You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2

Câu 1: Viết 5 chữ số 1,2,3,4,5 lên 5 tấm bìa giống nhau. Chọn ngẫu nhiên lần lượt 3 tấm bìa và xếp theo
thứ tự từ trái sang phải, ta được một số gồm 3 chữ số. Tìm xác suất để được một số chẵn.
A. 0,6 B. 0,4 C. 0,3 D. 0,2
Câu 2: Một người săn thú ở rừng. Khả năng anh ta bắn trúng thú trong mỗi lần bắn tỉ lệ nghịch với
khoảng cách bắn. Anh ta bắn lần đầu ở khoảng cách 20m với xác suất trúng thú là 50%. Nếu bị
trượt anh ta bắn viên thứ 2 ở khoảng cách 30 m, nếu lại trượt nữa, anh ta cố bắn viên thứ 3 ở
khoảng cách 50m. Tính xác suất để người thợ săn bắn được thú?
A. 0,522 B. 0,255 C. 0,733 D. 0,255
Câu 3: Có 3 hộp đựng các viên bi chỉ khác nhau về màu sắc. Hộp I có 2 đỏ và 1 xanh; hộp II có 3 đỏ và
1 xanh; hộp III có 2 đỏ và 2 xanh. Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi từ đó lấy ngẫu nhiên ra một viên.
Tính xác suất để viên đó là đỏ.
A. 13/36 B. 2/9 C. 5/18 D. 23/36
Câu 4: Gieo một con xúc xắc đồng chất, quan sát số chấm xuất hiện của mặt trên cùng. Gọi A=”Số chấm
lớn hơn 3”, B=”Số chấm là số chẵn”. Tính P( A / B ) ?
A. 1/2 B. 2/3 C. 1/3 D. 2/5
Câu 5: Cho biết X và Y là hai biến ngẫu nhiên độc lập. Var(X)=5,6 và Var(Y)=2,4. Hỏi Var(2X-3Y)=?
A. 3,2 B. 4 C. 0,8 D. 44
Câu 6: Cho biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất như sau:
2
 ( x  1), x  [0;1] 
f ( x)   3 .
 0,x  [0;1]

1
Tính xác suất P (X  ) .
2
A. 5/12 B. 5/8 C. 2/3 D. 3/4
Câu 7: Trọng lượng của một loại sản phẩm do một nhà máy sản xuất là biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn. Biết rằng trọng lượng trung bình của một sản phẩm là 25g và phương sai trọng lượng của
một sản phẩm là 0,25 g 2 . Chọn ngẫu nhiên 1 sản phẩm. Xác suất để được 1 sản phẩm trên 24,5g
là:
A. 0,1587 B. 0,6587 C. 0,8413 D. 0,3249
Câu 8: Cho 2 biến ngẫu nhiên X, Y: X~H(20;8;5) và Y~P(3,5). Tính giá trị E(3X+2Y-10).
A. 34,5 B. 11,5 C. 13 D. 3
Câu 9: Đường kính của một chi tiết máy được sản xuất tự động tuân theo quy luật phân phối chuẩn với
giá trị trung bình là 25cm và độ lệch chuẩn là 2cm. Chọn ngẫu nhiên 1 chi tiết máy, tính xác suất
để nhận được 1 chi tiết máy có đường kính trong khoảng (24,5;25,5) cm.
A. 0,0987 B. 0,5987 C. 0,1974 D. 0,6974
Câu 10: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam lớp 12 ở tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Tìm giá trị trung bình x và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh sx của chiều cao các học sinh trên.

A. 168,8; 23,04 B. 168,8; 4,8 C. 170,3; 4,8 D. 169,5; 4,26


Câu 11: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam lớp 12 ở tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Tìm khoảng ước lượng đối xứng cho chiều cao trung bình của một học sinh nam lớp 12 ở tỉnh
A với độ tin cậy 95%.
A. (167,8592;169,7408)
B. (166,9416;170,2943)
C. (168,0131;168,9325)
D. (165,2159;171,1346)
Câu 12: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam lớp 12 ở tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Để đảm bảo độ chính xác 0,6cm cho phép ước lượng khoảng đối xứng cho chiều cao trung bình
của một học sinh nam lớp 12 ở tỉnh A với độ tin cậy 95% thì cần khảo sát thêm ít nhất bao
nhiêu học sinh nữa?
A. 121 B. 146 C. 246 D. 312
Câu 13: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam lớp 12 ở tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Cho biết những học sinh nam lớp 12 có chiều cao không dưới 170cm là những học sinh nam
cao. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng khoảng đối xứng cho tỉ lệ học sinh nam cao lớp 12 của
tỉnh A
A. (0,2871;0,4937) B. (0,2724;0,5092) C. (0,2944;0,4856) D. (0,3082;0,4731)
Câu 14: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam ở lớp 12 tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Có ý kiến cho rằng chiều cao trung bình của một học sinh nam lớp 12 ở tỉnh A là 170cm. Với
mức ý nghĩa 2% hãy tính giá trị tiêu chuẩn kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên.
A. -2,5. Chấp nhận ý kiến trên B. 2,5. Bác bỏ ý kiến trên
C. -1,73. Chấp nhận ý kiến trên D. -2,5. Bác bỏ ý kiến trên
Câu 15: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam ở lớp 12 tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Cho biết những học sinh nam lớp 12 có chiều cao không dưới 170cm là những học sinh nam
cao. Có người cho rằng tỉ lệ học sinh nam cao lớp 12 của tỉnh A hiện thay đổi so với 5 năm
trước đây (tỉ lệ này 5 năm trước là 30%). Với mức ý nghĩa 5% hãy tính giá trị tiêu chuẩn kiểm
định và cho nhận xét về ý kiến trên.
A. 2,08. Chấp nhận ý kiến trên B. -2,08. Bác bỏ ý kiến trên
C. 1,53. Chấp nhận ý kiến trên D. 2,08. Bác bỏ ý kiến trên
Câu 16: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam ở lớp 12 tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Khảo sát 100 học sinh nam lớp 12 của tỉnh B tính được chiều cao trung bình của một học sinh
là 167,91 và độ lệch chuẩn mẫu hiệu chỉnh là 5,61. Có ý kiến cho rằng chiều cao trung bình của
một học sinh nam lớp 12 ở 2 tỉnh này như nhau. Với mức ý nghĩa 2% hãy tính giá trị tiêu chuẩn
kiểm định và cho nhận xét về ý kiến trên.
A. -1,2. Bác bỏ ý kiến trên. B. 1,2. Chấp nhận ý kiến trên.
C. 1,2. Bác bỏ ý kiến trên. D. 3,12. Chấp nhận ý kiến trên.
Câu 17: Khảo sát chiều cao một số học sinh nam ở lớp 12 tỉnh A ta được
Chiều cao (cm) 155-160 160-165 165-170 170-175 175-180
Số học sinh 3 17 41 29 10
Cho biết những học sinh nam lớp 12 có chiều cao không dưới 170cm là những học sinh nam
cao. Để đảm bảo độ chính xác 0,08 cho phép ước lượng tỉ lệ học sinh nam cao lớp 12 của tỉnh
A với độ tin cậy 95% thì cần khảo sát thêm ít nhất bao nhiêu học sinh nữa?
A. 187 B. 162 C. 87 D. 97
Câu 18: Lượng hợp chất hóa học Y có thể hòa tan được với 100g nước ở các nhiệt độ khác nhau X được
ghi lại như sau:
X(oC) 0 15 30 45 60
Y (g) 7 13 24 31 42
Tìm hệ số tương quan mẫu giữa lượng hợp chất hòa tan và nhiệt độ.
A. 0,9831 B. 0,9267 C. 0,9956 D. 0,9763
Câu 19: Lượng hợp chất hóa học Y có thể hòa tan được với 100g nước ở các nhiệt độ khác nhau X được
ghi lại như sau:
X(oC) 0 15 30 45 60
Y (g) 7 13 24 31 42
Tìm phương trình hồi quy tuyến tính mẫu của lượng hợp chất hòa tan so với nhiệt độ.
 
A. y x  5,8  0,5867x B. y x  0,5867  5,8x
 
C. y x  0,5867  5,8x D. y x  0, 4835  5, 7x

Câu 20: Lượng hợp chất hóa học Y có thể hòa tan được với 100g nước ở các nhiệt độ khác nhau X được
ghi lại như sau:
X(oC) 0 15 30 45 60
Y (g) 7 13 24 31 42
Dự đoán lượng chất Y có thể hòa tan được trong 100g nước ở nhiệt độ 50oC theo phương trình
hồi quy tuyến tính mẫu.
A. 32,674 (g) B. 35,135 (g) C. 34,672 (g) D. 36,853

You might also like