You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN


CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG; HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP; NGOẠI KHÓA SỬ - ĐỊA - CÔNG DÂN
NĂM HỌC 2022-2023

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường Trung học Thực hành Đại học Sư
phạm TP. HCM;
Tổ Sử - Địa - Công dân xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình học tập
giáo dục địa phương; hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; ngoại khóa Sử - Địa - Công
dân năm học 2022-2023, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường mở rộng không gian lớp học cho học sinh với phương pháp “thực học,
thực nghiệm”, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm
chất đạo đức người học. Tạo sự tương tác hiệu quả giữa gia đình – nhà trường, giáo viên –
phụ huynh – học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho các em học
sinh.
- Tăng cường xây dựng các hoạt động giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp, ngoại
khóa giúp học sinh tiếp cận kiến thức chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển
năng lực, định hướng nghề nghiệp của học sinh.
2. Yêu cầu
- Nghiên cứu các hình thức trải nghiệm sáng tạo, xây dựng các hoạt động trải nghiệm
hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và mục tiêu dạy học tiếp cận
và phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Việc xây dựng các chủ đề dạy học trong môn học, các chủ để và kế hoạch dạy học
phải nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của học sinh; kế hoạch dạy học của
tổ/nhóm chuyên môn.
- Xây dựng hình thức kiểm tra, đánh gia theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Đánh giá qua các hoạt động của học sinh; đánh giá qua hồ sơ học tập; đánh giá qua
việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch dạy học của giáo
viên và nhà trường. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các
bài kiểm tra hiện hành, các hình thức đánh giá này được thông tin đầy đủ đến học sinh khi
giao nhiệm vụ học tập.

Trang 1
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng, thời gian
- Đối tượng: Học sinh Trường Trung học Thực hành ĐHSP TP.HCM
- Thời gian: thứ 7 ngày 5 tháng 11 năm 2022
2. Nội dung
Trường Trung học Thực hành ĐHSP TP. HCM phối hợp với đền Bến Dược, địa đạo Củ
Chi và Trung tâm Khai thác Hạ tầng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện chương trình trải nghiệm 1 ngày với các nội dung liên quan đến kiến thức
bộ môn Giáo dục địa phương, trải nghiệm hướng nghiệp, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công
dân như sau:
+ Hiểu được sự bền bỉ, ý chí bất khuất, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt cũng như
sự sáng tạo tài tình của quân và dân ta.
+ Hiểu thêm hình ảnh của “đất thép thành đồng” Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến. Vì sao
mảnh đất Củ Chi nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện
chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi, vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến
thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ.
+ Từ việc cảm nhận và biết ơn những hy sinh, mất mát của quân và dân ta trong chiến
tranh, từ đó sống sao cho xứng đáng với những người đã ngã xuống để cho chúng ta có
cuộc sống ngày hôm nay.
+ Tìm hiểu đặc điểm của ngành nông nghiệp một cách trực quan
+ Tìm hiểu hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mới
+ Thấy được sự ứng dụng và hiệu quả của công nghệ trong phát triển nông nghiệp.
+ Khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở HS: tìm tòi giống mới, công nghệ mới
ứng dụng trong nông nghiệp
+ Cung cấp cho học sinh một trong nhiều lựa chọn để phát triển nghề nghiệp.
+ Trách nhiệm của người công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
+ Giá trị sống: Trân trọng thành quả lao động, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí…).
Mỗi nội dung được ban soạn thảo thiết kế quy trình hoạt động học tập gắn liền nội
dung kiến thức bộ môn với thực tiễn cụ thể của địa đạo Củ Chi và khu Nông nghiệp Công
nghệ cao và quy trình đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động
học.
Chương trình trải nghiệm 1 ngày tại địa đạo Củ Chi và khu Nông nghiệp Công nghệ
cao đã được thoả thuận với công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Sắc Việt
3. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Đối với học sinh tham gia chương trình trải nghiệm tại địa đạo Củ Chi và khu Nông
nghiệp Công nghệ cao:
+ Giáo viên bộ môn thông tin đầy đủ đến học sinh về các hoạt động khi giao
nhiệm vụ học tập tại địa đạo Củ Chi và khu Nông nghiệp Công nghệ cao. Các bài thu
hoạch của học sinh được tính vào cột điểm của môn Giáo dục địa phương, Sử, Địa,
Trang 2
Công dân. (Môn Lịch sử lớp 11 và 12 sẽ thay thế bài Sử địa phương - giống bài mà các
HS từng làm năm lớp 10)
+ Quy trình kiểm tra đánh giá như sau: Học sinh đăng ký – học sinh nhận nhiệm
vụ học tập – học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập khi tham quan (đánh giá thái độ và kết
quả thực hiện từng hoạt động) – kết quả bài kiểm tra cuối ngày tham quan.
- Đối với học sinh không tham gia chương trình trải nghiệm: Học sinh dựa vào kiến
thức đã học và tìm hiểu thêm qua sách báo, internet … để làm bài theo yêu cầu của GV bộ
môn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Ban tổ chức: tổ Sử - Địa – Công dân và các Giáo viên dạy môn Giáo dục địa
phương khối 10. Hợp đồng du lịch sẽ do BGH kí với đại diện công ty Cổ phần dịch vụ du
lịch Sắc Việt. Công ty Sắc Việt chịu trách nhiệm về vận chuyển, ăn uống, hướng dẫn viên,
bảo hiểm tai nạn cho học sinh và giáo viên đi cùng.

BGH duyệt TP. HCM ngày 26 tháng 8 năm 2022


Người lập kế hoạch

Thái Thị Thanh

Trang 3

You might also like