You are on page 1of 6

PHIẾU ÔN TẬP GIỮA KÌ 1

Môn: Ngữ văn 9

Họ và tên học sinh:


……………………………………………………………...Lớp………………
(Học sinh làm bài ra giấy thi)
I. PHẦN I :
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bàn tay mẹ
Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con

Cơm con ăn
Tay mẹ nấu
Nước con uống
Tay mẹ đun

Trời nóng bức


Gió từ tay mẹ
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay mẹ
Ủ ấm con

Bàn tay mẹ
Vì chúng con
Từ tay mẹ
Con lớn khôn
(Tạ Hữu Yên)
1. Em hãy chỉ ra những việc mà “bàn tay mẹ” đã làm cho con? Theo con đây là đôi bàn tay như
thế nào?
2. Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
3. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ.
4. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ trên.
II. PHẦN II:
1/ Phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam
Xương” của Nguyễn Dữ
2/ Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều qua văn bản “Chị em Thúy Kiều”- Trích truyện
Kiều của Nguyễn Du
3/ Viết bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương
4/ Viết bài văn nghị luận xã hội về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

-------------------HẾT-------------------
Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
ĐỀ SỐ 01

Lưu ý: Đề kiểm tra về kĩ năng viết của HS, không tập trung vào việc học thuộc các nội dung có
sẵn vì thế GV khi chấm chấp nhận các cách diễn đạt khác của học sinh nhưng đánh giá dựa trên
(1) mỗi kết luận của HS có những bằng chứng rõ ràng, thuyết phục và (2) khả năng trình bày lưu
loát, rõ ràng.

CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHẤM BIỂU


ĐIỂM
Phần I - Câu 1. - Những việc mà “bàn tay mẹ” đã làm cho con: Bế, 0.5 điểm
. Em hãy chỉ ra những chăm, nấu cơm, đun nước, quạt mát, ủ ấm, nuôi lớn.
việc mà “bàn tay mẹ” đã - Đôi bàn tay kì diệu, chi chút, chắt chiu vì con.
làm cho con? Theo con Lưu ý: Học sinh chỉ ra được 02 chi tiết chỉ cho 0.25 0.5 điểm
đây là đôi bàn tay như điểm, học sinh chỉ ra được ít nhất 04 chi tiết cho 0.5
thế nào? điểm.

Phần I – Câu 2. Hình ảnh đôi bàn tay biết làm mọi việc vì con đã trở 0.5 điểm
Hình ảnh “bàn tay mẹ” thành biểu tượng tuyệt đẹp về sức mạnh kì diệu, màu
trong bài thơ tượng trưng nhiệm của tình yêu thương, đức hi sinh lặng thầm của
cho điều gì? (0.5 điểm) mẹ.

Phần I – Câu 3. - Điệp ngữ: “Bàn tay mẹ, chúng con, mẹ, con” Gọi tên biện
Xác định và phân tích tác - Tác dụng: pháp: 0.25
+ Tạo nên âm hưởng lời thơ êm đềm, nhịp nhàng, đều Trích dẫn
dụng của một biện pháp
đặn, ru vỗ của tình mẹ dành cho con. thơ: 0.25
tu từ trong bài thơ. (1.0
+ Điệp ngữ cũng gợi ra hình ảnh đôi bàn tay mẹ cần Phân tích
điểm) tác dụng:
mẫn, chắt chiu, chi chút, quan tâm, lo lắng, chăm sóc,
nuôi dưỡng con nên người. 0.5
 Tình cảm yêu thương mẹ dành cho con.
Lưu ý: Học sinh chỉ cần gọi tên vè nêu tác dụng của 01
biện pháp nghệ thuật sẽ cho đủ điểm.
Phần I – Câu 4. Hình thức: Trình bày đúng hình thức bài văn, đảm bảo 0.5
Viết bài văn (có độ dài ít dung lượng (ít nhất 01 trang giấy thi).
Nội dung:
nhất 01 trang giấy thi)
Học sinh đảm bảo các ý sau:
nêu cảm nhận của em khi
- Bài thơ thể hiện cảm xúc trân trọng, biết ơn, sự xúc
đọc bài thơ trên. (1.5
điểm) động sâu sắc trước tình yêu thương hết mực, đức hi sinh
lặng thầm của người mẹ:
+ Phép nhiệm màu của bàn tay mẹ: Bế, chăm, nấu 0.25 điểm
cơm, đun nước, quạt mát, ủ ấm, nuôi lớn… Đôi bàn tay
kì diệu, chi chút, nâng niu nuôi dưỡng con lớn khôn
từng ngày
=> Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước mọi gian nan, khó
khăn để bảo vệ cho con, cho con được lớn lên, được
hạnh phúc, bình yên. 0.25 điểm
+ Đức hi sinh của người mẹ: Làm nọi việc.
+ Tình cảm mẹ dành cho con: hình ảnh: cái trăng
vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt 0.25 điểm
Trời bé con, cái khuyết => tình cảm yêu thương vô bờ,
sự nâng niu, trìu mến người mẹ dành cho con.
=> Qua bài thơ, ta thấy được tình yêu thương lớn lao
của mẹ dành cho con. Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước 0.25 điểm
khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho
con được hạnh phúc, bình yên. Song với con, lúc nào
mẹ cũng dịu dàng, dành tình yêu thương cho con suốt
một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

Phần II - Câu 1. + Nhân vật Vũ Nương- Chuyện người con gái Nam 0.5 điểm
Trong chương trình Ngữ Xương
văn 9, học kỳ 1, em đã - Yêu cầu về hình thức: Đủ bố cục 3 phần: Mở bài, 1.0 điểm
học một tác phẩm viết về thân bài, kết bài.
hình ảnh người phụ nữ - Yêu cầu về nội dung:
vừa là người mẹ hiền, *Mở bài:
người con dâu hiếu - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0.5 điểm
thảo, vừa là người vợ - Khái quát vẻ đẹp của nhân vật.
thủy chung và là người * Thân bài:
trọng tình trọng nghĩa. - Vũ Nương là một người mẹ thương con: 0,5 điểm
Đó là nhân vật nào trong + Một mình sinh con, nuôi dạy con khôn lớn
tác phẩm nào? Em hãy + Bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cha bằng cái bóng
viết bài văn khoảng 01 của mình.
trang giấy thi phân tích - Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo: 0.5 điểm
những vẻ đẹp phẩm chất + Khi bà ốm, nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật
của nhân vật đó. và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
(6.0 điểm) + Khi bà mất: nàng lo ma chay chu đáo như mẹ đẻ của
mình.
- Là người vợ thủy chung:
0.75 điểm
+ Hiểu chồng, hết sức giữ gìn khuôn phép nên vợ chồng
chưa từng xảy ra bất hòa.
+ Khi tiễn chồng đi lính: Tiễn dặn chồng bằng những
lời đầy chân tình và yêu thương: không mong chức
tước, chiến công; thấu hiểu, cảm thông cho nỗi vất vả
gian lao của chồng nơi chiến trận;
+ Khi xa chồng: nhớ mong khắc khoải, thủy chung chờ
đợi chồng…
+ Khi bị chồng nghi oan: Thanh minh, phân trần, mong
chồng hiểu, tìm mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình
đang có nguy cơ tan vỡ.
- Vũ Nương là người trọng tình, trọng nghĩa, trọng
0.75 điểm
danh dự:
+ Sống dưới thủy cung nhưng không nguôi nhớ về gia
đình, quê hương.
+ Khao khát được giải oan, mong được phục hồi danh
dự.
+ Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan: Nàng trở về
cảm ơn mà không một lời oán trách..
+ Dù đã được giải oan nhưng Vũ Nương không quay trở
về dương thế vì đã có một lời hứa với Linh Phi thề sống
chết không bỏ.
=> Đánh giá nhân vật: Vũ Nương mang vẻ đẹp lý 0.5 điểm
tưởng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật: 0.5 điểm
+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…
+ Câu văn biền ngẫu
+ Yếu tố kì ảo, hoang đường… 0.5 điểm
- Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận, liên hệ.
Phần II – Câu 2. * Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần 1 điểm
Tình yêu thương là là * Nội dung: Đảm bảo cấu trúc, gồm:
- Khái niệm về tình yêu thương
một đức tính tốt đẹp, 0. 5 điểm
- Biểu hiện của tình yêu thương:
cần có của mỗi con 1. 5 điểm
+ Trong gia đình
người. Từ đoạn ngữ liệu + Trong cuộc sống
ở phần I và những hiểu + Trong văn học…
biết của mình, hãy viết - Ý nghĩa của tình yêu thương: 1.5 điểm
bài văn nghị luận xã hội + Giúp con người hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết
khoảng 1 trang giấy thi sống có ý nghĩa
+ Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết
nêu suy nghĩ của em về
giữa người với người.
tình yêu thương trong
+ Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử
cuộc sống. (6.0 điểm) thách
+ Được mọi người yêu mến, quý trọng….
- Phản đề: Phê phán những con người vô cảm, ích kỉ, 0.75điểm
thiếu tình yêu thương
- Liên hệ
0.75điểm

You might also like