You are on page 1of 68

THIẾT KẾ, XÂY DỰNG RƠ LE BẢO VỆ QUÁ

DÒNG KỸ THUẬT SỐ

1
1.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.2.CHƯƠNG
CHƯƠNGII
II..THIÉT
THIÉTKẾ
KẾMẠCH
MẠCHPHẦN
PHẦNCỨNG
CỨNG

3.
3.CHƯƠNG
CHƯƠNGIII.
III.THIÉT
THIÉTKẾ
KẾPHẦN
PHẦNMỀM
MỀM

4.4.CHƯƠNG
CHƯƠNGIV.
IV. KIỂM
KIỂMTRA
TRAVÀ
VÀTHỬ
THỬNGHIỆM
NGHIỆM

RƠLE,
LE,ĐÁNH
ĐÁNHGIÁ,
GIÁ,KẾT
KẾTLUẬN
LUẬNVÀ
VÀKIẾN
KIẾNNGHỊ
NGHỊ

5.5.TÀI
TÀILIỆU
LIỆUTHAM
THAMKHẢO
KHẢO

2
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính khoa học và cấp thiết của đề tài
Rơ le bảo vệ kỹ thuật số nói chung và rơ le bảo vệ quá
dòng Kỹ thuật số nói riêng là một nội dung trong chương
trình giảng dạy tại Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện. Đã có
một số công trình nghiên cứu trong nước [2], [5] về loại rơ
le này, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có Hãng thiết bị
điện trong nước nào công bố về việc sản xuất Rơ le bảo vệ
kỹ thuật số nói chung và Rơ le bảo vệ quá dòng Kỹ thuật
số nói riêng, vì vậy việc nghiên cứu thiết kế xây dựng loại
rơ le này nhằm hướng tới tạo ra sản phẩm trong nước, đồng
thời tạo cho sinh viên tích luỹ kiến thức cũng như kỹ năng
nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng rơ le kỹ thuật số
nói chung và rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật số nói riêng. 3
ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Mục tiêu của đề tài


Thiết kế, xây dựng rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật
số sử dụng trong công nghiệp cũng như trong các
thiết bị sinh hoạt.
3. Đối tượng nghiên cứu
Rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật số sử dụng trong
công nghiệp cũng như trong các thiết bị sinh hoạt.

4
ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Phạm vi nghiên cứu


Thiết kế xây dựng sản phẩm ứng dụng trong
công nghiệp và đời sống sinh hoạt là rơ le bảo
vệ quá dòng kỹ thuật số với yêu cầu cụ thể
như sau: thay đổi được dòng điện đặt đến
10A với đặc tính bảo vệ có thời gian tác động
độc lập; thay đổi được thời gian tác động của
rơ le.

5
5. Cách tiếp cận
Sử dụng các kiến thức đã học về tin học, về kỹ
thuật vi xử lý - vi điều khiển kết hợp với lý
thuyết vè các thiết bị bảo vệ kỹ thuật số nói
chung và rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật số nói
riêng để thiết kế, xây dựng sản phẩm thực, thử
nghiệm và đánh giá sản phẩm đã xây dựng.

6
6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
và đánh giá :Nghiên cứu tài liệu về các rơ le bảo vệ
kỹ thuật số của một số hãng trên thế giới ; tìm hiểu,
phân tích, đánh giá một số rơ le bảo vệ kỹ thuật số
của một số hãng trên thế giới để thiết kế, xây dựng
rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật số phù hợp với điều
kiện trong nước về sản xuất và ứng dụng; xây dựng,
thử nghiệm và đánh giá sản phẩm thực.

7
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ RƠ LE KĨ
THUẬT SỐ

1.1. Giới thiệu về rơle kỹ thuật số


Rơ le số là thành quả của tiến bộ khoa học kĩ thuật
tổng hợp của các nghành công nghệ vật liệu, kĩ thuật
điện, điện tử, toán điều khiển và tin học. Tên gọi của
các rơ le số cũng được phân loại theo chức năng bảo
vệ chính , vì ở rơ le số thường chứa đựng nhiều chức
năng bảo vệ mà một đối tượng cần phải có. Rơ le số
mang tính tổng hợp, hợp bộ.
8
1.2. Khái quát về cấu tạo của rơle kỹ thuật số

Hình 1.1. Sơ đồ khối cấu tạo của rơ le số


Ưu điểm của các rơ le số :
- Có độ tin cậy cao, tác động chính xác, công suất tiêu thụ
nhỏ, độ nhạy cao, điều chỉnh dễ dàng, độ linh hoạt cao, công
suất tác động nhỏ .
- Rơ le có khả năng ghi nhớ, lưu trữ số liệu về tình trạng
hoạt động và sự cố của đối tượng mà nó bảo vệ .
- Rơle số có khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi như
máy tính, máy in, giúp cho quá trình vận hành, thao tác
được tiện lợi và linh hoạt hơn.
- Rơ le số có khả năng nói mạng phục vụ cho điều khiển ,
giám sát từ xa .
- Kích thước, trọng lượng và không gian lắp đặt nhỏ.

10
Nhược điểm :
- Yêu cầu người vận hành, sửa chữa có trình độ cao.
- Giá thành đầu tư cao, đòi hỏi phải có thiết bị bảo
vệ dự phòng cao hơn.
- Phụ thuộc nhiều vào hãng sản xuất rơ le khi cần
nâng cấp và sửa chữa thiết bị.
- Dễ chịu ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ,
độ ẩm ..

11
CHƯƠNG II : THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA RƠ LE BẢO VỆ QUÁ DÒNG KỸ
THUẬT SỐ
LCD1
LM016L

RL1
C1 D1
100p 10A01

VDD
VSS

VEE

RW
RS

D0
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7
E
1
2
3

4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
22P

R1 Q1
2N1711
10k
CRYSTAL
16 MHz
22P

U1
9 22
RESET PC0/SCL
23
PC1/SDA
13 24
XTAL1 PC2/TCK
12 25
XTAL2 PC3/TMS
26
PC4/TDO
40 27
PA0/ADC0 PC5/TDI
39 28
PA1/ADC1 PC6/TOSC1
38 29
PA2/ADC2 PC7/TOSC2
37
PA3/ADC3
36 14
PA4/ADC4 PD0/RXD
35 15
PA5/ADC5 PD1/TXD
34 16
PA6/ADC6 PD2/INT0
33 17
PA7/ADC7 PD3/INT1
18
PD4/OC1B
1 19
PB0/T0/XCK PD5/OC1A
2 20
PB1/T1 PD6/ICP1
3 21
PB2/AIN0/INT2 PD7/OC2
4
PB3/AIN1/OC0
5
PB4/SS
6
PB5/MOSI
7 32
PB6/MISO AREF
8 30
PB7/SCK AVCC
C2
ATMEGA16 RV1
1k
D2
10A01

Chuyen doi USB - USART ket noi PC

PC
Pl2303HX

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý của rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật số


Trong sơ đồ nguyên lý của rơ le kỹ thuật số mà đề tài thiết
kế có các khối cơ bản sau:
- Khối vi điều khiển;
- Khối trung gian gồm: máy biến dòng điện, bộ chỉnh lưu
cầu 1 pha, tụ lọc;
- Khối rơ le trung gian đầu ra: gồm rơ le điện từ trung
gian, transistor khuyếch đại và các linh kiện đi kèm;
- Khối ghép nối rơ le với máy tính PC;
- Khối bàn phím: gồm bàn phím đơn và bàn phím 4x4;
- Khối hiển thị bằng LCD, LED, ma trận LED;
- Khối mạch dao động thạch anh;
- Khối nguồn.

13
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.2. Lựa chọn bộ vi điều khiển
Với tính phổ biến và giá thành rẻ, đồng thời về đáp ứng được yêu
cầu về chức năng đặt ra của rơ le thiết kế, đề tài lựa chọn vi điều
khiển ATMEGA16 do hãng Atmel (Mỹ) sản xuất [4,5].
ATmega16 là vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC. Với khả
năng thực hiện mỗi lệnh trong vòng một chu kỳ xung clock,
ATmega16 có thể đạt được tốc độ 1MIPS trên mỗi MHz (một triệu
lệnh/s/MHz), tốc độ làm việc 16MIPS với thạch anh 16MHz.
Ngoài ra ATmega16 có các đặc điểm sau: 16KB bộ nhớ Flash với
khả năng đọc trong khi ghi, 512 byte bộ nhớ EEPROM, 1KB bộ
nhớ SRAM, 32 thanh ghi chức năng chung, 32 đường vào ra chung,
3 bộ định thời/bộ đếm, ngắt nội và ngắt ngoại, USART, giao tiếp
nối tiếp 2 dây, 8 kênh ADC 10 bit, ... ATmega 16 hỗ trợ đầy đủ các
chương trình và công cụ phát triển hệ thống như: trình dịch C,
macro assemblers, chương trình mô phỏng/sửa lỗi. 14
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.3. Thiết kế mạch dao động thạch anh
Mach dao động thạch anh được chỉ ra ở hình 2. Trrong đó 2 chân
XTAL1, XTAL2 của vi điều khiển được nối với thạch anh 16 MHz và
2 tụ gốm C21, C22 có trị số 22pF và nối đất.

Hình 2.17. Mạch dao động thạch anh


15
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.4. Thiết kế mạch RESET
Mạch Reset nối vào chân RST của vi điều khiển để khởi động cứng
lại mọi hoạt động của hệ thống được chỉ ra ở hình 3. Trong đó: R27
là điện trở 10 kΩ , C22 là tụ gốm 104, GND là mức 0V.

Hình 2.18. Mạch RESET


16
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.5. Thiết kế khối nguồn

Hình 4. Mạch nguồn


17
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG

Vì Atmega16 và các phần tử khác trong rơ le yêu


cầu nguồn cung cấp là 5V có độ ổn định cao, nên bài
báo lựa IC ổn áp 7805. Sơ đồ mạch nguồn như hình
4, trong đó 1N4007 là điod chỉnh lưu phụ, C16 là tụ
phân cực (100 uF, 16V), C17 và C18 là các tụ gốm.

18
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.6. Thiết kế khối rơ le trung gian
Chọn rơ le trung gian HUIKE HK4100F – DC5V (3A-6 chân) có một
tiếp điểm thường mở và một tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm có
dòng định mức là 3A, điện áp định mức là 220V AC, 30 V DC. Sử
dụng transistor C1815 để kết nối giữa cuộn dây rơ le và vi điều
khiển.
1N4007 Vcc
C13
104 RL
RELAY R25
C1815
C14
1K
Hình 2.21. Mạch ghép nối rơ le 104 GND
trung gian với vi điều khiển
19
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.7. Thiết kế mạch phím đơn
Mạch phím đơn có nhiệm vụ thay đổi điện áp đặt, thay đổi
thời gian đặt cho rơ le. Sơ đồ nguyên lý mạch phím đơn
được chỉ ra ở hình 6. Trong đó GND – là nối đất; BT1,
BT2, BT3, BT4 là các đầu nối với cổng PB.0, PB.1, PB.2,
PB.3 của vi điều khiển.
Phím 1
BT1
GND Phím 2
BT2
Phím 3 BT1
Hình 2.22. Mạch phím đơn Phím 4 BT1
20
THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.2.8. Lựa chọn và thiết kế khối hiển thị LCD

Hình 2.23. Mạch hiển thị LCD 1602 21


THIẾT KẾ MẠCH PHẦN CỨNG
2.9. Lựa chọn mạch nạp chương trình, đồng thời cũng là
mạch ghép nối giữa máy tính và rơ le
Để ghép nối với máy tính nhằm nạp mã chương trình cho rơ
le, bài báo lựa chọn mạch nạp (MN) USB ISP của Công ty
Cổ phần Công nghệ và sản xuất Minh Hà. Sơ đồ chân kết
nối MN và vi điều khiển (VĐK) được chỉ ra ở hình 8. Trong
hình 8: chân 1 của MN nối với chân MOSI củaVĐK; chân
5 của MN nối với chân RST của VĐK; chân số 7 của MN
nối với chân SCK vủa VĐK; chân số 9 của MN nối với chân
MISO của VĐK; chân số 3 của MN không sử dụng; chân số
2 của MN nối với dương nguồn (5V); các chân số 4, 6,8,10
của MN nối với chân nối đất của nguồn (0V).
22
Hình 8. Sơ đồ chân kết nối mạch nạp và vi điều khiển
2.10. Thiết kế khối tiền xử lý
Chức năng của khối này là biến đổi giá trị dòng điện cần
bảo vệ thành tín hiệu áp thay đổi trong phạm vi từ 0V đến
giá trị cực đại là 5 V đưa vào chân ADC0 của vi điều khiển.
Theo thuyết minh rơ le phải bảo vệ được quá dòng trong
phạm vi dưới 10A. Tuy nhiên để rơ le có thể bảo vệ được
với các sự cố ngắn mạch, khi đó dòng quá độ tăng cao, đề
tài thiết kế khối tiền xử lý có khả năng chịu được dòng tới
20A. 23
Ngoài ra, một yêu cầu quan trọng của khối tiến xử lý
là tín hiệu điện áp đưa vào vi điều khiển phải tỉ lệ
tuyến tính với dòng điện cần bảo vệ và phải được lọc
bằng phẳng. Để thực hiện các yêu cầu trên có thể sử
dụng cảm biến dòng hiệu ứng Hall. Tuy nhiên loại
cảm biến này không có sẵn ở thị trường Việt Nam và
giá thành khá cao (kể cả vận chuyển). Với chi phí hạn
chế của đề tài, đề tài lựa chọn thiết bị biến dòng điện
có sẵn trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên đây là phần
tử phi tuyến, để khắc phục tính phi tuyến của biến
dòng điện, đề tài sử dụng phương pháp tuyến tính hoá
từng đoạn như hình 2.10.
24
Cụ thể chia đường
Ir (A) cong quan hệ Ir(Iv)
của biến dòng điện
được chia thành 10
đoạn tương ứng với
10 giá trị dòng điện
cần bảo vệ 1, 2, …, 10
A. Mỗi đoạn được coi
gần đúng là đường
thẳng.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
If = Iv(A)
Hình 2.10. Tuyến tính hoá từng đoạn
25
BI Chỉnh lưu cầu

Tụ
lọc
5 6 7
4 8
3
2 9

Chuyển 10
1 mạch
Nối tới ADC0 của vi điều khiển

Hình 2.11. Sơ đồ mạch phần cứng thực hiện tuyến tính hoá từng đoạn
26
CHƯƠNG III. THIẾT KẾ PHẦN MỀM

Để viết chương trình phần mềm cho rơ le,


bài báo sử dụng trình biên dịch trên cơ sở
sử dụng ngôn ngữ lập trình C,
CodeVisionAVR, là môi trường phát triển
tích hợp và bộ tạo chương trình tự động
được thiết kế cho họ các vi điều khiển AVR
của Atmel [6]. Bên cạnh đó, tác giả viết
thêm các module chương trình đặc thù căn
cứ vào chức năng của rơ le.
27
3.1. Lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán của rơ le được chỉ ra ở hình 11.
Trong đó: Iđ là trị hiệu dụng điện áp đặt; tđ – là thời gian đặt;
If – là điện áp lưới; TLTTBĐRL – là khối thiết lập trạng thái
ban đầu cho rơ le.
Bắt đầu

Khởi tạo các cổng Hiển thị Iđ, tđ, If


Sai
Khởi tạo ADC, LCD If ≥Iđ
Đúng
Chọn dòngđiện Iđ. tđ Tạo thời gian trễ

TLTTBĐRL Rơ le tác động


Hình 3.1. Lưu
Đọc If và lọc đồ thuật toán
Kết thúc
của rơ le
Hoạt động của lưu đồ thuật toán như sau:
Khi cấp nguồn cho rơ le, phần mềm trong rơ le sẽ
khởi tạo các cổng vào/ra cho VĐK, cụ thể các cổng
của khối ADC (PORTA) của VĐK là cổng vào, các
cổng nối với bàn phím (PORTB.0 đến PORTB.3 là
cổng vào, các cổng nối với màn hình hiển thị tinh thể
lỏng LCD là các cổng ra (các cổng PORTC.3,
PORTC.4, PORTC.5, PORTB.4, PORTB.5,
PORTB.6, PORTB.7). Tiếp theo phền mềm khởi tao
khối chuyển đổi tương tự số để kích hoạt khối ADC
trong vi điều khiển hoạt động nhằm đọc dòng điện
pha tương tự lấy từ đầu ra của máy biến dòng điện
cách ly. 29
Hoạt động của lưu đồ thuật toán như sau:

Đồng thời với khởi tạo ADC, phần mềm cũng thực
hiện khởi tạo khối hiển thị màn hình tinh thể lỏng
LCD, mục đích là kích hoạt thiết bị LCD sẵn sàng
làm việc, hiển thị các tham số của rơ le như dòng
điện đặt, dòng điện pha bảo vệ, thời gian đặt . Tiếp
theo, phần mềm cho phép người sử dụng chọn, thay
đổi dòng điện đặt Iđ , thời gian đặt tđ , thông qua
bàn phím , đồng thời đặt rơ le ở trạng thái ban đầu
(chưa tác động).

30
THIẾT KẾ PHẦN MỀM
Tiếp theo, phần mềm cho phép người sử dụng chọn,
thay đổi dòng điện đặt Iđ , thời gian đặt tđ , thông
qua bàn phím , đồng thời đặt rơ le ở trạng thái ban
đầu (chưa tác động). Tiếp theo phần mềm thực hiện
đọc dữ liệu dòng điện pha bảo vệ If và lọc tín hiệu
đọc vào, đồng thời hiển thị các tham số rơ le trên
LCD và thực hiện so sánh dòng điện đọc được với
dòng điện đặt, nếu If>=Iđ thì kích hoạt thủ tục tạo
trễ thời gian, thời gian trễ này càng nhỏ nếu dòng
điện bảo vệ càng lớn. 31
THIẾT KẾ PHẦN MỀM

Vì nội dung đề tài là xây dựng đặc tính bảo vệ độc


lập, nên thời gian trễ được giữ là hàng số ứng với
mỗi khoảng dòng điện xác định, các khoảng dòng
điện khác nhau có thời gian trễ khác nhau. Ngược
lại, nếu If<Iđ thì rơ le tiếp tục đọc If, tiếp tục hiển thị
các tham số rơ le và lại so sánh với dòng điện đặt.
Quá trình này được thực hiện trong vòng lặp vô hạn.

32
THIẾT KẾ PHẦN MỀM

Đánh giá lưu đồ thuật toán trong hình 3.1: lưu đồ


thuật toán đã thực hiện được các chức năng cơ bản
của một rơ le số đơn chức năng là bảo vệ quá áp
với đặc tính thời gian độc lập theo tiêu chuẩn châu
Âu, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau: chưa
lưu giữ được thông tin sự cố và chưa thực hiện
được việc truyền dữ liệu tới trạm điều khiển trung
tâm. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của
các tác giả.
33
3.2. Viết chương trình sử dụng công cụ tạo chương trình
tự động của phần mềm CodeVisionAVR
3.2.1. Tạo project
Để tạo mã chương trình cho rơ le, bài báo sử dụng phần mềm
CodeVisionAvr và thực hiện:
Chọn File/New→chọn project→OK
Sau đó chọn sử dụng trợ giúp của phần mềm
CodeVisionAvr.
3.2.2. Chọn vi điều khiển
Thông qua phần trợ giúp viết chương trình tự động của
CodeVision Avr, chọn vi điều khiển Atmega16, chọn tần số
xung nhịp là 16 MHz và chọn loại loại chương trình là
chương trình ứng dụng.

34
3.2.3. Thiết lập cổng vào/ra
Các cổng vào là các cổng nối với bàn phím, nối với khối xử
lý trung gian để nhận tín hiệu dòng điện pha đưa vào vi điều
khiển, các cổng ra là các cổng nối với mạch hiển thị. Các
cổng vào thì chọn là IN, các cổng ra thì chọn là OUT. Các
thao tác này được thực hiện thông qua phần trợ giúp viết
chương trình tự động của CodeVision Avr.
3.2.4. Khởi tạo khối chuyển tương tự- số ADC
Để chuyển tín hiệu dòng điện pha bảo vệ tương tự thành tín
hiệu số, ta phải sử dụng khối ADC trong vi điều khiển.
Để kích hoạt khối ADC trong vi điều khiển hoạt động, ta
phải thực hiện khởi tạo ADC sử dụng phần trợ giúp viết
chương trình tự động của CodeVision Avr.

35
3.2.5. Khở tạo màn hình hiển thị tinh thể lỏng LCD
Để sử dụng được các thủ tục hiển thị số, ký tự trên LCD có
trong thư viện của CodeVisionAVR, ta phải thực hiện khởi
tạo LCD sử dụng phần trợ giúp viết chương trình tự động
của CodeVision Avr .
Ở bước này, ta phải khai báo việc nối các chân điều khiển
và dữ liệu của LCD với vi điều khiển cũng như loại LCD
mà ta đã sử dụng trong rơ le.
3.2.6. Tạo code chương trình
Phần mềm CodeVisionAVR sẽ tự động tạo code chương
trình cho những phần đã khởi tạo ở trên thông qua thực
hiện việc chọn Program/Generate,Save and Exit nhờ
phần trợ giúp viết chương trình tự động của CodeVision
Avr.
36
3.3. Các module chương trình chức năng đặc thù
3.3.1. Module hiển thị hệ cơ số 10 trên LCD
Chức năng của module này là hiển thị giá trị dòng điện cần
bảo vệ đọc được nhờ khối ADC trong bộ vi điều khiển và
các giá trị dòng điện đặt, thời gian đặt (thiết lập qua bàn
phím) ở dạng hệ cơ số 10 ở trên LCD.
void lcd_putnum(signed int so){
unsigned char a,b,c,d;
a=so/1000; b=(so-1000*a)/100;
c=(so-1000*a-100*b)/10;
d=(so-1000*a-100*b-10*c);
if(a>0){
lcd_putchar(48+a); lcd_putchar(48+b);
lcd_putchar(48+c);lcd_putchar(48+d);
........... 37
3.3.2. Module chống rung bàn phím
Bàn phím của chúng ta là bàn phím cơ học, bề mặt tiếp xúc
của cơ cấu bên trong phím không phải là phẳng lí tưởng, do
vậy, mỗi khi bấm phím hay nhả phím, xung vào vi điều khiển
sẽ không phải là 1 xung thẳng đứng, mà là rất nhiều xung kim.
Vì thời gian quét của vi điều khiển rất nhanh, nên tất cả các
giá trị tại thời điểm rung đó đều được ghi lại. Chúng ta phải
tìm cách sao cho vi điều khiển không lấy giá trị tại thời điểm
rung. Có 2 phương pháp chống rung là chống rung bằng phần
cứng và chống rung bằng phần mềm. Ở đây bài báo sử dụng
chống dung bằng phần mềm.
Mỗi khi phát hiện có tín hiệu bấm phím, chúng ta cho vi điều
khiển không đọc liên tục giá trị của phím nữa bằng cách cho
delay một khoảng thời gian, khoảng trên 10ms, sau khoảng
thời gian đó, chúng ta lại đọc phím như bình thường.
38
Ví dụ code như sau :
If (phát hiện bấm phím){
Delay_ms(10);
Tiêp tục làm các công viec khác
3.3.3. Module thay đổi dòng điện đặt
Đoạn code dưới đây sẽ cho phép tăng dòng điện đặt với
bước thay đổi là 0,2A (tương ứng với 10 đơn vị của biến
dongd).
if (!PINB.0 {
delay_ms(50);
if (!PINB.0){
if (dongd <1020)
{
dongd+= 10;
Đoạn code giảm dòng điện đặt được viết tương tự.
39
3.3.4. Đoạn code thay đổi thời gian đặt
Đoạn code tăng giảm thời gian đặt được thực hiện tương tự
như doạn code tăng giảm dòng điện đặt, trong bài báo này,
thời gian đặt được thay đổi với bước thay đổi là 50 ms.
3.3.5. Code tạo thời gian trễ
Để tạo thời gian trễ, ta sử dụng thủ tục:
delay_ms(thời gian trễ);
3.3.6. Code tạo rơ le trung gian tác động
Vì cuộn dây rơ le nối với transistor C1815, chân điều khiển
của C1815 được nối với bít 0 của PORTD, nên để rơ le tác
động, ta gửi mức logic 1(5v) ra bít 0 của PORTD, ngược lại
muốn rơ le trung gian trở về trạng thái ban đầu (chưa tác
động) , ta gửi mức logic 0(0V) ra bít 0 của PORTD với các
lệnh sau: PORTD.0=1; // khi cho rơ le tác động
PORTD.0=0; // khi cho rơ le ngừng tác động 40
3.3.7. Code hiển thị dòng điện đặt, dòng điện pha bảo vệ,
thời gian đặt trên LCD
Sau khi khởi tạo LCD bằng phần mềm CodeVisionAVR,
phần mềm sẽ cho phép sử dụng các thủ tục hiển thị trên LCD
sau:
lcd_clear();// Xoá màn hình.
lcd_gotoxy(x,y);//Di chuyển con trỏ màn hình đến vị trí cột
x, hàng y.
lcd_putsf("chuỗi ký tự");// Hiển thị chuỗi ký tự.
3.3.8. Lệch đọc dòng điện bảo vệ vào vi điều khiển
Sau khi khởi tao ADC, cho phép chúng ta sử dụng hàm đọc
dữ liệu vào từ khối ADC thông qua hàm read_adc():
Biến chứa dòng điện bảo vệ = read_adc(0);

41
3.3.9. Module theo dõi giám sát dòng điện cần bảo vệ
Đoạn chương trình này thực hiện theo dõi giám sát dòng
điện cần bảo vệ, khi dòng điện cần bảo vệ lớn hơn hoặc
bằng dòng điện đặt thì sẽ gửi tín hiệu tác động tới rơ le trung
gian đầu ra.
if (data>=dongd) {
delay_ms(thời gian trễ);
PORTD.0=1;// Rơ le tác động
break;// thoát khỏi vòng lặp
}

42
3.4. Thực hiện biên dịch chương trình thành mã hexa và
nạp mã chương trình dưới dạng file Hex vào bộ nhớ vi
điều khiển
Để nạp chương trình vào bộ nhớ của vi điều khiển, ta phải
thực hiện biên dịch chương trình đã viết dưới dạng ngôn
ngữ C thành mã hexa sử dụng phần mềm CodeVisionAVR
bằng thao tác: Project→Build All
Sau đó sử dụng phần mềm PROGISP nạp file HEX của
chương trình vào bộ nhớ Flash của vi điều khiển.

43
CHƯƠNG IV. KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM RƠ
LE, ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM OFFLINE
Mục đích: đánh giá chất lượng rơ le (phần cứng và phần
mềm) khi chưa có nhiễu của điện áp lưới, phục vụ công tác
giảng dạy.
4.1.1. Sơ đồ nguyên lý
LCD

Máy
RƠ LE
tính
Bàn Fím

ADC0
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý
GND Vcc 44
4.1.2. Hình ảnh hệ thống kiểm tra và thử nghiệm offline

Hình 4.2. Hình ảnh hệ thống kiểm tra và thử nghiệm offline
45
4.1.3. NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM OFFLINE
4.1.3.1. Cài đặt dòng đặt, thời gian đặt cho rơ le
Cài đặt dòng đặt, thời gian đặt cho rơ le được thực hiện
thông qua bàn phím và quan sát hiển thị trên màn hình LCD
4.1.3.2. Xác định dòng tác động Itđ và dòng điện trở về Itv
của rơ le ứng với Iđặt = 1, 2, 3,4, …10A
Bảng 4.1. Kết quả với tđ=50ms
 Iđ(A) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Itđ(A) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Itv(A) 0,8 1,8 2,8 3,8 4,8 5,8 6,8 7,8 8,8 9,8
Ktv= 0,8 0,9 0,93 0,95 0,96 0.96 0,97 0,97 0,97 0,98
Itv/Itđ
46
Nhận xét: Từ bảng 1, cho thấy rơ le đã thay đổi được dòng
điện đặt, giá trị dòng điện tác động bằng giá trị điện áp đặt,
hệ số trở về cao (từ 0,8 đến 0,98), điều này khẳng định độ
nhậy rơ le cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu [3].
Ứng với các thời gian đặt khác, ta cũng có kết luận tương tự.
4.1.3.3. Xây dựng đặc tính bảo vệ có thời gian tác động
độc lập thay đổi được thời gian tác động của rơ le
Theo thiết kế, khoảng giá trị của các mức dòng tác động và
thời gian trễ tương ứng được ghi ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Khoảng giá trị của các mức dòng tác động và thời gian trễ
tương ứng theo thiết kế
Itd(A) Itđ1=0,2÷2,8 Itđ2= 3÷5,8 Itđ3=6÷8.8 Itđ4=9÷10

ttđ(ms) tđ1= 4*t tđ2=3*t tđ3=2*t tđ4=t

47
Dạng đặc tính bảo vệ theo thiết kế như hình 4.3.
ttđ

ttđ1

ttđ2
ttđ3
ttđ4

Itđ1 Itđ2 Itđ3 Itđ4 10A I (A)

Hình 4.3. Dạng đặc tính bảo vệ theo thiết kế

48
• Kết quả thí nghiệm offline với thời gian đặt t=50ms

Bảng 4.3. Khoảng giá trị của các mức dòng tác động và
thời gian trễ tương ứng với thời gian đặt t=50ms
Itd(A) Itđ1=0,2÷2,8 Itđ2= 3÷5,8 Itđ3=6÷8.8 Itđ4=9÷10
ttđ(ms) tđ1= 200 tđ2=150 tđ3=100 tđ4=50

Từ kết quả ở bảng 4.3, ta vẽ được đặc tính bảo vệ của rơ le


ứng với t=50ms như hình 4.4

49
t(ms)

200
150
100
50
0,2 3 6 9 10 I (A)

Hình 4.4. Đặc tính bảo vệ của rơ le ứng với t=50ms


• Kết quả thí nghiệm với thời gian đặt t=100ms

Bảng 4.4. Khoảng giá trị của các mức dòng tác động và
thời gian trễ tương ứng với thời gian đặt t=100ms

50
Itd(A) Itđ1=0,2÷2,8 Itđ2= 3÷5,8 Itđ3=6÷8.8 Itđ4=9÷10
ttđ(ms) tđ1= 400 tđ2=300 tđ3=200 tđ4=100

Từ kết quả ở bảng 4.4, ta vẽ được đặc tính bảo vệ của rơ le


ứng với t=100ms như hình 4.5
t(ms)

400
300
200
100
I (A)
0,2 3 6 9 10
Hình 4.5. Đặc tính bảo vệ của rơ le ứng với t=100ms
51
4.1.4. Đánh giá khả năng làm việc offline của rơ le
Qua các kết quả thí nghiệm offline thu được, ta thấy
rơ le đã làm việc tốt trong phạm vi dòng làm việc
dưới 10A, đặc tính bảo vệ thu được có dạng như yêu
cầu thiết kế.
4.1.5. Kết luận khả năng làm việc offline của rơ le
Qua các kết quả thí nghiệm offline và đánh giá ở trên,
đề tài khẳng định đã thiết kế và xây dựng được rơ le
bảo vệ quá dòng kỹ thuật số có đặc tính bảo vệ độc
lập theo yêu cầu đặt ra trong thuyết minh đề tài khi
chưa có nhiễu của điện áp lưới, thay đổi và hiển thị
được giá trị dòng điện đặt (đến 10A) và thời gian đặt,
hiển thị được dòng điện tải, kết nối được với máy
tính.
52
Việc thay đổi các tham số và dạng đặc tính bảo vệ
cũng có thể được thay đổi thông qua máy tính PC.
Điều này có ý nghĩa lớn với công tác giảng dạy và
nghiên cứu tiếp theo đối với các loại thiết bị bảo vệ
kỹ thuật số trong thực tế.
Đề tài cũng thiết kế thêm một số thiết bị hiển thị dự
phòng (hiển thị LED, ma trận LED), và thiết bị nhập
dữ liệu (bàn phím 4x4) để phát triển thêm các tính
năng của rơ le, trở thành rơ le đa chức năng hay rơ le
hợp bộ kỹ thuật số trong các nghiên cứu tiếp theo.

53
4.2. KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM VỚI TẢI
Mục đích đánh giá khả năng ứng dụng trong thực tế của rơ le
4.2.1. Sơ đồ nguyên lý

Hình 4.6. sơ đò nguyên lý kiểm tra và thử nghiệm với tải


54
4.2.2. Hình ảnh hệ thống kiểm tra và thử nghiệm thực

Hình 4.7. Hình ảnh hệ thống kiểm tra và thử nghiệm thực với tải
55
4.2.3. NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM VỚI TẢI
4.2.3.1. Cài đặt dòng đặt, thời gian đặt cho rơ le
Cài đặt dòng đặt, thời gian đặt cho rơ le được thực hiện
thông qua bàn phím và quan sát hiển thị trên màn hình LCD
4.2.3.2. Xác định dòng tác động Itđ và dòng điện trở về Itv
của rơ le ứng với Iđặt = 1, 2, 3,4, …10A
Bảng 4.5. Kết quả với tđ=50ms
 Iđ(A) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Itđ(A) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Itv(A)
Ktv=
Itv/Itđ
56
Nhận xét: Từ bảng 1, cho thấy rơ le đã thay đổi được dòng
điện đặt, giá trị dòng điện tác động bằng giá trị điện áp đặt,
hệ số trở về cao (từ 0,8 đến 0,98), điều này khẳng định độ
nhậy rơ le cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu [3].
Ứng với các thời gian đặt khác, ta cũng có kết luận tương tự.
4.2.3.3. Xây dựng đặc tính bảo vệ có thời gian tác động độc
lập thay đổi được thời gian tác động của rơ le
Theo thiết kế, khoảng giá trị của các mức dòng tác động và
thời gian trễ tương ứng được ghi ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Khoảng giá trị của các mức dòng tác động và thời gian trễ
tương ứng theo thiết kế
Itd(A) Itđ1=0,2÷2,8 Itđ2= 3÷5,8 Itđ3=6÷8.8 Itđ4=9÷10

ttđ(ms) tđ1= 4*t tđ2=3*t tđ3=2*t tđ4=t

57
Dạng đặc tính bảo vệ theo thiết kế như hình 4.8.
ttđ

ttđ1

ttđ2
ttđ3
ttđ4

Itđ1 Itđ2 Itđ3 Itđ4 10A I (A)

Hình 4.8. Dạng đặc tính bảo vệ theo thiết kế

58
• Kết quả thí nghiệm với thời gian đặt t=50ms

Bảng 4.7. Khoảng giá trị của các mức dòng tác động và
thời gian trễ tương ứng với thời gian đặt t=50ms
Itd(A) Itđ1=0,2÷2,8 Itđ2= 3÷5,8 Itđ3=6÷8.8 Itđ4=9÷10
Ttđ(ms) tđ1= tđ2= tđ3= tđ4=

Từ kết quả ở bảng 4.7, ta vẽ được đặc tính bảo vệ của rơ le


ứng với t=50ms như hình 4.9

59
t(ms)

210
160
110
60

I (A)

Hình 4.9. Đặc tính bảo vệ của rơ le ứng với t=50ms


• Kết quả thí nghiệm với thời gian đặt t=100ms

Bảng 4.8. Khoảng giá trị của các mức dòng tác động và
thời gian trễ tương ứng với thời gian đặt t=100ms

60
Itd(A) Itđ1=0,2÷2,8 Itđ2= 3÷5,8 Itđ3=6÷8.8 Itđ4=9÷10
ttđ(ms) tđ1= 410 tđ2=310 tđ3=210 tđ4=110

Từ kết quả ở bảng 4.8, ta vẽ được đặc tính bảo vệ của rơ le


ứng với t=100ms như hình 4.10
t(ms)

410
310
210
110

I (A)

Hình 4.10. Đặc tính bảo vệ của rơ le ứng với t=100ms


61
4.2.4. Đánh giá khả năng làm việc của rơ le với tải
Qua các kết quả thí nghiệm thu được, ta thấy rơ le đã làm việc
tốt trong phạm vi dòng làm việc dưới 10A, đặc tính bảo vệ thu
được có dạng như yêu cầu thiết kế, tuy nhiên do có nhiễu của
điện áp lưới. do thao tác và quan sát chưa thật chính xác nên
thời gian tác động có lớn hơn thiết kế một chút (thường lớn
hơn thời gian đặt cỡ 10ms), các giá trị dòng tải hiển thị trên
LCD bị thay đổi do nhiễu lưới điện.
4.3. Kết luận
Qua các kết quả thí nghiệm và đánh giá ở trên, đề tài khẳng
định đã thiết kế và xây dựng được rơ le bảo vệ quá dòng kỹ
thuật số có đặc tính bảo vệ độc lập theo yêu cầu đặt ra trong
thuyết minh đề tài, thay đổi, hiển thị được giá trị dòng điện đặt
(đến 10A); thay đổi và hiển thị thời gian đặt, hiển thị được
62
dòng điện tải, kết nối được với máy tính. Việc thay
đổi các tham số và dạng đặc tính bảo vệ cũng có thể
được thay đổi thông qua máy tính PC. Điều này có ý
nghĩa lớn với công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếp
theo đối với các loại thiết bị bảo vệ kỹ thuật số trong
thực tế.
Đề tài cũng thiết kế thêm một số thiết bị hiển thị dự
phòng (hiển thị LED, ma trận LED), và thiết bị nhập
dữ liệu (bàn phím 4x4) để phát triển thêm các tính
năng của rơ le, trở thành rơ le đa chức năng hay rơ le
hợp bộ kỹ thuật số trong các nghiên cứu tiếp theo.

63
4.2.3. Kiến nghị
Trên cơ sở rơ le bảo vệ quá dòng kỹ thuật số đã thiết kế
và xây dựng, xin kiến nghị Nhà Trường cho phép triển khai
nhân rộng nghiên cứu các loại rơ le kỹ thuật số khác như rơ
le điện áp, rơ le đa chức năng, rơ le hợp bộ với các thiết bị
chuẩn trong công nghiệp và đời sống sinh hoạt.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Overcurrent Protection 7SJ600, Siemens SIP, Edition


No.7. Available: https://www.downloads.siemens.com,
ngày truy cập: 12/4/2020.
[2]. Transformer Differential Protection/7UT512/513.
Siemen SIP, 2003. Available:
https://www.downloads.siemens.com, ngày truy cập:
12/4/2020.
[3]. Numerical Votage, Frequency and OverFlux
Protection Relay SIPROTECT 7RW600 v1.0, Siemens AG,
1997. Available: https://www.downloads.siemens.com,
ngày truy cập: 12/4/2020.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[4]. Atmega 16A, Microchip Technology Inc, Copyright


1998-2020. Available: https://www.microchip.com. Ngày
truy cập: 12/4/2020.
[5]. DKS Group, AVRMicrocontroller lesson, Available:
http://www.voer.edu.vn/c/b68a6564, ngày truy cập:
12/4/2020.
 
[6]. CodeVisionAvr User Manual, Artan Systems, Available:
https://www.arctan.ca. Ngày truy cập: 12/4/2020.

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[7]. Lê văn Doanh, Phạm Khắc Chương,(1998), Kỹ thuật vi điều
khiển, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

[8]. Cao Xuân Tuyển, Vũ Quốc Đông, (2005), Ứng dụng hệ vi xử lý


để thiết kế chế tạo rơ le hợp bộ kỹ thuật số, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ

[9]. Nguyễn Hồng Quang, (2015), “Bảo vệ quá dòng theo đặc tính
thời gian phụ thuộc trong rơ le số”, Kỷ yếu hội thảo khoa học công
nghệ.

67
Xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô giáo đã chú ý
lắng nghe!

68

You might also like