You are on page 1of 11

Nhớ hỏi lại cô xem trình bày có trình bày cả quá trình chiến dấu của ta

không? Tại câu hỏi nhóm mình là trình bày các chiến lược chiến trnah cảu
mĩ tại mnam vn.

CHIẾN TRANH ĐƠN PHƯƠNG


(1954-1960)
1. Hoàn cảnh
Sau khi Pháp thất bại, Mỹ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam. 7/11/1954, Mỹ cử
tướng Cô-lin sang làm đại sứ ở miền Nam Việt Nam với âm mưu biến miền
Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn
làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á. Dựa vào Mỹ, Ngô Đình Diệm đã nhanh
chóng dựng lên một chính quyền độc tài, gia đình trị ở miền Nam và ra sức
chống phá cách mạng.
Giữa năm 1954, Diệm lập ra đảng Cần lao nhân vị làm đảng cầm quyền. Cuối
năm 1954, thành lập “phong trào cách mạng quốc gia” và đưa ra mục tiêu:
“chống cộng, đả thực, bài phong”.
2. Âm mưu
– “Âm mưu tìm diệt các cán bộ và cơ sở cách mạng của ta ở miền Nam”.
– Âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới để làm bàn đạp tiến công
miền Bắc và ngăn chặn làn sóng cách mạng XHCN ở Đông Nam Á.
3. Thủ đoạn
– Diệm ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” và tháng 5/1959, ra đạo
luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.
– Chính quyền Diệm còn thực hiện chương trình cải cách điền địa nhằm lấy lại
ruộng đất mà cách mạng đã giao cho nhân dân, lập ra các khu dinh điền, khu trù
mật để kìm kẹp nhân dân → tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
4. Hành động
Tháng 10/1955, Diệm tổ chức trưng cầu ý dân, phế truất Bảo Đại.
Tháng 3/1956, tổ chức bầu cử và thành lập Quốc hội lập hiến ở miền Nam, bất
chấp hiệp định Gionevo.
Tháng 10/1056, Diệm cho ban hành Hiến pháp và lập ra cái gọi là “Nước Việt
Nam Cộng hòa”.
Sau khi đã đứng vững ở miền Nam, Ngô Đình Diệm bắt đầu đẩy mạnh chiến
dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, vây bắt, tàn sát, tù đày những người kháng chiến
cũ, những người đấu tranh đòi tuyển cử thống nhất đất nước và những người
không phục tùng chúng với phương châm “tiêu diệt cộng sản không thương
tiếc”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”… nhằm làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân
dân ta ở miền Nam.
Gây ra nhiều tội ác với nhân dân:
04/09/1954, tàn sát nhân dân ở Chợ Được – Quảng Nam làm 39 người chết, 37
người bị thương
21/01/1955, trả thù những người kháng chiến cũ ở Vĩnh Trinh (Quảng Nam)
01/12/1958, đầu độc 6000 người yêu nước ở nhà tù Phú Lợi, làm hơn 1000
người chết.
Sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật” (5/1959), đạo luật 10/59, lê máy
chém khắp miền Nam giết hại người vô tội.
5. Kết quả
Thất bại
?Vì sao gọi là “chiến tranh đơn phương”
Là cách gọi "châm biếm" của những nhà báo thời bấy giờ để đả kích những
hành động quân sự mang tính 1 chiều từ phía Mỹ, trong khi Miền Nam nước ta
chưa hề có 1 lực lượng quân sự nào (có thể nói là tay không) mà Miền Bắc lúc
bấy giờ lại chủ trương đấu tranh hòa bình kết hợp với đấu tranh chính trị để yêu
cầu phía Mỹ và những bên liên quan tuân thủ theo đúng hiệp định Giơnevơ đã
ký kết==> như vậy trong khi nước ta vẫn đang chấp hành tốt những nội dung
trong hiệp định Giơnevơ thì Mỹ-Diệm lại liên tục dùng những hành động quân
sự, không chấp hành hiệp định ( tức là 1 phía thì đang tay không, 1 phía thì
hùng dũng lực lượng ào ào càn quét..) và cách gọi "châm biếm" trên đã phần
nào phản ánh được bản chất cũng như hành động của Mỹ-Diệm.

Chiến lược chiến tranh đặc biệt 1962-1965


I. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam.
1. Hoàn cảnh
- Sau thất bại trong phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960), Mĩ chuyển sang
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải
phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc. Để đối phóng lại Tổng thống Mỹ G.Kenơđi đã đề ra chiến lược toàn cầu
“Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến lược “Chiến tranh  đặc biệt.
- Phương thức tiến hành:
+ Quân đội Sài Gòn, cố vấn Mĩ trang bị và chỉ huy Mĩ.
+ Tăng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người
(năm 1964).
+ Lập “Ấp chiến lược" dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược (trong tổng số
I 7.000 ấp toàn miền Nam).
+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc,
phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.
2. Thời gian từ 1961 đến giữa 1965.
3. Âm mưu.
– Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng
quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí,
trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào
cách mạng của nhân dân ta.
– Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”
4. Thủ đoạn.
– Đề ra kế hoạch Xtalây
– Taylo : Bình định miền Nam trong 18 tháng.
– Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân
đội Sài Gòn.
– Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến
các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
– Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).
– Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến
hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
*thất bại
II. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
- Chủ trương của ta
- Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tiến công và nổi dậy
trên 3 vùng chiến lược với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
- Thắng lợi của ta
- Quân sự:
+ Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ
U Minh, Tây Ninh...
+ Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và
phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3
số ấp chiến lược Mĩ lập nên.
+ Ngày 2 - 1 - 1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho).
- Chính trị:
+ Từ 8 - 5 - 1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.
+ Ngày 1 - 11 - 1963, chính quyền Diệm - Nhu bị lật đổ.
+ Giai đoạn 1964 - 1965, tiến công chiến lược trên các chiến trường miền Nam.
=> Quân ta làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. ND chính
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ (1961 -
1965): âm mưu, hành động của Mĩ; những chiến thắng của nhân dân miền Nam
trong chiến đấu chống "Chiến tranh đặc biệt"

CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965-1967)


 Hoàn cảnh chiến tranh cục bộ?
Mỹ liên tiếp thực hiện các chiến lược chiến tranh tại nước ta. Sau
thất bại của chiến tranh đặc biệt, chúng nhanh chóng chuyển sang chiến
tranh cục bộ. Quân Mỹ tăng cường hợp tác đồng minh, chiêu nạp tay sai.
Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt liên tiếp diễn ra.
Lúc đỉnh điểm quân đội của chúng tập kết ở Sài Gòn lên tới gần l,5
triệu quân rải rác chiếm đóng khắp nơi. Với lợi thế về mọi mặt, mới vào
tới miền Nam chúng đã mở các cuộc tìm diệt gay gắt ở khu vực Vạn
Tường – tức Quảng Ngãi ngày nay. Chúng liên tiếp mở các cuộc phản
công vào mùa khô, giai đoạn 1965 – 1966 và 1966 – 1967.

 Chiến tranh cục bộ là gì?


Chiến tranh cục bộ là một chiến lược quân sự của Hoa Kỳ trong
Chiến tranh Việt Nam (giai đoạn 1965-1968).
Nội dung cơ bản của chiến lược này là tận dụng ưu thế hỏa lực,
công nghệ và quân số của lực lượng viễn chinh Mỹ để đè bẹp Quân Giải
phóng miền Nam, đồng thời điều động lực lượng không quân đánh phá
miền Bắc, thiết lập ảnh hưởng lâu dài của Mỹ lên miền Nam Việt Nam
thông qua chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây được đánh giá là giai đoạn
khốc liệt nhất của cuộc chiến.
Tên gọi Chiến tranh cục bộ xuất phát từ quan điểm đây là một dạng
chiến tranh hạn chế trong chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”. Quy
mô của chiến tranh được đẩy lên rất cao với lượng bom đạn được Hoa Kỳ
sử dụng còn nhiều hơn Thế chiến thứ hai, nhưng phạm vi chiến tranh
được giới hạn ở mục tiêu “chống nổi dậy”.
 Âm mưu của chiến tranh cục bộ
- Mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc
- Dùng ưu thế binh lực và hỏa lực nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về
quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách
mạng của ta về phía phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc lui về
biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Đặc điểm của chiến tranh cục bộ
– Là loại hình chiến tranh kiểu mới
– Nằm trong chiến lược phản ứng linh hoạt
– Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ
– Được tiến hành bằng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn
 Thủ đoạn của chiến lược chiến tranh cục bộ
- Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến
tranh hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mĩ ở miền
Nam lên tới hơn 50 vạn.
– Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường
và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 nhằm “tìm diệt”
và “bình định” vào vùng căn cứ kháng chiến. (vùng “đất thánh Việt Cộng”)
hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta.

- Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và
hải quân nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu huỷ tiềm lực
kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền
Bắc và từ Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân
dân Việt Nam.
*Thất bại
 Diễn biến chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
Quân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bằng sức
mạnh cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến
quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
a) Quân sự
1/ Trận Vạn Tường (Quãng Ngãi)
– Ngày 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân với nhiều xe tăng, xe bộc thép,
máy bay,… tấn công Vạn Tường.
– Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe
tăng, nhiều máy bay,…
– Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào
“tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam.
2/ Cuộc tấn công 2 mùa khô
– Mùa khô thứ nhất: 1965 – 1966:  
+ Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành
quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến
lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực
giải phóng.
+ Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến 104.000
địch (có 45.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay.
– Mùa khô thứ hai: 1966 – 1967
+ Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành
quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn
Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân
chủ lực và cơ quan  đầu não của ta.
+ Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của
Mỹ, loại khỏi vòng chiến 151.000 địch (73.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1231
máy bay.
3/ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 chia làm 3 đợt
– Đợt 1: Từ 30/1/1968 đến 25/02/1968:
+ Ta đồng loạt tấn công và nổi dậy ở hầu hết các tỉnh, đô thị, quận lị.
+ Tại Sài Gòn, ta tấn công các vị trí đầu não của địch (Dinh Độc lập, Toà đại sứ
Mỹ, Bộ tổng tham mưu Ngụy, Tổng nha cảnh sát Sài Gòn, sân bay Tân Sơn
Nhất, Đài phát thanh…). 
+ Loại khỏi vòng chiến 147.000 địch (43.000 Mỹ), phá hủy khối lượng lớn vật
chất và các phương tiện chiến tranh của địch.
+ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình được thành lập.
– Đợt 2 (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9):
+ Đây là đòn bất ngờ làm cho địch choáng váng.
+ Nhưng do lực lượng của địch còn mạnh, nên đã nhanh chóng tổ chức phản
công giành lại những mục tiêu bị ta chiếm và đồng thời cũng đã làm cho ta bị
tổn thất khá nặng nề và gặp không ít khó khăn.
b) Chính trị
– Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá
Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
=> Uy tín Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cao. Cương lĩnh
của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.
 Kết quả chiến tranh cục bộ?
 Kết thúc chiến tranh Mỹ không đạt được kết quả nhưng tham vọng đề ra
ban đầu mà đã thiệt hại nặng nề. Quân ta liên tục đánh bại các chiến lược
chiến tranh lớn, làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chúng.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vang
dội.
 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố
phi mĩ hóa, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục
bộ”.

Việt Nam hóa chiến tranh


Thời gian 1969 – 1973

Cầm đầu Richard Nixon

Hoàn cảnh - Sau thất bại của chiến tranh Cục Bộ


- Phong trào đấu tranh của của nhân dân Mĩ phản đối cuộc
chiến tranh của Mĩ ở VN lên cao

Lực lượng - Quân đội Sài Gòn (giữ vai trò chủ yếu)+ Hỏa lực, không
quân, hậu cần Mĩ+ đặt dưới cố vấn Mĩ chỉ huy
Âm mưu - Dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương
đánh người Đông Dương
Thủ đoạn - Tăng cường quân đội ngụy sài gòn trên chiến trường để “ thay
màu da trên xác chết”
- Mỹ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người
cùng với trang thiết bị hiện đại để quân ngụy tự gánh vác
được chiến tranh.
- Thỏa hiệp với Trung Quốc hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn
chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta
Cách thức - “Bình định và lấn chiếm” giành đất giành dân với cách mạng

Quy mô - Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, tăng
cường, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào Campuchia

 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam hóa chiến tranh

- Việt Nam hóa chiến tranh là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế
quốc Mỹ. Được tiến hành chủ yếu bởi các đội quân tay sai. Đây là cuộc chiến
tranh có lực lượng và quy mô cực kỳ lớn, được đầu tư về phương tiện chiến
tranh, độ ác liệt.
- Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ra đời bắt đầu từ thất bại của chiến tranh
cục bộ. Sau thất bại trong cuộc chiến với Việt Nam, Mỹ khủng hoảng tinh thần,
tình hình chính trị suy yếu, kinh tế suy yếu, chia rẽ nội bộ.

- Năm 1969 để cứu vãn tình thế đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon (R.Níchxơn)
đã đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên “Học thuyết Níchxơn” với ba
nguyên tắc trụ cột là: “cùng chia sẻ”; “sức mạnh của Mỹ” và “sẵn sàng thương
lượng”. Níchxơn chủ trương thay chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, một chính sách rất thâm độc nhằm “dùng
người Việt Nam đánh người Việt Nam” để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.

 Âm mưu của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

- Người Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách tương tự với chiến lược “vàng hóa
chiến tranh”, dùng người Việt để cai trị người Việt. Nhằm bù đắp những tổn
thất về lực lượng cũng như hạn chế tối đa xương máu của quân Mỹ trên chiến
trường.

- Thực chất của cuộc chiến tranh này là sự kết hợp của ba loại hình chiến tranh
của Mỹ: chiến tranh giành nhân dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy
diệt. Chiến lược này nhằm xoa dịu dư luận nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới
tiếp tục chiến tranh xâm lược.

 Thủ đoạn của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

- Mỹ tăng viện trợ cho quân Ngụy để quân Ngụy tự gánh vác cuộc chiến

- Mỹ đã tăng cường đầu tư vào công nghệ để phát triển kinh tế miền Nam.
Nhằm tăng cường sức mạnh khai thác và giảm bớt gánh nặng cho Mỹ.

- Việc Việt Nam hóa chiến tranh do quân đội Sài Gòn tiến hành là chủ yếu, do
Mỹ tiếp vận và do Mỹ chỉ huy. Với chiến lược này, quân Mỹ rút dần khỏi cuộc
chiến để giảm bớt tổn thất về quân số trên chiến trường. Ngoài ra, nó còn gia
tăng lực lượng của quân đội Sài Gòn để lợi dụng quân đội Việt Nam, dùng âm
mưu tấn công người Việt Nam.

- Với thủ đoạn ngoại giao tiếp tay với các nước xã hội chủ nghĩa để gây sức ép,
cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, M.Mỹ lợi dụng mâu thuẫn giữa Liên Xô
và Trung Quốc nên đã thỏa thuận với Trung Quốc và làm hòa với Liên Xô
không cho các nước khác tăng viện trợ giúp Việt Nam.
- Mở rộng tấn công cả 3 nước Đông Dương, cả Campuchia (1970) và Lào
(1971) nhưng chủ yếu sử dụng quân Ngụy. Đó là âm mưu dùng người Đông
Dương để đánh Đông Dương.

*Thất bại.

 Quân dân Việt Nam chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là chống chiến tranh toàn Đông
Dương. Thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh, toàn dân ta một lòng chống Mỹ
cứu nước.
Về ngoại giao, chính trị

- Ngày 6/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam được thành lập. Tức là chính quyền hợp pháp của nhân dân miền Nam đã
được 23 quốc gia công nhận, trong đó có 21 quốc gia đặt quan hệ ngoại giao khi
mới ra đời.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân ta ở cả hai miền đang
trên đà thắng lợi. Ngày 2 tháng 9 năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh lại từ trần là
một mất mát đau thương nặng nề của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã để lại
một minh chứng lịch sử nhắc nhở nhân dân ta phải đẩy mạnh cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, kiến quốc nhất định phải đánh cho thắng lợi.

- Năm 1970-1971, cả ba nước Đông Dương là Campuchia và Lào đều giành


được những thắng lợi nhất định. Khẳng định chủ quyền của đất nước và tinh
thần đoàn kết của các nước.

- Ngày 24 – 25/4/1970, ba nước Đông Dương họp bàn đối phó với Mỹ. Thể hiện
tình đoàn kết của ba nước cùng chiến đấu chống kẻ thù chung. Tại đây, các cuộc
đấu tranh của học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân đã nổi lên khắp nơi.
Đặc biệt là các phong trào được đẩy mạnh ở Huế, Sài Gòn …

Về chiến lược quân sự

- Từ ngày 30-4 đến 30-6-1970, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phối hợp với
quân và dân Campuchia đánh bại 10 quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 17
vạn địch, giải phóng 5 tỉnh Đông Bắc và 4,5 triệu dân.

- Từ ngày 12 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3 năm 1971, Quân đội nhân dân Việt
Nam phối hợp với quân và dân Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn của
Mỹ với 4.50.000 quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 22.000 người. tên kẻ
thù. Khiến Mỹ và quân Sài Gòn phải rút khỏi Lào, giữ vững hành lang Đông
Dương.

- Đầu năm 1972, quân và dân ta đã lập công đánh Mỹ, Ngụy ở mặt trận phía
Nam. Sau 3 tháng chiến đấu, quân và dân ta đã chọc thủng 3 tuyến phòng thủ
quan trọng của Mỹ là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chiến lược
này của Mỹ có nguy cơ phá sản.

 Tóm tắt nội dung chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

- Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa
chiến tranh là chương trình 3 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Giai đoạn này dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm
1972. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ chuyển dần nhiệm vụ tác chiến mặt đất cho
quân đội Sài Gòn, rút dần quân tác chiến mặt đất của Mỹ ra khỏi miền Nam
Việt Nam. Đây được coi là công đoạn quan trọng nhất với 3 bước chính như
sau:

 Bước 1 (1969 – 1970): Mỹ sẽ bình định một số vùng quan trọng đông
dân, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng trên địa bàn do
Quân giải phóng kiểm soát. Ngoài ra, một số đơn vị chiến đấu của Mỹ
cũng được rút khỏi chiến trường Việt Nam, khống chế và đẩy lùi Quân
Giải phóng, khiến Quân Giải phóng không thể hoạt động ở quy mô đại
đội trở lên.
 Bước 2 (1970 – 1971): Giai đoạn này quân Giải phóng sẽ bị phân tán nhỏ
lẻ, không thể hoạt động cấp đại đội trở lên trong các vùng căn cứ, đồng
thời rút hầu hết quân Mỹ về nước.
 Bước 3 (1971 – 1972): Lúc này miền Nam sẽ được bình định. Lúc này,
các lực lượng vũ trang của Quân giải phóng không còn khả năng hoạt
động trong các vùng căn cứ ở biên giới Lào và Campuchia. Đồng thời,
quân đội Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực của
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngoài ra,
nó cũng sẽ rút toàn bộ lực lượng tác chiến trên bộ của Mỹ về nước.

- Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho Quân lực Việt Nam Cộng
hòa, trang bị cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa để có thể đương đầu với lực
lượng của Quân Giải phóng, trấn giữ miền Nam Việt Nam và Đông Dương
trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và
không rơi vào tay cộng sản.
- Giai đoạn 3: Hoàn thành mục tiêu Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố những
kết quả đã đạt được, Quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục
chiến đấu và chiến tranh kết thúc, hai miền Việt Nam sẽ trở thành hai quốc gia
riêng biệt.

 Kết quả và ý nghĩa của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
Kết quả của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh: Sau kháng chiến, quân và
dân ta đã giành thắng lợi to lớn, giúp nhân dân các miền hoàn toàn giải phóng.
Tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, trong đó điều kiện quan trọng nhất
là Mỹ phải rút khỏi miền Nam, miền Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ý nghĩa chiến lược của Việt Nam hóa chiến tranh

- Đã giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy cũng như chủ trương bình định của
dân tộc chúng, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Mang ý nghĩa đặc biệt là buộc Mỹ phải tuyên bố thất bại với chiến lược Việt
Nam hóa chiến tranh. Mang lại hòa bình cho đất nước chúng ta.

You might also like