You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


----------

BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC


MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG THÁNG 8 LÀ CÁCH MẠNG


ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI

GVHD: TH.s NGÔ QUANG Ty

Nhóm trình bày: 6

TRẦN THÀNH ĐẠT – 191A140238

HUỲNH NAM THUẬN – 191A010056

HUỲNH KIM LONG – 191A010055

TRẦN NHẬT ANH – 191A140264

Năm học 2021-2022


BẢNG THÀNH VIÊN PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG VIỆC CỦA NHÓM 6
ĐÁNH
STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG
GIÁ

Phân công, chỉnh sửa nội


1 Trần Thành Đạt 191A140238 100%
dung và tổng hợp word

Làm nội dung của


2 Huỳnh Nam Thuận 191A010056 100%
Chương II và kết luận

Làm nội dung của


3 Huỳnh Kim Long 191A010055 100%
Chương II và kết luận

Làm nội dung của


4 Trần Nhật Anh 191A140264 100%
Chương I

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã
đưa môn học Đường lối cách mạng của
đảng cộng sản Việt Nam vào chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn -
thầy Ngô Quang Ty đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ
năng giao tiếp của thầy, nhóm 6 em đã có
thêm cho mình nhiều kiến thức lịch sử bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để em có thể vững
bước sau này.

Bộ môn Đường lối cách mạng của đảng


cộng sản Việt Nam là một môn học thú vị,
vô cùng bổ ích và có giá trị lịch sử cao.
Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền
với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn
chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố
gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu
luận khó có thể tránh khỏi những thiếu
sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác,
kính mong thầy xem xét và góp ý để bài
tiểu luận của chúng em được hoàn thiện
hơn.
MỤC LỤC

Mở đầu............................................................................1
1.Lý do chọn đề tài......................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................1
3. Mục đích của đề tài..................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài...............................2
5. Ý nghĩa của đề tài....................................................2
NỘI DUNG....................................................................3
CHƯƠNG I: SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO
CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG..........................................3
1.1 Tình hình thế giới và trong nước...........................3
1.1.1 Tình hình thế giới.............................................3
1.1.2 Tình hình trong nước.......................................3
1.2 Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. 4
CHƯƠNG II: Đảng lãnh đạo CÁCH MẠNG THÁNG 8
thắng lợi..........................................................................8
2.1 Đảng lãnh đạo cao trào chống Nhật cứu nước.......8
2.2 Đảng lãnh đạo tổng khởi khĩa giành chính quyền
trong cả nước...............................................................9
2.3 Ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng 8...........12
KẾT LUẬN..................................................................14
1.Cách mạng tháng 8 là nghệ thuật nắm thời cơ của
Đảng...........................................................................14
2.Cách mạng tháng 8 là sự chuẩn bị đầy đủ của Đảng
...................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................19
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Để có được cuộc sống độc lập, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm
nay nhân dân ta đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cổ, đã
hi sinh biết bao xương máu ... Chính vì thế là người dân Việt
Nam, tự hào vì những trang sử vàng của dân tộc và truyền thống
đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của nhân
dân ta. Là những thế hệ mới của đất nước sinh ra không phải chịu
cảnh chiến tranh khốc liệt,được hưởng những thành quả từ mồ hôi
xương máu của cha ông mình tạo ra. Tự nhận thấy mình cần phải
hiểu biết rõ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông
mình và cố gắng học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước
Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển.

Vì nội dung lịch sử đa dạng, em xin được tập trung nghiên cứu
đề tài: “Thông qua các sự kiện lịch sử 1930-1945, chứng minh
rằng Cách mạng tháng 8 thành công là nhờ có sự lãnh đạo tài tình
và sáng suốt của Đảng”

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một chủ đề khoa học lớn,
hấp dẫn, thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,tìm hiểu.Liên
quan đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói chung vàởcác tỉnh
Bắc Trung Bộ nói riêng đã có nhiều công trình được công bố,đề
cập đến những khía cạnh khác nhau.

3. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đề tài này nhằm trang bị cho em vốn kiến thức về
lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của
nhân dân ta.

1
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Dựa vào các tài liệu trên sách, báo và Internet, tổng hợp và phân
tích chọn lọc những thông tin cần thiết, kết hợp với các kiến thức
ghi chép được khi nghe giảng bài trên lớp.

5. Ý nghĩa của đề tài

Cho thấy được sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Hiểu được quá trình đấu tranh giành chính quyền
của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua đó rút ra được
nguyên nhân thắng lợi bài học kinh nghiệm cho Đảng từng bước
lớn mạnh đồng thời cũng rút ra được kinh nghiệm, bài học của
bản thân trong thời kì mới. Thấy được sự gian nan vất và sự hi
sinh to lớn của ông ta cha để làm nên những trang sử hào hùng
cho tổ quốc làm cho bản thân càng thêm tự hào khi mang trong
dòng máu Việt Nam. Thấy được vai trò và sức mạnh của đại đoàn
kết dân tộc, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi
của mọi cuộc đấu tranh. Mỗi bản thân tự nhủ tự phấn đấu trong
thời kì mới để tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.

2
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHỈ ĐẠO


CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG

1.1 Tình hình thế giới và trong nước


1.1.1 Tình hình thế giới

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn
cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên
chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào
huyệt phát xít Đức tại Berlin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng
vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng
quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-
1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ
hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát
xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải
giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng
minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau
các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần
tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu
thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.

1.1.2 Tình hình trong nước

Chính quyền thuộc địa thi hành chính sách phản động, phát xít hóa
bộ máy cai trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng nhân dân ba
nước Việt Nam - Lào - Campuchia, chĩa mũi nhọn về phía Đảng Cộng
sản. Chúng thực hiện chính kinh tế thời chiến, ban bố lệnh tổng động
viên, ra sức bắt người, cướp của để cung cấp cho chiến tranh. Tháng
9/1940, quân đội Nhật Bản từ Trung Quốc tiến vào Lạng Sơn xâm
lược Việt Nam, thực dân Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu
3
hàng. Thực dân Pháp và phát xít Nhật cấu kết với nhau áp bức, bóc lột
nhân dân Đông Dương. Nhân dân ta lâm vào cảnh “một cổ đôi tròng”,
đời sống hết sức khó khăn, điêu đứng.

Sau 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941,
Nguyễn Ái Quốc về nước. Từ đây, Người trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.

1.2 Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

Trước sự chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng liên tiếp mở các cuộc hội nghị nhằm
hoạch định chủ trương và nhiệm vụ cách mạng. Những quan điểm, chủ
trương mới của Đảng được thể hiện tập trung tại hai hội nghị: Hội nghị
lần thứ sáu BCHTW (11/1939), Hội nghị lần thứ tám BCHTW
(5/1941). Qua hai hội nghị, Đảng đã xác định sự chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược các mạng như sau:

Một là, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng
đầu.
Tại Hội nghị lần thứ sáu BCHTW (11/1939) họp ở Bà Điểm (Hóc
Môn - Gia Định), Đảng ta khẳng định, cách mạng Đông Dương là tiếp
tục thực hiện hai nhiệm vụ chống đế quốc và cách mạng ruộng đất. Tới
Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941) họp tại Pác Bó (Cao Bằng),
Đảng chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là
cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai
vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải
quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách
mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân
tộc giải phóng”. Hội nghị nhất trí giương cao hơn nữa ngọn cờ giải
phóng dân tộc và nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương
lúc này là Phát xít Nhật – Pháp và các lực lượng phản cách mạng, tay
sai của chúng ở Đông Dương. Việc Đảng tạm gác khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất không đồng nghĩa với việc Đảng từ bỏ cách mạng
ruộng đất, mà vẫn thực hiện đồng thời. Nhiệm vụ giải phóng vẫn được
đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ cấp bách nhất. Đây là bước phát triển tư
4
duy lý luận của Đảng so với thời kỳ trước. Sự chuyển hướng nhiệm vụ,
mục tiêu cách mạng là nội dung quan trọng nhất trong chủ trương
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ 1939-1945. Xét về
thực chất, chủ trương này của Đảng nhằm giải quyết đúng đắn mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, dân tộc và dân chủ trên lập
trường giai cấp công nhân.

Hai là, thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng trong từng
nước.
Trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ sáu BCHTW (11/1939), vấn đề
thành lập, xây dựng phát triển lực lượng cách mạng luôn được Đảng
coi trọng. Theo đó, Đảng từng bước lãnh đạo, chỉ đạo xúc tiến thành
lập Mặt trận dân chủ Đông Dương - mặt trận chung cho cả 3 dân tộc
Việt Nam - Lào - Campuchia. Tuy nhiên, từ khi chiến tranh thế giới
lần thứ 2 bùng nổ, Đảng đã phân tích kỹ lưỡng tình hình Đông Dương
và cho rằng: Tuy dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng trên bán
đảo Đông Dương, song mỗi dân tộc lại có những đặc điểm, yêu cầu
riêng trong tập hợp lực lượng cách mạng. Đặc biệt, khi Chủ tịch Hồ
Chí Minh sau khi về nước, Người đã trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ
tám BCHTW (5/1941). Dưới sự lãnh đạo của Người, BCHTW Đảng
đã vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về “quyền dân tộc tự
quyết”, chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở
mỗi nước Đông Dương. Mục đích là làm cho nhân dân mỗi nước phát
huy cao độ lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì sự nghiệp cách
mạng của dân tộc mình, đồng thời cùng gắn bó với các dân tộc bạn ở
Đông Dương chống kẻ thù chung.

Theo chủ trương đó, tháng 5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) chính thức thành lập ở Việt Nam.
Chủ trương này của Đảng vừa tạo điều kiện để các lực lượng cách
mạng trong từng nước tận dụng những thế mạnh trong xây dựng, phát
huy kịp thời sức mạnh toàn dân tộc, đồng thời khắc phục những biểu
hiện thiếu tính chủ động, ỷ lại. Đảng cũng chỉ rõ việc thành lập mặt
trận dân tộc thống nhất riêng ở mỗi nước không có nghĩa tách biệt giữa
các mặt trận, mà các mặt trận phải liên minh chặt chẽ với nhau, dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. Phải
5
tích cực xây dựng, phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất mỗi nước trở
thành tổ chức tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, trên nền tảng
lấy liên minh công - nông làm nòng cốt.

Ba là, đặt công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang làm nhiệm vụ
trung tâm của cách mạng Đông Dương
Trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân ta
tập trung đấu tranh chính trị đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Tuy
nhiên, trước bối cảnh lịch sử là tình hình thế giới và trong nước có sự
chuyển biến hết sức mau lẹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tại
Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), Đảng ta chỉ ra rằng: “Cuộc
cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ
trang”. Hội nghị đã phân tích kỹ những điều kiện khách quan và chủ
quan thuận lợi cho cuộc tổng khởi nghĩa, dự đoán sự phát triển mau lẹ
của tình hình, đồng thời nhấn mạnh không được ỷ lại vào những điều
kiện bên ngoài. Thực hiện những chủ trương được xác định từ Hội
nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), ta đã gấp rút chuẩn bị các điều
kiện lực lượng tiến tới thành lập đội quân vũ trang đầu tiên của cách
mạng Việt Nam (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân) ra đời
ngày 22/12/1944.

Bốn là, chuyển hướng trong công tác xây dựng Đảng.
Tại Hội nghị lần thứ tám BCHTW (5/1941), Đảng ta đã nhận định về
công tác xây dựng Đảng: đội ngũ cán bộ chỉ đạo, cán bộ chuyên môn,
đảng viên còn thiếu nhiều, xuất thân trong thành phần vô sản trong
Đảng còn ít; hệ thống tổ chức của Đảng tuy đã phát triển nhưng chưa
vững chắc, hoạt động thiếu tính thống nhất, bí mật, trong khi chính
quyền đế quốc phát xít và tay sai tìm mọi cách tìm diệt cán bộ, đảng
viên, phá tan tổ chức của Đảng. Nếu không kịp thời chỉ đạo chuyển
hướng công tác xây dựng Đảng theo đòi hỏi của tình hình, thì chẳng
những sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng bị ngưng trệ, mà phong
trào cách mạng khó có thể phát triển giành thắng lợi. Vì vậy, việc đào
tạo cán bộ trở thành nhiệm vụ cấp bách, không thể chậm trễ, phải chú
ý đến đào tạo cán bộ xuất thân từ thành phần vô sản đưa vào Đảng,
phải lấy vận động công nhân làm công việc đầu tiên trong công tác tổ
chức quần chúng. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
6
mạng của Đảng thời kỳ 1939-1945 xuất phát từ đòi hỏi khách quan của
thực tiễn cách mạng Đông Dương đặt ra. Đó là chủ trương đúng đắn,
khoa học của Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược và
chỉ đạo chiến lược trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Từ đó
làm nên thành công vang dội của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

7
CHƯƠNG II: Đảng lãnh đạo CÁCH MẠNG
THÁNG 8 thắng lợi

2.1 Đảng lãnh đạo cao trào chống Nhật cứu nước

Phong trào đã diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình
thức, tấn công Nhật toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự,
văn hóa... trên khắp các thành phố, thôn quê, và miền núi. Việt Minh
thực hiện khởi nghĩa chống Nhật từng phần, mở rộng căn cứ địa, làm
tiền đề tiến lên Tổng khởi nghĩa. Phong trào đã chiếm giữ được nhiều
vùng rộng lớn từ tay Nhật, hình thành nhiều vùng căn cứ cộng sản,
trong đó Khu Giải phóng Việt Bắc - bao gồm Cao Bằng, Lạng Sơn,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và một số vùng ở
Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái - là rộng lớn nhất, và là căn
cứ địa chính của toàn quốc.

Quân đội Nhật đã mạnh bạo mở các cuộc càn quét, tấn công vào các
vùng Việt Minh. Quân Việt Minh, các đội dân quân - tự vệ, du kích xã
đã chống trả quyết liệt, bảo vệ căn cứ địa, tiêu biểu là các trận đánh
bảo vệ chiến khu Vần, chiến khu Hiền Lương, và chiến khu Trần Hưng
Đạo. Tại các đô thị, các phong trào đấu tranh của công nhân, học sinh,
viên chức dâng cao. Nhiều tổ chức công nhân cứu quốc được xây dựng
ở nhiều xí nghiệp. Cao trào kháng Nhật hoạt động sôi nổi trên cả nước.

- Các cuộc tấn công nổi tiếng như: Phá kho thóc cứu đói, đấu
tranh ở thành thị và các khu công nghiệp, chỉ thị “Nhật - Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta”

- Kết quả: Nhật hứng chịu 2 quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống
hai thành phố là Hirosima và Nagasaki khiến phát xít Nhật đầu
hàng phe Đồng minh vô điều kiện.

- Quân Nhật tại các nước Đông Dương cũng dần tan rã và rút
quân tháo chạy về nước.

8
- Nhiều Đoàn thể được thành lập đặc biệt là Việt Nam giải phóng
quân (15/4/1945) đặt nền móng tiến đến cách mạng tháng 8 năm
1945.

Cao trào kháng Nhật cứu nước

2.2 Đảng lãnh đạo tổng khởi khĩa giành chính quyền
trong cả nước

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy ở cả
thành thị và nông thôn, với ý chí dù có hy sinh đến đâu, dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập.

Từ ngày 14 đến ngày 18-8-1945, tuy chưa nhận được lệnh tổng khởi
nghĩa, nhưng do nắm vững tinh thần các nghị quyết, chỉ thị trước đó
của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tiễn, đảng bộ nhiều địa phương đã
kịp thời, chủ động, lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. Bốn tỉnh
giành chính quyền sớm nhất là Hải Dương, Bắc Giang, Hà Tĩnh,
Quảng Nam.

9
Từ ngày 14-8-1945 trở đi, các đơn vị Giải phóng quân lần lượt tiến
công các đồn binh Nhật ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Yên Bái v.v… hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành chính
quyền ở tỉnh lỵ. Ngày 16-8-1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ
Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái
Nguyên. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, một
số tỉnh miền Trung và miền Nam, quần chúng cách mạng nổi dậy
giành chính quyền ở cấp xã và huyện.

Tại Hà Nội, ngày 17-8, Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc mít
tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Đảng bộ Hà Nội bí mật huy
động quần chúng trong các tổ chức cứu quốc ở nội và ngoại thành biến
cuộc mít tinh đó thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh. Các đội viên
tuyên truyền xung phong bất ngờ giương cao cờ đỏ saovàng, kêu gọi
nhân dân tham gia khởi nghĩa. Hàng vạn quần chúng dự mít tinh nhiệt
liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Minh. Lính bảo an, cảnh sát của
chính quyền Nhật có nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh cũng ngả theo
Việt Minh. Cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình tuần hành, có
cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, rầm rộ diễu qua các phố đông người, tiến đến
trước phủ toàn quyền cũ, nơi tư lệnh quân Nhật đóng, rồi chia thành
từng toán, đi cổ động chương trình Việt Minh khắp các phố.

10
Sáng ngày 19-8, Thủ đô Hà Nội tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Quần
chúng cách mạng xuống đường tập hợp thành đội ngũ, rầm rộ kéo đến
quảng trường Nhà hát thành phố trong tiếng hát “Tiến quân ca” và cờ
đỏ sao vàng để dự cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Ủy ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt
Minh. Cuộc mít tinh chuyển thành biểu tình vũ trang. Quần chúng
cách mạng chia thành nhiều đoàn đi chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị
chính, Trại Bảo an binh, Sở Cảnh sát và các công sở của chính quyền
thân Nhật. Trước khí thế và sức mạnh áp đảo của quần chúng, hơn một

11
vạn quân Nhật ở Hà Nội không dám chống cự. Chính quyền về tay
nhân dân.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội ảnh hưởng nhanh chóng đến
nhiều tỉnh và thành phố khác, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cả nước, làm
cho chính quyền tay sai của Nhật ở nhiều nơi thêm hoảng hốt, tạo điều
kiện thuận lợi lớn cho quá trình tổng khởi nghĩa.

Ngày 23-8, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế huy động quần
chúng từ các huyện đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp
với nhân dân trong nội thành Huế xuống đường biểu dương lực lượng.
Bộ máy chính quyền và quân đội Nhật hoàn toàn tê liệt. Quần chúng
lần lượt chiếm các công sở không vấp phải sức kháng cự nào.

Ở Nam Kỳ, được tin Hà Nội và Tân An (tỉnh khởi nghĩa thí điểm của
Xứ ủy) đã giành được chính quyền, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định khởi
nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh. Đêm 24-8, các lực lượng khởi nghĩa với
gậy tầm vông, giáo mác, từ các tỉnh xung quanh rầm rập kéo về Sài
Gòn. Sáng 25-8, hơn 1 triệu người biểu tình tuần hành thị uy. Quân
khởi nghĩa chiếm các công sở. Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh
chóng.

2.3 Ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng 8

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu
tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết
thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát
xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một
nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một
12
nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và
dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.

Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là
thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng
ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa
Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát
triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh
cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ
của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức,
thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng
vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt
xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay
một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên
theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

13
KẾT LUẬN
1.Cách mạng tháng 8 là nghệ thuật nắm thời cơ của Đảng

Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan
thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó và ai nắm được thời cơ
thì chắc chắn sẽ thành công. Thời cơ của Cách mạng Tháng Tám bắt
đầu từ khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang đi đến những ngày
cuối cùng; phát xít Đức và Ý ở Châu Âu đã bị đánh bại, phát xít Nhật
ở châu Á chật vật chống chọi với quân Đồng minh. Ngày 13-8-1945,
Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới thứ 2
kết thúc với chiến thắng thuộc về quân Đồng minh. Ở trong nước,
nhân dân ta đang sục sôi ý chí đấu tranh cách mạng; hàng ngũ chỉ huy
của Nhật ở Đông Dương bị chia rẽ cực điểm, quân lính rệu rã, mất hết
tinh thần chiến đấu; bọn Việt gian thân Nhật hoang mang, hoảng sợ…
Với kinh nghiệm và sự nhạy bén, Đảng ta nhận định “Những cơ hội tốt
đang giúp cho những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi” -  “Giờ
quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho
được độc lập”.

Hưởng ứng quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và
bức thư kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất
tề vùng lên làm cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát
xít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong vòng 12 ngày, từ ngày 14
đến ngày 25-8-1945, Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ. Có
thể nói, thời cơ của Cách mạng Tháng 8, thời cơ để dân tộc ta đứng lên
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân nằm trong khoảng
thời gian từ ngày 13-8 đến ngày 05-9 -1945, vì thời gian này hội tụ
được các yếu tố khách quan và chủ quan, đó là: (i) Phát xít Nhật đầu
hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã không còn tinh thần
chiến đấu. (ii)  Pháp đã đầu hàng Nhật, giành chính quyền từ tay Nhật,
lật đổ chính quyền phong kiến Bảo Đại và thành lập nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ngày 02-9-1945, trước khi quân Đồng minh tiến vào
14
nước ta giải giáp quân Nhật. (iii) Tổng khởi nghĩa diễn ra trong thời
điểm này sẽ giành được thắng lợi nhanh chóng và sự tổn thất về người
và của ít nhất; đồng thời cũng triệt tiêu một đầu mối quan trọng mà các
thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống
phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị trên đất nước ta. Như
vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa nếu diễn ra sớm hơn hoặc chậm hơn thời
gian này, thì cơ hội để giành độc lập, tự do rất khó thành công; bởi
trước ngày 13-8 quân Nhật còn mạnh, còn sau ngày 05-9 các thế lực đế
quốc, phản động đội lốt danh nghĩa quân Đồng minh vào tiếp quản
chính quyền từ tay quân Nhật, thực hiện âm mưu cướp nước ta một lần
nữa. Điều này cho thấy, chớp đúng thời cơ là nhân tố có tính quyết
định sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945; đồng thời
chứng minh một cách hùng hồn nghệ thuật thuật tạo thời cơ, chớp thời
cơ tài tình của của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.

Thực ra, để chớp được thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có sự chuẩn bị suốt 15 năm về
chủ trương, lực lượng và tập dượt qua các phong trào cách mạng 1930-
1931, 1936-1939, 1939-1945, cao trào kháng nhật cứu nước, đặc biệt
là cao trào cách mạng từ tháng 3 đến tháng 8-1945. Hơn nữa, từ 1941,
Bác Hồ đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tiến hành
thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập Khu giải phóng, triệu tập
Quốc dân Đại hội Tân Trào, thành lập Ủy ban giải phóng (tức Chính
phủ Lâm thời)… Tháng 5-1941, dựa trên những dự đoán ban đầu của
tình hình cách mạng trong nước và thế giới, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 8 đã nhận định: “Trong lúc này nếu không
giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự
do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng không đòi được”.

Việc chớp thời cơ, vận dụng và tận dụng tốt thời cơ để tiến hành
thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám và thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa có nhiều ý nghĩa và bài học sâu sắc không chỉ cho
riêng dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả dân tộc thuộc địa trên thế
giới. Trong Cách mạng Tháng Tám, cùng với bài học về nghệ thuật
15
chớp thời cơ, chúng ta còn rút ra được nhiều bài học quý báu về việc
biết tận dụng thuận lợi trong và ngoài nước (yếu tố khách quan, chủ
quan); tận dụng được mâu thuẫn của kẻ thù; có tầm nhìn xa trông rộng
cũng như lường trước trước được kết quả sẽ diễn ra; phát huy khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, với nòng cốt là lực lượng công - nông - binh
hùng hậu; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam
đóng vai trò quyết định.

2.Cách mạng tháng 8 là sự chuẩn bị đầy đủ của Đảng

Cần khẳng định rằng, nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định đến
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Ngay từ năm 1939, do nhận thức
rõ được tình hình thế giới và trong nước, đánh giá được mạnh, yếu của
địch và sự tất yếu phải nổ ra cuộc cách mạng dân tộc trong thời kỳ này,
Đảng ta đã trực tiếp chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền cả về
đường lối, căn cứ địa và lực lượng cách mạng. Về đường lối, nhất
quán với mục tiêu cách mạng được đề ra từ khi thành lập Đảng, trong
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VI (tháng 11-1939),
được phát triển trong Hội nghị lần thứ VII (1940), hoàn chỉnh trong
Hội nghị lần thứ VIII (tháng 5-1941), Đảng ta đã đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu và đưa vấn đề khởi nghĩa vũ trang ra bàn
bạc. Trong đó, đã xác định rõ: khởi nghĩa vũ trang là con đường duy
nhất của cách mạng Việt Nam và hình thái vận động cách mạng là đi
từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa. Đảng ta nhấn mạnh: “…
ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là nay mai đây cuộc
chiến tranh Thái Bình Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân Tàu
xoay ra hoàn toàn cho cuộc cách mạng Đông Dương thắng lợi, thì lúc
đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần
trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường
cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”. Như vậy, bằng tư duy chiến
lược sắc bén, Đảng ta đã sớm đề ra được đường lối cách mạng đúng
đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Thực tế đã

16
chứng minh, những gì đã diễn ra trong Tháng Tám lịch sử đó không
nằm ngoài những dự báo và sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng.

Trên cơ sở nhận thức rõ quy luật tất yếu: mọi cuộc cách mạng muốn
thành công phải có lực lượng mạnh, Đảng ta đã rất quan tâm đến xây
dựng lực lượng vững mạnh theo một quy trình từ xây dựng lực lượng
chính trị, xây dựng lực lượng bán vũ trang quần chúng, từ đó phát
triển thành lực lượng vũ trang cách mạng. Ngay từ khi Nhật còn chưa
tham chiến ở Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được lực lượng quần
chúng đông đảo, tham gia vào các Hội Cứu quốc của Mặt trận Việt
Minh theo sáng kiến của Hồ Chí Minh (5-1941) và liên tục phát triển
trên địa bàn ngày càng rộng. Đây là tổ chức tập hợp được đông đảo
quần chúng nhất, hơn bất cứ tổ chức nào khác ở Việt Nam khi đó, và
đã tuyên bố (từ rất sớm) đứng về phía Đồng minh trong cuộc đấu tranh
chống phát xít. Khi viết về thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng
Tám 1945, trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952”, nhà sử
học Pháp Philippe Devillers nhận định: “Nó (Cách mạng Tháng Tám -
TG) còn là kết quả lô-gic của Việt Minh trong mọi khu vực của đời
sống đất nước”. Trong xây dựng lực lượng vũ trang, chúng ta đã xây
dựng được hai bộ phận: lực lượng bán vũ trang của quần chúng và lực
lượng vũ trang tập trung. Thực tế ta đã xây dựng được 3 trung đội Cứu
quốc quân3. Lực lượng này đã giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh
vũ trang, cùng với lực lượng đông đảo của quần chúng tiến hành Tổng
khởi nghĩa trên khắp các địa phương trong cả nước. Đây cũng là cơ sở
để ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra
đời, đánh dấu sự phát triển không ngừng của lực lượng vũ trang cách
mạng thông qua thực tiễn đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trong Cách mạng tháng Tám, cùng với việc tạo thời cơ, Đảng ta
đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nắm và giành thời cơ. Tính từ khi
Nhật đầu hàng Đồng minh cho đến khi quân Đồng minh vào nước ta,
thời cơ cho cách mạng chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Nếu
không có sự nhận định đúng và chớp thời cơ nhanh chóng của Đảng ta,
thời cơ đó sẽ trôi qua, cách mạng nổ ra khó thắng lợi. Khi Hồng quân
Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật, ngày 15-8-1945,
17
Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện. Ở Việt
Nam, bọn tay sai của chúng cũng đã hoang mang đến cực độ. Lúc này,
mặc dù đang ốm nặng, song Hồ Chí Minh vẫn luôn theo dõi sát tình
hình và khẳng định: “đây là một thời cơ quý và hiếm nếu bỏ qua thì
không bao giờ có nữa”, và ra lời hiệu triệu: “Dù có phải thiêu cháy cả
dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Chủ
trương đó, cùng với sự chuẩn bị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta,
đã tạo điều kiện thuận lợi để Cách mạng Tháng Tám nổ ra đúng lúc và
giành thắng lợi.

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên


ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách tham khảo:
1. Cách mạng tháng 8 1945 – tác giả: Bộ Quốc phòng -
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

2. Cách Mạng Tháng Tám 1945 - Thắng Lợi Vĩ Đại Đầu


Tiên Của Dân Tộc Việt Nam Trong Thế Kỷ Xx – NXB:
NXB Tổng Hợp TP.HCM

- Trích từ Internet:
1. http://baolamdong.vn/chinhtri/202008/nghe-thuat-
chop-thoi-co-bai-hoc-rut-ra-tu-cach-mang-thang-
tam-3018515/
19
2. http://tapchiqptd.vn/vi/van-de-su-kien/cach-mang-
thang-tam-thanh-cong-khong-phai-la-su-an-may/
4081.html?fbclid=IwAR08paZJalmQNKHdhXHd-
mDjxT8T2gg-BKlOJav332qAzj47ZeLNcKzm9CQ

3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_tr%C3%A0o_kh
%C3%A1ng_Nh%E1%BA%ADt_c%E1%BB
%A9u_n%C6%B0%E1%BB%9Bc

4. http://truongchinhtrihoabinh.edu.vn/ch-c-nang-nhi-
m-v/458-sa-chuyan-h-ang-cha-ao-chian-l-ac-cach-
mang-caa-ang-thai-ka-1939-1945

5. https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-
bao-chi-va-tuyen-truyen/quang-cao-k40/tieu-luan-
lich-su-dang-cong-san-viet-nam/24854940

20

You might also like