You are on page 1of 8

ĐỀ TÀI : Anh/chị hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

qua 02 tác phẩm: Đạo đức cách mạng (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2011, tập 11, tr. 600-612) và Cần Kiệm Liêm Chính (Hồ Chí Minh:
Toàn
tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 6, tr. 115-131). Theo anh/chị, thanh
niên, sinh viên hiện nay cần vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng như thế nào?
Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lí luận và các phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của bài luận
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH
MẠNG QUA
HAI TÁC PHẨM “ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” VÀ “ CẦN KIỆM LIÊM
CHÍNH” (
HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA, HÀ NỘI).
1. Giới thiệu về 2 tác phẩm : Đạo đức cách mạng và Cần kiệm liêm chính
1.1. Tác phẩm Đạo đức cách mạng
1.2. Tác phẩm Cần kiệm liêm chính
2. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng
3.1. Những chuẩn mực trong tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2. 3.2.a. Trung với nước, hiếu với dân
3.2.b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
3.2.c. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
3.2.d. Tinh thần quốc tế trong sáng
3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
3.3.a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
3.3.b. Xây đi đôi với chồng
3.3.c. Tư dưỡng đạo đức suốt đời
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ TỚI VIỆC VÂN DỤNG TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta trước khi ra đi về cõi vĩnh
hằng, đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng to lớn – đó là tư tưởng về đạo
đức cách mạng. Theo Người : “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ
thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức,
tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa,
không giúp ích gì được ai.Người đã nêu ra một hệ thống quan điểm về đạo đức
cách mạng , để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đảng và nhà
nước ta vô cùng quan tâm tới việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
thanh thiếu niên Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế,
việc rèn luyện và tuân thủ đạo đức cách mạng trở nên vô cùng quan trọng. Là một
công dân Việt Nam, một thanh niên trong thời đại mới, chủ nhân tương lai của đất
nước, bản thân em cần không ngừng học tập, trau dồi, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng làm nền tảng để xây dựng cho bản thân mình một đạo đức
tốt, xứng đáng là một công dân Việt Nam. Đây chính là lí do em chọn đề tài này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của bài tiểu luận là tìm hiểu, nghiên cứu về quan điểm của Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng để thấy được những giá trị to lớn đó và liên hệ với
việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của thế hệ thanh niên hiện nay.
- Để đạt được mục đích trên bài tiểu luận có nhiệm vụ: Phân tích nội dung quan
điểm Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và trình bày sự vận dụng và phát
triển của tư tưởng Hồ Chí Minh và việc tu dưỡng, rèn luyện của thanh niên
hiện nay.
3, Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu
- Đối tượng của bài luận chính là quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng, áp dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của thanh
niên hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của bài luận :
+ Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đạo
đức cách mạng thông qua 2 tác phẩm: Đạo đức cách mạng và Cần kiệm liêm
chính, từ đó liên hệ đến việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của thanh
niên hiện nay.
4, Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu .
- Cơ sở lý luận của bài luận là chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh ,
quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đạo đức cách mạng.
- Phương pháp chủ yếu sử dụng trong bài luận chủ yếu là: Phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; Phương pháp lịch sử-cụ
thể; Phương pháp kêt hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu và Phương pháp
phân tích-tổng hợp .
5, Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu nội dung gồm 2 chương.
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC NGUYÊN TẮC XÂY
DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
1. Giới thiệu về 2 tác phẩm: Đạo đức cách mạng và Cần kiệm liêm chính
1.1. Tác phẩm Đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “ Đạo đức cách mạng” với bút danh là Trần
Lực vào năm 1958. Tác phẩm thể hiện rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng.
1.2. Tác phẩm Cần kiệm liêm chính
- Tác phẩm “ Cần kiệm liêm chính” được Bác viết vào tháng 6/1949 dưới bút
danh là Lê Quyết Thắng. Tác phẩm nêu cao tinh thần và rèn luyện mọi người
phải cần, kiệm, liêm, chính. Trong tác phẩm Người đã giải thích rõ cần, kiệm,
liêm, chính là gì, tác phẩm có giá trị rất cao trong công tác xây dựng và chỉnh
đốn Đảng và nhà nước và có ý nghĩa rất lớn trong việc nêu gương đạo đức cho
thế hệ trẻ.
2. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng gồm có: truyền
thống đạo đức của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đạo đức và phẩm chất, ý chí nghị lực của Hồ
Chí Minh.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
3.1. Vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng
• Theo Hồ Chi Minh đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người
đã từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân.” Đạo đức cách mạng là chỗ dựa cho con người vượt qua
mọi khó khăn, thử thách. Ngoài ra đạo đức cách mạng còn là thước đo lòng
cao thượng của con người.

3.2. Những chuẩn mực trong tư tưởng Hồ Chí Minh


3.2.a. Trung với nước, hiếu với dân
- Đây là phẩm chất đạo đức chung nhất, bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các
phẩm chất đạo đức khác. Đạo đức cách mạng là chuẩn mực hàng đầu của người các
mạng. Theo quan niệm cũ trung , hiếu là trung với vua, hiếu kính cha mẹ nhưng Hồ
Chí Minh đã nâng cao quan điểm lên, làm mới lên mang tính cách mạng hơn: “Trung
với nước, hiếu với dân”. Quan điểm này đã vượt qua những chủ nghĩa yêu nước
truyền thống dân tộc: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sắn sàng chiến đấu, hi sinh vì
độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Trung với nước là yêu nước,
tuyệt đối trung thành với đất nước, đặt lơi ích của Đảng, của dân tộc, của nhân dân,
của cách mạng lên hàng đầu. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà
nước. Đối với cán bộ, Đảng viên, các chiến sĩ Người cong đòi hỏi cao hơn phải “
Tận trung với nước, tận hiếu với dân” mới xứng đáng làm người lãnh đạo, người đầy
tớ trung thành của nhân dân. Hiếu với dân là yêu dân, thương dân, tin dân, học hỏi ở
dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, có trách
nhiệm với nhân dân. Luôn chăm lo tới cuộc sống của nhân dân, không ngừng nâng
cao, cải thiện đời sống của nhân dân, tôn trọng quyền là chủ của nhân dân, nâng cao
dân chí để nhân dân có quyền và nhiệm vụ trước việc làm chủ đất nước của mình .
3.2.b. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Phẩm chất này gắn liền và là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “Trung với nước,
hiếu với dân” là những khái niệm cũ của đạo đức phương Đông, được Hồ Chí Minh
vận dụng, sáng tạo. Người đề cập tới phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất,
vì đây là phẩm chất đạo đức mà mỗi người đều phải rèn luyện, trau dồi. Trong tác
phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” tháng 6 năm 1949, Hồ Chí Minh đã có sự phân tích
cụ thể về bốn đức tính . Trong đó, theo Người: “Cần” là siêng năng, chăm chỉ, cố
gắng dẻo dai,… Cần thì việc gì, việc khó nào cũng làm được. Cần không phải là làm
xổi. Cần là luôn cố gắng, luôn chăm chỉ cả năm cả đời. Nhưng không làm quá trớn.
Phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc cho lâu dài. Lười
biếng là kẻ địch của chữ cần. “Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,
không bừa bãi nhưng kiệm cũng không phải là bủn xỉn. “Liêm” theo Hồ Chí Minh có
nghĩa là trong sạch, không tham lam. “Chính” có nghĩa là không tà ,nghĩa là ngay
thẳng, đứng đắn. Giữa các đức tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cần
và kiệm đi đôi với nhau như hình với bóng. Cần mà không kiệm cũng như làm
chừng nào xào chừng đấy, như thùng không đáy, tất cả đều là số không. Kiệm mà
không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Cần , kiệm , liêm là gốc rễ
của chính. Như một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn.
Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng phải còn chính mới là người hoàn toàn. Cần,
kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với tất cả mọi người. Vì vậy năm 1949 với bút
danh “Chiến Thắng” dưới đầu đề “Cần, kiệm, liêm, chính” Hồ Chí Minh đã viết:
“Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông
Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu đi một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”
Điều đó cho thấy sự quan trọng của “Cần, kiệm, liêm, chính” đối với con người. Gắn
liền với bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là chí công vô tư. Trong đó chí công là
yêu cầu phải rất công minh, chính trực, công bằng, công tâm. Còn vô tư là không
thiên
tư, thiên vị. Còn chung lại chí công vô tư nghĩa là làm việc gì cũng không nghĩ đến
mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bảo, là đặt lợi ích của cách mạng,
của nhân dân lên trên hết. Thực hành chí công vô tư cũng là phả kiên quyết quét sạch
chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ III của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là
việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm tới lợi ích chung của
tập thể.” Miễn là mình béo, mặc kệ thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra hàng trẳm thứ bệnh
nguy hiểm như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa,
tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem
khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền… Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách
mạng, chủ nghĩa xã hội.”. Người cũng nhiều lần nói về tính chất nguy hiểm của chủ
nghĩa cá nhân vì “Chủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cách mạng, nếu còn nó lại
trong mình, dù là ít thôi thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách
mạng, để ngăn trở ta một lòng, một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng . Chủ
nghĩa ác nhân là một thứ rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta xuống
dốc mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn leo dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm.”
Tóm lại theo Hồ Chí Minh “chủ nghĩa cá nhân ,tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn lấp trong
mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp-hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi để ngóc
đầu dậy.” Vì vậy chủ nghĩa ác nhân là mối nguy hại cho cá nhân con người, cho mỗi
Đảng viên, chiến sĩ cách mạng và cả dân tộc. Hồ Chí Minh từng viết: “Một dân tộc,
một Đảng viên và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Chính vì vậy, trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải kiên quyết loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Tuy nhiên cần nhận thức rõ chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân để không bị nhầm
lẫn giừa hai quan điểm này. Hồ Chí Minh đã cho rằng: “đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân không phải là giày xéo lợi ích cá nhân”. Nếu những lợi ích cá nhân không
trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu. Người cũng tỏ thái độ phản đối kiên
quyết tư tưởng coi lợi ích cá nhân tách rời lợi ích tập thể, bởi nó phá hoại sự phát
triển hài hòa của tập thể, không thể nào dẫn đến sự phát triển tốt đẹp của nền đạo đức
xã hội chủ nghĩa.
3.2.c. Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
- Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái, nhân nghĩa kết hợp với
chủ nghĩa nhân văn của nhân loại. Người đã xác định phẩm chất yêu thương quý
trọng con người là một trong những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách mạng cao
đẹp. Đối với Hồ Chí Minh, yêu thương con người trước hết dành cho những người
cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Người yêu thương đồng bào,
đồng chí mình không phân biệt giới tính, lứa tuổi, giai cấp , địa vị, giáo phái, giai
cấp, dân tộc, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm, những người trong và ngoài nước,…Với
tình yêu thương con người, Hồ Chí Minh đã lên án, tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân. Người vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc thực dân đối
với giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước chính quốc, thuộc địa. Ví
chúng như con dao hai hai vòi, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam : sưu cao
thuế năng, chính sách ngu dân, luật lệ hà khắc, nhà tù nhiều hơn trường học, biến
thuộc địa thành địa ngục trần gian,…
3.2.d. Tinh thần quốc tế trong sáng
- Là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn
thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc, đoàn kết quốc tế vì mục tiêu
hòa bình, dân chủ và tiến bộ.Yêu nước, nhận ái là truyền thống vốn có của nhân dân
ta. Nhưng yêu nhân dân mình, đồng thời lại biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức,
giải phóng cho dân tộc mình còn giải phóng cho dân tộc khác, giúp bạn cũng là tự
giúp mình,… thì chỉ đến thời đại Hồ Chí Minh mới được đề ra và giáo dục đầy đủ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thóng nhất giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng. Chủ nghĩa quốc tế trong sáng là một trong những đặc điểm
quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa, bắt nguồn từ bản chất quốc tế của
giai cấp công nhân và của xã hội chủ nghĩa.Hồ Chí Minh đã từng nói: “Rằng đây bốn
bể là nhà. Vàng ,đen ,trắng , đỏ cũng là anh em”. Tinh thần quốc tế đòi hỏi phải
chống lại thói vị kỷ dân tộc , sovanh, hẹp hòi , biệt lập ,… hướng tới mục tiêu hòa
bình, hữu nghị, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tinh thần quốc tế trong sáng làm cho con
người trở nên cao thượng, đẹp đẽ, là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu của con
người ở thời đại văn minh.
3.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng
3.3.a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
- Nói đi đôi với làm không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện mà còn là cơ sở để phân
biệt giữa đạo đức cách mạng với những đạo đức khác:nói mà không làm là đặc trưng
của giai cấp bóc lột, lời nói đi đôi với viêc làm và thực hành đạo đức làm gương là
đạo đức của người cách mạng, Hồ Chí Minh dạy: “ Trước mặt quần chúng không
phải ta cứ viết lên trên chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý
mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước… Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước
đã.”
Nêu gương có ý nghĩa rất lớn trong việc tu dưỡng đạo đức. Trong gia đình thì bố mẹ
phải làm tấm gương cho con cái, anh chị phải làm gương cho em. Trong nhà trường,
thầy cô phải làm gương cho học trò. Trong tổ chức tập thể Đảng, nhà nước thì người
lãnh đạo phải làm tấm gương cho cấp dưới. Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ
đi trước đối với các thế hệ đi sau là đặc biệt quan trọng. Mỗi thế hệ đều có trách
nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước bao giờ cũng có trách nhiệm nặng nề đối với thế
hệ sau trong việc giáo dục đạo đức. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nêu gương.
3.3.b. Xây đi đôi với chống
- Xây là biểu dương, giáo dục những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới, những tấm
gương đạo đức cao đẹp, trong sáng nảy sinh từ các phong trào cách mạng của quần
chúng,qua đó khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để mỗi người tự giác trau dồi, rèn
luyện. Chống là phê phán, lên án, loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức đang
thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Để xây dựng đạo đức mới, trước hết phải tiến
hành việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ gia đình đến
nhà trường và ngoài xã hội nhất là trong những tập thể, giáo dục khơi dậy ý thức tự
giác trong mỗi con người, để mọi người tự nhận thức được trách nhiệm đạo đức của
mình.
Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống
lại cái xấu, cái sai vẫn đang diễn ra. Phải kiên quyết chống lại những tệ nạn như:
tham ô, lãng phí,quan liêu,…vừa bằng giáo dục, vừa bằng xử phạt với những mức độ
nặng nhẹ khác nhau. Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần
chúng rộng rãi. Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào nhằm mục đích xây
dựng đạo đức mới.
3.3.c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời
- Tu dưỡng đạo đức hàng ngày, suốt đời, gắn với thực thể hiện bản chất khoa học,
cách mạng của đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
suốt đời vì trong mỗi con người đều có phần thiện –ác, tốt và xấu, trong công việc
luôn có những cám dỗ vật chất mà nếu không có ý chí, bản lĩnh thì sẽ dễ dàng bị gục
ngã. Nếu không tu dưỡng suốt đời thì sẽ có lúc vi phạm đạo đức. Bác đã khái quát:
“Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.” Việc tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức ở mỗi người cũng như việc xây dựng một nền đạo đức mới
trong xã hội không phải là việc đơn giản, có thể hoàn thành ngay trong một sớm một
chiều, mà đó phải là một quá trình liên tục, thường xuyên, lâu dài cực kỳ gian khổ.
Rèn luyện đạo
đức là công việc cả đời. Rèn luyện đạo đức cách mạng phải dựa trên tinh thần được
giác ngộ, sự tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người, trên tinh thần tự phê bình
và phê bình trong tập thể cùng với sự tác động của dư luận ,nhân dân, của định
hướng
tuyên truyền, giáo dục của Đảng và nhà nước, trong đó tự phê bình và phê bình là
một phương thức rèn luyện đạo đức tốt nhất.
CHƯƠNG 2: LIÊN HÊ TỚI VIỆC VẬN DỤNG TU DƯỠNG, RÈN LUYÊN
ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức
cách mạng, Người đã xây dựng cả một hệ thống quan điểm về đạo đức cách mạng
cho thế hệ sau noi theo. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang hội nhập với thế giới
thì việc rèn luyện , tu dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ tương lai của đát nước là
vô cùng quan trọng. Thanh niên hiện nay luôn nêu cao tinh thần, lý tưởng suốt đời
phấn đấu, trung thành với lý tưởng của Đảng .Tuyệt đối trung thành với cương lĩnh,
chính sách, nghị quyết, lý tưởng của Đảng, pháp luật của nhà nước để phát triển đất
nước, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội một cách hoàn thiện nhất.Luôn luôn đặt
quyền lợi của Đảng, của nhà nước , của nhân dân lên hàng đầu , chống chủ nghĩa cá
nhân, so sánh, biệt lập. Để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng trước hết thanh
niên cần giữ được tư tưởng trong sáng , cố gắng phấn đấu để làm tấm gương sáng
cho mọi người xung quanh. Luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, chống lại sự
chia rẽ đoàn kết, phân biệt chủng tộc, màu da, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm
với công việc. Làm việc với một niềm hăng say, phấn khởi, tin tưởng, hạnh phúc, với
mong muốn được cống hiến, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của cơ
quan, đơn vị, tổ chức mà mình là thành viên, rộng hơn là của xã hội, đất nước, chứ
không phải vì danh lợi, chạy theo thành tích. Bản thân thanh niên phải nhận thức rõ
rằng, trở thành một cán bộ, công chức, một đảng viên là niềm vinh dự, tự hào, nhưng
cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn. Luôn cố gắng, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng
đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn để hoàn thành
tốt nhiệm vụ được tổ chức phân công, giao phó. Nói đi đôi với làm, lý luận liên hệ
với thực tiễn; biết thông cảm, thấu cảm, biết đau trước những khó khăn, mất mát của
mọi người; biết vui mừng, sẻ chia trước hạnh phúc, niềm vui của mọi người. Trong
xử lý và giải quyết công việc cần khắc ghi sâu sắc nguyên tắc lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân, của Đảng là tối thượng, bất khả xâm phạm, kiên quyết đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân. Luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của Đảng lên
trước. Lợi ích của cá nhân, của bộ phận, của giai cấp phải phục tùng và không được
làm tổn hại đến lợi ích dân tộc và luôn lấy quyền lợi của Tổ quốc và nhân dân làm
tối thượng, chống chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, tư tưởng cục bộ, óc bè phái, kéo
bè kéo cánh. Không ngừng cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản
thân, ngày càng tiến bộ. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân.
Thấm nhuần được đạo đức, tư tưởng và mong ước của Người thanh niên đã, sẽ
không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao. Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của
tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức. Kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; thẳng thắn, trung thực, bảo vệ
chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm
tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết
điểm….Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi
đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và
việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân. Luôn gần gũi với mọi người, học tập và có
trách nhiệm với những người xung quanh. Luôn có ý thức phải rất coi trọng tự phê
bình và phê bình. Cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá
nhân, vụ lợi mà “đấu đá”, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội
bộ. Luôn động viên những người thân trong gia đình và xã hội giữ gìn đạo đức lối
sống, xây dựng gia đình văn hoá. Luôn là người công dân mẫu mực theo lời dạy của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Thanh niên cần trung thực, đối với những người con đi học
thì tuyệt đối không giân lận trong học tập và thi cử.

KẾT LUẬN
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đạo đức cách mạng cho mọi
người, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Người cũng đã từng nói: “ Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân.” Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức cách
mạng là hệ thống quan điểm sâu sắc về các chuẩn mực của đạo đức: trung với nước,
hiếu với dân; cần, kiệm ,liêm ,chính,chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng; yêu
thương con người ,sống có tình nghĩa; về vị trí, vai trò của đạo đức, về các nguyên
tắc xây dựng đạo đức cách mạng: xây đi đôi với chống, lời nói đi đôi với việc làm,
nêu gương về đạo đức ,tu dưỡng đạo đức suốt đời ,…Từ đó bản thân không ngững
cố hắng rèn luyện, tu dưỡng, trau dồi đạo đức cách mạng; không ngừng cố gắng học
tập để hoàn thiện bản thân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm “ Cần, kiệm, liêm, chính” tháng 6 năm 1949 của Hồ Chí Minh
3. Giáo trình Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam
4. Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011
5. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB lý luận chính trị, Hà Nội
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

You might also like