You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN


HỌC PHẦN:Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Họ và tên sinh viên: bài làm 9đ


Bài làm gồm: 06 trang

Điểm Cán bộ chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1. Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một
tất yếu lịch sử? (4 điểm)
Câu 1:
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt nam do Hồ Chí mình thành sáng lập nên, là
một mốc son lịch sử đánh dấu bước ngoạt lớn của cách mạng Việt nam. Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc.Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,
giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của
nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra
Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Đảng Cộng Sản Việt Nam Đảng CSVN là Đảng cầm quyền tại Việt Nam theo hiến pháp;
đồng thời là chính Đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam;  tôn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng
Đảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai
trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1
*Vì sao Đảng Cộng Sản ra đời là một tất yếu?
o Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử:
Từ nửa Từ sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong
đời sống kinh tế-xã hội. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm
và nô dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này
thành thuộc địa của các nước đế quốc. Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã
đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc, tạo thành phong trào giải phóng
dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở châu Á.
Trong bối cảnh đó, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ có ý
nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác
động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa; cổ vũ mạnh mẽ phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng
loạt các đảng cộng sản. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập
trung sức mạnh của phong trào ở tất cả các quốc gia, dân tộc.Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản
III, do V.I.Lênin đứng đầu, được thành lập. Quốc tế Cộng sản không những vạch đường hướng
chiến lược cho cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ
đạo phong trào giải phóng dân tộc.
Ở xã hội Việt Nam chịu xự thống trị của thực dân Pháp.Về chính trị: thực dân Pháp tước bỏ
quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Về kinh tế: thực dân
Pháp tiến hành cướp đoạt tài nguyên và xây dựng hệ thống phục vụ cho chính sách khai thác
thuốc địa bằng cách bốc lột sức lao động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Về văn
hóa, thực hiện chính sách ngu dân, duy trì các hủ tục lạc hậu. Một bộ phận địa chủ câu kết với
thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nước
và bóc lột nông dân. Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân
số), đồng thời là một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, ngoài mâu
thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân
còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lược
o Sự ra đời của Đảng là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước:
Cuốc đấu tranh chống Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc diễn ra liên tục mạnh mẽ,
nhưng các phong trào đều lần lượt thất bại vì không đáp ứng được những yêu cầu khách quan
của sự nghiệp giải phóng dân tộc.Trong khi phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị

2
khác nhau đều bế tắc về đường lối thì khuynh hướng vô sản thắng thế: Phong trào dân tộc đi
theo khuynh hướng vô sản.
Bởi vì, khi chưa có Đảng Cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân chỉ có thể đấu tranh tự
phát, đấu tranh vì mục đích kinh tế, vì cơm ăn áo mặc, cải thiện sinh hoạt, chứ không phải đấu
tranh với tư cách là một giai cấp nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ khi nào giai
cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách mạng của
chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới đưa cuộc đấu tranh tự phát lên cuộc đấu tranh tự giác, đấu
tranh chính trị, đấu tranh với tư cách là một giai cấp để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Muốn vậy, điều kiện quan trọng trước tiên là giai cấp công nhân phải tự xây dựng lên chính
đảng chính trị của mình, đó là Đảng Cộng sản.Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự kết hợp đó, là tiêu biểu sáng
ngời cho sự kết hợp giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội.Sự thành lập Đảng là quy luật của sự vận động củ phong trào công nhân từ tự phát thành tự
giác.
Các phong trào đấu tranh từ 1925-1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và dần
trở thành một lực lượng độc lập,Tình hình khách quan đòi hỏi phải có một Đảng lãnh đạo. Bên
cạnh đó, ba tổ chức cộng sản ra đời là Đông dương cộng sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng
và Đông Dương cộng sản liên đoàn đã thúc đẩy sự phát triển của phòng trào cách mạng. Ngày
3/2/1930 thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 2. Anh/Chị hãy phân tích chủ trương hoà hoãn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước ngày
toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) và rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam hiện nay. (6
điểm)
Câu 2: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính
phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng Hòa, một nhà nước non trẻ vừa mới ra đời đã phải đương đầu với nhiều khó khăn và kẻ
thù hơn bao giờ hết. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một số chính sách hòa hoãn,
nhân nhượng với kẻ thù .
*Tại sao Đảng ta lại chủ trương hòa hoãn?
Chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện về mọi mặt của các phe tham chiến, trước hết là đọ sức
về kinh tế.Trong khoản thời gian này nước ta đang phải trải qua thời kì khủng hoảng trầm
trọng.Kinh tế kiệt quệ,sản xuất bị trì trệ, ngân khố quốc gia trống rỗng, nạn đói năm 1945 làm

3
gần 2triệu người chết chưa khắc phục xong; bên cạnh đó “giặc đói”, “giặc dốt”,”giặc ngoại
xâm” đang đe dọa vận mệnh quốc gia.
Cách mạng vừa thành công , chính quyền nhân dân vừa ra đời , nhân dân ta chưa đủ thời
gian xây dựng lực lượng vũ trang chính quy để bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Khi đối
mặt với kẻ thù vừa xây dựng lại vừa phải chiến đấu, không tối ưu được hiệu quả vừa chống thù
trong lẫn giặc ngoài.
Bên ngoài: Ở miền bắc, 20 vạn quân Tưởng do Mỹ giật dây vào tước vũ khí quân đội Nhật,
thật ra là xâm lược nước ta và quyết tâm đánh đổ Chính phủ Việt Minh, cho một chính phủ bù
nhìn thân Mỹ - Tưởng lên thay. Ở miền nam, Anh ủng hộ thực dân Pháp đánh chiếm lại Nam
Bộ và miền Nam Trung Bộ, đồng thời có kế hoạch chiếm lại cả Ðông Dương. Dựa vào thế
chủ, bọn phản cách mạng trong nước, bọn thân Mỹ, thân Tưởng, thân Pháp ra sức phá hoại,
hoành hành. Theo sau bọn đế quốc là một là một lũ tay sai với nhiều đảng phái phản độnglăm
le lật đổ chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa, lập lại chính uyền tay sai và cướp nước ta
một lần nữa.Cùng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, phải biết phân hóa kẻ thù ra. Việc hòa
với Tưởng là hòa với một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm, nhưng không phải kẻ thù chính để phân
hóa, cô lập, tập trung lực lượng đấu tranh bằng biện pháp quân sự chống kẻ thù chính. Còn hòa
với Pháp là hòa ngay với kẻ thù chính để loại bớt một kẻ thù trực tiếp nguy hiểm và tranh thủ
trạng thái không có chiến tranh để xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng đối phó với một
cuộc chiến tranh lớn nếu kẻ thù cố tình gây ra. Đó là một điều khá đặc biệt được đặt ra và giải
quyết trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. 
*Nội dung hòa hoãn:
Để làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh” của quân Tưởng và tay sai,
Đảng, Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ
thù, hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc” với quân Tưởng; đề ra nhiều đối sách khôn khéo
đối với có hiệu quả với các hoạt động khiêu khích, gây xung đột vũ trang của quân Tưởng;
thực hiện giao thiệp thân thiện, ứng xử mềm dẻo, linh hoạt với các yêu sách của quân Tưởng
và các tổ chức đảng phái chính trị tay sai thân Tưởng, nhất là số cầm đầu Việt Quốc, Việt
Cách. Nhằm gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù, ngày 11/11/1945 Đảng ta tuyên bố tự giải tán,
rút vào hoạt động bí mật, chỉ để một bộ phận hoạt động công khai dưới danh hiệu Hội nghiên
cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Những chủ trương và biện pháp trên đã từng bước vô hiệu
hóa các hoạt động phá hoại, làm thất bại âm mưu “Diệt cộng cầm Hồ”, “Hoa quân nhập Việt”,
lật đổ chính quyền cách mạng Việt Nam của Tưởng Giới Thạch. Chính phủ Việt Nam đồng ý
việc đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết cho 20 vạn quân đội Tưởng khi ở Việt
4
Nam và nhân nhượng cho quân Tưởng được sử dụng đồng tiền Quan kim, Quốc tệ song hành
cùng đồng bạc Đông Dương. Sau khi bầu cử thành công, Hồ Chí Minh chấp nhận mở rộng
thành phần đại biểu Quốc hội, đồng ý bổ sung thêm 70 ghế Quốc hội không qua bầu cử cho
một số đảng viên của Việt Cách, Việt Quốc; cải tổ, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp
với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức, người không đảng phái và cả một số phần tử cầm
đầu tổ chức phản động tay sai của quân Tưởng, trong đó có nhiều ghế Bộ trưởng quan trọng.
Những nhân nhượng đó đã gây ra những khó khăn, phức tạp mới và là những điều ta không
muốn. Nhưng trước tình thế sống còn của độc lập dân tộc, của chính quyền cách mạng, thì sự
nhân nhượng cùng những biện pháp đấu tranh khác để đạt tới hòa hoãn là điều cần thiết.
 Từ đầu năm 1946, thực dân Pháp và Tưởng Giới Thạch mưu tính kế hoạch đưa quân Pháp
ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước.
Ngày 28/02/1946, Hiệp ước Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng đã được kí kết. Trước sự thay
đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình, Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã nhận
định, đánh giá âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và Tưởng và ra bản Chỉ thị Tình hình và chủ
trương, ngày 3-3-1946. ”20 và chủ trương tạm thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng về lợi
ích kinh tế, nhưng đòi Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam, “lợi dụng
thời gian hòa hoãn với Pháp để diệt bọn phản động bên trong, tay sai Tàu trắng, trừ những
hành động khiêu khích ly gián ta với Pháp”21, thúc đẩy nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi
một kẻ thù nguy hiểm. Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp Pháp tại Hà Nội là
J.Xanhtơny (Jean Sainteny) bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định sơ bộ nêu rõ: Chính phủ Pháp
công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, tài chính và quân đội
riêng nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp; về phía Việt Nam đồng ý
để 15.000 quân đội Pháp ra miền Bắc thay thế 20 vạn quân đội Tưởng rút về nước và sẽ rút
dần trong thời hạn 5 năm; hai bên sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán chính thức để giải quyết mối
quan hệ Việt-Pháp. Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với M.Mutê (Marius
Moutet) đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước 14-9 tại Mácxây (Pháp), đồng ý nhân
nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam; hai bên cam kết đình
chỉ chiến sự ở Nam bộ và tiếp tục đàm phán.  Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân
Pháp càng lấn tới. Chúng ta không thể chấp nhận tối hậu thư như đòi giải giáp Quân đội Quốc
gia, đòi trao toàn bộ quyền lực cai quản đất nước ta cho Pháp. Toàn dân ta đã đứng lên kháng
chiến.
*Kết quả và ý nghĩa của chủ trương hòa hoãn: 
5
Hòa với Tưởng, ta phá được âm mưu của chúng định dùng vũ lực lật đổ chính quyền cách
mạng, lập chính quyền của bọn tay sai. Việc cho bọn tay sai Tưởng tham gia chính quyền nhà
nước vừa phá được luận điệu tuyên truyền “Việt Minh, cộng sản độc quyền”, phá được sức ép
đòi Chính phủ ta phải từ chức, chúng cũng không thực hiện được ý đồ phá hoại, tiến tới giành
chính quyền bằng biện pháp chính trị, ngoại giao. Việc Hòa với Tưởng ta có điều kiện để tập
trung lực lượng chống Pháp, cuộc hòa hoãn này đối với Pháp là một bất lợi. Pháp coi Tưởng
và ta như đồng mình với nhau để ngăn chặn mưu đồ của Pháp, hơn một năm quân Tưởng đóng
quân trên đất nước ta.Kết quả cuối cùng kẻ địch không thực hiện được dã tâm của chúng, trái
lại, ta thực hiện được mục tiêu chiến lược là giữ vững độc lập, giữ vững chính quyền.
   Nhờ sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp, mà gần một năm tạm hòa bình,
đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản, đặc biệt việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3
và Tạm ước ngày 14/9 là được xem là những phương thuốc hồi sinh cho Nam Bộ và miền
Nam Trung Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói nói “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng
nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình”. Trong hoàn cảnh đó
hòa hoãn, nhân nhượng tuy là vấn đề sách lược, nhưng lại là một chủ trương lớn, có ý nghĩa
chiến lược. 
*Thực tiễn bài học rút ra cho cách mạng Việt nam hiện nay:
Sự nhân nhượng có thể ít, có thể nhiều. Có khi đã nhân nhượng lần này, lại phải tiếp tục
nhân nhượng lần khác. Nhưng nhất thiết phải có điểm dừng. Vượt quá điểm dừng ấy là phạm
vào nguyên tắc cách mạng. Bao giờ cũng vậy, trạng thái hòa bình là điều kiện thuận lợi nhất để
xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước, nhưng không phải hòa bình với bất cứ giá nào.Nhân
nhượng nhiều hay ít phụ thuộc trước hết vào so sánh lực lưỡng giữa ta và địch, đồng thời cũng
do kết quả tài năng đấu tranh của ta. Mỗi cuộc hòa hoãn có hoàn cảnh khác nhau nên sự nhân
nhượng cũng khác nhau. Vấn đề là phải xem xét nhân nhượng như vậy có phản ánh đúng
tương quan lực lượng đôi bên không? Những nhân nhượng đó có vi phạm nguyên tắc cách
mạng hay không? Độc lập, thống nhất cũng chính là ngọn cờ để tập hợp lực lượng toàn dân
tộc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, chống kẻ thù xâm lược. Chính nhờ Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh vận dụng sách lược linh hoạt hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù, giữ vững nguyên
tắc chiến lược mà cách mạng đã vượt qua những thử thách hiểm nghèo, giành thắng lợi từng
bước, đưa cách mạng cả nước tiến lên, vững chắc đi tới thắng lợi hoàn toàn.
**Tài Liệu tham khảo**
 Giáo trình môn lịch sử Đảng CSVN

6
 https://congdoanhaiphong.vn/tin-tuc-su-kien/danh-muc-trong/lich-su-va-y-nghia-su-
ra-doi-cua-dang-cong-san-viet-nam-03-02-1930-4095.html
 https://truongchinhtri.edu.vn/home/thong-tin-nghien-cuu-trao-doi/sach-luoc-hoa-
hoan-nhan-nhuong-voi-ke-thu-trong-giai-doan-1945-1946-mot-chu-truong-lon-co-y-
nghia-chien-luoc-quyet-dinh-cua-cach-mang-viet-nam-1330.html

You might also like