You are on page 1of 47

Mục lục

1. Lấy 1 ví dụ phù hợp để phân tích từ tri thức kinh nghiệm thành tri thức khoa học?..............1

2. Đề xuất tên 1 đề tài, phân tích các đặc điểm của NCKH với đề tài này 1 ví dụ thích hợp?. . .2

3. Dựa vào sơ đồ hình 1.3 bài 1 hãy phân tích cơ sở để thực hiện các nghiên cứu về dược học?
( câu 13 )........................................................................................................................................4

4. Phân tích nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của đạo đức y sinh học.........5

5. Phân tích phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu và cách tiến hành lấy phiếu chấp thuận
tham gia nghiên cứu của đối tượng................................................................................................5

6. Thế nào là sự riêng tư và bảo mật? Chi trả và bồi thường cho đối tượng nghiên cứu?............7

7. Xác định tên một đề tài, từ đó xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho đề tài. Phải
đúng...............................................................................................................................................8

8. Xác định tên một đề tài, từ đó xác định biến định lượng, biến định tính (3 loại) và biến
sống còn.........................................................................................................................................9

9. Xác định tên một đề tài, từ đó xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và yếu tố nhiễu.............9

10. Xác định tên một đề tài, từ đó vẽ sơ đồ biến số nghiên cứu..................................................10

11. Anh(chị) cho ví dụ, nêu lý do và phân tích tính chất của các loại sai số ?............................10

12.Anh (chị) trình bài nguyên nhân, tính chất và phân loại dạng sai số ngẫu nhiên. Cho ví dụ
phân tích và nêu cách loại bỏ sai số này ?...................................................................................10

13. Anh(chị) trình bài nguyên nhân, tính chất và phân loại dạng sai số hệ thống. Cho vd phân
tích và nêu cách làm giảm tiến tới loại bỏ sai số này ?................................................................11

14. A/chị hiểu thế nào là nhiễu? Các giải pháp hạn chế và loại bỏ nhiễu. Cho vd về các yếu tố
tương tác?....................................................................................................................................12

15. Phân biệt số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp, cho ví dụ và nêu ý nghĩa của 2 loại số liệu này
trong NCKH.................................................................................................................................13

16 . Hãy phân tích các bước trong phương pháp nghiên cứu tài liệu...................................14

17. Hãy phân tích các bước thiết kế bộ câu hỏi. Mỗi bước cho một ví dụ minh hoạ..................15

18. Anh (Chị) phân biệt các loại thiết kế NC không can thiệp ?...........................................17

19. Anh (Chị) phân biệt các kiểu thiết kế NC can thiệp .............................................................20
20. Anh (Chị) phân biệt : Mới mắc, hiện mắc. Cho thí dụ.....................................................20

21. A/c xác định tên 1 đề tài, từ đó xác định: mẫu, quần thể nghiên cứu, quần thể đích, khung
mẫu..............................................................................................................................................21

22. Anh/chị xác định tên 1 đề tài từ đó xác định cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn?.....................22

23. Anh/chị xác định tên 1 đề tài từ đó xác định cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống?.............22

24.A/c cho ví dụ cách chọn mẫu phân tầng, theo cụm, giai đoạn, tỷ lệ với kích thước và phân
tầng theo giai đoạn?.....................................................................................................................22

25/ Anh (chị) nhận xét về cách chọn đối tượng nghiên cứu bệnh chứng. So sánh cách chọn đối
tượng giữa bệnh và chứng. Phân tích ưu điểm và tồn tại của kiểu nghiên cứu này. (5 điểm).....23

26. Anh (chị) trình bày đặc điểm về thiết kế nghiên cứu Đoàn hệ, có ví dụ minh họa. So sánh
nghiên cứu đoàn hệ tương lai và nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Phân tích ưu điểm và tồn tại của
kiểu nghiên cứu này.....................................................................................................................25

27. Anh (chị) so sánh cách chọn đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu bệnh chứng và
nghiên cứu đoàn hệ....................................................................................................................26

28. Anh (Chị) nêu cách chọn đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu Bệnh chứng và nghiên
cứu Đoàn hệ. So sánh cách chọn hai dạng nghiên cứu này....................................................26

29. Anh (chị) chọn một đề tài dạng thiết kế nghiên cứu thực nghiệm. Phân tích 8 giai đoạn
trong một nghiên cứu này (Nghiên cứu thực nghiệm - thử nghiệm lâm sàng)............................27

30. Anh (chị) phân tích điều kiện chung và lưu ý đặc điểm chung của nghiên cứu thực nghiệm
trong quần thể..............................................................................................................................28

31. Anh (chị) phân tích và cho ví dụ minh họa về tính chất về phương pháp của nghiên cứu
thực nghiệm trong quần thể.........................................................................................................28

32. Anh (chị) cho một ví dụ để đánh giá hiệu lực của một vaccin........................................29

33. Anh (chị) hãy phân tích mục đích chung và các đặc điểm của NCKH.................................29

34. Anh (chị) phân tích việc tra cứu các tư liệu khoa học có vai trò như thế nào trong việc lựa
chọn được một đề tài NCKH tốt nhất..........................................................................................30

35. Anh (chị) hãy đề xuất một đề tài NCKH, xây dựng thang điểm đánh giá 7 tiêu chuẩn để lựa
chọn đề tài tốt nhất.......................................................................................................................30
36. Anh (chị) nêu rõ các nội dung để xây dựng một đề cương NCKH tốt nhất. Cần phân tích rõ
những điểm chủ chốt...................................................................................................................33

37. Anh (chị) cho biết những vấn đề cơ bản nhất khi viết: đặt vấn đề và chương tổng quan vấn
đề nghiên cứu...............................................................................................................................33

38. Anh (chị) cần những điều gì khi viết chương: đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài
đã chọn.........................................................................................................................................35

39. Anh (chị) cần những điều gì khi viết chương: kết quả và bàn luận cũng như Kết luận - kiến
nghị đề tài đã chọn.......................................................................................................................36

40. Anh (chị) hãy phân tích và cho ví dụ minh họa về các đặc trưng trong hiện tượng sức
khỏe xảy ra ở những ai, khi thực hiện đề tài dạng nghiên cứu mô tả. (7 ý).........................37

41. Anh (chị) hãy phân tích và cho ví dụ minh họa về các đặc trưng về gia đình, về yếu tố
nội sinh di truyền trong hiện tượng sức khỏe xảy ra ở những ai, khi thực hiện đề tài dạng
nghiên cứu mô tả........................................................................................................................40

42. Anh (chị) hãy phân tích và cho ví dụ minh họa về các đặc trưng về hiện tượng sức khỏe xảy
ra khi nào ? Xảy ra ở đâu ? khi thực hiện đề tài dạng Nghiên cứu mô tả 3(2)+4 ý.....................41
1

1. Lấy 1 ví dụ phù hợp để phân tích từ tri thức kinh nghiệm thành tri thức khoa học?
Ví dụ: Ngày xưa, có vị tú tài nọ một ngày bỗng nhiên cảm thấy đầu nặng và hơi đau, càng ngày tình
trạng càng nặng hơn làm anh đau không chịu nổi, mặt tái mét, đằng sau gáy và hai cánh tay toát mồ
hôi. Sau đó có người giới thiệu cho cậu ta 1 vị danh y gần núi Vu Sơn, TQ. Vị danh y này lấy trong tủ
ra một viên thuốc to bằng đầu ngón tay, viên thuốc nhai nát ra có mùi vị đặc biệt. Trưa hôm sau, sắc
mặt cậu đã tươi tỉnh lên nhiều. Một sáng nọ, ở nhà một mình, cậu đi dạo quanh vườn và thấy có nhiều
thảo dược đang được phơi trêm giàn, trong đó có chất đầy một thứ dược thảo già non lẫn lộn, củ, rễ
màu trắng, còn lẫn lộn một vài cành lá chưa khô. Loại thảo dược lá màu tím, to độ 2, 3 ngón tay, hoa
trắng, nhụy vàng có chấm nhỏ li ti. Cậu lấy vài rễ cây đưa lên mũi ngửi, một mùi thơm đặc biệt ngào
ngạt xông lên. Cho lên miệng nhai thử một ít rễ thấy đúng là mùi vị của thứ thuốc được dùng để chữa
trị cho cậu. Tối đó cậu thấy vị danh y đâm nhuyễn loại dược liệu kia thành bột, sau đó ông đổ mật ong
vào và đem đi phơi khô. Sáng hôm sau, vị danh y nọ cho cậu ta biết dược liệu này không cần đi chung
với thảo dược khác cũng có thể trị bệnh. Nếu được chế luyện với mật ong thì sức thuốc làm bớt đau
càng mạnh. Ông muốn cậy ấy đặt tên cho dược liệu này, gọi là Hương Bạch chỉ, Hương là mùi thơm,
Bạch là rễ cây màu trắng, Chỉ là ý nói rễ non vừa mọc. Cũng từ đó bài thuốc “Hương Bạch Chỉ trấn
thống” chuyên trị các chứng đau nhức ra đời làm vùng Vu Sơn nổi tiếng khắp nơi. Sau này bằng các
luận cứ khoa học cho thấy, trong rễ Bạch chỉ có chứa Tinh dầu, dẫn chất Curamin (Angelicotoxin
0,430%, Hydrocarotin, Angelic acid, chất byak- angelixin 0,20%, chất byak- angelicola), có công dụng
giải cảm hàn, trừ phong chỉ thống, giải độc tiêu viêm, hành huyết điều kinh,…
Khi bị đau đầu, nặng đầu người ta thường dùng giã nhuyễn bạch chỉ rồi uống (tri thức kinh nghiêm).
Người ta lý giải bằng các luận cứ khoa học: trong bạch chỉ có chứa tinh dầu là chính và các dẫn chất
Curamin có tác dụng kích thích hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, hệ thống mạch máu trong cơ thể
giải cảm hàn, trừ phong chỉ thống, giải độc tiêu viêm, hành huyết điều kinh,…(tri thức khoa học)

- Phân tích:
Tri thức này thu được từ cuộc sống hoặc những kinh nghiệm chữa bệnh của các vị thầy thuốc ngày
xưa, kinh nghiệm này tích lũy dần theo cuộc sống, ví dụ như ban đầu chỉ biết bạch chỉ có công dụng
giảm đau (tri thức kinh nghiệm), sử dụng Bạch chỉ đơn trị hoặc kết hợp với mật ong, dần dần người ta
nghiên cứu ra được rất nhiều dạng phối hợp thuốc của bạch chỉ trong điều trị như:
Bài 1: Bài thuốc Hoàn đô lương:
Bạch chỉ nghiền thành bột mịn. Sau đó chế thành viên hoàn. Mỗi lần uống 6-12g. Sử dụng khoảng 1
tuần liên tục để mang lại công dụng trị đau đầu vùng trán tốt nhất.
- Bài 2: Bài thuốc trị đau đầu do viêm mũi.
Chuẩn bị: Bạch chỉ, thương nhĩ, tân di mỗi vị 12g, bạc hà 6g. Tất cả tán nhỏ thành bột. Pha với nước
như trà, mỗi lần uống 6-12g, chia ngày 2 lần.
- Bài 3: Bài thuốc bạch chỉ trị đau đầu do sưng lợi, đau răng.
Chuẩn bị: Bạch chỉ, kinh giới, phòng phong mỗi vị 12g, thạch cao sống 20g. Sắc thuốc với nước sử
dụng: Ngày uống 1 thang, chia nhiều lần trong ngày.

- Sau này, bằng các bằng chứng khoa học, tri thức kinh nghiệm ban đầu đã trở thành tri thức khoa
học, người ta tìm ra trong bạch chỉ chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau, có nhiều công
năng khác nhau như: Cảm sốt, đau răng, viêm mũi, sổ mũi, nhức xương, phong thấp, bạch đới;
cầm máu khi đại tiện ra máu, chảy máu cam, mụn nhọn mưng mủ, viêm tuyến vú,…
- Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại chế phẩm có thành phần chính là Bạch chỉ như:
Bạch địa căn, bạch chỉ đơn,….
2

2. Đề xuất tên 1 đề tài, phân tích các đặc điểm của NCKH với đề tài này 1 ví dụ thích
hợp?
VD : Xác định tên khoa học của cây Hoắc hương núi trồng tại Sapa bằng phương pháp chỉ thị hình
thái và giải trình tự gen DNA.

TÍNH MỚI:
- Tìm ra cái mới, quy luật mới, quan hệ mới:
 Đây là đặc tính cơ bản nhất của NCKH.
 Dưới dạng lý thuyết hay thực nghiệm.
- Cái mới, quy luật mới: từ các quan niệm, quan điểm đưa ra các định lý nguyên lý. Từ phương
pháp, phương thức đưa đến các dạng mô hình, công thức, từ đó rút ra các giải pháp và đề xuất
kiến nghị.
- Tính mới phải đảm bảo:
 Có tính kế thừa cái đã có, nhưng không lặp lại cái đã có.
 Luôn xem xét lại những kết luận đã hình thành trước đó, nếu như kết luận đó đã được
thực tế chỉ ra những khuyết điểm hoặc những sai lệch.
 Hiểu biết đặc điểm này của khoa học nghiên cứu giúp chúng ta tránh lặp lại những thực
nghiệm mà thực tiễn đã chỉ ra là sai lầm đưa đến hậu quả.
VD: Với đề tài này, chúng ta phải dựa vào việc nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu tài
liệu để tiến hành phân tích các phương pháp chỉ thị hình thái, phương pháp chỉ thị phân tử cũng như
giải trình tự gen DNA của 1 loài cây (Hoắc hương núi) được trồng tại Sapa để xác định được tên khoa
học chính xác của nó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ tham khảo dựa trên những tư liệu, tài liệu đã
được công bố, không lặp lại kết quả nghiên cứu của người khác. Luôn xem xét lại những kết luận
nghiên cứu đã hình thành trước đó, nếu như kết luận đó đã được thực tế chỉ ra những khuyết điểm hoặc
những sai lệch, để nghiên cứu của mình tránh lặp lại những tồn tại của các nhà nghiên cứu trước đó.
TÍNH KẾ THỪA:
- Mọi NCKH đều được kế thừa những thành tựu khoa học trước đó
 Tính kế thừa có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp luận NCKH
 Nhưng hoàn toàn trái ngược với việc quay cóp một cách máy móc, thậm chí gian dối
VD: Trước khi thực hiện đề tài “Xác định tên khoa học của cây Hoắc hương núi trồng tại Sapa bằng
phương pháp chỉ thị hình thái và giải trình tự gen DNA” chúng ta phải đọc tài liệu, tham khảo các
nghiên cứu đã được công bố trước đó để biết được những ưu nhược điểm cũng như những hạn chế hay
tồn tại trong các nghiên cứu ấy, từ đó định hướng cho đề tài của mình, tuy nhiên việc nghiên cứu của
chúng ta chỉ mang tính kế thừa chứ không được sao chép công trình hay kết quả nghiên cứu của người
khác.

TÍNH MẠO HIỂM:


- Một nghiên cứu có thể thành công và cũng có thể thất bại:
 Nghiên cứu thành công giúp cho ta xác định được tên khoa học của cây Hoắc hương núi
được trồng tại Sapa.
 Nhưng nếu nghiên cứu thất bại cũng có thể do một số nguyên nhân như nhân lực, kinh phí,
kiến thức còn hạn chế, thiếu thiết bị,….
- Tuy nhiên, trong NCKH thất bại cũng xem là một kết quả và mang ý nghĩa về một kết luận của
NCKH và được lưu giữ, tổng kết lại những số liệu, dữ liệu, kinh nghiệm tích lũy được, đó cũng
có thể làm nên thành công của bài NCKH.

TÍNH ĐẶC THÙ:


- NCKH Dược học có đặc điểm riêng:
3

 Gắn liền với sức khỏe con người


 Quan tâm đến mục đích tạo ra một hiệu ứng kinh tế - xã hội
 Đặc biệt giúp cho sự sống tốt đẹp hơn  cần phải thật thận trọng trong quá trình nghiên cứu
và tác nghiệp cùng y học.
- NC Dược học thường quan tâm đến sự tồn tại hiển nhiên của sự sống là các quy luật tồn tại,
phát sinh, phát triển trong mối liên quan và sự tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài, trong đó
có sự tác động qua lại của cả môi trường tự nhiên và xã hội.
VD: Hoắc hương núi ít được biết đến nhưng nó có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, tuy
nhiên, khi đem so sánh với các loài trong cùng một chi thì rất dễ nhầm lẫn để nhận biết chính xác dược
liệu đó. Nhưng trong điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thì không thể có những sự
nhầm lẫn. Vì vậy, việc “Xác định tên khoa học của cây Hoắc hương núi trồng tại Sapa bằng chỉ thị
hình thái và giải trình tự gen DNA” là rất cần thiết.

TÍNH CÁ NHÂN:
- Cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một công trình NCKH.
 Công trình đó do một cá nhân hay một tập thể thực hiện.
 Được thể hiện trong tư duy sáng tạo và các chủ kiến riêng để thực hiện công trình.
VD: Đề tài “Xác định tên khoa học của cây Hoắc hương núi trồng tại Sapa bằng chỉ thị hình thái và
giải trình tự gen DNA” là do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Thiều Văn Đường.

TÍNH KHOA HỌC:


 Tính khái quát hóa:
- Là khả năng suy diễn những kết quả có được từ mẫu nghiên cứu lên dân số chung mà từ đó mẫu
được chọn.
- Nghiên cứu dược học cần căn cứ vào dân số nghiên cứu, cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu để xét
khả năng khái quát hóa.
- Ngoài ra cần xác định những kết quả của nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong những lĩnh vực
thực tế nào. Giúp đề cương nghiên cứu được chọn
VD: Đề tài này sẽ xác định được trình tự DNA của cây Hoắc hương núi, từ đó xác định được tên Khoa
học của cây, phân biệt được với các cây khác trong cùng loài. Kết quả nghiên cứu này có thể được ứng
dụng trong các lĩnh vực như lĩnh vực y tế, nông nghiệp, kinh tế,....

 Tính giá trị: Kết luận của nghiên cứu là đúng gía trị thực tế của quần thể.
 Tính tin cậy:
- Kết quả nghiên cứu phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần do nhiều người khác nhau trong
điều kiện như nhau.
- Người nghiên cứu cần kết quả nghiên cứu chỉ rõ điều kiện, những nhân tố và phương tiện thực
hiện.
 Tính khách quan:
- Vừa là đặc điểm vừa là tiêu chuẩn của người NCKH. Trong đó NCKH không được kết luận:
 Vội vã, cảm tính kết luận khi chỉ nhìn thấy tác dụng chữa trị mà không xét đến tác dụng
phụ.
 Theo những nhận định mang tính chủ quan của cá nhân người nghiên cứu, vì vậy phải
tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau chứ không được nhận định theo quan điểm cá
nhân vì góc độ cá nhân rất dễ dẫn đến sai lệch.
 Mọi kết luận đưa ra phải được kiểm chứng một cách khoa học, có độ tin cậy cao.
 Tính thông tin:
- Sản phẩm của NCKH phải được trình bày dưới nhiều dạng như:
4

 Một báo cáo khoa học, một mẫu vật liệu mới hay một mô hình thí điểm về áp dụng kỹ
thuật mới.
 Tất cả các dạng này luôn mang tính đặc trưng thông tin.
TÍNH PHI KINH TẾ:
- Khó tính toán kinh tế của sản phẩm khoa học và công nghệ:
 Hiệu quả rất to lớn, quyết định sự phát triển của đất nước, sự giàu có và văn minh xã hội
 Nguyên liệu và thiết bị đắt tiền khó khấu hao.
 Khó tính đầu vào, đầu ra, khó đề ra được các định mức cụ thể, tiêu chuẩn định giá sản
phẩm của khách hàng.
 Lợi nhuận mang một khái niệm đặc biệt.
 Thành công (hiệu quả) khó tính bằng tiền được.
VD: Từ đề tài này, xác định được tên khoa học của Hoắc hương núi trồng tại Sapa sẽ cung cấp thông
tin cho các nhà nghiên cứu dược học khác để phát triển các đề tài nghiên cứu sau này, việc đó rất khó
để tính toán chi phí hay kinh tế.

3. Dựa vào sơ đồ hình 1.3 bài 1 hãy phân tích cơ sở để thực hiện các nghiên cứu về
dược học? ( câu 13 )
- Nghiên cứu dược học là một chu kỳ không bao giờ dừng lại, mỗi chu kỳ có 4 pha:
● Pha thứ nhất là dịch tễ học
● Pha thứ hai là dược lâm sàng
● Pha thứ ba là thống kê sinh học
● Pha thứ tư là thuốc mới
DỊCH TỄ HỌC:
- Là môn khoa học NC sự xuất hiện, sự phân bố và các yếu tố quyết định trạng thái sức khỏe hay
bệnh tật của một nhóm người hay một quần thể nhất định.
DƯỢC LÂM SÀNG:
- Bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ lâm sàng thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc
cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị
khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng.
- Mục tiêu chung của các hoạt động Dược lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế
đúng và hợp lý nhằm:
 Phát huy tối đa hiệu quả của thuốc
 Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị
 Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc
THỐNG KÊ SINH HỌC:
- Là những gì liên quan đến việc thu thập, phân tích và diễn giải các dữ liệu thu thập được từ
những nhóm cá thể. Các cá thể này có thể là người, hộ gia đình, số lần khám bệnh,...phụ thuộc
vào mục đích của việc NC.
THUỐC MỚI :
- Phải trải qua một quá trình lâu dài và nghiêm ngặt.
- Trong quá trình NC các thuốc mới, sự an toàn của bệnh nhân là mối quan tâm hàng đầu của nhà
NC.
- Về lý tưởng, muốn tìm kiếm các hợp chất tạo thuốc mới như sau:
 Đạt được mục tiêu tác động trên quá trình bệnh lý 1 cách chọn lọc.
 An toàn khi hấp thu vào cơ thể
 Tiếp cận được nơi thích hợp trong cơ thể để tìm được mục tiêu
 Tồn tại đủ lâu trong cơ thể để có hiệu quả
 Có thể sản xuất được để tạo ra một nguồn nguyên liệu ổn định để sử dụng
5

 Có ít tác dụng phụ

4. Phân tích nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của đạo đức y sinh học
Khái niệm:
- Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học bao gồm các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức áp dụng
trong các nghiên cứu y sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.
- Nghiên cứu dược học đem lại những tiến bộ to lớn trong sức khoẻ với đối tượng nghiên cứu là
con người, khi tham gia nghiên cứu có thể dẫn đến các nguy cơ rủi ro với đối tượng. Vì vậy các
chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu được đặt ra nhằm xem xét và đánh giá để bảo vệ sự an
toàn sức khoẻ và các quyền của đối tượng.
Nguyên tắc cơ bản:
 Tôn trọng con người (respect for rights)
- Tôn trọng quyền tự nguyện lựa chọn tham gia NC của đối tượng.
- Đối tượng có đủ năng lực đưa ra việc tự quyết định và bảo vệ những đối tượng không có khả
năng tự quyết định có thể tham gia vào nghiên cứu hay không.
- Bảo vệ những đối tượng bị phụ thuộc hoặc dễ bị tổn thương khỏi những điều gây hại và lệ thuộc.
- Đảm bảo đối tượng có quyền từ chối tham gia hay rút lui.
 Hướng thiện ( Benefit-science)
- Tối đa hóa các lợi ý và tối thiểu hóa các điều gây hại
- NC được dự kiến mang lại những lợi ích, tránh gây hại cho người tham gia NC, hoặc nếu có nguy
cơ gây hại nào đó thì phải ở mức chấp nhận được và lợi ích dự kiến phải vượt trội so với nguy cơ
gây hại
- Đối tượng cần được đảm bảo an toàn cũng như được điều trị một cách tốt nhất những biến cố bất
lợi do nghiên cứu gây ra.
- Điều này đòi hỏi thiết kế NC hợp lý và người thực hiện NC phải có đủ năng lực chuyên môn, chú
trọng bảo vệ đối tượng nghiên cứu.
 Công bằng(Justiceg)
- Công bằng trong phân bổ:
● Lợi ích và nguy cơ rủi ro cho những ĐT tham gia nghiên cứu.
● Những chăm sóc mà đối tượng tham gia NC được hưởng.
Ví dụ: Trong quá trình thử vaccin covid-19, các đối tượng tình nguyện thử vaccin sẽ được chăm sóc y
tế đặc biệt trong suốt quá trình để theo dõi các tác dụng của vaccin, bên cạnh đó đối tượng tham gia
cũng sẽ được cung cấp thông tin về những lợi ích khi tiêm cũng như những nguy cơ/rủi ro trong suốt
quá trình thử nghiệm.

- Nghĩa vụ của người thực hiện NC là phải :


● Đối xử với mọi đối tượng NC một cách đúng đắn và phù hợp về mặt đạo đức.
● Đảm bảo mỗi cá nhân tham gia vào NC nhận được tất cả những gì mà họ có quyền được
hưởng.

5. Phân tích phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu và cách tiến hành lấy phiếu chấp
thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng.
Phiếu chấp nhận tham gia nghiên cứu:
 Là một bản chấp thuận không phải dạng theo văn bản mẫu (dạng văn bản cho người làm chứng)
sẽ được lấy chữ ký của người làm chứng không thiên vị (tuyên ngôn Helsinki, 2008 và CIOMS,
2002).
 Cần phải mô tả chi tiết quy trình lấy phiếu chấp thuận trong đề cương NC để Hội đồng đạo đức
trong NCYSH có thể xem xét và đánh giá.
6

 Những trường hợp từ chối không ký phiếu chấp thuận được coi là ngoại lệ và những trường hợp
này phải được IEC/IRB cho phép mới được đưa đối tượng đó vào diện đối tượng NC để thống
kê.
- Nguyên tắc chung là nghiên cứu viên phải lấy được phiếu chấp thuận theo mẫu, có chữ ký của:
 Người tham gia nghiên cứu
 Người đại diện hợp pháp đối với các đối tượng là trẻ em hoặc đối tượng không đủ năng lực về
tinh thần để tự quyết định có hay không tham gia NC.
- Phân tích cách tiến hành lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu:
 Sự chấp thuận tham gia nghiên cứu:
- Là sự chấp thuận của những cá nhân đồng ý tham gia (NCYSH) đã được cung cấp đầy đủ thông
tin chủ yếu liên quan đến NC và đã cân nhắc kỹ lưỡng, đối tượng tự nguyện quyết định tham gia
vào nghiên cứu.
- Chấp thuận tham gia NC là một yêu cầu bắt buộc đối với các nghiên cứu y sinh khi xem xét các
thiết kế nghiên cứu, nó liên quan đến nguyên tắc đạo đức:
 “Tôn trọng quyền con người”
 Nguyên tắc quyền tự quyết định của mỗi cá nhân có hay không tham gia vào một nghiên
cứu nào đó.
- Sự chấp thuận tham gia NC là sự chấp thuận của những cá nhân có đủ năng lực đưa ra quyết
định mà không bị lệ thuộc vào bất cứ ai hay bất cứ điều gì.
- Đối với nhóm đối tượng NC dễ bị tổn thương (như trẻ em, người bị bệnh tật hoặc vì một hoàn
cảnh nào đó không đủ năng lực để đưa ra quyết định có hay không tham gia vào NC), sự chấp
thuận tham gia NC được giao cho người đại diện.
- Chấp thuận tham gia NC là quá trình thông tin hai chiều giữa nhà NC và đối tượng NC được
diễn ra từ trước khi NC bắt đầu, tiếp tục trong suốt quá trình NC, ĐT NC có quyền quyết định
rút lui khỏi NC ở bất kỳ thời điểm nào của NC và không bị mất quyền lợi khi rút khỏi NC.
- Để cho đối tượng NC có thể đưa ra quyết định về sự chấp thuận tham gia NC, nhà NC cần phải
cung cấp cho đối tượng đầy đủ các thông tin chủ yếu liên quan đến NC, bao gồm các nội dung
sau đây:
 Giới thiệu khái quát về NC.
 Mục đích NC
 Thời gian tham gia của đối tượng NC
 Mô tả quy trình NC, nhấn mạnh những nội dung của quy trình có liên quan đến đối tượng
NC.
 Dự đoán các nguy cơ và tình trạng không thoải mái của đối tượng có thể xảy ra cho đối
tượng NC
 Những lợi ích có được từ NC cho đối tượng hoặc cho cộng đồng, lợi ích trực tiếp, lợi ích
gián tiếp.
 Các tình huống có thể lựa chọn tham gia (nếu có)
 Những cam kết của nhà NC đối với đối tượng NC về:
 Đảm bảo giữ bí mật riêng tư và thông tin cá nhân của đối tượng tham gia NC.
 Về việc đền bù rủi ro khi tham gia NC
 Cam kết thực hiện các quyền lợi liên quan đến đối tượng NC
 Cam kết đảm bảo đối tượng hoàn toàn tự nguyện lựa chọn tham gia
 Có thể từ chối không tham gia hoặc rút khỏi NC ở bất kỳ thời điểm nào trong quá
trình NC mà không bị mất quyền lợi.
 Những thông tin cần có thêm trong phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên cần cung cấp các thông tin đầy đủ cho đối tượng tham gia NC:
 Bằng cách nói hoặc viết để đối tượng đọc
7

 Phải sử dụng ngôn ngữ thông thường phù hợp với trình độ hiểu biết của đối tượng để
trình bày.
- Những thông tin cần cung cấp cho ĐT bao gồm:
 Việc điều trị sẽ được cung cấp miễn phí đối với:
 Các loại tổn thương liên quan đến NC đã được xác định hoặc cho các biến chứng
liên quan đến nghiên cứu.
 Hình thức và khoảng thời gian của việc chăm sóc y tế đó, tên của tổ chức hoặc cá
nhân sẽ cung cấp điều trị.
 Khả năng có bất kỳ sự không chắc chắn nào liên quan đến việc chi trả cho việc
điều trị.
 Bằng cách nào và tổ chức nào sẽ bồi thường: đối tượng NC, gia đình hoặc những người
phụ thuộc vào đối tượng cho đối tượng tử vong, tổn thương, tàn tật.
 Có một Hội đồng đánh giá khía cạnh đạo đức sẽ thông qua hoặc làm rõ đề cương NC
(CIOMS, 2002).
 Một số nguyên tắc cơ bản khi lấy phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu của đối tượng
Nguyên tắc tham gia tự nguyện của đối tượng NC:
- Nếu không thể lấy được Phiếu chấp thuận dưới dạng viết, có thể lấy bằng lời nhưng phải lưu hồ
sơ một cách chính thức và có người chứng kiến.
- Cần hết sức thận trọng khi lấy phiếu chấp thuận tham gia NC trong các NC mà đối tượng NC
đang có quan hệ phụ thuộc vào NC viên (ví dụ, đối tượng là bệnh nhân của NC viên).
- Hội đồng đánh giá khía cạnh đạo đức có thể quy định rằng việc lấy phiếu chấp thuận tình
nguyện cần do một dược sĩ nắm chắc thông tin về việc này tiến hành, dược sĩ này không tham
gia vào NC và độc lập hoàn toàn về mặt quan hệ với đối tượng.
- Trẻ em tham gia vào NC cần phải được bảo vệ hơn, vì trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương. Chúng có thể chấp thuận bằng phiếu chấp thuận dành cho trẻ em (assent form).
- Khi lấy phiếu chấp thuận tình nguyện , nhà tài trợ và nghiên cứu viên có nhiệm vụ :
 Tránh lừa dối, ảnh hưởng thái quá hoặc đe dọa.
 Chỉ lấy chấp thuận khi chắc chắn rằng đối tượng đã suy nghĩ cặn kẽ và đủ thời gian cân
nhắc tìm hiểu.
 Lấy lại phiếu chấp thuận tham gia NC nếu:
 Nếu có bất kì thay đổi quan trọng nào trong điều kiện, hoàn cảnh hoặc quy trình
của NC, hoặc nếu có thông tin mới có thể ảnh hưởng đến đối tượng và việc NC.
 Trong các nghiên cứu diễn ra trong thời gian dài.

6. Thế nào là sự riêng tư và bảo mật? Chi trả và bồi thường cho đối tượng nghiên cứu?
- Riêng tư trong đạo đức NC là những thông tin, những vấn đề của mỗi cá nhân đối tượng tham
gia NC:
 Đó có thể là lịch sử của bản thân, của gia đình và của những người thân trong gia đình, họ
hàng do đối tượng cung cấp,
 Có thể là tình hình sức khỏe bệnh tật, những đặc điểm sinh học của cá nhân đối tượng NC
 Có thể là những tâm tư, tình cảm trong mối quan hệ của cá nhân đối tượng
 Có thể là quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…
VD: Khi thực hiện các nghiên cứu hay khảo sát về bệnh HIV/AIDS, các thông tin về đối tượng tham
gia hoặc các đặc điểm, tình hình, tâm tư tình cảm, mối quan hệ của đối tượng tham gia và những người
thân phải được những người điều tra/nghiên cứu đảm bảo giữ giữ kín. Việc không giữ kín là nguyên
nhân chủ chốt khiến đối tượng nghiên cứu thiếu tin tưởng và không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
8

- Bí mật trong đạo đức NC là giữ kín không để lộ các thông tin cá nhân, những vấn đề riêng tư
của cá nhân.
- Nhà NC cần phải có những biện pháp để giữ bí mật riêng tư:
 Mã hóa các thông tin cá nhân.
 Quy định cụ thể những người có trách nhiệpm được tiếp cận và được chia sẻ các thông tin
của NC.
 Việc công bố các kết quả nếu có liên quan đến cá thông tin cá nhân phải được phép của cá
nhân đối tượng.
- Đối với loại hình NC điều tra, việc sử dụng các phiếu điều tra vô danh cũng là một loại hình
đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân, tuy nhiên loại hình NC này không phải cuộc điều tra
nào cũng có thể sử dụng, nó tùy thuộc vào từng NC có thể sử dụng cho phù hợp.
VD: Đánh giá hiệu qủa cai nghiện của những người từng sử dụng ma túy. Khi làm khảo sát, nghiên
cứu viên cần cung cấp cho đối tượng tham gia biết rõ về nghiên cứu, mã hóa thông tin cá nhân của đối
tượng trên phiếu khảo sát, không ghi hay tiết lộ bất kì thông tin nào liên quan đến việc nhận dạng đối
tượng. Việc khảo sát cần tiến hành trong một không gian kín, không sử dụng bất kì thiết bị ghi hình
nào.

- Bồi thường là đền bù những thiệt hại đã gây ra cho người khác.
VD: Trong quá trình phẫu thuật, nếu chẳng may xảy ra sơ suất hoặc xuất hiện những yếu tố bất ngờ
gây tổn thương đến sức khỏe, tinh thần hoặc đe dọa tính mạng của bệnh nhân thì bệnh viện đó cũng
phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.

- Chi trả là bỏ tiền ra để trả.


VD: Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, người thực hiện nghiên cứu sẽ phải bỏ tiền ra chi trả
cho các khoản chi phí như hóa chất, thiết bị, dụng cụ,…. nếu không có sự tài trợ từ bất kỳ tổ chức hoặc
cá nhân nào. Nếu có sự tài trợ thì việc chi trả sẽ do cơ quan/tập thể/cá nhân tài trợ chỉ trả.

BÀI 4. MỤC TIÊU VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DƯỢC

7. Xác định tên một đề tài, từ đó xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho đề
tài. Phải đúng
Mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung):
- Là điều gì đó nhằm trả lời câu hỏi được nêu ra trong NC. Thường thì mục tiêu tổng quát khó có
thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục tiêu tổng quát nhằm để trả lời các câu hỏi sau:
 Làm gì ? What ?
 Ở đâu ? Where ?
 Cho ai ? To Whom ?
 Ai làm ? Who ?
 Cách nào ? How ?
 Khi nào ? When ?
Mục tiêu cụ thể:
- Là những kết quả cụ thể mà người nghiên cứu cần phải có để đạt được mục tiêu chung theo kế
hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu.
- Mục tiêu cụ thể có thể đo lường hay định lượng được.
- Mục tiêu cụ thể là cái đạt được theo mục tiêu chung đã đề ra và làm cơ sở cho việc đánh giá kết
quả nghiên cứu.
- Mục tiêu này nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách cụ thể hơn, phải thể hiện:
9

“Làm bao nhiêu?”


“Về những vấn đề gì ?”

Đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội chung
bệnh viện 120 quân khu 9 từ tháng 06/2012 đến 10/2012” (Trần Thị Bích Liên, 2012.Luận văn dược sĩ
chuyên khoa cấp I. ĐH Dược Hà Nội).
 Mục tiêu tổng quát:
● What ? khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
● Where? bệnh viện 120 quân khu 9
● To whom? Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I
● When? tháng 06/2012 đến 10/2012
● How ? khảo sát
● Who ? nghiên cứu sinh Trần Thị Bích Liên
 Mục tiêu cụ thể:
● Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
● Khảo sát đặc điểm của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng
● Khảo sát đặc điểm của thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
● Khảo sát thời gian điều trị của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng
● Xây dựng phác đồ điều trị
● Khảo sát các tác dụng của thuốc trên lâm sàng

8. Xác định tên một đề tài, từ đó xác định biến định lượng, biến định tính (3 loại) và biến
sống còn.
- Biến định lượng: nếu biến số thể hiện một đại lượng nó được gọi là biến số định lượng.
 BSĐL nhằm thể hiện 1 đại lượng (đo đếm được), để có giá trị những BSĐL phải luôn đi kèm
theo đơn vị.
- Biến định tính: là biến số nhằm thể hiện một đặc tính, không có giá trị đại lượng. biến số định tính còn
được chia làm ba loại:
 Biến số Nhị giá: khi chỉ có 2 giá trị.
 Biến số định danh: khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị và bản thân các giá trị không có tính chất
thứ tự.
 Biến số thứ tự: khi có 3 hay nhiều hơn các giá trị và bản thân các giá trị có tính chất thứ tự, là
biến số định danh nhưng có thể sắp xếp thứ tự được.
- Biến sống còn: là biến thể hiện cả hai tính chất, có xảy ra hay không (biến nhị giá) mà còn quan tâm
đến phương diện biến cố xảy ra vào lúc nào (một biến số định lượng).

VD: Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị THA ở BN cao tuổi trong năm 2021 tại BV ĐKTW TPCT.
(Thuốc đã được đánh giá là có hiệu quả trên những bị BN bị THA ở tuổi trung niên)

 BN cao tuổi: Biến số định lượng (người cao tuổi > 60 tuổi)
 Hiệu quả của thuốc: Cao, thấp, trung bình: Biến số định tính (biến số thứ tự)
 Giới tính của BN cao tuổi (nam/nữ) : Biến số định tính (biến số nhị giá)
 BN cao tuổi có thể thuộc các dân tộc khác khác: Biến số định tính (biến số định danh)
 Thuốc được chứng minh là có hiệu quả trên BN bị THA ở tuổi trung niên nhưng có hiệu quả
trên BN là người cao tuổi hay không thì là biến số sống còn.

9. Xác định tên một đề tài, từ đó xác định biến độc lập, biến phụ thuộc và yếu tố nhiễu.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa béo phì và nguy cơ bệnh Đái tháo đường
10

Biến số độc lập: béo phì


Biến số phụ thuộc: nguy cơ bệnh ĐTĐ
Yếu tố nhiễu là kém vận động

10. Xác định tên một đề tài, từ đó vẽ sơ đồ biến số nghiên cứu


VD: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống không hợp lý và bệnh Đái tháo đường

Béo phì

Chế độ ăn uống không hợp lý HbA1c ≥ 6,5 % Đái tháo đường

BMI > 23

BÀI 7 SAI SỐ VÀ YẾU TỐ NHIỄU


11. Anh(chị) cho ví dụ, nêu lý do và phân tích tính chất của các loại sai số ?
SAI SỐ NGẪU NHIÊN: là sự lệch đi, do ngẫu nhiên, may rủi, của một quan sát trên một mẫu
so với giá trị thật của quần thể dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc đo lường sự kết hợp.
- Tính chất của sai số ngẫu nhiên:
 Làm mất độ chính xác của nghiên cứu nhưng không ảnh hưởng đến tính hợp lệ. Kết quả thu
được sẽ nằm dao động về cả hai phía so với giá trị thực.
 Không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn vì chúng ta chỉ có thể nghiên cứu trên một mẫu của
quần thể, khi thực hiện cùng một xét nghiệm trong cùng một điều kiện như nhau trong nhiều
lần thì kết quả ở các lần này sẽ là không giống nhau hoàn toàn mà sẽ có sự dao động.
VD: Khi tiến hành định lượng Paracetamol trong 10 viên thuốc trong cùng 1 vỉ thuốc, cùng 1 thời điểm
với các điều kiện như nhau, chúng ta sẽ thu được 10 kết quả khác nhau. Đôi khi chỉ với những lỗi thao
tác rất nhỏ trong quá trình cân hoặc chuẩn độ hoặc do thiết bị không được bảo dưỡng thường xuyên
cũng có thể dẫn đến kết quả có sự sai số.

SAI SỐ HỆ THỐNG: Sai lệch do hệ thống quyết định ( chấp nhận). Hệ thống càng lớn sai lệch
quan sát càng lớn.
- Tính chất của sai số ngẫu nhiên:
 Làm giảm giá trị của nghiên cứu, đưa đến kết luận không hợp lệ.
 Chúng nguy hiểm bởi vì sai lệch có thể dẫn đến những kết luận không hợp lệ.
 Tính giá trị không chịu ảnh hưởng của cỡ mẫu.
VD: Giả sử dùng buret 50 ml chuẩn độ một dung dịch nào đó, nhưng thể tích thật của cây Buret là
50,05 ml. Như vậy, trong kết quả mỗi lần chuẩn độ sẽ có chứa sai số 0,05 ml, sai số này được gọi là sai
số hệ thống.

12.Anh (chị) trình bài nguyên nhân, tính chất và phân loại dạng sai số ngẫu nhiên. Cho ví
dụ phân tích và nêu cách loại bỏ sai số này ?
- Nguyên nhân:
 Sự sai số ngẫu nhiên là sự lệch đi, do ngẫu nhiên, may rủi, của một quan sát trên một mẫu so
với giá trị thật của quần thể dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc đo lường sự kết hợp.
- Tính chất:
11

 Làm mất độ chính xác của nghiên cứu nhưng không ảnh hưởng đến tính hợp lệ.
 Không bao giờ loại bỏ được hoàn toàn vì chúng ta chỉ có thể nghiên cứu trên một mẫu của
quần thể, khi thực hiện cùng một xét nghiệm trong cùng một điều kiện như nhau trong nhiều
lần thì kết quả ở các lần này sẽ là không giống nhau hoàn toàn mà sẽ có sự dao động.
- Phân loại:
 Do dao động về mặt sinh học  Với một sự kiện xã hội, sự sai lệch do nhận thức khác nhau
của người sau khi quan sát.
 Do chọn mẫu  Trong quá trình chọn lọc các đối tượng NC, những người này luôn chỉ là
một mẫu của quần thể lớn hơn (tốt nhất tăng cỡ mẫu NC)
 Do đo lường  Trong trường hợp quan sát bằng các phương tiện đo lường thì đây là sai số
phép đo, là sai số xuất hiện năng lực quan sát của mỗi người.

VD: Đối với buret 50 ml thì nó có vạch chia là 0.1 ml, sai số đọc được ở phần ước lượng nhỏ hơn 0.1
ml là sai số ngẫu nhiên
- Cách loại bỏ SSNN: ta đọc kết quả thu được bằng cách nhìn ngang tầm mắt và lấy kết quả dưới
mặt lõm tiếp xúc với vạch số (đối với những dung dịch không màu) hoặc lấy đường ngang
vuông góc với 2 điểm của vòng bán nguyệt tiếp xúc với thành buret (đối với dung dịch có màu),
hoặc ta có thể tiến hành chuẩn độ nhiều lần trong những những điều kiện nhất định rồi lấy kết
quả trung bình của chúng.

13. Anh(chị) trình bài nguyên nhân, tính chất và phân loại dạng sai số hệ thống. Cho vd
phân tích và nêu cách làm giảm tiến tới loại bỏ sai số này ?
- Nguyên nhân:
 Sai lệch do hệ thống quyết định ( chấp nhận).
 Hệ thống càng lớn sai lệch quan sát càng lớn.
 Sai số hệ thống (hay sai lệch) xảy ra trong dịch tễ học có khi có khuynh hướng đưa ra các
kết quả sai khác một cách có hệ thống so với giá trị thực.
- Tính chất:
 Làm giảm giá trị của NC, đưa đến kết luận không hợp lệ.
 Chúng nguy hiểm bởi vì sai lệch có thể dẫn đến những kết luận không hợp lệ.
 Tính giá trị không chịu ảnh hưởng của cỡ mẫu
VD1: Giả sử dùng buret 50 ml chuẩn độ một dung dịch nào đó, nhưng thể tích thật của cây Buret là
50,05 ml. Như vậy, trong kết quả mỗi lần chuẩn độ sẽ có chứa sai số 0,05 ml, sai số này được gọi là sai
số hệ thống.

VD2: Đánh giá bảng điểm xếp loại kết quả học tập của sinh viên khoa Dược-Điều dưỡng k12: có thể
sai lệch ở các điểm phẩy
- Phân loại:
 Sai lệch (bias): Là sự sai biệt hay chênh lệch so với thực tế của dữ liệu
 Sai lệch có thể được phân loại thành 3 loại chính:
Sai lệch lựa chọn:
- Hình thức: Sai lệch này xảy ra khi ta chọn lựa đưa vào mẫu những phần tử không đại diện
hoặc không đồng nhất. Các sai lệch sẽ đưa đến sai số tương ứng.
VD: Chọn những người tình nguyện để thử vaccin covid-19, sẽ có sự khác nhau về độ tuổi, sự quan
tâm sức khỏe khác nhau sẽ làm cho mẫu không đồng nhất.
- Các nguyên tắc để giảm sai lệch thông tin:
 Thiết kế: tăng lên khi các chỉ tiêu lựa chọn khác được sử dụng.
 Thu thập số liệu: là người không mù và đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác.
12

 Phân tích số liệu


VD:
 Sai lệch về thông tin
 Sai lệch do độ tuổi
 Sai lệch do mẫu không đồng nhất
 Sai lệch liên quan đến người tham gia
Sai lệch thông tin- sai số đo lường:
- Khái niệm: Sai số đo lường xảy ra khi việc đo lường các cá thể, phân loại bệnh hay tình
trạng phơi nhiễm hoặc mẫu dược liệu không chính xác (có nghĩa là chúng không đo lường
đúng cái mà chúng phải đo lường).
- Hình thức: Sai lệch này xảy ra trong quá trình thu thập thông tin như:
 Sai số do nhớ lại (recall bias) (đặc biệt quan trọng)  Người bệnh có khuynh hướng nhớ nhiều
về tình trạng phơi nhiễm hơn; hỏi những triệu chứng bệnh xảy ra ở những khoảng thời gian quá
lâu, người bệnh không thể nhớ một cách chắc chắn.
VD: Khi đối tượng bị nhiễm HIV, khi điều tra thì đối tượng chỉ nhớ được lý do mình bị nhiễm chứ
không nhớ chính xác bị nhiễm vào lúc nào
 Sai số do điều tra viên (ĐVT) (interviewer bias): Các ĐTV khác nhau sẽ có cách hỏi khác
nhau ... hoặc cùng một ĐTV nhưng có cách hỏi không thống nhất ở các ĐT khác nhau
VD: ĐTV hỏi về tình trạng phơi nhiễm của đối tượng bị AIDS, giữa các đối tượng ở độ tuổi khác nhau
sẽ có các cách hỏi khác nhau, như thế dẫn đến sai số trong các thông tin nhận được.
 Sai số do nói dối: do người được hỏi dấu diếm sự thật, vấn đề nhạy cảm.
VD: ĐTV hỏi về quá trình tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của đối tượng BN bị AIDS, thường thì đối
tượng nếu từng tiếp xúc với gái mại dâm hay quan hệ với nhiều người sẽ che dấu không khai báo.
 Sai số do các dữ liệu có sẵn: các dữ liệu không thu thập chính xác theo phương pháp nghiên
cứu. Hoặc ở những người nhập viên, thông tin có đầy đủ hơn người không nhập viện.

- Loại bỏ:
 Nên phát hiện và kiểm soát các sai số này ngay từ đầu.
 Lựa chọn phương pháp thu thập số liệu phù hợp
 Chỉnh sửa bản câu hỏi hợp lý.
 Biết cách loại bỏ nhiễu trong NCKH

VD: Giả sử dùng buret 50 ml chuẩn độ một dung dịch nào đó, nhưng thể tích thật của cây Buret là
50,05 ml. Như vậy, trong kết quả mỗi lần chuẩn độ sẽ có chứa sai số 0,05 ml, sai số này được gọi là sai
số hệ thống. Ta có thể loại trừ hay hạn chế được ảnh hưởng của sai số hệ thống bằng cách: kiểm
nghiệm và điều chỉnh lại buret, khi tính kết qủa thì cộng thêm sai số vào.

14. A/chị hiểu thế nào là nhiễu? Các giải pháp hạn chế và loại bỏ nhiễu. Cho vd về các yếu
tố tương tác?
-
Nhiễu là yếu tố mà tác động của nó gây ra chen lẫn vào và làm sai lệch kết quả NC.
-
Nhiễu xảy ra khi tác động của các yếu tố phơi nhiễu (các yếu tố nguy cơ) không được tách biệt
và vì vậy đi đến kết luận không chính xác rằng tác động quan sát được là do một biến này chứ
không phải một biến khác gây ra.
VD: Khi nghiên cứu về béo phì và đái tháo đường,

Yếu tố phơi nhiễu (kém vận động) Bệnh tật (Đái tháo đường)

Yếu tố nhiễu (béo phì)


13

- Các giải pháp hạn chế nhiễu:


 Phân tích ngẫu nhiên.
 Giới hạn thích hợp.
 Nhóm so sánh phù hợp.
 Thiết kế bắt cặp.
 Xét yếu tố gây nhiễu dựa vào kiến thức có sẵn.
 Thu thập các yếu tố gây nhiễu khi NC.
 Hiệu chỉnh các yếu tố nhiễu khi phân tích.
- Loại bỏ: Để khắc phục yếu tố gây nhiễu người ta có thể sử dụng:
 Đề ra điều kiện: Đưa vào và loại ra khỏi mẫu chặt chẽ trong thiết kế NC.
VD: Trong các khảo sát về tình hình sử dụng Kháng sinh ở BN cao tuổi, chỉ chọn đối tượng là người
cao tuổi, không lựa chọn các đối tượng nằm trong các nhóm tuổi khác vì có thể gây nhiễu.
 Bắt cặp trong thiết kế và chọn mẫu sau đó phân tầng trong phân tích: Cần lưu ý trong trường
hợp bắt cặp thì phân tích thống kê được sử dụng cũng phải là PP bắt cặp (như phân tầng hay
hồi quy có điều kiện).
 Phân tầng trong phân tích (không bắt cặp): PP bắt cặp trong chọn mẫu và phân tầng trong
phân tích mẫu: thực chất gồm nhiều NC và mỗi NC hạn chế cho một giá trị của biến số gây
nhiễu.

VD: Khi nghiên cứu về hút thuốc và Hen suyễn, phân tầng dữ liệu trong từng nhóm theo yếu tố nghi
gây nhiễu (ở đây là biến số tuổi). Không có bắt cặp từ trước.

 Phương pháp chia nhóm ngẫu nhiên: Chỉ sử dụng được cho NC thực nghiệm nhưng có lẽ là
PP tốt nhất để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu bởi vì nó loại bỏ được các yếu tố gây nhiễu đã
biết cũng như các yếu tố gây nhiễu chưa biết. (dựa vào tiêu chí đưa vào mẫu và tiêu chí
loại trừ)
 Mô hình hóa: Dùng trong các NC kinh tế học.

- Yếu tố tương tác (Yếu tố tác động–Effect modifier):


 Một yếu tố ngoại lai được cho là một yếu tố tương tác khi tác động của yếu tố tiếp xúc lên
bệnh NC bị biến đổi bởi sự hiện diện ở những mức độ khác nhau của yếu tố ngoại lai này.
 Nói cách khác: sự kết hợp giữa yếu tố tiếp xúc và bệnh tật sẽ bị biến đổi khi có sự hiện diện
của yếu tố tương tác ở những mức độ khác nhau.

VD: Nghiên cứu mối quan hệ của hút thuốc lá và ung thư phổi
Tỉ lệ nam giới hút thuốc là 47,4%
Tỉ lệ nữ giới hút thuốc là 1,4%
 Yếu tố tương tác là giới tính

Bài 6 . KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN


15. Phân biệt số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp, cho ví dụ và nêu ý nghĩa của 2 loại số liệu này
trong NCKH
- SỐ LIỆU SƠ CẤP (MỚI):
14

 Những số liệu được quan sát hay thu thập lần đầu tiên bởi nhà NC. Số liệu dạng này thường
do các nhà NC tự thu thập từ: bản câu hỏi phỏng vấn, quan sát, thử nghiệm .
VD: “Đánh giá ADR của thuốc kháng sinh ở những BN cao tuổi trong 6 tháng đầu năm 2021 tại BV
DKTW”  Muốn đánh giá được ADR cụ thể thì phải trực tiếp phỏng vấn BN và khảo sát thông tin
của bệnh nhân trên hồ sơ bệnh án, cũng như thu thập thông tin liên quan đến tình trạng của BN thông
qua bác sĩ điều trị.
- THỨ CẤP (CŨ):
 Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và đối tượng NC.
 Những số liệu đã được công bố hay thu thập trong quá khứ hay do một nhóm NC khác thu
thập. Số liệu này thường được thu thập từ các cơ quan có liên quan, hồ sơ..., Internet …
VD1: “Khảo sát tình hình cung ứng thuốc trong năm 2021 của BV ĐKTW TPCT”
 Những số liệu liên quan đến việc cung ứng thuốc có thể lấy từ bảng danh sách xuất –
nhập – tồn tại BV, tham khảo thêm danh sách cung ứng của năm cũ để so sánh và
đánh giá.

VD2: Những dữ liệu liên quan đến kết quả học tập của sinh viên có thể lấy từ phòng đào tạo như điểm
trung bình, số môn thi lại,…
Ý NGHĨA CỦA SỐ LIỆU THỨ CẤP:
- Nhà NC cần tham khảo kỹ lưỡng các nguồn số liệu thứ cấp trước khi quyết định sử dụng số liệu
sơ cấp để tiết kiệm kinh phí.
- Số liệu thứ cấp được thu thập theo mục đích của người khác nên đôi khi không phù hợp với mục
tiêu đang nghiên cứu.
- Có những hiện tượng đã xảy ra, nên nhà NC chỉ có thể tìm lại các số liệu thứ cấp mà thôi
- Việc sử dụng số liệu thứ cấp có thể giúp nhà NC tiết kiệm được kinh phí thu thập.

16 . Hãy phân tích các bước trong phương pháp nghiên cứu tài liệu
-Nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu, rút ra được những ưu điểm cũng như tồn
tại của các NC trước đó.
- Nội dung cần thu thập trong quá trình NC tài liệu:
 Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề NC.
 Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề NC
 Kết quả NC của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm
 Chủ trương và chính sách liên quan nội dung NC
 Số liệu thống kê
- Nguồn tài liệu đa dạng:
 Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành
 Sách giáo khoa.
 Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành
 Tài liệu lưu trữ
 Số liệu thống kê
 Thông tin đại chúng
- Phân tích nguồn tài liệu:
 Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành
 Tác phẩm khoa học
 Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành
 Tài liệu lưu trữ
 Thông tin đại chúng
- Phân tích tác giả:
15

 Tác giả trong ngành hay ngoài ngành


 Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc
 Tác giả trong nước hay ngoài nước
 Tác giả đương thời hay hậu thế
- Phân tích nội dung: Phân tích nội dung được thực hiện theo cấu trúc logic gồm:
 Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong NC của đồng nghiệp
 Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học
- Tổng hợp tài liệu:
 Bổ túc tài liệu (TL): sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch
 Lựa chọn TL: chọn thứ cần và đủ
 Sắp xếp TL
 Làm tái hiện quy luật (tiếp cận lịch sử)
 Giải thích quy luật: sử dụng các thao tác logic
- Tổng hợp tài liệu
 Bổ túc tài liệu (TL): sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch
 Lựa chọn TL: chọn thứ cần và đủ
 Sắp xếp TL
 Làm tái hiện quy luật (tiếp cận lịch sử)
 Giải thích quy luật: sử dụng các thao tác logic
- Tóm tắt khoa học:
 Là công việc thường xuyên của người NC
 Không phải là công trình dùng để công bố, chủ yếu xử lý hàng ngày những thông tin đã
thu thập.
 Dưới dạng bài báo, một cuốn sách hoặc một báo cáo khoa học, một trao đổi trong hội
nghị khoa học,...
 Cấu trúc: Giới thiệu chung(tên đề mục, tác giả hoặc hội nghị); tóm tắt các chủ đề;
Bình luận (mạnh, yếu); Đề xuất NC mới.

17. Hãy phân tích các bước thiết kế bộ câu hỏi. Mỗi bước cho một ví dụ minh hoạ
- Thông thường có 6 bước cơ bản để thiết kế một bản câu hỏi:
B1: Quyết định những thành phần chính trong bộ câu hỏi
- Phần hành chính: Họ và tên; Tuổi; Giới tính; Trình độ học vấn; Nghề nghiệp; Tình trạng kinh tế
gia đình...

VD: Thông tin về điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ tại BV ĐKTW trong năm 2021: họ tên, chiều cao cân
nặng, giới tính, độ tuổi, tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, triệu chứng lâm sàng.

B2: Lựa chọn loại câu hỏi và xây dựng một hay nhiều câu hỏi
- Giúp cho việc cung cấp các thông tin cần thiết cho từng phần chính.

VD: Thông tin về điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ tại BV ĐKTW trong năm 2021:
- Họ tên người được phỏng vấn:….
- Tuổi:
- Giới tính:
- Chiều cao, cân nặng:
- Tiền sử dùng thuốc: (Rosuvastatin/Atorvastatin/Enaplapril/Losartan/Insulin/Metformin,..)
- Tiền sử bệnh: (ĐTĐ/THA/RLLPM)
16

- Triệu chứng bệnh: (Mệt mỏi, ăn nhiều, ngủ nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, tầm nhìn suy
giảm)
- Thời gian mắc bệnh:

B3: Tạo thứ tự cho các câu hỏi: Thiết kế lịch trình phỏng vấn hay bộ câu hỏi làm sao cho dễ
dàng sử dụng.
- Điểm chú ý:
 Thứ tự của các câu hỏi phải đảm bảo tính logic cho người trả lời và tính tự nhiên
có thể được đối với cuộc thảo luận, thậm chí kể cả ở trong các cuộc phỏng vấn
mang đậm tính cấu trúc từ trước.
 Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi thú vị không mang tính mâu thuẫn và đối kháng
(nên là những câu hỏi mở) mà trực tiếp liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Như vậy
sẽ khơi dậy mối quan tâm của người cung cấp thông tin và làm giảm đi mối nghi
ngờ liên quan đến mục đích phỏng vấn.
 Sắp xếp các câu hỏi nhạy cảm càng về cuối cuộc phỏng vấn càng tốt.
 Sử dụng ngôn từ đơn giản và đời thường.
 Hãy làm sao để bộ câu hỏi càng ngắn càng tốt.

VD:
- Họ tên người được phỏng vấn:….
- Tuổi:
- Giới tính:
- Chiều cao, cân nặng:
- Bạn biết gì về ĐTĐ:
 Là lượng đường trong máu tăng cao
 Nước tiểu bị kiến bu
 Nguyên nhân là do ăn nhiều đồ ngọt
………
- Những người thân của bạn có ai đang điều trị ĐTĐ không ? (Có/không)
- Họ có những biểu hiện nào sau đây: (Mệt mỏi, ăn nhiều, ngủ nhiều, khát nhiều, tiểu
nhiều, sụt cân, tầm nhìn suy giảm)
- Bạn có biết họ từng sử dụng những thuốc nào hay không:
(Rosuvastatin/Atorvastatin/Enaplapril/Losartan/Insulin/Metformin,..)
- Trong quá khứ họ có mắc các bệnh lý dưới đây không: (ĐTĐ/THA/RLLPM)

B4: Mã hóa các thông tin từ câu hỏi (biến định tính)
- Trong phân tích thống kê, để tiện việc nhập số liệu hay lý giải kết quả, người ta có thể ánh xạ
(mapping) các giá trị của biến định tính vào các con số (mã hóa).
- Việc này được gọi là mã hóa và cần hiểu rằng việc mã hóa này hoàn toàn có tính chất áp đặt và
các con số được dùng trong mã hóa không phản ánh bản chất của biến số định tính. Việc mã hóa
chỉ nhằm giúp việc nhập số liệu và xử lý số liệu trở nên dễ dàng hơn
VD1: Mã hóa biến nghề nghiệp như sau:
- Giáo viên =1
- Bác sĩ=2
- Kỹ sư=3
- Nông dân=4
- Công nhân=5
- Nhân viên=6
VD2: Mã hóa biến nhóm tuổi như sau:
17

- < 18 tuổi = 0
- 18-39 tuổi = 1
- 40-59 tuổi = 2
- ≥ 60 tuổi = 3

B5: Dịch thuật


- Nếu như phỏng vấn được thực hiện dưới một hay nhiều tiếng địa phương khác nhau thì bộ câu
hỏi phải được dịch ra các thứ tiếng đó và các cách tiến hành hỏi các CH cũng phải được chuẩn
hóa.
- Sau khi dịch xong bạn phải tiến hành dịch ngược lại bộ câu hỏi sang ngôn ngữ gốc mà bộ câu
hỏi đã được dịch từ đầu. Sau đó bạn so sánh giữa hai bản để tìm sự khác biệt và quyết định việc
cấu trúc lại câu liên quan đến các khái niệm khó hiểu trong bộ câu hỏi

VD: Đánh giá hiệu quả của mô hình trao đổi sinh viên Việt Nam với các quốc gia khác, chúng ta khi
khảo sát phải có 1 bản dịch sang ngôn ngữ của quốc gia đó, sau khi thu thập thông tin xong thì phải
dịch lại tiếng Việt để tiến hành đánh giá.

B6: Thử nghiệm để hoàn thiện bộ câu hỏi


- Về nguyên tắc, một bản câu hỏi cần phải được điều tra thử để trắc nghiệm (phỏng vấn thử) trước
khi phỏng vấn chính thức.
- Việc điều tra được tiến hành trên một mẫu nhỏ được chọn ra từ tổng thể mẫu cần NC, để xem
người trả lời có hiểu và trả lời đúng không, người phỏng vấn có làm tốt nhiệm vụ không, thông
tin được thu thập như thế nào, và xác định thời gian cho thực hiện phỏng vấn một người.
- Đối tượng thử nghiệm nên chọn là đối tượng NC.
- Mục đích của thử nghiệm bộ câu hỏi là làm cho bộ câu hỏi càng hoàn chỉnh trước khi đem đi
phỏng vấn chính thức.
- Sau khi điều tra thử sẽ xử lý và phân tích dữ liệu để qua đó chỉnh sửa, loại bỏ, bổ sung thêm câu
hỏi …

VD: Khảo sát tình hình điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ tại BV ĐKTW trong năm 2021:
- In trước 30 bản câu hỏi tiến hành thử nghiệm trên 30 đối tượng, sau đó rút ra những hạn chế
trong bộ câu hỏi để tiến hành hoàn thiện bộ câu hỏi trước khi thực hiện cuộc phỏng vấn chính
thức.

§3. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DƯỢC
18. Anh (Chị) phân biệt các loại thiết kế NC không can thiệp ?
- Các loại NC bao gồm NC quan sát và NC phân tích. Trong NC phân tích chia thành NC can
thiệp và NC không can thiệp
- NC quan sát (NC không can thiệp) bao gồm:
 Đoàn hệ
 Bệnh chứng
 Cắt ngang phân tích
- NC can thiệp bao gồm:
 RCT
 Can thiệp cộng đồng
 Thử nghiệm thực địa

KHÁI NIỆM
a) Nghiên cứu đoàn hệ
18

- Là nghiên cứu mang tính theo dõi dọc theo thời gian
- Là một trong những nghiên cứu chủ yếu để kiểm định giả thuyết
- Xuất phát từ hiện tượng có hoặc không phơi nhiễm với yếu tố nghi ngờ là yếu tố nguy cơ của
bệnh
- Theo dõi để ghi nhận sự xuất hiện bệnh
b) NC bệnh chứng
- Là một NC hồi cứu (retrospective), là nghiên cứu phân tích bằng quan sát, dựa trên dữ kiện đã
xảy ra
- Căn cứ trên một giả thuyết nhân quả, NC bệnh chứng được thiết kế gồm 2 nhóm đối tượng
 Nhóm người có bệnh: nhóm bệnh.
 Nhóm người không bệnh: nhóm chứng
 Nhằm so sánh và tìm sự khác biệt về yếu tố được coi là nhân.
c) NC cắt ngang phân tích
- Các NC tìm căn nguyên có nghĩa là muốn tìm ra một sự kết hợp giữa một yếu tố nguy cơ và một
bệnh, đòi hỏi thực hiện NC đoàn hệ hoặc bệnh chứng
- NC ngang dễ thực hiện và giá thành thấp nên người ta đã phát triển loại NC ngang tìm căn
nguyên, còn gọi NC ngang phân tích bằng cách so sánh tần số bệnh ở hai nhóm
 Có phơi nhiễm
 Không phơi nhiễm
ĐẶC ĐIỂM
a) NC đoàn hệ
- Căn cứ vào mức độ xuất hiện bệnh trong 2 nhóm có và không có phơi nhiễm để kết luận về sự
kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và bệnh.
- Đặc trưng nổi bật của thiết kế này là xuất phát từ việc có hay không có phơi nhiễm và theo dõi
trong tương lai để ghi nhận sự xuất hiện của bệnh.
b) NC bệnh chứng
- Đặc trưng cơ bản của thiết kế này là:
 Xuất phát từ việc có hoặc không có bệnh
 Ngoài ra NC sẽ suy ngược về trong quá khứ bằng phương pháp hồi cứu để thu thập thông
tin về sự phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của những đối tượng NC.
 So sánh tỉ lệ phơi nhiễm trong 2 nhóm với nhau.
 Loại NC này thường được sử dụng để kiểm định giả thuyết vì đối tượng để thực hiện,
không đòi hỏi thời gian theo dõi dài.
 Tuy nhiên, khi thiết kế phải thận trọng tránh sai lầm trong việc chọn nhóm bệnh và
đặc biệt là nhóm đối chứng, và chú ý sai số nhớ lại.

c) NC cắt ngang phân tích


- NC ngang dễ thực hiện và giá thành thấp nên người ta đã phát triển loại NC ngang tìm căn
nguyên, còn gọi NC ngang phân tích bằng cách so sánh tần số bệnh ở hai nhóm
 Có phơi nhiễm
 Không phơi nhiễm
- Trong các NC ngang tìm căn nguyên mẫu NC được cấu trúc theo kiểu NC ngang:
 Hoặc theo mức độ phơi nhiễm ở nhiều nhóm khác nhau.
 Có nghĩa là lấy mẫu NC những cá thể có mặt trong thời gian NC.
 Thu thập cả yếu tố phơi nhiễm lẫn tình trạng sức khỏe ngay trong lúc tiến hành điều tra.
VAI TRÒ:
a) NC đoàn hệ
- Là một trong những NC chủ yếu để kiểm định giả thuyết
- Đây là NC đơn giản nhất
19

- Kết quả kết luận về sự kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và bệnh
b) NC bệnh chứng
- NC bệnh chứng căn cứ trên một giả thuyết nhân quả. NC bệnh chứng được thiết kế gồm 2 nhóm
đối tượng: bệnh và chứng.
- Không đòi hỏi thời gian theo dõi dài.
- Kết quả để kiểm định giả thuyết vì đối tượng để thực hiện.
c) NC cắt ngang phân tích
- NC cắt ngang phân tích tìm căn nguyên, còn gọi NC cắt ngang phân tích bằng cách so sánh tần
số ở 2 nhóm.
- Kết hợp giữa NC đoàn hệ và NC bệnh chứng.
- Tìm căn nguyên mẫu NC được cấu trúc theo kiểu NC ngang, theo mức độ phơi nhiễm ở nhiều
nhóm khác nhau.
- Phân tích cả yếu tố phơi nhiễm lẫn tình trạng sức khỏe ngay trong lúc tiến hành điều tra.
- Điều quan trọng cần nhớ:
 Khi sử dụng NC cắt ngang như một NC phân tích để xác định nguyên nhân , mối quan hệ
thời gian giữa yếu tố nguy cơ và bệnh là rất khó thiết lập.
 Do đó, người NC phải đảm bảo rằng kết quả NC đưa ra được những bằng chứng là
nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả để suy diễn nhân quả.

SỰ KHÁC BIỆT
- Đoàn hệ là dạng dọc thời gian, từ khi chưa có nguyên nhân gây bệnh cho đến khi bệnh hình
thành và phát triển
- Bệnh chứng là dạng hồi cứu, suy ngược thời gian để tìm nguyên nhân gây ra bệnh đang phơi
nhiễm
- Cắt ngang phân tích muốn tìm ra sự kết hợp giữa một yếu tố nguy cơ và một bệnh. Đòi hỏi thực
hiện NC đoàn hệ hay NC bệnh chứng

CÁCH TIẾN HÀNH


a) NC đoàn hệ
● Chọn quần thể lấy mẫu : chọn các đối tượng không mắc bệnh
● Chọn nhóm phơi nhiễm/ không phơi nhiễm: xây dựng tiêu chuẩn xác định / đo đạt sự tiếp
xúc
● Đánh giá hệ quả: tiêu chuẩn, công cụ đo lường, tiến hành như nhau trên cả 2 nhóm
● Xử lý và phân tích dữ liệu : đặc trưng trên 2 nhóm, hệ quả trên 2 nhóm, tính RR, 95%
RR, nguy cơ qui trách (ARm) và (% AR)
b) NC bệnh chứng
● Lựa chọn nhóm bệnh (các đối tượng mắc một bệnh)
● Lựa chọn nhóm chứng (các đối tượng không một bệnh)
● Thu thập thông tin trong quá khứ về bệnh và tiếp xúc
● Phân tích trong nghiên cứu
● Giải thích kết quả thu thập
c) NC cắt ngang phân tích
● Câu hỏi nghiên cứu: tìm ra một sự kết hợp giữa một yếu tố nguy cơ và một bệnh
● Mục tiêu nghiên cứu và quần thể tiếp cận
● Chọn mẫu những cá thể có mặt trong thời gian NC
● Xác định các biến số cần nghiên cứu
● Thu thập cả yếu tố phơi nhiễm lẫn tình trạng sức khỏe ngay trong lúc tiến hành điều tra.
● So sánh số hiện mắc giữa những cá nhân trong 2 nhóm có và không có phơi nhiễm
1. Kết quả
20

a) NC đoàn hệ
- Căn cứ vào mức độ xuất hiện bệnh trong hai nhóm có và không có phơi nhiễm để kết luận về sự
kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và bệnh. Từ đó tính ra tỷ suất của hai nhóm có và không có phơi
nhiễm.
b) NC bệnh chứng
- NC này thường được sử dụng để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ của sự phơi nhiễm với
yếu tố nguy cơ của những ĐT NC.
c) NC cắt ngang phân tích
- Kết quả NC đưa ra được những bằng chứng là nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả để suy
diễn nhân quả.
19. Anh (Chị) phân biệt các kiểu thiết kế NC can thiệp .
Còn gọi là NC thực nghiệm để kiểm định giả thuyết nhân quả, nhà NC can thiệp vào hoặc tạo ra yếu tố
được coi là nguyên nhân rồi theo dõi, ghi nhận kết quả của can thiệp đó và phân tích mối quan hệ và
kết quả. Gồm:

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT)
- Còn gọi là RCT, là NC tiến hành trong BV nhằm so sánh hiệu quả điều trị của hai hay nhiều
phương án điều trị.
- Đây cũng là NC về mối quan hệ nhân - quả với "nhân" là phương án điều trị - “quả" là hiện
tượng khỏi bệnh hoặc không khỏi bệnh.
- Là loại NC có giá trị nhất trong số các NC dược học. Yêu cầu của RCT cũng giống NCĐH. và
biện pháp can thiệp phải được phân bố ngẫu nhiên vào những nhóm NC.
- Phân loại:
 Thí nghiệm phương án điều trị
 Thí nghiệm thuốc điều trị.
 Phải có nhóm đối chứng kết quả NC phải có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng
- Là loại NC thực nghiệm tiến hành trên quần thể dân cư sinh sống trong cộng đồng không kể là
có bệnh hay không có bệnh.
 Nhằm thay đổi hành vi, thay đổi điều kiện sinh sống có lợi cho sức khỏe để phòng bệnh.
Nghiên cứu thử nghiệm thực địa
- Là NC thực nghiệm tiến hành trên công đồng những đối tượng NC là những người không bệnh.
 Giai đoạn kiểm chứng, nếu có thể kiểm tra giả thuyết (bằng quan sát, hoặc bằng thực nghiệm).
Khác nhau về đối tượng nghiên cứu và vai trò
- RCT đối tượng nghiên cứu đều là bệnh nhân.
- Vai trò RCT rộng hơn: Thuốc mới, kỹ thuật mới. nghiệm pháp mới, còn thực nghiệm là vaccine
hay phòng bệnh.

20. Anh (Chị) phân biệt : Mới mắc, hiện mắc. Cho thí dụ.
KHÁI NIỆM
- Hiện mắc là tổng số trường hợp đang mắc bệnh vào một thời điểm trên quần thể nguy cơ.
VD: Tính từ 18h ngày 16/11/2021 đến 18h ngày 22/11/2021, cả nước ghi nhận 65.046 trường hợp mắc
bệnh sốt xuất huyết
- Mới mắc là số trường hợp bệnh mới trong một khoảng thời gian xác định trên quần thể nguy cơ
VD:  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, ngày 25/11/2021 ghi nhận khoảng 50 ca
mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.
 Lưu ý: Nếu trường hợp mới mắc không được chữa khỏi, và tiếp tục theo thời gian, trường hợp đó sẽ
trở thành trường hợp đang mắc (hiện mắc). Khi đó: Hiện mắc = Mới mắc x Thời gian kéo dài của bệnh.
21

CÁCH THU THẬP SỐ LIỆU


- Đối với những trường hợp bệnh hiện mắc:
 Có thể sử dụng dữ liệu thứ cấp để xác định bệnh, những dữ liệu này có thể không cung cấp
đủ những bằng chứng cho những tiêu chí đòi hỏi của định nghĩa bệnh .
VD: Khảo sát số người nhiễm bệnh Covid-19 từ những mẫu test nhanh thu thập được ở huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang.

- Đối với những trường hợp bệnh được chọn là mới mắc:
 Những dữ liệu cần thu thập để xác định bệnh thường là dữ liệu sơ cấp, do đó, việc xác định
một trường hợp bệnh theo những tiêu chí của định nghĩa bệnh dễ được thỏa mãn .

VD: Khảo sát số người nhiễm bệnh Covid-19 từ những mẫu test nhanh thu thập được ở huyện Châu
Thành, tỉnh An Giang. Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang có 2000 người. Số ca nhiễm tính từ ngày
16-17/11, trong đó:
- Ngày 16/11/2021: 216 người nhiễm covid trong tổng số 2000 người.
- Ngày 17/11/2021: 88 người nhiễm covid trong tổng số 2000 người.
 Tỷ số mới mắc tại ngày 17/11/2021 là 88 người/2000 người
 Tỷ lệ hiện mắc tại ngày 17/11/2021 là 304 người/2000 người

VAI TRÒ:
- Hiện mắc:
 Định hướng để viết tổng quan tài liệu và việc thu thập bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Ước lượng xác suất của quần thể đang mắc bệnh trong khoảng thời gian nghiên cứu.
 Hữu ích trong nghiên cứu gánh nặng của các bệnh mạn tính và là cơ sở cho dịch vụ y tế.
VD: Định hướng nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ thuộc nhóm người cao tuổi ở quận Cái Răng,
TPCT. Người NC phải tiến hành thu thập số liệu từ những nghiên cứu đã được công bố trước đó để
làm tiền đề xây dựng và phát triển đề tài nghiên cứu của mình ở hiện tại.

- Mới mắc:
 Thể hiện nguy cơ nhiễm bệnh.
 Là đo lường chính của những bệnh hoặc tình trạng cấp tính, nhưng cũng được sử dụng
cho cả những bệnh mạn tính.
 Các nhà nghiên cần phải tiến hành thực hiện nghiên cứu và đo lường hữu ích hơn cho
những nghiên cứu xác định nguyên nhân.
VD: Để đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, chủ tịch UBND phường Xuân
Khánh, TPCT đã chỉ đạo tiêm vaccin cho toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố ngày 16/11/2021 .

BÀI 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ TÍNH CỠ MẪU TRONG NCKH DƯỢC

21. A/c xác định tên 1 đề tài, từ đó xác định: mẫu, quần thể nghiên cứu, quần thể đích,
khung mẫu
VD1: Nghiên cứu tỷ lệ đạt học bổng của sinh viên Dược khóa 12 tại khoa Dược – Điều Dưỡng trường
ĐHTĐ. Tổng số sinh viên ngành Dược khóa 12 trường ĐHTĐ là 400 sinh viên. Chọn ra 50 sinh viên
của 5 lớp A,B,C,D,E đi xét học bổng.
- Quần thể đích: Tổng số sinh viên ngành Dược khóa 12 trường ĐHTĐ
- Quần thể NC: 5 lớp Dược 12 (A,B,C,D,CE)
- Mẫu: 50 sinh viên
22

- Khung mẫu: danh sách sinh viên của từng lớp Dược 12 (A,B,C,D,E)

VD2: Nghiên cứu tỷ lệ đạt học bổng của sinh viên Dược khóa 12 tại khoa Dược – Điều Dưỡng trường
ĐHTĐ. Tổng số sinh viên ngành Dược khóa 12 trường ĐHTĐ là 400 sinh viên. Nhưng vì một lý do
nào đó chỉ có thể chọn 20 sinh viên Dược trong 2 lớp 12A,12B trong số 5 lớp khóa 12 của Khoa Dược
– Điều Dưỡng
- Mẫu: 20 sinh viên
- Quần thể NC: Sinh viên lớp Dược 12A, 12B
- Quần thể đích: Tổng số sinh viên ngành Dược khóa 12 trường ĐHTĐ
- Khung mẫu: Danh sách sinh viên Dược của 2 lớp 12A, 12B trường ĐHTĐ.

22. Anh/chị xác định tên 1 đề tài từ đó xác định cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn?
VD1: Lấy mẫu ngẫu nhiên cây Kinh giới trong vườn dược liệu ĐHYD Cần Thơ có 400 cây.
- Khung lấy mẫu: Danh sách toàn bộ 400 cây Kinh giới trong vườn dược liệu ĐHYD Cần Thơ
- Cách chọn: Ví dụ chọn cỡ mẫu là 80
 Liệt kê tất cả cây Kinh giới có trong vườn dược liệu (400 cây)
 Đánh số từ 1-400 toàn bộ cây Kinh giới có trong vườn dược liệu
 Rút thăm ngẫu nhiên 80 cây trong khoảng từ 1-400 cây trong vườn dược liệu

VD2: Lấy mẫu ngẫu nhiên sinh viên Dược đạt loại giỏi trong tổng số sinh viên giỏi ngành Dược trường
ĐHTĐ có 300 người.
- Khung lấy mẫu: Danh sách toàn bộ 300 sinh viên giỏi ngành Dược ĐHTĐ
- Cách chọn: Ví dụ chọn cỡ mẫu là 50
- Liệt kê tất cả sinh viên giỏi thuộc ngành Dược ĐHTĐ (300 người)
- Đánh số từ 1-300 toàn bộ sinh viên giỏi ngành Dược ĐHTĐ
- Rút thăm ngẫu nhiên 50 sinh viên trong khoảng từ 1-300 sinh viên giỏi ngành Dược trường
ĐHTĐ

23. Anh/chị xác định tên 1 đề tài từ đó xác định cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống?
VD: Quy trình chọn ngẫu nhiên hệ thống 60 mẫu từ 1500 cây Kinh giới tại vườn Dược liệu ĐHYD
Cần Thơ.
- Khung lấy mẫu: danh sách 1500 cây
- Đơn vị lấy mẫu: Cây Kinh Giới
- Cỡ mẫu: 60 cây
N 1500
- Khoảng cách mẫu (K) = = =25
n 60
- Cách chọn mẫu:
 B1: Đánh số các cây từ 1-1500
 B2: Chọn cây ngẫu nhiên đầu tiên trong số KCM (tức là nằm trong khoảng từ 1-25)
Ví dụ chọn ngẫu nhiên mẫu đầu tiên i=7
 Mẫu thứ 2 = i + (số mẫu-1).K = 7 + (2-1).25 = 32
 Mẫu thứ 3 = i + (số mẫu-1).K = 7 + (3-1).25 = 57
……
 Mẫu thứ 60 = i + (số mẫu-1).K = 7 + (60-1).25 = 1482

24.A/c cho ví dụ cách chọn mẫu phân tầng, theo cụm, giai đoạn, tỷ lệ với kích
thước và phân tầng theo giai đoạn?
23

VD CÁCH CHỌN MẪU PHÂN TẦNG:


Theo thống kê về tình hình kinh tế của 400 hộ dân sống trong tòa chung cư A, trong đó có 30% hộ dân
có mức thu nhập cao, 45% hộ dân có mức thu nhập trung bình và 25% hộ dân có mức thu nhập thấp.
Người ta chọn 20 hộ dân có mức thu nhập cao (trong số 120 hộ dân có mức thu nhập cao, tỷ lệ mẫu là
1/6), chọn 60 hộ dân có mức thu nhập trung bình (trong số 180 hộ dân có mức thu nhập trung bình, tỷ
lệ mẫu là 1/3), chọn 10 hộ dân có mức thu nhập thấp (trong số 100 hộ dân có mức thu nhập thấp, tỷ lệ
mẫu là 1/10)  đã biết tỷ lệ mẫu của cả 3 tầng nên có thể tính được tỷ lệ thu nhập của từng hộ dân
sống trong tòa chung cư A.

VD CÁCH CHỌN MẪU THEO CỤM:


Thống kê sinh viên đạt mức điểm từ 3.2 – 4.0 tại trường ĐHTĐ để xét học bổng, khi đó ta sẽ lập danh
sách của toàn bộ sinh viên có mức điểm từ 3.2 trở lên. Dùng danh sách này ta chọn ngẫu nhiên các lớp
và toàn bộ sinh viên có mức điểm từ 3.2 trở lên trong các lớp được chọn đều được xét học bổng

VD CÁCH CHỌN MẪU XÁC SUẤT TỶ LỆ VỚI KÍCH THƯỚC:


- Vườn Dược liệu ĐHTĐ có 20 cụm (loài dược liệu). Biết số cây mỗi loài và tổng số cây trong
vườn dược liệu m= 1500. Cần chọn vào mẫu n=120 cây. Đánh số thứ tự vào các cụm.

- Chọn được 20 cụm (loài), mỗi cụm chọn số cây của mỗi cụm tương ứng với kích cỡ của số cây
của cụm vào mẫu. Có thể dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn hoặc dùng phương pháp khác
(phương pháp EPI chẳng hạn) để chọn các cây vào mẫu.
1500
- Giả sử chọn N = 20 cụm (loài), thì K = =75
20
- Chọn một số ngẫu nhiên R từ 1 đến 75, ví dụ chọn được số 15, thì các cụm (loài) được chọn vào
mẫu là các cụm (loài) tương ứng với tần số dồn có chứa các số: 15, 15 + (1 x 75), 15 + (2 x
75),..., 15 + (19 x 75) = các cụm (loài) có đánh dấu ⊗

VD CHỌN MẪU PHÂN TẦNG NHIỀU GIAI ĐOẠN:


- Trong nghiên cứu sử dụng Internet tại quận Cái Răng, người ta đã đi thăm 300 nhà để phỏng
vấn các thành viên trong các gia đình đang sinh sống tại đó, cũng như quan sát loại Internet và
tốc độ đường truyền của các nhà mạng. Quận Cái Răng gồm có 7 phường và mỗi phường có từ
4-6 khu vực.
- Quy trình mẫu 4 giai đoạn có thể được tiến hành như sau:
 B1: Chọn 4 trong số 7 phường bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn
 B2: Đối với mỗi phường, chọn 4 khu vực bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn (ta có 16 khu
vực được chọn).
 B3: Đối với mỗi khu vực chọn 12 hộ gia đình bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn.
 B4: Trước đó hãy quyết định ai là người chúng ta định phỏng vấn (chủ nhà, con trai,
cháu gái,...)

BÀI 9. NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG VÀ ĐOÀN HỆ


25/ Anh (chị) nhận xét về cách chọn đối tượng nghiên cứu bệnh chứng. So sánh cách chọn
đối tượng giữa bệnh và chứng. Phân tích ưu điểm và tồn tại của kiểu nghiên cứu này. (5
điểm)
CHỌN DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
 Chọn nhóm bệnh
- Phải xác lập tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghiêm ngặt
 Xác định bệnh rõ ràng, để đảm bảo các trường hợp bệnh được chọn đại diện cho một thực
thể thống nhất
24

 Vì nhiều ca bệnh rất giống nhau, nhưng có thể do nhiều căn nguyên khác nhau.
- Nhóm bệnh có thể được chọn từ:
 Bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện
 Cách chọn này dễ dàng và rất ít tốn kém. Nhóm những BN được chọn không nhất
thiết phải đại diện cho cả dân số những người có bệnh.
 Nguồn cung cấp thông tin chẩn đoán bệnh có thể là dữ liệu thứ cấp: hồ sơ bệnh án, hồ
sơ xuất viện, giấy khai tử, hồ sơ xét nghiệm
 Nhóm bệnh có thể được chọn từ dân số chung:
 Tất cả BN hay một mẫu ngẫu nhiên từ quần thể tại một thời điểm. Ví dụ nhóm bệnh
được chọn từ kết quả 1 NC cắt ngang
- Bệnh có thể là hiện mắc hoặc bệnh mới mắc:
 Đối với những trường hợp bệnh hiện mắc: Có thể sử dụng dữ liệu thứ câp đề xác định bệnh,
những dữ liệu này có thể không cung cấp đủ những bằng chứng những tiêu chí đòi hỏi của
định nghĩa bệnh.
 Đối với những trường hợp bệnh được chọn là mới mắc: Những dữ liệu cần thu thập để xác
định bệnh thường là dữ liệu sơ cấp, do đó, việc xác định một trường hợp bệnh theo những
tiêu chí của định nghĩa bệnh dễ được thỏa mãn.
 Chọn nhóm chứng
- Là một nhóm bao gồm những người không bệnh
 Việc chọn nhóm chứng thích hợp là vấn đề khó khăn nhất của thiết kế NC bệnh chứng.
Việc lựa chọn tùy thuộc vào: Nguồn chọn nhóm bệnh, khả năng thu thập thông tin có thể
so sánh được với nhóm bệnh.
- Nhóm chứng chọn trong bệnh viện:
 Trường hợp được chọn trong cùng một bệnh viện nơi những trường hợp bệnh được chọn.
 Nguồn phổ biến nhất để chọn nhóm chứng.
 Ví dụ nghiên cứu sự kết hợp giữa hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim, nhóm chứng có
thể là bệnh nhân ngoại khoa.
 Có thể ít tốn kém
 Không đại diện cho sự phân bố phơi nhiễm của dân số chung hoặc phơi nhiễm với
các yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm chứng ngoài bệnh viện.
- Nhóm chứng chọn từ dân số chung:
 Nếu bệnh được chọn đại diện cho tất cả những ca bệnh từ một dân số chung, thì chứng có
thể chọn từ dân số chung đó.
 Nhóm chứng có thể là hàng xóm của nhóm bệnh, chọn ngẫu nhiên qua số đăng ký hộ
khẩu.
 Có những khó khăn của việc chọn nhóm dạng này:
 Có thể tốn kém và mất nhiều thời gian.
 Thường khó tiếp xúc vì họ thường bận việc
 Sai lệch nhớ lại cao hơn so với nhóm bệnh
 Người khỏe mạnh thường ít có động cơ tham gia NC.
VD: Nghiên cứu tình trạng cận thị tại khu vực A, nhóm người làm việc ở văn phòng có tỉ lệ cận thị cao
hơn, nhóm chứng làm công việc tự do chiếm tỉ lệ cận thị thấp hơn dẫn đến sai lệch tỉ lệ cao.

PHÂN TÍCH CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG KIỂU NGHIÊN CỨU NÀY
 Yêu cầu lấy mẫu trong nghiên cứu Bệnh - Chứng
- Nên chọn cả dân số những người có bệnh
- Nhóm chứng nên chọn một mẫu đại diện từ dân số những người không có bệnh và nên chọn
cùng một dân số với nhóm bệnh.
- Xây dựng tiêu chuẩn loại trừ nghiêm ngặt (Nếu chọn nhóm chứng bệnh viện):
25

 Những bệnh được biết là có sự kết hợp với yếu tố phơi nhiễm đang khảo sát được loại ra
khỏi nhóm chứng.
VD: NC mối liên quan giữa Hút thuốc lá và ung thư phổi nên loại trừ những người mắc bệnh Hen
suyễn hoặc COPD.
- Phải kiểm soát những yếu tố được cho là liên quan bệnh (biến số gây nhiễu) trong lúc thiết kế đề
cương cũng như phân tích dữ liệu.

SO SÁNH CÁCH CHỌN ĐỐI TƯỢNG GIỮA BỆNH VÀ CHỨNG:


- Ưu điểm cách chọn Nhóm bệnh:
 Bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện: được áp dụng phổ biến vì tương đối dễ và không tốn
kém.
 Nhóm bệnh có thể được chọn từ dân số chung: đảm bảo sự so sánh tốt nhất vì xuất phát từ
cùng 1 nguồn mà từ đó ta chọn ra cả nhóm chứng và nhóm bệnh
- Ưu điểm cách chọn Nhóm chứng:
 Chọn trong bệnh viện: Nguồn phổ biến, có thể ít tốn kém, không đại diện cho sự phân bố
phơi nhiễm của dân số chung hoặc phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm chứng
ngoài BV.
 Chọn từ dân số chung: Nếu bệnh được chọn đại diện cho tất cả những ca bệnh từ một dân số
chung, thì chứng có thể chọn từ dân số chung đó.

26. Anh (chị) trình bày đặc điểm về thiết kế nghiên cứu Đoàn hệ, có ví dụ minh họa. So
sánh nghiên cứu đoàn hệ tương lai và nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Phân tích ưu điểm và
tồn tại của kiểu nghiên cứu này.
ĐẶC ĐIỂM VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ:
- Là một nghiên cứu dọc.
- Nghiên cứu đoàn hệ thường quan sát trên số lượng lớn người tham gia, ghi nhận tình trạng phơi
nhiễm với một số yếu tố nhất định để tìm nguyên nhân có thể gây bệnh
- Nghiên cứu đoàn hệ tương lai phổ biến hơn nghiên cứu hồi cứu
- The Nurses ‘s Health Study là một trong những nghiên cứu đoàn hệ quy mô lớn, thông qua nó
người ta đã tìm được nhiều mối liên hệ về phong cách sống với sức khỏe bằng cách theo dõi
hàng trăm người phụ nữ ở vùng Bắc Mỹ.
- Nghiên cứu đoàn hệ còn có thể tìm các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe.

VD1: Ngồi nhiều ở độ tuổi từ 50 trở lên làm tăng nguy cơ bệnh trĩ trên 50%.
- Đối với nghiên cứu đoàn hệ tương lai thì ta sẽ chọn tất cả các đối tượng không bị trĩ. Sau 1
khoảng thời gian xem xét tỷ lệ bệnh trĩ giữa 2 nhóm là nhóm ngồi nhiều và nhóm không ngồi
nhiều. Để xem xét việc ngồi nhiều có ảnh hưởng tới nguy cơ có bệnh trĩ.
- Đối với nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thì ta sẽ chọn các nhóm người bị trĩ. Truy cứu về quá khứ là
họ có thường xuyên ngồi nhiều hay không. Để xem xét việc ngồi nhiều có ảnh hưởng tới nguy cơ
mắc bệnh trĩ.

VD2: Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ
- Đối với nghiên cứu đoàn hệ tương lai thì ta sẽ chọn tất cả các đối tượng không bị ung thư vú.
Sau 1 khoảng thời gian xem xét tỷ lệ bệnh ung thư vú giữa 2 nhóm là nhóm dùng thuốc tránh
thai khẩn cấp và nhóm không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Để xem xét việc ngồi nhiều
dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư vú.
- Đối với nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thì ta sẽ chọn các nhóm người bị ung thư vú. Truy cứu về
quá khứ là họ có thường xuyên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hay không. Để xem xét việc
dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư vú.
26

SO SÁNH NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TƯƠNG LAI VÀ NGHIÊN CỨU HỒI CỨU:

NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TƯƠNG LAI NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ HỒI CỨU

Lúc bắt đầu nghiên cứu thì cả 2 nhóm đối Chọn 1 nhóm đã phơi nhiễm rồi so sánh tỷ lệ
tượng đều chưa mắc bệnh, sau một thời gian bệnh với một nhóm khác không phơi nhiễm để
theo dõi thì người ta sẽ xem tỷ lệ bệnh có kết luận yếu tố phơi nhiễm đó có phải là một
khác nhau giữa 2 nhóm phơi nhiễm hay yếu tố nguy cơ gây bệnh hay không. Nghiên
không. Từ phân tích này giúp các nhà khoa cứu đoàn hệ hồi cứu thường có độ tin cậy kém
học nhận diện 1 yếu tố phơi nhiễm có phải là hơn nghiên cứu đoàn hệ tương lai, do những
yếu tố nguy cơ gây bệnh hay không. sai lệch trong thu nhập dữ liệu và các nhà khoa
học không thể bổ sung các dữ liệu bị thiếu

ƯU ĐIỂM CỦA KIỂU NGHIÊN CỨU NÀY:


- Đây là NC đơn giản nhất.
- Thích hợp cho nghiên cứu yếu tố phơi nhiễm hiếm.
- Có thể nhiều hậu quả của một yếu tố phơi nhiễm.
- Đoàn hệ tiền nghiên cứu ít bị sai lệch trong đánh giá hậu quả vì trình tự thời gian yếu tố phơi
nhiễm và bệnh là rõ ràng
- Nghiên cứu đoàn hệ được xem là tốt hơn nghiên cứu bệnh chứng, vì nghiên cứu đoàn hệ
thường theo dõi đối tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian, còn thiết kế nghiên cứu
truy lại các yếu tố phơi nhiễm trong quá khứ thường có nhiều thời gian.
- Nghiên cứu đoàn hệ được xếp cao nhất trong nghiên cứu quan sát, nhưng không phải lúc nào
nó cũng là nghiên cứu quan sát tốt nhất.
TỒN TẠI CỦA KIỂU NGHIÊN CỨU NÀY:
- Không thích hợp cho các bệnh hiếm. Mặc dù theo dõi trên quy mô rất lớn nhưng tỷ lệ mắc
bệnh hiếm thường rất thấp, do đó mắc sai lầm trong phân tích sẽ cao. Trong khi nghiên cứu
bệnh chứng, các nhà nghiên cứu có thể chủ động tìm nhóm bệnh nhân mắc bệnh trước rồi
sau đó mới phân tích phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ nên hạn chế được sai số ngẫu nhiên.
- Không thích hợp cho các đợt bùng phát bệnh. Nghiên cứu đoàn hệ cần theo dõi trong thời
gian dài nên nó sẽ tỏ ra chậm chạp và kém linh hoạt hơn so với nghiên cứu bệnh chứng
- Thường tốn kém. Do cần phải theo dõi trong nhiều năm, thông thường khoảng 1 thập kỷ,
trên quy mô lớn nên nghiên cứu đoàn hệ tốn nhiều nhân lực và tiền của.
- Chỉ có tác dụng cảnh báo yếu tố nguy cơ. Kết quả của nghiên cứu đoàn hệ chưa phải là lời
khẳng định chắc chắn một yếu tố nguy cơ của bệnh, cần hết sức dè dặt khi diễn giải kết quả
của một nghiên cứu đoàn hệ. Đừng bao giờ kết luận nguyên nhân gây bệnh mà chỉ đơn thuần
dựa vào kết quả của nghiên cứu đoàn hệ.

27. Anh (chị) so sánh cách chọn đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu bệnh chứng và
nghiên cứu đoàn hệ.
28. Anh (Chị) nêu cách chọn đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu Bệnh chứng và nghiên
cứu Đoàn hệ. So sánh cách chọn hai dạng nghiên cứu này.

ĐỐI TƯỢNG NCBC ĐỐI TƯỢNG NCĐH


27

Đối tượng được chọn trên cơ sở có hay Các nghiên cứu theo dõi hay nghiên cứu mới
không có mắc một bệnh đang quan tâm. Các mắc, khởi đầu bằng 1 nhóm người không
nhóm này được so sánh về tiền sử phơi mắc bệnh, được chia thành các nhóm con tùy
nhiễm một hoặc nhiều yếu tố được cho là thuộc vào tình trạng phơi nhiễm với 1
nguy cơ gây bệnh. nguyên nhân gây bệnh tiềm tàng hay một
tình trạng sức khoẻ.
ĐT NC chia làm 2 nhóm: Thông thường NC đoàn hệ sẽ chia người
- CHỌN NHÓM BỆNH: tham gia thành 2 nhóm, có đặc điểm gần
BN đang điều trị ở BV giống nhau, chỉ khác là có và không tiếp xúc
Nhóm bệnh có thể được chọn từ dân số yếu tố phơi nhiễm.
chung.
- CHỌN NHÓM CHỨNG:
Nhóm chứng chọn trong BV.
Nhóm chứng chọn từ dân số chung

BÀI 10. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM - THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG

29. Anh (chị) chọn một đề tài dạng thiết kế nghiên cứu thực nghiệm. Phân tích 8 giai đoạn
trong một nghiên cứu này (Nghiên cứu thực nghiệm - thử nghiệm lâm sàng)
Đề tài : Đánh giá hiệu quả của vaccin ngừa uốn ván cho PNCT tại TPCT
Xác định quần thể
Tổng số PNCT trên địa TPCT
Chọn đối tượng nghiên cứu
Chọn ngẫu nhiên 300 PNCT trong tổng số PNCT trên địa bàn
Nhận các đối tượng tham gia
- Có 40 người không đồng ý tham gia
- Có 260 người đồng ý tham gia
Phân phối làm 2 nhóm
- Nhóm thực nghiệm : chọn ngẫu nhiên 130 người
- Nhóm chứng : chọn ngẫu nhiên 130 người
Thực nghiệm
Tiêm ngừa cả 2 nhóm :
- Nhóm thực nghiệm : tiêm vaccin ngừa uốn ván
- Nhóm chứng : tiêm giả dược
Kết quả thật được bộc lộ. Phân tích kết quả
- Quan sát, đo lường cả 2 nhóm theo tiêu chuẩn định trước
Điều hòa các yếu tố của những đối tượng không chấp nhận
- Nhóm thực nghiệm được chia thành 2 nhóm : trong 130 người thì có 125 người phát sinh
kháng thể chống lại virus. Còn 5 người không có phát sinh kháng thể.
● Nhóm chấp nhận chương trình : Trong 125 người thì có 110 người phản ứng tốt (A) còn
15 người không phản ứng (B)
● Nhóm không chấp nhận chương trình :Trong 5 người không có phát sinh kháng thể vẫn
có 3 người sinh ra được đề kháng tự nhiên (A), Nhóm (B) là nhóm 2 người không phát
sinh kháng thể và không có phản ứng tốt

- Nhóm chứng được chia thành 2 nhóm: trong 130 người thì có 10 người phát sinh kháng thể
chống lại virus. Còn 120 người không có phát sinh kháng thể.
28

● Nhóm chấp nhận chương trình: Trong 10 người có phát sinh kháng thể vẫn có 4 người sinh ra
được kháng thể và có phản ứng tốt (A), Nhóm (B) là nhóm 6 người phát sinh kháng thể và
không có phản ứng tốt.
● Nhóm không chấp nhận chương trình: Trong 120 người không có phát sinh kháng thể vẫn có 3
người sinh ra được kháng thể là kháng thể tự nhiên (A), Nhóm (B) là nhóm 117 người không
phát sinh kháng thể và không có phản ứng tốt

Kết quả thật được bộc lộ, phân tích kết quả. Vaccin ngừa uốn ván có hiệu quả tốt trên PNCT

30. Anh (chị) phân tích điều kiện chung và lưu ý đặc điểm chung của nghiên cứu thực
nghiệm trong quần thể
ĐIỀU KIỆN CHUNG:
Sau khi đã đạt được các kết quả mong muốn ở phòng thí nghiệm (trên động vật), và trên người tình
nguyện, bước tiếp theo mới thực hiện trên quần thể.
- Tiến hành thực nghiệm trên quần thể có nguy cơ cao trong khoảng thời gian dự đoán sẽ có tỉ lệ
mới mắc cao
- Cộng đồng phải chấp nhận hợp tác
- Y tế cơ sở chính quyền địa phương chấp nhận ủng hộ
- Căn bệnh đã được phân tích chi tiết trước khi chương trình thực nghiệm được thiết lập ít nhất từ
5 đến 10 năm
- Những người tham gia chương trình phải được thông báo về thực nghiệm (tổ chức tiến hành và
nguy cơ)
- Phải có đầy đủ nhân sự phương tiện có sự hợp tác giữa nhà dịch tễ học và nhà thống kê học
ngay từ giai đoạn đầu lúc lập kế hoạch của chương trình
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Tiến hành thực nghiệm trên những người có bề ngoài khỏe mạnh, cho nên họ chưa sẵn sàng hợp
tác
- Quần thể luôn luôn biến động (tăng, giảm) nên có nhiều khó khăn khi ghi nhận và đánh giá kết
quả
- Không chỉ đánh giá kết quả về dịch tễ học mà phải đánh giá về mặt tổ chức thực hiện chương
trình, và về mặt lợi ích kinh tế toàn diện.

31. Anh (chị) phân tích và cho ví dụ minh họa về tính chất về phương pháp của nghiên
cứu thực nghiệm trong quần thể
- Khi lập kế hoạch NC, cần phải dự đoán trước các yếu tố nhiễu, sự tương tác hợp lực hoặc
loại trừ nhau của đồng thời nhiều yếu tố.
VD: NC thuốc điều trị đau thắt ngực cho PNCT, cần phải dự đoán được yếu tố gây nhiễu như thuốc
chống nôn Domperidon (vì PNCT thường hay ốm nghén hoặc buồn nôn, mà TDP của Domperidon gây
đau thắt ngực, có thể loại trừ yếu tố nhiễu này bằng cách thay thế thuốc thành vitamin B6)
- Các chương trình y tế không chỉ dựa trên một sự can thiệp duy nhất, mà phải xét tới nhiều sự
phối hợp.
VD: Theo dõi vai trò dự phòng bệnh ĐTĐ của một loại thuốc, trong các lần kiểm tra định kỳ phải theo
dõi cả những thay đổi của hoạt động thể lực, chế độ dinh dưỡng, các chỉ số huyết học,...của BN
- Không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được việc chọn ngẫu nhiên, các đối tượng có thể
thay đổi thái độ trong quá trình thực hiện chương trình.
VD: Trong việc thử vaccin covid 19, 1 số người sau khi tiêm mũi 1 có xuất hiện các phản ứng thuốc,
nên tới mũi 2 nhiều người không chịu thử vaccin nữa
29

- Trong thử vaccin, các kế hoạch NC khác nhau sẽ dẫn đến đánh giá khác nhau (miễn dịch tập
thể, miễn dịch cá thể).
VD: Trong việc thử vaccin, tùy theo nghiên cứu từng loại vaccin của từng nước khác nhau thì có kết
quả đáp ứng khác nhau
- Điều tra trên thực địa: phải nhận biết được các yếu tố nhiễu, và biết cách trung hòa nó; phải
biết được sự hợp lực, sự loại trừ nhau của các yếu tố; phải biết cách ước lượng tỷ lệ quy kết
của sự can thiệp.
VD: Trong quá trình điều trị Hen suyễn, phải chú ý xem xét yếu tố môi trường xung quanh (tránh xa
những khu vực ô nhiễm, khói bụi để tránh làm nặng tình trạng Hen)
- Tiến hành thực nghiệm trên quần thể có tỷ lệ mắc bệnh cao, tác nhân gây bệnh đang có mặt,
đang lan truyền trong quần thể và tác nhân đó đang gây nên những biểu hiện rõ ràng
VD: Thử nghiệm thuốc mới trị Hen trên một quần thể có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao vào thời
điểm trời lạnh.

32. Anh (chị) cho một ví dụ để đánh giá hiệu lực của một vaccin.
- Ước lượng hiệu lực của một chương trình can thiệp được dựa trên khái niệm đo lường nhân
quả, đo lường tỷ lệ quy kết, như cách tính các số đo trong các NC phân tích bằng quan sát.

VD: Thử một lọai vaccin: Nhóm được tiêm chủng vaccin sẽ có tỷ lệ mới mắc thấp hơn so với nhóm
chứng (nhóm không được tiêm chủng vaccin - nhóm placebo). Hiệu lực bảo vệ của vaccin được tính
theo công thức.
- Trong đó:
Tni−Ti
HLBV = x 100
Tni
- Trong đó:
 Tni là tỷ lệ tấn công ở nhóm chứng
 Ti là tỷ lệ tấn công ở nhóm được tiêm chủng Vaccin
Giả sử, tỷ lệ mới mắc uốn ván ở nhóm chứng là 85%; tỷ lệ đó của nhóm được tiêm chủng vaccin (uốn
ván) là 13%; thì hiệu lực bảo vệ của vaccin uốn ván là:

85−13
HLBV = x 100=84,7 %
85

Như vậy: Khả năng bảo vệ của vaccin uốn ván là 84,7%.

BÀI 13. VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


33. Anh (chị) hãy phân tích mục đích chung và các đặc điểm của NCKH.
MỤC ĐÍCH CHUNG
- Hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng và là một trong hai nhiệm
vụ chính của cán bộ y dược (CBYD) với mục đích:
 Mở rộng tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn
 Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác tốt hơn
 Tạo ra phát minh mới nâng cao năng suất và chất lượng trong tất cả các lĩnh vực xã hộ
- Qua thực hiện đề tài NCKH buộc chúng ta phải tìm tòi tài liệu, cập nhật những thông tin
mới, củng cố kiến thức chuyên môn.
- Đây là lĩnh vực để CBYD tự khẳng định mình, cũng như thấy được những hạn chế trong tri
thức của mình để kịp thời bổ sung.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
30

- Có tính tin cậy cao: nếu lặp lại sẽ được những kết quả đúng như đã công bố
- Có tính thông tin mới
- Có tính mạo hiểm vì có thể gặp rủi ro thất bại cũng phải tổng kết và được coi là kết quả
nghiên cứu
- Có tính kế thừa
- Có tính cá nhân
- Có tính phi kinh tế, khó khấu hao trang thiết bị
- Rất khó tìm ra các định mức
- Rất khó tìm ra tiêu chuẩn để định giá sản phẩm
 Sau khi người NC đã lựa chọn được 1 đề tài NCKH cho mình, muốn tiến hành nó thì trước hết phải
xây dựng được bản đề cương NCKH.
 Muốn làm được bản đề cương NCKH phải trải qua quá trình lao động trí tuệ. Bản đề cương hoàn
thành cũng được xem là 1 dạng sản phẩm ban đầu của quá trình NCKH.

34. Anh (chị) phân tích việc tra cứu các tư liệu khoa học có vai trò như thế nào trong việc
lựa chọn được một đề tài NCKH tốt nhất.
- Việc tra cứu các tài liệu tham khảo, trở thành công việc thường xuyên, nó diễn ra trước khi
nghiên cứu, trong khi làm Đề cương nghiên cứu, trong khi tổ chức triển khai đề tài và cả khi
ngồi viết báo cáo tổng kết đề tài.
- Trước hết phải :
 Tìm hiểu tất cả các tư liệu có liên quan bao gồm:
 Tư liệu trong và ngoài nước
 Thông tin riêng chưa công bố của các nhà khoa học đang nghiên cứu những vấn đề
có liên quan đến đề tài của mình
 Cần phải có ý thức tiếp thu hết sức nghiêm túc và khách quan, không nên có định kiến trước
với bất kỳ thông tin nào
 Kế thừa trí tuệ của những người làm trước mình về những vấn đề có liên quan đến việc mình
sắp làm.
- Khi tham khảo tài liệu, cần tổng hợp và xử lý thông tin để trả lời 10 câu hỏi dưới đây:
 Nghiên cứu vấn đề gì đang nóng hổi, ở đâu, khi nào ?
 Đối tượng như thế nào ?
 Phương pháp nghiên cứu như thế nào ?
 Cách chọn mẫu ?
 Công cụ nghiên cứu là gì ? Bảng câu hỏi, thiết bị gì ?
 Kết quả đã tìm ra là gì ?
 Kết luận như thế nào ?
 Trong những mục đích nghiên cứu có mục đích nào chưa đạt được ?
 Mặt mạnh mặt yếu của nghiên cứu trước đây là gì ?
 Ý tưởng của người nghiên cứu cải thiện vấn đề gì ?
Qúa trình tổng hợp và xử lý thông tin nhà khoa học phải vận dụng tối đa trí tuệ, tầm nhìn, sự phán đoán
của mình để đề ra những giả thuyết làm việc thích hợp và sáng tạo. Từ đó chúng ta có thể sẽ gặp một
số khả năng sau:
 Nhiều khi sẽ tìm ra những điều lý thú, mở đường cho sự thành công của chúng ta. Trong
thực tế, không ít những tư liệu KH của những tác giả đã chứa đựng những nhân tố và bản
chất sự việc. Nhưng những tác giả ấy vì lí do nào đó đã không quan tâm hoặc vô tình bỏ qua.
 Cũng có thể phải kiểm định lại một vài kết quả nghiên cứu trước đó của mình hoặc tác giả
khác với những phương pháp mới, môi trường.
 Cũng có thể phải từ bỏ việc đề xuất nội dung NC của mình.
31

- Cần lưu ý rằng, không được coi nhẹ việc thu thập thông tin và tra cứu tài liệu, hoặc chỉ xem qua
1 vài bài tham khảo và làm việc theo hướng chủ quan. Những công trình như vậy thường không
đủ tính thuyết phục hoặc lặp lại những NC trước đây, tính hiệu quả ít.

35. Anh (chị) hãy đề xuất một đề tài NCKH, xây dựng thang điểm đánh giá 7 tiêu chuẩn
để lựa chọn đề tài tốt nhất
TÍNH XÁC ĐÁNG
- Chủ đề NC thực sự cần được ưu tiên với một số câu hỏi được nêu ra để giải đáp dưới đây:
 Phạm vi của vấn đề có lớn không ?
 Ai là người mắc bệnh ?
 Tính trầm trọng của vấn đề đó là chỗ nào ?
 Vấn đề đó có cần thiết đến mức phải can thiệp không ?
 Sau khi giải đáp thỏa đáng 4 câu hỏi trên, cho điểm để đánh giá tính xác đáng của vấn đề NC, với
thang điểm cho tiêu chuẩn này như sau:
 0 = không xác đáng
 1 = xác đáng
 2 = rất xác đáng
TRÁNH LẶP LẠI
- Trước khi quyết định thực hiện một NC, là phải biết vấn đề  NC đó đã ai NC chưa, NC ở khu
vực nào, trong điều kiện nào, kết quả đạt được tới đâu,... (Người ta đã làm được gì)
- Thang điểm như sau:
 0 = đã có nhiều tác giả NC ở các nơi và công bố rõ ràng đầy đủ.
 1 = đã có một số NC nhưng phần lớn còn mù mờ.
 2 = chưa có ai NC dù đã cố gắng tìm kiếm các nguồn trong ngoài nước làm cơ sở giải
quyết vấn đề
TÍNH KHẢ THI
- Khi tiến hành NC phải đặc biệt chú ý đến cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài chính có thể có và
lực lượng cán bộ khoa học có chuyên môn phù hợp với chủ đề để có thể tổ chức lại để thực hiện
đề tài.
- Trong đó người ta thường quan tâm đến những cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ đã có từ trước.
- Như vậy có thể tiến hành một cách thuận lợi, phát hiện các vấn đề chuyên sâu và hạ thấp được
giá thành của NC.
- Những điều kiện này sẽ đảm bảo tính khả thi của đề tài NC.
- Thang điểm như sau:
 0 = NC không có đủ nguồn lực (nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật) sẵn có
 1 = NC khả thi dựa vào các nguồn vốn có sẵn
 2 = NC rất khả thi.
SỰ CHẤP NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
- Mọi NC đều phải căn cứ vào chiến lược phát triển khoa học công nghệ của cả nước, của ngành,
của đơn vị và nhất là hoạt động khoa học xem xét trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế
xã hội để lựa chọn đề tài NC, có thể góp phần giải quyết một vấn đề nào đó theo yêu cầu thực
tế
- Có như vậy đề tài mới có thể dễ được các cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí, các cấp
chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phép triển khai nghiên cứu.
- Thang điểm như sau:
 0 = chủ đề không được sự chấp nhận của các nhà lãnh đạo.
 1 = chủ đề được chấp nhận có mức độ của các nhà lãnh đạo
 2 = chủ đề được chấp nhận hoàn toàn.
32

TÍNH ỨNG DỤNG CỦA CÁC KẾT QUẢ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC
- Khi xem xét giá trị của NC ta không thể không quan tâm đến ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Nhất
là trong điều kiện của nước ta hiện nay thì những đề tài NC ứng dụng, NC triển khai luôn luôn
thu hút các nhà đầu tư.
- Ngay cả với những NC cơ bản cũng cần xem xét đến tính ứng dụng của các kết quả có thể đạt
được. Chúng ta cần trả lời một số câu hỏi khi lựa chọn NC:
 Liệu những thông tin thu thập được từ NC này có giúp ích gì cho việc cải thiện sức khỏe
nhân dân không?
 Ai sẽ sử dụng những kết quả của NC này?
- Thang điểm như sau:
 0 = chủ đề không có cơ hội ứng dụng
 1 = chủ đề có một vài cơ hội ứng dụng
 2 = chủ đề có cơ hội tốt để ứng dụng
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẨN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Khi các nhà quản lý làm kế hoạch hoạt động KH-CN, thường phải gắn liền với kế hoạch của
các ngành, cơ quan, các cấp chính quyền.
- Có những kế hoạch KH-CN mang tính chiến lược cho một giai đoạn, trên cơ sở đó có thế hoạch
định ra nhũng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, 2 năm, 2-5 năm,... Vậy NC này có cấp thiết
cho các kế hoạch trên không?
- Có cấp thiết trước nhu cầu hay trước một vấn đề nào đó của thực tiễn khách quan hay không?
- Khi xác định tính cấp thiết của vấn đề NC cũng cần lưu ý đến khả năng hoàn thành đề tài trong
khoảng thời gian bao lâu.
- Thang điểm như sau:
 0 = thông tin đã cũ, không đòi hỏi phải thực hiện ngay.
 1 = các thông tin cần được sử dụng ngay có thể bị loại trừ sau đó một vài tháng
 2 = các số liệu rất cần thiết cho việc quyết định những giải pháp.
SỰ CHẤP NHẬN ĐẠO ĐỨC
- Vấn đề đạo đức trong NCKH phải luôn được coi trọng.
- Trong mỗi một NC, nhất là những NC thử nghiệm lâm sàng, những NC can thiệp, những NC về
một loại thuốc mới, về một phác đồ điều trị mới,... cần phải xem xét đến vấn đề đạo đức trong
NC.
- Trong những NC thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, người NC cần cân nhắc xem có gì nguy
hại, có gì thiệt hại cho những người tham gia hay không và do vậy mà phải lựa chọn hướng NC
để có thể trả lời là: không.
- Ngược lại cũng cần phải đật vấn đề an toàn cao nhất cho những đối tượng được áp dụng một
phác đồ điều trị mới hay một thuốc mới,...
- Thang điểm như sau:
 0 = ở đây có vi phạm vấn đề đạo đức lớn, không được cộng đồng chấp nhận, cần được quan
tâm xem xét lại
 1 = có một vấn đề nhỏ về đạo đức. 
 2 = Không có vi phạm đạo đức hoặc làm lợi cho cộng đồng
- Sau khi chọn được vài vấn đề NC đáng quan tâm, NC viên tiến hành đánh giá một số tính chất
của các đề tài nầy, sau đó, tùy điều kiện chọn các đề tài có điểm cao hơn để tiến hành NC.

Xây dựng thang điểm đánh giá 7 tiêu chuẩn để lựa chọn đề tài tốt nhất

Đề tài NCKH: XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG NÚI TRỒNG TẠI
SAPA BẰNG CHỈ THỊ HÌNH THÁI VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN DNA
33

CHẤM ĐIỂM TỪ 0-2 THEO TÍNH CHẤT


TÊN ĐỀ TÀI Chấp TỔNG
NGHIÊN CỨU Xác Lặp Khả Ứng Đạo đức ĐIỂM
nhận tài Cấp thiết
đáng lại thi dụng cộng đồng
trợ

Xác định tên


khoa học của
cây Hoắc
Hương Núi
trồng tại Sapa
1 1 1 1 2 2 2 10
bằng chỉ thị
hình thái và
giải trình tự gen
DNA

36. Anh (chị) nêu rõ các nội dung để xây dựng một đề cương NCKH tốt nhất. Cần phân
tích rõ những điểm chủ chốt
- Đề cương NCKH là một văn bản khoa học để mô tả tầm quan trọng và mục đích của vấn đề NC.
Mô tả đối tượng, phương pháp, phân tích và trình bày số liệu sẽ triển khai. Đồng thời, dự kiến
các hoạt động và các nguồn lực cần thiết
- Đề cương nghiên cứu là cách thể hiện trình tự việc thực hiện đề tài nghiên cứu của tác giả việc
xây dựng đề cương nghiên cứu cần làm rõ các nội dung sau:
1. Tên đề tài (ngắn gọn, thường bắt đầu bằng một động từ hành động, thường liên quan chặt chẽ
với mục tiêu NC)
2. Lời cảm ơn
3. Lời cam đoan
4. Tóm Tắt
5. Mục lục
6. Danh mục hình
7. Danh mục bảng
8. Danh mục từ viết tắt
9. Mở đầu (đặt vấn đề), lý do chọn đề tài, cuối phần này có mục tiêu
10. Tổng quan tài liệu (Chương 1)
11. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (Chương 2)
- Tiêu chí đưa vào tiêu chí loại ra
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- thiết kế nghiên cứu
- cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu
- thu thập dữ liệu: phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu
- biến số nghiên cứu
- Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu
- hạn chế của nghiên cứu sai số và biện pháp khắc phục
- Đạo đức trong nghiên cứu
12. Dự kiến kết quả (chương 3)
13. Dự kiến bàn luận (chương 4)
14. Dự kiến kết luận và kiến nghị
15. Kế hoạch thời gian thực hiện
34

16. Dự trù kinh phí


17. Tài liệu tham khảo

37. Anh (chị) cho biết những vấn đề cơ bản nhất khi viết: đặt vấn đề và chương tổng quan
vấn đề nghiên cứu.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần đầu tiên của đề cương nghiên cứu:
- Đây là phần rất quan trọng, vì:
 Là cơ sở để phát triển các phần khác của bản đề cương NC.
 Người NC có thể trình bày một cách hệ thống, rõ ràng về lý do NC và những hy vọng kết
quả sẽ đạt được qua NC.
 Tạo điều kiện để người NC tìm kiếm thông tin về NC khác có thể có ích cho NC của mình.
Những thông tin cần nêu trong phần đặt vấn đề:
- Tóm tắt tình hình chung:
 Mô tả bối cảnh của vấn đề NC (hiện trạng của vấn đề đặt ra, khó khăn trở ngại cần thiết NC),
cần nêu ra một vài con số thống kê có tính chất minh họa.
- Tóm tắt các NC trước (Vấn đề đã được NC hiện nay):
 Mô tả tóm tắt các NC ở ngoài nước và trong nước mà chúng có liên quan đến đề tài dự kiến
NC. Nếu là các biện pháp can thiệp đã được NC thì nêu rõ kết quả, tồn tại những gì cần NC
tiếp, lí do NC tiếp trong đó có cả những điểm còn bỏ ngỏ từ các NC trước đó.
- Tính cấp thiết của đề tài:
 Rất cần thiết, tầm quan trọng của NC. Mô tả đầy đủ bản chất, tầm cỡ của vấn đề (phạm vi
NC có rộng không? NC có quan trọng? Hiệu quả như thế nào ?)
 Mô tả sự phân bố của vấn đề (ai, ở đâu chịu ảnh hưởng? Khi nào? Bao lâu? Hậu quả của ảnh
hưởng? Liên hệ với hệ thống y tế như thế nào ?).
- Nêu vấn đề:
 Phân tích rõ các yếu tố liên quan chính để thuyết phục người đọc (Hội đồng) rằng” những
dẫn liệu và hiểu biết sẵn có là không đủ để giải quyết vấn đề.
- Mô tả loại kết quả:
 Nêu tóm tắt những kết quả dự kiến đề tài sẽ thu được, cách sử dụng kết quả này để giải
quyết vấn đề.
- Liệt kê ngắn các khái niệm:
 Nếu có những khái niệm cơ bản sử dụng trong NC có thể đưa vào trong phần này (đối với
một số đề tài cần thiết phải đưa ngay từ đầu).
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- TQTL nhằm tìm những thông tin xác hợp liên quan đến đề tài NC. Làm tốt việc TQTL giúp
người nghiên cứu khu trú vấn đề và phát sinh những ý tưởng mới, củng cố giả thuyết và đặt giả
thuyết sát hợp.
- Ngoài ra còn giúp xem lại những phương pháp đã dùng và những phương pháp có ích cho NC
hiện tại và tìm những khuyến cáo của những tác giả có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực NC.
Nguyên tắc tổng quan tài liệu
- Sát hợp: Chỉ đưa vào những thông tin trực tiếp liên quan đến các biến số cụ thể của chủ đề NC.
- Tổng hợp: Cần có sự phân tích và tổng hợp tất cả thông tin từ nhiều nguồn của cùng một chủ đề
để có một hình ảnh chung.
VD:
- Sát hợp: Theo các NC ở các trường ĐH trên địa bàn TPCT cho thấy có 19,8% sinh viên thuộc
gia đình khá giả, 62,5% sinh viên thuộc gia đình trung lưu, 17,7% sinh viên có hoàn cảnh gia
đình khó khăn
35

- Tổng hợp: Trong các NC về tình hình kinh tế gia đình của sinh viên ở các trường ĐH trên địa
bàn TPCT, kết quả cho thấy tỷ lệ thay đổi từ 17,7% đến 62,5%

Nhận xét và phê phán → Khi đọc y văn, người đọc phải có tinh thần nhận xét và phê phán những con
số từ một NC ta đang tham khảo:
 Nếu không chính xác thì những lý do ???. Từ đó tìm ra phương pháp NC phù hợp.
 Nếu là kết quả chính xác, tại sao kết quả như vậy, và khác với kết quả của những NC khác.
 Những ý tưởng có được khi nhận xét các y văn sẽ giúp ích khi chúng ta bàn luận những kết quả
của riêng mình.
Những bước chính khi viết tổng quan tài liệu
- Xác định chủ đề quan tâm.
- Xác định mục tiêu TQTL;
- Xác định tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ tài liệu
- Thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau. (Internet, luận văn thạc sĩ, luận án Tiến sĩ,
tạp chí chuyên ngành, sách,…)
- Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập được, đọc lướt qua để nắm được ý chính.
- Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu ý việc lưu giữ những tài liệu đã lựa
chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ sắp xếp
theo chủ đề chính, phương pháp,...).
- Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn và ghi chép những nội dung liên quan và thêm vào những
ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân.
 Viết tổng quan: Khi viết sử dụng nội dung của tài liệu tham khảo cần phải tuân thủ:
- Cập nhật mới nhất (nếu có thể).
- Viết có sự phân tích và tổng hợp, không nên làm tóm tắt kết quả của các tác giả thông qua tài
liệu NC.
- Luôn phải ghi rõ trích dẫn tên tác giả, năm và đặt  trong ngoặc đơn.
VD: (Trần Công Luận, 2017).  Đối với trang web, đính kèm phần chính của trang  web (VD:
https://tailieumienphi.edu.vn/luan-van-khao-sat-tinh-hinh-su-dung-thuoc-corticoid/)

38. Anh (chị) cần những điều gì khi viết chương: đối tượng và phương pháp nghiên cứu
đề tài đã chọn.
Chương này cần mô tả chi tiết về đối tượng, phương pháp, kỹ thuật và vật tư dùng trong nghiên
cứu. Mục đích để mọi người có thể lặp lại thí nghiệm của tác giả hoặc nghiên cứu của tác giả. Cần tiến
hành 9 bước:
B1. Đối tượng nghiên cứu: xác định rõ đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu
chuẩn không lựa chọn, nguyên liệu hóa chất thực hiện.
B2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cụ thể.
- Địa điểm: tên đơn vị, địa phương, bệnh viện, xí nghiệp, trường học,...
B3. Thiết kế nghiên cứu: nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính hay cả 2,
hay sử dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay phân tích, điều tra đánh giá,
thống kê học, phương pháp lý luận,.. thì tùy cách thiết kế có những phương pháp, kỹ thuật đặc
trưng riêng.
B4.Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu:
- Ghi công thức tính cỡ mẫu, lý giải các cấu phần của công thức.
- Tính toán cỡ mẫu cần thiết và tối ưu phù hợp với mục tiêu đề tài.
- Mẫu lựa chọn: mẫu ngẫu nhiên đơn hay mẫu ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm hay mẫu phân
tầng. Mẫu một giai đoạn hay nhiều giai đoạn,...
- Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu.
36

B5. Phương pháp thu thập số liệu:


- Điều tra: phỏng vấn hay tự điền, thảo luận nhóm hay chuyên gia
- Quan sát trực tiếp hay sử dụng phương tiện kỹ thuật.
- Can thiệp hay tự nhiên
- Sử dụng hồ sơ/báo cáo/ tài liệu có sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào).
B6. Các biến số nghiên cứu:
- Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể
- Tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập
- Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.
- Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích
số liệu
- Nêu các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có).
B7. Phương pháp phân tích số liệu:
- Làm sạch số liệu như thế nào
- Sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu
- Phân tích, sử dụng các test thống kê nào để phân tích số liệu.
B8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phuc sai số:
- Nêu các sai số có thể gặp trong nghiên cứu này.
- Đưa ra những biện pháp phù hợp để khắc phục sai số.
- Tác giả nên đề cập đến những hạn chế của nghiên cứu.
B9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu:
- Nêu ngắn gọn việc tuân thủ đạo đức nghiên cứu.
- Nêu hình thức thông qua quy trình xét duyệt về mặt đạo đức y sinh học, văn hóa của đề tài, nơi
cấp quyết định thông qua.

39. Anh (chị) cần những điều gì khi viết chương: kết quả và bàn luận cũng như Kết luận -
kiến nghị đề tài đã chọn.
Phần kết quả của đề tài:
- Đây là nội dung quan trọng nhất của đề tài, nó là nội dung mang tính sáng tạo của người nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu nên trình bày sát với mục tiêu đã để ra, về nguyên tắc có thể trình bày
như sau:
 Nêu nội dung được xem xét
 Đưa ra số liệu đã xử lý và khái quát dưới dạng biểu bảng, sơ đồ, đồ thị.
 Phân tính, nhận định, đánh giá nội dung được xem xét theo số liệu thu được thứ tự này có
thể lặp lại cho nội dung tiếp theo.
 Phần kết quả phải thể hiện rõ tính sáng tạo và có đóng góp mới của tác giả và khả năng ứng
dụng của kết quả nghiên cứu.
Phần bàn luận:
- Phần bàn luận nhằm làm rõ giá trị của kết quả thu được.
- Không phải tất cả các số liệu trong phần kết quả đều bàn luận, tránh biến bàn luận thành việc
trình bày lại kết quả từ dạng biểu bảng thành dạng lời, chỉ nên tập trung phân tích bàn luận mốt
số vấn đề then chốt nhằm phục vụ cho việc làm rõ đóng góp của đề tài.
 Cần khẳng định độ tin cậy của kết quả thu được nhờ kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu,
phương pháp chọn mẫu như thế nào. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng làm cho kết quả tốt lên
hoặc xấu đi.
 So sánh kết quả của đề tài với kết quả các tác giả khác nếu có để thấy sự phù hợp hay khác
biệt. Việc so sánh không chỉ dừng lại ở mức liệt kế số liệu, phải có chính kiến của tác giả về
37

quan điểm, về sự giống nhau và khác nhau của kết quả thu được. Nếu có khác biệt thì phân
tích nguyên nhân nào gây nên, quyết định sự khác biệt đó?
 Nêu khả năng ứng dụng kết quả như thế nào, hướng nghiên cứu tiếp theo của vấn đề ra sao.
Không bàn luận vấn đề không có trong kết quả, không suy diễn thiếu căn cứ.
Phần kết luận của đề tài:
- Kết luận là phần cuối cùng của nội dung chính của đề tài. Nó liên quan không chỉ với phần nội
dung mà cả với phần mở đầu. Nội dung phần kết luận phải khẳng định về mục đích, nhiệm vụ
nghiên cứu đã đề ra. Các kết luận phải được rút ra từ phần nội dung, có số liệu cụ thể của đề tài.
Không có lời bàn và suy luận, không có những kết luận mà số liệu không có trong đề tài. Số
lượng các kết quả phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các số liệu đã thu được.
Phần kiến nghị của đề tài:
- Các kiến nghị, giải pháp khoa học nêu lên phải trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và các kết luận
đã có.
- Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng.
- Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, chưa được
giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC

40. Anh (chị) hãy phân tích và cho ví dụ minh họa về các đặc trưng trong hiện tượng sức
khỏe xảy ra ở những ai, khi thực hiện đề tài dạng nghiên cứu mô tả. (7 ý)
- Mô tả theo các đặc trưng về chủ thể con người. Một tập hợp đa dạng về tính chất giải phẫu, sinh
lý, xã hội, văn hóa…dựa trên những yếu tố nội xinh và ngoại sinh khác nhau
- Mô tả không chỉ là sắp xếp các cá thể vào trong những đặc tính khác nhau đó một cách chính
xác mà phải giải thích các cơ chế tương ứng về sinh học và xã hội học có liên quan đến bệnh
nghiên cứu một cách logic bao gồm :
ĐẶC TRƯNG VỀ DÂN SỐ HỌC
 Tuổi đời
- Là đặc trưng quan trọng của một cá thể. Có rất nhiều chỉ số sinh học liên quan chặt chẽ với tuổi,
biến thiên theo tuổi như: chiều cao, cân nặng, huyết áp.
- Tuổi cũng biểu hiện các giai đoạn khác nhau qua sự phơi nhiễm:
 Với những yếu tố nguy cơ mang tính xã hội (như tuổi mẫu giáo, tuổi đi học, tuổi đi, tuổi
nghĩa vụ quân sự...)
 Với những nguy cơ sinh học.
VD: Bệnh lý THA có xu hướng tăng dần theo tuổi
Tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh Parkinson
 Giới tính
- Một số bệnh, tỷ lệ mắc khác nhau giữa nam và nữ, do có liên quan đến:
 Di truyền (Hémophilie): liên quan đến gen quy định giới tính XY.
 Do tính chất sinh học, nội tiết tố của giới tính (K vú, K cổ tử cung)
 Do hoạt động nghề nghiệp (Tai nạn, ngộ độc...)
 Do cấu trúc hình thái, sinh lý và sự điều chỉnh của cơ thể khác nhau trước các tác động
của các yếu tố bên ngoài.
- Với nhiều bệnh, tỷ lệ mắc không khác nhau nhiều lắm giữa nam và nữ, nhưng tỷ lệ đó có thể bị
ảnh hưởng vì số nam sinh ra nhiều nhưng số nữ lại có tuổi thọ cao hơn.
VD: Bệnh Alzheimer xảy ra ở Nữ giới nhiều hơn Nam giới do thay đổi nội tiết tố giai đoạn mãn kinh.
 Chủng tộc
- Là một tập hợp các tính chất di truyền học chung về hình thái, tâm  thần, bệnh lý... 
- Rất khó khai thác một bệnh nào đó là có liên quan chặt chẽ với chủng tộc (theo các màu da)
khi điều kiện ngoại cảnh còn rất  khác nhau (học vấn, kinh tế - xã hội, vệ sinh cá nhân...). 
38

VD: Các chủng tộc khác nhau sẽ có màu da khác nhau như người Âu Mỹ da trắng, người châu Á da
vàng, người châu Phi da đen.
 Dân tộc
- Một nhóm dân tộc là một nhóm cá thể cùng chung những liên hệ về tiếng nói, phong tục tập
quán, văn hóa, chính trị...
- Cũng khó có thể gán ghép một bệnh nào đó cho một dân tộc nhất định khi các điều kiện môi
trường bên ngoài rất khác nhau.
VD: Người dân tộc như Hmong, Ê-đê, Dao, Thái, Mường,… thường sinh sống ở những vùng đồi núi
cao, thời tiết lạnh nên dễ mắc các bệnh về tai-mũi-họng
 Nơi sinh
- Là một chỉ điểm quan trọng trong các NC đối với các quần thể di cư, họ thường bảo tồn trong
một thời gian nhất định về lối  sống, phong tục tập quán, môi trường sống của nơi sinh ra họ.
VD: Những gia đình sống ở gần rừng U Minh thường dễ mắc các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết do
khu vực ẩm thấp, nhiều muỗi và các loại côn trùng.
 Tôn giáo
- Tôn giáo có thể ảnh hưởng lớn do những quy định cho tín  đồ của mình những quy tắc sống nhất
định như vệ sinh cá nhân,  loại thực phẩm, hôn nhân, gia đình...ở đây cũng rất khó chỉ ra đâu  là
ảnh hưởng của tôn giáo, đâu là những quy định của tình trạng di truyền, dân chủng tộc...
VD: Những người tu đạo ăn chay nên dễ bị thiếu vitamin B12
 Kinh tế - Xã hội
- Có liên quan mật thiết với tình trạng sức khỏe và bệnh tật, vì nó  liên quan đến các yếu tố nguy
cơ trong lao động, các tác nhân  nhiễm trùng, điều kiện sinh sống, các yếu tố tiếp xúc mật thiết 
giữa người và người.  
VD: Những người làm việc văn phòng dễ mắc bệnh cận thị do tiếp xúc với máy tính nhiều và bệnh trĩ
do ngồi lâu.

ĐẶC TRƯNG VỀ GIA ĐÌNH


- Là tập hợp các cá thể có một di sản di truyền chung
- Cùng sinh sống trong một môi trường, một hoàn cảnh , tiếp xúc mật thiết với nhau
- Các thói quen về văn hoá, các truyền thống, ăn uống, vệ sinh, giải trí , nghề nghiệp.
 Tình trạng hôn nhân
- Sức khỏe của một cá thể quần thể có liên quan đến tình trạng hôn nhân.
- Quần thể có thể chia ra thành nhiều nhóm: không vợ không chồng, có vợ có chồng, ly thân, ly dị
đa phu đa thê, góa bụa, ở vậy.
- Tỷ lệ bệnh chung ở đàn ông và đàn bà đều cao ở những người ly dị  những người goá bụa 
những người không vợ không chồng, thấp nhất ở những người có vợ có chồng.
VD: Phụ nữ lập gia đình có tỷ lệ mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cao hơn những người không lập
gia đình

 Số người trong gia đình


- Gia đình càng đông càng dễ lây truyền các bệnh truyền nhiễm và ảnh hưởng đến mức KT-XH
- Sự tăng trưởng và phát triển của con cái ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cả gia đình
cũng như tỉ lệ bị bệnh
- Người mẹ đẻ nhiều sẽ có nguy cơ với các bệnh sản khoa
VD: Sinh quá nhiều con khiến phụ nữ dễ gặp tình trạng băng huyết sau sinh do cơ của tử cung yếu dần
sau những lần sinh con.

 Thứ hạng sinh trong gia đình


39

- Mỗi đứa con sinh ra trong cùng một gia đình nhưng ở các thời điểm khác nhau nên có một hoàn
cảnh phát triển khác nhau, sự khác nhau về kinh nghiệm của bố mẹ, sự chăm sóc của bố mẹ...trừ
bệnh di truyền không phụ thuộc vào thứ lần sinh (Hemophilie)
VD: Bố mẹ sinh đứa con đầu lòng thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, đứa thứ 2
thứ 3 thì có kinh nghiệm nên chăm sóc tốt hơn.

 Tuổi của cha mẹ


- Tuổi của cha mẹ càng tăng thì tình trạng sức khỏe và thể lực càng giảm và như vậy sẽ ảnh
hưởng đến tình trạng sức khỏe của đứa con.
- Phần lớn những đứa con đầu đều được sinh ra khi cha mẹ còn trẻ, chưa sinh đẻ nhiều có đặc
điểm khác với các bà mẹ nhiều tuổi hơn về kinh nghiệm và nhận thức.
VD: Theo các khuyến cáo, phụ nữ sinh con sau 35 tuổi đứa trẻ dễ mắc các dị tật bẩm sinh như khuyết
tật tim, sứt môi hoặc vòm miệng, Down và người mẹ dễ gặp nguy hiểm trong quá trình mang thai và
sinh nở.

 Các điều kiện khi còn là bào thai


- Người người ta thấy rằng trọng lượng lúc sinh ra sự hoàn thiện của cơ thể sự phát triển của thể
chất khả năng mắc bệnh hoặc chết.
- Ở những trẻ sinh đôi hoặc sinh ba đều khác hẳn những trẻ sinh một do điều kiện chuyển hóa khi
còn trong bụng mẹ và cả sau khi đẻ ra, hoặc càng đẻ liên tiếp thì trọng lượng của thai nhi lúc đẻ
càng thấp
VD: Khi mang thai đôi hoặc nhiều hơn thì rất dễ gặp biến chứng sinh non ở người mẹ và các đứa trẻ
sinh ra cũng có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa cao hơn bình thường.

ĐẶC TÍNH NỘI SINH, DI TRUYỀN


 Các cấu trúc cơ thể
- Cơ thể con người hoàn thiện về cấu trúc vào tuổi 20-25. Thuận tiện cho việc nghiên cứu dịch tễ
học và hiện tượng sức khỏe do thể chất ổn định của cơ thể.
VD: Theo các khuyến cáo của chuyên gia, người phụ nữ nên sinh con trước 35 tuổi, đặc biệt là ở độ
tuổi từ 22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng
ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang
thai và làm mẹ.
 Sức chịu đựng của cơ thể
- Ngoài sức đề kháng đặc hiệu đối với các bệnh di truyền hoặc mắc phải, sức đề kháng không đặc
hiệu tự nhiên có một vai trò quan trọng trong đề kháng một số bệnh.
- Những rèn luyện về thể lực và tâm thần có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không truyền
nhiễm.
VD: Những đứa trẻ ra đời bằng phương pháp sinh thường sẽ có sức đề kháng và đường hô hấp tốt hơn
những đứa trẻ được sinh mổ

 Tình trạng dinh dưỡng


- Tình trạng dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật nhiễm và không
nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển vận động và tâm thần trong hiện tại và tương lai.
VD: Ở châu Phi rất nhiều trẻ em bị còi xương do tình trạng thiếu nguồn lương thực trầm trọng hoặc dễ
mắc các bệnh về đường tiêu hóa do ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

 Các bệnh tương hỗ


- Có nhiều bệnh bị nặng thêm vì có kèm bệnh tương hỗ, như sởi có thể làm nhiễm lao, trẻ bị
Leucécemie, người bị Silicose có tỉ lệ mắc viêm phổi rất cao.
VD: Người bị THA dễ mắc các bệnh lý đi kèm như ĐTĐ, RLLPM
40

CÁC THÓI QUEN TRONG ĐỜI SỐNG


- Có những thói quen không có lợi cho sức khỏe như uống rượu, hút thuốc, ăn uống không hợp
lý, những thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục, nghỉ ngơi giải trí.
- Dịch tễ học cũng phải tiếp cận các thói quen đó trong các nghiên cứu đối với các bệnh liên
quan.
VD1: Những người có thói quen tập thể dục ít mắc các bệnh về tim mạch hơn những người không tập
thể dục.
VD2: Những người ăn mặn dễ bị THA hơn những người ăn lạt.

NHÓM MÁU
- Người ta thấy một số nhóm bệnh có liên quan đến nhóm máu: nhóm A có nguy cơ cao với ung
thư dạ dày, trong khi đó, nhóm O với loét tá tràng
VD: Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư vú có nhóm máu A+ chiếm tỷ lệ 49,6%
trong khi đó nhóm máu AB chỉ chiếm 3,6%

CÁC CHỈ SỐ KHÁC


- Những đặc trưng cá thể khác có ảnh hưởng nhất định đối với một số bệnh.
- Các kiểu ứng xử, các kinh nghiệm trong cuộc sống, cách phản ứng và thích ứng, điều chỉnh của
cơ thể trước những tác động của cuộc sống… cũng đều có những ảnh hưởng nhất định đối với
sức khỏe
VD: Những người có chỉ số BMI >23 siêng năng tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt sẽ
tránh được các bệnh lý liên quan đến tim mạch và cân nặng.

41. Anh (chị) hãy phân tích và cho ví dụ minh họa về các đặc trưng về gia đình, về yếu tố
nội sinh di truyền trong hiện tượng sức khỏe xảy ra ở những ai, khi thực hiện đề tài dạng
nghiên cứu mô tả.
ĐẶC TRƯNG VỀ GIA ĐÌNH
- Là tập hợp các cá thể có một di sản di truyền chung
- Cùng sinh sống trong một môi trường, một hoàn cảnh , tiếp xúc mật thiết với nhau
- Các thói quen về văn hoá, các truyền thống, ăn uống, vệ sinh, giải trí , nghề nghiệp.
 Tình trạng hôn nhân
- Sức khỏe của một cá thể quần thể có liên quan đến tình trạng hôn nhân.
- Quần thể có thể chia ra thành nhiều nhóm: không vợ không chồng, có vợ có chồng, ly thân, ly dị
đa phu đa thê, góa bụa, ở vậy.
- Tỷ lệ bệnh chung ở đàn ông và đàn bà đều cao ở những người ly dị, tiếp theo là những người
goá bụa, kế tiếp là những người không vợ không chồng, thấp nhất ở những người có vợ có
chồng.
VD: Phụ nữ lập gia đình có tỷ lệ mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cao hơn những người không lập
gia đình
 Số người trong gia đình
- Gia đình càng đông càng dễ lây truyền các bệnh truyền nhiễm và ảnh hưởng đến mức KT-XH
- Sự tăng trưởng và phát triển của con cái ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cả gia đình
cũng như tỉ lệ bị bệnh
- Người mẹ đẻ nhiều sẽ có nguy cơ với các bệnh sản khoa
VD: Sinh quá nhiều con khiến phụ nữ dễ gặp tình trạng băng huyết sau sinh do cơ của tử cung yếu dần
sau những lần sinh con.
 Thứ hạng sinh trong gia đình
41

- Mỗi đứa con sinh ra trong cùng một gia đình nhưng ở các thời điểm khác nhau nên có một hoàn
cảnh phát triển khác nhau, sự khác nhau về kinh nghiệm của bố mẹ, sự chăm sóc của bố mẹ...trừ
bệnh di truyền không phụ thuộc vào thứ lần sinh (Hemophilie)
VD: Bố mẹ sinh đứa con đầu lòng thường không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, đứa thứ 2
thứ 3 thì có kinh nghiệm nên chăm sóc tốt hơn.
 Tuổi của cha mẹ
- Tuổi của cha mẹ càng tăng thì tình trạng sức khỏe và thể lực càng giảm và như vậy sẽ ảnh
hưởng đến tình trạng sức khỏe của đứa con.
- Phần lớn những đứa con đầu đều được sinh ra khi cha mẹ còn trẻ, chưa sinh đẻ nhiều có đặc
điểm khác với các bà mẹ nhiều tuổi hơn về kinh nghiệm và nhận thức.
VD: Theo các khuyến cáo, phụ nữ sinh con sau 35 tuổi đứa trẻ dễ mắc các dị tật bẩm sinh như khuyết
tật tim, sứt môi hoặc vòm miệng, Down và người mẹ dễ gặp nguy hiểm trong quá trình mang thai và
sinh nở.
 Các điều kiện khi còn là bào thai
- Người người ta thấy rằng trọng lượng lúc sinh ra sự hoàn thiện của cơ thể sự phát triển của thể
chất khả năng mắc bệnh hoặc chết.
- Ở những trẻ sinh đôi hoặc sinh ba đều khác hẳn những trẻ sinh một do điều kiện chuyển hóa khi
còn trong bụng mẹ và cả sau khi đẻ ra, hoặc càng đẻ liên tiếp thì trọng lượng của thai nhi lúc đẻ
càng thấp
VD: Khi mang thai đôi hoặc nhiều hơn thì rất dễ gặp biến chứng sinh non ở người mẹ và các đứa trẻ
sinh ra cũng có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hô hấp, tiêu hóa cao hơn bình thường.

ĐẶC TÍNH NỘI SINH, DI TRUYỀN


 Các cấu trúc cơ thể
- Cơ thể con người hoàn thiện về cấu trúc vào tuổi 20-25. Thuận tiện cho việc nghiên cứu dịch tễ
học và hiện tượng sức khỏe do thể chất ổn định của cơ thể.
VD: Theo các khuyến cáo của chuyên gia, người phụ nữ nên sinh con trước 35 tuổi, đặc biệt là ở độ
tuổi từ 22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng
ở thời kỳ tốt nhất. Ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về cả tâm - sinh lý cho việc mang
thai và làm mẹ.
 Sức chịu đựng của cơ thể
- Ngoài sức đề kháng đặc hiệu đối với các bệnh di truyền hoặc mắc phải, sức đề kháng không đặc
hiệu tự nhiên có một vai trò quan trọng trong đề kháng một số bệnh.
- Những rèn luyện về thể lực và tâm thần có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không truyền
nhiễm.
VD: Những đứa trẻ ra đời bằng phương pháp sinh thường sẽ có sức đề kháng và đường hô hấp tốt hơn
những đứa trẻ được sinh mổ
 Tình trạng dinh dưỡng
- Tình trạng dinh dưỡng liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật nhiễm và không
nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển vận động và tâm thần trong hiện tại và tương lai.
VD: Ở châu Phi rất nhiều trẻ em bị còi xương do tình trạng thiếu nguồn lương thực trầm trọng hoặc dễ
mắc các bệnh về đường tiêu hóa do ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
 Các bệnh tương hỗ
- Có nhiều bệnh bị nặng thêm vì có kèm bệnh tương hỗ, như sởi có thể làm nhiễm lao, trẻ bị
Leucécemie, người bị Silicose có tỉ lệ mắc viêm phổi rất cao.
VD: Người bị THA dễ mắc các bệnh lý đi kèm như ĐTĐ, RLLPM

42. Anh (chị) hãy phân tích và cho ví dụ minh họa về các đặc trưng về hiện tượng sức
khỏe xảy ra khi nào ? Xảy ra ở đâu ? khi thực hiện đề tài dạng Nghiên cứu mô tả 3(2)+4 ý
42

HIỆN TƯỢNG SỨC KHOẺ ĐÓ XẢY RA KHI NÀO?


- Có nhiều hiện tượng sức khỏe liên quan tới thời gian.
THAY ĐỔI THEO NĂM
 Các thay đổi không có tính chu kỳ
- Sự gia tăng không có chu kỳ các trường hợp mắc, thường xuất hiện thành một đợt dịch.
- Quá trình gia tăng các hiện tượng sức khỏe hàng loạt đó, cả với bệnh truyền nhiễm và không
truyền nhiễm, đều có những tính chất tương ứng với mô hình ban đầu của sự điều hòa sinh lý
của cá thể và của quần thể.
VD: Dịch Ebola xảy ra năm 2014 không có tính chu kỳ

 Các thay đổi có tính chu kỳ


- Có nhiều bệnh tăng giảm theo những chu kỳ nhất định, rõ rệt nhất là các bệnh truyền nhiễm khi
chưa có sự can thiệp của cộng đồng
- Sự thay đổi theo chu kỳ cũng có thể nhận thấy đối với nhiều hiện tượng sức khoẻ, hiện tượng
sinh lý
VD1: Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra hàng loạt vào thời điểm mùa mưa do môi trường xung quanh
ẩm thấp tạo điều kiện cho ấu trùng phát triển thành muỗi gây bệnh.

VD2: Bệnh Thủy đậu thường xảy ra vào mùa Đông

SỰ THAY ĐỔI THEO MÙA


- Rõ rệt đối với bệnh truyền nhiễm; cũng có thể gặp như các tai nạn, bệnh tâm thần, các nguyên
nhân chết...
- Các yếu tố khí tượng, thuỷ văn... theo mùa có tính chu kỳ kèm theo sự biến thiên của các yếu tố
môi trường khác (như nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí) sẽ tác động khác nhau lên cơ
thể và dẫn đến những biến thiên sinh lý ở các cá thể và quần thể.
VD: Mùa Đông dễ gây ra các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Mùa Thu liên quan đến các bệnh dị ứng.

XU THẾ TĂNG GIẢM CỦA BỆNH


Xu thế tăng giảm của bệnh thường thể hiện sau hàng chục năm. Nguyên nhân do:
 Sự xuất hiện hoặc biến mất của các yếu tố căn nguyên của bệnh;
 Có phương pháp chẩn đoán chính xác hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn;
 Sự cải thiện các điều kiện y tế vệ sinh, nhất là dinh dưỡng và nhà ở;
 Thanh toán một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu;
 Cải thiện chăm sóc về sức khỏe - sinh sản;
 Sự gia tăng số người ở tuổi có nguy cơ mắc bệnh;
 Sự ô nhiễm và suy thoái của môi trường sống;
VD: Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về Ung thư (thuộc Tổ chức Y tế thế giới
WHO), hiện nay, ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư bàng quang. Theo kết quả
nghiên cứu, có hơn 10.000 người ở Anh được chẩn đoán ung thư bàng quang mỗi năm, trong đó
nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm chất độc trong không khí bị ô nhiễm.

HIỆN TƯỢNG SỨC KHOẺ XẢY RA HÀNG LOẠT Ở ĐÂU?

SỰ PHÂN BỐ VỀ THỰC PHẨM


- Sự khác nhau của từng vùng.
- Sự khác nhau của từng mùa.
VD: Người dân ở những vùng đồi núi thường không có muối iod để nấu ăn nên dễ mắc bệnh bướu cổ
43

MẠNG LƯỚI Y TẾ
- Mạng lưới y tế phân bố không đồng đều giữa các vùng. Ở vùng sâu vùng xa, hải đảo không
có đủ nhân lực và các trang thiết bị y tế.
VD: Ở thành phố sẽ tập trung nhiều nhân viên y tế và được trang bị các thiết bị hiện đại trong chăm
sóc sức khỏe, trái lại ở những vùng sâu vùng xa hải đảo thì bị khan hiếm bởi nhân viên y tế ít ai tình
nguyện công tác ở những nơi đó, các khu vực ấy có địa hình trắc trở nên rất khó khăn trong việc di
chuyển và mở rộng mạng lưới y tế hiện đại đến đó. Vì vậy người dân ở những khu vực này thường
không được chăm sóc sức khỏe kịp thời.

DÂN CƯ
- Mật độ dân cư và nhà ở (trường học, khu tập thể, khu công nghiệp, giao thông, bến cảng...);
- Cấu trúc dân cư, tốc độ thay đổi của cấu trúc xã hội;
- Di cư và nhập cư: trong một không gian nhất định.
VD: Những người sống ở những thành phố lớn có tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp cao hơn những người
sống ở khu vực ít dân cư.

MÔI TRƯỜNG
- Ô nhiễm môi trường;
- Xử lý các chất thải;
- Các chất độc và dị nguyên;
VD: Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của những hộ dân sống ven sông

CÁC YẾU TỐ LÝ HOÁ, SINH HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC


- Có sự liên quan đến sự phát sinh, phát triển của bệnh. Có thể kể một số đặc trưng không gian
chung nhất:
 Sinh cảnh của bệnh: bao gồm một vùng địa lý với các điều kiện khí tượng, chất đất, thảm
thực vật, động vật và cư dân sống trong vùng đó, cùng các tính chất của môi trường cần thiết
cho sự xuất hiện và tồn tại của bệnh tại nơi đó.
 Sự khác nhau của từng vùng thường là do: phân bố thực phẩm, nó có tác động quan trọng
nhất. Gây ra tỷ lệ mắc một bệnh nào đó liên quan tới một vùng địa lý nhất định, trên những
nhóm người có kiểu di truyền nhất định (môn địa lý y học).
VD: Tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp cao ở những vùng có khí hậu lạnh như miền
Bắc/vùng đồi núi. Ở những khu vực có khí hậu nóng như miền Nam thì dễ mắc các bệnh liên
quan đến da, say nắng, ảnh hưởng bởi tia bức xạ MT,….

42. Anh (Chị) Đề xuất tên một đề tài. Phân loại theo mối quan hệ giữa các biến số.
“ Nghiên cứu mối quan hệ giữa béo phì và nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường của những bệnh nhân
trên 40 tuổi.”
- Biến số độc lập: Dùng để mô tả hay đo lường các yếu tố được  cho là gây nên (nguyên nhân,
hay gây ảnh  hưởng đến) vấn đề NC. 
- Biến số phụ thuộc: Dùng để mô tả hay đo lường vấn đề NC xuất hiện theo sau BS độc lập
- Biến số gây nhiễu: Là biến số cung cấp một giải thích khác của mối liên hệ giữa biến số độc lập
và biến số phụ thuộc. Chỉ được đặt ra để kiểm soát nhiễu của NC.
- Biến số nền: Là các biến số thể hiện bản chất của đối tượng NC: như tuổi, giới, trình độ giáo
dục, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân, tôn giáo,…cần thiết cho NC.
 Biến số độc lập: béo phì
44

 Biến số phụ thuộc: nguy cơ bệnh ĐTĐ


 Biến số gây nhiễu là kém vận động
 Biến số nền: những bệnh nhân trên 40 tuổi
Nguy cơ Đái tháo đường
Béo phì (BS độc lập) (BS phụ thuộc)

Kém vận động


(BS gây nhiễu)

You might also like