You are on page 1of 6

2.3.

Thực trạng và Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của VN sang các nước
ASEAN (2016-nay)

Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN  có sự gia tăng hàng
năm, giai đoạn 2016 – 2019 tăng 7,82 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2020 do chịu tác
động tiêu cực của đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam với
ASEAN tuy có giảm 2,14 tỷ USD so với năm ngoái (2019) nhưng vẫn tăng 1.33
lần so với năm 2016. Vượt qua chặng đường đầy khó khăn bởi đại dịch, năm 2021
kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN tăng 5,64 tỷ USD so với năm 2020. Hoạt động
xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022 tiếp tục giữ được nhịp tăng trưởng, kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường ASEAN đã đạt 5,1 tỷ, tăng so
với cùng kỳ các năm trước (Trần Lan Hương, 2019). 

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa trong khối : Từ số liệu thống kê về giá trị
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN từ Tổng cục Thống kê,
có thể thấy giá trị kim ngạch bị biến động ở giai đoạn năm 2019 và 2020. Từ năm
2016 đến 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các nước ASEAN đều
tăng và tăng rất cao. Tuy nhiên năm 2020 do bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 số
liệu đã giảm xuống rõ rệt và đến năm 2021 xuất khẩu hàng hóa lại tăng một cách
đột biến ở các nước Thái Lan, Malaysia và Philippines (Trần Lan Hương, 2019). 

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo
chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế
biến, sản phẩm công nghiệp. Nếu như những năm trước nhóm nông thủy sản chiếm
số lượng xuất khẩu lớn thì trong những năm gần đây các mặt hàng nhóm công
nghiệp lại chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN
cũng bộc lộ một số hạn chế và bất cập: số lượng mặt hàng còn hạn chế; cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu sang ASEAN chưa phát huy hết tiềm năng phát triển;… (ThS.
Nguyễn Phúc Nam, 2021). 

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của VN sang các nước ASEAN (2016-
nay)

2.1 Yếu tố chủ quan

Quy mô nền kinh tế (GDP) của Việt Nam: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016 – 2019
khá cao, bình quân 6,8%. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 ước
đạt 268,4 tỷ USD, GDP đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/ người
(Đinh Ngọc Linh – Hoàng Như Quỳnh, 2021). Song hành cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế chính là sự gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam sang các thị
trường chính trong ASEAN. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016 – 2020 đạt
trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra tại Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Năm 2021 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang
bất ổn nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao (Đỗ Thị
Bích Thủy, n.d). 

Các cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà : Với định hướng lấy xuất
khẩu là động lực cho phát triển kinh tế, Chính phủ và các Bộ ngành đã chú trọng
xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách nhằm khuyến khích và tạo động lực
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, cụ thể như: Chính sách khuyến khích thu hút FDI
cho xuất khẩu, Chính sách thương mại và cơ chế hỗ trợ, khuyến khích xuất
khẩu,Chính sách phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu (Bộ Công Thương, 2021).

Các yếu tố về dân số 


Dân số của Việt Nam: Dân số Việt Nam dự kiến sẽ đạt 99.329.145 người vào đầu
năm 2023 (Danso.org, n.d). Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên năm 2021 đạt 50,5 triệu người.

Dân số nước nhập khẩu: Dân số ASEAN là hơn 678.024.087 người chiếm gần
8,57% dân số thế giới. Đông Nam Á hiện đang đứng thứ 3 ở khu vực châu Á về
dân số. Dân số với độ tuổi trung bình là 30 tuổi (Danso.org, n.d). Quy mô dân số
lớn cũng mang đến lợi thế bởi một thị trường tiêu thụ rộng lớn, bền vững và hấp
dẫn các nhà đầu tư đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cộng đồng cũng như
mỗi thành viên.

Như vậy có thể thấy dân số gia tăng khiến tăng số lao động cho nên kinh tế, tăng
khả năng sản xuất và lượng cung hàng hóa. Vì vậy dân số Việt Nam đang ảnh
hưởng tích cực đến xuất khẩu.  

2.2 Yếu tố khách quan

Mức độ hội nhập khu vực ASEAN  của Việt Nam: Việt Nam có cơ hội tham gia
nhiều cơ chế hợp tác khu vực ASEAN+ và các hiệp định thương mại tự do (FTA)
khu vực. Ngoài ra, Việt Nam là một trong 2 quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện
cam kết cao nhất (chỉ sau Singapore), thực hiện trên 95,5% cam kết trong kế hoạch
tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Trên thực tế, ASEAN là đối
tác xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam (sau Mỹ, EU, Trung Quốc) là thị trường
cung cấp hàng hóa nhập khẩu lớn thứ ba vào Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn
Quốc) (Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, 2021).

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN: Việt Nam đang là
một trong những đối tác thương mại quan trọng của các nước thuộc khu vực
ASEAN. Từ khi Việt Nam và các nước ASEAN hợp tác, giá trị kim ngạch của hai
bên đều tăng cao.

Chất lượng hàng hóa xuất khẩu: Trong những năm qua chất lượng một số sản
phẩm còn chưa ổn định, vẫn còn nhiều đơn hàng xuất khẩu bị trả về do sử dụng các
chất cấm trong quá trình sản xuất và chế biến. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo các
tiêu chuẩn bền vững, chứng nhận quốc tế còn ít, chỉ đạt khoảng 10% (Trương Thị
Quỳnh Vân, n.d). Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đang là thế mạnh của Việt
Nam. Nhưng xét về hàm lượng chế biến, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang
thị trường ASEAN chủ yếu vẫn ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng thấp, giá trị thu
được chưa cao. Chưa kể đến thương hiệu, mẫu mã chưa hấp dẫn, thậm chí chưa có
thương hiệu, trong khi chi phí sản xuất và logistics cao làm giảm sức cạnh tranh
của sản phẩm (ThS. Nguyễn Phúc Nam, 2021). 
Hàng rào thuế quan: Trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, Singapore, Bruney và
Malaysia cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng ngay từ khi
Hiệp định có hiệu lực (An Châu, 2021).

Thương mại biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong
ASEAN: Thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia: Hiệp định Thương mại
biên giới Việt Nam – Campuchia được dự báo sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kim ngạch thương mại song phương, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hơn nữa
quan hệ thương mại giữa hai nước ở khu vực biên giới. Đồng thời, Hiệp định cũng
đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi nước, trên nguyên tắc bình
đẳng, cùng có lợi (A.N, 2021).

Thương mại biên giới Việt Nam – Lào: Qua 3 năm triển khai, Hiệp định thương
mại biên giới giữa Việt Nam và Lào đã đạt được những kết quả tích cực, quan
trọng về nhiều mặt (Minh Trang, 2019).
Tài liệu tham khảo
1.     Trần Lan Hương, 2019, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam sang
các nước ASEAN, Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế học trường đại học Kinh tế Quốc Dân,
tr. 52-53.

2.      ThS. Nguyễn Phúc Nam, 2021, Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường các quốc gia ASEAN, Tạp chí Tài chính, link:
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chuyen-dich-co-cau-hang-hoa-xuat-khau-cua-
viet-nam-sang-thi-truong-cac-quoc-gia-asean-342827.html, truy cập ngày 21/02/2022

3.     Đỗ Thị Bích Thủy, Bộ Công Thương – Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công
thương, Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 và 5 năm 2016 –
2020, link: https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/danh-gia-ve-hoat-dong-xuat-
nhap-khau-cua-viet-nam-nam-2020-va-5-nam-2026---2020-4286.4050.html, truy cập
ngày 22/03/2022

4.     Đinh Ngọc Linh – Hoàng Như Quỳnh, 2021, Cổng thông tin điện tử bộ Tài Chính – Viện
Chiến lược và Chính sách Tài Chính, Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020:
Nhiều kết quả tích cực, link:
https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chitiet?
dDocName=MOFUCM200973&dID=209744&_afrLoop=22585021872019756#
%40%3FdID%3D209744%26_afrLoop%3D22585021872019756%26dDocName
%3DMOFUCM200973%26_adf.ctrl-state%3D84zohqu5k_4, truy cập ngày 22/03/2022.

5.     Đỗ Thị Bích Thủy, Bộ Công Thương – Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công
thương, Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 và 5 năm 2016 –
2020, link: https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/danh-gia-ve-hoat-dong-xuat-
nhap-khau-cua-viet-nam-nam-2020-va-5-nam-2026---2020-4286.4050.html, truy cập
ngày 22/03/2022

6.     Bộ Công Thương, 2021, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021 – 2030, link: 

https://sct.kiengiang.gov.vn/Lists/QuanLyVanBan/Attachments/379/4.%20Du%20thao
%20Chien%20luoc%20XNK%20hang%20hoa%202021-2030.pdf, truy cập ngày
22/03/2022

7. Danso.org, Dân số Việt Nam, link: https://danso.org/viet-nam/#:~:text=T%C3%ADnh


   

%20%C4%91%E1%BA%BFn%20ng%C3%A0y%2031%20th%C3%A1ng,d%C3%A2n
%20s%E1%BB%91%20gi%E1%BA%A3m%20%2D82.555%20ng%C6%B0%E1%BB
%9Di, truy cập ngày 22/03/2022
8.    Danso.org, Dân số Đông Nam Á, link:   https://danso.org/dong-nam-a/, truy cập ngày
22/03/2022

9.     Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, 2021, Gia nhập ASEAN – bước đột phá trong
đổi mới tư duy đối ngoại cuat Việt Nam, Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh, link: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/gia-nhap-asean-buoc-dot-pha-trong-doi-
moi-tu-duy-doi-ngoai-cua-viet-nam-1491881281 , truy cập ngày 22/03/2022
10.  Bình Liêu, 2021, ASEAN: Đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam, Tạp chí
Công Thương, link: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/asean-doi-tac-kinh-te-thuong-
mai-quan-trong-cua-viet-nam-80143.htm, truy cập ngày 22/03/2022
11.  Trương Thị Quỳnh Vân, Bộ Công Thương – Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách
công thương, Xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam: Cơ hội, thách thức
trong thời gian tới, link: https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/xuat-khau-san-
pham-nong-san-chu-luc-cua-viet-nam--co-hoi--thach-thuc-trong-thoi-gian-toi-
4378.4050.html, truy cập ngày 22/03/2022

12.  ThS. Nguyễn Phúc Nam, 2021, Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường các quốc gia ASEAN, Tạp chí Tài chính, link:
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chuyen-dich-co-cau-hang-hoa-xuat-khau-cua-
viet-nam-sang-thi-truong-cac-quoc-gia-asean-342827.html, truy cập ngày 22/02/2022

13.  An Châu, 2021, Bộ Công Thương, Cam kết về thuế quan của một số quốc gia trong
CPTPP, link: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cam-ket-ve-thue-quan-
cua-mot-so-quoc-gia-trong-cpttp.html , truy cập ngày 22/03/2022

14.  A.N, 2021, Ký biên bản ghi nhớ về việc đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới Việt
Nam – Campuchia, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, link: 

https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/ky-bien-ban-ghi-nho-ve-viec-dam-phan-
hiep-dinh-thuong-mai-bien-gioi-viet-nam-campuchia-600405.html, truy cập 22/03/2022

15.  Minh Trang, 2019, Thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam – Lào, Báo điện tử Chính
Phủ, link: https://baochinhphu.vn/print/thuc-day-thuong-mai-bien-gioi-viet-nam-lao-
102259295.htm, truy cập ngày 22/03/2022. 

You might also like