You are on page 1of 2

Chương 2.

Phân tích thực trạng


21. Tình huống nghiên cứu

Đề tài: Phân tích thực trạng lựa chọn đầu vào của công ty X.
Giả sử công ty X chỉ sử dụng 2 yếu tố sản xuất là yếu tố vốn r và yếu tố lao động
w. Công ty X muốn sản xuất một sản lượng Q0. Vậy công ty X sẽ lựa chọn đầu
vào như thế nào để đầu vào để tối thiểu hóa được chi phí sản xuất?
Giải quyết tình huống bài toán thực tế theo 2 nguyên tắc:
 Tập hợp các lựa chọn đầu vào tối ưu nằm trên đường sản lượng Q0 đồng thời
nằm trên đường đồng phí.
 Để mức chi phí sản xuất đầu vào là thấp nhất thì đường đồng phí phải là đường
có khoảng cách ngắn nhất với gốc tọa độ.
2.2 Giải quyết tình huống
Ví dụ cụ thể: Công ty X có hàm sản xuất Q=2( K−2)× L. Giá thị trường của 2 yếu
tố sản xuất K và L lần lượt là: r = P K = 4 USD/1 đơn vị vốn (giá thuê vốn - máy
móc thiết bị) và
w = P L= 2 USD/1 đơn vị lao động (giá thuê lao động). Công ty X được đối tác đề
nghị một hợp đồng với mức sản lượng Q0=¿ 3600 đơn bị sản phẩm và giá là 0,1
USD/sg. Tìm cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất? Lúc đó chi
phí là bao nhiêu?
Bài làm
Từ hàm sản xuất ban đầu, kết hợp với đơn đặt hàng, hàm sản xuất được viết lại như sau:
Q = 2(K-2)×L = 3600
⇔ (K-2)×L = 1800 (*)
Cũng từ hàm sản xuất -> Q = 2(K-2)xL
⇒ MPK = (Q)K’ = L
và MPL = (Q)L’ = K-2
Theo lý thuyết, phối hợp tối ưu giữa 2 yếu tố sản xuất đạt được khi thỏa mãn hệ phương
trình:

Q = f(K,L) - Hàm sản xuất


và MP K × P L = MP L × P K - Phương trình tối ưu trong sản xuất
Thay các giá trị có được từ đề bài và kết quả ở trên vào, ta được

(K-2)×L = 1800 (1)


và L×2 = (K-2)×4 (2)
⇔ (K-2)×L = 1800 (1′)
và L = 2×(K-2) (2′)
Thế (2′) vào (1′):
=> 2(K-2)2 = 1800
⇔ (K-2)2 = 900 ⇔ (K-2) = 30
⇒K = 32
Thế vào (2’) => L = 60

Vậy phối hợp tối ưu là 32 yếu tố vốn và 60 lao động, hay nói cách khác là công ty X nên
thuê 32 yếu tố vốn và 60 lao động để có được mức chi phí sản xuất thấp nhất.
Lúc đó tổng chi phí sản xuất đầu vào công ty X cần bỏ ra là:
TC = r× K + w × L=4 × 32+ 2× 60=248 USD

You might also like