Cảm kháng của cáp có thể được cung cấp bởi nhà chế tạo. Đối với tiết diện dây
nhỏ hơn 50 mm2, cảm kháng có thể được bỏ qua. Nếu không có số liệu nào khác,
có thể lấy bằng 0,08mΩ/m (khi f=50Hz) hoặc 0,096mΩ/m (khi f=60Hz). Đối với
thanh dẫn lắp ghép hoặc hệ thống đi dây sẵn, cần phải tham khảo ý kiến của nhà
chế tạo.
■ Động cơ
Tại thời điểm có ngắn mạch, động cơ đang vận hành sẽ giống như một máy phát
(trong khoảng thời gian ngắn) và cung cấp dòng đổ về chỗ ngắn mạch.
Nói chung, sự tham gia tạo dòng ngắn mạch của các động cơ có thể được bỏ qua.
Tuy nhiên khi công suất của động cơ đang hoạt động lớn hơn 25% công suất tổng
của máy biến áp thì ảnh hưởng của động cơ phải được tính đến. Sự ảnh hưởng
của chúng được tính đến qua các công thức
Ιscm = 3.5 Ιn cho mỗi động cơ
nghĩa là 3.5mΙn cho m động cơ giống nhau vận hành đồng thời
Các động cơ này phải là 3 pha, còn các động cơ một pha hầu như không gây ảnh
hưởng
■ Điện trở hồ quang ngắn mạch
Dòng ngắn mạch thường tạo nên hồ quang với tổng trở mang tính trở. Điện trở
này có giá trị không ổn định và giá trị trung bình của nó đủ hạ thấp dòng ngắn
mạch tới chừng mực nào đó ở lưới điện áp thấp. Thực tế chỉ ra rằng nó có thể
làm giảm dòng ngắn mạch tới 20%. Hiện tượng này có lợi cho chức năng cắt
G27
của CB, song lại gây khó khăn cho chức năng tạo dòng sự cố.
■ Bảng tóm tắt tính tổng trở (xem Hình G36)

Các phần tử của hệ thống cung cấp điện R (mΩ) X (mΩ)


Lưới cung cấp Ra U202
= 0.1 Xa = 0.995 Za; Za =
xem Bảng G34 Xa Psc
Máy biến áp Pcu x 103
xem Bảng G35
Rtr = Ztr2 −Rtr2
3In2
Rtr thường được bỏ qua so với Xtr U20 2 Usc
Với Ztr = x
đối với máy biến áp công suất > 100 kVA Pn 100
CB Bỏ qua XD = 0.15 mΩ/cực

Thanh góp Bỏ qua khi S > 200 mm2 trong công thức: XB = 0.15 mΩ/m
L(1)
Rc = ρ
S
Dây dẫn (2) L(1) Cáp: Xc = 0.08 mΩ/m
Rc = ρ
S
M Động cơ Xem mục 4.2 cho động cơ
( thường bỏ qua ở lưới hạ áp )
Dòng ngắn mạch 3 U20
pha (kA) Isc =
3 RT 2 + XT2

U20: Điện áp dây phía thứ cấp của máy biến áp khi không tải (V).
Psc: Công suất ngắn mạch 3 pha phía thanh cái sơ cấp của biến áp phân phối (kVA).
Pcu: Tổn thất ngắn mạch của biến áp (W)
Pn: Công suất định mức của máy biến áp (kVA).
Usc: Điện áp ngắn mạch của biến áp (%)
RT : Điện trở tổng . XT: Cảm kháng tổng
(1) ρ = Điện trở suất của dây ở nhiệt độ bình thường
■ ρ = 22.5 mΩ x mm2/m đối với đồng
■ ρ = 36 mΩ x mm2/m đối với nhôm
(2) Nếu có vài dây dẫn song song trên mỗi pha thì chia điện trở của 1 dây cho số dây. Còn cảm kháng thì hầu như không thay đổi.

Hình G36 : Bảng tóm tắt tính tổng trở các phần tử của hệ thống cung cấp điện
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
4 Tính Dòng Ngắn Mạch

■ Ví dụ tính toán dòng ngắn mạch (xem Hình G37)

R (mΩ) X (mΩ) RT (mΩ) XT (mΩ) 420


Mạng hạ thế Isc =
3 RT2 + XT2
Lưới trung thế 0.035 0.351
Psc = 500 MVA
Máy biến áp 2.24 8.10
20 kV/420 V
Pn = 1000 kVA
Usc = 5%
Pcu = 13.3 x 103 W
Cáp 1 lõi
Dây đồng chiều dài 5 22.5 5 = 0.12 Xc = 0.08 x 5 = 0.40 2.41 8.85 Isc1 = 26 kA
Rc = x
m 4 x 240 mm2/pha 4 240
CB tổng RD = 0 XD = 0.15

Thanh góp RB = 0 XB = 1.5 2.41 10.5 Isc2 = 22 kA


10 m
Cáp ba lõi
100
G28 Chiều dài 100 m Rc = 22.5 x = 23.68 Xc = 100 x 0.08 = 8 26.1 18.5 Isc3 = 7.4 kA
95
95 mm2 dây đồng
Cáp ba lõi
Chiều dài 20 m
Rc = 22.5 x
20
= 45
Xc = 20 x 0.08 = 1.6 71.1 20.1 Isc4 = 3.2 kA
10 mm2 dây đồng 10
Mạch cuối cùng

Hình G37: Ví dụ tính toán dòng ngắn mạch cho lưới hạ thế 400V từ biến thế phân phối 1000kVA

4.3 Xác định dòng ngắn mạch Isc theo dòng ngắn
mạch đầu dây
Sơ đồ trong Hình G38 mô tả trường hợp ví dụ ở Bảng G39 trang sau, theo phương
pháp tổng hợp (được đề cập trong chương F mục 6.2). Bảng sau đây cho phép xác
định một cách nhanh chóng và khá chính xác dòng ngắn mạch tại một điểm của lưới
điện, khi biết:

■ Giá trị dòng ngắn mạch phía "trước" điểm có sự cố


■ Khoảng cách của mạch giữa điểm ngắn mạch mà dòng sự cố đã biết và điểm ngắn
mạch đang xét. Khi đó chỉ cần chọn CB với dòng ngắn mạch lớn hơn giá trị cho trong
bảng
Nếu cần biết giá trị chính xác hơn, có thể sử dụng các tính toán chi tiết (xem mục 4.2)
hoặc sử dụng phần mềm như Ecodial. Trong trường hợp này, khả năng sử dụng kỹ
thuật ghép tầng cần được lưu ý. Kỹ thuật này sử dụng các CB hạn chế dòng ở phía
trước và sẽ cho phép các CB ở phía sau có khả năng cắt dòng sự cố bé hơn cần
thiết (xem chương H, mục 4.5)
Ví dụ:
400 V
Cho mạng như Hình G38. Chọn tiết diện dây đồng ở bảng G39 (trong ví dụ này,
tiết diện dây đồng là 47.5 mm2
Isc = 28 kA
Dò tìm tiết diện dây đồng trong cột này là 47.5 mm2 với chiều dài của dây dẫn bằng
chiều dài của mạch (hoặc giá trị gần nhất có thể có). Ứng với chiều dài 20m và lấy
theo giá trị 30KA ( giá trị gần với 28KA) sẽ cho ta giá trị dòng ngắn mạch Isc = 14.7
KA
Giá trị dòng ngắn mạch tra được trong ví dụ này là 14.7 kA.
Quá trình xác định dòng ngắn mạch cho một dây nhôm cũng sẽ tương tự
47,5 mm2, Cu
20 m Kết quả là CB treo trên xà có dòng định mức 63 A và dòng cắt ngắn mạch 25 kA
(như CB dạng 125N) có thể sử dụng cho mạch 55 A ở Hình G38.
Isc = ? Còn CB Compact có dòng định mức 160 A với khả năng cắt ngắn mạch 25 kA
(như CB NS160) sẽ được dùng bảo vệ cho mạch 160 A.

IB = 55 A IB = 160 A
Hình G38 : Xác định dòng ngắn mạch của nhánh phía

dưới Isc sử dụng bảng G39


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
4 Tính Dòng Ngắn Mạch

Đồng 230 V / 400 V


Tiết diện dây Chiều dài của mạch (m)
pha (mm2)
1.5 1.3 1.8 2.6 3.6 5.2 7.3 10.3 14.6 21
2.5 1.1 1.5 2.1 3.0 4.3 6.1 8.6 12.1 17.2 24 34
4 1.2 1.7 2.4 3.4 4.9 6.9 9.7 13.7 19.4 27 39 55
6 1.8 2.6 3.6 5.2 7.3 10.3 14.6 21 29 41 58 82
10 2.2 3.0 4.3 6.1 8.6 12.2 17.2 24 34 49 69 97 137
16 1.7 2.4 3.4 4.9 6.9 9.7 13.8 19.4 27 39 55 78 110 155 220
25 1.3 1.9 2.7 3.8 5.4 7.6 10.8 15.2 21 30 43 61 86 121 172 243 343
35 1.9 2.7 3.8 5.3 7.5 10.6 15.1 21 30 43 60 85 120 170 240 340 480
47.5 1.8 2.6 3.6 5.1 7.2 10.2 14.4 20 29 41 58 82 115 163 231 326 461
70 2.7 3.8 5.3 7.5 10.7 15.1 21 30 43 60 85 120 170 240 340
95 2.6 3.6 5.1 7.2 10.2 14.5 20 29 41 58 82 115 163 231 326 461
120 1.6 2.3 3.2 4.6 6.5 9.1 12.9 18.3 26 37 52 73 103 146 206 291 412
150 1.2 1.8 2.5 3.5 5.0 7.0 9.9 14.0 19.8 28 40 56 79 112 159 224 317 448
185 1.5 2.1 2.9 4.2 5.9 8.3 11.7 16.6 23 33 47 66 94 133 187 265 374 529
240 1.8 2.6 3.7 5.2 7.3 10.3 14.6 21 29 41 58 83 117 165 233 330 466 659
300 2.2 3.1 4.4 6.2 8.8 12.4 17.6 25 35 50 70 99 140 198 280 396 561
2x120 2.3 3.2 4.6 6.5 9.1 12.9 18.3 26 37 52 73 103 146 206 292 412 583
2x150 2.5 3.5 5.0 7.0 9.9 14.0 20 28 40 56 79 112 159 224 317 448 634
2x185 2.9 4.2 5.9 8.3 11.7 16.6 23 33 47 66 94 133 187 265 375 530 749
3x120 3.4 4.9 6.9 9.7 13.7 19.4 27 39 55 77 110 155 219 309 438 619
3x150 3.7 5.3 7.5 10.5 14.9 21 30 42 60 84 119 168 238 336 476 672
3x185 4.4 6.2 8.8 12.5 17.6 25 35 50 70 100 141 199 281 398 562 G29
Isc phía trên (kA) Isc phía dưới ( kA)
100 93 90 87 82 77 70 62 54 45 37 29 22 17.0 12.6 9.3 6.7 4.9 3.5 2.5 1.8 1.3 0.9
90 84 82 79 75 71 65 58 51 43 35 28 22 16.7 12.5 9.2 6.7 4.8 3.5 2.5 1.8 1.3 0.9
80 75 74 71 68 64 59 54 47 40 34 27 21 16.3 12.2 9.1 6.6 4.8 3.5 2.5 1.8 1.3 0.9
70 66 65 63 61 58 54 49 44 38 32 26 20 15.8 12.0 8.9 6.6 4.8 3.4 2.5 1.8 1.3 0.9
60 57 56 55 53 51 48 44 39 35 29 24 20 15.2 11.6 8.7 6.5 4.7 3.4 2.5 1.8 1.3 0.9
50 48 47 46 45 43 41 38 35 31 27 22 18.3 14.5 11.2 8.5 6.3 4.6 3.4 2.4 1.7 1.2 0.9
40 39 38 38 37 36 34 32 30 27 24 20 16.8 13.5 10.6 8.1 6.1 4.5 3.3 2.4 1.7 1.2 0.9
35 34 34 33 33 32 30 29 27 24 22 18.8 15.8 12.9 10.2 7.9 6.0 4.5 3.3 2.4 1.7 1.2 0.9
30 29 29 29 28 27 27 25 24 22 20 17.3 14.7 12.2 9.8 7.6 5.8 4.4 3.2 2.4 1.7 1.2 0.9
25 25 24 24 24 23 23 22 21 19.1 17.4 15.5 13.4 11.2 9.2 7.3 5.6 4.2 3.2 2.3 1.7 1.2 0.9
20 20 20 19.4 19.2 18.8 18.4 17.8 17.0 16.1 14.9 13.4 11.8 10.1 8.4 6.8 5.3 4.1 3.1 2.3 1.7 1.2 0.9
15 14.8 14.8 14.7 14.5 14.3 14.1 13.7 13.3 12.7 11.9 11.0 9.9 8.7 7.4 6.1 4.9 3.8 2.9 2.2 1.6 1.2 0.9
10 9.9 9.9 9.8 9.8 9.7 9.6 9.4 9.2 8.9 8.5 8.0 7.4 6.7 5.9 5.1 4.2 3.4 2.7 2.0 1.5 1.1 0.8
7 7.0 6.9 6.9 6.9 6.9 6.8 6.7 6.6 6.4 6.2 6.0 5.6 5.2 4.7 4.2 3.6 3.0 2.4 1.9 1.4 1.1 0.8
5 5.0 5.0 5.0 4.9 4.9 4.9 4.9 4.8 4.7 4.6 4.5 4.3 4.0 3.7 3.4 3.0 2.5 2.1 1.7 1.3 1.0 0.8
4 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 3.9 3.9 3.9 3.8 3.7 3.6 3.5 3.3 3.1 2.9 2.6 2.2 1.9 1.6 1.2 1.0 0.7
3 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 2.9 2.9 2.9 2.9 2.8 2.7 2.6 2.5 2.3 2.1 1.9 1.6 1.4 1.1 0.9 0.7
2 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 1.9 1.9 1.9 1.8 1.8 1.7 1.6 1.4 1.3 1.1 1.0 0.8 0.6
1 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 0.9 0.9 0.9 0.8 0.8 0.7 0.6 0.6 0.5
Nhôm 230 V/400 V
Tiết diện dây pha Chiều dài của mạch (m)
(mm2)
2.5 1.4 1.9 2.7 3.8 5.4 7.6 10.8 15.3 22
4 1.1 1.5 2.2 3.1 4.3 6.1 8.6 12.2 17.3 24 35
6 1.6 2.3 3.2 4.6 6.5 9.2 13.0 18.3 26 37 52
10 1.9 2.7 3.8 5.4 7.7 10.8 15.3 22 31 43 61 86
16 2.2 3.1 4.3 6.1 8.7 12.2 17.3 24 35 49 69 98 138
25 1.7 2.4 3.4 4.8 6.8 9.6 13.5 19.1 27 38 54 76 108 153 216
35 1.7 2.4 3.4 4.7 6.7 9.5 13.4 18.9 27 38 54 76 107 151 214 302
47.5 1.6 2.3 3.2 4.6 6.4 9.1 12.9 18.2 26 36 51 73 103 145 205 290 410
70 2.4 3.4 4.7 6.7 9.5 13.4 19.0 27 38 54 76 107 151 214 303 428
95 2.3 3.2 4.6 6.4 9.1 12.9 18.2 26 36 51 73 103 145 205 290 411
120 2.9 4.1 5.8 8.1 11.5 16.3 23 32 46 65 92 130 184 259 367
150 3.1 4.4 6.3 8.8 12.5 17.7 25 35 50 71 100 141 199 282 399
185 2.6 3.7 5.2 7.4 10.4 14.8 21 30 42 59 83 118 167 236 333 471
240 1.2 1.6 2.3 3.3 4.6 6.5 9.2 13.0 18.4 26 37 52 73 104 147 208 294 415
300 1.4 2.0 2.8 3.9 5.5 7.8 11.1 15.6 22 31 44 62 88 125 177 250 353 499
2x120 1.4 2.0 2.9 4.1 5.8 8.1 11.5 16.3 23 33 46 65 92 130 184 260 367 519
2x150 1.6 2.2 3.1 4.4 6.3 8.8 12.5 17.7 25 35 50 71 100 141 200 282 399
2x185 1.9 2.6 3.7 5.2 7.4 10.5 14.8 21 30 42 59 83 118 167 236 334 472
2x240 2.3 3.3 4.6 6.5 9.2 13.0 18.4 26 37 52 74 104 147 208 294 415 587
3x120 2.2 3.1 4.3 6.1 8.6 12.2 17.3 24 34 49 69 97 138 195 275 389 551
3x150 2.3 3.3 4.7 6.6 9.4 13.3 18.8 27 37 53 75 106 150 212 299 423 598
3x185 2.8 3.9 5.5 7.8 11.1 15.7 22 31 44 63 89 125 177 250 354 500 707
3x240 3.5 4.9 6.9 9.8 13.8 19.5 28 39 55 78 110 156 220 312 441 623
Chú ý: Đối với hệ thống 3 pha với U dây = 230V cần chia chiều dài cho 3
Bảng G39 : Dòng ngắn mạch Ιsc tại điểm phía dưới, được xác định theo giá trị dòng ngắn mạch phía trên, chiều dài và tiết diện dây dẫn trong hệ thống 3 pha
230/400 V

4.4 Dòng ngắn mạch của máy phát hoặc bộ biến tần
Xem ở chương N
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

5.1 Tính toán mức nhỏ nhất của dòng ngắn mạch
Nói chung ở mạng hạ áp, một thiết bị bảo vệ thường phải có chức năng chống quá
tải, cắt ngắn mạch. Chỉ trong một vài trường hợp đặc biệt thì thiết bị bảo vệ quá tải
sẽ độc lập với thiết bị bảo vệ ngắn mạch
Nếu thiết bị bảo vệ trong mạch chỉ dùng cho
Nếu thiết bị chỉ dùng để cắt ngắn mạch thì nó cần tác động ở các giá trị dòng ngắn
bảo vệ chống ngắn mạch thì nó cần phải tác
mạch nhỏ nhất có thể có trong mạng
động ở mức dòng ngắn mạch bé nhất có thể
có trong mạch Ví dụ:
Trên các hình G40, G41 và G42 cho thấy thiết bị bảo vệ quá tải và ngắn mạch
độc lập với nhau.
Hình G40 và G41 biểu diễn mạch thường được sử dụng nhiều nhất cho bảo vệ
và điều khiển động cơ.

Cầu chì aM
(Không bảo vệ quá tải)

G30

Công-tắc-tơ cắt tải với rơle nhiệt

CB với rơle điện từ cắt ngắn


mạch tức thời

Hình G40 : Mạch bảo vệ bằng cầu chì aM

Công-tắc-tơ cắt tải Hình G42a cho thấy sự vi phạm nguyên tắc bảo vệ và thường được dùng cho
với rơle nhiệt mạch chiếu sáng, trục thanh dẫn kiểu lắp ghép.
Bộ điều khiển tốc độ
Hình G42b mô tả các tính năng được cung cấp bởi bộ điều khiển tốc độ, và thêm
một số bảo vệ phụ bởi các thiết bị như CB, rơle nhiệt, RCD nếu cần thiết.

Hình G41 : Bảo vệ mạch bằng CB không có rơle nhiệt quá tải

Các bảo vệ được cung cấp Các bảo vệ chung được cung Các bảo vệ phụ
cấp bởi bộ điều khiển tốc độ
CB D
Quá tải cho cáp Có = (1) Không cần thiết nếu (1)
Quá tải cho động cơ Có = (2) Không cần thiết nếu (2)
Bảo vệ ngắn mạch phía dưới Có
Quá tải cho bộ điều khiển tốc độ Có
Bảo vệ quá áp Có
S1 Bảo vệ dưới áp Có
Mất pha Có
Bảo vệ ngắn mạch phía trên CB
(bảo vệ ngắn mạch)
Các sự cố bên trong CB
S2 < S1 (bảo vệ ngắn mạch
và quá tải)
Tải với bảo
Sự cố chạm đất phía dưới (tự bảo vệ) RCD u 300 mA
vệ quá tải
(tiếp xúc gián tiếp )
Sự cố tiếp xúc trực tiếp RCD y 30 mA

Hình G42a : CB D bảo vệ ngắn mạch và cho tải


Hình G42b : Bảo vệ cho các ứng dụng của bộ điều khiển tốc độ
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

Các điều kiện cần tuân thủ


Thiết bị bảo vệ phải tuân thủ: Các thiết bị bảo vệ phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Chỉnh định cắt tức thời Ιm < Ιscmin đối với CB ■ Khả năng cắt dòng sự cố > Isc, dòng ngắn mạch 3 pha tại điểm đặt bảo vệ
- Dòng nóng chảy Ιa < Ιscmin đối với cầu chì ■ Loại trừ dòng ngắn mạch nhỏ nhất có thể có trong mạch trong khoảng thời gian
tc nhằm đảm bảo sự chịu đựng về nhiệt của dây dẫn:
2 2
K S (tc < 5 s)
tc ≤
I sc min2
So sánh đặc tính tác động hoặc đặc tuyến chảy của thiết bị bảo vệ với đặc tuyến
giới hạn về nhiệt của dây cho thấy điều kiện này sẽ được thoả mãn nếu:
■ Ιsc (min) > Ιm (giá trị ngưỡng cắt tức thời hoặc trễ trong khoảng thời gian ngắn),
(xem Hình G45)
■ Ιsc (min) > Ιa cho bảo vệ bằng cầu chì. Giá trị của Ιa tương ứng với giao điểm
của đặc tuyến chảy của cầu chì và đặc tuyến chịu nhiệt của dây dẫn (xem Hình
G44 và G45)

t G31

k2 S2
t=
I2

I
Im

Hình G45 : Bảo vệ bằng CB

k2 S2
t=
I2

I
Ia

Hình G46 : Bảo vệ bằng cầu chì loại aM

k2 S2
t=
I2

I
Ia

Hình G47 : Bảo vệ bằng cầu chì loại gl


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

Phương pháp thực tế tính Lmax


Trong thực tế, điều này có nghĩa là chiều
dài của mạng nằm phía sau của thiết bị bảo Ảnh hưởng của tổng trở dây dẫn dài lên giá trị dòng ngắn mạch sẽ được kiểm tra
và chiều dài của dây dẫn cần được giới hạn thích hợp.
vệ không được vượt quá chiều dài tính
Phương pháp tính chiều dài lớn nhất cho phép đã được trình bày cho sơ đồ TN và
toán lớn nhất IT đối với ngắn mạch 1 và 2 pha chạm đất (xem chương F, mục 6.2 và 7.2). Hai
Lmax = 0.8 U Sph
trường hợp cần được lưu ý sau đây
2ρ Im 1 - Tính toán Lmax cho mạng 3 pha 3 dây
Dòng ngắn mạch nhỏ nhất sẽ xảy ra khi có ngắn mạch 2 pha tại điểm xa nhất
của mạch (xem Hình G46).

P
Tải
0.8 U L

G32 Hình G46 : Định nghĩa L cho mạng 3 dây 3 pha

Sử dụng “phương pháp quy ước“ với giả thiết điện áp tại điểm đặt bảo vệ P còn 80
% giá trị định mức trong khoảng thời gian ngắn mạch. Do đó 0.8 U = Isc Zd,
Với:
Zd = tổng trở của vòng ngắn mạch
Ιsc = dòng ngắn mạch (pha/pha)
U = điện áp dây định mức

Đối với cáp có tiết diện nhỏ hơn 120 mm2, cảm kháng có thể bỏ qua, do đó
2L
Zd = ρ (1)
Sph
Với:
ρ = Điện trở suất của đồng ở nhiệt độ trung bình trong khi ngắn mạch,
Sph = Tiết diện của dây pha (mm2)
L = Chiều dài (m)
max là : Ιm y Ιsc với Ιm = dòng chỉnh định từ của CB.
Điều kiện bảo vệ choLcáp
0.8U 0.8 U Sph
Do đó: Ιm ≤ hoặc L ≤
Zd 2ρ Im
Với U = 400 V
ρ = 1.25 x 0.018 = 0.023 Ω.mm2/m(2) (Cu)
Lmax = Chiều dài lớn nhất (m)
k Sph
Lmax = Im
2 - Tính toán Lmax cho mạng 3 pha 4 dây 230/400V
Giá trị nhỏ nhất của dòng ngắn mạch Isc xảy ra khi ngắn mạch pha và dây trung
tính Tính toán tương tự như ví dụ 1, song sử dụng công thức sau (cho cáp có tiết
diện nhỏ hơn 120 mm2 (1)).
■ Khi tiết diện dây trung tính Sn = Sph tiết diện dây pha
3,333 Sph
Lmax =
Im
■ Nếu tiết diện dây trung tính Sn < Sph, thì
Sph 1 Sph
Lmax = 6,666 where m =
I m 1+ m Sn
Đối với dây có tiết diện lớn hơn, giá trị của cảm kháng phải được tính đến. Giá
(1) Đối với tiết diện lớn hơn, điện trở cần được lấy giá trị trị cảm kháng được lấy là 0.08 mΩ/m (khi f= 50 Hz). Khi f= 60 Hz giá trị của cảm
lớn hơn do ảnh hưởng của mật độ dòng không đồng nhất kháng là 0.096 mΩ/m.
(do hiệu ứng mặt ngoài và hiệu ứng gần))
Các giá trị thích hợp (theo tiêu chuẩn Pháp NF 15 – 100) là
150 mm2: R + 15%
185 mm2: R + 20%
240 mm2: R + 25%
300 mm2: R + 30%
(2) Giá trị khá lớn của điện trở suất là do nhiệt độ tăng khi có
dòng ngắn mạch
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

Bảng giá trị của Lmax


Bảng G47 dưới đây đưa ra chiều dài lớn nhất của dây (Lmax) thuộc lưới sau:
■ 3 pha 3 dây 400V (không có dây trung tính), và
■ 1 pha 2 dây 400V, không có dây trung tính, được bảo vệ bằng CB bình thường.
Với các trường hợp khác sẽ sử dụng hệ số hiệu chỉnh ( Bảng G53 ) để xác định
Lmax. Các tính toán được dựa theo các phương pháp đã nêu với Im - giá trị
chỉnh định của dòng cắt ngắn mạch được điều chỉnh trong phạm vi ± 20%.
Đối với dây có tiết diện 50 mm2, việc tính toán dựa trên tiết diện thực của dây là
47.5 mm2

Dòng tác động Im Tiết diện cắt ngang của dây dẫn (mm2)
của phần tử tác
động tức thời kiểu
từ (A)
1.5 2.5 4 6 10 16 25 35 50 70 95 120 150 185 240
50 100 167 267 400
63 79 133 212 317
80 63 104 167 250 417
100 50 83 133 200 333
G33
125 40 67 107 160 267 427
160 31 52 83 125 208 333
200 25 42 67 100 167 267 417
250 20 33 53 80 133 213 333 467
320 16 26 42 63 104 167 260 365 495
400 13 21 33 50 83 133 208 292 396
500 10 17 27 40 67 107 167 233 317
560 9 15 24 36 60 95 149 208 283 417
630 8 13 21 32 63 85 132 185 251 370
700 7 12 19 29 48 76 119 167 226 333 452
800 6 10 17 25 42 67 104 146 198 292 396
875 6 10 15 23 38 61 95 133 181 267 362 457
1000 5 8 13 20 33 53 83 117 158 233 317 400 435
1120 4 7 12 18 30 48 74 104 141 208 283 357 388 459
1250 4 7 11 16 27 43 67 93 127 187 253 320 348 411
1600 5 8 13 21 33 52 73 99 146 198 250 272 321 400
2000 4 7 10 17 27 42 58 79 117 158 200 217 257 320
2500 5 8 13 21 33 47 63 93 127 160 174 206 256
3200 4 6 10 17 26 36 49 73 99 125 136 161 200
4000 5 8 13 21 29 40 58 79 100 109 128 160
5000 4 7 11 17 23 32 47 63 80 87 103 128
6300 5 8 13 19 25 37 50 63 69 82 102
8000 4 7 10 15 20 29 40 50 54 64 80
10000 5 8 12 16 23 32 40 43 51 64
12500 4 7 9 13 19 25 32 35 41 51

Bảng G47 : Chiều dài lớn nhất cho dây đồng (m) (nếu dây nhôm phải nhân chiều dài với 0,62)

Bảng G48 đến G50 đưa ra chiều dài lớn nhất (Lmax) đối với:
■ Lưới 3 pha 3 dây 400V (không có dây trung tính), và
■ 1 pha 2 dây 400V không có dây trung tính
Cả 2 trường hợp này đều được bảo vệ bằng CB dân dụng hoặc các CB có đặc tính
tác động tương tự.
Trong các trường hợp khác sẽ nhân chiều dài với hệ số hiệu chỉnh. Các hệ số
này được cho trong bảng G51 ở trang sau.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

Dòng định mức của Tiết diện cắt ngang của dây dẫn ( mm2)
CB ( A) 50
6
10
16
20
25
32
40
50 760
63 603
80 475
100 380
125 304

Bảng G48 : Chiều dài lớn nhất cho mạch bằng dây đồng được bảo vệ bằng CB loại B

Dòng định mức của Tiết diện cắt ngang của dây dẫn ( mm2)
CB ( A) 50
G34 6
10
16
20
25 760
32 594
40 475
50 380
63 302
80 238
100 190
125 152

Bảng G49 : Chiều dài lớn nhất cho mạch bằng dây đồng (m) được bảo vệ bằng CB loại C

Dòng định mức của Tiết diện cắt ngang của dây dẫn ( mm2)
CB (A) 50
1
2
3
4
6
10
16 848
20 679
25 543
32 424
40 339
50 271
63 215
80 170
100 136
125 109

Bảng G50 : Chiều dài lớn nhất cho mạch bằng dây đồng (m) được bảo vệ bằng CB loại D (Merlin Gerin)

Chi tiết của mạch


Mạch 3 pha 3 dây 400V hoặc 1 pha 2 dây 400V (không có dây trung tính) 1.73
Mạch 1 pha 2 dây (gồm dây pha và trung tính ) 230V 1
Mạch 3-pha 4 dây 230/400 V hoặc 2 pha 3 dây 230/400 V Spha / S trung tính = 1 1
(có dây trung tính) Spha / S trung tính = 2 0.67

Bảng G51 : Hệ số chỉnh định chiều dài thu được từ bảng G47 đến G50

Lưu ý: Tiêu chuẩn IEC 60898 cho phép chỉnh định dòng tác động ngắn mạch trong
khoảng 10 – 50In cho CB loại D. Trong khi tiêu chuẩn Châu Âu và bảng G50 thì cho
phép trong phạm vi từ 10 – 20In. Phạm vi này được thỏa cho hầu hết các CB dân
dụng.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

Các ví dụ:
Ví dụ 1
Trong mạch 1 pha 2 dây có đặt bảo vệ bằng CB 50A loại NSX80HMA với dòng
tác động cắt ngắn mạch là 500A, (độ chính xác ± 20%), có nghĩa là trong trường
hợp xấu nhất đòi hỏi dòng tác động là 500 x 1,2 = 600A. Cáp đồng có tiết diện là
10 mm2. Trong bảng G47, hàng Im = 500A sẽ cắt cột của tiết diện 10 mm2 tại giá
trị Lmax= 67m. CB sẽ bảo vệ cắt ngắn mạch với chiều dài không vượt quá 67m.
Ví dụ 2
Trong mạch 3 dây 3 pha 400V (không có dây trung tính) có đặt bảo vệ bằng CB
220A loại NSX250N với dòng tác động cắt ngắn mạch là 2000A, (độ chính xác ±
20%), có nghĩa là trong trường hợp xấu nhất đòi hỏi dòng tác động là 2000 x 1,2
= 2400A. Cáp đồng có tiết diện là 120 mm2. Trong bảng G47, hàng Im = 2000A sẽ
cắt cột của tiết diện 120 mm2 tại giá trị Lmax= 200m. Do hệ thống 3 dây 3 pha
400V (không có dây trung tính) nên cần đưa hệ số hiệu chỉnh 1,73 vào (tra bảng
G51). CB sẽ bảo vệ cắt ngắn mạch với chiều dài không vượt quá giá trị 200 x
1.73 = 346m

5.2 Kiểm tra khả năng chịu nhiệt của cáp trong điều
kiện ngắn mạch G35
Các ràng buộc về nhiệt

Khi khoảng thời gian ngắn mạch ngắn xảy ra nhanh (vài phần chục cho đến tối đa
5s ) nhiệt lượng sinh ra sẽ được giữ lại trong dây dẫn và làm nhiệt độ của nó tăng
Nói chung kiểm tra khả năng chịu nhiệt của lên. Quá trình này được coi là đẳng nhiệt, giả thiết này làm đơn giản hóa các tính
cáp là không cần thiết, ngoại trừ khi cáp có toán nhưng cho các kết quả không được chính xác. Có nghĩa là cho ra nhiệt độ
tiết diện nhỏ và được nuôi trực tiếp từ (hoặc cao hơn so với quá trình thực bởi vì thực ra có một lượng nhiệt sẽ tỏa từ dây dẫn
vào cách điện.
lắp đặt gần) tủ phân phối chính
Cho một khoảng thời gian 5s hoặc bé hơn, mối quan hệ Ι2t = k2S2 sẽ đặc trưng cho
thời gian (giây) mà dây dẫn với tiết diện S (mm2) có thể tải được I, trước khi nhiệt
độ của nó đạt tới giá trị phá hủy cách điện xung quanh.

Hằng số k2 được cho ở bảng G52 dưới đây.

Cách điện Dây dẫn đồng (Cu) Dây dẫn nhôm (Al)
PVC 13,225 5,776
XLPE 20,449 8,836

Bảng G52 : Giá trị của hằng số k2

Phương pháp kiểm tra này sẽ kiểm xem lượng năng lượng I2t/ Ω của vật liệu dây,
đi qua CB có nhỏ hơn giá trị cho phép của dây không (Xem bảng G53 phía dưới).

S (mm2) PVC XLPE


Đồng Nhôm Đồng Nhôm
1.5 0.0297 0.0130 0.0460 0.0199
2.5 0.0826 0.0361 0.1278 0.0552
4 0.2116 0.0924 0.3272 0.1414
6 0.4761 0.2079 0.7362 0.3181
10 1.3225 0.5776 2.0450 0.8836
16 3.3856 1.4786 5.2350 2.2620
25 8.2656 3.6100 12.7806 5.5225
35 16.2006 7.0756 25.0500 10.8241
50 29.839 13.032 46.133 19.936

Bảng G53 : Điều kiện cho phép về nhiệt của cáp Ι2t ( A2s x 106)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
5 Các Trường Hợp Đặc Biệt
Của Dòng Ngắn Mạch

Ví dụ
Cáp bằng đồng với cách điện bằng XLPE có tiết diện 4 mm2 có thể được bảo vệ
bằng CB C60N không?
Bảng G53 chỉ ra giá trị Ι2t đối với cáp là 0.3272 x 106, trong khi theo thông số của
nhà chế tạo thì CB cho phép “đi qua“ lượng 0.094.106 A2s (< 0.1.106 A2s). Như
vậy cáp được bảo vệ bằng CB đã nêu

Các ràng buộc về lực điện động


Để chịu đựng được các ràng buộc về lực điện động, dây dẫn phải rắn chắc và các
chỗ nối phải được gắn chặt với nhau.
Đối với các thanh dẫn và đường dẫn điện kiểu lắp ghép, các đường ray điện thì
việc kiểm tra khả năng chịu lực điện động khi có ngắn mạch là rất cần thiết. Giá trị
lớn nhất của dòng được hạn chế nhờ CB hoặc cầu chì cần phải nhỏ hơn giá trị đặc
trưng cho độ bền điện động của bộ dẫn điện. Nhà chế tạo sẽ cung cấp các bảng
giá trị này cũng như các ưu điểm của hệ thống như vậy.

G36
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
6 Dây Nối Đất Bảo Vệ (Pe)

6.1 Cách mắc và lựa chọn dây


Dây PE cho phép liên kết các vật dẫn tự nhiên và các vỏ kim loại không có
điện của các thiết bị điện để tạo lưới đẳng thế. Các dây này dẫn dòng sự cố
do hư hỏng cách điện (giữa pha và vỏ thiết bị) tới điểm trung tính nối đất của
nguồn. Dây PE sẽ được nối vào đầu nối đất chính của mạng.
Đầu nối đất chính sẽ được nối với các điện cực nối đất (xem chương E) qua
dây nối đất (điện cực nối đất ở Mỹ).
Dây PE cần được:
■ Bọc và sơn màu vàng hoặc xanh
■ Bảo vệ để chống các hư hỏng về mặt cơ và hóa học
Trong các sơ đồ nối đất dạng IT và TN thì dây PE nên đặt gần dây pha (trong
cùng ống dây cáp hoặc khay cáp, cùng với các dây pha). Điều này đảm bảo
đạt được giá trị cảm kháng nhỏ nhất trong mạch có sự cố chạm đất.

Kết nối
Dây PE cần phải:
■ Không chứa đựng bất kỳ hình thức hoặc thiết bị ngắt dòng nào
■ Nối các vỏ kim loại thiết bị cần nối tới dây PE chính, nghĩa là nối song song
(không được thực hiện bằng việc nối tiếp) như ở hình G54 G37
PE
■ Có đầu kết nối riêng trên đầu nối đất chung của tủ phân phối.
Sơ đồ nối đất kiểu TT

Dây PE không cần đặt gần các dây pha bởi vì không cần dòng sự cố chạm đất lớn
(do thiết bị bảo vệ trong sơ đồ TT là RCD)

˜˜˜˜ Sơ đồ nối đất kiểu IT và TN

PE Dây PE và PN cần đặt gần dây pha và không được có vật liệu sắt từ nào được
đặt giữa chúng. Dây PEN cần luôn được nối tới điểm nối đất của thiết bị, tạo nên
vòng nối từ đầu nối đất tới đầu trung tính của thiết bị ( Hình G55)
■ Sơ đồ TN–C: dây trung tính N và PE là một (còn được gọi là dây PEN).
Chức năng bảo vệ của dây PEN được ưu tiên hơn, do đó mọi quy định cho một
dây PE sẽ được áp dụng chặt chẽ cho dây PEN
■ Sơ đồ TN-C chuyển qua TN–S
˜˜˜ Dây PE được nối vào đầu PEN hoặc thanh cái PEN (Hình G56) tại điểm đầu của
mạng. Phần mạng phía sau điểm phân chia thì dây PE không được nối với dây
Hình G54 : Sự kết nối kiểu nối tiếp sẽ làm cho phần mạng trung tính.
phía sau không được bảo vệ

PEN

PEN PE

Hình G55 : Nối trực tiếp dây PEN với đầu nối đất của thiết bị
Hình G56 : Sơ đồ TN-C-S
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
6 Dây Nối Đất Bảo Vệ (Pe)
G - The protection of circuits
6 Protective earthing conductor
(PE)

Types of materials
Materials of the kinds mentioned below in Figure G59 can be used for PE conductors,
provided that the conditions mentioned in the last column are satisfied.

Các dạng dây PE Sơ đồ IT Sơ đồ TN Sơ đồ TT Điều kiện cần tuân thủ


Dây bổ sung Trong cùng một cáp Nên dùng Nên dùng Đúng Dây PE cần được cách điện
Type of protective earthing với dâyconductor
pha hoặc cùng (PE) IT scheme TN scheme TT scheme Conditions giống như to dây pha
be respected
Supplementary đường
In the samecáp cable Strongly Strongly recommended Correct The PE conductor must
conductor Đi
asđộc
the lập với dây
phases, or inpha Có thể (1)
recommended Có thể (1) (2) Đúng ■ Dây PE
be insulated tocó
thethể
samelà dây trần
the same cable run levelhoặc
as thecách điện (2)
phases
Kết cấu kim loại của thanh dẫn kim loại
Independent hoặc Possible
of the Có thể (3)(1) Possible
Có thể có (1) (2)
dây PE (3) Đúng
Correct c The■ Tính liên tục về
PE conductor maycung cấp
phase (5) conductors be bare (2)
ống dẫn sẵn kiểu lắp ghép Có thể có dây PEN(8) điệnor insulated
cần được đảm bảo nhờ
VỏMetallic
ngoài housing
của dâyofbọc bus-trunking
cách điện or of other
khoáng Possible
Có thể (3) (3) PE
Cópossible (3)
thể có dây PE (3) Correct sựelectrical
c The bảo vệ chống lại hư hỏng
continuity
prefabricated
(hệ prewired ducting
dạng “pyrotenax”) (5) PEN (8)
Không dùng dây PEN (2)(3) Có thể mustvềbecơ, hóa học
assured by và điện hóa
protection
External
Vật dẫn tựsheath
nhiên of(6) extruded, mineral- insulated Có Possible
thể (4)
(3) PE
Cópossible
(3)
thể có dây PE (4) Possible against deterioration by
conductors (e.g. «pyrotenax» type systems) PEN (2)(3) Có thể mechanical, chemical and
như là : PENnotbịrecommended
cấm ■ Độ dẫn điện phải phù hợp
electrochemical hazards G41
■Certain
Kết cấuextraneous
kim loại của tòa nhà elements (6)
conductive Possible (4) PE possible (4) Possible
■such
Khung as:máy PEN forbidden c Their conductance
■cỐngSteel building
nước (7) structures must be adequate
G38 c Machine
Đường cáp frames
kim(7)loại như là máng, ống(9), Có thể (4) Có thể dùng PE (4) Có thể
c Water pipes
khay, thang... Không dùng PEN(2)(4)
Metallic cable ways, such as, conduits (9), Possible (4) PE possible (4) Possible
Cấm dây PE sử dụng làm: ống
ducts, trunking, trays, ladders, and so on… dẫn kim loại (9), gaz, ống nước nóng, đai thép của cáp (9)
PEN not recommended (2)(4)
Forbidden for use as PE conductors, are: metal conduits (9), gas pipes, hot-water pipes, cable-armouring tapes (9) or wires (9)
1)Trong sơ đồ TN và IT, việc ngắt sự cố được thực hiện nhờ thiết bị bảo vệ quá dòng (cầu chì hoặc CB). Do đó tổng trở của mạch vòng sự
cố(1)
cầnIn đủ
TNnhỏ and đểIT schemes,
các thiết bịfault bảoclearance
vệ tác động. is generally
Biện pháp achieved by overcurrent
chắc chắn nhất là sửdevices dụng lõi(fuses
bổ sungor circuit
trongbreakers)
cùng mộtsocápthat(hoặc
the impedance
cùng đường of cáp).
the này
Điều fault-current
giảm được loopcảmmust be sufficiently
kháng và do đó low giảm to tổng
assuretrởpositive
mạch vòng protective
sự cố.device operation. The surest means of achieving a low loop
impedance is to use a supplementary core in the same cable as the circuit conductors (or taking the same route as the circuit conductors).
(2)This
Dâysolution
PEN làminimizes
dây trungthe tínhinductive
và cũngreactance
được sử and dụngtherefore
như dâythe nốiimpedance
đất bảo vệ. ofDotheđó trong dây này có thể lúc nào cũng có dòng chạy qua (cả
loop.
khi(2)
không
The PEN có sự cố chạmisđất).
conductor Do vậy
a neutral dây dẫnthat
conductor cách điện used
is also nên được sử dụng cho
as a protective earthdây PEN. This means that a current may be flowing
conductor.
(3)through
Nhà chế it attạo
anysẽtime (in cấp
cung the absence
các giá trị of an
R và earth fault).
X cần For(pha/PE
thiết this reason
hoặcan pha/PEN)
insulated conductor
để tính tổng is recommended
trở mạch vòng for khi
PEN operation.
xảy ra sự cố ngắn mạch
(3) The
chạm đất.manufacturer provides the necessary values of R and X components of the impedances (phase/PE, phase/PEN) to include in the
(4)calculation
Có thể, nhưng of the earth-fault loop impedance.
không giới thiệu nên dùng, vì tổng trở của mạch vòng sự cố chạm đất có thể không được biết trước ở giai đoạn thiết kế.
(4) Possible,
Đo lường trên mạng but notđã recomended,
hoàn tất là since the impedance
biện pháp thực tế duy of nhất
the earth-fault
để đảm bảo loopancannot be known
toàn cho người.at the design stage. Measurements on the
completed installation are the only practical means of assuring adequate protection for persons.
(5)(5)Cần
It must allow the connection of other PE conductors. Note: these elements must carry an bằng
cho phép kết nối với các dây PE khác. Những phần tử này cần được ký hiệu cácgreen/yellow
indivual sọc xanh/vàng,
stripedcóvisual
chiềuindication,
dài từ 15 đến
100mm
15 to 100(hoặcmmcác chữ
long (orcái
theký hiệu PE
letters PEat được
less bắtthanđầu ở khoảng
15 cm from each cách nhỏ hơn 15cm từ mỗi đầu).
extremity).
(6)(6)
Các
Thesephần tử này được
elements must be sử demountable
dụng có kèmonly các ifbiện pháp
other means khác được
have đưa
been ra để đảm
provided bảo tính
to ensure liên tục củacontinuity
uninterrupted bảo vệ. of protection.
(7)(7)
Với
Withsựthethỏa thuận củaofcơ
agreement thequan cấp nước.
appropriate water authorities.
(8)(8) In theđường
Trong prefabricated
dẫn điện pre-wired
lắp ghép trunking and similar
trong ống, các vỏelements,
kim loại đượcthe metallic
dùng housing
như dâymay PEN, besong
used song
as a PEN conductor,
với thanh in parallel
dẫn tương ứngwithhoặcthevới các
dâycorresponding
PE khác có trong bar, orvỏ.
other PE conductor in the housing.
(9) Forbidden in some countries only. Universally allowed to be used for supplementary equipotential conductors.
(9) Trong vài quốc gia chỉ cho phép dùng như dây bổ sung san bằng thế (dây đẳng thế).

Fig. G59 : Choice of protective conductors (PE)


Bảng G57 : Lựa chọn dây nối đất bảo vệ (PE)

Vật
6.2 liệu của dây PE
Conductor sizing
Các dạng vật liệu để làm dây PE được cho trong bảng G57 và phải thỏa các điều kiện
Figure G60 below is based on IEC 60364-5-54. This table provides two methods of
ở cột cuối của bảng G57
determining the appropriate c.s.a. for both PE or PEN conductors.

Tiết diện cắt ngang của Tiết diện cắt ngang nhỏ Tiết diện cắt ngang nhỏ
c.s.a. of phase Minimum c.s.a. of Minimum c.s.a. of
dây pha Sph (mm2) nhất nhất của dây PE (mm
của dây PE (mm2) PEN 2)
conductors Sph (mm2) PE conductor (mm2) conductor (mm2)
Cu Cu Al
(3)
Phương pháp Sph ≥ 16 S (2)(2) Sph (3) S(3)
Simplified Sph i 16 Sphph Sph (3) Sph ph
đơn giản(1)hóa (1) 16 < S ≤ 25 16 16
method 16 < Sphphi 25 16 16
25 << S
25 Sph i≤ 35
35 25 25
ph
35
35 <<SSphphi≤50
50 Sph
Sph /2/2 SphS/2
ph/2
S > 50
Sph > 50 S /2
ph ph

Phương pháp
Adiabatic đẳng
method Bất
Any kỳ kích cỡ nào
size I 2⋅ t
(3)(4)

nhiệt SPE/PEN =
k

(1)Giá
(1) Data
trị valid
của bảngif the trên
prospective
được ápconductor
dụng khiisdây
of the
PE same
cùng material as the
vật liệu với dâyline conductor.
pha. Otherwise,
Trong trường a correction
hợp khác, factor
phải nhân vớimust behiệu
hệ số applied.
chỉnh.
(2)Khi
(2) When
dây2the
PEPE nằm conductor is separated
xa dây pha, from
các giá trị nhỏthe circuit
nhất cầnphase
được conductors, the following
tuân thủ nghiêm ngặt: minimum values must be respected:
c 2.5 mm
■ 2.5 if the PE is mechanically protected
mm 2 nếu dây PE được bảo vệ về mặt cơ học
c4■ mm 2 if the PE is not mechanically protected
4 mm 2 nếu dây PE không được bảo vệ về mặt cơ học
(3) For mechanical reasons, a PEN conductor, shall have a cross-sectional area not less than 10 mm2 in copper or 16 mm2 in aluminium.
(3) Để đảm bảo yêu cầu về cơ, dây PE có tiết diện nhỏ hơn 10 mm2 (đối với dây đồng) hoặc 16 mm2 (đối với dây nhôm) .
(4) Refer to table G55 for the application of this formula.
(4) Xem bảng G53 để sử dụng công thức này.
Fig. G60 : Minimum cross section area of protective conductors
Bảng G58: Tiết diện nhỏ nhất của dây PE

Schneider Electric - Electrical installation guide 2005


G - The protection of circuits
6 Protective earthing conductor
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
6 Dây Nối Đất Bảo Vệ (Pe)
(PE)

The two methods are:


c Adiabatic (which corresponds with that described in IEC 60724)
This method, while being economical and assuring protection of the conductor
6.2
againstKích cỡ của
overheating, leads dây
to smalldẫn
c.s.a.’s compared to those of the corresponding
circuit phase conductors. The result is sometimes incompatible with the necessity in
Bảng
IT andG58 dưới đâytodựa
TN schemes trên tiêu
minimize thechuẩn IEC 60364-5-54.
impedance of the circuit Bảng này đưa
earth-fault loop,rato2
phương pháp để
ensure positive tính tiết by
operation diện của dây PE overcurrent
instantaneous và PEN. tripping devices. This
method is used in practice, therefore, for TT installations, and for dimensioning an
Hai phương pháp đó là:
earthing conductor (1).
■ Phương pháp đẳng nhiệt (tương ứng với phương pháp mô tả ở IEC 60742))
c Simplified
Phương pháp này, vừa đảm bảo tính kinh tế và bảo vệ dây khỏi quá nhiệt, đồng
This method
thời cho is based
ra tiết diện dâyon PE
PE conductor
nhỏ hơn so sizes
với being related
dây pha. Kết to
quảthose
nàyof the
đôi khi không thích
corresponding
hợp với sơ đồcircuitdạng phase
IT hayconductors,
TN (khi yêuassuming
cầu cần that the same
có tổng conductor
trở mạch vòng sự material
cố chạm
is
đấtused in each
bé nhất) đểcase.
đảm bảo tác động mạch bảo vệ quá dòng tức thời. Phương pháp
Thus,
này trênin Figure
thực tếG60
đượcfor:dùng cho sơ đồ TT và định cỡ dây nối đất (1).
Sph i 16 mm2 SPE = Sph
■ Phương pháp đơn giản
G42 16 < Sph i 35 mm2 SPE = 16 mm2
Phương pháp này dựa vào sự liên quan giữa kích cỡ dây PE và kích cỡ dây pha,
với giả
Sph > 35thiết
mmrằng
2 các dây dẫn cùng sử dụng một loại vật liệu.
Trong bảng G58, ta có:
Note
Sph ≤ 16 of
influence mm2 SPE =
the source Sph electrode, the c.s.a. of the PE conductor can be
earthing
limited to 25 mm 2 (for
16 < Sph ≤ 35 mm SPE = 16
2 copper) or mm
35 mm
2 2 (for aluminium).

The neutral cannot be Sph as a PEN conductor unless its c.s.a. is equal to or larger
used
Sph > 35 mm SPE =
2
than 10 mm2 (copper) or 16 2 mm2 (aluminium). G39
Moreover,
Lưu ý: Trong sơ đồ TT, cácisđiện
a PEN conductor not allowed
cực nối in đấta nằm
flexible cable.
ngoài vùngSince
ảnhahưởng
PEN conductor
của nối đất
functions also
nguồn, tiết as của
diện a neutral conductor,
PE được giới là its
25 c.s.a. cannot,
mm2 (đối với in any case,
đồng) be mm
hoặc 35 less2 than that
(đối với
necessary
nhôm). for the neutral, as discussed in Subclause 7.1 of this Chapter.
This
Dây c.s.a.
trung cannot be less
tính không đượcthan sửthat
dụngof như
the phase
dây PEN conductors unless:
ngoại trừ khi tiết diện của nó bằng
choặc
The lớn
kVAhơn rating
10 ofmm single-phase
2 (đồng) hoặc loads
16 is
mmless than 10% of the total kVA load, and
2 (nhôm).

cHơn
Imax thếlikely
nữa,todây
pass PEN không
through theđược phép
neutral sử dụng
in normal cho cáp di động.
circumstances, Bởithan
is less vì dây
thePEN
có chứcpermitted
current năng của fordây
thetrung
selectedtính,cable
tiết diện
size.của nó trong bất kỳ trường hợp nào cũng
không được nhỏ
Furthermore, hơn giá
protection of trị
thecần thiết conductor
neutral của dây trung
musttính (được trình
be assured by thebàyprotective
ở mục 7.1
của chương
devices này).
provided for phase-conductor protection (described in Sub-clause 7.2 of this
Chapter).
Tiết diện này không được nhỏ hơn tiết diện của một trong các dây pha, ngoại trừ khi:
■ Số kVA
Values của tảikmột
of factor to be pha
usednhỏinhơn the10 % của tổng kVA, và
formulae
■ Imax
These đi qua
values aredây trung tính
identical trong trường
in several nationalhợp bình thường
standards, and thephải nhỏ hơn dòng
temperature rise cho
phép của
ranges, dây đãwith
together chọn. factor k values and the upper temperature limits for the
different
Hơn thếclasses
nữa, việcof insulation,
bảo vệ dâycorrespond with được
trung tính cần those đảm
published in IEC
bảo bằng các60724
thiết (1984).
bị bảo vệ
The
của data
dây phapresented
(xem mụcin Figure
7.2 của are those
G61chương most commonly needed for LV installation
này).
design.
Các giá trị của k được sử dụng trong công thức
Các giá trị này tương tự nhau trong một vài tiêu chuẩn quốc gia và ảnh hưởng của
nhiệt độ, các giá trị của k và nhiệt độ giới hạn cho từng lớp cách điện được qui định
trong tiêu chuẩn IEC 60724 (năm 1984).
Các số liệu trong bảng G59 thường
k values được
Nature sử dụng cho lưới hạ áp.
of insulation
Polyvinylchloride (PVC) Cross-linked-polyethylene
(XLPE)
Ethylene-propylene-rubber
(EPR)
Final
Các temperature
giá trị của k(°C) 160
Vỏ bọc cách điện 250
Initial temperature (°C) 30Polyvinychrorid (PVC) 30 Polyetylen liên kết ngang
Insulated conductors Copper 143 176(XLPE)
not incoporated in Aluminium 95 116Cao su ethylene-propylene
cables or bare Steel 52 64 (EPR)
conductors
Nhiệt độ cuốiin contact
cùng (°C) 160 250
with cable jackets
Nhiệt độ ban đầu (°C) 30 30
Conductors
Dây dẫn cách of ađiện Copper
Đồng 115
143 143176
multi-core-cable
không đặt chung với Aluminium 7695 94 116
Nhôm
cáp hoặc dây trần tiếp Thép 52 64
xúc với vỏ cáp
Fig. G61 : k factor values for LV PE conductors, commonly used in national standards and
complying with IEC 60724
Dây dẫn của cáp Đồng 115 143
đa lõi Nhôm 76 94

Bảng G59 : Các giá trị k cho dây PE trong lưới hạ áp được sử dụng phổ biến theo
tiêu chuẩn quốc gia và tuân theo IEC 60724

(1) Grounding electrode conductor


Schneider Electric - Electrical installation guide 2005

(1) Điện cực nối đất


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
6 Dây Nối Đất Bảo Vệ (Pe)

6.3 Dây bảo vệ giữa biến thế phân phối và tủ phân


phối chính (TPPC)
Các pha và dây trung tính phía trước CB tổng của TPPC được bảo vệ bằng các
Những dây này cần có kích cỡ phù hợp với thiết bị của phía sơ cấp của biến thế. Các dây dẫn (kể cả PE) đều phải có tiết diện
thực tế quốc gia thích hợp. Chọn tiết diện của dây pha và dây trung tính xuất phát từ biến áp được
mô tả trong mục 7.5 của chương này (cho mạch C1 của hệ thống được cho trong
hình G65).
Kích cỡ của dây PE trần hoặc được bọc cách điện đi từ điểm trung tính của biến áp
trên hình G60 được cho trong bảng G61. Công suất định mức kVA là tổng của các
biến áp được nối đến TPPC.

G40

Hình G60 : Dây PE nối đến thanh nối đất chính trong TPPC

Trong bảng chỉ ra tiết diện của dây (mm2) tương ứng với :
■ Công suất định mức của biến áp (kVA)
■ Thời gian cắt dòng sự cố của các thiết bị bảo vệ sơ cấp (giây)
■ Dạng của cách điện và vật liệu dây dẫn
Nếu phía sơ cấp bảo vệ bằng cầu chì, sẽ sử dụng cột 0,2 giây.
Trong sơ đồ IT, nếu có đặt thiết bị bảo vệ quá áp (giữa điểm trung tính của biến áp
và đất) thì các dây dẫn tới thiết bị bảo vệ quá áp cũng được lựa chọn kích cỡ như
cách lựa chọn dây PE.

Công suất máy Vật liệu dây Dây dẫn Dây bọc cách Dây cách điện
biến áp (kVA) trần điện PVC XLPE
(230/400 V Đồng t(s) 0.2 0.5 - 0.2 0.5 - 0.2 0.5 -
áp đầu ra) Nhôm t(s) - 0.2 0.5 - 0.2 0.5 - 0.2 0.5
≤ 100 Tiết diện của 25 25 25 25 25 25 25 25 25
160 dây PE 25 25 35 25 25 50 25 25 35
200 SPE (mm2) 25 35 50 25 35 50 25 25 50
250 25 35 70 35 50 70 25 35 50
315 35 50 70 35 50 95 35 50 70
400 50 70 95 50 70 95 35 50 95
500 50 70 120 70 95 120 50 70 95
630 70 95 150 70 95 150 70 95 120
800 70 120 150 95 120 185 70 95 150
1,000 95 120 185 95 120 185 70 120 150
1,250 95 150 185 120 150 240 95 120 185

Bảng G61 : Tiết diện dây PE từ máy biến áp phân phối tới MGDB phụ thuộc vào công suất định
mức và thời gian cắt ngắn mạch.
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 6 Dây Nối Đất Bảo Vệ (Pe)

6.4 Dây đẳng thế


Dây đẳng thế chính
Dây này nói chung, cần có tiết diện ít nhất tương đương với nửa tiết diện lớn
nhất của dây PE, song không được vượt quá 25mm2 (Cu) hoặc 35mm2 (Al) trong
khi giá trị nhỏ nhất của tiết diện là 6mm2 (Cu) hoặc 10mm2 (Al).

Dây đẳng thế bổ sung


Dây này cho phép phần vỏ thiết bị cách xa dây đẳng thế chính (dây PE) được
nối với dây bảo vệ cục bộ. Tiết diện của nó ít nhất phải bằng nửa dây bảo vệ mà
nó nối tới.
Nếu nó nối tới 2 phần vỏ khác nhau (M1 và M2 trên hình G62) thì tiết diện của
nó ít nhất phải bằng tiết diện nhỏ nhất trong 2 dây PE (cho M1 và M2). Dây đẳng
thế không đặt trong cáp cần được bảo vệ về mặt cơ bằng ống dây, máng v.v.
hoặc bằng bất cứ cách nào có thể được.
Một ưu điểm khi dùng dây đẳng thế bổ sung là nó giảm tổng trở của mạch vòng
sự cố chạm đất, đặc biệt bảo vệ tiếp xúc gián tiếp cho sơ đồ TN và IT, và ở các
nơi có nguy hiểm cao về điện (tham khảo tiêu chuẩn IEC 60364-4-41).

G41

Giữa hai phần vỏ nếu


Spe1 < Spe2
Giữa vỏ và kết cấu kim loại
thì Sls = Spe1 SPE
SLS =
2
SPE1 SPE2 SPE1

SLS SLS
Kết cấu kim loại
(máng, xà, dầm ...)
M1 M2 M1

Hình G62 : Dây đẳng thế bổ sung


G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
7 Dây Trung Tính

Tiết diện và các bảo vệ cho dây trung tính ngoại trừ yêu cầu mang tải, còn phụ
thuộc vào các yếu tố như :
■ Dạng của sơ đồ nối đất, TT, TN, v.v.
■ Sóng hài dòng điện
■ Phương pháp bảo vệ chống chạm điện gián tiếp theo các phương thức được
mô tả dưới đây
Màu sắc của dây trung tính là màu xanh. Vì vậy khi lắp đặt dây PEN, sẽ được
đánh dấu theo một trong số các phương pháp sau :
■ Xanh và vàng theo dọc chiều dài của dây PEN, và màu xanh sáng sẽ được
đánh dấu vào điểm cuối của nó, hoặc
■ Màu xanh sáng dọc theo chiều dài của dây PEN, xanh và vàng sẽ được
đánh dấu vào điểm cuối của nó.

7.1 Kích cỡ dây trung tính


Ảnh hưởng của sơ đồ nối đất
Sơ đồ TT và TN-S
■ Các mạch một pha có tiết diện nhỏ hơn 16mm2 (Cu) hoặc 25mm2 (Al): tiết
G42 diện của dây trung tính bằng với tiết diện dây pha.
■ Hệ thống 3 pha với tiết diện dây >16mm2 (Cu) hoặc 25mm2 (Al): tiết diện dây
trung tính có thể được chọn như sau:
+ Bằng với tiết diện dây pha hoặc
+ Nhỏ hơn tiết diện dây pha, với điều kiện:
- Dòng chạy trong dây trung tính trong điều kiện làm việc bình thường nhỏ hơn giá
trị cho phép Iz. Ảnh hưởng của hài bội của 3 cần đặc biệt chú ý
- Dây trung tính được bảo vệ chống ngắn mạch, tương ứng với mục G-7.2
- Tiết diện của dây trung tính tối thiểu là 16 mm2 (Cu) hoặc 25 mm2 (Al)
Sơ đồ TN-C
Các điều kiện như trên cũng được áp dụng (về mặt lý thuyết). Tuy nhiên trên thực
tế, dây trung tính không được hở mạch trong bất kỳ tình trạng nào vì nó cũng là
dây bảo vệ (xem Bảng G58 ở cột “tiết diện dây PEN” ).
Sơ đồ IT
Nói chung không nên có dây trung tính, nghĩa là sử dụng sơ đồ 3 pha 3 dây. Tuy
nhiên khi dùng sơ đồ 3 pha 4 dây, thì phải áp dụng các điều kiện được nêu ở trên
cho sơ đồ TT và TN-S.

Ảnh hưởng của sóng hài dòng điện


Ảnh hưởng của hài bội 3
Sóng hài được sinh ra do các tải không tuyến tính trong mạng điện (như máy vi tính,
đèn huỳnh quang, bộ chỉnh lưu, các bộ biến đổi công suất...) và làm cho giá trị của
dòng điện trên dây trung tính tăng lên cao. Đặc biệt là các hài bội ba của mạng 3 pha
thường tích lũy trên dây trung tính vì:
■ Thành phần cơ bản của dòng điện có độ dịch pha là 2π/3 vì vậy tổng của chúng là 0
■ Hơn nữa hài bội ba của mạng 3 pha luôn được xác định tương tự như thành phần
cơ bản, và giống nhau trên các pha (xem Hình G63a).

(1) Hài bậc ba và bội ba

I1 H1 + H3

I2 H1 + I2 H3

I3 H1 + I3 H3

3 3
IN = Ik H1 + Ik H3
1 1
0 0 + 3 IH3

Hình G63a : Hài bội ba trên các pha và tích lũy trên dây trung tính
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 7 Dây Trung Tính

Hình G63b cho thấy hệ số tải của dây trung tính phụ thuộc vào % của hài bậc 3.
Trên thực tế, giá trị lớn nhất của hệ số này không vượt quá 3.

I Trung tính
I Pha

2.0
1.8
1.6
1.4
1.2
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
G43
0 i3 (%)
0 20 40 60 80 100

Hình G63b : Hệ số tải của dây trung tính và phần trăm của hài bậc ba

Hệ số suy giảm cho sóng hài dòng điện trong cáp bốn lõi và năm lõi với khả
năng mang tải của cáp bốn lõi

Các tính toán cơ bản chỉ liên quan dành cho cáp mang tải 3 pha, nghĩa là không có
dòng điện trên dây trung tính. Nhưng do xuất hiện hài bậc 3 nên sẽ có dòng điện
trên dây trung tính. Do vậy dòng trên dây trung tính sẽ ảnh hưởng đến dây dẫn 3
pha, nên cần thiết phải sử dụng hệ số suy giảm trên các dây pha (xem Hình G63).
Hệ số suy giảm, áp dụng cho trường hợp xác định khả năng mang tải 3 pha gồm 3
dây dẫn, từ đó có thể biết được khả năng mang tải 3 pha gồm 4 dây dẫn, trong đó
dòng điện trên dây thứ 4 được sinh ra do sóng hài. Ta cũng phải tính đến ảnh
hưởng về nhiệt do sóng hài trên các dây pha đến hệ số suy giảm.
■ Khi dòng điện trên dây trung tính lớn hơn dòng điện trên các pha, khi đó việc
lựa chọn kích cỡ của cáp dựa vào dòng trên dây trung tính.
■ Khi lựa chọn kích cỡ của cáp dựa vào dòng trên dây trung tính không có nghĩa
là dòng trên dây trung tính lớn hơn dòng điện trên các pha, do đó cần thiết phải
giảm khả năng mang dòng điện đối với tải 3 pha
■ Nếu dòng trên dây trung tính lớn hơn 135% dòng trên các pha và kích cỡ của
cáp được lựa chọn dựa vào dòng trên dây trung tính thì các dây pha sẽ không
được mang đầy tải. Sự giảm về nhiệt sinh ra bởi các dây pha sẽ sai lệch so với
nhiệt sinh ra trên dây trung tính trong phạm vi mà không cần thiết phải áp dụng
bất kỳ hệ số suy giảm nào cho khả năng mang dòng của tải 3 pha.
■ Để bảo vệ cho cáp, việc chọn CB và cầu chì phải được tính toán dựa vào giá trị
lớn nhất của dòng điện trên các dây (pha hoặc trung tính). Tuy nhiên có một số
thiết bị đặc biệt (ví dụ như CB Compact NSX đi cùng với cơ cấu chỉnh định OSN)
cho phép sử dụng tiết diện của dây pha nhỏ hơn so với tiết diện dây trung tính. Vì
vậy ta có thể thu được hiệu quả kinh tế lớn.

CB Compact loại NSX100

Thành phần hài bậc Hệ số suy giảm


ba trên dây pha (%) Lựa chọn kích cỡ dựa vào Lựa chọn kích cỡ dựa vào
dòng điện trên dây pha dòng điện dây trung tính
0 - 15 1.0 -
15 - 33 0.86 -
33 - 45 - 0.86
> 45 - 1.0

Hình G63 : Hệ số suy giảm của hài dòng điện trong cáp bốn lõi và cáp năm lõi (theo tiêu
chuẩn IEC 60364-5-52)
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
7 Dây Trung Tính

Ví dụ :
Xét mạch 3 pha được thiết kế để mang tải 37 A sử dụng cáp 4 lõi, cách điện PVC
và được đi trên tường, phương thức lắp đặt C. Xem Hình G24, đối với cáp có tiết
diện 6 mm2 dây dẫn đồng, có khả năng mang tải 40 A và do đó thích hợp nếu
không có sóng hài trong mạch.
■ Nếu thành phần hài bậc ba là 20%, ta sẽ áp dụng hệ số suy giảm 0,86 và lúc đó
dòng tải cần thiết kế là : 37/0.86 = 43 A.
Đối với tải này, ta phải chọn cáp có tiết diện 10 mm2.
Trong trường hợp này, nếu sử dụng thiết bị bảo vệ đặc biệt (CB Compact NSX với
cơ cấu chỉnh định OSN) sẽ chỉ dùng cáp có tiết diện 6 mm2 đối với dây pha và tiết
diện 10 mm2 đối với dây trung tính.
■ Nếu thành phần hài bậc ba là 40%, lựa chọn cáp dựa vào dòng trên dây trung tính
là: 37 x 0,4 x 3 = 44,4 A và sẽ áp dụng hệ số suy giảm là 0,86, do đó sẽ thiết kế cho
tải mang dòng : 44.4/0.86 = 51.6 A.
Đối với tải này, ta chọn cáp có tiết diện 10 mm2.
■ Nếu thành phần hài bậc ba là 50%, lựa chọn cáp dựa vào dòng trên dây trung tính
là: 37 x 0,5 x 3 = 55,5 A . Trong trường hợp này áp dụng hệ số định mức là 1, do
đó ta sẽ dùng cáp có tiết diện là 16 mm2 .
Trong trường hợp này, nếu sử dụng thiết bị bảo vệ đặc biệt (CB Compact NSX
với cơ cấu chỉnh định OSN) sẽ chỉ dùng cáp có tiết diện 6 mm2 đối với dây pha và
G44 tiết diện 10 mm2 đối với dây trung tính.


(Xem Bảng G64 ở trang sau)

Bảo vệ chống quá tải


Nếu dây trung tính có kích cỡ đúng (bao gồm cả sóng hài), chúng ta không cần bảo
vệ cho dây trung tính vì nó được bảo vệ bởi thiết bị bảo vệ của dây pha.
Trong nhiên, trên thực tế tiết diện của dây trung tính nhỏ hơn tiết diện của dây pha,
vì vậy cần lắp đặt thiết bị bảo vệ quá tải cho dây trung tính.


Nếu tiết diện của dây trung tính nhỏ hơn tiết diện của dây pha, dây trung tính phải
được bảo vệ chống ngắn mạch.
Nếu dây trung tính có tiết diện lớn hơn hoặc bằng tiết diện của dây pha, không cần
bảo vệ cho dây trung tính vì nó được bảo vệ bởi thiết bị bảo vệ của dây pha.


(Xem Hình G64 ở trang sau)

Sự cần thiết của việc ngắt hay không ngắt dây trung tính liên quan đến bảo vệ
chống chạm điện gián tiếp.
Trong sơ đồ TN-C:
Dây trung tính không được hở mạch trong bất cứ tình trạng nào vì nó cũng có vai
trò là dây nối đất bảo vệ (PE).
Trong sơ đồ TT, TN-S và IT:
Khi xảy ra sự cố, tất cả các cực CB sẽ hở ra, bao gồm cả cực trung tính, nghĩa là
CB đa cực.
Thao tác này chỉ được thực hiện với các cầu chì theo cách gián tiếp, khi mà tác
động của cầu chì sẽ tạo ra tác động cơ của các cực trong các cầu dao phụ tải
mắc nối tiếp có liên quan.
Thao tác sinh ra nhờ bộ phận truyền động do nổ cầu chì. Sự đóng lại của cầu
dao xảy ra khi ống chì được thay mới

7.4 Cách ly dây trung tính


(Xem Bảng G64 ở trang sau)
Đây được xem là cách thực tế nhất nhưng các mạch cần có phương tiện để cách ly
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn 7 Dây Trung Tính

Sơ đồ TT Sơ đồ TN-C Sơ đồ TN-S Sơ đồ IT
1 pha
(Pha-trung tính)
N N N N(B)
or or

N N

1 pha
(Pha-pha)
(A) (A)
or or

3 pha 4 dây
Sn ≥ Sph

G45
N N N N(B)
or

3 pha 4 dây
Sn < Sph

N N N(B)
or

(A) Dùng cho sơ đồ TT và TN nếu RCD đặt ở đầu mạch hoặc phía trước thiết bị bảo vệ và nếu không có dây trung tính nhân
tạo phía sau của nó.
(B) Bảo vệ quá dòng trên dây trung tính là không cần thiết:
■ Nếu dây trung tính được bảo vệ chống ngắn mạch bởi thiết bị đặt phía trên nó, hoặc
■ Nếu mạch được bảo vệ bởi RCD có độ nhạy nhỏ hơn 15% của dòng cho phép trên dây trung tính.

Hình 64: Bảo vệ dây trung tính trong các sơ đồ nối đất khác nhau
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
8 Ví Dụ Minh Họa Tính Toán
Chọn Cáp

Ví dụ minh họa tính toán chọn cáp ( xem Hình G65)


Hệ thống được cung cấp điện qua máy biến áp 1000kVA. Do yêu cầu về độ tin cậy
cung cấp điện cao nên có đặt máy phát 500kVA, 400V và sử dụng sơ đồ 3 pha 3 dây
dạng IT tại tủ phân phối chính. Phần còn lại của hệ thống được cách ly qua biến áp
400kVA 400/400V: phần này sử dụng sơ đồ 3 pha 4 dây dạng TT.
Theo sơ đồ nguyên lý Hình G65 dưới đây, chúng ta sẽ thực hiện tính toán đối với
mạch C1 và CB Q1, mạch C6 và CB Q6. Phần mềm ECODIAL 3.3 (của Merlin Gerin)
sẽ thực hiện việc tính toán này.
Phương pháp tính toán được sử dụng ở đây chính là các phương pháp đã trình bày .

T1
1000 kVA 400V 50 H z

G46
Mạch 1
C1 P = 500 kVA
G5 G U = 4 00 V

Q1

Mạch 5
B2 Thanh góp 2 C5
Ks = 1.00
ib = 826.8 A
Q6 Q3 Q5

B4 Thanh góp 4
Ks = 1.00
ib = 250.0 A
Mạch 6 Q12
C6

T6 P = 400 kVA
U = 400 V
Mạch 12
C12

Q7
L12
ku = 1.0
ib = 250.00 A
P = 147.22 kW
Mạch 7
C7 x1
B8 Thanh góp 8
Ks = 1.00
ib = 490.0 A
Q9 Q10 Q11

Mạch 9 Mạch 10 Mạch 11


C9 C10 C11

L9 L10 L11
ku = 1.0 ku = 1.0 ku = 1.0
ib = 250.00 A ib = 160.00 A ib = 80.00 A
P = 147.22 kW P = 94.22 kW P = 47.11 kW

x1 x1 x1
Hình G65 : Sơ đồ nguyên lý mạch đơn tuyến
G -GThe protection
- Xác ofcỡ
định kích circuits
và bảo vệ dây dẫn
8 Ví Dụ Minh Họa Tính Toán
Chọn Cáp

Phần tính toán


Calculation sử software
using dụng phần mềm Ecodial
Ecodial 3.3 3.3

Đặc tínhnetwork
General chung của lưới
characteristics Thanh
Busbars gópB2B2
Sơ đồ nối
Earthing đất
system IT Dòng
Maximum làm việc
load max (A) (A)
current 1,374
Neutral
Dây distributed
trung tính No
Không Nhiệt
Type độ môi trường (°C) 30
Standard on
Voltage
Điện áp (V) 400 Kích thước (m và mm) edge
1 m
Frequency
Tần số (Hz)(Hz) 50 Ambient temperature (°C) 2x5
30 mm x 63 mm
Máy biến áp T1
Transformer T1 Vật liệu
Dimensions (m and mm) Đồng
1m
Number
Số lượngofmáytransformers
biến áp 1 Dòng ngắn mạch 3 pha Ιk3 (kA) 2x5
23 mm x 63 mm
Upstream
Công suất fault
ngắnlevel (MVA)
mạch phía sơ cấp (MVA) 500 Material
Giá trị đỉnh của dòng ngắn mạch 3 pha Ιk (kA) Copper
48
Ratingsuất
Công (kVA)định mức (kVA) 1,000 3-ph
Điện short-circuit
trở của thanh current
R (mΩ Ik3
) (kA) 23
2.52
Short-circuit
Điện áp ngắnimpedance
mạch (%) voltage (%) 6 3-ph
Cảm peak
khángvalue of short-circuit
của thanh X (mΩ) current Ik (kA) 48
10.8
Resistance of sơ
Điện trở phía HVcấp (mΩ)(mΩ)
network 0.0351 Resistance
CB Q6 of busbar R (mΩ) 2.52
Reactance
Điện khángofphía
HV sơ
network ΩΩ
cấp (m(m )) 0.351 Reactance
Dòng ngắnofmạchbusbar3 pha Ω)
X (mphía 10.8
G8 trước
Circuitcủa CB Ιk3
breaker Q6(kA) 23
Transformer
Điện trở máyresistance
biến áp RTRT Ω)Ω)
(m(m 2.293
Transformer reactance
Điện kháng máy biến ápXT ΩΩ
XT(m(m ) ) 10.333 3-ph short-circuit
Dòng làm việc max current
(A) upstream 560
of
Sốthe
cựccircuit
và các breaker Ik3 (kA)
cực được bảo vệ 23
3P3D
3-phase
Dòng ngắn short-circuit
mạch 3 pha Ιk3 (kA)
current Ik3 (kA) 23.3
Maximum
Loại CB load current (A) 560
NS8
Cáp C1
Cable C1
Maximum
Dòng làm load current
việc max (A)(A) 1,374
Number of poles and protected poles
Dạng 3P3D
N–50 kA G47
Circuit
Dạng tác breaker
động NS800
Micrologic 2.0
Type
Dạng of insulation
cách điện PVC
Conductor Type định mức (A)
Dòng N – 50 kA
800
Vật liệu dâymaterial Copper
Đồng
Ambient
Nhiệt độ temperature
môi trường (°C)(°C) 30 Tripping
Tính chọn unit
lọctype
(kA) Micrologic
Hoàn toàn 2.0
Single-core
Cáp đơn lõi or haymulti-core
đa lõi cable Single
Đơn lõi Rated
Cáp C6 current (A) 800
Installation
Phương pháp method
lắp đặt F Limit
Dòngoflàm discrimination
việc max (A)(kA) Total
560
Number
Số mạchofgần circuits
nhauin( bảng
close G21b)
proximity
1 (table G20) 1 Cablecách
Dạng C6 điện PVC
Other
Hệ số coefficient
khác 1 Maximum
Vật liệu dây load current (A) 560
Đồng
Selected cross-sectional
Tiết diện dây được chọn (mmarea2(mm
) 2) 6 x 95 Type of
Nhiệt độinsulation
môi trường (°C) PVC
30
Protective
Dây bảo vệconductor 1 x 120 Conductor
Cáp đơn lõimaterial
hay đa lõi Copper
Đơn lõi
Length
Chiều dài(m)(m) 5 Ambient
Phương temperature
pháp lắp đặt (°C) 30
F
Voltage
Độ sụt áp ∆U∆(%)
drop U (%) .122
0.12
2 Single-core
Số mạch gần ornhau
multi-core
(tablecable
G20) Single
1
Voltage drop
Độ sụt áp ∆U∆total
tổng U (%)(%) .122
0.122 Installation
Hệ số khácmethod F1
3-phase short-circuit
Dòng ngắn mạch 3 pha Ιk3 (kA)
current Ik3 (kA) 23 Number
Tiết diệnofdây circuits
đượcinchọn
close
(mmproximity
2) (table G20) 11x 300
Other
Dây bảo coefficient
vệ 1
1 x 150
1-phase-to-earth
Ngắn mạch 1 phafault chạm đất IdId(kA)
current (kA) 17
CB Q1 breaker Q1
Circuit Selected
Chiều dàicross-sectional
(m) area (mm2) 115x 300
Dòngshort-circuit
ngắn mạch current
3 pha phía Protective conductor
Độ sụt áp ∆U (%) 10.38
x 150
3-ph Ik3 upstream
of the circuit
trước Ιk3 (kA)(kA)
của CBbreaker 23 Length
Độ sụt áp(m)tổng ∆U (%) 15
0.54
Maximum
Dòng tải maxload(A)
current (A) 1,374 Voltage
Dòng ngắn dropmạch∆U (%)
3 pha Ιk3 (kA) .38
20
Number
Số cực và of các
poles and
cực protected
được bảo vệpoles 3P3D Voltage
Ngắn mạch drop1∆pha U total
chạm(%)đất Id (kA) .54
13.7
Circuit
Loại CBbreaker NT 16 3-phase
Ràng buộc short-circuit current
riêng về kích cỡ Ik3 (kA) 20
Quá tải
Type
Dạng H 1 –42
H1– 42kA
kA 1-phase-to-earth fault current Id (kA) 13.7
Tripping
Dạng tácunit
độngtype Micrologic 5 A Specific sizing constraint Overloads
Rated current
Dòng định mức (A)
(A) 1,600

Bảng
Fig. : Partial
G9G66 : Kếtresults of toán
quả tính calculation
từ phầncarried out with 3.3
mềm Ecodial Ecodial
(của software (Merlin Gerin)
Merlin Gerin)

Kết quả
The sametính toán tương
calculation tự khi
using thesử dụng phương
simplified methodpháp đơn
recommended in this
giản cho ví dụ trên : guide
Dimensioning circuit C1
Kích cỡ của mạch C1
The HV/LV 1,000 kVA transformer has a rated no-load voltage of 420 V. Circuit C1
Máy biến áp phân phối 1000 kVA có điện áp không tải là 420 V. Do đó, mạch C1
must be suitable for a current of
cần chịu được dòng :
1,000 x 103
IIBB == 1,000 x 10 == 1,374 A mỗi
per phase
pha
3 xx 420
420
Six single-core
Sáu dây cáp đồng PVC-insulated copper
đơn lõi đi song song,cables
cách in parallel
điện PVC,will
đượcbe used for each
sử dụng phase.
trên mỗi
These
pha. Cáccables will be
cáp này sẽ laid
được onđicable
trongtrays
khayaccording to method
cáp với phương thứcF.lắp
The “k”F.correction
đặt Các hệ
factors
số hiệu are as "k"
chỉnh follows:
sẽ có giá trị là:
k1k
1== 11 (see
(xemtable
bảngG15,G12,temperature = 30 °C)
nhiệt độ = 30°C)
k4k4= 0.87 (see table G20)
= 0.87 (xem bảng G17, cáp nằm sát nhau, 1 khay, lớn hơn 3 mạch)
Other correction factors are not relevant in this example.
Các hệ số hiệu chỉnh khác không liên quan trong ví dụ này.
Dòngcorrected
The hiệu chỉnh của
load tải là: is:
current
I 1,374
I'I' B == I BB == 1,579 A
= 1,579 A
k1⋅ k4 0.87
k1 . k4
Mỗi dây
Each dẫn sẽ mang
conductor dòng 263
will therefore A. Tra
carry 263bảng G21a,
A. Figure ta được
G23 tiết diện
indicates mỗic.s.a.
that the dây làis
95 mm22.

Schneider Electric - Electrical installation guide 2005


1 General
G - Xác định kích cỡ và bảo vệ dây dẫn
8 Ví Dụ Minh Họa Tính Toán
11 General
General
Chọn Cáp

The resistances and the inductive reactances for the six conductors in parallel are,
for a length of 5 metres:
The
Trở
The resistances
22.5
Thekháng xvà5 cảm
resistances
resistances and
and
and the
kháng inductive
the inductive
the inductive
của 6 dây reactances
dẫn song
reactances for
for the six
song,
the six conductors
cóconductors
chiều dài 5m ininparallel
parallel
là:
parallel are,
are,
are,
Rfor= a length of= 50.20 metres:mΩ (cable resistance: 22.5 mΩ.mm2/m)
for a length
95 x 6of 5 metres:
22.5
22.5xxx555= 0.40 Ω
22.5
XRR===0.08
R = 95 x= 0.20
==0.20
0.20m m
mΩ
mΩ (cable
: cho
Ω (cable
(cable reactance:
le resistance:
1resistance:
pha (trở kháng0.08m
22.5
22.5 mm ΩΩΩ
cáp: /m)
.mm
.mm /m)mΩ.mm2/m)
22/m)
22.5
2
95xx666
95
Dimensioning circuit C6
X==
XX 0.08
0.08xxx555===0.40
=0.08 0.40
40 mΩ mmΩ Ω (cable
(cable
: chole reactance:
reactance:
1 pha (cảm 0.08 mΩ
kháng
0.08 m Ω/m)/m)
cáp: 0.08mΩ/m)
Circuit C6 supplies a 400 kVA 3-phase 400/400 V isolating transformer
Dimensioning
Dimensioningcircuit
Dimensioning circuit
circuit C6 C6
C6 3
Kích cỡ của mạch400 C6.10
Circuit
CircuitC6
Primary C6 supplies
C6supplies
supplies = aaađiện
400
400 kVAkVA
kVA 3-phase
= 3-phase 400/400 V V isolating
V isolating transformer
isolating transformer
Circuit
Mạch C6current
cung cấp 400
420. cho
550 A 400/400 transformer
33 máy biến áp cách ly 400 kVA 3 pha 400/400 V, ta có :
3
400..10
400
400.10 103
A Primary
Primary
single-core
Primary current
current
current === laid on =a=550
cable 550AAtray (without any other cable) in an ambient air
cable
420. 333
420.
420.
temperature of 30 °C is proposed. The circuit breaker is set at 560 A
AAsingle-core
Cáp single-core
đơn lõi đặt cable
cable laid
trênlaid khay on cáp
on a cable tray (without
(không cùng vớiany cápother
any other
khác) cable)
cable) in
inan
với nhiệt anambient
ambient
độ air
air
môi trường 300C.
The method
temperature
temperature
temperature
CB được of
of30
of
chỉnh installation
30
30định °Cis
°C
°C is
tới is characterized
is proposed.
proposed.
proposed.
dòng 560TheThe circuitby
A circuit the reference
breaker
breaker
breaker is set
set at
is set
is at letter
at 560
560A
560 AAF, and the “k”
correcting factors are all equal to 1.
A
The
Phương 1 General
Themethod
method of
correcting
correcting
thức
240
ofinstallation
installation is
installation
lắp đặt
factors
c.s.a. of factors mm are
are
are
là F,
all
2 isall
all
is characterized
equal
characterized by
và các
appropriate.
equal
equal to
to
by the
the reference
reference letter
the reference
1.hệ số hiệu chỉnh “k” bằng 1.
to 1.
1.
letterF,
letter F,and
F, andthe
and the“k”
the “k”
“k”
G9
Do
The vậy tiết diện
resistance dây22 inductive
and sẽ là 240 reactance
mm2 are respectively:
AAc.s.a.
c.s.a. of 240
of 240mm mm
mm is appropriate.
is
2 is appropriate.
appropriate. G9
G9
Trở kháng và cảm kháng của dây lần lượt là: G9
22.5 x 15 and inductive
The
R = resistance =and 1.4inductive
mΩ reactance are
reactance are respectively:
respectively:
22.5
22.5240xx 15
15
=RR = =1.41.4mm Ω Ω
X = 0.08 240
240
x 15 == 1.4 1.2 m mΩ Ω
X
X == 0.08
0.08 xx 1515 == 1.2 1.2 m
1.2 mΩ
m Ω
Calculation of short-circuit currents for the selection of circuit breakers
G48 The resistances and the inductive reactances for the six conductors in parallel are,
Calculation (see
of short-circuit )currents
currents for the selection of
Qfor1aand
Tính toán
length
Calculation Q of 6of
ngắn
5 Fig. G10
mạch
short-circuit
metres:
short-circuit để chọn currentscác for
CB Q1 selection
for the
the và Q6 (xem
selection of circuit
of Bảng breakers
circuitG67)
circuit breakers
breakers
Q 1 and Q 6 (see Fig. Fig. G10 G10 ))
Q
The 1 and
22.5 Q
x5
protective6 (see Fig.
conductor G10 )
R= = 0.20 mΩ (cable resistance: 22.5 mΩ.mm /m) 2
The 95
Thermal protective
x requirements:
6 conductor
conductor Figures G60 and G61 show that, when using the adiabatic
The protective conductor
Thermal requirements: Figures G60 and G61 show that, when for using
X = 0.08 the
method
Thermal xrequirements:
5 =c.s.a.
0.40 m
requirements: forΩthe (cable
Figures
Figures reactance:
protective G60
G60 0.08
earth
and
and G61
G61 Ω
mshow
(PE) /m)
show conductor
that, when
that, when usingthe
circuit
using C1adiabatic
the
the will be:
adiabatic
adiabatic
method the c.s.a. for the protective earth (PE) conductor for circuit C1 will be:
method
Dimensioningthe c.s.a. for the
for the
circuit C6 protective earth (PE) conductor
protective earth (PE) conductor for circuit C1 will for circuit C1 will be:
be:
34,800 x 0.2 2
34,800
Circuit 0.2 = 108
C6xsupplies a 400mm kVA 2 3-phase 400/400 V isolating transformer
34,800 143x 0.2 = 108 mm22
143 108 mm
= 108 mm
143 400.103
PrimaryCác phần=tử của mạch
current = 550 A R (mΩ) X (mΩ) Z (mΩ) Ikmax (kA)
420. 3
A single-core
Nguồncable 500 MVAlaid ontại alưới
cable tray
0.04(without any 0.36other cable) in an ambient air
temperature
trung of thế30 °C is proposed. The circuit breaker is set at 560 A
Máy biến
The method áp 1 MVAis characterized
of installation 2.2 9.8
by the reference 10.0
letter F, and the “k”
Circuits
correcting C1 components
Circuits
Cáp factors components
are all equal to RR
1. (m(m
0.20 ΩΩ)) XX(m
0.4 Ω)Ω) Z (m
(m ZΩ(m) Ω) Ikmax I kmax
(kA)(kA)
Circuits
Circuits components
parts components
parts (mΩ
R (m
R Ω)) (mΩ
XX (m Ω)) (mΩ
ZZ (m Ω)) IIkmax
kmax(kA)(kA)
Tổng
parts tới Q1 2.44 10.6 10.9
A c.s.a.500
of 240
500 MVA
MVA mmat 2 is appropriate. 0.04 0.04 0.36
0.36 G9
Thanh
500 MVA
MVA gópat B2 network
at 3
0.04
0.04.6 7.2
0.36
0.36
the
the HV
The resistance HV source
source networkreactance
and inductive
Cáp
the HV C6 source
source network
network 1.4 are respectively:
.1.2
11MVA
MVA transformer
transformer 2.2
2.2 9.8
9.8 10.010.0 23 23
22.5 x 15tới
Tổng transformer
Q6mΩ 4.0
2.2 9.88.4 10.09.3 23 20
R = 1CableMVA
Cable transformer
C1
C1= 1.4 2.2
0.20
0.20
9.8
0.4
0.4
10.0 23
240
Cable C1 for Q1
C1
Sub-total 0.20
0.20
2.44 0.4
0.4
10.6 10.9 23
Sub-total for Q1 2.44 10.6 10.9 23
X = 0.08 x 15 = 1.2
Sub-total
Sub-total
Busbar B2 form
B2for Q1
Q1Ω 2.44
2.44
3.6 10.6
10.6
7.2 10.9
10.9 23
23
Busbar 3.6 7.2
Bảng G67Busbar
Busbar : Ví
Cable C6 dụ
B2
B2 tính dòng ngắn mạch
3.6
3.6 7.2
7.2
Cable
Calculation ofC6short-circuit currents 1.4 1.2
1.4 for the selection
1.2 of circuit breakers
Cable C6 for Q6
C6
Sub-total 1.4
1.4
4.0 1.2
1.2
8.4 9.3 20
Q 6 (seefor
Q 1 andSub-total Fig.Q6G10 ) 4.0 8.4 9.3 20
Sub-total
Sub-total for for Q6
Q6 4.0
4.0 8.4
8.4 9.3
9.3 20
20
Dây bảo vệ : conductor
The protective
Fig. yêu
Các : Example
G10 cầu nhiệtof short-circuit current evaluation
Thermal
Fig. of:short-circuit
G10 :requirements:
: Example
Example Các bảng
Figures G60
short-circuit G58andvà
current G59
G61 chỉ that,
show
evaluation ra rằng
whenkhi sử dụng
using phương pháp đẳng
the adiabatic
tiết Example
Fig. G10
nhiệt, of
diện choof
dây nối đấtcurrent
short-circuit current
bảo vệ evaluation
evaluation
(PE) của mạch 1 sẽ phải lớn hơn:
A single
34,800 x 120
0.2mm2 conductor dimensioned for other reasons mentioned later is
A single 120 mm= 108 mm2 provided
conductor
222conductor dimensioned for other reasons mentioned later
isis is
143120
Atherefore
single mm
largely conductor
sufficient, dimensioned
dimensioned that it for for
alsoother
other reasons
reasons
satisfies mentioned
mentioned
the requirements later
later
for
therefore
therefore largelyprotection
largely
indirect-contact sufficient,(i.e.
sufficient,
sufficient, provided
provided
provided
that itsthatthat
that itit it
also
impedance also
also satisfies
satisfies
satisfies the
the
is sufficiently the requirements
requirements
requirements
low). for for
for
Vì một vài lý doprotection
indirect-contact
indirect-contact sẽ được đề
protection cập
(i.e.
(i.e. sau
that itsits đây mà dâyis
impedance isdẫn
is tiết diện
sufficiently 120
low).mm sẽ được sử
2
For the circuit C6, protection
the c.s.a. of that
(i.e. that
its its
PE impedance
impedance
conductor should sufficiently
sufficiently
be: low).
low).
dụng và thỏa mọi điều kiện bảo vệ chạm điện gián tiếp (nghĩa là tổng trở của nó đủ
circuit C6, the
For the circuit C6, thec.s.a.
the c.s.a.ofofits
c.s.a. of itsitsPE
PEconductor
PE conductorshould
conductor should
should be:
be: be:
nhỏ).
29,300 x 0.2
= 92 mm2
29,300Circuits
x 0.2components22
143 Ω) PE sẽ
Đối với mạch C6, = 9292tiết
mm
mmdiện của R (m dây X (m là:Ω) Z (mΩ) Ikmax (kA)
In this143
case a 95 mm2 conductor may be adequate if the indirect-contact protection
parts
29,30
In 0case
this 500
conditionsx MVA 0.2
a 95
are mmsatisfied.
atalso 22 conductor 0.04may
may be be adequate
0.36 ifif the
the indirect-contact
indirect-contact protection
the HV = mm
source 92 mm
network
conductor
2 adequate protection
conditions
conditions143 areare also
also
also satisfied.
satisfied.
satisfied.
1 MVA transformer 2.2 9.8 10.0 23
Trong Cable
trườngC1 hợp này, tiết diện
0.20của dây0.4
PE là 95mm2 nếu thỏa điều kiện bảo vệ chống
chạm Sub-total
điện giánfortiếp.
Q1 2.44 10.6 10.9 23
Busbar B2 3.6 7.2
Cable C6 1.4 1.2
Sub-total for Q6 4.0 8.4 9.3 20

Fig. G10 : Example of short-circuit current evaluation

A single 120 mm2 conductor dimensioned for other reasons mentioned later is
therefore largely sufficient, provided that it also satisfies the requirements for
indirect-contact protection (i.e. that its impedance is sufficiently low).
Schneider
ForElectric - Electrical
the circuit C6,installation
the c.s.a. guide 2005
of its PE conductor should be:
Schneider
Schneider Electric
Electric -- Electrical installation guide 2005
29,300 xElectrical
0.2 installation2 guide 2005
Schneider Electric - Electrical= installation
92 mm guide 2005
ChapG1.p65 9 143 19/12/05, 15:16

ChapG1.p65
ChapG1.p65 9
9
In this case a 95 mm2 conductor may be adequate
19/12/05,
19/12/05, 15:16
15:16
if the indirect-contact protection
ChapG1.p65 9
conditions are also satisfied. 19/12/05, 15:16
G - The protection of circuits
1 General
8 Ví Dụ Minh Họa Tính Toán
GG
- Xác
- Theđịnh kích cỡofvà
protection bảo vệ dây dẫn
circuits
1 General
G - The protection of circuits
1 General
Chọn Cáp

Protection against indirect-contact hazards


Bảo
For vệ chống
circuit
Protection C6 ofchạm
against Figure điện
G8, gián
Figures
indirect-contact tiếp F45 and F61, or the formula given page F27
hazards
may
Đối
For be used
với mạch
circuit
Protection C6 for
of
against acủa
C6Figure3-phase
Hình 3-wire
G65, Hình
G8, Figures
indirect-contact circuit.
F45 F45
and và
hazards F61, F61, hoặc
or the công given
formula thức trang
page F27

Forthể
may
The bedùng
used
maximum
circuit C6chofor amạch
3-phase
ofpermitted
Figure 3 length
G8, pha 3 dây.
3-wire
Figuresofcircuit.
the
F45circuit
and F61, is given
or theby :
formula given page F27
may maximum
The
Chiều bedài
usedtối for
đa acho3-phase
permitted phép 3-wire
length
của of circuit.
the circuit
mạch là : is given by :
0.8 x 240 x 230 3 x 1,000
Lmax =
The maximum permitted length of the circuit = 70 m is given by :
0.8 xx240  xx230240  33xx1,0001,000
Lmax == 2 0.8
Lmax x 22.5 240
1+ 2 30 x 630 x 11==70 70 mm
 240 95  x 630 x 11
240
22 xx 22.5
22.5 1+
 1 + 95  x 630 x 11
(The value in the denominator 95 630 x 11 = Im i.e. the current level at which the
(The value in the denominator
instantaneous short-circuit magnetic 630 x 11 trip= of
Imthe i.e.630
the A current
circuitlevel at which
breaker the
operates).
instantaneous
(Giá
The trị ở mẫu
length of 15short-circuit
số 630isxmagnetic
metres 11 = lmtrip
therefore nghĩa
fully ofprotected
thelà630mức Aby circuit
tác breaker
động củaoperates).
“instantaneous” bộovercurrent
tác động
instantaneous short-circuit magnetic
The
dòng length
devices. cắt từ of 15của metres
CB làis 630A therefore). trip
fullyofprotected
the 630 Aby circuit breaker operates).
“instantaneous” overcurrent
The length
devices.
Chiều dài of 15sẽ
15m metres
được ishoàn
therefore
toàn fully
bảo protected
vệ bởi by “instantaneous”
thiết bị bảo vệ quá overcurrent
dòng tức thời.
Voltage
devices. drop
Voltage
Độ
From drop
sụtFigure
áp G29 it can be seen that:
Voltage
From dropG29 it can be seen that:
Figure
c
Từ Hình
For
From theG28,
Figurecable
G29 taC1 có(6thể thấy
x 95mm :2 that:
per phase)
c For the cable C1it can
(6 x be95mm seen 2 per phase)
G10 Đốithe
■c For vớicable
cáp C1
0.42 (V AC1
(6
-1 (6 -1 x 95mm
km x)95mm
2 mỗi pha)
x 1,374per
2
(A)phase)
x 0.008
G10 ∆U = = 1.54 V
G10 0.42 (V A
-1 -1 km-1 -1 )3x 1,374 (A) 0.008
0.42 (V A km ) x 1,374 (A) x 0.008 = 1.54 V
∆U =
∆U = 100 = 1.54 V
∆U% = x 1.54 = 0.38% 33
100
400 1.54V = 0.38%
100

∆U%
U% == 400 xx 1.54 = 0.38%
c For the400 circuit C6
c For the circuit C6 G49
Đốithe
■c For vớicircuit
mạchC6 C6
-1-1 -1-1
0.21(V(VA
0.21 A-1 kmkm ))xx433 443(A) (A)x0.015
0.015
∆∆U
U ==0.21 (V A km-1) x 433 (A) x 0.015 ==1.36V 1.36 V
∆U = 33 = 1.36 V
3
100
∆∆U% =
∆U%
= 100 xx1.36 1.36V
U% = 400 x 1.36 = 0.34%
= 0.34%
= 0.34%
400
At
At the
Tại the
đầu circuit
circuit
vào củaterminals
terminals
máy of of the
of
biến theLV/LV
LV/LV transformer
transformer làthe
the percentagevolt-drop
: percentage volt-drop
∆At the circuit terminals theáp hạ/hạ,
LV/LV độ sụt ápthe
transformer percentage volt-drop
∆∆U%
U% =
= 0.72%
0.72%
0.72%
U% = 0.72%

Schneider Electric - Electrical installation guide 2005


Schneider Electric - Electrical installation guide 2005
Schneider Electric - Electrical installation guide 2005
ChapG1.p65 10 19/12/05, 15:17
ChapG1.p65 10 19/12/05, 15:17
ChapG1.p65 10 19/12/05, 15:17
Chương H
Thiết bị đóng cắt hạ áp:
chức năng & chọn

Mục lục

1
H2
H2
H3

2 H5
H5

H10

3
H10

11

4

H11
H13
H15
H18
H22 H1
H28
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 1 Các chức năng cơ bản của
thiết bị đóng cắt hạ áp

Vai trò của thiết bị đóng cắt là: Các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế quy định cách thiết kế mạng phân phối điện
■ Bảo vệ điện hạ áp cũng như quy định khả năng và hạn chế của các loại thiết bị đóng cắt.
■ Cách ly an toàn khỏi thành phần mang điện Các chức năng chính của thiết bị đóng cắt là:
■ Đóng cắt tại chỗ hoặc từ xa ■ Bảo vệ điện
■ Cách ly an toàn
■ Đóng cắt tại chỗ hay từ xa
Các chức năng này được tổng kết trong Bảng H1
Thiết bị bảo vệ điện hạ áp thường được tích hợp trong máy cắt (CB) (trừ cầu chì),
dưới dạng thiết bị hoạt động theo cơ chế từ-nhiệt và/ hoặc thiết bị cắt dòng rò
(cũng có thể chấp nhận thiết bị vận hành theo điện áp rò (ít gặp hơn), tuy nhiên
tiêu chuẩn IEC không khuyến cáo sử dụng thiết bị này).
Ngoài những chức năng được trình bày trong Bảng H1, các chức năng khác có
thể là:
■ Bảo vệ chống quá áp
■ Bảo vệ chống áp thấp
được đảm bảo bằng các thiết bị đặc biệt (chống sét và các dạng khác nhau của
thiết bị cắt xung áp, các rơle kết hợp với công tắc tơ, máy cắt điều khiển từ xa,
và tổ hợp máy cắt/dao cách ly, v.v...)

Điều khiển

■ Đóng cắt làm việc


 ■ Cắt khẩn cấp
■ Dừng khẩn cấp
■ Cắt đo bảo dưỡng cơ

Hình. H1 : Các chức năng cơ bản của thiết bị đóng cắt hạ áp

1.1 Bảo vệ điện


Bảo vệ điện được bảo đảm:
■ Bảo vệ các phần tử mạch điện chống quá Nhiệm vụ của nó là ngăn ngừa hay hạn chế hậu quả nguy hiểm hoặc phá hỏng
của sư cố quá dòng, quá tải, sự cố hư hòng cách điện, và cách ly phần hư hỏng
nhiệt và ứng suất cơ do dòng ngắn mạch
ra khỏi lưới
■ Bảo vệ người trong trường hợp hư hỏng
Phân loại các bảo vệ :
cách điện
■ Bảo vệ thiết bị và máy móc được cấp nguồn ■ Các phần tử của lưới điện (cáp, dây, máy cắt...).
từ lưới (ví dụ các động cơ,.v.v.) ■ Người và vật
■ Thiết bị và máy móc được cấp nguồn từ lưới
Bảo vệ mạch :
□ Chống quá tải: trưởng hợp quá dòng xảy ra trong một lưới bình thường
□ Chống dòng ngắn mạch, hậu quả của hư hỏng hoàn toàn cách điện giữa các
dây dẫn điện khác pha hay giữa pha và dây trung tính (hoặc dây PE) trong hệ
thống kiểu TN
Bảo vệ điện trong các trường hợp này được đảm bảo bằng các cầu chì hoặc CB
đặt tại tủ phân phối nơi xuất phát các mạch cuối (nghĩa là mạch nổi với tải). Một
vài trường hợp ngoại lệ cũng được cho phép trong một số tiêu chuẩn quốc gia.
Bảo vệ người:
□ Chống sự cố hư hỏng cách điện. Tùy theo sơ đồ nối đất hệ thống (TN, TT
hoặc IT bảo vệ được thực hiện bởi cầu chỉ hoặc CB, RCD, và/hoặc thiết bị giám
sát thường xuyên điện trở cách điện của hệ thống so với đất.
Bảo vệ các động cơ điện
□ Chống phát nóng quá mức, ví dụ như do quá tải dài hạn, rotor bị kẹt hoặc vận
hành một pha (mắt pha), v.v... Các rơle nhiệt được thiết kế đặc biệt, phù hợp với
các đặc tuyến riêng của các động cơ sử dụng.
Các rơle này cũng có thể bảo vệ chống quá tải cho dây dẫn trong mạch động cơ
theo yêu cầu.
Bảo vệ chống ngắn mạch được đảm bảo bởi cầu chì aM hoặc bằng CB đã tháo
bỏ phần tử bảo vệ nhiệt (quá tải) hoặc vô hiệu hóa tác động nhiệt.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 1 Các chức năng cơ bản của
thiết bị đóng cắt hạ áp

Trạng thái cách ly được hiển thị một cách rõ 1.2 Cách ly
ràng bởi một chỉ thị chứng nhận hoặc trạng thái Mục đích của cách ly là tách rời mạch điện hay thiết bị khỏi lưới điện còn lại (như
mở tiếp điểm thấy bằng mắt, và cả hai phải đáp động cơ, v.v...), nhằm đảm bảo an toàn cho người tiến hành sửa chữa phần đã
ứng tiêu chuẩn quốc gia của nhiều nước được cách ly. Về nguyên lý, tất cả các mạch điện của một lưới hạ thế đều có thể
cách ly được. Tuy nhiên trong thực tế, nhằm đảm bảo sự liên tục cung cấp điện
sao cho tối ưu, người ta thường đặt một thiết bị cách ly ở đầu mỗi mạch điện.
Một thiết bị cách ly cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau :

■ Phải cắt đồng thời tất cả các pha và dây trung tính (ngoại trừ trường hợp dây
trung tính là dây PEN(1)
■ Cần đảm bảo khi cắt phải được chốt hoặc khóa bằng chìa trạng thái “mở” nhằm
tránh mọi khả năng đóng lại ngoài dự kiến
■ Phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế đang có hiệu lực (ví dụ
IEC 60947-3) liên quan đến khoảng cách giữa các tiếp điểm khi mở, dòng rò, khả
năng chịu quá áp, v.v...
Các yêu cầu khác được áp dụng như:
□ Kiểm tra trạng thái mở trên thực tế của các tiếp điểm thiết bị cách ly. Kiểm tra có
thể bằng các hình thức:
- Quan sát bàng thị giác, khi thiết bị được thiết kế phù hợp cho phép thấy được
các tiếp điểm (một số tiêu chuẩn quốc gia còn đưa ra điều kiện này đối với thiết bị
cách ly đặt ở đầu mạng hạ thế được cấp nguồn từ trạm biến áp trung/hạ riêng)
- Hoặc dạng cơ, bằng cách quan sát một bộ chỉ thị được hàn chặt với trục vận
hành của thiết bị. Trong trường hợp này, cấu trúc của thiết bị phải đảm bảo khi 
tiếp điểm bị dính ở trạng thái đóng, bộ chỉ thị không thể báo là tiếp điểm ở
trạng thái mở
□ Dòng rò. Khỉ thiết bị cách ly đang mở, dòng rò giữa các tiếp điểm mở của mỗi
pha không được vượt quá :
- 0,5 mA đối với các thiết bị mới
- 6,0 mA khi hết tuổi thọ
□ Khả năng chịu quá áp trên các tiếp điểm mở. Thiết bị cách ly khi mở phải chịu
được xung áp 1,2/50 μs, có giá trị đỉnh là 6, 8 hoặc 12 kV tùy theo điện áp làm
việc, được trình bày trên Bảng H2. Thiết bị cách ly phải thỏa điều kiện này ở cao độ
đến 2000 mét. Hệ số hiệu chỉnh được quy định bởi tiêu chuẩn IEC 60664-1 cho
cao độ trên 2000 mét.

Do vậy, nếu thử nghiệm được thực hiện ở mức mặt nước biển, các giá trị này cần
phải tăng thêm 23% để tính đến ảnh hưởng của cao độ. Hãy xem tiêu chuẩn IEC
60947.

Cấp độ chịu đựng


xung áp
(cho 2-000 mét)
(kv)
IV


12

Bảng. H2 : Giá trị đỉnh xung áp của mẫu thử, theo điện áp làm việc thông thường. Cấp
độ III và IV là các cấp độ ô nhiễm được xác định trong tiêu chuẩn IEC 60664-1

(1) Sự cát đồng thời tiếp điểm tất cả các dây dẫn mang diện
không phải là bắt buộc, tuy nhiên điều này thường được
khuyến cáo vì lý do an toàn nâng cao và dễ thao tác. Tiếp
điểm dây trung tinh được mở sau các dây pha và được
đóng trước chúng (IEC 60947-1).
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 1 Các chức năng cơ bản của
thiết bị đóng cắt hạ áp

Các chức năng điều khiển thiết bị đóng cắt cho 1.3 Điều khiển thiết bị đóng cắt
phép người dùng vận hành hệ thống can thiệp
vào hệ thống mang tải ở bất kỳ thời điểm nào Thông thường, thuật ngữ “điều khiển” có nghĩa là tất cả các chức năng cho phép
người can thiệp một cách an toàn ở các cấp độ khác nhau của hệ thống điện đang
theo yêu cầu và bao gồm:
mang tải. Thao tác các thiết bị đóng cắt là một phần quan trọng của việc điều
■ Điều khiển vận hành (đóng cắt bình
khiển hệ thống điện
thường .v.v.)
■ Đóng cắt khẩn cấp (dừng khẩn cấp) Điều khiển vận hành
■ Cắt vì lý do bảo dưỡng cơ hệ thống điện Điều khiển này liên quan đến tất cả các thao tác đóng cắt trong điều kiện vận hành
bình thường nhằm mục đích “đóng” hoặc “cắt” điện cho một phần hoặc toàn bộ hệ
thống hoặc cho một thiết bị riêng, một hạng mục của nhà máy, v.v...
Một thiết bị đóng cắt đảm bảo chức năng này phải được đặt ít nhất:
■ Ở đầu lưới điện
■ Ở mạch tải hoặc nhiều mạch tải (một thiết bị có thể điều khiển nhiều tải)
Ký hiệu (của các mạch được điều khiển) cần phải rõ ràng và tránh nhầm lẫn.
Mặt khác, để đạt được tính linh hoạt tối đa và tính liên tục vận hành, đặc biệt khi
chức năng điều khiển và bảo vệ được thực hiện bởi cùng một thiết bị (CB hay cầu
dao-cầu chì), nên bố trí một thiết bị đóng cắt ở mỗi mức của lưới phân phối, có
nghĩa là tại các lộ ra của tủ phân phối chính và tủ phân phối phụ.
Thao tác có thể là :
■ Bằng tay (bằng cách tác động lên cần gạt của thiết bị) hoặc
■ Bằng điện, nhấn vào nút nhấn trên thiết bị hoặc ở vị trí điều khiển từ xa (cắt -
đóng điện trở lại);
 Các thiết bị này đóng cắt tức thời (nghĩa là không có thời gian trì hoãn), và các thiết
bị có đồng thời chức năng bảo vệ thường cắt đồng cực (1).

CB tổng của toàn lưới cũng như các CB được sử dụng để chuyển đổi nguồn (từ
nguồn này sang nguồn khác) phải là thiết bị cắt đồng cực.

Đóng cắt khẩn cấp - dừng khẩn cấp


Đóng cắt khẩn cấp nhằm mục đích ngắt điện một thiết bị hoặc một mạch điện trở
nên hoặc có thể nguy hiểm nếu vẫn còn dẫn điện (gây ra điện giật hay hỏa hoạn).
Dừng khẩn cấp cũng nhằm mục đích ngừng một chuyển động bắt đầu trở nên nguy
hiểm
Trong cả hai trường hợp:
■ Thiết bị điều khiển khẩn cấp hoặc cơ cấu thao tác (tại chỗ hoặc từ xa) như điều
khiển kiểu nút dừng khẩn hình nắm đỏ, cần phải được nhận biết một cách dễ dàng,
tiếp cận nhanh chóng và nằm gần vị trí xảy ra các mối nguy hiểm ;
■ Cắt tát cả các dây dẫn mang điện(2) (3) chỉ trong một thao tác duy nhất;
■ Được phép đặt các nút cắt khẩn dưới lớp kính bảo vệ và trong các hệ thống
thiết bị không người trực, việc đóng điện trở lại chỉ có thể được thực hiện bằng
chìa khóa do người có trách nhiệm giữ.
Cần chú thích là trong một vài trường hợp, sự hãm khẩn cấp đòi hỏi đưa vào sử
dụng một hệ thống hãm. Do đó cần có nguồn phụ cung cấp cho nó cho đến khi
dừng máy hoàn toàn

Cắt vì lý do bảo trì cơ học


Chức năng này nhằm đảm bảo việc dừng và duy trì trạng thái dừng của máy móc
truyền động trong khi có các bảo trì cơ học. Thông thường nó được đảm bảo nhờ
một thiết bị đóng cắt chức năng và một khóa an toàn với biển báo tại cơ cấu
đóng ngắt.

(1) Ngắt trong mỗi pha và (nếu cho phép) ngắt dây dung tính
(2) Xét trường hợp cắt dòng quá tải của động cơ bị kẹt rôto
(3) Trong sơ đồ TN, dây PEN không bao giờ được ngắt vì
nó vừa là dây bảo vệ nối đất vừa là trung tính.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn
2 Thiết bị đóng cắt

2.1 Các thiết bị đóng cắt cơ bản


Dao cách ly (xem Hình H5)
Đó là thiết bị điều khiển bằng tay, có thể khóa, có hai vị trí (mở/ đóng) nhằm mục
đích cách ly an toàn một mạch điện bằng cách khóa ở vi trí mở. Các đặc tính của
thiết bị được quy định trong tiêu chuẩn IEC 60947-3. Dao cách ly không được
thiết kế với chức năng đóng hoặc cắt dòng(1) và các giá trị định mức cho các chức
năng này cũng không được đưa ra trong các tiêu chuẩn. Tuy nhiên nó có thể chịu
được dòng ngắn mạch xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn: thường trong 1s,
trừ khi có thỏa thuận riêng giữa người sử dụng và nhà sản suất. Nó còn chịu được
các dòng quá tải thông thường trong một khoảng thời gian lâu hơn như dòng khởi
động động cơ. Thiết bị cũng thỏa mãn các đòi hỏi về độ bền cơ học, quá áp, thử
nghiệm dòng rò.

Cầu dao phụ tải (dao cắt tải) (xem Hình H6)
Thiết bị này thường được điều khiển bằng tay (tuy cũng có thể lắp thêm bộ điều
khiển điện để thuận tiện trong thao tác), không tự động, có hai vị trí (đóng /mở).
Nó dùng để cắt và đóng mạch điện mang tải trong điều kiện vận hành bình thường
không bị sự cố.
Cầu dao phụ tải không được thiết kế với chức năng bảo vệ cho mạch mà nó điều
khiển. Tiêu chuẩn IEC 60947-3 quy đinh:
■ Tần số thao tác đóng cắt (tối đa 600 lần đóng-mở /giờ);
■ Độ bền cơ và điện (thường thấp hơn so với công-tắc-tơ);
■ Giá trị định mức đóng và cắt dòng khi vận hành bình thường và tình trạng bất
thường.

Khi đóng cầu dao phụ tải để cấp điện cho mạch, có thể tồn tại dòng ngắn mạch
không biết trước trong mạch. Vì lý do này, cầu dao phụ tải được thiết kế có khả
năng đóng được dòng sự cố ngắn mạch bất chấp lực điện động tạo ra bởi dòng
này. Các cầu dao như vậy thường được gọi là cầu dao phụ tải “đóng được dòng
sự cố”. Các thiết bị bảo vệ phía trước cầu dao phụ tải loại này sẽ chịu trách nhiệm
bảo vệ ngắn mạch.
Hình. H5 : Ký hiệu của dao cách ly Chế độ đóng cắt loại (phạm vi) AC-23 bao gồm các đóng cắt thường xuyên của
động cơ. Đóng cắt các các tụ điện và đèn dây tóc (dạng tungsten) tùy vào thỏa
thuận giữa nhà sản xuất và người sử dụng.
Các phạm vi sử dụng trong Bảng H7 không áp dụng cho thiết bị dùng khởi động,
tăng tốc, dừng các động cơ riêng biệt.
Ví dụ:
Một cầu dao phụ tải 100A loại AC-23 (tải cảm) phải có:
■ khả năng đóng dòng giá trị 10 In (1000A) với cos μ = 0,35 (trễ).
■ khả năng cắt dòng giá trị 8 In (800A) với cos μ = 0,35 (trễ).
Hình. H6 : Ký hiệu của cầu dao phụ tải ■ khả năng chịu được dòng ngắn mạch trong khoảng thời gian ngắn khi cầu dao
ở trạng thái đóng điện.

Cắt
Thao tác không Dòng x In
thường xuyên
-

1.5

Bảng. H7 : Phạm vi sử dụng của các thiết bị dóng cắt xoay chiều hạ thế theo tiêu chuẩn IEC 60947-3

(1) Có nghĩa là một dao cách ly hạ áp thực chất là một thiết


bi đống cắt hệ thống “chết” - được vận hành không có điện
áp cả hai phía thiết bị, đặc biệt là khi đóng vì khả năng xảy
ra sự cố ngắn mạch không biết trước ở mạch phía dưới.
Khóa liên động với thiết bị đóng cắt hoặc CB phía trên
thường được sử dụng.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn
2 Thiết bị đóng cắt

Công tắc đôi (đóng cắt từ xa) (xem Hình H8)


Thiết bị 2 trạng thái thưởng dùng cho mạch chiếu sáng. Khi nhấn nút (ở vị trí điều
khiển từ xa) sẽ mở công tắc đóng (hoặc ngược lại đóng một công tắc mở).
Một vài kiểu sử dụng điển hình là:
■ Công tắc hai chiều trên cầu thang của tòa nhà lớn
■ Các sơ đồ chiếu sáng sân khấu
■ Chiếu sáng nhà máy, v.v...
Thiết bị loại này có thể được trang bị thêm các linh kiện phụ để thực hiện:
■ Báo hiệu từ xa về trạng thái của của các công tắc ở bất kỳ thời điểm nào
■ Các chức năng định thì
■ Các tính năng của tiếp điểm duy trì (tự giữ)
Công tắc tơ (xem Hình H9)
Đo là thiết bị đóng ngắt điều khiển bằng cuộn dây (solenoid), tiếp điểm được giữ ở
trạng thái đóng nhờ dòng qua cuộn dây này (có thể có nhiều loại chốt cơ cho các
chức năng đặc biệt). Công-tắc-tơ được thiết kế sao cho có khả năng thực hiện
nhiều chu trình đóng mở và thường được điều khiển bằng nút nhấn từ xa. Số lượng
chu trình đóng mở lặp lại được quy định theo tiêu chuẩn IEC 60947-4-1 (bảng VIII)
như:
■ Thời gian vận hành: làm việc 8 giờ; liên tục; gián đoạn; ngắn hạn trong 3, 10, 30,
60 và 90 phút
■ Loại sử dụng: ví dụ công tắc tơ loại AC3 có thể sử dụng để khởi động và ngừng
động cơ lồng sóc
■ Tần số thao tác khởi động- dừng (1 đến 1200 lần/ giờ)
 ■ Độ bền cơ học (số thao tác không tải)
■ Độ bền điện (số thao tác có tải)
■ Khả năng thiết lập và cắt dòng tùy thuộc phạm vi sử dụng
Ví dụ:
Một công tắc tơ 150A loại sử dụng AC3 phải có Khả năng cắt tối thiểu 8In
(1200A) và khả năng thiết lập dòng tối thiểu 10In (1500A) khi cos μ = 0,35 (trễ).
Hình. H8 : Ký hiệu của công tắc tơ Công tắc tơ ngắt (1)
Đó là công tắc tơ được trang bị thêm rơ le nhiệt nhằm bảo vệ chống quá tải. Công
tắc tơ ngắt thường được sử dụng rộng rãi cho điều khiển nhấn nút từ xa các mạch
chiếu sáng, v.v... và cũng có thể được xem là thành phần cơ bản trong bộ điều
khiển động cơ, như trình bày trong mục 2.2 “thiết bị đóng cắt tổ hợp”. Công tác tơ
ngắt không giống như máy cắt (CB), vì khả năng cắt dòng ngắn mạch của nó
thường giới hạn trong khoảng 8 đến 10 In. Thiết bị cần phải được bảo vệ chống
ngắn mạch bằng cầu chì hay máy cắt mắc nối tiếp và đặt phía trên công tắc tơ ngắt
này.
Mạch Mạch công suất
điều
Cầu chì (Xem Hình H10)
khiển Ký tự đầu chỉ thị phạm vi cắt:
■ Cầu chì “g” (khả năng cắt toàn phần)
Hình. H9 : Ký hiệu của một công tắc tơ
■ Cầu chì “a” (khả năng cắt bán phần)
Ký tự thứ hai chỉ thị phạm vi sử dụng; ký tự này quy định chính xác đặc tính dòng
Hai loại cầu chì ống hạ thế thường được sử dụng thời gian, thời gian và dòng quy ước, dấu hiệu.
rộng rãi Ví dụ
■ Loại dân dụng hoặc công trình tương tự dạng gG
■ “gG” là loại cầu chì có khả năng cắt toàn phần và dùng cho các ứng dụng thông
■ Loại công nghiệp dạng gG, gM hoặc aM
thường
■ “gM” là loại cầu chì có khả năng cắt toàn phần và dùng cho các mạch bảo vệ
động cơ
■ “aM” là loại cầu chì có khả năng cắt bán phần và dùng cho các mạch bảo vệ
động cơ
Cầu chì có thể có hoặc không bộ phận báo hiệu cơ học về sự đứt (rơi) cầu chì. Các
cầu chì cắt mạch bằng sự nóng chảy bộ phận của chúng khi giá trị dòng điện vượt
quá trị số cho trước trong một khoảng thời gian tương ứng; đặc tuyến dòng điện/
thời gian (l/t) được biểu diễn dưới dạng đường cong đặc tính cho mỗi loại cầu chì.
Các tiêu chuẩn quy định hai loại cầu chì:
■ Loại sử dụng trong các lắp đặt dân dụng, được sản xuất dạng cầu chì ống với
dòng định mức đến 100A và được thiết kế loại gG (IEC 60269-1 và 3)
■ Loại sử dụng trong công nghiệp với dạng càu chì ống loại gG (thông dụng), kiểu
gM và aM cho mạch động cơ (tiêu chuẩn IEC 60269-1 và 2).
Khác biệt chủ yếu giữa các cầu chì dân dụng và công nghiệp là điện áp định mức và mức
dòng danh định, kích cỡ và khả năng cắt dòng sự cố. Loại gG dùng bảo vệ mạch động cơ
Hình. H10 : Ký hiệu của cầu chì nếu có đặc tuyến chịu đựng được dòng khởi động của động cơ mà không bị biến dạng.
Cầu chì loại gM mới phát triển gần đây, được IEC chấp thuận cho bảo vệ động cơ khi
khởi động lẫn khi ngắn mạch. Loại cầu chì này phổ biến ở một số nước; hiện tại loại
aM kết hợp với rơ-le nhiệt quá tải là phổ biến nhất. Cầu chì gM cố định mức kép
(1) Thuật ngữ này không được định nghĩa trong tài liệu IEC
nhưng thông dụng ở một số nước đặc
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn
2 Thiết bị đóng cắt

trưng bởi hai giá trị dòng. Giá trị thứ nhất In là dòng định mức của dây chì và vỏ
cầu chì. Giá trị thứ hai lch là đặc tuyến dòng-thời gian của cầu chì được trình bày
trong bảng II, III, VI của lEC 60269-1.
Hai giá trị định mức này cách nhau bởi một chữ cái liên quan đến các ứng dụng.
Ví dụ như: In M lch là cầu chì bảo vệ động cơ và có đặc tuyến loại G. Giá trị In
tương ứng với dòng liên tục cực đại cho bộ cầu chì và giá trị lch tương ứng với
đặc tuyến G. Xem thêm chi tiết ở cuối mục 2.1.
Cầu chì loại aM đặc trưng bởi giá trị dòng In và đặc tuyến dòng- thời gian l/t như
trên hình H2-14.
Lưu ý: Một số tiêu chuẩn quốc gia dùng cầu chì loại gl (công nghiệp), về thực
chất có các tính chất cơ bản tương tự như loại gG. Loại gl không được dùng
cho lưới dân dụng và các mạng tương tự.
Vùng nóng chảy - các dòng điện quy ước
Điều kiện nóng chảy của cầu chì cắt mạch được xác định bằng tiêu chuẩn phù hợp
với chủng loại của chúng.
Cầu chì loại gG
Các cầu chì loại này cho phép bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch
Các dòng quy ước được tiêu chuẩn hóa gồm dòng không nóng chảy và dòng nóng
chảy (xem Hình H12 và Bảng H13).
■ Dòng quy ước không nóng chảy lnf là giá trị dòng mà cầu chì có thể chịu được
không bị nóng chảy trong một khoảng thời gian quy định.
Ví dụ: Một cầu chì loại 32A chịu được dòng 1,25ln (tức là 40A) không được nóng
chảy trong khoảng thời gian nhỏ hơn 1 giờ (Bảng H13).
■ Dòng quy ước nóng chảy If (=I2 trong Hình H12) là giá trị dòng gây ra hiện tượng 
nóng chảy cầu chì trước khi kết thúc khoảng thời gian quy định.
Cầu chì loại gM đòi hỏi sử dụng một rơ-le riêng để
Ví dụ: Một cầu chì loại 32A khi dòng có giá trị 1,6ln (tức là 52,1A) đi qua phải
bào vệ quá tải, như mô tả trong phần cuối mục 2.1.
nóng chảy trong 1 giờ hay ít hơn (Bảng H13).
Các thí nghiệm tiêu chuẩn của IEC 60269-1 yêu cầu đặc tuyến cầu chì nằm giữa
hai đường cong giới hạn (Hình H12) cho cầu chì được xét. Điều này có nghĩa là
hai cầu chì thỏa mãn thí nghiệm này có thể cố thời gian tác động khác nhau ở
mức quá tải thấp.
■ Hai ví dụ trên cho cầu chì 32A và các lưu ý về yêu cầu trong các thí nghiệm
chuẩn giải thích lý do tại sao các cầu chì có đặc tính kém trong phạm vi quá tải
thấp.
■ Do đó cần phải dùng cáp có tiết diện lớn hơn so với bình thường nhằm tránh
hậu quả của quá tải kéo dài (trong trường hợp xấu nhất quá tải 60% trong 1 giờ).
Để so sánh, lấy một máy cắt với định mức dòng tương tự:
■ Khi dòng 1,05ln đi qua không được tác động (nhả tiếp điểm) trước thời hạn 1 giờ; và
■ Khi dòng 1,25ln đi qua phải tác động trong thời gian 1 giờ hay ít hơn (25% quá tải
trong 1 giờ trong trường hợp xấu nhất).
Cầu chì loại aM (sử dụng cho động cơ)
Cầu chì loại này chỉ đảm bảo bảo vệ chống ngắn mạch và cần phải được sử dụng
phối

Đường cong thời gian Dòng nóng chảy Thời gian


1 giờ tối thiểu tiền hồ quang
quy ước (h)
I2
1
1
1
Đường cong
2
thời gian đứt chì
3
I 400 < In 4
Inf I2

Hình. H12 : Vùng nóng chảy và không nóng chảy của cầu chì Bảng. H13 : Vùng nóng chảy và không nóng chảy của cầu chì loại gG và gM (IEC
loại gG và gM 60269-1 và 60269-2-1)

(1) Ich cho cầu chì loại gM


H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn
2 Thiết bị đóng cắt

hợp với các thiết bị khác (công tắc tơ ngắt, máy cắt) nhằm mục đích bảo vệ chống
các loại quá tải < 4ln. Vì vậy chúng không sử dụng độc lập. cầu chì aM không được
chế tạo để bảo vệ chống quá tải thấp, nên các mức của dòng quy ước chảy hoặc
không chảy là không cố định, Các đường cong đặc tính để kiểm tra các cầu chì này
được cho các giá trị dòng sự cố từ khoảng 4ln trở đi (Hình H14), và các cầu chì
theo IEC 60269 được kiểm tra phải có đặc tuyến nằm trong vùng tô mờ.
Chú ý: Các mũi tên nhỏ trên giản đồ tương ứng với các giá trị làm dấu của
đặc tính dòng/thời gian của các cầu chì phải được kiểm tra (IEC 60269).
Khả năng cắt định mức dòng ngắn mạch
Cầu chì ống hiện đại được đặc trưng bằng khả năng cắt rất nhanh, đặc biệt trong
trường hợp dòng ngắn mạch lớn(1) nhờ tốc độ nóng chảy nhanh của cầu chì. Dòng
Cầu chỉ aM chỉ bảo vệ chống ngắn mạch và sẽ bị cắt trước khi đạt được giá trị đỉnh của nó, do đó dòng sự cố không bao giờ
do vậy cần có thiết bị bảo vệ chống quá tải đạt giá trị đỉnh (xem Hình H15).
đi kèm. Sự giới hạn dòng làm giảm ứng lực nhiệt và cơ gây ra bởi ngắn mạch; do đó
giảm nguy cơ hư hại ở trạng thái ngắn mạch. Giá trị dòng cắt ngắn mạch của cầu
chì dựa trên giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều trong dòng sự cố.
Không có định mức về khả năng đóng dòng ngắn mạch cho cầu chì.
Nhắc lại:
Dòng ngắn mạch ban đầu có chứa các thành phần một chiều với biên độ và thời
gian phụ thuộc vào tỷ số XUR của mạch vòng sự cố.
Ở gần nguồn (biến thế phân phối Trung/Hạ) tỉ số Ipeak /Irms (Irms-trị hiệu dụng
thành phần xoay chiều), ngay sau khi có sự cố, có thể bằng 2,5 (tiêu chuẩn hóa bởi
IEC xem Hình H16).
 Ở mức thấp hơn của lưới hạ thế, XL nhỏ so với R và do đó Ipeak/lrms - 1,41, tương
ứng với trong Hình H15.
Hiệu ứng giới hạn dòng đỉnh chỉ xảy ra khi trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều
trong dòng sự cố đạt tới mức nhất định. Ví dụ như trong đồ thị trn, cầu chì 100Asẽ
cắt đỉnh ở dòng (hiệu dụng) sự cố 2kA (a). cầu chì tương tự cho 20kA (hiệu dụng)
sẽ giới hạn dòng đỉnh ở 10kA(b). Nếu không có cầu chì giới hạn dòng, giá trị đỉnh
t
có thể dạt 50kA (c) trong trường hợp đặc biệt này. Như đã nói ở trên, ở mức thấp
Đường cong thời gian của lưới phân phối, R lớn hơn XL nhiều nên mức dòng sự cố thường thấp. Điều đó
tối thiểu tiền hồ quang có nghĩa là dòng sự cố có thể không đạt giá trị đủ lớn để tạo giới hạn dòng đinh.
Mặt khác, thành phần quá độ một chiều (trong trường hợp này) có ảnh hưởng lớn
Đường cong thời gian lên biên độ của đỉnh dòng như đã nói
đứt cầu chỉ
Chú thích: về định mức cầu chì gM
Về bản chất gM là gG, dây chì của nó tương ứng với lch (ch = characteristic - đặc
tính có thể bằng, ví dụ 63A. Đây là giá trị thử nghiệm theo IEC, vì thế đặc tuyến l/t
tương tự như với cầu chì gG 63A.
4I n x In Giá trị này (63A) được chọn để chịu dòng khởi động lớn của động cơ và với dòng
Hình. H14 : Vùng nóng chảy được tiêu chuẩn hóa cho cầu
vận hành ở xác lập (In) trong khoảng 10-20A. Như vậy có thể sử dụng một ống cầu
chì aM (cho mọi giá trị định mức dòng) chì nhỏ hơn với các phần kim loại nhỏ hơn, do sự tản nhiệt trong điều kiện bình
thường có liên quan đến thông số nhỏ hơn (10-20A). Một cầu chì gM tiêu chuẩn cho
trường hợp này được ký hiệu 32M63 (In M lch).
I Giá trị định mức dòng thứ nhất In đề cập đến đặc tính nhiệt khi tải ở trạng thái xác
Giá trị đỉnh dòng sự cố
lập còn giá trị định mức dòng thứ hai lch liên quan tới đặc tính dòng khởi động
dự kiến ngắn hạn. Như vậy, cầu chì có thể báo vệ ngắn mạch nhưng không bảo vệ quá tải
Giá trị rms của thành cho động cơ do đó luôn phải dùng một rơ-le nhiệt riêng khi sử dụng cầu chì gM.
phần AC khi có sự cố Ưu điểm duy nhất của cầu chì gM so với aM là cầu chì gM có kích thước nhỏ hơn
dòng và giá thành thấp hơn.
Dòng đỉnh được giới
hạn bởi cầu chì 2.2 Các tổ hợp thiết bị đóng cắt
0.01 s
Các thiết bị đơn thông thường không thể thực hiện đồng thời ba chức năng cơ bản
t bảo vệ, điều khiển, cách ly.
Tf Ta 0.005 s
Ttc Khi việc lắp đặt máy cát (CB) không thích hợp (đặc biệt khi số thao tác lớn trong
một thời gian dài), các tổ hợp thiết bị được thiết kế một cách đặc biệt nhằm đạt
đặc tính yêu cầu được sử dụng. Các tổ hợp thường dùng nhất được trình bày dưới
đây.
0.02 s
Tổ hợp cầu chì và cầu dao
Tf: Thời gian tiền hồ quang đứt cầu chì Cần phân biệt hai loại:
Ta: Thời gian hồ quang ■ Loại thứ nhất gồm các loại thiết bị phối hợp khi sự vận hành của một (hoặc nhiều
Ttc: Thời gian khắc phục sự cố tổng cầu chì sẽ dẫn đến ngắt tự động cầu dao. Điều này được thực hiện bằng cách sử
Hình. H15 : Sự hạn dòng bởi cầu chì dụng cầu chì có gắn với chốt nén và hệ thống lò xo tác động của cầu dao và cơ cấu
lật. (xem Hình H17)
(1) Đối với các dòng diện vượt quá giá trị nào đó, phụ ■ Loại thứ hai gồm các tổ hợp đơn giản chỉ gồm một cầu dao không tự động ngắt
thuộc mức dòng danh định của cầu chì như được trình kèm tổ hợp cầu chì trong cùng một vỏ bọc.
bày trên hình H16.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn
2 Thiết bị đóng cắt

Ở một số nước và trong IEC60497-3 thuật ngữ “cầu chì - cầu dao” và “cầu dao -
cầu chì” có nghĩa riêng:
□ Một cầu chì - cầu dao gồm 1 cầu dao (thường có 2 điểm cắt cho 1 cực) ở phía
Dòng đỉnh sự cố Đặc tuyến dòng đỉnh cực
trước và 1 đến 3 cầu chì cố định để lắp các cầu chì vào (Hình H18)
dự kiến (kA) đại có thể 2.5 Irms (IEC)
□ Một cầu dao - cầu chì gồm 3 dao, mỗi dao có gắn cầu chì (2 điểm cắt cho 1
100 pha).
Các dao này không liên tục theo suốt chiều dài của chúng mà mỗi dao có một khe
(c) hở ở giữa để đặt ống chì. Một số thiết kế chỉ có một điểm ngắt đơn như trên
50
Hình H19.
160A
Dải dòng điện cho các loại thiết bị này thường bị giới hạn đến giá trị tối đa là 100A
20 Dòng ở điện áp 400V-3 pha và được dùng cho các lưới dân dụng và các lưới tương tự.
100A định mức
(b)
Để tránh nhầm lẫn giữa nhóm một "ngắt tự động" và nhóm hai, “cầu chì - cầu
10 50A cầu chì
dao” nên có thêm tính từ “tự động” hay “không tự động”,
(a) Dao cách ly - cầu chì + công tắc tơ ngắt
5 Đường cong Cầu dao - cầu chì - dao cách ly + công tắc tơ ngắt
đặc tính cắt Như đã đề cập ở trên, một công-tắc-tơ ngắt không đảm bảo bảo vệ chống dòng
dòng đỉnh
2 ngắn mạch. Vì vậy, cần bổ sung cầu chì (thường dùng loại aM) để thực hiện chức
năng này. Kiểu kết hợp này chủ yếu được sử dụng trong các mạch điều khiển động
1 cơ, khi đó dao cách ly hoặc dao cách ly - cầu dao cho phép thực hiện an toàn các
1 2 5 10 20 50 100
Thành phần xoay chiều của
công việc như:
dòng sự cố dự kiến (kA) rms ■ Thay các cầu chì (ở trạng thái cô lập mạch)
■ Làm việc ở phần lưới phía sau công tắc tơ ngắt (khi có nguy cơ thao tác đóng
Hình. H16 : Dòng đỉnh giới hạn so với trị hiệu dụng thành công-tắc-tơ ngắt từ xa)
phần xoay chiều (a.c) của dòng sự cố cho cầu chì hạ thế
Dao cách ly - cầu chì phải liên động (khóa chéo) với công tắc tơ ngắt sao cho bất
kỳ thao tác đóng ngắt nào của dao cách ly - cầu chì chỉ xảy ra khi công tắc tơ đã
mở (Hình H20), vì dao cách ly - cầu chì không có khả năng đóng cắt có tải. 
Một dao cách ly - cầu dao - cầu chì sẽ không cần liên động (Hình H21). Cầu dao
phải thuộc lớp AC-22 hoặc AC-23 khi sử dụng trong mạch cấp điện cho động cơ.
Máy cắt (CB) + công tắc tơ
Máy cắt (CB) + công tác tơ ngắt
Cách kết hợp này được sử dụng trong hệ thống phân phối điều khiển từ xa với số
thao tác đóng ngắt lớn hoặc sử dụng trong điều khiển và bảo vệ mạch cấp điện
cho động cơ.

Hình. H17 : Ký hiệu của một thiết bị cầu chì - cầu dao tự
động cắt có trang bị thêm rờ le nhiệt

Hình. H18 : Ký hiệu của một thiết bị cầu dao - cầu chì không
tự động
Hình. H19 : Ký hiệu của một cầu chì - cầu dao không tự động

Hình. H20 : Ký hiệu của một cầu dao cách ly - cầu chì + công
tắc tơ ngắt

Hình. H21 : Ký hiệu của một cầu dao cách lý - cầu dao - cầu
chì + công tắc tơ ngắt
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn
3 Chọn thiết bị đóng cắt

3.1 Các chức năng được thực hiện


Sau khi nghiên cứu các chức năng cơ bản của các thiết bị đóng cắt hạ thế (xem
phần 1 Bảng H1) và các thành phần khác nhau của thiết bi đóng cắt (xem phần 2).
Hình H22 tổng kết khả năng thực hiện các chức năng cơ bản của các thiết bị này.

Bảo vệ điện
Cắt Dừng khẩn cấp Điện
giật



công-tắc-tơ ngắt)(4)
Cầu dao(5) ■ ■ ■ (1) ■ (1) (2) ■
Thiết bị chống ■ ■ ■ (1) ■ (1) (2) ■ ■
dòng rò
(RCCB)(5)
Cầu dao- ■ ■ ■ (1) ■ (1) (2) ■
dao cách ly
■ ■ (1) ■ (1) (2) ■ ■ (3)
Công tắc điều ■ ■ (1) ■
khiển từ xa
Cầu chì ■ ■ ■
Máy cắt (CB) ■ ■ (1) ■ (1) (2) ■ ■ ■
H10
■ ■ ■ (1) ■ (1) (2) ■ ■ ■
dao cách ly(5)
Máy cắt chống ■ ■ ■ (1) ■ (1) (2) ■ ■ ■ ■
dòng rò và bảo
vệ quá dòng
(RCBO)(5)
Ở đầu mỗi Ở đầu mỗi mạch
mạch khi sơ đồ nối đất
có dạng TN-S, IT

(1) Nếu như cắt tất cả các dây dẫn có điện


(2) Sự duy trì nguồn có thể cần thiết để thực hiện quá trình hãm
(3) Nếu như thiết bị kết hợp với một rơ le nhiệt (tổ hợp thuộc dạng “công tắc tơ ngắt”)
(4) ở đầu các lưới hạ thế được cấp điện từ máy biến áp trung/hạ thế phải lắp một thiết bị cách ly có các tiếp điểm thấy được (bắt buộc ở
một vài quốc gia).
(5) Một vài thiết bị phù hợp với chức năng cách ly theo tiêu chuẩn (RCCB theo IEC 61008) không cần đánh dấu ở mặt ngoài.
Hình. H22 : Chức năng được thực hiện của các thiết bị đóng cắt khác nhau

3.2 Chọn kiểu thiết bị đóng cắt


Các phần mềm ngày càng giúp đỡ nhiều hơn trong việc lựa chọn tối ưu thiết bị
đóng cắt. Từng mạch được khảo sát lần lượt. Đối với mỗi mạch, ta xác định
danh sách các chức năng bảo vệ và sử dụng cần thiết, theo các chi tiết đã được
đề cập đến trong Hình. H22 và tóm tắt trong Bảng. H1.
Các tổ hợp thiết bị đóng cắt sẽ được nghiên cứu và so sánh với nhau nhằm mục
đích đảm bảo các chỉ tiêu:

■ Đặc tính thỏa yêu cầu


■ Tính tương hợp giữa các sản phẩm được chọn : từ dòng định mức tới
ngưỡng dòng sự cố lcu
■ Tính tương hợp với các thiết bị đặt ở phần mạch phía trước hoặc tính đến
khả năng phối hợp của chúng để đảm bảo các chức năng đã đề cập
■ Tính tương hợp với tất cả các quy định và đặc điểm liên quan đến an toàn và
độ tin cậy của đặc tính mạch
Để xác định số cực của thiết bị, xin tham khảo chương G phần 7, bảng G64. Các
thiết bị đa chức năng, tuy giá thành đắt hơn nhưng ngược lại cho phép giảm chi
phí lắp đặt và giảm các vấn đề khi lắp đặt hoặc khai thác. Các thiết bị này
thường cung cấp giải pháp tốt nhất.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Như đã được trình bày ở Bảng H23, CB /dao cách ly là thiết bị đóng cắt duy nhất
CB/dao cách ly thỏa mãn tất cả các chức năng
cho phép thỏa mãn đồng thời tất cả các chức năng cơ bản của một hệ thống điện
đóng cắt cơ bản và cùng với các thiết bị phụ
trợ. sẽ đảm bảo hàng loạt các chức năng khác Hơn nữa, nó còn đảm bảo một số chức năng khác nhờ các thiết bị bổ trợ: ví dụ
như báo hiệu (tác động đóng-cắt khi sự cố); tác động bảo vệ điện áp thấp; điều
khiển từ xa... Các thuộc tính này làm cho CB / dao cách ly trờ thành thiết bị cơ bản
của tất cả lưới điện hạ thế.

Các điều kiện có thể




■ (Với cuộn dây tác động để
điều khiển từ xa)
Cắt vì lý do bảo dưỡng cơ ■



■ (Với rơle so lệch dòng)

■ Được gắn thêm hoặc tích hợp

11
Bảng. H23 : Các chức năng thực hiện của CB/dao cách ly

Các CB công nghiệp cần phù hợp với tiêu 4.1 Tiêu chuẩn và mô tả
chuẩn IEC 60947-1 và 60947-2 hoặc các tiêu
Tiêu chuẩn
chuẩn tương đương.
Trong lưới hạ thế công nghiệp, các thiết bị ngắt mạch bảo vệ phải hợp với các
CB dân dụng cần phù hợp với tiêu chuẩn IEC
tiêu chuẩn mới của IEC:
60898 và các tiêu chuẩn quốc gia tương
■ 60947-1: các quy tắc chung
đương.
■ 60947-2: phần 2: Máy cắt (CB)
■ 60947-3: phần 3: công tắc, dao cách ly, tổ hợp cầu dao- cầu chì, cầu dao - dao
cách ly
■ 60947-4: phần 4: công-tắc-tơ và bộ khởi động động cơ
■ 60947-5: phần 5: thiết bị điều khiển mạch và các phần tử đóng cắt
■ 60947-6: phần 6: thiết bị đóng cắt đa chức năng
Các cực mạch động lực ■ 60947-7: phần 7: thiết bị bổ trợ
Trọng lưới dân dụng hoặc tương tự, tiêu chuẩn thích hợp là IEC 60898, hoặc tiêu
chuẩn quốc gia tương đương.

Các tiếp điểm và


buồng hồ quang
Mô tả
Hình H24 trình bày sơ đồ các thành phần cơ bản của một máy cắt hạ thế và 4
chức năng chính của nó:
Chỉ thị cơ chống ■ Bộ phận cắt gồm các tiếp điểm cố định và di động cũng như các buồng dập hồ
nhầm
quang
■ Cơ cấu chốt sẽ nhả ra bởi bộ tác động cắt khi phát hiện có dòng bất thường.
Cơ cấu chốt
Cơ cấu này cũng nối với cần gạt thao tác đóng ngắt của thiết bị.
■ Cơ cấu tác động cắt:
□ Hoặc là: kiểu từ nhiệt, trong đó điều kiện quá tải được phát hiện nhờ sự biến
Cơ cấu tác động và dạng của thanh lưỡng kim và điều kiện ngắn mạch - bằng cơ cấu điện tử
thiết bị bảo vệ
□ Hoặc rơle điện tử với biến dòng đặt ở mỗi pha
■ Khoảng không gian cho một vài dạng đầu cực thông dụng để nối kết với mạch
động lực.
Các CB dân dụng (xem Hình H25) theo tiêu chuẩn IEC60898 và các tiêu chuẩn
Hình. H24 : Các cấu phần chính của máy cắt (CB) quốc gia tương đương thực hiện các chức năng cơ bản gồm:
■ Cách ly
■ Bảo vệ chống quá dòng
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Một số kiểu cũng có thể thích hợp cho bảo vệ phát hiện dòng rò (30mA) và tác
động ngắt CB bằng cách thêm vào môđun chống dòng rò, một số khác (RCBO,
theo chuẩn IEC 601009 nay CBR theo chuẩn IEC 60947-2 Phụ lục B) như trên
Hình H26.
Ngoài các chức năng kể trên, các CB này cũng có thể thực hiện các chức năng
khác như điều khiển từ xa và chỉ thị (đóng-cắt sự cố) nhờ cách thiết kế dạng
môđun và các khối bổ trợ như trên Hình H27.

2
3
4
5

- FF
O-O
Hình. H25 : CB dân dụng có chức năng bảo vệ quá dòng và O-OFF
- FF
O-O

cách ly mạch

H12

Hình. H27 : Hệ “Multi 9” với các thiết bị đóng cắt dạng mô đun

Các CB công nghiệp có dạng hộp đúc theo tiêu chuẩn IEC 60947-2 có dòng danh
định từ 100 đến 630A cho phép thực hiện nhiều chức năng bổ trợ tương tự như
mô tả ở trên (Hình H28).
Các CB công nghiệp dạng cắt dòng lớn theo tiêu chuẩn IEC60947-2, thường
được sử dụng cho tủ phân phối chính, đảm bảo bảo vệ mạch điện có dòng từ
630 A đến 6300 A (xem Hình H29).
Ngoài các chức năng bảo vệ, cơ cấu tác động Micrologic còn cung cấp các chức
năng tối ưu hóa như đo lường (gồm đo các chỉ số chất lượng điện năng), chuẩn
đoán, điều khiển và giám sát.
Hình. H26 : CB dân dụng tương tự trên (Hình H25) với
chức năng bảo vệ chống điện giật tích hợp

Hình. H28 : Ví dụ CB dạng công nghiệp Compact NSX với Hình. H29 : Ví dụ về CB Masterpact thực hiện nhiều chức năng điều khiển trong cơ
nhiều chức năng tích hợp cấu cắt “Micrologic”
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

4.2 Các đặc tính cơ bản của một máy cắt (CB)
Các đặc tính cơ bản của một CB gồm:
■ Điện áp sử dụng danh định Ue
■ Dòng danh định (In)
■ Dòng tác động được hiệu chỉnh cho bảo vệ quá tải (Ir(1) hoặc Irth(1) và cho bảo vệ
ngắn mạch (Im)(1)
■ Định mức (khả năng) cắt ngắn mạch của CB (lcu cho CB công nghiệp; Icn cho
CB dân dụng).
Điện áp sử dụng danh định (Ue)
Đó là giá trị điện áp mà thiết bị CB được thiết kế để vận hành, trong điều kiện bình
thường. Các giá trị điện áp khác cũng được định mức cho CB, tương ứng với các
điều kiện nhiễu, chỉ ra trong mục 4.3.

Dòng danh định (In)


Đó là giá trị cực đại dòng điện mà CB với rơle bảo vệ quá dòng có thể chịu được
vô hạn định ở nhiệt độ môi trường do nhà chế tạo qui định, và nhiệt độ của các bộ
phận mang điện không vượt quá giới hạn cho phép.
Ví dụ:
Một CB có dòng danh định In là 125A, ở nhiệt độ môi trường 40 độ C sẽ có rơ-le
ngắt quá dòng ở 125A.
Tuy nhiên người ta vẫn có thể sử dụng CB này ở nhiệt độ môi trường cao hơn với
điều kiện phải “giảm hạng” thiết bị. Như vậy đối với CB, ví dụ trên chỉ có thể chịu
được dòng tối đa 117A ở 50 độ C và 109A ở 60 độ C.
Giảm hạng CB đạt được bằng cách giảm giá trị chỉnh định dòng cắt của rơ-le quá H13
tải và cần đánh dấu lại trên CB. Sử dụng bộ tác động điện từ chịu nhiệt độ cao cho
phép CB (bị giảm hạng như đã mô tả) hoạt động ở nhiệt độ môi trường là 60°C
(hoặc 70°C)
Chú ý: Dòng danh định In của CB (trong tiêu chuẩn IEC60947-2) có giá trị bằng với
dòng danh định liên tục lu cho các thiết bị đóng cắt công nghiệp nói chung (trong
tiêu chuẩn IEC60947-1).

Định mức kích cỡ của CB


Khi một CB có thể gắn các bộ tác động cắt quá dòng có dải dòng ngưỡng cài đặt
khác nhau, nó sẽ được gán giá trị dòng định mức tương ứng với bộ tác động với
ngưỡng cài đặt dòng có giá trị lớn nhất có thể gắn vào.
Ví dụ:
Một CB họ Compact NSX630N có thể gắn 11 bộ tác động kiểu điện từ với dòng
định mức từ 150A đến 630A. Theo quy định trên thì kích cỡ của CB này là 630A.

Cài đặt dòng tác dộng (Irth hoặc Ir) của rơle bảo vệ quá tải
Ngoại trừ các CB nhỏ dễ dàng thay thế nên chúng có các bộ tác động tích hợp
bên trong, các CB công nghiệp được trang bị rơle quá dòng thay được. Hơn nữa,
để CB thích ứng với đặc tính của mạch mà nó bảo vệ và để tránh định mức thừa
kích cỡ dây (cáp) dẫn, các rơle tác động thường phải hiệu chỉnh được. Giá trị cài
đặt dòng tác động Ir (hoặc còn gọi là Irth) - dòng hiệu chỉnh, là giá trị dòng mà khi
vượt quá sẽ dẫn đến tác động cắt của CB. Đó cũng là dòng cực đại CB có thể
Dòng định mức chịu được mà không nhả tiếp điểm. Giá trị này cần phải lớn hơn dòng làm việc lớn
Tác động cắt in nhất IB và nhỏ hơn dòng cho phép lz khi tính toán chọn dây (xem chương G, mục
0.4 In dải điều chỉnh In 1.3).
Các rơle tác động nhiệt thông thường được hiệu chỉnh trong khoảng từ 0,7 đến 1
Tác động cắt Kích cỡ định mức X In trong khi các cơ cấu điện tử thường cho vùng hiệu chỉnh rộng hơn (thường từ
bảo vệ quá tải của CB
0,4 đến 1 x In).
Ir
Ví dụ (xem Hình H30)
Một CB mã hiệu NSX630N được trang bị rơ le quá dòng 400 A mã hiệu Micrologic
160 A 360 A 400 A 630 A 6.3E được cài đặt hệ số chỉnh định 0.9, sẽ có dòng đặt bảo vệ quá tải là:
lr = 400x0,9 = 360 A
Hình. H30 : Ví dụ CB mã hiệu NSXS30N được trang bị rơ le
quá dòng 400 A mã hiệu Micrologic 6.3E được cài đặt hệ số Chú thích: Đối với các thiết bị có rơle tác động cắt quá dòng không hiệu chỉnh
chỉnh định 0.9, cho lr = 320A được thì Ir = In. Ví dụ: CB mã hiệu C60N 20 A, dòng Ir = In = 20A.

(1) Các giá trị cài đặt đối với ngưỡng dùng liên quan
đến dòng tác động cắt do nhiệt độ và dòng cắt “tức
thời” trên cơ sở từ trường của các bộ tác động để bảo
vệ quá tải và ngắn mạch.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Cài đặt dòng tác động của rơle bảo vệ cắt dòng ngắn mạch (Im)
Nhiệm vụ của các rơ-le này (dạng tác động tức thời hoặc trễ ngắn) là đảm bảo sự cắt
nhanh khi có sự xuất hiện dòng sự cố có giá trị lớn. Ngưỡng dòng tác động cắt Im là:
■ Hoặc cố định bởi tiêu chuẩn quy định cho CB dân dụng theo tiêu chuẩn IEC60898
■ Hoặc do nhà thiết kế quy định cho các CB sử dụng trong công nghiệp theo tiêu
chuẩn IEC 60947-2.
Cho các thiết bị loại thứ hai, có thể sử dụng các bộ tác động khác nhau, cho phép
người sử dụng lựa chọn để thích ứng với đặc tính mạch điện cần bảo vệ, theo các yêu
cầu đặc biệt của tải (xem Hình H31, Hình H32 và Hình H33).

Dạng Bảo vệ ngắn mạch




Ngưỡng cao dạng D
10 In <= Im <= 20 In(1)

Ngưỡng cao
Từ - nhiệt dạng D hoặc K
10 In <= cố định <= 14 In
Cố định: Im = 7 đến 10 In

Từ - nhiệt Điều chỉnh:
H14 - Ngưỡng thấp : 2 to 5 In
- Ngưỡng chuẩn: 5 to 10 In
Trễ ngắn, có thể điều chỉnh
Điện - tử
1.5 Ir > Im > 10 Ir
Tức thời (I) cố định
l = 12 đến 15 In

(1) 50 In theo tiêu chuẩn IEC 60898, mà hầu hết các nhà sản xuất Châu Âu cho là quá cao so với thực tế (theo Merlin Gerin - 10 đến 14
In).(2) Cho các ứng dụng công nghiệp, IEC không qui định giá trị cụ thể. Các giá trị trong bảng thường được dùng trên thực tế.

Hình. H31 : Dải dòng tác động bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho CB hạ thế

t (s )

t (s )

I(A
Ir Im Ii Icu
lr: Dòng Chỉnh định bảo vệ quá tải (nhiệt hay trễ dài)
của rơle
Im: Dòng chỉnh định bảo vệ ngắn mạch (từ hay trễ
I(A ngắn) của role
Ir Im Icu
li: Dòng chính định bảo vệ ngắn mạch tức thời.
Icu: Khả năng cắt ngắn mạch
Hình. H32 : Đặc tuyến của CB rác động theo kiểu từ nhiệt
Hình. H33 : Đặc tuyến của CB tác động theo kiểu điện tử
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Tính chất cách ly


Một máy cắt (CB) có khả năng cách ly mạch điện nếu như nó hợp với các đặc tính
mô tả cho dao cách ly (ở điện áp định mức) theo tiêu chuẩn đã quy định (xem mục
1.2). Trong trường hợp này, thiết bị này có tên CB - dao cách ly và được ký hiệu ở
mặt trước của sản phẩm như sau:
Tất cả các máy cắt Multi9, Compact NSX và Masterpact của hãng Schneider
Electric đều thuộc loại này.
Khả năng cắt ngắn mạch định mức (lcu hoặc lcn)
Đặc tính cắt ngắn mạch của CB hạ thế thường Khả năng cắt ngắn mạch định mức của CB là giá trị lớn nhất của dòng ngắn mạch
liên quan tới cos ϕ của mạch vòng dòng sự cố. (dòng giả định) mà thiết bị có thể ngắt được mà không bị hư hỏng. Giá trị này theo
Các giá trị chuẩn hóa của quan hệ này được các tiêu chuẩn bằng trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều (AC) của dòng sự cố,
thiết lập trong một vài tiêu chuẩn. có nghĩa là thành phần một chiều (DC) quá độ (thường có trong phần lớn trường
hợp ngắn mạch) được giả thiết bằng 0 khi tính giá trị được chuẩn hóa. Giá trị định
mức lcu cho các CB công nghiệp và lcn cho các CB dân dụng thường được tính
bằng kA trị hiệu dụng.
Icu (khả năng cắt ngắn mạch lớn nhất) và Isc (khả năng cắt ngắn mạch làm việc)
được IEC 60947-2 qui định với một bảng liên hệ Isc với lcu cho các phạm trù sử
dụng khác nhau như A (tác động cắt tức thời) và B (tác động cắt có định thì) như
đã được đề cập trong mục 4.3.
Các thực nghiệm để kiểm chứng khả năng cắt ngắn mạch được quy định theo tiêu
chuẩn và gồm:

■ Trình tự thao tác: thực hiện chuỗi thao tác như đóng và cắt khi ngắn mạch
■ Góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp. Khi dòng điện cùng pha với điện áp H15
nguồn cung cấp (cosϕ =1), việc cắt dòng là dễ nhất so với các giá trị khác của hệ
số công suất. Việc cắt dòng sẽ khó đạt được hơn khi hệ số cosϕ có giá trị nhỏ,
nhất là khi cosϕ = 0.
Trên thực tế, tất cả các lưới điện thường có dòng ngắn mạch với hệ số công suất
trễ pha và các tiêu chuẩn thường được dựa trên các giá trị cosϕ tiêu biểu cho
phần lớn hệ thống điện. Nhìn chung, mức dòng sự cố (ở điện áp đã cho) càng lớn,
hệ số cosϕ của mạch vòng sự cố dòng càng nhỏ, ví dụ ở gần máy phát hoặc
biến áp lớn.
Bảng H34 trình bày dưới đây, trích từ IEC 60947-2, liên quan đến các giá trị được
chuẩn hóa của hệ số cosϕ cho các máy cắt (CB) công nghiệp, tương ứng với
dòng định mức lcu của chúng.
■ Sau khi thực hiện trình tự: mở - định thì trễ - đóng/mở nhằm kiểm tra khả năng
cắt lcu của CB, cần thực hiện các thử nghiệm khác để bảo đảm:
□ Độ bền cách điện
□ Tính chất cách ly
□ Sự vận hành chính xác của bảo vệ quá tải đều không bị suy giảm.

cos ϕ
0.5
0.3
0.25
0.2

Bảng. H34 : Quan hệ giữa lcu và hệ số cosϕ của mạch dòng sự cố (theo tiêu chuẩn IEC 60947-2).

Sự hiểu biết về các đặc tính (ít quan trọng) này 4.3 Các đặc tính khác của một CB
thường cần thiết cho sự lựa chọn cuối cùng.
Điện áp cách điện định mức (UI)
Đó là giá trị điện áp làm chuẩn để kiểm tra các đặc tính cách điện và khoảng cách
cách điện của một CB (thông thường được thực hiện với giá trị lớn hơn 2Ui).
Giá trị lớn nhất của điện áp làm việc định mức chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng điện
áp cách điện định mức Ui.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Điện áp xung định mức (Uimp)


Đặc tính này được thể hiện bởi giá trị đỉnh đo bằng kV, thể hiện khả năng chịu điện
áp quá độ trong các điều kiện thử nghiệm.
Thông thường, cho CB loại công nghiệp giá trị Uimp = 8 kV và cho CB loại dân
dụng, Uimp = 6 kV.
t (s)
Loại (A hoặc B) và dòng chịu đựng với độ trễ ngắn (lcw)
Như đã đề cập tóm tắt ở trên (mục 4.2), có hai loại CB công nghiệp: A và B,
theo tiêu chuẩn IEC60947-2:

■ Đối với các loại A: không có thời gian trễ nào được thiết kế cho tác động khi
ngắn mạch (xem Hình H35). Thông thường đây là trường hợp cho CB có vỏ đúc.

■ Đối với CB loại B: để đảm bảo phối hợp tác động có chọn lọc theo thời gian với
các CB khác, có thể định thì tác động cắt của CB, khi dòng ngắn mạch nhỏ hơn giá
trị dòng chịu được với độ trễ ngắn lcw (xem Hình H36). Thông thường đây là
trường hợp của các CB cấu trúc mở và CB lớn dạng hộp đúc. lcw là dòng cực đại
mà loại B có thể chịu được (không bị hư hỏng) về nhiệt và điện động trong một
khoảng thời gian do nhà thiết kế qui định.
I(A)
Im Khả năng đóng dòng (lcm)
Icm là dòng tức thời lớn nhất mà CB có thể thiết lập dưới điện áp định mức trong
Hình. H35 : Máy cắt hạ thế loại A các điều kiện đặc trưng. Trong các hệ thống xoay chiều, giá trị đỉnh tức thời này
bằng k lần lcu (khả năng cắt ngắn mạch định mức). Hệ số k phụ thuộc vào hệ số
cosϕcủa mạch vòng dòng điện ngắn mạch (Hình H37).
H16
t (s )

cos ϕ Icm = kIcu


1.7 x Icu
2 x Icu
2.1 x Icu
2.2 x Icu

Hình. H37 : Mối tương quan giữa lcu, lcm và cosϕ (theo tiêu chuẩn IEC 60947-2)

I(A )
Im I Icw Icu Ví dụ: Một CB mã hiệu Masterpact NW08H2 có khả năng cắt ngắn mạch lcu = 100
kA. Giá trị đỉnh của khả năng đóng dòng định mức là lcm: 100 x 2,2 = 220 kA.
Hình. H36 : Máy cắt hạ thế loại B
Đặc tính cắt ngắn mạch thao tác (lcs)
Khả năng cắt định mức (lcu hoặc lcn) đặc trưng cho dòng ngắn mạch cực đại mà
Nếu lưới được thiết kế đúng, một CB sẽ
không bao giờ cần làm việc ở dòng cắt lớn thiết bị có thể cắt một cách an toàn. Khả năng xuất hiện dòng sự cố đó là cực kỳ
lcu. Do đó, một khái niệm mới lcs được thiết thấp và trong những tình huống thông thường, CB chỉ cắt các dòng có giá trị nhỏ
lập. Nó được biểu diễn theo phần trăm của hơn nhiều so với lcu.
lcu (25, 50, 75, 100%) trong tiêu chuẩn IEC Ngược lại, quan trọng là các dòng ngắn mạch (với xác suất cao hơn) phải được
60947-2 cắt trong các điều kiện tốt nhất nhằm đảm bảo sự đóng lại của CB một cách
nhanh chóng và an toàn tuyệt đối, sau khi đã loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố.
Vì lý do đó, một đặc tính mới - lcs đã được đặt ra, thường được biểu diễn dưới
dạng phần trăm dòng lcu (25, 50, 75, hoặc 100%) cho các thiết bị trong công
nghiệp. Trình tự kiểm tra theo tiêu chuẩn như sau:
■ Mở-đóng mở-đóng mở (1) (ở lcs)
■ Sau đó cần kiểm tra để xác định khả năng sử dụng bình thường của CB.
Cho CB dân dụng lcs=k lcn. Hệ số tỷ lệ k được quy định trong tiêu chuẩn IEC
60898 (bảng XIV).
Ở Châu Âu người ta dùng hệ số 100% nên lsc=lcu trong công nghiệp.

(1) O diễn tả một thao tác mở.


CO diễn tả một thao tác đóng và tiếp theo là một thao
tác mở.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Khả năng hạn chế dòng sự cố


Nhiều CB hạ thế có khả năng hạn chế dòng.
Dòng sẽ được giảm và không đạt tới giá trị Khả năng hạn chế dòng sự cố của một CB biểu hiện qua khả năng, có hiệu quả
lớn nhất (hình H38). Khả năng hạn chế dòng nhiều hoặc ít, ngăn ngừa dòng sự cố cực đại giả định đi qua khi ngắn mạch và chỉ
của các CB này được biểu diễn dưới dạng cho phép một phần dòng điện đi qua như trên H38. Đặc tính này được cung cấp
đồ thị như trên hình H39, giản đồ (a) bởi các nhà sản xuất CB dưới dạng các đường cong hạn chế dòng (Hình 39):
■ Giản đồ (a) trình bày giá trị đỉnh được giới hạn so với trị hiệu dụng thành phần
xoay chiều của dòng ngắn mạch giả định (dòng ngắn mạch “giả định” là
dòng chạy trong mạch nếu CB không có khả năng hạn chế dòng sự cố)
■ Sự hạn chế dòng điện làm giảm rất nhiều đương lượng nhiệt (tỉ lệ với l2t) và
điều này được trình bày trên giản đồ (b) của Hình H39, cũng so với trị hiệu dụng
thành phần xoay chiều của dòng ngắn mạch giả định.
Tất cả các CB dân dụng hạ thế hoặc tương tự được xếp loại theo các tiêu chuẩn
nhất định (ví dụ tiêu chuẩn Châu Âu EN 60 898). Các CB thuộc loại hạn chế dòng
có đường cong hạn chế đương lượng nhiệt (l2t) đã được tiêu chuẩn hóa. Trong
trường hợp này các nhà sản xuất thường không cung cấp các đặc tuyến vận
hành.

a) b)
Dòng Dòng đỉnh bị H17
đỉnh bị hạn chế
hạn chế (A2 x s)
ng ế
dò ch
n n
yế ạ
tu bị h
c g
Đặ ôn
kh
4,5.105
22

2.105
Thành phần xoáy
Thành phần xoay
chiều giả định (rms) chiều giả định (rms)

150 kA 150 kA

Hình. H39 : Các đường cong vận hành của một CB hạn chế dòng tiêu biểu

Hạn chế dòng sẽ làm giảm hiệu ứng nhiệt và Ưu điểm của sự hạn chế dòng
lực điện động của các phần tử mạch mà Việc sử dụng các CB hạn chế dòng có nhiều ưu điểm như sau:
■ Bảo vệ lưới một cách tốt nhất: các CĐ hạn chế dòng giảm tối đa các hiệu ứng
đòng điện đi qua và do vậy làm tăng tuổi thọ
bất lợi lên lưới do dòng ngắn mạch gây ra
của chúng. Ngoài ra, việc hạn chế dòng còn
■ Giảm các hiệu ứng nhiệt: sự phát nóng cáp dẫn (và chất cách điện) sẽ không
cho phép thực thi kỹ thuật ghép tầng, do đó
lớn, vì vậy làm tăng thời hạn sử dụng của hệ thống cáp
làm giảm một cách đáng kể chi phí thiết kế và
■ Giảm các hiệu ứng cơ: lực điện động giảm hơn, vì vậy giảm nguy cơ biến dạng
lắp đặt (xem 4.5).
hoặc đứt gãy, cháy các tiếp điểm, v.v...
■ Giảm các hiệu ứng nhiễu điện từ:
□ Ít ảnh hưởng đến các thiết bị đo lường và các mạch tích hợp, hệ thống viễn
thông, v.v... Các CB này còn góp phần cải thiện sự vận hành của:
■ Hệ thống cáp và đi dây
■ Hệ thống mương cáp kiểu chế tạo sẵn (tiền chế)
■ Thiết bị đóng cắt, do đó làm chậm quá trình lão hóa thiết bị
Icc Ví dụ:
Dòng sự cố đỉnh Trong một ệhthống điện có dòng ngắn mạch giả định trị số 150kA (hiệu dụng),
giả định
một CB họ Compact L cho phép giới hạn dòng đỉnh nhỏ hơn 10% giá trị đỉnh
giả định được tính toán và các ứng lực nhiệt nhỏ hơn 1% giá trị tính toán.
Kỹ thuật ghép tầng các CB giữa các cáp trong lưới phân phối hạ thế đem lại hiệu
Dòng sự cố quả kinh tế đáng kể.
giả định Kỹ thuật ghép tầng các thiết bị được mô tả trong mục 4.5 cho phép trên thực tế
Dòng đỉnh bị
hạn chế (khi sử dụng các thiết bị ở mạch cuối nguồn có đặc tính thấp hơn) tiết kiệm tủ bảng
và chi phí cho công việc thiết kế từ 10 đến 20% (nói chung).
Dòng bị hạn Các sơ đồ bảo vệ chọn lọc và kỹ thuật ghép tầng có thể được thực hiện đồng thời
chế
t trong dãy Compact NSX cho đến khả năng cắt dòng ngắn mạch tối đa của thiết bị
tc
ở mạch cuối.
Hình. H38 : Dòng giả định và thực tế
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Việc chọn lựa dải thiết bị CB được xác định 4.4 Lựa chọn CB
bởi: các đặc tính điện của lưới, môi trường, tải
và yêu cầu điều khiển từ xa, cùng với kiểu hệ Chọn một CB
Việc chọn một CB tùy thuộc vào:
thống viễn thông được thiết kế
■ Các đặc tính điện của lưới điện nơi đặt CB
■ Môi trường, nơi sử dụng CB: nhiệt độ xung quanh, lắp đặt trong tủ hoặc không,
các điều kiện khí hậu,...
■ Các đặc tính về khả năng đóng và cắt dòng ngắn mạch
Nhiệt độ Nhiệt độ không khí Nhiệt độ ■ Các đặc điểm vận hành: tính cắt có chọn lọc, các yêu cầu như điều khiển từ xa
môi trường lân cận CB môi trường và chỉ thị, các tiếp điểm phụ liên quan, các cuộn dây tác động phụ, liên lạc
■ Các quy định về lắp đặt, đặc biệt là bảo vệ an toàn cho người
■ Các đặc tính tải, ví dụ như động cơ, đèn huỳnh quang, máy biến áp hạ/ hạ
Những chú thích tiếp theo liên quan với việc chọn một CB sử dụng trong lưới phân
phối

Chỉ một CB
Chọn dòng đỉnh mức theo nhiệt độ môi trường
đặt trong không khí Dòng định mức của một CB được xác định cho sự vận hành của thiết bị trong nhiệt
Các CB đặt trong tủ độ môi trường cho trước, thường là:
■ 30 °C cho các CB dân dụng
■ 40 °C cho các CB công nghiệp
Hình. H40 : Nhiệt độ môi trường
Đặc tính của các CB này trong các điều kiện nhiệt độ môi trường khác phụ thuộc
H18 chủ yếu vào công nghệ chế tạo bộ tác động (Hình H40).
Các bộ tác động kiểu từ nhiệt không bù
CB với bộ tác động kiểu từ nhiệt không bù Các CB với bộ tác động theo nguyên tắc nhiệt không bù có dòng tác động phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu như thiết bị được đặt trong tủ,
có dòng tác động cắt phụ thuộc vào nhiệt hoặc trong môi trường có nhiệt độ cao (phòng đun nước) thì dòng tác động cắt khi
độ môi trường xung quanh quá tải có thể bị giảm xuống rõ rệt. Nếu nhiệt độ nơi đặt CB cao hơn nhiệt độ
chuẩn, cần có sự “giảm hạng” CB. Vì vậy, các nhà thiết kế phải cung cấp bảng
chuyển hạng với các hệ số chỉnh định khi nhiệt độ khác với nhiệt độ chuẩn cho các
thiết bị được thiết kế (Bảng H41). Cũng lưu ý ràng đối với nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ làm chuẩn thì CB có thể được “nâng hạng”.
Mặt khác, các thiết bị dạng môđun thường được lắp cạnh nhau trong tủ kim loại có
kích thước nhỏ, như được trình bày trên Hình H27. Tác dụng nhiệt hỗ tương khi có
dòng, sẽ làm chúng “xuống hạng” theo hệ số 0,8.
Ví dụ:
Cần phải chọn dòng định mức bao nhiêu cho CB mã hiệu C60N
■ Bảo vệ mạch có dòng tải lớn nhất được ước tính là 34A
■ Được đặt cạnh với các CB khác trong tủ phân phối kín
■ Trong môi trường có nhiệt độ 50°C
CB mã hiệu C60N có dòng định mức 40A sẽ giảm hạng còn 35.6A ở 50°c (bảng
H41). Để tính đến ảnh hưởng nhiệt hỗ tương ta nhân với hệ số 0,8, do đó dòng sử
dụng là 35,6 x 0,8 = 28,5A. CB này không thích hợp cho tải 34A.
Cần phảỉ chọn một CB định mức 50A, dòng sử dụng (giảm hạng) sẽ là: 44 X 0.8 =
35.2A.
Bộ phận tác động từ nhiệt có bù
Các bộ phận tác động này được trang bị một thanh lưỡng kim bù nhiệt cho phép
hiệu chỉnh giá trị cài đặt dòng tác động (cắt) bảo vệ quá tải (lr hoặc Irth) không phụ
thuộc nhiệt độ môi trường trong một phạm vi định sẵn.
Ví dụ:
■ Trong một vài quốc gia, sơ đồ TT được xem là chuẩn đối với lưới phân phối hạ
thế và lưới dân dụng hoặc tương đương thường được bảo vệ bằng CB tổng do
ngành điện cung cấp. CB này ngoài chức năng bảo vệ chống chạm điện gián tiếp sẽ
bảo vệ quá tải nếu hộ tiêu thụ vượt quá mức dòng được quy định theo hợp đồng
với công ty điện lực. Một CB (O60A) sẽ được bù ở bất kỳ nhiệt độ nào trong phạm
vi từ -5°C đến +40°C.
■ CB có định mức ≤ 630A thường được trang bị bộ phận tác động từ nhiệt có bù
từ -5°C đến +40°C.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

C60a, C60H: đặc tuyến loại C. C60N: đặc tuyến loại B và C (nhiệt độ chuẩn 30 °C)
60 °C
0.85
1.74
2.37
3.24
5.30
7.80
13.5
16.8
20.7
27.5
33.2
40.5
49.2

Compact NSX1200-250 N/H/L với bộ tác động kiểu TM-D hoặc TM-G
Nhiệt độ (°C)
1 1 5 20 25 30 35 40 45 70
13.8
21
28.5
34
44
54
68
85
H19
106
136
170
213

Hình. H41 : Ví dụ về bảng hệ số giảm/nâng hạng cho các CB có bộ tác động nhiệt không bù
theo nhiệt độ

Bộ tác động kiểu điện tử có độ ổn định Bộ tác động kiểu điện tử


rất cao khi nhiệt độ thay đổi Bộ tác động kiểu điện tử có ưu điểm lớn về tính ổn định khi vận hành trong điều
kiện nhiệt độ thay đổi. Mặc dù vậy, các thiết bị đóng cắt thường phải chịu ảnh
hưởng nhiệt độ nếu vượt quá giới hạn nên nhà chế tạo thường cung cấp dưới
dạng biểu đồ các trị lớn nhất của ngưỡng dòng tác động cho phép theo nhiệt độ
(Hình H42).
Ngoài ra, bộ tác động điện tử còn có thể cung cấp các thông tin nhằm mục đích
quản lý phân phối điện tốt hơn, bao gồm hiệu suất điện và chất lượng điện năng.

60°C


tối đa Ir

0.90

Hệ số In (A)

1 2,000

NW20 kéo ra được với dấu


cắm ngang
0.95 1,890

NW20 L1 kéo ra được với


đầu cắm dạng lưới
0.90 1,800

θ°C
20 25 30 35 40 45 50 55 60

Hình. H42 : Sự giảm hạng máy cắt Masterpact NW20 theo nhiệt độ
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Chọn ngưỡng cắt tức thời hoặc có trễ ngắn


Hình H43 tổng kết các đặc điểm chính của bộ tác động kiểu tức thời hoặc có trễ ngắn.

Ứng dụng
t ■ Nguồn có công suất ngắn mạch thấp
(máy phát dự phòng)
■ Cáp có chiều dài lớn

I
t Ngưỡng chuẩn ■ Bảo vệ mạch: trường hợp chung
dạng C

I
Ngưỡng cao ■ Bảo vệ mạch trong trường hợp dòng
t quá độ ban đầu lớn

(ví dụ: như máy biến áp, động cơ, điện
trở)

H20
I
12 In ■ Bảo vệ động cơ khi phối hợp với
t
công tắc tơ ngắt
(công tắc tơ với bảo vệ chống quá tải)

Hình. H43 : Các dạng bộ tác động, kiểu tức thời hoặc có trễ ngắn

Việc lắp đặt các CB hạ thế yêu cầu đảm bảo Chọn CB theo các yêu cầu và khả năng cắt ngắn mạch
khả năng cắt ngắn mạch của nó (hoặc của CB Lắp đặt một CB bảo vệ trong mạng phân phối điện hạ thế cần phải đáp ứng một
trong hai điều kiện sau đây:
và thiết bị phối hợp) phải bằng hoặc lớn hơn
giá trị dòng ngắn mạch tính toán giả định ở vị ■ Hoặc có khả năng cắt ngắn mạch định mức lcu (hoặc lcn) có giá trị bằng hoặc
lớn hơn dòng ngắn mạch giả định tại điểm lắp đặt,
trí lắp đặt CB.
■ Hoặc, nếu không, phải kết hợp với một thiết bị cắt khác đặt ở tuyến phía trên và
có khả năng cắt cần thiết.
Trong trường hợp thứ hai, các đặc tính của hai thiết bị phải được phối hợp sao
cho năng lượng cho phép đi qua thiết bị tuyến phía trên không lớn hơn khả năng
chịu đựng và không bị hư hại trong bất kỳ trường hợp nào của các thiết bị đặt ở
tuyến phía dưới và của hệ thống dây dẫn được bảo vệ bằng các thiết bị này.
Kỹ thuật này được sử dụng trong:
■ Phối hợp giữa cầu chì và CB
■ Phối hợp CB giới hạn dòng và CB tiêu chuẩn.

Chọn máy cắt tổng và máy cắt chính


CB trên lộ ra của biến áp có công suất bé nhất Một máy biến áp
sẽ chịu dòng sự cố lớn nhất so với các CB Nếu máy biến áp thuộc về trạm biến áp khách hàng, một vài tiêu chuẩn quốc gia
của các biến áp khác. đòi hỏi các tiếp điểm mở (của CB hạ thế) phải ở dạng hiển thị rõ ràng trạng thái
cách ly ví dụ như CB hợp bộ (kéo ra được) mã hiệu Compact NSX.
Ví dụ (Hình H44)
Loại CB nào được chọn với vai trò là CB tổng phía hạ thế của một máy biến áp ba
pha 250kVA trung/hạ thế (400V) trong một trạm khách hàng ?
In máy biến áp = 360 A
Isc (3 pha) = 8,9 kA
CB mã hiệu Compact NSX400N với bộ tác động có thể hiệu chỉnh dòng điện từ
160 A đến 400 A và khả năng cắt ngắn mạch (lcu) 50 kA sẽ là lựa chọn thích hợp
cho ứng dụng trên.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Nhiều máy biến áp mắc song song (xem Hình H45)


■ Các CB CBP lộ ra của tủ phân phối chính phải cắt được tổng dòng sự cố từ các
biến thế nối với thanh cái: Isc1 + Isc2 + Isc3
■ Các CB CBM đặt trên đầu ra biến áp chỉ cần phải cắt được dòng ISC2 + ISC3,
khi ngắn mạch xảy ra phía trên CBM.
Từ đó có thể nhận thấy rằng CB của biến áp có công suất thấp nhất phải chịu
được dòng ngắn mạch có giá trị lớn nhất và ngược lại.
■ Định mức các CBM phải được chọn theo công suất của các máy biến áp tương
ứng.
Chú thích: Điều kiện thiết yếu để vận hành các máy biến áp ba pha mắc song song
được tóm tắt như sau:
1. Các máy biến áp mắc song song phải có cùng một nhóm đấu dây sơ cấp - thứ
cấp.
2. Các tỷ số máy biến áp lực không tải phải bằng nhau.
3. Các tổng trở ngắn mạch (Zsc%) phải bằng nhau.
Ví dụ biến áp 750kVA với Zsc=6% sẽ chia tải được với biến áp 1000kVA với
Zsc=6%; có nghĩa là các biến áp sẽ tự động chịu tải tương ứng với kVA của chủng.
Các biến áp với tỷ số kVA lớn hơn 2,0 không nên mắc song song.
Bảng H46 cung cấp các dòng ngắn mạch cực đại qua các CB tổng và các CB
chính (CBM và CBP trên Hình H45), trong các trường hợp thường xảy ra nhất (2
hoặc 3 máy biến áp cùng công suất mắc song song). Bảng này được thiết lập trên
250 kVA 1
20 kV/400 V các giả thuyết sau đây:

■ Công suất ngắn mạch của hệ thống phía sơ cấp là 500MVA


Compact
NSX400N ■ Các máy biến áp đều là máy biến áp phân phối tiêu chuẩn 20kV/400V

■ Giữa mỗi máy biến áp và CB tương ứng là cáp một lõi dài 5m
Hình. H44 : Ví dụ về một máy biến áp trạm khách hàng ■ Giữa CB lộ tổng (CBM) và CB lộ ra (CBP) là 1m thanh cái

■ Các thiết bị đóng cắt được đặt trong tủ đóng cắt ở nhiệt độ môi trường 30°C
Ngoài ra, Hình H46 chỉ cách chọn thiết bị Merlin Gerin cho các CB tổng và CB
MV MV MV chính.
Ví dụ: (Hình H47)
Tr1 Tr2 Tr3
■ Chọn máy cắt tổng CBM:
LV LV LV In của máy biến áp 800kVA là 1126A (áp 410V khi không tải), lcu(min)=48kA. Bảng
A1 A2 A3
CBM CBM CBM H46 cho phép chọn CB mã hiệu Compact C1251N (có lcu=50kA)
■ Chọn CB chính CBP:
B1 B2 B3
Khả năng cắt (lcu) của các thiết bị này được cho trong bảng H46 là 56kA.
CBP CBP Lựa chọn được khuyến cáo cho cả 3 lộ ra 1,2 và 3 là các CB hạn dòng mã hiệu
NSX400 L, NSX250 L và NSX100 L. Định mức dòng lcu cho mỗi CB = 150 kA.
E
Bảng H46 . Dòng ngắn mạch lớn nhất được các CBM và CBP cắt cho trường hợp
Hình. H45 : Các máy biến áp mắc song song các máy biến áp mắc song song.

3 x 400











Hình. H46 : Dòng ngắn mạch lớn nhất được các CBM và CBP cắt cho trường hợp các máy biến áp mắc song song
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Các CB này thể hiện các ưu điểm sau:


□ Có tính chọn lọc hoàn toàn với các CB CBM mạch phía trên.
□ Cho phép khai thác kỹ thuật ghép tầng và bằng cách đó tiết kiệm các thành
phần nằm trong mạch phía dưới CB

Giá trị dòng ngắn mạch ở bất kỳ điểm nào trên Chọn các CB lộ ra và CB nhánh cuối
lưới điện có thể biết được bằng cách tra bảng
Sử dụng bảng G40
Từ bảng này, có thể xác định một cách nhanh chóng giá trị dòng ngắn mạch ba
pha tại bất kỳ điểm nào trên lưới điện, khi biết được:
■ Dòng ngắn mạch ở điểm phía trên vị trí đặt CB đang khảo sát.
■ Chiều dài, tiết diện và cấu tạo của các cáp dẫn giữa hai điểm.
Sau đó có thể chọn CB có khả năng cắt dòng lớn hơn giá trị dòng ngắn mạch tại
điểm khảo sát tra từ bảng.
Tính toán chính xác dòng ngắn mạch
Nhằm mục đích tính toán chính xác hơn giá trị dòng ngắn mạch, đặc biệt khi khả
năng cắt của một CB chỉ thấp hơn một ít so với dòng ngắn mạch tra từ bảng, cần
thiết phải sử dụng phương pháp tính như đã trình bày trong chương G mục 4.
Sử dụng các CB hai cực (pha-trung tính) với 1 cực được bảo vệ
Các CB này thường chỉ được trang bị một thiết bị bảo vệ quá dòng trên một pha.
Chúng có thể được sử dụng trong sơ đồ TT, TN-S và IT. Trong sơ đồ IT, các điều
kiện sau cần phải được tôn trọng:
■ Điều kiện (B) của bảng G67 để bảo vệ dây dẫn trung tính chống quá dòng trong
H22
trường hợp sự cố kép
■ Định mức khả năng cắt ngắn mạch: CB 2 cực pha-trung tính cần phải có khả
năng cắt, theo quy ước, dòng sự cố kép trên 1 cực (điện áp pha - pha) có giá trị
bằng 15% dòng ngắn mạch ba pha tại điểm đặt CB, nếu dòng sự cố kép < 10KA,
hoặc 25% dòng ngắn mạch 3 pha nếu dòng đó > 10kA.
■ Bảo vệ chống chạm điện gián tiếp: chức năng này được đảm bảo theo các
nguyên tắc của sơ đồ IT.
Khả năng cắt dòng ngắn mạch không đủ
Trong các hệ thống phân phối điện hạ áp, đôi khi vẫn xảy ra trường hợp (chủ yếu
là đối với hệ thống công suất lớn), dòng ngắn mạch tính toán Isc lớn hơn khả năng
cắt định mức lcu của CB bảo vệ được chọn. Các giải pháp sau đây có thể được
3 Tr xem xét
800 kVA ■ Giải pháp 1: kiểm tra các đặc tính của CB đặt ở mạch phía trên xem có phải là
20 kV/400 V
loại hạn chế dòng và có cho phép sử dụng kỹ thuật ghép tầng (được mô tả trong
mục 4.5) hay không
CBM ■ Giải pháp 2: sử dụng loại thiết bị có khả năng cắt lớn hơn. Giải pháp này chỉ có
hiệu quả kinh tế khi áp dụng một hoặc hai CB
■ Giải pháp 3: kết hợp các cầu chì (gG hoặc aM) là loại hạn chế dòng với CB đang
CBP1 CBP2 CBP3 xét cho phần mạch phía trên. Tuy nhiên cách kết hợp này cần phải tuân theo
các quy tắc sau:
□ Chọn cầu chì thích hợp
400 A 100 A 200 A □ Không đặt cầu chì trên dây trung tính, ngoại trừ vài trường hợp trong sơ đồ IT
khi có sự cố kép và dòng trên dây trung tính lớn hơn khả năng cắt của CB. Trong
Hình. H47 : Các máy biến áp mắc song song trường hợp này sự nóng chảy cầu chì trên dây trung tính tác động phải làm CB cắt
tất cả các pha

4.5 Sự phối hợp các CB


Kỹ thuật "ghép tầng" sử dụng các thuộc tính
của CB hạn chế dòng để cho phép lắp đặt các Kỹ thuật ghép tầng
Định nghĩa kỹ thuật ghép tầng
thiết bị đóng cắt, cáp và các phần tử của mạch
Bằng cách giới hạn giá trị đỉnh của dòng ngắn mạch đi qua thiết bị. các CB hạn
nằm phía sau nó có đặc tính thấp hơn. Do vậy dòng cho phép dùng các thiết bị đóng cắt nằm phía sau chúng có đặc tính cắt
sẽ đơn giản hóa và làm giảm chi phí lắp đặt ngắn mạch, khả năng chịu nhiệt và điện cơ thấp hơn so với cần thiết trong trường
hợp thông thường. Việc giảm kích thước và tính năng cũng giúp tiết kiệm rõ rệt và
đơn giản hóa công việc lắp đặt.
Cần lưu ý là các CB hạn chế dòng có tác dụng tới các thiết bị phía sau bằng cách
tăng tổng trở nguồn trong điều kiện ngắn mạch, nhưng lại không gây ảnh hưởng
trong các trường hợp khác, như trong lúc khởi động động cơ lớn (lúc đó cần tổng
trở nguồn nhỏ). Dải CB mã hiệu Compact NSX cỏ khả năng hạn chế dòng rất lớn
nên được quan tâm đặc biệt.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Thông thường, các thử nghiệm cần thiết Các điều kiện thực nghiệm
Hầu hết các tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận kỹ thuật ghép tầng, với điều kiện là
được tiến hành bởi các nhà sản xuất nhằm
phần năng lượng mà CB hạn chế dòng “cho qua” có giá trị nhỏ hơn năng lượng
đảm bảo thỏa điều kiện thực hiện và tính
mà các CB nằm phía sau và các thành phần khác có thể chịu đựng được và
tương thích của các tổ hợp thiết bị đóng cắt không bị hư hại. Trên thực tế, chỉ có thể kiểm chứng các CB bằng các thử
theo yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các nhà chế tạo sẽ thực hiện các thử nghiệm
này và cung cấp thông tin dưới dạng các bảng tra cứu, sao cho người sử dụng
có thể thiết kế sơ đồ ghép tầng một cách độc lập dựa trên tổ hợp các kiểu CB
được khuyến cáo. Ví dụ Hình H48 đưa ra các khả năng ghép tầng các CB mã
hiệu C60, DT40N, C120 và NG125 được lắp phía sau các CB hạn chế dòng mã
hiệu Compact NSX 250 N, H hoặc L được lắp phía trước cho mạng 230/400V hay
240/415V 3 pha.


NSX250L
NSX250H
NSX250N
(hạn dòng)

NG125L
NG125L

C60N/H<=32A C60N/H<=32A
C60L<=25A H23
Quick PRD
40/20/8
C60H>=40A
C120N/H

Hình. H48 : Ví dụ khả năng ghép tầng trong lưới điện ba pha 230/400 V hoặc 240/415 V

Ưu điểm của kỹ thuật ghép tầng


CB hạn chế dòng đem lại tiện ích cho toàn bộ các CB và thiết bị đặt ở mạch phía
sau nó. Do đó, sự ghép tầng không phải chỉ giới hạn cho trường hợp 2 CB nằm
liền kề nhau mà có thể mở rộng cho trường hợp các CB nằm trong các tủ điện
khác nhau. Kết quả là chỉ cần lắp một CB có chức năng hạn chế dòng ngắn mạch
sẽ đem lại hiệu quả về tính đơn giản hóa và kinh tế đáng kể cho tất cả phần mạch
phía dưới CB này :
■ Đơn giản các tính toán dòng ngắn mạch
■ Đơn giản việc chọn lựa các thiết bị (sự chọn lựa rộng hơn cho các thiết bị đóng
cắt nằm phía sau)
■ Tiết kiệm giá thành lắp đặt thiết bị vì sự hạn chế dòng ngắn mạch cho phép sử
dụng các thiết bị có đặc tính thấp hơn và giá thấp hơn
■ Tiết kiệm kích thước tủ điện vì các thiết bị có đặc tính thấp hơn thường nhỏ hơn
Sự chọn lọc có thể hoàn toàn hoặc một phần,
và được dựa trên nguyên lý các mức dòng, Đặc tính cắt chọn lọc
Tính chọn lọc được đảm bảo bởi các thiết bị bảo vệ tự động nếu trong điều kiện sự
hoặc thời gian trễ, hoặc kết hợp cả hai.
cố, xảy ra tại bất kỳ vị trí nào của lưới điện, đều được bảo vệ bởi tác động cắt của
Nguyên lý chọn lọc phát triển gần nhất dựa thiết bị bảo vệ nằm ngay trước điểm xảy ra sự cố trong khi các thiết bị bảo vệ khác
trên kỹ thuật luận lý (lô gic). Hệ thống không bị tác động (Hình H49).
Schneider Electric có các lợi thế của cả hai
ứng dụng về kỹ thuật hạn chế dòng và chọn lọc

B
Isc

Chọn lọc hoàn toàn


0 Isc
Ir B Isc B
Chọn lọc một phần
Chỉ B mở A và B mở
0
Isc
Ir B Is Isc B

I s = Giới hạn chọn lọc

Hình. H49 : Sự chọn lọc hoàn toàn hoặc một phần


H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Sự chọn lọc giữa máy cắt A và B là hoàn toàn nếu giá trị dòng ngắn mạch cực đại
trong mạch B (Isc B) không vượt quá giá trị chỉnh định cắt ngắn mạch của máy cắt A
(Im A). Với điều kiện này, chỉ có B sẽ tác động cắt (Hình H50).
Sự chọn lọc giữa máy cắt A và B là một phần nếu giá trị dòng ngắn mạch cực đại
trong mạch B (Isc B) vượt quá giá trị chỉnh định cắt ngắn mạch của máy cắt A (Im A).
Vớ điều kiện cực đại này, cả A và B sẽ tác động cắt (Hình H51).
Bảo vệ chống quá tải: sự chọn lọc dựa trên các ngưỡng dòng (xem Hình H52a)
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cài đặt lần lượt ngưỡng tác động theo
các mức dạng nấc thang cho các rơ le từ dưới (ngưỡng thấp) lên trên (ngưỡng cao)
cho đến nguồn. Sự chọn lọc là hoàn tòan hay một phần, phụ thuộc vào các điều kiện
đặc biệt như đã trình bày ở trên.
t Theo quy tắc, sự chọn lọc sẽ thỏa khi:
■ IrA/lrB > 2:
Bảo vệ chống dòng ngắn mạch mức thấp : sự chọn lọc dựa trên định thì trễ
dạng nấc thang (xem Hình H52b)
Phương pháp này được thực hiện bằng cách hiệu chỉnh thời gian trễ của bộ tác
động cắt, sao cho rơ le phía sau có thời gian tác động ngắn hơn thời gian tác động
được định thì trễ của các rơle phía trước, lần lượt cho đến nguồn.
B A Trong cấu trúc có hai tầng, CB tầng trên A được định thì trễ đủ để đảm bảo sự chọn
lọc hoàn toàn với B (ví dụ : CB họ Masterpact với cơ cấu tác động điện tử).
Sự chọn lọc dựa trên sự kết hợp của hai phương pháp được trình bày ở trên
(xem Hình H52c)
H24 I Một khoảng thời gian trễ được đưa vào trong sơ đồ theo mức dòng có thể cải tiến
Ir B Ir A Isc B Im A
tính chọn lọc toàn bộ.
Hình. H50 : Chọn lọc hoàn toàn giữa CB A và B CB tầng trên có hai ngưỡng cắt từ tốc độ cao:
■ Im A: cắt từ có trễ hoặc cắt điện tử trễ ngắn
t ■ li: cắt tức thời
Sự chọn lọc là hoàn toàn nếu Isc B < li (tức thời).
Bảo vệ chống dòng ngắn mạch mức cao : sự chọn lọc dựa trên mức năng
lượng hồ quang.
Công nghệ này được sử dụng cho CB họ Compact NSX (CB hạn chế dòng) và rất
hiệu quả nhằm đạt được tính chọn lọc hoàn toàn.
Nguyên lý: Khi dòng ngắn mạch có giá trị rất cao được phát hiện bởi 2 CB A và B,
B A
các tiếp điểm của chúng mở đồng thời. Kết quả là dòng điện sẽ được hạn chế rất
nhiều
■ Năng lượng hồ quang rất lớn ở tầng B sẽ dẫn đến sự tác động cắt của CB B
I ■ Trong khi đó, năng lượng hồ quang được giới hạn ở tầng A và không đủ để tác
cB c động cắt CB A
Chỉ mở B A và B mở Theo như quy ước, sự chọn lọc giữa CB họ Compact NSX là hoàn toàn nếu như tỷ
số cỡ CB giữa A và B lớn hơn 2.5.
Hình. H51 : Chọn lọc một phần giữa CB A và B

a) t b) c) t
A
t

B B A
B A

A
∆t
I B I I
Ir B Ir A Isc B Im A Ii A
định thì tức thời

Hình. H52 : Sự chọn lọc


H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Chọn lọc theo mức dòng


Kỹ thuật này trực tiếp liên quan đến sự phân bậc các đường cong tác động thời
gian trễ dài (cắt nhiệt) của hai CB mắc nối tiếp.

t D2 D1

D1

D2

Ir2 Ir1 Isd 2 Isd1


Hình. H53 : Sự chọn lọc theo dòng điện

Ngưỡng giới nạn chọn lọc Is là:


■ Is = Isd2 nếu ngưỡng Isd1 và Isd2 quá gần nhau hoặc chồng lấp lên nhau, H25
■ Is = Isd1 nếu ngưỡng Isd1 và Isd2 cách nhau đủ lớn.
Theo quy tắc, sự chọn lọc dòng đạt được khi:
■ Ir1 / Ir2 < 2,
■ Isd1 / Isd2 > 2.
Giới hạn chọn lọc là:
■ Is = Isd1.

Chất lượng của sự chọn lọc


Sự chọn lọc là hoàn toàn nếu ls>lsc(D2), có nghĩa là lsd1>lsc(D2).
Điều này thông thường có nghĩa là:
■ Mức tương đối thấp của lsc(D2)
■ Sự cách biệt lớn giữa giá trị định mức của CB D1 và D2
Sự chọn lọc theo dòng thường sử dụng cho tuyến phân phối điện cuối cùng.

Chọn lọc theo thời gian


Sự chọn lọc dựa trên định thì trễ tác động cắt
Đây là sự mở rộng của chọn lọc theo dòng và đạt được bằng cách phân bậc các
sử dụng các CB loại "chọn lọc" (ở một số quốc
đường cong tác động theo thời gian. Kỹ thuật này quy định thời gian trễ theo t cho
gia). Việc ứng dụng các CB này tương đối đơn
tác động cắt trễ ngắn (cắt ngắn mạch) của D1.
giản và gồm thao tác giữ trễ thời điểm tác
động cắt của các CB mắc nối tiếp theo một
trình tự dạng nấc thời gian
D2 D1
t

D1

D2

∆t

Ir2 Ir1 Isd 2 Isd1 Ii1

Hình. H54 : Chọn lọc theo thời gian


H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Các ngưỡng (Ir1, Isd1) của D1 và (Ir2, Isd2) của D2 phải tuân theo quy tắc phân bậc
của chọn lọc theo dòng điện.
Ngưỡng giới hạn chọn lọc Is của tổ hợp này ít nhất có giá trị li1, ngưỡng tác động
tức thời của D1.

Chất lượng của sự chọn lọc


Có thể có hai ứng dụng:
■ Trên tuyến cấp nguồn cuối và/hoặc trung gian
Loại CB có thể được sử dụng với tác động cắt được định thì trễ cho CB
tầng trên. Điều này cho phép mở rộng phạm vi chọn lọc theo dòng cho
đến ngưỡng cắt tức thời li1 của CB tầng trên: Is = li1
Nếu dòng ngắn mạch lsc(D2) không quá lớn - trường hợp tuyến cấp
nguồn suối - sự chọn lọc hoàn toàn có thể đạt được
■ Trên tuyến nguồn vào và ra của tủ phân phối tổng (MSB)
Ở tầng này, do cần ưu tiên tính liên tục cấp điện, đặc tính của lưới cho
phép sử dụng CB loại B được thiết kế cho tác động cắt có định thì. Các
CB này có khả năng chịu nhiệt cao (lcw P 50% lcn khi t =1s): ls = lcw1
Masterpact NT06 Ngay cả khi lsc(D2) có giá trị lớn, sự chọn lọc theo thời gian thường đảm
630 A
bảo tính chọn lọc hoàn toàn: lcw1 > lcc(D2)

Lưu ý: Sử dụng CB loại B có nghĩa là lưới phải chịu được lực điện động và ứng
Compact NSX
250 A suất nhiệt cao.
Hệ quả là các CB này có ngưỡng tác động tức thời lớn li: có thể hiệu chỉnh hoặc
H26
không, nhằm bảo vệ thanh cái khi cần thiết.
Ví dụ thực tế của chọn lọc cho một vài tầng với các CB hãng Schneider
Compact NSX Electric (với bộ tác động điện tử)
100 A
“CB họ Masterpact NT chọn lọc hoàn toàn với bất kỳ Cb vỏ đúc nào thuộc họ
Compact NSX, có nghĩa là, CB tầng dưới sẽ tác động cắt với bất kỳ dòng ngắn
mạch nào cho đến giá trị khả năng cắt của chúng. Ngoài ra, tất cả CB họ Compact
Multi 9 NSX là chọn lọc hoàn toàn, khi tỷ số giữa các cỡ của chúng lớn hơn 1,6 và tỷ số
C60 giữa các giá trị định mức lớn hơn 2,5. Quy tắc này cũng được áp dụng nhằm đảm
bảo chọn lọc hoàn toàn với các CB dân dụng họ Multi9 tầng dưới (Hình H55).

A
B Thời gian không
tác động của A

Thời gian
cắt dòng của B

Chỉ mở B
I
Ir B Icc B Icc

Hình. H55 : Chọn lọc 4 tầng với các CB hãng Schneider Electric: Masterpact NT, Compact NSX
và Multi 9
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Chọn lọc theo năng lượng với sự hạn dòng


Sự ghép tầng giữa 2 thiết bị thường đạt được bằng cách sử dụng sự tác động của
CB tầng trên A nhằm hỗ trợ cho CB tầng dưới B cắt dòng. Ngưỡng giới hạn chọn
lọc Is theo hệ quả có giá trị bằng với dòng cắt ngắn mạch cực đại lcu B của CB B
hoạt động độc lập, do sự ghép tầng yêu cầu tác động của cả hai thiết bị.
Công nghệ chọn lọc theo năng lượng được thực hiện trong họ CB Compact NSX
cho phép cải tiến ngưỡng giới hạn chọn lọc với giá trị cao hơn so với dòng cắt
ngắn mạch cực đại lcu B của CB tầng dưới. Nguyên lý hoạt động như sau:
■ CB hạn dòng tầng dưới B phát hiện dòng ngắn mạch rất lớn. Tác động cắt sẽ
rất nhanh (<1 ms) và khi đó, dòng điện được hạn chế
■ CB tầng trên A phát hiện dòng ngắn mạch đã bị hạn chế so với khả năng cắt
của nó, nhưng dòng này gây ra sự rung các tiếp điểm. Kết quả là điện áp hồ quang
làm tăng sự hạn dòng. Tuy nhiên, năng lượng hồ quang không đủ lớn để gây ra tác
động cắt của CB. Vì thế, CB A giúp B cắt dòng, và A vẫn ở trạng thái đóng. Giới
hạn chọn lọc có thể cao hơn giá trị lcu B và tính chọn lọc trở nên hoàn toàn với giá
thành thiết bị giảm.

Chọn lọc hoàn toàn tự nhiên với CB họ Compact NSX


Ưu điểm nổi bật của CB họ Compact NSX là đảm bảo sự chọn lọc hoàn toàn giữa
2 thiết bị CB mắc nối tiếp nếu:
■ Tỷ số giá trị dòng danh định của 2 bộ tác động lớn hơn 1,6
■ Tỷ số giá trị dòng danh định của 2 CB lớn hơn 2,5

Sự chọn lọc kiểu lôgic hoặc “Liên động tuần tự theo vùng - H27
Các sơ đồ chọn lọc được dựa trên các kỹ ZSI”
thuật lôgic sử dụng CB với bộ tác động điện Dạng chọn lọc này có thể sử dụng cho trường hợp các CB được trang bị bộ tác
tử được thiết kế nhằm mục đích này động kiểu điện tử được thiết kế đặc biệt (Compact, Masterpact): chỉ có chức năng
(compact, Masterpact) và được kết nối với bảo vệ ngắn mạch thời gian trễ ngắn (STP) và bảo vệ dòng chạm đất (GFP) của
nhau qua dây điều khiển. thiết bị được điều khiển là được quản lý bởi chọn lọc kiểu lô-gic. Tuy nhiên, chức
năng bảo vệ ngắn mạch tức thời - thuộc tính cố hữu - là không liên quan.
Cài đặt các CB được điều khiển
■ Định thì trễ: không có quy tắc cụ thể, nhưng phân tầng (nếu được) theo định thì
trễ của sự chọn lọc theo thời gian cần phải được áp dụng (∆tD1 P ∆tD2 P ∆tD3).
■ Ngưỡng: không có quy tắc áp dụng đối với ngưỡng, tuy nhiên sự phân bậc tự
nhiên của giá trị định mức cho thiết bị bảo vệ cần phải tuân theo (IcrDI P lcrD2
P lcrD3).
Lưu ý: Kỹ thuật này đảm bảo sự chọn lọc ngay cả đối với các CB có giá trị định
mức gần nhau.

Các nguyên tắc


Sự kích hoạt chức năng chọn lọc kiểu lô-gic bằng cách truyền thông trên dây điều
khiển:
■ Ngõ vào ZSI:
D1 dây điều khiển □ Mức thấp (khi không có sự cố tuyến dưới): chức năng Bảo vệ ở trạng thái chờ
với định thì trễ rút ngắn ( ≤ 0,1 s),
□ Mức cao (khi có sự cố tuyến dưới): chức năng bảo vệ thích hợp chuyển sang
giá trị định thì được cài đặt trạng thái trong thiết bị.
Lệnh khóa ■ Ngõ ra ZSI:
D2 liên động
□ Mức thấp: bộ tác động không phát hiện sự cố và không gởi tín hiệu.
□ Mức cao: bộ tác động phát hiện sự cố và gởi tín hiệu.
Lệnh khóa
D3 liên động Vận hành
Dây điều khiển nối dạng ghép tầng các thiết bị bảo vệ của lưới điện (Hình H56). Khi
xảy ra sự cố, mỗi CB ở phía trên sự cố (phát hiện sự cố) gởi một lệnh (ngõ ra mức
cao) và chuyển CB tầng trên sang chế độ định thì tự nhiên của nó (ngõ vào mức
Hình. H56 : Chọn lọc kiểu lô-gic. cao). CB ở ngay phía trên sự cố không nhận được lệnh nào (ngõ vào mức thấp) và
vì vậy hầu như sẽ tác động cắt tức thời.
H - Thiết bị đóng cắt hạ áp: chức năng và chọn 4 Máy cắt hạ thế (CB)

Chất lượng sự chọn lọc


Kỹ thuật này cho phép:
■ Dễ dàng đạt được sự chọn lọc cho 3 tầng hoặc hơn theo tiêu chuẩn,
■ Loại bỏ các ứng suất cao trong lưới điện, liên quan đến tác động cắt
được định thì của thiết bị, ngay cả khi có sự cố trực tiếp ở thanh cái
phía trên.
Vì vậy, tất cả các thiết bị bảo vệ tác động ảo một cách tức thời,
■ Dễ dàng đạt được sự chọn lọc cho tầng dưới với các CB không hiệu
chỉnh được

4.6 Bảo vệ chọn lọc trong trạm biến thế khách


hàng trung/hạ
Nói chung, máy biến áp của một trạm khách hàng được bảo vệ bằng một bộ các
cầu chỉ ở phía trung thế, được định mức theo công suất máy biến áp, phù hợp
với các quy định của tiêu chuẩn IEC60787 và tiêu chuẩn IEC 60420, theo khuyến
63 A cáo của các nhà sản xuất cầu chì.
Yêu cầu cơ bản là cầu chì trung thế phải không được tác động khi có sự cố xuất
hiện ở phía dưới CB hạ thế tổng, do đó đường cong đặc tính tác động của CB
1,250 kVA phải nằm phía bên trái đường cong tiền hồ quang của cầu chì.
H28 Dòng đầy tải 20 kV / 400 V
1,760 A Đòi hỏi này xác định một cách tổng quát những giá trị cài đặt tối đa cho đặc tính
ba pha của CB tổng phía hạ thế:
Giá trị dòng Compact ■ Giá trị chỉnh định dòng cắt ngắn mạch lớn nhất của bộ tác động từ
ngắn mạch NS2000
ba pha đặt ở 1,800 A ■ Giá trị định thì tối đa cho phép của bộ tác động cắt dòng ngắn mạch (Hình H57)
31.4 kA ■ Công suất ngắn mạch hệ thống tại phía sơ cấp máy biến áp: 250MVA
Hình. H57 : Ví dụ ■ Máy biến áp trung/hạ: 1.250 kVA 20/0,4 kV
■ Cầu chì trung thế: 63 A
■ Cáp nối mấy biến áp với CB hạ thế: 10m cáp một lõi

t
■ CB tổng phía hạ thế: Compact NSX 2000 hiệu chỉnh ở 1800 A (Ir)
(s) Hỏi giá trị cài đặt dòng tác động cắt ngắn mạch lớn nhất và thời gian định thì lớn
nhất cho phép là bao nhiêu ?
NS 2000
Đường cong trên hình H58 cho thấy sự chọn lọc được đảm bảo nếu thời gian trễ
đặt ở
1,000 ngắn của bộ tác động CB được cài đặt ở:
1,800 A
■ Ngưỡng <6lr = 10,8 kA
200 đường cong tiền hồ
100
■ Định thì chỉnh ở Nấc 1 hoặc Nấc 2
quang tối thiểu cho cầu
chì trung thế 63A (dòng
điện quy về phía thứ
10 cấp của máy biến áp)
1 4 6

Nấc 4
0.2 Nấc 3
0.1 Nấc 2
0.50 Nấc 1

0.01 I
1,800 A 10 kA Isc cực đại
Ir 31.4 kA

Hình. H58 : Đặc tuyến của cầu chì trung thế và CB hạ thế
Chương J
Bảo vệ chống quá áp xung trong
mạng hạ thế

Nội dung

1
Tổng quan J2
1.1 Xung quá áp là gì ? J2
1.2 Bốn loại xung quá áp J2
1.3 Các đặc tính chính của xung quá áp J4
1.4 Các dạng lan truyền khác nhau J5

2 Thiết bị bảo vệ chống quá áp J6


2.1 Các thiết bị bảo vệ sơ cấp (bảo vệ chống sét cho mạng điện) J6

2.2 Thiết bị bảo vệ thứ cấp (bảo vệ nội bộ mạng chống J8


hiện tượng sét)

3
Bảo vệ chống xung quá áp trong mạng hạ thế J11
3.1 Mô tả thiết bị bảo vệ chống xung J11
3.2 Những tiêu chuẩn của thiết bị bảo vệ xung J11
3.3 Thông số của thiết bị bảo vệ xung theo tiêu chuẩn IEC 61643-1 J11
3.4 Các tiêu chuẩn bảo vệ chống sét J13
3.5 Tiêu chuẩn lắp đặt chống sét van J13

4
Chọn thiết bị bảo vệ J15
4.1 Thiết bị bảo vệ theo sơ đồ nối đất an toàn J15
4.2 Cấu trúc bên trong của các van chống xung J16 J1
4.3 Phối hợp các van chống xung J17
4.4 Hướng dẫn chọn J18
4.5 Chọn thiết bị cắt mạch J23
4.6 Chỉ thị giai đoạn hết tuổi thọ của van chống xung J24
4.7 Ví dụ áp dụng : siêu thị J25
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
1 Tổng quan

1.1 Xung quá áp là gì ?


Xung quá áp là một xung điện áp hoặc một sóng áp chồng lên điện
áp định mức của mạng (xem Hình J1).

Điện áp
Dạng xung do sét
(thời gian tồn tại =µs )

"Xung do vận hành"


dạng sóng dumpring
(F = 100 kHz to 1 MHz)

Irms

Hình. J1 : Ví dụ về xung quá áp

Dạng xung quá áp này được đặc tính hóa bởi (xem Hình J2):
■ Thời gian tăng (đầu sóng) (tf) đo bằng µs
■ Độ dốc (gradient) S đo bằng kV/µs
Xung quá áp gây nhiễu lên thiết bị và gây bức xạ tương hợp điện từ .
J2 Hơn nữa, khoảng thời gian tồn tại xung quá áp (T) gây ra xung nhiệt trong mạch
điện và phá hỏng thiết bị .

Điện áp ( V hoặc KV )

U max

50 %

t
Thời gian sườn lên (tf )
Thời gian tồn tại điện áp (T)

Hình. J2 : Các đặc tính chính của quá điện áp

1.2 Bốn dạng xung quá áp


Có bốn dạng xung quá áp có thể gây xáo trộn mạng điện và tải
■ Quá điện áp khí quyển
■ Quá điện áp do vận hành
■ Điện áp quá độ tần số công nghiệp
■ Quá điện áp do phóng tĩnh điện

Quá điện áp khí quyển

Nguy hiểm do sét - vài đặc điểm

Giữa 2,000 và 5,000 trận bão thường xuyên hình thành quanh trái đất. Những trận
bão này đi cùng với hiện tượng sét, chúng tạo nên mối nguy hiểm nghiêm trọng cho
cả người và thiết bị. Sét đánh xuống đất với tốc độ 30 tới 100 cú mỗi giây. Mỗi năm,
trái đất bị đánh bởi khoảng 3 tỉ cú sét.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
1 Tổng quan

■ Trên toàn thế giới, mỗi năm có hàng ngàn người bị sét đánh và vô số súc vật bị tử
vong.
■ Sét cũng gây ra nhiều vụ hỏa hoạn, nhiều nhất là ở các nông trại (phá hủy các tòa
nhà hoặc khiến chúng không thể sử dụng được nữa ).
■ Sét cũng ảnh hưởng tới các máy biến áp, đồng hồ điện, thiết bị gia dụng và tất cả
mạng điện và điện tử dân dụng và công nghiệp.
■ Các tòa cao ốc là một trong những nơi thường bị sét đánh nhất.
■ Chi phí để sửa chữa hư hỏng do sét đánh thường rất cao.
■ Rất khó đánh giá hậu quả của nhiễu gây ra đối với máy tính hoặc mạng thông tin
liên lạc, các sự cố trong chu trình của PLC và trong hệ thống điều khiển.
Hơn thế, những tổn thất gây ra do máy móc ngưng hoạt động có thể làm thiệt hại về
tài chính tăng cao hơn cả chi phí về thiết bị bị phá hỏng do sét đánh.
Các đặc tính của phóng điện sét
Hình J3 trình bày các giá trị được cung cấp bởi ủy ban bảo vệ chống sét (Ủy ban kỹ
thuật 81) của I.E.C. Có thể thấy, 50% trường hợp sét có dòng lớn hơn 33 kA và 5%
lớn hơn 85 kA. Năng lượng sét vì vậy rất cao.
Điều quan trọng là cần xác định khả năng bảo vệ thı́ ch hợp ứng với địa điểm cụ thể .
Hơn nữa , dòng sét là dòng xung tần số cao (HF) có thể đạt đến giá trị megahertz.

Xác suất Dòng đın


̉ h Gradient Thời gian Số lần
tồn tại phóng điện
P% I (kA) S (kA/µs) T (s) n
95 7 9.1 0.001 1
50 33 24 0.01 2
5 85 65 1.1 6

Hình. J3 : Giá trị dòng sét cho bởi ủy ban bảo vệ chống sét IEC
J3
Ảnh hưởng của hiện tượng sét
Dòng sét là dòng điện tần số cao. Vì vậy nó sẽ gây nên hiện tượng cảm ứng và
xung điện áp tương ứng trên dây dẫn giống như đối với dòng điện tần số thấp:
Sét xảy ra là do hiện tượng phóng điện tích ■ Ảnh hưởng về nhiệt: gây nóng chảy tại điểm bị ảnh hưởng của sét và hiệu ứng
tích tụ trong các đám mây dông và hình thành Joule do dòng chạy trong mạch, gây hỏa hoạn.
nên một tụ điện với đất. Hiện tượng sấm sét ■ Ảnh hưởng về lực điện động: khi dòng sét chạy quẩn trên các dây dẫn song song,
gây nên những mối nguy hiểm nghiêm trọng. chúng gây nên lực hút hoặc lực đẩy giữa các dây, làm đứt dây hoặc biến dạng về
Sét là hiện tượng tạo xung điện áp tần số cao, cơ (dây phẳng hoặc dây bị giữ chặt).
nó sẽ cảm ứng nên xung điện áp trên tất cả ■ Ảnh hưởng do khí bị nung nóng: sét có thể làm cho không khí dãn nở và tạo nên
các phần dẫn điện, đặc biệt là trên phụ tải quá áp lực trên khoảng cách hàng tá mét hoặc tương đương. Một luồng khí có thể làm
điện và đường dây tải điện . vỡ cửa sổ, phá tung ra thành nhiều mảnh và có thể hất tung súc vật hoặc người ra xa
nhiều mét. Sóng gây sốc này đồng thời cũng chuyển thành sóng âm: sấm.
■ Xung điện áp được tạo ra sau khi đường dây trên không hoặc dây điện thoại bị ảnh
hưởng.
■ Xung quá áp được cảm ứng bởi hiệu ứng bức xạ điện từ do một kênh sét hoạt động
như một ăng-ten kéo dài vài kilomét và được cắt ngang bởi một dòng xung đáng kể.
■ Độ tăng thế của đất do dòng sét chạy vào trong đất. Điều này giải thích ảnh hưởng
của sét đánh gián tiếp do điện áp bước và sự hư hỏng của thiết bị.

Xung quá áp do vận hành


Thay đổi đột ngột điều kiện vận hành của mạng điện làm cho hiện tượng quá độ
xảy ra. Trường hợp này thường tạo ra sóng xung quá áp tần số cao hoặc dao động
tắt dần (xem Hình J1).
Các sóng này có độ dốc tăng chậm: tần số của chúng thay đổi từ vài chục tới vài
trăm kilohertz.
Quá áp do vận hành có thể phát sinh bởi:
■ Các thiết bị bảo vệ cắt mạch (cầu chì, máy cắt ), và đóng hoặc cắt của thiết bị điều
khiển (rơ le , contactor ,v.v ).
■ Những mạch có tính cảm do động cơ khởi động và dừng, hoặc do cắt máy biến
áp như ở trạm Trung / Hạ.
■ Những mạch có tính dung do nối nhánh tụ vào mạng điện.
■ Tất cả thiết bị có cuộn dây, tụ điện hoặc máy biến áp ở đầu vào cấp nguồn: rơ le,
contactor, máy TV, máy in, máy tính, lò điện, mạch lọc,v.v.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
1 Tổng quan

Quá áp quá độ tần số công nghiệp (xem Hình J4)


Quá áp dạng này có tần số cùng tần số mạng (50, 60 hoặc 400 Hz); và có thể gây
ra bởi :
■ Hỏng cách điện pha/ vỏ hoặc pha/ đất trong mạng cách ly hoặc nối đất qua tổng
trở, hoặc do dây trung tính bị đứt. Khi xảy ra hiện tượng này, thiết bị một pha sẽ
chịu điện áp 400V thay vì 230V.
■ Dây cáp bị đứt. Ví dụ, cáp trung thế đứt rơi nằm trên đường dây hạ thế.
■ Hồ quang do khe hở phóng điện bảo vệ mạng cao hoặc trung áp làm tăng cao thế
của đất trong suốt quá trıǹ h phóng điện này. Những thiết bị bảo vệ này kéo theo chu
kỳ đóng cắt tự động và có thể sẽ phát sinh thành sự cố nếu hoạt động của nó tồn tại
lâu dài.

Điện áp định mức Quá điện áp quá độ Điện áp định mức


230/400V 230/400V

Hình. J4 : Quá điện áp quá độ tần số công nghiệp

J4
Xung quá áp do phóng điện

Trong môi trường khô ráo, các điện tıć h tıć h lũy và tạo ra trường tĩnh điện rất mạnh.
Ví dụ, một người đi ngang qua tấm thảm có lớp cách điện sẽ nạp điện tıć h và có
điện áp tı ̃nh điện với đất tới hàng kilo volt. Nếu người này đến gần cấu trúc dẫn điện,
người này sẽ bị dòng xả điện tı́ ch nhiều ampe trong khoảng thời gian rất ngắn,
chừng vài nano giây. Nếu cấu trúc này chứa các thiết bị điện tử nhạy cảm, vı́ dụ
máy tın
́ h, các thành phần của nó hoặc mạch chın ́ h có thể bị hư hỏng .

1.3 Các đặc tính chính của xung quá áp


Ba điểm cần phải nhớ : Hình J5 dưới đây tổng kết các đặc tı́ nh chı́ nh của xung quá áp .
■ Sét đánh trực tiếp hay gián tiếp đều có thể
gây phá hỏng mạng điện ở cách xa chỗ sét
đánh nhiều km

■ Xung quá áp tần số công nghiệp hoặc do


vận hành cũng gây hư hỏng cần quan tâm
Loại xung quá áp Hệ số xung Thời gian tồn tại Độ dốc sườn lên
■ Mạng điện ngầm dưới đất không cần biện hoặc tần số
pháp bảo vệ chống sét đánh trực tiếp Tần số công nghiệp <= 1.7 Lâu dài Tần số côngnghiệp
(hỏng cách điện) 30 tới 1,000 ms (50-60-400 Hz)
Do vận hành 2 tới 4 Ngắn Trung bıǹ h
1 tới 100 ms 1 tới 200 kHz
Do khı́ quyển >4 Rất ngắn Rất cao
1 tới 100 µs 1 tới 1,000 kV/µs

Hình. J5 : Các đặc tính chính của xung quá điện áp


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
1 Tổng quan

1.4 Các dạng lan truyền khác nhau


Dạng đồng pha
Xung điện áp dạng đồng pha xảy ra giữa phần mang điện và đất: pha/đất hoặc trung
tính/ đất (xem Hình J6).
Xung này đặc biệt nguy hiểm đối với những thiết bị có khung được nối đất dẫn đến
nguy cơ chọc thủng cách điện.

Thiết bị

Xung điện áp
dạng đồng pha

Hình. J6 : Dạng đồng pha

Dạng so lệch
Xung điện áp dạng so lệch chạy giữa các dây dẫn điện: pha-pha hoặc pha
- trung tính (xem Hình J7). Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với thiết bị điện
tử, máy tính có độ nhạy cao, v.v . J5

Ph Imd

Điện áp xung
ở chế độ so lệch Thiết bị
N
Imd

Hình. J7 : Dạng so lệch


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
2 Thiết bị bảo vệ chống quá áp

Hai loại thiết bị bảo vệ chính được sử dụng để khử hoặc hạn chế xung quá áp:
chúng được xem là thiết bị bảo vệ sơ cấp và bảo vệ thứ cấp .

2.1 Các thiết bị bảo vệ sơ cấp (bảo vệ chống sét cho


mạng điện)
Mục tiêu của thiết bị bảo vệ sơ cấp là bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho mạng
điện. Chúng đón bắt và dẫn dòng sét xuống đất. Nguyên tắc bảo vệ dựa trên việc
xác định vùng bảo vệ từ cấu trúc ở vị trí cao hơn các phần còn lại cần bảo vệ.
Các ứng dụng là giống nhau cho các vị trí đỉnh như cột, tòa nhà hoặc các cấu
trúc kim loại rất cao.
Có ba loại bảo vệ sơ cấp :
■ Kim thu sét, đây là biện pháp bảo vệ chống sét lâu đời nhất và được biết đến
nhiều nhất
■ Dây thu sét trên không nối đất
■ Lồng thu sét hoặc lồng Faraday
Kim thu sét
Kim thu sét là một thanh vót nhọn được đặt trên đỉnh của công trình. Nó được nối
đất bởi một hoặc nhiều dây dẫn (thường là dây đồng) (xem Hình J8).
Thiết kế và lắp đặt một kim thu sét là công việc của các chuyên gia.
Cần phải chú ý tới đường dẫn sét của dây đồng, kẹp kiểm tra, hệ thống nối đất dạng

J6

Dây dẫn sét


bằng thanh đồng

Kẹp nối để kiểm tra

Hệ thống nối đất dạng chân chim

Hình. J8 : Ví dụ bảo vệ dùng một kim thu sét


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
2 Thiết bị bảo vệ chống quá áp

chân chim để đảm bảo dòng sét tần số cao chạy vào trong đất, và đảm bảo
khoảng cách đối với các hệ thống ống khác (gas, nước v.v ).
Ngoài ra, dòng sét chạy xuống đất sẽ cảm ứng nên xung điện áp, do bức xạ điện
từ, lên mạch điện và tòa nhà được bảo vệ. Điện áp này có thể lên đến vài chục kilo
volt . Vì vậy cần phải phân nhỏ một cách đối xứng dây dẫn sét thành hai, bốn hoặc
nhiều hơn nhằm cực tiểu hóa ảnh hưởng của cảm ứng điện từ.
Dây chống sét
Dây này được kéo dài suốt cấu trúc cần được bảo vệ (xem Hình J9). Chúng
được sử dụng đối với các cấu trúc đặc biệt: bệ phóng rocket, các ứng dụng trong
quân đội và đường dây mạng truyền tải điện áp cao (xem Hình J10).

Dây đồng tráng thiết 25 mm2

Cột kim loại

Khung nối đất dạng vòng kín

J7

Hình. J9 : Ví dụ bảo vệ chống sét bằng dây thu sét

i/2
i/2

Dây bảo vệ
chống sét

Hình. J10 : Bảo vệ chống sét bằng dây thu sét


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
2 Thiết bị bảo vệ chống quá áp

Bảo vệ chống sét sơ cấp như dùng dây chống Lồng thu sét (lồng Faraday)
sét hoặc lồng thu sét thường được áp dụng để Nguyên tắc này được sử dụng đối với các tòa nhà nhạy cảm có máy tính hoặc các
thiết bị vi mạch. Lồng thu sét bao gồm các đai thu sét nối song song xuống đất
bảo vệ chống sét đánh trực tiếp. Những bảo
bên ngoài tòa nhà. Các thanh nối ngang được thêm vào nếu tòa nhà cao; ví dụ cứ
vệ này không ngăn được sự phá hỏng do ảnh mỗi hai tầng (xem Hình J11). Dây dẫn sét được nối xuống đất bởi hệ thống điện
hưởng thứ cấp xảy ra đối với thiết bị. Ví dụ, trở nối đất dạng chân ếch. Kết quả là chuỗi các liên kết tạo thành lưới 15x15m
hiện tượng tăng thế của đất và cảm ứng điện hoặc 10x10m. Điều này tạo nên lưới đẳng thế tốt hơn cho tòa nhà và chia nhỏ
từ gây ra bởi dòng chạy vào trong đất. Để dòng sét, vì vậy giảm đáng kể trường điện từ và hiện tượng cảm ứng.
giảm ánh hưởng thứ cấp, chống sét van hạ thế
phải được lắp đặt cho mạng điện thoại và
mạng điện nguồn.

J8

Hình. J11 : Một ví dụ của bảo vệ dùng nguyên lý lồng Faraday

Thiết bị bảo vệ thứ cấp được phân thành hai 2.2 Thiết bị bảo vệ thứ cấp (bảo vệ nội bộ mạng
loại: thiết bị bảo vệ nối tiếp và song song .Thiết chống hiện tượng sét)
bị bảo vệ nối tiếp là riêng biệt đối với từng hệ Những thiết bị này bảo vệ chống ảnh hưởng của xung điện áp khí quyển, vận
thống và ứng dụng cụ thể . hành và xung điện áp tần số công nghiệp.
Thiết bị bảo vệ song song được dùng cho: Chúng được phân loại theo cách mà chúng được nối vào mạng điện : nối tiếp
hay song song .
mạng động lực cấp nguồn, mạng điện thoại, hệ
thống đóng cắt (thanh cái ). Thiết bị bảo vệ mắc nối tiếp
Thiết bị này được mắc nối tiếp vào đường dây nguồn của hệ thống được bảo vệ
(xem Hình J12).

Nguồn điện Mạng điện được bảo vệ

Bảo vệ nối tiếp

Hình. J12 : Nguyên tắc bảo vệ nối tiếp

Các máy biến áp


Chúng làm giảm xung quá áp nhờ ảnh hưởng của cuộn cảm và làm khử mất
vài dạng sóng hài nhờ tổ đấu dây. Bảo vệ này không hiệu quả lắm .

Thiết bị lọc
Dựa trên các thành phần như điện trở, cuộn cảm và tụ điện, mạch thı́ ch hợp với dạng
xung quá áp gây nên bởi nhiễu tần số công nghiệp do vận hành và có dải tần số xác
định một cách rõ ràng. Bảo vệ này không thích hợp đối với quá áp khí quyển.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
2 Thiết bị bảo vệ chống quá áp

Thiết bị hấp thu sóng


Chúng cần phải được làm bằng cuộn cảm lõi không khí nhằm hạn chế xung quá
áp và chống sét van để hấp thu dòng. Các thiết bị này đặc biệt thích hợp để bảo
vệ thiết bị điện tử và máy tính nhạy cảm. Chúng chỉ hoạt động bảo vệ chống xung
quá áp. Tuy nhiên chúng rất cồng kềnh và đắt tiền .

Thiết bị điều hòa mạng và bộ cấp nguồn liên tục dạng tĩnh (UPS)
Những thiết bị này cần được sử dụng để bảo vệ những phần tử có độ nhạy cao như
máy tính, là thiết bị cần nguồn cung cấp điện chất lượng cao. Chúng có thể được sử
dụng để điều chỉnh điện áp và tần số, ngăn chặn các ảnh hưởng ngoài và đảm bảo
liên tục cấp điện ngay cả khi nguồn chính bị sự cố (đối với UPS). Mặc khác, chúng
không được bảo vệ chống xung quá áp lớn do sét cảm ứng vì vậy vẫn cần sử dụng
bộ chống sét van.

Thiết bị bảo vệ song song


Nguyên tắc
Bảo vệ song song thì thích hợp với vài loại mạng công suất (xem Hình J13).
Loại thiết bị bảo vệ chống quá áp này được sử dụng phổ biến nhất .

Nguồn điện Mạng điện


được bảo vệ
Bảo vệ Up
mắc
song song

J9

Hình. J13 : Nguyên tắc bảo vệ song song

Các đặc tính chính


■ Điện áp định mức của thiết bị bảo vệ phải tương ứng với điện áp mạng điện tại các
vị trí lắp đặt.
■ Khi không có xung quá áp, không nên có dòng rò đi qua thiết bị bảo vệ ở chế độ
chờ (standby)
■ Khi xuất hiện xung điện áp trên mức ngưỡng cho phép của mạng được bảo vệ,
thiết bị bảo vệ trở nên dẫn điện ngay lập tức và nó dẫn xung áp thành dòng đi xuống
đất nhằm giới hạn điện áp tới mức bảo vệ mong muốn Up (xem Hình J14).

U (V)

Up

0 I (A)

Hình. J14 : Đường cong U/I tiêu biểu của thiết bị bảo vệ lý tưởng

Khi xung điện áp biến mất, thiết bị bảo vệ ngưng dẫn và trở về trạng thái chờ chứ
không giữ cho dòng chạy qua. Đây là đường cong U/I của đặc tính lý tưởng:
■ Thời gian đáp ứng của thiết bị bảo vệ (tr) phải đủ ngắn tới mức có thể để bảo vệ
mạng nhanh nhất có thể.
■ Thiết bị bảo vệ phải có khả năng dẫn năng lượng gây ra bởi xung áp tại nơi được
bảo vệ.
■ Thiết bị bảo vệ dạng chống sét van phải có thể chịu được dòng định mức In.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
2 Thiết bị bảo vệ chống quá áp

Thiết bị được sử dụng


■ Bộ hạn chế quá áp
Thiết bị này được dùng trong trạm Trung / Hạ phía đầu ra của máy biến áp,
trong sơ đồ nối đất an toàn IT. Chúng có thể dẫn xung quá áp xuống đất,
đặc biệt là xung ở tần số công nghiệp (xem Hình J15).

Bộ hạn chế Bộ giám sát tình trạng


quá áp cách điện thường trực

Hình. J15 : Bộ hạn chế quá áp

■ Chống sét van hạ thế


Thiết bị này được chế tạo rất khác nhau về công nghệ phụ thuộc vào nơi sử dụng.
Chống sét van hạ thế được chế tạo dưới dạng mô-đun và được lắp đặt trong tủ điện
J10 hạ thế. Cũng có loại cắm vào dùng bảo vệ các ổ cắm trong mạng nguồn. Thiết bị này
đảm bảo bảo vệ thứ cấp cho các phần tử ở gần nhưng có tải thấp. Vài loại khác được
dùng cho tải mặc dù chúng không thể bảo vệ chống các xung quá áp lớn.
■ Chống sét van dòng bé hoặc thiết bị bảo vệ quá áp
Những thiết bị này bảo vệ điện thoại hoặc mạng đóng cắt chống xung quá áp từ
bên ngoài ( sét ), cũng như bên trong (thiết bị bị ô nhiễm, đóng cắt máy cắt, v.v)
Chống sét van áp dòng thấp cũng được lắp đặt trong hộp phân phối hoặc tại tải.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
3 Bảo vệ chống xung quá áp
trong mạng hạ thế

3.1 Mô tả thiết bị bảo vệ chống xung


Một thiết bị bảo vệ chống xung (SDP) là thiết bị hạn chế xung áp do quá độ và dẫn
sóng dòng điện xuống đất nhằm hạn chế biên độ xung quá áp tới mức an toàn đối
với mạng điện và thiết bị.
Thiết bị này bao gồm một hoặc nhiều phần tử phi tuyến.
Thiết bị bảo vệ chống xung loại được xung quá áp sau :
■ Ở dạng đồng pha: Pha tới đất hoặc trung tính tới đất
■ Ở dạng so lệch: Pha với pha hoặc pha với trung tính
Khi xung điện áp vượt quá ngưỡng Uc, thiết bị bảo vệ xung (SDP) dẫn năng lượng
này xuống đất ở dạng đồng pha. Ở dạng so lệch, năng lượng được hướng trực
tiếp lên pha dẫn điện khác.

Thiết bị bảo vệ chống xung có một bảo vệ nhiệt bên trong để bảo vệ chống cháy
vào cuối tuổi thọ của thiết bị. Sau nhiều lần chịu đựng các xung điện áp, dần dần
thiết bị bảo vệ xung bị thoái hóa và trở nên dẫn điện. Một bộ chỉ thị báo cho người
sử dụng biết khi gần đến giai đoạn hết tuổi thọ của thiết bị .
Vài loại thiết bị bảo vệ xung có bộ chỉ thị từ xa.
Thêm vào đó, bảo vệ chống ngắn mạch được đảm bảo bởi một CB ngoài.

3.2 Những tiêu chuẩn của Thiết bị bảo vệ xung


Tiêu chuẩn quốc tế IEC 61643-1, 02/2005
Thiết bị bảo vệ xung nối vào mạng phân phối điện áp thấp .
Ba loại kiểm tra được xác định :
■ Kiểm tra loại I: Cho thiết bị dẫn dòng phóng điện định mức (In), xung điện áp có J11
dạng sóng 1.2/50 µs và xung dòng Iimp.
Kiểm tra loại I được dự kiến để mô phỏng riêng về việc dẫn dòng xung sét. Các
SPD được kiểm tra theo loại I thường được khuyên dùng ở các vị trí lộ ngoài không
khí, ví dụ, đường dây nối vào một tòa nhà được bảo vệ bởi hệ thống chống sét.
■ Kiểm tra loại II: Cho thiết bị dẫn dòng phóng điện định mức (In), xung điện áp có
dạng sóng 1.2/50 µs.
■ Kiểm tra loại III: Cho thiết bị dẫn dạng sóng kết hợp (1.2/50 và 8/20 µs).
SPDs được kiểm tra theo loại II hoặc III chủ yếu được dùng đối với xung tồn tại trong
thời gian ngắn. Các SPD này thường được khuyên dùng ở các vị trí ít lộ ngoài không
khí hơn. Cả 3 loại trên không so sánh được vì mỗi loại xuất phát từ một quốc gia và có
những đặc trưng riêng. Ngoài ra, mỗi nhà thiết kế có thể theo một trong 3 cách kiểm tra
trên.
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 61643-11 2002
Vài yêu cầu như theo tiêu chuẩn IEC 61643-1. Mặt khác SPD được phân thành 3 loại:
Loại 1: SPD được kiểm tra theo loại I
Loại 2: SPD được kiểm tra theo loại II
Loại 3: SPD được kiểm tra theo loại III

3.3 Thông số của thiết bị bảo vệ xung theo tiêu chuẩn


IEC 61643-1
■ Thiết bị bảo vệ xung (SPD): Một thiết bị được sử dụng nhằm giới hạn quá áp do
quá độ và chia dòng xung. Nó chứa ít nhất một phần tử phi tuyến.
■ Các loại kiểm tra: Chống sét van có phân loại kiểm tra.
■ In: Dòng xả định mức; Trị đỉnh của dòng qua SPD có dạng sóng 8/20. Sóng dòng
này thường được sử dụng để phân loại SPD trong kiểm tra loại II và cũng là điều
kiện tiên quyết đối với SPD ứng với kiểm tra loại I và II.
■ Imax: Dòng xả tối đa đối với kiểm tra loại II ; Trị đỉnh của dòng qua SPD có dạng
sóng 8/20 và có biên độ phụ thuộc vào sự phối hợp kiểm tra tác động loại II. Imax
lớn hơn In.
■ Ic: Dòng làm việc liên tục; dòng chạy qua một SPD khi nó được cấp nguồn bằng
điện áp làm việc thường xuyên (Uc) ứng với mỗi loại nhiễu. Ic tương đương tổng
các dòng chạy trong phần tử bảo vệ của SPD và trong các mạch mắc song song
bên trong.
■ Iimp: Dòng xung, được định nghĩa bởi trị đỉnh của dòng Ipeak và lượng điện tích
nạp được Q . Được kiểm tra theo trình tự của kiểm tra chức năng vận hành. Thông
số này được dùng để phân loại SPD đối với kiểm tra loại I .
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
3 Bảo vệ chống xung quá áp
trong mạng hạ thế

■ Un: Điện áp mạng điện định mức .


■ Uc: Điện áp làm việc liên tục ; trị hiệu dụng tối đa hoặc điện áp một chiều liên tục
đặt lên SPD, bằng điện áp định mức .
■ Up: Mức điện áp bảo vệ; thông số này đặc tính hóa hành vi của SPD khi đang giới
hạn điện áp đặt ở đầu của nó, nó được chọn từ một danh sách các giá trị cho sẵn .
Giá trị này lớn hơn giá trị cao nhất của giới hạn điện áp đo được.

Giá trị thường dùng đối với mạng 230/400 V là:


1 kV - 1.2 kV - 1.5 kV - 1.8 kV - 2 kV - 2.5 kV.

■ Ures: Điện áp dư, trị đỉnh của điện áp xuất hiện giữa các cực của SPD do dòng xả
điện áp đi qua.
SPD được đặc tuyến hóa bởi Uc, Up, In và Imax (xem Hình J16)
■ Để kiểm tra chống sét van , dạng sóng áp và dòng chuẩn được xác định theo từng
quốc gia :
□ Sóng điện áp
Ví dụ 1.2/50 µs (xem Hình J17)
□ Sóng dòng điện
Ví dụ 8/20 µs (xem Hình J16, J18)

J12

Hình. J16 : Đặc tuyến V/A

V I

Maxi Maxi
100 % 100 %

50 %
50 %

t
1,2 t
50 8
20

Hình. J17 : sóng 1.2/50 µs Hình. J18 : sóng 8/20 µs

□ Những đặc tính sóng khác có thể sử dụng :


4/10 µs, 10/1000 µs, 30/60 µs, 10/350 µs...
Việc so sánh các thiết bị bảo vệ xung khác nhau phải được tiến hành dựa trên
sử dụng các đặc tính sóng giống nhau nhằm có được các kết quả có liên quan.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
3 Bảo vệ chống xung quá áp
trong mạng hạ thế

3.4 Các tiêu chuẩn bảo vệ chống sét


Các tiêu chuẩn IEC 62305 (phần 1 tới 5) tái cấu trúc và cập nhật tiêu chuẩn IEC
61024, IEC 61312 và IEC 61663 .
Yêu cầu về bảo vệ, lợi ích về kinh tế của việc lắp đặt biện pháp bảo vệ và chọn
biện pháp bảo vệ phù hợp nên được xác định dưới dạng quản lý nguy cơ (rủi ro).
Quản lý này là chủ đề của tiêu chuẩn IEC 62305-2.
Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt và bảo trì các biện pháp bảo vệ chống sét được xem xét
theo 3 nhóm riêng biệt:
■ Nhóm thứ nhất liên quan tới các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm các hư hỏng
về vật lý và nguy hiểm tới tuổi thọ của một cấu trúc được cho trong tiêu chuẩn
IEC 62305-3.
■ Nhóm thứ hai liên quan tới các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm hỏng hóc mạng
điện và điện tử trong một cấu trúc được cho theo tiêu chuẩn IEC 62305-4.
■ Nhóm thứ ba liên quan tới các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm những hư hỏng
về vật lý của các dịch vụ được nối vào cấu trúc (đường dây thông tin liên lạc và
đường dây điện chính) theo tiêu chuẩn IEC 62305-5.

3.5 Tiêu chuẩn lắp đặt chống sét van


■ Quốc tế: IEC 61643-12 chọn và nguyên tắc áp dụng
■ Quốc tế: IEC 60364 Electrical lắp đặt cho các công trình
□ IEC 60364-4-443: bảo vệ an toàn
Khi một mạng điện được cấp nguồn bởi, hoặc có chứa, một đường dây trên không ,
thiết bị bảo vệ chống quá điện áp khí quyển phải được xem xét nếu tần suất xảy ra
sét của địa điểm được xem xét ứng với điều kiện ảnh hưởng ngoài AQ 1 (nhiều hơn
25 ngày dông sét mỗi năm) .
□ IEC 60364-4-443-4: chọn thiết bị lắp đặt . J13
Phần này trợ giúp chọn mức bảo vệ Up của chống sét van có chức năng bảo vệ tải.
Điện áp dư định mức của thiết bị bảo vệ không được cao hơn mức điện áp chịu
đựng xung loại II (xem Hình J19):

Điện áp định mức của mạng Điện áp cách điện xung yêu cầu đối với
điện (1) V kV
Hệ thống 3 Hệ thống 1 Thiết bị tại đầu Thiết bị của mạng Thiết bị gia Thiết bị
pha (2) pha có điểm nguồn của phân phối và dụng được bảo vệ
giữa mạng điện mạch cuối đặc biệt
(mức cách điện (mức cách điện (mức cách điện (mức cách điện
xung dạng IV ) xung dạng III) xung dạng II) xung dạng I)

120-240 4 2.5 1.5 0.8


230/400(2) - 6 4 2.5 1.5
277/480(2)
400/690 - 8 6 4 2.5
1,000 - Các giá trị tùy thuộc vào các kỹ sư của hệ thống

Hình. J19 : Chọn thiết bị lắp đặt theo tiêu chuẩn IEC 60364

(1) Theo tiêu chuẩn IEC 60038


(2) Ở Canada và USA khi điện áp với đất cao hơn 300 V,
mức cách điện xung điện áp tương ứng với điện áp cao
hơn kế tiếp tùy theo từng ứng dụng.
Loại I chủ yếu dùng cho thiết bị kỹ thuật đặc biệt.
Loại II chủ yếu dùng cho sản xuất nhóm các thiết bị nối
vào mạng.
Loại III chủ yếu dùng cho sản xuất nhóm nguyên vật
liệu của mạng và vài loại nhóm sản phẩm đặc biệt.
Loại IV được cung cấp chủ yếu cho nhà quản lý và kỹ sư
hệ thống (xem mục 443.2.2).
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
3 Bảo vệ chống xung quá áp
trong mạng hạ thế

□ IEC 60364-5-534: chọn và lắp đặt thiết bị điện


Phần này mô tả các điều kiện lắp đặt chống sét van:
- Phụ thuộc hệ thống nối đất: Điện áp vận hành liên tục tối đa Uc của SPD sẽ
phải bằng hoặc lớn hơn như ở Hình J20.

SPD được nối giữa Cấu hın


̀ h hệ thống của mạng phân phối
TT TN-C TN-S IT IT không
có dây trung dây trung
tın
́ h đi kèm tın
́ h đi kèm
Dây pha và dây 1.1 Uo NA 1.1 Uo 1.1 Uo NA
trung tın
́ h
Mỗi dây pha và 1.1 Uo NA 1.1 Uo 3Uo(1) Điện áp pha-
dây PE pha (1)

Dây trung tın


́ h Uo(1) NA Uo(1) Uo(1) NA
và dây PE
Mỗi dây pha NA 1.1 Uo NA NA NA
và dây PEN

NA: Không áp dụng được


GHI CHÚ 1: Uo là điện áp pha trung tın
́ h của mạng hạ thế.
GHI CHÚ 2: Bảng này căn cứ theo IEC 61643-1 mục bổ sung 1.

Hình. J20 : Giá trị Uc yêu cầu tối thiểu của SPD phụ thuộc cấu trúc của hệ thống

- Tại vị trí nguồn của mạng: nếu chống sét van được lắp đặt tại nguồn của mạng
J14 điện được cấp điện từ mạng phân phối, dòng xả định mức của nó có thể thấp hơn 5
kA.
Nếu chống sét van được lắp phía dưới nguồn từ một thiết bị bảo vệ chống dòng rò,
phải sử dụng RCD loại s, có mức miễn nhiễm với xung dòng nhỏ hơn 3 kA (8/20).

- Bảo vệ chống quá dòng tần số 50 Hz và hậu quả của sự cố SPD: bảo vệ chống
ngắn mạch SPD bằng thiết bị bảo vệ quá dòng F2, thiết bị này được chọn theo trị
định mức lớn nhất đối với bảo vệ quá dòng được cho kèm theo hướng dẫn sử dụng
của nhà sản xuất SPD.

- Do có sự hiện diện của dây dẫn sét: phải lắp đặt một chống sét van, các thông
số kỹ thuật phụ đối với chống sét van phải được áp dụng (xem IEC 62305 phần 4).

(1) Các giá trị này ứng với những điều kiện sự cố xấu nhất,
do vậy không cần thiết thêm vào sai số 10 % .
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

Khi lắp đặt một van chống xung, nhiều yếu tố cần phải xem xét như:
■ Phối hợp xếp tầng
■ Định vị tương ứng vị trí của thiết bị chống dòng rò
■ Việc chọn CB cắt mạch
Hệ thống nối đất cũng cần phải được quan tâm .

4.1 Thiết bị bảo vệ theo sơ đồ nối đất an toàn


■ Quá điện áp dạng đồng pha: bảo vệ cơ bản bao gồm việc lắp đặt một van chống
xung dạng đồng pha lắp giữa dây pha và PE hoặc giữa dây pha và PEN, tùy loại hệ
thống nối đất được sử dụng.
■ Quá điện áp dạng so lệch: trong hệ thống nối đất TT và TN-S, trung tính được nối
đất dẫn đến sự không đối xứng do các tổng trở nối đất, điều này gây nên quá áp
dạng so lệch, trong khi quá áp cảm ứng do sét đánh là dạng đồng pha.
Ví dụ, hãy xem xét một hệ thống nối đất theo sơ đồ TT, một van chống xung hai cực
được lắp theo dạng đồng pha để bảo vệ mạng điện (xem Hình J21).

Trạm treo cột


Trung/Hạ
Nguồn trung thế I
Van chống xung quá áp

Nguồn điện
hạ thế I
I
J15

I i rất bé
có trị số thấp có trị số lớn

Hình. J21 : Bảo vệ quá áp chỉ đối với dạng đồng pha

Điện trở nối đất trung tính R1 được dùng cho cột điện có điện trở thấp hơn điện trở
nối đất R2 của mạng điện. Dòng sét sẽ chạy qua mạch ABCD, và đi xuống đất qua
đường dẫn thuận tiện nhất. Nó sẽ đi qua điện trở phi tuyến V1 và V2 mắc nối tiếp,
gây ra điện áp sai lệch bằng hai lần điện áp dư của van chống xung (Up1 + Up2)
xuất hiện ở vị trí A và C tại đầu vào của mạng điện trong trường hợp xấu nhất.
Để bảo vệ hiệu quả tải mắc giữa Pha và trung tính N, điện áp so lệch (giữa A và
C) phải được làm cho giảm bớt.
Vì vậy cần sử dụng một hệ thống nối đất khác (xem Hình J22).
Dòng sét chạy qua mạch ABH có tổng trở thấp hơn mạch ABCD, do tổng trở các
thành phần giữa B và H bằng không (khe phóng điện không khí).
Trường hợp này, điện áp so lệch bằng điện áp dư của một van chống xung (Up2).

Đường dây trung thế


Máy biến áp trung/hạ

Van chống xung quá áp

Đường dây hạ thế

R2 cao
R1 thấp i rất thấp

Hình. J22 : Bảo vệ dạng đồng pha + so lệch


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

Dạng Giữa TT TN-S TN-C IT


So lệch Pha và trung tın
́ h Được Được - -
Đồng pha Pha và đất Được Được Được Được
Pha và đất Được Được - Được (nếu có trung tính
phân bố theo mạng )

Hình. J23 : Cách kết nối theo hệ thống nối đất được sử dụng, trường hợp bảo vệ quá áp khí quyển

4.2 Cấu trúc bên trong của các van chống xung
■ Van chống xung 2P, 3P, 4P (xem Hình J24):
□ Chỉ cung cấp bảo vệ chống quá áp dạng đồng pha.
□ Chúng thích hợp với hệ thống nối đất TN-C và IT.

J16

Hình. J24 : Van chống xung 2P, 3P, 4P

■ Van chống xung 1P+N, 3P+N (xem Hình J25):


□ Cung cấp bảo vệ chống quá áp dạng đồng pha và dạng so lệch
□ Thích hợp với sơ đồ nối đất TT, TN-S, và IT

Hình. J25 : Van chống xung 1P+N, 3P+N

PE
■ Van chống xung một pha (1P) (xem Hình J26):
Thanh nối đất
□ Được sử dụng tùy theo yêu cầu của các lắp đặt khác (theo hướng dẫn của nhà sản
xuất) bằng cách cung cấp chỉ một sản phẩm.
Đầu nối đất chính
Tuy nhiên, việc định cỡ đặc biệt sẽ được yêu cầu khi bảo vệ N - PE (ví dụ 1+N và
Hình. J26 : Ví dụ về cách kết nối
3P+N)
□ Lắp đặt phải được thông qua bằng cách thực hiện kiểm tra theo tiêu chuẩn
EN 61643-11.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

Phối hợp xếp tầng bảo vệ yêu cầu một khoảng 4.3 Phối hợp các van chống xung
cách tối thiểu là 10 m giữa hai thiết bị bảo vệ. Nghiên cứu bảo vệ chống quá áp của mạng điện cho thấy rằng địa điểm bảo vệ
Điều này luôn có ý nghĩa, bất kể phạm vi ứng thường có mức độ lộ thiên cao và thiết bị được bảo vệ là loại nhạy cảm.Van chống
dụng: dân dụng, công nghiệp hay các công xung phải có khả năng xả dòng lớn và có mức bảo vệ thấp. Hai ràng buộc đôi này
không thể luôn được xử lý bởi một van chống xung. Vì vậy cần có cái thứ hai (xem
trình phụ trợ .
Hình J27).
Thiết bị thứ nhất, P1 (bảo vệ đầu vào) sẽ được đặt ở cuối đầu vào của mạng. Mục
đích là để xả dòng có năng lượng tối đa xuống đất ứng với mức bảo vệ tới 2000V,
đây là mức chịu đựng của các thiết bị điện từ (contactors, động cơ, v.v .). Thiết bị
thứ hai (bảo vệ nhuyễn hơn) sẽ được đặt ở tủ phân phối, càng gần thiết bị nhạy cảm
càng tốt. Nó sẽ có khả năng xả điện thấp và mức bảo vệ thấp nhằm giới hạn quá áp
đáng kể và nhờ vậy bảo vệ được thiết bị nhạy cảm (tới 1500V).
Thiết bị bảo vệ thứ cấp P2 được lắp song song với thiết bị bảo vệ đầu vào P1.
Nếu khoảng cách L quá ngắn, khi có quá áp đầu vào, P2 với mức bảo vệ U2 = 1500V
sẽ tác động trước P1, mức bảo vệ U1 = 2000V. P2 sẽ không thể chịu đựng được
dòng cao quá mức cho phép. Vì vậy, các thiết bị bảo vệ phải được phối hợp để đảm
bảo P1 tác

Hình. J27 : Phối hợp xếp tầng các van chống xung

J17
Hình. J28 : Phối hợp bảo vệ các van chống xung

động trước P2. Để làm được điều này, chúng ta sẽ phải làm thí nghiệm với chiều
dài L của cáp, nghĩa là giá trị tự cảm giữa hai thiết bị bảo vệ. Tự cảm này sẽ khóa
dòng chạy tới P2 và tạo nên độ trễ nhất định, điều này sẽ buộc P1 tác động trước
P2. Một mét cáp có tự cảm xấp xỉ 1μH.
Ldi
Qui luật ∆U= dt gây nên điện áp rơi khoảng 100 V/m/kA, dạng sóng 8/20 µs.
Với L = 10 m, gây nên UL1 = UL2 ≈ 1000 V.
Để đảm bảo P2 tác động với mức bảo vệ 1500 V yêu cầu U1 = UL1 + UL2 + U2 =
1000 + 1000 + 1500V = 3500V.
Do đó, P1 tác động trước 2000V và bảo vệ được P2.
Ghi chú: nếu khoảng cách giữa van chống xung ở đầu vào của mạng và thiết bị
vượt quá 30 m, việc phối hợp xếp tầng được khuyến cáo, vì điện áp dư của van
này có thể tăng cao gấp đôi so với điện áp dư trên các cực của van chống xung ở
đầu vào mạng điện, như ở ví dụ trên, van chống xung thứ cấp phải đặt gần với tải
được bảo vệ .
Các qui định lắp đặt (xem trang Q12).
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

4.4 Hướng dẫn chọn

Phỏng định giá trị của thiết bị được bảo vệ


1 Để phỏng định giá trị của thiết bị, cần xem xét:
■ Giá của thiết bị xét về mặt tài chính
□ Ảnh hưởng về kinh tế nếu thiết bị ngừng làm việc

■ Thiết bị gia dụng :


□ Audio-video, máy tính
□ Các đồ dùng gia đıǹ h
□ Hệ thống chống trộm

■ Thiết bị nhạy cảm: ■ Thiết bị của tòa nhà :


□ Hệ thống chống trộm □ Điều hòa không khı́ hoặc
□ Hệ thống chống cháy sưởi tự động
□ Hệ thống điều khiển cổng vào □ Thang máy .
□ Video giám sát .

■ Thiết bị chuyên dụng: ■ Thiết bị công suất lớn:


□ Máy móc có thể lập trıǹ h □ Thiết bị ngành dược
□ Server máy tính □ Thiết bị sản xuất
□ Hệ thống điều khiển ánh □ Sản xuất máy tính
sáng hoặc âm thanh .

Xác định cấu trúc về điện của tòa nhà


J18
2 Bảo vệ chống sét có thể được tính toán cho toàn bộ tòa nhà hoặc cho từng phần
và điều này độc lập với phần điện
Phụ thuộc vào kích thước của tòa nhà và phạm vi của hệ thống điện, phải sử dụng
một hoặc nhiều van chống xung ở các tủ điện khác nhau trong mạng điện.
■ Nhà đứng độc lập .
■ Căn hộ , nhà nhỏ bán độc lập .
■ Phần chung của tòa nhà .
■ Tòa nhà chuyên dụng .
■ Tòa nhà dịch vụ thương mại hoặc công trình công nghiệp :
□ Một tủ điện, tủ điện chính
□ Tủ phân phối
□ Thiết bị nhạy cảm ở cách xa hơn 30 m so với tủ điện

Tìm hiểu về những nguy hiểm do ảnh hưởng của sét đối với
công trình
3 Sét bị hút bởi các vị trí cao dẫn điện. Các vị trí này có thể là:
■ Thiên nhiên: cây cao, ngọn núi, vùng ẩm ướt, đất chứa nhiều sắt
■ Nhân tạo: ống khói, ăng-ten, cột điện cao thế, dây chống sét .
Ảnh hưởng gián tiếp có thể xảy ra trong vòng bán kính 50 mét quanh chỗ bị sét đánh.
Vị trí của tòa nhà

Ở vùng đô thị, ngoại ô, khu Ở khu vực có nguy hiểm đặc


vực có nhóm căn hộ. biệt (cột điện cao thế, cây cối,
vùng có nhiều núi, đın̉ h núi,
vùng ẩm ướt hoặc ao hồ).

Ở vùng nông thôn bằng Ở khu vực lộ thiên đặc biệt


phẳng và rộng rãi . (dây chống sét cách tòa nhà ıt́
hơn 50 mét).
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

1 Thiết bị dân dụng

Thiết bị được Audio-video, máy tın


́ h,
bảo vệ dụng cụ gia đın
̀ h,
hệ thống chống trộm,
v.v.

Phần dùng chung


Xác định cấu trúc Nhà độc lập,
Căn hộ, nhà nhỏ
công cộng của tòa
của tòa nhà Nhà chuyên dụng
bán độc lập
à

J19
3
Mức độ nguy
hiểm của ảnh
hưởng do sét
đánh

Loại 1 Loại 1 Loại 1 Loại 1


25 kA 25 kA 25 kA 25 kA
Chọn loại van Loại 2 Loại 2
+ +
Loại 2 Loại 2 Loại 2
+ +
chống xung 10 kA 40 kA
Loại 2 Loại 2
10 kA 40 kA 65 kA
Loại 2 Loại 2
40 kA 40 kA 40 kA 40 kA

Ghi chú :
Loại 1: van chống xung có khả năng xả dòng xung rất cao được sử dụng với dây chống sét có mức ảnh hưởng và

Loại 2: van chống xung dùng xếp tầng sau một van chống xung loại 1 hoặc dùng một mı̀nh ở khu vực và

Hình. J32 : Thiết bị gia dụng

Bảo vệ thiết bị thông tin liên lạc


Sét cũng lan truyền qua mạng thông tin liên
Chọn van chống xung PRC
lạc. Nó có thể gây hư hỏng tất cả thiết bị nối
Mạng điện thoại tương tự < 200 V ■
vào mạng này.
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

1 Thiết bị nhạy cảm: Thiết bị của tòa nhà:

Hệ thống chống trộm,


Thiết bị được Hệ thống báo cháy,
Hệ thống điều hòa không khı́ hoặc
sưởi tự động, thang máy, v.v .
bảo vệ Hệ thống điều khiển,
Hệ thống giám sát bằng video,
v.v.

2
Tủ điện riêng lẽ,
tủ điện chın
́ h

Xác định cấu trúc Tủ phân phối


của tòa nhà
Bảo vệ chuyên
dụng, cách tủ
điện nhiều hơn
30m

J20
3
Mức độ nguy
hiểm của ảnh
hưởng do sét
đánh

Loại 1
25 kA
hoặc
Chọn loại van Loại 2 Loại 2 Loại 2
35 kA
Loại 2 Loại 2
chống xung 20 kA 40 kA 40 kA 20 kA 8 kA
+
Loại 2
40 kA

Ghi chú :
Loại 1: van chống xung có khả năng xả điện rất cao được dùng cùng dây chống sét với mức ảnh hưởng và

Loại 2: van chống xung được dùng phối hợp xếp tầng sau van loại 1 hoặc lắp một mı̀nh ở vùng và

Hình. J33 : Thiết bị nhạy cảm , thiết bị của tòa nhà


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

1 Thiết bị chuyên dụng

Máy móc lập trın


̀ h được,
Thiết bị được server,
bảo vệ hệ thống điều khiển âm thanh hoặc ánh sáng,
v.v.

2
Tủ điện riêng lẻ,
tủ điện chın
́ h

Xác định cấu trúc Tủ phân phối


của tòa nhà
Bảo vệ chuyên
dụng, cách tủ
điện nhiều hơn
30m

J21
3
Mức độ nguy
hiểm của ảnh
hưởng do sét
đánh

Loại 1
25 kA
or
Chọn loại van Loại 2 Loại 2 Loại 2
35 kA
Loại 2 Loại 2
chống xung 40 kA 65 kA 65 kA
+
20 kA 8 kA

Loại 2
40 kA

Ghi chú :

Loại 1: van chống xung có khả năng xả điện rất cao được dùng cùng dây chống sét với mức ảnh hưởng và

Loại 2: van chống xung được dùng phối hợp xếp tầng sau van loại 1 hoặc lắp một mı̀nh ở vùng và

Hình. J34 : Thiết bị chuyên dụng


J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

1 Thiết bị công suất lớn

Thiết bị được Cơ sở hạ tầng của ngành dược, sản xuất,


bảo vệ hoặc qui trı̀nh máy tı́ nh công suất lớn, v.v.

2
Tủ điện riêng lẽ,
tủ điện chın
́ h

Xác định cấu trúc Tủ phân phối


của tòa nhà
Bảo vệ chuyên
dụng, cách tủ
điện nhiều hơn
30m

J22
3
Mức độ nguy
hiểm của ảnh
hưởng do sét
đánh

Loại 1 Loại 1
Loại 1 25 kA 25 kA
Chọn loại van Loại 2
25 kA hoặc hoặc
Loại 2 Loại 2
+ 35 kA 35 kA
chống xung 65 kA 20 KA 8 kA
Loại 2 + +
40 kA Loại 2 Loại 2
40 kA 40 kA

Ghi chú :

Loại 1: van chống xung có khả năng xả điện rất cao được dùng cùng dây chống sét với mức ảnh hưởng và

Loại 2: van chống xung được dùng phối hợp xếp tầng sau van loại 1 hoặc lắp một mı̀nh ở vùng và

Hình. J35 : Thiết bị công suất lớn

Sét cũng có thể lan truyền qua mạng thông tin Bảo vệ thiết bị máy tın
́ h và thông tin liên lạc
liên lạc và mạng máy tính. Chọn van chống xung PRC PRI
Nó có thể gây hư hỏng tất cả thiết bị nối vào Mạng điện thoại tương tự < 200 V ■
mạng: điện thoại, modems, máy tính, servers,
Mạng số, đường dây tương tự < 48 V ■
v.v .
Mạng số, đường dây tương tự < 6 V

VLV cấp nguồn cho tải < 48 V
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

4.5 Chọn thiết bị cắt mạch


Thiết bị cắt mạch cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho mạng điện
■ Một trong những tham số của van chống xung là dòng cực đại (dạng sóng Imax
8/20 µs) có thể chịu đựng mà không làm nó bị giảm tuổi thọ. Nếu dòng điện vượt
quá trị số này, van chống xung sẽ bị phá hủy, nó sẽ gây nên ngắn mạch lâu dài và
cần phải được thay thế.
Vì vậy, phía nguồn cần phải lắp đặt thiết bị cắt mạch ngoài để loại trừ dòng sự cố.
Thiết bị cắt mạch này cung cấp bảo vệ toàn bộ theo yêu cầu như việc lắp đặt van
chống xung, như:
□ Nó phải chịu được dạng sóng kiểm tra tiêu chuẩn:
- Không được cắt sau 20 xung ở In
- Có thể cắt khi Imax mà không bị phá hủy
□ Cắt mạch van chống xung nếu van bị ngắn mạch.
■ Van chống xung loại ready-to-cable có tích hợp CB cắt mạch là:
□ Combi PRF1
□ Quick PF
□ Quick PRD.

Bảng tương ứng Van chống xung / CB cắt mạch

Loại Tên của van chống Isc , Imax hoặc 6 kA 10 kA 15 kA 25 kA 36 kA 50 kA 70 kA 100 kA


xung Iimp J23
PRF1 Master 35 kA(1) Compact NSX160B 160A Compact Compact
NSX160F NSX160N
160A 160A
PRD1 Master 25 kA(1) NG 125 N C 80A NG 125L C 80A

Loại 1 PRD1 25r NG 125 N C 80A NG 125L C 80A


PRF1 D125 đặc
tuyến D
Combi PRF1 Tích hợp
PRF1 12,5 r 12,5 kA(1) NG 125 N C 80A NG 125L C 80A
PF 65/ PRD 65r 65 kA(2) C60N 50A đặc tuyến C60H 50A NG125L Cầu chì NH 50A gL/gG
đặc tuyến C 50A đặc
C
tuyến C
PF 40 / PRD 40r 40 kA(2) C60N 40A đặc tuyến C C60H 40A NG125L Cầu chì 22x58 40A gL/gG
đặc tuyến C 40A đặc
tuyến C
Quick PRD 40r Tích hợp Xin liên hệ với chúng tôi
Loại 2 PF 20/ PRD 20r 20 kA(2) C60N 25A đặc tuyến C C60H 25A NG125L 25A Cầu chì 22x58 25A gL/gG
đặc tuyến C đặc tuyến C
Quick PRD 20r Tích hợp Xin liên hệ với chúng tôi
Quick PF 10 10 kA(2) Tích hợp
PF 8/ PRD 8r 8 kA(2) C60N 20A đặc tuyến C C60H 20A NG125L 20A đặc tuyến C
đặc tuyến C
Quick PRD 8 r Tích hợp Xin liên hệ với chúng tôi

Isc: dòng ngắn mạch giả định tại điểm lắp đặt của mạng .
(1) Iimp.
(2) Imax.

Hình. J36 : Bảng phối hợp giữa SPD và bộ cắt mạch của nó
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

4.6 Chỉ thị giai đoạn hết tuổi thọ của van chống xung
Các thiết bị chỉ thị khác nhau được cung cấp để cảnh báo người sử dụng biết rằng
tải sắp sửa không còn được bảo vệ chống quá điện áp khí quyển nữa.

Van chống xung Loại 1 (có khe hở không khí phóng điện)
PRF1 1P 260 V, Combi 1P+N và 3P+N và PRF1 Master
Những van chống xung này có đèn chỉ thị báo tình trạng đang làm việc bình thường.
Đèn này cần áp nguồn tối thiểu là 120 VAC.
■ Đèn chỉ thị không sáng :
□ Nếu áp nguồn cấp vào nhỏ hơn 120 VAC
□ Nếu không có điện áp trên mạng điện
□ Nếu phần điện tử có khiếm khuyết

Van chống xung loại 2 (điện trở phi tuyến, điện trở phi tuyến +
khe không khí phóng điện)
PF, PRD
Khi hết tuổi thọ, van chống xung hoặc ống phóng điện bị phá hủy.
■ Điều này có thể xảy ra theo hai cách:
□ Sự ngắt ra bởi hết tuổi thọ bên trong: hậu quả của những lần phóng điện tích lũy lại
làm điện trở phi tuyến già cỗi, hậu quả là làm tăng dòng rò.
Trên 1mA, nhiệt tỏa ra và van chống xung bị ngắt .
□ Sự ngắt ra bởi hết tuổi thọ bên ngoài: xảy ra khi có tình trạng quá áp vượt quá mức
(sét đánh trực tiếp trên đường dây); cao hơn khả năng xả điện của van chống sét,
các điện trở phi tuyến bị hỏng gây ngắn mạch với đất (hoặc giữa dây pha và trung
tính). Tình trạng ngắn mạch này được hạn chế khi máy cắt liên quan bắt buộc mở.
Quick PRD và Quick PF
Dù bất cứ những nguy hiểm nào của mạng nguồn, Quick PRD và Quick PF kết hợp
J24 với nhau tạo nên sự phối hợp ngắt mạch hoàn hảo.
■ Khi bị sét đánh < Imax: giống như tất cả van chống xung, chúng có phần bảo vệ
chống lão hóa bên trong.
■ Khi bị sét đánh > Imax: Quick PRD và Quick PF tự bảo vệ nhờ bộ ngắt mạch tích
hợp của chúng.
■ Khi xảy ra mất trung tính hoặc đảo ngược pha - trung tính ở mạng nguồn:
Quick PRD và Quick PF được tự bảo vệ nhờ bộ ngắt mạch tích hợp của chúng. Để
đơn giản hóa công tác bảo trì, Quick PRD được lắp với đèn chỉ thị tại chỗ và các
ống điện trở phi tuyến có thể tháo rời được liên kết cơ khí với bộ cắt mạch .
Quick PRD có đèn chỉ thị trên ống điện trở phi tuyến và trên bộ ngắt mạch tích hợp,
Hình. J37 : Ví dụ chỉ thị cho PRD nhờ vậy có thể nhanh chóng xác định được vị trí bị hư hỏng.
Vì lý do an toàn, bộ cắt mạch sẽ tự động mở khi ống điện trở phi tuyến bị tháo ra.
Nó sẽ không thể đóng lại cho đến khi ống này được cắm trở vào.
Khi thay ống điện trở phi tuyến, một hệ thống đảm bảo an toàn giữa pha/trung tính
có thể được cắm vào.
Hiển thị trạng thái vận hành liên tục.
Quick PRD có tích hợp một cổng giao tiếp để gửi thông tin về trạng thái vận hành
của van chống xung từ xa.
Việc giám sát các van chống xung được lắp đặt trong toàn mạng điện giúp có thể
cảnh báo liên tục trạng thái vận hành của chúng và đảm bảo rằng các thiết bị bảo
vệ luôn ở trạng thái làm việc tốt theo yêu cầu.
■ Cổng giao tiếp cho cảnh báo:
□ Vào giai đoạn hết tuổi thọ của ống điện trở phi tuyến
□ Nếu ống điện trở bị thất lạch khi bị tháo rời
□ Nếu sự cố xảy ra trên đường dây (ngắn mạch, đứt trung tính, đảo pha - trung tính)
□ Khi có vận hành bằng tay tại chỗ (cắt bằng tay).
Quick PF có một chỉ thị tùy chọn phụ để báo cáo (SR), nó sẽ gửi thông tin về
trạng thái vận hành của van chống xung từ ở xa.
Hình. J38 : Ví dụ chỉ thị cho Quick PRD
J - Bảo vệ quá áp xung trong mạng hạ thế
4 Chọn thiết bị bảo vệ

Máy biến áp Trung/Hạ

Tủ điện chın
́ h

Tủ điện 1 Tủ điện 2

Sưởi Chiếu sáng Cấp đông Máy lạnh Hệ thống chống cháy Báo động

Hệ thống IT Đầu ra
J25
Chiếu sáng cửa hàng Ổ cắm

Hình. J39 : Ví dụ áp dụng : siêu thị

4.7 Ví dụ áp dụng : siêu thị

Các giải pháp và sơ đồ mạch


■ Hướng dẫn chọn van chống xung giúp có thể xác định giá trị chính xác của van này
ở đầu nguồn của mạng và CB cắt mạch tương ứng.
■ Khi những thiết bị nhạy cảm (Uimp < 1,5 kV) được đặt cách xa hơn 30 m từ chỗ lắp
thiết bị bảo vệ đầu vào, van chống xung thứ cấp phải được lắp gần tải theo khả năng
có thể .
■ Để đảm bảo liên tục cấp điện cao hơn cho khu vực phòng lạnh:
□ CB chống dòng rò loại "si" sẽ được sử dụng đễ tránh cắt nhầm do điện thế đất tăng
cao khi có sóng sét truyền qua .
■ Để bảo vệ chống quá điện áp khí quyển :
□ Lắp một van chống xung ở tủ điện chính
□ Lắp một bảo vệ thứ cấp ở từng tủ điện (1 và 2) cấp nguồn cho thiết bị nhạy cảm ở
cách xa hơn 30 mét so với van chống xung đầu vào
□ Lắp một van chống xung cho mạng thông tin liên lạc để bảo vệ các thiết bị như hệ
thống báo cháy, modems, điện thoại, máy fax.

Những khuyến cáo về bố trí đi dây


■ Phải đảm bảo nối đẳng thế các đầu cực nối đất của tòa nhà.
■ Giảm các mạch vòng cáp cấp điện của khu vực.

Những khuyến cáo về lắp đặt


■ Lắp một van chống xung, Imax = 40 kA (8/20 µs) và một CB cắt mạch C60 có
dòng định mức 20A.
■ Lắp một van chống xung thứ cấp, Imax = 8 kA (8/20 µs) và một CB cắt mạch C60
Hình. J40 : Mạng thông tin liên lạc
có dòng định mức 20A.
Chương K
Hiệu quả năng lượng trong
phân phối điện năng

Nội dung

1 Giới thiệu K2

2
Hiệu quả năng lượng và điện K3
2.1 Các qui định thúc đẩy hiệu suất năng lượng trên toàn thế giới K3
2.2 Làm thế nào để nâng cao hiệu suất năng lượng K4
Chẩn đoán thông qua các đo lường điện

3
K7
3.1 Thu thập giá trị vật lý K7
3.2 Dữ liệu điện cho mục tiêu thực tế K8
3.3 Đo lường bắt đầu với giải pháp “sản phẩm đơn chiếc” K10

4
Những giải pháp tiết kiệm năng lượng K13
4.1 Những hệ thống động cơ và thay thế K13
4.2 Bơm, quạt và biến tần K14
4.3 Chiếu sáng K18
4.4 Chiến lược quản lý phụ tải K20
4.5 Hiệu chỉnh hệ số công suất K22
4.6 Lọc sóng hài K22
4.7 Các biện pháp khác K23
4.8 Truyền thông và hệ thống thông tin K23
4.9 Tóm tắt các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả K30
Đánh giá kết quả tiết kiệm năng lượng K31

5 5.1 Giới thiệu về IPMVP và EVO


5.2 Các nguyên lý và hạng mục của IPMVP
K31
K31
K1

5.3 Sáu tính chất của IPMVP K32


5.4 Các phương án của IPMVP K32
5.5 Các vấn đề chủ yếu của Đề án M&V K33

6
Từ vấn đề hoàn vốn đầu tư tới duy trì hoạt động K34
6.1 Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật K34
6.2 Các dịch vụ hỗ trợ vận hành K35
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
1 Giới Thiệu

Trong khi có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quan điểm về hiệu quả năng lượng - chủ
yếu chú ý đến sự gia tăng chi phí năng lượng và ý thức xã hội - nó dường như trở
thành những định hướng pháp lý có tác động lớn đến sự thay đổi hành vi và cách
thực hiện. Trên phạm vi thế giới, riêng từng chính phủ giới thiệu các mục tiêu tiết
kiệm năng lượng và những sự điều chỉnh hiệu quả nhằm đảm bảo đạt được các
mục đích này.
Giảm sự phát sinh khí thải nhà kính là một mục tiêu toàn cầu đưa ra trong Hội nghị
Trái đất Kyoto trong năm 1997 và được thông qua bởi 169 quốc gia trong tháng 12
năm 2006 cho phép thực thi sắc lệnh của hiệp định tháng 2 năm 2005.
Theo Nghị định thư Kyoto các nước công nghiệp đã đồng ý giảm lượng khí thải nhà
kính chung 5.2% từ năm 2008-2012 so sánh với năm 1990 (tuy nhiên, so sánh với
mức phát thải dự kiến đến năm 2012 trước nghị định thư, mức giới hạn này tương
ứng với sự cắt giảm 29%). Mục tiêu của Châu Âu là giảm 8% trên tổng thể với mục
tiêu giảm 20% khí thải CO2 đến năm 2020.
Trong 6 loại khí thải nhà kính được liệt kê bởi Kyoto, loại đáng chú ý nhất về số
lượng sinh ra là CO2 và nó là khí được phát sinh chủ yếu từ hoạt động phát điện và
sử dụng điện, cũng như liên quan trực tiếp tới lượng nhiệt thất thoát, ví dụ như sưởi.

Trên 50 % lượng khí thải CO2 qui cho hộ gia đình và các toà nhà thương mại là từ
tiêu thụ diện. Hơn nữa, như đồ điện gia dụng, các máy tính và các hệ thống giải trí
tăng nhanh; và các thiết bị khác như máy điều hoà không khí và các hệ thống thông
gió được sử dụng tăng lên, tiêu thụ điện năng đang tăng cao hơn các năng lượng
thông thường.
Khả năng để đạt được mục tiêu bằng cách đơn giản là thuyết phục con người hành
động khác đi hoặc triển khai các phương pháp tiết kiệm năng lượng mới hoặc kỹ
thuật hiệu quả năng lượng là không chắc có thành công không. Chỉ xét riêng kiến
trúc và môi trường xây dựng, những kiến trúc mới không nhiều hơn 2% những cái
đang hiện hữu. Nếu các cấu trúc xây dựng mới giống chính xác những cái đang có
thì kết quả đến năm 2020 sẽ tăng 22% lượng tiêu thụ điện. Mặt khác, nếu mọi cấu
trúc có lượng tiêu thụ năng lượng nhỏ hơn 50% những cái hiện hữu, thì kết quả
vẫn tăng 18%.
Để tiến tới giảm 20% lượng tiêu thụ điện đến năm 2020 phải tiến hành như sau:
■ Những toà nhà mới giảm tiêu thụ năng lượng 50%
■ Một trong mười toà nhà hiện hữu giảm lượng tiêu thụ 30% trong mỗi năm (xem
K hình K1).

Đáng chú ý, vào năm 2020 tại hầu hết các nước 80% các tòa nhà sẽ được xây
dựng xong. Các nâng cấp của cổ phần xây dựng hiện có và cải thiện quản lý năng
lượng là rất quan trọng trong mục tiêu đáp ứng giảm phát thải. Cho rằng ở Tây
phương, hầu hết các tòa nhà đã trải qua nâng cấp vật liệu cách nhiệt như hốc
tường cách nhiệt tầng mái và kính, một tiềm năng duy nhất dành cho tiết kiệm hơn
140 nữa là bằng cách giảm lượng năng lượng tiêu thụ.
120 Hành động đối với môi trường đã xây dựng như hiện nay sẽ hầu như tất nhiên trở
100 thành bắt buộc để đạt được mục tiêu trong những năm tới.
Cơ bản
80 SC1 Như là một hệ quả, các chính phủ đang áp dụng sức ép để đạt được những mục
60 SC2 tiêu tham vọng. Hầu như chắc chắn là những luật lệ khắt khe sẽ bị áp đặt đến
40 những nơi tiêu thụ năng lượng, bao gồm những toà nhà hiện có và tự nhiên, công
20 nghiệp. Cũng thời gian này giá năng lượng đang tăng lên vì nguồn nguyên liệu tự
0 nhiên trở nên cạn kiệt và cấu trúc hệ thống điện ở một vài nước đang gắng sức đối
đầu với sự gia tăng nhu cầu.
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018

Công nghệ được tạo ra để giúp giải quyết hiệu quả điện năng theo nhiều cấp độ từ
giảm lượng tiêu thụ đến điều khiển những nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn.
Một cải tạo tối thiểu 10%/năm của cổ phần hiện có là Những sự điều chỉnh mạnh mẽ có thể được yêu cầu để chắc rằng những kỹ thuật
bắt buộc để đạt được ít hơn 20% được thực hiện đủ nhanh để tác động lên mục tiêu 2020.
Tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là khả năng của chúng trong việc điều khiển cho
Đổi mới = Tiết kiệm 70% công nghiệp, kinh doanh và nhà nước tập trung toàn bộ tâm trí của họ vào hiệu quả
Mới = Tiết kiệm 30% năng lượng trở thành một mục tiêu cấp bách. Nói cách khác đó không chỉ là những
mục tiêu Kyoto đã được soi sáng.
Hình K1: Làm thế nào để đạt được sự giảm 20% lượng tiêu Thông điệp được chú ý là nếu những người được uỷ quyền để tiết kiệm năng
thụ vào năm 2020
lượng không làm như vậy một cách tự nguyện ngay bây giờ, họ sẽ buộc bị đe
dọa pháp lý để làm như vậy trong tương lai.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
2 Hiệu Quả Năng Lượng Và Điện

2.1 Các qui định thúc đẩy năng lượng hiệu quả trên
toàn thế giới
Nghị định thư Kyoto là sự bắt đầu của những mục tiêu định lượng cố định và
chương trình nghị sự trong việc giảm phát thải CO2 với những lời cam kết rõ ràng
của chính phủ.
Vượt xa hơn những cam kết Kyoto (chỉ tới năm 2012) nhiều quốc gia đã đặt những
mục tiêu và khung thời gian dài song song với các khuyến GIEEC đến UNFCC để
ổn định CO2 ở mức 450 ppm (số này nên cần chia đôi trước năm 2050 về lượng
phát thải khí CO2 dựa vào năm 1990)
Liên hiệp Châu Âu là một thí dụ tốt và sự cam kết mạnh mẽ với mục tiêu giảm
20% trước năm 2020 được đưa ra bởi những người đứng đầu của thành viên EU
vào tháng 3 năm 2007 (được biết là 3x20: nó bao gồm giảm 20% lượng khí thải
CO2, nâng lên 20% hiệu suất năng lượng và tiến đến 20% năng lượng được sinh
ra từ nguồn năng lượng tái tạo). Cam kết này giảm 20% trong năm 2020 có thể
nâng lên giảm 30% trong năm 2020 trong trường hợp của sự thống nhất quốc tế
hậu Kyoto.
Một vài nước Châu Âu đã lên kế hoạch cam kết cho năm 2050 với lượng giảm lên
tới 50%. Tất cả những điều trên minh hoạ tổng quan hiệu quả năng lượng và chính
sách sẽ được thực hiện trong một thời gian dài.
Đạt được những mục tiêu trên sẽ đòi hỏi những sự điều chỉnh và thay đổi thật sự,
cho phép những chính phủ tăng cường mỗi ngày luật pháp, tiêu chuẩn hoá.

Tất cả Quy chế / Pháp luật trên toàn thế giới là tăng cường nghĩa vụ các bên
liên quan và việc đưa ra phương án tài chính

■ Ở Mỹ
□ Đạo luật chính sách năng lượng năm 2005
□ Mã xây dựng
□ Mã năng lượng (10CFR434)
□ Chương trình năng lượng nhà nước (10CFR420)
□ Bảo tồn năng lượng cho hàng tiêu dùng (10CFR430)
■ Trong Liên minh châu Âu
□ Kế hoạch thương mại phát thải của EU

□ Chỉ thị về năng lượng của tòa nhà
□ Chỉ thị về các sản phẩm sử dụng năng lượng
□ Chỉ thị về sử dụng năng lượng và các dịch vụ năng lượng cuối cùng
■ Trung Quốc
□ Luật Bảo tồn Năng lượng Trung Quốc
□ Luật kiến trúc Trung Quốc (HQNL trong Xây dựng)

Dán nhãn năng


Hiệu năng lượng cho thiết Phương thức Kết hợp Sản phẩm Sử dụng trực tiếp
năng lượng bị điện gia dụng trao đổi nhiệt và điện sử dụng năng lượng và các
trong tòa nhà trong nước phát thải năng lượng dịch vụ năng lượng

Các chỉ thị HQNL Tháng 12/02 Tháng 7/03 Tháng 10/03 Tháng 2/04 Tháng 7/05 Tháng 4/06
chuyên dụng EPB ELDA ETS CHP Eco Design EUE & ES
2002/91 2003/66 2003/87 2004/8 2005/32 2006/32

Hình K2 : Chỉ thị chuyên dụng cho hiệu quả năng lượng

□ Luật năng lượng tái tạo Trung Quốc


□ Top 1000 Chương trình Bảo tồn năng lượng công nghiệp
Nhiều phương án ưu đãi lập pháp và tài chính được phát triển ở cấp quốc
gia và khu vực như:
■ Kiểm toán & kế hoạch đánh giá
■ Kế hoạch ghi nhãn hiệu suất
■ Mã xây dựng
■ Chứng nhận hiệu suất năng lượng
■ Nghĩa vụ người bán năng lượng để có khách hàng tiết kiệm năng lượng
■ Tự nguyện thỏa thuận trong công nghiệp
■ Cơ chế thị trường tài chính (thuế tín dụng, trích khấu hao nhanh, giấy chứng
nhận trắng,...)
Thuế và các đề án khuyến khích
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
2 Hiệu Quả Năng Lượng Và Điện

Tất cả các ngành có liên quan và các quy định tác động không chỉ lên các công
nghiệp xây dựng và hệ thống mới mà còn lên cả những tòa nhà hiện có trong
công nghiệp cơ sở hạ tầng môi trường.
Song song với công việc tiêu chuẩn hóa đã bắt đầu với rất nhiều tiêu chuẩn mới
53% được ban hành hoặc đang tiến hành
Trong toà nhà tất cả năng lượng sử dụng liên quan tới:
■ Chiếu sáng
■ Thông gió
■ Sưởi
■ Máy lạnh và điều hòa không khí
Đối với công nghiệp cũng như những công ty các tiêu chuẩn cho Hệ thống quản lý
năng lượng (song song với ISO 9001 cho chất lượng và ISO 14001 cho môi
trường) đang được tiến hành soạn thảo trong các Cơ quan Tiêu chuẩn hóa.
Những tiêu chuẩn dịch vụ hiệu quả năng lượng đã đưa vào thực hiện hiện nay.

2.2 Làm thế nào để đạt được hiệu quả năng lượng
(HQNL)
HQNL thụ động

■ Những thiết bị hiệu quả và hệ thống hiệu quả (10 đến 15%)
Những thiết bị tiêu thụ thấp, những công trình cách nhiệt...

■ Tối ưu hoá việc sử dụng của những thiết bị về hệ thống (5 đến 15%)
Tắt thiết bị khi không cần thiết, điều chỉnh động cơ hoặc lò sưởi ở
HQNL chủ động

mức tối ưu...


K

■ Luôn theo dõi và phát triển hệ thống (2 đến 8%)


Chương trình bảo trì chặt chẽ, đo và tác động khi có sự sai lệch

Hình K3 : Ngày nay có thế tiết kiệm 30% năng lượng điện

Có thể tiết kiệm được 30% năng lượng thông qua các giải pháp HQNL hiện hữu tuy
nhiên để thực sự hiểu đâu là cơ hội, trước tiên chúng ta hãy hiểu sự khác biệt giữa
HQNL chủ động và thụ động.

HQNL thụ động liên quan đến hệ thống đo đếm để tránh tổn hao nhiệt, việc sử dụng
các thiết bị tiêu thụ thấp và v.v. HQNL chủ động được định nghĩa là tác động thay
đổi thường xuyên thông qua đo lường, giám sát và điều khiển việc sử dụng năng
lượng. Nó là quan trọng, nhưng không đủ, để tạo những thiết bị sử dụng năng
lượng hiệu quả như là chiếu sáng dùng ít năng lượng. Nếu không kiểm soát thích
hợp, các biện pháp này thường chỉ chứng minh là tránh tổn thất năng lượng hơn là
làm giảm sự tiêu thụ năng lượng thực tế và cách thức nó được sử dụng.

Tất cả mọi thứ tiêu thụ điện - từ tiêu thụ trực tiếp thông qua chiếu sáng, sưởi ấm và
hầu hết các động cơ điện đáng kể, mà còn trong điều khiển HVAC, điều khiển lò
hơi và v.v - phải được giải quyết tích cực nếu lợi ích bền vững được thực hiện điều
này bao gồm việc thay đổi văn hóa và tư duy của các nhóm cá nhân, dẫn đến thay
đổi hành vi tại nơi làm việc và ở nhà, nhưng rõ ràng, nhu cầu này là giảm bằng
cách sử dụng nhiều hơn của kỹ thuật điều khiển.
■ 10 -15% năng lượng có thể tiết kiệm được thông qua các biện pháp HQNL thụ
động như cài đặt các thiết bị tiêu thụ thấp, cách nhiệt xây dựng, vv
■ 5-15 % năng lượng có thể tiết kiệm được thông qua các biện pháp tối ưu hóa
sử dụng của hệ thống và thiết bị, tắt các thiết bị khi không cần thiết, điều chỉnh
động cơ hoặc lò sưởi ở mức tối ưu ...
□ Tiềm năng tiết kiệm lên đến 40% cho một hệ thống động cơ được điều khiển
bởi các bộ truyền động và tự động
□ Tiềm năng tiết kiệm lên đến 30% cho hệ thống chiếu sáng toà nhà thông qua hệ
thống điều khiển chiếu sáng
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
2 Hiệu Quả Năng Lượng Và Điện

■ Và hơn nữa 2-8 % cũng có thể đạt được thông qua các biện pháp HQNL tích
cực như việc đưa ra một theo dõi thường xuyên và cải tiến chương trình.
Tuy nhiên tiết kiệm có thể không hiệu quả nếu:
■ Không có kế hoạch, không được quản lý tắt các thiết bị và quy trình
■ Thiếu tự động hóa và điều chỉnh (động cơ, hệ thống sưởi)
■ Không có sự liên tục của các hành vi

Năng lượng hiệu quả: rất dễ dàng, chỉ cần làm theo 4 bước phát triển bền vững

1 Đo lường ■ Năng lượng kế


■ Đồng hồ đo chất lượng điện

2 Thiết lập cơ sở ■ Những thiết bị tiêu thụ thấp


■ Vật liệu cách nhiệt
■ Chất lượng điện
■ Độ tin cậy điện năng

3 Tự động hoá ■ Xây dựng những hệ thống quản lý


■ Những hệ thống điều khiển chiếu sáng
■ Những hệ thống điều khiển động cơ
■ Những hệ thống điều khiển nhà
■ Truyền động đa tốc độ

4 Giám sát và Cải thiện ■ Phần mềm quản lý năng lượng


■ Những hệ thống giám sát từ xa

Hình K4 : 4 bước phát triển bền vững

Hiệu quả năng lượng không khác dạng những hình thức kỷ luật khác và chúng ta
phải tiếp cận một cách rất hợp lý với nó, rất giống với cách tiếp cận 6Sigma
DMAIC (Xác định, đo lường, phân tích, cải thiện và kiểm soát). Như mọi khi, điều
đầu tiên mà chúng ta cần làm là đo lường để hiểu đâu là nơi tiêu hao chính, đâu là
mô hình tiêu thụ, v.v. Phép đo lường ban đầu này, cùng với một số thông tin đo 
điểm chuẩn, sẽ cho phép chúng ta xem việc chúng ta đang làm là tốt hay xấu, để
xác định hướng cải tiến chính và ước tính dự kiến những lợi ích có thể đạt được.
Chúng ta không thể cải thiện những gì chúng ta không có thể đo.
Sau đó, chúng ta cần phải tiến hành sửa chữa cơ bản hoặc những gì được gọi là

HQNL thụ động. Thay những thiết bị đầu cuối cũ bằng các thiết bị tiêu thụ thấp
(bóng đèn, động cơ, vv), Cải thiện cách điện của hệ thống của bạn, và đảm bảo
chất lượng điện năng đáng tin cậy để có thể làm việc trong một môi trường ổn
định nơi mà những lợi ích sẽ bền vững theo thời gian.
Sau đó, chúng ta sẵn sàng bước vào giai đoạn tự động hoặc chủ động hiệu quả
năng lượng. Như đã nhấn mạnh, tất cả mọi thứ tiêu thụ điện phải được chủ động
giải quyết nếu lợi nhuận bền vững được thực hiện.
Hiệu quả năng lượng chủ động có thể đạt được không chỉ đối với các thiết bị tiết
kiệm năng lượng được lắp đặt, mà cả với tất cả những thiết bị thiết bị đầu cuối
cũ. Đó là khía cạnh của điều khiển, là rất quan trọng để đạt được hiệu quả tối đa.
Ví dụ, hãy xem xét một bóng đèn tiêu thụ thấp đặt trong một căn phòng trống. Tất
cả những gì đạt được là ít năng lượng bị lãng phí so với sử dụng một bóng đèn
bình thường, nhưng năng lượng vẫn bị lãng phí.
Trách nhiệm của các nhà sản xuất thiết bị là tiếp tục phát triển những sản phẩm
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong khi phần lớn hiệu quả của thiết bị là đại diện
ngang với các tiềm năng tiết kiệm năng lượng của nó - ví dụ một máy giặt hay tủ
lạnh trong nước - điều này không luôn luôn như vậy trong công nghiệp và thiết bị
thương mại. Trong nhiều trường hợp hiệu suất năng lượng tổng thể của hệ thống
là những gì thực sự đáng kể. Đơn giản, nếu một thiết bị tiết kiệm năng lượng
được đặt cố định trong trạng thái chờ nó có thể ít hiệu quả hơn một thiết bị tiêu
thụ cao hơn mà luôn luôn tắt khi không sử dụng. Tổng kết, quản lý năng lượng là
chìa khóa để tối đa hóa sử dụng và tiết kiệm hoá lãng phí. Trong khi có sự gia
tăng số lượng sản phẩm hiệu quả năng lượng hơn so với cái trước đó, điều
khiển đóng cắt hoặc giảm các biến cài đặt như là nhiệt độ hay tốc độ, tạo nên sự
ảnh hưởng lớn nhất
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
2 Hiệu Quả Năng Lượng Và Điện

Chìa khóa để tiết kiệm bền vững

100%

■ Lên đến 8%/năm sẽ bị mất nếu không


có chương trình giám sát và bảo trì
■ Lên đến 12%/năm sẽ bị mất nếu không
có hệ thống điều khiển và điều chỉnh

Tối ưu hóa việc sử dụng


70%

thông qua tự động hóa


Tiêu thụ năng lượng
Các hệ thống và
thiết bị hiệu quả
Giám sát và bảo trì

Thời gian
Hình K5 : Những công nghệ giám sát và điều khiển sẽ tiết kiệm bền vững

Như bạn có thể thấy, ngày nay tiết kiệm 30% năng lượng là có thể và khá dễ dàng
đạt được nhưng lên đến 8% / năm có thể không đạt được khi không bảo dưỡng
phù hợp và giám sát liên tục các chỉ số chính. Thông tin là chìa khóa để duy trì tiết
kiệm năng lượng. Bạn không thể quản lý những gì bạn không thể đo lường và do
đó phép đo và thiết bị giám sát kết hợp với phân tích hợp lý cung cấp các công cụ
cần thiết để tiếp nhận thách thức một cách thành công.
Các giải pháp vòng đời cho hiệu quả năng lượng
Năng lượng hiệu quả cần có một cách tiếp cận có cấu trúc để cung cấp tiết kiệm
đáng kể và bền vững. Schneider Electric cung cấp một cách tiếp cận vòng đời
K khách hàng để giải quyết nó. Nó bắt đầu với một chẩn đoán hoặc kiểm toán trên
các tòa nhà và các quá trình công nghiệp ...

Kiểm toán năng lượng


và đo lường
Xây dựng,
quá trình công nghiệp...

Thiết lập cơ sở Tối ưu hóa thông qua Theo dõi,


Những thiết bị tự động hóa bảo trì, Cải tiến
tiêu thụ thấp và điều chỉnh cải tiến điều khiển
vật liệu cách nhiệt
hiệu chỉnh hệ số
công suất… Điều khiển HVAC, Hệ thống đo đạc
Điều khiển chiếu sáng Những dịch vụ giám sát
Điều chỉnh tốc độ những Phần mềm phân tích HQNL
bộ truyền động…
Hiệu quả năng lượng Hiệu quả năng lượng
thụ động chủ động
Hình K6 : Những giải pháp vòng đời cho hiệu quả năng lượng

Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta một chỉ dẫn cho tình trạng hiện tại và các hướng
chính để theo đuổi tiết kiệm. Như vậy thôi là chưa đủ, nó chỉ là khởi đầu, những gì
thực sự được tính là kết quả nhận được. Chỉ có công ty có những phương tiện để có
thể hoạt động tích cực trong toàn bộ quá trình với khách hàng của mình cho đến khi
đạt được kết quả tiết kiệm thực tế.
Tiếp theo, chúng ta sẽ sữa chữa các vấn đề cơ bản, tự động hoá và cuối cùng là
giám sát bảo dưỡng và cải tiến. Sau đó, chúng ta sẵn sàng bắt đầu lại và tiếp tục
chu kỳ ảo này.
Hiệu quả năng lượng là một vấn đề mà một sự chia sẻ rủi ro và mối quan hệ có lợi
liên quan được thiết lập để đạt được mục tiêu...
Khi mục tiêu được xác định trong khoảng thời gian dài (dưới 20% vào năm 2020,
dưới 50% vào năm 2050), đối với hầu hết các khách hàng của chúng ta những
chương trình HQNL không phải là sáng kiến duy nhất và thường xuyên cải tiến theo
thời gian mới là điều quan trọng. Do đó, khung hợp đồng dịch vụ là cách lý tưởng để
phù hợp với những nhu cầu khách hàng.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
3 Chẩn Đoán Thông Qua Các
Đo Lường Điện

Sự thể hiện hiệu quả năng lượng liên quan tới điện năng chỉ có thể được thể hiện
qua đo lường cơ bản vật lý - điện áp, dòng, hài, vv. Các phép đo vật lý này sau đó
được tái xử lý để trở thành dữ liệu kỹ thuật số và sau đó là thông tin.

Trong dạng thô, dữ liệu ít được sử dụng. Thật không may, một số nhà quản lý
năng lượng trở thành hoàn toàn chìm trong dữ liệu và xem thu thập và đối chiếu
dữ liệu như là nhiệm vụ chính của họ. Để đạt được giá trị từ dữ liệu thì phải được
chuyển thành thông tin (được sử dụng để hỗ trợ phát triển kiến thức của tất cả
việc quản lý năng lượng) và sự hiểu biết (sử dụng để hành động tiết kiệm năng
lượng).

Chu kỳ hoạt động dựa trên bốn quá trình: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu;
truyền thông; và hành động (xem hình K7). Những yếu tố này áp dụng đối với bất
kỳ hệ thống thông tin. Chu kỳ hoạt động với điều kiện một mạng lưới thông tin liên
lạc đầy đủ đã được thiết lập.

Truyền thông
(Thông tin để hiểu biết)

Phân tích dữ liệu Hành động


(Hiểu biết để đạt được
(dữ liệu để thông tin)
kết quả)

Thu thập dữ liệu

Hình K7 : Chu trình vận hành 

Các cấp kết quả xử lý dữ liệu về thông tin đó có thể được hiểu bởi hồ sơ nhận:
khả năng diễn giải các dữ liệu do người sử dụng vẫn còn là một thách thức
đáng kể trong việc ra quyết định.
Dữ liệu sau đó được liên kết trực tiếp đến tải tiêu thụ điện - qui trình công
nghiệp, chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, vv - và dịch vụ mà các tải này cung cấp
cho công ty - số lượng sản phẩm được sản xuất, sự thoải mái của khách khi vào
siêu thị, nhiệt độ trong một căn phòng lạnh, v.v
Hệ thống thông tin này sau đó đã sẵn sàng để được dùng làm cơ sở hàng ngày
bởi để đạt được mục tiêu hiệu quả năng lượng được đặt ra bởi những người
quản lý cấp cao trong công ty.

3.1 Sự thu thập giá trị vật lý

Chất lượng của dữ liệu bắt đầu với đại lượng đo lường của chính nó: đúng nơi,
đúng lúc và đúng lượng.
Về cơ bản, đo điện dựa trên điện áp và dòng điện đi qua dây dẫn. Từ những giá
trị này tính được tất cả những đại lượng khác: công suất, năng lượng, hệ số
công suất, v.v.
Thứ nhất, chúng ta sẽ đảm bảo tính nhất quán của cấp chính xác của máy biến
dòng, biến điện áp và độ chính xác của chính các thiết bị đo lường, cấp chính
xác sẽ thấp hơn cho điện áp cao hơn: một sai số trong các phép đo điện cao áp
ứng với một lượng rất lớn năng lượng.
Sai số tổng là tổng bậc hai của từng sai số.

∑sai số = (sai số)2 + (sai số)2 + ... (sai số)2


Ví dụ:
Một thiết bị với sai số 2% kết nối vào một CT với sai số 2% có nghĩa:
∑sai số = (2)2 + (2)2 = 2,828 %

Có nghĩa là có một tổn thất 2,828 kWh trên lượng tiêu thụ 100000 kWh.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
3 Chẩn Đoán Thông Qua Các
Đo Lường Điện

Đo điện áp
Ở điện áp thấp, đo điện áp được thực hiện trực tiếp bằng thiết bị. Khi mức điện
không tương thích với thiết bị đo, ví dụ như trung thế, chúng ta phải dùng biến
điện áp
Một VT (Biến điện áp) được xác định bởi:
■ Điện áp sơ cấp và thứ cấp
■ Công suất biểu kiến
■ Độ chính xác
Một CT được xác định bởi:
Đo dòng điện
■ Tỷ số biến đổi. Ví dụ 50/5A
Đo dòng điện được thực hiện bởi các biến dòng (CT) với vòng xuyến tách rời
■ Cấp chính xác Cl: Ví dụ: Cl=0.5
hoặc nguyên lõi đặt vòng vào dây pha và dây trung tính tương ứng.
■ Công suất chính xác theo VA để cung
cấp cho các thiết bị đo ở thứ cấp Ví dụ: Tuỳ thuộc vào độ chính xác yêu cầu của đo lường, CT được sử dụng để bảo vệ
1.25 VA rơle cũng cho phép đo dòng thấp hơn định mức.
■ Hệ số giới hạn chính xác được chỉ định Đo năng lượng
như là một hệ số được áp dụng cho ln Để đo năng lượng, chúng ta phải chú ý đến hai yếu tố:
trước khi bảo hòa. ■ Một hoá đơn hợp đồng, ví dụ giữa công ty điện lực và khách hàng hoặc thậm chí
Ví dụ: FLP (hoặc Fs) =10 cho những thiết giữa một quản lý sân bay (sub-billing) và người thuê mặt bằng khu vực sân bay.
bị đo với một công suất chính xác phù hợp Trong trường hợp này IEC 62053-21 cho Loại 1 và 2 và IEC 62053-22 cho Loại
0.5S và 0.2S: được áp dụng để đo công suất tác dụng...
Chuỗi đo lường đầy đủ - CT, VT và thiết bị đo lường - có thể đạt được cấp chính
xác Cl của lớp 1 ở điện áp thấp, Cl 0,5 trong điện trung thế và 0,2 ở điện áp cao,
hoặc thậm chí 0,1 trong tương lai
■ Một mục tiêu phân bổ chi phí nội cho công ty, ví dụ như giảm chi phí của điện năng
cho mỗi sản phẩm sản xuất tại một phân xưởng cụ thể. Trường hợp này cấp chính
xác từ 1 đến 2 cho toàn bộ dây chuyền (CT VT, và trạm đo lường trạm) là đủ để đạt
được chuỗi đo lường chính xác với những yêu cầu đo thực tế: không có một giải
pháp tổng thể đơn lẻ, nhưng một kỹ thuật tốt và thoả hiệp kinh tế theo yêu cầu được
đáp ứng. Chú ý rằng độ chính xác của phép đo luôn đi kèm với một cái giá cần phải
được so sánh với khoản thu hồi vốn mà chúng ta đang kỳ vọng.
Nói chung lợi ích về hiệu quả năng lượng thậm chí còn lớn hơn khi cho đến thời
K8 điểm xét đến mạng điện không được trang bị theo cách này. Ngoài ra, những thay
đổi thường xuyên của mạng lưới điện, theo hoạt động của công ty là nguyên nhân
chủ yếu khiến chúng ta tìm cách tối ưu hóa một cách chất lượng và nhanh chóng.
Ví dụ:
Một ampe kế tín hiệu tương tự cấp 1, định mức 100A, sẽ hiển thị một kết quả đo ở
mức +/-1A ở 100A. Tuy nhiên nếu nó hiển thị 2A, thì kết quả đo đúng là khoảng 1A
do vậy có một kết quả không chắc chắn khoảng 50%.
Một trạm đo năng lượng nhóm 1 ví dụ như PM71- giống như tất cả những dòng đo
công suất và các bộ phận đo giám sát mạch khác - chính xác đến 1% qua các đo
lường có tầm được trình bày trong chuẩn IEC

Các phép đo vật lý khác tăng cường đáng kể dữ liệu:


■ Vị trí vận hành bật / tắt, mở / đóng của các thiết bị, v.v.
■ Đo năng lượng xung
■ Nhiệt độ động cơ máy biến áp
■ Giờ hoạt động, số lượng các thao tác đóng ngắt
■ Tải động cơ
Thiết bị đo lường PM700
■ Tải bình UPS
■ Sự kiện đăng nhập thiết bị bị hư hỏng
■ V.v...

3.2 Dữ liệu điện cho mục tiêu thực tế


Dữ liệu điện được chuyển thành thông tin thường dùng để đáp ứng một số mục tiêu
■ Nó có thể thay đổi hành vi của người dùng để quản lý năng lượng một cách khôn
ngoan và cuối cùng giảm tổng chi phí năng lượng
■ Nó có thể góp phần tăng hiệu quả nhân viên
■ Nó có thể góp phần giảm chi phí năng lượng
■ Nó có thể góp phần để tiết kiệm năng lượng bằng cách hiểu việc sử dụng dữ liệu
và làm thế nào mà tài sản và quá trình có thể được tối ưu hóa để có thêm năng
lượng hiệu quả
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
3 Chẩn Đoán Thông Qua Các
Đo Lường Điện

■ Nó có thể giúp tối ưu hóa và tăng thời gian phục vụ của các tài sản liên quan đến
mạng lưới điện
■ Và cuối cùng nó có thể là một phần chính trong việc tăng năng suất của các quá
trình liên kết (quá trình công nghiệp hay thậm chí văn phòng, quản lý xây dựng), bằng
cách ngăn ngừa, hoặc giảm thời gian ngừng, hoặc đảm bảo chất lượng điện năng tốt
hơn cho tải.
Chi phí tiền điện cơ sở tương ứng với sự hình dung của tảng bằng trôi (xem hình K8).
Trong khi một tảng băng có vẻ lớn trên bề mặt, kích thước là hoàn toàn áp đảo bên
dưới bề mặt. Tương tự như vậy, hóa đơn điện được đưa đến bề nổi mỗi tháng khi
nhà cung cấp điện của bạn gửi cho bạn một hóa đơn. Tiết kiệm trong lĩnh vực này là
quan trọng và có thể đủ đáng kể để là nhân tố cần thiết cho một hệ thống theo dõi
năng lượng. Tuy nhiên, có những cái khác ít rõ ràng hơn nhưng hơn cơ hội tiết kiệm
đáng kể được tìm thấy bên dưới bề mặt nếu bạn có các công cụ đúng như xử lý của
bạn.
Sửa đổi hành vi của người sử dụng năng lượng
Sử dụng các báo cáo phân bổ chi phí, bạn có thể xác minh tính chính xác hóa đơn
tiền điện, phát hành hóa đơn nội bộ của các sở, đưa ra quyết định dựa trên thực tế
năng lượng hiệu quả và hướng trách nhiệm trong mọi cấp của tổ chức của bạn. Sau
đó cung cấp quyền sở hữu chi phí điện cho các cấp thích hợp trong một tổ chức, bạn
thay đổi hành vi của người sử dụng để quản lý năng lượng một cách khôn ngoan và
cuối cùng làm giảm chi phí năng lượng tổng thể.
Tăng hiệu quả nhân viên ngoại cần
Giảm chi phí
tiền điện
Một trong những thách thức lớn của các cán bộ phụ trách mạng lưới điện là đưa ra
quyết định đúng và vận hành trong thời gian tối thiểu.
Tối ưu hóa
Đầu tiên sự cần thiết của những người như vậy là để sau đó có thể biết rõ hơn những
sử dụng thiết bị gì xảy ra trên mạng, và có thể được thông báo ở khắp mọi nơi trên khu vực liên quan.
Sự thông thạo địa hình là một tính năng quan trọng cho phép một cán bộ ngoại cần
để:
Tăng độ tin cậy ■ Hiểu luồng năng lượng điện – kiểm tra hệ thống là thiết lập chính xác, cân bằng,
những người tiêu dùng chính là ai, vào những thời gian trong ngày, hoặc trong
tuần ...
■ Hiểu được hành vi của mạng lưới - một tác động ngắt trên thanh cái là dễ dàng
Hình K8 : Chi phí hữu ích cơ sở tương ứng với sự hình hơn khi bạn truy cập vào thông tin từ tải ở hạ nguồn.
dung của tảng băng trôi ■ Được thông báo một cách ngẫu nhiên các sự kiện, ngay cả bên ngoài khu vực có
liên quan bằng cách sử dụng thông tin di động hiện nay.
■ Đi thẳng đến vị trí chính xác trên khu vực với phụ tùng thay thế chính xác, và với K9
sự hiểu biết của bức tranh hoàn chỉnh.
■ Thực hiện một tác động bảo dưỡng có tính đến việc sử dụng thực sự của một
thiết bị, không quá sớm và không quá muộn.
■ Vì vậy, cung cấp cho thợ điện các cách theo dõi mạng lưới điện có thể xuất hiện
như một phương thức hiệu quả để tối ưu hóa và trong trường hợp nhất định giảm
mạnh chi phí điện năng.
Đây là một số ví dụ về việc sử dụng chính của hệ thống giám sát đơn giản:
■ Qui chuẩn giữa các vùng để phát hiện sự tiêu thụ bất thường.
■ Dò tiêu thụ bất ngờ.
■ Đảm bảo rằng điện năng tiêu thụ không cao hơn đối thủ cạnh tranh của bạn.
■ Chọn đúng hợp đồng cung cấp năng lượng với công ty điện lực.
■ Cài đặt cắt điện đơn giản, tập trung vào việc tối ưu hóa những tải có thể quản lý
như là chiếu sáng.
■ Hãy đặt ở vị trí để yêu cầu bồi thường thiệt hại do cung cấp điện không chất lượng
với công ty Điện- “Quá trình này đã bị ngừng lại vì một sụt áp trên mạng lưới”.
Thực hiện dự án hiệu quả năng lượng
Hệ thống giám sát điện sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ một kiểm toán năng lượng toàn
diện của một cơ sở. Như vậy kiểm toán có thể là cách để bao quát không chỉ điện mà
còn cho nước, không khí, khí ga và hơi nước. Các biện pháp, tiêu chuẩn và chuẩn hóa
thông tin tiêu thụ năng lượng sẽ cho biết mức hiệu quả các cơ sở công nghiệp và quá
trình. Kế hoạch hành động thích hợp sau đó có thể được đưa ra. Phạm vi của chúng
có thể rộng như thiết lập điều khiển chiếu sáng, xây dựng hệ thống tự động, truyền
động đa tốc độ, quá trình tự động hóa, v.v.
Tối ưu hóa các tài sản
Một gia tăng thực tế là mạng lưới điện tiến hóa hơn và nhiều hơn nữa và sau đó là
một câu hỏi thường xuyên xảy ra: Mạng của tôi sẽ hỗ trợ quá trình tiến hóa mới này
hay không?
Điều này thường ở nơi mà một hệ thống giám sát có thể giúp các chủ sở hữu mạng
lưới trong việc đưa ra quyết định đúng.
Bởi hoạt động ghi chép có thể đạt được việc sử dụng thực tế của thiết bị và sau đó
đánh giá khá chính xác năng lực dự trữ của một mạng, hoặc tủ, một biến áp...
Một cách sử dụng tốt hơn các thiết bị có thể làm tăng thời gian hoạt động của nó.
Hệ thống giám sát có thể cung cấp thông tin chính xác về việc sử dụng chính xác của
một thiết bị và sau đó nhóm bảo trì có thể quyết định các hoạt động bảo dưỡng thích
hợp, không quá muộn, hoặc không phải là quá sớm.
Trong một số trường hợp cũng có việc theo dõi hài có thể là một yếu tố tích cực trong
thời gian hoạt động của một số thiết bị (như động cơ hoặc máy biến áp).
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
3 Chẩn Đoán Thông Qua Các
Đo Lường Điện

Tăng năng suất bằng cách giảm thời gian mất điện
Thời gian mất điện là cơn ác mộng của bất kỳ người phụ trách một mạng lưới điện
nào. Nó có thể gây tổn thất đáng kể cho công ty, và áp lực để cung cấp năng lượng
điện trở lại trong thời gian tối thiểu - và căng thẳng liên quan cho người vận hành - là
rất cao. Một hệ thống giám sát và điều khiển có thể giúp giảm thời gian mất điện rất
hiệu quả.
Nếu không bàn về một hệ thống điều khiển từ xa là những hệ thống tinh vi nhất và
có thể cần thiết cho các ứng dụng đòi hỏi cao nhất, một hệ thống giám sát đơn giản
đã có thể cung cấp thông tin liên quan được đánh giá cao trong việc giảm thời gian
mất nguồn
■ Thông báo cho người vận hành báo một cách tự nhiên, thậm chí từ xa, ngay cả
ngoài khu vực liên quan (Sử dụng thông tin di động như mạng DECT hoặc GSM /
SMS)
■ Cung cấp một cái nhìn toàn bộ về toàn bộ tình trạng mạng lưới
■ Giúp việc xác định các khu vực bị sự cố
■ Biết được gởi các thông tin chi tiết gắn với từng sự kiện ghi nhận bởi các thiết bị
ngoại vi (lý do tác động ngắt chẳng hạn)
Sau đó điều khiển từ xa của thiết bị là phải có nhưng không cần thiết bắt buộc.
Trong nhiều trường hợp, cần phải đến xem vùng bị sự có nơi có thể thực hiện
các tác động tại chỗ.
Tăng năng suất nhờ cải tiến chất lượng Điện năng
Một số tải có thể rất nhạy cảm với chất lượng điện, và các nhà khai thác có thể
đối mặt với những tình huống không mong muốn nếu chất lượng điện năng không
được kiểm soát.
Giám sát chất lượng Điện năng là một cách thích hợp để ngăn chặn như là một
biến cố và / hoặc để sửa chữa vấn đề đặc biệt sau đó.

3.3 Đo lường bắt đầu với giải pháp “sản phẩm đơn
Compact NSX với bộ phận tác động ngắt Micrologic
chiếc”

Việc lựa chọn các sản phẩm đo lường trong các thiết bị điện được thực hiện theo
K10 các ưu tiên hiệu quả năng lượng của bạn và cũng là những tiến bộ công nghệ
hiện tại:
■ Những chức năng đo lường và bảo vệ của mạng điện HT hay TT được tích hợp
trong cùng một thiết bị,
Ví dụ: Rơ le đo lường và bảo vệ Sepam, thiết bị tác động ngắt Micrologic cho
Compact NSX và Masterpact, bộ điều khiển động cơ TeSys U, bộ điều khiển dãy
tụ điện NRC12 Galaxy UPS
■ Chức năng đo được trong thiết bị, tách biệt với chức năng bảo vệ, ví dụ: được
Bộ đo đạc ION 6200 Bộ điều khiển động cơ TeSys U gắn trong máy cắt LV.
Ví dụ: Thiết bị đo lường PowerLogic ION 6200
Các tiến bộ đạt được trong điện tử công nghiệp và CNTT thời gian thực được sử
dụng trong một thiết bị duy nhất:
■ Đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa các bảng phân phối
■ Để giảm chi phí mua lại và giảm số lượng các thiết bị
■ Để tạo điều kiện phát triển sản phẩm bởi các phương thức nâng cấp phần mềm
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
3 Chẩn Đoán Thông Qua Các
Đo Lường Điện

Ví dụ giải pháp cho một mạng kích thước trung bình:


Công ty trách nhiệm hữu hạn Analysesample là một công ty chuyên về phân
tích mẫu công nghiệp từ những nhà máy: kim loại, nhựa ... để xác nhận các đặc
tính hóa học của chúng. Công ty này muốn tiến hành điều khiển tốt hơn mức
tiêu thụ điện của nó đối với các lò điện hiện có, hệ thống điều hòa không khí và
để đảm bảo chất lượng cung cấp điện cho các thiết bị điện tử có độ chính xác
cao dùng để phân tích các mẫu.
Mạng điện được bảo vệ và giám sát thông qua các mạng nội bộ.
Các giải pháp thực hiện liên quan đến việc khôi phục dữ liệu thông qua các bộ
phận đo đếm điện năng cũng cho phép đo các thông số điện cơ bản cũng như
kiểm tra chất lượng điện năng. Kết nối với một máy chủ mạng, trình duyệt
Internet cho phép sử dụng chúng rất đơn giản và xuất dữ liệu trong một bảng
tính Microsoft Excel™. Đường cong công suất có thể được vẽ trong thời gian
thực bởi bảng tính (xem hình K9).
Vì vậy không cần thiết đầu tư CNTT, ngay cả phần mềm hoặc phần cứng, là
cần thiết để sử dụng dữ liệu này
Ví dụ để giảm hóa đơn điện và hạn chế tiêu thụ vào ban đêm và cuối tuần,
chúng ta phải nghiên cứu các xu hướng đường cong cung cấp bởi các đơn vị
đo lường (Xem hình K10).

Hình K9 : Ví dụ mạng điện dược bảo vệ và giám sát thông


qua các mạng nội bộ

11

Ngày/ thời gian Ngày/ thời gian


Thử nghiệm cắt Thử nghiệm cắt
tất cả chiếu điều hòa không
sáng khí
Hình K10 : A Thử nghiệm để dừng chiếu sáng B Thử nghiệm để dừng điều hòa không khí
Ở đây tiêu thụ trong thời gian không làm việc có vẻ như quá nhiều, do đó hai quyết định đã được sử dụng:
■ Giảm chiếu sáng ban đêm
■ Dừng điều hòa không khí trong những ngày cuối tuần
Các đường cong mới thu được cho thấy sự giảm điện một cách đáng kể trong tiêu thụ.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
3 Chẩn Đoán Thông Qua Các
Đo Lường Điện

Dưới đây chúng tôi đưa ra ví dụ về các phép đo có sẵn thông qua Modbus,
RS485 hoặc Ethernet (Xem hình K11):

Thiết bị đo lường Rơ le bảo vệ và đo Rơ le bảo vệ và đo Điều chỉnh dãy tụ Giám sát cách điện
lường Trung thế lường Hạ thế
Ví dụ Đồng hồ đo công Sepam Bộ tác động ngắt của Varlogic Hệ thống Vigilohm
suất, giám sát Micrologic Masterpact
mạch & Compact
Giữ quyền kiểm soát tiêu thụ điện năng

Công suất tức thời, lớn nhất, nhỏ nhất ■ ■ ■ ■ -


Năng lượng, khả năng tái thiết lập ■ ■ ■ - -
Hệ số công suất tức thời ■ ■ ■ - -
Cos φ tức thời. - - - ■ -

Tăng khả năng cung cấp công suất

Dòng điện, tức thời, lớn nhất, nhỏ


nhất, không cân bằng ■ ■ ■ ■ -
Dòng điện, bắt được dạng sóng ■ ■ ■ - -
Điện áp tức thời, lớn nhất, nhỏ nhất,
không cân bằng
■ ■ ■ ■ -
Điện áp bắt được dạng sóng ■ ■ ■ - -
Trạng thái thiết bị ■ ■ ■ ■ -
Lịch sử lỗi ■ ■ ■ - -
Tần số, tức thời, lớn nhất, nhỏ nhất ■ ■ ■ - -
THDu, THDi ■ ■ ■ ■ -

K12 Quản lý lắp đặt điện tốt hơn


Nhiệt độ tải, trạng thái nhiệt của ■ ■ - ■ -
thiết bị và tải
Điện trở cách điện - - - - ■

Bộ điều khiển Truyền động thay đổi Khởi động mềm hạ Khởi động mềm Bộ lưu điện UPSs
động cơ tốc độ hạ thế thế trung thế
Ví dụ TeSys U ATV.1 ATS.8 Motorpact RVSS Galaxy
Giữ quyền kiểm soát tiêu thụ điện năng

Công suất, tức thời, lớn nhất, nhỏ nhất - ■ - ■ ■

Năng lượng, khả năng tái thiết lập - ■ ■ ■ -

Hệ số công suất, tức thời - - ■ ■ ■

Tăng khả năng cung cấp công suất

Dòng điện tức thời, lớn nhất, nhỏ


nhất, không cân bằng ■ ■ ■ ■ ■
Dòng điện, bắt được dạng sóng - - - ■ ■
Trạng thái thiết bị ■ ■ ■ ■ ■
Lịch sử lỗi ■ ■ ■ ■ -
THDu, THDi - ■ - - -

Quản lý lắp đặt điện tốt hơn


Nhiệt độ tải, trạng thái nhiệt của thiết bị ■ ■ ■ ■ ■
và tải
Giờ chạy động cơ - ■ ■ ■ -
Theo dõi pin - - - - ■

Hình K11 : Ví dụ về các phép đo có sẵn thông qua Modbus, RS485 hoặc Ethernet
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Dựa trên những báo cáo thu thập bởi hệ thống giám sát năng lượng hoặc hệ thống
thông tin năng lượng, những dự án hiệu suất năng lượng có thể được lựa chọn.
Có rất nhiều chiến lược để chọn dự án nào để tiến hành:
■ Thông thường những tổ chức chuộng bắt đầu với giá thành thấp, những dự án dễ
dàng để tạo những thắng lợi nhanh trước khi đầu tư lớn.
■ Thời gian thu hồi vốn thông thường là một phương pháp được xếp hạng và chọn
lựa dự án. Thuận lợi của nó là phân tích đơn giản. Khó khăn là phương pháp này
có thể không tính đến ảnh hưởng dài hạn của dự án.
■ Những phương pháp phức tạp hơn như là phương pháp tính giá trị hiện tại thuần
hoặc mức hoàn trả vốn cũng có thể được sử dụng. Nỗ lực bổ sung được yêu cầu
để phân tích, nhưng chỉ số thực của lợi nhuận toàn dự án là đạt được. Tiết kiệm
năng lượng có thể tiến hành theo nhiều cách:
■ Những biện pháp giảm tiêu hao năng lượng: Hoặc sử dụng năng lượng ít hơn để
đạt được kết quả tương tự, hoặc giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách bảo đảm
rằng năng lượng không sử dụng vượt quá yêu cầu thực tế. Một ví dụ là sử dụng
loại đèn có hiệu suất cao để cung cấp cùng sự chiếu sáng với chi phí năng lượng
thấp hơn. Một ví dụ thứ hai là giảm số lượng đèn tại các khu vực quá sáng để làm
giảm độ sáng đến mức độ yêu cầu.

■ Các pháp tiết kiệm chi phí năng lượng mà không làm giảm tiêu thụ năng lượng,
nhưng giảm chi phí cho mỗi đơn vị. Một ví dụ là lên lịch trình một số hoạt động vào
ban đêm để tận dụng giá điện theo thời gian của ngày, né tránh nhu cầu đỉnh và
những kế hoạch đáp ứng nhu cầu là những ví dụ khác.
■ Các biện pháp tăng độ tin cậy năng lượng không chỉ góp phần vào hiệu quả hoạt
động bằng cách tránh thời gian mất điện, nhưng cũng tránh những tổn thất năng
lượng kết hợp với khởi động lại hay làm lại lô hư hỏng.

Chiến lược năng


lượng toàn diện

K13
Giảm lượng
Tiêu thụ

Tối ưu Tăng độ
chi phí tin cậy và tính
sử dụng sẵn sàng

Hình K12 : Chiến lược năng lượng toàn diện

4.1 Những hệ thống động cơ và thay thế


95
EFF 1 Vì trong ngành công nghiệp, 60% lượng điện tiêu thụ được sử dụng để chạy động
90 4 cực
cơ, có khả năng cao là các hệ thống động cơ sẽ xuất hiện mạnh mẽ trong số các
cơ hội xác định. Hai lý do để xem xét việc thay thế động cơ và qua đó cải thiện
85 hiệu quả năng lượng thụ động là:
Hiệu suất (%)

EFF 2 EFF 3 ■ Tận dụng lợi thế của các thiết kế động cơ mới hiệu suất cao
2 cực 2&4 ■ Nhắm tới qua kích cỡ
80
cực Tùy thuộc vào mã lực, động cơ hoạt động hiệu suất cao từ 1% đến 10% hiệu quả
hơn so với động cơ tiêu chuẩn. Động cơ hoạt động trong thời gian dài có thể là
75
ứng viên tốt để thay thế với động cơ hiệu suất cao, đặc biệt là nếu các động cơ
hiện tại cần quấn dây lại. Lưu ý rằng động cơ quấn lại thường kém hiệu quả 3% -
70 4% hơn so với động cơ ban đầu. Tuy nhiên, nếu động cơ được sử dụng ít hoặc
1 15 90
Công suất định mức (kW) vừa phải (ví dụ như dưới 3000 giờ / năm), thay thế động cơ hiệu suất tiêu chuẩn
(đặc biệt là những cái chưa được quấn lại) bằng động cơ hiệu suất cao có thể
Hình K13 : Định nghĩa của lớp hiệu quả năng lượng cho
động cơ Hạ thế được thiết lập bởi ủy ban châu Âu và
không được kinh tế. Ngoài ra, điều quan trọng là cần đảm bảo các tính năng cần
CEMEP (ủy ban Châu Âu của nhà sản xuất điện máy thiết (chẳng hạn như tốc độ) của động cơ mới là tương đương với động cơ hiện
và điện tử) có.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Động cơ có hiệu quả nhất khi hoạt động giữa khoảng 60% và 100% đầy tải của
chúng. Hiệu quả giảm mạnh khi tải là dưới 50%. Trong lịch sử, nhà thiết kế có xu
hướng nâng hạng động cơ bởi một ngưỡng an toàn đáng kể để loại bỏ bất kỳ
nguy cơ hỏng hóc ngay cả trong điều kiện cực kỳ không mong muốn. Cơ sở
nghiên cứu cho thấy rằng khoảng một phần ba của động cơ đang bị nâng hạng
và thường được chạy dưới 50% tải trọng định mức (1). Trung bình tải của động
cơ là khoảng 60% (2). Động cơ nâng hạng không chỉ không hiệu quả mà còn chi
phí mua ban đầu cao hơn so với các loại đúng kích cỡ.
Động cơ lớn hơn cũng có thể là nguyên nhân gây hệ số công suất thấp hơn, có
thể dẫn đến chi phí công suất phản kháng trên hóa đơn điện. Cân nhắc thay thế
nên xem xét cùng với cuộc sống hữu ích còn lại của động cơ. Ngoài ra, lưu ý
rằng một số động cơ có thể bị nâng hạng, nhưng vẫn kéo tải quá nhẹ nhàng
hoặc không thường xuyên sử dụng nên chúng không tiêu thụ đủ nhiều năng
lượng điện để đạt hiệu quả chi phí khi lắp đặt một động cơ khác thay thế.
Rõ ràng, bất cứ nơi nào thích hợp hai phương pháp này nên được kết hợp để
thay thế về động cơ kích thước quá tiêu chuẩn với những động cơ hiệu suất cao
có kích thước phù hợp cho ứng dụng.
Những cách thức khác có thể được áp dụng cho các hệ thống động cơ bao gồm:
■ Cải thiện hiệu quả năng lượng chủ động bằng cách tắt động cơ khi không cần
thiết. Điều này có thể đòi hỏi những cải tiến trong điều khiển tự động, hoặc giáo
dục, theo dõi và có thể khuyến khích các người vận hành. Nếu những người
vận hành động cơ không chịu trách nhiệm về tiêu thụ năng lượng của mình, họ
có nhiều khả năng để nó chạy ngay cả khi không sử dụng.
■ Kiểm tra và nếu cần thiết điều chỉnh trục liên kết, bắt đầu với các động cơ lớn
nhất. Sự không đồng trục gắn với tổn hao năng lượng và cuối cùng dẫn đến hư
khớp nối và ngưng làm việc. Một góc lệch là 0,6 mm ở đầu một khớp nối có thể
dẫn đến tổn thất điện năng nhiều khoảng 8%.

4.2 Bơm, quạt và biến tần


63% năng lượng động cơ sử dụng là trong các ứng dụng chất lưu như máy bơm
và quạt. Nhiều khi chỉ cần lưu lượng ở mức thấp nhưng các động cơ vẫn phải
chạy với tốc độ tối đa. Nhằm đạt được mức lưu lượng yêu cầu, người ta thường
K14 dùng các biện pháp không mấy hiệu suất như sử dụng các loại van, van thông
gió, van tiết lưu. Sử dụng các loại van này cũng giống như khi điều khiển xe hơi,
đạp thắng trong khi vẫn giữ tay ga hoặc nhấn bàn đạp hết cỡ. Tuy vậy, một số
biện pháp trên vẫn hay được dùng trong công nghiệp. Như đã trình bày, các động
cơ đứng hàng đầu về tiêu thụ điện trong công nghiệp, và động cơ được dùng chủ
yếu để truyền động máy bơm và các loại quạt, do vậy, hạng mục này là mối quan
tâm hàng đầu trong các dự án tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng biến tần Altivar là một biện pháp tiết kiệm năng lượng tích cực, người
dùng có thể thay đổi tốc độ bơm hay quạt theo yêu cầu và tiết kiệm năng lượng
đáng kể cũng như có thêm một số ích lợi khác. Một dự án lựa chọn thiết bị đúng
đắn có thời hạn hoàn vốn chỉ chừng mười tháng, trong khi nhiều dự án cũng hữu
ích nhưng có thời hạn hoàn vốn lên tới khoảng ba năm. Các biến tần được ứng
dụng trong nhiều

Hình. K14 : Ví dụ sử dụng biến tần trong bơm và quạt ly tâm

(1) Hướng bảo trì và vận hành cho quản lý năng lượng-
James E. Piper
(2) Tài liệu Bộ Năng lượng Hoa Kỳ
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

sản phẩm, như máy nén khí, máy đúc chất dẻo, cũng như nhiều loại máy móc
khác. Hầu hết các bơm được dùng để đưa lưu chất từ một điểm nguồn tới một
điểm đích (vd. chứa đầy chất lỏng trong một hồ nước ở trên cao), hoặc để luân
chuyển chất lỏng trong một hệ thống (vd. Để lưu chuyển nhiệt). Quạt dùng để
lưu thông không khí hay các loại khí đốt khác, hoặc dùng để bảo đảm một sự
chênh lệch áp suất nào đó. Để đảm bảo mức lưu lượng chất lỏng hay khí, cần
phải tính tới áp suất. Nhiều hệ thống bơm hay thông gió đòi hỏi lưu lượng hoặc
áp suất thay đổi theo thời gian.
Có một số biện pháp có thể dùng để thay đổi lưu lượng hoặc áp suất của hệ
thống. Lựa chọn biện pháp nào còn tuỳ thuộc vào thiết kế của bơm hay quạt, vd.
bơm dung tích hay bơm rotodynamic, quạt ly tâm hay là quạt hướng trục.
■ Hệ nhiều bơm hoặc quạt: Biện pháp này thay đổi lưu lượng theo từng nấc mỗi
khi kết nối thêm bơm hay quạt vào hệ thống. Năng lượng thường bị hao phí khi
lưu lượng thực sự cần nằm trong khoảng giữa hai nấc của hệ.
■ Điều khiển đóng/mở: Chỉ tính tới khi chấp nhận dòng chảy không liên tục.
■ Van điều chỉnh lưu lượng: Sử dụng 1 van để giảm lưu lượng nhờ tăng ma sát
tại ngõ ra của bơm. Phần năng lượng máy bơm sử dụng để bơm lượng lưu
lượng mà sau đó bị cắt giảm bởi van là phần năng lượng hao phí. Hơn nữa, máy
bơm có một dải hoạt động tốt, việc tăng lực cản bằng phương pháp này có thể
khiến máy bơm chuyển sang hoạt động ở dải khác có hiệu suất thấp hơn (hao
phí năng lượng nhiều hơn nữa) và độ tin cậy giảm.
■ Van lá chắn: Cũng như van điều chỉnh lưu lượng trong một hệ thống bơm,
phương pháp này giảm lưu lượng khí bằng cách cản trở ngõ ra của quạt. Phần
năng lượng hao phí là phần năng lượng quạt dùng để lưu thông lượng khí thừa.
■ Điều khiển kiểu đường vòng: Kĩ thuật này giữ bơm hoạt động ở tốc độ tối đa
và dẫn dòng lưu chất dư từ ngõ ra của bơm trở lại nguồn. Phương pháp này
cho phép đạt được lưu lượng nhỏ mà tránh được nguy hiểm từ việc tăng áp lực
tại ngõ ra, nhưng tổn hao cũng rất cao bởi vì năng lượng bơm sử dụng để bơm
phần lưu chất dư là hoàn toàn hao phí.
■ Van tràn: Cũng tương tự như van điều khiển đường vòng trong hệ thống
bơm, kĩ thuật này giữ cho quạt chạy ở tốc độ tối đa và xả lượng khí dư ra ngoài.
Tổn hao rất cao bởi vì năng lượng sử dụng để lưu thông lượng khí hoặc hơi dư
là hoàn toàn hao phí.
■ Thay đổi bước: Một vài quạt được thiết kế cho phép điều chính gốc mở các
cánh quạt để thay đổi lưu lượng ra. K15
■ Cánh tuabin ở đường dẫn khí vào: Dùng các cánh tuabin để tăng cường
hoặc ngắt quãng luồng không khí hay khí đốt đi vào quạt, ở phương pháp này,
người ta tăng hay giảm dòng khí đi vào từ đó tăng hoặc giảm dòng khí đi ra.

Bộ truyền Cảm biến


động

Quạt hoặc Giảm tốc


Động cơ Bơm hoặc van
Giảm đầu ra
Vận tốc đầu trục Đầu ra 50% định mức
cố định 100% định mức
100% định mức
Cảm biến

VSD Động cơ Quạt hoặc Mở


Bơm

Công suất Vận tốc đầu trục Đầu ra không đổi


Đầu ra 50% định mức
tiêu thụ thay đổi 50% định mức
12% định mức 50% định mức
Hình K15 : Điều khiển quạt và máy bơm: mô hình lý thuyết

Khi dùng quạt hoặc máy bơm ứng với một tầm lưu lượng hay áp suất nào đó,
kích thước của chúng sẽ phải đáp ứng được giá trị lớn nhất của ngõ ra. Vậy
nên, trong các trường hợp khác, kích thước của chúng là quá lớn do đó hiệu
suất không cao. Người ta nhận thấy yêu cầu bức thiết phải tìm ra một giải pháp
tiết kiệm năng lượng bằng cách giảm thiểu năng lượng cấp cho máy bơm hoặc
quạt trong những thời gian mà nhu cầu ngõ ra giảm. Với một cái quạt hay máy
bơm không được yêu cầu vận hành ở nhiều chế độ khác nhau thì nó có thể
chạy với tốc độ tối đa mà không cần bất kì biện pháp điều khiển nào được nêu
ở phần trên, hoặc, có các bộ điều khiển đó, nhưng không sử dụng tới (ví dụ có
van hoặc van lá chắn được mở hoàn toàn). Trong trường hợp này, thiết bị sẽ
vận hành tại, hoặc gần hiệu suất làm việc cao nhất có thể của nó, và bộ biến tần
sẽ không đem lại bất kì cải thiện nào.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Với những quạt hay máy bơm yêu cầu phải tạo ngõ ra có nhiều mức, bộ biến tần sẽ
làm giảm tốc độ của bơm hoặc quạt và giảm năng lượng mà nó tiêu thụ. Hiệu quả
đối với các loại quạt thay đổi tuỳ thuộc vào cách thiết kế. Quạt ly tâm cả loại cánh
quạt cong về trước và loại cánh quạt bẻ về sau đều có tiềm năng lớn hơn. Quạt
hướng trục có thuộc tính hiệu suất lớn hơn và tiềm năng kinh tế thấp nên thường
không áp dụng được biến tần. Với bơm, hiệu suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm áp suất thủy tĩnh của hệ thống (gây ra bởi độ cao chênh lệch giữa điểm nguồn
và điểm đích của chất lỏng) và áp suất ma sát (xuất hiện do sự dịch chuyển của chất
lỏng trong đường ống qua van và các thiết bị). Biến tần phải luôn đảm bảo hoạt động
trong tầm an toàn của máy bơm. Nói chung, biến tần sẽ tạo ra hiệu suất lớn hơn
trong các hệ thống mà áp suất ma sát trội hơn. Trong một số trường hợp, việc cải
thiện bằng biến tần lại không lợi bằng thay thế các loại quạt và bơm kiểu mới có hiệu
suất cao hơn. Còn trường hợp quạt hay bơm không thường xuyên sử dụng thì ngay
cả khi nó có hiệu suất thấp đi nữa, dùng biến tần hay thay mới nó cũng không phải
là phương án tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, điều cần ghi nhớ là. điều khiển bằng biến
tần thì chắc chắn là hiệu quả hơn so với van hay phương pháp mạch vòng.
Các ứng dụng dùng quạt và máy bơm bị chi phối bởi các luật sau:

■ Lưu lượng tỉ lệ với tốc độ quay của trục.


□ Khi trục quay với tốc độ một nửa thì lưu lượng cũng đạt một nửa.
■ Áp lực hay áp suất tỉ lệ với bình phương tốc độ trục quay.
□ Khi trục quay với tốc độ một nửa thì áp suất đạt một phần tư.
■ Năng lượng tỉ lệ với lập phương tốc độ trục quay.
□ Khi trục quay với tốc độ một nửa sử dụng một phần tám công suất.
□ Do đó, một phần hai lưu lượng sẽ sử dụng một phần tám công suất.
Do đó, nếu không cần quạt hay máy bơm đạt tới 100% lưu lượng hoặc áp suất ngõ ra,

120

100

80
K16
P (%) 60

40

20

0
0 20 40 60 80 100 120
Q (%)

Hình K16 : Năng lượng tiết kiệm được trên lý thuyết của một quạt chạy với nửa tốc độ

ta có thể tiết giảm công suất tiêu thụ của nó và lượng giảm đi có thể rất đáng kể để
điều hoà sự thay đổi lưu lượng. Không may rằng trong thực tiễn, hiệu suất còn bị
tổn hao thêm trên các thành phần khác nên không thể đạt tới giá trị lý thuyết được.
Giá trị tiết kiệm đạt được thực tế phụ thuộc vào thiết kế của quạt hoặc bơm,

P (W)

0
0 Q (m3/s)
Hình K17 : Năng lượng tiêu thụ ứng với lưu lượng theo các phương pháp điều khiển quạt gió
khác nhau: van điều khiển ngõ ra, van đường dẫn khí vào, và biến tần (từ trên xuống dưới)
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

thuộc tính hiệu suất của nó, kích thước của động cơ, số giờ vận hành một năm,
và giá tiền điện của địa phương. Con số này có thể ước tính bằng các công cụ
như EC08, hoặc có thể dự đoán chính xác bằng cách lắp đặt tạm thời các dụng
cụ đo và phân tích kết quả thu được với các đồ thị hợp lý.
Bộ biến tần có thể được tích hợp với rất nhiều phương pháp điều khiển:
■ Điều khiển với áp suất không đổi và lưu lượng thay đổi: Dùng một cảm biến áp
suất kết nối với biến tần, Biến tần điều chỉnh tốc độ để tăng hoặc giảm lưu lượng
theo yêu cầu của hệ thống. Đây là phương pháp thường dùng trong các hệ thống
cấp nước, vì yêu cầu áp suất không đổi nhưng lưu lượng nước phải khác nhau
tuỳ thuộc số lượng người dùng tại mỗi thời điểm. Phương pháp này còn thường
được sử dụng trong các hệ thống làm mát tập trung, các hệ thống phân tán và
trong tưới tiêu liên quan tới nhiều giá trị áp suất phun và nhiều phân vùng tưới
tiêu khác nhau.
■ Điều khiển hệ thống nhiệt: Trong các hệ thống sưởi và làm mát, lưu lượng phải
thay đổi dựa trên nhiệt độ. Một cảm biến nhiệt điều khiển Biến tần tăng hoặc giảm
lưu lượng dòng nóng hay dòng lạnh của chất lỏng hay không khí dựa trên nhiệt
độ mà bộ xử lý yêu cầu. Phương pháp này cũng tương tự như phương pháp điều
khiển áp suất trình bày ở trên, trong đó lưu lượng cũng thay đổi, nhiệt độ phải giữ
cố định, còn cảm biến nhiệt độ thay cho cảm biến áp suất.
■ Điều khiển với lưu lượng không đổi và áp suất thay đổi: Các hệ thống cấp nước
và tưới tiêu có thể yêu cầu lưu lượng không đổi. Khi mức nước trên đường ống
dẫn lên và đường ống dẫn xuống thay đổi thì áp suất cũng biến thiên. Nhiều hệ
thống làm mát, máy làm nước lạnh chiller, phun và giặt yêu cầu cung cấp một
khối lượng nước cố định không phụ thuộc điều kiện bơm hút và đẩy. Điều kiện
bơm hút thay đổi khi mực nước trong các hồ nước hoặc bể chứa giảm xuống, áp
suất phân phối có thể thay đổi khi bể lọc hoạt động không chính xác, hoặc khi lực
cản hệ thống gia tăng do đường ống bị tắc nghẽn v.v... Một đồng hồ đo lưu lượng
thường được gắn ở đường ống xả để giữ tốc độ dòng chảy không đổi.
Các ưu điểm:
■ Giảm năng lượng tiêu thụ do đó tiết kiệm chi phí nhờ loại bỏ các phương pháp
điều khiển hiệu suất thấp và các bộ phận đã lỗi thời như động cơ hai cấp tốc độ.
■ Điều khiển tốt hơn, đạt được chính xác lưu lượng và áp suất yêu cầu.
■ Giảm nhiễu và dao động, biến tần cho phép tinh chỉnh tốc độ do đó tránh cho
thiết bị hoạt động tại tần số cộng hưởng của đường ống.
■ Tăng tuổi thọ và cải thiện độ tin cậy, ví dụ thay vì dùng biến tần, mà bơm vận K17
hành với van tiết lưu thì tuổi thọ sẽ bị giảm đi.
■ Đơn giản hoá hệ thống đường ống (không dùng các van lá chắn, van điều khiển
và đường hồi).
■ Khởi động mềm và dừng mềm giảm được các rủi ro do ảnh hưởng quá độ trong
lưới điện, giảm áp lực cơ khí lên các bộ phận quay của quạt và bơm, giảm áp lực
nước va trong bơm vì tốc độ dòng chảy được biến tần điều khiển tăng hay giảm
từ từ chứ không thay đổi đột ngột.
■ Giảm thiểu công tác bảo dưỡng.
Ngoài ra, có thể tiết kiệm được một lượng năng lượng đáng kể bằng một cách đơn
giản là thay đổi kích thước puli truyền động sao cho phù hợp với điểm làm việc của
bơm hay quạt. Cách này tuy không thể điều khiển tốc độ một cách linh hoạt nhưng

Không dùng biến


tần
Dùng biến tần Tiết kiệm %
Công suất trung 104 kW/động cơ 40 kW/động cơ 64 kW/động cơ 62%
bình (Quạt có 2
động cơ)
Tiền điện trả cho £68.66/1 tấn khí £26.41/1 tấn khí £42.25/1 tấn khí
mỗi quạt
Mức thải CO2 459,000 kg/năm 175,541 kg/năm 283,459 kg/năm

Chi phí vận hành £34,884 £13,341 £21,542


hàng năm
Thời hạn hoàn 10 tháng với trợ cấp vốn đầu tư địa phương
vốn 14 tháng không trợ cấp

Hình K18 : Bảng ví dụ chi phí tiết kiệm được cho các máy bơm điều khiển bằng biến tần

tốn rất ít chi phí, có thể thực hiện được với nguồn ngân sách bảo dưỡng có hạn.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

4.3 Chiếu sáng

Chiếu sáng có thế chiếm tới 35% năng lượng tiêu thụ trong toà nhà tuỳ theo
ngành nghề. Điều khiển chiếu sáng là một trong các biện pháp có vốn đầu tư thấp
và dễ thực hiện nhất để giảm chi phí điện năng, đó cũng là một trong những tiêu
chuẩn thường dùng để đánh giá hiệu quả của công tác tiết kiệm năng lượng.

Bộ đèn và chấn lưu

Thiết kế chiếu sáng cho các toà nhà thương mại phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
tắc và chỉ số xây dựng. Chiếu sáng không chỉ cần thiết cho các hoạt động trong
toà nhà, mà còn phải đáp ứng các yêu cầu về sức khoẻ và an toàn lao động. Thực
tế nhiều văn phòng được chiếu sáng quá mức, do vậy có thể tiết kiệm năng lượng
đáng kể nhờ các biện pháp thụ động như: thay thế các bóng đèn công nghệ cũ,
hiệu suất thấp bằng các bóng đèn hiệu suất cao, công suất thấp kết hợp với chấn
lưu điện tử.
Phương pháp này đặc biệt thích hợp tại các khu vực đòi hỏi ánh sáng không đổi
trong thời gian dài, ở những nơi này ít khi có thể tắt đèn để tiết kiệm năng lượng.
Thời gian thu hồi vốn của các dự án thông thường khoảng 2 năm.
Có nhiều loại đèn có hiệu suất cao hơn để lựa chọn tuỳ theo nhu cầu, chủng loại
và tuổi thọ của công trình chiếu sáng. Chẳng hạn, đèn huỳnh quang 40WT12 có
thể được thay bằng đèn huỳnh quang loại mới hơn là 32WT8. (T kí hiệu cho các
đèn dạng ống (tubular). Chữ số là đường kính bóng đèn tính theo đơn vị 1/8 inch,
Như vậy đèn T12 có đường kính 1.5 inches. Các chuẩn này khác nhau do từng
quốc gia quy định). Khi thay bóng đèn thì cũng phải thay chấn lưu tương ứng.
Đèn huỳnh quang chứa hơi đốt phát ra tia cực tím khi có điện kích thích. Lớp phốt-
pho phủ quanh bóng đèn chuyển ánh sáng cực tím thành phổ ánh sáng nhìn thấy
được. Nếu nguồn điện cấp cho đèn không ổn định, đèn vẫn phải duy trì được
cường độ sáng. Chấn lưu tạo ra một điện áp khởi động để phóng điện, sau đó có
nhiệm vụ ổn dòng để đảm bảo cường độ sáng ổn định. Chấn lưu cũng được dùng
trong các loại đèn hồ quang và đèn hơi thuỷ ngân. Chấn lưu điện tử tiết kiệm năng
lượng hơn chấn lưu điện từ kiểu cũ.
Đèn T8 với chấn lưu điện tử tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 32-40% so với đèn T12
18 dùng chấn lưu điện từ.
Chấn lưu điện tử có một nhược điểm so với chấn lưu từ. Chấn lưu từ hoạt động ở
tần số lưới điện (50 hay 60 Hz) trong khi chấn lưu điện tử hoạt động ở tần số 20
000 đến 60 000 Hz và có thể làm cho lưới điện bị méo dạng do sóng hài hay do
nhiễu. Điều này có thể góp phần gây ra sự quá nhiệt hoặc giảm tuổi thọ của biến
áp, động cơ, dây trung tính, thiết bị bảo vệ quá áp và gây hư hỏng mạch điện tử.
Thông thường thì vấn đề đó cũng không đáng kể ngoại trừ đối với các hệ thống
chiếu sáng nặng tải và sử dụng nhiều chấn lưu điện tử. Hầu hết các mẫu chấn lưu
điện tử đều được tích hợp bộ lọc thụ động để giữ tổng độ méo dạng sóng hài nhỏ
hơn 20% hài cơ bản.
Những công trình đòi hỏi chất lượng chiếu sáng cao (như bệnh viện, khu vực sản
xuất chính xác, v.v.) yêu cầu tổng độ méo dạng sóng hài của chấn lưu điện tử là
5% hoặc nhỏ hơn.
Tuỳ theo nhu cầu của các công trình có thể lựa chọn các phương án chiếu sáng
khác nhau. Đánh giá nhu cầu chiếu sáng bao gồm ước tính khoảng không gian
làm việc, độ rọi và chỉ số màu cần thiết. Các hệ thống chiếu sáng được thiết kế
trước đây phát ra nhiều ánh sáng hơn so với các tiêu chuẩn hiện nay. Do vậy có
thể thiết kế lại các hệ thống chiếu sáng này sao cho chúng cung cấp vừa đủ độ rọi
tối thiểu cần thiết để tiết kiệm năng lượng.
Sử dụng các loại bóng đèn hiệu suất cao kết hợp với chấn lưu điện tử đem lại
nhiều lợi ích, trước hết là tiết kiệm chi phí và năng tượng tiêu thụ, hơn nữa các loại
bóng đèn và chấn lưu hiện đại có độ tin cậy cao hơn do đó giảm chi phí bảo
dưỡng, đạt được mức độ chiếu sáng phù hợp với nhu cầu làm việc mà vẫn đáp
ứng các chỉ số xây dựng, các quy tắc và tiêu chuẩn chiếu sáng cần thiết, tránh
được các tần số thường liên quan tới chứng đau nửa đầu và mỏi mắt, ngoài ra các
loại đèn hiện đại còn đạt chỉ số màu có lợi với môi trường làm việc hơn.

Chóa đèn
Một phương pháp tiết kiệm năng lượng thụ động không thường được dùng, nhưng
cũng nên xem xét cùng lúc thay bóng đèn và chấn lưu, đó là thay thế choá đèn.
Choá đèn trong các bộ đèn (thiết bị chiếu sáng) dùng để định hướng ánh sáng
phát ra từ đèn tới các khu vực mong muốn. Sự tiến bộ về vật liệu và kĩ thuật thiết
kế đã tạo ra nhiều kiểu choá đèn dùng để cải thiện cho các loại bóng đèn hiện nay.
Choá đèn giúp tăng lượng ánh sáng có ích, có thể cho phép bớt số lượng đèn, như
vậy năng lượng được tiết kiệm mà vẫn duy trì mức chiếu sáng cần thiết.
Một choá đèn KW2 hiệu suất cao có hiệu suất quang phổ hơn 90%. Điều đó có
nghĩa là, 2 bóng đèn có thể được thay thế bằng một bóng duy nhất. Bằng cách này
chi phí năng lượng cho chiếu sáng có thể tiết kiệm tới 50% hoặc hơn nữa.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Các thiết bị chiếu sáng hiện nay có thể trang bị thêm những choá đèn tân tiến,
trong khi vẫn giữ được khoảng cách không gian giữa các đèn, dễ dàng cải thiện
+ chất lượng và giảm chi phí, tối thiểu hoá sự phá vỡ kiến trúc trần nhà.
+

Điều khiển chiếu sáng


Cải tiến kĩ thuật điều khiển là một cách khác để gia tăng hiệu quả chiếu sáng.
Phương pháp này ít thông dụng hơn, tuy nhiên nó có thời gian hoàn vốn ngắn
hơn, trong khoảng 6 -12 tháng. Tự nó, hiệu quả điện năng thụ động từ bóng đèn,
Trên: khoảng 70% ánh sáng của đèn huỳnh quang bị chiếu
ngang và hướng ngược lên so với bề mặt cần chiếu sáng; chấn lưu, choá đèn vẫn chưa tiết kiệm được tối đa, bởi vì một bộ đèn tiết kiệm
điện năng vẫn hao phí năng lượng khi nó được bật lúc không cần thiết. Mặc dù
Dưới: Bề mặt bạc của KW/2 được định hình để phản chiếu người sử dụng vẫn có thể ý thức được việc tắt đèn khi không dùng, nhưng trong
lượng lớn nhất ánh sáng được chiếu xuống thực tế, người ta vẫn thường quên điều đó, như vậy một bộ điều khiển chiếu sáng
tự động sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Điều khiển chiếu sáng phải thuận tiện và
linh hoạt theo yêu cầu sử dụng, trong khi vẫn phải đảm bảo tiết kiệm năng lượng
một cách chủ động, tối thiểu hoá chi phí bằng cách đảm bảo tắt đèn ngay khi
+
không dùng nữa. Mức độ phức tạp của các bộ điều khiển như vậy rất đa dạng.
Một số phương pháp điều khiển đơn giản nhất như sau:
■ Dùng các bộ đóng ngắt định thì để tắt đèn sau một khoảng thời gian cố định.
Các bộ định thì áp dụng tốt nhất tại các địa điểm mà thời gian sử dụng đèn có thể
ước đoán trước (vd. ở hành lang khách sạn, thời gian một người đi hết hành lang
có thể ước tính được).
Hình K19 : Tổng quát nguyên lý KW/2 ■ Cảm biến hiện diện / phát hiện dịch chuyển: tắt đèn khi phát hiện không còn dịch
chuyển nào trong một khoảng thời gian nhất định. Các cảm biến hiện diện áp dụng
tốt nhất tại các khu vực mà không thể ước đoán trước thời gian sử dụng ánh sáng
như văn phòng, kho, cầu thang, nhà bếp hay phòng tắm.
■ Cảm biến quang / cảm biến ánh sáng ngày: điều khiển các bóng đèn gần cửa
sổ. Khi có ánh sáng từ bên ngoài thì các bóng đèn được tắt đi hoặc chỉnh mờ đi.
■ Các bộ định thì lập trình được: bật và tắt đèn tại những thời gian được thiết lập
trước (vd. đèn trước cửa tiệm, tắt đèn văn phòng vào buổi đêm và cuối tuần).
■ Đèn có thể điều chỉnh độ sáng: duy trì cường độ sáng ở mức thấp vào những
giờ thấp điểm (ví dụ bãi đỗ xe cần chiếu sáng đủ trong thời gian cao điểm, có thể
tới nửa đêm, sau đó có thể giảm cường độ sáng từ nửa đêm cho tới sáng sớm).
■ Bộ điều chỉnh điện áp: tối ưu lượng điện năng tiêu thụ. Trong các đèn huỳnh
quang thì các chấn lưu đảm nhận nhiệm vụ này. Trong các loại đèn khác cũng có 19
các bộ điều chỉnh điện áp chẳng hạn như trong đèn hơi Natri áp suất cao.
Các phương pháp trên có thể kết hợp với nhau, vd. kết hợp các bóng đèn có thể
điều chỉnh độ sáng với cảm biến dịch chuyển hoặc công tắc khống chế và một bộ
định thì

Hình K20 : Một số thiết bị điều khiển chiếu sáng: Bộ định thì, cảm biến ánh sáng, cảm biến
dịch chuyển
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

để tăng cường độ chiếu sáng khi có người muốn đi vào bãi đổ xe vào giờ thấp điểm.
Các sơ đồ phức tạp hơn và tuỳ biến theo yêu cầu của khách hàng cũng có thể được
tích hợp vào hệ thống điều khiển chiếu sáng. Yêu cầu về thẩm mĩ cũng được đáp
ứng như sử dụng các bảng ánh sáng lập trình được, khi cần có thể tạo ra nhiều kiểu
bố trí ánh sáng khác nhau bằng cách thao tác với nút nhấn (vd. phòng họp cần các
kiểu sắp đặt ánh sáng khác nhau cho hội họp, thuyết trình hay biểu diễn v.v.). Công
nghệ không dây giúp cải tiến các ứng dụng này một cách đơn giản và kinh tế.
Các hệ thống điều khiển chiếu sáng như C-Bus và KNX còn mang lại một ưu điểm
nữa là có thể nối mạng và tích hợp vào hệ thống quản lý toàn nhà, tạo ra một sự
linh hoạt trong điều khiển, giám sát tập trung và điều khiển chức năng cũng như kết
nối hệ thống điều khiển chiếu sáng với các dịch vụ khác của toà nhà như HVAC để
tiết kiệm năng lượng nhiều hơn.
Điều khiển chiếu sáng có khả năng tiết kiệm năng lượng tới 30% nhưng con số này
còn tuỳ thuộc nhiều vào ứng dụng cụ thể. Một bản khảo sát về chiếu sáng và kiểm
kê số liệu năng lượng có thể giúp lựa chọn phương án chiếu sáng tốt nhất và nhận
ra khu vực nào có thể tiết kiệm năng lượng và chi phí. Bên cạnh các giải pháp dành
cho văn phòng, Schneider còn cung cấp các giải pháp tối ưu hoá chiếu sáng và tiết
kiệm năng lượng cho ngoại thất, bãi đỗ xe và ngoại cảnh.

4.4 Chiến lược quản lý phụ tải


Điện phải được tạo ra để đáp ứng tức thời nhu cầu sử dụng, và không thể lưu trữ
được, các thiết bi cấp điện phải được định mức công suất dựa trên giá trị đỉnh tiêu
thụ lớn nhất, mà giá trị này thường không hay xảy ra. Còn những lúc khác, công
suất tiêu thụ thấp hơn do có các thiết bị ở chế độ nghỉ hoặc không được sử dụng.
Do đó các thiết bị cấp điện cần phải làm phẳng các giá trị đỉnh trong nhu cầu tiêu
thụ điện. Việc quản lý phụ tải đòi hỏi một biện pháp tiết kiệm năng lượng tích cực,
bởi vì, ngay cả các thiết bị hiệu suất cao cũng góp phần vào giá trị đỉnh của nhu cầu
tiêu thụ.
Tránh nhu cầu tiêu thụ đỉnh
Một cách khuyến khích người dùng tránh đỉnh tiêu thụ là tính chi phí duy trì đỉnh
công suất cung cấp cho những người tiêu thụ nhiều nhất. Hoá đơn tiền điện của họ
được chia thành nhiều phần khác nhau. Một phần luôn là điện năng thực sự tiêu thụ
trong thời gian lập hoá đơn, phần còn lại (phí nhu cầu) thông thường dựa vào giá trị
K20 đỉnh sử dụng tại một số thời điểm trong một khoảng thời gian trước đó, có thể là 12
tháng hay một khoảng thời gian nào khác chẳng hạn như 1 mùa. Phí nhu cầu là
khoản tiền mà những người tiêu thụ lớn phải trả thêm hàng tháng như là chi phí để
các nhà cung cấp dịch vụ sản sinh ra lượng công suất vượt mức và đảm bảo cơ sở
hạ tầng cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của họ, khi mà họ cần sử dụng giá
trị đỉnh đó – bất kể có thường xuyên hay không. Nếu khách hàng có thể tránh được
các điểm đỉnh, họ có thể giảm bớt phần tiền phải trả, thậm chí khi năng lượng tiêu
thụ tổng cộng vẫn như cũ. Cần lưu ý rằng, lập một trị đỉnh mới sẽ gây ra một tác
động kinh tế lâu dài, bởi vì giá trị đó sẽ quyết định phí nhu cầu không chỉ trong tháng
đó, mà còn trong các tháng tiếp theo trong thời hạn được quy định bởi thuế quan, mà
thời hạn này có thể kéo dài cả năm. Có nghĩa là, tại một thời điểm nào đó, nếu công
suất tiêu thụ tăng đột ngột dù chỉ trong thời gian ngắn khoảng vài phút, thì nó vẫn có
thể tác động lâu dài tới hoá đơn tiền điện về sau.
Biện pháp tránh nhu cầu tiêu thụ đỉnh được áp dụng trong các PLC điều khiển hệ
thống phân phối điện tự động. Người ta định nghĩa một khoảng năng lượng tiêu thụ
trong một thời gian nhất định (vd. kWh trong 15 phút) và phải giữ tổng năng lượng
tiêu thụ trong khoảng thời gian đó dưới giới hạn này.

kW Phụ tải đỉnh

Công suất đỉnh dời


lại để phù hợp dưới
ngưỡng dưới
Cắt giảm
phụ tải đỉnh

Thời gian
Hình K21 : Ví dụ chiến lược quản lý phụ tải
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Nếu khách hàng tiêu thụ một lượng lớn hơn, thì hệ thống sẽ xác nhận giá trị đỉnh
được thiết lập. Một tín hiệu cảnh báo được kích hoạt, nếu người vận hành không ra
lệnh khác thì hệ thống sẽ tự động sa thải các phụ tải không cần thiết theo thứ tự ưu
tiên đặt trước cho đến khi tín hiệu cảnh báo mất đi hoặc hết thời gian yêu cầu. Tất
cả các phụ tải đều định nghĩa thuộc 1 trong 3 hạng mục: tải quan trọng, tải cần thiết,
tải không cần thiết. Thường thì các tải thuộc nhóm không cần thiết sẽ bị sa thải và
có thể thiết lập thứ tự ưu tiên sa thải.
Cung cấp cho khách hàng đủ số lượng phụ tải thuộc nhóm không cần thiết sẽ giúp
làm giảm lượng tiêu thụ đỉnh, giảm phí nhu cầu từ 10-30%. Phí nhu cầu có thể
chiếm tới 60% giá trị hoá đơn. Phương án này thu hồi vốn trong 1 năm hoặc ngắn
hơn.

Đỉnh thiết lập trong tháng 2 sẽ


kW
ảnh hưởng tới phí nhu cầu trong
Đỉnh trong suốt 2 tháng 12 tháng tiếp theo (hoặc một thời
hạn nào khác được quy định)

1 2 3 4 5
Hoá đơn trong tháng 4 tính dựa trên
điện năng tiêu thụ (phần mầu xanh lá) và
trị đỉnh của tháng 2 (đường gạch đứt)

Hình K22 : Ảnh hưởng của trị tiêu thụ đỉnh lên hoá đơn tiền điện

Lập lịch trình phụ tải


Điện lực có các mức giá khác nhau áp dụng cho các thời điểm khác nhau trong 1
ngày. Trong giờ hành chính, giá điện sẽ cao nhất. Chia nhiều ca làm việc và lập lại
lịch trình phụ tải sẽ tận dụng được các giờ giá điện thấp. Sử dụng với các phụ tải
không quan trọng và các tải không phụ thuộc thời gian.

Quản lý nhu cầu sử dụng điện (tiết giảm nhu cầu)


Một chiến lược khác là quản lý nhu cầu tiêu thụ điện năng (có thể được hiểu là
chiến lược cắt giảm nhu cầu tiêu thụ điện năng). Các nhà cung cấp điện năng đưa
ra các ưu đãi tài chính để khuyến khích khách hàng cắt giảm phụ tải trong những
thời kỳ mà họ không đủ khả năng cung cấp điện theo toàn bộ nhu cầu tiêu thụ của
tát cả khách hàng. Thông thường, chiến lược này được áp dụng vào các tháng
nóng nhất trong năm, khi mà các khách hàng, bao gồm cả hộ gia đình và doanh
nghiệp gia tăng nhu cầu làm mát, thông hơi, khiến điện năng tiêu thụ tăng vọt. Ở
một vài quốc gia, bên cạnh nhà cung cấp điện năng và người tiêu thụ, người ta lập
nên khối thứ ba được phép quản lý hệ thống giám sát mạng lưới điện và thời giá
của điện năng trên mạng lưới đó. Các khách hàng được khuyến khích cắt giảm phụ
tải, tạo ra một lượng công suất dư để bán lại trên mạng.
Trong từng trường hợp cụ thể, nhà cung cấp và bên thứ ba sẽ đề nghị một bản hợp
đồng, trong đó, bao gồm cả sự đồng ý của khách hàng về việc cắt giảm mức công
suất tiêu thụ xuống một mức đã được định trước khi được thông báo. Các hợp
đồng này có thể bao gồm cả trường hợp cắt giảm khẩn cấp (khi khách hàng đang
thi hành hoặc đang đối mặt với nguy cơ bị phạt do tiêu thụ quá mức) và trường hợp
cắt giảm có lựa chọn (khi khách hàng có thể đánh giá được thiệt hại của việc cắt
giảm hạng mục đó và quyết định đồng ý hay không đồng ý cắt giảm). Thông
thường các hợp đồng này có giới hạn về thời gian tiết giảm phụ tải (vd 2 đến 6
tiếng) và số lần tiết giảm trong năm (3 đến 5 lần). Các doanh nghiệp sản xuất có xu
hướng tham gia vào chiến lược này nhiều hơn so với các khách hàng quản lý các
cao ốc, bởi lý do khó có thể cắt giảm phụ tải mà không làm ảnh hưởng đến sự tiện
nghi của những người sử dụng trong toà nhà. Quá trình tiết giảm được kích hoạt
sau khi nhận được thông báo thông qua điện thoại hay nhờ một tin hiệu phát ra từ
công tơ của cục thuế. Thường thông báo này đến trước khoảng 30 tới 60 phút.
Khách hàng sẽ tiết giảm phụ tải cho đến khi đạt được ngưỡng yêu cầu,
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

quá trình này có thể thao tác bằng tay hoặc được thực hiện tự động nhờ hệ thống
điều khiển PLC. Sau đó nhà cung cấp hoặc các bên liên quan sẽ đánh dấu điểm
bắt đầu quá trình tiết giảm. Sau khi hoàn thành thời hạn tiết giảm yêu cầu, nhà
cung cấp hoặc các bên liên quan sẽ báo hiệu thời điểm kết thúc. Khách hàng được
quay trở về trạng thái tải và sản xuất bình thường.
Thời gian hoàn vốn đầu tư của giải pháp này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào biểu
giá điện và thị trường tiêu thụ điện tai địa phương. Nói chung giải pháp này giống
như một dạng tài khoản tín dụng dùng cho việc tiết giảm điện năng trong khoảng
thời gian yêu cầu. Nếu như khách hàng có đủ số phụ tải không cần thiết có thể tác
động tới giá trị tiêu thụ đỉnh, họ sẽ có khả năng tiết giảm được 30% giá thành đơn
vị.
Những ứng dụng điều khiển tự động điều chỉnh nhu cầu tiêu thụ điện thường thu
hồi vốn trong khoảng thời gian 1 năm hoặc ngắn hơn. Việc cắt giảm phụ tải hoàn
toàn có thể thực hiện bằng tay, nhưng khả năng xảy ra lỗi cao hơn, ví dụ khi người
công nhân thao tác không đủ nhanh. Sai sót luôn đi kèm với những hậu quả tài
chính, do đó đầu tư cho một hệ thống tự động vừa có thể tránh giá trị tiêu thụ đỉnh
vừa tự động tiết giảm nhu cầu là một khoản đầu tư xác đáng.
Song song với ứng dụng điều khiển tự động cắt giảm phụ tải, một cổng thông tin về
sự đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sẽ đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Nhà
cung cấp hoặc bên thứ ba có thể thông qua nó để thông báo với khách hàng các
trường hợp cắt giảm khẩn cấp hoặc cắt giảm có lựa chọn. Với cắt giảm có lựa
chọn, khách hàng có thể đánh giá các trường hợp, quan sát năng lượng tiêu thụ
hiện thời và đưa ra quyết định là sẽ cắt giảm phụ tải hay không, cổng thông tin này
còn hỗ trợ việc giả lập các điều kiện tiêu thụ điện năng để khách hàng xem xét
trước khi ra quyết định.

Phát điện tại chỗ


Khả năng phát điện tại chỗ làm tăng tính linh hoạt trong hoạt động tiêu thụ điện năng
của người sử dụng. Thay vì cắt giảm phụ tải, người sử dụng có thể dùng một máy
phát điện tại chỗ cung cấp điện năng để giữ hoạt động của phụ tải được liên tục
trong những thời điểm được khuyến cáo cắt giảm công suất tiêu thụ đỉnh. Hệ thống
điều khiển tự động quá trình cắt giảm phụ tải có thể được tích hợp thêm vào tính
năng điều khiển máy phát điện tại chỗ. Hệ thống điều khiển có khả năng so sánh giá
K22 mua điện từ nhà cung cấp với giá của việc sử dụng điện năng từ máy phát điện tại
chỗ chạy bằng nhiên liệu. Khi giá mua điện từ nhà cung cấp cao hơn mức giá của
việc sử dụng máy phát điện (có thể được thay thế bằng giá của việc sử dụng nhiên
liệu), hệ thống điều khiển sẽ tự động chuyển sang dùng điện năng được cung cấp từ
máy phát tại chỗ. Khi giá điện giảm, hệ thống sẽ chuyển trở lại sử dụng nguồn điện
từ lưới điện của nhà cung cấp. Tuy nhiên, ở một số nơi, nhà chức trách có thể giới
hạn thời gian tối đa cho phép sử dụng máy phát diesel, nhằm hạn chế lượng khí thải
độc hại, gây ô nhiễm đến môi trường.

4.5 Hiệu chính hệ số công suất


Nếu ngành điện thu thêm tiền cho công suất phản kháng thì một bộ hiệu chỉnh hệ
số công suất kèm theo thiết bị có thể làm giảm đáng kể tiền điện phải trả. Giải pháp
hiệu chỉnh hệ số công suất là một phương pháp tiết kiệm năng lượng tích cực điển
hình, khi được lắp đặt là vận hành ngay, không đòi hỏi thêm bất kì thay đổi nào
trong kết cấu và phương thức vận hành hiện tại. Thời hạn hoàn vốn có thể nhỏ hơn
một năm.
Hiệu chỉnh hệ số công suất sẽ được bàn chi tiết hơn ở chương L.

4.6 Lọc sóng hài


Nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng điện nhưng lại gây ra một hệ
quả là tăng thêm thành phần sóng hài vào lưới điện. Động cơ hiệu suất cao, biến
tần, ballast điện tử dùng cho đèn huỳnh quang và máy vi tinh đều có thể làm nhiễu
nguồn điện. Sóng hài có thể gây ra sự quá áp quá độ làm cho rơle bảo vệ nhả ra,
hậu quả là tạo ra một khoảng thời gian ngừng sản xuất. Thành phần sóng hài còn
làm gia tăng mức toả nhiệt và tăng sự rung động, do đó sẽ làm giảm hiệu suất và
giảm tuổi thọ của các dây trung tính, biến áp, động cơ và máy phát. Các tụ điện
dùng để hiệu chỉnh hệ số công suất có thể làm tăng thành phần sóng hài, và có thể
bị giảm chất lượng do sự quá tải và lão hoá.
Phương pháp quản lý sóng hài sẽ được đề cập chi tiết ở chương M.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

4.7 Các biện pháp khác


Ngoài các biện pháp tiết kiệm năng lượng với các thiết bị điện, có thể kết hợp
thêm các biện pháp khác tuỳ thuộc vào các hoạt động cụ thể tại địa điểm sản xuất.
Các biện pháp cải tiến sản xuất như là tránh tắc nghẽn, hạn chế hao hụt, giảm
nguyên vật liệu cũng là một cách để tiết kiệm chi phí, chẳng hạn như trong các hệ
thống đốt (như lò nung, buồng sấy, nồi hơi) và hệ thống nhiệt (như hệ thống
chưng, làm nóng, bộ hoàn nhiệt và màng ngăn, tháp giải nhiệt, máy làm mát, tủ
lạnh, máy sấy khô).

4.8 Truyền thông và hệ thống thông tin


Hầu hết các tổ chức doanh nghiệp đều hiện hữu một vài cấp độ trong hệ thống
thông tin năng lượng, dù nó có thể không được nhìn nhận hoặc quản lý như một
khối, cần nhận thức rằng, hệ thống thông tin phải được phát triển theo kịp sự thay
đổi của sản xuất, nhằm đạt được mục tiêu chính của nó là hỗ trợ cho các nhà
quản lý ra quyết định: yếu tố mấu chốt là phải đảm bảo thông tin năng lượng ở các
cấp luôn rõ ràng nhờ vào cơ sở hạ tầng truyền thông.

Dữ liệu về năng lượng là một dữ liệu quan trọng của công ty. Trong công ty có
những quản trị viên IT phụ trách việc quản lý các hệ thống IT. Đó là thành phần
quan trọng trong hệ thống giám sát năng lượng và trên hết là trong việc trao đổi
dữ liệu giữa các bộ phận của công ty đó.

Mạng truyền thông ở cấp độ sản phẩm, thiết bị và lưới điện


Quá trình làm việc hàng ngày của hệ thống thông tin năng lượng có thể được mô
tả bằng một chu trình kín (xem hình K23)
Nhiều tài nguyên được dùng để gửi dữ liệu từ đồng hồ đo và các thiết bị bảo vệ
được lắp đặt trong các phòng quản lý điện năng của người dùng, ví dụ thông qua
sản phẩm

K23
Intranet

Modbus*
Sự hiểu biết

Thông tin

Dữ liệu
Thiết bị đo đạc truyền thông*

Những hệ thống thông tin năng lượng


* Mạng thông tin

Hình K23 : Hệ thống cấp bậc năng lượng

Schneider ElectricTransparent Ready™.

Giao thức truyền thông Modbus


Modbus là một giao thức truyền thông sử dụng trong công nghiệp giữa những thiết bị
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

kết nối với nhau bằng liên kết vật lý chẳng hạn RS485, Ethernet (TCP/IP), hay mô-
đem (G5M Radio...) Giao thức này được dùng rộng rãi trong các thiết bị đo đạc và
các thiết bị bảo vệ trong mạng điện công nghiệp.
Được tạo nên bởi Schneider Electric, giao thức truyền thông Modbus hiện nay là
một tài nguyên mở được tổ chức độc lập Modbus-IDA quản lý. Trở thành chuẩn
công nghiệp vào năm 1979, Modbus cho phép hàng triệu sản phẩm công nghiệp có
thể truyền thông với nhau.
IETF, cơ quan quốc tế về quản lý internet, đã công nhận việc tạo ra port 502 để các
thiết bị kết nối vào mạng Internet/lntranet và sử dụng giao thức Ethernet Modbus
TCP/IP.
Modbus là một quy trình truy vấn / hồi đáp giữa hai thiết bị dựa trên các dịch vụ đọc
và ghi dữ liệu (các mã lệnh).
Lệnh truy vấn được phát ra từ một thiết bị “chủ” (master), tín hiệu hồi đáp được gửi
lại bởi một thiết bị “tớ” (slave) duy nhất được xác định trong lệnh hỏi (Hình K24). Mỗi
thiết bị “tớ” kết nối trên mạng Modbus đều được người sử dụng gán cho một mã
nhận dạng (ID), gọi là địa chỉ Modbus, từ 1 đến 247.

“Chủ”- ví dụ là một web server- trước tiên sẽ đồng loạt gửi một thông điệp đến toàn
bộ các thiết bị trên mạng bao gồm những thông tin như địa chỉ thiết bị “tớ” muốn gọi
đến, mã lệnh, địa chỉ vùng nhớ dữ liệu trên thiết bị “tớ” và số lượng thông tin cần đọc
hoặc ghi, tối đa là 253 byte dữ liệu.
Chỉ duy nhất thiết bi “tớ” mang địa chỉ Modbus được “chủ” gọi đến sẽ gửi dữ liệu
phản hồi. Việc trao đổi dữ liệu chỉ có thể được khởi tạo bởi “chủ”, ở ví dụ này là web
server: đó chính là giao thức truyền nhận Modbus kiểu chủ - tớ.
Theo sau lệnh truy vẫn là những thông điệp phản hồi của thiết bị “tớ”, cho đến khi
“chủ” có được tất cả những dữ liệu đã yêu cầu.
“Chủ” quản lý sao cho tất cả giao dịch đến cùng một thiết bị “tớ” sẽ thực hiện liên
tiếp với nhau. Sự sắp xếp này giúp cho việc tính toán số lượng tối đa các thiết bị kết
nối đến “chủ” để tối ưu thời gian trả lời của thiết bị “tớ”, đặc biệt đối với đường truyền
tốc độ thấp như RS485.

Mạng nội bộ (Intranet network)

K24 MODBUS Chủ MODBUS phụ

Yêu cầu ban đầu

Yêu cầu mã hóa Thực hiện tác động


dữ liệu chức năng Phản ứng ban đầu

Đáp ứng mã hóa


Nhận đáp ứng dữ liệu chức năng

Hình K24 : Các mã lệnh cho phép ghi hay đọc dữ liệu.

Một phần mềm phát hiện lỗi truyền thông gọi là CRC16 cho phép thông điệp có lỗi được
gửi lại và chỉ duy nhất thiết bị liên quan được phép phản hồi

Dữ liệu trao đổi trong công nghiệp cơ bản dựa trên công nghệ web, được thực thi
hoàn toàn trên mạng nội bộ của tổ chức doanh nghiệp, công ty.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt
động của các phần mềm ứng dụng: công ty sử dụng những ứng dụng cho văn
phòng, in ấn, lưu trữ dữ liệu, hệ thống IT, kế toán, buôn bán, ERP, điều khiển các
quá trình sản xuất, API, MES,... Các trao đổi dữ liệu trên cùng một mạng thông
tin không được gây ra bất kì lỗi kĩ thuật nào.
Khi nhiều PC, máy in và máy chủ được kết nối với nhau trong công ty, nghĩa là
công ty đó đã sử dụng một mạng Ethernet cục bộ và các dịch vụ web, do đó,
phòng quản lý điện năng của công ty này có thể ngay lập tức truyền đi các thông
tin về hiệu quả sử dụng năng lượng. Không cần sử dụng thêm bất ki phần mềm
nào, tất cà những gì họ cần là một trình duyệt Internet.
Dữ liệu của các loại ứng dụng này được truyền qua mạng Ethernet cục bộ băng
thông rộng với tốc độ có thể lên đến 1Gb/s: nhìn chung các phương tiện truyền
thông dùng cáp đồng hoặc sợi quang, dễ dàng kết nối ở mọi nơi, trong các toà
nhà thương mại, công nghiệp hay dân dụng.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Nếu công ty sử mạng truyền thông Intranet nội bộ đề gửi thư điện tử (email) và chia
sẻ dữ liệu giữa các máy chủ mạng (web servers), thì cần dùng đến một giao thức
giao tiếp rất phổ biến: TCP/IP.
Giao thức TCP/IP được tao ra để áp dụng rộng rãi cho các dịch vụ web, chẳng hạn
như HTTP - dùng để truy cập các trang web, SMTP - gửi các thông điệp điện tử
giữa các dịch vụ ứng dụng.
Thông tin về điện năng được thu thập vào các máy chủ mạng lắp đặt trong các
phòng quản lý điện năng và được truyền đi trên mạng nhờ chuẩn TCP/IP, như vậy
sẽ giảm thiểu được chi phí bảo dưỡng hệ thống thông tin năng lượng. Đây là
nguyên tắc hoạt

Ứng dụng SNMP NTP RTPS DHCP TFTP FTP HTTP SMTP Modbus
Lớp truyền UDP TCP
Lớp kết nối IP
Lớp vật lý Ethernet 802.3 và Ethernet II

động của bộ sản phẩm Schneider Electric Trasparent Ready™ phục vụ việc truyền
thông dữ liệu trong hệ thống thông tin năng lượng. Phòng quản lý điện năng có thể
tự hoạt động mà không cần thêm một hệ thống IT nào chạy trên PC, mọi dữ liệu
thuộc về hệ thống thông tin năng lượng sẽ được thu thập và truyền đi thông qua
mạng nội bộ, GSM, đường dây điện thoại, ...

An ninh
Hệ thống những thông tin về năng lượng hỗ trợ cho các hoạt động của người công
nhân có hiệu quả hơn và tuyệt đối an toàn: họ không cần phải đi vào những phòng
chứa những thiết bị điện đang hoạt động và thực hiện những thủ tục kiểm tra thiết bị
- thay vào đó là việc kiểm tra dữ liệu. Dựa vào những thuận lợi này, hệ thống thông
tin năng lượng giúp cho nhân viên công ty có thể ngay lập tức có được các dữ liệu
K25
cần thiết và tránh khỏi lo lắng về những sai xót có thể xảy ra.
Hệ thống giúp cho người kĩ sư điện, nhân viên bảo trì, nhân viên sản xuất, người
quản lý tại xưởng hay quản lý từ xa có thể làm việc cùng nhau trong điều kiện hoàn
toàn an toàn.
Tuỳ theo tính nhạy cảm của dữ liệu, nhân viên quản lý IT sẽ cấp cho các người dùng
những quyền truy cập hợp lý.

Khả năng gặp vấn đề từ những nguồn phá hoại bên ngoài
Nhân viên quản lý IT được cung cấp những nguồn tài liệu kĩ thuật trợ giúp việc thêm
vào và giám sát các thiết bị điện trên mạng nội bộ.
Các dịch vụ web được chuẩn hoá, trong đó có Modbus dựa trên bộ giao thức TCP/
IP, nhờ đặc tính chỉ yêu cầu băng thông ở mức thấp trong hệ thống giám sát điện
năng cũng như sử dụng các công nghệ không chịu tác động của vi-rút và các chuẩn
IT dùng chung trên toàn thế giới, cho nên nhân viên quản lý IT sẽ không phải đầu tư
vào vấn đề bảo vệ mạng ở cấp nội bộ cũng như tránh khỏi các vấn đề bảo mật khác
(vi-rút, bẻ khỏa, ...)

Trao quyền cho đối tác bên ngoài


Tuỳ theo các chính sách bảo mật của công ty, có thể có các dịch vụ hỗ trợ cho các
đối tác không thường xuyên trong lĩnh vực điện năng như: nhà thầu, ban ngành
chức năng, bộ phận lắp đặt tủ điện, bộ phận tích hợp hệ thống hay bộ phận Dịch vụ
điện của Schneider (Schneider Electric Services) để các đối tác này có thể thực hiện
hỗ trợ từ xa và phân tích dữ liệu điện năng tiêu thụ của công ty. Có thể dùng dịch vụ
gửi tin nhắn trên web để đều đặn gửi dữ liệu qua email hay dùng các kỹ thuật thích
hợp để cập nhật dữ liệu lên các trang web giúp những đơn vị có liên quan tra cứu
khi cần.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Từ Mạng thông tin Giám sát và Hệ thống Điều khiển đến Thiết
bị Công suất Thông minh

Nhiều năm trước, việc giám sát và điều khiển hệ thống được xây dựng tập trung và
dựa trên hệ thống tự động hoá SCADA (Supervisory - Giám sát, Control - Điều
khiển và Data acquisition - thu thập dữ liệu).
Đầu tư vào các hệ thống như vậy - xem (3) trong Hình K25 - là nhằm có một phần
dự trữ cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, chúng không những tiêu thụ công
suất lớn mà hoạt động của chúng còn rất nhạy với chất lượng nguồn điện.
Dựa trên nên tảng kĩ thuật tự động hoá, các hệ thống như vậy vẫn thường được
thiết kế, bao gồm một bộ tích hợp hệ thống sau đó phân tán lại vào mạng. Tuy
nhiên, chi phí lắp đặt cao, đòi hỏi kỹ năng để vận hành chính xác và chi phí nâng
cấp tăng thêm sự phát triển của hệ thống mạng là những nguyên nhân khiến nhiều
người dùng tiềm năng do dự.

Dựa trên chuyên môn của ngành điện, một giải pháp khác được đưa ra (2), nó đáp
ứng được các yêu cầu chuyên biệt của mạng điện và tăng khả năng hoàn vốn. Tuy
nhiên do kiến trúc tập trung của nó, chi phí đầu tư cho cấp độ này vẫn còn cao. Một
số hệ thống có thể kết hợp dạng (2) và (3), kết quả là công nhân điện sẽ có được
thông tin chính xác nhất khi cần.
Hiện nay xuất hiện một khái niệm mới về thiết bị Công suất thông minh - xem (1)
được xem như là một cấp thấp hơn để tới cấp (2) và (3), do khả năng kết hợp các
giải pháp đó vào cùng một hệ thống.

Những cấp
chức năng
Hệ thống giám
sát mục đích
chung
Mạng giám 3
sát mục đích
chung
Cổng truyền
K26
Thiết bị Những tiện
năng lượng ích khác Quá trình

Giám sát
đặc biệt
chẳng hạn
Mạng giám như Power
sát đặc biệt
2 Logic ION-
Entreprise

Cổng truyền
Thiết bị
năng lượng

Tiêu chuẩn
trình duyệt
web
1

Giám sát Máy chủ


cơ bản Thiết bị
năng lượng Những tiện
thông minh ích khác
Hệ thống
phức tạp
Mạng chuẩn Những mạng điện nhạy Những mạng đòi hỏi cao

Hình K25 : Định vị các cấp bậc giám sát hệ thống


K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

■ Cấp 1

Kiến trúc dựa trên Thiết bị thông minh (xem Hình K26)
Đây là kiến trúc mới xuất hiện gần đây nhờ vào sự phát triển công nghệ Web, và
có thể được xem như là cấp độ bắt đầu của hệ thống giám sát.
Công nghệ Web giúp khai thác tối đa lợi nhuận từ các dịch vụ và các giao thức
truyền thông chuẩn và các phần mềm hoàn toàn miễn phí.
Có thể truy cập thông tin điện năng từ bất cứ đâu trên hệ thống và bộ phận quản
lý điện năng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phi.
Internet mở cũng được cung cấp để truy cập ra ngoài hệ thống.

Trình duyệt web


theo tiêu chuẩn Trình duyệt web
điều khiển từ xa theo tiêu chuẩn
Internet nội bộ

Intranet (Ethernet/IP)

Cổng thiết bị Thiết bị năng lượng thông minh


máy chủ

Modbus

1 2 3
Đồng hồ 1 Đồng hồ 2 Đồng hồ 3
CB K27
Hình K26 : Kiến trúc thiết bị thông minh

■ Cấp 2
Kiến trúc giám sát tập trung kiểu chuyên gia ngành điện (xem Hình K27).
Dựa trên chuyên môn của các chuyên gia ngành điện, kiến trúc này hoàn toàn
thích ứng với các yêu cầu trong việc giám sát mạng lưới điện. Do đó nó cũng
không đòi hỏi trình độ tay nghề cao để lắp đặt và bảo dưỡng - tất cả các thiết
bị phân phối điện (Electrical Distribution devices) đều được mô tả trong một
thư viện chuyên biệt. Cuối cùng, chi phí đầu tư cũng được giảm thiểu nhờ sự
tích hợp hệ thống ở mức thấp.

Giám sát kỹ lưỡng


cho thợ điện

Modbus (SL hoặc Ethernet/IP)

Thiết bị truyền thông công suất


Cổng

Modbus

1 2 3
Đồng hồ 1 Đồng hộ 2 Đồng hồ 3
CB

Hình K27 : Hệ thống giám sát chuyên gia ED


K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

■ Cấp 3
Kiến trúc giám sát tập trung đa chức năng thông thường

Là kiểu kiến trúc dựa trên các thành phần tự động hoá tiêu chuẩn như hệ thống
SCADA- và các cổng truyền thông.
Kiến trúc kiểu này thường dùng với các công trình yêu cầu cao về tính khả dụng của
năng lượng điện.
Trong trường hợp này, tính đáp ứng thời gian thực là nhân tố quyết định, kể cả đã
được tự động hay thông qua nhóm thiết bị vận hành 24/7 trên mạng.
Để đáp ứng được các ràng buộc phức tạp, các hệ thống kiểu này thường phải có
năng phát hiện lỗi trước tiên là ở cấp độ hệ thống, như là lỗi từ bản thân SCADA
hay lỗi cơ sở hạ tầng truyền thông,...
Hiệu quả sử dụng điện năng cũng là một nhiệm vụ quan trọng, giải pháp này cũng
cung cấp tất cả các phương tiện cần thiết để làm rõ số lượng cũng như chất lượng
tiêu thụ trên mạng lưới. Bảo vệ tài sản là nhiệm vụ quan trọng thứ 3, vì vậy, giải
pháp này còn cung cấp các phương tiện để bảo vệ tài sản, thiết bị tránh hư hại do
sử dụng điện gây ra. Khả năng liên kết với hệ thống điều khiển quá trình cũng là một
yêu cầu quan trọng đặc biệt là thông qua chế độ điều khiển vận hành từ xa đối với
các động cơ (MV và LV). Các giải pháp như PowerLogic SCADA (dùng chuẩn
Modbus hoặc IEC 61850) là thích hợp nhất.

Giám sát
thường dùng

Modbus (SL hoặc Ethernet/IP)

Thiết bị truyền thông công suất


Cổng

Modbus
8
1 2 3
Đồng hồ 1 Đồng hồ 2 Đồng hồ 3
CB

Hình. K28 : Hệ thống giám sát và điều khiển thời gian thực thông thường

Truy cập được các hỗ trợ trên internet (e-Support)


Việc lắp đặt hệ thống thống tin hỗ trợ cho vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả sẻ
nhanh chống đem lại ích lợi kinh tế, với thời hạn hoàn vốn đầu tư (ROI) thường
nhỏ hơn 2 năm đối với chi phí điện năng.
Một lợi ích khác là, mặc dù vẫn chưa được đánh giá đúng vai trò, nhưng nó có tác
động thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin trong ngành điện. Lưới điện có thể
được bên thứ ba phân tích theo thời gian - sử dụng nguồn chất xám bên ngoài
thông qua mạng internet để đạt được các ích lợi sau:
■ Hợp đồng cung cấp điện. Có thể thay đổi nhà cung cấp tại một thời điểm định
trước, ví dụ, có thề lập báo cáo phân tích kinh tế thường kì về các chi phí liên quan
tới việc tiêu thụ điện mà không cần phải đợi báo cáo tổng kết năm.
■ Những thông tin về năng lượng có thể được chuyển thành nhiều dạng thích hợp
và chuyển đến khách hàng thông qua các trang web cá nhân. Thông tin được
chuyển đi là giá trị gia tăng của dịch vụ cung cấp, áp dụng cho nhiều đối tượng
khách hàng. Rất dễ dàng và đơn giản để cung cấp thông tin về năng lượng tiêu
thụ cho khách hàng thông qua internet - mang đến sự tiện lợi cho khách hàng là
một nhiệm vụ tiếp theo của hệ thống.
■ Khi xảy ra sự cố, cần kiểm tra lỗi ở hệ thống vận hành, một số nguồn dữ liệu
thông tin về năng lượng của hệ thống có thể được truy cập dễ dàng qua mạng
internet.
■ Giám sát điện năng tiêu thụ,và đưa ra những cảnh báo cần thiết trong trường
hợp tiêu thụ điện năng vượt quá cao so với mức thông thường.
■ Giảm thiểu công tác bảo dưỡng, giảm được gánh nặng chi phí cho công tác
quản lý thiết bị vật tư, phương tiện.
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

Các công ty không còn phải một minh đối mặt với vấn đề sử dụng năng lượng
hiệu quả nữa, mà nhiều đối tác trên mạng sẽ hỗ trợ nhau trong vấn đề đo lường
và đưa ra các quyết định, trong điều kiện các thông số vẫn được đo đạc và gửi đi
qua mạng internet. Họ có thể khôi phục trạng thái hệ thống nếu cần.
Hệ thống thông tin có thể được thực hiện từng giai đoạn, bắt đầu với với thiết bị
quan trọng sau đó mở rộng dần để tăng độ chính xác hay tăng quy mô hệ thống.
Công ty có thể lựa chọn chính sách cho mình: việc phân tích dữ liệu được thực
hiện bởi một hay nhiều đối tác, hoặc công ty tự phân tích dữ liệu, hoặc kết hợp cả
hai lựa chọn trên.
Công ty có thể quyết định tự quản lý quá trình tiêu thụ điện năng của công ty, hoặc
cần một đối tác giám sát chất lượng tiêu thụ điện để đảm bảo giám sát một cách
chủ động.

Ví dụ:

Dịch vụ e-Services của Schneider Electric cung cấp chức năng hiển thị dữ liệu của tải và ứng
dụng phân tích với chế độ ASP. Dịch vụ này thuận tiện cho những khách hàng đặt cơ sở ở
nhiều nơi khác nhau, vì nó lập một bảng kê tích hợp hoá đơn và thông tin tiêu thụ của tất cả các
cơ sở. Hệ thống sẽ gửi thông tin điện năng tiêu thụ tới khách hàng dưới định dạng hữu ích, dễ
truy cập. Do đó khách hàng có thể kiểm soát chi phí năng lượng của mình.

E-Services đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dựa trên các công nghệ nền tảng:
Truy cập và Phân tích dữ liệu, Lập hoá đơn tiêu thụ và hoá đơn Ước lượng chi phí, So sánh tỉ
giá, Phân tích What-if- Ước tính thiệt hại nếu thay đổi điều kiện vận hành, chẳng hạn đổi ca làm
việc, hay giảm năng lượng tiêu thụ một lượng cố định tính bằng số lượng hay phần trăm, Cảnh
báo Tự dộng, Báo cáo Ghi nhớ, Chấm điểm quy chuẩn, lấy dữ liệu của nhiều thiết bị khi hoạt
động theo các thông số chuẩn như là diện tích, số giờ làm việc, số đơn vị sản phẩm sản xuất
được. Áp dụng được với Nhiều loại năng lượng - có thể truy cập dữ liệu sử dụng ga, nước, cũng
như năng lượng điện, ...

New York Chicago Los Angeles Seattle

Ethernet/VPN Ethernet/VPN

Thông tin thời tiết


WEB
Định mức và thuế

Định giá thời giao thực


WEB
Điện
Nước và khí ga
Chất lượng điện năng

Cơ sở dữ
XML liệu chung

Báo cáo Phân tích chi


ODBC
phí năng lượng

Lưu trữ dữ liệu bao gồm:


- Hệ số chiếm cứ
Sử dụng dữ liệu chuẩn:
- Diện tích
- Nhiệt độ - Những thông số khác
- Hệ số chiếm cứ
- Phòng
- Những thông số khác

Hình K29 : Một ví dụ điển hình của giải pháp này


K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
4 Những Giải Pháp Tiết Kiệm
Năng Lượng

4.9 Tóm tắt các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả

Tiết kiệm năng Tối ưu chi phí Tính khả dụng &
lượng
Biến tần
Động cơ và biến áp
hiệu suất cao
Động cơ MV
Hiệu chỉnh hệ số công suất

Quản lý sóng hài


Cấu hình mạch điện tử
Máy phát dự phòng
UPS (xem trang N11)
Bộ khởi động mềm
Phối hợp bảo vệ
IMCC
Kiến trúc dựa trên
các thiết bị thông
minh cấp 1
Kiến trúc tập trung
kiểu hệ chuyên gia
ngành điện cấp 2
Kiến trúc tập trung
đa chức năng thông
thường cấp 3

K30 Hình K31 : Tóm tắt các giải pháp


K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
5 Đánh Giá Kết Quả Tiết Kiệm
Năng Lượng

IPMVP (Chuẩn Xác Minh về Đo Lường Quốc 5.1 Giới thiệu về IPMVP và EVO
tế - International Performance Measurement
and Verification Protocol) là một cách thức Các dự án về tiết kiệm năng lượng, dù là trong công nghiệp hay các công trình
đánh giá mức tiết kiệm năng lượng. Những công cộng, càng ngày càng được quan tâm sâu sắc. Thế nhưng điều cần lưu ý là
việc triển khai mở rộng các dự án này đang gặp nhiều rào cản về vấn đề độ tin
thông tin tin cậy trong chương này được
cậy cũng như về tính thương mại hoá. Một dự án được đầu tư càng lớn thì mức
trích từ tài liệu IPMVP tập 1 do EVO công bố
độ tin cậy của nó càng phải được nâng lên. Do vậy, cần phải có một phương
tại www.evo-world.org
pháp chuẩn hoá để đánh giá hiệu quả của công tác tiết kiệm năng lượng.
Đó là lý do Tổ chức Đánh giá Hiệu quả (Efficiency Valuation Organization - EVO)
xuất bản tài liệu IPMVP: Chuẩn xác minh và Đo lường quốc tế (International
Performance Measurement and Verification Protocol), tài liệu hướng dẫn đo
lường, tính toán và báo cáo kết quả của các dự án tiết kiệm năng lượng tại công
trình tiêu thụ cuối cùng.
Án bản IPMVP đầu tiên được công bố vào tháng Ba 1996, bản thứ 2 vào năm
2004. Cho tới nay, EVO đã xuất bản 3 cuốn:
- Tập I: Khái niệm và các Hạng mục tiết kiệm Năng lượng và Nước.
- Tập II: Các vấn đề về Chất lượng môi trường trong nhà (Indoor Environmental
Quality - IEQ).
- Tập III: Các ứng dụng
Tập đầu tiên được Schneider Electric áp dụng trong các dự án về tiết kiệm năng
lượng. Các tài liệu này giới thiệu các giải pháp tiết kiệm với nhiều mức độ đầu tư
và mức độ tin cậy, áp dụng cho toàn bộ công trình hay chỉ áp dụng cho các thiết
bị tiêu thụ năng lượng. IPMVP cũng trình bày chi tiết các nội dung của Đề án Đo
lường và Đánh giá (M&V Plan) trong đó định nghĩa các công tác cần thiết để mô
tả hoạt động ngắn hạn của một dự án cải tiến công nghệ và kết quả của nó.

5.2 Các nguyên lý và hạng mục của IPMVP

Sử dụng
năng lượng
1
Điều chỉnh
đường năng lượng cơ bản

Đường năng lượng Tăng sản xuất


Tiết kiệm
cơ bản

Giai đoạn báo cáo


đo năng lượng
Lắp đặt
giải pháp

Giai đoạn cơ bản Giai đoạn báo cáo

Thời gian
Hình K31 : Định nghĩa nguyên lý mức cơ bản

Các nguyên lý của IPMVP

Trước khi áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng, cần tiến hành nghiên cứu một
khoảng thời gian để tìm ra mối liên hệ giữa mức năng lượng tiêu thụ và sản
lượng sản xuất, năng lượng tiêu thụ trong giai đoạn này gọi là mức cơ bản. Có
thể đo đạc hay căn cứ vào hoá đơn tiền điện để xác định mức cơ bản này.
Đường tiêu thụ cơ bản sẽ được dùng để ước lượng mức năng lượng tiêu thụ
nếu không áp dụng các giải pháp tiết kiệm, mức này được gọi là “mức năng
lượng cơ bản hiệu chỉnh”. Giá trị tiết kiệm được là sự chênh lệch giữa năng
lượng cơ bản hiệu chỉnh và năng lượng thực tế đo được khi áp dụng các giải
pháp tiết kiệm năng lượng trong giai đoạn báo cáo.
Năng lượng tiết kiệm = (Năng lượng cơ bản hiệu chỉnh - Năng lượng tiêu thụ
trong giai đoạn báo cáo)
Hoặc
Năng lượng tiết kiệm = (Năng lượng cơ bản - Năng lượng tiêu thụ trong giai
đoạn báo cáo ± Năng lượng hiệu chỉnh)
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
5 Đánh Giá Kết Quả Tiết Kiệm
Năng Lượng

5.3 Sáu tính chất của IPMVP


■ Sáu nguyên tắc cần phải được thoả mãn khi xây dựng Đề án M&V theo chuẩn
Xác minh và Đo lường quốc tế IPMVP:
Độ chính xác: Bản báo cáo M&V phải phù hợp với mức ngân sách chi cho Đề án
M& V. Chi phí cho M&V không nên bị chi phối nhiều bởi số tiền ước tính tiết kiệm
được của đề án tiết kiệm năng lượng.
■ Tính đầy đủ: Bản báo cáo về kết quả tiết kiệm năng lượng phải xem xét tất cả
các hệ quả của dự án.
■ Tính an toàn: Khi phải tính toán trong điều kiện không chắc chắn, phải thiết kế
đề án M&V dưới mức tiết kiệm năng lượng dự tính.
■ Tính nhất quán: Bản tường trình về hiệu quả của dự án tiết kiệm năng lượng
phải thống nhất giữa:
□ Các loại dự án khác nhau về vấn đề tiết kiệm năng lượng.
□ Các loại ban ngành quản lý năng lượng của một dự án.
□ Các giai đoạn khác nhau của cùng một dự án.
□ Và các dự án tiết kiệm năng lượng cũng như các dự án năng lượng mới.
■ Tính hữu quan: Quyết định tiết kiệm năng lượng phải dựa trên kết quả đo đạc
các thông số vận hành liên quan, hoặc ít nhất là các thông số đã biết, và có thể
ước lượng các thông số ít quan trọng hơn hoặc các thông số có khả năng dự
đoán.
■ Tính minh bạch: Tất cả tiến trình M&V phải rõ ràng và công khai.

5.4 Các phương án IPMVP

Phương án A Phương án B Phương án C Phương án D


Định nghĩa Cải tiến cô lập: Đo lường Cải tiến cô lập: Đo lường tất Toàn nhà máy Mô phỏng hiệu chỉnh
các thông số chính cả thông số

Mô tả Phần năng lượng tiết kiệm Phần năng lượng tiết kiệm Phần năng lượng tiết kiệm Năng lượng tiết kiệm được
được xác định từ các thông số được xác định bởi phần năng được xác định bởi phần xác định thông qua việc mô
vận hành chính, tức là các lượng tiêu thụ của hệ thống năng lượng tiêu thụ ở mức phỏng năng lượng tiêu thụ
K32 thông số tác động tới năng bị tác động bởi giải pháp tiết toàn bộ nhà máy hay nhà của toàn nhà máy hay nhà
lượng tiêu thụ của hệ thống. kiệm năng lượng máy con. Năng lượng tiêu máy con. Chương trình mô
Còn các thông số không được thụ được đo liên tục trong phỏng giả lập các thiết bị
đo lường thì ước lượng để giai đoạn báo cáo trong nhà máy để mô tả
tính toán hoạt động tiêu thụ năng
lượng
Tính toán khả năng Kĩ thuật tính toán cho giai Đo đạc ngắn hạn hoặc liên Phân tích dữ liệu của toàn Mô phỏng điện năng, hiệu
tiết kiệm đoạn cơ sở và giai đoạn báo tục trong thời kì cơ sở và bộ nhà máy trong giai đoạn chỉnh dựa theo hóa đơn
cáo: thời kì báo cáo cơ sở và giai đoạn báo cáo. tiền điện hàng giờ hoặc
- Đo lường ngắn hạn hoặc Cần có thủ tục hiệu chỉnh, hàng tháng
liên tục các thông số quan sử dụng các phương pháp
trọng; và như so sánh đơn giản hay
- Ước lượng giá trị phân tích hồi quy

Dùng hạng mục này Thứ nhất, dùng lựa chọn này Lựa chọn B giá thành cao Khi có một chương trình quản Chỉ dùng lựa chọn D khi bị
khi nào? khi chấp nhận kết quả với một hơn lựa chọn A bởi vì phải lý năng lượng đa điện ảnh thiếu dữ liệu cơ sở. Ví dụ:
độ không chắc chắn cho đo tất cả thông số. Dùng lựa hưởng đến nhiều hệ thống nhà máy không lắp đặt đồng
phép, vì phải ước lượng 1 vài chọn B khi khách hàng yêu trong nhà máy, lựa chọn C là hồ đo trước khi áp dụng các
thông số cầu độ chính xác cao hơn phương án tiết kiệm kinh phí giải pháp tiết kiệm năng
Mặc khác, phương án này và nhân lực lượng, và việc tiến hành đo
không đắt nếu so sánh với lựa đạc giai đoạn cơ sở tốn quá
chọn B nhiều thời gian và chi phí
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
5 Đánh Giá Kết Quả Tiết Kiệm
Năng Lượng

Qui trình lựa chọn phương án

Bắt đầu

Thực hiện
Thực hiện ECM
Đo đạc cơ sở cơ sở
Hoặc ECM?

Có thể cách ly Sai


ECM với đồng Tiết kiệm Sai
hồ đo? dự kiến >10%?

Đúng
Đúng

Cần thể Sai


Sai Cần đánh giá
hiện đầy đủ
riêng từng ECM?
Đúng Phân tích
những thông Đúng
số đo chính
Lắp đặt đồng hồ đo Lắp đặt đồng hồ cô lập Mô phỏng hệ
cô lập cho tất cả cho các thông số quan thống hoặc
các thông số và trọng đánh giá hiệu ứng cơ sở
đánh giá hiệu ứng tương tác, và ước tính
tương tác
Lấy dữ liệu
các thông số thông dụng hiệu chuẩn

Hiệu chỉnh
mô phỏng
Thiếu dữ liệu cơ Đúng
sở hoặc báo cáo
thời gian?
Mô phỏng có và
Thiếu dữ liệu cơ Sai Không có ECM(s)
Đúng
sở hoặc báo cáo
thời gian?
K33
Sai

Phương án B Phương án A Phương án C Phương án D


Cải tiến cô lập: Cải tiến cô lập: Toàn bộ cơ sở Hiệu chuẩn
Đo lường tất cả Đo lường các mô phỏng
thông số thông số chính

Hình K32 : Qui trình lựa chọn phương án

5.5 Các vấn đề chủ yếu của Đề án M&V


Mục đích của dự án tiết kiệm năng lượng
Lựa chọn hạng mục IPMVP và phạm vi đo lường
Giai đoạn cơ sở: thời gian, năng lượng và các điều kiện vận hành
Giai đoạn báo cáo: thời hạn và điều kiện
Cơ sở để hiệu chỉnh
Thủ tục phân tích: Các thủ tục, giải thuật và giả định cần thiết để phân tích dữ liệu
Giá năng lượng
Đặc điểm các thiết bị đo lường
Hệ thống giám sát
Độ chính xác mong muốn
Ngân sách chi cho công tác IPMVP
Định dạng báo cáo
Bảo đảm chất lượng

Các dịch vụ IMVP của chúng tôi

Đăng ký Thiết lập Thu thập Đo báo cáo, thông tin


hợp đồng Dự án lắp
một kế các thông báo cáo và tính toán
hiệu suất đặt
hoạch tin cơ bản các khoản tiết kiệm
năng lượng M&V
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
6 Từ Vấn Đề Hoàn Vốn Đầu Tư
Tới Duy Trì Hoạt Động

Đường công suất

Tiết kiệm với những dịch vụ


đang tiến hành

Tiết kiệm không có O&M phù hợp

Tư vấn và Những cách


Những dịch
kiểm toán thức đo năng
vụ liên lạc
năng lượng lượng

Sau khi kiểm toán sổ sách và đo lường năng lượng cho thấy đã hoàn vốn đầu
tư, cần phải theo dõi để duy trì hiệu quả của dự án tiết kiệm năng lượng. Nếu
không tiếp tục cải tiến, việc tiêu thụ năng lượng có xu hướng trở lại mức trước
khi áp dụng các phương pháp tiết kiệm.

Chu trình cải tiến liên tục đòi hỏi sự tồn tại, sử dụng hiệu quả và duy trì một hệ
thống giám sát năng lượng. Hệ thống như vậy sẻ được dùng để phân tích chủ
động năng lượng tiêu thụ từ lưới, cũng như đưa ra các khuyến nghị về cải tiến hệ
thống phân phối điện. Một phương pháp phổ biến trong công nghiệp thực hiện
các dịch vụ kỹ thuật và vận hành được mô tả sau đây để đảm bảo hệ thống vận
hành tối ưu và sử dụng tốt nhất các dữ liệu thu thập được.
Chuyên gia Schneider Electric có thể cung cấp các dịch vụ như thế tuỳ theo yêu
cầu của khách hàng.
K34
6.1 Dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật
Hệ thống giám sát năng lượng nếu không được bảo dưỡng tích cực sẽ có xu
hướng xấu đi vì nhiều lý do
■ Chương trình phần mềm có thể mất kết nối với thiết bị dẫn đến mất dữ liệu
■ Bất kì phần mèm nào cũng có những bản nâng cấp gói dịch vụ và bản và lỗi
được phát hành để giải quyết các vấn đề như: lỗi phần mềm, cập nhật phần mềm
vận hành hệ thống, phiên bản hỗ trợ phần cứng mới, v.v.
■ Cơ sở dữ liệu mà không được bảo trì có thể trở nên rất lớn, cồng kềnh và thậm
chí cả sai lệch.
■ Hệ thống phân phối điện có thể thay đổi làm cho hệ thống giám sát năng lượng
không còn phù hợp với nó nữa.
■ Bản cập nhật firmware cho các thiết bị phần cứng được phát hành định kỳ để
sửa lỗi hoặc cung cấp chức năng cải tiến hoặc bổ sung.

Các dịch vụ từ xa
Hỗ trợ qua email, điện thoại và VPN hoặc qua phương thức kết nối từ xa khác từ
trung tâm hỗ trợ cho các máy chủ của khách hàng. Dịch vụ tiêu biểu bao gồm:
■ Số điện thoại đường dây nóng miễn phí hỗ trợ xử lý sự cố
■ Hỗ trợ nâng cao đại diện tại chỗ
K - Hiệu quả năng lượng trong lắp đặt điện
6 Từ Vấn Đề Hoàn Vốn Đầu Tư
Tới Duy Trì Hoạt Động

■ Miễn phí nâng cấp phần mềm trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực
■ Định kỳ kiểm tra hàng tháng từ xa, bảo trì và báo cáo
■ Nâng cấp phần mềm từ xa
■ Hỗ trợ qua điện thoại 24 / 7

Các dịch vụ tại chỗ


■ Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng hoặc hàng nãm (theo thỏa thuận) đến thăm tại
nhà máy để bảo trì hệ thống.
■ Cung cắp các dịch vụ tiêu biểu là:
■ Cài đặt tất cả các bản nâng cấp của phần mềm PowerLogic
■ Nâng cấp firmware cho tát cả các thiết bị giám sát PowerLogic
■ Xử lý sự cố hệ thống tới cấp thiết bị
■ Sửa đổi màn hình đồ hoạ cho mỗi ngõ vào của khách hàng
■ Sửa đổi hệ thống báo động và ghi dữ liệu cho mỗi ngõ vào của khách hàng
■ Tái cấu hình của hệ thống để phù hợp với những thay đổi trong hệ thống phân
phối điện

6.2 Các dịch vụ hỗ trợ vận hành


Các hợp đồng này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu phân tích năng lượng và đưa
ra các khuyến nghị cải tiến.

Hệ thống máy chủ

Trong phương pháp này dữ liệu sử dụng của người dùng được tải lên một máy
chủ lưu trữ tại Schneider Electric. Người sử dụng truy cập thông tin của minh
thông qua một trình duyệt web. Thông thường dạng thông tin được cung cấp
như sau:
■ Dữ liệu năng lượng tiêu thụ
■ Dữ liệu thải khí carbon
■ Phân tích hàng ngày
■ Các chỉ số hoạt động bình thường
■ Phân tích hồi quy
■ Phân tích CUSUM (Tổng tích luỹ SUM) K35

Hệ thống tại chỗ

Ở đây người dùng có một máy chủ tại một hay nhiều địa điểm. Các gói phần mềm
khác nhau có thể được sử dụng tùy theo nhu cầu. Các dịch vụ bao gồm tất cả các
báo cáo được cung cấp trong hệ thống máy chủ cộng với những điều sau đây:
■ Kiểm toán năng lượng tiêu thụ tại chỗ với các khuyến nghị cải tiến.
■ Kết nối trực tuyến với chuyên gia năng lượng
■ Phân tích dữ liệu định kỳ, báo cáo và kiến nghị (hàng tháng, hàng quý, sáu tháng
hoặc hàng năm theo yêu cầu)
■ Hợp nhất dữ liệu từ nhiều nhà máy, phân xưởng
■ Hồ sơ phụ tải
■ Báo cáo chất lượng năng lượng
Chương L
Cải thiện hệ số công suất
và lọc sóng hài

Mục lục

1
Năng lượng phản kháng và hệ số công suất L2
1.1 Bản chất của năng lượng phản kháng L2
1.2 Các máy móc thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng L2
1.3 Hệ số công suất L3
1.4 Giá trị thực tế của hệ số công suất L4

2 Tại sao phải nâng cao hệ số công suất L5


2.1 Giảm giá điện L5
2.2 Tối ưu hóa kinh tế kỹ thuật L5

3 Làm thế nào để cải thiện hệ số công suất


3.1 Nguyên lý lý thuyết
L7
L7
3.2 Sử dụng các thiết bị nào? L7
3.3 Lựa chọn giữa bù không hiệu chỉnh và tự động điều khiển bù L9

4 Lắp đặt tụ bù cải thiện hệ số công suất ở đâu


4.1 Bù tập trung
4.2 Bù theo khu vực
L10
L10
L10
4.3 Bù riêng L11

5 Lựa chọn mức bù tối ưu như thế nào L12


5.1 Phương pháp chung L12
5.2 Phương pháp đơn giản L12
5.3 Phương pháp dựa trên điều kiện trong đóng tiền phạt L14
5.4 Phương pháp dựa theo điều kiện giảm bớt công suất L14
biểu kiến cực đại đăng ký (kVA)

6
Bù tại máy biến áp L15
6.1 Bù để nâng cao khả năng tải công suất tác dụng L15
6.2 Bù công suất phản kháng tiêu thụ bởi máy biến áp L16

7
Nâng cao hệ số công suất cho động cơ cảm ứng L18 L1
7.1 Kết nối tụ bù và cài đặt thiết bị bảo vệ L18
7.2 Biện pháp tránh tự kích động cơ cảm ứng L19

8
Ví dụ về mạng điện trước và sau khi lắp đặt bù L20
nâng cao hệ số công suất

9
Ảnh hưởng của sóng hài L21
9.1 Những vấn đề gây ra bởi sóng hài trong hệ thống năng lượng L21
9.2 Các giải pháp L21
9.3 Lựa chọn giải pháp tối ưu L23

10
Ứng dụng bộ tụ L24
10.1 Tụ điện L24
10.2 Lựa chọn thiết bị bảo vệ, điều khiển và cáp kết nối L25
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
1 Năng lượng phản kháng
và hệ số công xuất

1.1 Bản chất của năng lượng phản kháng


Hệ thống điện xoay chiều cung cấp hai
dạng năng lượng: Tất cả máy điện và thiết bị điện cảm ứng vận hành trong hệ thống điện xoay chiều đều
■ Năng lượng tác dụng đo theo đơn vị kilowatt biến đổi năng lượng điện từ các nguồn phát điện xoay chiều sang dạng cơ năng và
giờ (kWh), nó được biến đổi thành cơ năng, nhiệt năng. Năng lượng này được đo bằng điện kế (kWh) và gọi là năng lượng hữu
nhiệt, ánh sáng v.v.... công. Để thực hiện được quá trình biến đổi năng lượng này, cần phải tạo từ trường
■ Năng lượng phản kháng, dạng này được trong máy điện. Từ trường này liên qua với một dạng năng lương khác do nguồn điện
chia làm hai loại: cung cấp là năng lượng phản kháng hay năng lượng vô công.
□ Năng lượng dùng cho mạch có tính cảm Nguyên nhân là do mạch từ tuần hoàn nhận năng lượng từ hệ thống nguồn (để tạo từ
(máy biến áp, động cơ điện, v.v...). trường) rồi sau đó trả năng lượng này ngược lại hệ thống (trong quá trình từ trường
□ Năng lượng tạo ra bởi mạch có tính dung suy giảm) hai lần trong một chu kỳ tần số công nghiệp.
(dây cáp, tụ công suất, v.v...). Hiện tượng hoàn toàn tương tự xảy ra khi tồn tại các phần tử có tính dung mắc song
song trong hệ thống, như dây cáp điện hoặc các khối tụ công suất v.v... Trong trường
hợp này năng lượng tích trữ ở dạng trường tĩnh điện (nạp tụ). Quá trình tuần hoàn tự
nạp và phóng điện của các mạch có tính dung sẽ tác dụng lên các máy phát của hệ
thống nguồn các hiện tượng tương tự như đã mô tả cho trường hợp mạch có tính cảm,
nhưng dòng điện trong mạch có tính dung ngược pha với dòng điện trong mạch có tính
cảm. Tính chất này là cơ sở cho việc cải thiện hệ số công suất.
Cần chú ý rằng, mặc dù dòng điện vô công (chính xác hơn là thành phần vô công của
dòng điện) không tiêu thụ năng lượng từ hệ thống nhưng nó gây ra tổn hao điện năng
trong hệ thống truyền tải và phân phối điện. Trong các hệ thống năng lượng thực tế,
thành phần vô công của dòng điện tải luôn luôn có tính cảm, còn tổng trở của hệ thống
truyền tải và phân phối chỉ yếu mang tính cảm. Dòng điện có tính cảm đi qua cảm
kháng sẽ là chế độ gây ra sụt áp xấu nhất (nghĩa là ngược pha với điện áp hệ thống).
Vì những nguyên nhân (tổn hao điện năng khi chuyển tải và sụt áp), ngành điện yêu
cầu giảm dòng điện vô công (tính cảm) thấp nhất có thể.
Dòng điện vô công (tính dung) có hiệu ứng ngược lại đối với điện áp và làm tăng điện
áp trong hệ thống điện.
Công suất (kW) liên quan với năng lượng tác dụng được ký hiệu là P.
Công suất phản kháng (kvar) ký hiệu bằng Q. Công suất phản kháng mang tính cảm
được quy ước mang dấu dương (+Q) và tính dung mang dấu âm (-Q).
Công suất biểu kiến S (kVA) bằng tổng các vector công suất tác dụng và công suất
phản kháng kvar (Hình L1).
Quan hệ P, Q, S được trình bày trong tiểu mục hệ số công suất.
L2

Hình. L1 : Động cơ điện nhận công suất tác dụng (P) và công suất phản kháng (Q) từ hệ thống

1.2 Các máy móc thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng
Tất cả các máy móc và thiết bị điện xoay chiều có phần tử biến đổi điện từ hoặc phụ thuộc
vào cuộn dây liên kết từ hóa đều cần ít hoặc nhiều dòng điện phản kháng để tạo từ thông.
Các thiết bị thường gặp nhất là các máy biến áp và các cuộn kháng, các động cơ điện và
đèn phóng điện (Hình L2)
Tỉ lệ giữa công suất phản kháng (kvar) và công suất tác dụng (kW) khi thiết bị điện mang
đầy tải thay đổi phụ thuộc vào đặc tính của thiết bị:
■ 65-75% cho động cơ không đồng bộ
■ 5-10% cho máy biến áp
Hình. L2 : Các thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
1 Năng lượng phản kháng
và hệ số công xuất

Hệ số công suất là tỉ số giữa công suất tác 1.3 Hệ số công suất


dụng (kW) và công suất biểu kiến (kVA). Hệ số Xác định hệ số công suất
công suất càng gần với giá trị lớn nhất (bằng 1),
Hệ số công suất của tải, trong đó tải này có thể là của một thiết bị riêng rẽ hay một tổ
càng có lợi cho nhà cung cấp và khách hàng
hợp các thiết bị (ví dụ cả mạng điện) được tính bằng tỷ số giữa P/S nghĩa là số kW chia
PF = P (kW) / S (kVA)
P = Công suất tác dụng cho số kVA tại thời điểm khảo sát. Hệ số công suất thay đổi trong khoảng từ 0 đến 1.
S = Công suất biểu kiến Nếu dòng điện và điện áp là hình Sin lý tưởng hệ số công suất bằng Cos.
Hệ số công suất gần bằng 1 có nghĩa là công suất phản kháng nhỏ so với công suất tác
dụng, và khi hệ số công suất thấp chỉ ra điều kiện ngược lại.

■ Công suất tác dụng P (kW)


□ Một pha (1 pha và trung tính): P = V I cos ϕ
□ Một pha (pha - pha): P = U I cos ϕ
□ Ba pha (3 dây hoặc 3 dây + trung tính): P = √3U I cos ϕ
■ Công suất phản kháng Q (kVAr)
□ Một pha (1 pha và trung tính): Q = V I sin ϕ
□ Một pha (pha -pha): Q = U I sin ϕ
□ Ba pha (3 dây hoặc 3 dây + trung tính):Q = √3 U I sin ϕ
■ Công suất biểu kiến S (kVA)
□ Một pha (1 pha và trung tính): S = V I
□ Một pha (pha -pha): S = U I
□ Ba pha (3 dây hoặc 3 dây + trung tính): S = √3 U I

Trong đó:
V = Điện áp giữa pha và trung tính
U = Điện áp giữa pha-pha
I = Dòng điện
ϕ = Góc lệch pha giữa vector điện áp V và dòng điện I
□ Cho tải cân bằng hoặc gần cân bằng trong hệ thống 4 dây
Vector dòng điện, điện áp và kết luận cả giản đồ vector công suất
Giản đồ vector công suất là một công cụ tiện lợi được dẫn giải trực tiếp từ giản đồ
các quay vector quay của điện áp và dòng điện như sau:
Điện áp của hệ thống điện được chọn làm chuẩn và ta chỉ xét một pha trong hệ với
giả thiết ba pha là đối xứng. L3
Điện áp pha chuẩn (V) trùng với trục hoành nằm ngang và dòng điện (I) của pha đó
thường chậm pha (cho hầu hết các tải của hệ thống) so với điện áp một góc ϕ.
Thành phần của vector dòng điện I có cùng pha với điện áp V là thành phần tác
dụng của dòng điện, có độ lớn bằng I.cos ϕ và công suất tác dụng tương úng có độ
lớn bằng V.I.cos ϕ (kW) nếu điện áp V tính bằng kV.
Thành phần của dòng điện I trễ pha so với vector điện áp V một góc 90° là thành
phần vô công, có độ lớn bằng Isin ϕ và công suất phản kháng tương ứng có độ lốn
bằng VIsin ϕ (kvar) - điện áp V tính bằng kV. Tích hai đại lượng I và V cho ta công
suất biểu kiến, có đơn vị kVA nếu điện áp V tính bằng kV.
Nếu nhân vector dòng điện I với điện áp V tính bằng kV thì ta có kết quả là công
suất biểu kiến (kVA) của mạch.
Ta có công thức đơn giản S2 = P2 + Q2
Như vậy, nhân với 3 những giá trị P(kW), Q(kvar), S(kVA) của một pha có thể thuận
tiện mô tả quan hệ giữa công suất kVA, kW, kvar và hệ số công suất cho tải 3 pha,
như trong Hình L3.

ϕ P = VI cos ϕ (kW) V

S = VI (kVA) P = Công suất tác dụng

Q = VI sin ϕ (kvar) Q = Công suất phản kháng


S = Công suất biểu kiến

Hình. L3 : Giản đồ công suất


L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
1 Năng lượng phản kháng
và hệ số công xuất

Ví dụ tính toán công suất (xem Hình L4)

Dạng mạch Công suất Công suất Công suất


biểu kiến S (kVA) tác dụng P (kW) phản kháng
Q (kvar)
Một pha (1 pha và trung tính) S = VI P = VI cos ϕ Q = VI sin ϕ
Một pha (pha - pha) S = UI P = UI cos ϕ Q = UI sin ϕ
Ví dụ Tải 5 kW 10 kVA 5 kW 8.7 kVAr
cos ϕ = 0.5
Ba pha (3 dây hoặc 3 dây + trung tính) S = 3 UI P = 3 UI cos ϕ Q = 3 UI sin ϕ
Ví dụ Động cơ Pn = 51 kW 65 kVA 56 kW 33 kVAr
cos ϕ = 0.86
= 0.91 (hiệu suất động cơ)

Hình. L4 : Ví dụ tính toán công suất tác dụng và công suất phản kháng

1.4 Giá trị thực tế của hệ số công suất


Ví dụ tính toán cho trường hợp 3 pha ở trên được trình bày như sau:
Pn = công suất trên trục động cơ= 51 kW
P = công suất tác dụng tiêu thụ
Pn 51
P= = = 56 kW
P 0.91
S= công suất biểu kiến
P 56
S= = = 65 kW
cosϕ 0.86
Như vậy, sử dụng giản đồ Hình L5 hoặc máy tính bỏ túi có thể tính tan ϕ tương ứng
với
cos ϕ = 0.86 là 0.59
Q = P tan ϕ = 56 x 0.59 = 33 kVAr (Xem Hình L15).
Hay
L4

Giá trị công suất trung bình của các thiết bị phổ biến nhất (Hình L6)

Các thiết bị cos ϕ tan ϕ


Động cơ không đồng bộ với tải 0% 0.17 5.80
25% 0.55 1.52
50% 0.73 0.94
75% 0.80 0.75
100% 0.85 0.62
Đèn nung sáng 1.0 0
Đèn huỳnh quang (không có tụ bù) 0.5 1.73
Đèn huỳnh quang (có tụ bù) 0.93 0.39
P = 56 kW
Đèn phóng điện 0.4 đến 0.6 2.29 đến 1.33
ϕ Lò điện trở 1.0 0
Lò cảm ứng có bù 0.85 0.62
Lò điện môi 0.85 0.62
Q = 33 kVAr
Máy hàn kiểu điện trở 0.8 đến 0.9 0.75 đến 0.48
S= Máy hàn hồ quang cố định 0.5 1.73
65 Máy hàn hồ quang dạng motor-máy phát 0.7 đến 0.9 1.02 đến 0.48
kV
A Máy hàn hồ quang “máy biến áp-chỉnh lưu” 0.7 đến 0.8 1.02 đến 0.75
Lò hồ quang 0.8 0.75

Hình L5 : Giản đồ tính toán công suất Hình. L6 : Giá trị cos ϕ và tan ϕ của các thiết bị phổ biến nhất
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
2 Tại sao phải nâng cao
hệ số công suất?

Nâng cao hệ số công suất đem lại những ưu


2.1 Giảm giá điện
Quản lý tối ưu mức tiêu thụ công suấn phản kháng đem lại những lợi ích kinh tế sau:
điểm kỹ thuật và kinh tế, đặc biệt là giảm tiền
Các nhận xét này dựa vào cấu trúc thanh toán tiền điện thực tế áp dụng ở châu Âu
điện và có hướng khuyến khích người dùng điện giảm mức tiêu thụ năng lượng phản
kháng. Lắp đặt các tụ điện để nâng cao hệ số công suất cho phép các hộ tiêu thụ
giảm tiền điện nhờ giữ mức tiêu thụ công suất phản kháng dưới giá trị thỏa thuận với
công ty cung cấp điện.
Trong cấu trúc thanh toán này, tiền điện cho năng lượng phản kháng được tính theo
hệ số tan ϕ. Như ở trên:
Q (kVAr)
tan ϕ =
P (kWh)

Theo quy định về dịch vụ cung cấp điện, các nhà phân phối điện sẽ cung cấp công
suất phản kháng miễn phí:
■ Nếu năng lượng phản kháng tiêu thụ nhỏ hơn 40% năng lượng tác dụng (tan ϕ=0.4)
trong thời gian tối đa 16 giờ trong ngày (từ 6 giờ đến 22 giờ) trong thời gian tải cực đại
(thường là trong mùa đông).
■ Không hạn chế trong thời gian tải thấp vào mùa đông, mùa xuân và mùa hè.
Trong các giai đoạn giới hạn mức sử dụng điện, tiền điện cho tiêu thụ năng lượng
phản kháng vượt quá 40% năng lượng tác dụng (tanϕ>0.4) người sử dụng sẽ phải trả
tiền hàng tháng theo giá hiện hành. Như vậy năng lượng phản kháng Q được tính tiền
cho thời gian sử dụng sẽ là:
□ kWh - công suất tác dụng tiêu thụ trong giai đoạn giới hạn mức sử dụng điện.
□ kWh tan ϕ - tổng công suất phản kháng tiêu thụ trong giai đoạn giới hạn mức sử
dụng điện
□ 0.4 kWh - công suất phản kháng được cung cấp miễn phí trong giai đoạn giới hạn
mức sử dụng điện
□ tan ϕ = 0.4 tương ứng với hệ số công suất là 0.93 như vậy nếu thực hiện các biện
pháp bảo đảm hệ số công suất trong giai đoạn giới hạn mức sử dụng điện không thấp
hơn 0.93, người dùng điện sẽ không phải trả tiền cho năng lượng phản kháng đã tiêu
thụ.
Tuy nhiên, dù được lợi về giảm bớt tiền điện, người dùng điện cần phải cân nhắc đến
các yếu tố phí tổn do mua sắm, lắp đặt và bảo trì các tụ điện cải thiện hệ số công suất,
các thiết bị đóng ngắt, thiết bị điều khiển tự động (khi có yêu cầu bù nhiều cấp) cùng
với công suất tổn hao điện môi điện môi kWh xuất hiện trong các tụ v.v. Nhận thấy L5
rằng sẽ kinh tế hơn nếu thực hiện bù từng phần và chỉ trả cho một phần năng lượng
phản kháng đã tiêu thụ sẽ rẻ hơn là thực hiện bù hoàn toàn 100%.
Bài toán điều chỉnh hệ số công suất là bài toán tối ưu, trừ những trường hợp rất đơn
Nâng cao hệ số công suất cho phép sử dụng giản.
máy biến áp, thiết bị phân phối, cáp điện ...
với kích cỡ nhỏ hơn, cũng như giảm tổn hao 2.2 Tối ưu hóa kinh tế kỹ thuật
công suất và sụt áp. Hệ số công suất cao cho phép tối ưu hóa tất cả các phần tử cung cấp điện. Cần phải
tránh định mức dư các thiết bị, tuy nhiên để đạt được kết quả tối ưu, cần lắp đặt tụ
thiết bị bù gần thiết bị tiêu thụ công suất phản kháng (tính cảm).
Giảm kích cỡ dây dẫn
Hình L7 cho thấy yêu cầu tăng tiết diện của cáp điện khi có hệ số công suất giảm
từ 1 đến 0.4.

Bội số tiết diện lỗi cáp 1 1.25 1.67 2.5

cos ϕ 1 0.8 0.6 0.4

Hình. L7 : Bội số tiết diện cáp như là hàm của hệ số công suất cos ϕ
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
2 Tại sao phải nâng cao
hệ số công suất?

Giảm tôn hao công suất (P, kW) trong cáp điện
Tổn hao trong dây dẫn tỉ lệ bình phương dòng điện và đo bằng công-tơ-met.
Ví dụ, giảm dòng tổng đi qua dây dẫn 10% sẽ giảm tổn thất gần bằng 20%.
Giảm sụt áp
Các tụ điện điều chỉnh hệ số công suất làm giảm hoặc thậm chí khử hoàn toàn dòng
phản kháng trong các dây dẫn ở trước vị trí bù, vì thế làm giảm bớt hoặc khử bỏ hẳn
sụt áp.
Chú ý: việc bù dư sẽ gây ra hiện tượng tăng điện áp trên các tụ .

Tăng khả năng mang tải


Bằng cách cải thiện hệ số công suất của tải được cấp nguồn từ máy biến áp, dòng
điện đi qua máy biến áp sẽ giảm, vì thế cho phép việc thêm tải vào máy biến áp.
Trong thực tế, nâng cao hệ số công suất có thể đỡ tốn kém hơn việc thay thế máy
biến áp lớn hơn khi có yêu cầu tăng công suất phụ tải.
Vấn đề này được xem xét ở phần 6.

L6

(1) Cùng những ưu điểm khi hệ số công suất có giá trị cao, được
trình bày ở phần trên
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
3 Làm thế nào để cải thiện hệ số
công suất?

Để cải thiện hệ số công suất của tải, cần bộ tụ 3.1 Nguyên lý lý thuyết
điện làm nguồn phát công suất phản kháng. Tải mang tính cảm có hệ số công suất thấp sẽ đòi hỏi máy phát, hệ thống truyền tải/
Cách giải quyết này được gọi là bù công suất phân phối cho dòng điện phản kháng (chậm pha so với điện áp một góc 900) đi qua,
phản kháng. kéo theo tổn hao công suất và hiện tượng sụt áp như đã nêu ra trong phần 1.1. Nếu
mắc khối các tụ song song vào tải, dòng điện có tính dung của tụ sẽ có cùng đường
đi qua hệ thống như thành phần kháng của dòng tải. Như đã nói ở phần 1.1, dòng
điện có tính dung Ic (nhanh pha hơn điện áp nguồn 900) ngược pha với thành phần
phản kháng của dòng tải IL. Hai thành phần dòng điện này triệt tiêu lẫn nhau. Nếu giá
trị tụ đủ lớn và IC=IL thì không còn tồn tại dòng phản kháng đi qua phần lưới phía
trước vị trí đặt tụ.
Điều này được chỉ ra trong Hình L8 (a) và (b), trong đó chỉ thể hiện thành phần phản
kháng của dòng điện
Trong hình:
R - phần tử tiêu thụ công suất tác dụng của tải
L - phần tử tiêu thụ công suất phản kháng (tính cảm ) của tải
C - phần tử tiêu thụ công suất phản kháng (tính dung) của thiết bị cải thiện hệ số
công suất (tụ điện) .
a) Chỉ có thành phần phản kháng Từ giản đồ (b) của Hình L9, khối tụ C đã cung cấp toàn bộ dòng điện phản kháng tải.
Vì lý do đó, đôi khi ta gọi tụ C là máy phát công suất phản kháng (VAR).
IL - IC IC IL IL
R Ở hình (c) của Hình L9, có thêm thành phần tác dụng của dòng điện và cho thấy, tải
C L
(bù hoàn toàn) đối với hệ thống, có hệ số công suất bằng 1.
Tải
b) Khi IC = IL, tất cả công suất phản kháng được cung cấp bởi tụ Nói chung, việc bù hoàn toàn không mang hiệu quả kinh tế .
Hình L9 sử dụng giản đồ công suất đã được mô tả ở phần 1.3 (Hình L3) để minh
họa nguyên lý bù bằng cách giảm công suất phản kháng Q đến giá trị nhỏ hơn Q’
IL - IC = 0 IC IL IL bằng các bộ tụ có công suất phản kháng QC.
R
C L Khi đó công suất biểu kiến S được giảm xuống còn S’.

Tải Ví dụ:
Động cơ tiêu thụ 100 kW khi hệ số công suất là 0.75 (nghĩa là tan ϕ = 0.88). Để nâng
c) Với dòng tải được bổ xung vào trường hợp (b)
hệ số công suất đến 0.93 (nghĩa là tan ϕ = 0.4), công suất phản kháng của bộ tụ phải
là:
Qc = 100 (0.88 - 0.4) = 48 kVAr
IR IC IR + IL IL IR R Dung lượng cần bù và tính toán định mức tụ bù phụ thuộc vào tải cụ thể. Các yếu tố
C L
cần quan tâm khi xét chọn sẽ được trình bày một cách tổng quát ở phần 5,6 , và 7
Tải khi khảo sát máy biến áp và động cơ điện. L7
Lưu ý: Trước khi bắt đầu thiết kế bù công suất, cần phải xét các biện pháp phòng
Hình. L8 : Đặc điểm cơ bản của cải thiện hệ số công suất ngừa. Đặc biệt là nên tránh tăng công suất định mức động cơ cũng như chế độ chạy
không tải của các động cơ.
Trong trường hợp sau, năng lượng phản kháng do động cơ tiêu thụ sẽ làm hệ số
công suất rất thấp (≈ 0,17); do lượng công suất tác dụng tiêu thụ ở chế độ không tải
P rất bé.
ϕ' ϕ
Q'
3.2 Sử dụng thiết bị thế nào?
S' Bù ở lưới hạ thế
Q
Trong mạng điện hạ thế, bù công suất thực hiện bằng:
S ■ Tụ điện với dung lượng bù không đổi;
Qc ■ Thiết bị điều chỉnh bù tự động hoặc bộ tụ cho phép điều chỉnh liên tục theo tải
Lưu ý:
Khi công suất phản kháng cần bù vượt quá 800 kVAr và tải tiêu thụ có tính liên tục và
Hình. L9 : Giản đồ thể hiện nguyên tắc bù công suất: ổn định, việc lắp đặt bộ tụ bù ở phía trung thế thường cho hiệu quả kinh tế hơn.
Qc = P (tan ϕ - tan ϕ’)
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
3 Làm thế nào để cải thiện hệ số
công suất?

Công suất bù có thể không đổi trong một số Tủ cố định (không điều chỉnh) (xem Hình L10)
điều kiện Trong trường hợp này sử dụng một hoặc nhiều tụ đảm bảo mức bù không đổi. Việc
điều khiển có thể thực hiện:
■ Bằng tay: dùng CB hoặc dao cắt tải LBS (load- break switch).
■ Bán tự động: dùng công-tắc-tơ.
■ Mắc trực tiếp vào tải và đóng điện cho mạch bù đồng thờikhi đóng tải.

Các tụ điện được đặt:


■ Tại vị trí đấu nối của thiết bị tiêu thụ điện có tính cảm (động cơ điện và máy
biến áp).
■ Tại vị trí thanh góp cấp nguồn cho nhiều động cơ nhỏ và các phụ tải có tính cảm
kháng, trong trường hợp bù từng thiết bị một tỏ ra quá tốn kém.
■ Trong các trường hợp khi tải không thay đổi.

Hình. L10 : Ví dụ của tụ bù không thay đổi

Bù công suất thường được thực hiện bằng các Bộ tụ điều khiển tự động (xem Hình L11)
khối tụ được tự động điều khiển đóng ngắt Dạng thiết bị này cho phép tự động điều khiển bù hệ số công suất và giữ hệ số công
từng bậc công suất suất trong một giới hạn nhỏ cho phép. Thiết bị này được ứng dụng cho tải có công
suất tác dụng và (hoặc) công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng. Ví dụ:
■ Tại thanh góp của tủ phân phối chính
■ Tại đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn
L8

Hình. L11 : Ví dụ cho thiết bị tự động điều khiển bù công suất


L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài 3 Làm thế nào để cải thiện hệ số
công suất?

Tự động điều chỉnh dung lượng bù cho phép Các nguyên lý và lý do ứng dụng tự động điều khiển bù
thích nghi tức thời mức độ bù theo mức yêu Bộ tụ bù gồm nhiều phân đoạn và mỗi phân đoạn được điều khiển bằng công-tắc-tơ.
cầu của tải. Việc đóng công-tắc-tơ sẽ đóng một số tụ song song với các tụ đang vận hành. Vì vậy
lượng công suất bù có thể tăng hoặc giảm theo từng cấp bằng cách thực hiện đóng
hoặc ngắt công-tắc-tơ điều khiển tụ.
Một rơle điều khiển kiểm soát hệ số công suất của mạng điện sẽ thực hiện đóng và
mở các công-tắc-tơ tương ứng để giữ hệ số công suất của hệ thống không thay đổi
(trong phạm vi được đặt bởi dung lượng của từng tụ bù). Máy biến dòng cho rơle
điều khiển, phải đặt trên một pha của dây cáp lộ tổng cung cấp cho mạch được điều
khiển như Hình L12.
Khối tụ đáp ứng nhanh (Varset Fast capacitor bank) là thiết bị điều chỉnh hệ số công
suất sử dụng các contactor tĩnh (thiristor) thay vì contactor truyền thống. Hiệu chỉnh
tĩnh được ứng dụng cho những tải có các thiết bị với chu kỳ làm việc nhanh và/hoặc
nhạy cảm với các xung quá độ.
Ưu điểm của các contactor tĩnh:
■ Tác động tức thời theo sự thay đổi của hệ số công suất (thời gian tác động 2s
hoặc 40ms phụ thuộc vào bộ hiệu chỉnh).
■ Không hạn chế số lần tác động.
■ Khử bỏ quá trình quá độ trong lưới khi đóng tụ.
■ Không gây tiếng ồn khi hoạt động.
Với việc thực hiện bù chính xác mức yêu cầu của tải sẽ tránh được hiện tượng quá
điện áp khi tải thấp và do đó tránh được phát sinh quá điện áp và hư hỏng trang thiết
bị.
Quá điện áp xuất hiện do hiện tượng bù dư phụ thuộc một ph"n vào giá trị của tổng
trở nguồn.

CT In / 5 A cl 1

Rơ le
Var kế L9

Hình. L12 : Nguyên lý tự động điều khiển bù công suất phản kháng

3.3 Lựa chọn giữa bù không hiệu chỉnh (nền) và


tự điều khiển bù
Các quy định chung
Nếu dung lượng của bộ tụ nhỏ hơn hoặc bằng 15% công suất định mức máy biến
áp cấp nguồn, nên sử dụng bù nền. Nếu ở mức trên 15%, nên sử dụng bù điều
khiển tự động (bù ứng động). Vị trí lắp đặt tụ hạ thế xác định chế độ bù công suất,
Có thể là bù tập trung (một vị trí trung tâm cho cả tải), bù nhóm (bù cho từng khu
vực), bù cục bộ (bù riêng - bù cho từng thiết bị tiêu thụ) hoặc bù kết hợp hai
phương án sau.
Về nguyên tắc, bù lý tưởng có thể thực hiện tại điểm tiêu thụ với mức độ mà phụ
tải yêu cầu tại mỗi thời điểm.
Trong thực tế, việc chọn phương cách bù dựa vào các yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
4 Lắp đặt tụ bù cải thiện
hệ số công suất ở đâu?

Khi tải không đổi và ổn định có thể sử dụng bù


4.1 Bù tập trung (Hình L3)
tập trung Nguyên lý
Bộ tụ được đấu vào thanh góp của tủ phân phối hạ áp chính và làm việc trong thời gian
tải bình thường.
Ưu điểm
Bù tập trung đảm bảo:
■ Giảm tiền phạt do tiêu thụ quá mức công suất phản kháng.
■ Giảm công suất biểu kiến yêu cầu, do đó giảm tiền chi trả theo công suất (nếu có).
■ Giảm bớt tải cho máy biến áp và do đó nó có khả năng phát triển thêm các phụ
tải khi cần thiết.
Nhận xét
■ Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả các cáp đi ra từ tủ phân phối hạ thế
chính.
■ Do đó, bù tập trung không đảm bảo khả năng giảm kích cỡ của dây dẫn và tổn
hao trong các dây nêu trên

L10
Hình L13 : Bù tập trung

Bù theo khu vực được khuyến khích trong hệ 4.2 Bù theo nhóm (khu vực) (Hình L4)
thống lớn và khi đồ thị tải theo thời gian khác Nguyên lý
nhau cho các khu vực khác nhau. Bộ tụ được đấu vào tủ phân phối khu vực như trên Hình L14.
Chế độ bù này đem lại hiệu quả cho một bộ phận đáng kể của hệ thống, cụ thể là các
dây dẫn xuất phát từ tủ phân phối chính đến các tủ phân phối khu vực được đặt tụ.
Ưu điểm
Bù theo khu vực đảm bảo:
■ Giảm tiền phạt do tiêu thụ quá mức công suất phản kháng.
■ Giảm công suất biểu kiến yêu cầu, do đó giảm tiền chi trả theo công suất (nếu có).
■ Giảm bớt tải cho máy biến áp và do đó nó có khả năng phát triển thêm các phụ
tải khi cần thiết.
■ Khả năng giảm kích cỡ dây cáp cung cấp cho các tủ phân phối khu vực hoặc
nếu không giảm kích cỡ dây thì có thể chất thêm tải trên nó.
■ Giảm tổn hao trong cáp.

Nhận xét
■ Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả dây dẫn xuất phát từ tủ phân
phối khu vực.
■ Do đó, bù theo khu vực không đảm bảo khả năng giảm kích cỡ của dây dẫn
này và giảm tổn hao trong dây.
■ Khi có sự thay đổi đáng kể của tải, luôn luôn tồn tại nguy cơ bù dư và kèm
Hình L14 : Bù theo khu vực theo hiện tượng quá điện áp .
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
4 Lắp đặt tụ bù cải thiện
hệ số công suất ở đâu?

4.3 Bù riêng
Bù riêng nên ứng dụng khi công suất của động
cơ đáng kể so với công suất của mạng điện Nguyên lý
Bộ tụ mắc trực tiếp vào đầu nối của thiết bị có tính cảm (ví dụ các động cơ - xem
tiếp ở phần 7). Bù riêng nên được xét đến khi công suất của động cơ là đáng kể so
với công suất mạng điện.
Công suất định mức (kVAr) của bộ tụ có giá trị trong khoảng đến 25% giá trị công
suất định mức (kW) của động cơ. Bù bổ sung tại đầu nguồn điện (máy biến áp)
cũng có thể mang lại hiệu quả tốt.
Ưu điểm
Bù riêng:
■ Giảm tiền phạt do tiêu thụ quá mức công suất phản kháng.
■ Giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
■ Giảm kích cỡ của dây cáp cũng như tổn hao trong dây.

Nhận xét
■ Một phần đáng kể dòng điện phản kháng không tồn tại trong mạng điện.

L11
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
5 Lựa chọn mức bù tối ưu

5.1 Phương pháp chung


Lập bảng nhu cầu công suất phản kháng trong giai đoạn thiết kế
Bảng số liệu này có thể được lập tương tự (và cùng lúc) với công suất tiêu thụ như
mô tả ở chương A. Sau đó có thể xác định mức tiêu thụ công suất phản kháng và
công suất tác dụng cho các mức của mạng điện (thông thường, tại các điểm phân
phối chính và phân phốI trung gian).

Tối ưu hóa kinh tế kỹ thuật cho mạng hiện hành


Dung lượng tối ưu của bộ tụ bù để nâng cao hệ số công suất được xác định dựa
trên các yếu tố cơ bản sau:
■ Tiền điện trước khi đặt tụ bù.
■ Tiền điện dự đoán trong tương lai sau khi lắp đặt tụ bù.
■ Các chi phí:
□ Mua tụ bù và mạch điều khiển (contactor, rơle, tủ hộp bộ)
□ Lắp đặt và bảo trì
□ Chi phí do tổn thất điện môi trong tụ, so sánh với mức giảm tổn thất trên dây cáp,
máy biến áp ... sau khi lắp đặt tụ bù.
Một số phương pháp đơn giản áp dụng tính tiền điện cơ bản (ở châu Âu) được
trình bày trong phần 5.3, 5.4.

5.2 Phương pháp đơn giản


Nguyên lý chung
Cách tính gần đúng thường có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp trong thực tế
và có thể dựa trên giá trị hệ số công suất bằng 0,8 trước khi bù để làm chuẩn.
Phương pháp nâng cao hệ số công suất đến giá trị đủ để tránh bị trả tiền phạt (giá trị
này phụ thuộc vào cấu trúc tính tiền điện, ở đây giả sử là 0,93) đồng thời giảm bớt
tổn hao và độ sụt áp cho mạng điện được thực hiện trên cơ sở các dữ liệu trong Hình
L15 trang kế tiếp.
Từ hình này, ta thấy để nâng hệ số công suất từ 0,8 đến 0,93 cần bù lượng công
suất phản kháng la 0,355 kVAr cho một kW công suất tiêu thụ. Dung lượng bộ tụ tại
thanh góp tủ phân phối chính của mạng điện được tính:
Q (kVAr) = 0.355 x P (kW).
L12 Cách tính đơn giản này cho phép ta xác định nhanh dung lượng cần bù cho chế độ
bù tập trung, bù theo khu vực hoặc bù riêng .

Ví dụ
Cần nâng hệ số công suất của mạng điện có công suất 666 kVA từ 0.75 đến 0.928.
Nhu cầu công suất tác dụng 666 x 0.75 = 500 kW.
Trong Hình L15, ứng với hàng cos ϕ = 0.75 (trước khi bù) và cột cos ϕ = 0.93 (sau
khi bù) cho giá trị 0.487 kVAr cho 1kW tải. Vì thế, đối với tải 500 kW, dung lượng
cần bù là: 500 x 0,487 = 244kVAr
Chú ý: cách này áp dụng cho tất cả mức điện áp, tức không phụ thuộc vào điện áp .
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
5 Lựa chọn mức bù tối ưu

Trước khi bù Giá trị định mức (kVAr) của bộ tụ bù cho từng kW của tải, để nâng hệ số công suất cos ϕ hay tan ϕ,
đến giá trị
tan ϕ 0.75 0.59 0.48 0.46 0.43 0.40 0.36 0.33 0.29 0.25 0.20 0.4 0.0
tan ϕ cos ϕ cos ϕ 0.80 0.86 0.90 0.9 0.92 0.93 0.94 0.95 0.96 0.97 0.98 0.99 1
2.29 0.40 1.557 1.691 1.805 1.832 1.861 1.895 1.924 1.959 1.998 2.037 2.085 2.146 2.288
2.22 0.41 1.474 1.625 1.742 1.769 1.798 1.831 1.840 1.896 1.935 1.973 2.021 2.082 2.225
2.16 0.42 1.413 1.561 1.681 1.709 1.738 1.771 1.800 1.836 1.874 1.913 1.961 2.022 2.164
2.10 0.43 1.356 1.499 1.624 1.651 1.680 1.713 1.742 1.778 1.816 1.855 1.903 1.964 2.107
2.04 0.44 1.290 1.441 1.558 1.585 1.614 1.647 1.677 1.712 1.751 1.790 1.837 1.899 2.041
1.98 0.45 1.230 1.384 1.501 1.532 1.561 1.592 1.628 1.659 1.695 1.737 1.784 1.846 1.988
1.93 0.46 1.179 1.330 1.446 1.473 1.502 1.533 1.567 1.600 1.636 1.677 1.725 1.786 1.929
1.88 0.47 1.130 1.278 1.397 1.425 1.454 1.485 1.519 1.532 1.588 1.629 1.677 1.758 1.881
1.83 0.48 1.076 1.228 1.343 1.370 1.400 1.430 1.464 1.497 1.534 1.575 1.623 1.684 1.826
1.78 0.49 1.030 1.179 1.297 1.326 1.355 1.386 1.420 1.453 1.489 1.530 1.578 1.639 1.782
1.73 0.50 0.982 1.232 1.248 1.276 1.303 1.337 1.369 1.403 1.441 1.481 1.529 1.590 1.732
1.69 0.51 0.936 1.087 1.202 1.230 1.257 1.291 1.323 1.357 1.395 1.435 1.483 1.544 1.686
1.64 0.52 0.894 1.043 1.160 1.188 1.215 1.249 1.281 1.315 1.353 1.393 1.441 1.502 1.644
1.60 0.53 0.850 1.000 1.116 1.144 1.171 1.205 1.237 1.271 1.309 1.349 1.397 1.458 1.600
1.56 0.54 0.809 0.959 1.075 1.103 1.130 1.164 1.196 1.230 1.268 1.308 1.356 1.417 1.559
1.52 0.55 0.769 0.918 1.035 1.063 1.090 1.124 1.156 1.190 1.228 1.268 1.316 1.377 1.519
1.48 0.56 0.730 0.879 0.996 1.024 1.051 1.085 1.117 1.151 1.189 1.229 1.277 1.338 1.480
1.44 0.57 0.692 0.841 0.958 0.986 1.013 1.047 1.079 1.113 1.151 1.191 1.239 1.300 1.442
1.40 0.58 0.665 0.805 0.921 0.949 0.976 1.010 1.042 1.076 1.114 1.154 1.202 1.263 1.405
1.37 0.59 0.618 0.768 0.884 0.912 0.939 0.973 1.005 1.039 1.077 1.117 1.165 1.226 1.368
1.33 0.60 0.584 0.733 0.849 0.878 0.905 0.939 0.971 1.005 1.043 1.083 1.131 1.192 1.334
1.30 0.61 0.549 0.699 0.815 0.843 0.870 0.904 0.936 0.970 1.008 1.048 1.096 1.157 1.299
1.27 0.62 0.515 0.665 0.781 0.809 0.836 0.870 0.902 0.936 0.974 1.014 1.062 1.123 1.265
1.23 0.63 0.483 0.633 0.749 0.777 0.804 0.838 0.870 0.904 0.942 0.982 1.030 1.091 1.233
1.20 0.64 0.450 0.601 0.716 0.744 0.771 0.805 0.837 0.871 0.909 0.949 0.997 1.058 1.200
1.17 0.65 0.419 0.569 0.685 0.713 0.740 0.774 0.806 0.840 0.878 0.918 0.966 1.007 1.169
1.14 0.66 0.388 0.538 0.654 0.682 0.709 0.743 0.775 0.809 0.847 0.887 0.935 0.996 1.138
1.11 0.67 0.358 0.508 0.624 0.652 0.679 0.713 0.745 0.779 0.817 0.857 0.905 0.966 1.108
1.08 0.68 0.329 0.478 0.595 0.623 0.650 0.684 0.716 0.750 0.788 0.828 0.876 0.937 1.079
1.05 0.69 0.299 0.449 0.565 0.593 0.620 0.654 0.686 0.720 0.758 0.798 0.840 0.907 1.049
1.02 0.70 0.270 0.420 0.536 0.564 0.591 0.625 0.657 0.691 0.729 0.769 0.811 0.878 1.020
0.99 0.71 0.242 0.392 0.508 0.536 0.563 0.597 0.629 0.663 0.701 0.741 0.783 0.850 0.992
0.96 0.72 0.213 0.364 0.479 0.507 0.534 0.568 0.600 0.634 0.672 0.712 0.754 0.821 0.963 L13
0.94 0.73 0.186 0.336 0.452 0.480 0.507 0.541 0.573 0.607 0.645 0.685 0.727 0.794 0.936
0.91 0.74 0.159 0.309 0.425 0.453 0.480 0.514 0.546 0.580 0.618 0.658 0.700 0.767 0.909
0.88 0.75 0.132 0.82 0.398 0.426 0.453 0.487 0.519 0.553 0.591 0.631 0.673 0.740 0.882
0.86 0.76 0.105 0.255 0.371 0.399 0.426 0.460 0.492 0.526 0.564 0.604 0.652 0.713 0.855
0.83 0.77 0.079 0.229 0.345 0.373 0.400 0.434 0.466 0.500 0.538 0.578 0.620 0.687 0.829
0.80 0.78 0.053 0.202 0.319 0.347 0.374 0.408 0.440 0.474 0.512 0.552 0.594 0.661 0.803
0.78 0.79 0.026 0.176 0.292 0.320 0.347 0.381 0.413 0.447 0.485 0.525 0.567 0.634 0.776
0.75 0.80 0.150 0.266 0.294 0.321 0.355 0.387 0.421 0.459 0.499 0.541 0.608 0.750
0.72 0.81 0.124 0.240 0.268 0.295 0.329 0.361 0.395 0.433 0.473 0.515 0.582 0.724
0.70 0.82 0.098 0.214 0.242 0.269 0.303 0.335 0.369 0.407 0.447 0.489 0.556 0.698
0.67 0.83 0.072 0.188 0.216 0.243 0.277 0.309 0.343 0.381 0.421 0.463 0.530 0.672
0.65 0.84 0.046 0.162 0.190 0.217 0.251 0.283 0.317 0.355 0.395 0.437 0.504 0.645
0.62 0.85 0.020 0.136 0.164 0.191 0.225 0.257 0.291 0.329 0.369 0.417 0.478 0.620
0.59 0.86 0.109 0.140 0.167 0.198 0.230 0.264 0.301 0.343 0.390 0.450 0.593
0.57 0.87 0.083 0.114 0.141 0.172 0.204 0.238 0.275 0.317 0.364 0.424 0.567
0.54 0.88 0.054 0.085 0.112 0.143 0.175 0.209 0.246 0.288 0.335 0.395 0.538
0.51 0.89 0.028 0.059 0.086 0.117 0.149 0.183 0.230 0.262 0.309 0.369 0.512
0.48 0.90 0.031 0.058 0.089 0.121 0.155 0.192 0.234 0.281 0.341 0.484

Giá trị lựa chọn cho ví dụ trong phần 5.2

Giá trị lựa chọn cho ví dụ trong phần 5.4

Hình L15 : Công suất phản kháng (kVAr) cần đặt cho từng kW để tăng hệ số công suất
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
5 Lựa chọn mức bù tối ưu

Trong vài dạng tính tiền điện (thông thường), 5.3 Phương pháp dựa trên điều kiện tránh đóng
việc khảo sát tiền điện cho những thời điểm tải tiền phạt
cực đại trong năm cho phép ta xác định mức
Phương pháp sau đây cho phép xác định công suất tụ dựa vào dữ liệu chi tiết tiền
công suất bù cần thiết để tránh đóng tiền thêm
do sử dụng công suất phản kháng. điện trong điều kiện cấu trúc giá điện tương ứng (tương tự) như mô tả ở phần 2.1.
Phương pháp này xác định công suất bù tối thiểu để không phải trả tiền sử dụng công
Thời gian thu hồi vốn của các tụ bù công suất suất phản kháng (kVArh).
và thiết bị đi kèm thường kéo dài khoảng 18 Phương pháp đó thực hiện như sau:
tháng. ■ Chọn ra tiền điện trả cho 5 tháng mùa đông (ở Pháp từ tháng 11 đến tháng 3)
Lưu ý: ở vùng khí hậu nhiệt đới, giai đoạn tiêu thụ điện lớn nhất có thể xảy ra vào mùa
hè (do sử dụng nhiều máy lạnh) vì thế cần xét đến giá tiền điện trong giai đoạn này.
Trong thí dụ này xét trong điều kiện mùa đông ở Pháp.
■ Xem xét hóa đơn tiền điện trong dòng “công suất phản kháng đã tiêu thụ” và
“số kVArh phải trả". Sau đó, chọn hóa đơn với số tiền phải trả cho công suất phản kháng
(kVArh) cao nhất (kiểm tra sao cho đó không phải là trường hợp ngoại lệ).
Ví dụ: 15.966 kVArh trong tháng 01.
■ Xác định tổng thời gian làm việc trong tháng, ví dụ: 220 giờ (22 ngày x 10 giờ.)
Cần phải tính số giờ hệ thống điện chịu tải lớn nhất và tải đỉnh. Các số liệu này được
cho trong các tài liệu tính tiền điện. Bình thường, chu kỳ phụ tải lớn nhất trong ngày
kéo dài 16 tiếng hoặc là từ 6 giờ đến 22 giờ goặc từ 7 giờ đến 23 giờ tùy theo vùng.
Ngoài thời gian kể trên, lượng công suất phản kháng tiêu thụ miễn phí.
■ Giá trị công suất cần bù (kVAr) = kVArh phải trả tiền / số giờ làm việc(1) = QC
Định mức của bộ tụ thường được chọn lớn hơn so với giá trị tính toán.
Một số hãng đề xuất quy tắc "thước loga" thiết kế chuyên dụng cho việc tính toán
cho các khung giá cụ thể. Công cụ trên và các tài liệu kèm theo giúp cho ta chọn lựa
thiết bị bù và sơ đồ điều khiển thích hợp, cũng như những thông tin về ràng buộc của
thành phần sóng hài điện áp trong hệ thống điện. Các hài điện áp này yêu cầu sử
dụng tụ bì với thông số định mức cao hơn (mức giải nhiệt, điện áp và dòng điện) và
sử dụng các cuộn kháng hoặc mạch lọc để lọc sóng hài.

5.4 Phương pháp dựa theo điều kiện giảm bớt công
suất biểu kiến cực đại đăng ký
Đối với khách hàng dùng điện theo khung giá tiền dựa một phần vào số kVA đã đăng
L14
ký, cộng phần trả thêm cho số kWh tiêu thụ, sẽ hưởng lợi nhuận rõ ràng khi giảm số
kVA đăng ký. Giản đồ vẽ trên Hình L16 cho thấy khi hệ số công suất được cải thiện,
giá trị kVA giảm với giá trị kW (P) đã cho. Nâng cao hệ số công suất còn nhằm vào
mục đích (ngoài những ưu điểm đã nói đến trước đây) giảm số kVA đăng ký và tránh
Với khung giá tiền điện 2 thành phần dựa vào không vượt qua giá trị đó (nghĩa là tránh phải trả với giá điện cao hơn cho kVA trong
giá trị kVA đã đăng ký, Hình L17 cho phép xác giờ cao điểm hoặc tránh việc ngắt CB tổng). Hình L15 (trang trước) cho thấy giá trị
định công suất phản kháng cần bù (kVAr) để công suất bù kVAr trên 1 kW tiêu thụ cần thiết để nâng hệ số công suất từ giá trị này
giảm giá trị kVA đăng ký và để tránh sử dụng đến giá trị khác.
quá giá trị đó.
Ví dụ:
Một siêu thị đăng ký tải 122kVA với hệ số công suất 0,7 nghĩa là công suất tác dụng
bằng 85,4kW. Hợp đồng riêng của khách hàng này dựa vào từng bậc giá trị kVA
đăng ký (theo từng bậc 6 kVA đến 108 kVA và theo từng bậc giá trị 12 kVA khi vượt
P = 85.4 kW
trên giá trị này). Đây là loại phổ biến và đặc trưng cho khung tiền điện 2 thành phần.
ϕ' ϕ Trong trường hợp này, khách hàng phải trả trên cơ sở 132 kVA. Theo Hình L15, có
thể thấy rằng lắp đặt bộ tụ 60 kVAr cho phép nâng cao hệ số công suất từ 0,7 thành
Q' 0,95 (0,691 x 85,4 = 59 kVAr). Giá trị kVA đăng ký sẽ là: 85,4/0,95=90 kVA tức cải
S' thiện được 30%,
Cos ϕ = 0.7
Q
Cos ϕ'= 0.95
S = 122 kVA
S
S' = 90 kVA
Q = 87.1 kvar Qc
Qc = 56 kvar
Q' = 28.1 kvar

Hình. L16 : Giảm kVA cực đại đăng ký nhờ tăng hệ số công suất

(1) Trong thời gian thanh toán, trong những giờ phải trả cho tiêu thụ
công suất phản kháng ở trường hợp trên
15.996 kVArh
QC = = 73 kVAr
220 h
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
6 Bù tại máy biến áp

Lắp đặt bộ tụ bù có thể tránh phải thay thế máy 6.1 Bù để nâng cao khả năng tải công suất tác dụng
biến áp trong trường hợp tăng tải Với các bước tương tự như đã thực hiện để giảm công suất đăng ký kVA, tức
nâng cao hệ số công suất tải, như mô tả ở phần 5.4, cho phép nâng cao khả
năng mang tải của máy biến áp, có nghĩa là có thể cung cấp lượng công suất
tác dụng lớn hơn.
Trong một số trường hợp, phương pháp này cho phép tránh thay máy biến áp
có công suất định mức lớn hơn do nhu cầu tải tăng. Hình L17 biểu thị công
suất (kW) của các máy biến áp đầy tải với các giá trị khác nhau của hệ số
công suất, qua đó thấy rõ việc nâng cao hệ số công suất làm tăng khả năng
tải công suất tác dụng của máy biến áp.

tan ϕ cos ϕ Công suất định mức của các máy biến áp (kVA)
00 60 250 35 400 500 630 800 000 250 600 2000
0.00 1 100 160 250 315 400 500 630 800 1000 1250 1600 2000
0.20 0.98 98 157 245 309 392 490 617 784 980 1225 1568 1960
0.29 0.96 96 154 240 302 384 480 605 768 960 1200 1536 1920
0.36 0.94 94 150 235 296 376 470 592 752 940 1175 1504 1880
0.43 0.92 92 147 230 290 368 460 580 736 920 1150 1472 1840
0.48 0.90 90 144 225 284 360 450 567 720 900 1125 1440 1800
0.54 0.88 88 141 220 277 352 440 554 704 880 1100 1408 1760
0.59 0.86 86 138 215 271 344 430 541 688 860 1075 1376 1720
0.65 0.84 84 134 210 265 336 420 529 672 840 1050 1344 1680
0.70 0.82 82 131 205 258 328 410 517 656 820 1025 1312 1640
0.75 0.80 80 128 200 252 320 400 504 640 800 1000 1280 1600
0.80 0.78 78 125 195 246 312 390 491 624 780 975 1248 1560
0.86 0.76 76 122 190 239 304 380 479 608 760 950 1216 1520
0.91 0.74 74 118 185 233 296 370 466 592 740 925 1184 1480
0.96 0.72 72 115 180 227 288 360 454 576 720 900 1152 1440
1.02 0.70 70 112 175 220 280 350 441 560 700 875 1120 1400

Hình. L17 : Công suất tác dụng của máy biến áp đày tải khi cung cấp cho tải với các hệ số công suất khác nhau

Ví dụ: (Xem Hình L18) L15


Hệ thống được cung cấp bởi máy biến áp công suất 630 kVA với tải 450 kW
(P1) và hệ số Công suất trung bình là 0.8 (trễ).
Công suất biểu kiến S1 = 450/0.8 = 562kVA
2 2
Công suất phản kháng tương ứng Q1 = S1 −P1 = 337 kVAr
Thêm một tải có công suất P2 = 100 kW với hệ số công suất là 0.7 (trễ)
Công suất biểu kiến S2=100/0.7=143 kVA

Công suất phản kháng tương ứng Q2 = S22 − P22 = 102 kVAr
Cần đặt tụ bù có công suất nhỏ nhất là bao nhiêu để tránh phải thay
máy biến áp? Công suất tổng:
P = P1 + P2 = 550 kW
Công suất phản kháng lớn nhất của máy biến áp 630 kVA khi cung cấp tải
550kW là:
Q
Qm = S2−P2 Qm = 6302 − 5502 = 307 kVAr

Tổng công suất phản kháng cần để bù:


S2 Q1 + Q2 = 337 + 102 = 439 kVAr
Q2
Q Như vậy, dụng lượng cần bù tối thiểu là:
P2 QkVAr = 439 - 307 = 132 kVAr
S1
Q1 Cần chú ý rằng tính toán này không xét đến các phụ tải đỉnh và thời gian kéo
S
Qm dài của nó. Trường hợp tốt nhất, tức điều chỉnh hệ số cos ϕ đến 1 sẽ cho máy
biến áp một khoảng dự trữ công suất bằng 630 – 550 = 80 kW. Khi đó, bộ tụ
P1 P phải có dung lượng bằng 439 kVAr.

Hình. L18 : Bù Q cho phép tăng thêm tải S2 mà không cần thay
máy biến áp, công suất ngõ ra của máy biến áp có ngưỡng là S
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
6 Bù tại máy biến áp

Khi đo lường ở phía trung thế của máy biến 6.2 Bù công suất phản kháng tiêu thụ bởi máy biến
áp, tổn hao năng lượng phản kháng trong áp
máy biến áp cần được bù (tùy thuộc vào quy
Bản chất của cảm kháng máy biến áp
định biểu giá).
Trong tất cả các trường hợp ở trên, đã xem xét các thiết bị nối song song, sử dụng khi
tải bình thường và các bộ tụ nâng cao hệ số công suất v.v... Lý do là vì các thiết bị
được mắc song song yêu cầu lượng công suất phản kháng lớn nhất trong hệ thống
điện. Tuy nhiên các điện kháng mắc nối tiếp như cảm kháng đường dây và điện
Biến áp lý tưởng Điện kháng tản
kháng tản của máy biến áp v.v… cũng tiêu thụ công suất phản kháng .
Khi thực hiện đo lường ở phía trung thế của máy biến áp, tổn thất công suất phản
Cuộn Cuộn Điện kháng
kháng trong máy biến áp (tùy thuộc vào quy định biểu giá) có thể cần được bù.Vì chỉ
sơ cấp thứ cấp từ hóa xét đến khía cạnh tổn hao công suất phản kháng, máy biến áp có thể được mô tả
như trong Hình L19. Tất cả giá trị điện kháng được tính qui đổi sang phía thứ cấp
máy biến áp, trong đó nhánh mắc song song biểu thị mạch dòng điện từ hóa. Trong
điều kiện bình thường, tức là khi điện áp cuộn sơ cấp không đổi, dòng điện từ hóa
Hình L19 : Điện kháng từng pha của máy biến áp giữ giá trị hầu như không thay đổi (khoảng 1,8% dòng điện đầy tải) khi thay đổi từ chế
độ không tải đến đầy tải. Do đó, có thể dùng tụ mắc song song với dung lượng cố
định ở phía sơ cấp hoặc thứ cấp để bù công suất phản kháng mà máy biến áp tiêu
Công suất phản kháng tiêu thụ bởi máy biến áp thụ.
không thể bỏ qua và chiếm tỉ lệ tới khoảng 5% Tiêu thụ công suất phản kháng trong các điện kháng mắc nối
công suất định mức máy biến áp khi tải là định tiếp (từ thông tản) XL
mức. Bù công suất phản kháng có thể thực Minh họa đơn giản hiện tượng này được thể hiện trong Hình L20.
hiện bằng tụ. Trong các máy biến áp, công suất Thành phần phản kháng dòng điện qua tải = I sin ϕ vì vậy QL = VI sin ϕ.
phản kháng được tiêu thụ không chỉ bởi cảm Thành phần phản kháng dòng điện từ nguồn = I sin ϕ’ vì vậy QE = EI sin ϕ’.
kháng nhánh song song (mạch từ hóa) mà còn Có thể thấy E > V và sin ϕ’ > sin ϕ.
do cảm kháng mạch nối tiếp (từ thông tản). Sự khác biệt giữa EI sin ϕ’ và VI sin ϕ bằng giá trị kVAr của từng pha (tiêu thụ bởi XL)
Chế độ bù hoàn toàn có thể thực hiện bằng bộ Có thể chứng minh rằng giá trị kVAr này bằng I2XL (tương tự như tổn hao công suất
tụ hạ áp mắc song song. tạc dụng I2R (kW) trong các điện trở nối tiếp của đường dây...)
Với một máy biến áp cho trước, từ công thức I2XL dễ dàng đưa ra lượng công suất
phản kháng kVAr được tiêu thụ ở bất cứ giá trị tải nào, được thực hiện như sau:
Nếu sử dụng đơn vị tương đối (thay vì giá trị phần trăm) có thể thực hiện nhân trực
tiếp I với XL.
L16 Ví dụ: Một máy biến áp công suất 630 kVA với điện áp ngắn mạch bằng 4% và đang
mang đầy tải. Hãy xác định tổn thất công suất phản kháng (kVAr)?
4% = 0.04 pu và I = 1 pu
Nguồn Tải
Tổn hao = I2XL = 12 x 0.04 = 0.04 pu kVAr
Trong đó 1 pu = 630 kVA
Tổn hao công suất phản kháng (kVAr) ba pha là 630 x 0.04 = 25.2 kVAr (hay, đơn
giản, 4% của 630 kVA).
Khi tải là một nửa nghĩa là I = 0.5 pu, khi đó tổn hao sẽ là:
0.52 x 0.04 = 0.01 pu = 630 x 0.01 = 6.3 kVAr v.v.
Qua ví dụ này và giản đồ vector Hình L20 cho thấy:
■ Hệ số công suất phía sơ cấp của máy biến áp mang tải sẽ khác (thường là
thấp hơn) so với phía thứ cấp (do máy biến áp tiêu thụ công suất phản kháng).
■ Tổn hao công suất phản kháng trên điện kháng tản khi biến thế đầy tải sẽ bằng
điện kháng máy biến áp tính theo phần trăm (4% điện kháng có nghĩa là tổn thất
kVAr bằng 4% giá trị định mức kVA của máy biến áp).
■ Tổn thất kVAr do điện kháng tản sẽ thay đổi tỷ lệ bình phương dòng điện (hoặc
Hình L20 : Tiêu thụ công suất phản kháng bởi các điện kháng
theo công suất kVA).
nối tiếp
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
6 Bù tại máy biến áp

Để xác định tổng tổn hao công suất phản kháng kVAr của máy biến áp cần phải
thêm tổn hao không đổi trong mạch dòng điện từ hóa (khoảng 1.8% công suất kVA
định mức) vào phần tổn hao “nối tiếp” ở trên. Hình L21 đưa ra các giá trị tổn hao
công suất phản kháng khi không tải và khi đầy tải cho các máy biến thế phân phối
tiêu biểu. Về nguyên tắc, các điện kháng nối tiếp trong mạch có thể bù bằng tụ bù
cố định mắc nối tiếp (thường thấy trong đường dây truyền tải dài cao thế). Tuy
nhiên, kiểu này thực hiện phức tạp, ngoài ra, tại mức điện áp được xem xét trong tài
liệu này, luôn sử dụng kiểu bù song song.
Trong trường hợp đo lường ở phía trung thế, chỉ cần nâng hệ số công suất đến giá
trị có công suất phản kháng do tải và máy biến áp tiêu thụ ở dưới mức phải đóng
tiền phạt. Mức bù này phụ thuộc vào biểu giá, thường ở mức ứng với tan ϕ khoảng
0,31 (tức là cos ϕ = 0,955).

Công suất định mức Công suất phản kháng (kVAr) cần bù
(kVA) Không tải Đầy tải
100 2.5 6.1
160 3.7 9.6
250 5.3 14.7
315 6.3 18.4
400 7.6 22.9
500 9.5 28.7
630 11.3 35.7
800 20 54.5
1000 23.9 72.4
1250 27.4 94.5
1600 31.9 126
2000 37.8 176

Hình L21 : Công suất phản kháng tiêu thụ bởi máy biến áp phân phối với điện áp cuộn sơ cấp
là 20kV

Chú ý rằng, tổn thất kVAr trong máy biến áp có thể được bù hoàn toàn bằng cách
điều chỉnh bộ tụ sao cho có hệ số công suất tải mang tính dung (chút ít). Trường hợp
này, toàn bộ công suất kVAr của máy biến áp nhận từ tụ bù, Khi đó tại vị trí đầu vào
phía sơ cấp có hệ số công suất bằng 1, như mô tả trên Hình L22.
L17

E (Điện áp đầu vào)

IXL
I
ϕ
V (Điện áp tải)

Dòng I0 (Dòng điện bù)


điện tải

Hình L22 : Bù dư để bù hoàn toàn tổn hao công suất phản kháng của máy biến áp

Trong thực tiễn, bù công suất phản kháng do máy biến áp tiêu thụ chủ yếu được
thực hiện bằng bộ tụ bù nâng cao hệ số công suất như các chế độ bù tập trung, bù
khu vực hoặc bù riêng. Không giống như các thiết bị tiêu thụ kVAr khác, sự tiêu thụ
kVAr của máy biến áp (một phần do điện kháng tản) thay đổi đáng kể khi tải thay
đổi. Vì thế, nếu áp dụng phương pháp bù riêng cho máy biến áp, cần phải giả định
mức tải là trung bình.
Tuy nhiên, lượng tiêu thụ kVAr này chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ công suất
phản kháng của mạng điện, do đó việc bù không phù hợp với tải thay đổi hầu như
không là vấn đề lớn.
Hình L21 chỉ ra các giá trị tổn thất kVAr điển hình của mạch từ hóa (cột “kVAr
không tải”), cũng như tổn thất tổng khi mang đầy tải cho các máy biến áp phân phối
ở mức điện áp 20kV (bao gồm cả tổn thất do điện kháng tản).
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
7 Nâng cao hệ số công suất cho
động cơ cảm ứng

Bù riêng cho động cơ nên sử dụng khi công 7.1 Kết nối tụ bù và cài đặt thiết bị bảo vệ
suất của động cơ (kVA) khá lớn so với công Các lưu ý chung
suất đăng ký của cả mạng điện. Do tiêu thụ công suất tác dụng kW thấp khi chạy không tải hoặc mang tải nhỏ, nên
hệ số công suất động cơ rất thấp. Thực tế, dòng điện cảm kháng của động cơ hầu
như không thay đổi khi tải biến đổi nên các động cơ không mang tải sẽ tiêu thụ công
suất phản kháng, gây bất lợi cho mạng điện với những lý do đã nêu trong các mục
trước đây.
Vì vậy, có hai quy tắc chung có lợi là cắt các động cơ không mang tải và không lựa
chọn động cơ có công suất định mức dư thừa (bởi vì điều đó sẽ dẫn đến hiện tượng
động cơ chảy non tải).
Kết nối
Bộ tụ bù nên lắp đặt trực tiếp ở đầu vào của động cơ.
Đông cơ đặc biệt
Không nên thực hiện chế độ bù cho các động cơ đặc biệt (như động cơ bước, động
cơ thường xuyên vận hành ở chế độ đảo chiều, hãm ngược…)
Ảnh hưởng của cài đặt thiết bị bảo vệ
Sau khi áp dụng chế độ bù công suất cho động cơ, dòng điện qua hệ thống động cơ
- bộ tụ sẽ nhỏ hơn trước khi bù, với cùng chế độ mang tải. Điều này đạt được chính
là do phần lớn thành phần cảm của dòng điện động cơ được cung cấp bởi tụ bù,
như minh họa trong Hình L23.
Khi thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ lắp đặt ở phía trước điểm nối động cơ và
tụ bù (và điều này luôn tồn tại khi kết nối tụ bù vào đầu động cơ) giá trị chỉnh định
của rơle quá dòng phải giảm theo tỉ số:
cos ϕ trước khi bù / cos ϕ sau khi bù
Đối với các động cơ được bù theo các giá trị kVAr cho trong Hình L24 (thường
chọn các giá trị lớn nhất để tránh hiện tượng tự kích đối với các động cơ cảm ứng
chuẩn, xem xét ở phần 7.2), thì tỉ số trên sẽ có giá trị tương tự tương ứng với tốc độ
trong Hình L25.

Động cơ 3 pha 230/400 V


L18
Công suất Công suất kVAr cần lắp đặt
định mức Tốc độ quay (vòng/phút)
kW hp 3000 500 1000 750
22 30 6 8 9 10
30 40 7.5 10 11 12.5
37 50 9 11 12.5 16
45 60 11 13 14 17
Trước bù 55 75 13 17 18 21
Sau bù
75 100 17 22 25 28
Máy biến áp 90 125 20 25 27 30
110 150 24 29 33 37
132 180 31 36 38 43
Khả năng
mang tải 160 218 35 41 44 52
thêm 200 274 43 47 53 61
250 340 52 57 63 71
Công suất 280 380 57 63 70 79
tác dụng 355 482 67 76 86 98
400 544 78 82 97 106
450 610 87 93 107 117

Hình. L24 : Dung lượng bù nâng cao hệ số công suất tối đa tại đầu động cơ tránh nguy cơ tự kích

Động cơ Công suất Tốc độ (vòng/phút) Hệ số giảm


phản kháng 750 0.88
cung cấp
từ tụ 1000 0.90
1500 0.91
Hình L23 : Trước khi bù, máy biến áp cung cấp toàn bộ 3000 0.93
công suất phản kháng. Sau khi bù, bộ tụ cung cấp phần lớn
công suất phản kháng. Hình. L25 : Hệ số giảm cho thiết bị bảo vệ quá dòng sau khi bù
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
7 Nâng cao hệ số công suất cho
động cơ cảm ứng

7.2 Biện pháp tránh tự kích động cơ cảm ứng


Khi kết nối bộ tụ vào đầu của động cơ cảm
Động cơ mang tải moment quán tính lớn sẽ tiếp tục quay (trường hợp không chủ
ứng, cần phần đảm bảo công suất của nó nhỏ
định hãm) sau khi nguồn cấp bị cắt.
hơn giá trị có thể xảy ra hiện tượng tự kích.
“Quán tính từ” của mạch rotor có nghĩa là một sức điện động sẽ được tạo ra trong
các cuộn dây stator trong một thời gian ngắn sau khi nguồn cấp điện bị cắt, và nó
giảm dần dần đến giá trị 0 sau thời gian 1 hoặc 2 chu kỳ trong trường hợp động cơ
không được bù.
Tuy nhiên, bộ tụ bù tạo nên một tải 3 pha “vô công” cho sức điện động đang tắt
dần, làm xuất hiện dòng điện dung trong cuộn dây stator. Các dòng điện stator tạo
nên từ trường quay trong rotor theo cùng trục và cùng hướng với từ trường đang
giảm dần của stator.
Hệ quả là từ thông rotor tăng, dòng điện stator tăng, và điện áp tại đầu cực động cơ
tăng lên đôi khi đạt đến giá trị cao gây nguy hiểm. Hiện tượng này được gọi là hiện
tượng tự kích và là một trong các nguyên nhân làm cho các máy phát điện xoay
chiều thường không hoạt động với tải mang tính dung tức là tồn tại khả năng tự
kích dạng tự phát (thể điều khiển).
Lưu ý:
1. Đặc tính của động cơ bị kéo bởi moment quán tính của tải không hoàn toàn
đồng nhất với đặc tính không tải của động cơ. Tuy nhiên, giả định này đủ chính
xác trong áp dụng thực tế.
2. Khi động cơ hoạt động trong chế độ máy phát, các dòng điện trong mạch chủ
yếu mang chủ yếu mang tính phản kháng, vì thế hiệu ứng hãm (làm chậm) lên
động cơ chủ yếu do tải, tạo ra bởi bộ phận quạt làm mát.
3. Dòng điện (chậm pha gần bằng 900) lấy từ nguồn cung cấp cho động cơ
không tải trong điều kiện làm việc bình thường và dòng điện (nhanh pha gần
900) cấp cho tụ điện bởi động cơ đang hoạt động ở chế độ máy phát sẽ có cùng
pha so với điện áp đặt vào động cơ. Do đó, các đường biểu diễn đặc tính của
chúng có thể vẽ cùng trên một đồ thị.
Để tránh hiện tượng tự kích, như mô tả ở trên, giá trị công suất định mức cho
các tụ (kVAr) phải nằm trong giới hạn cực đại cho phép sau đây:
Qc ≤ 0.9 x Io x Un x √3 trong đó Io = dòng điện không tải của động cơ và Un =
điện áp dây định mức của động cơ (kV). Trên Hình L24 của trang trước cho
các giá trị gần đúng của Qc tương ứng với tiêu chí này.
L19
Ví dụ:
Cho động cơ 3 pha,75kW, 3000 v/ph, 400V, có thể lắp đặt tụ bù với dung
lượng tối đa không lớn hơn 17kVAr theo Hình L24. Nói chung, dung lượng bù
cho trong bảng có giá trị nhỏ nên không thể bù đạt thoả mãn giá trị cos ϕ yêu
cầu. Tuy vậy, có thể thực hiện bù thêm vào hệ thống, ví dụ sử dụng khối tụ bù
tập trung cho một số tải nhỏ hơn.
Động cơ và/hoặc tải có mô men quán tính lớn
Trong bất kỳ hệ thống nào có tải với moment quán tính lớn được kéo bởi động cơ
thì CB hoặc contactor điều khiển động cơ đó phải tác động nhanh khi có sự cố
mất điện.
Nếu không có biện pháp đề phòng, hiện tượng tự kích dẫn đến khả năng quá
điện áp có thể xảy ra rất cao, bởi vì khi đó tất cả các bộ tụ bù trong mạng điện
được mắc song song với khối tụ bù động cơ moment quán tính lớn.
Vì thế, sơ đồ bảo vệ động cơ cần phải có thêm rơle bảo vệ quá điện áp cùng với
rơ le kiểm soát công suất ngược (động cơ sẽ cấp nguồn cho các phần tử khác
của mạng điện cho đến khi toàn bộ năng lượng quán tính tích trữ của nó tiêu tán
hết).
Nếu dung lượng tụ bù cho động cơ moment quán tính lớn có giá trị lớn hơn giá
trị trong Hình L24, thì bộ tụ cần được trang bị CB hoặc contactor riêng và chúng
Hình. L26 : Kết nối vào tụ động cơ
sẽ thực hiện ngắt với các CB chính hoặc contactor chính của động cơ theo Hình
L26.
Contactor chính sẽ được đóng lại sau khi contactor bộ tụ được đóng .
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
8 Ví dụ về mạng điện trước và
sau khi lắp đặt bù nâng cao hệ số
công suất

Mạng điện trước khi bù PF Mạng điện sau khi bù PF


→ → →(1) ■ Phải trả tiền đáng kế cho tiêu thụ kVArh, → → → ■ Tiêu thụ công suất phản kháng:
kVA = kW + kVAr kVA = kW + kVAr □ Được loại trừ, hoặc
khi vượt mức đăng ký.
kVA ■ Công suất biểu kiến (kVA) cao hơn so với kVA ■ Giảm theo hệ số cosϕ yêu cầu
nhu cầu. ■ Đóng tiền phạt :
kW kVAr kW □ Đối với năng lượng phản kháng (nếu có áp dụng)
■ Dòng điện dư là nguyên nhân gây tổn hao
công suất tác dụng (kWh) phải trả tiền.
□ Đối với toàn hóa đơn trong một số trường hợp
sẽ được loại bỏ
■ Mạng phải được thiết kế quá cỡ ■ Tiền phải trả cố định dựa trên kVA nhu cầu được
điều đình giảm bđng tiền phải trả cho kW tiêu thụ

Đặc tính của mạng Đặc tính của mạng


500 kW cos ϕ = 0.75 500 kW cos ϕ = 0.928
630 kVA 630 kVA
■ Máy biến áp quá tải ■ Máy biến áp không còn quá tải
■ Nhu cầu công suất ■ Nhu cầu công suất 539 kVA
■ Máy biến áp có thể tải thêm 14%
P 500
S= = = 665 kVA
cosϕ 0.75
400 V 400
S = công suất biểu kiến

■ Dòng điện chạy vào


Dòng điện mạng sau CB
P hệ thống qua CB 778 A
I= = 960 A
√3Ucos ϕ

250 kVAr

■ Tổn hao công suất trong cáp tỷ lệ với ■ Tổn hao công suất trong cáp giảm đến
bình phương dòng điện: 9602
L20 7782
= 65% so với giá trị cũ
2 9602
P=I R
Do vậy nâng cao hiệu quả kinh tế

cos ϕ = 0.75 cos ϕ = 0.928


■ Công suất phản kháng cung cấp qua máy ■ Công suất phản kháng cung cấp bởi tụ bù
biến áp và dây dẫn của mạng
■ Máy biến áp, C và cáp phải được định mức dư
250 kVAr

Dung lượng tụ bằng 250 kVAr được điều


khiển tự động theo 5 bậc, mỗi bậc 50 kVAr.

cos ϕ = 0.75 cos ϕ = 0.75


Phân xưởng Phân xưởng

Lưu ý: Thực tế, cos ϕ tại phân xưởng giữ ở mức 0,75 nhưng cos ϕ tại các vị
trí khác trong mạng điện nằm phía trước vị trí tụ bù đến thanh cái hạ áp của máy
biến áp có giá trị 0,928.
Như đã đề cập đến trong phần 6.2, hệ số công suất ở phía sơ cấp máy biến thế
sẽ thấp hơn(2) do tổn thất công suất phản kháng trong máy.

Hình L27 : So sánh kinh tế kỹ thuật trước và sau khi lắp đặt bù nâng cao hệ số công suất

(1) Mũi tên chỉ đại lượng vector.


(2) Đặc biệt trong trường hợp trước khi bù.
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
9 Ảnh hưởng của sóng hài

9.1 Những vấn đề gây ra bởi các sóng hài trong


hệ thống năng lượng
Các thiết bị sử dụng các linh kiện điện tử (như bộ điều chỉnh tốc độ động cơ, các
bộ chỉnh lưu điều khiển, v.v…) đã làm tăng đáng kể vấn đề về sóng hài trong hệ
thống cung cấp điện.
Các sóng hài xuất hiện từ thời kỳ đầu của các ngành công nghiệp, chủ yếu do
điện kháng phi tuyến mạch từ hóa của máy biến áp, các cuộn kháng, các ballast
đèn huỳnh quang, v.v…
Các sóng hài trong hệ thống 3 pha đối xứng thường có bậc lẻ như bậc 3,5,7,9…
và biên độ của chúng giảm dần khi bậc của chúng tăng lên. Một số tính chất có
thể được sử dụng trong các biện pháp khác nhau để giảm một số sóng hài đến
giá trị nhỏ không đáng kể - việc khử bỏ hoàn toàn chúng không thể thực hiện
được. Trong phần này, chúng ta sẽ giới thiệu một số biện pháp thực tế dùng để
giảm ảnh hưởng của sóng hài, trong đó đặc biệt là cho các bộ tụ.
Các tụ điện đặc biệt rất nhạy cảm với các thành phần sóng hài của nguồn cung
cấp do dung kháng của tụ giảm khi tần số tăng lên. Trong thực tế, điều này có
nghĩa là chỉ một phần nhỏ của sóng hài điện áp có thể tạo nên giá trị dòng điện
đáng kể trong mạch chứa tụ.
Sự hiện diện các thành phần sóng hài đã làm biến dạng (SIN chuẩn) điện áp
hoặc dòng điện; thành phần sóng hài càng nhiều, mức độ biến dạng càng lớn.
Nếu tần số dao động riêng của hệ thống tụ bù - điện kháng mạng điện đạt giá
trị gần bằng tần số của một sóng hài nào đó, sẽ xảy ra hiện tượng cộng
hưởng với khuyếch điện áp và dòng điện ở tần số sóng hài đó. Trong trường
hợp đặc biệt này, dòng điện đạt giá trị cao làm nóng quá mức tụ điện, làm
giảm dần chất lượng điện môi và cuối cùng hệ quả kéo theo là làm hỏng tụ.
Tồn tại một số biện pháp giải quyết vấn đề trên bằng việc sử dụng:
■ Bộ lọc sóng hài mắc song song hoặc / và cuộn kháng hạn chế sóng hài.
■ Bộ lọc tích cực
■ Bộ lọc hỗn hợp

Ảnh hưởng sóng hài chủ yếu là tới định mức


dư bộ tụ và mắc nối tiếp một cuộn kháng hạn
chế sóng hài 9.2 Các giải pháp L21
Bộ lọc thụ động (xem Hình L28)
Chống ảnh hưởng của sóng hài
Sự tồn tại của các sóng hài trong điện áp nguồn làm cho dòng điện qua tụ có giá
trị cao khác thường. Do đó, khi thiết kế lấy trị hiệu dụng dòng tụ bằng 1,3 lần
dòng định mức.
Tất cả các phần tử móc nối tiếp trong mạch, ví dụ dây nối, cầu chì, thiết bị đóng
ngắt v.v… dùng kèm theo tụ cũng phải được thiết kế dư trong khoảng 1,3 đến 1,5
lần giá trị định mức.
Sự biến dạng điện áp thường biểu hiện ở các “đỉnh” làm tăng các giá trị đỉnh của
dạng sin chuẩn. Khả năng này cùng với các điều kiện quá điện áp khác do hiện
tượng cộng hưởng, như mô tả ở phần tiếp theo, được tính đến để tăng mức cách
điện ở trên mức cách điện “chuẩn” của tụ.
Trong nhiều trường hợp, hai biện pháp khắc phục vừa nêu trên đủ làm cho hệ
thống hoạt động bình thường .
Chống ảnh hưởng của cộng hưởng
Các tụ điện là các thiết bị mang tính dung tuyến tính, và do đó chúng không tạo
nên sóng hài. Tuy nhiên, việc lắp đặt các tụ điện vào trong hệ thống điện (với
tổng trở mang tính cảm) có thể gây nên hiện tượng cộng hưởng hoàn toàn hoặc
cộng hưởng riêng với một trong số các sóng hài.
Nguồn tạo Bộ lọc Bậc sóng hài - viết tắt là ho (harmonic order) của cộng hưởng tần số tự nhiên
sóng hài giữa cảm kháng hệ thống điện và bộ tụ là:
Hình. L28 : Nguyên lý hoạt động của bộ lọc thụ động Ssc
ho =
Q
Trong đó:
Ssc = công suất ngắn mạch tại điểm đấu tụ (kVA)
Q = công suất định mức của (kVAr); và ho = bậc sóng hài tần số cộng hưởng tự
nhiên fo có nghĩa là fo/50 cho hệ thống 50Hz và fo/60 cho hệ thống 60 Hz.
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
9 Ảnh hưởng của sóng hài

Ssc
Ví dụ, cho ho = có giá trị bằng 2.93, với giá trị này thì tần số tự nhiên của
Q
bộ tụ/cảm kháng hệ thống gần bằng tần số hài cơ bản bậc 3 của hệ thống .
Do h0 = f0/50 nên f0= 50 h0 = 50 x 2.93 = 146.5 Hz
Tần số tự nhiên càng gần tới tần số của một sóng hài nào đó của hệ thống thì ảnh
hưởng bất lợi càng lớn. Trong thí dụ vừa nêu, điều kiện cộng hưởng với thành phần
hài bậc 3 của sóng méo dạng chắc chắn xảy ra.
Trong những trường hợp như vậy, cần tiến hành các biện pháp để thay đổi tần số
tự nhiên đến một giá trị mà nó không thể cộng hưởng với bất cứ thành phần sóng
hài nào hiện diện trong hệ thống. Điều này được thực hiện bằng cách mắc nối tiếp
cuộn cảm triệt sóng hài với bộ tụ.
Trong hệ thống 50 Hz, các cuộn kháng trên được điều chỉnh sao cho tần số cộng
hưởng tự nhiên của hệ thống tụ điện/cuộn dây đến 190Hz. Đối với hệ thống lưới
điện 60Hz, tần số cộng hưởng tự nhiên cần chỉnh đến 228Hz. Các tần số này tương
ứng với giá trị của bậc sóng hài h0 = bằng 3,8 đối với hệ thống lưới 50Hz, tức nằm
khoảng giữa các sóng hài bậc 3 và bậc 5 của lưới.
Bộ lọc Với sự sắp xếp này, cuộn kháng sẽ làm tăng dòng điện tần số cơ bản (tần số 50Hz
tích cực hoặc 60Hz) lên một giá trị nhỏ (khoảng 7-8%) và do đó điện áp đặt trên tụ cũng theo
tỉ lệ tương ứng.
Tính chất này được xém xét đến, ví dụ, khi sử dụng tụ thiết kế ở điện áp 440V cho
Nguồn tạo sóng hài Tải tuyến tính hệ thống lưới 400V.
Bộ lọc tích cực (Xem Hình L29)
Hình. L29 : Nguyên lý hoạt động của bộ lọc tích cực Bộ lọc tích cực dựa trên công nghệ điện tử công suất. Thông thường, chúng được
kết nối song song với tải phi tuyến.
Bộ lọc tích cực phân tích sóng hài gây ra bởi tải sau đó bơm dòng cùng sóng hài đó
cho tải với pha thích hợp. Kết quả là dòng điện hài hoàn toàn bị triệt tiêu. !iều này có
nghĩa là dóng điện này không chạy ngược lên và cũng không được sinh ra bởi
nguồn.
Ưu điểm chính của bộ lọc tích cực là đảm bảo bù hiệu quả các thành phần hài ngay
cả khi mạng điện thay đổi
Bộ lọc tích cực đặc biệt dễ sử dụng nhờ có những tính năng sau:
■ Tự động hiệu chỉnh cấu hình theo hài của tải không phụ thuộc vào bậc hài.
L22 ■ LoạI trừ khả năng quá tải.
■ Khả năng tương thích vớI máy phát điện.
■ Kết nối vớI bất cứ điểm nào của mạng điện.
Bộ lọc
tích cực ■ Có thể sử dụng nhiều bộ lọc trong một mạng để nâng cao hiệu qủa trong loại
bỏ sóng hài (ví dụ, trong trường hợp lắp đặt máy mới)

Nguồn tạo sóng hài Bộ lọc hỗn hợp Tải tuyến tính
Ngoài ra, Bộ lọc tích cực có thể sử dụng để cải thiện hệ số công suất.

Hình. L30 : Nguyên lý hoạt động của bộ lọc hỗn hợp Bộ lọc hỗn hợp (Xem Hình L30)
Đây là dạng bộ lọc kết hợp các ưu điểm của bộ lọc thụ động và bộ lọc tích cực. Một tần số
có thể được lọc bằng bộ lọc thụ động, các tần số còn lại bằng bộ lọc tích cực.
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
9 Ảnh hưởng của sóng hài

9.3 Lựa chọn giải pháp tối ưu


Hình L31 dưới dây cho thấy các tiêu chí mà có thể được đưa vào tính toán để
chọn công nghệ thích hợp nhất tùy thuộc vào ứng dụng.

Bộ lọc thụ động Bộ lọc tích cực Bộ lọc hỗn hợp


Lĩnh vực ứng dụng Công nghiệp Dịch vụ, thương Công nghiệp
Với tổng công suất tải phi tuyến mại
(hệ truyền động biến tần động Lớn hơn Nhỏ hơn Lớn hơn
cơ, UPS, bộ chỉnh lưu…) 200 kVA 200 kVA 200 kVA
Cải thiện hệ số công suất Không

Cần thiết để giảm méo


dạng hài trong điện áp cho
các tải nhạy cảm.

Cần thiết để giảm méo dạng


hài trong dòng điện để tránh
quá tải cho cáp

Cần phải đảm bảo giới hạn Không


nghiêm ngặt trong lọc bỏ
sóng hài

Hình. L31 : Lựa chọn công nghệ phù hợp nhất tùy thuộc vào lĩnh vực ứng dụng

Đối với bộ lọc thụ động, lựa chọn được thực hiện dựa trên các thông số sau:
■ Gh = tổng công suất định mức kVA của các thiết bị sinh sóng hài (bộ biến đổi
công suất tĩnh, biến tần, bộ điều khiển tốc độ…) được kết nối vào thanh cái, từ
đó bộ tụ được cung cấp. Nếu công suất định mức của các thiết bị là kW thì
nhập hệ số công suất trung bình là 0.7 cho việc tính công suất biểu kiến kVA.
■ Ssc = công suất ngắn mạch 3-pha (kVA) tại đầu của bộ tụ.
■ Sn = tổng công suất định mức (kVA) của tất cả các máy biến áp cung cấp cho
hệ thống (nghĩa là trực tiếp kết nối váo thanh cái)
Nếu một số máy biến áp làm việc song song, loại bõ một hay nhiều máy sẽ làm L23
thay đổi đáng kể các giá trị Ssc và Sn. Trên cơ sở các thông số này việc lựa chọn
tụ bù đảm bảo mức độ làm việc cho phép trong điều kiện sóng hài điện áp và dòng
điện của hệ thống, có thể tiến hành như Hình L32.

■ Quy tắc chung cho máy biến áp bất kỳ công suất định mức nào
SSc SSc SSc SSc
Gh ≤ ≤ Gh ≤ Gh >
120 120 70 70
Điện áp định mức Điện áp định mức
Tụ chuẩn của tụ tăng 10% của tụ tăng 10%
(trừ bộ tụ cấp điện áp 230V) + Cuộn kháng lọc sóng hài

■ Quy tắc đơn giản cho các máy biến áp có công suất định mức ≤ 2 MVA

Gh ≤ 0.15 Sn 0.15 Sn < Gh ≤ 0.25 Sn 0.25 Sn < Gh ≤ 0.60 Sn Gh > 0.60 Sn

Điện áp định mức Điện áp định mức


Tụ chuẩn của tụ tăng 10% của tụ tăng 10% Bộ lọc
(trừ bộ tụ cấp điện áp 230V) + Cuộn kháng lọc sóng hài

Hình. L32 : Lựa chọn giải pháp giảm thành phần hài liên quan đến tụ bù hạ áp, được cấp
nguồn qua máy biến áp
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
10 Ứng dụng bộ tụ

10.1 Tụ điện
Công nghệ
Tụ điện là một khối dạng khô (nghĩa là không bị ngâm trong điện môi lỏng) gồm lõi 2
lớp màng tạo ra từ tấm phim polypropylen tự phục hồi tráng kim loại.
Tụ điện được bảo vệ bởi hệ thống chất lượng cao( bộ ngắt áp lực quá cao được sử
dụng kết hợp với cầu chì khả năng ngắt cao), sẽ ngắt tụ khi xảy ra sự cố bên trong.
Sơ đồ bảo vệ tụ hoạt động như sau:
■ Ngắn mạch qua điện môi sẽ làm chảy cầu chì.
■ Dòng điện đạt giá trị lớn hơn mắc bình thường nhưng chưa đủ làm chảy cầu chì,
nguyên nhân do xuất hiện dòng nhỏ trong lớp màng điện môi. Các “sự cố” đó thường
bị bịt kín lại nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện rò. Lúc đó, ta nói tụ “ tự phục hồi”.
■ Nếu dòng điện rò tiếp tục tồn tại, sự cố trên có thể phát triển thành hiện tượng
ngắn mạch và làm chảy cầu chì.
■ Khí xuất hiện do hiện tượng kim loại bị hóa hơi tại điểm có sự cố sẽ dần dần làm
tăng áp lực bên trong vỏ và kết quả là một linh kiện nhạy với áp suất sẽ tác động tạo
nên ngắn mạch làm cho cầu chì bị đứt.
Tụ điện chế tạo từ vật liệu chứa hai lớp cách điện, vì thế tụ không cần nối đất
(Hình L33) .

a)

Cầu chì HRC

Điện trở
phóng điện

Đĩa
kim loại

Thiết bị ngắt quá áp lực

L24

b)

Đặc tính điện


Tiêu chuẩn IEC 61439-1, NFC 54-104, VDE 0560
CSA Standards, UL tests
Phạm vi hoạt động Điện áp định mức 400 V
Tần số định mức 50 Hz
Sai số điện dung - 5% đến + 10%
Phạm vi nhiệt độ Nhiệt độ cực đại 55 °C
(đến 65 kVAr) Nhiệt độ trung bình trong 45 °C
24 h
Nhiệt độ trung bình năm 35 °C

Nhiệt độ cực tiểu - 25 °C


Mức cách điện Điện áp chịu đựng, 50 Hz, 1 phút : 6 kV
Xung điện áp 1.2/50 µs: 25 kV
Quá dòng cho phép Mức chuẩn (1) Mức H(1)
30% 50%
Quá áp cho phép 10% 20%

Hình. L33 : Tụ điện, (a) mặt cắt, (b) đặc tính điện

(1) Ghi chú của Merlin-Gerin


L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
10 Ứng dụng bộ tụ

10.2 Lựa chọn bảo vệ, thiết bị bảo vệ và cáp kết nối
Lựa chọn cáp nối, thiết bị bảo vệ và điều khiển phụ thuộc vào dòng tải.
Đối với tụ điện, dòng điện phụ thuộc vào :
■ Điện áp cấp và các thành phần hài của nó
■ Giá trị điện dung

Dòng điện định mức In của bộ tụ 3-pha bằng:


Q
In = với:
Un 3
□ Q: Công suất định mức (kVAr)
□ Un: Điện áp dây (kV)
Phạm vi điện áp hài cơ bản cộng với các sóng hài, cùng với sai số do thực tế sản
xuất của giá trị điện dung (so với giá trị cho trong sổ tay tra cứu) có thể dẫn đến
việc tăng dòng điện lên khoảng 50% so với giá trị tính toán.
Trong đó, phần tăng khoảng 30% là do tăng điện áp và khoảng 15% tăng lên do
sai số sản xuất. Do đó, giá trị chọn sẽ là:
1.3 x 1.15 = 1.5
Tất cả các bộ phận tải dòng điện của tụ phải chọn tương thích với điều kiện làm
0
việc xấu nhất này và trong điều kiện nhiệt độ môi trường cực đại 50 C.
0
Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn xảy ra bên trong tụ (> 50 C), cần đánh giá lại
độ dẫn của các bộ phận này.

Bảo vệ
CB được lựa chọn sao cho đảm bảo ngắt với thời gian tác động lớn khi dòng
tác động bằng:

■ 1.36 x In cho dạng chuẩn (1)


■ 1.50 x In cho dạng Comfort (1)
■ 1.12 x In cho dạng có hài H (1) (điều chỉnh ở 2.7 f)(2)
■ 1.19 x In cho dạng có hài H (1) (điều chỉnh ở 3.8 f)
■ 1.31 x In cho dạng có hài H (1) (điều chỉnh ở 4.3 f)
L25
Thiết lập thời gian tác động nhỏ (bảo vệ ngắn mạch) phải không nhạy cảm với
dòng khởi động.
Dòng tác động được thiết lập bằng 10 x In cho dạng chuẩn, dạng C và dạng H(1).
Ví dụ 1

50 kVAr – 400V – 50 Hz – Dạng chuẩn


50,000
In = = 72 A
(400 × 1.732)

Hiệu chỉnh theo thời gian tác động trễ lớn: 1.36 x 72 = 98 A
Hiệu chỉnh theo thời gian tác động trễ nhỏ: 10 x In = 720 A
Ví dụ 2

50 kVAr – 400V – 50 Hz – phạm vi hài SAH (điều chỉnh ở 4.3 f)


In = 72 A
Hiệu chỉnh theo thời gian tác động trễ lớn: 1.31 x 72 = 94 A
Hiệu chỉnh theo thời gian tác động trễ nhỏ: 10 x In = 720 A

Cáp kết nối


Hình L34 ở trang sau cho thấy tiết diện tối thiểu của cáp kết nối tụ Rectiphase.

Cáp điều khiển


Tiết diện tối thiểu của cáp này là 1.5 mm2 cho cấp điện áp 230 V.
Đối với mạch thứ cấp của máy biến áp tiết diện cáp ≥ 2.5mm2 .

(1) Ghi chú của Merlin-Gerin


(2) Bộ tụ điện có hài được trang bị với cuộn kháng lọc hài
L – Cải thiện hệ số công suất và lọc sóng hài
10 Ứng dụng bộ tụ

Công suất bộ tụ Tiết diện cáp Tiết diện cáp


(kVAr) Đồng (Cu) Nhôm (Al)
230 V 400 V (mm2) (mm2)
5 10 2.5 16
10 20 4 16
15 30 6 16
20 40 10 16
25 50 16 25
30 60 25 35
40 80 35 50
50 100 50 70
60 120 70 95
70 140 95 120
90-100 180 120 185
200 150 240
120 240 185 2 x 95
150 250 240 2 x 120
300 2 x 95 2 x 150
180-210 360 2 x 120 2 x 185
245 420 2 x 150 2 x 240
280 480 2 x 185 2 x 300
315 540 2 x 240 3 x 185
350 600 2 x 300 3 x 240
385 660 3 x 150 3 x 240
420 720 3 x 185 3 x 300

Hình. L34 : Tiết diện cáp kết nối bộ tụ công suất vừa và lớn (1)

Quá độ điện áp
Quá độ điện áp và dòng điện tần số cao thường xuất hiện khi đóng tụ vào lưới. Giá
trị lớn nhất của điện áp quá độ (với giả thiết bỏ qua các sóng hài chế độ xác lập)
không vượt quá hai lần giá trị đỉnh của điện áp định mức khi thực hiện đóng tụ chưa
tích điện vào mạng điện.
Tuy nhiên, nếu tụ đã được nạp điện tại thời điểm đóng tụ, điện áp quá độ có thể đạt
L26 đến giá trị cực đại bằng 3 lần giá trị đỉnh định mức.
Trạng thái cực đại trên xảy ra nếu:
■ Điện áp tồn tại trên tụ bằng giá trị đỉnh của điện áp định mức.
■ Các tiếp điểm của công tắc đóng vào thời điểm áp nguồn đạt giá trị đỉnh.
■ Cực của điện áp nguồn ngược dấu với cực của điện áp tụ được nạp điện.
Trong điều kiện như vậy, dòng quá độ sẽ đạt giá trị lớn nhất có thể, tức là bằng 2 lần
giá trị cực đại so với trường hợp đóng điện vào tụ chưa được tích điện, như đã nói ở
phần trước.
Với tất cả các giá trị và cực tính khác của điện áp trên tụ đã nạp, giá trị đỉnh quá độ
của điện áp và dòng điện sẽ có giá trị nhỏ hơn các giá trị nêu trên.
Trong trường hợp khi điện áp đỉnh trên tụ có cùng cực tính với điện áp nguồn và
đóng tụ tại thời điểm điện áp nguồn đạt giá trị đỉnh, hiện tượng quá độ điện áp và
dòng điện sẽ không xảy ra.
Trong trường hợp tự động đóng tụ tự động theo từng bậc, phải đảm bảo sao cho
việc đóng tụ được thực hiện trong điều kiện tụ đã xả điện hoàn toàn.
Thời gian xả tụ có thể rút ngắn, nếu cần thiết, bằng các điện trở xả tụ với giá trị điện
trở nhỏ.

(1) Tiết diện tối thiểu không cho phép bất cứ một hiệu chỉnh nào
(chế độ lắp đặt, nhiệt độ, ...). Tính toán này dùng cho cáp một pha
đặt trong không khí với nhiệt độ môi trường là 30 °C.
Chương M
Quản lý sóng hài

Nội dung

1
Vấn đề: tại sao cần phải phát hiện và M2
loại bỏ các sóng hài ?

2
M3

3
M4

4
M6
M6
M6
M7
M9
M10

5
M11

M11
M11
M11
M12
M12
M13

6
M14
M14
M14
M15

7 M16

M1

8
M17
M17
M18
M20
8.4 Các sản phẩm chuyên dụng M20
M - Quản lý sóng hài
1 Vấn Đề: Tại Sao Cần Phải
Phát Hiện Và Loại Bỏ Sóng Hài ?

Nhiễu gây ra bởi sóng hài


Sóng hài trong mạng phân phối làm giảm chất lượng của nguồn điện
Điều này có thể gây ra một số tác động tiêu cực như sau:
■ Quá tải trên mạng phân phối vì nguyên nhân gia tăng dòng hiệu dụng mms
■ Quá tải trên các dây dẫn trung tính vì sự gia tăng tích lũy của các hài bậc 3
được tạo bởi các tải 1 pha
■ Quá tải, dao động và giảm tuổi thọ các máy phát, máy biến áp, và động cơ như
tiếng kêu từ máy biến áp tăng lên
■ Quá tải và giảm tuổi thọ của các tụ bù hiệu chỉnh hệ số công suất
■ Gây méo dạng nguồn cung cấp có thể dẫn đến gây nhiễu các tải nhạy
■ Gây nhiễu trên các mạng truyền thông và trên đường dây điện thoại

Tác động kinh tế của nhiễu


Sóng hài có thể gây ra một số tác động kinh tế như sau:
■ Giảm tuổi thọ của thiết bị, đồng nghĩa với việc nó phải được thay thế sớm, trừ
khi thiết bị quá kích cỡ ngay từ đầu
■ Quá tải trên mạng phân phối có thể đòi hỏi các mức năng lượng cung ứng hơn
và gia tăng tổn hao
■ Làm méo dạng các dạng sống của dòng dẫn đến tác động xấu gây ngắt mạch
có thể phải dừng sản xuất.

Các hậu quả nghiêm trọng đáng kể khác


Chỉ cách đây 10 năm, sóng hài không được xem là vấn đề thực sự đáng quan
tâm bởi vì các tác động của chúng trên mạng phân phối thông thường không đáng
kể. Tuy nhiên, sự xuất hiện sóng hài với quy mô lớn trong các mạch điện tử công
suất của thiết bị có thể gây nên hiện tượng nghiêm trọng hơn rất nhiều trong tất
cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế
Hơn nữa, thiết bị sinh ra hài thường là các thiết bị quan trọng, cần thiết cho hoạt
động của công ty hay tổ chức

Loại sóng hài nào phải được đo và loại bỏ?


Các loại sóng hài hay gặp thường xuyên nhất trong mạng lưới phân phối 3 pha là
các hài bậc lẻ. Các biên độ hài thông thường giảm khi tần số tăng. Đối với các hài
 bậc 50 trở lên, hài được bỏ qua và phép đo không còn ý nghĩa nữa. Các phép đo
chính xác đầy đủ đạt được bằng cách chỉ đo các hài bậc dưới 30.
Thực tế thuận lợi khi giám sát hài bậc 3, 5, 7, 11 và 13. Nói chung, chúng ta chỉ
cần xử lý các sóng hài của các bậc thấp nhất (lên đến bậc 13) là đủ. Sự xử lý toàn
diện hơn phải tính bậc hài lên đến 25.
M - Quản lý sóng hài
2 Các Tiêu Chuẩn

Sự phát sinh hài phụ thuộc vào các tiêu chuẩn và quy định khác nhau:
Các tiêu chuẩn tương thích với mạng lưới phân phối
■ Các tiêu chuẩn phát sinh ứng dụng cho các thiết bị sinh ra sóng hài
■ Các đề nghị xuất phát từ các công ty điện lực và có thể ứng dụng vào lưới
điện. Nhằm làm suy yếu tác động của sóng hài một cách nhanh chóng, một hệ
thống ba phần của các tiêu chuẩn và quy định hiện hành được sử dụng dựa vào
các tài liệu được liệt kê phía dưới đây.

Các tiêu chuẩn kiểm soát sự tương thích giữa các mang lưới phân phối và
sản phẩm
Các tiêu chuẩn này quyết định tính tương thích cần thiết giữa các mạng lưới
phân phối và các sản phẩm:
■ Các hài sinh ra bởi một thiết bị phải không làm nhiễu hệ thống phân phối cách
xa những giới hạn nào đó
■ Mỗi thiết bị phải cố khả năng hoạt động bình thường trong trường hợp nhiễu
xuất hiện ở các mức đặc trưng
■ Tiêu chuẩn IEC 61000-2-2 cho các hệ thống cấp nguồn điện áp thấp công cộng
■ Tiêu chuẩn IEC 61000-2-4 cho các lưới điện công nghiệp hạ áp và trung áp
Các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng của mạng lưới phân phối
■ Tiêu chuẩn EN 50160 quy định các đặc tính của lưới điện được cung cấp bởi
mạng lưới phân phối công cộng
■ Tiêu chuẩn IEEE 519 thể hiện sự tiếp cận chung giữa các ích lợi và khách hàng
để giới hạn tác động của các tải không tuyến tính. Hơn thế nữa, các ích lợi này
khuyến khích hành động ngăn ngừa trên quan điểm làm giảm giá trị chất lượng
năng lượng, nhiệt độ gia tăng và sự sụt giảm hệ số công suất. Những nguồn phát
sinh hài chính có khuynh hướng gây tổn phí cho khách hàng một cách đáng kể.
Các tiêu chuẩn kiểm soát thiết bị
■ Tiêu chuẩn IEC 61000-3-2 hoặc EN 61000-3-2 cho thiết bị điện hạ thế với dòng
định mức dưới 16 A
■ Tiêu chuẩn IEC 61000-3-12 cho thiết bị điện hạ thế với dòng điện định mức
trong khoảng từ cao hơn 16 A đến thấp hơn 75 A
Các mức độ hài cho phép tối đa
Những nghiên cứu quốc tế đã thu thập dữ liệu dẫn đến kết quả có thể ước
lượng các trạng thái hài điển hình thường xuyên gặp phải trong mạng lưới phân
phối điện. Hình M1 thể hiện các mức độ khi nhìn theo quan điểm của nhiều ích
lợi, không nên bị vượt qua

Các hài bậc chẵn

Bậc hài h HT TT CT
1.5 
1
0.5
0.2
0.2
0.2
0.2

0.1
+ 25/h

Hình M1 : Các mức sóng hài cho phép tối đa


M - Quản lý sóng hài
3 Tổng Quan

Sự xuất hiện của hài cho thấy dạng sóng của áp hoặc dòng đã bị méo dạng. Sự
méo dạng của dạng sóng điện áp hoặc dòng điện có ý nghĩa cho ta biết việc
phân phối năng lượng điện đã bị nhiễu và chất lượng nguồn điện không tối ưu.
Các dòng điện hài được sinh ra bởi các tải phi tuyến đã kết nối vào mạng lưới
phân phối. Luồng di chuyển của các dòng điện hài sinh ra các điện áp hài thông
qua trở kháng mạng lưới phân phối và hậu quả là gây méo dạng nguồn điện áp
cung cấp.

Nguồn gốc của hài


Các thiết bị và hệ thống sinh ra hài hiện diện ở tất cả các tĩnh vực, ví dụ như
trong công nghiệp, thương mại và công trình cư trú. Hài được sinh ra bởi các tải
phi tuyến (ví dụ như các tải kéo dòng điện với dạng sóng không giống như dạng
sóng của nguồn cáp).
Một số ví dụ của các tải phi tuyến như sau:
■ Thiết bị công nghiệp (máy hàn, lò luyện phát sinh hồ quang, lò cảm ứng, bộ
chỉnh lưu...)
■ Các bộ điều khiển biến đổi tốc độ bất đồng bộ hoặc các động cơ DC
■ Bộ lưu điện UPS
■ Thiết bị văn phòng (máy tính, máy photocopy, máy fax...)
■ Các ứng dụng tại nhà (TV, lò vì sóng, đèn huỳnh quang...)
■ Các thiết bị nào đó liên quan đến sự bão hoà từ (máy biến áp)
Nhiễu sinh ra bởi các tải phi tuyến: dòng điện và điện áp hài
Các tải phi tuyến kéo dòng điện hài lưu chuyển vào mạng lưới phân phối.
Các điện áp hài sinh ra bởi luồng di chuyển của các dòng điện hài thông qua trở
kháng của các mạch cung cấp (máy biến áp và mạng lưới phân phối cho các tình
huống tương tự được thể hiện như trong Hình M2)

Zh
A B Tải phi tuyến
Ih

Hình M2 : Sơ đồ đơn tuyến thể hiện trở kháng của mạch cung cấp cho một hài bậc h

Điện kháng của một dây dẫn điện gia tăng như là một hàm số của tần số của
dòng điện chạy qua dây dẫn đó. Do đó đối với mỗi dòng điện hài (bậc h) sẽ có một
trở kháng Zh trong mạch cung cấp.

Khi dòng điện hài bậc h chảy thông qua trở kháng Zh, nó tạo ra điện áp hài Uh với
Uh = Zh x Ih (định luật Ohm). Điện áp tại điểm B do đố bị méo dạng. Tất cả các
 thiết bị được cung cấp thông qua điểm B sẽ nhận được điện áp méo dạng đối với
dòng điện hài đã biết trước, sự méo dạng sẽ tỉ lệ với trở kháng trong mạng lưới
phân phối.
Sự lưu thông của các dòng điện hài trong mạng lưới phân phối
Các tải phi tuyến có thể được xem xét để “bơm” các dòng điện hài chảy ngược
vào trong mạng lưới phân phối và tiến đến nguồn.

Hình M3 và M4 ở trang kế tiếp thể hiện một quá trình cài đặt bị làm méo dạng
bởi hài. Hình M3 thể hiện luồng dòng điện tại tần số 50Hz trong quá trình cài đặt
và Hình M4 thể hiện dòng điện hài (bậc h)
M - Quản lý sóng hài
3 Tổng Quan

Zl
Tải phi tuyến

I 50 Hz

Hình M3 : Mạng điện cấp cho tải phi tuyến, nơi chỉ có hiện tượng liên quan đến tần số
50Hz (tần số hài cơ bản) được trình bày.

Zh Ih
Tải phi tuyến

Vh
Vh = điện áp hài
= Zh x Ih

Hình M4 : Mạng điện giống như trên, nơi chỉ có hiện tượng liên quan đến tần số của
hài bậc h được trình bày.

Việc cấp nguồn cho tải phi tuyến tạo ra dòng I50HZ (thể hiện như trong hình
M3), luồng này được thêm vào trong mỗi phần của các dòng hài Ih (thể hiện
như trong hình M4), đáp ứng đến mỗi hài bậc h.
Vẫn xem xét về việc các tải thêm dòng hài di chuyển ngược vào trong mạng
lưới phân phối, nó có thể tạo ra một biểu đồ thể hiện các dòng hài trong mạng
lưới (xem Hình M5)

Nguồn dự phòng Iha Bộ chỉnh lưu


Lô hồ quang
Máy hàn
G

Ihb Truyền động điều


Tụ bù hiệu chỉnh hệ số công suất khiển tốc độ

Ihd Đèn huỳnh quang


hoặc đèn phóng điện
MV/LV
A 
Ihe Các thiết bị tiêu thụ
lh và điện áp dòng chỉnh lưu (TV,
méo dang phần cứng, máy tính...)

Nhiễu hài đến


mạng lưới phân
phối và các tải Các tải tuyến tính
dùng điện khác (Không tạo
ra hài)

Chú ý: Trong biểu đồ này, mặc dù các tải nào đó tạo ra các dòng điện hài trong
mạng lưới phân phối, các tải khác vẫn có thể hấp thu các dòng hài này.
Hình M5 : Luồng di chuyển của các dòng điện hài trong một mạng lưới phân phối

Các hài có tác động kinh tế chính trong các quá trình lắp đặt sau:
■ Gia tăng về chi phí năng lượng
■ Giảm tuổi thọ của thiết bị
■ Tổn thất trong quá trình sản xuất
M - Quản lý sóng hài
4 Các Tác Động Chính Của
Sóng Hài Trong Lưới Điện

4.1 Cộng hưởng


Việc sử dụng đồng thời các thiết bị điện dung và cảm ứng mắc song song hoặc nối
tiếp trong các mạng lưới phân phối dẫn đến xuất hiện sự cộng hưởng, thể hiện qua
các giá trị trở kháng rất cao hoặc rất thấp tương ứng. Sự biến đổi trong trở kháng
sẽ làm thay đổi dòng và áp trong mạng lưới phân phối. Dưới đây, chỉ có các hiện
tượng cộng hưởng song song, phổ biến nhất, sẽ được thảo luận.
Khảo sát lược đồ (Hình M6) trình bây một mạng điện gồm có những thiết bị sau:
■ Máy biến áp cung cấp
■ Các tải tuyến tinh
■ Các tải phi tuyến kéo các dòng điện hài
■ Các tụ bù hiệu chỉnh hệ số công suất
Đối với việc phân tích hài, biểu đồ tương đương (xem Hình M7) được thể hiện
phía dưới.
Trở kháng Z được tính bởi:

jLsω
Z=
1-LsCω2
Bỏ qua R, các thông số được định nghĩa như sau:
Ls = Độ tự cảm cung cấp (mạng lưới ngược + biển áp + đường dây)
C = Điện dung của các tụ bù hiệu chỉnh hệ số năng lượng
R = Điện trở của các tải tuyến tính
Ih = Dòng điện hài
Cộng hưởng xuất hiện khi mẫu số (1-LsCω^2) có xu hướng tiến về zero. Tần số
đáp ứng được gọi là tần số cộng hưởng của mạch. Tại tần số này, trở kháng đạt giá
trị tối đa và số lượng các điện áp hài cao bắt đầu xuất hiện dẫn đến sự méo dạng
chính trong điện áp. Sự méo dạng điện áp sẽ xuất hiện trong mạch (Ls+C) bởi
luồng di chuyển của các dòng điện hài lớn hơn chúng được kéo bởi các tải này.
Mạng lưới phân phối và các tụ bù hiệu chỉnh hệ số công suất phụ thuộc vào các
dòng điện hài cao và kết quá là tạo ra nguy cơ quá tải. Để tránh cộng hưởng, các
cuộn dây khử hài có thể được lắp đặt nối tiếp với các tụ.

4.2 Gia tăng tổn hao


Ih Tổn hao trên các dây dẫn
Công suất tác dụng truyền đến một tải là một hàm số của thành phần cơ bản I1
của dòng điện.
Khi dòng được kéo bởi các tải có chứa các sóng hài, giá trị hiệu dụng của dòng -
 Irms sẽ lớn hơn dòng hài cơ bản I1
Định nghĩa của THD là:
C

2
lrms
Dây tụ tải tuyến tính −1
Tải phi tuyến THD = l1

Có thể suy ra: Irms = I1 1+ THD2


Hình M6 : Sơ đồ của quá trình lắp đặt
Hình M8 (trang kế): được xem như là hàm số của sự méo dạng hài

■ Sự gia tăng của dòng hiệu dụng Irms đối với tải kéo dòng cơ bản biết trước
■ Sự gia tăng về các tổn hao Jun, không liên quan đến các hoạt động bé mặt bên
ngoài
Ls C R Ih
(Điểm tham khảo trong đồ thị này là 1 đối với Irms và tổn hao Joules, trường hợp
khi không có hài)
Các dòng điện hài kích thích sự gia tăng về tổn hao Jun trong tất cả dây dẫn mà
chúng đi qua và làm gia tăng nhiệt độ trong các máy biến áp, các thiết bị, dây
cáp...
Z
Hình M7 : Sơ đồ tương đương của quá trình cài đặt
Tổn hao trong các máy không đồng bộ
thể hiện như trên
Các điện áp hài (bậc h) được cung cấp tới các máy không đồng bộ sẽ kích thích
luồng di chuyển của các dòng điện trong rôto với các tần số cao hơn 50 Hz là
nguyên nhân gây nên các tổn hao phụ.
M - Quản lý sóng hài
4 Các Tác Động Chính Của
Sóng Hài Trong Lưới Điện

2.2

1.8

1.6

1.4

1.2

0.8 THD
0 20 40 60 80 100 120 (%)

Tổn hao Joules


Irms
Hình M8 : Sự gia tăng về giá trị hiệu dụng Irms của dòng và tổn hao Jun là các hàm số phụ
thuộc THD

Các bậc độ lớn


- Điện áp cấp nguồn dạng xung vuông gây ra tổn hao gia tăng 20%
- Điện áp cung cấp với hài u5 = 8% (của sống hài cơ bản U1), u7 = 5%, u11 =
3%, u13 = 1%, do đó tổng méo dạng hài THDu là 10%, gây ra 6% tổn hao phụ.

Tổn hao trong các máy biến áp

Các dòng hài chạy trong máy biến áp làm tăng tổn hao “đồng” do hiệu ứng Jun
và tổn hao “sắt” bởi các dòng điện xoáy. Các hài điện áp là nguyên nhân gây ra
tổn hao “sắt” bởi hiện tượng từ trễ.
Thông thường ta xem các tổn hao trong các cuộn dây tăng tỷ lệ bình phương
với THDi và các tổn hao trong mạch từ tăng tuyến tính với THDu.
Trong các máy biến áp phân phối điện lực, nơi mà mức độ méo dạng bị giới
hạn, các tổn hao tăng từ 10 đến 15%.


Tổn hao trong các tụ điện
Các sóng hài điện áp đặt trên tụ sinh ra các dòng hài tỉ lệ thuận với tần số của
các hài. Các dòng điện này sinh ra các tổn hao phụ.
Ví dụ
Điện áp cung cấp có các hài như sau:
Điện áp cung cấp có các hài như sau:
Hài cơ bản U1, các hài u5 = 8% (của U1), u7 = 5%, u11 = 3%, u13 = 1%, suy
ra hệ số méo dạng toàn phần THDu tương đương 10%. Để xác định cường độ
dòng nhân với 1,19. Các tổn hao Jun nhân với 1,192, có nghĩa là 1.4.

4.3 Quá tải trên thiết bị


Các máy phát
Các máy phát cấp nguồn cho các tải phi tuyến phải được giảm định mức do
các tổn hao phụ gây ra bởi các sóng hài dòng điện.
Mức giảm định mức xấp xỉ 10% đối với máy phát nơi có 30% tải phi tuyến
trong tổng tải. Do đó cần thiết phải nâng hạng máy phát.
Hệ thống nguồn cấp điện liên tục (UPS)
Dòng điện được tiêu thụ bởi các hệ thống máy tính cố hệ số đỉnh rất cao. Một
thiết bị UPS được định mức chỉ theo giá trị hiệu dụng dòng điện có thể không
có khả năng cung cấp dòng điện đỉnh cần thiết và có thể bị quá tải.
M - Quản lý sóng hài
4 Các Tác Động Chính Của
Sóng Hài Trong Lưới Điện

Máy biến áp
■ Đường cong được biểu diễn như phía dưới (xem Hình M9) thể hiện sự giảm
định mức điển hình được yêu cầu đối với máy biến áp cung cấp cho các tải điện
tử

kVA
(%)

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10 %
Tải điện tử
0
0 20 40 60 80 100

Hình M9 : Sự giảm định mức được yêu cầu đối với máy biến áp cung cấp cho các tải điện tử

Ví dụ
Nếu máy biến áp cung cấp cho tổng tải gồm 40% tái điện tử, nó phải được giảm
định mức xuống 40%.
■ Tiêu chuẩn UTE C15-112 cung cấp hệ số giảm định mức đối với các máy biến
áp đóng vai trò như là hàm của các dòng điện hài

1
k=
 40 
1+ 0.1  ∑ h1.6 Th2 
 h=2 

Ih
Th =
I1
Các giá trị đặc trưng:
■ Dòng điện với dạng sóng vuông (1/h phổ hài (1)): k = 0.86

■ Dòng điện bộ biến tần (THD ≈ 50%): k = 0.80

Các máy điện không đồng bộ


Tiêu chuẩn IEC 60892 định nghĩa hệ số hài có trọng lượng (hệ số sóng
hài điện áp) có phương trình và giá trị lớn nhất như dưới đây:
13
HVF = ∑ Uh ≤ 0.02
h=2 h2

Ví dụ
Một điện áp cung cấp có hài điện áp cơ bản U1 và các sóng hài bậc 3, 5, 7:
u3 = 2% cua U1, u5 = 3%, u7 = 1%. THDu là 3,7% và MVF là 0,018. Giá trị MVF
rất gần với giá trị lớn nhất phía trên mà loại máy này phải được giảm định mức.
Trên thực tế, để cấp nguồn cho loại máy này, THDu phải không được vượt quá
10%.

Các tụ điện
Theo tiêu chuẩn IEC 60831-1, trị hiệu dụng của dòng điện chạy qua tụ phải không
vượt quá 1,3 lần dòng định mức
Sử dụng ví dụ đã đề cập phía trên, hài cơ bản U1, các điện áp hài u5=8% (của
U1), u7 = 5%, u11= 3%, u13 = 1%, như thế tổng của méo dạng hài THDu tương
Irms
đương với 10%, kết quả là = 1,19, tại điện áp định mức. Đối với điện áp
I1
Irms
tương đương gấp 1,1 lần so với điện áp tỉ lệ, giới hạn dòng đạt = 1,3 lần và
cần thiết thay đổi kích thước của tụ I1

(1) Trong thực tế, dạng sóng của dòng điện giống như dạng
sóng vuông. Đây là trường hợp cho tất cả các bộ chỉnh lưu
dòng (chỉnh lưu 3 pha, lò cảm ứng).
M - Quản lý sóng hài
4 Các Tác Động Chính Của
Sóng Hài Trong Lưới Điện

Các dây dẫn trung tính


Xem xét 1 hệ thống cấu tạo bởi nguồn 3 pha cân bằng và 3 tải 1 pha giống
nhau được kết nối giữa các pha và dây trung tính (xem Hình M10).
Hình M11 thể hiện 1 ví dụ của các dòng điện chạy trong 3 pha và dòng điện
tổng chạy trong dây trung tính.
Trong ví dụ này, dòng điện trong dây trung tính có trị hiệu dụng cao hơn trị
hiệu dụng của dòng điện trong 1 pha bởi hệ số căn bậc hai của 3.
Dây dẫn trung tính do đó phải được thay đổi kích thước cho phù hợp.

(A)
Ir

Is

It

In


t

t (ms)
0 20 40

Hình M11 Ví dụ của các dòng điện chạy trong các dây dẫn khác nhau được kết nối với tải
3 pha (In = Ir + Is + It)

Ir
Tải

Is 4.4 Nhiễu tác động lên các tải nhạy


Tải
Các tác động của sự méo dạng điện áp nguồn cung cấp
Sự méo dạng trong điện áp cung cấp có thể gây ảnh hưởng hoạt động của các
It
Tải
thiết bị nhạy sau:
- Các thiết bị điều chỉnh (nhiệt độ)
■ Phần cứng máy tinh
In
■ Mạch điều khiển và các thiết bị giám sát (rơle bảo vệ)

Sự méo dạng của các tín hiệu điện thoại


Hình M10 : Chiều của các dòng điện trong các dây dẫn
Các hài gây nhiễu trong mạch điều khiển (các mức độ dòng điện thấp). Mức độ
khác nhau được kết nối với nguồn 3 pha
của sự méo dạng phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn và các dây cáp điều
khiển chạy song song, đây chính là khoảng cách giữa các dây cáp và tần số
của các hài
M - Quản lý sóng hài
4 Các Tác Động Chính Của
Sóng Hài Trong Lưới Điện

4.5 Tác động kinh tế


Tổn hao năng lượng
Các hài gây ra các tổn hao phát sinh thêm (tổn hao Joule) trong các dây dẫn và
thiết bị.

Các chi phí tiêu thụ cao hơn


Sự xuất hiện của các dòng điện hài có thể đòi hỏi mức năng lượng tiêu thụ cao
hơn và hậu quả là tốn nhiều chi phí hơn. Hơn thế nữa, công ty điện sẽ tăng việc
thu phí đối với các khách hàng nếu nguồn sóng hài có giá trị lớn.

Gia tăng định mức của thiết bị


■ Việc giảm hạng của nguồn cấp (máy phát, máy biến áp, UPS) đồng nghĩa với
việc chúng phải được nâng định mức
■ Các dây dẫn phải được thay đối kích thước tùy theo cường độ của dòng điện hài
Ngoài ra, do hiệu ứng bề mặt, trừ kháng của các dây dẫn này gia tăng theo tần số.
Để tránh tổn hao cao do hiệu ứng Jun, cần thiết phải thay đổi kích thước dây dẫn
■ Luồng chảy của các hài trong dây dẫn trung tính đồng nghĩa với việc cũng phải
thay đối kích thước dây lớn hơn.

Giảm tuổi thọ của thiết bị


Khi mức độ của sự méo dạng trong điện áp cung cấp khoảng 10%, tuổi thọ của
thiết bị sẽ giảm nghiêm trọng. Sự giảm tuổi thọ được ước lượng như sau:
■ 32. 5% đối với các loại máy điện 1 pha
■ 18% đối với các loại máy điện 3 pha
■ 5% đối với các máy biến áp
Để duy trì tuổi thọ của thiết bị ứng với tải có định mức, thiết bị phải được nâng
hạng cho phù hợp.

Tác động cắt nhầm và mạng điện ngưng hoạt động do mất nguồn
Các CB (thiết bị ngắt mạch) trong mạng điện phải chịu tắc động bởi các giá trị đỉnh
của dòng gây ra bởi các hài.
Các giá trị đỉnh của dòng này không chỉ là nguyên nhân dẫn đến tác động nhầm
gây tổn thất trong sản xuất mà còn tốn thêm các chi phí tương ứng với thời gian
được yêu cầu để khỏi động lại mạng điện.

Các ví dụ
Các hệ quả kinh tế được đưa ra đối với các mạng điện được đề cập phía dưới, cần
thiết phải lắp đặt các bộ lọc hài.

Phòng máy tính trung tâm cho một công ty bảo hiểm
M10 Trong trung tâm này, tác động nhầm của CB được tính toán với mức khoảng
100 k€ / giờ do thời gian ngưng hoạt động.

Phòng thí nghiệm dược phẩm


Các hài gây ra hư hỏng máy phát vá làm gián đoạn quá trình kiểm tra trong khoảng
thời gian dài trên các loại thuốc mới. Hệ quả là dẫn dến tổn hao ước lượng khoảng
17 M€.

Các nhà máy luyện kim


Một tổ hợp các lò cảm ứng gây ra quá tải và phá huỷ các máy biến áp 3 pha có
tầm từ 1500 đến 2500 kVA trên mỗi năm. Chi phí của việc gián đoạn trong sản xuất
ước lượng khoảng 20 k€ trên mỗi giờ.

Các nhà máy sản xuất dụng cụ làm vườn


Sự hư hỏng của các hệ truyền động điều khiển tốc độ làm ngưng trệ quá trình sản
xuất ước lượng khoảng 10 k€ trên mỗi giờ.
M - Quản lý sóng hài
5 Các Chỉ Số Chủ Yếu Của Méo
Dạng Sóng Hài Và Nguyên Lý Do

Một số các chỉ số được sử dụng để xác định lượng và đánh giá sự méo dạng
hài ở dạng sóng của dòng điện và điện áp có tên như sau:
■ Hệ số công suất
■ Hệ số đỉnh
■ Năng lượng méo dạng
■ Phổ của hài
■ Các giá trị méo dạng hài
Các biểu hiện này không thể thiếu được khi xác định tác động hiệu chỉnh cần
thiết.

5.12 Hệ số công suất


Định nghĩa
Hệ số công suất PF là tỉ số giữa công suất tác dụng P và công suất biểu kiến S

P
PF =
S
Đối với các chuyên viên điện, họ thường nhầm lẫn hệ số này với:

P1
cos ϕ = S1

Ở đây
P1 = công suất tác dụng của hài cơ bản
S1 = công suất biểu kiến của hài cơ bản
Giá trị cos ϕ chỉ liên quan đến tần số hài cơ bản và do đó khác với hệ số công
suất PF khi xuất hiện hài trong lưới điện.

Diễn giải hệ số công suất


Biểu hiện ban đầu báo hiệu rằng có một lượng lớn các hài là hệ số công
suất đã được đo PF sẽ khác (thấp hơn) giá trị cos ϕ được đo.

5.2 Hệ số đỉnh
Định nghĩa
Hệ số đỉnh là tỉ số giữa giá trị của dòng đỉnh hay điện áp đỉnh (Im hay Um) và
giá trị hiệu dụng của nó.

■ Đối với 1 tín hiệu hình sin, hệ số đỉnh do đó tương đương với 2

■ Đối với 1 tín hiệu không sin, hệ số đỉnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 2
Trong trường hợp sau, các tín hiệu hệ số dinh khác giá trị đỉnh đối với giá trị hiệu 11
dụng.
Diễn giải hệ số đỉnh
Hệ số đỉnh đặc trưng đối với dòng điện được kéo bởi các tải phi tuyến thì cao
hơn nhiều so với 2 . Thông thường nó nằm giữa 1,5 và 2 và thậm chí có thể
tiến tới 5 trong các trường hợp tới hạn. Các tín hiệu có hệ số đỉnh cao với mức
quá dòng tạm thời cao, khi bị phát hiện bởi các thiết bị bảo vệ, có thể gây ra các
tác động không mong muốn.

5.3 Các giá trị công suất và sóng hài


Công suất tác dụng
Công suất tác dụng P của tín hiệu bao gồm các sóng hài là tổng của các
công suất tác dụng thu được từ các dòng điện và điện áp với các bậc giống
nhau.
Công suất phản kháng
Công suất phản kháng được định nghĩa đặc biệt, liên quan đến hài cơ bản,
cụ thể là:
Q = U1 x I1 x sinϕ1

Công suất méo dạng


Khi hài xuất hiện, công suất méo dạng D được định nghĩa như sau:
D = (S2 - P2 - Q2)1/2 với s là công suất biểu kiến
M - Quản lý sóng hài
5 Các Chỉ Số Chủ Yếu Của Méo
Dạng Sóng Hài Và Nguyên Lý Do

5.4 Phổ của sóng hài và sự méo dạng sóng hài


Nguyên lý
Mỗi loại thiết bị sinh ra hài sẽ có các dạng sóng hài dòng đặc biệt (biên độ và độ
lệch pha).
Các giá trị này, nên chú ý về biên độ của mỗi bậc hài, sẽ cần thiết cho việc phân
tích.

Độ méo dạng hài riêng (hoặc sự méo dạng hài của hài bậc h)
Sự méo dạng hài riêng được định nghĩa như là phần trăm của các hài bậc h đối
với hài cơ bản

Uh
uh (%) = 100
U1
hoặc
Ih
ih(%) = 100
I1

Phổ của hài


Bằng cách biểu diễn biên độ của mỗi bậc hài đối với tần số của nó, có thể thu
được một đồ thị được gọi là phổ của hài.
Hình M2 trình bày một ví dụ về phổ của hài đối với một tín hiệu sóng vuông.

Giá trị hiệu dụng


Giá trị hiệu dụng của điện áp và dòng điện có thể được tính toán như là hàm số
của giá trị hiệu dụng của các bậc hài khác nhau.


Irms = ∑ I h2
h=1


U(t) Urms = ∑Uh2
h=1

1
5.5 Hệ số méo dạng sóng hài toàn phần (THD)

t Thuật ngữ THD có nghĩa là Total Harmonic Distortion (Hệ số méo dạng
toàn phần) và được sử dụng rộng rãi trong việc định nghĩa mức độ các
lượng hài trong các tín hiệu xoay chiều.
M12 Định
For nghĩa
a signal của
y, the THD
THD is defined as:
Đối với 1 tín hiệu y, THD được định nghĩa như sau:

∑ yh2
H% THD = h=2
y1
100 Điều này tuân theo đình nghĩa được đưa ra ở tiêu chuẩn IEC 61000-2-2
Chú ý rằng giá trị này có thể vượt quá 1.
Theo tiêu chuẩn này, biến h có thể có giới hạn đến 50. Giá trị THD là cách thức
để biểu hiện một giá trị đơn mà sự méo dạng tác động đến dòng điện hoặc điện
33
áp chạy qua một điểm cho biết trước trong mạng điện.
Giá trị THD thường được thể hiện dưới dạng phần trăm.
20
h
0 1 2 3 4 5 6 THD của dòng điện hoặc điện áp
Đối với các hài dạng dòng điện, phương trình sẽ là:
Hình M12 : Phổ hài của một tín hiệu sóng vuông đối với
điện áp U (t) ∞
∑ I h2
THDi = h=2
I1
M - Quản lý sóng hài
5 Các Chỉ Số Chủ Yếu Của Méo
Dạng Sóng Hài Và Nguyên Lý Do

Phương trình dưới đây tương đương với phương trình phía trên, nhưng dễ hơn
và có thể thay thế trực tiếp khi giá trị hiệu dụng cho trước:
2
lrms
THDi = −1
l1
Đối với các hài điện áp, phương trình sẽ là:

PF
cos ϕ
∑ Uh2
h=2
THD u =
U1
1.2

Mối quan hệ giữa hệ số công suất và THD (xem Hình. M123)


1
Khi điện áp có dạng sin hoặc dạng sin ảo, ta có các phương trình như sau:
0.8 P ≈ P1 = U1.I1.cosϕ1

0.6 P U1.I1.cosϕ 1
suy ra : PF = ≈
S U1.I rms
0.4
I1 1
Do: =
I rms 1+ THDi2
0.2
THDi cosϕ1
(%)
vì vậy: PF ≈ 2
0 50 100 150 1+ THDi
Figure L13 shows a graph PF như
as alàfunction
hàm củaof THDi.
THDI.
PF function Hình M13 thể hiện đồ thị của cosϕ
Figure L13Hình
shows
M13 a: Sự
graph
thay đổi của as anhư là hàmofsốTHDI.
của THDi,
ở đây THDu = 0 cosϕ

5.6 Lợi ích của các chỉ số khác nhau


THDu đặc trưng cho sự méo dạng của sóng điện áp.
Dưới đây là một số các giá trị của THDu và hiện tượng tương ứng trong mạng
điện:
■ THDu dưới 5% - trạng thái bình thường, không có nguy cơ hư hỏng
■ 5 đến 8% - sự nhiễm hài đáng kể, một vài hư hỏng có thể xảy ra
■ Cao hơn 8% - sự nhiễm hài cao, hư hỏng rất dễ xảy ra. Yêu cầu phải phân tích
sâu hơn và lắp đặt mới các thiết bị đã suy giảm.
THDi mô tả đặc trưng cho sự méo dạng của sóng dòng điện.
Các thiết bị bị nhiễu được định vị bằng cách đo THDi trên lộ vào và lộ ra cho các
mạng khác nhau và do đó có thể theo dỗi dấu vết của hài.
Dưới đây là một số các giá trị của THDi và hiện tượng tương ứng trong mạng điện: M13
■ THDi dưới 10% - trạng thái bình thường, không có nguy cơ hư hỏng.
■ 10 to 50% - sự nhiễm hài đáng kể với nguy cơ gia tăng nhiệt độ và dẫn đến kết
quả cần phải gia tăng kích thước các loại dây cáp và nguồn.
■ Cao hơn 50% - sự nhiễm hài cao, hư hỏng rất dễ xảy ra. Yêu cầu phải phân tích
sâu hơn và lắp đặt mới các thiết bị đã xuống cấp.

Hệ số công suất PF
Được sử dụng để đánh giá sự thay gia tăng kích cỡ cần thiết đối với nguồn năng
lượng trong mạng điện.

Hệ số đỉnh
Được sử dụng để mô tả khả năng của các máy phát (hoặc UPS) có thể cung cấp
các dòng điện tức thời lớn. Ví dụ, các thiết bị điện toán tiêu thụ dòng méo dạng
cao với những dòng mà hệ số đỉnh có thể đạt giá trị trong khoảng từ 3 đến 5.

Phổ của hài (phân tích tín hiệu theo tần số)
Nỏ cung cấp sự biểu diễn khác nhau của các tín hiệu điện và có thể được dùng để
đánh giá sự méo dạng của chúng.
M - Quản lý sóng hài
6 Đo Các Chỉ Số

6.1 Các thiết bị được sử dụng để đo các chỉ số


Lựa chọn thiết bị
Việc quan sát truyền thống và các phương pháp đo gồm có:

■ Các quan sát dùng dao động ký (oscilloscope)


Biểu hiện ban đầu của sự méo dạng tác động tới tín hiệu có thể đạt được bằng
cách xem dạng dòng và áp trên dao động ký.
Dạng sóng khi nó bị lệch khỏi sóng sin, sẽ biểu hiện rõ ràng sự có mặt của hài.
Các giá trị đỉnh của dòng và áp có thể xem được.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, phương pháp này không cho biết số lượng chính xác
của các thành phần hài.
■ Các máy phân tích tín hiệu tương tự
Chúng được cấu tạo từ các bộ lọc thông dải kết hợp với vôn kế đo giá trị hiệu dụng.
Chúng cung cấp các đặc tính thông thường và không cung cấp thông tin về góc
lệch pha.
Chỉ có các máy phân tích kĩ thuật số hiện đại mới có thể đo được đầy đủ chính xác
các giá trị của tất cả các biểu hiện đã đề cập.

Các chức năng của máy phân tích kĩ thuật số


Các bộ vi xử lý trong máy phân tích kĩ thuật số:
■ Tính toán giá trị của các thông số hài (hệ số công suất, hệ số đỉnh, năng lượng
méo dạng, THD)
■ Thực hiện các chức năng bổ sung khác (hiệu chỉnh, dữ liệu thống kê, quản lý
đo lường, hiển thị, giao tiếp...)
■ Trong các máy phân tích đa kênh, cung cấp các thành phần phân tích phổ tức
thời của dòng điện và điện áp trong hệ thời gian thực.

Hoạt động của máy phân tích và xử lý dữ liệu

Các tín hiệu tương tự được chuyển đổi thành một chuỗi các giá trị số.
Sử dụng dữ liệu này, một thuật toán sẽ thi hành giải thuật biến đổi chuỗi Fourier
dạng nhanh Fast Fourier Transform (FFT) sẽ tính toán các biên độ và pha của các
hài trên một số lượng lớn của các cửa sỗ thời gian.
Phần lớn các máy phân tích kĩ thuật số có thể đo hài lên đến bậc từ 20 tới 25 khi
tính toán THD.
Việc xử lý các giá trị kế tiếp được tính toán dùng FFT (lảm nhẵn, phân loại, thống
kê) có thể được tiến hành bằng thiết bị đo hoặc dùng phần mềm bên ngoài.

M14
6.2 Quy trình phân tích sóng hài của các mạng lưới
phân phối
Các phép đo lường được tiến hành trên cả 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại:
■ Để đạt được khái niệm chung về trạng thái mạng lưới phân phối (bản đồ mạng
lưới)
■ Theo quan điểm của hoạt động hiệu chỉnh:
□ Xác định nguồn gốc của nhiễu và xác định các giải pháp được yêu cầu để loại bỏ

□ Kiểm tra tính của giải pháp (theo sau là các thay đổi trong mạng lưới phân phối
và kiểm tra các hài có giảm hay không)

Chế độ hoạt động


Dòng điện và điện áp được nghiên cứu:
■ Tại nguồn cấp
■ Trên các thanh cái của tủ phân phối chính (hoặc trên các thanh cái trung thế)
■ Trên mỗi mạch ngõ ra của tủ phân phối chính (hoặc trên các thanh cái trung thế)
Để đo lường, cần biết các điều kiện vận hành chính xác của mạng điện và trạng
thái của các bộ tụ (hoạt động, không hoạt động, số lượng các bộ không kết nối).

Các kết quả phân tích


■ Xác định bất kì mức độ giảm cấp cần thiết nào của thiết bị trong mạng điện hoặc
■ Xác định số lượng của bất kì hệ thống bảo vệ và lọc sóng hài cần thiết nào được
lắp đặt trong mạng phân phối.
■ Cho phép so sánh giữa các giá trị đo thực tế và các giá trị yêu cầu của công ty
điện lực (các giá trị hài tối đa, các giá trị chấp nhận được, các giá trị yêu cầu)
M - Quản lý sóng hài
6 Đo Các Chỉ Số

Cách sử dụng các thiết bị đo lường


Các thiết bị đo giúp hiển thị các tác động tức thời và lâu dài của các sóng hài. Sự
phân tích yêu cầu các giá trị thu thập trong khoảng thời gian trong tầm từ vài giây
đến vài phút cho các chu kỳ quan sát trong một số ngày.
Các giá trị yêu cầu bao gồm:
■ Các biên độ của sóng hài dòng điện và điện áp
■ Các giá trị riêng của mỗi bậc hài của dòng điện và điện áp
■ THD của dòng điện và điện áp
■ Ở nơi được ứng dụng, góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện hài của cùng bậc
hài và pha của các hài đối với giá trị tham khảo chung (chẳng hạn như điện áp hài
cơ bản).

6.3 Giám sát hài


Các chỉ số của sóng hài có thể được đo:
■ Bởi các thiết bị lắp đặt thường trực trong mạng phân phối
■ Hoặc bởi chuyên gia có mặt ít nhất nửa ngày tại hiện trường (cung cấp thông tin
sơ bộ)
Các thiết bị đo thường trực sẽ thích hợp hơn
Vì một số lý do, sự lắp đặt các thiết bị đo lâu dài trên mạng phân phối sẽ thích hợp
hơn.
■ Sự hiện diện của chuyên gia bị giới hạn về mặt thời gian. Chỉ cần một số các
phép đo tại các điểm khác nhau trong quá trình lắp đặt và trên một chu kỳ dài (từ
một tuần đến một tháng) sẽ cung cấp đầy đủ cái nhìn tổng quan về hoạt động và
có thề nắm bắt tất cả các tình huống có thể xảy ra như sau:
□ Các thay đổi bất thường ở nguồn cấp điện
□ Các thay đổi trong hoạt động của mạng điện
□ Sự gắn thêm các thiết bị mới vào mạng điện
■ Các thiết bị đo được lắp đặt trong mạng phân phối xử lý sơ bộ và hỗ trợ việc
chẩn đoán của các chuyên gia, do đó sẽ giảm tần suất và thời gian họ phải có mặt
tại công trình.
■ Các thiết bị đo thường trực phát hiện bất kì nguồn nhiễu mới nào bắt nguồn từ
sự lắp đặt thiết bị mới, sự thực thi các chế độ hoạt động mới hoặc sự thay đổi bất
thường trong mạng cung cấp.
Các ưu điểm của đo lường tích hợp và các thiết bị phát hiện
Việc đo lường và thiết bị phát hiện được gắn trực tiếp vào thiết bị phân phối điện:
■ Đối với việc đánh giá tổng quát về tình trạng của mạng (phân tích phòng ngừa),
cho phép tránh:
□ Thuê thiết bị đo
M15
□ Sự trợ giúp từ các chuyên gia
□ Tháo lắp các thiết bị
■ Đối với việc đánh giá tổng quát về tình trạng của mạng, việc phân tích ở các tủ
phân phối chỉnh hạ thế thường được thực hiện bởi các thiết bị lộ vào và / hoặc các
thiết bị đo được trang bị ở mỗi lộ ra.
■ Đối với hoạt động hiệu chỉnh, có nghĩa là:
□ Xác định các trạng thái hoạt động tại thời điểm xảy ra sự cố
□ Xây dựng bản đồ của mạng phân phối và đánh giá giải pháp được thực thi
Việc chẩn đoán được cải thiện bằng cách sử dụng các thiết bị dự kiến cho vấn đề
được nghiên cứu
M - Quản lý sóng hài
7 Các Thiết Bị Phát Hiện

Các phép đo là bước đầu tiên trong việc đạt được sự kiểm soát việc nhiễm hài. Tùy
Hệ thống PowerLogic với Đồng hồ đo công
thuộc vào các điều kiện của mỗi mạng điện, các loại thiết bị khác nhau sẽ cung cấp
suất và thiết bị giám sát mạch, PowerLogic
các giải pháp cần thiết.
cung cấp dải thiết bị hoàn chỉnh cho việc phát
Các bộ giám sát điện năng
hiện nguồn nhiễu hài
Đồng hồ đo công suất và thiết bị giám sát mạch trong hệ thống PowerLogic
Các sản phẩm này cung cấp các khả năng đo lường hiệu suất cao đối với các mạng
lưới phân phối hạ áp và trung áp. Chúng là các thiết bị kĩ thuật số bao gồm chức
năng giám sát chất lượng điện năng.
PowerLogic là một hệ thống cung cấp hoàn chỉnh bao gồm đồng hồ đo công suất
(Power Meter - PM) và thiết bị giám sát mạch (Controi Monitor - CM). Nó có thể đáp
ứng tốt từ những yêu cầu đơn giản nhất (đo công suất) đến các yêu cầu phức tạp
(giám sát mạch). Các sản phẩm này có thể được sử dụng trong các lưới điện thiết
kế mới hay đã tồn tại - nơi mà chất lượng điện năng phải thật tốt. Chế độ hoạt động
có thể là cục bộ hoặc từ xa.
Tùy vào vị trí của nó trong mạng lưới phân phối, Power Meter cung cấp sự chỉ thị
ban đầu về chất lượng năng lượng. Các phép đo chính được tiến hành bởi Power
Meter sẽ là:
■ THD của dòng điện và điện áp
■ Hệ số công suất
Tuỳ thuộc vào phiên bản, các phép đo này có thể được kết nối với các chức năng
cảnh báo và ghi nhận thời gian.
Thiết bị giám sát mạch (xem Hình M14) cho phép phân tích chi tiết về chất lượng
điện năng đồng thời cũng phân tích các nguồn nhiễu trẽn mạng lưới phân phối.
Các chức năng chính của thiết bị giám sát mạch bao gồm:
■ Đo trên 100 thông số điện
■ Lưu trữ trong bộ nhớ và khả năng ghi nhận thời gian của các giá trị nhỏ nhất và
lớn nhất cho mỗi thông số điện
■ Chức năng cảnh báo được báo động bởi các giá trị thông số điện
■ Ghi nhớ dữ liệu của sự kiện
■ Ghi nhớ các nguồn nhiễu của dòng điện và điện áp
■ Phân tích hài
■ Bắt dạng sóng (giám sát nhiễu)
Micrologic - thiết bị giám sát điện năng gắn trực tiếp vào CB (thiết bị ngắt
diện)
Đối với các mạng điện mới, thiết bị điều khiển Micrologic H (xem Hình M15), một
phân tích hợp của các CB công suất Masterpact, sẽ đặc biệt hiệu quả đối với các
phép đo tại đầu nguồn của mạng điện hoặc trên các mạch ngõ ra công suất cao.
Thiết bị điều khiển Micrologic H cung cấp sự phân tích chính xác chất lượng điện
năng và các chẩn đoán chi tiết trong các sự kiện. Nó được thiết kế cho hoạt động
liên kết với bộ hiển thị tủ phân phối hoặc người giám sát. Nó có thể:
M16 Hình M14 : Thiết bị giám sát mạch - Circuit monitor ■ Đo dòng, áp, công suất tác dụng và công suất phản kháng
■ Đo THD của dòng điện và điện áp
■ Hiển thị biên độ và pha của các hài dòng điện và điện áp có bậc lên đến 51
■ Tiến hành đón bắt dạng sóng (giám sát nhiễu)
Các chức năng cung cấp bởi thiết bị điều khiển Micrologic H tương đương với các
chức năng của bộ giám sát mạch.
Hoạt động của các thiết bị giám sát điện năng
Phần mềm cho phân tích và hoạt động từ xa
Trong cơ cấu chung của một mạng lưới phân phối được yêu cầu giám sát, khả năng
của tính siêu liên kết với các thiết bị khác nhau này có thể được cung cấp trong một
mạng truyền thông, do đó khiến nó có thể tập trung thông tin và đạt được cái nhìn
tổng quan về nguồn nhiễu thông qua mạng lưới phân phối.
Tùy ứng dụng, người vận hành sau đó có thể tiến hành các phép đo thời gian thực,
tính toán các giá trị theo yêu cầu, chạy bắt dạng sóng, tham gia vào cảnh báo...
Các thiết bị giám sát điện năng sẽ truyền các dữ liệu có sẵn cả trên mạng Modbus,
Digipact lãn mạng Ethernet. Mục đích thiết yếu của hệ thống này là để hỗ trợ việc
xác định và lên kế hoạch cho công tác bảo trì. Nó là phương tiện hiệu quả làm giảm
thời gian bảo trì và chi phí cài đặt các thiết bị tạm thời dùng để đo tại công trình
hoặc để định mức thiết bị (các bộ lọc).
Phần mềm giám sát SMS
SMS là một phần mềm hoàn hảo, được sử dụng để phân tích các mạng lưới phân
phối, với khả năng kết nối với các sản phẩm trong hệ thống PowerLogic. Được cài
đặt trên một PC chuẩn, nó có thể:
Hình M15 : Thiết bị điều khiển Micrologic H với đồng hồ đo ■ Hiển thi các phép đo theo thời gian thực
hài cho Masterpact NT và các bộ ngắt điện CB NW ■ Hiển thị các sự kiện đã xảy ra trong một khoảng thời gian định trước
■ Lựa chọn cách thức dữ liệu được trình bày (dạng bảng, các đường cong khác
nhau)
■ Tiến hành xử lý dữ liệu thống kê (hiển thị các biểu đồ)
M - Quản lý sóng hài
8 Các Giải Pháp Làm Giảm Sóng Hài

Có 3 loại giải pháp khác nhau để làm giảm sóng hài:


■ Tiến hành các hiệu chỉnh trong mạng điện
■ Dùng các thiết bị đặc biệt trong hệ thống cung cấp
■ Lọc hài

8.1 Các giải pháp cơ bản


Để giới hạn sự lan truyền hài trong mạng lưới phân phối, các giải pháp khác nhau
có thể sử dụng và cần được lưu ý một cách đặc biệt khi thiết kế một mạng điện.

Vị trí các tải phi tuyến mắc phía đầu nguồn trong hệ thống
Các nguồn nhiễu hài tổng quát gia tăng khi công suất ngắn mạch giảm.
Nếu không tính đến kinh tế, nên kết nối các tải phi tuyến càng xa nguồn điện
càng tốt (xem Hình M16).

Z2
Tải nhạy

Z1

Tải phi tuyến Ở đây tổng trở


Z1 < Z2

Hình M16 : Các tải phi tuyến nằm càng xa nguồn cấp điện càng tốt (bố trí được khuyến nghị)

Tạo nhóm các tải phi tuyến


Khi chuẩn bị sơ đồ đơn tuyến, các thiết bị phi tuyến nên được tách ra khỏi nhau
(xem Hình M17). Hai nhóm thiết bị này nên được cung cấp bởi các bộ thanh cái
khác nhau.

Trở kháng đường dây M17


Tải nhạy

Đúng Sai
Tải phi
tuyến 1

Tải phi
tuyến 2

Hình M17 : Tạo nhóm cho các tải phi tuyến và kết nối càng xa nguồn càng tốt (bố
trí được khuyến nghị)

Tạo các nguồn cách ly


Khi cố gắng hạn chế hài, các cải tiến bổ sung có thể đạt được bằng cách tạo
ra một nguồn cáp thông qua các máy biến áp cách ly như được thể hiện trong
hình M18 trang kế.
Khuyết điểm là làm gia tăng chi phí của mạng điện.
M - Quản lý sóng hài
8 Các Giải Pháp Làm Giảm Sóng Hài

Tải phi tuyến

Mạng trung
áp MV
Tải tuyến
tính

Hình M18 : Cấp nguồn cho tải phi tuyến thông qua máy biến áp cách ly

Các máy biến áp với các kết nối đặc biệt


Cách kết nối máy biến áp khác nhau có thể loại bỏ các bậc hài nào đó, như được
thể hiện ở các ví dụ dưới đây:
■ Kết nối Dyd (tam giác-sao-tam giác) khử được sóng hài bậc 5 và bậc 7 (xem
Hình M19)
■ Kết nối Dy (tam giác-sao) khử được sóng hài bậc 3
■ Kết nối DZ 5 khử được sóng hài bậc 5

h5, h7, h11, h13


h11, h13
h5, h7, h11, h13

Hình M19 : Máy biến áp Dyd sẽ ngăn chặn sự truyền dẫn của nhiễu hài bậc 5 và bậc 7
ngược lên mạng lưới phân phối

Lắp đặt các cuộn cảm


Khi các thiết bị điều khiển tốc độ được cấp nguồn, có thể làm mịn dòng điện bằng
cách lắp đặt thêm các cuộn kháng ở đầu nguồn. Bằng cách gia tăng trở kháng
của mạch cấp nguồn, các dòng điện hài sẽ bị giới hạn.
Việc lắp đặt các cuộn cảm khử hài trên các dải tụ sẽ làm gia tăng trở kháng của tổ
hợp cuộn cảm đối với các hài bậc cao.
Điều này sẽ tránh được hiện tượng cộng hưởng và bảo vệ tụ.

M18 Lựa chọn sơ đồ nối đất hệ thống thích hợp

Hệ thống TNC
Trong hệ thống TNC, dây PEN cung cấp chức năng bảo vệ khi xảy ra sự cố chạm
đất và sự di chuyển của dòng điện không cân bằng.
Trong các điều kiện trạng thái xác lập, các dòng điện hài sẽ chạy trong dây PEN.
Tuy nhiên, dây PEN cũng có một trở kháng nào đó sẽ làm xuất hiện một hiệu
điện thế nhỏ (một vài volt) giữa các thiết bị và có thể là nguyên nhân làm cho thiết
bị điện từ trở nên hỏng hóc.
Do đó hệ thống TNC phải được dự trữ để cấp điện cho các mạch công suất tại
đầu của mạng điện và không được sử dụng để cấp cho các tải nhạy cảm.

Hệ thống TNS
Hệ thống này được khuyến nghị sử dụng nếu có hài xuất hiện
Dây trung tính và dây bảo vệ PE hoàn toàn tách rời và điện thế trong mạng phân
phối do đó không thay đổi.

8.2 Lọc sóng hài


Trong trường hợp khi các biện pháp ngăn ngừa như trình bày ở trên vẫn chưa đủ,
cần thiết phải trang bị thêm cho mạng điện các hệ thống lọc sóng hài.
Có 3 loại bộ lọc:
■ Thụ động
■ Tích cực
■ Lai ghép
M - Quản lý sóng hài
8 Các Giải Pháp Làm Giảm Sóng Hài

Các bộ lọc thụ động


Các ứng dụng điển hình
■ Các mạng điện công nghiệp với tổ hợp các tải phi tuyến có giá trị lớn hơn 200
kVA (các thiết bị điều khiển tốc độ, thiết bị lưu điện UPS, các bộ chỉnh lưu...)
■ Các mạng điện yêu cầu hiệu chỉnh hệ số công suất
■ Các mạng điện ở nơi méo dạng điện áp phải được giảm để tránh gây nhiễu cho
Sóng hài I
các tải nhạy
■ Các mạng điện ở nơi méo dạng dòng điện phải được giảm để tránh quá tải
Nguyên lý hoạt động
Mạch lọc LC phù hợp với mỗi bậc hài được lọc, được lắp đặt song song với tải phi
tuyến (xem Hình M20). Mạch bypass này sẽ hấp thu hài, do đó tránh được dòng
chảy của chúng vào mạng lưới phân phối.
Nói chung, một bộ lọc thụ động phù hợp với bậc hài gần với bậc bị loại bỏ. Một
vài nhánh kết nối song song của bộ lọc có thể được sử dụng nếu có yêu cầu giảm
Tải phi tuyến Bộ lọc mạnh độ méo dạng gây ra bởi một số các bậc hài.
Các bộ lọc tích cực (thiết bị lọc sóng hài tích cực)
Hình M20 : Nguyên lý hoạt động của bộ lọc thụ động Các ứng dụng điển hình
■ Các mạng điện thương mại với bộ các tải phi tuyến có giá trị thấp hơn 200
kVA (các thiết bị điều khiển tốc độ, thiết bị lưu điện UPS, thiết bị văn phòng...)
■ Các mạng điện ở nơi méo dạng dòng phải được giảm để tránh quá tải.
Nguyên lý hoạt động
Những hệ thống này bao gồm các mạch điện tử và được lắp đặt nối tiếp hoặc song
song với tải phi tuyến để bù dòng điện hoặc điện áp hài tiêu thụ bởi tải.
Is Hình M21 thể hiện bộ lọc tích cực AHC (Active Harmonic Conditioner) bù dòng điện
Sóng hài l
hài
(Ihar=Iact nghĩa là Ihài=Itích cực)
Thiết bị AHC bơm vào các hài đối pha với các hài được tiêu thụ bởi tải phi tuyến và
Itichcuc
do đó dòng điện nguồn Is vẫn duy trì ở dạng sóng sin.

AHC Các bộ lọc lai ghép


Các ứng dụng điển hình
■ Mạng điện công nghiệp với bộ các tải phi tuyến có giá trị lớn hơn 200 kVA (các
Tải phi tuyến Tải tuyến tính thiết bị điều khiển tốc độ, thiết bị lưu điện UPS, các bộ chỉnh lưu...)
■ Mạng điện yêu cầu hiệu chỉnh hệ số công suất
Hình M21 : Nguyên lý hoạt động của bộ lọc tích cực ■ Mạng điện ở nơi méo dạng điện áp phải được giảm để tránh gây nhiễu cho các
tải nhạy
■ Mạng điện ở nơi méo dạng dòng điện phải được giảm để tránh quá tải
■ Mạng điện ở nơi giới hạn nghiêm ngặt về việc phát sinh hài phải được thoả mãn M19
Nguyên lý hoạt động
Các bộ lọc thụ động và tích cực được kết nối trong cùng một hệ thống để tạo thành
bộ lọc lai ghép (xem Hình M22). Giải pháp lọc mới này cung cấp ưu điểm của cả 2
Is loại bộ lọc và bao quát một tầm rộng mức năng lượng và hiệu suất.
Sóng hài l
Tiêu chuẩn chọn lựa
Bộ lọc thụ động

I tích cực
Nó cung cấp cả chức năng bù hiệu chỉnh hệ số công suất và khả năng lọc dòng
cao. Các bộ lọc thụ động cũng làm giảm điện áp hài trong mạng điện ở nơi diện
áp cung cấp bị nhiễu. Nếu mức độ công suất phản kháng được cung cấp cao,
AHC
chúng ta nên ngắt nguồn cấp cho bộ lọc thụ động khi tải giảm thấp.
Các nghiên cứu ban đầu đối với một bộ lọc phải lưu ý đến sự hiện diện có thể của
bộ tụ bù hiệu chính hệ số công suất - những tụ này có thể cần phải bị loại bỏ.
Tải phi tuyến Tải tuyến tính
Bộ lọc lai ghép Các thiết bị lọc sóng hài tích cực
Chúng lọc hài trên một dải tần số rộng và có thể thích hợp với bất kì loại tải nào.
Hình M22 : Nguyên lý hoạt động của bộ lọc lai ghép Tuy nhiên, định mức công suất của chúng thấp.
Các bộ lọc lai ghép
Chúng kết hợp đặc tính của cả 2 loại bộ lọc thụ động và tích cực.
M - Quản lý sóng hài
8 Các Giải Pháp Làm Giảm Sóng Hài

Các bước được đề nghị để loại bỏ hài. 8.3 Phương pháp


■ Phân tích mạng điện Giải pháp tốt nhất xét trên cả 2 khía cạnh kĩ thuật và tài chính dựa vào các kết quả
■ Đo lường và giám sát hệ thống của quá trình nghiên cứu chuyên sâu.
Kiểm tra hài của các mạng trung áp và hạ áp (TT và HT)
■ Các giải pháp lọc Bằng cách nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia, bạn được bảo đảm về các giải
pháp đề xuất sẽ cho ra các kết quả hiệu quả (chẳng hạn như THDu tối đa được
bảo đảm). Việc kiểm tra hài sẽ được tiến hành bởi một kĩ sư có chuyên môn về các
nguồn nhiễu tác động đến các mạng phân phối điện và được trang bị công cụ phân
tích hiện đại, các thiết bị mô phỏng và phần mềm...

Các bước trong quá trình kiểm tra sẽ được thực hiện như sau:
■ Đo nhiễu dòng diện và điện áp giữa 2 dây pha, giữa dây pha và dây trung tính tại
nguồn cáp, các mạch ngõ ra bị nhiễu và các tải phi tuyến
■ Lập mô hình máy tính của hiện tượng để đạt được sự giải thích chính xác về
nguyên nhân và xác định các giải pháp tốt nhất
■ Báo cáo kiểm toán hoàn tất trình bày:
□ Các mức độ dòng điện của các nguồn nhiễu
□ Các mức cho phép tối đa của nhiễu (IEC 61000, IEC 34...)
■ Các giải pháp bao hàm được đề nghị với các mức hiệu suất được đảm bảo
■ Cuối cùng là tính thực thi của các giải pháp đã được chọn, sử dụng các nguồn
lực và phương tiện cần thiết.
Quá trình kiểm toán toàn bộ được chứng nhận bởi ISO 9002.

8.4 Các sản phẩm chuyên dụng


Các bộ lọc thụ động
Các bộ lọc thụ động được cấu tạo từ các cuộn dây và tụ điện hình thành các mạch
cộng hưởng phù hợp với bậc hài đặc biệt phải được loại bỏ.
Hệ thống có thể bao gồm một số lượng các bộ lọc để loại bỏ một vài bậc hài cơ bản
Phù hợp với diện áp 3 pha 400 V, định mức công suất có thể đạt được:
■ 265 kvar/ 470 A đối với hài bậc 5
■ 145 kvar / 225 A đối với hài bậc 7
■ 105 kvar /145 A đối với hài bậc 11
Các bộ lọc thụ động có thể được tạo ra cho tất cả các mức diện áp và dòng điện

Các bộ lọc tích cực


■ Các bộ lọc sóng hài tích cực dạng sinwave
□ Phù hợp với điện áp 3 pha 400 V sinwave, chúng có thể cấp dòng trong khoảng
M20 20 đến 120A trên mỗi pha
□ Sinwave sẽ bao phủ tất cả các bậc hài từ 2 đến 25. Việc lọc sóng có thể là toàn
bộ các hài chuyên biệt.
□ Sự suy giảm: THDi tải / THDi nguồn lớn hơn 10 tại công suất định mức
□ Các chức năng bao gồm hiệu chính hệ số công suất, lọc sóng các hài thứ tự
không, chẩn đoán và hệ thống bảo trì, kết nối song song, điều khiển từ xa, giao tiếp
truyền thông Ibus/RS485
■ Các bộ lọc tích cực Accusine
□ Phù hợp với điện áp 3 pha 400 đến 480VDC. Chúng có thể lọc khoảng 30A đến
50A trên mỗi pha
□ Tất cả các bậc hài lên đến 50 đều bị lọc
□ Các chức năng bao gồm bao gồm hiệu chính hệ số công suất, kết nối song
song, đáp ứng tức thời khi tải thay đổi.

Các bộ lọc lai ghép


Các bộ lọc này có các ưu điểm của cả 2 bộ lọc thụ động và bộ lọc tích cực
sinwave trong cùng một hệ thống.
Chương N
Đặc tính của các nguồn và
tải đặc biệt

Nội dung

1
N2

N2
N5
N5
N10

2 11
N11
N12
N15
2.4 Hệ thống nối đất với các lắp đặt có sử dụng UPS N16
2.5 Lựa chọn các sơ đồ bảo vệ N18
N20
N22
N22


N24
N24
N24

N25
N25

4
N27
N27
N29
N33
N42

5
Động cơ không đồng bộ N45
5.1 Các chức năng của mạch động cơ N45
5.2 Tiêu chuẩn N47
5.3 Các ứng dụng N50
5.4 Định mức công suất lớn nhất của các động cơ lắp đặt cho các tải N55
tiêu thụ điện hạ thế
5.5 Bù công suất phản kháng (hiệu chỉnh hệ số công suất) N55

N1
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

Hầu hết các lắp đặt điện trong công nghiệp hoặc công suất lớn trong thương mại
thường có các tải quan trọng đòi hỏi nguồn cấp phải được duy trì liên tục, ngay cả
khi nguồn lưới có sự cố. Vì các lý do:
■ Hoặc cần cấp điện cho hệ thống bảo vệ an toàn (chiếu sáng khẩn cấp, hệ thống
tự động báo cháy, quạt hút khói, báo động và báo hiệu, v.v...)
■ Hoặc cấp điện cho các tải ưu tiên, chẳng hạn như một số thiết bị mà việc chúng
ngừng hoạt động có thể gây thiệt hại cho sản xuất, hoặc hư hỏng thiết của máy,
v.v...
Một trong những biện pháp nhằm duy trì cung cấp điện cho các tải được gọi là
“ưu tiên” trong trường hợp có sự có nguồn lưới, là lắp đặt một hệ thống máy phát
diesel và nối máy phát này tới tủ điện cung cấp nguồn dự phòng qua một bộ
chuyển mạch từ đó cung cấp cho tải ưu tiên trong trường hợp khẩn cấp (xem H.
N1).

HV G
LV

Khóa chuyển mạch

Mạch không ưu tiên Mạch ưu tiên

Hình N1 : Ví dụ về mạch điện tiêu thụ cung cấp từ biến áp vỏ máy phát dự phòng

1.1 Bảo vệ máy phát


Hình N2 dưới đây cho thấy các thông số điện biểu thị kích cỡ của một máy phát,
bao gồm Pn, Un và In, lần lượt tương ứng là công suất của động cơ nhiệt sơ cấp,
điện áp định mức và dòng định mức của máy phát.

Un, In

Pn
R
Động cơ
S
 nhiệt
T

N
t (s)
Hình N2 : Sơ đồ khối một hệ thống máy phát

1,000
Bảo vệ quá tải
Đường cong bảo vệ máy phát cần được phân tích (xem H. N3).
100 Tiêu chuẩn và các yêu cầu ứng dụng có thể quy định cụ thể các điều kiện bảo vệ
quá tải. Ví dụ:
12
t
10
7 > 1h
30 s
3
2 Khả năng cài đặt thông số của các thiết bị bảo vệ quá tải (hoặc bảo vệ theo thời
1 gian) phải sát với các yêu cầu nêu trên.
Lưu ý về bảo vệ quá tải
■ Vì lý do kinh tế, động cơ nhiệt sơ cấp thường được chọn có công suất phù hợp
0 I
với công suất định mức của máy phát. Nếu xảy ra quá tải về công suất thực, động
0 1.1 1.2 1.5 2 3 4 5
In
cơ diesel sơ cấp này sẽ giảm tốc hoặc dừng. Do đó, việc cân bằng công suất
Quá tải thực của tải ưu tiên cần tính đến vấn đề này
■ Hệ thống máy phát cần có thể chịu đựng vận hành quá tải:
Hình N3 : Ví dụ về đặc tuyến quá tải t = f(I/In)
□ Quá tải 1 giờ
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

□ Quá tải 10% trong vòng 1 giờ, một lần trong vòng 12 giờ (Công suất động
cơ sơ cấp)

Bảo vệ ngắn mạch


Sự hình thành dòng ngắn mạch
Dòng ngắn mạch là tổng của:
■ Dòng siêu quá độ
■ Dòng tắt dần dạng sin

I rms
1 - Giai đoạn siêu quá độ
2 - Giai đoạn quá độ
1 2 3
3 - Giai đoạn xác lập

≈3 Máy phát kích từ hỗ hợp


In hoặc quá kích từ

In
Máy phát với kích
≈ 0.3 từ nối tiếp
In 0 t (s)
0 10 đến 20 ms 0.1 đến 0.3 s

Xuất
Xuấthiện
hiệnsự
sựcố
cố
Hình N4 : Sự biến thiên của dòng ngắn mạch qua ba giai đoạn

Công thức tính dòng quá độ cho thấy dòng này bao gồm ba giai đoạn liên tiếp
(như H. N4).
■ Giai đoạn siêu quá độ
Khi xảy ra ngắn mạch tại đầu cực máy phát, dòng ngắn mạch có giá trị khá
cao, khoảng 6 đến 12 ln trong chu kỳ đầu tiên (0 đến 20ms) .
Biên độ dòng ngắn mạch phụ thuộc vào các thông số sau:
□ Điện kháng siêu quá độ của máy phát
□ Mức độ kích từ ngay trước thời điểm ngắn mạch,
□ Tổng trở của mạch ngoài (từ máy phát đến điểm ngắn mạch).
Tổng trở ngắn mạch của máy phát trong giai đoạn này bao gồm điện kháng siêu
quá độ x”d có giá trị tính bằng % và cho bởi nhà sản xuất. Giá trị điển hình của x”d
vào khoảng 10 đến 15%.
Tổng trở ngắn mạch của máy phát trong giai đoạn siêu quá độ tính bởi công thức:
2
Un x”d
X’’d(ohms) = trong đó S = 3 Un In 
100S
■ Giai đoạn quá độ
Giai đoạn quá độ nằm trong khoảng 100 tới 500 ms sau khi sự cố xảy ra. Dòng
điện giảm từ giá trị trong giai đọạn siêu quá độ đến khoảng 1,5 đến 2 lần dòng In.
Tổng trở ngắn mạch của máy phát xét đến trong giai đoạn này là điện kháng quá
độ x’d có giá trị tính bằng % và cho bởi nhà sản xuất. Giá trị điển hình của x'd vào
khoảng 20 đến 30%.
■ Giai đoạn xác lập
Giai đoạn xác lập diễn ra sau 500 ms.
Khi sự cố tiếp diễn, điện áp ra của máy phát giảm mạnh và mạch điều khiển kích từ
sẽ tự điều chỉnh để tăng điện áp này lên. Kết quả là dòng ngắn mạch sẽ được duy
trì ở một giá trị ổn định:
□ Nếu kích từ máy phát không tăng lên trong quá trình ngắn mạch (không cho phép
quá kích thích) mà được duy trì ở mức độ như trước ngắn mạch, dòng điện sẽ xác
lập tại giá trị tương ứng với điện kháng ngắn mạch Xd của máy phát. Giá trị điển
hình của Xd thường cao hơn 200%. Do đó, dòng ngắn mạch xác lập sẽ nhỏ hơn
dòng định mức của máy phát, và thường vào khoảng 0.5 In.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

□ Nếu máy phát cho phép kích từ tối đa (cho phép quá kích từ), hoặc máy phát
thuộc loại kích từ hỗn hợp, điện áp kích từ tăng vọt sẽ khiến dòng sự cố tăng
trong khoảng 10s, và đạt đến giá trị khoảng 2 đến 3 lần dòng định mức của máy
phát.

1 1,600 2,500
19.1
30.2
292

Hình N5 : Giá trị điển hình của tổng trở máy phát (tính bằng %)

Tính toán dòng ngắn mạch


Nhà sản xuất thường cung cấp các giá trị tổng trở và thời hằng cần thiết cho việc
phân tích hoạt động của máy phát trong trạng thái quá độ hoặc xác lập (xem
hình N5). Giá trị điện trở máy phát thường rất nhỏ so với điện kháng và có thể bỏ
qua. Thông số cho việc khảo sát ngắn mạch như sau:
■ Giá trị dòng ngắn mạch tại đầu cực máy phát
Dòng ngắn mạch trong điều kiện quá độ:
d in ohms)

I sc3 = In 1 (X’d tính bằng W)


X’d 3
hoặc

I sc3 = In 100 (x’d in%)


X’d

Un là điện áp dây ở ngõ ra máy phát.


Lưu ý: Giá trị này có thể so sánh với dòng ngắn mạch ở đầu cực máy biến áp.

Nguồn 1

MV
2,000 kVA
LV GS 500 kVA

42 kA 2.5 kA
NC

NC NO
D1 D2
Chính/dự phòng


Mạch không ưu tiên Mạch ưu tiên

NC: Thường đóng


NO: Thường hở

Hình N6 : Ví dụ về kết nối lưới và máy phát dự phòng với tủ phân phối có tính đến cấp điện
ưu tiên (trong trường hợp khẩn cấp)

Với cùng công suất máy, dòng ngắn mạch tại vị trí gần máy phát sẽ thấp hơn
5 đến 6 lần dòng ngắn mạch xảy ra với biến áp (tại nguồn chính).
Sự khác biệt này càng gia tăng trong thực tế khi công suất lắp đặt của máy phát
(dự phòng) thường nhỏ hơn công suất máy biến áp (xem hình N6).
Khi mạng hạ áp cung cấp bởi nguồn điện chính 1 công suất 2.000 kVA, dòng ngắn
mạch tại thanh cái chính của tủ phân phối hạ áp là 42kA. Khi mạng hạ áp này cung
cấp bởi nguồn dự phòng 2 có công suất là 500 kVA với điện kháng quá độ là 30%,
dòng ngắn mạch tại thanh cái chính lúc này chỉ là 2,5 kA, nghĩa là yếu hơn 16 lần
so với dòng ngắn mạch xảy ra khi cung cấp bằng nguồn điện chính.
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt

Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

1.2 Bảo vệ phía tải mạng hạ áp


Bảo vệ mạch ưu tiên
Lựa chọn khả năng cắt ngắn mạch
Cần kiểm tra một cách hệ thống đặc tính của nguồn điện chính (biến áp trung
áp / hạ áp).
Chỉnh định thời gian trễ của bảo vệ cắt dòng
■ Mạch phân phối thứ cáp
Giá trị dòng định mức của các thiết bị bảo vệ trong mạch phân phối thứ cấp và
mạch phân phối cuối cùng luôn luôn nhỏ hơn dòng định mức của máy phát.
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, điều kiện này cũng áp dụng khi mạch được
cung cấp từ biến áp.
■ Mạch phân phối chính
□ Giá trị định mức của thiết bị bảo vệ thanh cái chính thường tương đương với
định mức của thiết bị bảo vệ máy phát. Cài đặt thông số cho bộ bảo vệ ngắt
dòng có trễ (STD - Short Time Delay) cần phù hợp với đặc tính ngắn mạch của
máy phát (xem "Bảo vệ ngắn mạch” ở phần trước)
□ Tính chọn lọc của thiết bị bảo vệ trên thanh cái của mạch ưu tiên phải được
đảm bảo trong vận hành của máy phát (và là tính năng bắt buộc đối với mạch
cấp điện an toàn). Cần thiết phải kiểm tra việc chỉnh định thời gian trễ giữa thiết
bị bảo vệ trên mạch phân phối chính so với thiết bị bảo vệ trên mạch phân phối
phía tải (thông thường cài đặt dòng cắt ngắn mạch cho mạng phân phối cỡ 10
ln).
Lưu ý: Khi hoạt động với hệ thống máy phát, relay dòng rò (RCD-Residuai
Current Device) với độ nhạy thấp có thể sử dụng để phát hiện sự cố cách điện
và đảm bảo việc bảo vệ có chọn lọc rất đơn giản.
An toàn cho người
Trong hệ thống nối đất kiểu IT (sự có lần 2- 2nd fault) và TN, việc bảo vệ người
chống lại chạm điện gián tiếp được thực hiện bởi chức năng bảo vệ cắt dòng có
trễ (Short Time Delay protection) của cầu dao tự động (Circuit breaker). Khả
năng hoạt động của thiết bị khi có sự cố phải được đảm bảo, bất kể khi thiết bị
được lắp ở phía nguồn chính (biến áp) hoặc phía nguồn dự phòng (máy phát).
Tính toán dòng sự cố khi hỏng cách điện
Điện kháng thứ tự không tính bằng % của Uo và có giá trị x'o cho bởi nhà sản
xuất. Giá trị điển hình của điện kháng này là 8%.
Dòng ngắn mạch một pha khi xảy ra sự cố giữa pha-trung tính cho bởi công
thức sau:
Un 3
If =
2 X ′d + X ′ o
Dòng sự cố khi hỏng cách điện trong hệ thống TN sẽ lớn hơn một ít so với dòng
ngắn mạch 3 pha. Ví dụ, với trường hợp sự cố do hỏng cách điện trong ví dụ
trên, dòng sự cố lúc này là 3 kA.

1.3 Các chức năng giám sát



Do đặc tính đặc thù của máy phát và bộ điều áp của máy, thông số vận hành
chính xác của máy phát cần được giám sát khi một tải đặc biệt nào đó được sử
dụng.
Đặc tính hoạt động của máy phát khác với biến áp:
■ Công suất tác dụng cung cấp từ máy phát là tối ưu khi hệ số công suất = 0,8
■ Với hệ số công suất nhỏ hơn 0,8, bằng cách tăng cường kích từ, máy phát có
thể cung cấp một phần công suất phản kháng.

Bộ tụ điện
Một máy phát không tải nối với một bộ tụ điện có thể xảy ra tình trạng tự kích, có
thể gây ra quá điện áp.
Do đó, trong trường hợp này cần phải ngắt bộ tụ điện dùng để nâng cao hệ số
công suất. Việc này có thể thực hiện bằng cách gửi tín hiệu báo ngắt đến bộ
điều khiển tụ bù (nếu bộ này nối với hệ thống điều khiển đóng cắt các nguồn
điện), hoặc mở thiết bị đóng cắt mạch cung cấp cho tụ bù.
Trong trường hợp vẫn cần sử dụng tụ bù, đừng sử dụng bộ điều khiển hệ số
công suất (do không chính xác).
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

Tái khởi động và gia tốc động cơ


Máy phát chỉ có thể cung cấp tối đa, trong thời gian quá độ, dòng điện trong
khoảng 3 đến 5 lần dòng định mức của máy.
Trong khi đó, dòng động cơ có thể lên tới 6 In trong khoảng 2 đến 20 s trong khi
khởi động. Nếu tổng công suất các động cơ là lớn, việc đồng thời khởi động tất
cả các tải này sẽ gây nên dòng khởi động cao và có thể gây tổn hại cho máy
phát. Sụt áp trên máy phát trong trường hợp này sẽ lớn, do điện kháng lúc này
là điện kháng quá độ và cận quá độ có giá trị cao (20% tới 30%), và có thể gây
ra:
■ Động cơ không thể khởi động,
■ Nhiệt độ tăng cao do thời gian khởi động bị kéo dài vì sụt áp lớn
■ Tác động cắt của các thiết bị bảo vệ nhiệt.
Ngoài ra, toàn bộ hoạt động của mạng điện và các thiết bị chấp hành khác có
thể bị ảnh hưởng bởi sụt áp.
Ví dụ (xem hình N7)
Máy phát cung cấp cho một loạt các động cơ.
Đặc tính máy phát: Pn = 130 kVA tại hệ số công suất 0,8,
In = 150 A
x'd = 20% , từ đây tính ra Isc = 750 A.

■ Công suất tổng của các động cơ: ∑P động cơ là 45 kW (45% công suất máy
phát)
which is not tolerable for motors (failure to start).
Tính toán sụt áp khi khởi động:
∑ P động cơ = 45 kW, Im = 81 A, do đó dòng khởi động là Id = 480 A trong
khoảng 2 tới 20 s.
Sụt áp tại thanh cái khi tất cả các động cơ khởi động cùng lúc:

∆U I d − In
= in %
U I sc − I n
ΔU = 55%

Giá trị này là không cho phép đối với động cơ (không thể khởi động)
■ Nếu Σ P động cơ là 20 kW (20% công suất máy phát)

G
PLC

N F

N F F F
Điều khiển từ xa 1

Điều khiển từ xa 2

Các động cơ Các tải trở

Hình N7 : Điều khiển tái khởi động các động cơ trong mạch cấp (ΣP > 1/3 Pn)

Tính toán sụt áp khi khởi động:


Σ P động cơ = 20 kW, Im = 35 A, do đó dòng khởi động là Id = 210 A trong khoản
If the
2 tới 20Pmax
s. of the largest motor >
Sụt áp tại thanh cái:

If the Pmax of the ∆largest


U Imotor
d − I n>
= in %
U I sc − I n
ΔU = 10%
Giá trị này là cao nhưng chấp nhận được (tùy thuộc vào loại tải).
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

Một số lưu ý khi tái khởi động động cơ


■ Nếu công suất Pmax của động cơ lớn nhất > 1 Pn, cần lắp đặt bộ khởi động
3
mềm cho động cơ này

■ Nếu ∑ P động cơ > 1 Pn , động cơ cần được điều khiển khởi động tuần tự
3
cách dùng PLC
1
■ Nếu ∑ P động cơ < Pn , không có vấn đề gì khi tái khởi động các động cơ
3

Tải phi tuyến - Ví dụ về UPS


Tải phi tuyến
Các loại tải phi tuyến thường gặp:

Lưới điện cao thế


Lộ vào

NC NO

Tuyến
cáp nguồn 2
Nối tắt
Tuyến
cáp nguồn 1

Nguồn điện
liên tục (UPS)

Tải không Các tuyến cho tải


nhạy cảm độ nhạy cảm cao

Hình N8 : Tổ hợp máy phát - UPS cho hệ thống điện chất lượng cao (Quality energy)

■ Mạch từ bão hoà
■ Đèn phóng điện, đèn huỳnh quang
■ Bộ biến đổi điện tử
■ Các thiết bị tin học: PC, máy tính, v.v...
Các tải này phát sinh sóng hài dòng: trong trường hợp cung cấp bởi máy phát,
các sóng hài này có thể gây ra mức độ méo dạng điện áp cao do các máy phát
này thường có công suất ngắn mạch thấp.

Nguồn điện liên tục (UPS) (Xem Hình N8)


Sự kết hợp giữa nguồn điện liên tục (UPS) và máy phát là giải pháp tốt nhất để
đảm bảo chất lượng nguồn cáp cho các tải nhạy với biến động của nguồn.
Tuy nhiên, bộ lưu điện cũng là một loại tải phi tuyến do có bộ chỉnh lưu ở ngõ vào.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát


Nhánh 2 hoặc tải 3 pha
400 V - Iu
60.5
91
121
151
182
243
304
360
456
608
760
912
1,215

Hình N9 : Dòng tính toán cho nhánh 1 cung cấp cho bộ chỉnh lưu và nhánh 2 cho nguồn dự phòng

Khi nguồn lưới mất điện, bộ lưu điện sẽ cung cấp cho tải trong khi chờ máy phát
khởi động và đóng vào mạch tải.

Công suất bộ lưu điện


Công suất đỉnh của bộ lưu điện cần phải đủ để cho phép:
■ Cung cấp đủ công suất định mức cho tải phía ngõ ra. Công suất này bao gồm tổng

Nguồn chính 1

Khởi động GS

t (s)

Khởi động
bộ nạp UPS

20 ms
5 đến 10 s

Hình N10 : Dòng khởi động tăng dần của bộ chỉnh lưu trong bộ lưu điện loại 2

các công suất biểu kiến Pa tiêu thụ bởi mỗi tải. Ngoài ra, để không làm gia tăng
công suất lắp đặt, khả năng chịu quá tải của bộ lưu điện cũng cần được xét đến (ví
dụ: 1,5 In trong khoảng 1 phút và 1,25 In trong khoảng 10 phút)
■ Công suất cần thiết để nạp cho ắc quy: Công suất này tỉ lệ với công suất định mức
của bộ lưu điện và tính bằng công thức:
Sr = 1,17 x Pn
whereN9
Hình Uhtrong
is thetrang
harmonic voltage
kế tiếp of order
giúp xác h.
định dòng tính toán để chọn thiết bị bảo vệ cho
nhánh cung cấp cho bộ chỉnh lưu (nhánh 1) và nhánh nguồn dự phòng (nhánh 2)

Phối hợp giữa máy phát và bộ nguồn liên tục


■ Khởi động lại bộ chỉnh lựu khi cung cấp bằng máy phát
Bộ chỉnh lưu của bộ nguồn liên tục có thể được trang bị mạch điều khiển có chức
năng tăng dần dòng nạp khi khởi động để tránh xảy ra dòng vào ban đầu của bộ
chỉnh lưu quá lớn khi chuyển nguồn cáp sang máy phát (xem Hình N10).
■ Sóng hài và méo dạng điện áp
rectifier
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế
Và Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

Hệ số méo hài điện áp tổng ԏ xác định bởi công thức:

ΣUh2
ԏ(%) =
U1
Trong đó: Uh là sóng hài điện áp bậc n.
GiiWUӏQj\SKөWKXӝFYjR
■ Sóng hài dòng điện phát sinh do bộ chỉnh lưu (tỉ lệ với công suất Sr của bộ
chỉnh lưu)

τ (%) (hệ số méo dạng điện áp)

18 Không có bộ lọc
17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5 Với bộ lọc
4 (được gắn sẵn)
3
2
1
0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 U'Rcc = X''d Sr
Sg

Hình N11 : Đồ thị tính toán hệ số méo dạng điện áp tổng (do sóng hài)

□ Điện kháng cận quá độ dọc trục X”d của máy phát
□ Công suất Sg của máy phát
Sr
Ta định nghĩa: U'Rcc(%)=X”d là điện áp ngắn mạch tương đối của máy phát,
Sg
quy đổi về phía ngõ vào bộ chỉnh lưu, nghĩa là: ԏ= f(U’Rcc).
Lưu ý 1: Vì lý do kinh tế, các máy phát thường được chọn với công suất vừa
phải, do đó điện kháng siêu quá độ của máy phát khá lớn, nên hệ số méo hài
thường là rất cao so với giá trị cho phép (7 tới 8%). Để khắc phục, sử dụng
thêm một bộ lọc công suất thích hợp là giải pháp hợp lý về cả kinh tế và kỹ
thuật. 
Lưu ý 2: Hiện tượng méo sóng hài không gây hại cho bộ chỉnh lưu nhưng có
thể ảnh hưởng xấu đến các tải khác được cung cấp song song với bộ chỉnh lưu.
Áp dụng
Một biểu đồ (xem H. N11) được sử dụng để tính quan hệ giữa độ méo dạng T
và U’Rcc. Biểu đồ này tính ra:
■ ԏ là hàm theo U’Rcc
■ Hoặc U'Rcc là hàm theo ԏ. Từ đó, công suất máy phát cần lắp đặt, Sg, có thể
được xác định.
Ví dụ: Tính công suất máy phát cần thiết
■ Trường hợp bộ nguồn liên tục 300 of kVA
630 được
kVA on
sửthe 300không
dụng kVA UPS
có bộwithout filter,
lọc, điện
kháng siêu quá độ là 15%
Công suất Sr của bộ chỉnh lưu là: Sr = 1,17 x 300 kVA = 351 kVA
Với điều kiện ԏ < 7%, từ biểu đồ tính ra U’’Rcc = 4%, công suất Sg là:
15 = 1,400 kVA
Sg = 351 x
4
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
1 Bảo Vệ Máy Phát Điện Hạ Thế Và
Mạng Cấp Điện Từ Máy Phát

■ Trường hợp sử dụng bộ nguồn liên tục 300 kVA với bộ lọc, điện kháng cận
quá độ là 15%
Với ԏ = 5%, từ biểu đồ tính ra U’Rcc = 12%, vậy công suất cần thiết Sg là:
15 ≈ 500 kVA
Sg = 351 x
12
Lưu ý: Với nguồn lưới sử dụng biến áp 630 kVA nối tới bộ nguồn liên tục công
suất 300 kVA UPS, trong trường hợp không có bộ lọc, hệ số méo dạng 5% vẫn có
thể đạt được. Kết quả trên cho thấy khi sử dụng máy phát, cần liên tục giám sát
sóng hài dòng trên tải. Nếu độ méo dạng hài điện áp là quá lớn, việc sử dụng bộ
lọc trên lưới là biện pháp hiệu quả nhất để giảm độ méo dạng đến mức cho phép
đối với các tải nhạy với sóng hài.

1.4 Máy phát làm việc song song


Việc hoạt động song song của các máy phát, không kể ứng dụng thuộc loại gì:
Nguồn an toàn, Nguồn thay thế hoặc Nguồn sản xuất, đòi hỏi phải quản lý chặt
chẽ hơn việc kết nối, nghĩa là phải thêm các tính năng giám sát vào hệ thống.

Sự làm việc song song


Vì các máy phát đưa ra công suất cung cấp cho cùng một tải, chúng cần được
đồng bộ chính xác với nhau (điện áp, tần số), và tải cần được cân bằng thích hợp.
Lộ vào cao thế
Chức năng này thực hiện bởi bộ điều chỉnh của từng máy phát (điều chỉnh nhiệt và
điều chỉnh kích từ). Các thông số (điện áp, tần số) được giám sát kỹ lưỡng trước
khi kết nối: nếu các thông số này phù hợp mới có thể tiến hành kết nối.

F F
G
Thanh cái cao thế Máy phát thứ 1 Máy phát thứ 2

Vùng được
bảo vệ

RS RS

PE
Vùng không
Hạ thế được bảo vệ
PE PEN PE PEN
Hình N13 : Hướng truyền năng lượng - Máy phát ở chế độ 3 pha
máy phát
N

Lộ vào cao thế PE


N10

Hình N12 : Sự cố cách điện bên trong máy phát

F F Sự cố cách điện (xem H. N12)


G
Thanh cái cao thế
Sự cố cách điện xảy ra bên trong vỏ kim loại của cụm máy phát có thể gây nguy
hiểm trầm trọng cho máy phát trong cụm nếu đây là ngăn mạch pha - trung tính.
Sự cố kiểu này cần được phát hiện và loại trừ nhanh chóng, nếu không, các máy
phát khác trong hệ thống sẽ phát công suất qua điểm sự cố và gây ra tác động bảo
vệ quá tải. làm gián đoạn cung cấp điện. Bảo vệ chạm đất (Ground Fault Protection
- GFP) trang bị trong máy phát được dùng để:
■ Nhanh chóng ngắt máy phát sự cố ra khỏi lưới nhằm duy trì cấp điện liên tục
■ Tác động lên bộ điều khiển của máy bị sự cố nhằm dừng máy và giảm thiểu
nguy cơ hư hỏng
Mạch bảo vệ chạm đất cho mỗi máy phát thực hiện theo nguyên lý cảm biến dòng
rò và cần phải lắp đặt càng gần càng tốt các thiết bị bảo vệ cho mỗi hệ thống TN-
Hạ thế
C/TN-S (1), và khung vỏ máy cần được nối đất bằng dây PE riêng. Bảo vệ kiểu này
Hình N14 : Hướng truyền năng lượng - máy phát ở chể độ tải gọi là “bảo vệ chạm đá đất giới hạn”.

(1) Hệ thống có dạng TN-C cho máy phát ở chế độ "máy


phát" và TN-S cho máy phát ở chế độ "tải"
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

2.1 Sự liên tục và chất lượng nguồn cung cấp


Nhiễu trên nguồn cung cấp có thể ảnh hưởng tới:
■ An toàn tính mạng con người
■ An toàn của tài sản
■ Hiệu năng kinh tế của công ty hoặc quá trình sản xuất.
Vì vậy, cần phải loại trừ nhiễu trên nguồn cấp điện.

Có nhiều giải pháp kỹ thuật với các mức độ hiệu quả khác nhau để giải quyết
vấn đề này. Nhưng giải pháp này có thể so sánh với nhau dựa trên hai tiêu chí
cơ bản:
■ Sự liên tục của nguồn cung cấp
■ Chất lượng nguồn cung cấp
Sự liên tục của nguồn cấp có thể xem là thời gian (tính trong năm) mà nguồn
được cung cấp đến đầu cực của tải. Sự liên tục của nguồn cấp chịu ảnh hưởng
chủ yếu bởi việc cắt điện do sự cố lưới điện.
Một số các giải pháp để khắc phục vấn đề này:
■ Phân chia cung cấp điện cho tải để chúng có thể sử dụng nhiều nguồn cấp
khác nhau thay vì chỉ sử dụng một nguồn cấp
■ Ngoài ra, phân loại mạch được cấp điện thành mạch ưu tiên và không ưu tiên,
trong đó mạch ưu tiên, nếu cần thiết, có thể lấy từ nguồn cáp khả dụng khác
■ Sa thải bớt phụ tải khi có yêu cầu, như vậy có thể tiết kiệm một lượng công
suất lắp đặt dùng làm nguồn dự phòng.
■ Lựa chọn hệ thống nối đất thích hợp với mục tiêu cấp điện liên tục, ví dụ: hệ
thống nối đất kiểu IT.
■ Thiết bị bảo vệ tác động có chọn lọc nhằm giới hạn hậu quả của sự cố chỉ trong
một khu vực nào đó của hệ thống cung cấp điện.
Cần lưu ý là cách duy nhất để đảm bảo tính liên tục của nguồn cấp trong trường
hợp có sự cố trên lưới điện là sử dụng, thêm vào các giải pháp đã đề cập ở trên,
một nguồn xoay chiều dự phòng, ít nhất là cho các tải ưu tiên (xem Hình N15).

2.5 kA G Nguồn dự phòng

11

Mạch không ưu tiên Mạch ưu tiên

Hình N15 : Hệ thống nguồn cấp điện

Nguồn dự phòng này sẽ cung cấp cho hệ thống khi lưới điện có sự cố, tuy nhiên
cần chú ý đến hai yếu tố sau:
■ Thời gian chuyển nguồn (thời gian cần thiết để chuyển mạch cung cấp từ nguồn
lưới sang nguồn dự phòng) phải chấp nhận được đối với tải
■ Thời gian làm việc mà trong khoảng đó nguồn dự phòng có thể cung cấp cho
tải.
Chất lượng của nguồn cấp được xác định bởi việc loại trừ nhiễu tại đầu cực tải.
Nguồn dự phòng là phương tiện đảm bảo tính liên tục của nguồn cấp tới đầu cực
tải, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này không có nghĩa là chất lượng
nguồn cấp cũng được đảm bảo.
Ngày nay, nhiều tải điện tử nhạy nhiễu đòi hỏi nguồn cấp điện phải thực sự sạch
nhiễu với yêu cầu về chất lượng điện cung cấp nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn
thông thường của lưới điện.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Đây là trường hợp của các ứng dụng như trung tâm máy tính, tổng đài điện thoại và
rất nhiều các quá trình công nghiệp như các hệ thống điều khiển hoặc giám sát.
Các ứng dụng này đòi hỏi đảm bảo nguồn cấp điện phải đồng thời tiên tục và chất
lượng.

Giải pháp dùng bộ lưu điện


Giải pháp cấp điện cho các ứng dụng nhạy với nhiễu nguồn là sử dụng một mạch
giao tiếp công suất giữa nguồn lưới và tải nhạy nhiễu, cung cấp điện áp có tính
chất:
■ Không bị ảnh hưởng bởi tất cả các nhiễu trên nguồn lưới và đáp ứng yêu cầu
nghiêm ngặt về chất lượng nguồn của tải.
■ Liên tục ngay cả khi nguồn lưới mất điện, trong một giới hạn cho phép.
Các bộ lưu điện (Uninterruptible Power Supplies - UPS) đáp ứng các yêu cầu về
tính liên tục và chất lượng nguồn qua việc:
■ Cung cấp cho tải với điện áp thoả các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, bằng
cách sử dụng bộ nghịch lưu (inverter)
■ Cung cấp nguồn dự phòng độc lập, bằng cách sử dụng ắc quy
■ Thời gian chuyển mạch để thay thế nguồn lưới hầu như không có, nghĩa là nguồn
cung cấp cho tải không hề bị gián đoạn, bằng cách sử dụng các khóa bán dẫn công
suất.
Những đặc tính này khiến bộ lưu điện trở thành nguồn cung cấp lý tưởng cho các
tải nhạy với nhiễu nguồn, vì chúng bảo đảm chất lượng và tính liên tục của nguồn
cáp. bất chấp trạng thái của lưới điện.
Một bộ lưu điện bao gồm các thành phần chính sau:
■ Bộ chỉnh lưu/nạp điện dùng để tạo ra nguồn DC nạp điện cho ắc quy và cung
cấp cho bộ nghịch lưu
■ Bộ nghịch lưu dùng để cung cấp nguồn điện chất lượng cao, nghĩa là:
■ Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ nguồn lưới, đặc biệt là các sự cố mất điện
thoáng qua
■ Có độ ổn định tương hợp với các yêu cầu về chất lượng nguồn của tải nhạy nhiễu
(ví dụ với bộ Galaxy, độ ổn định biên độ điện áp là ± 0.5% và tần số là ± 1%, so với
độ ổn định ± 10% về điện áp và ± 5% về tần số của nguồn lưới, tương ứng với việc
cải thiện chất lượng 20 lần về điện áp và 5 lần về tần số)
■ Bộ ắc quy, cung cấp đủ thời gian chạy nguồn dự phòng cần thiết (8 phút đến 1
giờ hoặc hơn nữa) nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản theo yêu cầu
■ Bộ khóa chuyển mạch bằng bán dẫn, để chuyển nguồn cung cấp cho tải từ nguồn
lưới sang nguồn dự phòng hoặc ngược lại mà không có bất cứ sự gián đoạn nào.

2.2 Các loại bộ UPS bán dẫn

Sự phân loại các bộ lưu điện bán dẫn dựa trên tiêu chuẩn IEC 62040.
Theo tiêu chuẩn này, có ba cấu hình làm việc:
■ Dự phòng thụ động (còn gọi là ngoại tuyến)
■ Tương tác với lưới
■ Biến đổi kép (còn gọi là trực tuyến)
Những cấu hình làm việc như trên liên quan đến việc vận hành chuyển đổi giữa
N12 bộ lưu điện và nguồn cấp (kể cả mạng phân phối phía trên bộ UPS).

Tiêu chuẩn IEC 62040 định nghĩa các thuật ngữ sau:
■ Nguồn sơ cấp: nguồn điện khả dụng liên tục thường được cung cấp bởi công ty
điện lực, nhưng đôi khi cũng có thể là nguồn máy phát của người sử dụng.
■ Nguồn dự phòng: nguồn để thay thế cho nguồn sơ cấp trong trường hợp nguồn
sơ cấp gặp sự cố.
■ Nguồn nhánh rẽ: nguồn cung cấp qua nhánh nối vòng
Trong thực tế, bộ UPS được trang bị 2 ngõ vào AC, được gọi là ngõ vào AC
thường trực và ngõ vào AC nhánh rẽ trong tài liệu này.
■ Ngõ vào AC thường trực, ký hiệu trên hình là nguồn vào 1, được cung cấp từ
nguồn sơ cấp, nghĩa là được nối bằng cáp tới lộ cấp điện từ nguồn lưới hay hệ
thống phân phối điện tư nhân.
■ Ngõ vào AC nhánh rẽ, ký hiệu trên hình là nguồn vào 2, thường được cấp điện từ
nguồn dự phòng, nghĩa là được nối bằng cáp tới một lộ cấp điện từ nguồn dự trữ
khác (ví dụ từ nguồn máy phát hay nguồn UPS khác, v.v...)
Khi không có nguồn dự phòng, ngõ vào AC nhánh rẽ được cung cấp từ nguồn sơ
cấp (đường cáp thứ hai song song với đường cáp nối tới ngữ vào AC thường trực).
Ngõ vào AC nhánh rẽ được dùng để cung cấp cho nhánh rẽ của bộ UPS, nếu
nhánh này hiện hữu. Khi đó, nhánh rẽ được cung cấp từ nguồn sơ cấp hoặc nguồn
dự phòng (nếu có nguồn dự phòng).

Bộ nguồn liên tục hoạt động theo cấu hình dự phòng thụ động
Nguyên lý hoạt động
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Bộ nghịch lưu được nối song song với ngõ vào AC và ở trong trạng thái dự phòng
(xem H. N16).
■ Chế độ bình thường
Tải được nối với nguồn lưới qua một bộ lọc để hạn chế nhiễu và ồn định điện áp
ở mức độ nào đó (theo tiêu chuẩn “các thiết bị phụ trợ... nhằm điều hoà công
suất”). Bộ nghịch lưu làm việc trong chế độ dự phòng thụ động.
■ Chế độ cấp điện dự phòng từ ắc quy
Khi nguồn vào AC thay đổi ngoài mức cho phép của bộ UPS hoặc khi mất nguồn
lưới, bộ nghịch lưu và ắc quy được đóng vào nhằm đảm bảo liên tục cấp điện
cho tải với thời gian chuyển nguồn rất ngắn (<10 ms).
Bộ UPS tiếp tục làm việc với công suất cung cấp láy từ bộ ắc quy cho đến cuối
thời gian lưu điện của ắc quy, hoặc nguồn lưới trở lại bình thường sẽ kích hoạt
việc chuyển nguồn cáp cho tải trở lại ngõ vào AC (chế độ bình thường).
Sử dụng
Cấu hình này thực tế là sự thoả hiệp giữa giá thành và việc bảo vệ tải tránh các
nhiễu nguồn đến một mức độ chấp nhận được nào đó. Biện pháp này chỉ sử
dụng trong trường hợp công suất thấp (< 2 kVA).
Hệ thống này không có công tắc bán dẫn để đóng cắt nguồn, do đó cần một
khoảng thời gian nhất định để có thể chuyển nguồn cáp cho tải từ nguồn lưới
Ngõ vào sang bộ nghịch lưu. Thời gian chuyển này có thể chấp nhận được với một số
xoay chiều ứng dụng cá nhân, nhưng không thích hợp đòi với yêu cầu đáp ứng trong ứng
dụng là hệ thống phức tạp và nhạy nhiễu (trung tâm máy tính lớn, tổng đài điện
thoại, v.v...).
Thêm vào đó, tần số không được ổn định và hệ thống không có nhánh nối vòng.
Bộ nạp Lưu ý: Trong chế độ bình thường, công suất cung cấp cho tải không đi qua bộ
nghịch lưu, điều này giải thích tại sao chế độ hoạt động này đôi khi còn gọi là
chế độ “ngoại tuyến”. Thuật ngữ này đôi khi dẫn tới hiểu lầm, vỉ có thể được hiểu
là “không cung cấp từ nguồn lưới”, trong khi tải thực tế được nối với nguồn lưới
trong chế độ hoạt động bình thường. Đó là lý do tại sao tiêu chuẩn IEC 62040 đề
Ắc quy nghị sử dụng thuật ngữ “dự phòng thụ động”.
Bộ nghịch lưu
Bộ UPS làm việc với cấu hình tương tác với lưới
Nguyên lý hoạt động
Trong cấu hình này bộ nghịch lưu nối song song với ngõ vào AC và ở chế độ dự
phòng, nhưng cũng đồng thời nạp điện cho bộ ắc quy. Như vậy, bộ nghịch lưu
Lọc/
điều phối tương tác với nguồn lưới (chuyển đổi AC/DC) (xem H. N17).
■ Chế độ bình thường
Tải được cung cấp với nguồn được ổn định bằng cách đấu song song ngõ vào
AC với bộ nghịch lưu. Bộ nghịch lưu hoạt động để ổn định điện áp cung cấp cho
tải và/hoặc nạp điện cho ắc quy. Tần số ngõ ra bộ nghịch lưu phụ thuộc tần số
của ngõ vào AC
Chế độ bình thường ■ Chế độ cấp điện dự phòng từ ắc quy
Chế độ cấp nguồn từ Acquy Tải
Khi điện áp ngõ vào AC ở ngoài giới hạn cho phép của bộ lưu điện hoặc nguồn
vào AC mất, bộ nghịch lưu và ắc quy dự phòng sẽ đóng vào để đảm bảo cấp
Hình N16 : Bộ UPS với cấu hình dự phòng thụ động
nguồn liên tục cho tải. Việc chuyển nguồn không xảy ra gián đoạn nguồn cấp
nhờ việc sử dụng contact bán dẫn cắt nguồn lưới ra khỏi tải để ngăn không cho
Ngõ vào Ngõ vào công suất cung cấp từ bộ lưu điện không chảy ngược về phía nguồn lưới.
xoay chiều xoay chiều Bộ UPS tiếp tục hoạt động cho đến khi hết thời gian lưu điện của ắc quy hoặc khi
N13
bình thường nối vòng nguồn lưới trở lại bình thường, sẽ kích hoạt việc chuyển tải trở lại cung cấp từ
nguồn lưới (chế độ bình thường).
Nếu chỉ có 1 ngõ vào
■ Chế độ nối vòng
Bộ UPS hoạt động trong cấu hình này có thể trang bị thêm nhánh nối vòng. Nếu
Công tắc một trong các chức năng của bộ UPS có sự cố, tải sẽ được chuyển sang cung
bán dẫn cấp bằng ngõ vào AC nhánh nối vòng (ngõ này cung cấp từ nguồn lưới hoặc
Nối vòng nguồn dự phòng, tùy cấu hình lắp đặt).
Sử dụng
Bộ nghịch lưu Cấu hình này không hoàn toàn thích hợp để ổn định nguồn cấp cho các cho các
tải nhạy nhiễu có công suất trung bình và lớn vì việc ổn định tần số là không thể
Ắc quy thực hiện được. Vì vậy nó thường chỉ được dùng cho các tải có công suất nhỏ.

Bộ UPS với cấu hình biến đổi kép


Nguyên lý hoạt động
Bộ nghịch lưu giữa ngõ vào AC và tải.
■ Chế độ bình thường
Trong chế độ bình thường, dòng cung cấp cho tải đi qua bộ chính lưu và bộ nghịch
Chế độ bình thường lưu của bộ UPS, thực hiện biến đổi kép (AC-DC-AC), và tên gọi cấu hình cũng xuất
Chế độ nguồn dự phòng phát từ đây.
Tải ■ Chế độ cấp điện dự phòng từ ắc quy
Khi điện áp ngõ vào AC biến đổi ngoài phạm vì cho phép của bộ UPS, hoặc nguồn
Hình N17 : Bộ UPS với cấu hình tương tác với lưới lưới có sự cố, bộ nghịch lưu sử dụng công suất cung cấp từ nguồn ắc quy để đảm
bảo cấp
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

điện liên tục cho tải. Bộ lưu điện tiếp tục làm việc cho đến khi hết thời gian lưu
điện của ắc quy, hoặc khi nguồn lưới trở lại bình thường, kích hoạt việc chuyển
công suất cung cấp cho tải lúc này sang phía nguồn lưới (chế độ bình thường).
■ Chế độ rẽ nhánh
Bộ UPS hoạt động trong cấu hình này thường có trang bị công tắc bán dẫn nối
vòng (xem Hình N18)
Tải có thể được chuyển sang cung cấp bằng nguồn nhánh rẽ (cung cấp từ nguồn
lưới hoặc nguồn dự phòng, tùy theo cách lắp đặt) trong những trường hợp sau đây

□ Bộ UPS hư hỏng
□ Dòng tải tăng vọt (dòng khởi động thiết bị hoặc dòng sự cố)
□ Tải đạt công suất đỉnh
Tuy nhiên, sự hiện diện của nhánh rẽ có nghĩa là tần số ngõ vào và ngõ ra của
nhánh rẽ là như nhau, và nếu mức điện áp ngõ vào và ngõ ra nhánh rẽ khác nhau,
cần lắp thêm biến áp trên nhánh rẽ.
Với một số loại tải, tần số của bộ lưu điện phải đồng bộ với tần số nguồn ở ngõ
vào nhánh rẽ để đảm bảo việc cấp điện liên tục cho tải. Hơn nữa, khi bộ lưu điện
hoạt động trong chế độ rẽ nhánh, nhiễu phía nguồn AC ngõ vào có thể ảnh hưởng
trực tiếp lên tải vì bộ nghịch lưu lúc này không hoạt động.

Ngõ vào Ngõ vào


xoay chiều xoay chiều
bình thường nối vòng

Nếu chỉ 1 ngõ


xoay chiều

Ắc quy

Bộ nghịch lưu Công tắc Nối vòng


bán dẫn bằng tay
(nối vòng) khi bảo trì

Tải
Chế độ bình thường
Chế độ cấp nguồn từ ắc quy
Chế độ ngõ vào
N14 Hình N18 : Bộ lưu điện với cấu hình biến đổi kép (on-line)

Lưu ý: Một nhánh rẽ khác, thường gọi là nhánh rẽ để bảo trì, sử dụng khi bảo
dưỡng hệ thống. Nhánh này thường được đóng cắt bằng tay.
Sử dụng
Trong cấu hình này, thời gian cần thiết để chuyển mạch tải sang phía bộ nghịch
lưu là không đáng kể do cấu hình sử dụng các khoá bán dẫn.
Ngoài ra, điện áp và tần số ngõ ra không phụ thuộc vào điều kiện của điện áp ngõ
vào, nghĩa là bộ UPS khi thiết kế cho mục đích này có thể hoạt động với tần số của
bộ biến đổi.
Trong thực tế, đây là cấu hình chính được sử dụng cho công suất trung bình và
cao (từ 10kVA trở lên). Phần còn lại của chương này sẽ chỉ khảo sát cấu hình vừa
đề cập.
Lưu ý: cấu hình bộ lưu điện kiểu này thường được gọi là cấu hình “trực tuyến”, có
nghĩa là tải liên tục được cung cấp từ bộ nghịch lưu, bất kể điều kiện của nguồn
AC ngõ vào. Thuật ngữ này có thể gây ra hiểu lầm là tải được “cung
cấp trực tiếp từ lướỉ” trong khi thực chất tải được cung cấp công suất từ hệ thống
chỉnh lưu / nghịch lưu của bộ UPS. Đó là lý do tiêu chuẩn IEC 62040 đề nghị thuật
ngữ “biến đổi kép”
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

2.3 Ắc quy

Lựa chọn loại ắc quy


Một bộ ắc quy bao gồm sự liên kết của nhiều ngăn nhỏ, thuộc loại thông hơi
hoặc loại tái hợp.
Có hai họ ắc quy chính:
■ Ắc quy Nickel-cadmium
■ Ắc quy chì - acid
■ Ngăn ắc quy loại thông hơi (ắc quy chì-antimon): Có lỗ để
□ Thoát ra ngoài không khí xung quanh lượng oxygen và hydrogen tạo ra trong
các phản ứng hoá học trong ngăn ắc quy
□ Bổ sung nước cất hoặc nước khử khoáng vào dung dịch điện phân trong ắc quy
■ Ngăn ắc quy loại tái hợp (ắc quy chì, ắc quy chì tinh khiết, ắc quy chì-thiếc):
Các khí sinh ra trong quá trình điện hoá sẽ tái hợp với mức độ ít nhất là 95% và
vì vậy, ắc quy loại này không cần chăm thêm nước trong suốt thời gian làm việc
Ắc quy loại tái hợp cũng thường được gọi là “ắc quy loại kín”.
Các loại ắc quy chính thường sử dụng với bộ lưu điện là:
■ Ắc quy chì-acid loại kín, chiếm khoảng 95% lắp đặt do dễ bảo trì và không cần
chỗ đặc biệt để lắp đặt.
■ Ắc quy chì-acid loại thông hơi
■ Ắc quy nickel-cadmium loại thông hơi
Cả ba loại ắc quy kể trên đều có thể sử dụng, tùy theo các chỉ tiêu về kinh tế,
yêu cầu lắp đặt và tuổi thọ sử dụng.
Dung lượng và thời gian lưu điện có thể thay đổi để thích hợp với nhu cầu của
người sử dụng.
Các loại ắc quy do các nhà chế tạo ắc quy hàng đầu thực hiện cho các ứng
dụng bộ lưu điện cũng rất thích hợp để sử dụng.

Lựa chọn thời gian lưu điện


Sự lựa chọn này phụ thuộc vào:
■ Khoảng thời gian trung bình xảy ra sự cố mất nguồn
■ Khoảng thời gian cần thiết để đưa nguồn dự phòng vào lưới (hệ thống động cơ
nổ-máy phát, V.V..)
■ Loại ứng dụng
Thời gian lưu điện thường được đề nghị là.
■ Theo tiêu chuẩn 10, 15 hoặc 30 phút
■ Theo yêu cầu của người sử dụng
Các quy tắc sau thường được áp dụng:
■ Cho ứng dụng máy tính
Thời gian lưu điện cần đủ để thực hiện lưu giữ các tập tin và tắt hệ thống máy
tính theo đúng quy trình. Một cách tổng quát, bộ phận quản lý máy tính sẽ xác N15
định thời gian lưu điện cần thiết tùy thuộc vào các yêu cầu đặc biệt của họ.
■ Cho các quá trình công nghiệp
Việc tính toán thời gian lưu điện cần thiết cần tính vào cả chi phí kinh tế do việc
dừng quá trình sản xuất và thời gian cần thiết để khỏi động lại quá trình.

Bảng tính chọn


Hình N19 tổng kết một số đặc tính chính của các loại ắc quy
Ắc quy loại kín dường như ngày càng được thị trường ưa chuộng vì các lý do sau:
■ Không cần bảo dưỡng
■ Dễ lắp đặt
■ Có thể lắp đặt tại bất kỳ chỗ nào (phòng máy tính, phòng kỹ thuật chẳng hạn, là
những nơi không dành riêng đề lắp ắc quy)
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ắc quy loại thông hơi thích hợp hơn, đặc biệt
là cho các ứng dụng yêu cầu:
■ Tuổi thọ cao
■ Thời gian lưu điện dài
■ Công suất cao
Ắc quy loại thông hơi đòi hỏi phải lắp trong phòng đặc biệt, với quy trình chính
xác và yêu cầu bảo trì thích đáng.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Giá
riêng

t/bình thấp

Nickel-Cadmium 5 hoặc 10 năm Cao

Phương pháp lắp đặt


Phụ thuộc vào dải công suất của bộ UPS, dung lượng và thời gian lưu điện, bộ
ắc quy có các cấu hình:
■ Loại kín và lắp trong cùng vỏ với bộ UPS
■ Loại kín và lắp trong một đến ba tủ riêng
■ Loại thông hơi hoặc loại kín và lắp trên giá đỡ. Trong trường hợp này phương
pháp lắp đặt có thể là:
□ Lắp trên kệ (xem H. N20)
Phương pháp lắp đặt này có thể dùng cho ắc quy loại kín hoặc loại thông hơi
và không cần bảo trì, nghĩa là loại ắc quy không cần châm dung dịch điện hoá
vào ắc quy.
□ Lắp trên bệ dạng bậc thang (xem H. N21)
Hình N20 : Lắp trên kệ Phương pháp lắp đặt này thích hợp cho mọi loại ắc quy, và đặc biệt là cho loại
ắc quy thông hơi, vì dễ kiểm tra và châm dung dịch.
□ Lắp trong tủ (xem H. N22)
Phương pháp lắp đặt này thích hợp với ắc quy loại kín, vi dễ lắp đặt và có độ an
toàn tối đa.

2.4 Hệ thống nối đất với các lắp đặt có sử dụng UPS

Việc áp dụng các hệ thống bảo vệ, theo quy định của các tiêu chuẩn, trong việc lắp
đặt UPS đòi hỏi một số lưu ý do các lý do sau:
Hình N21 : Lắp trên bệ dạng bậc thang ■ Bộ UPS đóng hai vai trò:
□ Là tải của hệ thống điện phía trên
□ Là nguồn cung cấp cho hệ thống phía dưới
■ Khi không có ắc quy lắp trong tủ điện, sự hư hỏng cách điện trong hệ thống điện
DC có thể dẫn đến việc xuất hiện dòng rò một chiều.
Dòng rò này có thể gây nhiễu lên hoạt động của các thiết bị bảo vệ, nhất là các
RCD sử dụng để bảo vệ chạm điện cho người.

Bảo vệ chống chạm điện trực tiếp (xem Hình N23)


Tất cả các cách lắp đặt thoả các tiêu chuẩn quy định đều sử dụng được vì các
thiết bị UPS được lắp trong tủ điện đạt độ kín cấp IP20. Điều này cũng đúng với ắc
N16 quy trong trường hợp ắc quy được lắp trong tủ điện.
Khi ắc quy không lắp trong tủ điện, nghĩa là được đặt ở một chỗ nào đó các biện
pháp bảo vệ đề cập trong phần cuối của chương này cần được áp dụng.
Lưu ý: Hệ thống TN (với các kiểu áp dụng là TN-C hoặc TN-S) là hệ thống
Hình N22 : Lắp trong tủ
thường được đề nghị sử dụng với hệ thống cấp nguồn cho máy tính.

Kiểu nối đất Hệ thống IT Hệ thống TT Hệ thống TN


■ Ngắt mạch ngay từ sự cố thứ nhất

■Liên kết và nối đất các phần dẫn diện



và bắt buộc nối với dây trung tính
■Sự cố cách điện thứ nhất sẽ gây ra tác
động cắt diện qua việc phát hiện quá
dòng (bằng cầu dao tự dộng hoặc cẩu chì)


■ Giải pháp rẻ tiền trong lắp đặt
■Khó thiết kế
(cần tính tổng trở các mạch)
■ Tuy nhiên, mỗi sự cố cách điện sẽ ■
Cần người vận hành có khả năng
■ Dòng sự cố lớn
gây tác động ngắt mạch tương ứng

Hình N23 : So sánh các đặc tính của các hệ thống nối đất an toàn
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Những điểm quan trọng cần kiểm tra với bộ nguồn UPS
Hình N24 chỉ ra các điểm cần nối với nhau cũng như các thiết bị cần thiết
phải được lắp đặt (biến áp. RCD, v.v…) để đảm bảo việc lắp đặt tương
thích với các tiêu chuẩn an toàn.

T0
Trung tính T0

IMD 1

CB0

Nối đất 1
CB1 CB2

T1
T2
Trung tính T1

Trung tính T2

Trung tính
mạch nối vòng Q1 Q4S Q3BP

Phần vỏ
mạng điện N
của UPS

Q5N

Ngõ ra UPS
IMD 2
N17

Trung tính
mạch tầng dưới

Nối đất 2 CB3

Nối đất 3

Phần vỏ
mang điện
của tải

Hình N24 : Những điểm quan trọng cần nối đất với nhau trong hệ thống nối đất
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

2.5 Lựa chọn các sơ đồ bảo vệ


Các CB đóng vai trò quan trọng trong việc lắp đặt, tuy nhiên tầm quan trọng của
chúng thuờng chỉ thể hiện khi có sự cố, mà điều này (sự cố) lại ít khi xảy ra. Hiệu
quả của việc lựa chọn tốt nhất cỡ công suất của bộ UPS và cấu hình hệ thống có
thể bị giảm đi đáng kể chỉ bởi việc chọn sai một cầu dao tự động trong hệ thống

Lựa chọn cầu dao tự động


Hình N25 cho thấy cách chọn cầu dao tự động

Ir Ir Chọn khả năng cắt của CB1 và CB2


Tầng- Tầng trên cho dòng ngắn mạch trong trường GE
dưới hợp cấp điện từ nguồn có công suất
100 lớn nhất (thông thường là máy biến
Đường cong áp)
CB2

Đường cong
CB3

10 Tuy nhiên CB1 và CB2


phải tác động khi ngắn
Im mạch trong trường hợp cấp
tầng- điện từ nguồn có công suất
dưới Im nhỏ nhất (thông thường là
tầng trên máy phát)
Thời gian tác động (giây)

1
Ngắn mạch
máy phát
CB2 phải bảo vệ công tắc bán dẫn
của UPS nếu như ngắn mạch xảy
ra ở phía dưới công tắc
CB1 CB2
0.1 Giới hạn chịu nhiệt của
công tắc bán dẫn

Khả năng chịu quá tải của công


tắc bán dẫn từ 10 đến 12 In trong
20ms, với In là dòng đi qua UPS
0.01 khi đầy tải định mức
CB2

CB3

0.001

0.1 1 10 100
Đóng điện Đóng điện tất cả tải I/In của CB
máy biến áp tầng phía dưới UPS tầng trên

N18
Dòng Im của CB2 phải được tính toán khi đóng điện đồng
thời tất cả các tải của tầng phía dưới UPS

Cơ cấu tác động CB3 phải được chỉnh định không tác động quá dòng khi tải được dòng điện CB3

Nếu như công suất qua mạch nối vòng không dùng để chịu được các quá tải, dòng
UPS phải tác động cắt CB3 với giá trị định mức cao nhất

Ir
tầng-
phía dưới

Uc
Đối với các ngắn mạch ở xa, chỉnh định tác động của CB3 không được gây ra điện áp
tiếp xúc nguy hiểm. Nếu cần thiết, hãy đặt một thiết bị chống dòng rò RCD

Hình N25 : Các CB được kiểm tra cho nhiều tình huống xảy ra
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Dòng định mức


Dòng định mức của cầu dao tự động được chọn cần lớn hơn so với dòng định
mức của cấp điện cần bảo vệ ở mạch phía dưới cầu dao.

Khả năng cắt ngắn mạch


Khả năng cắt ngắn mạch của cầu dao tự động cần lớn hơn dòng ngắn mạch có
thể xảy ra tại vị trí lắp đặt.
Ngưỡng dòng Ir và Im
Bảng dưới đây chỉ ra cách xác định ngưỡng dòng lr (dòng quá tải; bảo vệ nhiệt
hoặc tác động với thời gian dài) và Im (dòng ngắn mạch; bảo vệ từ hoặc tác
động tức thời) để đảm bảo bảo vệ có chọn lọc, phụ thuộc vào bộ tác động (trip
unit) lắp ở mạch phía trên hoặc phía dưới.
Nhận xét (xem H. N26)
■ Việc đặt thời gian cắt chọn lọc cho bộ tác động phải được thực hiện bởi người
có đủ trình độ vì thời gian trễ trước khi cắt sẻ gây nên ứng suất nhiệt (I2t) cho
mạch phía dưới (cấp điện, linh kiện bán dẫn, v.v...). cần thận trọng nếu tác động
cắt của CB2 được làm trễ bằng cách sử dụng ngưỡng cắt trễ Im
■ Sự chọn lọc cắt theo năng lượng không phụ thuộc vào bộ tác động mà chỉ phụ
thuộc

Tỷ số Tỷ số
lr phía nguồn/ lr phía nguồn/
lr phía tải lr phía tải

>1.6 >2 >1.5
>3 >2 >1.5

Hình N26 : Ngưỡng dòng Ir và Im phụ thuộc vào vị trí của bộ tác động

Trường hợp đặc biệt khi ngắn mạch máy phát


Hình N27 cho thấy đáp ứng của máy phát khi xảy ra ngắn mạch.

Irms

3 In
Máy phát với N19
quá kích từ

In
Máy phát với
kích từ nối tiếp
0.3 In
t

Giai đoạn siêu quá độ


Giai đoạn quá độ
từ 10 đến 20 ms
100 đến 300 ms

Hình N27 : Đáp ứng của máy phát khi xảy ra ngắn mạch
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Để tránh việc đáp ứng máy phát khác nhau tùy theo kiểu kích từ ảnh hưởng lên
việc cắt bảo vệ, ta đặt tác động cắt của cầu dao tương ứng với đỉnh đầu tiên của
dòng ngắn mạch (từ 3 đến 5 In tương ứng với X”d) bằng cách đặt giá trị dòng
cắt từ tức thời (không có trễ) Im thích hợp.

2.6 Lắp đặt, kết nối và chọn kích cỡ cấp điện


Bộ nguồn UPS tích hợp sẵn
Các bộ UPS công suất nhỏ, ví dụ loại sử dụng cho các hệ thống máy vi tính, là
thiết bị nhỏ gọn và tích hợp sẵn. Đấu dây bên trong bộ lưu điện được thực hiện
bởi nhà sản xuất và phù hợp với các linh kiện của bộ UPS.

Iu
SW
Khóa bán dẫn
Nguồn cấp 1
Iu

Chỉnh lưu / Ti
I1 mạch nạp Bộ nghịch lưu

Nguồn cấp 2
Ib

Dung lượng
Ắc quy C10

Hình N28 : Dòng điện cần tính đến khi lựa chọn cấp điện để kết nối

Bộ nguồn UPS không tích hợp sẵn


Với các loại bộ UPS khác, dây nối tới nguồn lưới, tới ắc quy và tới tải không có
sẵn. Việc lựa chọn cáp và kết nối tùy thuộc vào độ lớn của dòng điện như chỉ ra
trên hình N28.
Tính toán dòng I1, lu
■ Dòng vào lu từ nguồn lưới bằng với dòng tải
■ Dòng vào l1 của bộ nạp điện/chỉnh lưu phụ thuộc vào:
□ Dung lượng của bộ ắc quy (C10) và chế độ nạp (Ib)
□ Đặc tính của bộ nạp điện
□ Hiệu suất của bộ nghịch lưu
■ Dòng Ib là dòng trên dây nối của bộ ắc quy
Giá trị các dòng điện này cho bởi nhà sản xuất.

N20 Độ tăng nhiệt và sụt áp trên cáp


Tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào:
■ Độ tăng nhiệt cho phép
■ Sụt áp cho phép
Với một tải cho trước, ứng với mỗi thông số nói trên sẽ chọn được tiết diện cáp
cho phép nhỏ nhất. Giá trị lớn nhất của hai tiết diện này là giá trị được chọn.
Khi đi dây, cần lưu ý đến việc đảm bảo khoảng cách cần thiết giữa mạch điều
khiển và mạch động lực nhằm tránh nhiễu gây ra bởi dòng điện có tần số cao.

Độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt cho phép giới hạn bởi khả năng chịu đựng của cách điện của cáp
Sự tăng nhiệt của cáp phụ thuộc vào:
■ Loại vật liệu của lõi cáp (đồng hoặc nhôm)
■ Phương pháp lắp đặt (đi dây)
■ Số lượng các cáp đặt gần nhau
Cố các tiêu chuẩn quy định giá trị dòng cho phép lớn nhất với mỗi loại cáp.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Sụt áp
Sụt áp cho phép lớn nhất là:
■ 3% với mạch xoay chiều (50 hoặc 60 Hz)
■ 1 % với mạch một chiều
Bảng tính chọn
Hình N29 trình bày độ sụt áp tính bằng % cho trên cáp với độ dài 100m. Để
tính độ sụt áp trên cáp với chiều dài L, nhân giá trị cho trong bảng với
L/100.
■ Sph: Tiết diện dây dẫn (lỗi cáp)
■ ln: Dòng định mức của thiết bị bảo vệ trên mạch cáp

a - Mạch 3 pha (dây dẫn bằng đồng)


50-60 Hz - 380 V / 400 V / 4125 V three-phase, cos ϕ = 0.8, nguồn 3 pha cân bằng + N
Sph (mN2)
1 1 1 1 1 300
0.9
1.2
1.1
0.9
1.1
1.0
1.0
0.9
0.8
0.7
0.8
0.8
0.9
0.9
1.2
1.5
1.9
2.4
3.0
3.8
4.7
Với mạch 3 pha 230 V, nhân kết quả với e
Với mạch 1 pha 208/230 V, nhân kết quả với 2

b - Mạch DC (dây dẫn bằng đồng)

Sph (mN2)
1 1 1 300
0.4
0.5 1
0.7
0.8
1.0
1.3
1.6
2.1
2.7
3.4
4.2
5.3

Hình N29 : Sụt áp tính theo % với [a] mạch 3 pha và [b] mạch DC

Mạch ba pha
Nếu sụt áp lớn hơn 3% (50-60 Hz), chọn tăng tiết diện của dây dẫn.
Mạch DC
Nếu sụt áp lớn hơn 1%, chọn tăng tiết diện dây dẫn.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Trường hợp đặc biệt cho dây trung tính


Trong hệ thống 3 pha, dòng hài bậc 3 (và bội của chúng) trên dây trung tính là
tổng các hài này trên từng pha.
Vì lý do này, áp dụng quy tắc sau đây khi chọn dây trung tinh: tiết diện dây trung
tính = 1,5 X tiết diện dây pha.
Ví dụ
Xét dây cáp 3 pha 400V, dài 70m, lõi đồng với dòng định mức 600A.
Tiêu chuẩn IEC 60364 xác định, tùy thuộc vào cách lắp đặt cáp và tải, tiết diện tối
thiểu cần chọn cho cáp.
Giả thiết cáp được chọn có tiết diện tối thiểu là 95 mm2.
Trước tiên, cần kiểm tra sụt áp trên cáp không vượt quá 3%.
Theo bảng tính cho mạch cáp 3 pha ở trên cáp, với dòng 600A chạy qua cáp đồng
tiết diện 300 mm2, sụt áp là 3% trên 100 m chiều dài cáp, nghĩa là với cáp dài 70
mét, độ sụt áp là:

70
3x = 2,1%
100
Như vậy sụt áp nhỏ hơn 3%
Tính toán tương tự cũng áp dụng cho mạch cáp tải dòng DC 1000 A.
Với chiều dài 100 mét cáp 240 mm2, độ sụt áp là 5,3%, nghĩa là với đoạn cáp
dài 10m, độ sụt áp sẽ là:

5.3 x 10 = 0.53 %
100
Như vậy sụt áp nhỏ hơn 3%

2.7 Bộ nguồn UPS và hệ thống


Bộ UPS có thể giao tiếp với mạng điện và máy tính trong hệ thống. Bộ UPS có thể
nhận một số dữ liệu và cung cấp thông tin về hoạt động của chúng nhằm mục đích:
■ Tối ưu hoá việc bảo vệ
Ví dụ, bộ UPS cung cấp cho hệ thống máy tính các thông tin quan trọng về trạng
thái hoạt động của nó (dòng tải qua bộ nghịch lưu, dòng tải qua công tắc bán dẫn
nhánh rẽ, dòng tải của bộ ắc quy, báo động ắc quy yếu)
■ Để điều khiển từ xa
Bộ UPS cung cấp các thông số đo và trạng thái hoạt động của nó, và cho phép
người vận hành có thể tiến hành những can thiệp đặc biệt
■ Để kiểm soát hệ thống được lắp đặt
Người vận hành có một hệ thống quản lý năng lượng cho phép nhận và lưu giữ
các thông tin từ các bộ UPS, để có thể báo động, nhận dạng sự cố và tiến hành
các biện pháp can thiệp.
Sự phát triển theo hướng tương thích giữa hệ thống máy tính và bộ UPS đưa đến
việc các chức năng mới được tích hợp trong bộ UPS

N22 2.8 Những thiết bị phụ trợ khác


Biến áp
Một biến áp 2 cuộn dây đặt ở phía trước của contactor bán dẫn trong mạch 2 cho
phép:
■ Thay đổi cấp điện áp khi điện áp lưới khác với điện áp của tải
■ Thay đổi kiểu hệ thống nối đất giữa hai mạng điện
Hơn nữa, một biến áp như vậy sẽ giúp:
■ Giảm dòng ngắn mạch phía thứ cấp, nghĩa là phía tải, so với dòng ngắn mạch
phía nguồn lưới
■ Ngăn dòng hài bậc ba và bội của bậc ba phía tải đi vào nguồn lưới, với điều
kiện phía sơ cấp biến áp đấu tam giác.
Bộ lọc sóng hài
Hệ thống UPS thường bao gồm bộ nạp điện cho ắc quy điều khiển bởi thyristor
hoặc transistor. Kết quả là dòng điện ngõ vào bộ UPS sẽ thường xuyên được
đóng cắt. làm phát sinh các thành phần sóng hài trong lưới cung cấp.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
2 Bộ Nguồn Cấp Điện Liên Tục
(UPS)

Các sóng hài này thường được lọc bằng bộ lọc tại ngõ vào của bộ chỉnh lưu, và
trong hầu hết các trường hợp, bộ lọc này giúp giảm các sóng hài đến mức độ có
thể chấp nhận được trong thực tế.
Tuy nhiên, trong một số các trường hợp, đặc biệt là khi công suất lắp đặt rất lớn,
một bộ lọc nữa có thể được sử dụng nếu cần thiết.
Ví dụ, trong trường hợp:
■ Công suất định mức của bộ UPS đủ lớn so với công suất của biến áp trung áp/
hạ áp cung cấp cho bộ UPS.
■ Tải được cung cấp phía thanh cái hạ áp đặc biệt nhạy với sóng hài
■ Máy phát diesel (hoặc turbine khi, v.v...) cung cấp nguồn dự phòng
Trong những trường hợp như vậy, cần tư vấn từ phía nhà chế tạo UPS
Các thiết bị giao tiếp
Giao tiếp với các thiết bị kết nối với máy tính có thể đòi hỏi những tiện ích thích
hợp có trang bị trong hệ thống UPS. Những tiện ích như vậy có thể tích hợp
sẵn trong thiết kế nguyên thủy (xem Hình N30a ), hoặc thêm vào hệ thống hiện
hữu theo yêu cầu. (xem hình Hình. N30b).

Hình N30a : Bộ UPS tích hợp sẵn (với DIN module) Hình N30b : Bộ UPS đặt chất lượng nguồn cấp cho hệ thống máy tính

N23
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
3 Bảo Vệ Biến Áp Hạ Áp

Các biến áp này (cuộn sơ cấp và thứ cáp đều là hạ áp - ND) thường có công suất
trong khoảng vài trăm VA đến vài trăm kVA và thường được dùng cho mục đích:
■ Thay đổi mức điện áp hạ áp nhằm để:
□ Cung cấp nguồn cho mạch điều khiển và chỉ thị
□ Cung cấp nguồn cho mạch chiếu sáng (tạo ra điện áp 230 V khi nguồn cáp là
400 V 3-pha 3-dây)
■ Thay đổi kiểu nối đất đối với một số loại tải có dòng nối đất mang tính dung
kháng và có giá trị khá cao (các thiết bị máy tính) hoặc có dòng rò (lò điện trở,
các thiết bị gia nhiệt công nghiệp, thiết bị nấu ăn công suất lớn, v.v...)
Các biến áp hạ áp nói chung thường cố kèm theo thiết bị bảo vệ, và nên yêu cầu
nhà sản xuất tư vấn thông tin chi tiết về điều này. Bảo vệ quá dòng, trong mọi
trường hợp, phải được cung cấp bên phía sơ cấp. Việc sử dụng các biến áp này
đòi hỏi phải biết rõ ràng về các chức năng của chúng, cùng với một số điểm khác
sẽ được mô tả chi tiết dưới đây.
Lưu ý: Trong một số trường hợp đặc biệt của biến áp cách ly hạ áp có điện áp ra
cực thấp, một màn chắn bằng kim loại cần đặt giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp của
biến áp, tùy từng trường hợp cụ thể, như khuyến cáo của tiêu chuẩn Châu Âu EN
60742.

3.1 Dòng từ hoá ban đầu của biến áp


Tại thời điểm đóng điện cho biến áp, dòng quá độ ban đầu của biến áp có giá trị
cao (dòng này gồm cả thành phần DC đáng kể) sẽ xuất hiện, và điều này cần kể
đến khi thiết kế sơ đồ bảo vệ cho biến áp (xem H. N31).

Giá trị của các đỉnh dòng quá độ phụ thuộc vào:

I dòng đỉnh đầu tiên


10 đến 25 In
5s

In
20 t
ms
I
Ir Im Ii
Trị hiệu dụng Hình N31 : Dòng từ hóa ban đầu của biến áp
Của dòng đỉnh đầu tiên
Dòng (đỉnh) từ hóa ban đầu phụ thuộc vào:
Hình N32 : Đặc tính tác động của Compact NS loại STR
N24 (điện từ) ■ Giá trị của điện áp tại thời điểm đóng điện
■ Biên độ và cực tính của từ dư trong lõi biến áp
■ Đặc tính của tải nối tới biến áp
Đỉnh đầu tiên của dòng quá độ có thể đạt tới giá trị cỡ 10 đến 15 lần dòng đầy tải
t
(hiệu dụng), tuy nhiên với biến áp cỡ nhỏ (< 50 kVA) dòng này có thể đạt tới 20
đến 25 lần dòng đầy tải. Dòng quá độ này suy giảm nhanh, với thời hằng Ɵ
khoảng vài ms cho tới vài chục ms.

3.2 Bảo vệ cho mạch cáp điện cho biến áp hạ áp


Thiết bị bảo vệ cho mạch cấp điện đến biến áp hạ áp không được tác động cắt với
dòng dòng từ hoá ban đầu của biến áp như đề cập ở trên. Vì vậy, cần sử dụng:
■ Cầu dao tự động có đặc tính cắt chọn lọc (nghĩa là trễ một khoảng thời gian
ngắn) như loại Compact NS STR (xem H. N32) hoặc
I
■ Cầu dao tự động có dòng cắt từ rất cao như loại Compact NS hoặc Multi 9 với
In 10In 14In đặc tính bảo vệ loại D (xem H. N33)
Trị hiệu dụng Ví dụ
Một mạch 3 pha 400 V cung cấp cho một biến áp hạ áp 125 kVA 400/230 V (In =
của dòng đỉnh đầu tiên
180 A) có dòng từ hoá ban đầu có thể lên tới 12 In, nghĩa là khoảng 12 X 180 =
2.160 A. Dòng đỉnh này tương ứng với giá trị hiệu dụng là 1.530 A.
Hình N33 : Đặc tính tác động của Multi 9, đặc tính bảo vệ loại D
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
3 Bảo Vệ Biến Áp Hạ Áp

Cầu dao tự động Compact NS 250N với dòng lr đặt tại giá trị 200 A và Im đặt
tại giá trị 8 x Ir là phù hợp để bảo vệ biến áp trên.

Trường hợp đặc biệt: bảo vệ quá tải được lắp tại phía thứ cấp của biến áp
(xem hình N34)
Ưu điểm của bảo vệ quá tải lắp phía thứ cấp của biến áp là có thể chỉnh định
NS250N ngưỡng dòng bảo vệ cao cho thiết bị bảo vệ ngắn mạch phía sơ cấp của biến
Trip unit áp, hoặc dùng biện pháp khác là sử dụng cầu dao tự động loại MA (chỉ tác
STR 22E động với dòng cắt từ). Tuy nhiên, ngưỡng bảo vệ dòng ngắn mạch phía sơ
cấp cần chỉnh định sao cho đủ nhạy để đảm bảo cầu dao tự động sẽ cắt khi
xảy ra ngắn mạch ở phía thứ cấp của biến áp.
3 x 70 mm2
Lưu ý: Để bảo vệ phía sơ cấp của biến áp, đôi khi cầu chì được sử dụng như
400/230 V cầu chì loại aM. Giải pháp này có hai nhược điểm:
125 kVA
■ Cầu chì cần chọn vượt cỡ khá nhiều (ít nhất gấp 4 lần dòng định mức của
biến áp)
■ Để có chức năng cách ly mạch phía sơ cáp của biến áp, phải sử dụng thêm
Hình N34 : Ví dụ về mạch với biến áp hạ áp
cầu dao cắt tải (load break switch) hoặc contactor cùng với cầu chì.

3.3 Đặc tính điển hình của biến áp hạ áp 50 Hz

3-phase kVA
C/suất kVA 5 800
2160

13400

Điện áp ngắn 5.5

1-phase
C/Suất KVA 160
635
4335
5

3.4 Bảo vệ biến áp hạ áp, sử dụng cầu dao tự động


Merlin Gerin
Cầu dao tự động Multi 9
Cầu dao tự động Compact NS100...NS250 với bộ tác động TM-D
Cầu dao tự động Compact NS100...NS1600 và Masterpact với bộ tác động STR N25
hoặc Micrologic

Dòng
(A)

0.5
1
2
3
6
10
16
20
25
32
40
50
63
80
100
125
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
3 Bảo Vệ Biến Áp Hạ Áp

Bộ tác động

TN16D
TM05D
TN40D
TN63D
TN80D
TN100D
TN125D
TN160D
TN200D

Công suất định mức máy biến áp (kVA) CB Bộ tác động Hiệu chỉnh
230/240 V 1-ph 230/240 V 3-ph 400/4125 V 3-ph Ir max
400/4125 V 1-ph
4…7 6…13 11…22 NS100N/H/L STR 22SE 40 0.8
9…19 16…30 27…56 NS100N/H/L STR 22SE 100 0.8
15…30 5…50 44…90 NS160N/H/L STR 22SE 160 0.8
23…46 40…80 70…139 NS250N/H/L STR 22SE 250 0.8
37…65 64…112 111…195 NS400N/H/ STR 23SE / 53UE 400 0.7
37…55 64…95 111…166 NS400L STR 23SE / 53UE 400 0.6
58…83 100…144 175…250 NS630N/H/L STR 23SE / 53UE 630 0.6
58…150 100…250 175…436 NS800N/H - NT08H1 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
74…184 107…319 222…554 NS800N/H - NT08H1- NW08N1/H1 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
90…230 159…398 277…693 NS1000N/H - NT10H1- NW10N1/H1 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
115…288 200…498 346…866 NS1250N/H - NT12H1 - NW12N1/H1 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
147…368 256…640 443…1,108 NS1600N/H - NT16H1 - NW16N1/H1 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
184…460 320…800 554…1,385 NW20N1/H1 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
230…575 400…1,000 690…1,730 NW25H2/H3 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1
294…736 510…1,280 886…2,217 NW32H2/H3 Micrologic 5.0/6.0/7.0 1

N26
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Là một một nguồn sáng tiện nghi và hiệu quả, hệ thống chiếu sáng chiếm 15%
lượng điện tiêu thụ trong công nghiệp và 40% trong các toà nhà. Chất lượng chiếu
sáng (ánh sáng ổn định và liên tục) phụ thuộc vào chất lượng điện năng tiêu thụ.
Vì thế sự cung cấp điện cho mạng chiếu sáng có tầm quan trọng đáng kể.
Sự phân tích các công nghệ đèn khác nhau được trình bày ở đây để giúp cho việc
thiết kế và lựa chọn dễ dàng các thiết bị bảo vệ thích hợp. Các tính năng đặc biệt
của mạch chiếu sáng và tác động của nó lên sự điều khiển và thiết bị bảo vệ cũng
được bàn luận. Ngoài ra những khuyến cáo liên quan đến các khó khăn trong
mạch chiếu sáng cũng được đề cập đến.

4.1 Các công nghệ đèn khác nhau


Sự bức xạ ánh sáng nhân tạo có thể được tạo ra từ năng lượng điện theo hai
nguyên tắc: nóng sáng và điện quang.
Nóng sáng là hiện tượng sinh ra ánh sáng khi có nhiệt độ cao. Ví dụ phổ biến
nhất là điện cực được nung nóng khi có dòng điện chạy qua thì phát sáng. Năng
lượng cung cấp được chuyển thành nhiệt do hiệu ứng Joule và biến thành ánh
sáng.
Sự phát sáng là hiện tượng bức xạ các tia nhìn thấy hoặc gần nhìn thấy của một
vật liệu. Khí (hoặc hơi) khi chịu sự phóng điện thì bức xạ ánh sáng (Hiện tượng
điện quang) trong chất khí).
Vì chất khí không dẫn điện khi ở áp suất và nhiệt độ bình thường, sự phóng điện
xảy ra bởi các hạt dẫn điện khi có sự ion hoá chất khí. Tính chất, áp suất và nhiệt
độ chất khí xác định phổ ánh sáng.
Sự phát quang là sự phát sáng của vật liệu sinh ra bức xạ nhìn thấy hoặc gần
nhìn thấy (tử ngoại, hồng ngoại).
Khi một chất hấp thụ bức xạ cực tím và sinh ra bức xạ nhìn thấy trong thời gian
ngắn sau khi kích thích, được gọi là huỳnh quang.
Bóng đèn nung sáng
Bóng đèn nung sáng (hay còn gọi là bóng đèn sợi đốt) có lịch sử lâu đời và được
sử dụng rộng rãi.
Chúng dựa trên nguyên tắc điện cực nóng sáng trong chân không hoặc môi
trường trung tính ngăn ngừa cháy.
Phân loại:
■ Đèn nung sáng thông thường
Bóng đèn chứa dây tóc volfram được đặt trong môi trường khí trơ (nitơ và argon
hay krypton).
■ Đèn Halogen
Bóng đèn halogen cũng có một dây tóc volfram, nhưng được đặt trong môi trường
hợp chất khí halogen và khí trơ (krypton hoặc xenon). Hợp chất khí halogen dùng
để tái tạo dây tóc, làm tăng tuổi thọ đèn và tránh làm cháy bóng bóng đèn. Nó
cũng làm cho dây tóc có nhiệt độ cao hơn và vì thế đèn sáng hơn trong bóng đèn
có kích thước nhỏ hơn.
Nhược điểm chính của các bóng đèn nung sáng là tổn hao nhiệt quá lớn, dẫn
đến hiệu suất phát sáng thấp.
Bóng đèn huỳnh quang (Fluorescent lamps) N27
Nhóm này bao gồm đèn ống huỳnh quang và đèn huỳnh quang compact. Bản
a-
chất của chúng được biết đến như đèn thuỷ ngân áp suất thấp.
Trong ống đèn huỳnh quang, sự phóng điện gây ra sự va chạm các electron với
các ion hơi thuỷ ngân, kết quả là sinh ra bức xạ cực tím từ các nguyên tử thuỷ
ngân. Lớp bột huỳnh quang, tráng bên trong thành ống đèn, chuyển bức xạ này
sang ánh sáng nhìn thấy.
Đèn ống huỳnh quang có tổn hao nhiệt ít hơn và tuổi thọ đèn lớn hơn đèn nung
sáng, nhưng chúng cần một thiết bị mồi gọi là "starter" và một thiết bị hạn chế
dòng sau khi phóng điện. Thiết bị này được gọi là "ballast" thường đặt nối tiếp
với đèn.
Đèn huỳnh quang compact cũng dựa trên nguyên tắc giống như đèn ống huỳnh
b- quang. Starter và ballast làm việc như một mạch điện tử (tích hợp trong đèn), vì
thế có thể sử dụng các ống nhỏ xếp lại trên mình.
Đèn huỳnh quang compact (Hình N35) được phát triển để thay thế đèn nung
sáng. Chúng tiết kiệm năng lượng đáng kể (đèn huỳnh quang compact 15W phát
ra lượng ánh sáng tương đượng với đèn nung sáng 75W) và tuổi thọ lớn hơn.
Các bóng đèn cảm ứng "induction" hay còn gọi không có điện cực làm việc theo
nguyên tắc ion hoá khí trong đèn bởi trường điện từ tần số cao (đến 1 GHz).
Tuổi thọ của đèn có thể lên tới 100 000 giờ.

Các đèn phóng điện (nhìn Hình N36)


Hình N35 : Đèn huỳnh quang compact thông thường [a], Ánh sáng được sinh ra bởi sự phóng điện giữa hai điện cực trong một ống thạch
đèn cảm ứng anh có chứa khí. Tất cả các đèn này vì thế đòi hỏi ballast để hạn chế dòng trong
cột phóng điện. Một số công nghệ đã được phát triển cho các ứng dụng khác
nhau.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Đèn natri áp suất thấp có lượng ánh sáng phát ra nhiều nhất, tuy nhiên chỉ số màu
rất nghèo nàn, vì chúng chỉ có bức xạ màu vàng đơn sắc.
Đèn natri áp suất cao phát ra ánh sáng trắng vàng.
Trong đèn thuỷ ngân áp suất cao sự phóng điện xảy ra trong ống làm bằng thạch
anh hoặc gốm sứ ở áp suất cao. Những đèn này được gọi là "đèn phóng điện thuỷ
ngân huỳnh quang". Chúng phát ra ánh sáng trắng xanh.
Đèn halogen kim loại (metal halide) là đèn có công nghệ mới nhất. Đèn phát ra màu
sắc với vùng màu phổ rộng.Việc sử dụng ống phóng điện gốm sứ cho hiệu suất phát
sáng cao hơn và sự ổn định màu tốt hơn.

Diode phát quang (LED)

Nguyên tắc của LED là sự phát sáng bới một vật liệu bán dẫn khi có dòng điện đi
qua nó. LED được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhưng sự phát triển gần
đây của diode trắng hoặc xanh phát ra nhiều ánh sáng mở ra viễn cảnh mới, đặc biệt
là làm tín hiệu (đèn hiệu giao thông, đèn thoát hiểm hoặc chiếu sáng sự cố).
LED là thiết bị dòng thấp và áp thấp, do đó phù hợp với nguồn cung cấp dùng ắc qui.
Cần có một bộ chuyển đổi khi sử dụng với nguồn điện áp lưới.
Ưu điểm của LED là tiêu thụ năng lượng thấp. Kết quả là chúng làm việc ở nhiệt độ
rất thấp và có tuổi thọ lớn. Ngược lại một diode đơn giản có cường độ ánh sáng yếu
ớt. Vì thế hệ thống chiếu sáng công suất cao đòi hỏi một số lượng lớn LED mắc nối
tiếp và song song.

Hình N36 : Các đèn phóng điện

Đèn Ứng dụng Ưu điểm


Nung sáng - Chiếu sáng trong gia đình - Mắc trực tiếp không cần thiết bị - Hiệu suất phát sáng thấp và
thông thường - Chiếu sáng trang trí nội thất phụ tiêu thụ điện cao
- Giá cả hợp lý - Toả nhiều nhiệt
- Kích thước nhỏ gọn - Tuổi thọ thấp
- Bật sáng tức thời
- Chỉ số màu tốt
Halogen - Chiếu sáng điểm - Mắc trực tiếp - Hiệu suất phát sáng trung bình
- Chiếu sáng mạnh - Hiệu quả tức thì
- Chỉ số màu rất tốt
Huỳnh quang - Cửa hiệu, văn phòng, xưởng - Hiệu suất phát sáng cao - Đèn có cường độ ánh sáng thấp
ống - Ngoài trời - Chỉ số màu trung bình - Nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt
Huỳnh quang - Trong gia đình - Hiệu suất phát sáng cao - Đầu tư ban đầu cao hơn so với
compact - Văn phòng - Chỉ số màu tốt đèn nung sángs
- Thay thế đèn
nung sáng
Thuỷ ngân cao áp - Xưởng, hội trường, kho - Hiệu suất phát sáng cao - Thời gian mồi sáng và mồi sáng lại
- Nhà máy - Chỉ số màu chấp nhận khoảng vài phút
- Kích thước nhỏ gọn
- Tuổi thọ lớn
N28
Natri cao áp - Ngoài trời - Hiệu suất phát sáng rất tốt - Thời gian mồi sáng và mồi sáng lại
- Hội trường lớn khoảng vài phúts
Natri hạ áp - Ngoài trời - Nhìn tốt trong thời tiết sương mù - Thời gian mồi sáng lâu (5 phút.)
- Chiếu sáng sự cố - Kinh tế - Chỉ số màu rất thấp
Metal halide - Khu vực lớn - Hiệu suất phát sáng cao - Thời gian mồi sáng và mồi sáng lại
- Hội trường lớn - Chỉ số màu tốt khoảng vài phút
- Tuổi thọ lớn
LED - Tín hiệu (đèn hiệu giao - Không bị ánh hưởng bới số lần - Số lượng màu hạn chế
thông, tín hiệu thoát hiểm bật tắt - Mỗi LED đơn có độ sáng thấp
và chiếu sáng sự cố) - Tiêu thụ năng lượng thấp
- Nhiệt độ thấp

Đèn Công suất (watt) Hiệu suất phát sáng (lumen/watt) Tuổi thọ (giờ)
Nung sáng thông thường 3 – 1,000 10 – 15 1,000 – 2,000
Halogen 5 – 500 15 – 25 2,000 – 4,000
Huỳnh quang ống 4 – 56 50 – 100 7,500 – 24,000
Huỳnh quang compact 5 – 40 50 – 80 10,000 – 20,000
Thuỷ ngân cao áp 40 – 1,000 25 – 55 16,000 – 24,000
Natri cao áp 35 – 1,000 40 – 140 16,000 – 24,000
Natri hạ áp 35 – 180 100 – 185 14,000 – 18,000
Metal halide 30 – 2,000 50 – 115 6,000 – 20,000
LED 0.05 – 0.1 10 – 30 40,000 – 100,000

Hình N37 : Các thông số kỹ thuật và ứng dụng của các loại đèn
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

4.2 Các đặc tính điện của các bóng đèn I


Các đèn nung sáng với sự cung cấp nguồn trực tiếp
Do nhiệt độ rất cao của các dây tóc trong khi vận hành (đến 2500°C) điện trở
đèn rất khác nhau tuỳ thuộc đèn bật hay tắt. Khi điện trở nguội thấp, một dòng
đỉnh xuất hiện khi bật đèn có thể gấp 10 đến 15 lần dòng định mức trong một vài
mili giây hoặc thậm chí nhiều mili giây.
Hạn chế này ảnh hưởng lên cả hai loại đèn nung sáng thông thường và đèn
halogen: nó làm giảm số lượng đèn tối đa được cung cấp từ các thiết bị như điều
khiển từ xa (remote-control switches), ngắt điện mô đun (modular contactors) và
rơ le đối với thanh dẫn.

Đèn halogen điện áp cực thấp


■ Một số đèn halogen công suất thấp được cung cấp một điện áp rất thấp 12
hoặc 24V (Extra Low Voltage (ELV) thông qua biến thế hoặc bộ biến đổi điện tử.
Với bộ biến thế, hiện tượng từ hoá kết hợp với hiện tượng thay đổi điện trở dây
tóc khi bật đèn. Dòng khởi động có thể đạt tới 50 đến 75 lần dòng định mức trong
vài mili giây. Việc sử dụng công tắc điều chỉnh (dimmer switches) đặt phía nguồn
làm giảm đáng kể hạn chế này.
■ Bộ biến đổi điện tử, với cùng mức độ công suất như nhau, đắt hơn nhiều so với
biện pháp sử dụng bộ biến thế. Sự bất lợi về giá cả sẽ được bù vào sự lắp đặt dễ
dàng do tản nhiệt thấp, có nghĩa là chúng có thể đặt lên thiết bị dễ cháy. Hơn nữa
chúng thường được bảo vệ nhiệt.
Đèn halogen điện áp cực thấp mới hiện nay có sẵn bộ biến thế tích hợp trong nó.
Chúng có thể được cung cấp trực tiếp từ nguồn điện áp lưới và có thế thay thế
đèn bình thường mà không cần bất cứ sự điều chỉnh đặc biệt nào.

Điều chỉnh độ sáng của đèn nung sáng


Điều này có thể đạt được bằng cách thay đổi điện áp trên đèn.
Sự thay đổi điện áp có thể thực hiện bởi một thiết bị như công tắc mờ (dimmer
switch) triac bằng cách thay đổi góc đóng trong chu kỳ điện áp nguồn. Dạng sóng
điện áp đặt trên đèn được minh hoạ trên Hình N38a. Kỹ thuật này được gọi là
điều khiển "cut-on" thích hợp cho việc cung cấp điện cho mạch cảm kháng hay
điện trở. Một kỹ thuật khác thích hợp với việc cung cấp điện cho mạch điện dung
được phát triển với các linh kiện điện tử MOS hoặc IGBT. Công nghệ này thay
đổi điện áp bằng cách chặn dòng trước khi kết thúc nửa chu kỳ sau (nhìn Hình
N38b) và được gọi là điều khiển "cut-off". Sự chuyển mạch dần dần trên đèn
cũng có thể làm giảm, hoặc thậm chí loại bỏ dòng đỉnh khi bật đèn.
Do dòng đèn bị méo dạng bởi công tắc điện tử, các dòng hài sẽ được sinh ra. Hài
bậc 3 chiếm ưu thế và tỷ lệ phần trăm hài bậc 3 so với dòng hài cơ bản tối đa (ở
a] công suất tối đa) được biểu diễn trên Hình N39.
Lưu ý rằng trong thực tế, công tắc mờ có thể thay đổi công suất đèn trong
300
khoảng 15 đến 85% công suất lớn nhất của đèn
200
Theo Tiêu chuẩn IEC 61000-3-2 thiết lập giới hạn phát sinh sóng hài đối với hệ
100 thống điện hoặc điện tử với dòng nhỏ hơn hoặc bằng 16A, được áp dụng như
0 t (s)
sau:

-100 ■ Không giới hạn mức hài bội 3 đối với các công tắc mờ đứng riêng cho đèn N29
nung sáng có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 1 kW.
-200
-300 i3 (%)
0 0.01 0.02
50.0
b] 45.0

300 40.0

200 35.0

100 30.0
25.0
0 t (s)
20.0
-100
15.0
-200
10.0
-300
5.0
0 0.01 0.02
0 Công suất %
Hình N38 : Dạng áp cung cấp bởi công tắc mờ ở mức 50% 0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0
giá trị điện áp lớn nhất theo các công nghệ sau:
a] Điều khiển “cut-on” Hình N39 : Tỷ lệ phần trăm dòng hài bậc 3 theo công suất đèn nung sáng sử dụng công
b] Điều khiển “cut-off” tắc mờ điện tử
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

■ Hoặc đối với đèn nung sáng bên trong có chứa công tắc mờ hoặc công tắc mờ
nằm trong bóng, giá trị tối đa cho phép dòng hài bậc 3 bằng 2,3A .

Đèn huỳnh quang với ballast sắt từ


Đèn huỳnh quang ống và các đèn phóng điện đòi hỏi giới hạn dòng hồ quang và
điều này được thực hiện bới cuộn cảm (hoặc ballast sắt từ) nối tiếp với đèn (nhìn
Hình N40).
Cách mắc mạch này thường được sử dụng trong gia đình với số lượng bóng đèn
hạn chế. Không có điều kiện nào ràng buộc đối với các công tắc.
Công tắc mờ không thích hợp với ballast sắt từ : việc loại bỏ điện áp trong thời
gian ngắn cũng làm dập tắt sự phóng điện và đèn.bị tắt hoàn toàn.
Bộ khởi động (starter) có hai chức năng: nung nóng các điện cực và sinh ra quá
áp để mồi sáng đèn. Sự quá áp sinh ra khi contact mở (điều khiển bởi công tắc
nhiệt) cùng với việc ngắt dòng trong ballast điện từ.
Trong khi starter làm việc (khoảng 1 giây), dòng điện có giá trị gấp hai dòng
định mức.
Khi có dòng qua đèn và ballast mang tính chất cảm ứng, hệ số công suất rất thấp
(trung bình bằng 0,4 và 0,5). Khi lắp đặt với số lượng lớn bóng đèn, cần phải bù
để nâng cao hệ số công suất.
Đối với việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng lớn, việc bù tập trung các tụ điện là một
giải pháp có thể sử dụng, tuy nhiên thường thì người ta tiến hành bù tại mỗi đèn
với các cách bố trí khác nhau (nhìn Hình N41).
Với việc bù như vậy, hệ số công suất chung có thể lớn hơn 0,85. Trong trường
hợp phổ biến nhất của việc bù song song, tụ có giá trị trung bình 1 µF đối với
công suất tác dụng 10 W, đối với bất kỳ loại đèn nào. Tuy nhiên việc bù này
không thích hợp với công tắc mờ.

Một số ràng buộc ảnh hưởng đến bù


Cách bố trí bù song song tạo ra những hạn chế đối với việc phóng điện trong
đèn. Vì tụ phóng điện lúc ban đầu, nên khi đóng mạch gây ra sự quá dòng. Sự
quá áp cũng xuất hiện, do sự giao động trong mạch tạo bởi tụ và cảm kháng
của nguồn cung cấp.
Ví dụ sau được sử dụng để xác định biên độ dòng

a] Ballast b] C Ballast c] Ballast Đèn

C Ballast
Đèn
a C Đèn a Đèn
a

Bố trí bù Ứng dụng Ghi chú


N30 Không bù Gia đình Kết nối đơn
Song song [a] Văn phòng, phân Gây nguy hiểm do quá dòng đối với thiết
xưởng, cửa hiệu lớn bị điều khiển
Nối tiếp [b] Chọn tụ có điện áp làm việc cao
(450 to 480 V)
Kép [c] Tránh nhấp nháy

Hình N41 : Các cách bố trí bù khác nhau: a] song song; b] nối tiếp; c] loại bù kép còn gọi là
“duo” và các lĩnh vực sử dụng.

Giả sử có 50 bóng đèn huỳnh quang ống, công suất mỗi bóng là 36W.
■ Công suất tác dụng tổng : 1,800 W
■ Công suất biểu kiến: 2 kVA
■ Giá trị hiệu dụng của dòng tổng: 9 A
■ Giá trị dòng đỉnh: 13 A
Với:
Hình N40 : Ballast sắt từ ■ Tụ tổng : C = 175 µF
■ Điện cảm nguồn (tương ứng với dòng ngắn mạch 5 kA): L = 150 µH
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Assuming an assembly of 50 fluorescent tubes of 36 W each:


c Total active power: 1,800 W
c Apparent power: 2 kVA
c Total rms current: 9 A
c Peak current: 13 A
Dòng
With: đỉnh max khi đóng mạch bằng:
c A total capacity: C = 175 µF -6
C 230 2 175 x 10 = 350 A
cIcA=line
Vmax =
inductance 150 x 10-6 to a short-circuit current of 5 kA): L = 150 µH
(corresponding
L
The maximum peak current at switch-on equals:
Vì thế dòng đỉnh khi đóng mạch có thể lớn gấp 27 lần dòng đỉnh ở chế độ làm việc.
Dạng áp và dòng khi phóng điện được minh hoạ ở Hình N42 khi đóng mạch tại giá
trị đỉnh của điện áp nguồn.

Theđótheoretical
Do gây nguy peak
hiểm current
cho cácatmối
switch-on cancác
hàn trong therefore
thiết bị reach 27 times
đều khiển the(công
điện cơ peak tắc
current
điều khiểnduring normal
từ xa, operation.
contactor, CB) hoặc phá huỷ công tắc bán dẫn.
The shape of the voltage and current at ignition is given in Figure M42 for switch
Trong
closingthực tế những
at the nguyvoltage
line supply hiểm thường
peak. ít nghiêm trọng do có cảm kháng của cáp.
There
Sự đóngis therefore
đèn theo anhóm
risk ofgây
contact welding
ra một in electromechanical
khó khăn đặc biệt. Khi mộtcontrol
nhómdevices
đèn huỳnh
(remote-control
quang đã được đóngswitch, contactor,
mạch, các tụcircuit-breaker)
bù trong các bộorđèn
destruction
này thamofgia
solid
vàostate
dòng khởi
switches
động withđiểm
tại thời semi-conductors.
phóng điện của nhóm đèn thứ hai: chúng khuyếch đại dòng đỉnh
trong công tắc điều khiển tại thời điểm phóng điện của nhóm đèn thứ hai.

Trong bảng tại Hình N43 đưa ra các kết quả đo đạc giá trị đỉnh của dòng khởi động
ứng với các
(V)dòng ngắn mạch khác nhau ISC. Chúng ta thấy rằng dòng đỉnh có thể
tăng 2 hoặc 3 lần, tùy thuộc vào số đèn đã được sử dụng vào thời điểm kết nối với
600
nhóm đèn cuối cùng.
400
Tuy nhiên, đóng đèn lần lượt trình có thể giảm dòng đỉnh đi qua công tắc tổng.
Những 200
ballast sắt từ gần đây nhất có tổn hao thấp. Mạch từ được tối ưu hóa.)

0 t (s)

-200(V)
600
-400
400
-600
200 0 0.02 0.04 0.06
M31
0 t (s)
(A)
-200
300
-400
200
-600
100
0 0.02 0.04 0.06
0 t (s)
-100
(A)
-200
300
-300
200
0 0.02 0.04 0.06
N31
100
Fig. M42 : Power supply voltage at switch-on and inrush current
0 t (s)
-100
In reality, the constraints are usually less severe, due to the impedance of the cables.
-200
Ignition of fluorescent tubes in groups implies one specific constraint. When a group
of tubes
-300is already switched on, the compensation capacitors in these tubes which
are already0 energized participate
0.02 in the inrush current
0.04 at the moment of ignition of a
0.06
second group of tubes: they “amplify” the current peak in the control switch at the
moment of ignition of the second group.
Hình N42 : Điện áp nguồn tại thời điểm đóng mạch và dòng khởi động

nhưng nguyên tắc làm việc vẫn giữ nguyên. Những ballast thế hệ mới được sử
dụng rộng rãi, tuân theo của những quy phạm mới (Chỉ thị châu Âu, Chính sách
năng lượng- USA).

Trong điều kiện như trên, việc sử dụng ballast điện tử tăng lên, làm giảm việc ứng
dụng ballast sắt từ.

Schneider Electric - Electrical installation guide 2005

ChapM4.p65 31 19/12/05, 16:47


N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Đèn huỳnh quang với ballast điện tử


Ballast điện tử được sử dụng để thay thế ballast sắt từ để cung cấp điện cho đèn
ống huỳnh quang (kể cả đèn huỳnh quang compact) và đèn phóng điện. Chúng
cũng làm chức năng mồi sáng và không cần bất cứ tụ bù nào.

Số đèn ống Số đèn ống Dòng khởi động đỉnh(A)


đã được sử dụng được mắc Isc = 1,500 A Isc = 3,000 A Isc = 6,000 A
0 14 233 250
14 14 558 556
28 14 608 607
42 14 618 616 632

Hình N43 : Biên độ động đỉnh trong công tắc điều khiển vào thời điểm phóng điện của nhóm
đèn ống thứ hai

Nguyên tắc làm việc của ballast điện tử (nhìn Hình N44) bao gồm việc cung cấp hồ
quang cho đèn thông qua một thiết bị điện tử, tạo ra một điện áp AC hình chữ nhật
với tần số trong khoảng 20 đến 60 kHz.

Việc cung cấp hồ quang với điện áp tần số cao có thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng
nhấp nháy và hiệu ứng hoạt nghiệm. Các ballast điện tử hoàn toàn không gây tiếng
ồn.
Trong thời gian nung nóng của đèn phóng điện, ballast này cung cấp cho đèn một
điện áp tăng dần và một dòng điện hầu như không đổi. Trong điều kiện ổn định,
ballast điều chỉnh điện áp đặt trên đèn, không phụ thuộc vào bất cứ giao động nào
của điện áp nguồn.
Vì hồ quang được cung cấp trong điều kiện điện áp tối ưu, kết quả là tiết kiện năng
lượng từ 5 đến 10% và làm tăng tuổi thọ đèn. Hơn thế nữa, hiệu suất của ballast
điện tử có thể vượt quá 0,93, trong khi hiệu suất trung bình của ballast sắt từ chỉ có
0,85.
Hệ số công suất cao (> 0,9).
Ballast điện tử cũng có thế sử dụng để điều chỉnh ánh sáng. Nhờ thay đổi tần số
làm thay đổi độ lớn dòng trong cột phóng điện và vì thế thay đổi cườg độ ánh sáng.

Dòng khởi động


Hạn chế chính trong ballast là tạo dòng khởi động cao cho nguồn khi đóng mạch,
liên quan đến sự phóng điện ban đầu của tụ lọc (nhìn Hình N45).
Trong thực tế do trở kháng của các cuộn dây, dòng khởi động nhỏ hơn nhiều những
giá trị này, khoảng 5 đến 10 lần dòng In trong thời gian nhỏ hơn 5 ms. Không giống
như ballast sắt từ, những dòng khởi động này không đi kèm theo sự quá áp.

Dòng hài
N32 Đối với ballast kết hợp với đèn phóng điện công suất lớn, dòng nguồn có độ méo hài
tổng thấp (nói chung < 20% và đối với các thiết bị chính xác <10%). Ngược lại đối với
thiết bị kết hợp với đèn công suất thấp, đặc biệt là đèn huỳnh quang compact độ méo
dòng rất cao. (nhìn Hình N46). Độ méo hài tổng có thể cao đến 150%. Trong điều kiện
này giá trị hiệu dụng của dòng nguồn bằng 1,8 lần dòng đèn, tương ứng với hệ số
công suất bằng 0,55.
Để cân bằng tải giữa các pha khác nhau, các mạch chiếu sáng thường được phân bố
đều trên các pha. Khi đó độ lớn của hài bậc 3 và các hài bậc 3k có thể gây nên quá tải
trong dây trung tính.Trong trường hợp xấu nhất dòng trong dây trung tính có thể bằng
căn 3 lần dòng trong mỗi pha.

Công nghệ Dòng khởi động max


Bộ chỉnh lưu với PFC 30 đến 100 In
Bộ chỉnh lưu với cuộn cản 10 đến 30 In
Ballast sắt từ ≤ 13 In 5 đến 10 ms
Hình N44 : Ballast điện tử
Hình N45 : Giá trị tối đa của dòng khởi động tuỳ thuộc vào công nghệ ứng dụng
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt 4 Mạng Chiếu Sáng

Tiêu chuẩn IEC 61000-3-2 đưa ra các giới hạn sóng hài trong các hệ thống điện
và điện tử. Để đơn giản hoá, tại đây chỉ đưa ra những giới hạn các sóng hài bậc
3 và bậc 5 đối với các thiết bị chiếu sáng (nhìn Hình N47).

Dòng rò
Ballast điện tử thường có các tụ đặt giữa dây nguồn và đất. Những tụ loại trừ
nhiễu này cho phép dòng rò 0,5 đến 1 mA đi qua đối với mỗi ballast. Điều đó dẫn
đến giới hạn số lượng ballast được cung cấp bởi thiết bị bảo vệ chống dòng rò
(RCD).
Tại thời điểm đóng điện, những tụ này ban đầu có thể gây nên dòng đỉnh vài
amper trong 10 µs. Dòng đỉnh này có thể ảnh hưởng đến sự điều chỉnh không
mong muốn của thiết bị RCD cấp điện cho các đèn.

(A)

0.6

0.4

0.2

0 t (s)

-0.2

-0.4

-0.6
0 0.02

Hình N46 : Hình dạng dòng nguồn trong mạch đèn huỳnh quang compact

Bức xạ tần số cao


Ballast điện tử tạo nên tần số cao và phát ra bức xạ.
Những gờ cạnh rất dốc ở đầu dây ra của ballast tạo nên dòng xung đi qua tụ
phân tán xuống đất. Kết quả là dòng rò chạy trong dây nối đất và dây pha.

Bậc sóng hài Công suất tác dụng Công suất tác dụng đầu vào ≤ 25W
đầu vào > 25W (áp dụng 1 trong 2 điều kiện dưới đây)
% dòng hài cơ bản % dòng hài cơ bản Dòng hài đối với công
công suất tác dụng
3 30 86
5 10 61 1.9 mA/W
N33
Hình N47 : Dòng hài cho phép tối đa

Do dòng này có tần số cao, nên phát sinh ra bức xạ điện từ. Để hạn chế bức xạ
tần số cao, đèn phải đặt gần ballast để giảm chiều dài dây dẫn bức xạ.
Các dạng nguồn cung cấp khác nhau (nhìn Hình N48)

4.3 Những ràng buộc liên quan đến thiết bị chiếu


sáng và khuyến nghị

Dòng thực tế của bộ đèn


Nguy cơ
Đặc tính này phải được xác định đầu tiên khi lắp đặt, nếu không nó sẽ làm quá
tải các thiết bị bảo vệ có chỉnh định và có thể làm cho đèn tắt.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Hiển nhiên sự xác định này phải tính đến mức tiêu thụ của tất cả các thành phần,
đặc biệt đối với sự lắp đặt hệ thống chiếu sáng dùng đèn huỳnh quang, công suất
tiêu thụ trong ballast phải được cộng vào với công suất bóng đèn.

Đèn Dạng nguồn cung cấp


Nung sáng thông thường Nguồn cung cấp trực tiếp
Halogen
Halogen điện áp cực thấp Biến thế Bộ biến đổi điện tử
Huỳnh quang ống Ballast sắt từ và starterr Ballast điện tử
Dimmer điện tử+

Huỳnh quang compact Ballast điện tử trong đèn
Hơi thuỷ ngân Ballast sắt từ
Natri cao áp
Natri hạ áp
Metal halide

Hình N48 : Các dang nguồn cung cấp khác nhau

Giải pháp
Đối với hệ thống chiếu sáng dùng đèn nung sáng, cần nhớ rằng điện áp mạng có
thể lớn hơn 10% giá trị định mức và làm tăng dòng qua đèn.

Đối với hệ chiếu sáng dùng đèn huỳnh quang, ngoại trừ những điều đặc biệtkhác,
công suất ballast từ có thể cho bằng 25% công suất đèn. Đối với ballast điện tử,
công suất đó thấp hơn, cỡ bằng 5 đến 10% công suất đèn.

Ngưỡng của thiết bị bảo vệ quá dòng phải được coi như là hàm của của công
suất tổng và hệ số công suất và được tính cho mỗi mạch.

Quá dòng khi đóng mạch


Nguy cơ

Những thiết bị sử dụng để điều khiển và bảo vệ các mạch chiếu sáng là rơ le,
triac, công tắc điều khiển từ xa, công tắc đóng ngắt hoặc CB.

Những nguy hiểm chính áp đặt lên các thiết bị này là dòng đỉnh khi phóng điện. Độ
lớn dòng đỉnh phụ thuộc vào loại đèn sử dụng, nhưng cũng phụ thuộc vào các đặc
tính lắp đặt (công suất biến thế cung cấp, chiều dài dây dẫn, số lượng bóng đèn)
và thời điểm phóng điện trong chu kỳ điện áp nguồn. Một dòng đỉnh cao, dù
thoáng qua, cũng có thể gây ra những tiếp xúc trên thiết bị điều khiển cơ điện, hàn
chúng lại với nhau hoặc phá huỷ thiết bị bán dẫn.
N34
Có hai giải pháp như sau

Do có dòng khởi động nên đa số các rơ le thông thường không phù hợp với
nguồn cung cấp thiết bị chiếu sáng. Những khuyến nghị sau đây thường được đề
nghị:
■ Giới hạn số đèn được mắc vào một thiết bị, vì thế công suất tổng nhỏ hơn công
suất cho phép tối đa của thiết bị.
■ Cùng với nhà sản xuất kiểm tra xem những giới hạn làm việc của thiết bị. Điều
này đặc biệt quan trọng khi thay thế các đèn nung sáng bằng các đèn huỳnh
quang.
Ví dụ: Bảng trong Hình N49 chỉ ra số lượng bộ đèn huỳnh quang ống tối đa được
điều khiển bởi các thiết bị khác nhau có định mức 16 A. Lưu ý rằng số lượng điều
khiển các bóng nên nhỏ hơn số lượng tương ứng với công suất tối đa của các
thiết bị.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Tuy nhiên tồn tại một công nghệ giới hạn dòng đỉnh khi cấp điện cho mạch có
tính dung (ballast từ với bù song song và ballast điện tử). Nó đảm bảo sự kích
hoạt xảy ra vào thời điểm khi điện áp nguồn đi qua không. Chỉ có các công tắc
trạng thái rắn (solid state switch) với chất bán dẫn cho những khả năng đó
(nhìn Hình N50a). Công nghệ này đặc biệt hữu ích khi thiết kế các mạch chiếu
sáng mới.
Gần đây thiết bị công nghệ vi mạch lai (hybrid technology) được phát triển, kết
hợp một công tắc bán dẫn (kích hoạt khi điện áp đi qua không) và một contactor
điện cơ nối tắt công tắc rắn (giảm tổn hao trong các chất bán dẫn). (nhìn Hình
N50b).

Lựa chọn rơ le theo loại đèn


■ Hình 51 phía dưới chỉ ra số bộ đèn tối đa đối với một rơ le, tương ứng với
mỗi chủng loại, công suất và cấu hình mạch đèn. Công suất tổng cho phép
cũng được xác định.

Công suất đèn Số bộ đèn Số đèn tối đa


yêu cầu tương ứng có thể điều khiển bởi
(W) với công suất Contactors Công tắc Circuit-
16 A x 230 V GC16 A điều khiển breakers
CT16 A từ xa C60-16 A
TL16 A
18 204 15 50
36 102 15 25
58 63 10 16

Hình N49 : Số lượng các bóng điều khiển nên nhỏ hơn số lượng tương ứng với công suất tối
đa của thiết bị.

■ Những giá trị này thích hợp với mạch điện áp 230 V có 2 đường dây (1 pha:
pha/trung tính hoặc 2 pha: pha/pha). Đối với mạch điện áp 110 V, chia các giá trị
trong bảng cho 2.
■ Để nhận những giá trị tương ứng cho toàn bộ mạch 3 pha, nhân số bóng đèn
và công suất cho phép tổng:
□ Với 3 (1.73) đối với mạch không có trung tính ;
□ Với 3 đối với mạch có trung tính .
Lưu ý: Công suất định mức của đèn hay sử dụng được in đậm trong hình.

N35

a b c

Hình N50 : “Standard” CT+ contactor [a], CT+ contactor với sự điều chỉnh bằng tay, nút nhấn
lựa chọn chế độ làm việc và đèn báo chế độ hoạt động [b], và TL + công tắc điều khiển từ xa
[c] (nhãn hiệu Merlin Gerin)
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Lựa chọn rơ le theo loại đèn


Contactors kiểu mô đun và rơ le xung không ■ Hình 51 dưới đây cho thấy số phụ kiện chiếu sáng tối đa đối cho mỗi rơ le, theo
sử dụng công nghệ giống nhau. Định mức công suất, loại và cấu hình của một chiêc đèn được cho. Như vậy, tổng công
của chúng được xác định theo các tiêu suất cho phép có thể cũng được đề cập.
chuẩn khác nhau. ■ Những giá trị này được lấy cho mạch 230 V có 2 dây dẫn (một pha / trung tính
hoặc hai pha pha / pha). Đối với mạch điện áp 110 V, chia các giá trị trong bảng
Ví dụ đối với một định mức cho trước, rơ le
theo 2.
xung hữu hiệu hơn contactor kiểu mô đun để ■ Để nhận những giá trị tương đương cho toàn bộ mạch 3 pha 230 V, nhân số
điều khiển mạch chiếu sáng khi có dòng khởi đèn và tổng công suất cho phép:
động lớn hoặc khi có hệ số công suất thấp
(mạch cảm ứng không bù). □ 3 (1.73) đối với mạch không có trung tính ;
□ 3 cho mạch có trung tính .
Lưu ý: Công suất định mức của đèn hay sử dụng được in đậm.

Loại bóng đèn Công suất bóng Số đèn tối đa đối với mạch 1 pha
và tụ nâng cao hệ số công suất và công suất đèn tối đa đối với mỗi mạch
Rơ le xung TL Contactor CT
16 A 32 A 16 A 25 A 40 A 63 A
Đèn nung sáng thông thường
Đèn halogen điện áp cực thấp
Đèn hơi thuỷ ngân thay thế (không có ballast)
40 W 40 1500 W 106 4000 W 38 1550 W 57 2300 W 115 4600 W 172 6900 W
60 W 25 đến 66 đến 30 đến 45 đến 85 đến 125 đến
75 W 20 1600 W 53 4200 W 25 2000 W 38 2850 W 70 5250 W 100 7500 W
100 W 16 42 19 28 50 73
150 W 10 28 12 18 35 50
200 W 8 21 10 14 26 37
300 W 5 1500 W 13 4000 W 7 2100 W 10 3000 W 18 5500 W 25 7500 W
500 W 3 8 4 6 10 đến 15 đến
1000 W 1 4 2 3 6 6000 W 8 8000 W
1500 W 1 2 1 2 4 5
Đèn halogen 12 hoặc 24 V
Với biến thế sắt từ 20 W 70 1350 W 180 3600 W 15 300 W 23 450 W 42 850 W 63 1250 W
50 W 28 đến 74 đến 10 đến 15 đến 27 đến 42 đến
75 W 19 1450 W 50 3750 W 8 600 W 12 900 W 23 1950 W 35 2850 W
100 W 14 37 6 8 18 27
Với biến thế điện tử 20 W 60 1200 W 160 3200 W 62 1250 W 90 1850 W 182 3650 W 275 5500 W
50 W 25 đến 65 đến 25 đến 39 đến 76 đến 114 đến
75 W 18 1400 W 44 3350 W 20 1600 W 28 2250 W 53 4200 W 78 6000 W
100 W 14 33 16 22 42 60
Đèn huỳnh quang ống với starter và ballast sắt từ
1 bóng đèn 15 W 83 1250 W 213 3200 W 22 330 W 30 450 W 70 1050 W 100 1500 W
không có bù (1) 18 W 70 đến 186 đến 22 đến 30 đến 70 đến 100 đến
20 W 62 1300 W 160 3350 W 22 850 W 30 1200 W 70 2400 W 100 3850 W
36 W 35 93 20 28 60 90
40 W 31 81 20 28 60 90
58 W 21 55 13 17 35 56
65 W 20 50 13 17 35 56
80 W 16 41 10 15 30 48
N36 115 W 11 29 7 10 20 32
1 bóng đèn 15 W 5 µF 60 900 W 160 2400 W 15 200 W 20 300 W 40 600 W 60 900 W
với bù song song (2) 18 W 5 µF 50 133 15 đến 20 đến 40 đến 60 đến
20 W 5 µF 45 120 15 800 W 20 1200 W 40 2400 W 60 3500 W
36 W 5 µF 25 66 15 20 40 60
40 W 5 µF 22 60 15 20 40 60
58 W 7 µF 16 42 10 15 30 43
65 W 7 µF 13 37 10 15 30 43
80 W 7 µF 11 30 10 15 30 43
115 W 16 µF 7 20 5 7 14 20
2 hoặc 4 bóng đèn 2 x 18 W 56 2000 W 148 5300 W 30 1100 W 46 1650 W 80 2900 W 123 4450 W
với bù nối tiếp 4 x 18 W 28 74 16 đến 24 đến 44 đến 68 đến
2 x 36 W 28 74 16 1500 W 24 2400 W 44 3800 W 68 5900 W
2 x 58 W 17 45 10 16 27 42
2 x 65 W 15 40 10 16 27 42
2 x 80 W 12 33 9 13 22 34
2 x 115 W 8 23 6 10 16 25
Đèn huỳnh quang ống với ballast điện tử
1 hoặc 2 bóng 18 W 80 1450 W 212 3800 W 74 1300 W 111 2000 W 222 4000 W 333 6000 W
36 W 40 đến 106 đến 38 đến 58 đến 117 đến 176 đến
58 W 26 1550 W 69 4000 W 25 1400 W 37 2200 W 74 4400 W 111 6600 W
2 x 18 W 40 106 36 55 111 166
2 x 36 W 20 53 20 30 60 90
2 x 58 W 13 34 12 19 38 57
Đèn huỳnh quang compact

Hình N51 : Số đèn tối đa đối với mỗi một rơ le, tương ứng với mỗi chủng loại, công suất và cấu hình mạch đèn (xem tiếp trang kế)
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Loại bóng đèn Công suất bóng Số đèn tối đa đối với mạch 1 pha
và tụ nâng cao hệ số công suất và công suất đèn tối đa đối với mỗi mạch
Rơ le xung TL Contactor CT
16 A 32 A 16 A 25 A 40 A 63 A
Với ballast điện tử bên ngoài 5 W 240 1200 W 630 3150 W 210 1050 W 330 1650 W 670 3350 W not tested
7W 171 đến 457 đến 150 đến 222 đến 478 đến
9W 138 1450 W 366 3800 W 122 1300 W 194 2000 W 383 4000 W
11 W 118 318 104 163 327
18 W 77 202 66 105 216
26 W 55 146 50 76 153
Với ballast điện tử bên 5W 170 850 W 390 1950 W 160 800 W 230 1150 W 470 2350 W 710 3550 W
trong (thay thế đèn nung 7W 121 đến 285 đến 114 đến 164 đến 335 đến 514 đến
sáng) 9W 100 1050 W 233 2400 W 94 900 W 133 1300 W 266 2600 W 411 3950 W
11 W 86 200 78 109 222 340
18 W 55 127 48 69 138 213
26 W 40 92 34 50 100 151
Đèn thuỷ ngân cao áp với ballast sắt từ không có bộ mồi
Thay thế đèn thuỷ ngân cao áp với ballast sắt từ có bộ mồi bên trong (3)
Không bù (1) 50 W không thử nghiệm, 15 750 W 20 1000 W 34 1700 W 53 2650 W
80 W với tần số sử dụng 10 đến 15 đến 27 đến 40 đến
125 / 110 W (3) 8 1000 W 10 1600 W 20 2800 W 28 4200 W
250 / 220 W (3) 4 6 10 15
400 / 350 W (3) 2 4 6 10
700 W 1 2 4 6
Với bù song song(2) 50 W 7 µF 10 500 W 15 750 W 28 1400 W 43 2150 W
80 W 8 µF 9 đến 13 đến 25 đến 38 đến
125 / 110 W (3) 10 µF 9 1400 W 10 1600 W 20 3500 W 30 5000 W
250 / 220 W (3) 18 µF 4 6 11 17
400 / 350 W (3) 25 µF 3 4 8 12
700 W 40 µF 2 2 5 7
1000 W 60 µF 0 1 3 5
Đèn natri áp suất thấp với ballast sắt từ và bộ mồi bên ngoài
Không bù(1) 35 W không thử nghiệm, 5 270 W 9 320 W 14 500 W 24 850 W
55 W với tần số sử dụng 5 đến 9 đến 14 đến 24 đến
90 W 3 360 W 6 720 W 9 1100 W 19 1800 W
135 W 2 4 6 10
180 W 2 4 6 10
Bù song song (2) 35 W 20 µF 38 1350 W 102 3600 W 3 100 W 5 175 W 10 350 W 15 550 W
55 W 20 µF 24 63 3 đến 5 đến 10 đến 15 đến
90 W 26 µF 15 40 2 180 W 4 360 W 8 720 W 11 1100 W
135 W 40 µF 10 26 1 2 5 7
180 W 45 µF 7 18 1 2 4 6
Đèn natri áp suất cao
Đèn halogen kim loại
Với ballast sắt từ và bộ mồi 35 W không thử nghiệm, 16 600 W 24 850 W 42 1450 W 64 2250 W
bên ngoài, không bù(1) 70 W với tần số sử dụng 8 12 đến 20 đến 32 đến
150 W 4 7 1200 W 13 2000 W 18 3200 W
250 W 2 4 8 11
400 W 1 3 5 8
1000 W 0 1 2 3
Với ballast sắt từ và bộ mồi 35 W 6 µF 34 1200 W 88 3100 W 12 450 W 18 650 W 31 1100 W 50 1750 W
bên ngoài, bù song song (2) 70 W 12 µF 17 đến 45 đến 6 đến 9 đến 16 đến 25 đến
150 W 20 µF 8 1350 W 22 3400 W 4 1000 W 6 2000 W 10 4000 W 15 6000 W
250 W 32 µF 5 13 3 4 7 10
N37
400 W 45 µF 3 8 2 3 5 7
1000 W 60 µF 1 3 1 2 3 5
2000 W 85 µF 0 1 0 1 2 3
Với ballast điện tử 35 W 38 1350 W 87 3100 W 24 850 W 38 1350 W 68 2400 W 102 3600 W
70 W 29 đến 77 đến 18 đến 29 đến 51 đến 76 đến
150 W 14 2200 W 33 5000 W 9 1350 W 14 2200 W 26 4000 W 40 6000 W

(1) Mạch với ballast sắt từ không bù tiêu thụ công suất gấp đôi do dòng lớn ứng với công suất đèn cho trước. Điều này giải thích vì sao số lượng bộ đèn ít hơn
trong loại cấu hình này .
(2) Điện dung tổng của các tụ nâng cao hệ số công suất mắc song song trong mạch giới hạn số lượng bộ đèn có thể được điều khiển bởi một contactor. Tổng điện
dung phía sau contactor kiểu mô đun với định mức 16, 25, 40 hoặc 63 A không được vượt quá 75, 100, 200 hoặc 300 µF tương ứng. Từ các giới hạn này, xác
định số bộ đèn tối đa cho phép, nếu giá trị điện dung khác với các giá trị cho trong bảng.
(3) Đèn thuỷ ngân cao áp không có bộ mồi, công suất 125, 250 và 400 W, dần dần được thay thế bằng đèn natri cao áp với bộ mồi tích hợp với công suất tương
ứng 110, 220 và 350 W.

Hình N51 : Số bộ đèn tối đa đối với mỗi rơ le, tương ứng với chủng loại, công suất và cấu hình mạch đèn.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Bảo vệ mạch đèn: Số bộ đèn tối đa và định mức MCB đối với loại đèn, công
suất đèn và đường cong hiệu chỉnh MCB
Trong chế độ khởi động của đèn phóng điện (với ballast của mình) dòng khởi
động mỗi đèn có thể:
■ 25 x dòng khởi động mạch trong 3 ms đầu.
■ 7 x dòng khởi động mạch trong 2 s tiếp theo.
Đối với đèn huỳnh quang với ballast điều khiển tần số cao, định mức của thiết bị
bảo vệ phải tính đến sự tăng 25 x dòng khởi động trong 250 đến 350 µs.
Tuy nhiên dòng khởi động tổng trong mạch điện trở đi qua MCB thấp hơn dòng
khởi động tổng của tất cả các đèn nếu mắc trực tiếp vào MCB.

Bảng dưới (nhìn Hình N52 đến NXX) có kể đến:


■ Dây dẫn mạch có chiều dài 20 m từ tủ phân phối đến đèn đầu tiên và 7 m giữa
các đèn với nhau.
■ Định mức MCB (không hiệu chỉnh) để bảo vệ mạch đèn tương ứng với tiết diện
dây.
■ Đường cong bảo vệ (C = bảo vệ tức thời từ 5 đến 10 In, D = bảo vệ
tức thời từ 10 đến 14 In).

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn(W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C & D
14/18 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
14 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
14 x3 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10
14 x4 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10
18 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
18 x4 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10
21/24 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
21/24 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
28 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
28 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10
35/36/39 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
35/36 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10
38/39 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10
40/42 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
40/42 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10 16
49/50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
49/50 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16
54/55 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10
54/55 x2 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16
60 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10

N38
Hình N52 : Đèn huỳnh quang ống với ballast điện tử - Vac = 230 V

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn (W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C & D
6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
9 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
11 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
13 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
14 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
15 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
16 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
17 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
18 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
20 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
21 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
23 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
25 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10

Hình N53 : Đèn huỳnh quang compact - Vac = 230 V


N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn (W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C
50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10
80 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16
125 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16 20 20
250 6 10 10 16 16 16 16 16 16 20 20 25 25 25 32 32 32 32 40 40
400 6 16 20 25 25 32 32 32 32 32 32 40 40 40 50 50 50 50 63 63
1000 16 32 40 50 50 50 50 63 63 - - - - - - - - - - -
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh D
50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10
80 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16
125 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16 20 20
250 6 6 10 10 10 10 16 16 16 20 20 25 25 25 32 32 32 32 40 40
400 6 10 16 16 20 20 25 25 25 32 32 40 40 40 50 50 50 50 63 63
1000 10 20 25 32 40 40 50 63 63 - - - - - - - - - - -

Hình N54 : Đèn thuỷ ngân cao áp (với ballast sắt từ và có hiệu chỉnh hệ số công suất) - Vac = 230 V

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn (W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C
Ballast sắt từ
18 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
26 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
35/36 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
55 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10
91 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16
131 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16 20
135 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 20 20 20
180 6 6 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 20 20 20 20 25 25 25 25
Ballast điện tử
36 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
55 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
66 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10
91 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh D
Ballast sắt từ
18 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
26 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
35/36 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
55 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10
91 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 N39
131 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16 20
135 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 20 20 20
180 6 6 6 6 10 10 10 10 16 16 16 16 20 20 20 20 25 25 25 25
Ballast điện tử
36 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
55 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
66 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10
91 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16

Hình N55 : Đèn natri hạ áp (có hiệu chỉnh hệ số công suất ) - Vac = 230 V
4 Mạng Chiếu Sáng
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn (W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C
Ballast sắt từ
50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10
70 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16
100 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16
150 6 6 10 10 10 10 10 10 6 16 16 16 16 16 16 20 20 20 25 25
250 6 10 16 16 16 20 20 20 20 20 20 25 25 25 32 32 32 32 40 40
400 10 16 20 25 32 32 32 32 32 32 32 40 40 40 50 50 50 50 63 63
1000 16 32 40 50 50 50 50 63 63 - - - - - - - - - - -
Ballast điện tử
35 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10
100 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh D
Ballast sắt từ
50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10
70 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16
100 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16
150 6 6 6 6 6 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 20 20 20 25 25
250 6 6 10 10 16 16 16 16 16 20 20 25 25 25 32 32 32 32 40 40
400 6 10 16 16 20 20 25 25 25 32 32 40 40 40 50 50 50 50 63 63
1000 10 20 32 32 40 40 50 63 63 - - - - - - - - - - -
Ballast điện tử
35 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
50 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10

Hình N56 : Đèn natri cao áp (có hiệu chỉnh hệ số công suất) - Vac = 230 V

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn (W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C
Ballast sắt từ
35 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
70 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16
150 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 20 20 20 25 25
250 6 10 16 16 16 20 20 20 20 20 20 25 25 25 32 32 32 32 40 40
400 6 16 20 25 25 32 32 32 32 32 32 40 40 40 50 50 50 50 63 63
1000 16 32 40 50 50 50 50 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63 63
1800/2000 25 50 63 63 63 - - - - - - - - - - - - - - -
Ballast điện tử
35 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
70 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10
150 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16 20 20 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh D
Ballast sắt từ
35 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
N40 70 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 16 16 16
150 6 6 6 6 6 10 10 10 10 16 16 16 16 16 16 20 20 20 25 25
250 6 6 10 10 16 16 16 16 16 20 20 25 25 25 32 32 32 32 40 40
400 6 10 16 16 20 20 25 25 25 32 32 40 40 40 50 50 50 50 63 63
1000 16 20 32 32 40 50 50 63 63 - - - - - - - - - - -
1800 16 32 40 50 63 63 - - - - - - - - - - - - - -
2000 20 32 40 50 63 - - - - - - - - - - - - - - -
Ballast điện tử
35 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
70 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 10 10 10 10 10
150 6 6 6 6 6 6 6 10 10 10 16 16 16 16 16 16 16 20 20 20

Hình N57 : Đèn Metal halide (có hiệu chỉnh hệ số công suất) - Vac = 230 V

Công suất Số bóng đèn trong một mạch


đèn (W) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh C
1800 16 32 40 50 50 50 50 63 63 - - - - - - - - - - -
2000 16 32 40 50 50 50 50 63 63 - - - - - - - - - - -
Định mức MCB với đường cong hiệu chỉnh D
1800 16 20 32 32 32 32 50 63 63 - - - - - - - - - - -
2000 16 25 32 32 32 32 50 63 - - - - - - - - - - - -

Hình N58 : Đèn Metal halide (với ballast sắt từ và hiệu chỉnh hệ số công suất) - Vac = 400 V
4 Mạng Chiếu Sáng
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt

Quá tải trong dây trung tính


Nguy cơ
Ví dụ trong một hệ thống bao gồm một số đèn huỳnh quang ống với ballast điện
tử được mắc giữa các dây pha và trung tính, tỉ lệ phần trăm hài bậc 3 lớn có thể
gây quá tải trong dây trung tính. Hình N59 dưới đây đưa ra tỉ lệ phần trăm điển
hình của hài bậc 3 do tải chiếu sáng gây ra.

Loại đèn Công suất Cấu hình Tỉ lệ hài bậc 3l


Đèn nung sáng 100 W Điều chỉnh ánh sáng 5 to 45 %
với dimmer
Đèn halogen ELV 25 W Biến thế điện tử ELV

Huỳnh quang ống 100 W Ballast từ


< 25 W Ballast điện tử
> 25 W + PFC
Đèn phóng điện 100 W Ballast từ
Ballast điện tửt 30 %

Hình N59 : Tỉ lệ hài bậc 3 điển hình do tải chiếu sáng gây ra

Giải pháp
Thứ nhất, việc sử dụng dây trung tính với tiết diện nhỏ (phân nửa) không được
phép, theo yêu cầu của Tiêu chuẩn lắp đặt IEC 60364, phần 523–5–3.
Khi thiết bị bảo vệ quá tải được lắp đặt, cần phải sử dụng CB 4 cực với dây
trung tính được bảo vệ (ngoại trừ hệ thống nối đất TN-C với dây PEN, kết hợp
dây bảo vệ và trung tính, không được cắt).
Loại thiết bị này có thể được sử dụng để ngắt tất cả các cực cần thiết cung cấp
cho các bộ đèn tại các pha khi có sự cố.
Vì thế thiết bị ngắt phải cắt đồng thời dây pha và dây trung tính.
Dòng rò xuống đất
Nguy cơ
Khi đóng mạch, điện dung trong ballast điện tử tạo nên ra giá trị đỉnh của dòng
rò, gây nguy hiểm cho các bộ phận của thiết bị bảo vệ và làm cho thiết bị dòng
rò bị nhảy ngoài ý muốn (RCD bị nhảy mặc dù hệ thống không bị rò điện)
Có hai giải pháp như sau:
Nên sử dụng thiết bị dòng rò (Residual Current Devices) loại SI để loại trừ trường
hợp RCD bị nhảy và áp dụng chủ yếu đối với các thiết bị đã được lắp đặt sẵn.
(nhìn Hình N60).
Đối với lắp đặt mới, nên sử dụng thiết bị điều khiển hỗn hợp hoặc bán dẫn
(contactor và công tắc điều khiển từ xa), làm giảm dòng xung này (kích hoạt khi
điện áp đi qua không).
Quá áp
Nguy cơ
Theo như những phần đầu, khi đóng mạch chiếu sáng gây ra quá dòng trong
quá trình quá độ. Cùng với quá dòng là sự dao động mạnh của điện áp đặt lên
N41
các tải nối cùng trong mạch.
Sự dao động điện áp mạnh này có thể ảnh hưởng đến sự vận hành chính xác
của các tải nhạy cảm (máy tính-vi mạch, bộ điều khiển nhiệt độ, vv.) với điện áp
Giải pháp
Nên tách nguồn cung cấp cho các tải nhạy cảm với các nguồn cung cấp cho
tải chiếu sáng.
Độ nhạy cảm của thiết bị chiếu sáng đối với nhiễu điện áp
nguồn
Ngắt điện thoáng qua
■ Nguy cơ
Các đèn phóng điện cần thời gian mồi sáng lại khoảng vài phút sau khi nguồn
cung cấp bị ngắt.
■ Giải pháp
Hệ chiếu sáng với sự mồi sáng lại tức thời (đèn nung sáng hoặc đèn huỳnh
quang ống, hoặc đèn phóng điện mồi lại nóng "hot restrike") cần phải được
cung cấp, nếu đòi hỏi sự an toàn.Mạch nguồn cung cấp cho chúng, tuỳ thuộc
vào sự điều chỉnh dòng, thường được tách khỏi mạch chiếu sáng chính.
Dao động điện áp
Hình N60 : RCD S.I loại trừ dòng xung (Nhãn hiệu Merlin Gerin) ■ Nguy cơ
Đa số thiết bị chiếu sáng (ngoại trừ các đèn làm việc với các ballast điện tử)
thường nhạy cảm với sự dao động nhanh của điện áp nguồn. Sự giao động này
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

gây ra hiện tượng chập chờn, không thoải mái cho người dùng và thậm chí còn
gây ra các vấn đề quan trọng khác. Những vấn đề này phụ thuộc vào cả tần số
thay đổi và độ lớn của chúng.
Tiêu chuẩn IEC 61000-2-2 ("Mức độ tương thích đối với nhiễu truyền tần số
thấp") mô tả độ lớn cho phép tối đa của sự dao động điện áp là hàm số của số
lượng giao động trong 1 giây hay 1 phút.

Sự dao động điện áp này gây ra bởi sự thay đổi của tải công suất lớn (lò hồ
quang, máy hàn, động cơ khởi động).
■ Giải pháp
Các giải pháp đặc biệt có thể sử dụng để giảm sự dao động điện áp. Ngoài ra, nó
thích hợp để cung cấp cho mạch chiếu sáng bằng một nguồn riêng.
Nên sử dụng ballast điện tử cho những ứng dụng đặc biệt (bệnh viện, phòng
sạch, phòng kiểm tra, phòng máy tính, vv)

Sự phát triển của thiết bị bảo vệ và điều khiển


Việc sử dụng bộ điều chỉnh ánh sáng ngày càng trở nên thông dụng. Những hạn
chế khi phóng điện khi đó giảm và trở nên ít quan trọng hơn bởi tác động của các
thiết bị bảo vệ và điều khiển.
Nhiều thiết bị bảo vệ mới để giảm những hạn chế trong mạch chiếu sáng được
giới thiệu, ví dụ CB hiệu Merlin Gerin và CB dòng rò mô đun đặc biệt, như công
tắc ID và CB Vigi. Các thiết bị bảo vệ và điều khiển ngày càng trở nên tiến hoá,
như điều khiển từ xa, quản lý 24 giờ, điều khiển ánh sáng, giảm mức tiêu thụ, vv.

4.4 Chiếu sáng công cộng


Chiếu sáng bình thường (làm việc)
Các qui định về yêu cầu tối thiểu đối với các toà nhà công cộng trong hầu hết các
nước Châu Âu như sau:
■ Sự lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho những nơi công cộng phải được kiểm soát
và bảo vệ độc lập với những mạng điện cấp cho chiếu sáng ở các nơi khác.
■ Sự mất nguồn cung cấp cho mạch chiếu sáng cuối cùng (như đứt cầu chì hay
CB tác động), không được kéo theo làm mất điện hoàn toàn cho chiếu sáng tại
nơi có số người lớn hơn 50.
■ Sự bảo vệ bằng RCD cần được thực hiện nhiều nơi (nghĩa là dùng nhiều RCD)

Chiếu sáng sự cố và các hệ thống khác


Khi chúng ta nói về chiếu sáng sự cố (emergency lighting), có nghĩa là chiếu sáng
bổ sung khi chiếu sáng làm việc bị hư.
Chiếu sáng sự cố được phân chia như sau (EN-1838):

Chiếu sáng an toàn (safety lighting)


N42 Nó thuộc trong lĩnh vực chiếu sáng sự cố và dùng để chiếu sáng cho mọi người di tản đến
nơi an toàn hoặc để kết thúc những hoạt động nguy hiểm trước khi rời khỏi nơi đó. Nó dùng
để chiếu sáng các phương tiện thoát hiểm, đảm bảo khả năng nhìn liên tục và sẵn sàng sử
dụng an toàn khi hệ chiếu sáng làm việc hay chiếu sáng sự cố là cần thiết.
Chiếu sáng an toàn có thể phân chia như sau.

Chiếu sáng an toàn cho các lối thoát Chiếu sáng an toàn các khu vực lớn
Dùng để chiếu sáng các nơi thoát hiểm và Dùng chiếu sáng những khu vực lớn để
phải đảm bảo lối thoát hiểm được chiếu tránh sự sợ hãi và cung cấp ánh sáng cần
sáng rõ ràng và sử dụng an toàn khi cần thiết để thoát ra nơi an toàn.
thiết.

Chiếu sáng sự cố và tín hiệu an toàn cho các lối thoát hiểm
Chiếu sáng sự cố và các tín hiệu an toàn cho các lối thoát hiểm rất quan trọng cho
tất cả những ai thiết kế hệ thống thoát hiểm. Sự lựa chọn thích hợp làm tăng mức
độ an toàn và cho phép các tình huống khẩn cấp được xử lý tốt hơn.
Tiêu chuẩn EN 1838 (Ứng dụng chiếu sáng. Chiếu sáng sự cố) đưa ra một số
khái niệm cơ bản liên quan đến chiếu sáng sự cố cho các lối thoát hiểm.
"Chiếu sáng thoát hiểm cho phép mọi người thoát ra an toàn bằng cách cung cấp
đủ ánh sáng để nhìn và hướng đi của lối thoát hiểm.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Khái niệm nói trên rất đơn giản:


Tín hiệu an toàn và chiếu sáng thoát hiểm là hai khái niệm riêng biệt.

Chức năng và hoạt động của các bộ đèn


Các chi tiết kỹ thuật được sản xuất tuân thủ theo Tiêu chuẩn EN 60598-2-22,
"Yêu cầu đặc biệt- Bộ đèn dùng cho chiếu sáng sự cố", cùng với Tiêu chuẩn EN
60598-1, "Các bộ đèn - Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm".
Khoảng thời gian
Một yêu cầu cơ bản là xác định khoảng thời gian yêu cầu đối với chiếu sáng sự
cố. Nói chung thường là 1 giờ, nhưng một số nước có thể yêu cầu khoảng thời
gian khác nhau tuỳ thuộc tiêu chuẩn kỹ thuật theo luật định.
Hoạt động
Chúng ta cần phân biệt các loại bộ đèn chiếu sáng sự cố:
■ Các bộ đèn không hoạt động liên tục
□ Bóng đèn chỉ bật lên, nếu hệ chiếu sáng làm việc bị hư
□ Bóng đèn được cung cấp từ ắc quy trong khi có sự cố
□ Ắc qui tự động nạp điện, khi nguồn chính hoạt động trở lại
■ Các bộ đèn hoạt động liên tục
□ Đèn có thể được bật sáng liên tục
□ Một nguồn cung cấp riêng là cần thiết, cùng với nguồn chính, đặc biệt cho các
đèn có thể ngắt ra khỏi nguồn chính, khi khu vực không hoạt động
□ Bóng đèn được cung cấp từ ắc quy trong khi có sự cố.

Thiết kế
Sự tích hợp hệ chiếu sáng sự cố với hệ chiếu sáng làm việc phải tuân thủ chặt
chẽ các tiêu chuẩn hệ thống điện khi thiết kế trong toà nhà hoặc tại một địa điểm
cụ thể. Tất cả các quy định và luật pháp phải được tuân thủ để thiết kế một hệ
thống đạt chuẩn (nhìn Hình N61).

Các tiêu chuẩn Châu Âu


Việc thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố tuân theo các qui định và tiêu chuẩn kỹ
thuật quốc tế và Châu Âu, luôn luôn được cập nhật và triển khai thực hiện theo
thời gian ở các tài liệu mới được xuất bản theo yêu cầu của các cơ quan chức
năng.
Trong các lĩnh vực khác nhau ngoài những tiêu chuẩn kỹ thuật, mỗi nước còn có
các qui định và luật pháp riêng của mình.

Các chức năng chính của hệ chiếu sáng sự cố khi ■ Sử dụng tín hiệu rõ
chiếu sáng làm việc bị hư bao gồm: ràng để chiếu sáng rõ
ràng lối thoát hiểm .

■ Cung cấp đầy đủ chiếu sáng


sự cố dọc theo lối thoát để mọi
người có thể tìm đường hướng N43
thoát hiểm.

■ Đảm bảo các thiết bị


báo động và báo cháy
phân bố ở những nơi dễ
dàng nhận biết.

Hình N61 : Các chức năng chính của hệ thống chiếu sáng sự cố

Về cơ bản chúng qui định những địa điểm cần có hệ thống chiếu sáng sự cố
cũng như các yêu cầu kỹ thuật. Các nhà thiết kế phải đảm bảo các dự án thiết
kế tuân theo các tiêu chuẩn này.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
4 Mạng Chiếu Sáng

Tiêu chuẩn EN 1838


Tiêu chuẩn EN 1838 "Ứng dụng chiếu sáng. Chiếu sáng sự cố" là một tài liệu rất
quan trọng ở châu Âu về chiếu sáng sự cố.
Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu và hạn chế liên quan đến hoạt động và chức
năng của hệ thống chiếu sáng sự cố.

Tiêu chuẩn CEN và CENELEC


Uỷ ban tiêu chuẩn hoá Châu Âu CEN (Comité Européen de Normalisation) và Uỷ
ban Tiêu chuẩn Kỹ thuật Điện Châu Âu CENELEC (Comité Européen de
Normalisation Electrotechnique) qui định các tiêu chuẩn về các kỹ thuật và thiết
kế.
Một số phần trong đó đề cập đến các tình huống sự cố. Cần phân biệt rõ sự khác
biệt ban đầu giữa các tiêu chuẩn bộ đèn và tiêu chuẩn lắp đặt.

Tiêu chuẩn EN 60598-2-22 và EN-60598-1


Tiêu chuẩn Châu Âu EN 60598-2-22 nói về các bộ đèn chiếu sáng sự cố "Những
yêu cầu đặc biệt - Bộ đèn cho chiếu sáng sự cố", đó là một văn bản tích hợp
(phân tích và các đặc điểm kỹ thuật) của Tiêu chuẩn EN-60598-1, Các bộ đèn –
"Phần1: Thử nghiệm và các yêu cầu chung".

N44
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

Động cơ không đồng bộ (cảm ứng) thư ờng Các động cơ được bảo vệ không đúng có thể dẫn đến các hậu quả sau:
bền và đáng tin cậy, nên được sử dụng rất ■ Đối với người:
□ Bị ngạt do nghẽn thông gió động cơ
rộng rãi 95% động cơ trên khắp thế giới là
□ Điện giật do hư hỏng cách điện
động cơ không đồng bộ. Do đó việc bảo
□ Tai nạn vì không dừng được động cơ do hư hỏng mạch điều khiển (trong trường
vệ các động cơ này có tầm quan trọng lớn hợp bảo vệ quá dòng không đúng)
trong đa số các ứng dụng. ■ Đối với truyền động điện và quá trình sản xuất
□ Trục ly hợp và các loại trục hư hỏng do động cơ bị kẹt
□ Giảm năng suất
□ Ngừng trệ sản xuất
■ Đối với động cơ
□ Các cuộn dây cháy do động cơ kẹt
□ Chi phí tháo lắp hoặc thay mới động cơ
□ Chi phí sửa chữa động cơ
Do đó, an toàn cho người và hàng hóa, cũng như mức độ tin cậy và tính khả dụng
phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn thiết bị bảo vệ.
Về phương diện kinh tế, chi phí tổng do hỏng hóc cần phải được xem xét. Chi phí
này tăng theo kích cỡ của động cơ và sự khó khăn khi tiếp cận và thay thế. Việc
giảm năng suất cũng là một yếu tố quan trọng cần tính đến.
Các tính chất đặc biệt về hoạt động của động cơ ảnh hưởng đến mạch động lực
cấp điện cho nó.
Mạch cấp nguồn cho động cơ chịu các ràng buộc đặc thù so với các mạch phân
phối khác, do đặc tính đặc biệt của động cơ như:
■ Dòng khởi động lớn (xem hình N62). Về thực chất dòng khởi động là dòng kháng do đó có
thể gây sụt áp đáng kể
■ Số lần và tần số thao tác khởi động lớn
■ Dòng khởi động lớn nghĩa là các thiết bị bảo vệ quá tải động cơ phải có đặc tuyến bảo vệ
phù hợp để khi làm việc tránh bị tác động cắt sai khi khở động.

5.1 Các chức năng của mạch động cơ


Các chức năng thường là:
■ Các chức năng cơ bản gồm:
□ Tính năng cách ly
□ Điều khiển động cơ (tại chỗ hoặc từ xa)
□ Bảo vệ chống ngắn mạch
□ Bảo vệ chống quá tải
■ Các bảo vệ bổ sung gồm:
□ Bảo vệ quá nhiệt bằng cách đo trực tiếp nhiệt độ cuộn dây
□ Bảo vệ quá nhiệt bằng cách xác định gián tiếp nhiệt độ cuộn dây
□ Giám sát thường xuyên điện trở cách điện
□ Các chức năng bảo vệ động cơ đặc biệt
■ Các thiết bị điều khiển đặc biệt gồm
□ Các bộ khởi động điện cơ (trực tiếp) N45
□ Các thiết bị đóng cắt bảo vệ và điều khiển (CPS)
□ Các bộ khởi động mềm điện tử
t □ Các bộ điều khiển tốc độ (biến tần)

I" = 8 đến 12 In Các chức năng cơ bản


Id = 5 đến 8 In Tính năng cách ly
In = dòng định mức động cơ Sự cách ly (một phần hay hoàn toàn) mạch điện với hệ thống nguồn điện cung cấp
là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho người trong quá trình làm việc. Chức năng
“cách ly” được cung cấp bởi dao cách ly. Chức năng này có thể được tích hợp các
thiết bị khác được thiết kế có khả năng cách ly được (ví dụ như CB).
td
1 đến 10s Điều khiển động cơ
Chức năng điều khiển động cơ là đóng và cắt dòng động cơ. Trong trường hợp
điều khiển bằng tay, chức năng này có thể được thực hiện bởi CB điều khiển mạch
động cơ hoặc các khóa đóng cắt.
Trong trường hợp điều khiển từ xa, chức năng này được thực hiện bởi công tắc tơ,
bộ khởi động hoặc CPS.
20 đến
30 ms Chức năng điều khiển còn có thể được kích hoạt bằng các cách khác:
I ■ Bảo vệ quá tải
In Id I"
■ Bảo vệ bổ sung
Hình N62 : Đặc tuyến dòng khởi động trực tiếp dòng điện ■ Ngắt do thấp áp (cần thiết cho đa số máy điện)
lưới của một động cơ không đồng bộ Chức năng điều khiển cũng có thể được thực hiện bởi các thiết bị điều khiển
đặc biệt.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

Bảo vệ chống ngắn mạch


■ Ngắn mạch pha chạm pha
Đây là loại sự cố bên trong máy điện và hiếm khi xảy ra. Thông thường nguyên
nhân là do hư hỏng cơ học của cáp cấp nguồn cho động cơ.
■ Ngắn mạch pha chạm đất
Sự phá hủy cách điện của cuộn dây là nguyên nhân chính. Dòng sự cố tổng phụ
thuộc vào hệ thống nối đất. Đối với sơ đồ loại TN, dòng sự cố tổng có giá trị rất lớn
và trong đa số trường hợp động cơ sẽ bị phá hủy. Đối với các hệ thống nối đất khác,
bảo vệ động cơ có thể được thực hiện bởi bảo vệ sự cố chạm đất.
Đối với bảo vệ ngắn mạch, cần chú ý đặc biệt nhằm ngăn ngừa tác động cắt mạch
không mong muốn trong quá trình khởi động động cơ. Dòng khởi động của các
động cơ chuẩn có giá trị khoảng 6 đến 8 lần dòng định mức, tuy nhiên trong trường
hợp sự cố, dòng có thể đạt giá trị khoảng 15 lần dòng định mức. Vì thế, dòng khởi
động phải không được xem là dòng sự cố đối với bảo vệ. Hơn nữa, sự cố xuất hiện
trong mạch động cơ phải không được gây ảnh hưởng đến bất kỳ mạch phía trên
nào. Hệ quả là tính chọn lọc của bảo vệ cắt nhanh cần phải được tuân thủ với mọi
phần tử của lưới điện.
Bảo vệ chống quá tải
Các quá tải cơ học do máy móc truyền động là nguyên nhân chính của quá tải
trong các ứng dụng động cơ. Chúng gây ra quá dòng và phát nóng quá mức trong
động cơ. Hạn sử dụng của động cơ có thể bị rút ngắn và đôi khi động cơ có thể bị
phá hỏng. Vì vậy, phát hiện quá tải động cơ là rất cần thiết. Bảo vệ này có thể được
đảm bảo bởi:
■ Rơ le quá tải nhiệt đặc biệt
■ CB với cơ cấu từ - nhiệt đặc biệt thường được gọi là “CB động cơ”
■ Bảo vệ bổ sung (xem phía dưới) như cảm biến nhiệt hoặc rơ le điện tử đa chức
năng
■ Bộ khởi động mềm điện tử hoặc bộ điều khiển tốc độ (xem phía dưới)
Các bảo vệ bổ sung
■ Bảo vệ nhiệt bằng cách đo trực tiếp nhiệt độ cuộn dây
Được thực hiện bởi cảm biến nhiệt tích hợp bên trong cuộn dây của động cơ và rơ
le phối hợp.
■ Bảo vệ nhiệt bằng cách xác định gián tiếp nhiệt độ cuộn dây
Được thực hiện bởi rơ le đa chức năng thông qua việc đo dòng và cố tính đến các
đặc tính của động cơ (ví dụ thời hằng nhiệt).
■ Rơ le giám sát thường xuyên điện trở cách điện hoặc rơ le so lệch phát hiện
dòng rò
Các rơ le này phát hiện và bảo vệ chống dòng rò và ngắn mạch chạm đất, cho
phép thao tác bảo trì trước khi động cơ bị phá hỏng.
■ Các chức năng bảo vệ động cơ đặc biệt
Như bảo vệ chống thời gian khởi động quá mức hoặc rô to bị kẹt, bảo vệ chống
mát cân bằng, mất hoặc hoán vị các pha, bảo vệ sự cố chạm đất, bảo vệ không tải,
rô to bị khóa (trong khi khởi động hoặc sau khởi động)...; cảnh báo sớm chỉ thị
nóng quá mức, truyền thông, có thể được thực hiện bởi các rơ le đa chức năng.
Thiết bị điều khiển đặc biệt
N46
■ Các bộ khởi động điện cơ (sao-tam giác, biến áp tự ngẫu, bộ khởi động điện trở
rô to,...)
Các phương pháp này thường được dùng trong các ứng dụng chạy không tải
trong thời gian khởi động (máy bơm, quạt, máy ly tâm công suất nhỏ, máy công cụ,
v.v...
□ Ưu điểm
Tỷ số mô men/ dòng tốt; dòng khởi động được giảm mạnh
□ Khuyết điểm
Mô men có giá trị thấp trong quá trình khởi động; khó hiệu chỉnh; mất nguồn khi
chuyển trạng thái và hiện tượng quá độ, cần 6 cáp đấu nối động cơ.
■ Thiết bị đóng cắt điều khiển và bảo vệ (CPS)
Thiết bị CPS thực hiện tất cả các chức năng cơ bản được liệt kê ở trên, cũng như
các chức năng bổ sung và khả năng truyền thông. Các thiết bị này còn cho phép
tính liên tục vận hành trong trường hợp ngắn mạch.
■ Bộ khởi động mềm
Được dùng cho các ứng dụng như máy bơm, máy quạt, máy nén khí, băng chuyền.
□ Ưu điểm
Giảm dòng khởi động, sụt áp và các ứng suất cơ trong quá trình khởi động động
cơ; bảo vệ nhiệt tích hợp; kích thước thiết bị nhỏ; khả năng giao tiếp
□ Khuyết điểm
Mô men có giá trị thấp khi khởi động; dự tiêu tán nhiệt.
■ Bộ điều khiển tốc độ (biến tần)
Được dùng cho các ứng dụng như máy bơm, máy quạt, máy nén khí, băng
chuyền với mô men tải cao, máy móc với quán tính lớn.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

□ Ưu điểm
Điều khiển vận tốc liên tục (hiệu chỉnh thông thường từ 2 đến 130% vận tốc định
mức), có thể quá tốc; điều khiển tăng tốc và giảm tốc chính xác; mô men có giá trị
cao lúc khởi động và hâm; dòng khỏi động nhỏ, bảo vệ nhiệt tích hợp, khả năng
truyền thông
□ Khuyết điểm
Tiêu tán nhiệt, kích thước, giá thành.

5.2 Tiêu Chuẩn


Điều khiển và bảo vệ động cơ có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:

■ Sử dụng tổ hợp của thiết bị bảo vệ ngắn mạch và thiết bị cơ điện như :
□ Bộ khởi động dạng điện cơ theo tiêu chuẩn IEC 60947-4-1
□ Bộ khởi động dạng bán dẫn theo tiêu chuẩn IEC 60947-4-2
□ Bộ điều khiển tốc độ theo dây tiêu chuẩn IEC 61800
■ Sử dụng thiết bị CPS (tích hợp nhiều chức năng), một thiết bị duy nhất đảm bảo tất cả
các chức năng cơ bản và đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60947-6-2
Trong tài liệu này chỉ khảo sát các mạch động cơ là tổ hợp của các thiết bị điện
cơ như các bộ khởi động và bảo vệ chống ngắn mạch. Các thiết bị này phù hợp
với tiêu chuẩn 60947-6-2, còn các bộ khởi động dạng bán dẫn và các bộ điều
khiển tốc độ sẽ chỉ khảo sát các điểm đặc thù.
Mạch động cơ phải phù hợp với các quy tắc của tiêu chuẩn IEC 60947-4-1 và chủ
yếu là:
■ Sự phối hợp giữa các thiết bị của mạch động cơ
■ Giá trị tác động cắt của rơ le nhiệt
■ Phạm trù sử dụng của công tắc tơ
■ Sự phối hợp cách ly
Lưu ý: Quy tắc đầu và cuối là tự thỏa mãn nếu các thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn IEC
60947-6-2 vì chúng đảm bảo tính liên tục vận hành.

Tiêu chuẩn hóa tổ hợp CB + Công tắc tơ + Rơ le nhiệt


Các phạm trù thiết bị điều khiển
Các tiêu chuẩn họ IEC 60947 xác định các phạm trù sử dụng mà bộ điều khiển
sẽ được thiết kế tương ứng với mục đích đặt ra (xem Bảng N63). Mỗi một phạm
trù đặc trưng bởi một hoặc nhiều điều kiện vận hành như:
■ Dòng điện
■ Điện áp
■ Hệ số công suất hoặc thời hằng
■ Và các điều kiện khác, nếu cần thiết
Các vấn đề sau cần phải được xem xét:
■ Các điều kiện đóng và cắt mạch
■ Loại tải (động cơ lồng sóc, động cơ có chổi quét, điện trở)
■ Các điều kiện đóng và cắt dòng (động cơ đang vận hành, động cơ đang bị kẹt,
quá trình khởi động, hãm ngược, v.v...)
N47

Dạng dòng điện Phạm trù vận hành Các ứng dụng thông thường

Xoay chiều AC-1 Tải không mang tính cảm hoặc tính cảm ít, lò diện trở. Phân phối điện (chiếu sáng, các máy phát, v.v.).

AC-2 Động cơ rô to dây quấn: khởi động, cắt dòng. Các thiết bị mang tải nặng (cần cẩu, chuyên vận, máy
nghiền, dây chuyền cán, V.V. ).

AC-3 Động cơ lồng sóc: khởi động, ngắt động cơ đang chạy. Điều khiển động cơ (máy bơm, máy nén khí, máy
quạt, máy công cụ, băng chuyền, máy ép, v.v).

AC-4 Động cơ lồng sóc: khởi động, hãm, chế độ bước. Thiết bị mang tải nặng (cần cầu, chuyển vận, máy nghiền,
dây chuyền cán, v.v..).

Một chiều DC-1 Tải không mang tính cảm hoặc tính cảm ít, lò điện trở
DC-3 Động cơ kích từ song song: khởi động, đảo chiều, hãm ngược, chế độ bước. Hãm động năng cho các
động cơ dòng một chiều

DC-5 Động cơ kích từ nối tiếp: khởi động, đảo chiều, hãm ngược, chế độ bước. Hãm động năng cho các động
cơ dòng một chiều

* Phạm trù AC-3 có thể được sử dụng cho chế độ bước hoặc đảo chiều, hãm ngược cho các vận hành không thường xuyên trong một khoảng thời gian giới
hạn, như lắp ráp máy. Số lần vận hành trong một khoảng thời gian giới hạn thường không vượt quá 5 lần trong 1 phút và 10 lần trong 10 phút.

Bảng N63 : Phạm trù sử dụng công tắc tơ dựa trên mục tiêu thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 60947-1
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

Sự phối hợp giữa các bảo vệ và điều khiển


Đó là sự phối hợp, tổ hợp hiệu quả nhất của các bảo vệ khác nhau (chống ngắn
mạch và quá tải) và thiết bị điều khiển (công tắc tơ) để tạo ra bộ khởi động động
cơ.
Được khảo sát đối với công suất cho trước, giải pháp này cung cấp sự bảo vệ tốt
nhất có thể cho thiết bị được điều khiển bởi bộ khởi động động cơ (xem Hình
N64). Điều này cổ ưu điểm kép đối với việc giảm số lượng thiết bị và chí phí bảo trì
nhờ các bảo vệ khác nhau bổ trợ cho nhau một cách chính xác nhất có thể được
và không cần thiết kế dư thiết bị (bảo vệ lặp).

Có các loại phối hợp khác nhau


Theo IEC 60947-4-1 có hai loại phối hợp (loại 1 và loại 2) như sau:
■ Phối hợp loại 1 :
Đây là giải pháp chuẩn thường gặp nhất. Phối hợp này yêu cầu trong trường hợp
sự cố ngắn mạch, công tắc tơ hoặc bộ khởi động không được phép gây nguy hiểm
cho người hoặc công trình, có thể sẽ phải sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận
trước khi phục hồi hoạt động.

Vùng quá tải Vùng ngắn Vùng ngắn


mạch tổng trở mạch

Đặc tính tác động của rơ le nhiệt


Cầu chì
Tác động cắt của chỉ riêng rơ le nhiệt
Giới hạn chịu nhiệt của CB
Giới hạn của rơ le nhiệt
Dòng cắt với thiết bị bảo vệ ngắn mạch
Đặc tuyến cắt ngắn mạch của CB
N48
Hình N64 : Sự phối hợp cơ bản

■ Phối hợp loại 2:


Đây là giải pháp chất lượng cao. Phối hợp này yêu cầu trong trường hợp sự cố
ngắn mạch, công tắc tơ hoặc bộ khởi động không được phép gây nguy hiểm cho
người hoặc công trình và có thể làm việc ngay sau đó. Ở đây, cho phép nguy cơ
dính tiếp điểm. Trong trường hợp này, nhà sản xuất phải cung cấp các biện pháp
bảo trì thiết bị.
■ Một vài đề xuất của các nhà sản xuất:
Giải pháp có đặc tính cao nhất được gọi là “Phối hợp hoàn toàn”.
Phối hợp này yêu cầu trong trường hợp sự cố ngắn mạch, công tắc tơ hoặc bộ
khởi động không được phép gây nguy hiểm cho người hoặc công trình và có thể
làm việc sau đó. Ở đây, không cho phép nguy cơ dính tiếp điểm và sự khởi động
thiết bị khởi động động cơ phải có thể thực hiện tức thời.

Thiết bị đóng cắt điều khiển và bảo vệ (CPS)


CPS hoặc “bộ khởi động điện từ” được thiết kế nhằm thực hiện chức năng điều
khiển và bảo vệ một cách đồng thời (quá tải và ngắn mạch). Ngoài ra, chúng cũng
được thiết kế để thực thi các thao tác điều khiển trong trường hợp có sự cố ngắn
mạch.
Chúng còn có thể đảm bảo các chức năng phụ như cách ly, do đó thực hiện một
cách hoàn toàn chức năng của một “bộ khởi động động cơ”. Chúng tuân theo tiêu
chuẩn
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

IEC 60947-6-2, quy định rõ các giá trị danh định và phạm trù sử dụng của một
thiết bị đóng cắt điều khiển và bảo vệ (CPS), như tiêu chuẩn IEC 60947-1 và
60947-4-1. Các chức năng “thực hiện bởi CPS được kết hợp và phối hợp sao
cho cho phép cắt kịp thời tất cả các dòng có giá trị cho đến khả năng cắt ngắn
mạch làm việc lcs của CPS. CPS có thể gồm một hoặc nhiều hơn một thiết bị,
tuy nhiên các đặc tính của nó được quy định như chỉ là một thiết bị. Ngoài ra, sự
đảm bảo phối hợp “hoàn toàn” của tất cả các chức năng làm cho người sử dụng
đạt được sự lựa chọn đơn giản với bảo vệ tối ưu được thực hiện một cách dễ
dàng.
Dù được trình bày như một khối thiết bị, CPS có thể đưa ra giải pháp bộ khởi
động động cơ tương tự hoặc có tỉnh mô đun hơn so với “ba sản phẩm”. Đó là
trường hợp với bộ điều khiển khởi động “Tesys U" (xem Hình N65).
Bộ điều khiển khởi động này có thể, ở bất kỳ thời điểm nào, gắn vào hoặc thay
thế thiết bị điều khiển với các chức năng bảo vệ và điều khiển cho các động cơ
từ 0.15A đến 32Atrên một thiết bị “công suất cơ bản” hoặc “bộ cơ bản” chung
kích cỡ 32A.
Các chức năng bổ sung cũng có thể được cài đặt liên quan đến:
■ Công suất, khối đảo chiều, bộ giới hạn
■ Điều khiển

Bộ điều khiển

Các mô đun
chức năng hoặc
giao tiếp

Hình N65 : Ví dụ về một CPS (thiết bị đóng cắt điều khiển và bảo vệ (Tesys Ustarter controller của Telemecanique)
N49

□ Các mô đun chức năng, báo hiệu, tải động cơ, tự động khởi động lại, v.v...,
□ Các mô đun giao tiếp: AS-I, Modbus, Profibus, CAN-Open, v.v...,
□ Các mô đun tiếp điểm phụ, các công tắc gắn thêm.

Các chức năng giao tiếp cũng có thể thực hiện với hệ thống này (xem Bảng
N66).

Nên lựa chọn loại phối hợp nào?


Sự chọn lựa kiểu phối hợp phụ thuộc vào các thông số vận hành.
Nên làm sao để đạt được sự cân bằng tốt nhất giữa nhu cầu của người sử dụng
với chi phí lắp đặt hệ thống.
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

■ Loại 1

Các thiết bị điều khiển. Có


Các chức năng khả dụng Tiêu chuẩn thể nâng cấp Đa chức năng
Trạng thái bộ khởi động (sẵn sàng, đang chạy, bị lỗi)

Các báo hiệu (quá dòng...)


Cảnh báo nhiệt
Khởi động lại từ xa thông qua bus truyền thông
Chỉ thị trạng thái mang tải của động cơ
Phân biệt các lỗi
Cài đặt các thông số và Đặt các chức năng bảo vệ
Chức năng “Dữ liệu quá khứ”
Chức năng “Giám sát”
Các lệnh điều khiển khởi động và Dừng

Thông tin truyền băng bus (Modbus) và các chức năng đuợc thực hiện

Hình N66 : Những chức năng giao tiếp của Tesys U

Có thể chấp nhận khi không yêu cầu tính kịp thời và hệ thống có thể được kích hoạt
lại sau khi thay thế bộ phận bị lỗi.
Trong trường hợp này công tác bảo trì phải hiệu quả (sẵn sàng và chuyên nghiệp).
Ưu điểm là giảm chi phí thiết bị.
■ Loại 2
Cần phải được chọn khi tính kịp thời được xét đến.
Có yêu cầu về giảm thiểu công tác bảo trì.
Khi việc khởi động lại động cơ ngay lập tức là cần thiết, “Phối hợp hoàn toàn” cần
phải được chọn. Công tác bảo trì không cần thiết nữa.
Sự phối hợp được đề xuất trong các tài liệu tra cứu của các nhà sản xuất, làm đơn
giản sự lựa chọn của người sử dụng và đảm bảo thiết bị khởi động động cơ phù hợp
với tiêu chuẩn.

5.3 Các ứng dụng


Điều khiển và bảo vệ động cơ có thể gồm một, hai, ba hoặc bốn thiết bị khác nhau,
thực hiện một hoặc nhiều chức năng.

Trong trường hợp tổ hợp của một vài thiết bị, sự phối hợp giữa chúng là cần
thiết nhằm cung cấp sự bảo vệ tối ưu của ứng dụng.
N50 Để bảo vệ mạch động cơ, nhiều thông số cần phải được tính đến. Chúng phụ thuộc
vào:
■ Ứng dụng (loại máy truyền động, an toàn khi vận hành, số lần vận hành, v.v...)
■ Tính liên tục cung cấp điện được yêu cầu bởi ứng dụng
■ Các tiêu chuẩn cần phải củng cố nhằm đảm bảo an ninh và an toàn.
Các chức năng điện cần phải được thực hiện hơi khác nhau:
■ Khởi động, vận hành bình thường và dừng không có các tác động cắt ngoài mong
muốn trong khi vẫn duy trì các yêu cầu điều khiển, số lần thao tác, độ bền và các
yêu cầu an toàn (ngừng khẩn cấp), bảo vệ động cơ cũng như mạch điện, sự ngắt
mạch (cách ly) nhằm đảm bảo an toàn cho người trong thời gian thực hiện công tác
bảo trì.
Các sơ đồ bảo vệ cơ bản: CB + công tắc tơ + rơ le nhiệt
Ưu điểm
Sự kết hợp các thiết bị hỗ trợ công việc lắp đặt, cũng như vận hành và bảo trì, nhờ
vào:
■ Giảm chỉ phí bảo trì: CB giúp tránh phải thay cầu chì bị nổ và lưu kho (các kích cỡ
và các loại khác nhau);
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

■ Tính năng hoạt động liên tục tốt hơn: mạch động cơ có thể được cấp điện lại
Trong số các phương pháp có thể bảo vệ tức thời sau khi khắc phục sự cố và sau khi kiểm tra bộ khởi động;
cho một động cơ, tổ hợp CB + công tắc tơ + ■ Các thiết bị phụ trợ, đôi khi theo yêu cầu của mạch động cơ, có thể dễ dàng
rơle nhiệt (1) sẽ mang lại nhiều ư
u điểm. thêm vào
■ Tác động cắt cả 3 pha được đảm bảo, do đó tránh được khả năng còn một pha
hoạt động
■ Khả năng cắt dòng đầy tải (bằng CB) trong trường hợp sự cố hỏng công tắc tơ,
ví dụ như dính tiếp điểm
■ Khóa liên động
■ Các tín hiệu cảnh báo và chỉ thị từ xa nhiều dạng
■ Bảo vệ bộ khởi động tốt hơn trong trường hợp quá dòng và đặc biệt là dòng
ngắn mạch(2) tương ứng với giá trị khoảng 30 lần dòng định mức động cơ In
(xem hình N67).
■ Khả năng thêm vào RCD:
□ Ngăn ngừa nguy cơ hỏa hoạn (độ nhạy RCD là 500 mA)
□ Bảo vệ chống lại phá hủy động cơ (ngắn mạch các lá ghép stato) bằng cách
phát hiện sớm dòng rò đất (độ nhạy từ 300mA đến 30A)

Kết luận
Phối hợp CĐ + công tắc tơ + rơle nhiệt để điều khiển và bảo vệ các mạch động cơ
rõ ràng rất thích hợp trong các trường hợp:
■ Giảm bớt công tác bảo trì cho hệ thống, thường là vấn đề cho các xí nghiệp tiểu
thủ công nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cỡ nhỏ và trung bình
■ Đặc điểm công việc đòi hòi các chức năng phụ
■ Có yêu cầu vận hành về chức năng cắt tải trong trường hợp cần bảo trì.

t
C8 1.05 tới 1.20 In

Rơ le Đặc tuyến vận hành


Kết thúc
từ của rơ le nhiệt
quá trình
khởi động

Công tắc tơ Giới hạn chịu nhiệt của cáp


1 đến
Rơ le 10 s
nhiệt
Ràng buộc giới hạn của rơ le nhiệt
Cáp Khả năng cắt dòng ngắn mạch của tổ
hợp (CB + công tắc tơ)
Đặc tuyến vận hành của
Động cơ
20 đến CB (loại MA)
30 ms I
In Is I" magn.
Khả năng cắt dòng ngắn mạch của CB 1

Hình N67 : Các đặc tuyến tác động của CB + công tắc tơ + rơle nhiệt (1)

Các yếu tố chính đó phối hợp thành công một CB và một công tắc tơ ngắt
Các tiêu chuẩn quy định một các chính xác các yếu tố cần phải tính đến nhằm
đạt được sự phối hợp đúng theo loại 2:
■ Sự tương hợp tuyệt đối giữa rơ le nhiệt của công tắc tơ ngắt và bộ tác động
cắt từ của CB. Trên hình N68 rơle nhiệt được bảo vệ nếu giới hạn chịu nhiệt
của nó nằm bên phải đặc tuyến tác động cắt từ của CB. Trong trường hợp CB
điều khiển động cơ có chứa bộ tác động cả từ lẫn nhiệt, sự phối hợp được thực
hiện trong khi thiết kế.
■ Khả năng cắt quá dòng của công tác tơ phải lớn hơn giá trị dòng hiệu chỉnh
của rơle bộ tác động cắt từ của CB.

(1) Công tắc tơ dùng chung với rơle nhiệt thường được gọi
là “công tắc tơ ngắt” discontactor).
(2) Trong đa số trường hợp, các sự cố ngắn mạch xuất hiện
ở động cơ, dòng bị giới hạn bởi cáp và dây dẫn của bộ khởi
động và được gọi là ngắn mạch tổng trở
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

■ Khi tiếp nhận dòng ngắn mạch, công tắc tơ và rơ le nhiệt phải đảm bảo phù hợp
với các yêu cầu tương ứng với kiểu phối hợp đặc thù.

Khả năng cắt dòng ngắn mạch của tổ hợp CB + công tắc tơ
Ở giai đoạn chọn lựa, khả năng cắt dòng ngắn mạch phải được so sánh với dòng
ngắn mạch giả định có thể xảy ra là:
■ Hoặc của tổ hợp CB + công tắc tơ nếu các thiết bị này nằm gần nhau (Hình N69)
(trong cùng 1 ngăn kéo hoặc ngăn của tủ điều khiển động cơ). Một ngắn mạch
phía sau tổ hợp sẽ bị giới hạn nhờ các tổng trở của công tắc tơ (xem chú thích
trước) và rơle nhiệt. Tổ hợp, do đó, có thể sử dụng trong mạch cố dòng ngắn
mạch vượt quá khả năng cắt của CB. Đặc điểm này thường mang lại lợi ích kinh tế
lớn.
■ Hoặc chỉ của CB, cho trường hợp công-tắc-tơ tách riêng khỏi CB (xem Hình N70)
do ngắn mạch có thể xảy ra trên đoạn mạch ở giữa.

Compact t 1 Đặc tuyến vận hành của CB loại MA


loại MA 2 Đặc tuyến vận hành của rơ le nhiệt
2 3 Giới hạn của rơ le nhiệt

1 3
Isc ngoài.

I
Hình N68 : Giới hạn chịu nhiệt của rơle nhiệt phải nằm bên phải của đặc tuyến cắt từ của CB

Chọn lựa rơ le tác động cắt bảo vệ từ tức thời cho CB


Không thể đoán trước khả năng cắt dòng ngắt Ngưỡng tác động không được phép nhỏ hơn 12 In đối với rơ le này, nhằm tránh
mạch của tổ hợp CB + công tắc tơ. Chỉ có các tác động cắt ngoài ý muốn do giá trị đĩnh đầu tiên của dòng điện khi khởi động
thử nghiệm trong phòng thí nghiệm do các động cơ.
nhà sản xuất tiến hành mới có thể làm được Các bảo vệ bổ sung
điều đó. Phối hợp của CB họ Multi 9 và CB Các bảo vệ bổ sung gồm:
N52 Compact loại MA với các dạng khác nhau của ■ Các cảm biến nhiệt trong động cơ (các cuộn dây, vòng bi, đường ống gió làm
bộ khởi động. mát, V. V..)
■ Bảo vệ đa chức năng (sự kết hợp các chức năng)
■ Thiết bị phát hiện hư hỏng cách điện trong động cơ đang chạy hoặc đứng yên
Cảm biến nhiệt
Cảm biến nhiệt được dùng để phát hiện sự gia tăng nhiệt độ bất thường trong động
cơ bằng cách đo trực tiếp.
Cảm biến nhiệt thường được gắn vào trong cuộn stato (cho động cơ hạ áp), tín
hiệu được xử lý nhờ một thiết bị điều khiển kết hợp dẫn đến tác động công tắc tơ
hoặc CB. (Hình N71).

M M

Hình N69 : CB và công tắc tơ lắp cạnh nhau Hình N70 : Thiết bị CB và công tắc tơ gắn cách ly
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

Rơ le bảo vệ động cơ đa chức năng


Rơ-le đa chức năng, kết hợp với một số các môđun cảm biến và chỉ thị, thực
hiện việc bảo vệ động cơ và một số chức năng bảo vệ khác cho máy được
truyền động như :
■ Quá tải nhiệt
■ Rôto bị kẹt, hoặc thời gian khởi động quá dài
■ Phát nóng quá mức
■ Mát cân bằng dòng các pha, mát một pha, quay ngược
■ Sự cố chạm đất (nhờ RCD)
■ Chạy không tải, rô to bị khóa khi khởi động
Ưu điểm của rơ-le này chủ yếu là:
■ Bảo vệ đầy đủ, thực hiện chức năng giám sát/ điều khiển tin cậy, chất lượng
cao và thường xuyên
■ Giám sát hiệu quả tất cả các tiến trình thao tác động cơ
■ Chỉ thị báo động và điều khiển
■ Khả năng giao tiếp thông qua bus truyền thông

Hình N71 : Bảo vệ phát nóng quá mức nhờ cảm biến nhiệt

Ví dụ: Rơ le của hãng Schneider Electric LT6 với chức năng giám sát/ điều
khiển thường xuyên, và giao tiếp bằng bus truyền thông, hoặc thiết bị điều
khiển đa chức năng LUCM và mô đun giao tiếp cho TeSys mô đen U.

Bảo vệ phòng ngừa cho động cơ ở trạng thái dừng


Loại bảo vệ này liên quan đến việc giám sát mức điện trở cách điện của động
cơ ở trạng thái dừng, nhờ đó tránh được hậu quả không mong muốn do hư
hỏng cách điện trong khi vận hành, ví dụ như:
■ Không khởi động được hoặc vận hành không đúng cho các động cơ được
dùng trong các hệ thống khẩn cấp.
■ Giảm năng suất
Loại bảo vệ này cần cho các động cơ dùng trong hệ thống khẩn cấp, đặc biệt N53
khi được lắp đặt trong điều kiện ẩm ướt và/hoặc bụi bặm. Bảo vệ loại này tránh
được sự phá hủy động cơ do ngắn mạch chạm đất khi khởi động (một trong các
sự cố thường xảy ra nhất) bằng cách cành báo về sự cần thiết tiến hành bảo trì
để phục hồi động cơ trở lại điều kiện hoạt động thông thường.

Ví dụ ứng dụng:
Động cơ truyền động máy bơm phun nước cho hệ thống chữa cháy hoặc máy
bơm tưới nước vận hành theo mùa.
Một bộ Vigilohm SN21 (Merlin Gerin) giám sát cách điện của động cơ, và báo
hiệu bằng âm thanh hoặc hình ảnh về bất kỳ sự suy giảm bất thường nào của
mức cách điện. Hơn nữa rơ-le này có thể ngăn ngừa bất cứ sự khởi động nào
của động cơ, nếu cần. (xem Hình N72).
Bảo vệ giới hạn
Các thiết bị bảo vệ so lệch dòng rò (RCD) có thể rất nhạy và phát hiện được các
giá trị nhỏ của dòng rò xảy ra khi cách điện với đất của một hệ thống bị thoái hóa
(do hư hỏng vật lý, ăn mòn, độ ẩm, cao, v.v...). Một số RCD, với các tiếp điểm khô,
được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng đó, còn cho phép:
■ Tránh hư hại động cơ (do thùng hoặc ngắn mạch thép lá của stato gây ra do sự cố
phóng hồ quang xuống đất. Bảo vệ loại này có thể phát hiện các điều kiện sự cố
bằng cách tác động với dòng rò trong phạm vi từ 300mAđến 30A, tùy theo kích cỡ
của động cơ (độ nhạy xấp xỉ 5% In).
N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

■ Giảm nguy cơ hỏa hoạn (độ nhạy < 500mA).


Ví dụ, rơ le RH99M (Merlin Gerin) cho phép (xem Hình N73):
■ 5 độ nhạy (0,3; 1; 3; 10; 30 A)
■ Khả năng chọn lọc hoặc tính đến điều kiện vận hành đặc biệt, dựa trên 3 mức
định thì có thể (0, 90, 250 ms)
■ Tự động cắt nếu mạch từ biến dòng tới rơle bị đứt
■ Bảo vệ chống tác động cắt ngoài ý muốn

SM21

MERLIN GERIN
SM20

INOUT

Hình N72 : Bảo vệ phòng ngừa cho động cơ ở trạng thái dừng

■ Bảo vệ chống dòng rò một chiêu (loại A RCD)

Tầm quan trọng của việc giới hạn sụt áp tại đầu cực động cơ khi khởi động
Để động cơ khởi động và tăng tốc tới vận tốc bình thường trong khoảng thời gian
thích hợp, mô men của động cơ phải lớn hơn ít nhất 70% mô men tải. Tuy nhiên
dòng khởi động lớn hơn nhiều so với dòng đầy tải của động cơ. Do đó, nếu sụt
áp quá lớn, mô men động cơ sẽ giảm quá mức (mô men động cơ tỷ lệ với U2) và
điều này sẽ dẫn đến hệ quả là trong trường hợp xấu nhất, động cơ không khởi
động được.
Ví dụ:
■ Với điện áp đầu cực của động cơ được duy trì ở 400V, mô men của nó sẽ bằng
2,1 lần mô men tài.
■ Đối với sụt áp10% lúc khởi động, mô men khởi động là 2,1 X 0,92 =1,7 lần mô
men tải và động cơ có thể tăng tốc đến vận tốc định mức một cách bình thường.
■ Đối với sụt áp 15% trong khi khởi động, mô men động cơ sẽ là 2,1 X 0,852=1,5
lần mô men tải, do đó thời gian khởi động động cơ sẽ lớn hơn bình thường. Nói
chung trong thời gian khởi động động cơ chỉ cho phép giá trị sụt áp lớn nhất là
N54 10%.

RH99M

MERLIN GERIN

Hình N73 : Ví dụ sử dụng rơ le RH99M


N - Đặc tính của các nguồn và tải đặc biệt
5 Động Cơ Không Đồng Bộ

5.4 Định mức công suất lớn nhất của các động cơ lắp đặt
Cho các tải tiêu thụ điện hạ thế
Các nhiễu gây ra trên mạng phân phối hạ thế khi khởi động trực tiếp động cơ
xoay chiều công suất lớn có thể gây tác động xấu một cách đáng kẻ cho các
tải tiêu thụ điện lân cận, do đó phần lớn các công ty điện lực có các qui định
chặt chẽ nhằm giới hạn các nhiễu ở mức chấp nhận được. Lượng nhiễu tạo
ra bởi động cơ tùy thuộc vào “công suất của mạng”, có nghĩa là vào mức sự
cố ngắn mạch tại điểm có liên quan. Mức sự cố càng cao, hệ thống càng
mạnh và nhiễu (chủ yếu là sụt áp) lên các tài tiêu thụ điện lân cận càng thấp.
Đối với mạng phân phối trong nhiều nước, các giá trị tiêu biểu cho dòng khởi
động cực đại cho phép và tương ứng là công suất định mức lớn nhất cho
các động cơ khởi động trực tiếp được trình bày trong bảng N74, N75 dưới
đây.
Thậm chí trong những khu vực được cấp nguồn bởi chỉ một công ty điện lực,
vẫn có những vùng “yếu” và “mạnh”, do đó nên thỏa thuận trước với nhà
cung cấp điện trước khi mua các động cơ cho dự án mới.
Các phương pháp khởi động có thể khác (nhưng thường đắt tiền hơn) được
dùng để giảm dòng khởi động lớn của động cơ đóng điện trực tiếp xuống
đến mức cho phép: ví dụ như sơ đồ sao - tam giác, động cơ rotor dây quấn,
bộ khởi động mềm điện tử, V.V..

5.5 Bù công suất phản kháng (hiệu chỉnh hệ số công suất)


Phương pháp hiệu chỉnh hệ số công suất được trình bày trong chương L.






250

Bảng N74 : Dòng khởi động lớn nhất cho phép của động cơ khởi động trực tiếp (230 /400V)

Loại động cơ

Khởi động trực tiếp Phương pháp khởi
đầy tải (kW) động khác (kW)

22

45
Cáp ngầm
N55
Hình N75 : Công suất định mức lớn nhất cho phép cho động cơ hạ thế khởi động trực tiếp
Chương P
Lắp đặt điện dân dụng và
các vị trí đặc biệt khác
Nội dung

1
P2
P2
P2
P3
P5
P6

2
P8
P8
P11
P11

3 Các khuyến cáo áp dụng cho lưới có


vị trí đặc biệt
P12

P1
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặt khác
1 Lắp Đặt Điện Dân Dụng

Các lắp đặt điện cho lưới dân dụng yêu 1.1 Tổng quát
cầu chuẩn cao về độ an toàn và tin cậy.
Các tiêu chuẩn liên quan
Hầu hết các quốc gia đều có tiêu chuẩn, quy định chặt chẽ cho thiết kế và thi công
lắp đặt điện dân dụng. Tiêu chuẩn được đề cập là IEC 60364.

Lưới điện
Hầu hết lưới hạ thế đều có điểm trung tính phía cuộn hạ của biến áp phân phối nối
Điểm trung tính phía hạ thế của biến thế phân xuống đất.
phối trung/hạ thường được cơ quan điện lực Bảo vệ cho người chống điện giật phụ thuộc vào các nguyên lý đã đề cập ở
cho nối đất các lưới hạ thế cần được bảo vệ chương F. Các biện pháp được yêu cầu phụ thuộc vào sơ đồ nối đất được dùng:
nhờ các RCD. Các phần vỏ kim loại phải được TT, TN hoặc IT.
Thiết bị RCD là cần thiết cho lưới nối đất TT và IT. Cho lưới điện có sơ đồ TN, thiết
liên kết với nhau và nối xuống hệ thống nối đất.
bị bảo vệ quá dòng cắt nhanh hoặc RCD có thể cho phép bảo vệ chống chạm điện
trực tiếp. Để mở rộng bảo vệ cho các dây dẫn mềm phía ngoài ổ cắm cổ định và
để bảo vệ chống hỏa hoạn có nguyên nhân từ điện, RCD cần phải được lắp đặt.

1.2 Các thành phần của tủ phân phối (xem Hình P1)
Chất lượng của thiết bị điện dùng trong lưới
Tủ phân phối (thường chỉ có 1 tủ cho lưới dân dụng) thường bao gồm điện kế và
dân dụng thường được bảo đảm bằng dấu trong một vài trường hợp (khi mà ngành điện sử dụng sơ đồ nối đất loại TT và/
phù hợp tiêu chuẩn trên mặt trước thiết bị. hoặc khi dùng điều kiện giá điện để giới hạn tiêu thụ điện vào giờ cao điểm) sẽ
dùng CB so lệch đặt ở đầu vào và có cơ cấu tác động bảo vệ quá dòng. Khách
hàng có thể tiếp cận được CB này.
Nếu lưới có sơ đồ TN, ngành điện thường bảo vệ lưới bằng cầu chì kín ở ngay
phía đầu vào của điện kế (xem Hình P2). Khách hàng không thể tiếp cận các cầu
chì này.

Vỏ tủ

Các kết nối dịch vụ

Tủ phân phối
CB nguồn lộ vào
Bảo vệ chống set
Thiết bị cắt sét combi

Bảo vệ quá dòng


và cách ly
MCB pha và trung bình
Bảo vệ chống chạm
 điện trực tiếp và gián
tiếp
Và bảo vệ chống hỏa
hoạn
MCB so lệch Cầu dạo phụ
tải so lệch
Điều khiển từ xa
Khóa điều khiển từ xa
TL 16 A

Quản lý năng lượng

Thiết bị ổn nhiệt lập Công tắc sa thải phụ tải


trình THP CDSt

Công tắc thời gian lập trình Công tắc tơ, điều khiển
IHP ngoài giờ cao điểm hoặc
điều khiển bằng tay CT
Hình P1 : Các chức năng của tủ phân phối
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
1 Lắp Đặt Điện Dân Dụng

CB đầu nguồn vào (xem Hình P3)


Khách hàng được phép thao tác CB này nếu cần thiết (đóng lại sau khi cắt do
mức tiêu thụ vượt quá giới hạn; cắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do
cách ly...). Dòng rò định mức của CB đầu nguồn vào trong bảo vệ chống dòng rò
xuống đất nên ở ngưỡng 300mA.

Điện kế

Cầu chì … hoặc … CB


phục thuộc vào Tủ
hệ thống nối đất phân phối

Hình. P2 : Các thành phần của tủ điều khiển và phân phối

Hình P3 : CB đầu nguồn vào


Nếu lưới có sơ đồ TT, điện trở điện cực nối đất có giá trị nhỏ hơn:

50 V
R  166  . Trên thực tế, điện trở điện cực nối đất của một lưới
300 mA
R
thiết kế mới phải nhỏ hơn 80 Ωth( electrode
) resistance shall be less than
2
. In practice,, the
the earth
earth electrode
electrode resistance
resistance of
of aa new
new installation
installation
Tủ điều khiển và phân phối (hộ tiêu thụ điện) (xem Hình P4)
Tủ này gồm: Ω
■ Bảng điều khiển gắn (ở vị trí thích hợp) CB đầu vào và các thiết bị điều khiển
phụ trợ khác theo yêu cầu
■ Bảng phân phối gồm các khoang cho 1,2,3 hàng (mỗi hàng gồm 24 tép CB loại Multi 9)
hoặc các MCB tương tự hay các cầu chì, v.v...
■ Các phụ kiện lắp đặt để kẹp dây, ray để lắp MCB, đế cầu chì..., thanh góp trung
tính và thanh nối đất, v.v...
■ Các ống, rãnh đặt cáp hoặc dây dẫn, lắp trên mặt hoặc trong máng cáp đặt âm
trong tường.
Lưu ý: Cần lưu trữ các tài liệu liên quan (hình ảnh, giản đồ, đặc tính, v.v...)
tại vị trí thích hợp gần tủ phân phối đồ tạo sự dễ dàng tiện lợi cho việc cải
tạo lưới trong tương lai.
Tủ cần đặt ở độ cao với tới được (1 đến 1,8m cách sàn). Độ cao 1,3m dành cho
người tàn tật, người lớn tuổi.
Chống sét
Việc lắp đặt các bộ chống sét ở các vị trí làm việc của lưới điện hạ thế được đặc
biệt khuyến cáo, nhất là lưới cung cấp cho các thiết bị có độ nhạy cao như thiết bị
điện tử. Các bộ chống sét cần tự động ngắt ra khỏi nguồn khí bị hỏng hoặc được
Hình P4 : Tủ điều khiển và phân phối
bảo vệ bằng MCB. Trong trường hợp lưới dân dụng, việc sử dụng CB bảo vệ rò
đặ tại đầu vào loại S (có thời gian trễ) với bảo vệ so lệch dòng 300mA sẽ cho
phép bảo vệ dòng rò một cách hiệu quả, đồng thời sẽ không tác động nhằm mỗi
khi bộ chống sét phóng dòng xuống đất (khi quá áp).
Giá trị điện trở của điện cực nối đất
Trong trường hợp điện trở nối đất trong vượt quá 80Ω, cần sử dụng một hoặc 
nhiều RCD có độ nhạy 30mA thay cho bảo vệ chống dòng rò của CB đầu vào.

1.3 Bảo vệ an toàn cho người


Đối với Sơ đồ TT, bảo vệ an toàn được đảm bảo nhờ các biện pháp sau:
■ Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp nhờ các RCD (xem Hình P5) có độ nhạy trung
Nếu giá trị điện trở điện cực nối đất trong sơ
bình (300mA) ở đầu vào của lưới (tích hợp trong CB đầu vào hoặc tuyến nguồn
đồ TT vượt quá 80Ω, cần sử dụng một hoặc cấp vào tủ phân phối). Biện pháp này được kết hợp với điện cực nối đất của hộ
nhiều RCD 30mA để đảm nhận vai trò của tiêu thụ mà dây bảo vệ PE từ các phần mang điện của dụng cụ, thiết bị có mức
thiết bị bảo vệ chống dòng rò của CB đầu cách điện loại I, cũng như các cực nối đất của các ổ cắm điện, nối vào.
nguồn vào. ■ Khi CB tại đầu vào của lưới không được trang bị RCD, bảo vệ an toàn cho
người.
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
1 Lắp Đặt Điện Dân Dụng

Khi lưới công cộng và lưới khách hàng có dạng phải được đảm bảo bởi mức cách điện loại II của các mạch nằm ở tầng trên của
RCD đầu tiên. Trong trường hợp các tủ phân phối làm bằng kim loại, càn chú ý là
Sơ đồ nối đất loại TT, các tiêu chuẩn điều
các phần dẫn điện (các dây nóng) phải có mức cách ly gấp đôi (khoảng cách an
hành bắt buộc việc sử dụng các RCD để bảo toàn hoặc cách điện bổ sung, sử dụng lớp bảo vệ,...), và dây phải được nẹp một
vệ an toàn cho người cách tin cậy.
■ Bắt buộc phải đặt các RCD độ nhạy 30mA để bảo vệ an toàn cho các mạch ổ
cắm điện, dây cấp điện cho nhà tắm, phòng giặt, v.v. (để chi tiết hơn đề nghị xem
mục 3 của chương này).

CB đầu nguồn vào với rơle bảo vệ so lệch tức thời


Trong trường hợp này:
■ Hư hỏng cách điện chạm đất có thể dẫn tới ngắt toàn bộ lưới
■ Nếu có đặt bộ chống sét, sự vận hành của nó (phóng xung áp xuống đất) sẽ
được coi như sự cố chạm đất đối với RCD, với hệ quả là ngắt điện
lưới Khuyến cáo các thiết bị thích hợp của Schneider Electric
■ CB đầu nguồn với bảo vệ so lệch 300mA, và
■ RCD có độ nhạy cao 30mA (ví dụ CB so lệch 1P + N) cho mạch
cấp nguồn ổ cắm điện
■ RCD có độ nhạy cao 30mA cho mạch điện phòng tắm, phòng giặt, v.v... (chiếu
sáng, sưởi, ổ cắm).

300 mA

30 mA 30 mA

Các mạch Mạch cho Phòng tắm và


khác ổ cắm điện vòi sen

Hình P5 : Lưới với CB đầu vào lộ tổng có bảo vệ so lệch tức thời

CB đầu nguồn vào dạng S với rơle so lệch kiểu định thì (thời gian trễ)
Dạng CB này dùng để bảo vệ chống sự cố chạm đất, và do có rơle tạo trễ ngắn,
cho phép chọn lọc với RCD tác động tức thời nằm ở tầng dưới. Tác động của CB
đầu nguồn vào sẽ xảy ra ít hơn trong trường hợp dông sét hoặc quá điện áp.
Việc phóng dòng do quá áp xuống đất thông qua bộ chống sét sẽ không làm cho
CB dạng S bị tác động.
Khuyến cáo các thiết bị thích hợp của Schneider Electric (xem Hình P6)
 ■ CB đầu vào lộ tổng với bảo vệ so lệch 300mA, dạng S, và
■ RCD có độ nhạy cao 30mA (ví dụ CB bảo vệ so lệch 1P+N)
trong mạch cấp nguồn cho máy giặt hoặc máy rửa chén
■ RCD cố độ nhạy cao 30mA cho mạch tới phòng tắm, vòi sen, phòng giặt, v.v... (cho
chiếu sáng, sưởi, ổ cắm)

CB đầu nguồn vào không có bảo vệ so lệch


Trong trường hợp này, bảo vệ an toàn cho người được đảm bảo nhờ:
■ Mức cách điện loại 2 cho đến đầu ra của các RCD
■ Tất cả các lộ ra từ tủ phân phối cần phải được bảo vệ bởi RCD 30mA hoặc
300mA tùy thuộc theo dạng mạch đã trình bày ở chương F.
Khi bộ bảo vệ quá áp đặt phía trước tủ phân phối (để bảo vệ các thiết bị điện từ
như vi xử lý, đầu ghi video-cassette, tivi, máy tính tiền điện tử, v.v...) bắt buộc là
thiết bị phải được tự động ngắt ra khỏi lưới khi bị hư hỏng (hiếm nhưng có thể xảy
ra). Một vài bộ dùng cầu chì có thể thay thế được; phương pháp được khuyến cáo
trên hình P7 là sử dụng một CB.

Khuyến cáo các thiết bị thích hợp của Schneider Electric


Hình P7 gồm:
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
1 Lắp Đặt Điện Dân Dụng

1. CB đầu nguồn vào không có bảo vệ so lệch


2. Tự động ngắt thiết bị (nếu có đặt bộ chống sét)
3. RCD độ nhạy 30mA (ví dụ, CB so lệch 1P + N dạng Dedỉc Vigi) cho mỗi mạch cấp
nguồn cho một hoặc nhiều ổ cắm
4. RCD độ nhạy 30mA cho mạch tới phòng tắm và vòi sen (chiếu sáng, sưởi và ổ cắm) hoặc loại
CB bảo vệ so lệch 30mA cho mỗi mạch điện.
5.RCD độ nhạy 300mA cho các mạch khác.

300 mA - loại S

30 mA 30 mA 30 mA

1
Các mạch Nơi nguy hiểm Mạch Phòng tắm và/hoặc
khác phòng giặt ổ cắm vòi sen
điện
2
Hình P6 : Lưới điện với CB đầu vào có bảo vệ so lệch tạo trễ ngắn, dạng S

1.4 Các mạch điện


5 3 4
Phân lộ
Các tiêu chuẩn quốc gia thường khuyến cáo phân nhánh mạch theo số các
phạm trù sử dụng trong lưới điện liên quan (xem Hình P8):
300 mA 30 mA 30 mA 30 mA ■ Ít nhất 1 lộ cho chiếu sáng. Mỗi lộ cung cấp điện cho nhiều nhất 8 điểm chiếu
sáng
■ Ít nhất 1 lộ cho ổ cắm cỡ 10/16A. Mỗi lộ cung cấp điện cho khoảng 8 ổ. Các ổ
có thể đơn hoặc đôi (1 đôi bao gồm 2 ổ cỡ 10/16A lắp trên cùng 1 đế chung
hoặc gắn trong hộp, tương tự như cho ổ đơn)
■ 1 lộ cho từng thiết bị như máy đun nước nóng, máy giặt, máy rửa chén, bếp
Phòng tắm và/hoặc
vòi sen điện, tủ lạnh v.v... số lượng ổ cắm 10/16A (hoặc tương tự) và các điểm chiếu
sáng cố định được khuyến cáo, tương ứng với việc dùng chúng cho các loại
phòng ở khác nhau đã được ước tính và chỉ định trong Bảng P9.
Mạch ổ cắm
điện
Dây bảo vệ
Mạch nguy hiểm IEC và đa số các tiêu chuẩn quốc gia đòi hỏi mỗi mạch đều có dây bảo vệ. Điều
Các mạch khác (máy rửa chén)
này là cần thiết cho các thiết bị và dụng cụ được lắp đặt cố cách điện loại I. 
thường rất phổ biến. Dây bảo vệ cần nối với chân tiếp đất của mỗi ổ cắm, và
Hình P7 : Lưới điện có CB đầu vào không có bảo vệ nối đầu tiếp đất của thiết bị cách điện loại I với cực nói đất chung tại điểm đầu
so lệch của lưới.
Ngoài ra, các ổ cắm 10/16A cần được trang bị nắp đậy lỗ cắm.

Tiết diện dây dẫn (xem Hình P10)


Tiết diện dây và dòng định mức của thiết bị bảo vệ phụ thuộc vào dòng điện,
nhiệt độ môi trường, kiểu lắp đặt và ảnh hưởng của mạch lân cận (xem
chương G).
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
1 Lắp Đặt Điện Dân Dụng

Hơn thế nữa, dây pha, dây trung tính và dây bảo vệ cần có cùng tiết diện (giả sử
Phân phối và phân lộ mạch điện sẽ tạo sự cùng cố chung vật liệu, như tất cả đều bằng đồng hay bằng nhôm).
thuận tiện và điều kiện dễ dàng cho định vị sự Bảng P11 chỉ ra các tiết diện yêu cầu cho thiết bị thông dụng
cố Thiết bị bảo vệ 1 pha + N với kích thước 2 X 9mm thỏa các yêu cầu về cách ly
và ghi kèm dòng định mức và kích cỡ dây.

1.5 Bảo vệ quá điện áp và chống sét


Lựa chọn thiết bị bảo vệ quá áp được trình bày trong chương J
Các quy tắc lắp đặt
Ba quy tắc chính cần được tuân thủ:
1 - Khi lắp đặt bộ chống sét các độ dài dây cáp sau đây phải nhỏ hơn 50cm :
■ Từ các dây nóng nối tới dao cách ly





Ổ cắm Chiếu sáng Sưởi Máy Thiết bị (1) Trong đó 2 ổ cắm cho bề mặt làm việc, 1 ổ cho mạch chuyên dùng: bổ
điện đốt nóng giặt Nấu nướng sung thêm một ổ cắm độc lập 16 /20A cho bếp điện, hoặc hộp nối hoặc ổ
32A cho mạch chuyên dùng
Hình P8 : Phân lộ theo sử dụng
Hình P9 : số tối thiểu các điểm chiếu sáng và ổ cắm được khuyến cáo trong lưới dân dụng

IEC và các tiêu chuẩn quốc gia yêu cầu tất cả ■ Từ dao cách ly đến bộ chống sét
các mạch điện đều có dây bảo vệ ■ Từ bộ chống sét tới thanh nối đất của tủ phân phối chính (MDB) (không được lẫn
lộn với dây nối đất chính (PE) hoặc cực nối đất chính của lưới).
Thanh nối đất của MDB cần được đặt trong cùng ngăn với bộ chống sét
2 - Nhất thiết phải dùng bộ dao cách ly được nhà chế tạo bộ chống sét giới thiệu.
3 - Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện, CB cần có dạng định thì hoặc chọn lọc.

Hình P10 : Cầu dao tự động (CB) 1 phase + N - rãnh 2 X 9 mm


P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
1 Lắp Đặt Điện Dân Dụng

Tiết diện dây Thiết bị bảo vệ


dẫn

16 A
10 A

CB 25 A
Cầu chì 20 A

Mạch tải riêng biệt


CB 25 A
Cầu chì 20 A

CB 25 A
Cầu chì 20 A

CB 25 A
Cầu chì 20 A

CB 40 A
Cầu chì 32 A

CB 16 A
Cầu chì 10 A

(1) Trong mạch 3 pha 230/400 V, tiết diện dây là 4 mm2 đối với đồng hoặc 6 mm2 đối với nhôm, và bảo vệ được đảm bảo
bởi CB 32 A hoặc cầu chì 25A

Hình P11 : Tiết diện dây và dòng định mức của các thiết bị bảo vệ cho lưới dân dụng (con số trong ngoặc là do dây nhôm)


P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
2 Phòng Tắm Bồn Và Vòi Sen

Phòng tắm, bồn và vòi sen là những nơi có mức nguy hiểm cao do điện trở
người thấp khi bị ướt hoặc ngâm trong nước.
Do đó các biện pháp an toàn phải được sử dụng một cách nghiên túc và những
quy phạm cũng nghiêm ngặt hơn so với hầu hết các vị trí khác.
Tiêu chuẩn sử dụng là IEC60364-7-701.

Các biện pháp cần tuân thủ dựa trên ba phương diện sau:
■ Cần xác định vùng (đánh số 0, 1, 2 và 3) nơi có sự hạn chế nghiêm ngặt hoặc
cấm việc lắp đặt thiết bị điện, và nếu cho phép thì cần có các quy định bảo vệ cơ
và điện
■ Thiết lập nối đẳng thế giữa vỏ kim loại thiết bị và vật dẫn tự nhiên ở trong
những vùng liên quan
■ Tuân thủ các yêu cầu được quy định cho mỗi vùng đặc biệt, như trong bảng
mục 3

2.1 Phân loại các vùng


Theo mục 701.32 của tiêu chuẩn IEC 60364-7-701 quy định các vùng 0, 1, 2 và 3
như ở họa đồ dưới đây (xem Hình P12 đến Hình P18 các trang kế bên và trang
sau):

Vùng 1* Vùng 1*
Vùng 2 Vùng 3
Vùng 2 Vùng 3
Vùng 0 Vùng 0

0.60 m 2.40 m
2.40 m
0.60 m

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

2.25 m
Vùng 1

Vùng 0

0.60 m 2.40 m
 (*) Vùng 1 nằm trên bồn tắm như trình bày trên mặt cắt đứng

Hình P12 : Vùng 0, 1, 2 và 3 lân cận bồn tắm


P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
2 Phòng Tắm Bồn Và Vòi Sen

Vùng 0 Vùng 0
Vùng 3 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Vùng 1 Vùng 2

0.60 m 2.40 m 2.40 m


0.60 m

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

2.25 m
Vùng 1

Vùng 0

0.60 m 2.40 m

Hình P13 : Vùng 0, 1, 2, 3 gần với vòi sen

Đầu vòi sen Đầu vòi sen


cố định cố định (1)
(1) 0.60 m 0.60 m
Vùng 1 Vùng 1
0.60 m
0.60 m Vùng 2
Vùng 2

2.40 m 2.40 m
Vùng 3 Vùng 3

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

2.25 m

(1) Khi vòi sen ở đầu của một ống mềm (dẻo), trục trung tâm thẳng đứng của một vùng
sẽ đi qua đầu cố định của ống mềm này.

Hình P14 : Các vùng 0, 1, 2 và 3 lân cận vòi sen không có bể chứa


0.60 m

Buồng tắm
Vòi sen
Kiểu lắp ghép

0.60 m

Hình P15 : Không cho phép đặt công tắc hoặc ổ cắm trong vòng 60cm cách cửa mở của
buồng tắm vòi sen
2 Phòng Tắm Bồn Và Vòi Sen
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác

Các loại Các loại


ảnh hưởng ảnh hưởng
ngoại ngoại

AD 3 Vùng 3 AD 3
BB 2 BB 2
BC 3 Các buồng thay quần áp (vùng 2) BC 3

AD 3 AD 3
BB 3
WC BB 2
BC 3 BC 3
AD 7
BB 3
BC 3
Các phòng tắm vòi sen (vùng 1)

Hình P16 : Các phòng tắt riêng với buồng thay quần áo

Các loại Các loại


ảnh hưởng ảnh hưởng
ngoại ngoại

h < 1.10m Buồng thay quần áo


h < 1.10m
AD 5 AD 5
1.10m < h < 2.25m Vùng 2 1.10m < h < 2.25m
AD 3 AD 3
BB 3 BB 3
BC 3 BC 3

AD 7 Vùng 1 AD 3
BB 3 WC BB 2
BC 3 BC 3

Hình P17 : Các phòng tắm vòi sen riêng với các buồng thay quần áo cách ly

Các loại Các loại


ảnh hưởng ảnh hưởng
ngoại ngoại

h < 1.10m
AD 3 Phòng thay quần áo AD 5
BB 2 1.10m < h < 2.25m
BC 3 Vùng 2
AD 3
BB 3
BC 3

h < 1.10m
AD 5 AD 7
1.10m < h < 2.25m BB 3
AD 3 Vùng 2 Vùng 1 BC 3
BB 3
BC 3

P10
Hình P18 : Các phòng tắm vòi sen tập thể và các phòng thay quần áo tập thể

Lưu ý: Các loại ảnh hưởng ngoại (xem Hình E46).


P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biết khác
2 Phòng Tắm Bồn Và Vòi Sen

2.2 Liên kết đẳng thế (Xem hình. P129)

Các ống bằng


Đến điện cực kim loại
nối đất
h ≤ 2m

Ống thoát nước

Ống ga
Ổ cắm điện
Lò sưởi

Chiếu sáng

Bốn bằng kim loại Các dây dẫn đẵng thế Khung cửa
cho phòng tắm bồn bằng kim loại

Hình P19 : Liên kết đằng thế bổ sung cho phòng tắm bồn

2.3 Các yêu cầu được quy định cho mỗi vùng
Các bảng ở mục 3 mô tả cách áp dụng các nguyên tắc đã đề cập ở trên và
trong các trường hợp tương tự hoặc có liên quan.

11
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác
3 Các Khuyến Cáo Áp Dụng Cho
Lưới Có Vị Trí Đặc Biệt

Bảng P20 sau đây tổng kết các yêu cầu chính được mô tả trong nhiều tiêu
chuẩn quốc qua và quốc tế.
Lưu ý: Các mục cho trong ngoặc là các mục trong tiêu chuẩn IEC 60364-7

Nguyên tắc bảo vệ Thiết bị đóng cắt Các vật liệu




■ Sơ đồ TT hoặc TN-S Cần gạt thao tác thiết bị Bảo vệ bởi
■ Bảo vệ so lệch đóng cắt và các thiết bị RCD 30 mA
□ 300 mA nếu điện trở điện cực nối tương tự trong các tủ
đất 80 ohms, tác động cắt tức thời phân phối phải được lắp
hoặc định thì ngắn (loại S) cách sàn từ 1 đến 1.80m
□ 30 mA nếu điện trở điện cực nối đất
≤ 500 ohms
□ Bộ chống sét đặt ở điểm đầu của
lưới nếu :
□ Được cấp nguồn từ dây trên không
với thanh dẫn, và nếu
□ Mức dông sét > 25
■ Dây bảo vệ (PE) có trên tất cả các
mạch
Kết nối đẳng thế bổ sung trong các
vùng 0,1,2 và 3
Loại II được Các dụng cụ đặc biệt
hạn chế đến
tối thiểu
Các dụng cụ đặc biệt
Bình nước nóng

Các dụng cụ đặc biệt


Bình nước nóng chiếu
sáng loại II

Kết nối đẳng thế bổ sung trong các


vùng 0,1, và 2
Các dụng cụ đặc biệt

Loại II được Các dụng cụ đặc biệt


hạn chế
đến tối thiểu
Chỉ có ổ cắm được bảo vệ bởi:
■ RCD 30 mA hoặc
■ Cách ly điện hoặc
■ SELV50 V
Thích ứng với nhiệt độ

Bảo vệ bởi
RCD 30mA
Giới hạn điện áp quy ước Ui. Bảo vệ bởi
giảm đến 25 V RCD 30mA
Bảo vệ chống cháy bằng RCD
P12 500mA
Bảo vệ cho:
■ Dụng cụ di động bởi:
□ SELV hoặc
□ Cách ly điện
■ Đèn cầm tay
□ Bởi SELV
■ Dụng cụ cố định bởi
□ SELV
□ Cách ly điện
□ RCD 30 mA
□ Kết nối đẳng thế bổ
sung đặc biệt

Hình P20 : Các yêu cầu chính được mô tả trong nhiều tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế (tiếp theo ở trang bên)

*SELV (Super Extra Low Voltage): Điện áp siêu thấp


3 Các Khuyến Cáo Áp Dụng Cho
P - Lắp đặt điện dân dụng và các vị trí đặc biệt khác

Lưới Có Vị Trí Đặc Biệt

Các vật liệu


lắp đặt

Cáp mềm dài 25m Ổ cắm cần phải


được đặt ở độ cao
cách sàn từ 0,80m
đến 1,50m. Bảo vệ
bởi RCD 30mA (1
RCD cho 6 ổ cắm)

Bảo vệ bởi RCD


30mA (1 RCD cho
6 ổ cắm)

Chỉ bảo vệ trễ ngắn Bảo vệ các mạch


(từ) đối với mạch sơ bằng các tác động
cấp của máy biến áp từ nhiệt một đến ba
hạ/ hạ. cho 1 mạch
Giám sát tải phía thứ
cấp và nhiệt độ máy
biến áp
Bảo vệ bởi RCD
30mA

Bảo vệ bởi RCD


30mA

Bảo vệ bởi RCD


30mA

RCD 30mA phải


được dùng cho tất
cả các ổ cắm cung
cấp cho thiết bị nằm
ngoài phương tiện.
P13
Hình P20 : Các yêu cầu chính được mô tả trong nhiều tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
Chương Q
Tương hợp điện từ (EMC)

1 Phân phối điện Q2

2 Q3

3 Q5
Q5
Q5
Q7
Q7
Q8
Q11
Q11
Q12
Q15

4
Q16
Q16
Q17
Q18
Q19
Q20

5
Q22
Q22
Q22

Q1
Q - Tương hợp điện từ
1 Phân Phối Điện

Việc bố trí hệ thống nối đất phải được lựa chọn chính xác nhằm đảm bảo an
toàn về người và tài sản. Cần xem xét đến mối liên quan về tương hợp điện từ
(EMC) đến các tính năng của các hệ thống khác nhau. Hình Q1 dưới đây giới
thiệu tóm tắt các đặc tính chính của các sơ đồ nối đất.
Tiêu chuẩn Châu Âu khuyến cáo rằng (xem EN 50174-2 § 6.4 và EN 50310 §
6.3), với mọi công trình bao gồm các thiết bị công nghệ thông tin (kể cả thiết bị
viễn thông), thì hệ thống TN-S sẽ ít bị các vấn đề về EMC nhất.

TN-S IT TN-C
Tốt
Phải đảm bảo tính liên tục của dây PE trong toàn mạng điện

Dòng bé đối với sự cố lần Dòng sự cố có giá trị
1 (< vài chục mA), nhưng cao (khoảng 1kA)
lớn đối với sự cố lần 2

Tốt

Kém (không nên dùng)


Tác động EMC - Ít có vấn đề về đẳng
thế - Dây trung tính và dây
- Cần quản lý các thiết PE dùng chung lả 1 sợi
bị với các dòng rò cao - Dòng nhiều chạy trên
- Dòng sự cố có giá trị các dây dẫn trần (bức
cao (nhiều quá độ) xạ từ trường cao)
- Dòng sự cố có giá trị
cao (nhiều quá độ)

Hình Q1 : Các đặc tính chính của các sơ đồ nối đất

Khi một công trình bao gồm nhiều thiết bị có công suất lớn (động cơ, máy điều
hòa nhiệt độ, thang máy, các thiết bị điện tử... v.v...), nên lắp đặt 1 hay nhiều
máy biến áp đặc biệt dùng riêng cho các hệ thống này. Hệ thống phân phối
điện phải dùng dạng hình tia và tất cả các lộ ra phải xuất phát từ các tủ đóng
cắt hạ thế chính
Các hệ thống thiết bị điện tử (giám sát/điều khiển, điều chỉnh, thiết bị đo
lường...v.v...) phải được cấp điện từ các máy biến áp chuyên dụng trong sơ đồ
TN-S.

Máy biến áp

Q2
Chiếu sáng

Điều hòa không khí

Thiết bị Thiết bị Thiết bị Thiết bị Thiết bị Thiết bị


gây nhiễu Nhạy cảm gây nhiễu nhạy cảm gây nhiễu nhạy cảm

Không nên áp dụng Có thể chấp nhận Tối ưu


Hình Q2 : Khuyến nghị cùng các hệ thống phân phối tách riêng
2 Các Nguyên Tắc Nối Đất Và
Q - Tương hợp điện từ

Cấu Trúc

Phần này liên quan đến nối đất và nối đẳng thế các thiết bị công nghệ thông tin
và những thiết bị cần kết nối với nhau với mục đích truyền tín hiệu.
Hệ thống nối đất được thiết kế để đáp ứng nhiều chức năng. Chúng có thể độc
lập hay hoạt động cùng với nhau để thực hiện một hay nhiều những mục tiêu
sau :
■ An toàn cho người tránh các mối nguy hiểm về điện
■ Bảo vệ các thiết bị khỏi các mối nguy cơ về điện
■ Cho các tín hiệu có chất lượng cao, đáng tin cậy để tham khảo
■ Đặc tính tương hợp điện từ (EMC) thỏa đáng
Thường một hệ thống nối đất được thiết kế và lắp đặt sao cho đạt được một tổng
trở thấp có khả năng làm lệch hướng dòng sự cố và dòng tần số cao khỏi các
thiết bị và hệ thống điện từ. Có nhiều cách lắp đặt các kiểu sơ đồ nối đất khác
nhau và các sơ đồ đó cần phải tuân thủ một số điều kiện kỹ thuật đặc biệt (không
phải lúc nào cũng tuân thủ trong các công trình thông thường). Các khuyến cáo
trong phần này sẽ tập trung nhấn mạnh vào các công trình đặc biệt như thế.
Với các mạng điện chuyên dụng và mạng điện công nghiệp, một lưới liên kết
chung (CBN) có thể hữu ích để đảm bảo tốt hơn đặc tính EMC, cần chú ý các
điểm sau đây:
■ Hệ thống thiết bị kỹ thuật số và công nghệ mới
■ Tuân thủ các yêu cầu về EMC của EEC 89/336 (bức xạ và miễn nhiễm)
■ Số lượng lớn các thiết bị điện
■ An toàn và bảo vệ hệ thống ở mức độ cao, cũng như là độ tin cậy và/hoặc độ
khả dụng.
Tuy nhiên, với các công trình dân dụng, nơi cố một số lượng hạn chế thiết bị
điện được sử dụng, giải pháp là áp dụng một mạng đẳng thế cách ly
(IBN-isolated bonding network), hoặc tốt hơn nên dùng một lưới nối IBN.
Ngày nay người ta nhận ra rằng các điện cực nối đất chuyên dụng độc lập - mỗi
điện cực dùng cho một mạng lưới nối đất riêng biệt - là một giải pháp không
những không thể chấp nhận theo quan điểm của EMC, mà còn đại diện cho một
mối nguy hiểm nghiêm trọng. Tuỳ theo quốc gia, các quy chuẩn xây dựng sẽ
cấm các hệ thống như vậy.
Theo quan điểm muốn đạt được an toàn về EMC, việc dùng một hệ thống tiếp
đất riêng biệt “sạch sẽ” cho các thiết bị điện tử và một mạng lưới nối đất “bẩn”
khác cho hệ thống điện bình thường là không nên, ngay cả khi chỉ sử dụng một
điện cực nối đất duy nhất (xem hình Q3 và Hình Q4). Trường hợp bị sét đánh,
dòng sự cố hay nhiễu tần số cao HF, cũng như các dòng điện quá độ sẽ chạy
qua mạng điện. Bởi thế, điện áp quá độ sẽ được tạo ra và dẫn đến hư hỏng hay
phá hủy mạng điện. Nếu việc lắp đặt và bảo trì được thực hiện đúng cách,
phương pháp này có thể đáng tin cậy (ở tần số điện), nhưng nói chung là không
thích hợp cho mục đích EMC và nói chung không khuyến cáo sử dụng .

Chống set van


Mạng nối đất Mạng nối đất
"Sạch" điện cung cấp


Tách rời các điện cực nối đất

Hình Q3 : Các điện cực nối đất độc lập, một giải pháp thường không thế được chấp
nhận vì các lý do an toàn và EMC

Chống set van


Mạng nối đất Mạng nối đất
"Sạch" Điện cung cấp

Một
Mộtđiện
điệncực
cựcnối
nốiđất
đấtlớn
lớn

Hình Q4 : Lắp đặt 1 điện cực nối đất duy nhất


2 Các Nguyên Tắc Nối Đất Và
Q - Tương hợp điện từ

Cấu Trúc

Cấu hình đề nghị cho hệ thống nối đất và các cực nối là hai hoặc ba điện
cực (xem hình. Q5). Cách tiếp cận này được khuyên dùng cho mục đích sử
dụng tổng quát, theo

Yêu cầu nối đẳng thế đối với


tòa nhà nhiều tầng
Chống set van
Nối đất "Điện cung cấp" và "Hệ
thống thông tin" khi cần biết

Liên kết nhiều điện cực nối đất

Hình Q5 : Lắp đặt nhiều cực nối đất

quan điểm cả về an toàn và EMC. Khuyến cáo này không loại trừ các cấu hình khác
đặc biệt là cũng phù hợp nếu nó được bảo trì một cách thích hợp .
Trong một công trình điển hình cho một tòa nhà nhiều tầng, mỗi tầng cần phải có
mạng nối đất riêng (thường là một mạng lưới) và tất cả các mạng phải này phải
được kết nối liên thông với nhau và nối với điện cực nối đất. ít nhất phải có hai kết
nối (được xây dựng dự phòng) để đảm bảo rằng, nếu một dây bị đứt, thì sẽ không
có phần nào của mạng lưới nối đất bị cô lập.
Thực tế có nhiều hơn hai kết nối được thực hiện để đạt được dòng điện đối xứng
tốt hơn, nhờ đó sẽ giảm sự khác biệt về điện áp và tổng trở tổng thế giữa các tầng
khác nhau trong tòa nhà.
Các đường dẫn song song có các tần số cộng hưởng khác nhau. Nếu có một nhánh
có tổng trở cao, nó thường sẽ là nhánh mắc song song với một nhánh khác với một
tần số cộng hưởng khác. Tóm lại, trên một phổ tần số rộng (vài chục Hz và MHz),
số lượng lớn các nhánh sẽ đem lại một hệ thống có tổng trở thấp (xem hình Q6).
Hình Q6 : Mỗi tăng có 1 lưới và các ô lưới được liên kết Mỗi phòng trong tòa nhà phải có dây dẫn nối đất nhằm tạo ra liên kết đẳng thế giữa
nhiều điểm giữa các tầng khác nhau. Các lưới của các sàn các thiết bị và các hệ thống, các đường cáp, hệ thống ống dẫn (trunking) và cấu trúc
nối đất sẽ được gia cố thêm khi cần thỏa mãn các điều kiện toà nhà. Hệ thống này có thể được gia cố thêm bằng việc kết nối các ống kim loại,
của một lĩnh vực nào đó máng nước, đế đỡ, khung sườn, v.v... Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng
hạn như với phòng điều khiển hoặc các máy tính lắp đặt trên sàn bị nhiễu, mặt
phẵng nối đất chuẩn hoặc các thanh nối đất trong khu vực có hệ thống điện từ có
thể được sử dụng để cải thiện việc nối đất cho các thiết bị nhạy cảm và bảo vệ cho
cáp liên kết.

Q4
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

3.1 Nối đẳng thế bên trong và bên ngoài các tòa nhà
Các mục tiêu cơ bản của nối đất và nối đẳng thế là :
■ An toàn
Xét theo giới hạn của điện áp tiếp xúc và đường khép mạch của dòng sự cố
■ EMC
Bằng cách tránh sự khác biệt về điện thế và cung cấp một hiệu ứng màn chắn.
Không thể tránh khỏi dòng rò trong một lưới nối đất. Không thể loại trừ được tất cả
các nguồn gây nhiễu trong 1 công trình. Cũng không thể tránh khỏi mạch vòng
xuống đất. Khí một từ trường tác động đến một công trình, ví dụ như trường được
tạo ra bởi sét, sẽ hình thành sự khác biệt về điện thế trong các mạch vòng qua đất,
mạch vòng tạo bởi các dây dẫn khác nhau và dòng chạy qua hệ thống nối đất. Do
đó, mạng lưới nối đất bị tác động trực tiếp bởi bất kỳ hiện tượng đáng kể nào xảy ra
bên ngoài tòa nhà. Khi các dòng điện vẫn còn chạy trong hệ thống nối đất chứ
không chạy trong các mạch điện tử, chúng sẽ không gây hư hỏng. Tuy nhiên, khi
các hệ thống nối đất không đẳng thế, ví dụ như khi chúng được đấu Y tới các điện
cực nối đất, các dòng rò tần số cao HF sẽ chạy đến bất cứ nơi nào nó có thể, kể cả
trong các dây điều khiển. Thiết bị có thể bị nhiễu, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị phá
hủy.
Biện pháp duy nhất không tốn kém để chia dòng trong một hệ thống nối đất và duy
trì thỏa đáng các đặc tính đẳng thế là kết nối liên thông các mạng lưới nối đất lại
với nhau. Điều này góp phần làm tốt hơn liên kết đẳng thế trong hệ thống nối đất,
nhưng không loại bỏ được sự cần thiết của dây bảo vệ. Để đáp ứng các yêu cầu
pháp lý trên quan điểm an toàn cho người, dây bảo vệ với kích cỡ thoả đáng và
đồng nhất phải được duy trì ở vị trí giữa các phần của thiết bị và đầu cuối cực nối
đất. Hơn thế nữa, các ngoại lệ có thể có trong một tòa nhà có cấu trúc thép, một số
lượng lớn các dây dẫn xả sét của cột thu lôi hoặc hệ thống bảo vệ chống sét phải
được kết nối trực tiếp đến điện cực nối đất.

Sự khác biệt cơ bản giữa một dây bảo vệ (PE) và dây dẫn dòng sét xuống đất (dây
xả sét) là trên dây PE có dòng nội bộ chạy khép mạch về điểm trung tính của các
biến áp MV/ LV, trong khi đó dây xả sét mang dòng ngoài (từ bên ngoài công trình)
chạy về điện cực nối đất.

Trong các toà nhà, người ta khuyên nên kết nối lưới nối đất với tất cả các cấu trúc
dẫn điện, cụ thể là các dầm kim loại và khung cửa, ống dẫn, ...v.v... Nói chung
hoàn toàn có thể kết nối vào đó các ống dẫn kim loại, khay cáp và lanhtô cửa,
đường ống, ống thông gió ...v.v...tại càng nhiều điểm càng tốt. Ở những nơi có
nhiều thiết bị và kích thước của lưới trong mạng liên kết lớn hơn 4 mét, nên thêm
vào một dây dẫn đẳng thế. Kích cỡ và kiểu của dây không có ý nghĩa quan trọng.

Bắt buộc phải nối liên thông các mạng lưới nối đất của các tòa nhà dùng chung 1
tuyến cáp nguồn, việc nối liên thông các mạng lưới nối đất phải được thực hiện
thông qua nhiều dây dẫn với tất cả các cấu trúc kim loại bên trong của các tòa
nhà hay liên kết các tòa nhà (với điều kiện là chúng không bị gián đoạn).

Trong một tòa nhà , các mạng lưới nối đất khác nhau (thiết bị điện tử, máy tính,
viễn thông,..v.v...) phải được nối liên thông với nhau để tạo thành một mạng liên
kết đẳng thế duy nhất.

Mạng nối đất này phải được kết nối thành càng nhiều mắc lưới càng tốt. Nếu
mạng nối đất là đẳng thế, sự khác biệt về điện thế giữa các thiết bị viễn thông sẽ
thấp và phần lớn các vấn đề EMC sẽ không xuất hiện. Sự khác biệt về điện thế
cũng bị giảm đi trong trường hợp cố sự cố về cách điện hoặc bị sét đánh.

Nếu không thể đạt được điều kiện đẳng thế giữa các tòa nhà hoặc nếu khoảng
cách giữa các tòa nhà lớn hơn 10 mét, người ta khuyến cáo nên sử dụng sợi 
quang học cho các đường dây thông tin liên lạc và dây có cách điện galvanic cho
hệ thống đo lường và truyền thông.

Nếu hệ thống cung cấp điện dùng sơ đồ IT hay TN-C thì những biện pháp này là
bắt buộc

3.2 Cải thiện các điều kiện đẳng thế

Các mạng nói đẳng thế


Ngay cả khi các mạng liên kết lý tưởng được làm bằng tấm kim loại hoặc mắt lưới
thuần túy, kinh nghiệm cho thấy rằng đối với phần lớn các loại nhiễu , mắt lưới với
kích thước 3 mét mới đủ để tạo ra một mạng lưới liên kết đẳng thế.
Ví dụ về các mạng lưới liên kết khác nhau được thể hiện trong hình Q7 ở trang
tiếp theo. Cấu trúc đề nghị tối thiểu bao gồm một dây dẫn (ví dụ cáp đồng hoặc
dải) vòng quanh chu vi phòng.
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

IBN Lưới BN
PE

Lưới IBN Lưới BN

Lưới cục bộ Lưới cục bộ


IBN
Thanh dẫn

Cấu trúc dạng cây


IBN

Nối sao (IBN)


CBN

BN: Mạng nối đẳng thế


CBN: Mạng nối đẳng thế chung
IBN: Mạng nối đẳng thế tách riêng biệt

Hình Q7 : Ví dụ về các hệ thống đẳng thế

Chiều dài dây nối giữa một phần cấu trúc công trình và mạng liên kết không được
vượt quá 50cm và dây nối bổ sung phải được lắp đặt song song cách dây đầu một
khoảng cách nhất định. Điện cảm của các đường nối giữa thanh nối đất của tủ
điện với các thiết bị điện và mạng đẳng thế (xem bên dưới) nên bé hơn một μH
(nếu có thể thỉ 0,5 μH).
Ví dụ, có thể sử dụng một dây dẫn đơn 50 cm hoặc hai dây dẫn song song dài 1
mét, lắp đặt cách nhau một khoảng tối thiểu (ít nhất là 50 cm) để làm giảm hỗ cảm
giữa hai dây.
Nếu có thể, các kết nối với mạng đẳng thế nên được nối tại chỗ giao nhau để các
dòng HF được chia theo bốn hướng mà không cần kéo thêm dây nối. Thông tin về
các dây nối đẳng thế không phải là quan trọng, nhưng nếu có thì tốt hơn. Các dây
dẫn cũng phải càng ngắn càng tốt.
Đấu song song các dây nối đất (PEC)
Mục đích của một dây dẫn nối đất song song là giảm dòng nhiễu dạng đồng pha
chạy trong các dây dẫn, cũng nhằm dẫn tín hiệu nhiễu dạng So lệch (tổng trở ở
dạng đồng pha và diện tích bề mặt của vòng nối đất cũng được giảm).
Dây dẫn nối đất song song phải được thiết kế chịu được dòng điện có trị số cao khi
nó được dùng để bảo vệ chống sét hoặc để khép mạch vòng sự cố. Khi vỏ bọc cáp
được sử dụng như một dây nối đất song song, nó không thể chịu được dòng cao
như vậy, giải pháp là kéo cáp dọc theo các phần cấu trúc kim loại hoặc đường dẫn
cáp, mà sau đó chúng sẽ hoạt động như các dây dẫn nối đất song song khác cho
Q toàn bộ dây cáp.
Một khả năng khác là kéo cáp có vỏ bọc gần với dây dẫn nối đất song song lớn, vỏ
bọc cáp và dây nối đất song song phải được nối với nhau ở mỗi đầu cuối và nối
đến đầu nối đất tại chỗ của thiết bị hoặc máy móc.
Đối với các khoảng cách rất xa, tại những cách khoảng khác nhau giữa các thiết bị,
người ta khuyến cáo rằng nên có thêm những liên kết phụ giữa các dây dẫn nối đất
song song. Các mối nối bổ sung này tạo ra đường khép mạch ngắn hơn cho các
dòng nhiễu chạy vào các dây dẫn nối đất song song. Đối với các khay cáp hình chữ
U, kết nối bổ sung của phần màn chắn và các ống nên thực hiện bên ngoài để duy
trì sự tách biệt với phần bên trong (hiệu ứng “màn chắn”).
Dây nối đẳng thế
Dây nối đẳng thế có thể là dài kim loại, các dây dẫn tròn hay vặn xoắn. Đối với các
hệ thống tần số cao, dải kim loại và dây vặn xoắn phẳng được ưa chuộng hơn
(hiệu ứng bề mặt) vì dây dẫn tròn có tổng trở cao hơn so với dây phẳng cùng tiết
diện cắt ngang. Nếu có thể, tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng không nên vượt quá 5.
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

3.3 Cách ly cáp


Việc cách ly về mặt vật lý của cáp dẫn dòng cao và dẫn dòng thấp là rất quan
trọng đối với tương hợp điện từ, đặc biệt nếu cáp dòng thấp không có vỏ bảo vệ
hoặc phần vỏ bảo vệ không kết nối với vỏ dẫn điện (ECP). Độ nhạy của các
thiết bị điện tử phần lớn được xác định bằng hệ thống cáp đi kèm.
Nếu không cách ly (các loại cáp khác nhau đi trong các đường cáp riêng biệt,
tạo khoảng cách tối thiểu giữa các cáp dòng cao và dòng thấp, các loại đường
dẫn cáp,..v.v..), móc vòng kiểu điện từ sẽ đạt mức tối đa. Trong điều kiện này,
thiết bị điện tử sẽ nhạy cảm với các nhiễu tương hợp điện từ chạy trong các dây
cáp bị ảnh hưởng.
Hệ thống thanh dẫn dạng kênh dẫn như Canalis hoặc các ống thanh dẫn được
khuyên dùng ứng với công suất định mức lớn. Mức độ của bức xạ từ trường khi
dùng các loại hệ thống kênh dẫn thấp hơn từ 10 đến 20 lần so với dùng cáp tiêu
chuẩn hay dây dẫn. Cần xem xét đến các khuyến cáo trong “Kéo cáp” và
“Khuyến nghị về đi dây”.

3.4 Các sàn giả


Bao gồm các sàn dạng lưới tạo đẳng thế cho khu vực và nhờ đó phân chia và làm
giảm nhiễu do dòng điện tần số thấp (LF).
Hiệu ứng màn che của một sàn giả bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tính đẳng thế của
nó. Nếu tiếp xúc giữa các tấm sàn kém (ví dụ như miếng đệm cao su chống tĩnh
điện), hoặc nếu tiếp xúc giữa các giá đỡ bị lỗi (do ô nhiễm, ăn mòn, nấm
móc, ..v.v… hoặc nếu không có giá đỡ), cần phải thêm vào một lưới đẳng thế.
Trường hợp này, nó đủ để đảm bảo có các liên kết điện hiệu quả giữa các cột đỡ
bằng kim loại. Các kẹp nhỏ có lò xo có sẵn trên thị trường thường được dùng để
kết nối các cột kim loại vào lưới đẳng thế. Lý tưởng nhất là mỗi cột đều được kết
nối, nhưng thường thì chỉ cần kết nối mỗi cột ở các hướng khác nhau là đủ. Một
lưới kích thước cỡ 1,5 đến 2 mét là phù hợp trong nhiều trường hợp. Tiết diện dây
đồng được khuyến cáo là 10mm2 trở lên. Thường người ta sử dụng một dải phẵng.
Để giảm thiểu các tác động của hiện tượng ăn mòn, khuyến cáo nên sử dụng loại
bằng đồng mạ thiếc (xem hình Q8).
Tấm sàn dạng lắp ghép hoạt động giống sàn loại thông thường khi chúng có cấu
trúc thép dạng ô lưới.
Cần phải bảo dưỡng thường xuyên cho các tấm sàn phẳng, thường là khoảng năm
năm 1 lần (tùy thuộc vào loại tấm sàn và môi trường, bao gồm cả độ ẩm, bụi và ăn
mòn). Các đệm cao su hoặc nhựa chống tĩnh điện cũng phải được bảo trì, tương tự
như các bề mặt chịu lực của các tấm sàn (làm sạch với sản phẩm làm sạch phù
hợp).

Sàn giả

Kẹp lò xo

Cột đỡ bằng kim loại


Tới 10 mm2

Hình Q8 : Thi công sàn giả


Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

3.5 Đi cáp
Việc lựa chọn vật liệu và hình dạng của nó phụ thuộc vào các tiêu chuẩn sau:
■ Sự khắc nghiệt của môi trường EM dọc theo tuyến cáp (gần nguồn truyền dẫn
hay bức xạ nhiễu điện từ)
■ Mức độ cho phép bức xạ và truyền dẫn
■ Loại cáp (có vỏ bọc ?, vặn xoắn ?, cáp quang ?)
■ Khả năng chịu đựng nhiễu điện từ của các thiết bị kết nối với hệ thống dây dẫn
■ Các ràng buộc môi trường khác (hóa chất, cơ khí, khí hậu, hỏa hoạn, v.v.)
■ Kế hoạch mở rộng trong tương lai của hệ thống dây dẫn

Đường dẫn cáp phi kim loại phù hợp trong các trường hợp sau đây:
■ Môi trường điện từ ở mức thấp , dạng liên tục
■ Một hệ thống dây điện với mức độ phát xạ thấp
■ Các tình huống nên tránh dùng máng cáp bằng kim loại (môi trường hóa học)
■ Các hệ thống sử dụng sợi quang học
Đối với máng cáp kim loại, hình dạng (hình phẳng, hình chữ U, ống, ..v.v.) quyết
định tổng trở đặc trưng hơn là tiết diện cắt ngang của chúng. Dạng kín thì tốt hơn
so với dạng mở vì chúng làm giảm móc vòng kiểu đồng pha. Máng cáp thường
có rãnh để cột các dây cáp, các rãnh này càng nhỏ càng tốt. Dạng gây ra ít vấn
đề nhất là là loại rãnh được cắt song song và cách khoảng so với dây cáp.
Không khuyến khích dạng rãnh cắt vuông góc với cáp (xem hình Q9).

Không nên Đúng Rất tốt


Hình Q9 : Đặc tính tương hợp điện từ của các loại máng cáp kim loại khác nhau

Trong những trường hợp nhất định, một máng cáp có tính tương hợp điện từ kém
có thể thích hợp nếu môi trường điện từ thấp, nếu cáp có vỏ bọc chắn hoặc sợi
quang được dùng, hoặc các máng cáp riêng biệt được sử dụng cho các loại dây cáp
khác nhau (điện, xử lý dữ liệu, ..v.v..)
Dự trữ không gian bên trong máng cáp cho một số lượng cáp xác định sẽ tăng thêm
là một ý tưởng tốt. Độ cao của các dây cáp phải thấp hơn so với các phần của máng
cáp như hình dưới đây. Các vỏ bọc cũng cải thiện đặc tính tương hợp điện từ của
máng cáp.
Trong máng cáp hình chữ U, từ trường giảm phía trong của hai góc. Điều đó giải
thích tại sao máng cáp sâu được ưa chuộng hơn (xem hình Q10).

Q

Không nên! Nên!

Phạm vi được bảo vệ chống trường điện từ ngoài

Hình Q10 : Lắp đặt các loại cáp khác nhau

Các loại cáp khác nhau (cấp điện và cáp nối công suất thấp) không nên lắp đặt
cùng một bó hoặc trong cùng một máng cáp. Máng cáp không bao giờ được lấp đầy
hơn một nửa sức chứa của nó.
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

Nên tách riêng các nhóm gây ảnh hưởng điện từ với các nhóm khác, hoặc sử
dụng vỏ bọc chắn hoặc bằng cách lắp đặt các loại cáp trong máng cáp khác
nhau. Chất lượng của vỏ bọc chắn xác định khoảng cách giữa các nhóm. Nếu
không có vỏ bọc chắn, khoảng cách phải được duy trì thích hợp (xem hình.
Q11)
Khoảng cách giữa dây cáp điện và cáp điều khiển phải bằng It nhất 5 lần bán
kính của cáp điện công suất lớn.

Cấm Đúng Lý tưởng

Cáp công suất


Mạch thứ nhất (tiếp điểm rơ le)
Điều khiển (số)
Đo lường (tương tự)

Hình Q11 : Khuyến nghị lắp đặt nhôm cáp trong các đường cáp kim loại

Các thành phần kim loại trong tòa nhà có thể được dùng cho mục đích tương
hợp điện từ Dầm thép (dạng L, H, U hoặc hình chữ T) thường hình thành một
cơ cấu tiếp đất không bị gián đoạn với số lượng rất lớn những phần nối ngang
dọc và các bề mặt có rất nhiều nối đất trung gian. Nếu có thể, cáp nên được
chạy dọc như dầm. Đặt bên trong góc thì tốt hơn so đặt trên các bề mặt bên
ngoài (xem hình Q12).

Khuyên dùng
Có thể chấp nhận
Không khuyên dùng

Hình Q12 : Khuyến nghị cách đặt cáp trên dầm thép

Cả hai đầu của máng cáp kim loại phải luôn được kết nối với điện cực nối đất
tại chỗ. Đối với máng cáp rất dài, cần thêm các kết nối phụ đến hệ thống nối
đất. Nếu có thể, khoảng cách giữa những kết nối này thường là không đều (đối
với hệ thống dây đối xứng) để tránh sự cộng hưởng ở các tần số giống nhau.
Tất cả các kết nối với hệ thống nối đất nên ngắn.
Có sẵn cả 2 loại máng cáp bằng kim loại và phi kim loại. Các giải pháp kim loại
có các đặc tính tương hợp điện từ tốt hơn. Một máng cáp (khay cáp, ống dẫn, 
giá đỡ cáp, .v.v..) phải có cấu trúc kim loại đồng nhất, liên tục từ đầu đến cuối.
Một máng cáp bằng nhôm có điện trở DC thấp hơn máng cáp mép có cùng
kích thước, nhưng tổng trở truyền (Zt) của thép giảm xuống ở tần số thấp hơn,
đặc biệt vì thép có độ từ thẩm tương đối μr cao. Cần phải cẩn trọng khi dùng
các loại kim loại khác nhau, bởi vì không được phép có các liên kết điện trực
tiếp trong một vài trường hợp nhất định để tránh bị ăn mòn. Trên quan điểm
của tương hợp điện từ đó có thể là một điều bất lợi. Khi thiết bị được nối với hệ
thống cáp không có vỏ bọc chắn thì không bị ảnh hưởng bởi nhiễu tần số thấp,
tính chất tương hợp điện từ của máng cáp phi kim loại có thể được cải thiện
bằng cách thêm một dây dẫn nối đất song song (PEC) bên trong máng cáp
này. Cả hai đầu dây phải được nối với hệ thống nối đất tại chỗ. Kết nối nên
được thực hiện đến phần kim toại có tổng trở thấp (ví dụ panel kim loại lớn của
vỏ thiết bị). Dây PEC nên được thiết kế chịu được dòng sự cố lớn và các dòng
dạng nhiễu đồng pha.
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

Thực hiện
Khi một máng cáp bằng kim loại được tạo thành từ một số phân đoạn ngắn, cần
chú ý đảm bảo tính liên tục bằng việc nối đẳng thế đúng các phần với nhau. Các
phần nên được hàn dọc theo tất cả các cạnh. Được phép thực hiện việc gắn chặt
cố định, kết nối bắt vít hoặc kẹp, miễn là các bề mặt tiếp xúc dẫn dòng điện (không
sơn hoặc phủ lớp cách điện) và được bảo vệ chống ăn mòn. Lực siết phải được
giám sát để đảm bảo đủ áp lực cho tiếp xúc điện giữa hai phần.
Khi chọn một dạng đặc biệt cho máng cáp, nên dùng nó cho toàn bộ chiều dài. Tất
cả các mối nối phải có tổng trở thấp. Một dây nối đơn giữa hai phần của máng cáp
tạo ra tổng trở tại chỗ cao sẽ làm mất hết các đặc tính tương hợp điện từ của nó.
Ở vài MHz, một dây nối dài 10 cm giữa hai phần của máng cáp sẽ làm giảm hệ số
suy giảm hơn một bội số của mười (xem hình Q13).
Mỗi lần thực hiện việc mở rộng hay sửa chữa, việc đảm bảo chúng được thực hiện

Không nên!

Không khuyên dùng!

Nên áp dụng!

Hình Q13 : Lắp đặt máng cáp kim loại

theo các quy tắc tương hợp điện từ là rất quan trọng (ví dụ như không bao giờ thay
thế một máng cáp kim loại bằng một máng cáp nhựa I).
Vỏ bọc cho máng cáp kim loại phải đáp ứng các yêu cầu tương tự như được áp
dụng cho chính máng cáp. Một vỏ bọc cần phải có một rất nhiều mối nối dọc theo
toàn bộ chiều dài. Nếu điều đó là không thể, phải kết nối máng cáp ít nhất là ở hai
đầu cuối bằng cách sử dụng các dây nối ngắn (ví dụ như dây vặn xoắn hoặc kết
nối dạng lưới).
Khi máng cáp bị gián đoạn vì đi qua một bức tường (ví dụ như tường chắn lừa),
phải sử dụng các kết nối trở kháng thấp giữa hai phần (xem hình Q14).

Q10

Không nên Chấp nhận được Tốt nhất

Hình Q14 : Khuyến nghị cách lắp đường cáp kim loại xuyên qua tường
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

3.6 Lắp đặt cáp có vỏ bọc chắn


Khi quyết định sử dụng cáp có bọc chắn, cần xác định cách vỏ bọc chắn sẽ được
nối đẳng thế như thế nào (kiểu nối đất, dây nối, cáp đầu vào, v.v.), nếu không sẽ
làm giảm đáng kể lợi ích của việc dùng loại cáp này. Để có hiệu quả, lớp bọc
chắn cần phải được nối đất theo gốc 360°. Hình Q15 dưới đây cho thấy các cách
khác nhau của việc nối đất vỏ bọc chắn của cáp.

Đối với máy tính và các liên kết kỹ thuật số, vỏ bọc chắn nên được kết nối ở mỗi
đầu của cáp.
Việc nối các vỏ bọc chắn rất quan trọng đối với tương hợp điện từ và các điểm
sau đây cần được lưu ý.
Nếu dùng cáp có vỏ bọc chắn nối các thiết bị cùng nằm trong khu vực có lưới
đẳng thế, vỏ bọc chắn phải được kết nối với vỏ dẫn điện (ECP) ở cả hai đầu của
cáp. Nếu các thiết bị không nằm trong cùng một khu vực có lưới đẳng thế, có một
số khả năng sau:
■ Chỉ nối 1 đầu cáp với ECPs thì rất nguy hiểm. Nếu xảy ra sự cố hỏng cách điện,
điện áp trong vỏ bọc chắn cáp có thể gây tử vong cho người vận hành hoặc phá
hủy các thiết bị. Ngoài ra, ở tần số cao, lớp vỏ bọc chắn cáp này hoàn toàn không
có hiệu quả.
■ Kết nối cả hai đầu cáp với ECPs cũng có thể nguy hiểm nếu xảy ra sự cố hỏng
cách điện. Một dòng điện lớn chạy trong vỏ bọc chắn và có thể gây hư hỏng nó.
Để hạn chế vấn đề này, một dây nối đất song song (PEC) phải được kéo cạnh
dây cáp có vỏ bọc chắn. Kích thước của PEC phụ thuộc vào dòng ngắn mạch ở
phần đã cho của mạng điện.

Tất cả mạch nối đẳng thế phải được làm bằng kim loại trần

Không cho phép Chấp nhận được


Vòng đệm, kẹp, v.v.

Thanh đẳng thế


được nối tới
Dây nối đẳng thể khung

Nối màn chắn không đủ = làm giảm tính hiệu quả

Đúng Lý tưởng
Vòng đệm, kẹp, v.v.

Tấm kim loại đẳng thế Miếng đệm cáp = vòng tròn tiếp xúc
với tấm kim loại đẳng thế

Hình Q15 : Thi công cáp có vỏ bọc

Rõ ràng là nếu công trình có một mạng nối đất kiểu mắt lưới tốt, vấn đề này sẽ 11
không phát sinh.

3.7 Mạng truyền thông


Mạng lưới truyền thông bao gồm thiết bị liên kết nhau và có khoảng cách lớn, lắp
đặt trong các phòng với hệ thống phân phối có thể có nhiều loại hệ thống nối đất
khác nhau. Ngoài ra, nếu các điểm khác nhau không được nối đẳng thế, dòng
quá độ lớn và những chênh lệch chủ yếu về điện thế có thể xảy ra giữa các thiết
bị khác nhau được nối vào mạng. Như đã nói trên, đây là trường hợp khi có sự cố
hỏng cách điện và sét đánh. Điện áp cách điện của điện môi (giữa dây dẫn mang
điện và phần vỏ dẫn điện) của các mạch giao tiếp được lắp đặt trong các máy tính
cá nhân (PC) hoặc PLC thường không vượt quá 500 V. Trong điều kiện tốt nhất,
khả năng chịu đựng có thể đạt 1,5 kV.
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

Với lắp đặt dạng ô lưới theo hệ thống TN-S và mạng thông tin tương đối nhỏ, mức
cách điện này chấp nhận được. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người ta khuyến
cáo nên thực hiện bảo vệ chống sét đánh (chế độ đồng pha và chế độ so lệch).
Loại cáp dùng trong thông tin liên lạc là một thông số quan trọng. Nó phải phù hợp
với kiểu truyền tín hiệu. Để tạo một liên kết truyền thông đáng tin cậy, cần kể đến
các thông số sau đây:
■ Trở kháng đặc trưng
■ Kiểu dây xoắn đôi hay cách đi dây khác
■ Điện trở và điện dung trên mỗi đơn vị chiều dài
■ Độ suy giảm tín hiệu trên một đơn vị chiều dài
■ Các loại vỏ bọc chắn được sử dụng
Ngoài ra, điều quan trọng là phải sử dụng các liên kết truyền dẫn đối xứng (so
lệch), bởi vì theo quan điểm tương hợp điện từ, chúng có đặc tính chống nhiễu cao
hơn. Tuy nhiên, trong các môi trường với điều kiện điện từ khắc nghiệt, hoặc với
các mạng truyền thông lớn, giữa các lắp đặt không đẳng thế hoặc chỉ đẳng thế rất
ít, trong kết nối với hệ thống IT, TT hoặc TN-C, đề nghị nhất thiết phải kết nối bằng
cáp quang.
Vì lý do an toàn, các cáp quang không được có các bộ phận kim loại (có nguy
cơ bị điện giật nếu các sợi cáp liên kết hai khu vực có điện thế khác nhau).

3.8 Lắp đặt chống sét van


Kết nối
Các dây nối phải càng ngắn càng tốt. Thực tế, một trong những đặc trưng thiết
yếu của bảo vệ thiết bị là mức điện áp tối đa ở các đầu cực mà thiết bị có thể chịu
được. Nên chọn một chống sét van với mức bảo vệ thích hợp cho các thiết bị
được bảo vệ (xem hình 16). Tổng chiều dài các kết nối là L = L1 + L2 + L3. Nó
tạo một trở kháng khoảng 1 μH / m ứng với dòng điện tần số cao.

di
Áp dụng quy tắc ΔU = L
dt

với sóng 8/20 ps và dòng 8 kA tạo nên điện thế 1.000 V trên mỗi mét cáp
(giá trị đỉnh).
8,103
ΔU = 1.10-6 x = 1000V
8,10-6

Tới thiết bị
L1

CB U1
ngắt mạch

L2
L = L1 + L2 + L3 < 50 cm
Tải được
Chống sét Van Up bảo vệ

Q12 L3 U2

Hình Q16 : Kết nối với thiết bị chống sét L< 50 cm

Tính được U thiết bị = Up + U1 + U2.

Nếu L1 + L2 + L3 = 50 cm, kết quả sẽ là một xung điện áp 500 V với dòng 8kA
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

Qui tắc đi dây


■ Qui tắc 1
Qui tắc đầu tiên là cần đảm bảo khoảng cách không quá 50 cm khi nối chống sét
van với CB đóng ngắt mạch của nó. Các kết nối với chống sét van được biểu diễn
trong hình Q17.

d1 d1

ộng
tác đ
mạc
h PRD SPD
tbị cắt nhan
h
Thiế

d2 d3

2/20)0)
kV(A8(/8
:065k5kA
aIInm:ax2
Up:1,40V
Uc:3

SPD

d3

cm 35cm
≤ 50
d2 + d3 2+ d3
d1 + d 1+d

Hình Q17 : SPD (thiết bị chống sét) với dao cách ly tách riêng hay tích hợp

■ Qui tắc 2
Lộ ra của các dây dẫn được bảo vệ phải được kết nối ngay tại các cực
của chống sét van và CB ngắt mạch (xem hình Q18).

Nguồn cung cấp Các dây dẫn được bảo vệ

L < 35 cm PRD tác động nhanh

Q13
Hình Q18 : Kết nối ngay tại các cực của SPD's
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

■ Qui tắc 3
Các dây pha, trung tính và dây PE lộ vào phải được ghép nối chặt chẽ
để giảm diện tích mạch vòng (xem hình Q19).

Cáp bình thường bị nhiễu bởi cáp lân cận Cáp bình thường được cách ly khỏi đường dẫn có cáp
có tín hiệu nhiễu bị nhiễu

Đầu ra
được
bảo vệ

Diện tích
mạch vòng
khung tủ rất
lớn
KHÔNG NÊN NÊN
Đấu nối đất Diện tích Đấu nối đất
Trung gian mạch vòng trung gian
khung tủ
nhỏ

Đấu nối đất Đấu nối đất


LN Chính LN chính

Hình Q19 : Ví dụ về các biện pháp thực hiện đi dây phòng ngừa trong tủ cáp (quy tắc 2, 3. 4, 5)

■ Qui tắc 4
Các dây vào của chống sét van phải được để cách xa các dây lộ ra để tránh pha
trộn các loại cáp gây nhiễu với các loại cáp được bảo vệ (xem hình Q19).
■ Qui tắc 5
Cáp phải được đặt phẳng so với khung kim loại của hộp để giảm thiểu các
mạch vòng qua khung và vì vậy được lợi nhờ hiệu ứng màn che chống nhiễu.
Nếu hộp được làm bằng nhựa và các tải đặc biệt nhạy cảm, cần thay thế bằng
một hộp kim loại.
Trong mọi trường hợp, bạn phải kiểm tra xem khung kim loại của các hộp hoặc
tủ đã được nối đất bằng các đoạn dây rất ngắn chưa. Cuối cùng, nếu cáp có
màn chắn được sử dụng, các đoạn cáp kéo dư không có mục đích sử dụng
(“đuôi heo“) và phải được cắt bỏ vì chúng làm giảm hiệu ứng màn che.

Q14
Q - Tương hợp điện từ
3 Thực Hiện

Lồng điện từ: Kẹp Rilsan


Thanh ray. Viền nối
DIN + kết hợp đất
nối đất

Liên kết gắn


kết điện
(jack washer)


Thanh nối đất Thanh điện thế Không
chuẩn (tham chiếu)

Thanh nối đất


Dây an toàn

Hình Q20 : Thiết bị được bảo vệ phải được nối vào các cực của chống sét van

3.9 Tủ cáp (hình. Q20)


Mỗi tủ phải được lắp một thanh nối đất hoặc một tấm kim loại nối đất chuẩn.
Tất cả các dây cáp có vỏ bọc chắn và mạch bảo vệ bên ngoài phải được nối
đến điểm này. Bất cứ tấm kim loại của tủ cáp hoặc thanh ray DIN nào cũng có
thể được dùng như là đất chuẩn.
Tủ nhựa không được khuyến khích dùng. Trường hợp này, các thanh ray DIN
phải được dùng làm đất chuẩn

3.10 Các tiêu chuẩn


Nhất thiết cần xác định các tiêu chuẩn và các khuyến cáo phải thực hiện khi
lắp đặt.

Dưới đây là một số tài liệu có thể được sử dụng:


■ EN 50174-1 Công nghệ thông tin - lắp đặt cáp.
Phần 1: Đặc tính kỹ thuật và đảm bảo chất lượng
■ EN 50174-2 Công nghệ thông tin - lắp đặt cáp..
Phần 2: Kế hoạch lắp đặt và thực hành trong các toà nhà

Q15
Q - Tương hợp điện từ
4 Cơ Cấu Móc Vòng Và Biện Pháp
Đề Phòng

4.1 Tổng quan


Một hiện tượng nhiễu điện từ có thể được tóm tắt trong hình Q21 dưới đây.

Nguồn Liên kết móc vòng Nạn nhân

Nguồn phát ra nhiễu Cách mà tín hiệu Thiết bị dễ bị nhiễu


nhiễu được truyền đi

Ví dụ:

Sóng bức xạ

Máy bộ đàm TV

Hình Q21 : Hiện tượng nhiễu điện từ

Các nguồn gây nhiễu khác nhau là :


■ Phát xạ sóng vô tuyến (radio)
□ Các hệ thống truyền thông không dây (radio, TV, CB, điện thoại vô tuyến, điều
khiển từ xa)
□ Ra-đa
■ Thiết bị điện
□ Thiết bị công nghiệp công suất lớn (lò cảm ứng, máy hàn, hệ thống điều khiển
stator)
□ Thiết bị văn phòng (máy tính và các mạch điện tử, máy photocopy, màn hình
lớn)
□ Đèn phóng điện (neon, huỳnh quang, đèn flash, v.v.)
□ Các bộ phận điện cơ (rơle, khởi động từ, van điện từ, các thiết bị ngắt dòng)
■ Hệ thống điện
□ Hệ thống truyền tải và phân phối điện
□ Hệ thống điện giao thông vận tải
■ Hiện tượng sét
■ Phóng tĩnh điện (ESD)
■ Xung điện-từ do phản ứng hạt nhân (EMNP)
Các nạn nhân tiềm năng là:
■ Đầu thu radio và đầu thu TV, ra-đa, hệ thống truyền thông không dây
■ Hệ thống tín hiệu tương tự (các bộ cảm biến, thu nhận tín hiệu đo lường, các
bộ khuếch đại, các màn hình giám sát)
■ Hệ thống kỹ thuật số (máy tính, máy truyền thông, thiết bị ngoại vi)
Q16
Các kiểu móc nối khác nhau là:
■ Móc vòng do tổng trở theo kiểu đồng pha
■ Móc vòng do điện dung
■ Móc vòng do điện cảm
■ Móc vồng do bức xạ (cáp với cáp, trường với dây cáp, ăng-ten với ăng ten)
Q - Tương hợp điện từ
4 Cơ Cấu Móc Vòng Và Biện Pháp
Đề Phòng

4.2 Móc vòng tổng trở dạng đồng pha


Định nghĩa

Hai hoặc nhiều thiết bị được kết nối với nhau bằng nguồn cung cấp điện và cáp
thông tin (xem hình. Q22). Khi dòng từ bên ngoài (sét đánh, dòng sự cố, nhiễu...)
chạy qua các tổng trở dạng đồng pha này, một điện áp không mong muốn sẽ xuất
hiện giữa điểm A và B mà chúng được cho là đẳng thế. Điện áp rò này có thể gây
nhiễu mức thấp hay nhiễu nhanh các mạch điện tử.
Tất cả cáp, bao gồm dây bảo vệ, đều có tổng trở, đặc biệt là ở tần số cao.

Thiết bị 1 Thiết bị 2
Quá điện áp Z tín hiệu.
đi lạc

I2

ECPs ECPs
Đường
truyền
tín hiệu
Z1 I1

Z2

Các vỏ ngoài dẫn điện (ECP) của thiết bị 1 và 2 được nối tới cọc nối đất chung
bằng các dây nối có tổng trở Z1 và Z2.
Quá điện áp rò chạy vào đất thông qua Z1. Điện thế của thiết bị 1 tăng đến Z1 I1.
Sự khác biệt về điện thế với thiết bị 2 (điện thế ban đầu = 0) làm xuất hiện dòng I2.

I2 Z1
Z1 I1 = ( Zsign+ Z 2 ) I2  =
I1 (Zsign +Z2)
Dòng I2, tồn tại trên đường dây tín hiệu, gây nhiễu thiết bị 2

Hình Q22 : Định nghĩa móc vòng tổng trở dạng đồng pha

Ví dụ (xem Hình Q23)


■ Các thiết bị được nối với nhau bởi một dây dẫn chung (ví dụ như PEN, PE) sẽ
bị ảnh hưởng bởi tốc độ biến thiên (di/dt) nhanh hoặc rất lớn của dòng điện
(dòng sự cố, sét đánh, ngắn mạch, thay đổi tải, mạch băm xung , dòng họa tần,
nhánh tụ điều chỉnh hệ số công suất, .v.v.)
■ Một đường khép mạch trở về chung cho một số nguồn điện

Cáp bị
nhiễu
Q17
Thiết bị 1 Thiết bị 2 sét đánh
Dòng
Cáp tín hiệu sự cố

Dòng gây nhiễu

Chênh lệch
điện thế

ZMC

Hình Q23 : Ví dụ về ghép tổng trở - chế độ đồng pha


4 Cơ Cấu Móc Vòng Và Biện Pháp
Q - Tương hợp điện từ

Đề Phòng

Biện pháp đề phòng (xem hình Q24)


Nếu không thể loại trừ được, tổng trở dạng đồng pha phải thấp nhất tới mức có
thể. Để giảm thiểu những ảnh hưởng của trở kháng dạng đồng pha, cần thiết phải:

■ Giảm giá trị tổng trở :


□ Kết nối ô lưới các mạch chuẩn chung,
□ Sử dụng các đoạn cáp ngắn hoặc các dây bện loại dẹt có kích thước bằng nhau,
và có tổng trở thấp hơn so với các loại cáp tròn,
□ Lắp đặt các dây nối đẳng thế giữa các thiết bị.
■ Giảm mức độ của các dòng nhiễu bằng cách thêm bộ lọc ở dạng đồng pha và
cuộn cảm ở dạng so lệch

Thiết bị 1 Thiết bị 2
Quá điện áp Z tín hiệu.
đi lạc

I2

Z sup. PEC

Z1 I1

Z2

Nếu tổng trở của dây nối đất song song PEC (ZPEC) rất tháp so với z tín
hiệu, hầu như toàn bộ dòng điện nhiễu sẽ chạy qua PEC, tức là không
thông qua đường dây tín hiệu như trường hợp trước đó.
Độ chênh lệch điện thế giữa các thiết bị 1 và 2 trở nên rất thấp và nhiễu này
chấp nhận được.

Hình Q24 : Biện pháp đề phòng móc vòng do tổng trở ở dạng dòng pha

U
4.3 Móc vòng do điện dung
Vnguồn Định nghĩa
Mức độ nhiễu phụ thuộc vào tốc độ biến thiên điện áp (dv/dt) và giá trị của tụ ký
sinh giữa tác nhân gây nhiễu và nạn nhân .
Điện dung ký sinh tăng theo:
■ Tần số
t ■ Độ gần giữa tác nhân gây nhiễu tới nạn nhân và chiều dài của các dây cáp
song song
■ Chiều cao của các dây cáp so với mặt phẳng đất chuẩn
Vbị ảnh hưởng ■ Trở kháng vào của mạch bị nhiễu (mạch điện có trở kháng vào cao thì nguy
hiểm hơn)
Q18 ■ Cách điện của dây cáp mạch bị nhiễu (Ɛr của cách điện trong cáp), đặc biệt
đối với cáp xoắn đôi
t Hình Q25 cho thấy các kết qụả của móc vòng do điện dung (giao âm) giữa hai dây
cáp.

Ví dụ (xem hình Q26 ở trang đối diện)


■ Cáp ở gần bị tăng điện áp rất nhanh (dv/dt)
■ Khởi động các đèn huỳnh quang
Hình Q25 : Kết quả đặc trưng của móc vòng do tụ (hiện tượng
giao âm do tụ) ■ Trạng thái đóng cắt nguồn điện áp cao (máy photocopy, v.v.)
■ Điện dung ký sinh giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp máy biến áp
■ Hiện tượng giao âm giữa các sợi cáp
4 Cơ Cấu Móc Vòng Và Biện Pháp
Q - Tương hợp điện từ

Đề Phòng

Kiểu so lệch Kiểu đồng pha


Nguồn gây nhiễu Phần tử bị ảnh hưởng

Vs Vs Iv
DM Iv CM CM
DM

Nguồn gây nhiễu Phần tử bị ảnh hưởng

Vs DM: Nguồn điện áp gây nhiễu (kiểu so lệch)


Iv DM: Dòng do nhiễu sinh ra trên phần tử lân cận bị ảnh hưởng (kiểu so lệch)
Vs CM: Nguồn điện áp gây nhiều (kiểu đóng pha)
Iv CM: Dòng do nhiễu sinh ra trên phần tử lân cận bị ảnh hưởng (kiểu đồng pha)

Màn chắn kim loại


Hình Q26 : Ví dụ về liên kết tụ

C
Biện pháp đề phòng (xem hình Q27)
■ Giới hạn chiều dài đi song song của mạch gây nhiễu và mạch bị nhiễu đến mức
thấp cho phép
■ Tăng khoảng cách giữa nguồn gây nhiễu và mạch bị nhiễu
■ Với các mạch nối bằng 2 dây, đi dây sao cho 2 dây gần nhau nhất tới mức có
thể
■ Định vị một PEC nối đẳng thế với cả hai đầu dây và giữa nguồn gây nhiễu và
Nguồn gây nhiễu Phần tử bị ảnh hưởng mạch bị nhiễu
■ Dùng cáp hai hay bốn lõi hơn là cáp đơn
Hình Q27 : Bọc chắn cáp làm giảm điện dung ký sinh
■ Sử dụng hệ thống truyền dẫn đối xứng lắp đặt hợp lý, hệ thống đi dây đối xứng
■ Tạo màn chắn cho cáp gây nhiễu, cáp bị nhiễu, hoặc cả hai (các màn chắn phải
được nối đẳng thế)
■ Giảm dv/dt của nguồn nhiễu bằng cách tăng thời gian phát tín hiệu nếu có thể

4.4 Móc vòng kiểu điện cảm


Định nghĩa
Nguồn gây nhiễu và mạch bị nhiễu bị móc vồng với nhau bởi một từ trường. Mức
độ nhiễu phụ thuộc vào tốc độ biến thiên dòng điện (di/dt) và hỗ cảm móc vòng.
Móc vòng kiểu điện cảm tăng theo:
■ Tần số
■ Độ gần từ nguồn gây nhiễu đến mạch bị nhiễu và chiều dài của các dây cáp
song song
■ Chiều cao của các dây cáp đối với mặt phẳng đất chuẩn
Q19
■ Tổng trở tải của mạch bị nhiễu.
Ví dụ (xem hình Q28 trang kế)
■ Cáp lân cận xuất hiện biến thiên dòng điện (di/dt)
■ Ngắn mạch
■ Dòng sự cố
■ Sét đánh
■ Hệ thống điều khiển stator
■ Máy hàn
■ Cuộn cảm
Q - Tương hợp điện từ
4 Cơ Cấu Móc Vòng Và Biện Pháp
Đề Phòng

Cáp gây nhiễu Cáp gây nhiễu

H H Vòng gây
Cáp đôi Ảnh hưởng
i bị ảnh hưởng i

Vòng gây
ảnh hưởng

Kiểu so lệch Kiểu đồng pha

Hình Q28 : Ví dụ về móc vòng do điện cảm

Biện pháp đề phòng


■ Giới hạn chiều dài đi song song của mạch gây nhiễu và mạch bị nhiễu đến mức
thấp cho phép
■ Tăng khoảng cách giữa nguồn gây nhiễu và mạch bị nhiễu
■ Với các mạch nối bằng 2 dây, đi dây sao cho 2 dây gần nhau nhất tới mức có
thể
■ Dùng cáp nhiều lõi hoặc cáp 1 lõi đặt tiếp xúc nhau, nên bố trí dạng tam giác
■ Định vị một PEC nối đẳng thế với cả hai đầu dây và giữa nguồn gây nhiễu và
mạch bị nhiễu
■ Sử dụng hệ thống truyền dẫn đối xứng lắp đặt hợp lý, hệ thống đi dây đối
xứng
■ Tạo màn chắn cho cáp gây nhiễu, cáp bị nhiễu, hoặc cả hai (các màn chắn phải
được nối đẳng thế )
■ Giảm dv/dt của nguồn nhiễu bằng cách tăng thời gian phát tín hiệu nếu có thể
(mắc điện trở nối tiếp hoặc điện trở PTC trên cáp gây nhiễu, đặt vòng sắt từ trên
cáp gây nhiễu/cáp bị nhiễu)

4.5 Móc vòng do bức xạ


Định nghĩa
Các nguồn gây nhiễu và mạch bị nhiễu bị móc vòng qua vật trung gian (ví dụ như
không khí). Mức độ nhiễu phụ thuộc vào công suất của nguồn bức xạ và tính hiệu
quả của các ăng-ten thu và phát. Một trường điện từ bao gồm cả hai một điện
trường và một từ trường . Hai trường này cố tương quan lẫn nhau. Có thể phân
tích riêng các thành phần của điện trường và từ trường.
Trường điện (E trường) và trường từ (trường H) móc vòng trong các hệ thống
dây dẫn qua các dây và vòng kín (xem hình Q29)

Điện trường E Từ trường H

Q20
V

Trường cảm ứng mắc vòng đối với cáp Trường cảm ứng mắc vòng

Hình Q29 : Định nghĩa của móc vòng do bức xạ


4 Cơ Cấu Móc Vòng Và Biện Pháp
Q - Tương hợp điện từ

Đề Phòng

Khi 1 sợi cáp chịu ảnh hưởng của một điện trường biến thiên, trong cáp xuất
hiện dòng điện chạy qua. Hiện tượng này được gọi là móc vòng trường-với-
cáp.
Tương tự, khi một từ trường biến thiên đi qua một mạch vòng, nó sẽ tạo ra một
lực điện động ngược trong vòng và do đó hình thành điện áp giữa hai đầu hở
của mạch vòng . Hiện tượng này được gọi là móc vòng trường-với- mạch vòng.
Ví dụ (xem hình Q30)
■ Thiết bị phát sóng vô tuyến (máy bộ đàm, đầu phát radio và TV , dịch vụ điện
thoại di động)
■ Ra-đa
■ Hệ thống đánh lửa ô tô
■ Hệ thống máy hàn hồ quang
■ Lò cảm ứng
■ Hệ thống đóng cắt công suất lớn
■ Phòng tĩnh điện (ESD)
■ Chiếu sáng

Điện trường E Điện trường EM

Cáp
tín hiệu
Thiết bị 1 Thiết bị 2
i
Thiết bị Phạm vi
h của mạch
h
vòng nối
đất
Mặt bằng đất chuẩn

Ví dụ về trường cảm ứng mắc vòng đối với cáp Ví dụ về hình thành mạch vòng trường
cảm ứng
Hình Q30 : Ví dụ về móc vòng do bức xạ

1
Q - Tương hợp điện từ
5 Các Khuyến Cáo Về Đi Dây

5.1 Các nhóm tín hiệu (xem hình Q31)

1 - Kết nối nguồn 2 - Liên kết


Cáp không màn Cáp có màn chắn đối với các (dây nguồn + PE) với rơ le
chắn đối với các nhóm khác nhau
Thiết bị
nhóm khác nhau

e
4 - Liên kết tương tự 3 - Liên kết số
mặt phẳng (cảm biến) (thanh cái)
h đất chuẩn
Không nên! Nên!

Nguy cơ nhiễu ngang ở dạng đồng pha nếu e < 3h


Hình Q31: Các tín hiệu phân thành 4 nhóm
Cáp Cáp Cắt ngang không
nhạy cảm nhạy cảm gây tương hợp
giữa các cáp khi
Cáp góc cắt đúng Bốn nhóm của các tín hiệu nội bộ là
Cáp
Gây nhiễu ■ Nhóm 1
Gây nhiễu
Đường dây nguồn chính, mạch điện có di/dt cao, bộ biến đổi công suất loại đóng
ngắt, thiết bị điều khiển điều chỉnh nguồn.
Nhóm này không là dạng rất nhạy cảm, nhưng có thể gây nhiễu đến các nhóm
khác (đặc biệt là ở dạng đồng pha).
■ Nhóm 2
Các tiếp điểm rơle.
Nhóm này không là loại rất nhạy cảm, nhưng có thể gây nhiễu đến các nhóm
khác (đóng cắt chuyển mạch, gây hồ quang khi mở tiếp điểm).
30 cm <1m
■ Nhóm 3
Không nên! Nên!
Mạch kỹ thuật số (đóng cắt tần số cao HF).
Nhóm này không những nhạy cảm với các xung, mà còn gây nhiễu lên các
Hình Q32 : Khuyến cáo cách đi dây cho cáp truyền dẫn nhóm sau
■ Nhóm 4
các loại tín hiệu khác nhau
Mạch tín hiệu tương tự vào/ra (mạch đo lường công suất thấp, mạch cấp nguồn
cho cảm biến). Nhóm này là loại nhạy cảm.
Rất tốt khi dùng dây dẫn với màu sắc riêng cho từng nhóm để dễ nhận biết và
Không nên! Nên! tách rời các nhóm. Điều này rất hữu dụng trong quá trình thiết kế và xử lý sự cố

Cáp tiêu chuẩn Hai mạch đôi riêng biệt

5.2 Khuyến cáo về đi dây


Cáp truyền dẫn các loại tín hiệu khác nhau phải được cách ly về mặt vật lý
Cáp lắp thành dây Cáp lắp thành dây
(Xem hình Q32 ở trên)
lắp đặt chưa đúng lắp đặt đúng Cáp gây nhiễu (nhóm 1 và nhóm 2) phải được đặt cách xa các loại cáp nhạy
cảm (nhóm 3 và nhóm 4) (xem hình Q32 và hình Q33)
Dây nối tín hiệu số Thông thường, khoảng cách ly 10 cm giữa các cáp phẳng trên mặt tấm kim loại
là đủ (cho cả hai chế độ đồng pha và so lệch). Nếu có đủ không gian, khoảng
Cặp dây tín hiệu tương tự
cách 30 cm thì thích hợp hơn. Nếu cáp bị buộc phải giao chéo, nên thực hiện ở
Dây đẳng thế một góc cắt hợp lý để tránh hiện tượng giao âm (ngay cả khi chúng tiếp xúc
Q22 nhau). Không yêu cầu phải có khoảng cách giữa các dây cáp đã được cách ly bởi
Hình Q33 : Áp dụng đi cáp riêng và cáp mắc thành dây bộ phân vùng bằng kim loại và đã được nối đẳng thế vào ECPs. Tuy nhiên, chiều
cao của bộ phân vùng phải lớn hơn đường kính của các cáp.
Q - Tương hợp điện từ
5 Các Khuyến Cáo Về Đi Dây

Một cáp chỉ nên dẫn tín hiệu của một nhóm duy nhất (xem hình Q34)
Nếu cần phải dùng cáp để tải các tín hiệu của các nhóm khác nhau, màn
chắn bên trong cáp là rất cần thiết để hạn chế hiện tượng giao âm (chế độ
so lệch). Lớp màn chắn, thường là lưới bện, phải được nối đẳng thế tại
mỗi đầu dây với các nhóm 1, 2 và 3.
Nên dùng cáp có bọc chắn cho các mạch gây nhiễu và nhạy cảm
(xem hình Q35) Màn bọc chắn hoạt động như bộ bảo vệ HF (dạng đồng
pha và dạng So lệch) nếu nó được nối đẳng thế tại mỗi đầu cuối bằng cách
sử dụng đầu nối bọc quanh chu vi, dùng vòng đệm hoặc dùng kẹp. Tuy
nhiên, nếu chỉ dùng một dây nối vỏ đơn giản thì không đủ.

KHÔNG NÊN!
Cặp dây có màn chắn
Cảm biến
Thiết bị
điều khiển Cáp không có màn chắn dùng
loại điện tử điều khiển stator của thiết bị
Thiết bị
điện cơ

NÊN!
Cặp dây có màn chắn+ Được siết chặt
bằng kẹp
vỏ bọc chắn bên ngoài
Cảm biến
Thiết bị
điều khiển Cáp có màn chắn dùng điều khiển
loại điện tử stator của thiết bị
Thiết bị
điện cơ

Hình Q35 : Bọc chắn và bọc chắn tăng cường cho cáp nhạy cảm và cáp gây nhiễu

KHÔNG NÊN! NÊN! Tránh sử dụng một dây nối duy nhất cho các nhóm khác nhau (xem hình Q36)
Trừ trường hợp rất cần thiết cho nhóm 1 và 2 ( dạng So lệch), nếu một dây nối duy
Công suất + Số + Công suất + Số + nhất được sử dụng cho cả tín hiệu tương tự và tín hiệu số, hai nhóm phải được cách
Tương tự Tiếp điểm rơ le Tiếp điểm rơ le Tương tự
ly bằng ít nhất là một tập các tiếp xúc nối đến điểm 0V được sử dụng như một rào
chắn.
Tất cả các dây dẫn không mang điện (dự trữ) phải luôn được nối vỏ tại mối
đầu cuối (xem hình Q37)
Đối với nhóm 4, không nên dùng những kết nối này cho đường dây có điện áp rất
Màn chắn
thấp và ở các mức tần số (nguy cơ tạo ra nhiễu tín hiệu, bởi cảm ứng từ, ở các tần
số truyền).
Dây nối nguồn Dây nối tín hiệu số
Dây nối I/O của rơ le Dây nối tín hiệu tương tự

Hình Q34 : Tín hiệu không tương thích = sử dụng cáp khác nhau KHÔNG NÊN! NÊN!

Hệ thống Hệ thống
Điện tử điện tử
KHÔNG NÊN! NÊN!

Các dây dẫn


Không được Q23
Nối đẳng thế

Dây nối tín hiệu số


Dây nối tín hiệu tương tự Panel kim loại để nối đẳng thế Panel kim loại để nối đẳng thế

Hình Q36 : Việc phân tầng cũng áp dụng tốt cho các đầu cắm nối Hình Q37 : Dây dự phòng cũng phải được nối đẳng thế
5 Các Khuyến Cáo Về Đi Dây
Q - Tương hợp điện từ

Hai dây dẫn “đi” và “về” của mất kỳ mạch nào phải được lắp đặt càng gần
nhau càng tốt
(Xem hình Q38).
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cảm biến công suất thấp. Ngay cả đối
với các tín hiệu rơle thông thường, cáp nối tín hiệu nên được đi kèm với ít nhất 1
dây dẫn chung trong mỗi bó dây. Đối với tín hiệu tương tự và tín hiệu kỹ thuật số,
yêu cầu tối thiểu là dùng cáp đôi vặn xoắn. Một cáp đôi vặn xoắn (kiểu so lệch)
đảm bảo rằng hai dây sẽ luôn sát cạnh nhau dọc theo toàn bộ chiều dài của nó.

KHÔNG NÊN! NÊN

Phạm vi của mạch


PCB với PCB với
vòng quá lớn
tiếp điểm tiếp điểm
vào/ra vào/ra
của rơ le của rơ le

- + - +
Nguồn cung Nguồn cung
cấp cấp

Hình Q38 : Cặp dây gồm 2 sợi phải luôn được đặt gần nhau

Cáp nhóm 1 không cần thiết phải được bọc chắn nếu chúng đã được lọc.
Nhưng chúng nên là cáp đôi cặp xoắn để đảm bảo phù hợp với các phần trước
Toàn bộ chiều dài cáp phải luôn được đặt dọc theo các vỏ kim loại đẳng thế của
thiết bị (xem hình Q39).
Ví dụ: các vỏ bọc, thanh dẫn (trunking) kim loại, khung kết cấu, v.v... nhằm tận
dụng lợi thế của việc an toàn, rẻ tiền và giảm ảnh hưởng đáng kể (dạng đồng pha)
và hiệu ứng chống giao âm (dạng So lệch).
Việc sử dụng đúng kênh dẫn kim loại được nối đẳng thế sẽ cải thiện đáng kể
đặc tính tương hợp điện từ bên trong (xem hình Q40)

KHÔNG NÊN! NÊN!


Khung 1 Khung 1

Khung 2 Khung 2

KHÔNG NÊN! NÊN!


Khay bằng kim loại Khung 3 Khung 3

Nguồn Giao tiếp I/O Nguồn Giao tiếp I/O


Q24 cung cấp cung cấp
Cáp gây nhiễu hoặc cáp nguồn
Tất cả phân bằng kim loại (khung, kết cấu, vỏ tủ, v.v.) được nối đẳng thể
Cáp của rơ le
Cáp đo lường hoặc cáp nhạy cảm Hình Q39 : Toàn bộ chiều dài của cáp phải đi dọc theo phần vỏ kim loại đẳng thế

Hình Q40 : Phân bố cáp trên khay cáp

You might also like