You are on page 1of 5

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết “thơ ca

là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho
được cái nhụy sống ấy và phải phấn đấu làm sao cho
cuộc đời của mình cũng có nhuỵ” Thật vậy! Cái nhuỵ
sống ấy đã nảy nở trong trái tim Quang Dũng một con
người rất mực đa tài. Quang Dũng, lớp nhà thơ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã mang đến
cho đời cái “nhụy” có vị ngọt của thơ ca mang đậm dấu
ấn của chất nhạc, chất họa trong những năm tháng
kháng chiến đau thương; để rồi kết trái thành “Tây
Tiến” một bản hùng ca tuyệt vời về hình ảnh những anh
bộ đội Cụ Hồ dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn
nhưng vẫn là quan yêu đời tin tưởng vào chiến thắng
ngày mai. Qua khổ ba của tác phẩm Quang Dũng đã
phác họa chân thực chân dung người lính Tây Tiến.
“Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1948 trong cảm
xúc nghẹn ngào, lưu luyến nhớ nhung về binh đoàn Tây
Tiến tại Phù Lưu Chanh. Bài thơ được trích trong tập
“Mây đầu ô” năm 1986. Ngay trong chính nhan đề súc
tích chỉ gói gọn hai từ “Tây Tiến” tác giả đã rất khéo
léo lồng ghép những nội dung và tư tưởng muốn gửi
gắm qua tác phẩm. “Tây Tiến” không chỉ viết về nỗi
nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc da diết mà tác giả
còn tái hiện đời sống động hình ảnh bi tráng ngang tàn,
hào hoa mà bản lĩnh của người lính Tây Tiến. Đặc biệt
qua khổ thơ thứ ba, chân dung người lính Tây Tiến
được hiện lên đầy hào hùng và bi tráng.
Mở đầu khổ thơ tác giả đã dựng nên một tượng đài
đầy oai hùng về đoàn binh Tây Tiến
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
………………………………….
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Bốn câu thơ trên đã ghi lại đầy chân thực cái khốc liệt,
dữ dội của chiến tranh; hình ảnh thơ được đặt trong thế
tương phản đối lập để khẳng định chí khí, hiên ngang
anh hùng những tâm hồn với bao mộng mơ tuyệt đẹp.
Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình hài kỳ dị của những
người lính Tây Tiến. Những cơn sốt rét rừng hành hạ và
sự thiếu thốn của đời sống đã khiến cho họ, những
người lính rụng hết tóc hoặc họ phải cạo trọc đầu để dễ
dàng trong sinh hoạt, chiến đấu khiến da họ xanh như
màu lá. Có thể thấy Quang Dũng đã tả thực hình ảnh
người lính Tây Tiến gầy gò, xanh xao. Tuy nhiên
Quang Dũng đã viết về hiện thực ấy bằng ngòi bút đầy
lãng mạn; tác giả dùng từ “không mọc tóc” chứ không
phải “không thể mọc tóc” để tô đậm tư thế chủ động
ngoan cường của những người lính khi đương đầu với
khó khăn. Màu da xanh xao của họ được miêu tả qua
câu thơ “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Hình ảnh ẩn
dụ “giữ oai hùm” đã làm toát lên vẻ oai nghiêm của
những chúa tể rừng xanh. làm kẻ địch phải khiếp sợ.
Cách nói phủ định để miêu tả một vẻ đẹp kỳ lạ mà gân
guốc. Đoàn binh Tây Tiến phần lớn chiến sĩ là thanh
niên, học sinh, sinh viên của 36 phố phường Hà Nội,
nơi nghỉ năm văn hiến ra đi đánh giặc với hoài bão và
những mơ ước lớn. Hai câu thơ tiếp theo đã diễn tả
những vẻ đẹp nội tâm đáng quý của những người lính
ấy. “mắt trừng” là đôi mắt thao thức suốt đêm không
ngủ để làm nhiệm vụ; động từ mạnh “mắt trừng” đã
khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trong dáng vẻ
hiên ngang dũng mãnh trong tư thế bảo vệ biên cương
Tổ quốc. Nhưng người lính thao thức không ngủ được
còn bởi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết; nhớ về một
“dáng kiều thơm” nơi Hà Nội yêu dấu. Câu thơ “đêm
mơ Hà Nội dáng kiều thơm” đã gợi ra hình ảnh quen
thuộc, kỷ niệm gắn bó của những người lính; qua đó thể
hiện chất tài tử, hào hoa của người lính Tây Tiến. Biện
pháp nghệ thuật đối lập giữa sự hòa quyện của chất bi
và chất tình đằng sau dáng vẻ ốm yếu là một nội tâm dữ
dội ngang tàn vừa rắn rỏi khí phách, vừa lãng mạn, lạc
quan bay bổng.
Sự độc lập, tự do được đo bằng tầm vóc lớn lao và
khí phách của dân tộc; được ghi nhận bằng xương máu
của nhân dân mà trước hết là xương máu của hàng vạn
người lính trên chiến trường. Lý tưởng cao đẹp “quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh” đã được Quang Dũng thể
hiện bằng những vần thơ bi tráng lay động lòng người:
“Rải rác biên cương mô viễn xứ
……………………………….
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Cụm từ Hán Việt “biên
cương”, “viễn xứ” kết hợp với đảo ngữ “rải rác” gợi lên
một không gian hoang sơ, vắng lặng. Hình ảnh hoán dụ
“đời xanh” chỉ tuổi trẻ của những người lính. “chẳng
tiếc”là sự phủ định chắc chắn. Những người lính ấy
không tiếc màng hy sinh tuổi trẻ; với sắc thái quyết liệt,
tinh thần tự nguyện sẵn sàng cống hiến hy sinh bảo vệ
Tổ quốc. “áo bào” là hình ảnh tượng trưng cho chiến
bào gợi không khí cổ xưa thể hiện khí phách của những
anh hùng “ đầu đội trời, chân đạp đất”. Hành trình trở
về với đất mẹ cũng đã được Quang Dũng giảm bớt sự
đau thương, mất mát bằng cách sử dụng hai chữ “về
đất”; qua đó cũng cho thấy thái độ thản nhiên, thanh
thản đón nhận sự ra đi, tình cảm gắn bó dành cho biên
cương Tổ quốc của những người lính Tây Tiến. “Sông
Mã gầm lên” vang vọng giữa núi rừng như một tiếng
khóc thương tiễn biệt người đồng đội. Hoán vị, nhân
hóa động từ mạnh; tạo ra âm hưởng gằn đầy dữ dội.
Dòng sông kỷ niệm gắn bó với người lính Tây Tiến;
người bạn đồng hành tượng trưng cho thiên nhiên đất
trời, lòng yêu của nhân dân. Sông Mã tiễn đưa linh hồn
của người lính Tây Tiến như một sự tri ân ghi nhớ công
lao thầm lặng, bất tử với thời gian. Bức tượng đài ngôn
từ người lính Tây Tiến hào hùng và bi tráng.
Tây Tiến là bức tượng đài bi tráng của người lính
trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Đó là hình
tượng lãng mạn mang dáng vóc của những tráng sĩ ra đi
vì chí lớn trong văn học trung đại. Và đó chính là vẻ
đẹp riêng của bài thơ. Để thể hiện cảm hứng lãng mạn
tác giả sử dụng hiệu quả nghệ thuật đối lập bút pháp,
lãng mạn kết hợp với những động từ mạnh, từ Hán Việt,
nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa để tạo nên những ấn
tượng mạnh; gợi ra bức tranh phong cảnh chân dung
người lính Tây Tiến.
Tây Tiến là một bản hùng ca; qua nhiều thế hệ bài
thơ đã bất tử hóa sức sống của đoàn quân Tây Tiến và
sẽ luôn là nguồn cảm hứng bất tận củng cố cho tình yêu
nước và lòng biết ơn của các thế hệ sau này đối với
những thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh bản thân cho
độc lập, tự do của đất nước. Qua khổ thơ trên chân dung
người lính Tây Tiến được hiện lên đầy chân thực cùng
với đó là tình yêu của người lính dành cho Tổ quốc.

You might also like