You are on page 1of 3

LUẬN ĐIỂM 2:

Giá trị chuẩn mực, truyền thống


Thoáng có chừng mực

Phải khẳng định một điều là xã hội ta đã có cái nhìn thoáng hơn rất nhiều đối với người đồng
tính. Minh chứng là giờ đây, người đồng tính không còn phải giấu giếm giới tính của mình
nữa, họ sống công khai thành một cộng đồng, có hội nhóm riêng. Cái mong muốn được thừa
nhận giới tính đã thành hiện thực. Họ được tự do yêu đương, tự do sống thật với giới tính của
mình. Thiết nghĩ quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của họ cũng đã được đảm bảo.

Tuy nhiên, cái gì cũng có chừng mực của nó. Thoáng, cởi mở không có nghĩa là chúng ta
chấp nhận tất cả. Người đồng tính có quyền yêu đương nhưng đòi được thừa nhận kết hôn là
điều không thể được.

Thứ nhất, ngoài tình yêu, hôn nhân còn mang sứ mệnh quan trọng là duy trì nòi giống. Loài
người tồn tại, duy trì nòi giống là do sự phối hợp âm dương nam nữ. Đồng giới kết hôn thì trẻ
con sẽ được sinh ra từ đâu? Ai cũng như thế thì loài người có hậu duệ hay không? Thêm nữa,
người đồng tính có thể hạnh phúc nhất thời nhưng không có con cái liệu hôn nhân của họ bền
chặt và lâu dài?

Thứ hai, chấp nhận hôn nhân đồng giới có nguy cơ làm hỏng cả một thế hệ. Tôi không lên án,
không kỳ thị những người thật sự là les, là gay, ngược lại còn rất đồng cảm và tôn trọng.
Nhưng bây giờ nhiều người trẻ bị ná ná cứ nghĩ rằng mình bị les, gay. Mà người trẻ thì luôn
muốn thể hiện mình là con người thời đại, nếu những người trẻ đang phân vân về giới tính ấy
đều hùa theo phong trào như thế thì xã hội ta sẽ như thế nào. Thực tế là những cặp đồng tình
đã công khai tổ chức đám cưới ở Việt Nam đều ở lứa tuổi 19, đôi mươi. Ai có thể dám chắc
đó không phải là một sự bồng bột của tuổi trẻ?

“Mọi người cứ lúc nào cũng đòi quyền không là không đúng, mình phải có nghĩa vụ nữa, ai
trong xã hội thì cũng vậy thôi, thì là có nghĩa vụ thì mới có quyền. Ngay cả bản thân người
đồng tính họ cũng không hiểu rõ quyền, họ coi họ nghĩ là họ bị thiệt thòi đó, cho nên họ chỉ
đòi quyền lợi thôi nhưng họ không có làm nghĩa vụ. Có nghĩa là không phải vì mình ở một
cái khía cạnh khác của xã hội mình yếu thế cho nên mình chỉ hăng hái đòi quyền lợi thôi,
mình phải đóng góp cho xã hội nữa. […] Vì cách sống của mình khác người khác thì tốt nhất
là phải tôn trọng người khác, không nên quá sức. […] bạn đó làm ra như là tất cả xã hội đang
đấu tranh chống lại bạn đấy vậy đó, thực ra không có, mà bạn đó là tính ích kỷ, đúng không”
(HCM8 - Nữ)

Thứ ba, là người Việt Nam thì không thể chấp nhận một cuộc hôn nhân trái với đạo đức,
thuần phong mỹ tục như vậy. Dù gì thì gì, chúng ta vẫn là người Á Đông, người Việt phải giữ
cái nếp của người Việt. Không kỳ thị, thừa nhận giới tính của họ đã là một sự tiến bộ lắm rồi.
Và cứ cho là tư tưởng phải tiến bộ thì trên thực tế số nước trên thế giới cho phép hôn nhân
đồng tính cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Thứ tư, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có thể tạo ra xung đột xã hội từ niềm tin rộng rãi
rằng mức độ cởi mở trong xã hội là khác nhau, đặc biệt là những khu vực nông thôn rộng lớn
ở Việt Nam có khoảng 75% người trả lời phỏng vấn tỏ ra lo ngại rằng hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới ở thời điểm hiện tại có thể gây ra các xung đột xã hội. Tất cả người tham gia
nghiên cứu đều đồng ý rằng những nhóm đối tượng như thanh niên và những người sinh sống
ở khu vực đô thị thì có tư tưởng cởi mở với cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới hơn là
những người lớn tuổi và những người sinh sống ở khu vực nông thôn. Giải thích cho điều
này, những người trả lời phỏng vấn cho rằng người sinh sống ở thành phố có nhiều điều kiện
để tiếp cận với thông tin cũng như dễ có cơ hội tiếp xúc với người LGBT hơn . Tương tự,
thanh niên cũng được cho là đang ở trong giai đoạn tích cực tích lũy kinh nghiệm sống và có
nhiều tương tác với những nhóm khác nhau trong xã hội nên người trẻ sẽ dễ chấp nhận hôn
nhân đồng giới hơn.

Chúng tôi tiến hành tham khảo và phỏng vấn một vài người và nhận được câu trả lời như sau:

“Những cặp đồng tính thì mình nghĩ [xã hội] cũng chưa cởi mở nhiều. Ở những thành phố
lớn thì có thể là cởi mở, như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh thì có thể cởi mở hơn.
Nhưng mà nhiều nơi thì là sẽ chưa cởi mở, chưa chấp nhận. Thậm chí người ta vẫn đưa câu
chuyện bê đê các thứ ra người ta trêu nhau, con trai trông mày ái thế trông mày yếu thế…
Thậm chí là ở lớp con mình bé tí mà mình đưa về đã bảo là bê đê, […] vẫn có những cái sự
phân biệt chứ chưa cởi mở về cái đấy [LGBT].” (H1 - Nam, 37 tuổi) “Thứ nhất truyền thông,
thứ hai là định kiến. […] giới trẻ hay là những thành phố đấy là người ta dễ chấp nhận hơn
bởi vì người ta đã có được cái truyền thông đấy rồi và người ta đã bỏ được cái định kiến đi
rồi. Còn những người lớn tuổi hơn hay là những người ở vùng sâu vùng xa thì những cái đấy
người ta chưa có, và nếu mà mình xét về tổng thể xã hội, thì cái số người mà không ủng hộ
đang rất cao hơn, và nếu như bây giờ mình đồng ý luật đấy thì nó sẽ tạo thành cái xáo trộn

“Việc mà cả xã hội đặt ưu tiên cho một người chỉ vì họ thích [người cùng giới] như vậy, họ
nghĩ [muốn kết hôn với người cùng giới] cho nên người khác phải thay đổi như vậy nó không
công bằng” (H2- Nữ, 23 tuổi)

“Mọi người cứ lúc nào cũng đòi quyền không là không đúng, mình phải có nghĩa vụ nữa, ai
trong xã hội thì cũng vậy thôi, thì là có nghĩa vụ thì mới có quyền. Ngay cả bản thân người
đồng tính họ cũng không hiểu rõ quyền, họ coi họ nghĩ là họ bị thiệt thòi đó, cho nên họ chỉ
đòi quyền lợi thôi nhưng họ không có làm nghĩa vụ. Có nghĩa là không phải vì mình ở một
cái khía cạnh khác của xã hội mình yếu thế cho nên mình chỉ hăng hái đòi quyền lợi thôi,
mình phải đóng góp cho xã hội nữa. […] Vì cách sống của mình khác người khác thì tốt nhất
là phải tôn trọng người khác, không nên quá sức. […] bạn đó làm ra như là tất cả xã hội
đang đấu tranh chống lại bạn đấy vậy đó, thực ra không có, mà bạn đó là tính ích kỷ, đúng
không” (H3 - Nữ)

Hãy thương các bậc sinh thành!


Thật ra, các bạn LGBT khổ một thì cha mẹ các bạn khổ mười. Có người còn nghĩ do mình
làm điều ác nên con mới “bê đê”, cảm giác có lỗi khiến họ dằn vặt dữ dội. Mà nhiều ông bố
không nhận con, người mẹ lại khổ nhất và chịu áp lực nặng nề nhất, đi đâu cũng bị dòng họ
chê cười.

Trong nghiên cứu “Có phải bởi vì tôi là LGBT đăng trên website Thư viện Quốc hội, dựa
trên khảo sát gần 2.400 người, hơn 60% gia đình không ủng hộ, chấp nhận con mình là
LGBT”

Ở một số trường hợp tạm gọi may mắn hơn, bố mẹ có thể hiểu được đồng tính không phải là
một căn bệnh và hoàn toàn chấp nhận với xu hướng tính dục của con. Nhưng nếu những
người con lúc này có thể nhẹ lòng thì bố mẹ vẫn đâu đó lo lắng khi xã hội, họ hàng, người
thân, hàng xóm không phải ai cũng có thể hiểu và thông cảm cho con. Bố mẹ sợ người đời có
thể dè bỉu, có thể kỳ thị con, có thể chê trách cả gia đình đã không biết nuôi dạy con Một thực
tế đau lòng khi không ít bố mẹ dù thương con đến đâu cũng không thể cùng con vượt qua
định kiến xã hội và sau một thời gian chịu áp lực, bố mẹ bỗng… muốn con quay trở lại giới
tính “trên giấy khai sinh” để không còn ai có thể bàn tán được nữa.
Chúng ta nói nhiều về câu chuyện nỗi buồn của những người LGBT nhưng bỏ quên nỗi buồn
của những người làm cha làm mẹ. Phải thẳng thắn nhìn nhận, bạn không thể bắt cha mẹ phải
tự hào khi con là người đồng tính: Nỗi buồn là có thật, sự thất vọng là có thật và nhiều khi, họ
cũng muốn chọn cách tiêu cực để quên đi những điều đang diễn ra. Không như những người
ngoài, nỗi đau của bố mẹ chấp chới giữa niềm thương con và sự chối bỏ hiện thực. 

Bản thân những phụ huynh có con đồng tính đã mang nỗi dằn vặt về bản thân. Áp lực đè
nặng lên vai họ hơn khi phải chịu những điều tiếng từ cộng đồng và mọi người xung quanh.
Đôi khi, kể cả người thân cũng không hiểu và chì chiết, trách mắng, như trong câu chuyện
phía trên “Gia đình bảo phải cách ly con với bạn bè, bạn thân bảo “mày có thằng con mà
không biết dạy, giờ chỉ tống nó đi nghĩa vụ hay đi nước ngoài mới hết”. Chính những phụ
huynh có con là người LGBT lại trở thành nạn nhân của những trò kì thị tại cơ quan hay nơi
ở; sự căng thẳng áp lực của họ đôi khi còn nhiều hơn các con mình. Tuy chưa có khảo sát
chính thức về tình trạng kỳ thị dành cho cha mẹ của những người LGBT nhưng nhiều người
chia sẻ về các câu chuyện đã từng gặp khi cộng đồng xung quanh biết họ là cha mẹ của
những đứa con LGBT.

Công khai đám cưới, nhiều người sẽ cho rằng đôi bạn trẻ dũng cảm, cổ vũ họ vì được lấy
người mình yêu, đời người ngắn ngủi lắm hãy cứ sống với tình yêu của mình. Nhưng hãy đặt
mình vào vị trí của người làm cha, làm mẹ mà hiểu cho nỗi lòng của bậc sinh thành. Dù có
người chấp nhận cho con làm đám cưới nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm không thể san sẻ.
Tôi muốn hỏi rằng có bao nhiêu bố mẹ nào tự hào nói với xã hội rằng con tôi là người đồng
giới, tôi sẵng sàng làm mọi thứ để bao vệ con tôi và người nó thương.

Pháp luật không công nhận, xã hội không đồng tình, cha mẹ có đồng ý cũng chỉ vì thương
con. Nhưng sau đó họ phải đối mặt với dư luận và đặc biệt là nỗi đau khi sinh con ra lại rơi
vào tình cảnh như vậy. Những người đòi công nhận cho hôn nhân đồng tính có thấy mình ích
kỷ với cha mẹ không?
Và có lẽ điều khó khăn của một người cha mẹ có con LGBT không chỉ nằm ở việc chấp
nhận đứa con, họ còn cần phải chấp nhận chính mình là cha mẹ của một người đồng tính hay
chuyển giới. Và khó khăn hơn cả là việc những đứa con LGBT biết chấp nhận nỗi buồn của
cha mẹ mình.

You might also like