You are on page 1of 2

Thạc sỹ Hồ Sỹ Phi – 71/50 Nguyễn Thị Minh Khai – ĐT: 0967830168

Đề thi học kì 2 – 10 - 4
9h0 sáng thứ năm ngày 16/6/2022 xếp lịch học
Cho NTK của một số nguyên tố: H = 1, N = 14, O = 16, F = 19, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32,
Cl = 35,5, K = 39, Fe = 56, Cu = 64, Mn = 55, Br = 80, I = 127, Ag = 108, Ba = 137
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H 2S2O7 là
a. +2 b. +4 c. +6 d. +8
Câu 2. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96%S; 62,92%O và 1,12%H. Hợp chất này có công thức hóa
học là
a. H2SO3 b. H2SO4 c. H2S2O7 d. H2S2O8
Câu 3. Cho phương trình hóa học: H 2SO6 đặc + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O. Câu nào sau đây không đúng khi diễn tả
tích chất các chất?
a. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử b. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S
c. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 d. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4
Câu 4. Ý nào trong các ý sau đúng?
a. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt trạng thái cân bằng hóa học
b. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại
c. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học
d. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của phương trình hóa học phải bằng nhau
Câu 5. Để nhận biết 3 chất khí mất nhãn: H2S, HCl, H2 ta dùng thước thử nào sau đây?
a. Quỳ tím b. Dung dịch BaCl2 c. Dung dịch AgNO3 d. Phenolphtalein
Câu 6. Cho lần lượt Zn, Cu, C, CaCO3, Fe(OH)2 tác dụng với dd H2SO4 loãng; H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp có
phản ứng là
a. 8 b. 6 c. 5 d. 7
Câu 7. Để hấp thụ hoàn toàn 5,6 dm3 khí SO2 đktc cần dùng tối thiểu V ml NaOH 2M. Giá trị V là
a. 250 b. 125 c. 0,25 d. 0,125
Câu 8. Chọn phát biểu đúng:
a. Dùng H2SO4 đặc để làm khô đường saccarozo
b. Dùng H2SO4 đặc để làm khô vôi sống (CaO) bị ẩm
c. Dùng dd NaOH để lọai bỏ khí CO2 có lẫn trong khí SO2
d. Dùng nước brom để lọai bỏ khí SO2 có lẫn trong khí CO2
Câu 9. Cho 10,2g hỗn hợp X gồm Mg, Al tác dụng hết với dd H 2SO4 thu được a gam muối sunfat và 11,2 dm 3 khí H2
đktc. Giá trị a là
a. 42,1g b. 52,1g c. 41,2g d. 58,2g
Câu 10. Cho phản ứng thuận nghịch: N2O4 (khí không màu) 2NO 2 (khí màu nâu), thực hiện trong bình kín. Khi
phản ứng đạt trạng thái cân bằng, nếu ngân bình vào nước nóng, thấy màu của hỗn hợp đậm lên. Phát biểu đúng là
a. Chiều thuận thu nhiệt, ∆H<0 b. Chiều thuận thu nhiệt, ∆H>0
c. Chiều thuận tỏa nhiệt, ∆H<0 d. Chiều thuận tỏa nhiệt, ∆H>0
Câu 11. Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O H2SO4 + X. Hỏi X là chất nào sau đây?
a. HBrO3 b. HBr c. HBrO d. HBrO4
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Hỗn hợp CuS và FeS tan hoàn toàn trong dd HCl dư
b. Tất cả các phản ứng xảy ra giữa lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng
c. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc và tẩy màu
d. Fe tan trong dd H2SO4 đặc nguội dư
Câu 13. Cho 19,2g kim loại hóa trị (II) tác dụng hết với dd H 2SO4 đặc nóng dư, thu được 6,72 lít khí SO 2 đktc (sản
khẩm khử duy nhất). Kim loại đó là
a. Zn b. Cu c. Fe d. Mg
Câu 14. Các dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố được gọi là
a. Đồng vị b. Đồng dạng c. Thù hình d. Đồng phân
Câu 15. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
a. S, SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
b. SO2 gây ô nhiễm môi trường là do SO2 là khí độc và gây ra mưa axit
c. Sục SO2 dư vào dd NaOH tạo muối trung hòa Na2SO3
d. H2SO4 đặc dễ tan trong nước và tỏa nhiệt mạnh
Câu 16. Cho các chất: FeO, S, Cu, CO 2, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng dư. Số
trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
Câu 17. Đun 100 ml dd H2O2 có MnO2 xúc tác sau 60 giây thu được 336 ml O 2 đktc. Vận tốc trung bình của phản
ứng này là
a. 2,5.10-3 (mol/l.s) b. 5.10-3 (mol/l.s)
c. 7,5.10 (mol/l.s)
-3
d. 5.10-4 (mol/l.s)
Câu 18. Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe tác dụng hết với dd H 2SO4 loãng thu được 38 muối và 3,36 lít khí H 2 đktc.
Giá trị m là
a. 20,6g b. 30,4g c. 18,6g d. 15,6g
Câu 19. Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của hidro peoxit
a. Chỉ có tính oxi hóa b. Chỉ có tính khử
c. Vừa có tính oxi hóa, vừa có thính khử d. Không có tính oxi hóa, không có thính khử
Câu 20. Cho các nhận xét sau:
(1) Trong nhóm VIA, khi đi từ oxi đến telu tính oxi hóa của các nguyên tối giảm dần
(2) H2S là chất khí có mùi trứng thối, H2S có hòa tan một lượng nhỏ trong nước suối khoáng
(3) Lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, không tan trong nước
(4) Trong mọi hợp chất oxi đều có số oxi hóa -2
(5) H2SO4 đặc có tính hóa nước
Số nhận xét đúng là
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Câu 21. Để điều chế H2SO4 từ quặng pirit sắt ta thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
FeS2 H=60

% SO2 H=40 % SO3 H=100 % H2SO4. Để thu được 2 tấn H2SO4 cần dùng a tấn FeS2. Giá trị của a
→ →
gần nhất với giá trị nào sau đây?
a. 4 b. 5 c. 6 d. 7
II. Tự luận
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

FeS +dd→HCl Khí A + O2
Khí B
+dd Br2 Chất C +
⃗ Cu Khí B

2. Lấy m gam Al tác dụng với V lít O 2 đktc đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X. Để hòa tan hết X cần một
lượng dd H2SO4 đặc nóng chứa 0,9 mol H2SO4 và sinh ra 0,15 mol khí H2S đktc (sản phẩm khử duy nhất). Viết các
phản ứng xảy ra và tìm giá trị của m và V (ĐS: m = 13,5g và V = 1,68 lít)
Cho: H = 1, Na=23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Fe = 56, Cu = 64, Ag = 108, O=16, Zn=65, Cl=35,5

You might also like