You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


---o0o---

Bài thi hết môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG


ỨNG

(Học kỳ III nhóm 3 năm học 2021 – 2022)

Đề bài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu
gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm gạo Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Vinh


Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Số điện thoại:
Email:

Người chấm 1 Người chấm 2

HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH
TRANH
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics
1.1.1. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng
1.1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng
1.1.2. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics
1.1.2.1. Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics
1.1.2.2. Vai trò của hoạt động logistics
1.2. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh
1.2.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị
1.3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN
LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo
2.1.1 Một số nét chính về xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1.2 Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam
2.1.3 Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam
2.2 Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của
sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam
2.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
2.2.2 Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
2.2.3 Nhận xét chung
2.3.1.1Một số mặt tích cực
2.3.1.2Một số bất cập và nguyên nhân
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Giải pháp
3.2. Khuyến nghị
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của vấn đề
Lúa gạo được xem là cây lương thực quan trọng nhất với đời sống của người dân Việt Nam
Bản chất Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, tận dụng lợi thế về đất đai,
khí hậu, con người để sản xuất nông sản ... Vì vậy, nông nghiệp lúa gạo luôn là ngành kinh
tế và là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, xúc tiến xuất khẩu là công cụ giúp nước tôi hội nhập sâu rộng hơn. Ở một mức độ
nào đó, điều này giúp các mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta có cơ hội xuất khẩu ra
các nước trên thế giới. Năm 2020, Việt Nam vẫn được coi là một nước nông nghiệp lạc
hậu. Nhưng từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được coi là cường quốc nông nghiệp với thế
mạnh lớn nhất là cây lúa gạo
Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn lúa gạo ra thế giới, đóng góp lớn cho
nền kinh tế. Việc nhiều tấn lúa gạo bị ứ đọng do dịch Covid – 19 không thể xuất khẩu đã
không chỉ đặt ra bài toán thị trường tiêu thụ nông sản mà còn liên quan đến tất cả các khâu
trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam. Chi phí vận chuyển, kho bãi, thuê container
rỗng để chuyển hàng hóa… đều tăng khiến chi phí logistics tăng đáng kể. Chi phí hậu cần
của nông sản Việt Nam rất cao và mất lợi thế so với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và
Philippines. Chi phí này chiếm 30% giá thành, so với 12,5% ở Thái Lan và 14% trên thế
giới
Trước những băn khoăn trên, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động logistics của
chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm gạo Việt Nam” là cần thiết và cấp bách, thông qua đề tài này đưa ra những
đề xuất đóng góp để tiết kiệm được chi phí logistics của chuỗi cung ứng lúa Việt Nam.
Hình thành thị trường ổn định cho nông sản Việt Nam trong tương lai. Đồng thời đề ra
những giải pháp hữu ích để nâng cao vị thế của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “ Phân tích Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam”, mục tiêu
của chúng em là làm rõ thực trạng trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo hiện nay, phân tích
những khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng đến sản phẩm gạo Việt Nam. Qua đó đề xuất
những giải pháp hữu ích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hay các hộ nông dân sản xuất
lúa gạo. Tất cả để góp phần làm tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc
tế.
Chúng em xin cảm ơn thầy giáo Trần Văn Vinh đã hướng dẫn để chúng em có thể hoàn
thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện bài, có thể chúng em còn nhiều thiếu xót, mong
thầy cô thông cảm và nhận xét để chúng em có thể tiến bộ hơn trong những môn học sắp
tới.
Em xin chân thành cảm ơn !

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH


1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics
1.1.1 Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
- Khái niệm chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng (SUPPLY CHAIN) là một hệ thống tổ
chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt động....liên quan tới việc di
chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu
dùng.
- Quản lí chuỗi cung ứng: Quản lý chuỗi cung ứng là điều chỉnh thượng nguồn
(những nhà cung cấp) và hạ lưu (những khách hàng) để phân phối những giá trị tốt
nhất với chi phí thấp nhất có thể cho khách hàng. Như vậy chuỗi cung ứng bao gồm
cả logistics trong đó, nó là một phần chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng bao trùm
phạm vi rộng hơn logistics.
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng gồm 3 bộ phận chính: Thượng nguồn, trung lưu và hạ nguồn
- Thượng nguồnn (upstream supply chain): Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản
xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà sản xuất khác, các nhà lắp ráp…)
và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp. Trong phần thượng lưu củachuỗi
cung ứng, hoạt động chủ yếu là mua sắm
- Trung lưu (internal supply chain): Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty
để chuyển các đầu vào thành các đầu ra, các hoạt động chủ yếu là quản lý thu mua,
sản xuất và quản lý hàng lưu kho.4
- Hạ lưu (downstream supply chain): Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng
1.1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng
Hình 1: Mô hình chuỗi cung ứng cơ bản
Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức nhằm đưa toàn bộ các quy trình
của chuỗi cung ứng vào một trật tự logic. Điều này giúp người quản lý dễ dàng giám
sát và thúc đẩy đội ngũ đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Có rất nhiều loại mô hình chuỗi cũng ưng. Trong đó, SCOR là Mô Hình Tham
Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Operation Reference). Mô hình
này định ra các ứng dụng tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và yêu cầu chức
năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và các hoạt động
của chuỗi cung ứng. Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ chuẩn
để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh
doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành. Các công cụ của SCOR tạo giúp
cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả.
1.1.2 Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics
1.1.2.1 Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics
- Hoạt động logistics: Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hóa (sản phẩm hoặc
dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải
hàng hóa, xuất và nhận, quản lý kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản
trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra, logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm
nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ
khách hàng.
- Quàn lí hoạt động logistics: “Quản lý logistics là một phần của quản lý chuỗi cung
ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu
quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi
tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu củakhách hàng. Hoạt động của quản lý logistics cơ bản
bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật
liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định
cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các
chức năng của logistics cũng bao gồm việctìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất,
đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản lý logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và
tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với
các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông
tin.”
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động logistics
Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu nhằm cung
cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa
thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi
như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược
doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt
động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay được nhìn nhận như những nền kinh tế
liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc
gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ hai so với các hoạt động của các doanh
nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada
và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia
vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt qua biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã
trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ
đông của Toyota là người nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ
nhưng phần lớn xe Toyota bán tại Mỹ được sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở
hữu của Toyota. Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị
trường Mỹ thì rõ ràng Toyota là nhà sản xuất một số loại xe ô tô và xe tải có chất
lượng cao.
Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản
xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện,… tới sản phẩm cuối
cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài
toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ
sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa
thành phẩm, bán thành phẩm…Để giải quyết vấn đề này một cách có hiệu quả
không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và
ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh, đảm
bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm: Quá
trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và
phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao
nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho
luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thông nói chung và hoạt động logistics nói riêng
phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống
chế lượng hàng tồn kho pở mức tối thiểu
1.2. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh
1.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí

- Trong những năm qua, mặc dù có những biến động liên tục về giá gạo xuất khẩu
nhưng nhìn chung thì giá gạo của chúng ta vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của một số
nước trong khu vực là động lực thúc đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo và nâng cao chất
lượng gạo của Việt Nam để nâng sức cạnh tranh với gạo của Thái Lan trên các thị
trường khó tính khác. Chương trình xuất khẩu gạo của Việt Nam theo tổng kết của bộ
Thương Mại thì bán theo phương thức thanh toán tín dụng L/C đã dần chiếm tỷ trọng
cao và trở thành phương thức thanh toán chủ yếu. Đây là điều kiện để thu hút và giữ
khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp gạo Việt Nam có mặt trên thị trường
mới.

- Về giá cả và chất lượng gạo xuất khẩu thời gian qua cũng không ngừng được cải
thiện. Khoảng cách về giá xuất khẩu FOB so với các nước xuất khẩu truyền thống khác
(đặc biệt là Thái Lan) đã được rút ngắn đáng kể. Nếu như những năm đầu của thập kỷ
90 khoảng cách chênh lệch ở mức từ 50-60 USD/tấn (đối với từng loại gạo có phẩm
chất tương tự và các điều kiện thương mại giống nhau), có loại chênh lệch tới gần
100USD/tấn thì những năm gần đây chỉ còn từ 15-39 USD/tấn. Giống lúa và chế biến
vẫn là hai khâu có ảnh hưởng lớn nhất tới chất lượng gạo xuất khẩu.

- Quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo là rất cần thiết với vai trò tổ chức
xuất khẩu, phân bổ và quản lí hạn ngạch hay về vấn đề chỉ đạo giá cả, chỉ đạo việc thu
mua lúa, về mối quan hệ, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lí nhà nước để có thể tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng ngày càng
phát triển.

1.2.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị

- Theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu, gạo Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu thu
mua với giá cao do chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện. Hơn nữa, cơ cấu chủng
loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã và đang dần dần chuyển dịch sang các loại gạo có
giá trị gia tăng cao như gạo thơm chiếm 27,15% trong tỷ trọng tổng lượng gạo xuất
khẩu, gạo japonica chiếm 3,39%, gạo nếp chiếm 9,26%…Điều này góp phần nâng cao
giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 với giá xuất khẩu bình quân
đạt khoảng 493 USD/tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2019.
- Đánh giá về giá gạo xuất khẩu tăng cao có ảnh hưởng đến cạnh tranh của gạo Việt
Nam trên thị trường thế giới, theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu, đồng baths và đồng
rupee đang có xu hướng giảm giá so với USD đã góp phần làm giảm giá gạo xuất khẩu
của Thái Lan và Ấn Độ, trong khi đồng Việt Nam tương đối ổn định.
- Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực và gần đây
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp Việt Nam tổ chức lại khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản
phẩm nhằm đáp ứng các quy định khắt khe của các thị trường khó tính.
1.3. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động
logistics
Theo đánh giá, những năm gần đây, logistics Việt Nam đã có sự đầu tư và phát triển,
tăng trưởng hàng năm từ 14-16%, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, với giá trị 40-42
tỷ USD/năm. Logistics phát triển đã góp phần khắc phục hạn chế của ngành nông
nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch
so với trước đây. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, logistics phục vụ sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản của Việt Nam do mới phát triển nên còn nhiều hạn chế, nhất
là so với yêu cầu của một nước sản xuất nông sản hàng đầu, khối lượng nông sản tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu đều lớn như ở nước ta.

Thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, hiện
nay 95% số doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp trong nước. Số
lượng doanh nghiệp nhiều song chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về
vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế. Các doanh nghiệp dịch vụ
logistics cũng chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng và giữa doanh
nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy, ở cả chiều mua và
bán doanh nghiệp logistics trong nước đang đứng trước nhiều hạn chế về sân chơi. Đây
cũng là thực tế của các doanh nghiệp logistics trong nông nghiệp.
Cùng với đó, hạ tầng kho bãi tại các cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu lưu giữ hàng
hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hệ thống kho lạnh. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang tải
hàng hóa còn thiếu. Hiện nay, việc xếp dỡ hàng hóa nông sản chủ yếu bằng thủ công là
chính, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hoá.

Các chuyên gia cho biết, hoạt động logistics phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng, nếu
không có cơ sở hạ tầng thì logictics không thể hoạt động được. Hiện tại, dịch vụ
logistisc của nước ta mới phát triển mạnh ở một số tỉnh, thành phố thuộc các khu vực
kinh tế trọng điểm, trong khi nhiều vùng tập trung sản xuất hàng hóa nông sản lại thiếu
vắng loại hình dịch vụ này. Kênh phân phối và bảo quản sản phẩm nông sản chủ yếu
qua các chợ đầu mối và chợ dân sinh, trong khi hệ thống này chưa đáp ứng được yêu
cầu bảo đảm cung ứng số lượng lớn và chất lượng nông sản phục vụ tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu.
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI
THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo
2.1.1 Một số nét chính về xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trước năm 1986, Việt Nam , phải nhập khẩu gạo do sản xuất trong nước không đáp
ứng được nhu cầu nội địa. Lượng gạo Việt Nam nhập khẩu vào cuối những năm 1960
và trong năm 1976 còn vượt quá 1 triệu tấn/năm.  (Hình 1).
Chính sách đổi mới năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền
kinh tế thế  giới và triển khai những chính sách quan trọng trong phát triển nông
nghiệp, nhờ đó sản xuất lúa gạo của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Năm 1989, Việt
Nam lần đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu.
Trải qua hơn 30 năm (1989-2021), đến nay, hạt gạo Việt Nam đã có mặt ở hơn 172
nước/vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, trị giá
310 triệu đôla vào năm 1989. Sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên 2 triệu tấn vào năm
1995, 3 triệu tấn vào năm 1996, 4 triệu tấn vào năm 1999, 5 triệu tấn vào năm 2005, 6
triệu tấn vào năm 2009 và 7 triệu tấn vào năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
Nam đã để lại những dấu ấn khi đạt mốc 1 tỷ đôla vào năm 1998, 2 tỷ đôla vào năm
2008 và 3 tỷ đôla vào năm 2010. Gạo hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam và của Trung tâm Thương mại quốc tế
( ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001. Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6.249,114
nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm 12,75% thị phần
xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%).
2.1.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 79 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Á
và châu Phi là 2 khu vực xuất khẩu gạo chính, lần lượt chiếm 67,68% và 21,59% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019. Trung Quốc là thị trường xuất
khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong suốt giai đoạn 2012-2018. Tuy nhiên, đến năm
2019, vị trí này của Trung Quốc đã thuộc về Philippines chiếm 36,49% kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam. Các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống khác của Việt Nam
bao gồm Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Ghana, có thị phần dao động trong
khoảng 8,74-10,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. (Hình 2)    
   

2.1.1.3. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam


Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động quanh ngưỡng 350-400$/M trong phần lớn
giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2020. Tuy nhiên, từ tháng 2/2020, giá gạo của
Việt Nam đã tăng lên, đạt mức 450-520$/MT. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng
một phần là do chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện, chủng loại gạo xuất
khẩu cũng dần chuyển sang những loại gạo có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 từ cuối năm 2019, việc Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo
một thời gian, vận tải quốc tế bị gián đoạn và hiện nay là tình trạng khó thuê vỏ
container rỗng để vận chuyển gạo xuất khẩu đã đẩy giá gạo lên cao.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2021 luôn thấp hơn giá gạo của
Mỹ và Uruguay nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ và Pakistan. Giá gạo xuất khẩu của
Việt Nam cơ bản thấp hơn của Thái Lan. Tuy nhiên, từ đầu tháng 2/2021, giá gạo của
Việt Nam đã cao hơn một chút so với Thái Lan. Do nguồn cung gạo của Thái Lan được
dự báo gia tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nên giá gạo của Thái Lan có xu hướng
giảm. Trong khi đó, nguồn cung của Việt Nam bị hạn chế trong giai đoạn giao mùa và
cước vận tải gia tăng do khó thuê container. Đây chính là điều bất lợi với xuất khẩu gạo
của Việt Nam khi một số nước bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu gạo từ các nước
khác để hưởng giá gạo thấp hơn. (Hình 3)
2.1.1.4. Lợi thế so sánh của gạo Việt Nam

so sánh trong xuất khẩu sản phẩm j của nước i; Xij là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j
của nước i; Xi là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i; Xwj là kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm j của toàn thế giới; Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới. Nếu RCA <
1, nước i không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j. Nếu 1 < RCA ≤ 2, nước i có lợi
thế so sánh thấp đối với sản phẩm j. Nếu 2 < RCA ≤ 4, nước i có lợi thế so sánh trung
bình đối với sản phẩm j. Nếu RCA ≥ 4, nước i có lợi thế so sánh cao đối với sản phẩm j
[9].
Thành tựu trong xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua đã khẳng định vị trí của
Việt Nam trên thị trường gạo thế giới. Hệ số RCA của Việt Nam cho thấy nước ta có
lợi thế so sánh rất cao về gạo. Tuy nhiên, lợi thế này có xu hướng giảm dần. RCA của
Việt Nam đạt 24,52 - 44,52 trong suốt giai đoạn 2001 - 2012. Hệ số này giảm xuống chỉ
còn 12,23 - 16,27 trong giai đoạn 2013 - 2015 và dao động quanh mức 7,13 - 9,43 kể từ
năm  2016. Hiện nay, RCA về gạo của Việt Nam là 7,13.
Hình 4 cho thấy, trước năm 2012, Việt Nam có lợi thế so sánh về gạo cao hơn hẳn Ấn
Độ, Thái Lan, Mỹ và Trung Quốc. RCA của Việt Nam chỉ thấp hơn so với Pakistan.
Tuy nhiên, Việt Nam đã đánh mất lợi thế trong xuất khẩu gạo, khi RCA giảm dần và ở
mức thấp hơn so với RCA của cả Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan kể từ năm 2013. Hệ số
RCA < 1 cho thấy, Mỹ và Trung Quốc không có lợi thế so sánh về gạo.
2.1.2 Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam

6 nhỏ ven sông . Khi các nhà xuất khẩu đặt hàng hoặc chào giá mua hợp lí thì hàng sáo
sẽ giao gạo nguyên liệu tại nhà máy của nhà xuất khẩu hoặc giao gạo thành phẩm tại
cảng giao hàng do nhà xuất khẩu chỉ định. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan
đường sông. Hàng sẽ được giao lên tàu tại phao chỉ định ở cảng Sài Gòn, thời gian chờ
giao hàng từ 2-3 ngày. Xuất khẩu theo mô hình này phổ biến là gạo trắng 15-25% tấm
theo điều kiện FOB cảng Sài Gòn. Theo mô hình này, phần lớn là cung ứng gạo cho các
hợp đồng G2G, B2G và các thị trường có nhu cầu gạo phẩm cấp trung bình như
Philippines, Indonesia, Cuba, Châu Phi,... Qui trình gạo thường khó đảm bảo độ thuần
chủng nên giá không cao. Đặc điểm kinh doanh của mô hình: • Gạo nguyên liệu chuyển
đến doanh nghiệp xuất khẩu qua nhiều cấp hàng sáo • Không truy xuất được nguồn gốc
gạo nguyên liệu. Chất lượng gạo không ổn định • Qui trình chế biến gạo qua hai giai
đoạn, giai đoạn đầu tiên được thực hiện bởi các nhà máy nhỏ, với công nghệ lạc hậu, do
vậy chất lượng gạo không cao • Vận chuyển xuất khẩu theo xà lan đường sông tải trọng
từ 100-1000 tấn đến cảng Sài Gòn theo yêu cầu của khách hàng ➢ Sơ đồ 2:Mô hình B
( Đầu tư vùng lúa chuyên canh- Xuất khẩu) Hàng sáo mua lúa trực tiếp của nông dân từ
các vùng lúa chuyên canh để cung ứng cho đơn hàng của các nhà xuất khẩu theo mức
giá thỏa thuận vào thời điểm mua. Hoặc nhà xuất khẩu mua lúa trực tiếp từ nông dân.
Lúa/gạo nguyên liệu được giao đến các nhà máy của nhà xuất khẩu. Gạo nguyên liệu
được lau bóng, tách hạt khác màu (sortex), phối trộn và đóng gói theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu. Gạo xuất khẩu chủ yếu bán theo điều kiện CNF, CIF hoặc FOB. Phương
tiện vận chuyển chủ yếu là xà lan đường sông và đóng container tại ICD của cảng Sài
Gòn đối với các tỉnh ven Sông Hậu hoặc vận chuyển bằng xe container theo quốc lộ 1A
về cảng Sài Gòn, thời gian vận chuyển trung bình 4 – 5 giờ đối với hàng hóa từ Tiền
Giang và Long An. Gạo xuất khẩu theo mô hình này chủ yếu đáp ứng cho các đơn hàng
theo hợp đồng đi những thị trường gạo cao cấp như Hongkong, Ả rập Xeut, Úc, Hàn
Quốc...Theo các doanh nghiệp, mức lời đối với những đơn hàng này thường cao hơn
mô hình A, đạt trung bình từ 40 – 50 USD/tấn. Đặc điểm kinh doanh của mô hình:
Nông dânNông trườngNhà máy xay xátCông ty xuất khẩuCông ty vận chuyểnCảng Sài
GònNhà nhập khẩu
7 • Vùng nguyên liệu gieo trồng giống lúa cho gạo thơm đáp ứng yêu cầu của thị
trường cao cấp. • Kiểm soát được chất lượng và giống gạo tại nguồn cung cấp, gạo
đồng nhất • Cơ giới hóa các khâu thu hoạch, vận chuyển, dự trữ, xay xát theo qui trình
khép kín, tỷ lệ hao hụt thấp. • Thực hiện chuỗi cung ứng đầu vào và đầu ra cũng thuận
lợi, hiệu quả hơn • Tuy nhiên, chi phí đầu tư sẽ cao hơn nhiều và qui mô diện tích đất
canh tác phải lớn. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với quá trình cơ giới hóa
nông nghiệp của Việt Nam hiện nay
2.1.3 Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam
2.2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam
2.2.1 Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
Các nhóm chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo bao gồm: chi phí vận tải, chi phí
cơ hội vốn và chi phí bảo quản hàng hóa
- Chi phí vận tải : chi phí cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa , chiếm khoảng 60%
tổng chi phí logistics.
- Chi phí cơ hội vốn: lãi tối thiểu mà nhà đầu tư nhận được khi đầu tư cho hoạt động
khác không phải hàng hóa dự trữ
- Chi phí bảo quản hàng hóa: chí phí bảo hiểm hàng hóa, đền bù cho hàng hư hỏng,
thuê kho bãi, xuất nhập hàng ra vào kho, bảo quản hàng hóa.
Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết: ngày 5.1.2021, giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam vẫn ổn định ở mức 393-397 USD/tấn (gạo 5% tấn), 373-377 USD/tấn
(gạo 25% tấn), 328-332 USD/tấn (gạo 100% tấn), thì giá gạo tương ứng của Thái Lan
đã tăng 12 USD/tấn (gạo 5% tấn), 7 USD/tấn (gạo 25% tấn) và 1 USD/tấn (gạo 100%
tấn). Theo đó, mức chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%
còn so với Singapo thì cao hơn gấp 3 lần. Mức chi phí vận tải chiếm tới 50 % tổng số
chi phí của chuỗi cung ứng, kho bãi chiếm 30%. Lý do chính theo tổng hợp từ các
doanh nghiệp, giá cước vận chuyển đi các thị trường trọng điểm nhập khẩu lúa gạo từ
tháng 1/2021 cho tới tháng 6/2021 luôn trong chiều hướng tăng với biên độ rất cao và
không có dấu hiệu ngừng lại. Hãng vận chuyển đưa ra lý do là hệ lụy từ dịch bệnh
COVID-19 dẫn đến thiếu hụt container. Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
chưa đồng bộ, trong khi kết nối vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ còn nhiều hạn
chế. Về vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, cảng, đường sắt và CNTT được
cho là kém trong dịch vụ hậu cần tại Việt Nam. Vào mùa cao điểm xuất khẩu, những
tuyến đường bộ kết nối vào các cảng tại TP. Hồ Chí Minh (đặc biệt cảng Cát Lái)
thường xuyên bị tắc nghẽn nên các doanh nghiệp thường phải dự phòng thời gian vận
chuyển dài hơn 1,5 lần so với thường ngày để đảm bảo giao hàng đúng hạn. Mặc dù
vận chuyển đường thủy nội địa của Việt Nam được đánh giá khá tốt so với các nước
khác, vấn đề tắc nghẽn làm tăng chi phí vận chuyển vẫn thường xuyên xảy ra. Vận
chuyển gạo bằng đường thủy từ ĐBSCL tới cảng Sài Gòn bắt buộc phải đi qua kênh
Chợ Gạo, Tiền Giang nên vào mùa cao điểm, để thông tuyến vận chuyển có thể mất 24-
36 giờ. Hải quan và truy xuất, theo dõi đơn hàng lần lượt là hai tiêu chí mà Việt Nam
cần chú ý đuổi kịp Thái Lan trong các thành phần LPI. Mặc dù cước phí vận chuyển
gạo từ ĐBSCL về cảng Sài Gòn giảm mạnh trong vài năm vừa qua và có tính cạnh
tranh cao, dịch vụ vận chuyển nội địa chủ yếu thuê ngoài và thường không có công
nghệ cung cấp dịch vụ theo dõi trong quá trình vận chuyển. Về thủ tục hải quan, trong
các chứng từ cần thiết kèm theo giao hàng, trong khi các giấy cứng nhận khác được
hoàn thành thủ tục trong 1 – 2 ngày, giấy chứng nhận an toàn sức khỏe cần thời gian
chứng nhận dài nhất (7-10 ngày). Ngoài thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển từ Việt
Nam đến Philippines (27USD/tấn) cao gấp 2,25 lần so với chi phí này của Thái Lan.
Mới đây, tại hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan do
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ
chức (chiều 8.12), nhiều doanh nghiệp phản ánh về tình trạng bị các hãng tàu thu phí
"mất cân bằng vỏ container" (để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về nơi có
nhu cầu xuất hàng) với mức thu rất cao.
Trong khâu bảo quản, tổng tích lượng kho chứa lúa gạo cả nước đạt 5,38 triệu tấn, chủ
yếu đặt tại Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó 4,36 triệu tấn kho chứa gạo và 1,02
triệu tấn kho chứa lúa. Chưa tính đến việc dự trữ lúa giúp thời hạn bảo quản dài hơn (1-
2 năm) và lúa cũ (đã chín sinh học hoàn toàn sau khi dự trữ trên 6 tháng) cho gạo chất
lượng tốt hơn gạo chế biến từ lúa mới, công suất tích lượng dự trữ lúa hiện nay còn quá
thấp, không đáp ứng được nhu cầu. Sự chênh lệch tích lượng kho chứa lúa - gạo cũng là
một yếu tố gây mất hiệu quả trong khâu dự trữ-bảo quản. Doanh nghiệp chủ yếu xây
dựng kho dự trữ gạo quy mô nhỏ để đáp ứng nhu cầu khi có đơn hàng; trong khi đó,
nếu doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho chứa lúa sẽ cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành
thường xuyên tăng. Hơn nữa, việc xây dựng kho lúa sẽ buộc doanh nghiệp phải tính
đến kế hoạch tự thu mua lúa lâu dài, xây dựng hệ thống sấy – xay xát; đây đều là những
phương án kinh doanh mà doanh nghiệp không ưu tiên đầu tư.Tỷ lệ tổn thất sau thu
hoạch tại Việt Nam hiện là 13,7%, cao hơn nhiều so với Thái Lan (6,1-9,1%), Ấn Độ
(6%). Theo ước tính của Phân Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch Việt Nam
2011, cơ cấu tổn thất sau thu hoạch tại Đồng bằng Sông Cửu Long như sau: thu hoạch
3%, vận chuyển 0,9%, phơi sấy 4,2%, bảo quản 2,6%, xay xát 3%. Nguyên nhân chính
gây ra tổn thất sau thu hoạch là ở khâu sấy và bảo quản do công nghệ và quy trình thực
hiện ở những khâu này chưa tốt. Tổn thất sau thu hoạch cao chính là giá trị hụt đi so với
giá trị tiềm năng, gây thiệt hại cho tất cả các phân cấp trong chuỗi cung ứng nhưng
chưa được tính toán đầy đủ. Sự tồn tại của quy trình chế biến kém cạnh tranh này đã có
từ lâu do tập quán sản xuất – kinh doanh qua nhiều phân cấp trung gian và trữ gạo tại
nhiều cấp khác nhau trong chuỗi cung ứng để bất cứ phân cấp trung gian nào cũng có
thể đáp ứng ngay nhu cầu tức thì của thị trường trong, ngoài nước. Các doanh nghiệp
lương thực thu mua gạo chỉ quan tâm đến độ khô, độ trắng và độ trọng, thay vì chất
lượng dinh dưỡng, mùi thơm, hình dáng, hay thời gian nấu như một số tiêu chuẩn quốc
tế đang được ưa chuộng tại thị trường cao cấp. Ngoài ra, sự phân khúc trong chế biến
làm tăng tỷ lệ tổn thất chung của ngành lúa gạo và không có phân cấp nào trong chuỗi
cung ứng quan tâm tới chất lượng cũng như thương hiệu hạt gạo cuối cùng cung cấp
cho thị trường.
Chi phí logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo bắt nguồn từ các giai đoạn trong
quy trình logistics xuất khẩu gạo. Mỗi một khâu, doanh nghiệp sẽ thu được một mức lợi
nhuận nhất định, và từ đó làm chi phí tiền đề cho các khâu hoạt động sau.
Hiện nay, việc tìm cách cắt giảm chi phí, tức tạo ra lợi thế về chi phí cho chuỗi cung
ứng xuất khẩu gạo đang rất được quan tâm và là một vấn đề cấp thiết. Để làm được
điều đó, doanh nghiệp và nhà nước ta cần điều chỉnh nhiều yếu tố, đặc biệt là tối ưu hóa
công đoạn và cắt giảm chi phí không cần thiết. Giảm chi phí vận tải đang là vấn đề
được quan tâm đầu tiên vì vận tải là hoạt động kinh tế quan trọng nhất trong các hoạt
động logistics. Khoảng 1/3 đến 2/3 chi phí logistics của doanh nghiệp là chi phí vận tải.
Chính vì vậy việc cắt giảm chi phí vận tải có tầm quan trọng trong việc cắt giảm chi phí
logistics. Việt Nam đang thực hiện tái sử dụng những phương tiện vận chuyển để tiết
kiệm chi phí, đồng thời thực hiện quy hoạch giao thông đồng bộ nhằm tạo ra các cơ sở
hạ tầng giao thông với chất lượng tốt hơn, rút ngắn thời gian di chuyển. Đặc biệt lưu
thông hàng hóa là lúa gạo với nhiều con đường khác đường bộ như đường thủy, đường
sắt để tránh áp lực. Việc chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực cũng rất quan trọng trong
việc cắt giảm chi phí Nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistic chỉ đáp ứng được
khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistic mỗi
năm tăng 20-25%. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh về
chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có
trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân
viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên.. Để không
tốn nhiều tiền vào những nhân công thừa thãi không mang lại năng xuất, các doanh
nghiệp logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu lúa gạo đã sàng lọc lại nhân lực của
mình, đào tạo cho những nhân công ấy trình độ tốt hơn, năng suất cao hơn và hưởng
mức lương xứng đáng với công việc.
2.2.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây lúa gạo. Vì vậy
hàng năm, sản lượng lúa gạo xuất khẩu của đất nước ta thuộc hàng top trên thế giới với
nhiều giống lúa và gạo đa dạng, chất lượng tốt.
Về vị trí địa lý: Lịch sử nông nghiệp thế giới đã xác định 4 trung tâm nông nghiệp
đầu tiên của loài người là: Trung Đông với lúa mì, lúa mạch, đậu Hà Lan; Trung Mỹ
với ngô và khoai lang, Đông Nam Á với lúa nước, Bắc Trung Quốc với cao lương. Như
vậy, Việt Nam thuộc một trong bốn trung tâm nông nghiệp đầu tiên với cây lúa nước là
đặc trưng. Khoa học Việt Nam năm 1964 khẳng định: “ Việt Nam nếu không phải là
trung tâm duy nhất xuất hiện cây lúa trồng thì cũng là một trong những trung tâm sớm
nhất”. Như vậy, có thể nói cây lúa nước là cây bản địa của Việt Nam. Việt Nam nằm ở
vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương, đây là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu
kinh tế sôi động nhất và hứa hẹn cho những bước phát triển của ngành công nghiệp lúa
gạo trong tương lai. Việt Nam năm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ
thống biển là cửa ngõ không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn đối với nền kinh
tế của nhiều quốc giai khác. Đây là điều vô cùng thuận lợi so với các nước khác nằm
sâu trong lục địa hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra hoạt động thương mại quốc tế. Lợi
thế về mặt địa lý của nước ta đang rất thuận lợi tạo ra một môi trường kinh tế năng
động, linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng thị trường trao đổi
hàng hoá và các hoạt động dịch vụ. Như vậy, việc xuất khẩu lúa gạo đối với nước ta vô
cùng thuận lợi.
Ví dụ: Chi phí vận chuyển gạo từ Thái Lan sang Philipine khoảng 31 – 32 USD/ tấn,
trong khi chi phí này của Việt Nam sang Philipine chỉ khoảng 25 USD/ tấn. Giá cước
vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama là 1304 USD/ tấn trong khi từ Ấn
Độ là 1470 USD / tấn

Về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái: Quá trình phát triển của cây lúa nước bao
gồm 5 thời kỳ, tất cả các thời kỳ cây lúa đều đòi hỏi nhiệt độ lớn hơn 20 độ C, được
tưới thường xuyên, có lượng nhiệt đủ lớn để cây đẻ nhánh và làm hạt tốt...Điều kiện
nước ta hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đó. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm
có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20 độ C, khí hậu ấm
áp có tổng bức xạ mặt trời lên tới 140 – 200 kilo calo/1cm2/năm, số giờ nắng trong năm
đạt trung bình 1200giờ/năm và tập trung mạnh vào thời kỳ làm hạt của lúa, góp phần
cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm của nước ta rất lớn, trung bình 1500 –
2000mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, chỉ tính dưới lớp đất dày 1m lượng
nước dự trữ đã là 100 –150mm, hệ thống sông ngòi dày dặc...là điều kiện tiên quyết cho
sản xuất lúa nước phát triển vì nó đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa.
Ngoài ra hệ thống sông ngòi dày đặc cũng đem lại cho Việt Nam nhiều đồng bằng
thung lũng, tạo nền tảng cho ruộng lúa nước ra đời ở nước ta. Ngoài ra, nước ta có điều
kiện và sinh thái khá phong phú và đa dạng. Với sự hình thành 7 vùng sinh thái khác
nhau mỗi vùng có đặc thù và thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Với
việc bố trí cây trồng, vật nuôi... mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, đặc biệt có
nhiều tiểu vùng “sinh thái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây đặc sản có
giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được tạo cho nông sản Việt Nam có năng suất sinh
học cao và có những đặc trưng về “hương vi - chất lượng” tự nhiên được thế giới ưa
thích, là những lợi thế trong cạnh tranh về tính độc đáo của nông sản Việt Nam.
Nước ta có hai vựa lúa với sản lượng rất lớn: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là
hai vựa lúa lớn nhất của cả nước, được đánh giá vào loại phì nhiêu trên thế giới. Đồng
bằng sông Hồng là đồng bằng lớn có diện tích 1,5 triệu ha được bồi đắp do hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình, đây cũng là đồng bằng cổ màu mỡ trên thế giới được bồi
tụ hàng tỉ tấn đất mỗi năm, chỉ tính 1m3 nước vào mùa khô cũng chuyển 0,5 kg phù sa.
ĐBSH có chứa hàm lượng đạm amôn, lân, nirat và các nguyên tố vi lượng khác khá
cao, độ PH đạt trị số 6 – 6.5 được xem như trung tính. Các điều kiện trên hoàn toàn phù
hợp để chúng ta phát triển cây lúa nước theo hướng thâm canh cho năng suất cao, sản
lượng tăng hàng năm đạt 4%, tạo ra 1 triệu tấn thóc hàng hoá 1 năm. Ngoài ra, ĐBSH
là đồng bằng cổ có lịch sử khai thác hơn 4 triệu năm nên đát canh tác thuần thục lâu
năm. Đến nay cùng với ĐBSCL, ĐBSH đã khẳng định được vai trò quan trọng của
mình trong sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Đồng bằng sông
Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta được hình thành chủ yếu do phù sa hệ thống
sông Mê Kông bồi tụ hàng năm. Đất phù sa sông Cửu Long có rất nhiều tính trội, lượng
đạm, lân, và các chất khác trong đất khá cao: cứ 1 lít nước ĐBSCL chứa 2.4 mg đạm,
0.6 mg lân. Giữa thế kỷ 19 diện tích lúa ở ĐBSCL đây là 20 vạn ha, đến nay đã mở
rộng ra 4 triệu ha, đất đai bình quân trên đầu người khoảng 0.4 ha/người.. Sản lượng lúa
ĐBSCL tăng 7% một năm và tạo ra từ 5.5 – 6.2 triệu tấn thóc hàng hoá chiếm hơn 70%
lượng gạo xuất khẩu của cả nước hàng năm. Với kết quả đó ĐBSCL giữ vị trí chiến
lược trong xuất khẩu lúa gạo nước ta. Như vậy, với các đặc điểm lý, hoá, tính cả hai
đồng bằng lớn nước ta đều có những ưu điểm nổi trội, hoàn toàn phù hợp với sự phát
triển cây lúa nức cho năng suất cao. Với độ màu mỡ và đặc điểm điểm thời tiết khí hậu
– mùa vụ cho phép ĐBSH và ĐBSCL sản xuất lúa quanh năm (2 - 3 vụ/năm) trên diện
rộng và thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, lúa đặc sản có năng suất cao. Có thể nói
sản xuất lúa của chúng ta không thua kém gì với Thái Lan mà còn đáp ứng được tính đa
dạng về chủng loại và phẩm cấp gạo cho thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng hiện nay
trên thế giới. Với đặc điểm trên, sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúa nước
dã có nhiều thuận lợi cơ bản, chứa đựng những “tiềm năng” về lợi thế cạnh tranh của
ngành nông sản trên thị trường. Đó là: năng suất, chất lượng và chi phí sản xuất
thấp...Nhờ lợi thế vốn có mà trong nhiều năm qua tuy xuất khẩu ở nước ta chỉ ở dạng
nguyên liệu thô hoặc có sơ chế nhưng vẫn có lãi.
Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha,
trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng diện tích đất trồng
lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giành cho trồng lúa của Ấn Độ
còn lại khoảng 2,4 triệu ha… So với các quốc gia này ( đều là những nước xuất khẩu
gạo lớn trên thế giới), thì khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam còn
tương đối cao thêm vào đó, một số nước như Philipine, Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ
do tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên diện tích đất lúa khó có thể
mở rộng, và diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây
lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam có
nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có thể tăng sản lượng so
với các quốc gia khác
Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào. Hiện nay với 37 triệu người đang ở trong độ
tuổi lao động ( chiếm 50 % dân số ), hàng năm có khoảng 1 - 1,2 triệu người đến tuổi
lao động. Lao động Việt Nam hơn 60 % hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với các
ưu thế đặc trưng là cần cù, thông minh và có khả năng tiếp thu nhanh chóng khoa học
công nghệ... thu nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP)
của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine ( 2,852 USD) ; Indonesia
(3,064 USD) ; Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng
lao động dồi dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên
thị trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu
Việt nam. Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan : chi
phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33
lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% - 80%
chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 –
110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 – 150 USD/tấn.
Hiện nay, thị trường tiêu dùng ngày càng khó tính đòi hỏi chất lượng lúa gạo xuất
khẩu của Việt Nam phải được nâng cao. Vì vậy, các khâu chọn giống, phân phối giống,
phân bón, thuốc bảo quản thực vật phải rất nghiêm ngặt và thuộc sự quản lí của Nhà
nước, Nhà nước hỗ trợ nhân dân làm nông đẩy mạnh năng suất.
Tùy theo đặc điểm khí hậu và điều kiện đất đai của từng vùng mà Nhà nước ta quy định
giống lúa của từng vùng. Ví dụ Đồng bằng sông Hồng có đất đai mầu mỡ phù hợp với
các giống gạo thơm, còn vùng Đồng bằng Sông cửu Long dễ bị nhiễm mặn nên cần
giống lúa chịu mặn tốt.
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đang thi hành nhiều “Chính sách khuyến nông” nhằm hỗ
trợ và động viên nhân dân trong sản xuất lúa gạo. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa
100% kinh phí xây dựng mô hình khuyến nông sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo định
mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Ngân sách nhà nước hỗ trợ
100% kinh phí tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền để phát triển sản xuất nông
nghiệp hữu cơ theo chương trình, dự án, nhiệm vụ khuyến nông được cấp có thẩm
quyền phê duyệt
2.2.3 Nhận xét chung
2.3.1.1 Một số mặt tích cực
- Điểm mạnh:
 Nguồn lực sản xuất cạnh tranh: diện tích lớn, nguồn lao động nông
nghiệp dồi dào
 Thời tiết thích hợp nên sản lượng lương thực tăng ổn định, phucj vụ
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Cơ hội:
 Thị trường xuất khẩu vẫn lớn đối với gạo cấp trung và cấp thấp
 Được sự hỗ trợ từ Chính phủ: Đầu tư lớn vào hạ tầng nông thôn
giúp sản xuất và vận chuyển sản phẩm dễ dàng hơn. Chọn một số
giống gạo tốt làm chủ lực xuất khẩu để hỗ trợ nâng cao chất lượng
và xây dựng thương hiệu trên thị trường thế giới giúp cải thiện tình
hình sản xuất lúa gạo theo hướng tăng chất lượng và giá trị
2.3.1.2 Một số bất cập và nguyên nhân

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ


3.1. Giải pháp

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, Việt
Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là cần chú ý
tới việc nâng cao chất lượng gạo. Thực tế cho thấy, các nước nhập khẩu luôn quan
tâm đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản như gạo.
Các nước xuất khẩu gạo lớn khác đều chú trọng đến chất lượng gạo và xây dựng các
thương hiệu gạo của mình. Thái Lan nổi tiếng với gạo thơm gạo tám, gạo lài thơm
(jasmine). Ấn Độ và Pakistan nổi tiếng với gạo Basmati. Nhiều nước nhập khẩu gạo,
nhất là các nước châu Âu, rất thích gạo thơm và gạo Phka Romdoul của Campuchia.
Chính vì vậy, nâng cao chất lượng gạo sẽ giúp Việt Nam nâng cao được khả năng
cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó, Việt Nam cần phát triển
các loại gạo mới có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, xây dựng và đăng ký bảo hộ
các thương hiệu gạo có chất lượng. Việc này đòi hỏi việc đẩy mạnh hơn nữa liên kết
“4 nhà” (Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Người nông dân - Nhà nước)  trong ngành
lúa gạo.
- Các nhà khoa học cần phát huy vai trò trong việc nghiên cứu tạo ra những giống
lúa mới có chất lượng, xây dựng quy trình sản xuất lúa gạo hiện đại, đáp ứng những
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận như VietGap hay Global Gap,
sản xuất theo hướng hữu cơ; phổ biến những quy trình sản xuất đó cho người nông
dân thông qua các chương trình, dự án đào tạo hay chuyển giao công nghệ. Những
quy trình sản xuất này cần được ứng dụng công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc và
thông tin về sản phẩm.
- Các doanh nghiệp cần phát huy vai trò trong việc đầu tư cho các dự án nghiên cứu
của các nhà khoa học, xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại trong khâu chế biến, bảo quản lúa gạo. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp về
vốn và chính sách bao tiêu gạo đầu ra hấp dẫn dựa trên nền tảng chia sẻ lợi ích sẽ
giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất.
- Người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của mình,
tuân thủ theo quy trình sản xuất được các nhà khoa học hướng dẫn từ khâu làm đất,
chọn giống, gieo hạt, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến, bảo quản để có thể cung
ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo những sản phẩm có chất lượng, đảm bảo
đáp ứng các tiêu chuẩn như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…  
- Nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo trong phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo
của Việt Nam. Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất lúa
gạo gắn với tín hiệu của thị trường, nâng cao chất lượng gạo theo hướng đáp ứng các
tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Chính phủ cần có chiến
lược quy hoạch các vùng nguyên liệu tiềm năng, những chính sách hỗ trợ vốn thuận
lợi cho người nông dân và các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cũng
như những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành lúa gạo.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng gạo, Việt Nam cũng cần chú ý phát triển thị
trường theo hướng duy trì thị trường truyền thống và đồng thời phát triển thị trường
mới, đặc biệt, khi nhiều nước nhập khẩu châu Á và châu Phi có xu hướng phát triển
đảm bảo tự túc lương thực. Do đó, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế điều hành xuất
khẩu và quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo thuận lợi cho thương nhân
tham gia xuất khẩu gạo. Ngoài việc Nhà nước đàm phán mở cửa và phát triển thị
trường thông qua các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế
giới, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu những quy định trong các hiệp
định đó để có thể tận dụng được tối đa các ưu đãi theo hiệp định; nghiên cứu thị
trường nhập khẩu để nắm rõ yêu cầu của nước nhập khẩu đối với sản phẩm gạo.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tích cực trong các hoạt
động xúc tiến thương mại thông qua việc tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm trên
website của doanh nghiệp, tham gia các hội chợ, triển lãm, thành lập văn phòng đại
diện ở nước ngoài, tham gia các sàn giao dịch nông sản… để người tiêu dùng nước
ngoài có nhiều cơ hội biết đến gạo Việt Nam hơn.
3.2. Khuyến nghị

* Mở rộng thị trường xuất khẩu

- Trong thời gian tới, cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc biệt chất lượng gạo, nên coi đó là
một phương sách mở rộng thị trường gạo cao cấp như Châu Âu, Bắc Mỹ,… từ uy tín
gạo đặc sản để mở rộng thị trường tiêu thụ các loại gạo thông thường.

- Hợp tác với các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo
các chương trình viện trợ của Châu Phi.

* Nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo xuất khẩu
- Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần phải tăng dần tỷ trọng các loại gạo cao cấp
và đặc sản trong tổng lượng gạo xuất khẩu và phát triển gạo đặc sản xuất khẩu, quan
tâm tới các loại giống mới có chất lượng tốt, sản lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị
trường.

- Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho việc xây dựng hệ thống đường giao thông, bến
cảng, hệ thống bốc xếp tại cảng đầu mối nhất là việc rút ngắn thời gian bốc xếp gạo
xuất khẩu, giảm hao hụt về số lượng gạo trong quá trình xuất khẩu.

- Về quan hệ kinh tế đối ngoại cần tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu gạo
trước hết là Thái Lan.

* Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất lúa gạo

- Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu của khách hàng,
chủng loại sản phẩm. Khai thác triệt để lợi thế của từng vùng và đảm bảo chuyên môn
hóa cao hệ thống đồng bộ sản xuất, chế biến, vận chuyển. Bên cạnh đó, còn đảm bảo
việc tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ động và thích ứng nhanh với thị trường. Do đó Nhà
nuiwcs cần thực hiện kế hoạch hóa, điều hành ngạn hạch sát đúng, đầu tư cơ sở vật chất
khoa học công nghệ cho cơ giới hóa, sinh học hóa…một cách tập trung và có trọng
điểm

- Đối với hai vùng lúa trọng điểm của nước ta:

+ Đồng bằng sông Cửu Long: tiếp tục quy hoạch phát triển sản xuất các loại lúa gạo
thông thường, năng suất cao để có sản lượng gạo xuất khẩu lớn. Tuy nhiên cần phải chú
trọng vào chất lượng gạo bằng việc quy hoạch lại cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông
nghiệp và chế biến.

+ Đồng bằng sông Hồng: do có lợi thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu nên
rất thuận lợi cho việc phát triển các giống lúa đặc sản như: tám thơm, gạo dự,…để
nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới.

* Bên cạnh những khuyến nghị trên, thì chúng ta cần phải đa dạng hóa hình thức và
phương thức xuất khẩu gạo, xây dựng cơ sở hạ tậng trong khâu sản xuất và xuất khẩu
gạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật cho sản xuất gạo xuất khẩu, đẩy
mạnh khâu tiếp thị trên thế giới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo.

- Nhà nước cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói
chung và xuất khẩu gạo nói riêng như: hoàn thiện chính sách chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật đến nông dân sản xuất lúa, tăng cường đầu tư hơn nữa cho sản xuất và
xuất khẩu gạo, phối hợp đồng bộ các hệ thống tổ chức điều hành quản lý một cách
nhanh chóng và hợp lí cùng với việc mở rộng các hoạt động dịch vụ khác trong nông
thôn Việt Nam ngày nay.
KẾT LUẬN

Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam đã được hình thành, phát triển theo thời gian. Cần
khẳng định rằng, chuỗi cung ứng với các luồng hàng hóa, luồng tài chính và luồng thông
tin từ các thành viên trong chuỗi như người nông dân trồng lúa gạo, các doanh nghiệp,
thương lái, trung tâm thương mại lớn, các nhà bán buôn, bán lẻ đến người tiêu dùng sản
phẩm gạo cuối cùng đã vận hành khá tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, để tiếp tục
phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế xuất hiện trong quá trình
xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo như giảm chi phí logistic, đòi hỏi
mỗi thành viên trong chuỗi phải luôn tự hoàn thiện từ khâu hoạch định, thực hiện cũng như
kiểm tra kiểm soát các hoạt động của mình trong một mạng lưới sản xuất kinh doanh thống
nhất của ngành xuất khẩu lúa gạo. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lúa gạo, hy vọng những giải pháp, khuyến nghị đã
nêu được triển khai đồng bộ, chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt được những
thành công không những trên thị trường thế giới và cả thị trường nội bộ.

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, Nxb Công thương,

Hà Nội

2. Bộ Công thương (2020), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, Nxb Công thương,

Hà Nội

3. Bộ Công thương (2021), Báo cáo Logistics Việt Nam 2021, Nxb Công thương,

Hà Nội

4. Đề cương Nguyên Lý cơ bản Logistic và quản lý chuỗi cung ứng và quản lý

Logistic trường Đại học Thăng Long

5. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

You might also like