You are on page 1of 103

TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH HỌC 12

HỌC KÌ I ( Bài 1 đến bài 34)

A - LÍ THUYẾT CƠ BẢN
PHẦN NĂM - DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG I . CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

I. GEN – MÃ DI TRUYỀN- QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN


1. Gen
a. Khái niệm gen: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác
định (chuỗi polipeptid hay một phân tử ARN)
b. Cấu trúc gen (Giảm tải)
2. Mã di truyền
Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin
trong prôtêin.
- Đặc điểm của mã di truyền :
+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
+ Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại
lệ).
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).
+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ
AUG và UGG.
3. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ :
Gồm 3 bước :
+ Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình
chữ Y) và để lộ ra 2 mạch khuôn.
+ Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới
ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ → 3’ (ngược chiều với mạch làm
khuôn). Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung
(A – T, G – X).
Trên mạch mã gốc (3’ → 5’) mạch mới được tổng liên tục.
Trên mạch bổ sung (5’ → 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn
Okazaki), sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.
+ Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành
Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó → tạo thành phân tử ADN con, trong
đó một mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
II. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1. Phiên mã: là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
ARN gồm 4 đơn phân: A, U, G, X
* Các loại ARN:
- mARN: dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp prôtêin)
- tARN: vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp protein.
- rARN: kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm
- Cơ chế phiên mã :
+ Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều
3’ 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

1
+ Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ 5’ để tổng hợp nên
mARN theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều 5’  3’
+ Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc  phiên mã kết thúc, phân tử mARN được
giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
Còn ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không
mã hoá (intrôn), nối các đoạn mã hoá (êxon) tạo ra mARN trưởng thành.
2. Dịch mã: Là quá trình chuyển trình tự mã di truyền trên mARN thành trình tự các axit amin trên
chuỗi polipeptid (quá trình tổng hợp prôtêin)
- Diễn ra ở tế bào chất của tế bào.
- Quá trình dịch mã cần có: mARN, tARN, ribôxôm, axit amin, enzim, năng lượng ATP
- Cơ chế dịch mã :
Gồm hai giai đoạn :
+ Hoạt hoá axit amin : Enzim
Axit amin + ATP + tARN → aa – tARN.
+ Tổng hợp chuỗi pôlipeptit :
* Mở đầu : Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và
di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã
mở đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
* Kéo dài chuỗi pôlipeptit : aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên
mARN theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit
amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải
phóng. Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo
nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. Ribôxôm
chuyển dịch đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình cứ tiếp
tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.
* Kết thúc : Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần
của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit.
* Pôliriboxom:
Trên mỗi phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động được gọi là Pôliriboxom→
mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp từ một đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại rồi tự hủy.
4. Sơ đồ mối quan hệ ADN (gen) – tính trạng
Nhân đôi Phiên mã Dịch mã Biểu hiện
ADN ARN Prôtêin Tính trạng

III. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN


1. Khái niệm: ĐHHĐ của gen chính là cơ chế điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
3. Quá trình điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ:
a. Operon: là các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng
cụm có chung một cơ chế điều hòa.
b. Mô hình cấu trúc Operon Lac theo Jacop – Mono
- Cấu trúc operon:
+ Nhóm gen cấu trúc: Z, Y, A qui định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải
đường Lactose
+ Vùng vận hành (Operator): nơi liên kết với protein ức chế làm ngăn cản quá trình phiên mã của
các gen cấu trúc.
+ Vùng khởi động (Promoter): nơi mARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Nằm trước Operon còn có gen R tổng hợp protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành
O để điều hòa hoạt động của Operon Lac.
2
c. Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp).
* Khi môi trường không có lactôzơ.
Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình
phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
* Khi môi trường có lactôzơ.
Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không
gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN
polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên
mã bị dừng lại.
IV. ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm đột biến gen:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử
ADN. Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm)
- Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
2. Các dạng đột biến điểm:
+ Đột biến thay một cặp nu này bằng 1 cặp nu khác → có thể làm thay đổi 1 axitamin trong
chuỗi polipetic do gen đột biến tổng hợp→ chức năng protein có thể thay đổi
+ Đột biến thêm 1 cặp nu trên gen → mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến → trình
tự axit amin trong chuỗi polipeptid đổi → chức năng protein bị đổi
+ Đột biến mất 1 cặp nu trên gen → mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến → trình tự
axit amin trong chuỗi polipeptid đổi → chức năng protein bị đổi
3. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Nguyên nhân : Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại …), tác
nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
- Cơ chế phát sinh :
+ Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa
sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo.
Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen
- Hậu quả :
Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến. Mức độ có lợi hay có
hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
- Ý nghĩa : Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
V. NHIỄM SẮC THỂ
1. Khái niệm NST
- ở sinh vật nhân sơ : VCDT là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với prôtêin histôn.
- ở sinh vật nhân thực :
+ Cấu trúc hiển vi : NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có eo
thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có các dạng hình que, hình hạt, hình chữ V...đường kính 0,2 – 2 m,
dài 0,2 – 50 m.
Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc).
+ Cấu trúc siêu hiển vi : NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi histôn).
(ADN + prôtêin) → Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN
3
dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn 1 vũng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) → Sợi nhiễm sắc (25–30
4
nm) → ống siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) → NST.
2. Chức năng của nhiễm sắc thể
+ Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
+ Điều hòa hoạt động của các gen thông qua mức cuộn xoắn của NST
3
+ Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền cho tế bào con ở pha phân bào.

VI. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ


1. Khái niệm
- Khái niệm: ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST (thực chất là sự sắp xếp lại
những khối gen trên và giữa các NST → làm thay đổi hình dạng và cấu trúc các NST)
- Nguyên nhân : Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại …), tác
nhân sinh học (virút) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
- Cơ chế chung đột biến cấu trúc NST :
Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo...hoặc trực tiếp gây đứt gãy
NST → làm phá vỡ cấu trúc NST. Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng
các gen, làm thay đổi hình dạng NST.
2. Các dạng
Dạng đột biến Khái niệm Hậu quả và ý nghĩa

Là đột biến mất một đoạn - Làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng
gen trong hệ gen → làm giảm sức sống hoặc gây chết
Mất đoạn nào đó của NST.
đối với thể đột biến.
- Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.
- Làm tăng số lượng gen trên NST → tăng cường hoặc
giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
Là đột biến làm cho đoạn - Làm mất cân bằng gen trong hệ gen → có thể gây
Lặp đoạn nào đó của NST lặp lại nên hậu quả có hại cho cơ thể.
một hay nhiều lần. - Lặp đoạn dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến
gen tạo ra các alen mới trong quá trình tiến hoá.
- Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.
- Ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể do vật chất di
truyền không bị mất mát.
ĐB Là đột biến làm cho một - Làm thay vị trí gen trên NST → thay đổi mức độ hoạt
cấu Đảo đoạn nào đó của NST đứt động của các gen → có thể gây hại cho thể đột biến.
trúc đoạn ra, đảo ngược 180o và nối - Thể dị hợp đảo đoạn, khi giảm phân nếu xảy ra trao
NST lại. đổi chéo trong vùng đảo đoạn sẽ tạo các giao tử không
bình thường → hợp tử không có khả năng sống.
- Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.
Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng làm thay
đổi nhóm gen liên kết.
Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc giảm khả năng
Là đột biến dẫn đến một
đoạn của NST chuyển sinh sản của cá thể.
Chuyển sang vị vị trí khác trên Chuyển đoạn nhỏ thường ít ảnh hưởng tới sức sống, có
đoạn cùng một NST, hoặc trao thể còn có lợi cho sinh vật.
đổi đoạn giữa các NST - Có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài
không tương đồng. mới.
- Tạo nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá.

VII. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ


- Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào
- Các dạng đột biến số lượng NST: đột biến lệch bội và đột biến đa bội
1. Đột biến lệch bội.
4
Là đột biến làm thay đổi số lượng một hay 1 số cặp NST
. Thường có các dạng chính:
• Thể một nhiễm: 2n - 1
• Thể tam nhiễm 2n + 1
• Thể không nhiễm 2n – 2
• Thể bốn nhiễm 2n + 2
• thể ba nhiễm kép 2n +1 +1
…..
- Cơ chế chung đột biến: Thể lệch bội :
Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST → tạo ra các giao
tử không bình thường (chứa cả 2 NST ở mỗi cặp).
Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không
bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
- Hậu quả
+ Đột biến lệch bội : Đột biến lệch bội làm tăng hoặc giảm một hoặc một số NST → làm mất cân bằng
toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay làm giảm khả
năng sinh sản tuỳ loài.
- Vai trò
+ Đột biến lệch bội : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá. Trong chọn
giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí gen trên NST.
2. Đột biến đa bội gồm :
a. Tự đa bội
Khái niệm đột biến tự đa bội: Bộ NST của thể tự đa bội là bội số của n nhưng lớn hơn 2n của loài.
Có 2 dạng:
+ Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n …
+ Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n … thường không có khả năng sinh giao tử bình thường
- Cơ chế phát sinh đột biến tự đa bội
Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST → tạo ra các giao tử
không bình thường (chứa cả 2n NST).
Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình
thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội.
b. Dị đa bội
Khái niệm: Dị đa bội là hiện tượng khi cả hai bộ NST của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế
bào.
Cơ chế phát sinh: Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa
- Đặc điểm thể đa bội :
* Do số lượng NST trong tế bào tăng lên → lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất
hữu cơ xảy ra mạnh mẽ...
- Vai trò
Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá, góp phần hình thành nên loài mới

5
B - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI

B - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI

1: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN
2: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A. hoocmôn insulin B. ARN pôlimeraza C. ADN pôlimeraza D. Gen
3: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin.
4. Gen là một đoạn ADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
C. mang thông tin di truyền.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
5: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'. B. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.
C. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'. D. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
6: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là
A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào
nhân sơ là A, U, G, X.
B. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng
C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ
sung.
D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm
hai chuỗi pôlinuclêôtit.
7: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%;
G = 35%;T= 20%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép.
8. Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá 1 aa
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
9 .Vì sao mã di truyền là mã bộ ba :
A. Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
B. Vì số nuclêotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
C. Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
D. Vì 3 nucleotit mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thừa để mã hóa cho 20
loại aa..
10. Trong bộ mã di truyền số bộ ba mã hóa cho axit amin là
A. 61 B. 42 C. 64 D. 65
11. Các mã bộ ba khác nhau bởi:
A. số lượng và thành phần các nucleotit B. số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit
C. A. thành phần và trật tự các nucleotit D. số lượng và trật tự các nucleotit
12. Trong bảng mã di truyền, tỉ lệ số bộ mã có chứa 2 nucleotit loại guanin và 1 nucleotit khác là:
A. 1/64 B. 9/64 C. 27/64 D. 37/64
13: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin
mêtiônin.
6
B. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
14. Mã di truyền không có đặc tính
A. phổ biến B. đặc hiệu C. thoái hóa D. liên tục
15. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
16. Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin?
A. UAG,UGA,AUA B. UAA,UAG,AUG C. UAG,UGA,UAA D.UAG,GAU,UUA
17. Trong chu kỳ tế bào, sự nhân đôi ADN diễn ra ở
A. kì trung gian B. kì đầu C. kì giữa D. kì sau
18. Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN là
A. chuẩn bị cho sự tự tổng hợp prôtêin trong tế bào. B. làm tăng lượng prôtêin trong tế bào
C. cơ sở của sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể. D. tạo ra nhiều tế bào mới.
19. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ → 3/.
5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự
phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 6.
20: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
21: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch
mới theo chiều 3’ → 5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của
ADN ban đầu.
A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (3).
22: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
23. Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều
A.Cùng chiều với mạch khuôn. B. 3’ đến 5’.
C. 5’ đến 3’. D. Cùng chiều với chiều tháo xoắn của AND.
24: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
A. tổng hợp và kéo dài mạch mới B. tháo xoắn phân tử ADN
C. nối các đoạn Okazaki với nhau D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN
25. Quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
A. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch
polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’→ 3’
7
B. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch
polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’→5’
C. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của polinucleotit ADN mẹ và mạch
polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’→5’
D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung.
26: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng
A. Nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi
B. Tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3'-OH tự do
C. Nối các đoạn Okazaki với nhau
D. Tháo xoắn phân tử ADN
27. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia
đã có cấu trúc thay đổi
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban
đầu
C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
28. Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân
chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A. 1x B. 0,5x C. 4x D. 2x
29: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân
đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở
vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
30. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn
E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra
bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ?
A. 8 B. 32 C. 16 D. 30
31. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới
lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
32. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit
của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
A. 480 B. 322 C. 644 D. 506
33: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi
loại của gen trên là:
A. A = T = 1200; G = X = 300 B. A = T = 600; G = X = 900
C. A = T = 300; G = X = 1200 D. A = T = 900; G = X = 600
A+T 1
=
34. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử ADN này có tỉ lệ G+X 4 thì tỉ lệ nu loại G của
phân tử ADN này là
A. 20%. B. 40%. C. 25%. D. 10%.
A+G 1
=
35. Trên một mạch của ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit là T + X 2 . Tỉ lệ này ở mạch bổ sung của ADN
nói trên là
A. 0,2 B. 2,0 C. 0,5 D. 5,0
36: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidrô và có 900 nuclêôit loại guanin. Mạch 1 của gen
có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của
mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
C. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 D. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750
37. Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit
loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nu loại X gấp 3 lần số nu loại T. Số nu loại A
của gen là
8
A. 112. B. 448. C. 224. D. 336.
38: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng
số liên kết hiđrô của gen này là
A. 1800. B. 1500. C. 2100. D. 1200.
39: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 2250. B. 1798. C. 1125. D. 3060.
40: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của
gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1120 B. 1080 C. 990 D. 1020
41: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90;
T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
A. 100 B. 190 C. 90 D. 180
42. Một gen có khối lượng phân tử là 72.10 đvC. Trong gen có X = 850. Gen nói trên tự nhân đôi 3 lần
4

thì số lượng từng loại Nu tự do môi trường cung cấp là :


A. A = T = 4550, X = GTD = 3850 B. A = T = 3850, X = G = 4550
C. A= T = 5950, X = GTD = 2450 D. A = T= 2450, X = G = 5950
T+X
43. Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có A + G = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi
pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại
nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G=80%; T+X=20% B. A+G=20%; T+X=80%
C. A+G=25%; T+X=75% D. A+G=75%; T+X=25%

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

1. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?
A. cấu hình không gian B. số loại đơn phân
C. khối kượng và kích thước D. chức năng của mỗi loại.
2. Loại axit nuclêic nào có cấu tạo không theo nguyên tắc bổ sung
A. ADN. B. rARN. C. mARN. D. tARN.
3: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN. B. rARN. C. mARN. D. tARN.
4. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
5: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được
phiên mã từ gen này là
A. 5'UXG3'. B. 5'GXU3'. C. 5'GXT3'. D. 5'XGU3'.
6: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
A. 3’UAX5’ B.5’AUG3’ C.3’AUG5’ D.5’UAX3’
7: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,
A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.
B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.
C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.
D. cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.
8: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân
sơ?
A. ADN pôlimeraza B. Ligaza C. Restrictaza D. ARN pôlimeraza.
9: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3' → 5'
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là :
9
A. (1)→ (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4)
10: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật
nhân thực là
A. đều theo nguyên tắc bổ sung. B. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki. D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
11: Cho các thông tin sau đây :
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (2) và (4).
12: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Phiên mã. C. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). D. Dịch mã.
13: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng
lượng
A. để cắt bỏ axit amin mở đầu khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.
C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.
D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
14: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên
mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hòan chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin
gắn liền sau aa mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
15: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
16: Trong quá trình dịch mã,
A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.
B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nuclêôtit của mARN.
C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
D. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’.
17: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi
pôlipeptit
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
A. (1), (4). B. (2), (4) C. (1), (3) D. (2), (3)
18: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX -
Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự
các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn
pôlipeptit có 4aa thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly.
10
19: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau : 5' XGA 3' mã hoá axit amin
Acginin; 5' UXG 3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5' GXU 3' mã hoá các axit amin Alanin.
Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân
sơ là 5' GXTTXGXGATXG 3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự axit amin
tương ứng của quá trình dịch mã là:
A. Xêrin - Alanin - Xêrin - Acginin B. Acginin - Xêrin - Alanin - Xêrin
C. Xêrin - Acginin - Alanin - Xêrin D. Acginin - Xêrin - Acginin - Xêrin
20: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các
ribôxôm này được gọi là
A. pôlinuclêôtit. B. pôliribôxôm. C. pôlipeptit. D. pôlinuclêôxôm.
21: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây là không đúng?
A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nu theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nu trên mạch mã
gốc ở vùng mã hoá của gen
B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các
nulêôtit trên mỗi mạch đơn.
C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên
phân tử mARN
22: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp
không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng ?
A. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau
B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau
C .Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau
D.Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
23. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. dịch mã. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh.
24. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc
phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4)
25. Quan hệ nào sau đây là đúng:
A. ADN tARN mARN Prôtêin B. ADN mARN Prôtêin Tính trạng
C. mARN ADN Prôtêin Tính trạng D. ADN mARN Tính trạng
26: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin
(mARN) là
A. 15. B. 5. C. 10. D. 25.
27. Gen có chiều dài 2601A . Khi gen phiên mã, cần môi trường cung cấp tất cả 3060 ribônu tự do. Số
0

lần phiên mã của gen trên là


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
28. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu
trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?
A. 500 B. 499 C. 498 D. 750
29. Một gen có 90 chu kỳ xoắn. Khi tổng hợp một phân tử prôtêin sẽ cần môi trường cung cấp số axit
amin
A. 299. B. 298. C. 300. D. 599.
30. Một phân tử mARN dài 4080A tiến hành dịch mã đã cho 5 Ribôxôm trượt qua một lần. Số lượt
o

tARN mang axit amin đến ribôxôm là


A. 2000 . B. 2990. C. 1995. D. 3990
31. Gen cấu trúc có 1794 nuclêôtit phiên mã 3 lần, mỗi lần phiên mã đều có 7 riboxom dịch mã 2 lần, có bao
nhiêu axit amin liên kết trong các protein hoàn chỉnh được tổng hợp ?
11
A. 297 (axit amin) B. 12474 (axit amin) C.6237 (axit amin) D. 12516(axit amin).
32. Một phân tử mARN dài 2040A được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và
0

X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp
nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng
nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 280, A = T = 320. B. G = X = 360, A = T = 240.
C. G = X = 320, A = T = 280. D. G = X = 240, A = T = 360.

ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

1. Quan sát hình sau và cho biết chú thích nào đúng?

A. R. Gen điều hoà; P Vùng vận hành ; O Vùng khởi động; Z, Y, A Nhóm gen cấu trúc.
RB. R. Gen điều hoà; P Vùng khởi động; O Vùng vận hành ; Z, Y, A Nhóm gen cấu trúc.
C. R. Gen cấu trúc.; P Vùng chỉ huy; O Vùng khởi động; Z, Y, A Nhóm gen điều hoà.
D. R. Gen cấu trúc; P Vùng khởi động ; O Vùng vận hành ; Z, Y, A Nhóm gen cấu trúc.
2. Ôpêron là
A. một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hoà.
B. một đoạn phân tử ADN có một chức năng nhất định trong quá trình điều hoà.
C. một đoạn phân tử axit nuclêic có chức năng điều hoà hoạt động của gen cấu trúc.
D. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hoà nằm cạnh nhau.
3: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
4: Theo Jacốp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A.Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
C.Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P)
D. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P)
5: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là
A. Nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã
B. Những trình tự nuclêtôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
C. Những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế
D. Nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
6: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tự prôtêin cấu trúc.
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
7: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai trò
A. khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
B. quy định tổng hợp prôtêin ức chế
C. kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
D. quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ
8: Cho các thành phần
(1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X ;
(3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là
A. (2) và (3) B. (1), (2) và (3) C. (3) và (5) D. (2), (3) và (4)
12
9: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. sau dịch mã. B. dịch mã. C. phiên mã. D. trước phiên mã.
10. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hòa là :
A. Về khả năng phiên mã của gen. B. Về chức năng của protein do gen tổng hợp.
C. Về vị trí phân bố của gen. D. Về cấu trúc của gen.
11. Cơ chế điều hoà đối với ôpêrôn Lac ở E. coli dựa vào tương tác của yếu tố nào?
A. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng O
B. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với vùng P
C. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với gen điều hoà.
D. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc
12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có
lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y,A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã
13: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi
trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều
của nó.
B. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải
đường lactôzơ.
14. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm
A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết.
B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết.
C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin.
D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà

ĐỘT BIẾN GEN

1. Phát biểu không đúng về đột biến gen là


A. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
B. đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
C. đột biến gen là phát sinh các alen mới trong quần thể.
D. đột biến điểm liên quan đến một cặp nuclêotit trong cấu trúc của gen.
2: Khi nói về đột biến gen (ĐBG), phát biểu nào sau đây không đúng?
A. ĐBG có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nu
C. ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa.
D. Phần lớn ĐBG xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
3: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN
(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thông tin nói về đột biến gen là:
A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (1) và (4)
4: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
13
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (5) C. (3), (4), (5) D. (1), (3), (5)
5: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp
gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. AaBb, AABb. D. aaBb, Aabb.
6: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến
D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân hoá
học.
7. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số
đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen
dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
8. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường sống và tổ hợp gen B. tần số phát sinh đột biến
C. số lượng cá thể trong quần thể D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể
9: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay
đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit. C. Đảo vị trí 1số cặp nu. D. Thay 1 cặp nu
10. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi
polypeptit
A. Thêm 1 cặp nucleotit.
B.Thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hóa.
C. Mất 1 cặp nucleotit.
D.Thay thế 1 cặp nucleotit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hóa.
11: Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T
thành cặp G–X . Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A−T→G−5BU→ X−5BU → G−X. B. A−T→A−5BU→ G−5BU → G−X.
C. A−T→X−5BU→ G−5BU → G−X. D. A−T→G−5BU→ G−5BU → G−X.
12: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay
đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D. Thay 1 cặp nu này bằng cặp nu khác xảy ra ở bộ ba thứ 5 của gen
13: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số
lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ?
A. Mã di truyền là mã bộ ba
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
14: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.
C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.
15. Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

14
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định
tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit
giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có
thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M
quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit
thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
16: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T
bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479.
17: Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp
3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành
alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng
từng loại nuclêôtit của alen b là:
A. A = T = 899; G = X = 301. B. A = T = 299; G = X = 901.
C. A = T = 901; G = X = 299. D. A = T = 301; G = X = 899.
18: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A = 2 . Gen này bị đột biến mất một cặp
G 3
nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nu của gen mới được
hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 600; G = X = 899. B. A = T = 600; G = X = 900.
C. A = T = 599; G = X = 900. D. A = T = 900; G = X = 599.
19: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này
bằng một nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại
của gen b là :
A. A=T=250; G=X=390 B. A=T=251; G=X=389
C. A=T=610; G=X=390 D. A=T=249; G=X=391 .
20: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại
guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit
của alen a là:
A. A=T=799; G=X=401. B. A=T=801; G=X=400.
C. A=T=800; G=X=399. D. A=T=799; G=X=400.
A+T
21: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A), có tỉ lệ = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một
G+X
cặp G - X bằng một cặp A - T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđro của alen b là:
A. 3601 B. 3600 C. 3899 D. 3599
22: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế
một cặp A – T bằng một cặp G – X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là:
A. T = 80; G = 399 B. T = 399; G = 801 C. T = 799; G = 401 D. T = 401; G = 799
23: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số
nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1800; G = X = 1200.
C. A = T = 899; G = X = 6 00. D. A = T = 1199; G = X = 1800.

15
24: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần
thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần
nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng
đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X B. mất một cặp A - T
C. mất một cặp G - X D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T
25: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có
kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit
loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. Bbbb B. BBbb C.Bbb D. BBb
26: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp
gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi
của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với
alen B là
A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
C. mất một cặp A-T D. mất một cặp G-X

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

1: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm
A. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
C. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. D. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.
2: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C. Thành phần hóa hoạc chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
3: Khi nó về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1)Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit
này.
(2)Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di
chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3)Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4)Tâm động là những điểm mà tại đó AND bắt đầu tự nhân đôi.
(5)Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. (1), (2), (5) B. (3), (4), (5) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4)
4: Ở sinh vật nhân thực, các vùng đầu mút của nhiễm sắc thể là các trình tự nuclêôtit đặc biệt, các trình
tự này có vai trò
A. mã hóa cho các loại prôtêin quan trọng trong tế bào.
B. bảo vệ các nhiễm sắc thể, làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
C. là điểm khởi đầu cho quá trình nhân đôi của phân tử ADN.
D. giúp các nhiễm sắc thể liên kết với thoi phân bào trong quá trình nguyên phân.
5. Một nuclêôxôm gồm
A. một đoạn phân tử ADN quấn ¼ vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
C. phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêotit.
6. Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. phân tử ADN → đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatic.
B. phân tử ADN → sợi cơ bản → đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) → sợi nhiễm sắc → crômatic
C,. phân tử ADN → đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatic
D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) → crômatic.

16
7: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở vi sinh vật nhân thực, mức cấu trúc
nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Sợi cơ bản B. Sợi nhiễm sắc C. Vùng xếp cuộn D. Crômatit
8. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và
sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A. 30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D.30 nm và 11 nm
9. Nhiễm sắc thể có chức năng
A. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào
phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
B. điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.
C. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân
bào.
D. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
10. Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ:
A. Quá trình thụ tinh
B. Kết hợp quá trình nguyên phân và thụ tinh
C. Kết hợp quá trình giảm phân và thụ tinh
D. Kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
11 . Bộ NST của mỗi loài đặc trưng bởi
A. số lượng, hình thái, cấu trúc NST B. số lượng, kích thước, cấu trúc NST
C. kích thước, hình thái, cấu trúc NST D. số lượng, hình thái, kích thước NST
12: Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với NST bình thường. Dạng đột biến tạo nên NST
bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Đảo đoạn NST. B. Mất đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST. D. Chuyển đoạn trong một NST.
13. Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến
A. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
14: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Đột biến mất đoạn B. Đột biến đa bội C. Đột biến lệch bội . D. Đột biến đảo đoạn
15: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Lặp đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
16: Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta
thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau
đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. Đảo đoạn C. Mất đoạn D. Lặp đoạn
17: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
B. thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
18: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm
trên một nhiễm sắc thể đơn?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn.
C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn.
19 : Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột
biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể B. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể D. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
20: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại
mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
21: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
17
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
22. Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm
sắc thể?
A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.
23: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể.
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang
nhiễm sắc thể khác.
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
24: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
B. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
25: Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, phát biển nào sau đây là sai ?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
B. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, vì vậy hoạt động của gen có thể bị
thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa NST và không mang tâm động.
26: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
A. (1), (4) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (2), (4)
27: Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, phát biển nào sau đây là sai ?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá
B. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, vì vậy hoạt động của gen có thể bị
thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa NST và không mang tâm động.
28. Ở một loài động vật, người ta phát hiện NST số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết
quả của đột biến đảo đoạn là: (1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG. Giả sử
NST số (3) là NST gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) (3)→(4)→(1) B. (3)→(1)→(4)→(1)
C. (2)→(1)→(3)→(4) D. (1)(2)(3) → (4)
29 : Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như
sau:
Nòi 1 :ABCDEFGHI ; nói 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự
phát sinh các nòi trên là:
A. 1 → 3 → 4 →2 B. 1→ 4 → 2 → 3 C. 1 → 3 → 2 → 4 D. 1 → 2 → 4 → 3
30: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết này
chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
31: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên
một nhiễm sắc thể là
A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
B. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn và lặp đoạn.
18
D.mất đoạn và đảo đoạn.
32: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
A. (1) : chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1) : đảo đoạn B. chứa tâm động; (2) : chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. (1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1) : chuyển đoạn chứa tâm động; (2) : đảo đoạn chứa tâm động.
33: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc
thể giới tính.
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể
D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc
thể.

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

1.Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có liên quan tới
A. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số cặp nhiễm sắc thể.
C. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. D. một, một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm
sắc thể.
2. Đột biến số lượng NST có các dạng
A. đột biến lệch bội và đột biến đa bội
B. đột biến lệch bội và đột biến dị đa bội
C. đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST
D. đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội
3: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể
phân li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
4: Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các
thể ba này :
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau
5: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể
một, thể ba thuộc loài này lần lượt là
A. 19 và 21 B. 19 và 20 C. 18 và 19 D. 9 và 11
6: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd
và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ
nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbDdEe B. AaBbEe C. AaBbDEe D. AaaBbDdEe
7: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của
cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là
A. 23. B. 22. C. 26. D. 21.
8: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể
một tối đa có thể được tạo ra trong loài này là
A. 8. B. 13. C. 7. D. 15.
9: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là :
A. 21 B. 14 C. 42 D. 7

19
10: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba
của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 18. B. 9. C. 24. D. 17.
11: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên
tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NSTđơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
12: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến NST?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu
13: Cho các tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Tật dính ngón tay 2 và 3. (2) Hội chứng Đao (3) Hội chứng Claiphentơ (4) Hội chứng Etuôt
Các tật và hội chứng di truyền do đột biến xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính là
A. (2) và (4) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (3)
14: Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu (2) Hội chứng Đao (3) Hội chứng Tơcnơ (4) Bệnh máu khó đông
Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến NST là:
A. (2) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (1) và (4)
15. Cho biết một số bệnh, tật và hội chứng di truyền ở người:
(1) Tật có túm lông trên vành tai. (2) Hội chứng Đao. (3) Bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
(4) Bệnh phêninkêto niệu. (5) Bệnh bạch tạng. (6) Hội chứng Tơcnơ . (7) Bệnh ung thư máu.
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền là do đột biến NST?
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
16: Những cơ thể sinh vật mà bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n
(3n hoặc 4n, 5n, ...) thuộc dạng nào trong các dạng đột biến sau đây?
A. Thể đa bội. B. Thể đơn bội. C. Thể lệch bội (dị bội). D. Thể lưỡng bội.
17: Khi nói về đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào
lưỡng bội.
B. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,…) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
C. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
D. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
18. Thể đa bội lẻ
A. có hàm lượng ADN nhiều gấp 2 lần so với thể 2n.
B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
C. không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
19: Tiến hành đa bội hóa các tế bào sinh dưỡng của một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội (2n). Theo lí thuyết, có thể thu được những loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể là:
A. 6n, 8n. B. 4n, 8n. C. 4n, 6n D. 3n, 4n.
20. Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã
xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế
bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là
A. 6 và 12. B. 11 và 18. C. 12 và 36. D. 6 và 13.
21: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều
có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
B. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng
tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
C. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
22: Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không
có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen?
A. AAaa x AAaa B. AAaa x AAAa C. Aaaa x Aaaa D. Aaaa x AAaa

20
23: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết
rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết,
phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?
A. AAaa × Aaaa B. AAAa × AAAa C. Aaaa × Aaaa D. AAaa × AAaa
24. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo
ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần
nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết
quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n.
25: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết
các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến
xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
26: Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép
lai giữa hai cây tứ bội AAAa x Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 75% B. 25% C. 50% D. 56,25%
27: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng
cônsixin xử lí các hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được
F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có
khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các cây F2 thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
28: Ở thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây để phát triển thành cây tứ bội?
A. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n)
B. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n+1)
C. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau
D. Các giao tử lệch bội (n+1) kết hợp với nhau
29: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (1), (2). D. (3), (4).
30: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể ?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến tự đa bội
31. Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Khi quan sát quá trình giảm phân của
1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I,
các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí
thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 1%. B. 0,5%. C. 0,25%. D. 2%.
32: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây
tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai
cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là
A. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng
33: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với
alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng
bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1
quả màu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa
C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa
34: Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:
(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa;

21
Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội
hoá nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là:
A. (1) và (3) B. (1) và (4) C. (2) và (4) D. (3) và (4)
35: Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn dạng
lưỡng bội bình thường là
A. tia tử ngoại. B. cônsixin. C. tia X. D. EMS (êtyl mêtan sunfonat).
36: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong
một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn
các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào môi
trường. Không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột
biến nào sau đây ?
A. Thể không B. Thể ba C. Thể một D. Thể bốn
37: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng
cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn
ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng.
Cho biết qt giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ KG của F2 là:
A. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa D. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa
38: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ
tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị
hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 2/9 B. 1/2 C. 17/18. D. 4/9.
39: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (1), (2). D. (3), (4).
40: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B
quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến
mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội
AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 105:35:3:1. B. 105:35:9:1. C. 35:35:1:1. D. 33:11:1:1.
41: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1)AAaaBBbb x AAAABBBb (2) AaaaBBBB x AaaaBBbb (3) AaaaBBbb x AAAaBbbb
(4) AAAaBbbb x AAAABBBb (5) AAAaBBbb x Aaaabbbb (6) AAaaBBbb x AAaabbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.
Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ
8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4). B. (3) và (6) C. (1) và (5) D. (2) và (5)
42: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí
hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau.
Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V
43: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen.
Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết,
các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 108. B. 36. C. 64. D. 144.
44: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ
bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết
tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là:
A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
22
C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa.
45: Thể song nhị bội
A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính
B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào
D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ
46: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội
hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể,
thể song nhị bội này có kiểu gen là
A. aaBBMn. B. aaBBMMnn. C. aBMn. D. aBMMnn.
47: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ
có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường
lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có
số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.
C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.
48: Lai loài lúa mì có bộ NST 2n = 14 (kí hiệu hệ gen là AA) với loài cỏ dại có bộ NST 2n = 14 (kí hiệu
hệ gen là BB) được con lai có bộ NST n + n = 14 (kí hiệu hệ gen là AB) bị bất thụ. Tiến hành đa bội hoá
tạo được loài lúa mì có bộ NST 2n + 2n = 28 (kí hiệu hệ gen là AABB). Đây là ví dụ về quá trình hình
thành loài mới bằng con đường
A. sinh thái. B. địa lí. C. lai xa và đa bội hoá. D. đa bội hoá.
49: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài
Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên
bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong
các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc
thể tương đồng
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính
(4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
50: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát
sinh giao tử.
C. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.
D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.
51: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá
trình tiến hóa
C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành
loài mới
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

23
Bài 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI.
A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
I.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN.
(Phương pháp lai và phân tích con lai)
Bốn bước:
1. Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
2. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời
F1, F2 và F3.
3. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
4. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.
II. NỘI DUNG QUY LUẬT PHÂN LI
Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các
alen tồn tại một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một
cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử mang alen
kia.
III.CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC.
-Trong tế bào lưỡng bội (2n), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng và mang cặp alen tương ứng.
-Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong cặp NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử dẫn
đến sự phân li đồng đều của các alen trong cặp alen tương ứng và sự tổ hợp của các giao tử trong thụ
tinh dẫn đến sự tổ hợp lại của các alen tương ứng.

B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

1. Điểm độc đáo nhất trong nghiên cứu di truyền của Menđen là
A.chọn bố mẹ thuần chủng đem lai.
B. lai từ một đến nhiều cặp tính trạng, sử dụng lí thuyết xác suất và toán học để xử lý kết quả.
C. đã tách ra từng cặp tính trạng, sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả.
D. đã tách ra từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng đó qua các thế hệ lai sử dụng
lí thuyết xác suất và toán học để xử lý kết quả.
2. Trong trường hợp nào sau đây quy luật Menđen không còn nghiệm đúng?
A. Bố mẹ đem lai thuần chủng. B. Tính trạng trội không hoàn toàn.
C. Số lượng cá thể đem phân tích đủ lớn. D. Mỗi cặp nhiễm sắc thể mang nhiều cặp gen.
3. Nguyên nhân dẫn tới mỗi alen phân li về một giao tử
A.Do các gen nhân đôi thành các cặp aeln.
B.Do các NST trong cặp tương đồng phân li về hai cực tế bào.
C.Do các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
D.Do trong tế bào, gen tồn tại theo cặp alen.
4. Ở người, có các kiểu gen quy định nhóm máu sau đây:
- IAIA, IAIO quy định nhóm máu A
- IBIB, IBIO quy định nhóm máu B
- IAIB quy định máu nhóm AB.
- IOIO quy định nhóm máu O.
Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng, người anh cưới vợ có nhóm máu A sinh đứa con có nhóm máu B,
người em cưới vợ có nhóm máu B sinh đứa con có nhóm máu A. Kiểu gen, kiểu hình của 2 anh em sinh
đôi nói trên là:
A. IAIB (nhóm máu AB). B. IAIA hoặcIAIO (nhóm máu A).
C. I I hoặc I I (nhóm máu B).
B B B O
D. IOIO (nhóm máu O).
5. Điều nào dưới đây không phù hợp với phương pháp nghiên cứu của Menđen?
A. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 hoặc một vài cặp tính trạng tương phản.
B. Sử dụng lí thuyết xác suất và toán thống kê trong việc phân tích kết quả nghiên cứu.
C. Sử dụng lai phân tích để xác định tần số hoán vị gen .
D. Làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần để xác định tính chính xác của kết quả nghiên cứu .
6. Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh.Cho giao phấn giữa cây hạt vàng
thuần
24
chủng với cây hạt xanh được F1 toàn hạt vàng. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ các hạt thu được trên cây F2 là
A. 1 vàng: 1 xanh. B. 5 vàng: 3 xanh.
C. 7 vàng: 1 xanh. D. 3 vàng: 1 xanh.
7. Biết gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây có
kiểu gen dị hợp giao phấn với nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Đời con F1 xuất hiện tỉ lệ của quy luật phân tính. B. Đời con F1 có 3 loại kiểu gen khác nhau.
C. Đời con F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1:1 . D. Đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ :1
vàng.
8. Tỉ lệ phân li kiểu hình và kiểu gen của quy luật phân li Menđen là kết quả phân li của:
A.các gen. B.NST. C.tính trạng. D.kiểu gen của bố mẹ.
9. Lai phân tích là phép lai:
A.Lai giữa cơ thể đồng hợp tử với cơ thể mang tính trạng lặn.
B.Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C.Lai giữa cơ thể dị hợp với cơ thể mang kiểu hình lặn.
D.Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể có kiểu hình lặn.
10. Cặp phép lai nào sau đây là lai thuận nghịch?
A.♀AA  ♂aa và ♀ Aa  ♂Aa. B.♀Aa  ♂Aa và ♀aa  ♂AA.
C.♀AA  ♂AA và ♀aa  ♂aa D.♀AA  ♂aa và ♀aa  ♂AA.
11. Bản chất của quy luật phân li là:
A.F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
B. F2 có rỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1: 2 : 1.
C.Tính trạng trội át chế tính trạng lặn.
D. Sự phân li của cặp alen trong giảm phân.

2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá. ÔN TẬP CHƯƠNG I & II
Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có
tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit
amin được gọi là
A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành.
Câu 3: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ
enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza
Câu 4: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. Tính phổ biến. B. tính đặc hiệu. C. Tính thoái hoá. D. Tính bán bảo tồn.
Câu 6: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?
A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã.
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin.
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. theo chiều từ 5’ đến 3’.
B. theo chiều từ 3’ đến 5’.
C. di chuyển một cách ngẫu nhiên.
D. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
Câu 8: Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau: A = 60, G = 120,
X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao
nhiêu?
A. A = T = 180, G = X = 110. B. A = T = 150, G = X = 140.
C. A = T = 90, G = X = 200. D. A = T = 200, G = X = 90.
25
Câu 9: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN.
Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 11: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành.
Câu 12: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã?
A. mARN. B. tARN. C. Ribôxôm. D. ADN.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?
A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
B. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
C. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN, rARN.
Câu 14: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một gen có đoạn mạch bổ
sung là AGX TTA GXA?
A. TXG AAT XGT. B. UXG AAU XGU.
C. AGX TTA GXA. D. AGX UUA GXA.
Câu 15: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng
A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa.
Câu 16: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì
prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 17: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay
thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh C. 5BU D. virut hecpet
Câu 19: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 20: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 21: Hai gen B và b cùng nằm trong một tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân
liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các
gen chưa nhân đôi). Số nuclêôtit của mỗi gen là bao nhiêu?
A. 3000 nuclêôtit. B. 2400 nuclêôtit. C. 800 nuclêôtit. D. 200 nuclêôtit.
Câu 22: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới

A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 23: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở
một số giống cây trồng?
A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội.
Câu 24: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.
C. mất đoạn, chuyển đoạn. D. chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 25: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là
A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.
Câu 26: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui
định. Cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
26
Câu 27: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
A. 12. B. 24. C. 25. D. 23.
Câu 28: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
A. lai phân tích. B. lai khác dòng. C. lai thuận-nghịch D. lai cải tiến.
Câu 29: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở
F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A. tính trạng ưu việt. B. tính trạng trung gian. C. tính trạng trội. D. tính trạng lặn
Câu 30: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:
A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 31: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số
lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4. B. 1/3. C. 3/4. D. 2/3.
Câu 32: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn
được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số
quả đỏ thu được ở F1 là:
A. 1/64 B. 1/27 C. 1/32 D. 27/64
Câu 33: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa; II. Aa x Aa; III. AA x aa; IV. AA x Aa; V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I, III, V. B. I, III. C. II, III. D. I, V.
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần
chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 100% hạt vàng. B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Câu 35: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2
cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Nếu không có
đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F 1 là bao
nhiêu?
A. 1/4. B. 9/16. C. 1/16. D. 3/8.
Câu 36: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định
hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất
hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb
Câu 37: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ
A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16
Câu 38: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể
mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là
A. B, B, D, d, E, e, F, f. B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.
C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff. D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.
Câu 39: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện
phép lai: P: ♀ AaBbCcDd  ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là
A. 7/128. B. 3/128. C. 5/128. D. 9/128.
Câu 40: Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1,
kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ trợ (bổ sung) nào?
A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 9 : 6 : 1. C. 9 : 7. D. 9 : 3 : 4.
Câu 41: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu
cộng gộp A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao
nhất có chiều cao 210 cm. Chiều cao của cây thấp nhất là
A. 90 cm. B. 120 cm. D. 80 cm. D. 60 cm.
Câu 42: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen?
A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen.

27
B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương
đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
Câu 43: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính
trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di
truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác gen. D. hoán vị gen.
AB
Câu 44: Cho cá thể có kiểu gen ab (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen
này với tỉ lệ là:
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 100%.
AB
Câu 45: Một tế bào có kiểu gen Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
ab
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16
Câu 46: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông
bình thường. Một người nam bình thường lấy một người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ
sinh ra được con gái khỏe mạnh trong mỗi lần sinh là bao nhiêu?
A. 37,5% B. 75% C. 25% D. 50%
Câu 47: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen
trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và
một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXm x XmY. B. XMXM x X MY. C. XMXm x X MY. D. XMXM x XmY.
Câu 48: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính
A. chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào.
B. chỉ có trong các tế bào sinh dục.
C. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
D. chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác.
Câu 49: Ở người, bệnh máu khó đông do gen h nằm trên NST X, gen H: máu đông bình thường. Bố
mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh khó đông, nhận định nào dưới đây là
đúng?
A. Con gái của họ không bao giờ mắc bệnh B. 100% số con trai của họ sẽ mắc bệnh
C. 50% số con trai của họ có khả năng mắc bệnh D. 100% số con gái của họ sẽ mắc bệnh
Câu 50: Sự mềm dẻo về kiểu hình của một kiểu gen có được là do
A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong một phạm vi nhất định.
B. sự tự điều chỉnh của kiểu gen khi môi trường thấp dưới giới hạn.
C. sự tự điều chỉnh của kiểu hình khi môi trường vượt giới hạn.
D. sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong một phạm vi nhất định.

BÀI 9. QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT


I/ Thí nghiệm lai hai tính trạng
Pt/c VT x XN
F1: 100% VT
F1x F1
F2: 9VT:3VN:3XT:1XN
Phân tích kết quả TN:
V: X = 3: 1
T : N = 3:1
=> mỗi tính trạng di truyền độc lập.
3. Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân
li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

28
II/ Cơ sở tế bào học
Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân
ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.

III/ ý nghiã của các quy luật Menđen


- Khi biết một tính trạng nào đó di truyền theo quy luật Menđen, ta có thể tiên đoán trước được kết quả
lai.
- Giải thích được nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp.Câu 1. Nội dung quy luật phân li độc lâp của
Menđen là:

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

BÀI 9. QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP


Câu 1. Bản chất của qui luật phân li độc lập là nói về:
A. Các cặp tính trạng di truyền cùng nhau. B. Các tính trạng khác loại tổ hợp lại tạo thành biến dị tổ hợp.
C. Các cặp tính trạng di truyền độc lập.
D. Các cặp alen (nhân tố di truyền) phân li độc lập với nhau trong giảm phân.
Câu 2. Qui luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li độc lập của các tính trạng. B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân.
Câu 3. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menden cho rằng tính trạng màu sắc và tính trạng dạng vỏ hạt đậu
di truyền độc lập vì
A. F2 có bốn kiểu hình.
B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 1 trội : 1 lặn.

29
D. tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F2 bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các tính trạng màu sắc và dạng vỏ
hạt.
Câu 4. Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số loại giao tử là
A. 4. B. 8. C. 16. D.32.
Câu 5. Nếu các gen phân li độc lập, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbCC có thể sinh ra số loại giao tử là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 6. Cho cá thể có kiểu gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử là
A. 32. B. 64. C. 128. D. 256.
Câu 7. Điều kiện để các gen phân li độc lập là
A. P phải thuần chủng về các tính trạng đem lai.
B. số lượng cá thể lai đem phân tích phải lớn.
C. gen trội phải trội hoàn toàn. D. các gen nằm trên các NST khác nhau.
Câu 8. Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập là
A. sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân.
B. sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân.
C. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua giảm phân đưa đến sự phân li độc lập
và tổ hợp tự do của các cặp alen nằm trên các cặp NST đó.
D. sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải của biến dị tổ hợp?
A. Là biến dị phát sinh do sự tổ hợp lại các gen đã có ở bố mẹ trong quá trình sinh sản.
B. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.
C. Là biến dị do sự thay đổi cấu trúc của gen.
D. Có thể có lợi, có hại hay trung tính.
Câu 10. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Là cơ sở để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cung cấp cho chọn giống.
B. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng ở những loài sinh sản theo lối giao phối.
C. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.
D. Cho thấy sự di truyền bền vững của các nhóm tính trạng.
Câu 11. Một gen qui định một tính trạng, gen trội trội hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây tạo ra nhiều kiểu gen và
kiểu hình nhất ?
A. AaBbDd × AaBbDd. B. AabbDd × aaBbDd.
C. AaBBDd × aaBbDd. D. AaBbDD × AaBbdd.
Câu 12. Cho cơ thể dị hợp 4 cặp gen di truyền độc lập tự thụ phấn thì số loại kiểu gen ở đời con là
A. 8 B. 16 C. 64 D. 81
Câu 13. Cho cơ thể dị hợp n cặp gen phân li độc lập qui định n tính trạng tự thụ phấn (gen trội trội hoàn toàn) thì
số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ F1 là
A. 2n B. 3n C. 4n D. n3
Câu 14. Qui luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. đa dạng, phong phú ở các loài giao phối.
C. hoán vị gen.
D. đột biến gen.
Câu 15. Nếu các gen trội nghiên cứu là trội hoàn toàn và các cặp gen phân li độc lập thì phép lai giữa 2 cá thể có
KG AaBbCC x AabbCc sẽ cho thế hệ sau có
A. 8 KH, 8 KG. B. 4KH, 12 KG. C. 8KH, 12KG. D.
4KH, 8KG.
Câu 16. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST
tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo
lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu?
A. 1/4. B. 9/16. C. 4/16. D. 3/8.
Câu 17. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương
đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết
trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 4/9. B. 1/9. C. 1/4. D. 9/16.
Câu 18. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt
xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb
Câu 19. Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDd. Ở F1, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành là
A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4.
30
Câu 20. Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị
hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F 1

A. 60. B. 30. C. 76. D. 50.
Câu 21.Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai
AaBbCc x AaBbCc cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC- ở đời con là
A. 1/64. B. 27/64. C. 16/64. D. 9/64.
Câu 22. Phép lai hai cặp tính trạng phân ly độc lập, F1 thu được: cặp tính trạng thứ nhất có tỷ lệ kiểu hình là 3 : 1,
cặp tính trạng thứ hai là 1 : 2 : 1, thì tỷ lệ phân ly kiểu hình chung của F1 là
A. 1 : 2 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. D. 3 : 6 : 3 : 1.
Câu 23. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết,
phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 37,50%. B. 56,25%. C. 6,25%. D. 18,75%.
Câu 24. Ở đậu Hà lan, alen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; alen B qui định hạt
trơn rội hoàn toàn so với b qui định hạt nhăn. Hai gen này nằm trên hai NST khác nhau. Cho đậu Hà lan thuần
chủng hạt vàng, trơn lai với đậu hạt xanh, nhăn được F1. Cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình là
A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1xanh,
nhăn.
C. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn. D. 4 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 4 xanh, nhăn : 1 xanh,
nhăn.
Câu 25. Ở một loại côn trùng, gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền theo hiện tượng
trội hoàn toàn. Gen A: thân xám; gen a: thân đen; Gen D: lông ngắn; gen d: lông dài. Các gen nói trên phân li độc
lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. Tỉ lệ kiểu hình được tạo ra từ phép lai AaDd x aaDd là:
A. 3 thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài : 3 thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài
B. 1 thân xám, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn
C. 1 thân xám, lông ngắn : 1 thân xám, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn : 1 thân đen, lông dài
D. 3 thân đen, lông dài : 1 thân đen, lông ngắn
Câu 26. Cho biết các gen phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Một cây có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen tự
thụ phấn thu được F1. Khi nói về tỉ lệ các loại kiểu gen ở F1, kết luận nào sau đây không đúng?
A.Tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen bằng tỉ lệ các loại kiểu gen dị hợp về một cặp gen.
B. Tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp về một cặp gen bằng tỉ lệ các kiểu gen dị hợp về một cặp gen.
C. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp về hai cặp gen.
D. Kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen chiếm tỉ lệ 25% .
Câu 27. Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí
thuyết, phép lai AabbDdEe × aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ
A. 12,50%. B. 6,25%. C. 18,75%. D. 37,50%.
Câu 28. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có
đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng
trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ
A. 9/256. B. 27/128. C. 9/64. D. 9/128
Câu 29. Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:
(1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd.
(3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDd.
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là
A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1) và (4).
Câu 30.Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?
A. AABbDd × AaBBDd. C. AaBbdd × AaBBDD.
B. AabbDD × AABBdd D. AaBBDD × aaBbDD.
Câu 31.Trong một thí nghiệm ở một loài thực vật, các bạn học sinh đã cho các cây có cùng kiểu gen tự thụ phấn,
được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Do sơ suất của việc thống kê nên chỉ còn ghi lại được số liệu của kiểu hình thân
thấp, hạt dài là 6,25%. Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác
nhau, tương phản với thân thấp, hạt dài là thân cao, hạt tròn. Tỉ lệ cây thân cao, hạt tròn thu được từ phép lai này
dự đoán là
A. 18,75%. B. 15%. C. 25%. D. 56,25%.
Câu 32. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định
hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt
vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt
xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là
A. 1/4. B 2/3. C. 1/3. D. 1/2.
31
Câu 33. Ở một loài, A: thân cao, a: thân thấp; B: hoa đỏ, b : hoa trắng. Cho lai giữa cây thân cao hoa đỏ với cây thân
cao hoa trắng, đời con có tỉ lệ 3 thân cao, hoa đỏ : 3 thân cao hoa trắng : 1 thân thấp, hoa đỏ : 1 thân thấp, hoa trắng. Kiểu gen
của thế hệ P là
A. AaBb và Aabb B. AaBb và AaBb C. AaBb và aabb D. AABb và aaBb
Câu 34. Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Ở F1, kiểu gen có 2 gen trội chiếm tỷ lệ
A. 15/64 B. 2/32. C. 1/4 D. 1/8.
Câu 35. Lai hai giống ngô đồng hợp tử, khác nhau về 6 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, các cặp
phân li độc lập nhau đã thu được F1 có 1 kiểu hình. Cho F1 tạp giao, tính theo lí thuyết, ở F2 có tổng số kiểu gen
và số kiểu gen đồng hợp tử về cả 6 gen nêu trên là
A. 729 và 32 B. 729 và 64 C. 243 và 64 D. 243 và 32
Câu 36. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên
2 cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1. Cho giao
phấn ngẫu nhiên giữa các cây thân cao, hoa trắng và các cây thân thấp, hoa đỏ của F1; nếu không có đột biến và
chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là:
A. 8/9 B. 1/9 C. 4/9. D.2/9.
Câu 37. Ở một loài thực vật, cho cây lá xẻ, hạt tròn lai với cây có lá nguyên, hạt nhăn F1 thu được 100% lá xẻ,
hạt nhăn. Cho các cây F1 tự thụ phấn được F2, ở F2 xác suất chọn được một cây lá xẻ, hạt nhăn có kiểu gen dị hợp
về cả 2 cặp gen là bao nhiêu? Biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định, gen trội trội hoàn toàn và các gen nằm trên
các NST khác nhau.
A. 56,25%. B. 75%. C. 6,25%. D. 25%.
Câu 38. Bạch tạng và pheninketo niệu là hai bệnh do 2 gen lặn trên các NST thường khác nhau. Nếu một cặp vợ chồng
đều có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp alen, thì xác suất đứa con đầu của họ mắc một trong hai bệnh là:
A. 12,5%. B. 6,25%. C. 25%. D. 37.5%.
Câu 39. Ở người mắt nâu là trội hơn so với mắt xanh, da đen là trội hoàn toàn so với da trắng, hai cặp tính trạng
này do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường qui định. Một cặp vợ chồng có mắt nâu và da đen sinh đứa con
đầu lòng có mắt xanh và da trắng. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là gái và có kiểu hình giống mẹ là?
A. 18,75% B. 6,25% C. 28,125% D. 56,25%.
Câu 40. Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen aqui định hoa trắng; alen B qui
định thân cao trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST tương đồng
khác nhau. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về hai cặp gen nói trên giao phấn với nhau được F1. Cho các cây thân
cao, hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác suất chọn một cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng về cả hai
cặp gen ở F2 là
A. 16/81. B. 1/16. C. 5/9. D. 1/4.

Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA D D D B A B D C C A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA A D A B B A A B B A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
ĐA D C A B A A A B D B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA D C A A B B D D C A

Bài 10 . TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN


I. Tương tác gen
- Khái niệm :là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Bản chất
là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng trong quá trình hình thành kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung
Khái niệm : Tương tác bổ sung là kiểu tương tác trong đó các gen cùng tác động sẽ hình thành
một kiểu hình mới.
Ví dụ : A-B- quy định hoa đỏ ; kiểu : A-bb; aaB- ; aabb quy định hoa trắng.
P : AaBb x AaBb => F1 Cho tỷ lệ kiểu hình 9 Hoa đỏ: 7 Hoa trắng
2. Tương tác cộng gộp:

32
Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên
1 chút ít.
Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3 gen (A,B,C) nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau chi
phối.
- Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp
quy định.
II. Tác động đa hiệu của gen:
1. Khái niệm: Một gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác gọi là gen đa hiệu.
Ví dụ: - HbA hồng cầu bình thường
- HbS hồng cầu lưỡi liềm → gây rối loạn bệnh lý trong cơ thể
Tất cả những trường hợp trên không phủ nhận mà chỉ mở rộng thêm học thuyết Menden.

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các gen phân ly độc lập và tổ hợp tự do (tương tác gen), phép lai AaBb x AaBb cho ra 5 loại
kiểu hình khác nhau thì đó là kiểu tương tác
A. cộng gộp B. át chế gen trội. C. bổ sung của các gen trội. D. át chế gen
lặn.
Câu 2: Ở chuột, gen trội A quy định lông vàng, gen trội R quy định lông đen. Khi có mặt cả hai loại gen
trội quy định lông xám, chuột có kiểu gen aarr có lông màu kem. Cho chuột đực lông xám giao phối với
chuột cái lông vàng ở F1 phân tính 3 lông vàng : 3 lông xám : 1 lông kem : 1 lông đen, chuột bố mẹ có
kiểu gen:
A. ♂ AaRr x ♀ AaRr. B. ♂ AARr x ♀ AaRr. C. ♂ AaRr x ♀ Aarr D. ♂ AaRr x ♀ AaRR
Câu 3: Thực chất hiện tượng tác động tương hỗ giữa các gen không alen là
A. nhiều gen cùng lôcut xác định 1 kiểu hình chung.
B. các gen khác lôcut tương tác trực tiếp nhau xác định một kiểu hình.
C. sản phẩm của các gen khác lôcut tương tác với nhau xác định 1 kiểu hình.
D. gen này làm biến đổi gen khác không alen khi tính trạng được hình thành.
Câu 4. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2
alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp.
Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp
nhất có chiều cao 120cm, thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 7 loại kiểu hình.
Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 130cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 1/64. B. 3/32. C. 9/64 D. 15/64.
Câu 5. Giao phấn giữa hai cây hoa trắng (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu
được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Lấy ngẫu nhiên một cây có
hoa màu đỏ ở F2 cho tự thụ phấn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, xác suất xuất hiện cây
hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
A. 81/256. B. 1/36. C. 1/81. D. 1/16
Câu 6: Ở một loài thực vật luỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng
quy định theo kiểu tuong tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều
cao cây tăng thêm 10 cm. Khi truởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao
phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu đuợc F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột
biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 6,25%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 25,0%.
Câu 7: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng
quy định theo kiểu tuong tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng
thêm 5cm. Khi truởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd ×
AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 1/64. B. 15/64. C. 5/16. D. 3/32.
Câu 8: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu đuợc F1 toàn cây hoa đỏ. Cho
F1 tự thụ phấn, thu đuợc F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột
biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là
33
A. 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 1 : 1. B. 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1. D. 3 : 3 : 1 : 1 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1.
Câu 9. Hội chứng Macphan ở người có đặc điểm
A. chân tay dài hơn, đồng thời thủy tinh thể ở mắt bị hủy hoại
B. chân tay dài, mù màu, tinh hoàn nhỏ, vô sinh
C. suy tim, tổn thương não, thấp khớp
D. cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, ngòn chân ngón tay ngắn, vô sinh
Câu 10. Ở 1 thứ lúa chiều dài của thân cây do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau qui định. Cây
cao nhất có kiểu gen AABB biểu hiện chiều cao 100cm và cứ mỗi gen lặn làm cho chiều cao giảm bớt
10cm. Kết luận nào sau đây đúng:
A Các kiểu gen AABb, AaBB đều có chiều cao 80cm
B Các kiểu gen AaBb, AAbb, aaBB đều có chiều cao 90cm
C Cây lúa thấp nhất có chiều cao 40cm
D Các kiểu gen Aabb, aaBb đều có chiều cao 70cm
Câu 11: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu
nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến,
trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa đỏ dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 37,5%. B. 12,5%. C. 25%. D. 18,55%.
Câu 12: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định.
Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội
A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng
với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về
hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu
hình ở Fa là:
A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
C. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ
D. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
Câu 13.Cho các quy luật di truyền sau:
1. quy luật phân li 2. quy luật phân li độc lập
3. quy luật tương tác gen 4. quy luật liên kết gen
5. quy luật hoán vị gen
Số quy luật di truyền phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở bố mẹ ?
A. 4 B. 3 C. 2 D.5
Câu 14:Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một
số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
D. Cá khổng tuớc có chấm màu × cá khổng tuớc không có chấm màu.
Câu 15: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội.
B. gen điều hòa.
C. gen đa hiệu.
D. gen tăng cường.
Câu 16: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở một tính trạng.
B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối.
C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.
D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.

34
Câu 17: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1
lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi
phối của hiện tượng di truyền
A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn.
C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn.
Câu 18. ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc
lập. Gen A và gen B tác động tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:

Gen A Gen B

Enzim A Enzim B

Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ


Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu
được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
A. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng. D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Câu 19: Ở một loài thực vật khi cho cơ thể dị hợp hai cặp gen giao phấn, đời con F1 thu được tỉ lệ kiểu
hình:
9 đỏ: 3 vàng: 3 xanh: 1 trắng. Cho hoa vàng F1 giao phấn hoa xanh F1, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở đời con
là:
A. 4/9. B. 5/9. C. 0. D. 8/9.
Câu 20: Cho biết: a+,b+,c+ và d+ là các gen trên NST thường phân ly độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp
sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ dưới đây :
a+ b+ c+ d+
Không màu---->Không màu---->Không màu----->màu nâu------>màu đen
Các alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a,b,c và d. Người ta tiến hành lai một
cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể không màu có kiểu gen aabbccdd và thu
được con lai F1. Khi cho các cá thể F1 lai với nhau, thì tỷ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không
màu và màu nâu là bao nhiêu ?
A.27/64 và 37/256. B. 37/64 và 27/256.
C. 37/64 và 27/64. D. 33/64 và 27/64.

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ HOÁN VỊ GEN


1. Hướng dẫn học sinh ôn tập về hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo, quá trình giảm phân phát
sinh giao tử.
a. Tiếp hợp và trao đổi chéo:
- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng xảy ra vào
kì trước GP I.
- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 cromatit không chị em trong 4 cromatit của cặp NST
kép tương đồng. Hai cromatit không chị em trao đổi với nhau những đoạn tương đồng.
- Sự trao đổi chéo giữa các NST dẫn đến hoán vị gen (đổi chỗ các gen), làm các gen nằm trên các NST
khác nguồn gốc có dịp tổ hợp về cùng 1 NST.
- TĐC có thể xảy ra cả trong trường hợp cấu trúc của NST giống nhau hoặc khác nhau nhưng chỉ dẫn
đến kết quả khác biệt về tỉ lệ giao tử khi giảm phân nếu cặp NST chứa các cặp gen dị hợp.
- Tiếp hợp và trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen phụ thuộc vào loài sinh vật, giới tính,...
b. Quá trình giảm phân phát sinh giao tử.
* Ở động vật:
- 1 tế bào sinh tinh → 4 tinh trùng
+ Nếu không có hoán vị gen, 4 tinh trùng chia làm 2 nhóm giống nhau từng đôi một.
+ Nếu có hoán vị gen, với cơ thể dị hợp tử về các cặp gen trên một cặp NST, 4 tinh trùng
khác nhau, trong đó 2 tinh trùng do liên kết gen, 2 tinh trùng do hoán vị gen.

35
- 1 tế bào sinh trứng → 1 tế bào trứng. Khả năng bắt gặp trứng sinh ra do liên kết hay hoán vị là
50%.
* Ở thực vật:
- 1 tế bào mẹ hạt phấn → 4 hạt phấn. Sau này mỗi hạt phấn cho ra 1 nhân sinh dưỡng và 1 nhân
sinh sản (nhân sinh sản phát sinh cho giao tử đực)
- 1 tế bào mẹ túi phôi → 1 noãn (giao tử cái)
2. Qui luật hoán vị gen.
* Thí nghiệm của T. Moocgan
- Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực thân đen, cánh cụt thu được kết quả:
0, 415 ruồi thân xám, cánh dài
0, 415 ruồi thân đen, cánh cụt
0, 085 ruồi thân xám, cánh cụt
0, 085 ruồi thân đen, cánh dài
Trên cơ sở những kiến thức đã học về giảm phân, về các qui luật di truyền của Menden và qui luật tương
tác gen, liên kết gen, yêu cầu học sinh phân tích kết quả thí nghiệm. Học sinh giải thích được sự xuất
hiện của kiểu hình thân xám cánh cụt và thân đen, cánh dài. Để giúp học sinh giải thích được kết quả thí
nghiệm, giáo viên cần đưa ra các câu hỏi định hướng cho học sinh trả lời (Ví dụ: Ruồi đực F1 cho mấy
loại giao tử? Fb có mấy kiểu tổ hợp giao tử? Ruồi cái F1 có kiểu gen như thế nào, cho những loại giao
tử nào, tỉ lệ bao nhiêu? Do đâu xuất hiện thêm 2 loại giao tử không do LKG hoàn toàn? Nếu 2 cặp gen
PLĐL thì kết quả như thế nào?... )
*Giải thích thí nghiệm: Ruồi đực thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử bv. Vì vậy kết quả lai chứng
tỏ ruồi cái F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ: 0,415 BV : 0,415 bv : 0,085 bV : 0,085 Bv
- Như vậy trong quá trình phát sinh giao tử cái, các gen B và V, b và v đã liên kết không hoàn toàn. Sự
đổi chỗ giữa các gen B và b (hoặc V và v) dẫn đến sự xuất hiện 2 loại giao tử mới là Bv và bV – giao tử
do HVG.
*Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen.
- Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi các đoạn tương đồng giữa các NST trong
cặp tương đồng ở kì trước GP I (trao đổi chéo). Sự trao đổi chéo của NST dẫn đến hiện tượng hoán vị
gen. Hoán vị gen làm xuất hiện 2 loại giao tử do hoán vị gen là Bv và bV bên cạnh 2 loại giao tử do liên
kết gen hoàn toàn là BV và bv
- Khả năng xảy ra HVG được đặc trưng bởi tần số HVG – Tổng tỉ lệ các loại giao tử sinh ra do HVG
trên tổng số giao tử được sinh ra.
- Vì hoán vị gen chỉ xảy ra giữa 2 cromatit không chị em trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng nên
tỉ lệ 2 loại giao tử có hoán vị gen luôn bằng nhau và tỉ lệ 2 loại giao tử do liên kết gen hoàn toàn cũng
luôn bằng nhau.
- Nếu hoán vị gen xảy ra ở tất cả các tế bào trong quá trình phát sinh giao tử thì tần số HVG có thể đạt
50% nên thực tế tần số hoán vị gen không vượt quá 50% (f ≤ 50%).
- Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % 2 loại giao tử được tạo ra do hoán vị gen.Trong phép
lai phân tích, tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % 2 loại kiểu hình do tái tổ hợp gen (nếu cơ
thể đem lai phân tích là dị hợp tử đều thì tần số HVG được tính bằng tổng tỉ lệ cá thể có kiểu hình khác
bố mẹ, ngược lại tần số HVG được tính bằng tổng tỉ lệ cá thể có kiểu hình giống bố mẹ nếu cơ thể đem
lai phân tích là dị hợp tử chéo).
- Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST. Khoảng cách giữa các gen
trên NST càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao.
- Người ta dựa vào hiện tượng hoán vị gen để lập bản đồ di truyền. Đơn vị bản đồ là cM, mỗi cM ứng
với 1% trao đổi chéo.
- Trong thí nghiệm trên, tần số hoán vị gen là: f = 0,85 + 0,85 = 0,17 = 17%. Như vậy khoảng cách giữa
2 gen đang nghiên cứu là 17cM.
- Để phát hiện hiện tượng hoán vị gen, người ta dùng phương pháp lai, tốt nhất là phép lai phân tích.
3. Dấu hiệu nhận biết quy luật hoán vị gen
- Khi lại phân tích cá thể dị hợp tử về hai cặp gen, nếu xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ : a: a: b: b (a > b) thì
ta kết luận hai cặp tính trạng đó di truyền theo quy luật hoán vị gen. Có thể tổng quát với nhiều cặp tính
trạng.
- Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa cơ thể dị hợp 2 cặp gen nằm trên NST thường, nếu kết quả cho 4
kiểu hình tỉ lệ khác 9: 3: 3: 1, ta kết luận hai cặp tính trạng di truyền theo quy luật hoán vị gen.
36
 Một cách tổng quát:
Nếu số loại kiểu hình thu được về các tính trạng đang xét bằng với trường hợp các tính trạng di truyền
độc lập nhưng tỉ lệ không bằng tích các nhóm tỉ lệ kiểu hình khi xét riêng mỗi tính trạng ta suy ra có
hiện tượng hoán vị gen (trừ trường hợp tần số HVG = 50% thì kết quả giống nhau).
4. Phương pháp xác định tần số hoán vị gen
a. Dựa vào phép lai phân tích
Trong phép lai phân tích, các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ cho một loại giao tử, nên kết
quả phép lai phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối tượng đem lai ( cá thể cần kiểm tra KG ). Từ FB ta suy ra
nhóm gen liên kết và tính được tần số hoán vị gen.
Để xác định nhóm gen liên kết ta căn cứ vào cá thể mang kiểu hình lặn => Tìm tỉ lệ giao tử mang
gen lặn ab.
+ Nếu ab > 25% => giao tử sinh ra do LKG => Liên kết bằng ( A liên kết B, a liên kết b )
+ Nếu ab < 25% => Giao tử sinh ra do hoán vị => Liên kết đối (A liên kết b, a liên kết B ).
- Tần số hoán vị gen:
% các kiểu hình mang tỉ lệ nhỏ(do tái tổ hợp)
TSHVG = .100%
tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích
b. Dựa và tỉ lệ cơ thể có kiểu hình lặn
Các cơ thể P đều dị hợp tử 2 cặp, ta dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn ab/ab .
+ Trường hợp 1: HVG xảy ra ở hai giới.
• Cách giải: Tính tỉ lệ % kiểu hình lặn ab/ab.
% ab/ab = %ab x %ab Từ đó suy ra được tỉ lệ giao tử ab
Nếu % ab > 25% => Giao tử sinh ra do LK => Liên kết bằng
Nếu % ab < 25% => Giao tử sinh ra do HV => Liên kết đối.
+ Trường hợp 2: Nếu chỉ xảy ra hoán vị ở 1 giới.
• Cách giải: Tính tỉ lệ % kiểu hình lặn ab/ab sau đó tìm % giao tử ab sinh ra từ cơ thể có HVG
ab
% ab = % (cơ thể có KH lặn): 50%
ab
Nếu % ab > 25% -> Liên kết bằng
Nếu % ab < 25% -> Liên kết đối.
c. Lập phương trình
Bài toán không cho biết kiểu hình lặn, mà cho kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn.
Lúc này ta cần lập phương trình để giải. ( P đều dị hợp tử). (Hoán vị xảy ra ở cả hai giới).
+ Trường hợp 1: Biết kiểu hình của bố mẹ.
• Cách giải: + => Kiểu gen P và F1
+ Gọi ẩn số cho tần số hoán vị gen là: x => Ta có phương trình:
( x/2) + 2. x/2. (1-x)/2 = %( A – bb) hoặc %(aaB - )
2

VD: Đem lại giữa cây cao hạt dài với cây thấp hạt ngắn =>F1 100% cao hạt dài. F1 tự thụ -> F2
tổng 15000 cây gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 1350 cây cao, hạt ngắn. Mỗi gen quy định một
tính trạng.
- Quy luật di truyền ?
- Lập sơ đồ lai từ P -> F2
- Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở F2.
Bài giải:
- P khác nhau 2 cặp tính trạng -> F1 đồng loạt cây cao, hạt dài.
=> Cao >> thấp ; Hạt dài >> Hạt ngắn.
Quy ước: A - Cao; a – thấp; B – hạt dài; b – hạt ngắn.
F1 tự thụ: % ( A- bb ) ≠ 3/16 ≠ 1/4 tuân theo quy luật HVG
- SĐL: P: AB/AB x ab/ab
F1 AB/ab
Gọi x là tần số hoán vị gen ( x < 50% )
x/2 là tỉ lệ giao tử Ab hoặc aB
(1-x)/ 2 là tỉ lệ giao tử AB, ab

37
Ab aB
F2 có một kiểu gen (hoặc )
Ab aB
Ab aB
Có hai kiểu gen (hoặc )
ab ab
Ta có phương trình:
(x/2)2 + 2(x/2) (1-x)/2 = % (A – bb) hoặc % (aaB-)
= 1350/ 15000 = 0,09.
=> x = 0,2
Vậy TSHVG f = 20%
-> % ab/ab = 40% x 40% = 16%
% A – bb = 9%
% aaB = 9%
% AB = 100% - (16% + 9% + 9%) = 66%
➔ Số lượng cây từng loại.
+ Trường hợp 2: P dị hợp nhưng không biết kiểu hình P
Gọi x là tỉ lệ giao tử Ab (hoặc aB)
y là tỉ lệ giao tử ab
Ta có : x + y = 0,5
 x2 + 2xy + y2 = 0,25
Trong đó: y2 + 2yz = % (A-bb) (hoặc aaB-)
=> y2 = 0,25 - % A-bb hoặc %aaB-
-> y
=> Từ y suy ra nhóm gen liên kết và xác định được tần số hoán vị gen.
VD: Khi lai P t/c khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản F1 => 100% cây cao, hạt dài. F1 tự
thụ, F2 có 4 kiểu hình trong đó có 1440 cây cao, hạt tròn trong tổng số 16000 cây.
a. Biện luận xác định qui luật di truyền
b. Lập sơ đồ lai và tính các kiểu hình còn lại ở F2.
Bài giải
a. Biện luận -> quy luật hoán vị
Quy ước: A cao; a thấp
B hạt dài; b hạt tròn
b. Gọi x là tỉ lệ giao tử Ab
Gọi y là tỉ lệ giao tử ab
Ta có: y2 = 0,25 – 1440/16000 = 0,16
=> y = 0,4
y = 40% > 25% giao tử sinh ra do liên kết => f (tần số HVG) = 0,2
=> Liên kết đều
=> F1: AB/ab
Ngoài một số dạng bài tập trên khi làm bài còn có thể gặp một số dạng bài như các tính trạng di
truyền tuân theo quy luật tương tác gen và hoán vị gen ( trong đó 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn
trên một cặp NST và phân ly độc lập với cặp gen còn lại hay bài toán có 3 cặp tính trạng, có hai cặp di
truyền theo quy luật hoán vị gen, bài toán hoán vị gen + quy luật di truyền về liên kết giới tính, bài toán
về lập bản đồ di truyền,…). Đó là những dạng bài khó đòi hỏi học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, tư
duy logic mới làm được.
5. Lập bản đồ di truyền
Để lập bản đồ di truyền phải dựa vào các phép lai, đặc biệt là phép lai phân tích để tính tần số
hoán vị gen.
a. Trường hợp xét cơ thể dị hợp tử 3 cặp gen trên một cặp nhiễm sắc thể
* Cơ sở di truyền học
- Cơ thể dị hợp tử kép về 3 cặp gen, giảm phân có cả trao đổi chéo sẽ làm phát sinh các loại giao
tử có tỷ lệ tương đương ở từng đôi một.
+ Cặp giao tử có tỷ lệ lớn nhất là cặp giao tử có liên kết gen.
+ Cặp giao tử có tỷ lệ nhỏ nhất trong 4 cặp giao tử là cặp giao tử phát sinh do trao đổi
chéo kép.
38
+ Hai cặp giao tử còn lại là 2 cặp giao tử do trao đổi chéo đơn.
- Nếu không xảy ra trao đổi chéo kép thì ở thể dị hợp về 3 cặp gen chỉ cho:
+ 2 loại giao tử, nếu liên kết hoàn toàn.
+ 4 loại giao tử, nếu chỉ xảy ra một trao đổi chéo đơn.
+ 6 loại giao tử, nếu xảy ra 2 trao đổi chéo đơn.
- Nếu chỉ xảy ra trao đổi chéo kép thì cho 4 loại giao tử: 2 liên kết và 2 hoán vị
* Cách giải
- Căn cứ vào tỷ lệ phân tính về kiểu hình thu được qua phép lai phân tích, cơ thể dị hợp tử về 3
cặp gen qui định 3 tính trạng đơn gen, xác định các cặp giao tử và tỷ lệ mỗi loại giao tử.
+ Căn cứ vào cặp giao tử có tỷ lệ lớn nhất (giao tử sinh ra do liên kết) xác định kiểu gen của cơ
thể dị hợp tử về 3 cặp gen với tổ hợp các gen trên mỗi NST (chưa xác định được trình tự các gen ở mỗi
NST).
+ Căn cứ vào tỷ lệ 2 cặp giao tử có tỷ lệ lớn thứ 2, thứ 3, xác định gen ở giữa. Từ đó xác định
kiểu gen của cơ thể dị hợp tử kép về 3 cặp gen.
+ Căn cứ vào trình tự các gen ở NST, tính tần số trao đổi chéo của mỗi gen ngoài với gen giữa.
- Nếu xảy ra trao đổi chéo kép thì so sánh cặp giao tử có tỉ lệ nhỏ nhất với cặp giao tử có tỉ lệ lớn
nhất để xác định thứ tự các gen trên NST. Sau đó tính tần số trao đổi chéo giữa các gen(tần số TĐC giữa
gen ngoài với gen giữa – K/cách giữa 2 gen = tần số TĐC đơn + tần số TĐC kép).
- Lập bản đồ gen.
Ví dụ: Trong một phép lai phân tích, thu được 8 lớp kiểu hình:
A-B-C = 120 aabbcc = 125 A-bbC- = 65 aaB- cc = 68
A-bbcc = 63 aaB-C- = 62 A-B-cc = 10 aabbC- = 12
Lập bản đồ gen.
Giải
1.
Giao tử Số lượng Loại
ABC = 120 => ABC
liên kết
abc = 125 abc
AbC = 65
TĐC1 ↓
aBc = 68
=> ACB
Abc = 63
TĐC2 acb
aBC = 62
ABc = 10
TĐC kép
abC = 12
2.

TĐC A/C = 63 + 62 + 10 + 12 . 100% = 28%


525

TĐC C/B = 65+ 68 + 10 + 12 . 100% = 30%


525
3. Bản đồ gen
A 28cM C 30 cM B

b. Trường hợp trên nhiễm sắc thể chứa nhiều gen


Thực tế trên một nhiễm sắc thể không phải chỉ chứa vài cặp gen mà nó có thể chứa hàng trăm
hay hàng nghìn gen,... Những gen nằm quá xa nhau có thể xảy ra hoán vị gen với tần số 50% (nghĩa là
hoán vị gen xảy ra thường xuyên) làm cho kết quả của phép lai giống như hiện tượng di truyền độc lập
(ví dụ trường hợp của Menden). Do vậy kết quả phép lai không phản ánh được trật tự các gen. Trong
trường hợp này người ta dựa vào các gen phân bố ở giữa để xác lập khoảng cách giữa 2 gen ở xa.
Khoảng cách giữa 2 gen nằm xa nhau trên NST được tính bằng cách cộng các tần số tái tổ hợp từ các
phép lai khác nhau liên quan đến các gen nằm giữa hai gen này.
Đơn vị bản đồ di truyền được dùng là centimorgan (1 centimorgan = 1% hoán vị gen). bản đồ di
truyền này chỉ có ý nghĩa phản ánh đúng về trình tự các gen trên NST chứ không phản ánh đúng khoảng

39
cách vật lí giữa các gen. Muốn tìm khoảng cách vật lí giữa các gen phải dựa vào số nucleotit nằm giữa
hai gen đó.
6. Hệ thống bài tập vận dụng:
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không đưa ra toàn bộ các bài tập đã sử dụng mà chỉ giới thiệu các
dạng bài tập khác nhau, mỗi dạng có một số bài tập minh hoạ và có lời giải đi kèm. Các bài tập được
giới thiệu theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp, trong đó các bài tập đơn giản có thể áp dụng cả với học
sinh lớp thường và học sinh lớp chuyên, còn các bài tập phức tạp chỉ giới hạn sử dụng với đối tượng học
sinh chuyên.

a. Các bài tập liên quan đến hoán vị gen ở một điểm

Bài 1: Một cơ thể có kiểu gen Ab/aB khi sinh giao tử đã xảy ra hoán vị gen với tần số 25%. Giả sử đây
là cơ thể đực, số tế bào sinh tinh là 500 thì số tế bào sinh tinh có xảy ra hoán vị gen là bao nhiêu?
Lời giải:
- Nếu cả 500 tế bào sinh tinh đều xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen là 50%
- Trường hợp tần số hoán vị gen là 25% thì số tế bào có hoán vị gen là:
500 x 25% / 50% = 250 (tế bào)

Bài 2:Có 1000 tế bào sinh tinh chứa 2 cặp gen dị hợp AB/ab giảm phân phát sinh giao tử, trong đó có
200 tế bào có xảy ra hoán vị gen.
a.Xác định số lượng và tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra.
b.Xác định khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST?
Lời giải:
a.- Tổng số giao tử tạo ra là: 1000 x 4 = 4000
- 200 tế bào có xảy ra hoán vị gen cho ra tổng cộng 200 x 4 = 800 giao tử, trong đó:
+ 2 loại giao tử do liên kết gen là: AB = ab = 200
+ 2 loại giao tử do hoán vị gen là: Ab = aB = 200
- 800 tế bào không xảy ra hoán vị gen cho ra tổng cộng 800 x 4 = 3200 giao tử, gồm 2 loại giao tử do
liên kết gen là: AB = ab = 1600
- Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại giao tử tạo ra là:
AB = ab = 1600 + 200 = 1800, chiếm 90%
Ab = aB = 200, chiếm 10%
b.Tần số tái tổ hợp giữa 2 gen là 10% → khoảng cách giữa 2 gen là 10cM
Bài 3: Cây đậu: lai F1 mang kiểu hình hoa tím- hạt phấn dài tương ứng với sự có mặt của hai cặp gen dị
hợp trên NST tương đồng. Giả sử có 1000 tế bào sinh giao tử trải qua giảm phân để phát sinh hạt phấn,
trong đó có 100 tế bào xảy ra hoán vị gen. Cây F1 được dùng làm trong phép lai phân tích để cho thế hệ
lai.
Tính tỉ lệ % các loại kiểu hình ở thế hệ lai.
Biết rằng tất cả hạt phấn sinh ra đều tham gia thụ tinh và hoa tím trội hoàn toàn so với hoa đỏ,
hạt phấn dài trội hoàn toàn so với hạt phấn tròn.
Lời giải:
1. Xác định tần số hoán vị gen:
- Số hạt phấn được hình thành từ 1000 tế bào sinh hạt phấn là:
4.1000 = 4000
- Nếu 1 tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen sẽ cho hai loại giao tử với tỉ lệ mỗi loại giao tử
1
là: giao tử liên kết = giao tử hoán vị gen =
2
Vì vậy từ 100 tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen thì số hạt phấn xảy ra hoán vị gen là:
4.100
= 200
2
200
Vậy tần số hoán vị gen là: f = x 100% = 5%
4000
2. Xác định tỉ lệ phân tính KH ở thế hệ lai (F2) :
- Biện luận xác định KG của F1
40
+ Qui ước A: hoa tím a: hoa đỏ
B: hạt phấn dài b: hạt phấn tròn
AB Ab
+ F1 mang 2 cặp gen dị hợp trên cùng cặp NST tương đồng  KG F1 có thể là hoặc .
ab aB
AB
+ Nếu F1 có KG :
ab
AB ab
Lai phân tích F1: x
ab ab
Giao tử F1: AB = ab = 47,5% 100% ab
Ab = aB = 2,5%
AB ab Ab aB
Tỉ lệ KG ở F2 → 47,5% : 47,5% : 2,5% : 2,5%
ab ab ab ab
Tỉ lệ KH F2: 47,5% hoa tím, hạt phấn dài
47,5% hoa đỏ, hạt phấn tròn
2,5% hoa tím, hạt phấn tròn
2,5% hoa đỏ, hạt phấn dài
Ab
+ Nếu F1 có KG :
aB
Ab ab
Lai phân tích F1: x
aB ab
Giao tử F1: Ab = aB = 47,5% 100% ab
AB = ab = 2,5%
AB ab Ab aB
Tỉ lệ KG ở F2 : 2,5% : 2,5% : 47,5% : 47,5%
ab ab ab ab
Tỉ lệ KH ở F2: 2,5% hoa tím, hạt phấn dài, 2,5% hoa đỏ,hạt phấn tròn
47,5% hoa tím, hạt phấn tròn, 47,5% hoa đỏ, hạt phấn dài
Bài 4: Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ phân ly sau:
70% cây cao, quả tròn;
20% cây thấp, quả bầu dục;
5% cây cao, quả bầu dục;
5% cây thấp, quả tròn;
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. Biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở một giới.
Lời giải:
- Bước1:
+ Phân tích tỉ lệ phân tính KH của từng cặp tính trạng riêng rẽ.
+ Tính trạng chiều cao: cây cao : cây thấp = 3 cao : 1 thấp (phù hợp với ĐL phân tính Mendel)
 cây cao (A) trội hoàn toàn so với cây thấp (a) và P: Aa x Aa (1).
+ Tính trạng dạng quả: quả tròn : quả bầu dục = 3 quả tròn : 1 quả bầu dục (phù hợp ĐL phân
tính Mendel)  quả tròn (B) trội hoàn toàn so với quả bầu dục (b) và P: Bb x Bb (2).
Từ (1) và (2)  P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb)
+ Phân tích tỉ lệ phân tính KH của đồng thời hai cặp tính trạng: cao, tròn : cao, bầu dục : thấp,
tròn : thấp, bầu dục = 70%: 5%: 5%: 20%  9: 3: 3: 1  hai cặp tính trạng di truyền tuân theo qui luật
hoán vị gen.
- Bước2:
ab
F1: câythấp, bầu dục ( ) = 20% = 40% ab x 50% ab
ab
Suy ra: + 1 cây P cho giao tử AB = ab = 40%  Ab = aB = 10%  25% là giao tử HVG  KG
AB
của P xảy ra hoán vị gen với tần số f = 20%
ab
+ 1 cây P AB = ab =50
- Bước 3: Viết sơ đồ lai (HS tự lập).

41
Bài 5: Cho những cây cà chua F1 có cùng KG với KH cây cao, quả đỏ tự thụ phấn. F2 thu được tỉ lệ phân
tính kiểu hình: 50,16% cao, đỏ : 24,84% cao, vàng : 24,84% thấp, đỏ : 0,16% thấp, vàng. Biết rằng mọi
diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cài là như nhau.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2
Lời giải:
- Bước1.
+ F2 xuất hiện tính trạng cây thấp, quả vàng  F1 không thuần chủng có kiểu gen dị hợp hai cặp
gen. Vậy cây cao, quả đỏ biểu hiện trong kiểu gen dị hợp là tính trạng trội.
Qui ước: A qui định cây cao ; a qui định cây thấp
B qui định quả đỏ ; b qui định quả vàng
 F1 ( Aa,Bb) x F1 (Aa,Bb)
+ Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2: 50,16% : 28,84% : 28,84% : 0,16%  9 : 3: 3: 1  1: 2: 1 nên sự
di truyền của hai cặp tính trạng tuân theo qui luật di truyền hoán vị gen.
- Bước 2:
ab
- F2 cây thấp, vàng ( ) = 0,16% = 4% ab x 4% ab  Hoán vị gen xảy ra cả hai bên bố mẹ F1
ab
đem lai.
- AB = ab = 4%  25% là giao tử HVG
Ab
- Ab = aB = 46%  25% là giao tử bình thường  KG của F1 là và
aB
tần số HVG (f) = 2 x 4% = 8%
- Bước 3: Lập sơ đồ lai (HS tự lập)
Bài 6: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt đục. F1 thu được toàn cây thân
cao, hạt gạo đục. Cho các cây F1 tự thụ với nhau ở F2 thu được 15600 cây bao gồm 4 kiểu hình, trong
đó có 3744 cây thân cao, hạt trong.
Biết rằng mỗi tính trạng do một gen tác động riêng rẽ qui định.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Lời giải:
- Bước1: + P thuần chủng hai cặp tính trạng đem lai F1 đồng tính trạng thân cao, hạt gạo đục (phù hợp
ĐL đồng tính Mendel)  tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với thân thấp (a); hạt gạo đục (B)
là trội hoàn toàn so với hạt gạo trong(b) và kiểu gen F1(Aa, Bb)
3744 3 1
+ Tỉ lệ cây cao, hạt trong (A-bb) ở F2 = x 100% = 24% (0,24)  18,75% ( )  25% ( )
15600 16 4
Ab aB
 qui luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng là qui luật di truyền hoán vị gen  KG của P: x
Ab aB
Ab
 KG của F1:
aB
- Bước 2:
Gọi tỉ lệ giao tử của F1
AB = ab = x
Ab = aB = y
Ta có y2 + 2xy = 0,24 (1)
1
x+y= (2)
2
Giải hệ phương trình (1) & (2) ta có x = 0,1 ; y = 0,4
 tần số HVG (f) = 0,2
- Bước3: Lập sơ đồ lai từ P đến F2 (HS tự lập)
Bài 7: Cho giao phấn giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản thu được F1
đồng loạt cây cao, chín sớm. F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình cây cao, chín muộn chiếm 12,75%.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Lời giải:
- Bước 1:

42
+ P thuần chủng hai cặp tính trạng tương phản đem lai F1 đồng tính trạng cây cao, chín sớm (phù
hợp định luật đồng tính Menđen )  cao, sớm trội so với thấp, muộn.
+ Qui ước A: cao a: thấp
B: chín sớm b: chín muộn
+ F1 có kiểu gen dị hợp hai cặp gen (Aa,Bb)
3 1
+ Tỉ lệ phân tính kiểu hình ở F2: cây cao, chín muộn (A-; bb) = 12,75%   → qui luật di
16 4
truyền chi phối sự di truyền hai cặp tính trạng là qui luật di truyền hoán vị gen.
- Bước 2:
+ Gọi tỉ lệ giao tử của F1
AB = ab = x
Ab = aB = y
Ta có
y2 + 2xy = 0,1275(1)
1
x + y = (2)
2
+ Giải hệ phương trình (1) & (2) ta được: x = 0,35  0,25 ( giao tử liên kết)
y= 0,15  0,25 (giao tử hoán vị gen)
AB
+ Suy ra kiểu gen F1 là và tần số HVG (f) = 0,15 x 2 = 0,3
ab
AB ab
+ Kiểu gen của P x
AB ab
- Bước 3: Lập sơ đồ lai từ P đến F2 (HS tự lập)
Bài 8: Trong một loạt các phép lai,nhóm liên kết gồm các gen A, B, C, D, E có tần số tái tổ hợp như
sau:

A B C D E
A - 8 12 4 1
B 8 - 4 12 9
C 12 4 - 16 13
D 4 12 16 - 3
E 1 9 13 3 -
Xác định bản đồ di truyền của các gen trên
Lời giải:
- Tần số tái tổ hợp lớn nhất là giữa gen C và gen D → gen C và D nằm ở 2 đầu mút, khoảng cách giữa
C và D là 16 cM.
- Khoảng cách giữa B và C là 4 cM
- Khoảng cách giữa A và C là 12 cM
- Khoảng cách giữa E và C là 13 cM
- Thứ tự các gen trên NST là : CBAED

Bài 9: Cho giao phấn giữa 2 cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thuần chủng,
thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 phân li theo tỉ lệ
50,16% thân cao, quả tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84%thân thấp, quả tròn : 0,16% thân thấp,
quả dài. Tiếp tục cho 2 cây F2 giao phấn với nhau được F3 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả tròn : 1 thân
cao, quả dài : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp, quả dài.
Xác định kiểu gen của P và 2 cây F2 được dùng để giao phấn, biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng,
tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Lời giải:
- Các tính trạng xuất hiện ở F1 là các tính trạng trội.
- Qui ước : A: thân cao a: thân thấp
B: quả tròn b: quả dài

43
- Theo đầu bài, kiểu gen của F1 là dị hợp tử về 2 cặp gen. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 khác tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
chứng tỏ các gen liên kết không hoàn toàn.
- Cây thân thấp, quả dài ở F2 chiếm tỉ lệ 0,16% → ab/ ab = 0,0016.
- Ta có ab/ ab = 0,0016 = 0,04 ab x 0,04 ab → giao tử ab là giao tử do hoán vị gen → Kiểu gen của F1
là Ab/ aB
* Vậy kiểu gen của P là : Ab/Ab và aB/aB
- Xét phép lai giữa 2 cây F2:
Thân cao / thân thấp = 1 : 1 → Kiểu gen của 2 cây đem lai là Aa và aa
Quả tròn / quả dài = 1 : 1 → Kiểu gen của 2 cây đem lai là Bb và bb
Kết quả phép lai giống trường hợp phân li độc lập, không quan sát được hiện tượng hoán vị gen, chứng
tỏ mỗi cơ thể F2 dùng để giao phấn dị hợp tử về 1cặp gen
* Kiểu gen của 2 cây F2 đó là Ab / ab và aB / ab

Bài 10: Khi lai 2 cá thể cùng loài với nhau được F1 có tỉ lệ
0,54 mắt đỏ, tròn
0,21 mắt đỏ, det
0,21 mắt trắng, tròn
0,04 mắt trắng, dẹt.
Xác định kiểu gen của P. Biết rằng mỗi gen trên do 1 gen qui định và nằm trên NST thường.
Lời giải:
- Xét tỉ lệ phân li từng tính trạng ở F1:
Mắt đỏ / mắt trắng = 3 : 1 → Kiểu gen của P là Aa và Aa
A : mắt đỏ ; a: mắt trắng
Mắt tròn / mắt dẹt = 3 : 1 → Kiểu gen của P là Bb và Bb
B : mắt tròn ; b: mắt dẹt
- Như vậy 2 cá thể đem lai đều dị hợ tử về 2 cặp gen. Kết quả phép lai khác 9 : 3 : 3 : 1 chứng tỏ 2 cặp
gen liên kết không hoàn toàn.
- F 1 có 0,04 mắt trắng, dẹt → ab/ ab = 0,04
Ta có các trường hợp sau:
-TH 1:ab/ab = 0,04 = 0,2 ab x 0,2 ab → 2 cá thể đem lai đều có kiểu gen Ab/aB và đều có hoán vị gen
với tần số 40%
-TH2 : ab/ab = 0,04 = 0,4 ab x 0,1 ab → 1 cá thể đem lai có kiểu gen AB/ab, cá thể kia có kiểu gen
Ab/aB, cả 2 cá thể đều có hoán vị gen với tần số 20%
-TH3: : ab/ab = 0,04 = 0,5 ab x 0,08 ab → 1 cá thể đem lai có kiểu gen AB/ab, các gen liên kết hoàn
toàn; cá thể kia có kiểu gen Ab/aB, có hoán vị gen với tần số 16%

b. Bài tập liên quan đến hoán vị gen ở hai điểm


Bài 1:
Trong một phép lai phân tích, thu được 6 lớp kiểu hình như sau:
A-B-C- = 113 A-B-cc = 70 A-bbC- = 21
aabbcc = 105 aabbC- = 64 aaB- cc = 17
Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai phân tích. Lập bản đồ gen.
Lời giải: 1.
Giao tử Số lượng Loại
ABC = 113
abc = 105 liên kết => ABC
abc
ABc = 70
TĐC1 ↓
abC = 64
=> BAC
AbC = 21
TĐC2 bac
aBc = 17
2.

TĐC B/A = 21 + 17 . 100% = 9,7%


390
44
TĐC A/C = 70 + 64 . 100% = 34,4%
390
3. Bản đồ gen
B 9,7cM A 34,4 cM C
Bài 2: Hai cá thể ruồi giấm trông bề ngoài bình thường đem lai với nhau được thế hệ sau như sau:
Các con cái: ABC…………………2000 con

Các con đực: aBC………………….825 con 0,832


Abc…………………..839 con
abC…………………..86 con 0.088
ABc…………………..90 con
aBc…………………...81 con 0,078
AbC…………………..75 con
ABC………………….3 con 0,002
abc……………………1 con
Xác định kiểu gen của cha mẹ, trình tự gen và khoảng cách bản đồ của 3 gen.
Lời giải:
- Các tính trạng đều biểu hiện không đều ở 2 giới → các gen đều liên kết với NST X.
- Kết quả phân li kiểu hình ở giới đực chứng tỏ ruồi cái cho 8 loại giao tử → có xảy ra hoán vị gen
- Trong số ruồi đực, kiểu hình aBC và Abc chiếm tỉ lệ lớn → giao tử cái aBC và Abc là giao tử do liên
kết gen.
Vậy kiểu gen của ruồi cái đem lai là XaBCXAbc
- Kết quả phân li kiểu hình ở giới cái chứng tỏ ruồi đực chỉ cho 1 loại giao tử ABC.
Vậy kiểu gen của ruồi đực đem lai là XABCY
+Xét trong số ruồi đực:
abC… 86 con 0.088 → do trao đổi chéo đơn 1 chỗ
ABc… 90 con
aBc…81 con 0,078 → do trao đổi chéo đơn 1 chỗ
AbC…75 con
ABC…3 con 0,002 → do trao đổi chéo kép 2 chỗ
abc…1 con
-So sánh kiểu hình ABC và abc do trao đổi chéo kép ở 2 chỗ với kiểu hình aBC và Abc do liên kết gen,
ta thấy, trao đổi chéo kép 2 chỗ xảy ra giữa gen B và gen C → Thứ tự các gen là BAC
-Tần số trao đổi chéo giữa gen B và gen A là:
0,088 + 0,002 = 0,09
-Tần số trao đổi chéo giữa gen C và gen A là:
0,078 + 0,002 = 0,08
-Tần số trao đổi chéo kép giữa gen C và gen B là:
0,078 + 0,088 + (2 x 0,002) = 0,017
Vậy khoảng cách giữa các gen là:
-Khoảng cách giữa gen B và gen A là: 9 cM
-Khoảng cách giữa gen giữa gen C và gen A là:8 cM
-Khoảng cách giữa gen giữa gen C và gen B là: 17cM

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP


Trên thực tế, trong các đề thi đại học và học sinh giỏi ngoài những dạng bài tập về từng qui luật
di truyền riêng rẽ thì còn có rất nhiều dạng bài tập tổng hợp liên quan đến hai hay nhiều qui luật di
truyền khác nhau, liên quan đến nhiều cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Có thể sử dụng cách giải sau đây để
xử lí các dạng bài tập này giúp cho học sinh hiểu bản chất và dễ dàng lĩnh hội kiến thức.
Bước 1: Xét sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng để tìm ra qui luật di truyền chi phối tính trạng đó,
có thể xác định kiểu gen trong phép lai về tính trạng đó.
Bước 2: Xét sự di truyền chung chi phối các tính trạng của các tính trạng (chú ý vận dụng qui luật phân
li độc lập của Menden)
Bước 3: Xác định kiểu gen của phép lai hoặc tính toán các yêu cầu của đề bài.
45
Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời
con thu được tỷ lệ: 9 hoa đỏ, quả tròn : 3 hoa trắng, quả tròn : 1 hoa trắng, quả dài: 3 hoa vàng, quả dài.
Biết tính trạng hình dạng quả do cặp alen D, d quy định, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến.
Biện luận tìm phép lai phù hợp với kết quả trên.
Lời giải :
Bước 1 : Xét sự dị truyền riêng rẽ của các tính trạng
- Tính trạng màu sắc hoa : Đời con có TLKH 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng => tính trạng di truyền theo
qui luật tương tác át chế của gen lặn. Kiểu gen của P AaBb
- Tính trạng hình dạng quả di truyền theo qui luật phân li, kiểu gen của P là Dd.
Bước 2 : Xét sự di truyền chung của các tính trạng. Từ kết quả phép lai => có hiện tượng liên kết gen
hoàn toàn giữa cặp gen Dd với cặp gen Aa hoặc Bb
Bước 3 : Tìm kiểu gen
Xét tỉ lệ cây hoa đỏ - quả tròn (A-B-D-) sinh ra ở đời con chiếm tỉ lệ 9/16.
BD
Ta có 9/16 A-B-D- = 3/4A-*3/4B-D- => gen B và D nằm trên cùng một NST. Kiểu gen của P là Aa
bd

Ví dụ 2: Trong một số phép lai giữa các cơ thể hoa đỏ người ta đều thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 9
đỏ : 7 trắng. Có thể tìm được bao nhiêu phép lai có thể tạo tỉ lệ kiểu hình 3 : 1.
Lời giải :
- Tính trạng tuân theo qui luật di truyền tương tác gen kiểu bổ trợ tạo tỉ lệ kiểu hình 9 : 7.
ta có A-B- : Hoa đỏ; A-bb, aaB-, aabb : Hoa trắng.
- Có 2 phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 3 trắng : 1 đỏ là AaBb x aabb và Aabb x aaBb.
- Các phép lai thu được TLKH 3 đỏ : 1 trắng. Kiểu hình hoa đỏ có kiểu gen A-B- chiếm 3/4. Ta có 3/4
A-B- = 3/4A-x1B- hoặc 1A-x3/4B- (vai trò cả A và B là như nhau)
Ví dụ để thu được 3/4A- là kết quả phép lai Aa với Aa. Để thu được 1B- cps thể là kết quả của các phép
lai BB x BB, BB x Bb, BB x bb. Như vậy tính chung có 6 phép lai khác nhau có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ : 1
trắng.
Ví dụ 2: Trong 1 thí nghiệm lai giữa ruồi giấm cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi giấm đực cánh ngắn, mắt
trắng; người ta thu được toàn bộ ruồi F1 có cánh dài, mắt đỏ. Cho các con ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau người ta được F2 gồm:
Ruồi cái F2 Ruồi đực F2
- Cánh dài, mắt đỏ: 147 con
- Cánh dài, mắt đỏ: 306 con - Cánh dài, mắt trắng: 152 con
- Cánh ngắn, mắt đỏ: 101 con - Cánh ngắn, mắt đỏ: 50 con
- Cánh ngắn, mắt trắng: 51 con
Cho rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng. Hãy giải thích kết quả thu được ở thí nghiệm trên và viết
sơ đồ lai.
Lời giải :

- F1 cho toàn kiểu cánh dài, mắt đỏ → 2 tính trạng này đều trội so với 2 tính trạng cánh ngắn, mắt
trắng.
- Xét riêng rẽ từng cặp tính trạng:
+ Hình dạng cánh: F2 tỷ lệ 3 cánh dài : 1 cánh ngắn, biểu hiện đều ở 2 giới → gen quy định hình dạng
cánh trên NST thường (A cánh dài, a cánh ngắn).
+ Màu mắt: F2 tỷ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng, biểu hiện không đều ở 2 giới, mắt trắng chỉ có ở ruồi đực
→ gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X (B gen mắt đỏ, b gen mắt trắng).
- Xét sự di truyền chung 2 cặp tính trạng ( 3 dài : 1 ngắn) ( 3 : đỏ : 1 trắng ) = 9 dài, đỏ : 3 dài, trắng :
3 ngắn, đỏ : 1 ngắn, trắng→ Hai cặp tính trạng di truyền theo qui luật phân ly độc lập.
Kiểu gen của P : ♀ AAXBXB và ♂ aaXbY
- SĐL : ♀ Dài, đỏ x ♂ ngắn, trắng
P: AAX X B B
 aaXbY
46
GP: AXB aXb = aY
F1: AaXBXb : AaXBY (100% cánh dài, mắt đỏ)
F1  F1: ♀ AaX X B b
 ♂ AaXBY
GF1: AXB = AXb= aXB= aXb =1/4  AXB= aXB = AY= aY=1/4
F2: ( học sinh hoàn thành SĐL)
TLKH: ♀: 6 dài, đỏ : 2 ngắn, đỏ
♂: 3 dài đỏ : 3 dài trắng
1 ngắn, trắng : 1 ngắn, đỏ.
Ví dụ 3: Khi cho một cây quả dẹt - màu đỏ (P) tự thụ phấn thu được F1 phân ly theo tỷ lệ xấp xỉ 9 quả
dẹt, màu đỏ : 3 quả tròn, màu đỏ : 3 quả tròn, màu vàng : 1 quả dài, màu vàng. Xác định kiểu gen của P
và kết quả khi cho P lai phân tích. Tương tự ví dụ 1
BD
ĐA. Aa .
bd
Ví dụ 4: Lai 2 cá thể ruồi giấm thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh ngắn.
a- Lai phân tích con đực F1, đời con có TLKH:
1 đực mắt trắng, cánh dài : 2 cái mắt trắng, cánh ngắn : 1 cái mắt đỏ, cánh ngắn
b- Lai phân tích con cái F1, kết quả thu được:
6,25% con mắt đỏ, cánh dài
18,75% con mắt đỏ, cánh ngắn
31,25% con mắt trắng, cánh ngắn
43,75% con mắt trắng, cánh dài
Biện luận và viết sơ đồ lai của từng trường hợp. Biết kích thước cánh do 1 gen quy định.
Lời giải :
- Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng
+ Màu mắt : → 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ = 4 THGT = 4 x1 →F1 4 loại giao tử dị hợp 2 cặp gen → tính
trạng màu mắt chi phối 2 cặp gen tác động bổ trợ kiểu 9 : 7
Qui ước 2 cặp gen Aa,Bb
Kiểu tuơng tác: A- B- : mắt đỏ
A- Bb; aaB -; aabb = mắt trắng
→ CTL: AaBb x aabb
+ Dạng cánh : 3 ngắn : 1 dài→ ngắn trội (D), dài lặn (d)→CTL : Dd x Dd
- Tỷ lệ phép lai là: 2 : 1 : 1 = 4 THGT = 4 x 1 → F có 3 cặp gen dị hợp chỉ có 4 loại giao tử → 1
trong 2 cặp gen màu mắt liên kết hoàn toàn với cặp dạng cánh.
- Màu mắt, dạng cánh không đều ở 2 giới →2 cặp gen liên kết trên NST X.
→ kiểu gen của F1: ( giả sử B liên kết với D)
♀ AaXBDXbd ; ♂?AaXBDY
Vai trò của A và B như nhau nên A có thể liên kết với D.
→ Kiểu gen của P : ♀AAXBDXBD (đỏ, ngắn) ; ♂? aaXbdY(trắng, dài)
Hoặc ♀ aaXBDXBD (trắng, ngắn); ♂ AAXbdY(trắng, dài)
SĐL Trường hợp 1: Trường hợp 2:
P: ♀ AAX X BD BD
x ♂? aaX Y bd
♀ aaXBDXBD x ♂? AAXbdY
G: AX BD
 aX = aY
bd
aXB  AXbd = AY
F1: AaXBDXbd : AaXBDY AaXBDXbd : AaXBDY
( 100% đỏ, ngắn) ( 100% đỏ, ngắn)
a. Lai phân tích đực F1 với con cái aaX X bd bd

SĐL:
♂? AaXBDY x ♀ aaXbdXbd
G: AX = aX = AY= aY 
BD BD
aXbd
Fb: AaXBDXbd : aaXBDXbd : AaXbdY : aaXbdY
TLKH: 1♀đỏ, ngắn : 1♀ trắng, ngắn : 2 ♂ trắng, dài.
b. Lai phân tích cái F1 với con đực aaXbdY.
Tỷ lệ phân ly Fb 1 đỏ, dài : 3 đỏ, ngắn : 5 trắng, ngắn : 7 trắng dài = 16 THGT = 8 x 2→ con đực cho
2 loại giao tử, F1 cái có 8 loại giao tử → giảm phân có hoán vị gen.

47
Gọi tần số hoán vị gen là f
SĐL: ♀ AaXBDXbd x ♂ aaXbdY
BD bd BD BD
G: AX = AX = aX = aX = (1- f )/4 aXbd: aY = 1/2
Bd bD Bd bD
AX = AX = aX = aX = f/4
→ AaXBdXbd : AaXBdY = f/4 x 1/2 x 2 = 6,25%→ f = 25%
(Mắt đỏ, cánh dài)
( Học sinh viết SĐL)

III. TRẮC NGHIỆM QLDT


Câu 1: P: AaBD/bdEe x AaBD/bdEe. Biết 2 bên đều có tần số bằng nhau = 40%. XĐ TLKG
AaBD/bdEe ở F1 là:
a. 5% b. 4,5% c. 4% d. 6%
Câu 2: Xét tổ hợp gen Ab/aBDd với tần số hoán vị gen là 25% thì TL% loại giao tử hoán vị của tổ
hợp gen là:
a. ABD =ABd = abD = abd= 6,25% b. ABD =Abd = aBD = abd= 6,25%
c. ABD =ABd = abD = abd= 12,5% d. ABD =Abd = aBD = abD= 12,5%
Câu 3: Một cá thể dị hợp tử 2 cặp gen. Nếu tần số trao đổi chéo giữa 2 locut là 100% (có nghĩa mỗi
lần giảm phân đều biểu hiện 1 trao đổi chéo giữa 2 locut) thì bạn có cho rằng % giao tử tái tổ hợp
sẽ là: a. 100% b. 50% c. 25% d. 12,5%
Câu 4: Sự nghiên cứu tần số trao đổi chéo giữa các gen liên kết được sử dụng:
a. để ước tính hiệu suất phân li NST ở kì sau
b. để đo khoảng cách tự nhiên giữa các gen c. để xác lập bản đồ gen của NST d. để ước tính
tần số của 1 đột biến
Câu 5: Nếu 1 cá thể đực của 1 loài khi trưởng thành có 200 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân
thì thấy có 40 tế bào sinh tinh có hiện tượng trao đổi chéo 2 crômatit ở kì đầu GPI. XĐ tần số trao
đổi chéo ở cá thể đực là bao nhiêu?
a. 10% b. 20% c. 5% d. 15%
Câu 6: Ở ruồi giấm P t/c: xám dài x đen ngắn →F1: 100% xám dài. F1 x F1→ F2: 66% xám dài;
9% xám nngắn; 9% đen dài; 16% đen ngắn. Kiểu DT của P? a. ♀ AB/ab (lkết hoàn toàn) x
♂ AB/ab (f=36%)
b. ♀ AB/ab(f=36%) x ♂ AB/ab (lkết hoàn toàn) c. ♀ AB/ab (f=20%) x ♂ AB/ab (f=20%)
d. phương án b và c đúng
Câu 7: P: AB/AB XDEXDE x ab/ab XdeY được F1. Cho F1 x F1 thì tỉ lệ KG: AB/abXDEXde
ở F2 là? Và có bao nhiêu loại KG ở F2? (biết 2 bên đều có f(A và a)=20%; f(D và d)=20% ở cá thể
có cặp đồng dạng XX).
a. 40; 6,4% b. 50; 10,24% c. 100; 0,8% d. 80; 6,4%
Câu 8: Gen A và B cách nhau 12 đơn vị. 1 cá thể dị hợp có cha, mẹ AAbb và aaBB sẽ tạo ra các
giao tử với các tần số nào dưới đây?
a. 44% AB; 63%Ab; 6%aB; 44%ab b. 6% AB; 44%Ab; 44%aB; 6%ab
c. 12% AB; 38%Ab; 38%aB; 12%ab d. 6% AB; 6%Ab; 44%aB; 44%ab
Câu 9: Tần số hoán vị gen xác định chủ yếu bằng :
a. cho tự phối với nhau b. cho lai phân tích c. phép lai thuận nghịch d. phân tích tỉ
lệ KH ở đời con
Câu 10: Cho cặp P: Aa XBdXbD x Aa XBdY . Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng; trội lặn hoàn toàn
và f=(B và b)=20%. Tỉ lệ KH
(A-B-D-) ở F1? a. 7,5% b. 22,5% c. 20% d. 10%
Câu 11: Phương pháp xác định bản đồ gen chủ yếu dùng?
a. phép lai phân tích b. phép lai thuận nghịch c. cho tự phối
d. cho giao phối ngẫu nhiên
Câu 12: P: Ab/aB x Ab/aB , biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, 2 bên đều
f=20%. Tỉ lệ KH ở F1 là?
a. 51% (A-B-); 24% (A-bb); 24% (aaB-); 1% aabb b. 54% (A-B-); 21% (A-bb); 21% (aaB-);
4% aabb
c. 59% (A-B-); 16% (A-bb); 16% (aaB-); 9% aabb d. 66% (A-B-); 9% (A-bb); 9% (aaB-);
16% aabb
48
Câu 13: Cho 3 gen cùng nằm trên 1 cặp NST: ABD/abd; biết khoảng cách A và B =40%, đem lai
phân tích thì tỉ lệ KH tạo ra F1? (biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn).
a. 20% (A-B-D-); 20%(aabbdd); 30% (aaB-D-); 30% (A-bbdd)
b. 30% (A-B-D-); 30%(aabbdd); 20% (aaB-D-); 20% (A-bbdd)
c. 20% (aaB-D-); 20%(A-bbdd); 30% (A-B-D-); 30% (aabbdd)
d. 30% (aaB-D-); 30%(A-bbdd); 20% (A-B-D-); 20% (aabbdd)

14. Cho lai 1 cặp P ở thỏ được F1:


- Con cái: 50%lông trắng, ngắn
50%lông trắng, dài
- Con đực: 10%trắng, ngắn: 10%xám, dài
40%trắng, dài : 40% Xám, ngắn
biết mỗi gen qui định 1 tính trạng. Xác định qui luật chi phối 2 tính trạng trên và Kg P:
a. Liên kết gen có hoán vị 1 bên f= 40%, P: AB/ab x Ab/ab
b.Liên kết gen có hoán vị 1 bên f= 20%,
P: cái x A x a x đực x A Y
b B b
c. Liên kết gen có hoán vị 1 bên f= 20%,
P: đực x A x a x cái x A Y
b B b
d. Tất cả sai
15. Cho KG Ab/aB x Ab/aB, 1 bên liên kết hoàn toàn,mỗi gen qui định 1 tính trạng, trội lặn hoàn
toàn thì tỉ lệ KH F1:
a. Cho3 loại 1:2:1 với f=10%; b.Cho3 loại 1:2:1 với f= 50%
c.Cho3 loại 1:2:1 với f= 25%; d. Tất cả đúng
16. Cho F1( cao, đỏ) x phân tích được Fb: có
4 KH 1:1:1:1 . qui luật chi phối có thể:
a. PLĐL; b. Liên kết gen; c. HVG f= 50%; d. cả a và c
17. TSHVG(f) là: a.Tổng tỉ lệ %của 2 giao tử hoán vị;
b.Tổng số cá thể hoán vị
c. Tổng tỉ lệ % số cá thể xảy ra hoán vị;
d. Tổng tỉ lệ % các giao tử xảy ra hoán vị của 1 cá thể
18. Phát biểu nào dưới đây về qui luật HVG là không đúng:
a. Làm xuất hiện các tổ hợp gen mới do các gen nằm trên các NST khác nhau của cặp tương đồng
thay đổi vị trí.
b. Trên cùng 1 NST các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng bé và ngược lại
c. Do xu hướng chủ yếu của các gen là liên kết nên trong giảm phân tần số hoán vị gen không vượt
quá 50%.
d. Cơ sở TBH của hoán vị gen là hiện tượng TĐC giữa các crômatit của cặp NST tương đồng xảy
ra trong quá trình GP 1.
19. Bản đồ di truyền là gì:
a.Sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối các gen trong nhóm gen liên kết
b.Sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong tế bào
c. Sơ đồsắp xếp vị trí chính xác của mỗi gen trong nhóm genLK
d. Sơ đồsắp xếp vị trí chính xác của mỗi gen trong tế bào
20. Trong lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST , việc tính tần số hoán vị
gen bằng cách:
a. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bỡi giao tử không hoán vị
b. Tổng tần số giữa 1 kiểu hình tạo bỡi giao tử hoán vị và 1 kiểu hình tạo bỡi giao tử không hoán
vị.
c. Tổng tần số 2 kiểu hình tạo bỡi các giao tử hoán vị
d. Tần số của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn

49
TÓM TẮT BÀI 12 (LỚP 12 CƠ BẢN)
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
a. NST giới tính
- Là loại NST có chứa gen quy định giới tính (có thể chứa các gen khác).
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng, có vùng không tương
đồng.
b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
* Kiểu XX, XY
- Cái XX, đực XY: đv có vú, ruồi giấm, người.
- Cái XY, đực XX: chim, bướm, cá, ếch nhái.
* Kiểu XX, XO
- Cái XX, đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít.
- Cái XO, đực XX: bọ nhậy
2. Di truyền liên kết với giới tính
-Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm
trên NST giới tính.
a. Gen trên NST X
- Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau
- Di truyền chéo
b. Gen trên NST Y
-Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y, không có alen tương ứng trên X → Di truyền cho tất cả cá
thể mang kiểu gen XY trong dòng họ.
-Di truyền thẳng
c. Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi, trồng trọt.
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
2. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
a. Hiện tượng
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn lá xanh và lá đốm
cho kết quả:
P:  lá xanh x  lá đốm P:  lá xanh x  lá đốm
F1: 100% cây lá đốm F1: 100% cây lá xanh
- F1 luôn có KH giống mẹ.
b. Giải thích
-Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm
trong tế bào chất (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
c.Đặc điểm của di truyền ngoài nhân
- Các tính trạng di truyền qua TBC dc di truyền theo dòng mẹ
- Các tính trạng di truyền qua TBC không tuân theo các định luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân

Câu hỏi ôn tập


1. Sự di truyền các tính trạng liên kết với giới tính tuân theo các quy luật
a. Quy luật di truyền các tính trạng thường.
b. Quy luật di truyền chéo hay quy luật di truyền thẳng.
c. Quy luật di truyền phân biệt đực, cái.
d. Quy luật di truyền chỉ thể hiện ở giới đực
2. Giới tính được xác định trong quá trình
a. Trước khi thụ tinh, từ trong sự phân hoá của các loại giao tử, xảy ra ở giảm phân.
b. Được xác định do các cơ chế phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính xảy ra trong giảm phân và
thụ tinh.
c. Sau khi thụ tinh, do ảnh hưởng của môi trường lên sự phát triển cá thể.
d. Trong quá trình phát triển phôi thai.
3. Đem thể đỏ thuần chủng lai với trắng thuần chủng được F1:100% thể đỏ.Đem đực F1 lai phân tích
đời con đươc:3 trắng:1đực đỏ.Kiểu gen của thể Ptc là:
50
a. XAXaBb , XAYBb
b. XAXABB , XaYbb
c. XAXaBb, XAYBb
d. XAXa , XAY
4. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm NST giới tính X quy định. Gen trội A quy
định máu đông bình thường. Mẹ mang kiểu gen dị hợp còn bố kiểu hình bình thường về tính trạng
này. Kết quả nào dưới đây có thể biểu hiện ở đời con?
a. Tất cả con gái đều mắc bệnh.
b. Tất cả con trai đều mắc bệnh.
c. 50% số con trai mắc bệnh.
d. 50% số con gái mắc bệnh.
5. Đem cá thể đỏ, dài thuần chủng lai với trắng, ngắn thuần chủng được F1:100% đỏ, dài. Đem F1x F1
đời con đươc: 65% đỏ dài; 10% đực đỏ ngắn; 10% đực trắng dài :15% đực trắng ngắn. Kiểu gen của
cá thể đực F1 là:
a. X BA X ba b. X BA Y c. X BA X BA d. X ba X ba
6. Đem thể đỏ,dài thuần chủng lai với trắng,ngắn thuần chủng được F1:100% thể đỏ,dài.Đem F1x F1
đời con đươc:65% đỏ dài;10% đực đỏ ngắn.10%đực trắng dài :15% đực trắng ngắn.2 tính trạng màu
mắt ruồi di truyền theo kiểu nào sau đây:
a. Liên kết trên NST giới tính X không có alen trên Y
b. Một cặp gen liên kết trên NST giới tính X không có alen trên Y và một cặp gen liên kết trên
NST thường ,2 cặp gen tương tác bổ trợ.
c. Một cặp gen liên kết trên NST thường ,2 cặp gen liên kết có hoán vị.
d. Hai cặp gen liên kết có hoán vị trên NST giới tính X không có alen trên Y
7. Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen
tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có
thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là:
A. XAXa x XaY B. XaXa x XAY C. XAXA x XaY D. XAXa x
XAY
8. Trong thí nghiệm của Moocgan, khi lai ruồi giấm cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng
được F1. Cho ruồi F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 ¾ ruồi mắt đỏ và ¼ ruồi mắt trắng, trong
đó ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Giải thích nào sau đây phù hợp với kết quả của phép lai trên?
a. Gen QD mắt trắng là gen trội nằm trên NST Y không có alen trên X.
b. Gen QD mắt trắng là gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y.
c. Gen QD mắt trắng là gen trội nằm trên NST X không có alen trên Y.
d. Gen QD mắt trắng là gen lặn nằm trên NST Y không có alen trên X.
9. Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên
(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bố. B. bà nội. C. ông nội. D. mẹ.
10. Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới
tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền
A. qua tế bào chất. B. tương tác gen, phân ly độc lập.
C. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập. D. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn.
11. Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen q/đ tính trạng đó
A.nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B.nằm trên NST giới tính X
C.nằm trên nhiễm sắc thể thường. D.nằm ở ngoài nhân.
12. Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?
A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ
B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau
C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ
D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau
13. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ.
C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
51
D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
14. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền
A. liên kết với giới tính. B. theo dòng mẹ.
C. độc lập với giới tính. D. thẳng theo bố.
15. Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền
A. độc lập với giới tính. B. thẳng theo bố.
C. chéo giới. D. theo dòng mẹ.
16. Nếu trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở lần phân bào II của bố có cặp nhiễm sắc thể giới
tính không phân ly thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?
A. X, Y, XX, XY, 0. B. X, Y, XX, YY, 0. C. XX, XY, YY, 0. D. XX, YY, 0.
17. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy
định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn
so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: AB//ab XDXd × AB//ab XDY thu được F1.
Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt trắng chiếm tỉ lệ 16,25%. Biết rằng không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 1,25%. B. 3,75%. C. 2,5%. D. 7,5%.
BD Bd
18. Ở phép lai X A X a x Xa Y , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và
bd bD
các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình
B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình..
D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
19. Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong
một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng
uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:

A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24


20. Ở người: gen mắt nâu (N) trội hoàn toàn so với gen mắt xanh (n); bệnh mù màu do gen lặn m ở
nhiễm sắc thể X quy định. Bố và mẹ đều mắt nâu, không bệnh sinh 1 con gái mắt xanh, không bệnh
và 1 con trai mắt nâu, mù màu. Bố mẹ có kiểu gen là:
A. Nn XMXm x NN XmY. B. Nn XMXm x Nn XMY.
C. NN XMXm x NN XmY. D. Nn XMXM x Nn XMY.

Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Mối quan hệ giữa kiểu gen,môi trường và kiểu hình
– Kiểu hình của 1 cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc điều kiện môi trường.
– Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
– Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
– Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
II. Thường biến
– Khái niệm: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá
thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen.
– Tính chất: là loại biến đổi đồng loạt ,theo hướng xác định , không liên quan với những biến đổi trong
kiểu gen nên không di truyền.
-Ý nghĩa: Thường biến giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
III. Mức phản ứng
* Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên được di truyền.
* Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
* Các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
* Vai trò của giống và kĩ thuật canh tác đối với năng suất.
– Giống (kiểu gen): quy định năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng.
52
– Kỹ thuật sản xuất( môi trường): quy định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng
do kiểu gen qui định.
– Năng suất cụ thể: Là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật sản xuất.
– Khi đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất muốn vượt giới hạn năng suất thì phải đổi giống, cải tiến
giống cũ hoặc tạo giống mới.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào qui
định?
A. Tác động của con người. B. Điều kiện môi
trường.
C. Kiểu gen của cơ thể. D. Kiểu hình của cơ thể.
Câu 2: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác
nhau được gọi là
A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen. B. sự thích nghi kiểu hình.
C. sự mềm dẻo về kiểu hình. D. sự mềm dẻo của kiểu
gen.
Câu 3: Muốn năng suất vượt giới hạn của giống hiện có ta phải chú ý đến việc
A. cải tiến giống vật nuôi, cây trồng. B. cải tạo điều kiện môi trường sống.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. tăng cường chế độ thức ăn, phân bón.
Câu 4: Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến
A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.
D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
Câu 5: Thường biến có đặc điểm là những biến đổi
A. đồng loạt, xác định, một số trường hợp di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền.
C. đồng loạt, xác định, không di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền.
Câu 6: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Kiểu gen và môi trường. B. Điều kiện môi trường sống.
C. Quá trình phát triển của cơ thể. D. Kiểu gen do bố mẹ di truyền.
Câu 7: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng
A. số lượng. B. chất lượng.
C. trội lặn hoàn toàn. D. trội lặn không hoàn toàn.
Câu 8: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. mức dao động. B. thường biến. C. mức giới hạn. D. mức phản ứng.
Câu 9: Mức phản ứng là
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 10: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng
A. trội không hoàn toàn. B. chất lượng. C. số lượng. D. trội lặn hoàn toàn
Câu 11: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. quá trình phát sinh đột biến.
B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 12: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng.
B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến.
C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao.
D. Sự mềm dẽo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Câu 13: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
53
C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
Câu 14: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các
dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào
A. nhiệt độ môi trường. B. cường độ ánh sáng. C. hàm lượng phân bón D. độ pH của đất.
*Câu 15: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ
Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm
lông ở thân có màu trắng.
B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có
khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được
mêlanin làm lông có màu trắng.
D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có
khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng.
Câu 16: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc
bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào
A. hàm lượng phêninalanin có trong máu.
B. hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn.
C. khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin.
D. khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.
Câu 17: Cho biết các bước của một quy trình như sau:
1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.
2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.
3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen.
4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.
Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta
phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 1 → 2 → 3 → 4. B. 3 → 1 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 2 → 4. D. 3 → 2 → 1 → 4.
Câu 18: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng
A. số cá thể có cùng một kiểu gen đó. B. số alen có thể có trong kiểu gen đó.
C. số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó. D. số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó.
Câu 19: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?
A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng.
C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau.
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi.
Câu 20: Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa
duy nhất trên diện rộng”?
A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên
có mức phản ứng giống nhau.
B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về
kiểu gen làm năng suất bị giảm.
C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng
suất bị sụt giảm.
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm
năng suất bị sụt giảm.

Bài 14. THỰC HÀNH : LAI GIỐNG


1. Khử nhị trên cây mẹ
- Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).
-Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. nếu phấn
đã là hạt màu trắng thì không được.
54
- Đùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa.
- Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một , cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhuỵ và bầu nhuỵ bị
thương tổn.
- Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.
- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.
2. Thụ phấn
- Chọn những hoa đã nở xoà, đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn.
- Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín
tròn và trắng.
- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ
- Đùng bút lông chà nhẹ trên các bao phấn để hạt phấn bung ra.
-Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhuỵ hoa của cây mẹ đã khử nhị.
- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.
3.Chăm sóc và thu hoạch
- Tưới nước đầy đủ.
-Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai.
- Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó.
- Phơi khô hạt ở chổ mát khi cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra.
4. Xử lí kết qủa lai
Kết qủa thí nghiệm được tổ hợp lại và xử lí theo phương pháp thống kê.

Bài 15. BÀI TẬP CHƯƠNG I, II.


A. Xây dựng công thức :
Cấu trúc của ADN
a. Tương quan giữa N,M,L:
M
N= <=> M=300x N
300
L N
N= x2 <=> L = x 3,4
3,4 2
M L
L= x 3,4 <=> M= x 2 x 300
2x300 3,4
b . Về số lượng và tỉ lệ % :
N
A+G=T+X=
2
A + G = T + X = 50%
c . Tổng số liên kết hiđrô:
H =2A+3G
1.2. Cơ chế nhân đôi( tự sao) :
- Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen nhân đôi liên tiếp n đợt:
A’=T’ = ( 2n -1) A = (2n – 1) T
G’ = X’ = (2n – 1) G = (2n – 1 ) X
- Số Nu môi trường cung cấp khi gen nhân đôi liên tiếp n đợt:
N’ = (2n – 1 ) N
1.3 Cơ chế phiên mã :
Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen phiên mã k đợt
A = kAm ; U = kUm ; G = kGm ; X = kXm
1.4 Tương quan giữa ADN và ARN :
N = 2 x Nm
L = Lm
A = T = Am + Um
G = X = Gm + Xm

55
% Am + %Um %Gm + % Xm
% A = %T = ; %G = %X =
2 2
. Sinh tổng hợp prôtêin :
N Nm
- Số aa môi trường cung cấp để tổng hợp 1 prôtêin : −1 = − 1.
23 3
N Nm
- Số aa trong 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh: −2= − 2.
23 3
0
- Trung bình moät aa coù khoái löôïng 110 ñv.c , kích thöôùc 3 A
1.6.Nhieãm saéc theå :
Söï bieán ñoåi hình thaùi vaø soá löôïng NST qua caùc kì cuûa quaù trình nguyeân phaân vaø
giaûm phaân
B. Bài tập: Gồm các bài tập 1,2,3,6 SGK – trang 64,65.

Bài 1 ( T 64 – SGK)
3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’ ( mạch khuôn có nghĩa của gen )
5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ ( mạch bổ sung )
5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ ( mARN )
Có 18/3 = 6 codon trên mARN
Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX
Bài 2 ( Trang 64 , SGK)
. Từ bàng mả di truyền:
a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin
b) Có 2 cođon mã hóa lizin:
- Các cođon trên mARN : AAA, AAG
- Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX
c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit
Bµi 3 ( Trang 64 , SGK)
Đoạn chuỗi polipeptit : Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
ADN mạch khuôn 3’TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’
GV hướng dẫn học sinh làm thêm các bài tập bổ sung:
0
Bµi 1: Moät gen coù chieàu daøi 2550 A , hieäu soá giöõa T vôùi loaïi Nu khoâng boå sung baèng 30%
soá Nu cuûa gen . mARN ñöôïc toång hôïp töø gen ñoù coù U = 60% soá Nu . Treân moät maïch ñôn
cuûa gen coù G = 14% soá Nu cuûa maïch vaø A = 450Nu
a. Soá löôïng töøng loaïi Nu cuûa gen vaø cuûa töøng maïch ñôn cuûa gen :
b. Soá löôïng töøng loaïi Nu treân mARN?
Giaûi :
a. Soá löôïng töøng loaïi Nu cuûa gen vaø cuûa töøng maïch ñôn cuûa gen :
- Tæng sè Nu cña gen lµ:
L 2550
N= 2 =  2 = 1500
3,4 3,4
- Theo ®Ò : T –X = 30%
T + X = 50%
 T = A = 40% ; X = G = 10%
VËy sè nu tõng lo¹i cña gen : A = T = 40% x 1500 = 600
G = X = 10% x 1500 = 150
1500
- Gi¶ sö m¹ch ®· cho lµ m¹ch 1, theo ®Ò bµi ta cã : G1 = 14% x = 105
2
A1 = 450
VËy sè nu tõng lo¹i cña tõng m¹ch ®¬n cña gen lµ:
A1 = T2 = 450
56
G1 = X2 = 105
T1 = A2 = A – A1 = 600 – 450 = 150
X1 = G2 = G – G1 = 150-105 = 45
B. Sè l-îng tõng lo¹i Nu trªn mARN:
Theo ®Ò bµi : Um = 60% x 750 = 450 = A1
 M¹ch 1 cña gen lµ m¹ch khu«n ®Ó tæng hîp ph©n tö mARN:

VËy sè l-îng tõng lo¹i Nu sÏ lµ :


Um = 450
Am = 150
Gm = 45
Xm = 105
Baøi 2 : Gen coù 1170 nucleâoâtit vaø coù G = 4 A . Sau ñoät bieán , phaân töû proâteâin giaûm
xuoáng 1 axit amin vaø coù theâm 1 axit amin môùi . Haõy cho bieát :
a/. Chieáu daøi cuûa gen ñoät bieán ?
b/. Daïng ñoät bieán gen xaûy ra ?
Giaûi
a/. Soá axít amin cuûa phaân töû proâteâin toång hôïp töø gen ñoät bieán laø :
1170
Axít amin = − 2 = 193 axit amin
3.2
Soá nucleâoâtit cuûa gen sau ñoät bieán laø : (193 + 1) .6 = 1164 . Chieàu daøi cuûa gen ñoät
O
bieán laø : (1164 :2) .3,4 = 1978,8 A
b/. Daïng ñoät bieán gen xaûy ra laø : Töø döõ kieän baøi ra ta nhaän thaáy daïng ñoät bieán laø
daïng maát 3 caëp nucleâoâtit ôû hai boä ba maõ hoaù keá tieáp nhau .
Các bài tập chương II SGK
Bài 1: Bệnh phêninkêtô niệu do gen lặn quy định nên cả người vợ lẫn người chồng đều có xác suất
mang gen bị bệnh (dị hợp) là 2/3. Xác suất để cả 2 vợ chồng đều là dị hợp tử và sinh con bị bệnh là: 2/3
x 2/3 x 1/4 = 1/9
Bài 2: Trong phép lai giữa 2 cá thể có KG sau đây: ♂ AaBbCcDdEe x ♀ aaBbccDdee
a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là:
1/2A x 3/4B x 1/2C x 3/4D x 1/2E = 9/128.
b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128
c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố là: 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/32.
Bài 3: Một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy một người chồng bình thường:
a. Xác suất để mẹ truyền NST X mang gen bệnh cho con là 1/2. Xác suất sinh con trai là 1/2 nên
xác suất để sinh con trai mang NST X có gen gây bệnh sẽ là: 1/2 x 1/2 = 1/4
b. Vì bố không bị bệnh nên con gái chắc chắn sẽ nhận gen X không mang gen gây bệnh. Do vậy,
xác suất để sinh con gái bị bệnh cũng bằng 0.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cơ thể có KG AB/ab, tỉ lệ % giao tử liên kết là bao nhiêu, biết f = 20%
A. AB = ab = 20% B. Ab = aB = 10%
C. Ab = aB = 40% D. AB = ab = 40%
Đáp án: D vì KG Ab/ab giảm phân cho các loại giao tử :
- Giao tử liên kết: AB = ab = 40%; - Giao tử hoán vị: Ab = aB = 10%
Câu 2: Thế hệ con có tỉ lệ KH lặn chiếm 1/4 là của phép lai:
A. AaBb x AaBb B. AaBb x Aabb
C. AaBb x aaBB D. Aabb x aaBb
Đáp án: D vì KH lặn có KG 1/4 aabb = 1/2ab x 1/2ab do đó:
- KG Aabb tạo giao tử 1/2ab; KG aaBb tạo giao tử 1/2ab
Câu 3: Tỉ lệ KH 3 : 3 : 1 : 1 là của phép lai:
A. AaBb x AaBb B. AaBB x Aabb
C. AaBb x Aabb D. aaBB x AaBb
Đáp án: C vì AaBb x Aabb = (3 : 1)(1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1

57
Câu 4: Bệnh máu không đông do gen lặn h nằm trên NST X, để con trai không mắc bệnh này, KG của
bố mẹ như thế nào?
A. XHXH x XhY B. XHXh x XhY
h h H
C. X X x X Y D. XHXh x XHY
Đáp án: A vì máu không đông do gen lặn nằm trên NST X, di truyền chéo, vì vậy bệnh của con trai phụ
thuộc vào mẹ. Muốn con trai không mắc bệnh này thì mẹ hoàn toàn không bị bệnh có KG XHXH

3. Củng cố
- Nhận xét giờ học và yêu cầu HS nắm vững các kiến thức để nhận biết được các dạng đột biến khi làm
bài tập.
4. HDVN :
Hoaøn thaønh caùc baøi taäp trong SGK Bài tập chương 1:
1.
3’ … TAT GGG XAT GTA ATG GGX …5’ ( mạch khuôn có nghĩa của gen )
5’ … ATA XXX GTA XAT TAX XXG …3’ ( mạch bổ sung )
5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ ( mARN )
Có 18/3 = 6 codon trên mARN
Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU , GGG, XAU, GUA, AUG, GGX
2. Đoạn chuỗi polipeptit : Arg Gly Ser Phe Val Asp Arg
mARN 5’ AGG GGU UXX UUX GUX GAU XGG 3’
ADN mạch khuôn 3’TXX XXA AGG AAG XAG XTA GXX 5’
mạch bổ sung 5’ AGG GGT TXX TTX GTX GAT XGG 3’
3. Từ bàng mả di truyền:
a) Các cođon GGU, GGX, GGA, GGG trong mARN đều mã hóa glixin
b) Có 2 cođon mã hóa lizin:
- Các cođon trên mARN : AAA, AAG
- Các cụm đối mã trên tARN: UUU, UUX
c) Cođon AAG trên mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit

CHUYÊN ĐỀ : DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ


I. LÝ THUYẾT
- Khái niệm quần thể : Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng
không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi
giống.

58
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của
quần thể.
- Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác
định.
- Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể.
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ th ể dị
hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối :
* Các cá thể giao phối tự do với nhau.
* Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
* Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế
hệ trong những điều kiện nhất định.
- Nội dung định luật Hacđi - Vanbec : Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen
và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Van bec. Khi đó
thoả mãn đẳng thức : p2AA + 2 pqAa + q2aa = 1
Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật :
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả
năng sinh sản như nhau).
+ Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần
số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di – nhập gen giữa các quần thể).
ý nghÜa cña ®Þnh luËt Hac®i- Vanbec.
- ý nghĩa lý luận : đl phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể,và giải thích vì sao có những
qthể ổn định qưa thời gian dài
- ý nghĩa thực tiễn : từ tỉ lệ KG → tỉ lệ KH và tần số các alen hoặc ngược lại. Có thể dự đoán được xác
suất bắt gặp thể đột biến trong quần thể.
Ghi nhớ
❖ Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
- Xét 1 gen có 2 alen (A, a) pA + qa = 1 trên NST thường.
- QT P: xAA + yAa + zaa =1 ( x + y +z = 1)
- Số lần tự phối là n → QT mới là Fn.
-
Do hiện tượng tự phối sẽ làm thể dị hợp giảm đi 1 nữa so với thế hệ trước đó và làm tăng
thể đồng hợp → Fn Aa = y/ 2n
- Trãi qua n lần tự phối sẽ làm thể dị hợp Aa giảm đi y- y/ 2n = tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên (
AA + aa)
y- y/ 2n
Fn AA = x +
2

y- y/ 2n
Fn aa = z +
2
❖ Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối
( ngẫu phối là mọi cá thể có thể giao phối tự do và ngẫu nhiên)
- Xét 1 gen có 2 alen (A, a) pA + qa = 1 trên NST thường
- Quần thể ngẫu phối→ quần thể ở trạng thái cân bẳng di truyền( tuân theo định luật Hacdy
& Vanbec. Cân bằng có nghĩa là cấu trúc di truyền của quần thể ổn định qua các thế hệ :
▪ Tần số các alen p/q không đổi.
59
▪ Tần số KG không thay đổi p2AA + 2pqAa + q2aa =1.
2 pq 2
- Nếu p2.q2=( ) → quần thể ở dạng cân bằng
2
2 pq 2
- Nếu p2.q 2  ( ) → quần thể ở dạng không cân bằng
2
- Xét 1 gen có trên NST thường k alen → quần thể có :
• Số loại giao tử đực = số loại giao tử cái =k
• Số kiểu tổ hợp giao tử = k giao tử đực x k số loại giao tử cái.
• Số KG đồng hợp = k
k ( k − 1)
• Số KG dị hợp =
2
k ( k − 1) k ( k + 1)
Số KG = k + =
2 2
II. VẬN DỤNG
QUẦN THỂ TỰ PHỐI
Câu 1: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm
A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể
C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Câu 2: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ
: 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết,
cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1. B. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1.
C. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1. D. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.
Câu 3: Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của
quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố
tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là
A. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa. B. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa.
C. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa. D. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
Câu 4: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là:
A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.
C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0, 375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
Câu 5: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp B. duy trì tỉ lệ cá thể ở trạng thái dị hợp tử
C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen
D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
Câu 6: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA: 0,30Aa: 0,25aa. Cho
biết trong quá trình chọn lọc người ta đã đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các
loại kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA: 0,150Aa: 0,325aa. B. 0,36AA: 0,24Aa: 0,40aa.
C. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. D. 0,7AA: 0,2Aa:
0,1aa.
Câu 7: QT tự thụ phấn có thành phân KG là 0,3 BB + 0,4 Bb + 0,3 bb = 1.
Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì TL thể ĐH chiếm 0,95 ?
A. n = 1 ; B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4
Câu 8: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một
quần thể ngẫu phối là:
A. 4. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 9: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì
cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.
60
C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 10: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ
sau khi tự phối là
A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa
C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa D. 0,6AA: 0,4Aa
QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
Câu 1: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen.
C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 2: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể
cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?
A. Cho quần thể sinh sản hữu tính. B. Cho quần thể tự phối.
C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng. D. Cho quần thể giao phối tự do.
Câu 3: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng?
A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen.
C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.
D. B và C đúng.
Câu 4: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?
A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên..
C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên.
D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều.
Câu 5: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:
A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.
B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.
C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
Câu 6: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự
A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.
B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.
C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
Câu 7: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định
lông trắng. Cho các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng
sinh sản bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả
năng sinh sản bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả
năng sinh sản bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như
nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.Giả sử một quần thể thuộc loài
này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm
thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:
A. (2), (4). B. (3), (4). C. (1), (2). D. (1), (3).
Câu 8: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội
hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền
có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận
tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 37,5%. B. 50%. C. 43,75%. D. 62,5%.

61
Câu 9: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X; Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp
không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 45 B. 90 C. 15 D. 135
Câu 10: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa màu đỏ trội không
hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể
nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng
B. Quần thể gồm tất cả các cây có hoa màu hồng
C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ
D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng
Câu 11: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. B. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. D. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
Câu 12: Giả sử một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể, trong đó 100 cá
thể có kiểu gen đồng hợp lặn (aa), thì số cá thể có kiểu gen dị hợp (Aa) trong quần thể sẽ là
A. 9900. B. 900. C. 8100. D. 1800.
Câu 13: Trong các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec sau đây
(1) Quần thể phải có kích thước nhỏ, số lượng cá thể ít
(2) Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên
(3) Các cá thể trong quần thể có sức sống và có khả năng sinh sản khác nhau
(4) Đột biến không xảy ra hoặc có xảy ra với tần số ĐB thuận = tần số ĐB nghịch
(5) QT phải được cách li với các QT khác (không có di – nhập gen)
Những điều kiện nào chưa chính xác
A.(2) và (4) B. (2) và (3) C. (1) và (3) D. (1) và (4)
Câu 14: Vốn gen của quần thể là gì?
A. Là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định
B. Là tập hợp của tất cả các gen trội có trong quần thể tại một thời điểm xác định
C. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định
D. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định
Câu 15: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Có
bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn
như sau:Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4
Tỉ lệ kiểu hình lặn 64% 6,25% 9% 25%
Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất?
A. Quần thể 3 B. Quần thể 4 C. Quần thể 2 D. Quần thể 1
Câu 16: Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn. Quần thể ban
đầu có thành phần kiểu gen 0,4AA: 0,4Aa: 0,2aa. Vì nhu cầu lấy lông nên người ta loại giết thịt cừu
lông ngắn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán là
A. 0,5625AA: 0,375Aa: 0,0625aa B. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
B. 0,625AA: 0,25Aa: 0,125aa D. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa
Câu 17: Ở người gen IA quy định máu A, gen IB quy định máu B, IOIO quy định máu O, IAIB quy định
máu AB. Một quần thể người khi đạt trạng thái cân bằng có số người mang máu B (kiểu gen IBIB và
IBIO) chiếm tỉ lệ 21%, máu A (kiểu gen IAIA và IAIO) chiếm tỉ lệ 45%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB)
chiếm 30%, còn lại là máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB, IO trong quần thể này là:
A. IA = 0.5 , IB = 0.3 , IO = 0.2 B. IA = 0.6 , IB = 0.1 , IO = 0.3
A B O
C. I = 0.4 , I = 0.2 , I = 0.4 D. IA = 0.2 , IB = 0.7 , IO = 0.1
Câu 18: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể. B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.
C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
Câu 19: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường:
62
alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng
thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể
đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

Chủ đề 4: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


I. LÝ THUYẾT
- Nguồn vật liệu chọn giống :
+ Biến dị tổ hợp.
+ Đột biến.
+ ADN tái tổ hợp.
- Phương pháp gây đột biến nhân tạo gồm các bước :
+ Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến thích hợp.
+ Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
+ Tạo dòng thuần chủng.
- Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp :
+ Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
+ Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau.
+ Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
+ Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần.
- Tạo giống có ưu thế lai cao :
+ Ưu thế lai : Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát
triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
+ Cơ sở di truyền của ưu thế lai : Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong
đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp về nhiều
cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở
trạng thái đồng hợp tử.
+ Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao :
Tạo dòng thuần → lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép) → chọn
lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao.
- Công nghệ tế bào thực vật :
+ Lai tế bào sinh dưỡng : Gồm các bước :
* Loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai.
* Cho các tế bào đã mất thành của 2 loài vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau tế bào lai.
* Đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cây lai
khác loài.
+ Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn :
* Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây đơn bội (n).
* Tế bào đơn bội được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt → phát triển thành mô đơn bội
→ xử lí hoá chất gây lưỡng bội hoá thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào động vật :
+ Nhân bản vô tính :
* Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm ; tách tế bào trứng của
cá thể khác và loại bỏ nhân của tế bào này.
* Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.

* Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
* Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
63
+ Cấy truyền phôi :
Lấy phôi từ động vật cho → tách phôi thành hai hay nhiều phần → phôi riêng biệt → Cấy các
phôi vào động vật nhận (con cái) và sinh con.
- Công nghệ gen là một quy trình công nghệ dùng để tạo ra những tế bào và sinh vật có gen bị biến đổi
hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
- Quy trình : Tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → Phân lập dòng tế bào
chứa ADN tái tổ hợp
- Ứng dụng công nghệ gen :
Nêu được một số thành tựu trong tạo giống động vật (cừu sản sinh prôtêin người, chuột nhắt chứa gen
hoocmôn sinh trưởng của chuột cống...), tạo giống thực vật (bông kháng sâu hại, lúa có khả năng tổng
hợp  - carôten...), tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen (vi khuẩn có khả năng sản suất insulin của người,
sản suất HGH...).
II. VẬN DỤNG
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Câu 1: Phép lai giữa hai cá thể A và B, trong đó A làm bố thì B làm mẹ và ngược lại được gọi là
A. lai luân phiên. B. lai thuận nghịch. C. lai khác dòng kép. D. lai phân tích.
Câu 2: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3
Câu 3: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 3, 1, 4
Câu 4: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển
vượt trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 5: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta có thể sử dụng kiểu lai nào sau đây?
A. Lai khác dòng đơn. B. Lai thuận nghịch. C. Lai khác dòng kép. D. Cả A, B, C đúng.
Câu 6: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?
A. Lai khác dòng. B. Lai thuận nghịch. C. Lai phân tích. D. Lai khác dòng
kép.
Câu 7: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị đột biến.
Câu 8: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là
A. các biến dị tổ hợp. B. các biến dị đột biến.
C. các ADN tái tổ hợp. D. các biến dị di truyền.
Câu 9: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 10: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. B. lai khác dòng.
C. lai xa. D. lai khác thứ.
Câu 11: Trong chọn giống cây trồng, để tạo ra các dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. tự thụ phấn. B. lai khác dòng.
C. giao phối cận huyết. D. A và C đúng..
64
Câu 12: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?
A. Hiện tượng thoái hóa giống. B. Tạo ra dòng thuần.
C. Tạo ra ưu thế lai. D. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm.
Câu 13: Để tạo được ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là
A. cho tự thụ phấn kéo dài. B. tạo ra dòng thuần.
C. cho lai khác dòng. D. cho lai khác loài.
Câu 14: Đặc điểm nổi bật của ưu thế lai là
A. con lai có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. con lai biểu hiện những đặc điểm tốt.
C. con lai xuất hiện kiểu hình mới. D. con lai có sức sống mạnh mẽ.
Câu 15: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì:
A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp.
C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố. D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.
Câu 16: Ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ sau vì làm
A. thể dị hợp không thay đổi. B. sức sống của sinh vật có giảm sút.
C. xuất hiện các thể đồng hợp. D. xuất hiện các thể đồng hợp lặn có hại.
Câu 17: Phép lai nào sau đây là lai gần?
A. Tự thụ phấn ở thực vật. B. Giao phối cận huyết ở động vật.
C. Cho lai giữa các cá thể bất kì. D. A và B đúng.
Câu 18: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là
A. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao.
B. tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng.
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của vật nuôi, cây trồng trong chọn giống.
D. tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất mới.
Câu 19: Biến dị di truyền trong chọn giống là:
A. biến dị tổ hợp. B. biến dị đột biến. C. ADN tái tổ hợp. D. cả A, B và C.
Câu 20: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt
so với bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Đây là cơ sở của
A, hiện tượng ưu thế lai. B. hiện tượng thoái hoá.
C. giả thuyết siêu trội. D. giả thuyết cộng gộp.
TẠO GIỐNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV.
Câu 2: Xử lí mẫu vật khởi đầu bằng tia phóng xạ gây …(?)…, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho chọn
giống. Cụm từ phù hợp trong câu là:
A. đột biến gen. B. đột biến NST. C. đột biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 3: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
A. vi sinh vật. B. động vật. C. cây trồng. D. động vật bậc cao.
Câu 4: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là
A. gây đột biến gen. B. gây đột biến dị bội.
C. gây đột biến cấu trúc NST. D. gây đột biến đa bội.
Câu 5: Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã
tiến hành cho: A. tự thụ phấn. B. lai khác dòng. C. lai khác thứ.
D. lai thuận nghịch.
Câu 6: Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc . B. làm cho tế bào to hơn bình thường.
C. cản trở sự phân chia của tế bào. D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.
Câu 7: Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến
A. thay thế cặp nuclêôtit. B. thêm cặp nuclêôtit.
C. mất đoạn nhiễm sắc thể. D. mất cặp nuclêôtit.
Câu 8: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
65
A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật.
Câu 9: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống
A. lúa. B. cà chua. C. dưa hấu. D. nho.
Câu 10: Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở
A. hạt phấn. B. tế bào vi sinh vật. C. bào tử. D. hạt giống.
Câu 11: Hiệu quả tác động của tia phóng xạ là:
A. gây đột biến gen. B. gây đột biến NST. C. gây đột biến. D. gây biến dị tổ hợp.
Câu 12: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào?
A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng.
Câu 13: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm
A. tạo ưu thế lai. B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc.
C. gây đột biến gen. D. gây đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 14: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 15: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 16: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác
nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 17: Quy trình kĩ thuật từ tế bào tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới trên quy mô công nghiệp gọi là
A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật di truyền.
Câu 18: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Lai tế bào xôma. B. Gây đột biến nhân tạo.
C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính động vật.
Câu 19: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
A. nhân bản vô tính. B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 20: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính
người ta sử dụng phương pháp: A. lai tế bào. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền.
D. chọn lọc cá thể.
Câu 21: Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành
A. các giống cây trồng thuần chủng. B. các dòng tế bào đơn bội.
C. cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ. D. cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 22: Nuôi cấy hạt phấn hay noãn bắt buộc luôn phải đi kèm với phương pháp
A. vi phẫu thuật tế bào xôma. B. nuôi cấy tế bào.
C. đa bội hóa để có dạng hữu thụ. D. xử lí bộ nhiễm sắc thể.
Câu 23: Công nghệ cấy truyền phôi còn được gọi là
A. công nghệ tăng sinh sản ở động vật. B. công nghệ nhân giống vật nuôi.
C. công nghệ nhân bản vô tính động vật. D. công nghệ tái tổ hợp thông tin di truyền.
Câu 24: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân
bản?
A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
Câu 25: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác
loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.
66
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
A. (1), (2). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (1), (3).

TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN


Câu 1: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các
cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là
A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gen. D. công nghệ vi sinh
vật.
Câu 2: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp.
Câu 3: Enzim nối sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là
A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza.
Câu 4: Plasmít là ADN vòng, mạch kép có trong
A. nhân tế bào các loài sinh vật. B. nhân tế bào tế bào vi khuẩn.
C. tế bào chất của tế bào vi khuẩn. D. ti thể, lục lạp.
Câu 5: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là
A. kĩ thuật chuyển gen. B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
C. kĩ thuật tổ hợp gen. D. kĩ thuật ghép các gen.
Câu 6: Trong công nghệ gen, kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là
A. thao tác trên gen. B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
C. kĩ thuật chuyển gen. D. thao tác trên plasmit.
Câu 7: Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen

A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. dùng làm vectơ thể
truyền.
C. có khả năng xâm nhập và tế bào. C. phổ biến và không có hại.
Câu 8: Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
A. E. coli. B. virút. C. plasmít. D. thực khuẩn thể.
Câu 9: Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra
A. các phân tử ADN tái tổ hợp. B. các sản phẩm sinh học.
C. các sinh vật chuyển gen. D. các chủng vi
khuẩn E. coli có lợi.
Câu 10: Trong công nghệ gen, ADN tái tổ hợp là phân tử lai được tạo ra bằng cách nối đoạn ADN của
A. tế bào cho vào ADN của plasmít. B. tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
C. plasmít vào ADN của tế bào nhận. D. plasmít vào ADN của vi khuẩn E. coli.
Câu 11: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
A. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn.
B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện.
Câu 12: Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học
A. chọn thể truyền có gen đột biến. B. chọn thể truyền có kích thước lớn.
C. quan sát tế bào dưới kính hiển vi. D. chọn thể truyền có các gen đánh dấu.
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Vectơ chuyển gen được dùng là plasmit cũng có thể là thể thực khuẩn.
B. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzym ligaza.
C. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp do enzym restrictaza.
D. Vectơ chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân
đôi.
Câu 14: Phương pháp biến nạp là phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận bằng cách:
A. dùng xung điện kích thích làm co màng sinh chất của tế bào
B. dùng muối CaCl2 làm dãn màng sinh chất của tế bào.
C. dùng thực khuẩn Lambda làm thể xâm nhập.
D. dùng hormon kích thích làm dãn màng sinh chất của tế bào
Câu 15: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
67
B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho.
D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
Câu 16: Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen?
A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. B. Tạo ADN tái tổ hợp để chuyển
gen.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Câu 17: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái
tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào
tế bào nhận.
Câu 18: Điều nào sau đây là không đúng với plasmit?
A. Chứa phân tử ADN dạng vòng. B. Là một loại virút kí sinh trên tế bào vi khuẩn.
C. Là phân tử ADN nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
D. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
Câu 19: ADN nhiễm sắc thể và ADN plasmit có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm trong nhân tế bào. B. Có cấu trúc xoắn
vòng.
C. Có khả năng tự nhân đôi. D. Có số lượng
nuclêôtit như nhau.
Câu 20: Đặc điểm quan trọng nhất của plasmit mà người ta chọn nó làm vật thể truyền gen là:
A. chứa gen mang thông tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó.
B. chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn.
C. ADN plasmit tự nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể.
D. ADN có số lượng cặp nuclêôtit ít: từ 8000-200000 cặp
Câu 21: Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M) nhờ vào đặc
điểm (N) của chúng. (M) và (N) lần lượt là:
A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản. B. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh.
C. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản. D. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh.
Câu 22: Kỹ thuật chuyển gen là kỹ thuật tác động lên vật chất di truyền ở cấp độ
A. phân tử. B. tế bào. C. quần thể. D. cơ thể.
Câu 23: Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật tác động trên đối tượng nào sau đây?
A. ADN. B. ARN. C. Protêin. D. Nhiễm sắc thể.
Câu 24: Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận có thể dùng chất nào sau đây?
A. Muối CaCl2. B. Xung điện. C. Muối CaCl2 hoặc xung điện. D.
Cônxixin.
Câu 25: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?
A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly.
C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
Câu 26: Ý nghĩa của công nghệ gen trong tạo giống là gì?
A. Giúp tạo giống vi sinh vật sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
B. Giúp tạo giống cây trồng sản xuất chất bột đường, protêin trị liệu, kháng thể trong thời gian ngắn.
C. Giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng sản phẩm cao.
D. Giúp tạo giống mới sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người.
Câu 27: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
A. Vi khuẩn E. coli sản xuất hormon somatostatin. B. Lúa chuyển gen tổng
hợp β caroten.
C. Ngô DT6 có năng suất cao, hàm lượng protêin cao.
D. Cừu chuyển gen tổng hợp protêin huyết thanh của người.

68
Câu 28: Đối tượng vi sinh vật được sử dụng phổ biến tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen
là:
A. vi rút. B. vi khuẩn . C. thực khuẩn. D. nấm.
Câu 29: Các sản phẩm sinh học do các giống bò và cừu chuyển gen sản xuất được lấy từ
A. sữa. B. máu. C. thịt. D. tuỷ xương.
Câu 30. Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp
(2) Sử dụng enzim nổi đế gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Thứ tự đúng của các bước trên là
A. (3) → (2) → (4) → (5) → (1) B. (4) → (3) → (2) → (5) → (1)
C. (3) → (2) → (4) → (1) → (5) D. (1) → (4) → (3) → (5) → (2)

PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

361. Người nam có cặp NST giới tính ký hiệu là XXY mắc hội chứng nào sau đây?
A. Siêu nữ. B. Claiphentơ (Klinefelter).
C. Tớcnơ (Turner). D. Đao (Down).
362. Tại sao không thể sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật cho người?
A. Vì ở người sinh sản ít và chậm (đời sống một thế hệ kéo dài).
B. Vì lý do xã hội (phong tục, tôn giáo).
C. Không thể gây đột biến bằng các tác nhân lý hóa.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
363. Phương pháp dùng để xác định một tính trạng ở người phụ thuộc vào kiểu gen hay phụ thuộc nhiều
vào điều kiện của môi trường là phương pháp nào?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.
364. Hội chứng Đao ở người là hậu quả của hiện tượng nào?
A. Tiếp hợp lệch của NST khi giảm phân.
B. Phân ly không đồng đều của các NST.
C. Một cặp NST sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau nguyên phân.
D. Không phân ly của một cặp NST ở kỳ sau phân bào I hay phân bào II của giảm phân.
365. Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do?
A. cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân
ở bố tạo giao tử XY.
B. cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của
giảm phân tạo giao tử XX.
C. cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo
giao tử YY.
D. cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo
giao tử XX và XY.
366. Hội chứng nào sau đây do bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của người có 45 nhiễm sắc thể?
A. Klinefelter. B. Turner. C. Down. D. Siêu nữ.
367. Một tế bào của người có (22 + XY) nhiễm sắc thể. Câu khẳng định nào dưới đây về tế bào này là
đúng?
A. Đó là tinh trùng 2n. B. Đó là tinh trùng n.
C. Đó là tinh trùng n-1. D. Đó là tinh trùng n + 1.
368. Bệnh nào sau đây do đột biến mất đoạn NST ở người?
A. Ung thư máu. B. Máu không đông. C. Mù màu. D. Hồng cầu hình liềm
369. Ở người bị bệnh ung thư mô máu là do đột biến:
A. thêm đoạn ở nhiễm sắc thể 21. B. chuyển đoạn ở nhiễm sắc thể 21.
69
C. mất đoạn ở nhiễm sắc thể 21. D. lặp đoạn ở nhiễm sắc thể 21.
370. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu khi nghiên cứu về di truyền học ở người:
A. Sinh sản chậm, ít con. B. Bộ nhiễm sắc thể có số lượng lớn (2n = 46)
C. Yếu tố xã hội. D. Cả 3 câu A, B và C.
371. Khi nghiên cứu phả hệ ở người có thể xác định được tính trạng đó:
A. trội hay lặn.
B. do một gen hay nhiều gen chi phối.
C. gen qui định tính trạng có liên kết với giới tính hay không.
D. cả 3 câu A, B và C.
372. Bệnh nào sau đây ở người có liên quan đến giới tính?
A. Bệnh bạch tạng. B. Bệnh máu khó đông, mùa màu đỏ và màu lục.
C. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. D. Bệnh Đao.
373. Phương pháp nào sau đây được dùng để nghiên cứu vai trò của kiểu gen và môi trường đối với kiểu
hình trên cơ thể người:
A. Nghiên cứu di truyền phả hệ. B. Nghiên cứu đồng sinh cùng trứng.
C. Nghiên cứu đồng sinh khác trứng. D. Nghiên cứu tế bào.
374. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình
thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là:
A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%
375. Cơ sở di truyền học của Luật Hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời là vì:
A. gen trội có hại có điều kiện át chế gen lặn.
B. gen trội được biểu hiện gây hại.
C. gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu
hình.
D. cả 3 câu A, B và C.
376. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép:
A. phát hiện các trường hợp bệnh lý do đột biến gen.
B. xác định vai trò của gen trong sự phát triển các tính trạng.
C. xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính trạng.
D. cả 2 câu B và C.
377. Nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là:
A. cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp.
B.chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền của các gia đình đã có
bệnh này.
C. cho lời khuyên trong sinh đẻ đề phòng, hạn chế hậu quả xấu cho đời sau.
D. cả 3 câu A,B và C.
378. Hội chứng Tocnơ có đặc điểm:
A. nam, lùn, cổ ngắn, trí tuệ kém phát triển.
B. nữ, buồng trứng dạ con không phát triển.
C. nam, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh.
D. nữ, lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, trí tuệ kém phát triển.
379. Mục đích của phương pháp nghiên cứu phả hệ là xác định:
A. kiểu gen qui định tính trạng là đồng hợp hay dị hợp.
B. gen qui định tính trạng là trội hay lặn.
C. tính trạng biểu hiện do kiểu gen quyết định hay phụ thuộc nhiều vào môi trường.
D. cả 3 câu A,B và C.
380. Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử
chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong
cộng đồng là bao nhiêu?
A. 0,1 B. 0,01 C. 0,001 D. 0,99
381. Việc nghiên cứu di truyền ở người thường gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Trong những lý
do sau đây, lý do nào là không đúng?
A. Tính di truyền, biến dị ở người không tuân theo quy luật di truyền biến dị như ở các sinh vật
khác.

70
B. NST ở người có số lượng lớn (2n = 46) kích thước nhỏ ít sai khác về hình dạng và kích
thước.
C. Người sinh sản chậm, đẻ ít con.
D. Vì những lý do thuộc phạm vi xã hội, đạo đức nên không áp dụng phương pháp lai và gây
đột biến để nghiên cứu.
382. Hiện tượng di truyền chéo (tính trạng được truyền từ ông ngoại cho con gái biểu hiện ở cháu trai) là
hiện tượng di truyền của các tính trạng:
A. do gen trên NST giới tính Y qui định. B. do gen trên NST thường qui định.
C. do gen trong tế bào chất qui định. D. do gen trên NST giới tính X qui định.
383. Bệnh mù màu đỏ - lục ở người được gọi là bệnh của nam giới vì
A. bệnh chịu ảnh hưởng bởi giới tính nam nhiều hơn giới tính nữ.
B. bệnh do gen trên NST Y không có alen tương ứng trên X.
C. bệnh do gen lặn trên NST X, không có alen tương ứng trên Y.
D. chỉ xuất hiện ở nam, không tìm thấy ở nữ.
384. Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện ít nhất qua
A. 5 thế hệ. B. 4 thế hệ. C. 3 thế hệ. D. 2 thế hệ.
S
385. Bệnh thiếu máu hình liềm (Hb ) ở người là do đột biến gen mã hoá chuỗi Hb gây nên, gen này
nằm trên NST số 11. Nếu ở thể dị hợp sẽ gây bệnh thiếu máu hình liềm nhẹ, còn ở thể đồng hợp
(HbSHbS) thì gây chết. Trong một gia đình: mẹ thiếu máu hình liềm nhẹ, bố bình thường, khả năng họ
sinh con trai đầu lòng thiếu máu nhẹ là
A. 50%. B. 25 %. C. 12,5%. D. 6,25%.
386. Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?
A. Phương pháp lai phân tích. B. Phương pháp di truyền tế bào.
C. Phương pháp phân tích phả hệ. D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
387. Hội chứng Đao dễ dàng xác định được bằng phương pháp
A. nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. di truyền tế bào.
C. di truyền hoá sinh. D. phân tích phả hệ.
388. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng cho phép
A. xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành tính trạng của cơ thể.
B. phát hiện các trường hợp bệnh lý do đột biến gen và NST gây nên.
C. phát hiện dị tật và các bệnh di truyền bẩm sinh.
D. xác định được tính trạng trội lặn.
389. Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường,
NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh,
xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là
A. 50%. B. 25%. C. 12,5%. D. 6,25%.
390. Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M
quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố mẹ đều phân biệt
màu rõ sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là:
A. XMXM x XMY. B. XMXm x XmY.
C. XMXM x XmY. D. XMXm x XMY.
391. Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp
A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.
C. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao ma và dịch mã.
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ 1 tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau.
392. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình
thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị
bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là
A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 100%.
393. Bộ NST của người nam bình thường là
A. 44A, XX. B. 44 A, XY. C. 46A, YY. D. 46A, XY.
394.Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng đao, ở lần sinh thứ hai
con của họ:
71
A. chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
B. không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra.
C. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.
D. không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
395. Một người nam có nhóm máu B và một người nữ có nhóm máu A có thể có con thuộc các nhóm
máu nào sau đây?
A. Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B. B. Chỉ có nhóm máu AB.
C. Có nhóm máu AB hoặc nhóm máu O. D. Có nhóm máu A, B, AB hoặc O.
396. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người bao gồm:
A. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu ADN.
B. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu tế bào.
C. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu trẻ sơ sinh.
D. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu phôi thai.
397. Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định
A. tính trạng là trội hay lặn.
B. tính trạng do 1 gen hay nhiều gen qui định.
C. tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.
D. tính trạng có hệ số di truyền cao hay thấp.
398. Khó khăn chủ yếu trong việc nghiên cứu di truyền người là
A. người sinh sản chậm, đẻ ít con.
B. bộ NST người có số lượng khá nhiều.
C. NST người có kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước.
D. không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến để nghiên cứu.
399. Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ...
A. là những tính trạng lặn. B. được di truyền theo gen đột biến trội.
C. được quy định theo gen đột biến lặn. D. là những tính trạng đa gen.
400. Ở người, 3 NST 13- 15 gây ra
A. bệnh ung thư máu.
B. sứt môi, thừa ngón, chết yểu.
C. ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
D. hội chứng Đao.
401. Ở người, 3 NST 16 - 18 gây ra
A. hội chứng tiếng mèo kêu.
B. sứt môi, thừa ngón, chết yểu.
C. ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
D. hội chứng Tơcnơ.
402. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là
A. mất đoạn ở cặp NST số 21 B. lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.
C. mất đoạn ở cặp NST số 22. D. chuyển đoạn NST ở cặp NST số 21 hoặc 22.
403. Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm: tóc- da- lông trắng, mắt
hồng. Những người này
A. mắc bệnh bạch tạng. B. mắc bệnh máu trắng.
C. không có gen quy định màu đen. D. mắc bệnh bạch cầu ác tính.
404. Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp
thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ
A. 0% B. 25%. C. 50%. D. 75%.
405. Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Người chị nhóm máu AB, thuận tay phải, người em là
A. nam, nhóm máu AB, thuận tay phải. B. nữ, nhóm máu AB, thuận tay phải.
C. nam, nhóm máu A, thuận tay phải. D. nữ, nhóm máu B, thuận tay phải.
406. Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi
A. chúng cùng sinh ra trong 1 lần sinh đẻ của người mẹ.
B. chúng cùng sinh ra trong 1 lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính.
C. chúng được hình thành từ một hợp tử.
D. chúng được hình thành từ một phôi.

72
407. Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây nên, không có alen tương ứng trên
Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới.
B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới.
C. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
D. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
408. Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về các bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định?
A. Tuân theo quy luật di truyền chéo.
B. Mẹ bị bệnh thì chắc chắn con gái sinh ra cũng bị bệnh.
C. Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau.
D. Bệnh xuất hiện nhiều ở nam hơn ở nữ.
(409 - 410). Ở người, bệnh mù màu là do gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X qui định, không có alen
tương ứng trên Y.
409. Một cặp vợ chồng: người vợ có bố bị bệnh mù màu, mẹ không mang gen bệnh, người chồng có bố
bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai, con gái không bị bệnh.
B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù
màu.
D. Tất cả con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai bình thường.
410. Một cặp vợ chồng khác: người vợ có bố, mẹ đều mù màu, người chồng có bố mù màu, mẹ không
mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai, con gái đều bị bệnh.
B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù
màu.
D. Tất cả con trai mù màu, 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu.
411. Phương pháp chủ yếu chữa các bệnh di truyền ở người là
A. ngăn ngừa sự biểu hiện của bệnh. B. làm thay đổi cấu trúc của gen đột biến.
C. khuyên người bệnh không nên kết hôn. D. khuyên người bệnh không nên sinh con.
412. Một người phụ nữ sinh đôi hai đứa trẻ: một bé trai và một bé gai có cùng nhóm máu AB, cùng
thuận tay phải, da đều trắng, tóc đều quăn, đều sống mũi thẳng. Nhận định nào sau đây đúng nhất?
A. Hai đứa trẻ là hai chị em B. Hai đứa trẻ là hai anh em
C. Hai đứa trẻ đồng sinh khác trứng D. Hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng.
413. Một người phụ nữ sinh đôi hai đứa trẻ đều là con trai: một đứa nhóm máu AB, da trắng, tóc quăn,
sống mũi thẳng; một đứa nhóm máu AB, da trắng, tóc thẳng, sống mũi thẳng. Không có đột biến có liên
quan đến các tính trạng trên. Nhận định nào sau đây đúng nhất?
A. Hai đứa trẻ là hai chị em B. Hai đứa trẻ là hai anh em
C. Hai đứa trẻ đồng sinh khác trứng D. Hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng.
414. Nếu nuôi hai đứa trẻ đồng sinh cùng trứng ở hai điều kiện sống khác nhau sẽ giúp phát hiện
A. vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự biểu hiện của từng tính trạng
B. kiểu gen đồng hợp hay dị hợp
C. những đột biến mới phát sinh là đột biến gen trội hay đột biến gen lặn
D. tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định.
415. Phương án nào sau đây có cơ chế phát sinh đột biến giống nhau?
A. Hội chứng Tớc-nơ, Hội chứng Claiphentơ, Hội chứng 3X
B. Hội chứng Đao, bệnh máu khó đông, bệnh mù màu đỏ lục
C. Bệnh bạch tạng, tật ngón tay ngắn, tật dính ngón tay
D. Hội chứng Đao, Hội chứng Claiphentơ, Hội chứng 3X.

73
PHẦN SÁU: TIẾN HOÁ
CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
I/ Tóm tắc lí thuyết :
1. Bằng chứng tiến hoá
a. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau nhưng chúng đều bắt nguồn từ
một cơ quan ở cùng loài tổ tiên, mặc dù hiện tại chúng có thể thực hiện những chức năng
khác nhau.
- Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức
năng quan trọng nào đó, nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm chỉ còn lại dấu
vết.
- Cơ quan tương tự là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng
không bắt nguồn từ một nguồn gốc.
b. Bằng chứng sinh học phân tử
Phân tích trình tự axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng
một gen ở các loài khác xa nhau , từ đó biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
c. Bằng chứng tế bào học Cấu tạo tế bào ở các loài sinh vật giống nhau ở những điểm cơ bản .
2. Cơ chế tiến hoá
a.. Thuyết tiến hoá Đacuyn
- Trong quá trình tiến hoá, chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính phân hoá một loài thành nhiều loài
với các đặc điểm thích nghi khác nhau.
- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả nămg sống sót của các cá thể
trong loài.
- Để chọn lọc tự nhiên có thể xảy ra thì quần thể phải có các biến dị, di truyền. Các biến dị di truyền
phải liên quan trực tiếp đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.
- Môi trường đóng vai trò sàng lọc các biến dị: các cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại, những cá
thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải.
b. Thuyết tiến hoá tổng hợp
- Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể,
do vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá.
- Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên
loài. Nghiên cứu hệ thống phân loại sinh vật chính là nghiên cứu về quá trình tiến hoá lớn
nhằm xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
c. Các nhân tố tiến hoá .
- Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến là những nhân tố làm
thay đổi tần số alen và qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm
thay đổi tần số alen của quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể có các đặc
điểm thích nghi.
d. Quá trình hình thành loài

74
- Hai cá thể được xếp vào cùng một loài nếu chúng có thể giao phối với nhau và tạo ra đời con hữu thụ.
Hai cá thể gọi là khác loài nếu chúng có cách li sinh sản.
- Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiến hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần số alen
được gây nên bởi các nhân tố tiến hoá làm cách li sinh sản.
- Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về
tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên và do vậy có thể tạo nên loài mới.
- Loài mới có thể hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể. Sự cách li địa lí góp
phần ngăn cản sự di nhập gen giữa các quần thể, tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các
quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo nên, sự khác biệt về vốn gen có thể được tích luỹ dần dần và đưa
đến hình thành loài mới.
- Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội,
lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách li sinh thái...
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Bài : BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA .
Câu 1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy.
C.sự tiến hoá song hành. D.phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A.sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy.
C.sự tiến hoá song hành. D.nguồn gốc chung.
Câu 5. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các lòai về
A.cấu tạo trong của các nội quan. B.các giai đọan phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 6. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng
nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 7. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung
của sinh giới thuộc
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 8. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của lòai.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D.thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 9. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 10. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng
bị tiêu giảm .
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng .
75
Câu 11. Các cơ quan thoái hoá là cơ quan:
A. Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành B. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới
C. Thay đổi cấu tạo khác với tổ tiên D. Biến mất hoàn toàn
Câu 12. Ruột thừa ở người:
A. Tương tự manh tràng ở động vật có vú B. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ
C. Có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật có vú
D. Là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật có vú
Câu 13. Phá t biểu nào sau đây đúng?
A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các nuclêôtit càng giống nhau và ngược lại
B. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các các axitamin càng giống nhau và ngược
lại
C. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các các nuclêôtit và axitamin càng giống nhau
và ngược lại
D. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì số lượng các các nuclêôtit và axitamin càng giống
nhau và ngược lại
Câu 14. Ví dụ nào dưới đây thuộc cơ quan tương đồng?
A. Ngà voi rừng và ngà voi biển B. Vây cá và vây cá voi
C. Gai cây hoa hồng và gai cây hoàng liên sơn D. Cánh dơi và tay khỉ
C©u 15
Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hóa?
A. Xương cụt ở người. B. Vết xương chân ở rắn.
C. Đuôi chuột túi (kăngguru). D. Cánh của chim cánh cụt.
C©u 16
Nói về cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa, câu sai là:
A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.
B. Chỉ ở động vật mới có cơ quan thoái hóa.
C. 2 loại cơ quan này phản ánh quan hệ họ hàng.
D. Thực vật cũng có cơ quan tương đồng.

Bài : HỌC THUYẾT ĐÁC UYN


Câu 1.Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 2.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 3.Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một
hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 4.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây
trồng là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên.
C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.
Câu 5.Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị
là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
76
D. những biến dị cá thể.
Câu 6.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 7. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A.đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D.tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 8.Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 9. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 10. Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di
truyền được.
D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 11. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 12. Theo Đacuyn, chọn lọc dựa trên cơ sở:
1 : di truyền 2 : biến dị 3 : đột biến 4 : phân li tính trạng
Phát biểu đúng là:
A. 1, 2 B. 1,2,3 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4
Câu 13. Nguyên nhân tiến hóa theo ĐacUyn:
A. sự thay đổi của ngoại cảnh B. sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật
C. biến dị cá thể D. CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền
C©u 14. Đacuyn được người đời sau nhắc đến chủ yếu nhờ công lao về:
A. Giải thích thành công hình thành tính thích nghi..
B. Chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.
C. Giải thích sự hình thành của loài người từ động vật.
D. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên.
C©u 15. Quan niệm nào dưới đây về tiến hóa (TH) là không phải của Đacuyn?
A. Sinh vật luôn biến dị nên không giống hệt nhau.
B. Để sống, sinh vật luôn phải đấu tranh sinh tồn..
C. Cá thể sống sót là cá thể thích nghi nhất.
D. Nguyên liệu TH là đột biến.
C©u 16. Theo Đacuyn, vật nuôi và cây trồng có đặc điểm nổi bật là:
A. Phong phú hơn dạng tương ứng ở tự nhiên.
B. Thích nghi với nhu cầu và ý thích con người.
C. Mang đặc điểm có hại cho chính chúng.
D. Sức chống đỡ bệnh và yếu tố bất lợi kém.
C©u 17. Theo Đacuyn, kết quả chính của chọn lọc tự nhiên là:
A. Tăng số cá thể thích nghi trong quần thể.
B. Phát sinh nhiều dạng khác nhau từ ít tổ tiên.
C. Sự sống sót của sinh vật thích nghi nhất.
77
D. Hình thành nên các loài mới thích nghi.
C©u 18. Theo Đacuyn, nhân tố chủ đạo của quá trình tiến hóa là:
A. Đấu tranh sinh tồn. B. Biến dị và di truyền..
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phân li tính trạng.
C©u 19. Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường:
A. Cách li địa lý. B. Cách li sinh thái.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phân li tính trạng.
Câu 20: Câu nào dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng v ới quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen.
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của
các cá thể có các kiểu gen khác nhau.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân li của các kiểu gen khác nhau.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn?
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc
chung.
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của
chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố
chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp và
không bị đào thải.

Bài : HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI


Câu 1.Tiến hoá nhỏ là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 2.Tiến hoá lớn là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 3. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. lòai mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện.
Câu 4.Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể. B.quần thể. C.lòai. D.phân tử.
Câu 5.Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó
A. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể. B.tham gia vào hình thành lòai.
C.gián tiếp phân hóa các kiểu gen. D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể.
Câu 6.Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
Câu 7.Đa số đột biến là có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 8.Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình
tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 9.Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì
78
A.các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
B.so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh
sản của cơ thể.
C.tần số xuất hiện lớn.
D.là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
Câu 10.Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu

A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 11. Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. giao phối. D. các cơ chế cách li.
Câu 12.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến. B.giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen
Câu 13.Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu
thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá
trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị
thích nghi của một đột biến gen nào đó.
Câu 14. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích
thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên .
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 15.Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc
có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi
A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 16. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Câu 17. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
A .làm giảm tính đa hình quần thể.
B .giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.
C.thay đổi tần số alen của quần thể.
D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.
Câu 18. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. tế bào và phân tử. B. cá thể và quần thể. C. quần thể và quần xã.
D. quần xã và hệ sinh thái.
Câu 19. Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là
A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
B. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 20. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại
A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị hợp.
Câu 21. Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.
B. các alen lặn có tần số đáng kể.
C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 22. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá?
A. Đột biến;di nhập gen B. CLTN;các yếu tố ngẫu nhiên
79
C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Các dạng cách li
Câu 23. Thuyết tiến hoá hiện đại làm sáng tỏ vấn đề nào sau đây?
A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi
B. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
C. Vai trò sáng tạo của CLTN D. Nguồn gốc chung các loài
Câu 24. Theo quan niệm hiện đại,cơ chế tác động của CLTN là:
A. Tác động trực tiếp lên kiểu gen và kiểu hình
B. Tác động gián tiếp lên kiểu gen và tác động trực tiếp lên kiểu hình
C. Tác động gián tiếp lên kiểu gen và kiểu hình
D. Tác động trực tiếp lên kiểu gen và tác động gián tiếp lên kiểu hình
Câu 25. Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp:
A. Xây dựng cơ sở lí thuyết cho tiến hóa lớn
B. Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực
C. Giải thích tính đa dạng và thích nghi của sinh giới
D. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ
Câu 26. Những trường hợp nào sau đây làm giảm độ đa dạng di truyền?
1 : giao phối ngẫu nhiên 2 : giao phối không ngẫu nhiên 3 : biến động di truyền
Phát biểu đúng là:
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 1 , 2 và 3
Câu 27. Trường hợp nào sau đây làm tăng độ đa dạng di truyền của quần thể?
1 : giao phối ngẫu nhiên 2 : giao phối không ngẫu nhiên
3 : biến động di truyền 4 : đột biến
Phát biểu đúng là:
A. 1 và 2 B. 2 và 4 C. 1 và 4 D. 1 và 3
Câu 28. Theo quan niệm hiện đại, phát biểu không đúng về vai trò của chọn lọc tự nhiên?
A. Làm tăng tần số của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi
B. Sàng lọc các kiểu gen quy định kiểu hình có lợi
C. Tạo nên đặc điểm thích nghi của sinh vật
D. Là nhân tố cơ bản nhất định hướng tiến hóa
Câu 29. Theo quan niệm hiện đại, mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là:
A. Phân hóa khả năng sống sót của những kiểu gen khác nhau trong loài
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong loài
C. Phân hóa khả năng sinh sản của những cá thể khác nhau trong quần thể
D. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
Câu 30. Sự không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình của quần thể là kết quả của quá trình
A. chọn lọc tự nhiên B. đột biến và giao phối
C. hình thành các đặc điểm thích nghi D. đột biến
C©u 31
Nhân tố có khả năng biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định
là:
A. Đột biến.
B. Di nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
C©u 32
Theo quan niệm hiện đại, thì vì sao loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài?
A. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao.
B. Đây là đột biến ngẫu nhiên được CLTN củng cố.
C. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi, CLTN tăng cường.
D. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.
C©u 33
Cho: I = tần số đột biến khoảng 10-6 nên gen có hại quá ít; II = gen đột biến có hại ở môi trường này
nhưng có khi vô hại hoặc có lợi ở môi trường khác; III = giá trị đột biến thay đổi tùy tổ hợp gen
chứa nó; IV = đột biến gen có hại hay ở dạng lặn nên thường bị lấn át.
Đột biến gen rất hay có hại cho sinh vật, nhưng có vai trò rất quan trọng với tiến hóa vì:
80
A. I + II. B. I + III. C. III + IV. D. II + III.
C©u 34
Cho: 1 = số lượng gen ở hệ gen; 2 = đặc điểm cấu trúc gen; 3 = tác nhân đột biến; 4 = mật độ quần
thể.
Tần số đột biến gen phụ thuộc vào:
A. 2 + 3. B. 1 + 2. C. 3 + 4. D. 2 + 4.
C©u 35
Trong tiến hóa của quần thể hữu tính, quá trình giao phối không thể có vai trò:
A. Át chế gen lặn có hại. B. Tạo ra biến dị tổ hợp mới.
C. Phát sinh alen mới. D. Phát tán đột biến trong quần thể.
C©u 36
Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất là:
A. Ngẫu phối. B. Tự phối. C. Sinh sản vô tính. D. A+B.
C©u 37
Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì:
A. Nó không làm thay đổi vốn gen quần thể.
B. Nó làm quần thể thay đổi tần số alen.
C. Nó làm thay đổi tần số kiểu gen quần thể.
D. Nó thay đổi định hướng vốn gen quần thể.
C©u 38
Giao phối ngẫu nhiên có thúc đẩy tiến hóa không?
A. Không, vì nó không làm thay đổi vốn gen quần thể.
B. Không, vì nó chỉ làm quần thể cân bằng di truyền.
C. Có, vì nó phát tán đột biến và tạo biến dị tổ hợp.
D. Có, vì làm quần thể ổn định thì mới tồn tại.
C©u 39
Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác cùng loài được gọi là:
A. Di gen. B. Nhập gen. C. Dòng gen. D. Dịch gen.
C©u 40
Rừng X có 180 con hươu với tần số alen A = 0,8. Quần thể hươu cùng loài rừng Y gần đó có tần số
alen A = 0,5. Do thiên tai, một số hươu ở rừng Y chạy sang X làm đàn hươu ở X có cả thảy 200 con.
Sau hiện tượng này, tần số alen A ở rừng X ước tính là:
A. 0,2. B. 0,4. C. 0,6. D. 0,8.
C©u 41
Kết quả tác động trực tiếp của CLTN vào quần thể là:
I. Tăng số cá thể có kiểu hình thích nghi.
II. Củng cố kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
III. Tạo ra quần thể thích nghi.
IV. Tiêu diệt hoàn toàn cá thể không thích nghi.
Có bao nhiêu câu trả lời đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
C©u 42
Nếu alen lặn là có hại, thì CLTN có thể loại bỏ khỏi quần thể khi:
A. Nó ở trạng thái dị hợp. B. Nó ở bất kỳ trạng thái nào.
C. Nó biểu hiện ra kiểu hình. D. Nó đột biến thành trội.
C©u 43
Chọn lọc tự nhiên ở quần thể đơn bội (ở vi khuẩn chẳng hạn) diễn ra nhanh hơn hay chậm hơn quần
thể lưỡng bội?
A. Nhanh hơn. B. Chậm hơn. C. Tương đương nhau. D. Khó xác định.
Câu 44: Những yếu tố làm thay đổi trạng thái cân bằng của quần thể
1. Đột biến.
2. Giao phối ngẫu nhiên.
3. Giao phối có lựa chọn.
4. Chọn lọc tự nhiên.
5. Di nhập gen.
6. Kích thước của quần thể quá lớn.
81
7. Các loại giao tử có sức sống không ngang nhau.
8. Biến động di truyền.
Phương án đúng:
A. 1, 3, 4, 5, 7, 8. B. 1, 2, 4, 6, 7, 8. C. 1, 3, 4, 5, 6, 8. D. 1, 4, 5, 6, 7, 8.
Câu 45: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá
trình tiến hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu thông tin trong các thông tin trên đúng với vai trò của đột biến gen?
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 46: Có bao nhiêu nhân tố trong các nhân tố sau có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi
thành phần kiểu gen của quần thể:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 47 : Tại sao CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên quần thể sinh vật
nhân thực?
A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình
B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn
C. Vi khuẩn có ít gen có khả năng chống chịu nên dể bị đào thải
D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dể chịu ảnh hưởng của môi trường
Câu 48: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng thay đổi tần số alen của quần thể.
B. Hầu hết alen lặn là có hại nên chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn
chống lại alen trội.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen.
D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
Câu 49: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra
ngay cả môi trường không thay đổi.
B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.
C. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định,
còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng
tần số alen có lợi trong quần thể.
Câu 50: Vai trò quan trọng nhất của giao phối đối với chọn lọc tự nhiên là
A. trung hòa tính có hại của đột biến. B. tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. tạo ra vô số biến dị tổ hợp. D. giúp phát tán các đột biến trong quần thể.
Câu 51: Cho các nhận định sau:
(1) Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng.
(2) Quy định chiều hướng tiến hóa
(3) Tác động không phụ thuộc vào kích thước quần thể.
(4) Làm nghèo vốn gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(6) Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
(7) Đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Có mấy nhận định là đặc điểm chung của nhân tố chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
A. 2 B. 6 C. 3 D. 5
82
Câu 52: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các
nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối
với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 53: Trong các nhân tố tiến hóa:
a- đột biến, b- di nhập gen, c- chọn lọc tự nhiên, d- giao phối không ngẫu nhiên , e- các yếu tố ngẫu nhiên
1. Nhân tố nào làm xuất hiện alen mới trong quần thể?
2. Nhân tố nào có thể đào thải hoàn toàn một alen ra khỏi quần thể?
Câu trả lời lần lượt
A. 1. a; 2. c, e B. 1. a, b, c; 2. e C. 1. a, b; 2. e D. 1. a, b; 2. c, e
Câu 54: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, có các phát biểu sau đây :
1. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các
cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
2. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
4. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen
theo một hướng xác định.
5. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc
chống lại alen trội.
6. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
7. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
8. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật
lưỡng bội.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Bài : LOÀI
Câu 1. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là
A. chúng cách li sinh sản với nhau. B .chúng sinh ra con bất thụ.
C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau.
Câu 2. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là
A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen.
B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.
C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
D.củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.
Câu 3.Cách li trước hợp tử là
A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 4. Cách li sau hợp tử không phải là
A.trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 5. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho
A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ.
Câu 6. Dạng cách li cần nhất để các nhóm kiểu gen đã phân hóa trong quần thể tích lũy đột biến theo
các hướng khác nhau dẫn đến hình thành lòai mới là
A.cách li địa lí. B. cách li sinh sản. C. cách li sinh thái. D.cách li cơ học.
Câu 7. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hoá sinh B. tiêu chuẩn sinh lí
C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 8. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
83
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 9. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là
A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.
C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.
D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
Câu 10. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác
nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng
trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với
nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản D. cách li địa lí.
Câu 11. Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau
đây là quan trọng nhất?
A. Cách li sinh sản B. Hình thái C. Sinh lí,sinh hoá D. Sinh thái
Câu 12. Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế
A. Cách li sinh cảnh B. Cách li cơ học C. Cách li tập tính
D. Cách li trước hợp tử
Câu 13. Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với
nhau.Đó là dạng cách li
A. tập tính B. cơ học C. trước hợp tử D. sau hợp tử
Câu 14. Cách li trước hợp tử gồm:
1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính
4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: cách li thời gian.
Phát biểu đúng là:
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 2,3,5,6 D. 1,2,4,6
Câu 15:Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (1), (3). D. (2), (4).
Câu 16: Để khẳng định hai quần thể động vật giao phối thuộc hai loài khác nhau, khi các cá thể giữa
hai quần thể
1. không giao phối được với nhau mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí.
2. có hình thái khác nhau.
3. giao phối được với nhau tạo hợp tử nhưng hợp tử bị chết.
4. giao phối và sinh con, nhưng con lai không có khả năng sinh sản hữu tính.
5. có ổ sinh thái khác nhau.
6. sống ở các vùng địa lý khác nhau.
7. có kích thước khác nhau.
Phương án đúng là
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 6. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Câu 17: Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn
cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (4). D. (3), (4).

84
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng
nhất?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
C©u 19
Cùng là Prôtêin ở chuỗi Hb, nhưng của người khác của khỉ Gôrila 2 axit amin. Đó là khác biệt về:
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lý.
C. Tiêu chuẩn sinh thái. D. Tiêu chuẩn hóa sinh.
C©u 20
Đối với sinh vật có giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hai loài sinh học là:
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hóa sinh.
C. Cách li sinh sản. D. Cách li địa lí và sinh thái.
C©u 21
Phấn hoa của loài này rơi lên nhụy của loài khác, nhưng không thụ phấn được là biểu hiện của:
A. Cách li sinh cảnh. B. Cách li tập tính.
C. Cách li mùa vụ. D. Cách li cơ học.
C©u 22
Hai loài cây giống nhau, nhưng 1 loài nở hoa sớm còn loài kia nở muộn hơn nên không thụ phấn
được là biểu hiện của:
A. Cách li sinh thái. B. Cách li tập tính.
C. Cách li mùa vụ. D. Cách li cơ học.
C©u 23
Trong tiến hóa, sự cách li dẫn đến kết quả chủ yếu là:
A. Ngăn cản giao phối. B. Bảo toàn hệ gen đã có.
C. Gây ra phân li tính trạng. D. Tạo điều kiện hình thành loài.
C©u 24
Quá trình tiến hóa nhỏ được coi là kết thúc khi xuất hiện:
A. Cách li địa lý. B. Cách li sinh thái. C. Cách li sinh sản. D. Cách li tập tính.

Bài : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI


Câu 1. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng
A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
Câu 2. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ
B. kết quả của quá trình lai xa khác loài
C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần
Câu 3. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào
khác trên trái đất?
A.Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau
Câu 4. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được
giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4
85
Câu 5. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao B. động vật
C. thực vật D. có khả năng phát tán mạnh
Câu 6. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá
Câu 7. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. động vật B. thực vật C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao
Câu 8. Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?
A. Lai xa khác loài B. Tự đa bội C, Dị đa bội D. Đột biến NST
Câu 9. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng
A. động vật ít di chuyển B. thực vật và động vật ít di chuyển
C. động, thực vật D. thực vật
Câu 10. Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì
A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền
B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm
C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 11. Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ
A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28
B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42
C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42
D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42
Câu 12. Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động
vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về
A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp
B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp
C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp
D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp
Câu 13. Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do
A. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính
B. nguyên phân,NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính
C. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại
chủ yếu bằng sinh sản hữu tính
D. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại
chủ yếu bằng sinh sản vô tính
Câu 14. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài
mới vì quần thể cây 4n
A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST
B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.
D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
C©u 15
Quá trình hình thành loài theo con đường sinh thái có thể diễn ra theo sơ đồ:
A. Loài mới → Cách li sinh thái → Nòi sinh thái → Cách li sinh sản → Loài gốc.
B. Nòi sinh thái → Loài gốc → Cách li sinh thái → Kiểu gen mới → Loài mới.
C. Nòi địa lý → Cách li sinh sản → Nòi sinh thái → Cách li sinh thái → Loài mới.
D. Loài gốc → Cách li sinh thái → Nòi sinh thái → Cách li sinh sản → Loài mới.
C©u 16
Hình loài mới theo phương thức lai xa kết hợp đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự:
A. Lai xa → Con lai xa → Thể song lưỡng bội → Loài mới
B. Lai xa → Thể song lưỡng bội → Đa bội hóa → Loài mới.
C. Lai xa → Thể lai xa → Đa bội hóa → Thể song lưỡng bội → Cách ly → Loài mới.
D. Lai xa → Thể lai xa → Thể song lưỡng bội → Đa bội hóa → Cách ly → Loài mới.
C©u 17
Trong hình thành loài, yếu tố địa lý không có vai trò:
86
A. Trực tiếp gây ra biến dị. B. Nhân tố chọn lọc kiểu gen.
C. Phân hóa các kiểu gen trong loài. D. Ngăn cản giao phối tự do.
C©u 18
Hình thành loài theo con đường địa lý diễn ra theo sơ đồ:
A. Loài mới → Cách li địa lý → Nòi địa lý → Cách ly sinh sản → Loài gốc.
B. Nòi địa lý → Loài gốc → Cách ly địa lý → Kiểu gen mới → Loài mới.
C. Loài gốc → Cách li địa lý → Nòi địa lý → Cách li sinh sản → Loài mới.
D. Loài gốc → Cách li sinh sản → Nòi địa lý → Cách li địa lý → Loài mới.
C©u 19
Gió phát tán 1 loài cây trên bờ xuống bãi bồi giữa sông, dần tạo nên ở đây quần thể mới. Biến cố này
thường gây ra kiểu cách li nào giữa 2 quần thể đó?
A. Cách li địa lý. B. Cách li sinh thái.
C. Cách li di truyền. D. Cách li sinh sản.
Câu 20: Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là
A. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dần dần hình
thành nòi mới.
B. Tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí
rồi tới các loài mới.
C. Nhân tố gây ra sự phân ly tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.
D. Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình
thành loài khác khu vực địa lí)
A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
B. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột
biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực
vật.
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên
cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
Câu 22: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
A. Con đường địa lí và cách li tập tính. B. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.
C. Con đường địa lí và sinh thái. D. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
Câu 23: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng
cách li tập tính?
A. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình
thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với nhau.
B. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.
C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.
D. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen
mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được
với nhau.
Câu 24: Trong quá trình hình thành loài mới điều kiện sinh thái có vai trò
A. là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
B. thúc đẩy sự phân hoá quần thể.
C. thúc đẩy sự phân li của quần thể gốc.
D. là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Câu 25: Quan điểm nào sau đây là không đúng?
A. Lai xa kết hợp với đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật.
B. Lai xa tạo cơ thể lai có thể dẫn đến hình thành loài mới.
C. Cơ chế tự đa bội hoá tạo ra dạng tam bội bất thụ nên không phải là cơ chế để dẫn đến hình thành loài
mới.
D. Sự đa bội hoá tạo dạng tứ bội hữu thụ cách li sinh sản với dạng gốc là cơ chế đẫn đến hình thành loài
mới.
87
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
B. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

CHƯƠNG II.
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
I/ Tóm tắc lí thuyết
1. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất có thể chia thành 3 giai đoạn chính.
- Giai đoạn tiến hoá hoá học:
+ Giai đoạn tiến hoá hoá học được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản như axit
amin, axit béo, đường đơn, nuclêôtit từ các chất vô cơ.
+ Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các hợp chất hữu cơ đơn giản. Giai đoạn này làm xuất hiện các
loại prôtêin, các axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit.
- Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:
+ Sự tương tác của các đại phân tử hữu cơ làm xuất hiện các cấu trúc như giọt côaxecva.
Các phân tử lipit trong nước do đặc tính kị nước của chúng đã tạo nên màng lipit bao bọc lấy các đại
phân tử khác. Tập hợp các đại phân tử hữu cơ trong lớp màng lipit nào (các giọt côaxecva) có được khả
năng nhân đôi, chuyển hoá vật chất, sinh trưởng sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại và hình thành nên tế
bào sơ khai.
- Giai đoạn tiến hoá sinh học:
Giai đoạn tiến hoá sinh học được bắt đầu khi những tế bào đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất.
Từ những tế bào đầu tiên, với các đặc tính biến dị di truyền và các nhân tố tiến hoá đã tạo ra thế giới
sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú như ngày nay.
Sự tiến hoá của sinh giới luôn gắn chặt với các điều kiện địa lí, địa chất của Trái Đất. Mỗi khi Trái Đất
trải qua các giai đoạn biến đổi lớn về cấu tạo của lớp vỏ đã đưa đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các
loài sinh vật thì sau đó lại là giai đoạn bùng nổ sự xuất hiện của các loài mới.
2. Sự phát sinh loài người
- Các giai đoạn tiến hoá hình thành loài người hiện đại:
Từ tổ tiên chung Homo habilis (người khéo léo) Homo erectus (người đứng thẳng) Homosapiens (người
hiện đại).
- Giai đoạn tiến hoá của loài người từ khi hình thành đến nay:
Từ khi hình thành với đặc điểm bộ não phát triển, phát triển tiếng nói, biết chế tạo công cụ lao động con
người đã có khả năng tiến hoá văn hoá. Thông qua ngôn ngữ và chữ viết, con người học tập lẫn nhau
cách sáng tạo công cụ lao động để tồn tại và phát triển không cần phải trông đợi vào những biến đổi về
mặt sinh học, vì vậy ít phụ thuộc vào tự nhiên.
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM :
Bài : NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học là
A. do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất
hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
B. có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
C. trong khí quyển nguyên thuỷ của trái đất chưa có hoặc có rất ít oxi
D. quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thuyết chưa được chứng
minh bằng thực nghiệm
Câu 2. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
Câu 3. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là
88
A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 4. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các
đại phân tử hữu cơ phức tạp.
B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con
đường hoá học.
C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ
Câu 5. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
Câu 6. Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất
A. H2 B. O2 C. N2 , D. NH3
Câu 7. Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?
A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ
B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit
C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ
D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất
Câu 8. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những
đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic
B. Trong quá trình tiến hoá,ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin
C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã
D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống
Câu 9. Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là hình thành
A. các chất hữu cơ từ vô cơ B. axitnuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ
C. mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ
D. vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt trái đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên
Câu 10. Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP B. Năng lượng tự nhiên
C. Năng lượng hoá học D. Năng lượng sinh học
Câu 11. Trong điều kiện hiện nay,chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học
Câu 12. Côaxecva được hình thành từ:
A. Pôlisaccarit và prôtêin B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành
C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo
D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống
Câu 13. Trong cơ thể sống, axitnuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A. Sinh sản và di truyền B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào
C. Tổng hợp và phân giải các chất D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập
Câu 14. Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?
A. Prôtêin-Prôtêin B. Prôtêin-axitnuclêic
C. Prôtêin-saccarit D. Prôtêin-saccarit-axitnuclêic
.Câu 15. Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường
A. trong nứơc đại dương B. khí quyển nguyên thủy.
C. trong lòng đất. D. trên đất liền.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất?
A. Những cá thể sống đầu tiên trên trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ.
B. Quá trình hình thành nên chất hữu cơ đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học, nhờ nguồn năng
lượng tự nhiên.

89
C. Axitnuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là AND vì ARN có thể tự nhân
đôi mà không cần enzim.
D. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt
keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
Câu 17: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả
năng tự nhân đôi và dịch mã.
B. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên
trái đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó
hình thành tế bào sống đầu tiên.
D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải
là ADN.
Câu 18: Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hoá học vì
A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết.
B. nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì lập tức sẽ bị các vi
sinh vật phân huỷ.
C. ngày nay trong thiên nhiên chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức
sinh học trong cơ thể sống.
D. Cả A và B.

Bài : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Câu 1. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại
theo thời gian từ trước đên nay là
A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?
A. sâu bọ xuất hiện B. xuất hiện thực vật có hoa
C. cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ D. tiến hoá động vật có vú
Câu 3. Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển
lên sống trên cạn vào đại
A. cổ sinh B. nguyên sinh C. trung sinh D. tân sinh
Câu 4. Loài người hình thành vào kỉ
A. đệ tam B. đệ tứ C. jura D. tam điệp
Câu 5. Bò sát chiếm ưu thế ở kỉ nào của đại trung sinh?
A. kỉ phấn trắng B. kỉ jura C. tam điệp D. đêvôn
Câu 6. Ý nghĩa của hoá thạch là
A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.
D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.
Câu 7. Trôi dạt lục địa là hiện tượng
A. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.
B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.
C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.
D. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.
Câu 8. Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến là
A. hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ sơ nhất. B. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao.
C. xuất hiện tảo. D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi.
Câu 9. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?
90
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.
B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật.
C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.
D. Hóa thạch và khoáng sản.
Câu 10. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
A. Đại thái cố B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh.
Câu 11. Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là
A. phát sinh thực vật và các ngành động vật, B. sự phát triển cực thịnh của bò sát
C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .
D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
Câu 12. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loaì người xuất hiện vào kỉ đệ tứ
C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng.
D. ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.
Câu 13. Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?
A. Than đá có vết lá dương xỉ B. Dấu chân khủng long trên than bùn
C. Mũi tên đồng,trống đồng Đông sơn D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
Câu 14. Sự di cư của các động ,thực vật ở cạn vào kỉ đệ tứ là do
A. khí hậu khô,băng tan,biển rút tạo điều kiện cho sự di cư
B. Sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt
C. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ
D. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển,mực nước biển rút xuống
Câu 15. Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?
A. Cacbon B. Đêvôn C. Silua D. Pecmi
Câu 16: Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hoá sinh học.
B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày
nay.
C. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn
giản.
D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
Câu 17: Thú có nhau xuất hiện ở
A. Kỷ Pecmo thuộc đại Cổ sinh B. Kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh
C. Kỷ Than đá thuộc đại Cổ sinh D. Kỷ phấn trắng thuộc đại Trung sinh

Bài : SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI


Câu 1. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Câu 2. Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây :
A. 3 triệu năm B. 30 triệu năm C. 130 triệu năm D. 300 triệu năm
Câu 3 Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?
A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ
Câu 4. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn
Câu 5. Dạng vượn người hiện đại có nhiều đặc điểm giống người nhất là
A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrila D. vượn
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng
C. Mấu lồi ở mép vành tai D. Chi trước ngắn hơn chi sau
Câu 7. Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là:
A. Quá trình tích luỹ thông tin di truyền B. Quá trình biến đổi thông tin di truyền
91
C. Quá trình đột biến trong sinh sản D. Quá trình biến dị tổ hợp
Câu 8. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:
A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus
C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens
Câu 9. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng
A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.
B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau.
C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.
D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.
Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là
A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng.
C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương.
Câu 11. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển?
A. có cằm. B. không có cằm C. xương hàm nhỏ D. không có răng nanh.
Câu 12. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác
nhau, trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo

A. Homo habilis B. Homo sapiens C. Homo erectus D. Homo neanderthalensis.
Câu 13. Dạng vượn người hóa thạch cổ nhất là:
A. Đriôpitec B. Ôxtralôpitec C. Pitêcantrôp D. Nêanđectan
Câu 14. Người đứng thẳng đầu tiên là:
A. Ôxtralôpitec B. Nêanđectan C. Homo erectus D. Homo habilis
Câu 15. Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người:
A. Homo erectus B. Xinantrôp C. Nêanđectan D. Crômanhôn
Câu 16. Người biết dùng lửa đầu tiên là
A. Xinantrôp B. Nêanđectan C. Crômanhôn D. Homo habilis
Câu 17. Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là:
A. Homo erectus B. Homo habilis C. Nêanđectan D. Crômanhôn
Câu 18. Đặc điểm nào là không đúng đối với vượn người ngày nay?
A. Có 4 nhóm máu A, B, AB và O như người B. Có đuôi
C. Bộ răng gồm 32 chiếc, 5-6 đốt sống cùng D. Biết biểu lộ tình cảm: vui, buồn, giận dữ
Câu 19. Vượn người ngày nay bao gồm những dạng nào?
A. Vượn, đười ươi, khỉ. B. Vượn, đười ươi, Gôrila, tinh tinh.
C. Đười ươi, Khỉ Pan, Gôrila. D. Vượn, Gôrila, khỉ đột, Tinh tinh.
Câu 20. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh
A. tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.
B. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc.
C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D. người và vượn người có quan hệ gần gũi.
Câu 21. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh
A.người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc
B.quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống
C.vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người
D.người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau
Câu 22. Đặc điểm giống nhau giữa người và thú là
A.Có lông mao B.Có tuyến vú , đẻ con và nuôi con bằng sữa
C.Bô răng phân hoá thành răng cửa , răng nanh , răng hàm D.Cả 3 ý trên
III/ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1
Câu 1: Bố mẹ đều bình thường, sinh con XO và bị mù màu. kiểu gen của bố mẹ, và nguyên nhân xảy ra
A. XMXM x XmY, Đột biến ở mẹ B. XMXm x XMY, đột biến xảy ra ở bố
C. X X x X Y, đột biến ở bố hoặc mẹ D. X X
M m m M m
x XMY, đột biến xảy ra ở mẹ
Câu 2: Tính trạng hình dạng quả bí do 2 cặp gen Aa và Bb quy định. Lai 2 thứ bí thuần chủng quả tròn
với quả tròn, F1 thu được 100% quả dẹt. Tự thụ phấn F1 được F2 phân ly theo tỷ lệ 1827 quả dẹt : 1218

92
quả tròn : 203 quả dài. Nếu cho rằng quần thể đang cân bằng di truyền trong đó A= 0,4; B =0,3, theo lý
thuyết thì kiểu hình quả dẹt chiếm tỷ lệ:
A. 12%. B. 56,25%. C. 1,44%. D. 32,64%.
Câu 3: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 4: Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa vàng, F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F x F1 được F2 gồm có
56,25 cây hoa đỏ; 37,5% cây hoa vàng; 6,25% cây hoa trắng. Cho F1 lai phân tích thì đời con có tỷ lệ :
A. 25% cây hoa đỏ; 75% cây hoa vàng.
B. 75% cây hoa trắng; 25% cây hoa vàng.
C. 25% cây hoa dỏ; 50% cây hoa vàng; 25% cây hoa trắng

D. 25% cây hoa vàng; 50% cây hoa đỏ; 25% cây hoa trắng
Câu 5: Loài sinh học là một đơn vị phân loại trong tự nhiên, nó có các đặc điểm.
1. là tổ chức cơ bản của sinh giới
2. là đơn vị sinh sản, là một thể thống nhất, về sinh thái và di truyền
3. là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có tính trạng chung về hình thái và sinh lý
4. là đơn vị tồn tại đơn vị tiến hoá của loài
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,3,4 D. 1,2,4
Câu 6: Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định 1 tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1,
kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung:
A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 9 : 6 : 1. C. 13 : 3 D. 9 : 7
Câu 7: Cho các bước tạo động vật chuyển gen:
(1) Lấy trứng ra khỏi con vật. (2) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm
(3) Cấy phôi đã được chuyển gen vào con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường.
(4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi
Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là
A. (1) → (2) → (4) → (3) B. (1) → (2) → (3) → (4)
C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (2) → (3) → (4) → (1)
Câu 8: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Những nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của
quần thể là:
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (4), (5) C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4), (5).
Câu 9: Một tế bào chứa chứa gen A và B, khi 2 gen này tái bản một số lần liên tiếp bằng nhau đã cần tới
67500 Nu tự do của môi trường. Tổng số Nu thuộc 2 gen đó có trong tất cả các gen con được hình thành
sau các lần tái bản ấy là 72000 .Biết gen A có chiều dài gấp đôi gen B. Tổng số Nu của mỗi gen là
A.3000 và 1500 B.3600 và 1800 C.2400 và 1200 D.1800 và 900
Câu 10: Dạng cách li nào sau đây không thuộc cách li trước hợp tử ?
A. Cách li nơi ở . B. Cách li tập tính .C. Cách li thời gian . D. Cách li khoảng cách
Câu 11: Ở một loài thực vật, alen A - thân cao trội so với alen a - thân thấp; alen B - quả tròn trội so với
alen b - quả dài. Cho giao phấn hai cây thuần chủng cùng loài (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương
phản, thu được F1 gồm toàn cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thận phấn, thu được F2 gồm 50,16% cây
thân cao, quả tròn; 24,84% cây thân cao, quả dài; 24,84% cây thân thấp, quả tròn; 0,16% cây thân thấp,
quả dài. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị
gen với tần số bằng nhau. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của F1 là
A. Ab//aB; 8% B. AB//ab; 8% C. Ab//aB; 20% D. AB//ab; 20%
Câu 12: Loại đột biến nào xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân:
A. Đột biến số lượng NST B. Đột biến gen
C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến gen và đột biến NST
Câu 13: Lai ruồi giấm thuần chủng: cái mắt đỏ-cánh bình thường x đực mắt trắng – cánh xẻ→ F1 100%
mắt đỏ-cánh bình thường. Cho F1xF1→ F2: Ruồi ♂ F2: 135 mắt đỏ, cánh bình thường: 135 mắt trắng, cách
93
xẻ: 15 mắt đỏ, cách xẻ: 16 mắt trắng, cánh bình thường. Ruồi ♀ F2: 300 mắt đỏ, cánh bình thường. Xác
định phép lai ở F1 và tần số hoán vị gen là:
A. XBA Xba x XbaY; f=20 %. B. XbA XBa x XbaY; f=20 %.
A a A
C. XB Xb x XB Y; f=10 %. D. XbA XBa x XBAY; f=10 %.
Câu 14: Chọn nội dung sai:
A. Mỗi loài sinh vật trong đời sống cùng lúc chịu sự tác động của nhiều nhân tố sinh thái.
B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không giống nhau lên các bộ phận khác nhau của cơ thể sinh vật.
C. Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là biểu hiện của sự cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất.
D. Quan hệ cạnh tranh làm giảm kích thước của quần thể giúp quần thể tồn tại thích nghi hơn.
Câu 15: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai
phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết
luận nào sau đây là đúng?
A. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♀XAXA x ♂ XaY.
B. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♂ XAXA x ♀ XaY.
C. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♂AAXBXB x ♀ aaXbY.
D. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀ AAXBXb x ♂ aaXbY.
Câu 16: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. B. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
C. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở kiểu gen thể dị hợp.
D. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 17: Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin. Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđrô nhưng chiều dài
không thay đổi. Đây là loại đột biến
A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
C. thêm 1 cặp nuclêôtit. D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Câu 18: Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt
phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp
nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục. Cây bình thường
thụ phấn cho cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 cho những dạng quả như thế nào?
A. 75% (2n) quả bầu dục : 25% (2n +1) quả tròn.
B. 25% (2n) quả bầu dục : 75% (2n +1) quả tròn.
C. 100% (2n) quả bầu dục .
D. 50% (2n) quả bầu dục : 50% (2n +1) quả tròn.
Câu 19 : Để tạo dòng thuần nhanh nhất người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy tế bào. B. Tạo giống bằng nuôi cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần. D. Tạo giống bằng tế bào xoma có biến dị.
Câu 20: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính
trạng lặn hạt trắng. Cho cây dị hợp 4n tự thụ phấn, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của cây bố mẹ là
A. AAaa x AAAa B. AAAa x AAAa C. AAaa x AAAA D.AAAA x AAAa
Câu 21: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển
của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng (3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1) B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1)
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1) D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
Câu 22: Giả sử tần số tương đối các alen của một gen ở một quần thể là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi
thành 0,8A và 0,2a. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối
B. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới
C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng alen A thành a
D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể
Câu 23: : Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách
A. gây đột biến nhân tạo bằng chất 5-brôm uraxin.
B. lai xa kèm đa bội hóa hoặc dung hợp tế bào trần.
C. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ.
94
D. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin.
Câu 24: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa,
Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào
trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbDEe B. AaBbEe C. AaBDddEe D. AaBDdEe, AaaBbDdEe
Câu 25: Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là:
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 26: Ở một loài thực vật: A- thân cao, a - thân thấp; B- hoa đỏ, b- hoa trắng; D- quả tròn, d- quả dài.
Cho cây thân cao hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, F1 gồm: 301 cây thân cao hoa đỏ quả dài; 99 cây thân cao
hoa trắng quả dài; 600 cây thân cao hoa đỏ quả tròn; 199 cây thân cao hoa trắng quả tròn; 301 cây thân
thấp hoa đỏ quả tròn; 100 cây thân thấp hoa trắng quả tròn. Biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là
A. (Ad//aD)Bb. B. Aa(Bd//bD). C. (AB//ab)Dd. D. (AD//ad)Bb.
Câu 27: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phép lai : AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm
tỉ lệ:
A. 81/256 B. 27/128 C. 7/32 D. 9/64
Câu 28: Cho cây lưỡng bội dị hợp tử về ba cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và
không có đột biến xảy ra. tính theo lý thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có
kiểu gen đồng hợp tử về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen dị hợp có tỷ lệ lần lượt là:
A. 25% và 50% B. 12,5% và 87,5 C. 37,5% và 87,5% D. 50% và 50%
Câu 29. Hiện tượng cá voi ( thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về
kiểu hình là kết quả của:
A. Tiến hóa đồng quy. B. Tiến hóa phân li. C. tiến hóa phân nhánh. D.tiêu
giảm để thích nghi.
Câu 30: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn , alen b hoa trắng. Trong một phép lai
giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và
một vài cây hoa trắng . Biết rằng sự biểu hiên màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường,
không xẩy ra đột biến gen, đột biến NST . các cây hoa trắng này là
A. thể một B. Thể không C. thể ba D. thể bốn
Câu 31: Tần số HVG 50% khi tỷ lệ % số tế bào xảy ra trao đổi chéo tính trong tổng số tế bào tham gia
giảm phân là: A. 100% B. 25% đối với giới đực
C. 100% đối với tế bào sinh trứng, 25% số tế bào sinh tinh D. 50%
Câu 32: Trong sản xuất nông nghiệp, muốn nhập nội một giống nào đó vào địa phương thì phải dựa
vào: A. khả năng chống chịu bệnh của giống đó so với các giống khác
B. giới hạn sinh thái của giống đó so với khí hậu của địa phương
C. khả năng chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm của giống
D. khả năng sử dụng nguần thức ăn sẵn có của địa phương
Câu 33: Cho phép lai: P. XAXa x XAY. Tần số alen A và a ở thế hệ F1 lần lượt là:
A. . 1/3 ; 2/3 B. 0,8 ; 0,2 C. 2/3 ; 1/3 D. 1/2 ; 1/2
Câu 34: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là:
A.di cư và nhập cư B.dịch bệnh C.khống chế sinh học
D. Sinh sản và tử vong
Câu 35: Có 3 tế bào đều có kiểu gen Aa(Bd//bD)EeGgHh tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi đoạn
theo lí thuyết, tối đa có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử
A. 8 B. 12 C. 64 D. 16
Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Một
quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai
cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là
A. 14,06% B. 75,0% C. 56,25% D. 25%
Câu 37. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
95
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 38. Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của
giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử:
A. AA, Aa, O, A, a. B. Aa, a. C. Aa, O. D. AA, O.
Câu 39. Ở một loài thực vật, bộ NST là 2n = 14. Một tế bào của cá thể B nguyên phân liên tiếp 4 lần đã
lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 240 NST đơn. Số lượng NST đơn trong mỗi tế bào
trước khi bước vào quá trình phân bào là
A. 18. B. 16. C. 14. D. 15.
Câu 40. Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có
bộ ba đối mã là
A. 3´ XUA 5´. B. 3´ XTA 5´. C. 5´ XUA 3´. D. 5´ XTA 5´.
Câu 41: Trong số các bằng chứng tiến hóa sau, bằng chứng nào được xem là bằng chứng trực tiếp?
A. Bằng chứng phôi sinh học. B. Bằng chứng địa lý sinh học.
C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng hóa thạch.
Câu 42: Ở một loài động vật, sự có mặt của của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu
đỏ, thiếu một trong hai gen trội thì lông có màu vàng, kiểu gen đồng hợp lặn quy định màu trắng. Cho
hai cá thể lông vàng giao phối với nhau, tất cả các cá thể đời con đều có lông đỏ. Cho các cá thể F1 giao
phối tự do được F2, tính theo lý thuyết ở F2 cá thể thuần chủng về lông vàng có tỉ lệ
A. 12,5% B. 0% C. 18,75% D. 25%
Câu 43: Một đột biến làm chiều dài của gen giảm đi 10,2Angstron và mất 7 liên kết hiđrô. Khi 2 gen
đồng thời nhân đôi 4 lần liên tiếp thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen đột biến
giảm đi so với gen ban đầu là:
A. A=T= 15 ; G=X= 30 B. A=T= 14 ; G=X=7
C. A=T= 8 ; G=X= 16 D. A=T= 30 ; G=X= 15
Câu 44: Trong một quần thể giao phối có sự cân bằng Hacđi –Vanbec, tần số tương đối các alen A và
a là bao nhiêu khi tần số số kiểu gen aa gấp đôi tần số kiểu gen Aa?
A. p = 0,4, q = 0,6 B. p = 0,2, q = 0,8
C. p = 0,8, q = 0,2 D. p = 0,6, q = 0,4
Câu 45: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây góp phần tạo nên loài mới ?
A. Đột biến chuyển đoạn. B. Đột biến đảo đoạn.
C. Đột biến lặp đoạn, đột biến đảo đoạn. .
D. Đột biến chuyển đoạn, đột biến đảo đoạn.
Câu 46: Trong trường hợp các tính trạng di truyền trội hoàn toàn và cả bố và mẹ đều có hoán vị gen
với tần số 40% thì ở phép lai Ab//aB x AB//ab, kiểu hình mang hai tính trạng trội có tỷ lệ:
A. 48%. B. 30%. C. 56%. D. 36%.
Câu 47: Gen A nằm trên nhiễm sắc thể X có 5 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen,
gen D nằm trên nhiễm sắc thể Y có 2 alen. Số kiểu gen và số kiểu giao phối tối đa trong quần thể về 3
gen này là:
A. 75 và 2850. B. 135 và 2850. C. 135 và 1350. D. 75 và 1350
Ab M m AB M
Câu 48. Cho phép lai sau đây ở ruồi giấm: aB X X x ab X Y nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình đồng hợp lặn
là 1,25%, thì tần số hoán vị gen là:
A. 40%. B. 20%. C. 35%. D. 30%.
Câu 49. Gen đột biến sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là
A. gen qui định bệnh bạch tạng. B. gen qui định bệnh mù màu.
C. gen qui định máu khó đông. D. gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 50. Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là
A. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào
B. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định
C. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính
D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến
ĐỀ 2

96
Câu 1: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch
khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử
(XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
A. trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
B. trên nhiễm sắc thể thường.
C. trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.
D. nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).
Câu 2: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen,
gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng
nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định
mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

Phép lai: × .Cho F1có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ
lệ 13,125%. Tính theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là:A. 30% B. 16% C. 20% D. 35%
Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN của tế bào nhân thực có số nhận xét đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới
theo chiều 3’ → 5’.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của
ADN ban đầu. A. 1 B.2 C. 3 D. 4
Câu 4: Qúa trình phiên mã có các phát biểu:
- Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào bộ ba mở đầu làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều
3’ 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ 5’ để tổng hợp nên mARN
theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều 3’  5’
- Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc  phiên mã kết thúc, phân tử mARN được
giải phóng.
- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.
- Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp
prôtêin.
- Sự tổng hợp mARN diễn ra trong nhân tế bào, vào kì trung gian, lúc NST đang ở dạng đóng xoắn cực
đại.
Số nhận xét đúng là:A. 5 B.2 C. 3 D. 1
Câu 5: Trong kỹ thuật nhân bản vô tính cừu Dolly, nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?
(1) Tách tế bào tuyến vú của cá thể cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó lại tách tế bào
trứng của cá thể này và loại bỏ nhân của tế bào này.
(2) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại nhân.
(3) Nuôi cấy tế bào đã chuyển nhân trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
(4) Chuyển phôi vào tử cung của cơ thể mẹ để mang thai và sinh con.
A. số 1 B.số 2 C.số 3 D.số 4
Câu 6: Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy giảm mức độ ưu thế lai ở các đời sau của giống lai là:
A. Số lượng các gen tốt bị giảm dần qua các thế hệ.
B. Tỷ lệ dị hợp tử giảm, tỷ lệ đồng hợp tử tăng lên.
C. Mức độ đồng hợp tử giảm, mức độ dị hợp tử tăng lên.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 7: Gánh nặng di truyền là
A. bộ gen người ngày càng có sự biến đổi theo hướng thái hóa.
B. tồn tại trong hệ gen người nhiều trạng thái đồng hợp tử.
C. trong vốn gen quần thể người tồn tại các gen đột biến gây chết hoặc nửa gây chết.
D. do sự phân li đa dạng về hệ gen người gồm những gen xấu.
Câu 8: Sự điều hoà hoạt động của operôn lactôzơ.

97
- Khi môi trường không có lactôzơ.Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với
vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
- Khi môi trường có lactôzơ: Khi môi trường có lactôzơ, tất cả phân tử liên kết với prôtêin ức chế
làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng
vận hành.
- Khi môi trường có lactôzơ: ARN polimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành
phiên mã.
- Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng khởi động và quá trình phiên
mã bị dừng lại.
Số nhận xét đúng là: A. 5 B.2 C. 3 D. 4
Câu 9: Một gen có chiều dài 3060 Å, trong đó A = 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay
đổi và có tỉ lệ A/G ≈ 42,18%. Số liên kết hyđrô của gen đột biến là:
A. 2070 B. 2433 C. 2427 D. 2430
Câu 10: Các tế bào da và các tế bào dạ dày của cùng 1 cơ thể nhưng thực hiện chức năng khác
nhau là do:A. Sử dụng mã di truyền khác nhau. B. Có các gen đặc thù.
C. Chứa các gen khác nhau. D. Các gen biểu hiện khác nhau.
Câu 11: Ở một sinh vật nhân sơ, đoạn đầu gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ
sung là: 5´ATG TXX TAX TXT ATT XTA GXG GTX AAT…3´
Tác nhân đột biến làm cặp nuclêôtit thứ 16 G - X bị mất thì phân tử prôtein hoàn chỉnh tương
ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số axit amin là: A. 8 B. 4 C. 9 D. 5
Câu 12: Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên NST X gây ra,. Ở một cặp vợ chồng
bình thường nhưng trong số các đứa con của họ có một đứa con gái bị mù màu. Giải thích nào
dưới đây là chính xác nhất khi nói về nguyên nhân của hiện tượng trên?
A. Rối loạn giảm phân ở mẹ dẫn đến tạo giao tử bất thường.
B. Rối loạn giảm phân II ở người mẹ còn ở người bố cũng giảm phân bất thường.
C. Rối loạn giảm phân I ở người mẹ, còn ở người bố bình thường.
D. Rối loạn giảm phân II ở người bố, ở người mẹ bình thường.
Câu 13: Khi nói về đột biến NST có các nhận xét sau:
- Nguyên nhân đột biến NST: Do ảnh hưởng của các tác nhân hoá học, vật lítác nhân sinh học hoặc
những rối loạn sinh lí, hoá sinh trong tế bào.
- Cơ chế chung đột biến cấu trúc NST : Các tác nhân gây đột biến ảnh hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao
đổi chéo...hoặc trực tiếp gây đứt gãy NST → làm phá vỡ cấu trúc NST.
-Các đột biến cấu trúc NST dẫn đến sự thay đổi trình tự và số lượng các gen, làm thay đổi hình dạng
NST.
- Cơ chế chung đột biến lệch bội : Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ bộ
NST → tạo ra các giao tử không bình thường
Số nhận xét sai là:A. 4 B.2 C.3 D. 1
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi
trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN polimeraza liên kết với vùng khỏi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 15: Ưu thế lai là hiện tượng:
A. con lai kết họp được các hệ gen khác nhau của bố và mẹ.
B. đời con vượt trội hơn bố mẹ về sinh trưởng, chống chịu, năng suất
C. con lai kết hợp được các tính trạng tốt của bố và mẹ.
D. sự biểu hiện tính trạng ở đời con mạnh hơn bố mẹ.
Câu 16: Ở ruồi giấm gen A: thân xám là trội hoàn toàn so với gen a: thân đen, gen B: cánh dài là
trội hoàn toàn so với b: cánh ngắn trên cùng 1 cặp NST thường. Tiến hành lai cặp P: ♂Thân xám,
cánh dài × ♀Thân xám cánh dài được thế hệ lai F1 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ như sau: 57,5%

98
Thân xám, cánh dài: 17,5% Thân xám, cánh cụt: 17,5% Thân đen, cánh dài: 7,5% Thân đen,
cánh cụt. Kiểu gen của P và tần số hoán vị của cơ thể cái là:
A. ♀ AB / ab × ♂ AB / ab f = 30% B. ♀ AB / ab × ♂ Ab / aB f = 15%

C. ♀ Ab / aB × ♂ AB / ab f= 30% D. ♀ . AB / aB× ♂. AB / Ab f = 10%


Câu 17: Quy luật phân li độc lập của Menđen thực chất nói về
A. sự phân li độc lập các alen ở giảm phân. B. sự tổ hợp tự do các alen khi thụ tinh.
C. sự phân li độc lập của các tính trạng. D. sự phân li kiểu hình theo biểu thức (3+1)n.
Câu 18: Một quần thể ngô có kiểu gen là AaBbCcDdEe tiến hành tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, số
dòng thuần tối đa mà người ta có thể thu được từ quá trình này là:
A. 8. B. 1. C. 2. D. 32.
Câu 19: Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài NST?
A. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở các thế hệ sa
B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
C. Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố đối với sự di truyền tính trạng.
D. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
Câu 20: Ở người, xét 3 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen
đều có 4 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y). Các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau.
Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là
A. 310 B. 912 C. 84 D. 452
Câu 21: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là
A. sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST.
B. trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
C. các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự trao đổi chéo.
D. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST.
Câu 22: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống
thay đổi bất thường.
B. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh
đều di truyền được.
C. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
D. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
Câu 23: Ở cà chua gen A trội hoàn toàn quy định quả màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng; gen B trội
hoàn toàn quy định quả tròn, gen b quy định quả có múi. Hai cặp gen này phân li độc lập nhau. Kiểu gen
và kiểu hình của cặp bố mẹ đem lai phải như thế nào để thu được tỉ lệ ở đời sau có: 3/8 số ... quả đỏ,
tròn ; 3/8 số cây quả đỏ, có múi ; 1/8 số cây quả vàng, tròn ; 1/8 sô cây quả vàng, có múi?
A. AaBb (đỏ, tròn) × Aabb (đỏ, có múi).
B. AABb (đỏ, tròn) × aaBb (vàng, tròn)
C. AaBb (đỏ, tròn) × AaBb (đỏ, tròn)
D. AaBb (đỏ, tròn) × aaBb (vàng, tròn)
Câu 24: Ở một loài thực vật, A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với a quy định quả chua. B
quy định chín sớm là trội hoàn toàn so với b quy định tính trạng chín muộn. Đem lai giữa 2 cây dị
hợp về cả 2 locus nghiên cứu thu được ở F1 có 4 lớp kiểu hình, trong đó có 24% kiểu hình quả
chua, chín sớm. Các loại kiểu hình quả ngọt, chín sớm; quả ngọt, chín muộn và quả chua, chín
muộn ở F1 xuất hiện với tỷ lệ lần lượt là: A. 54%; 24%; 1%. B. 51%; 24%;
1%.
C. 56%;16%;4%. D. 54%; 21%; 1%.
Câu 25: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng
8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 10% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội
hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào
sau đây là của quần thể trên?
A. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn. B. 74% cánh dài : 26% cánh ngắn.
99
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.
Câu 26: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
- Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
- Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
- Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
- Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 27: Bệnh phênilkêtônuria (phênilkêtô niệu) xảy ra do:
A. Chuỗi bêta trong phân tử hêmôglôbin có sự biến đổi 1 axit amin
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X
C. Thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phênilalanin trong thức ăn thành tirozin
D. Thừa enzim chuyển tirozin thành phênilalanin làm xuất hiện phênilalanin trong nước tiểu
Câu 28: Biết A -cao, a- thấp, B -lá chẻ, b -lá nguyên, D- có hoa, d- không hoa.
Xét phép lai: P: (Aa,Bb,Dd) x (Aa,Bb,Dd ) F1 xuất hiện : 603 cao, chẻ, có hoa; 202 thấp,chẻ, không
hoa; 195 cao, nguyên, có hoa; 64 thấp, nguyên, không hoa thì cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây:
Ad BD AD Ad
BB Aa Bb Bb
A. AD B. bd C. ad D. aD
Câu 29: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là.
A. các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B.tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C.làm thay đổi tần số các alen trong quần thể D.quy định nhiều hướng tiến hóa.
Câu 30: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A.Cơ quan thoái hóa phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ).
B.Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có
xu hướng khác nhau và ngược lại.
C.Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan
tương tự.
D.Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 31: : Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một alen lặn nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương ứng quy định không bị bệnh. Biết rằng không có
các đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất sinh con đầu lòng không bị
bệnh của cặp vợ chồng III.12 – III.13 trong phả hệ này là `

Quy ước
I : Nam không bị bệnh
1 2 3 4 : Nam bị bệnh
: Nữ không bị bệnh
: Nữ bị bệnh
II
5 6 7 8 9 10

II
I 11 12 13 14
8 3 ?7 5
A. B. C. D.
9 4 8 6
AB D d AB D
Câu 32: Ở phép lai giữa ruồi giấm X X với ruồi giấm X Y cho F1 có kiểu hình đồng hợp
ab ab
lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là
A. 35%. B. 20%. C. 40%. D. 30%.
Câu 33: Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hoá là:
A. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
B. Sự tích luỹ các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên.
C. Sự tich luỹ các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng các thể riêng lẻ và theo những
hướng không xác định.
100
D. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập
quán hoạt động.
Câu 34: Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là
A. phát sinh thực vật có hoa và các ngành động vật. B. sự phát triển cực thịnh của bò sát
C. sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .
D. sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.
Câu 35: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:
A. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
C. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và định hướng cho
quá trình tiến hóa
D. Làm biến đổi tần số các alen theo hướng có lợi làm cho quần thể mới ngày càng khác xa quần thể
ban đầu.
Câu 36: Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy
định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ?
A. Nữ giới ( 0,36 XMXM : 0,48 XMXm : 0,16 XmXm ), nam giới ( 0,4 XMY : 0,6 XmY ).
B. Nữ giới ( 0,49 XMXM : 0,42 XMXm : 0,09 XmXm ), nam giới ( 0,3 XMY : 0,7 XmY ).
C. Nữ giới ( 0,81 XMXM : 0,18 XMXm : 0,01 XmXm ), nam giới ( 0,9 XMY : 0,1 XmY ).
D. Nữ giới ( 0,04 XMXM : 0,32 XMXm : 0,64 XmXm ), nam giới ( 0,8 XMY : 0,2 XmY ).
Câu 37: Hình thành loài mới bằng dạng nào sau đây diễn ra nhanh nhất?
A. Cách li sinh thái.B. Cách li địa lí. C. Lai xa kèm đa bội hoá. D. Cách li tập tính.
Câu 38: Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần dựa trên cơ sở di truyền học nào?
A. Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường.
B. Dễ làm xuất hiện các gen đột biến trội có hại gây bệnh.
C. Đồng hợp lặn gây hại có thể xuất hiện.
D. Dễ làm xuất hiện các gen đột biến lặn có hại gây bệnh.
Câu 39:Một số bệnh tật ở người có liên kết giới tính là
A. máu khó đông, mù màu, dính ngón tay 2 và 3. B. điếc di truyền, dính ngón tay 2 và 3.
C. máu khó đông, hội chứng Đao, bạch tạng. D. mù màu, câm điếc bẩm sinh, bạch tạng
Câu 40: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào
sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân
thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb, O. B. AaB, b. C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O.
Câu 41: Ở một quần thể động vật ở thế hệ xuất phát (P) , khi chưa xảy ra ngẫu phối có: tần số
alen A ở phần đực trong quần thể là 0,7 ; tần số alen A ở phần cái là 0,3 (các gen thuộc NST
thường). Nếu quần thể thực hiện ngẫu phối thì cấu trúc của quần thể ở trạng thái cân bằng di
truyền là:
A. 0,48AA : 0,36Aa : 0,16aa = 1 B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa = 1
C. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa = 1 D. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1
Câu 42: Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong
đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 người có nhóm máu AB, 145
người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen IA, IB,IO trong quần thể là
A. IA = 0,5; IB = 0,4 ; IO= 0,1. B. IA = 0,6; IB = 0,3 ; IO= 0,1.
C. IA = 0,4; IB = 0,5; IO= 0,1. D. IA = 0,3; IB = 0,6 ; IO= 0,1.
Câu 43: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được
kết quả
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. các yếu tố ngẫu nhiên B. đột biến

101
C. giao phối không ngẫu nhiên D.giao phối ngẫu nhiên
Câu 44: Khi nói về đột biến gen có các nhận xét:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
- Đột biến điểm liên quan tới một cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
- Có 3 dạng đột biến điểm cơ bản : Mất, thêm, đảo vị trí một cặp nuclêôtit.
- Cơ chế phát sinh :Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến.
- Cơ chế phát sinh cụ thể: Gen → tiền đột biến gen → đột biến gen
- Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
- Tất cả đột biến điểm là vô hại.
Số nhận xét sai là:A. 5 B.2 C.3 D. 1
Câu 45: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
A. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống
B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu của sản xuất
C. Bảo tồn một số nguòn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
D. Tạo ra nhiều giống mới có thể cho năng suất cao hơn hẳn giống ban đầu.
Câu 46: Trong kỹ thuật di truyền, để xác định được tế bào có chứa ADN tái tổ hợp, các nhà khoa
học phải:
A. chọn loại vi khuẩn dễ quan sát. B. chuyển nhiều gen vào tế bào nhận.
C. chọn thể truyền mang gen đánh dấu. D. chuyển gen bằng plasmit.
Câu 47: Bằng phương pháp hiện đại, người ta đã tạo ra được giống chuột bạch có hoocmon sinh
trưởng của chuột cống, giống “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - caroten, vi sinh vật có khả
năng phân hủy rác thải, dầu loang. Đặc điểm chung của cả 3 dòng sinh vật trên là:
A. Chúng đều là các sinh vật biến đổi gen.
B. Chúng đều được tạo ra bằng cách loại bỏ những gen có sẵn trong hệ gen.
C. Chúng đều được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo.
D. Chúng đều là những sinh vật mang các biến dị tổ hợp có lợi.
Câu 48: Nuôi 6 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chứa 1ADN và ADN được cấu tạo từ các nucleotit
có ) vào môi trường chỉ có . Sau 1 thời gian nuôi cấy, người ta thu lấy toàn bộ các vi
khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy phân tử ADN ( quá trình phá màng tế bào không
làm đứt gãy ADN). Trong các phân tử ADN này loại ADN có chứa chiếm tỉ lệ 6,25%. Số
lượng vi khuẩn đã phá màng tế bào là? A. 96 B. 32 C. 16 D. 192
Câu 49: Nếu chỉ có một dạng đột biến làm cho gen cấu trúc bị mất 8 liên kết hyđrô và chuỗi polipeptít
tổng họp theo gen đột biến bị giảm một axit amin, thì đột biến đó đã xảy ra như thế nào?
A. Mất 1 cặp A-T và 2 cặp G-X.
B. Mất 4 cặp G-X và thêm 2 cặp A-T .
C. Mất 4 cặp A-T
D. Thay thề 8 cặp G-X bằng 8 cặp A-T
Câu 50: Điểm giống nhau giữa các hiện tượng: di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là:
A. tạo ra thế hệ con lai ở F2 có 4 kiểu hình
B. thế hệ F1 luôn tạo ra 4 kiểu giao tử tỉ lệ bằng nhau
C. các gen phân ly độc lập, tổ hợp tự do
D. tạo ra các biến dị tổ hợp

102
103

You might also like