You are on page 1of 12

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1

Bài tập 1. Hãy viết đúng vị trí các âm vị của các âm tiết sau theo mẫu:
Âm tiết Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Thanh điệu
0. huyện h U yê n nặng
1. ô ô
2. ối ô
3. ương ư ơ ng
4. hoàng h o a Ng Huyền
5. có c o Sắc
6. cùi c u i Huyền
7. quý q uy Sắc
8. của c ua Hỏi
9. quả q ua Hỏi
10. đứng đ ư ng Sắc

Bài tập 2. Khoanh từ có cách viết đúng Y hoặc I và nêu lý do:

STT Cách viết Cách viết Cách viết Cách viết


thứ nhất thứ hai thứ nhất thứ hai
1 A. Bác sĩ B. Bác sỹ A. Ca sĩ B. Ca sỹ
2 A. Công ti B. Công ty A. Hoa Kì B. Hoa Kỳ
3 A. Hoan hỉ B. Hoan hỷ A. Hi sinh B. Hy sinh
4 A. Hi vọng B. Hy vọng A. Ki cóp B. Ky cóp
5 A. Kỉ niệm B. Kỷ niệm A. Lí lẽ B. Lý lẽ
6 A. Lí luận B. Lý luận A. Mị Châu B. Mỵ Châu
7 A. Nước Mĩ B. Nước Mỹ A. Mĩ thuật B. Mỹ thuật
8 A. Quí mến B. Quý mến A. Sĩ diện B. Sỹ diện
9 A. Si mê B. Sy mê A. Vật lí B. Vật lý

Bài tập 3. Đánh dấu vào các từ ngữ đúng chính tả


(Lưu ý: Có một số trường hợp cả hai cách viết đều được chấp nhận)
STT Cách viết Cách viết Cách viết Cách viết
thứ nhất thứ hai thứ nhất thứ nhất
1 A. Bánh giầy B. Bánh giày A. Dày mỏng B. Dầy mỏng
2 A. Cầy cuốc B. Cày cuốc A. Dòng chẩy B. Dòng chảy
3 A. Đôi giày B. Đôi giầy A. Đi cày Đi cầy
4 A. Giảng dậy B. Giảng dạy A. Mầu sắc B. Màu sắc
5 A. Nhà giầu B. Nhà giàu A. Nhổm dậy B. Nhỏm dậy
6 A. Nhẩy múa B. Nhảy múa A. Nhẩy xa B. Nhảy xa
7 A. Sẩy chân B. Sảy chân A. Tầu lá B. Tàu lá
8 A. Thầy giáo B. Thày giáo A. Thứ bẩy B. Thứ bảy
9 A. Trình bầy B. Trình bày A. Trưng bầy B. Trưng bày

Bài tập 4: Tất cả các từ sau đều viết sai chính tả, hãy viết lại cho đúng.
Cách viết Cách viết Cách viết Cách viết
thứ nhất thứ hai thứ ba đúng
1.A. chệch chuạc B. chuyệch chuạc C. chuệch chuạc Chệch choạc
2.A. chuyếnh choáng B. chuếnh choáng C. chếnh choáng Chuếnh
choáng,
chếnh choáng
3.A. dỗng tuyếch B. rỗng tuyếch C. dỗng tuếch Rỗng tuếch
4.A. huyênh huang B. huênh huang C. huyênh hoang Huênh hoang
5.A. khua khoáng B. khoa khắng C. khua khuắng Khua khoắng
6.A. loèo khoẻo B. luẻo khoẻo C. loẻo khoèo Lèo khoèo
7.A. nguằn ngèo B. nghoằn nghoèo C. nguằn nguèo Ngoằn ngoèo
8.A. nguoắt ngéo B. nghoắt nghéo C. ngoắt ngéo Ngoắt ngoéo
9.A. nghuyệch nghoạc B. nguyệch ngoạc C. nghuệch ngụac Nguệch ngoạc
10.A. tuyềnh tuàng B. tuềnh tuàng C. tuyềnh toàng Tuềnh toàng

Bài tập 5: Hãy đánh dấu vào cách viết đúng:


1. nghành học / ngành học 6. ghồ gề / gồ ghề
2. nghênh ngang / ngênh ngang 7. gen tuông / ghen tuông
3. ngông ngênh / ngông nghênh 8. ghê ghớm / ghê gớm
4. ngộ nghĩnh/ ngộ ngĩnh 9. ghép gỗ / gép gỗ
5. nge ngóng/ nghe ngóng 10. ghượng gạo / gượng gạo

Bài tập 6: Hãy điền C/K/Q cho đúng:


1. …cày sâu …cuốc bẫm 4. …quốc mò …cò xơi 7. …kề vai sát …cánh

 2. …kết tóc xe tơ 5. …quen hơi bén tiếng 8.   …công thành danh toại

3. …quýt làm …cam chịu 6. …kính lão đắc thọ  9.    …kén cá chọn …canh

Bài tập 7. Hãy giải thích tại sao các chữ in nghiêng sau đây lại viết với L chứ không viết
với N:
a. Nó vẫn còn luyến tiếc bộ phim truyền hình dài tập ấy.
b. Chúng ta cần phải học tập nghiêm túc để tích lũy kiến thức.
c. Bệnh máu khó đông (Hemophilia) còn gọi là bệnh loãng máu là một rối loạn
chảy máu di truyền.
d. Những vết sơn loang hết ra sàn nhà.
e. Loạn sách bổ trợ và các chương trình tiếng Anh liên kết là một trong hàng loạt những
vấn đề nổi cộm trong giáo dục phổ thông hiện nay. noãn
Bài tập 8: Hãy chỉ ra quy tắc để viết đúng chính tả các từ in nghiêng trong các câu sau:
1. Nó ăn nói nộp chộp, đi đứng nộn xộn.
2. Vì thiếu chuẩn bị chu đáo, anh ta trình bày báo cáo nung tung và rất núng túng.
3. Sau một tuần nênh đênh trên biển, những người bị tai nạn đã được cứu sống.
4. Cô ấy mặt mày nem nuốc, ăn mặc nố năng.
Bài tập 9. Hãy đánh dấu vào từ ngữ đúng trong bảng sau:
Bảng 1
1. Truyền thần / Chuyền thần 9. (Xe) trung chuyển / (Xe) chung chuyển
2. Trân trọng / Chân trọng 10. Truyện cổ tích / Chuyện cổ tích
3. Chuyền nhiệt / Truyền nhiệt 11. Kể chuyện / Kể truyện
4. Truyền máu / chuyền máu 12. Câu chuyện / Câu truyện
5. Dây truyền / Dây chuyền 13. (viết) Tự truyện / viết) Tự chuyện
6. Chuyền cành / Truyền cành 14. Tròng ghẹo / Chòng ghẹo chọc ghẹo
7. Bóng truyền / Bóng chuyền 15. Chuyển tải / truyển tải. truyền tải
8. Chuyền tin / Truyền tin 16. Chân thành / Trân thành

Bảng 2:
Cách viết thứ nhất Cách viết thứ hai Cách viết thứ ba
1. A. Trớ trêu B. Chớ trêu C. Chớ chêu
2.A. Trải chuốt B. Chải chuốt C. Trải truốt
3.A. (hạt) Trân trâu B. (hạt) Chân trâu C. (hạt) Trân châu
4. A. Trau chuốt B. Chau chuốt C. Chau truốt
5.A. Chạm trổ Trạm chổ C. Chạm chổ

Bài tập 10. Hãy khoanh vào một đáp án đúng trong bảng sau: (chữa lỗi nhầm D/GI/R)
Cách viết thứ nhất Cách viết thứ hai Cách viết thứ ba
1.A. Giành giật B. Dành dật C. Dành giật
2.A. Tranh giành B. Tranh dành C. Chanh dành
3.A. Giấu giếm B. Dấu diếm C. Giấu diếm
4.A. Giao dịch B. Dao dịch C. Dao gịch
5.A. Dọc phách B. Rọc phách C. Giọc phách
6.A. Thư giãn B. Thư dãn C. Thư rãn
7.A. Dóc mía B. Gióc mía C. Róc mía
8.A. Cúng Giàng B. Cúng Dàng C. Cúng Ràng
9.A. Gianh giới B. Ranh giới C. Danh giới
10. A. Dàn mướp B. Giàn mướp C. Ràn mướp
11.A. Dấm bỗng B. Giấm bỗng C. Rấm bỗng
12.A. Giát giường B. Dát giường C. Rát giường
13.A. Rẻ rúng B. Dẻ dúng C. Rẻ dúng
14.A. Gièm pha B. Rèm pha C. Dèm pha
15.A. Dáp gianh B. Ráp danh C. Giáp ranh
16.A. Rát mặt B. Giát mặt C. Dát mặt
Bài tập 11. Hãy chọn điền những từ có chứa R/GI/ D vào chỗ trống trong các câu ca dao
sau:
a. Cậu cai nón ………dấu.. lông gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê

b. Gió đưa cây cải về trời


Rau …răm…….. ở lại chịu lời đắng cay

c. …ra về nhớ nước giếng khơi


Nhớ điếu ăn thuốc, nhớ cơi ăn trầu.
… ra về …… giã nước,……giã non,
………giã người, ……….giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung.   
Bài tập 12. Hãy điền S 1 hoặc X 2vào chỗ trống trong bảng sau:
1. s…ơ s… 6. …xứ 11. …sục…sôi 
uất                  ….sở                  
2. s…ốt s… 7. …xa …xôi 12. …sơ …
ắng                 sinh                 
3. x…ót x…a 8. …xơ …  13. …sinh …
xác                   sôi              
4.  …sơ … 9. …xao …xuyến            14. …xinh …xắn
sài                   
5. …xui …xẻo 10. …xí …xớn 15. sai …sót

Bài tập 13. Hãy đánh dấu vào cách viết đúng S/X trong bảng sau:
1. Sơ mướp/ Xơ mướp 8. Cơm xuất / Cơm suất
2. Hình xăm / Hình săm 9. Xuất bún chả / Suất bún chả

3. Xăm lốp / Săm lốp 10. Năng suất / Năng xuất


4. Lãi xuất / Lãi suất 11. Xạc pin / Sạc pin
5. Bổ sung / Bổ xung 12. Sính (đồ ngoại) / xính (đồ ngoại)
6. Suất hàng / Xuất hàng 13. Xuất nhập khẩu / Suất nhập khẩu
7. Xuýt xoa/ Suýt xoa 14. Sùng sục/ Sùng xục

Bài tập 14. Hãy chọn một cách viết đúng của những chữ trong bảng sau:

Cách viết thứ nhất Cách viết thứ hai Cách viết thứ ba
1. A. Xay xát B. Say xát C. Say sát
2. A. Say xỉn B. Say sỉn C. Xay sỉn
3. A. Sa sỉ B. Sa xỉ C. Xa xỉ
4. A. Xây xát B. Xây sát C. Sây sát
5. A. Xót sa B. Xót xa C. Sót xa
6. A. Xuất xứ B. Suất sứ C. Xuất sứ
7.A. Xác xuất B. Sác xuất C. Xác suất
8.A. Sắp xếp B. Sắp sếp C. Xắp xếp
9.A. Sổ số B. Xổ số C. Xổ xố
10.A. Suôn sẻ B. Xuôn xẻ C. Xuôn sẻ
Bài tập 15. Hãy tìm quy tắc để tránh viết sai S/X trong những từ in nghiêng trong đoạn
văn sau:
Bữa sáng hôm nay, chị gái em hỏi cả nhà muốn ăn gì để chị đi mua. Bố nói thích ăn bánh
mì sốt vang, thằng út thì thích ăn sôi séo với súc sích Đức. Mẹ bảo: “Mang cặp lồng đi
mua cho mẹ bát bún sáo măng và nhớ xin thêm một ít nước suýt nữa nhé!”. Em thì ăn
kiêng nên nhờ chị mua cho một chai nước sốt mayonnaise để trộn sa lát dưa chuột, cà
chua. Còn chị em thì chắc lại ăn món sở trường là sôi lạp sường hoặc sôi thịt sá síu.
Bài tập 16. Đánh dấu vào những từ/ cụm từ viết hoa đúng chính tả
1. con voi / con Voi 7. Miền Nam / miền Nam
2. cá rô phi / cá rô Phi 8. Hoàng Thành / Hoàng thành

3. hoa hồng / hoa Hồng 9. (sông) Trường giang / (sông) Trường Giang
4. mực Tàu / mực tàu 10. Mạnh Tử / Mạnh tử

5. Bắc Bộ / Bắc bộ 11. Khổng tử / Khổng Tử

6. gấu Misa / gấu misa 12. Hoàng hà / Hoàng Hà

Bài tập 17. Viết hoa đúng quy định các cụm danh từ sau:
1. Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long
2. Giáo sư Tiến sĩ khoa học Hoàng Xuân Sính
3. Phó Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
4. Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Cầu Giấy
5. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
6. Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao
7. Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Y
8. Thủ đô Hà Nội
9. Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột
10. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội
Bài tập 18. Hãy chọn cách phiên âm được cho là hợp lí nhất hiện nay và nêu lí do chọn
cách viết đó:
CÁCH VIẾT
1. A. Sơ- un B. Xơ - un C. Sơ un D. Seoul
2. A. In-đô-nê-xi-a B. In-đô-nê-si-a C. In đô nê xi a D. Indonesia
3. A. Sing-ga-po B. Xing-ga-po C. Sinh ga po D. Singapore
4. A. Mát-xcơ-va B. Mạc Tư Khoa C. Matxcova D. Moscow
5. A. Na-pô-lê-ông B. Nã Phá Luân C. Na pô lê ông D. Napoleon
6. A. Mê- hi- cô B. Mê-xi-cô C. Mê xi cô D. Mexico
7. A. B-ra-xin B. B-ra-zil C. Brasin D. Brasil
8. A. Ma-lai-si-a B. Mã Lai C. Malaysia D. Malaysia
Bài tập 19. Chọn một cách phiên âm đúng nhân danh, địa danh tiếng Trung Quốc trong 3
cách phiên âm sau và nêu lí do chọn cách viết đó:

Tiếng Trung Tiếng Việt Tiếng Anh Cả Tiếng Việt và tiếng Anh
(hộ chiếu)
1.  北京 Bắc Kinh  Beijing Bắc Kinh (Beijing)
2. 黑龙江 Hắc Long Giang Hei long jiang Hắc Long Giang (Hei long jiang)

3. 胡锦涛 Hồ Cẩm Đào Hu jin tao Hồ Cẩm Đào (Hu jin tao)
4. 香港 Hồng Kông Xiang gang Hồng Kông (Xiang gang)
5. 习近平 Tập Cận Bình Xi jin ping Tập Cận Bình (Xi jin ping)

Bài tập 20. Hãy tìm và gạch chân các lỗi chính tả trong bài viết sau:
Ở thế kỉ 19, dân tộc Việt Nam đã sinh ra một con người, và tên tuổi của vị anh hùng
đó đã đi vào lịch sử của Việt Nam, đi vào lịch sử thế giới với danh hiệu: Danh nhân Văn
hóa thế giới. Tên thật của Người thuở lọt lòng mẹ là Nguyễn Sinh Cung.
Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh... Trong lòng nhân dân Người còn
có tên gọi anh Ba, anh Bảy... nhưng tất cả đều xuất phát từ một con người có tấm lòng
yêu nước, thương dân vĩ đại.

Bài tập 21. Hãy gạch chân từ sai chính tả và viết lại cho đúng:
a. Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch lập hồ sơ di tích trình Thủ tướng
Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; lập hồ sơ di tích tiêu biểu của
Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên Hợp Quốc xem xét đưa vào danh mục di sản thế giới.
b. Chương trình Âm nhạc cổ điển mùa xuân do Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Nhà
hát Nhạc vũ kịch và Hợp xướng trẻ em Việt Nam thực hiện đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà
Nội dưới sự chỉ huy của Nhạc trưởng người Nhật Bản Y. Fukumura.
c. "Tiếng vọng da cam" là chủ đề của một triển lãm tranh cổ động, do Ủỷ ban toàn
quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật
phối hợp với Quĩ Hòa giải và Phát triển của Mỹ tổ chức tại Hà Nội, vào dịp trước Lễ
Giáng sinh năm nay.
d. Trong khuôn khổ lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, sáng ngày 3/10, Ban tổ chức lễ hội
đã tổ chức triển lãm “Thành tựu phát triển Kinh tế - Xã hội TP. HCM và huyện Cần
Giờ” tại Công viên Cần Thạnh, thị trấn Cần Giờ.
e. Triển lãm có sự tham gia của các Bộ, Ngành, Cơ quan ngang Bộ, các tổ chức đoàn
thể ở Trung ương, trong đó có 3 cơ quan báo chí (Báo Nhân Dân; Thông tấn xã Việt
Nam, Đài Truyền hình Việt Nam). 
g. Tinh thần của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh ngày 2-9 mãi mãi
là niềm tự hào, là nguồn cổ vũ mọi người Việt Nam chúng ta vững bước tiến lên trên con
đường ấm no, hạnh phúc, văn minh.
Bài tập 22. Tại sao những danh từ gạch chân sau đây lại được viết hoa?
a. Tin Giáo sư Trần Quốc Vượng - Nhà Văn hóa học rời chốn bụi trần để đi về cõi vĩnh
hằng được người thân, bạn bè và các học trò của Ông loan báo rất nhanh với một niềm
tiếc thương sâu sắc.
b. Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi
Tiếng Anh hô: “Hãy nhớ lấy lời tôi!”
Đã vang dội. Và ánh đôi mắt sáng
Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng. (Tố Hữu)

c. Tự Do và Ái Tình
Vì các người Ta sống
Vì Tình Yêu lồng lộng
Xin hiến cả đời Ta
Vì Tự Do muôn đời
Tôi hi sinh Tình Ái (Thơ Petofi, Xuân Diệu dịch)
Bài 23. Giải thích cách dùng chữ sai trong những trường hợp sau
a. Tại sao Bà Huyện Thanh Quan không dùng chữ cuốc mà dùng chữ quốc, không dùng
chữ da mà dùng chữ gia, dùng chữ sai như vậy nhằm mục đích gì?
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
b. Tại sao để chỉ quốc gia của bọn tay sai cho đế quốc, người ta lại không viết là "quốc gia"
mà viết "cuốc ra"?
Bài 24. a. Khi viết về Tây Nguyên, người ta thường dùng những chữ cái không đúng với quy
định, hãy giải thích:
- Pa Kô, Pleiku
- Ngủ ngon a - kay ơi, ngủ ngon a - kay hời
Mẹ thương a - kay, mẹ thương làng đói...
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka - Lưi (Nguyễn Khoa Diềm)
b. Tại sao trong tác phẩm "Đất nước đứng lên" của Nguyên Ngọc, những từ Bác
Hồ, (làng) Công Hoa lại được viết thành: BokHồ, Kông Hoa? Kách mệnh

You might also like